ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 15

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

Đệ tử nối pháp trụ trì Thiền viện Năng Nhân ở Kính Sơn là Thiền sư Tuệ Nhật Uẩn Văn kính dâng.

Tiền Kế Nghị thỉnh Sư giảng chung cho đại chúng, có vị Tăng hỏi:

– Xưa có vị Tăng hỏi Hòa thượng Dương Chi: “Thế nào là Phật?”. Đáp: “Con lừa ba chân khua móng đi”, chẳng hay ý chỉ thế nào?

Sư nói: “Trên trời, dưới đất không dấu vết”. Dắt dẫn rằng: “Chỉ như trước Phật Oai Âm Vương là người nào cưỡi”. Sư nói: “Sau Phật Oai Âm Vương là người nào cưỡi?” Vị Tăng suy nghĩ, Sư liền hét, bèn nói: “Trước Phật Oai Âm Vương con lừa ba chân nhảy, sau Phật Oai Âm Vương, Dương Chi Lão nhân bặt tin tức, đã bặt tin tức lại vì sao lừa ba chân nhảy. Nếu cũng ở đây rõ được, mới biết trước Phật Oai Âm Vương con lừa ba chân quả nhiên nhày. Nếu không rõ được thì Dương Chi Lão nhân cả đời bị khuất phục? Hét một tiếng nói: “Kịp đến ngỏ hiểm”. Lại nói rằng: “Thượng tòa Uẩn Văn ngày nay tay thế Tử Hư đến thỉnh giảng chung cho chúng nghe. Lão Hớn nói: “Nói cái gì liền được” Uẩn Văn nói: “Thỉnh Hòa thượng nêu ra vòng kim cương chùm gai cây dẻ của Dương Chi mà bố thí cho đại chúng”. Lại nói rằng: “Như Trung Quốc Sư Đại Châu Hòa thượng nói pháp, mọi người phần nhiều có nghi, Hòa thượng kia chỉ quậy bùn khuấy nước chứ không nói thẳng lý thiền, xin Hòa thượng lược quyết chân ngụy dứt trừ nghi ngờ cho đại chúng, đây cũng là thỉnh rộng nói ý đàn việt.

Lão Hán đáp: “Ừ! Sở dĩ Đại giác Thế Tôn khi mới ngộ việc này, ở nước Ma-kiệt-đà, trong hai mươi mốt ngày không mở miệng. Phật tự nghĩ “Ta thà không nói pháp, mau nhập vào Niết-bàn, chứ pháp khó tin khó biết rất khó nói”. Lại nghĩ đến năng lực phương tiện Chư Phật quá khứ đã thực hành, rồi sau mới rời cội Bồ-đề đến vườn Lộc uyển, tùy căn khí chúng sanh mà nói Đại tạng giáo. Cuối cùng thâu nhân đạt quả, lại nói: “Ban đầu từ vườn Lộc uyển, cuối cùng đến sông Bạt-đề, giữa hai nơi ấy ta không hề nói một chữ”, chỉ có đây liền là chỗ Dương Chi gọi là vòng kim cương, chùm gai cây dẻ, thật là khó nuốt trôi”. Đến đây, ngay đó gánh vác được mà đại pháp chưa rõ, cũng lại làm sao không được? Xin hỏi các ông! Thế nào gọi là Đại pháp? Vòng Kim cương làm sao suốt? Chùm gai cây dẻ làm sao nuốt? Không thấy Nham Đầu nói: “Nếu đem thật pháp bó buộc người, một cõi còn tiêu không được huống gì mười phương tín thí hay sao? Chư Phật ra đời, Tổ sư Tây Trúc đến, đều chỉ là chứng minh các ông là chủ mà thôi. Nếu có pháp để truyền trao thì tuệ mạng của Chư Phật đâu đến ngày nay. Cho nên Tổ sư nói: “Tâm địa tùy thời nói, Bồ-đề cũng như vậy, sự lý đều không ngại, ngay sanh là không sanh”. Nếu hiểu được bốn câu này thì liền rõ suốt được vòng kim cương, nuốt được chùm gai dẻ, không cần muốn rõ Đại pháp mà đại pháp tự rõ. Cho đến ý chỉ nhân duyên khác nhau của người xưa, tâm tánh nhiệm mầu, đại pháp nếu rõ lúc vừa nêu liền hiểu được, giống như nam châm gặp sắt, nhẹ nhàng xê dịch liền chuyển động, phải nêu một rõ ba, như ( 73) một mắt có hai con ngươi, nhìn là dính Nam động Bắc, khi nêu lên liền rõ, mà nay các vị có vài loại tà thiền, nếu rõ đại pháp, chỉ có tà thiền này là vật thọ dụng của nhà mình, khéo đánh đá lửa cho lóe ánh sáng, một cây gậy, một tiếng hét, chắc chắn không ưa nói tâm nói tánh, chỉ ưa cơ phong tài giỏi nhanh nhẹn, gọi đó là đại cơ đại dụng. Khéo nói tâm, nói tánh, chắc chắn ưa đánh đá lửa cho lóe ánh sáng, một cây gậy, một tiếng hét, chỉ ưa tơ đến sợi đi, gọi đó là miên miên mật mật, cũng gọi là việc dưới gót chân đâu không biết. Ngay cái chỗ không dùng, ngắm nghía cục bùn, xem chỗ dụng của bậc tôn túc tiền bối, rõ đại pháp quay lọc cọc, như Nam Dương Tuệ Trung Quốc Sư Đại Châu Hòa thượng. Chỉ có Dương Văn Công có đủ mắt, khi sửa Truyền Đăng lục, đem Tuệ Trung Quốc Sư Đại Châu Hòa thượng sắp vào sau Mã Tổ và bên phải các vị Tôn túc, đem ngôn cú đã nói rộng vào hết trong đó. Lục tổ về sau lấy lời của Tuệ Trung Quốc Sư rất nhiều làm cửa lớn, nhà lớn khác. Pháp tánh rộng lớn như sóng cuộn khó gần gũi, ngăn pháp khó nói, ông ta thiền đủ các thể, như ba lần gọi thị giả nói thoại, gọi là “nói Lão Bà Thiền khuấy bùn quậy nước chăng?” Một hôm gọi thị giả, thị giả đáp “dạ”, ba lần gọi như vậy ba lần thị giả đáp “dạ”, Sư nói: “Quốc sư ba phen kêu thị giả nào từ cô phụ, thị giả ba lần đáp, thì chỗ nào là chỗ cô phụ” Quốc Sư đáp: “Toan cho là ta phụ ông, ai biết ông phụ ta” Sư nói: “Đất bằng nổi đống xương”. Lại nói: “Trong tòng lâm cho là thoại đầu Quốc sư ba lần gọi thị giả từ đây là có một cái bao gồm, chỉ có Tuyết Đậu thấy suốt xương tủy. Người xưa nói rằng: “Quốc sư ba lần kêu thị giả, điểm liền không đến” Sư nói: “Rõ ràng”, thị giả ba lần đáp, đến tức không điểm, Sư nói: “Lại không thế sao?”, toan cho là ta cô phụ ông, ai hay ông cô phụ ta, lừa Tuyết Đậu không được, Sư nói: “Ai nói?” Lại vẫy đại chúng nói: “Đúng! Không lừa được Tuyết Đậu, dù là như vậy, nhưng Tuyết Đậu cũng không lừa được Diệu Hỷ, Diệu Hỷ cũng không lừa được mọi người, mọi người cũng không lừa được Lộ Trụ”. Huyền Sa nói: “Thị giả lại hội”, Tuyết Đậu nói: “Dừng (ở) lớn trí”. Sư nói: “Hai sắc một mầu” Vân Môn nói: “Thế nào là chỗ Quốc sư cô phụ Thị giả? Hiểu được cũng là không đầu mối” Tuyết Đậu nói: “Xưa nay không hội”. Sư nói: “Tuyết Phong nói xong, Vân Môn lại nói: “Thế nào là chỗ thị giả cô phụ Quốc sư, tan xương cũng nát thịt chưa báo đáp được”. Tuyết Đậu nói: “Không đầu mối, không đầu mối”, Sư nói: “Lỗ châu mai sanh mũi tên”. Pháp Nhãn nói: “Hãy đi đi! Khi khác đến” Tuyết Đậu nói: “Lừa ta không được”. Sư nói: “Lại là Pháp Nhãn hội”, Hưng Hóa nói: “Một người đui dẫn đám mù”. Tuyết Đậu nói: “Mù đầu tiên”. Sư nói: “Lời anh nói xuất phát từ miệng anh”.

Hoằng Giác hỏi vị Tăng: “Cái gì là chỗ thị giả hội?” Vị Tăng nói: “Nếu không hội thì đâu hiểu đáp thế nào?” Hoằng Giác nói: “Ông hiểu được ít”, lại nói: “Nếu ở đây thấy được, liền biết Huyền Sa”. Sư nói: “Tam Hoàng giết người” Thúy Nham Chi nói: “Quốc sư, thị giả đều thiếu hội”. Sư nói: “Vẫn sáng với một số.” Đầu Tử nói: “Ép ngặt người làm gì?” Tuyết Đậu nói: “Gã gốc cây”, Sư nói: “Lý dư liền đến”. Lại nói: “Chỉ có Triệu Châu là ông thầy nhiều miệng, liền được gót chân khiến người nghi” Tăng hỏi: Quốc sư ba lần gọi thị giả, ý chỉ thế nào?’ Triệu Châu đáp: “Như người viết chữ trong tối, chữ tuy không thành, mà lối văn đã bày”. Tuyết Đậu liền hét. Sư nói: “Hãy nói! Ngăn một tiếng hét trên phần Quốc sư, thị giả, hay ở trên phần Triệu Châu”, ngay sau đó hét một tiếng, lại nói: “Nếu không phải mạng căn năm sắc của ông đứt thì làm sao thấu suốt được lỗi này?” Tuyết Đậu nói: “Nếu có người hỏi Tuyết Đậu, Tuyết Đậu liền đánh”. Muốn mọi người xem xét, Sư nói: “Có tật giật mình” Tuyết Đậu lại có một bài tụng rằng: “thầy trò hội ngộ ý chẳng khinh”. Sư nói: “Lời này có hai cửa, không sự tướng toan đi trong cỏ”. Sư nói: “Người Phổ Châu rước giặc, chớ hỏi phụ ông hay phụ chúng ta”. Sư nói: “Hãy đợi lạnh đến, mặt cho thiên hạ nơm nớp tranh đầu” Sư nói: “Tức nay thôi đi, lại thôi đi, nếu tìm rõ thời, không rõ thời”. Lại nói: “Ông muốn cầu Huyền Sa giải hội, chỉ cần lý giải thoại đầu “Quốc sư ba lần kêu thị giả”, trong đấy là chỗ Quốc sư cô phụ thị giả, trong đấy là chỗ thị giả cô phụ Quốc sư, có gì quan hệ, ngỗng đầu đàn chọn sữa, loài vịt chẳng thể được, cái này lại là trên việc Quốc sư dùng đao kiếm, lại vì có những người này lại riêng có được.

Một hôm có người hỏi Tử Lân Cung Phụng: “Từ chỗ nào đến?” Phụng đáp: “Từ thành Nam đến”.

Quốc sư nói: “Thành Nam cỏ mầu gì?” Phụng đáp: “Cỏ mầu vàng”.

Quốc sư bèn hỏi Đông tử: “Thành Nam cỏ mầu gì?” Đồng tử thưa: “Cỏ mầu vàng”.

Quốc sư nói: “Chỉ có Đồng tử này có thể trước rèm cho dây thao để bàn luận huyền diệu với vua. Quốc sư nói Lão Bà Thiền khuấy bùn quậy nước được chăng? Lại chỉ những người này riêng có được.

Một hôm, vua Túc Tông thỉnh xem hát. Quốc sư nói: “Đàn việt có tâm thỉnh xem hát”. Thiền sư Pháp Vân Viên Thông nói: “Hãy nói! Quốc sư chỗ nào đến? Diệu Hỷ xin hỏi các: vị hãy nói Viên Thông Thiền sư từ chỗ nào đến? Ở đây thấy được, ba ông cách nhau không xa”. Vua Túc Tông lại hỏi: “Thế nào là mười thân Điều Ngự? Quốc sư vội nói với vua: “Đàn việt đạp trên đảnh Tỳ-lô mà đi”, lại hỏi: “Thế nào là mười thân Điều ngự? Các người muốn thấy Quốc sư Tuệ Trung chăng? Chỉ ở trong con ngươi của ông, mở mắt cũng sai, nhắm mắt cũng sai, đã ở trong con ngươi vì sao lại sai? Diệu Hỷ nói thế nào, cũng sai lầm chẳng ít. Ông lại xem ông ta có thoại “hữu tình nói pháp”, Lão Hán bình thường không hề nói, nay đã không biết tốt xấu, không tránh khẩu nghiệp, hết lòng hăng hái vì các người, rửa sự khuất phục cho người khác, vả lại không được làm sự hiểu nghĩa lý”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là tâm của Phật xưa?” Quốc sư đáp: Là tường, vách, ngói, đá.

Sư nói: “Thế nào là đáp thoại? Nếu Diệu Hỷ mở đường, tâm không bặt, mạng căn không dứt, đại pháp không rõ, chắc chắn không dám như vậy.

Tứ Lăng Tháp một cái đánh, một tiếng hét, một lần xô, một lần đẩy, (7) đá nháng lửa, điện chớp sáng lại dễ, đây thường nói thoại lại khó vào. Trước nói là nhà to cửa lớn, tánh giác như sóng cuộn, mạng căn dứt mối có thể như vậy. Vị Tăng hỏi: “Tường vách ngói đá đâu không phải vô tình?” Quốc sư đáp:

  • Phải.
  • Vậy vô tình lại hiểu lời nói pháp chăng?
  • Thường nói rõ ràng, nói không đứt quãng.
  • Vì sao con lại không nghe?
  • Ông tự không nghe, không thể ngăn người khác nghe.
  • Con chưa rõ người nào được nghe?
  • Các Thánh được nghe.
  • Hòa thượng có nghe chăng?
  • Ta không nghe.
  • Hòa thượng đã không nghe, thì đâu biết được vô tình có thể hiểu nói pháp?
  • Nhờ ta không nghe, nếu ta nghe thì ta đồng với các vị Thánh, ông liền không nghe ta nói pháp.
  • Thế thì chúng sanh không có phần.
  • Ta nói với chúng sanh, không nói với các vị Thánh.
  • Chúng sanh sau khi nghe thì thế nào?
  • Thì chẳng phải chúng sanh.

Sư nói: Kỳ lạ thay! Ông nhìn người khác xoay lọc cọc mà không vướng mắc một góc, thì không phụ người khác hỏi. “Nhờ ta không nghe, nếu ta nghe thì ta đồng với các vị Thánh, ông liền nghe ta nói pháp”, ông có gọi là không nên thân chăng? Chẳng phải đã được tâm tủy của Chư Phật, chư Tổ thì làm sao chuyển, ông chớ cho là không được mất, cái này là có được mất trong không được mất, không được mất trong có được mất, gọi là vào bùn vào nước, cưỡi ngựa giặc đuổi quân giặc, mượn áo bà già lạy bà già có khó gì. Tăng lại hỏi:

  • Phát tâm xuất gia vốn nghĩ là cầu thành Phật, chẳng hay dụng tâm thế nào liền được thành Phật?

Quốc sư đáp: Không có tâm để dụng liền được thành Phật.

Sư nói: “Vị Tăng này khó tha, giống như chuột ăn gạo, gã này dai ghê”, lại xô gã Tăng dai này dừng lại.

Tăng lại hỏi: Không có tâm để dụng thì ai thành Phật?

Quốc sư đáp: Không Tâm tự thành Phật, thành Phật cũng không có tâm.

  • Phật có công đức lớn không thể nghĩ bàn, vì độ được chúng sanh, nếu cũng không có tâm, thì ai độ chúng sanh?
  • Không có tâm là chân độ sanh. Nếu thấy có chúng sanh đáng độ tức là có tâm, rõ ràng là sanh diệt.
  • Nay đã không có tâm, bậc Năng nhân xuất thế nói rất nhiều giáo pháp đâu thể là lời luống dối?
  • Phật nói giáo pháp cũng không có tâm.
  • Nói pháp không có tâm, lẽ ra là không nói?
  • Nói tức là không, không tức là nói.
  • Nói pháp không có tâm, tạo nghiệp có tâm hay chăng?
  • Không tâm tức không nghiệp, nay đã có nghiệp tâm liền sanh diệt, đâu được gọi là vô tâm.
  • Không tâm liền thành Phật, nay Hòa thượng thành Phật chưa?
  • Tâm còn tự không, ai nói thành Phật? Nếu có Phật để thành lại là có tâm. Có tâm tức hữu lậu, chỗ nào được không tâm.
  • Đã không có Phật để thành, Hòa thượng được dụng của Phật hay chưa?
  • Tâm còn tự không, dụng từ đâu có?
  • Rõ ràng đều không, chẳng rơi vào đoạn kiến hay chăng?
  • Xưa nay không kiến, ai nói là đoạn?
  • Xưa nay không kiến, chẳng rơi vào không chăng?
  • Chẳng có không đáng ưa thích.
  • Có cái đáng ưa thích chăng?
  • Không đã chẳng có, đọa lạc từ đâu mà lập?
  • Năng sở đều không, bỗng có người cầm dao đến lấy mạng, đây là có hay không?
  • Là không.
  • Có đau chăng?
  • Đau cũng không.
  • Đau đã không, khi chết rồi sanh về đường nào?
  • Không chết, không sanh cũng không có đường.
  • Đã được vô vật tự tại, đói lạnh ép ngặt, thì dụng tâm thế nào?
  • Đói ăn cơm, lạnh mặc áo.
  • Biết đói biết lạnh, lẽ ra là có tâm?
  • Ta hỏi ông có tâm, tâm hình thể ra sao?

Vị Tăng chần chừ rất lâu, tìm hình thể của tâm bằng đói, lạnh, thì không thể được. Bèn thật thà thưa rằng:

  • Tâm không có hình thể.
  • Ông đã biết không có hình thể, tức là xưa nay không có tâm, sao lại nói là có?
  • Vị Tăng thưa: Trong núi gặp con sói, dụng tâm gì?

Quốc sư nói: Thấy như không thấy, đến như không đến, kia tức là không tâm, ác thú không thể hại.

  • Vắng lặng vô sự, riêng thoát không tâm, gọi là vật gì?
  • Gọi là Đại sĩ Kim cương.

Sư hét một tiếng, nói: “Người tốt không chịu làm lại, muốn làm con giòi nằm trong phân”.

Tăng lại hỏi: Kim Cương Đại sĩ, có hình thể gì?

Quốc sư đáp: Vốn không có hình đoạn.

Sư nói: Sao không nói sớm?

Tăng thưa: Đã không có hình thể gọi vật gì là Kim Cương Đại sĩ?

Quốc sư đáp: Gọi cái không hình đoạn là Kim Cương Đại sĩ.

  • Kim Cương Đại sĩ có công đức gì?
  • Một niệm tương ưng với Kim Cương, có công năng diệt tội nặng sanh tử Hằng hà sa kiếp, được thấy Hằng hà sa Chư Phật. Công đức của Kim Cương Đại sĩ kia nhiều vô lượng miệng chẳng thể nói hết được, chẳng phải ý nêu bày được, dù cho sống ở đời Hằng hà sa kiếp nói cũng không hết.

Vị Tăng này ngay đó đại ngộ, như người nằm mộng chợt thức giấc, như hoa sen nở. Giống như đây là vòng Kim cương, chùm gai dẻ, ông nếu nuốt không được, thấu suốt không được, không thấy được chỗ đi lại của người xưa, thì chắc chắn sẽ khởi sự phỉ báng, thấu suốt được trong đây mới làm được con thuyền lớn, không vướng bờ này, không dính bờ kia, không kẹt giữa dòng. Thiện tri thức ngay đó được công sức cỡ ấy, vào được hang ổ cỡ ấy mới được làm thầy người. Nếu không đủ rất nhiều tai mắt khác nhau, như viện đường tâm tánh biểu có được chỗ vào, thì chắc chắn không thích đá nháng lửa, ánh chớp, lại ưa nói thoại cỡ đó, lại ưa hiểu lầm thật pháp. Như trên một cơ, một cảnh, một gậy, một tiếng hét mà được chỗ vào, thì chắc chắn không ưa nói thoại cỡ này lại là hiểu lầm rồi. Thật là đã gọi “chỗ thấy không đồng, lẫn nhau có được mất”, như trong kinh giáo nói: “Bồ-tát thấy nước như cam lồ, các vị trời thấy nước là lưu ly, phàm phu thấy nước là nước, ngạ quỷ thấy nước như máu mủ.”

(7) Hoặc có vị Tăng ái cao thiền thấp bước, ra nói: “Diệu Hỷ có cái thấy như vậy ư?” Diệu Hỷ liền nói với vị ấy: “Gặp người nhưng nêu thế nào? Cho nên xếp vào trong Chánh pháp nhãn tạng”.

Có vị Tăng hỏi Quốc sư: người xưa nói: “Trúc biếc xanh xanh đều là pháp thân, hoa vàng rực rỡ đều là Bát-nhã”, có người không chấp nhận nói là tà thuyết, cũng có người tin nói là không thể nghĩ bàn, chẳng hay thế nào?

Quốc sư đáp: “Đây là cảnh giới của Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Vănthù; Hạng phàm phu, Tiểu thừa chẳng thể tin nhận được, đều hợp với ý kinh Đại thừa liễu nghĩa, cho nên kinh Hoa Nghiêm dạy: “Thân Phật đầy khắp pháp giới, khắp hiện trước tất cả chúng sanh, tùy duyên cảm ứng đều cùng khắp”, mà thường chỗ tòa Bồ-đề nầy. Trúc biếc đã không ra ngoài pháp giới, đâu chẳng phải pháp thân ư? Lại kinh Bát-nhã dạy: “Sắc vô biên cho nên Bát-nhã cũng vô biên”. Hoa vàng đã không ngoài sắc thì đâu chẳng là Bát-nhã ư? Nói một cách sâu xa thì nếu không xét nét rất khó sắp xếp ý.

Lại Tọa chủ Hoa Nghiêm hỏi Hòa thượng Đại Châu: “Vì sao Thiền sư không chấp nhận” trúc biếc xanh xanh đều là pháp thân, hoa vàng rực rỡ đều là Bát-nhã”?

Đại Châu đáp: Pháp thân không hình tướng, ứng với trúc biếc để thành hình, Bát-nhã vô tri, đối hoa vàng mà bày tướng. Chẳng phải do hoa vàng, trúc biếc kia mà có Bát-nhã, pháp thân. Cho nên kinh nói: “Pháp thân chân thật của Phật dụ như hư không, ứng vật hiện hình như trăng đáy nước”, nếu hoa vàng là Bát-nhã thì Bát-nhã đồng với vô tình. Nếu trúc biếc là pháp thân thì trúc biếc lại có thể ứng dụng, Tọa chủ hiểu chăng?

Tọa chủ thưa: Chẳng rõ ý này.

Đại Châu nói: Nếu người thấy tánh, nói phải cũng được, nói không phải cũng được, tùy dụng mà nói không mắc kẹt trong phải quấy. Nếu người không thấy tánh, nói trúc biếc thì dính mắc nơi trúc biếc, nói hoa vàng thì chấp vào hoa vàng, nói pháp thân thì dính mắc nơi pháp thân, nói Bát-nhã không biết Bát-nhã, cho nên đều thành tranh luận.

Sư nói: Quốc sư chủ trướng “trúc biếc xanh xanh đều là pháp thân”, là thẳng chủ trương đến cùng. Đại Châu phá “trúc biếc xanh xanh chẳng phải pháp thân” là thẳng phá đến cùng. Lão Hán đem một chủ trương đến cùng và một cái phá đến cùng thâu lại thành một chỗ lại càng không có niêm đề, không dám động một sợi lông người khác. Muốn ông, và người học phải có con mắt, thấu suốt vòng Kim cương của Quốc sư, lại nuốt trôi chùm gai dẻ của Đại Châu. Người có con mắt hiểu ra được, người không có con mắt chưa hẳn là không cười.

Tông Cảo tuy lúc tham (kiến) bị Hòa thượng Viên Ngộ đánh vào lỗ mũi, ban đầu cho ta đặt lỗ mũi, lại được Hòa thượng Trạm Đường chỉ là vì người thì hạ đao nhẹ nhàng, nếu nói bịnh thiền thì không người qua được, thường suy nghĩ trong kinh giáo có đoạn nhân duyên.

Ương-quật-ma-la phải có một ngàn đầu ngón tay người làm vòng hoa rồi mới được lên ngôi vua. Đã được chín trăm chín mươi chín ngón, chỉ thiếu một ngón nữa, anh ta muốn chặt ngón tay mẹ cho đủ số. Phật biết Ương-quật nhân duyên đã thuần thục cho nên đến giáo hóa. Lúc Ương-quật vừa khởi ý muốn xuống dao chặt lấy ngón tay mẹ, bỗng nghe tiếng gậy rung, bèn không chặt tay mẹ, mà ra hỏi xin Phật một ngón tay rằng: “Đã có Cù-đàm ở đây, xin cho ta một ngón tay để đầy đủ mong cầu của ta”. Ương-quật giơ dao lên, Thế tôn liền kéo ra đi. Đức Thế tôn đi chầm chậm, Ương-quật chạy mau vẫn không kịp, bèn lớn tiếng kêu rằng: “Dừng lại, dừng lại”. Đức Thế tôn đáp: “Ta dừng lại đã lâu chỉ có ngươi không dừng lại” Ương-quật bỗng nhiên cảm ngộ, lễ Phật xin xuất gia. Phật lại dạy ôm bát đến nhà một Trưởng giả, ngay lúc đó vợ Trưởng giả đang bị nạn sanh khó, Trưởng giả nói: “Đệ tử Cù-đàm! Ông là bậc chí Thánh, có cách gì cứu được sản nạn hay chăng?”

Ương-quật đáp: “Tôi mới vào đạo, chưa biết cách cứu giúp này, đợi tôi về hỏi Thế tôn sẽ đến báo cho ông”. Ương-quật trở về thưa đủ mọi việc lên Đức Phật, Phật dạy rằng: “Ông mau đi đến bảo rằng: “Ta từ khi theo pháp Thánh Hiền đến nay không hề sát sanh”, Ương-quật liền vâng lời Phật dạy, đến nhà kia nói đúng như vậy. Vợ Trưởng giả nghe được câu nói đó liền sanh con dễ dàng.

Sư nói: Trong đây là sai đánh, sai hét, lật ngược giường thiền, dẫn kinh giáo, nói lý sự, đập đá nháng lửa, nửa đêm bắt gà có được chăng? Nhân đó thưa hỏi Hòa thượng Trạm Đường vừa nêu thoại đầu này, Trạm Đường nói: “Ông gãi đúng chỗ ngứa của ta. Thoại đầu này là pháp phân vàng, không hội thì như vàng, hội được thì như phân”. Lão Hán nói: “Đâu không có phương tiện?” Trạm Đường nói: “Ta có một cách, chỉ là ông nạo đất mà không hiểu”. Lão Hán thưa:

  • Mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.
  • Ương-quật nói là “Ta mới vào đạo chưa biết pháp này đợi hỏi Thế Tôn” mà chưa đến chỗ Phật, nhà người ta lúc đó sanh con rồi thì sao? Lúc Ương-quật đem lời “Ta từ lúc theo pháp Thánh hiền đến nay không hề sát sanh” chưa đến nhà mà nhà họ đã sanh con rồi thì sao?

Lão Hán ngay lúc đó không hiểu được đạo lý, sau nhân ở Hổ Khâu xem kinh Hoa Nghiêm, đến chỗ “Bồ-tát lên địa thứ bảy, chứng Vô sanh nhẫn, nói rằng: “Phật tử” Bồ-tát thành tựu nhẫn này, tức thời được lên ngôi vị Bất động thứ tám, thực hành sâu xa hạnh Bồ-tát, khó có thể biết không khác nhau, lìa tất cả tướng, tất cả tưởng, tất cả chấp trước, vô lượng vô biên tất cả Thanh văn, Bích-Chi-Phật đều không bằng. Lìa các ồn ào, vắng lặng, hiện tiền dụ như Tỳ-kheo có đầy đủ thần thông, được tâm tự tại, thứ lớp cho đến vào định – Diệt – tận, tất cả động tâm, nhớ tưởng, phân biệt đều dứt hẳn, Bồ-tát Ma-ha-tát nầy cũng giống như thế, trụ ngôi vị Bất động liền bỏ tất cả hạnh dụng công, được thân, khẩu, ý

nghiệp của pháp thân vô công dụng, suy nghĩ đều dứt, trụ nơi báo hạnh. Thí như có người trong mơ thấy thân mình rớt xuống dòng sông lớn, vì muốn qua cho nên phát tâm mạnh mẽ, thực hành phương tiện rộng lớn, vì mạnh mẽ, phương tiện lớn nên liền thức giấc. Thức giấc rồi thì mọi việc làm đều dứt. Bồ-tát cũng như vậy, thấy chúng sanh ở trong bốn dòng (sanh, già, bịnh, chết) vì muốn cứu độ nên khởi đại tinh tấn, phát đại tâm mạnh mẽ, nhờ tinh tấn mạnh mẽ cho nên đến được ngôi vị Bất động, đã đến đây thì tất cả công dụng đều dứt, hai hạnh tướng và hành đều không hiện tiền. Bồ-tát Ma-ha-tát nầy, tâm Bồ-tát, tâm Phật, tâm Bồ-đề, tâm Niết-bàn còn không hiện khởi, huống gì khởi tâm thế gian”. Đến đây đánh mất túi vải, Trạm Đường nói phương tiện cho tôi nghe. Bỗng nhiên hiện tiền rõ biết Thiện tri thức chân thật không dối mình, thật là cái vòng Kim cương, phải rõ tạng thức mới thấu suốt.

Lại có bậc Tôn túc là Hòa thượng Lạc Phổ từ lâu làm thỉ giả ngài Lâm Tế, Lâm Tế thường khen ngợi gọi Lạc Phổ là một mũi tên trong môn hạ Lâm Tế, bèn xem thường người, du lịch xong thẳng đến Trác am trên đảnh Giáp Sơn ở nhiều năm. Giáp Sơn biết bèn thảo thơ sai vị Tăng mang đến, Lạc Phổ nhận thơ liền ngồi xuống, lại giơ tay đòi, vị Tăng đó không đáp được, Lạc Phổ liền đánh và nói: “Trở về nêu giống như vậy với Hòa thượng” Tăng trở về làm giống như vậy để thưa với Giáp Sơn, Giáp Sơn nói: “Vị Tăng này xem thơ thì trong ba ngày sẽ đến, nếu không xem thơ, thì người này không cứu được”.

Sư nói: “Người xưa gọi là cứu vớt người”, chẳng biết trong thơ có lời dư thừa gì mà Lạc Phổ nuốt lưỡi câu của Giáp Sơn”.

Lạc Phổ quả nhiên trong ba ngày đến, Giáp Sơn dự sai người rình lúc Lạc Phổ ra khỏi am liền đốt am.

Sư nói: “Chỉ có đây là vòng Kim cương”. Lạc Phổ không thèm đoái hoài đến am. Sư nói: “Thành Phật thành Tổ phải là người như thế”.

Lạc Phổ đi thẳng đến phương trượng của Giáp Sơn, không lễ bái mà đứng khoanh tay, Giáp Sơn nói: “Gà ở trong ổ phụng chẳng đồng loại kia, đi ra. Lạc Phổ nói: “Từ xa mới đến, xin thầy tiếp một phen. Giáp Sơn nói: “Trước mắt không Xà-lê, trong đây không Lão Tăng”. Lạc Phổ liền hét, Giáp Sơn nói: “Thường thường lại chớ có qua loa vội vàng. Mây trắng là đồng, núi khe đều khác, cắt đầu lưỡi của người trong thiên hạ tức chẳng phải là không. Xà-lê sao lại dạy người không có lưỡi mà hiểu lời?

Sư nói: “Lạc Phổ lại cúi đầu suy nghĩ mà không hiểu một lời nói thật này, bị Giáp Sơn nhằm ngay xương sống mà đánh, xỏ lỗ mũi, bèn được nối nghiệp Giáp Sơn, về sau dạy chúng nói rằng: “Một câu rốt sau mới đến cửa bền chắc, nắm đoạn yếu luật không chung cho phàm Thánh, phải biết người thượng lưu không dùng kiến giải của Phật tổ dán trên trán, như con rùa đội hình vẽ, tự nhận gốc tan thân”. Sư nói: “Người khác ngộ về sau liền hiểu một lời chân thật của ông ta nói. “Mấy thứ thuốc này bất luận là đại pháp của tông Vân Môn, tông Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn hay Quy Ngưỡng, nếu không rõ cha con, thầy trò, và tông chỉ của mỗi tông, chỉ lo hiểu tông chỉ, có nóng bức vẫn không vội, Lão Hán lúc ở trong chúng thường thưa hỏi một vị Tôn túc về việc. “Trong thiền môn nói không có lời nói trong lời nói, có lời nói trong không có lời nói” Tôn túc dẫn chứng cho ta rằng: “Không lời nói trong có lời nói là trên đường gặp rắn chết chớ giết, dùng giỏ không đáy đựng đem về. Gọi đây là không lời nói trong có lời nói. Lại gọi là có lời nói trong không lời nói, như thế nào là không lời nói? Là trên đường gặp rắn chết chớ giết, thế nào là có lời nói trong không lời nói? Là dùng giỏ không đáy đựng đem về. Chỉ một câu này liền là hai nghĩa. Trên đường gặp rắn chết chớ giết là có lời nói trong không có lời nói. Dùng giỏ không đáy đựng đem về là không có lời nói trong có lời nói. Đã là rắn chết lại không cần giết. Lại nói: “Thế nào là trong đồng có khác?” Cò trắng và tuyết chẳng đồng mầu. “Thế nào là trong khác có đồng?” Trăng sáng, bông lau không như cái khác. Lúc ta nói lời như thế này, ông liền hội được rồi, lại giúp được việc gì? Giống như đây khỏi cần học Đại pháp, rõ sau khi khi nêu một mảy may ngay đó liền hội được. Giống như nhân duyên của Ương-quật-ma-la và phương tiện của Trạm Đường. “Ta mới vào đạo cũng khiến không chấp, Phật có thần thông cũng khiến không chấp, đã khiến không chấp thì nhân gì mà sanh ra trẻ con? Nếu ở đây thấy được thì Phật Thích-ca tức là Ương-quật-mala, Ương-quật-ma-la tức là Phật Thích-ca. Nếu không hội thì Thích-ca là Thích-ca, Ương-quật tự là Ương-quật, không liên hệ gì đến việc nhà người sản nạn”. Bèn chắp tay nói: “Tức đem Bát-nhã đã nêu trước nay, một câu một lời khế hợp với công đức của Phật Tổ, xin được bàn tính. Tiền Công Diên người thất An họ Lữ, cúi mong dẫu chết đây sanh kia cũng thường làm người thân của Bát-nhã. Bỏ thân thọ thân hằng làm quyến thuộc Bồ-đề. Gọi đại chúng nói rằng: Có bỏ hết chăng? Nếu muốn ngay đó liền thôi đi, chớ nhớ lời ta nói hôm nay”. Liền hét một tiếng rồi xuống tòa.

Truyền am chủ thỉnh nói rộng. Sư nói: Am chủ truyền vào nhà

lên chùa, đến nay lập bày cúng dường bèn thỉnh Vân Môn vì chúng nói rộng”. Lại nói: “Nói cái gì thì được? Nếu là toàn thắng quân địch, đồng chết sống, đang lúc xét nâng lên cạnh, ngang đến, dọc đi, cong gốc, lầm mắt kết góc xoắn ốc, ở trong phần mỗi người chính là một đứa bé, thì việc nhà kịch không nhọc gì nêu ra, đã không chấp nhận thế nào, lại nhiều năm nhiều tháng đều mới mở bày gan ruột, xin ghi nhớ lấy lời thoại xưa của Vân Môn.

Nhị Tổ hỏi Đạt-ma rằng: “Đệ tử tâm chưa an, xin thầy an tâm cho con”. Đạt-ma nói: “Đem tâm đến ta an cho” Nhị tổ giây lâu sau nói: “Trong, ngoài, chặng giữa tìm tâm không được”. Đạt-ma nói: “Ta đã an tâm cho ông rồi” Nhị tổ ngay đó liền tỉnh ngộ.

Lại, Tam tổ hỏi Nhị tổ: Thân con thường bị bệnh, xin nhờ thầy sám hối.

Nhị tổ nói: Đem tội đến ta sám hối cho.

Tam tổ giây lâu mới nói: Trong, ngoài, chặng giữa tìm tội không thật có.

Nhị tổ nói: Ta đã sám hối cho ông rồi.

Tam tổ ngay đó liền tỉnh ngộ.

Hai cách nói này chốn tòng lâm nêu tụng nhiều như mè như lúa, người hiểu lầm nếp như đậu. Nếu không khởi tâm tánh để hiểu, liền khởi hiểu huyền diệu. Nếu không khởi hiểu huyền diệu, liền khởi lý sự để hiểu. Không khởi lý sự để hiểu, liền thẳng đoạn để hiểu. Không khởi thẳng đoạn để hiểu, liền khởi đặc biệt để hiểu, không khởi đặc biệt để hiểu, liền ở chỗ đá nháng lửa để hiểu. Không ở chỗ đá nháng lửa để hiểu, liền lật lên trong giáp vô sự, không lật lên trong giáp vô sự, liền gọi là hai công án của người xưa. Dưới ba cây rui, trước đơn bảy thước, nhắm mắt mở mắt, ngồi trong hang quỷ dưới núi đen, suy nghĩ tính toán, nếu khởi một chùm lý lẽ rối rắm đó mà muốn rõ việc nầy thì rất giống Trịnh Châu ra khỏi cửa Tào.

Lại không thích giao thiệp đã không chấp nhận như thế thì làm sao hiểu lý. Vân Môn đã là da mặt dày ba tấc nói ra rõ ràng cho các vị, thứ nhất không được hiểu lầm lời ta. Tổ Đạt-ma từ Tây thiên đến đem được ấn không văn tự, trực tiếp đối với Nhị tổ một ấn ấn phá. Nhị Tổ được ấn này không dời đổi một đầu sợi lông, đem ấn phá trực tiếp cho Tam tổ. Về sau một người truyền thì dối mà muôn người truyền thì thật, thay nhau trao ấn, cho đến Mã Tổ ở Giang Tây, Mã Tổ được ấn này từ Hòa thượng Nam Nhạc, liền nói: “Từ loạn Hồ về sau ba mươi năm không hề thiếu tương muối”. Sư hét một tiếng, nói: “Ấn văn sanh”.

Thiền sư Bá Trượng Đại Trí được ấn nầy ở nơi Mã Tổ, lật thân con chồn năm trăm năm đời trước ở trong hang, đầu ra đầu vào, thẳng đến ngày nay không chịu quay đầu lại. Hòa thượng Hoàng Bá được ấn đây từ Bách Trượng, liền nói: “Các ông đều là một loại bã rượu, làm sao hành cước, chỗ nào có ngày nay? Lại biết nước Đại Đường không có Thiền sư chăng? Hòa thượng Lâm Tế được ấn này từ ngài Hoàng Bá, liền hiểu đến chỗ làm giặc, cho đến ngày nay liên lụy đến con cháu. Hòa thượng Hưng Hóa được ấn nầy từ ngài Lâm Tế, liền hiểu hướng về chỗ Vân Cư, mượn một câu hỏi để làm bóng cỏ. Hòa thượng Nam Viện được ấn này từ ngài Hưng Hóa, thẳng được cục thịt đỏ trên vách đứng cao ngàn nhận.

Có vị Tăng hỏi: “Sửa lại chùa xưa thì làm sao?” – Rõ nhà ngói gánh mái hiên.

  • Thế nào trang nghiêm đầy đủ?
  • Cắt cỏ đứt đầu rắn.

Hòa thượng Phong Nguyệt được ấn này từ ngài Nam Viện thì nói: “Hễ tham học nhãn mục, phải có đại dụng hiện tiền, chớ tự câu nệ nơi việc nhỏ nhặt, nếu nói trước đâu được, vẫn là kẹt ở vỏ, mê ở lớp ngoài, dẫu ngay câu nói tinh thông cũng chưa khỏi chạm bùn thấy loạn. Các vị trước nên học hiểu hai đường mê, ngộ. Như ngày nay vì các ông mà một lúc quét sạch, mỗi người phải như sư tử con thở hơi dài rống lên một tiếng cao như vách đứng cao ngàn nhận, ai dám nhìn thẳng, nhìn thì mù lòa mắt lớn”. Có người hỏi: “Nói, nín cách bước nhỏ, làm sao không phạm?” Đáp rằng: “Mãi nhớ Giang nam trong ba tháng, nơi chim ngói kêu trăm hoa hương”. Hòa thượng Thủ Sơn được ấn này từ ngài Phong Nguyệt liền đưa cây trúc bề lên hỏi người học rằng: “Kêu là trúc bề thì xúc chạm, không kêu là trúc bề thì sai”. Có người hỏi: “Thế nào là Phật?”, thì đáp: “Cô dâu mới cưỡi lừa nhà ai dắt?”. Hòa thượng Phần Dương được ấn này từ ngài Thủ Sơn thì nói:”Dưới cửa Phần Dương có sư tử Tây Hà ngồi án trước cửa, hễ có người đến liền căn cho chết thì làm cách gì để vào được cửa Phần Dương, gặp được người Phần Dương?” Hòa thượng Từ Minh được ấn này, từ ngài Phần Dương, bẻ kiếm báu Kim cương vương của Lâm Tế làm hai, chỉ dùng để thả nhợ buông câu.

Hòa thượng Dương Kỳ được ấn này từ ngài Từ Minh lần hướng đến chỗ lửa không khói, bờ ruộng bị lập bít đầu bờ.

Hòa thượng Bạch Vân được ấn này từ ngài Dương Kỳ liền hướng đến chỗ đông thêm một số người, chỗ ít bớt người.

Hòa thượng Ngũ Tổ được ấn này từ ngài Bạch Vân, kẻ vác bản bán tiện, trăm ngàn năm của cải vẫn còn lưu lại, thân không chỗ hỗn loạn.

Lão Sư Viên Ngộ được ấn này từ Ngũ Tổ, đem ba trăm sáu mươi khớp xương, tám muôn bốn ngàn lỗ chân lông cùng một lúc ném vào lòng mọi người. Lão Sư bỗng rút cây tích trượng vẽ trước mặt một đường nói rằng: “Không được quá ranh giới này”.

Lại đứng dậy nói tiếp:

“Một đội (binh), này không “rên rỉ Lão Hán, tánh mạng đều ở trong tay Vân Môn. Hôm nay ở trước chúng đem ấn này vì các vị mà đập vỡ, muốn cho con cháu đời sau đều có sự sinh nhai, khỏi cùng nhau ngu độn tiếp nhận tiếng vang luống dối, bèn đập một cái nói rằng:

“Cái ấn trăm món lộn xộn rồi”.

Lại nói: “Một đội Lão hán này chỗ nào mà an cư lập mạng, lại thấy cái gì”.

Hồi lâu lại nói: “Lông mày đều rụng hết”.

Xoay lại nhìn bên cạnh cười không thôi. Lại đánh một cái, hét một tiếng.

***

Lưu Thị Lang chép kinh Hoa Nghiêm cúng dường Sư, thường thỉnh nói rộng.

Vị Tăng hỏi: “Ném cõi Đại thiên để ở phương khác, thâu núi Tudi vào trong hột cải, phân tích việc đó như thế nào?”

Sư đáp: “Không có lượng lớn để rõ ràng việc đó”. Vị Tăng lại hỏi: “Vì sao bị người học đạp dưới chân?” Sư hỏi: Ông thấy đạo lý gì?

Liền cho phép hả miệng lớn, vị Tăng liền hét.

Sư nói: Tiếng hét chưa có chủ tể.

Tăng nói: Phải biết năm mươi ba vị Thiện tri thức đến đây nắm bắt cũng không được.

Sư nói: Ông phân tích việc đó làm gì? Tăng nói: Ngày nay gặp mạnh thì yếu Sư nói: Vì sao lễ bái?

Vị Tăng liền lễ bái.

Sư nói: Chỗ mà năm mươi ba vị thiện tri thức không nắm bắt được tức là việc làm thường ngày của mọi người. Chỗ mà mọi người không nắm bắt được tức là việc làm thường ngày của năm mươi ba vị thiện tri thức. Việc làm thường ngày của mọi người, năm mươi ba vị thiện tri thức chắc chắn không nắm bắt được. Việc làm thường ngày của năm mươi ba vị Thiện tri thức mọi người chắc chắn không nắm bắt được. Vì thế nói rằng các pháp không có tác dụng, cũng không có thể tánh, do đó tất cả pháp mỗi pháp đều không biết nhau. Cũng như đống lửa lớn đồng một lúc phát cháy, mỗi mỗi đều không biết nhau. Các pháp cũng giống như vậy, liền đi đến đâu? Đem Đại thiên để ở phương khác, thâu núi Tu-di vào trong hột cải, há là phương khác! Tuy như vậy, lần thứ nhất không được đến môn hạ của Tổ sư, nếu đến môn hạ của Tổ sư thì nhất định đánh gãy lưng con lừa của ông, gõ cây phất trần trên giường thiền một cái, nói:

Trữ Sơn cư sĩ Lưu Công chép kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm cúng dường cho Đại nhân Diệu Hỷ thọ trì, thường đem vàng cung cấp đầy đủ để bày tỏ sám hối. Diệu Hỷ ngày nay lên cây khúc lục, vì cư sĩ mà phát dương, cốt yếu cho mọi người biết là có. Đức Phật dạy: Chúng sanh trong tất cả thế giới, ít có người mong cầu Thanh văn thừa, cầu Duyên giác thừa càng ít, người hướng đến Đại thừa rất khó gặp. Người hướng đến Đại thừa mà tin được pháp này lại càng khó có gấp bội. Nay có người tin pháp nầy, tay chép kinh này, mực đen, giấy trắng, gọi gì là pháp này. Pháp này phải phát dương như thế nào, sao ngày nay có người tin pháp này?

Nêu cư sĩ Trữ Sơn để chứng minh. Nếu chứng minh được thì công đức của cư sĩ không thể tính kể, nếu chứng minh không được thì ngài Diệu Hỷ thừa lúc thuận tiện xuống núi vì các vị nói hình bóng này. Ngài Cù-đàm lúc mới thành Chánh giác ở Đạo tràng Bồ-đề chốn A-lan-nhã nước Ma-kiệt-đề, trong một trần phá một trần nầy, giảng nói cảnh giới rộng lớn của Đức Như lai, âm thanh nhiệm mầu thông suốt rất xa không chỗ nào chẳng đến, há chẳng phải pháp ư? Không lìa tất cả cội Bồ-đề mà lên đến núi Tu-di, hướng đến điện Diệu Thắng của trời Đế-thích và tòa Sư tử Phổ Quang Minh Tạng nói phẩm Thập Trụ, há đây chẳng phải là pháp ư?

Không rời cội (gốc) Bồ-đề và đảnh núi Tu-di mà hướng đến cung điện báu trang nghiêm của trời Dạ-ma và tòa sư tử Bảo Liên Hoa tạng, nhập Tam-muội Bồ-tát thiện tư duy nói phẩm Thập Hạnh, há đây chẳng phải là pháp ư?

Không rời cội Bồ-đề, đảnh núi Tu-di và cung điện trời Da-ma mà đến cõi trời Đâu-suất-đà, tất cả Diệu báu trang nghiêm điện tòa sư tử Ma-ni tạng nói phẩm Thập Hồi Hướng, há đây chẳng phải là pháp ư?

Không rời cõi trời Đâu-suất-đà mà đến cung điện Ma-ni Bảo Tạng  của trời Tha Hóa Tử Tại, trụ tất cả Bồ-tát trí trụ cảnh, nhập tất cả Như Lai Trí Nhập Xứ, nói phẩm Thập Địa, há đây chẳng phải là pháp ư?

Không rời cung điện Tha hóa tự tại, lại đến điện Phổ quang minh của nước Ma-kiệt-đề, nhập Tam-muội Phật Hoa Trang Nghiêm, nói phẩm Ly Thế Gian, há đây chẳng phải là pháp ư?

Không rời nước Ma-kiệt-đề hướng đến lầu các Đại trang nghiêm vườn Cấp Cô Độc, rừng Thệ-đa nước Ma-kiệt, nhập không thể nói biển cõi Phật vi trần số thần biến và các môn tam-muội, nói phẩm Nhập Pháp Giới, há đây chẳng phải là pháp ư?

Đức Phật Tỳ-lô-giá-na và các vị Đại Bồ-tát bảy chỗ chín hội đều nhóm họp ở đó, làm chủ bạn lẫn nhau, mỗi mỗi xen nhau, hiện thần biến lớn, cho đến Thiện Tài không rời trụ xứ nhập vào lỗ chân lông của ngài Phổ Hiền, đi một bước vượt qua không thể nói, không thể nói cõi Phật số thế giới như cát bụi, đi như vậy tột kiếp vị lai cũng không thể hết. Trong mỗi lỗ chân lông thứ lớp biển cõi, sát hải tạng, sát hải khác nhau, sát hải phổ nhập, sát hải thành, sát hải hoại, sát hải trang nghiêm, chỗ có bờ mé cho đến niệm niệm cùng khắp vô biên biển cõi, giáo hóa chúng sanh khiến họ hướng đến quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngay lúc đó, Đồng tử Thiện Tài thứ lớp được các hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền, bình đẳng với ngài Phổ Hiền, bình đẳng với Chư Phật, một thân đầy khắp trong tất cả thế giới, cõi nước, hạnh nguyện, quả Vô thượng Chánh giác bình đẳng thần thông đồng nhau, pháp luân giống nhau, biện tài ngang nhau, lời nói giống nhau và không thể nghĩ bàn giải thoát tự tại thảy đều đồng nhau, đây há chẳng phải là pháp ư?

Nếu như vậy thì phải biết cư sĩ Trữ Sơn khi chưa động ngòi bút, chưa hiện chữ trên giấy trắng mực đen thì đã cùng với Đức Phật Tỳ-lôgiá-na và không thể nói cảnh giới, số cõi nước Chư Phật, Bồ-tát rộng lớn nhiều như cát bụi, mỗi mỗi bình đẳng, mỗi mỗi không khác nhau. Cho đến bao gồm hết tám mươi mốt quyển, hành bố viên dung, cũng cùng với Đồng Tử Thiện Tài khi chưa tham kiến ngài Văn-thù, chưa phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, và khi đã phát tâm rồi trải qua các ngôi thành, thờ phụng các vị thiện tri thức, thứ lớp đầy đủ của hạnh nguyện ngài Phổ Hiền cũng không khác nhau. Những điều nói trên, đây há chẳng phải là pháp ư?

Cư sĩ Trữ Sơn đã như vậy, Diệu Hỷ Lão hán cũng vậy, Diệu Hỷ Lão hán đã như vậy thì đại chúng cũng như vậy, sum-la muôn tượng, đất đai núi sông cũng vậy, nghĩa là trần trần cũng vậy, niệm niệm cũng vậy, pháp pháp cũng vậy, một pháp đã như vậy thì các pháp cũng như vậy. Một trần đã vậy thì các trần cũng như vậy. Các trần đã như vậy thì không vượt qua một niệm này, không phá một trần này, thở vào không ở ấm giới, thở ra không dính mắc muôn duyên. Thường chuyển bộ kinh như vậy, trăm ngàn muôn ức quyển lại có lao nhọc gì. Cư sĩ Trữ Sơn thông minh sáng suốt, khéo dùng bút mực, đặc biệt chu đáo, ngài Diệu Hỷ nương luống dối tiếp nhận tiếng vang, khua môi múa miệng, không có gió mà nổi sóng. Mặc dầu như vậy, cốt yếu là chỉ rõ được một bên bóng dáng của pháp này, không có quan hệ với chánh văn của pháp nầy. Các người phải biết chánh văn như thế nào? Hãy lắng nghe, lắng nghe!

Múc nước, đốt nén hương. Thiên nữ hầu Trưởng giả chép kinh, lột da chẻ tủy; Bồ-tát khen Tỳ-lô phát tâm, muốn thấy nghe đã thành nhân lành cho nên lột da làm giấy, chích máu làm mực v.v… để làm Phật sự, đều là một bát cơm thơm mời ngài Diệu Hỷ ở phương Đông, kính nguyện: Thiện tri thức nhiều như Thiện Tài, hạnh nguyện cao siêu như Bồ-tát Phổ Hiền đủ Thập hồi hướng, chứng Tam-bồ-đề. Ngã, nhân, chúng sanh v.v… không khác nhau, ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng đồng chứng minh.

Từ trước đã khen ngợi nhân cao quý vô hạn, Nhất thiết trí, trí thanh tịnh không hai, không chia hai vì chẳng khác chẳng đoạn. Buổi tối sư tử đá trước Lai Châu vô cớ nhảy vọt lên đột nhập vào quán rượu của Trần Tư Công cắn nát lỗ mũi của Tổ sư Tương Sơn, Hòa thượng Đỗ Thuận bỗng bịnh nặng không kham nỗi, nói rằng:

“Trâu Hoài châu ăn cỏ thơm, ngựa Ích châu bị sình bụng, thiên hạ tìm thấy thuốc, nướng đùi trái của con heo, vừa lúc đó nói: “Mỗi mỗi đều bình phục như cũ. Các ông lại biết nghĩa quyết định cũng không”.

Giây lâu lại nói: “Chẳng thấy đạo mà tin được pháp này lại khó gấp bội”. Hét một tiếng rồi xuống tòa.