ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 21

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

* Chỉ dạy Ngạ Thủ Hùng Từ Bộ.

Sĩ đại phu thời gian gần đây phần nhiều muốn học đạo này, mà tâm không thuần nhất, bệnh tạp độc thấm vào tâm. Bệnh tạp độc đã thấm vào tâm thì gặp việc không giải quyết được, gặp việc không giải quyết được thì ngã Kiến thêm lớn. Ngã kiến thêm lớn thì chỉ thấy lỗi người khác, thật không thể lùi bước tự xem xét mình.

Ngày vừa xuống giường có rất nhiều việc lợi mình lợi người, có thể xem xét được như thế gọi là người có trí tuệ.

Triệu Châu nói: Lão Tăng hằng ngày trừ hai thời cơm cháo là tạp dụng tâm, ngoài ra là chỗ không xen dụng tâm, hãy nói: lão này ở đâu. Nếu ở đây biết mặt mũi ông ấy mới có thể nói đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín, động tĩnh thể an nhiên. Chưa thể như thế, thì lúc này lùi bước hướng đến gót chân mà suy cùng cẩn thận. Ta có thể biết việc xấu tốt ưu khuyết của người, là phàm, là Thánh, là có, là không, suy đi suy lại, đến chỗ không thể suy cùng như chuột vào sừng trâu, bỗng nhiên tâm trộm dứt. Chính là đất hũng Tứ lăng của đương nhân, về nhà ngồi yên ổn. Diệu Hỷ bất đắc dĩ nói, ác khẩu này xem về phần kẻ hiểu việc, chính là không biết tốt xấu, vung vãi phân tiểu, bỗng nhiên đánh vào lớp dưới da có máu, vung vãi cũng làm não ông ấy không được. Nay đã không có người, không ngại dạy gã này tùy ý loạn nói. Đã là không biết tốt xấu, không khỏi rửa đất trong bùn nói không mùi vị. Như thứ nhất không được hướng về ta nói hội. Đây là sĩ đại phu thực hành nhất nghĩa thông minh.

Pháp thế gian và xuất thế gian chẳng được nói một, chẳng được nói hai, chẳng được nói có, chẳng được nói không. Một hai, có không, trong tạng Quang Minh vừa gọi là thuốc độc, vừa gọi là đề hồ. Đề hồ thuốc độc vốn không có tự tánh. Người thấy thực hành có một hai, có không thì đới với bệnh là phương thuốc. Tạng Quang Minh dụ như hư không, một hai, có không dụ như ngày đêm, trời trăng. Lúc đêm tối thì hư không chẳng hề tối. Lúc ban ngày thì hư không chẳng hề sáng. Ngày đêm trời trăng tự khuynh đoạt ấy, như thấy tướng khuynh đoạt một, hai, có không thì chẳng khác với Quang Minh Tạng. Trong đó có kẻ anh linh, không chịu loại dơ nhớp này. Khi một nịêm duyên khởi bất sanh, chỉ tướng khuynh đoạt này điều là việc phải thọ dụng hằng ngày.

Trước đã nói đề hồ thuốc độc là vậy. Sĩ đại phu học đạo này phần nhiều cầu mau hiệu nghiệm. Khi Tông Sư chưa mở miệng, chính là đem tâm ý loạn không tính được.

Thật không biết ở trước mặt Diêm-la bị đánh bằng gậy sắt, nuốt hòn sắt nóng. Viên chính là như vậy. Việc lãnh giải này, cầu mau hiệu nghiệm thì chẳng phải người khác, cái gọi là ít được lại mất. Việc tinh thần càng thô, như lại nói là điều đáng thương. Sĩ Đại Phu thời nay, trong ngàn muôn người tìm một người, nửa người không bị bệnh này, không thể hiểu được.

Mùa Thu năm Bính Tý niên hiệu Thiệu Hưng, do Ngạc Chử gặp gỡ Hùng Sứ quân Thúc Nhã, vừa thấy sự khuynh đảo, bèn dùng đạo lý khế hợp nhau này để thối bước đến chỗ thật. Nhưng nói mà làm không như người phù phiếm, cưỡng biết cưỡng hội, cưỡng lãnh lược, thẳng đến chỗ chân thật của người xưa.

Không nghi Phật, không nghi Khổng Tử, không nghi Lão quân.

Sau này, nhờ lỗ mũi của Lão Quân, Khổng Tử, Phật tự thở ra mạnh mẽ tinh tấn chân thật là việc làm của kẻ trượng phu. Nguyện mạnh mẽ tinh thần, cố gắng hướng tới trước. Chỗ nói chỗ làm đủ không lầm nhưng ít bày ra mà thôi. Niếu có tiến không lùi, hằng ngày trong mươi hai thời, chỗ ứng duyên không xen hở, thành đạt cũng không rời. Nhưng thứ nhất không được tồn tâm ở chỗ thành đạt. Nếu có tâm này thì bị tâm này chướng ngại ở đầu đường. Nhưng chổ ứng duyên hằng ngày không mờ mịt thì lâu ngày, tự nhiên nhồi thành một khối. Vì sao chỗ ứng duyên khi vui khi buồn, khi phán đoán việc công, khi đối đáp với các vị khách, khi cùng với con tu hội, khi tâm suy nghĩ thiện ác, khi chạm cảnh gặp duyên, điều là lúc bộc phát ra. Ngàn muôn nhớ lấy, ngàn muôn nhớ lấy. Khi tình niệm thế gian khởi lên, chẳng phải dùng sức sắp xếp. Đã nghe về ngày trước nhưng chỉ nêu công án Tăng hỏi Tiêu Châu con chó có Phật tánh hay không?

Triệu Châu nói: Không.

Mới đề khởi một việc này, tình niệm thế gian tự sợ sệt.

Lời nhiều lại ngữ nhiều, vốn là trái lại sự sai lầm, ngàn nói muôn nói chỉ là đạo lý này, bỗng nhiên trên chữ vô dứt bặt tánh mạng.

Đạo lý nào cũng là khoa học trong mắt.

* Chỉ dạy Từ Đề Hình.

Việc này như trời sáng ban ngày, bao la thanh tịnh, không biến không động, không bất không thêm. Chỗ hằng ngày ừng duyên mỗi mỗi, đương nhân rõ ràng việc mọi người, hiển bày về vật vật. Lấy nó không được, bỏ nó không xong, bao la vô ngại, rõ ràng không hư như hồ lô thả trên nước, níu bắt nó không được, buộc nó cũng không được. Kể xưa có đạo, được hướng đến trong biển sanh tử, đầu ra đầu vào, toàn thể thọ dụng, không thiếu không thừa, không chấp lấy cảnh trần lao sanh tử. Như tách chiên đàn ra từng mảnh, lấy gì làm trần lao sanh tử. Trần lao sanh tử từ đâu khởi, khiđược kết quả cũng từ đâu. Đã không có chỗ, thì Phật là huyễn, pháp là huyễn, ba cõi, hai mươi lăm hữu, mười hai xứ, mười tám giới bao la. Đến được mảnh ruộng này, một chữ Phật cũng không có chỗ dính. Một chữ Phật còn không có chỗ dính thì chân như Phật tánh Bồ-đề Niết-bàn từ đâu có: cho nên Phó Đại Sĩ nói:

-Sợ người sanh chấp đoạn, quyền lại lập hư danh. Người học đạo lý hội, không được đi một bề. Nhân duyên người xưa vào đạo, trên cầu người, cầu diệu, cầu đặc biệt, tìm hiểu hội. Không thể thấy trăng quên tay. Thẳng xuống một dao hai đoạn. Vĩnh Gia gọi là tay không sanh giải hội. Trong pháp căn cảnh năm rỗng không, đối với trong trần lao năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hai mươi lăm hữu tự vọng chấp. Như lại nói là người thật đáng thương. Không thấy Hòa thượng Nham Đầu có nói:

-Ông chỉ không muốn không cậy nhờ lại là Năng nhân. Đều đến chỉ có một cục thịt đỏ do cha mẹ sanh. Một điểm khi không đến, lại thuộc người khác quản. Ngoài khối thịt lại có gì? Lấy gì làm đặc biệt, huyền diệu? Lấy gì làm Niết-bàn, bồ-đề? Lấy gì làm Như lai Phật tánh? Đại sĩ Phu phải nghiên cứu cùng tột việc này. Lúc đầu vốn không thật. Dù muốn về công án người xưa, cầu biết cầu hiểu. Dù ông biết hết một tạng giáo. Ngày 30 tháng chạp lúc sanh tử đến, một điểm cũng sai không được. Lại có một loại, mới nghe biết hiểu nói việc như thế lại đem tâm, ý, thức suy lường rằng: nếu như thế có rơi vào không hay chăng? Sĩ Đại Phu mười người có khoảng năm người có kiến giải này. Diệu Hỷ bất đắc dĩ nói với ông ta: ông chưa từng được không, có gì phải sợ. Như thuyền chưa lật, trước phải nhảy xuống nước. Thấy y không lánh được, không sợ khẩu nghiệp lại là đánh một lần sắn bìm rằng: chỉ sợ rơi vào không này, còn chẳng được không, mắt ông nếu chẳng không, lấy gì nhìn sắc. Tai nếu chẳng không thì lấy gì nghe tiếng. Mũi nếu chẳng không thì lấy gì biết mùi, lưỡi nếu chẳng không lấy gì nếm vị, thân nếu chẳng không lấy gì xúc chạm. Ý nếu chẳng không, lấy gì phân biệt muôn pháp. Cho đến mười hai xứ, mười tám giới, hai mươi lăm cõi. Cho đến Thanh Văn, Duyên Giác, Độc Giác, Phật. Và pháp Phật nói, Bồ-đề Niết-bàn chân như Phật tánh. Và người nói pháp này, người nghe pháp này, là nói như thế, chịu nói như thế đều là không có, được như thế rồi, gọi là không ư? Gọi là chẳng không ư? Gọi là Phật? Gọi là Bồ-tát ư? Gọi là Thanh Văn ư? Gọi là Duyên Giác ư? Gọi là Bồ-đề, Niết-bàn ư? Gọi là Phật tánh ư? Nói ta thông minh lanh lợi, không bị người chê, thử ở đây định sẽ khán. Nếu định sẽ được ra thì ngủ ở ngoài cửa am tranh. Nếu định sẽ không ra thì dè dặt mở miệng lớn để nói qua thoại đầu. Kẻ đại trượng phu quyết muốn rốt ráo một việc lớn nhân duyên này, một khi đả phá, da mặt tánh tháo, xương sống dựng đứng chẳng thuận tình người. Lấy điều nghi xưa của nhà mình dán trên trán, thường như thiếu người trăm muôn quan tiền, bị người truy tố, không có vật đáng thưởng. Sống sợ bị người sỉ nhục, không vội được vội, không bận được bận, không lớn được lớn, một việc mới có phần hướng đến. Nếu nói văn tự thế gian ta cho đến chín kinh mười bảy sử của trăm nhà liền biết, xưa nay hưng vong trị loạn, chẳng thể không biết, chẳng thể không hội, chỉ có một loại thiền ta cũng phải biết, ta cũng phải hội, tự không có mắt biện chánh tà, bỗng vừa chạm một cái. Hòa thượng Đỗ Soạn bị cô lập như trong thôn ba nhà, truyền miệng khiến miệng tai truyền thọ gọi là thiền quá đầu, gọi là thiền trống miệng, lấy cặn bã người xưa ấn chứng cho nhau, một câu đến một câu, cuối cùng ta được nhiều câu, bèn nói là được thiền rồi. Thật không chịu lùi bước, lấy việc sanh tử ở tại niệm, không chịu tự nghi, ưa nghi người khác. Mới nghe sĩ đại phu muốn lý hội, việc này trước khởi nghi vô hạn rồi, gọi là muốn làm quan tốt, lại có thanh sắc hay, làm sao giải thích được việc nầy? Như loại này nhiều lần đều như thế, không có một người chân thật lấy một việc chưa hiểu ba ngày ba đêm siêng năng chăm chỉ trong trà trong cơm, khi vui khi giận, chỗ tịnh chỗ uế, chỗ vợ con tụ đầu, chỗ khách khứa chuyện trò, chỗ làm việc công chức, chỗ gả con đều là thời tiết công phu cân nhắc nêu biết. Xưa

Lý Văn Hòa Đô Uý ở chỗ giàu sang, tham thiền đại triệt đại ngộ. Khi Dương Văn công tham được thiền thân ở Hàn Uyển, khi Trương Vô Tận tham được thiền thì làm sư chuyển vận ở Giang Tây. Chỉ ba đại lão này là không hoại tướng thế gian, mà nói kiểu thật tướng. Lại không hề cần bỏ vợ con, thôi quan bỏ chức gặm gốc trà, thân khổ chí liệt, tránh ồn cầu tĩnh. Sau đó vào trong hang quỷ khô thiền dứt bỏ vọng tưởng mới được ngộ đạo. Không thấy Bàng Cư Sĩ nói chăng? Chỉ tự vô tâm đối với muôn vật, đâu ngại muôn vật thường vây quanh. Trâu sắt không sợ sư tử rống, giống như người gỗ thấy chim vẽ. Người gỗ bản thể tự vô tình, chim vễ thấy người cũng không sợ, tâm cảnh như như chính là đây. Lo gì đạo Bồ-đề không thành. Trong trần lao thế tục, có thể không quên việc sanh tử, tuy chưa đả phá ngay thùng sơn. Nhưng cũng gieo sâu hạt giống trí Bát-nhã. Đời khác xuất đầu, cũng đỡ tâm lực, cũng không lưu lạc đến trong ác thú, chiến thắng đắm nhiễm trần lao không cầu ra khỏi, gọi việc này không thể dễ dàng.

Lại trở về chỗ kính tin, như người kiến giải này không thể thắng số. Sĩ đại phu học đạo không giống với ta xuất gia. Con xuất gia không cung phụng ngọt ngon cho cha mẹ, sáu thân vốn từ bỏ, một bình một bát hằng ngày ứng duyên, không có nhiều kẻ thù chướng đạo. Nhất tâm nhất ý để nghiên cứu việc này mà thôi. Chỗ mở mắt nhắm mắt của Sĩ Đại Phu đều là oan hồn chướng đạo. Nếu người có trí tuệ chỉ đến đây thực hành công phu nhiều. Ngài Tịnh Danh gọi là trần lao là hạt giống Như lai. Sợ người hoại tướng thế gian mà cầu thật tướng. Lại nói ví dụ rằng: thí như cao nguyên lục địa không mọc hoa sen, sen này chỉ sống trong bùn nhơ. Nếu đến đây, như Dương Văn Công, Lý Văn và Trương Vô Tận. Đã được thấu lực, hơn hai mươi lần người xuất gia ta. Vì sao? Vì ta xuất gia ở ngoài đánh vào, sĩ đại phu ở trong đánh ra. Người ở ngoài đánh vào sức họ yếu. Ở trong đánh ra sức mạnh hơn. Mạnh thì gọi là trái với chỗ nặng, mà chỗ chuyển có năng lực, yếu gọi là trái với chỗ nhẹ mà chỗ chuyển thiếu sức. Tuy năng lực có mạnh yếu nhưng điều trái là một, bạn đạo bên ngoài từ Hôn Tế mà Diệu Hỷ trước ba mươi năm Di ôn nói cả, vừa mới gặp nhau bèn lấy đây để trông mong, và khi sai Đệ Đôn lập khi đến chỗ tiên sư Viên Ngộ, kích thích việc này, quyết muốn ngày ba mươi tháng chạp khi bốn đại phân tán, muốn được có chỗ rơi, chẳng như người khác bàn luận riêng.

Nên hiệu Thiệu Hưng lúc đầu ta ở Kính Sơn, nhân trì bát ở Ngô Môn, được gặp một lần nữa. Hai mươi năm sau lại gặp nhau ở Ngọc Chử.

Nhân láy cốt yếu này để cầu chỉ thị. Tùy ý vừa viết tới đây, không biết trước mặt nói điều gì: Điều cốt yếu trước mặt đã xong, ngàn muôn thiết tha, nói thẳng nói cong chỉ là vì Từ Đôn Tế nhổ sạch gốc ngọn sanh tử. Chỉ dạy đến chỗ dứt ngọn, khán thoại đầu. Vị Tăng hỏi Triệu Châu:

Con chó có Phật tánh hay không?

  • Không.

Đi đứng ngồi nằm chỉ thường cân nhắc, bỗng nhiên phát ra, mới biết lỗ mũi cha mẹ sanh ở trên mặt. Cố gắng! Cố gắng!

Chỉ dạy Bào giáo thọ.

Chư Phật ra đời, Tổ Sư đến từ Tây phương, tùy căn khí thích hợp với chúng sanh, ứng thời tiết mà thôi, cứ thật mà luận, không nói, không dạy, không nghe, không được. Cho nên Nham Đầu có nói:

  • Nếu dùng pháp thật ràng buộc người, chớ nói thọ tín thí, chỉ đất cũng tiêu không được, cho nên quán sát.

Chư Phật Chư Tổ cũng chỉ làm được chủ nhân để chứng minh.

Chẳng thấy Xá-lợi-phất hỏi Văn-thù-sư-lợi rằng: Chư Phật Như lai không biết pháp giới ư?

Văn-thù đáp: Chư Phật còn không thật có, nói gì có Phật mà biết Pháp giới. pháp giới còn không thật có, nói gì pháp giới bị Chư Phật biết.

Như thế thì cũng không thấy có thầy, cũng không thấy có đệ tử, cũng không thấy có người nói pháp, cũng không thấy có người nghe pháp, cũng không thấy có người nói nghĩa này, cũng không thấy có người thọ nghĩa này. Cũng không có Văn-thù, cũng không có Xá-lợiphất, cũng không có Chư Phật, cũng không có Tổ sư. Cũng không thấy có pháp giới được Chư Phật biết, cũng không Chư Phật biết pháp giới, cũng không hề có Cư sĩ Bào. Then chốt này cũng không có chỗ cầu. Diệu Hỷ cũng không hề dẫn bút chấm mực. Đã là tất cả đều chẳng thấy có, tức nay lo lắng một cách ác khẩu, lại ổn thoả ở chỗ nào?

Ôi nếu có chổ ổn thỏa thì có, Cư Sĩ Bào chỉ quán như vậy, thực hành quán này gọi là Chánh quán, thực hành quán khác gọi là tà quán.

Nếu còn thấy tà chánh cũng ngờ Diệu Hỷ không được.

* Chỉ dạy Cư Sĩ Diệu Tịnh.

Đã biết có việc lớn nhân duyên này, quyết định không từ người mà được thì chính là bỏ ngoài trần. Thường phải suy cho cùng dưới gót chân của mình suy đi suy lại. Trong không thấy có tâm năng suy, ngoài không thấy có cảnh sở suy, tịnh rõ ràng, trần rực rỡ không thể lấy. Như thả hồ lô trên nước, không người động, thường kéo níu nó không được, buộc nó cũng không được. Bỏ thì động, xúc chạm thì chuyển. Tự tại như thế, thoải mái như thế, linh Thánh như thế.

Không cùng đường với ngàn Thánh, không cậy nhờ với nạp Tăng. Có khả năng thực hành hiệu lệnh của Phật Tổ. Hiệu lệnh của Phật Tổ không được. Đương nhân biết những việc này, làm mạnh mẽ tinh thần.

Trên đầu rào trăm thước tiến thêm một bước. Như tiến được thì một bước này chẳng khác Đồng Tử Thiện Tài? Ở trong cõi trên đầu sợi lông của Phổ Hiền. Đi một bước qua không thể nói, không thể nói cõi Phật số thế giới nhiều như bụi nhỏ. Như thế mà bước, hết kiếp vị lai còn không thể biết các cõi nhiều như số giọt nước biển trong một sợi lông, thứ lớp cõi hải tạng. Cõi nhiều như nước biển khác nhau, cõi biển điều vào cõi biển thành, cõi biển hoại, cõi biển trang nghiêm, tất cả bờ mé. Như cảnh giới này cũng chẳng phải bên ngoài khởi tâm dụng ý, tu chứng được. Chỉ là đạo lý vốn đầy đủ dưới gót chân của đương nhân.

Chẳng thấy Hòa thượng Đức Sơn có nói: Ông chỉ vô sự đối với tâm, vô tâm với sự thì hư, linh hư mà diệu. Nếu đầu sợi lông cho nói gốc ngọn thì điều là tự khinh. Vì sao? Vì mảy may buộc niệm ba đường nghiệp nhân. Thấy tinh ông sanh muôn kiếp buộc ràng. Tên Thánh tên phàm điều là hư thanh.

Thân hình yếu kém điều là huyễn sắc, ông muốn cầu được không lụy ư? Và chán thì lại thành đại hoạn. Nói thế gậy đánh đầu người đá, thao thao nói sự thật, trước đã nói:

-Trong chẳng thấy có tâm năng suy, ngoài chẳng thấy cảnh sở suy chính là đạo lý này. Đạo lý nầy hướng về việc nhìn thì nhanh nhưng hướng đến căn ý suy lường tính toán thì càng sơ càng xa. Cho nên Đúc Phật trong hội Pháp Hoa chỉ độ được người nữ tám tuổi. Trong hội Hoa Nghiêm chỉ độ được đồng tử, trong hội Niết-bàn chỉ độ được Đồ Nhi. Xem ba kiểu thành thật này thì đâu từng hướng ngoại thủ chứng, khổ nhọc riêng tu cầu học. Phật cũng chỉ nói: nay ta giữ gìn việc này cho ông mãi không dối. Chỉ nói giữ gìn cho người mà thôi. Lại không nói có pháp để truyền, để cho người tìm cầu bên ngoài sau đó thành Phật. May có thể cách như thế vì sao không tin. Nếu có thể thẳng thừng tin được, không tìm cầu bên ngoài cũng không ở trong tâm thủ chứng thì trong mười hai thời tùy chỗ giải thoát. Vì sao? Đã không tìm cầu bên ngoài thì nội tâm vắng lặng, trong tâm không thủ chứng thì cảnh bên ngoài vắng lặng, cho nên Tổ sư nói: Cảnh duyên chẳng tốt xấu, tốt xấu là do tâm, nếu tâm không gượng gọi tên thì vọng tình từ đâu khởi. Vọng tình đã không khởi chân tâm mặc trùm khắp. Nếu biết tâm bên trong, cảnh bên ngoài chỉ là một việc thì dè dặt làm hai loại khán. Nhớ Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn:

Diệu tịnh minh tâm, ông làm sao hội?

Ngưỡng Sơn nói: Núi sông đất đai ngày tháng trăng sao.

Quy Sơn nói: Ông chỉ được việc này.

Ngưỡng Sơn nói: Hòa thượng vừa rồi hỏi gì?

  • Diệu Tịnh Minh tâm.
  • Gọi là Sự được không?
  • Quy Sơn nói đúng thế! Đúng thế!

Xem Sứ Sư Trọng sanh trong nhà giàu mà có không bị giàu sang ràng buộc, nhưng đời trước trồng cội đức tự nhiên biết có việc không thể suy nghĩ bàn nầy. Có thể ở đầu bờ sanh tử làm thuyền bè cậy nhờ. Cho nên thường thối bước. Chịu suy cứu dưới gót chân. Chính là lập đạo hiệu là Cư Sĩ Diệu Tịnh.

Sư lại khuyên cố gắng, đi đứng nằm ngồi hâp tấp cùng khổ, không thể quên nghĩa về diệu tịnh minh tâm. Khi vọng niệm khởi không hẳn là dùng năng lực sắp đặt. Chỉ nêu Tăng hỏi Triệu Châu: con chó có Phật tánh hay không?

Triệu Châu đáp không, nêu đi nêu lại, cùng với lời nêu này cũng chẳng thấy có. Chỉ biết chẳng thấy có này cũng không thấy có. Sau đó, đều nói cũng không thấy có sở thọ. Bỗng nhiên ở chỗ không sở thọ, bất giác mất tiếng cười lớn. Một lúc đi tuần lại về nhà ổn tọa, nói nhiều lắm lời hãy bỏ sang một bên, lại cắt đứt dây dưa.

* Chỉ dạy Lã Cơ Nghi.

Là người biết thế gian có đạo lý luống dối không thật y cho đến đối cảnh gặp duyên, bỗng đánh vào trước mặt, không theo người khác, cho nên bị y xỏ mũi định. Bởi Vô thỉ đến nay chỗ chín rất chín, chỗ sống rất sống. Tuy tạm thời được phá, cuối cùng đạo lực không thể hơn nghiệp lực. Lại đâu là chỗ nghiệp lực chín muồi. Đâu la chỗ sanh ra đạo lực. Nhưng đạo lực nghiệp lực vốn không nhất định được. Chỉ xem chỗ hằng ngày hiện hành. Chỉ có một cái mờ một cái không mờ, mờ là đạo lực thì bị nghiệp lực thắng.

Nghiệp lực thắng thì gặp việc không giải quyết được, gặp việc không giải quyết được thì khắp nơi đắm nhiễm. Khắp nơi đắm nhiễm thì lấy khổ làm vui. Cho nên, Đức Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: ông dùng sắc không khuynh đoạt Như lai Tạng, mà Như lai Tạng vì sắc không trùm khắp pháp giới, cho nên gió động hư không ngày sáng mây tối. Chúng sanh mê muội trái giác theo trần. Cho nên phát sanh trần lao có tướng thế gian. Đạo lực không mê muội thì thắng được nghiệp lực.

Đức Phật lại nói: Ta thấy diệu minh không diệt không sanh hợp thành Như lai Tạng, mà Như lai Tạng chỉ cho diệu giác minh Viên Chiếu pháp giới. Cho nên trong một là vô lượng, vô lượng là một. trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ, bất động đạo tràng trùm khắp pháp giới mười phương, thân bao gồm mười phương vô lượng hư không. Trên đầu một sợi lông hiện cõi Bảo vương, ngồi trong hạt bụi xoay bánh xe đại pháp. Đây chính là chỗ hiện hành, đạo lực không mê muội thì nghiệp lực. Nhưng hai chỗ đều trờ về luống dối. Nếu bỏ nghiệp lực mà chấp đạo lực thì ta nói người này không hiểu phương tiện tùy nghi nói pháp của Chư Phật. Vì sao? Vì chẳng thấy Đức Phật nói hay sao? Phật nói rằng:

-Nếu chấp pháp tướng tức chấp vào ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp vào chẳng phải pháp tướng, đắm trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Bởi vậy không nên chấp pháp, không nên chấp phi pháp, trước đã nói:

-Đạo lực, nghiệp lức vốn không nhất định. Nếu là bậc trượng phu có trí tuệ thì nhờ đạo lực làm khí trượng, phá bỏ nghiệp lực. Nghiệp lực đã dứt thì đạo cũng luống dối.

Cho nên nói: Chỉ lấy giả danh tự dẫn dắt chúng sanh, khi chưa biết được phá ngàn khó muôn khó. Sau khi biết được phá có khó dễ gì.

Bàng Cư Sĩ nói: Phàm phu trí kém cỏi, vọng nói có khó dễ, lìa tướng như hư không. Người mê tự giữ gìn, gốc bệnh không chịu nhổ, chỉ là rộng cành hoa. Muốn biết bệnh căn chẳng phải là vật khác, chỉ là người chấp khó chấp dễ vọng sanh lấp bỏ. Căn bệnh này nhổ không sạch thì nổi chìm trong biển sanh tử. Chính là lúc không xuất đầu.

Xưa, Trương Chuyết Tú Tài bị Tôn túc điểm nguồn bệnh, được hiểu đạo, dứt trừ phiền não, lại thêm bệnh, hướng đến chân như cũng là tà, thuận theo thế duyên vô quái ngại. Niết-bàn, sanh tử là hoa đốm, muốn được dứt khoát không nghi Phật Tổ, không nghi sanh tử, chỉ thường dạy tấc vuông là rỗng không, việc đến thì tùy thời bỏ qua, định như nước sáng như gương. Thiện ác tốt xấu đến trốn cũng không được. Tin biết vô tâm tự nhiên cảnh giới không thể suy nghĩ bàn luận. Tòng lâm thời nay có một loại tà thiền, chấp bệnh là thuốc, tự không hề có chỗ chứng ngộ. Mà lấy ngộ làm kiến lập, lấy ngộ làm từ tiếp dẫn. Lấy ngộ rơi vào đầu thứ hai, lấy ngộ làm việc cành lá. Mình không có chỗ chứng ngộ, cũng không tin người khác có chỗ chứng ngộ. Giống như lấy vắng lặng không ngơ chẳng biết gì gọi là việc trước kiếp Không Oai Âm na bạn. Suốt ngày hai việc cơm cháo. Sợ không lý hội, một bề ngồi định, gọi đó là thôi đi thôi đi, mới liên hệ đến nói năng, bèn gọi là rơi vào thời nay. Cũng gọi là việc bên ngoài con cháu, lấy hang quỷ ở Hắc Sơn làm khuôn phép, cũng gọi là cha ông xưa nay không ra khỏi cửa, mình ngu lại làm cho người khác ngu.

Đức Phật gọi là: Thí như có người tự bịt tai mình, lớn tiếng kêu to nhưng cầu người không nghe, bọn này thật đáng thương.

Có một loại sĩ đại phu trên bị tạp độc vào trong tâm thức, dẫu gặp thiện tri thức, chân chánh và nói về lời bổn phận lại cho là sai trái. Bọn này chính như đời gọi là quỷ hổ, không riêng bị y hại tánh mạng, lại phản tác dụng, thật không biết trừ phi kiếp trước có nguyện lúc thường lấy hai việc sống không biết từ đâu tới, chết không biết đi về đâu dán trên mũi, trong trà trong cơm, chỗ tỉnh chỗ ồn náo, niệm niệm chăm lo như thiếu người trăm muôn quan tiền nợ không từ đâu ra. Trong lòng phiền muộn, quay đầu tránh thì không có nhà, cầu sống cũng không được, cầu chết cũng không được. Ngay khi ấy, đường thiện ác lần dứt hẳn. Khi biết được như thế, chính là cố gắng, chỉ đến đây khán thoại đầu, vị Tăng hỏi Triệu Châu:

  • Con chó có Phật tánh hay không?
  • Không.

Lúc khán không dùng suy lường rộng, không dùng chú giải, không cần phải được hiểu, không cần mở miệng mà gánh vác, chẳng cần hướng đến chỗ đề khởi làm đạo lý, chẳng cần rơi vào chỗ vắng lặng, chẳng cần đem tâm đợi ngộ, chẳng cần hướng về lời nói của Tông sư để lãnh lược, chẳng cần quấy trong vô sự, chỉ khi đi đứng nằm ngồi đều cân nhắc. Con chó có Phật tánh hay không? Không nêu lên được thuần thục, miệng nói tâm suy không kịp, trong tấc vuông bảy trên tám dưới, như khi cắn vào khối sắt không mùi vị, dè dặt chớ thối chí. Khi được như thế lại là tin tức tốt.

Không thấy người xưa có nói: “Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm, ta không có tất cả tâm đâu cần tất cả pháp”.

Chẳng những môn hạ Tổ Sư như thế, Phật nói một Đại tạng giáo đều là đạo lý này. Chúng sanh nghiệp ác nặng nề, ngày vừa xuống giường, tâm thức bay xa suy lường danh lợi.

1. Xét lại ta người, vọng tưởng điên đảo, từ sáng đến tối như vòng sắt tuần hoàn không đứt quãng, đều không chán ghét. Vừa khởi một niệm, hướng về trong cửa này ý suy lường, ta cần phải hội. Tâm ý thức sắp xếp không được, lại sanh phiền não. Chính là thôi đi có người nói nguyên do gì. Người như thế không thể thắng số. Đạo bạn Thắng Nguyên thì không như vậy đã biết muôn thứ luống dối trong cõi thiếu giảm, nhất tâm nhất ý lý hội dưới gót chân mình, sống từ đâu đến, chết đi về đâu. Đã không biết chỗ đến, lại không biết chỗ đi. hiện nay rõ ràng mồn một, cùng với nhân phần thị phi phân biệt tốt xấu, quyết định là có hay không, là chân thật hay luống dối. Phải đợi đến như người uống nước nóng lạnh tự biết, không hướng đến miệng người nhận xử phân, bỗng nhiên vỡ ra đến chỗ rốt ráo an vui mới tự chịu. Dùng then chốt này cầu chỉ thị, lấy bút tùy tay viết bèn thành một đoạn sắn bìm. Như thế Sự không cô khởi, khởi phải có lý do. Nếu một bề sắn bìm lại đâu được. Không thấy lúc xưa Hòa thượng Tử Hồ nói:

– “Tổ Sư từ phương Tây đến cũng chỉ đông lạnh hạ nóng, đêm tối ngày sáng”. Chỉ vì bọn ông vô ý lập ý, vô sự sanh sư, không có trong ngoài gượng làm có trong ngoài, không có đông tây dối nói có đông tây, cho nên sa-ma không thể biết, cho đến căn cảnh không thể tự do. Bởi vậy suy lường, Thuấn Nguyên không hề đến chỗ Diệu Hỷ cầu pháp ngữ. Diệu Hỷ vốn không hề viết một chữ. Đông lạnh hạ nóng, ngày sáng đêm tối. Trong ngoài trung gian, nam tây đông bắc. Vốn không hề dời đổi thêm bớt một sợi lông. Vì sao? Tông ta chẳng có ngữ cú, cũng không một pháp cho người. Đã không có một pháp cho người tức nay viết là nói gì. Đông lạnh hạ nóng, trong ngoài lại là trung gian là thế nào. Có cũng không thật có, vô cũng chẳng thật có, đông lạnh hạ nóng cũng không thật có, trong ngoài chính giữa cũng không thật có, người nói như thế cũng không thật có, người nhận nói như thế cũng không thật có, một sợi tơ cũng không thật có, Thuấn Nguyên cũng không thật có, Diệu Hỷ cũng không thật có, không thật có cũng không thật có. Trong không thật có chỉ được như thế. Thuấn Nguyên đến đây làm sao tham, chỉ ở đây làm sao tham cũng không được. Sau này, lời này cũng không nhận, lời này đã không nhận, Diệu Hỷ quyết định không nói, Thuấn Nguyên quyết định không nghe, chỗ không nói là thật nói. Chỗ không nghe là thật nghe. Như thế Diệu Hỷ tức là Thuấn Nguyên, Thuấn Nguyên tức là Diệu Hỷ. Diệu Hỷ, Thuấn Nguyên chẳng hai chẳng khác. Vì không biết không đoạn, Đại tượng Gia Châu uống hoàng liên ( thuốc), trâu sắt Xiểm Phủ đắng miệng. Khổ và không khổ rõ ràng, nhìn thấy chẳng phải nhìn thấy.