ĐẠI THỪA A TÌ ĐẠT MA TẠP TẬP LUẬN
An Huệ Bồ-tát tập hợp
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 13

Phẩm 3 – 1: PHẨM ĐẮC TRONG QUYẾT TRẠCH PHẦN

Thế nào là được quyết trạch? Lược nói có 2 thứ , là kiến lập Bổđặc-già-la và kiến lập hiện quán. Cái trước là năng chứng, cái sau là sở chứng. Bổ-đặc-già-la tuy chẳng phải thật hữu, được kiến lập do 4 duyên là ngôn thuyết dễ, thuận thế gian, lìa sợ hãi, và hiển thị tự tha đủ công đức tội lỗi.

Ngôn thuyết dễ, nghĩa là trong pháp sai biệt, vô lượng sai biệt tướng tưởng của vô lượng sắc v.v… tổng hợp kiến lập một giả hữu tình, tức kêu gọi, mời, đi, đến v.v… các thứ ngôn thuyết là không khó. Thuận thế gian, nghĩa là chẳng phải các thế gian, chỉ dựa vào pháp tưởng mà khởi ngôn thuyết phần nhiều dựa vào tưởng của hữu tình mà khởi ngôn thuyết. Cho nên để hóa độ thế gian Thánh giả ắt phải đồng phương tiện với chúng kiến lập Bổđặc-già-la.

Lìa sợ hãi, nghĩa là hữu tình thế gian chưa hiểu pháp tính duyên khởi rất sâu, nếu nghe nói tất cả hữu tình là vô ngã liền sinh sợ hãi, không chấp nhận giáo hóa của chính pháp.

Hiển thị tự tha đủ công đức tội lỗi, nghĩa là nếu giả lập hữu tình sai biệt, chỉ nói tướng nhiễm tịnh của các pháp, tức là tất cả không có sai biệt, không thể biết được trong thân này tội lỗi như thế đã đoạn hay chưa đoạn, trong thân này công đức như thế đã chứng hay chưa chứng, cho nên kiến lập Bổ-đặc-già-la.

Thế nào là kiến lập? Lược có 7 thứ, là bệnh hành sai biệt, xuất ly sai biệt, nhiệm trì sai biệt, phương tiện sai biệt, quả sai biệt, giới sai biệt, và tu hành sai biệt.

Bệnh hành sai biệt lại có 7 thứ, là tham hành, sân hành, si hành, mạn hành, tầm tư hành, đẳng phần hành, và bạc trần hành.

Xuất sinh sai biệt có 3 thứ, là Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa, và Đại thừa.

Nhiệm trì sai biệt có 3 thứ, là chưa đủ tư lương, đã đủ chưa đủ tư lương, và đã đủ tư lương.

Phương tiện sai biệt có 2 thứ, là tùy tín hành và tùy pháp hành.

Quả sai biệt có 27, là tín giải kiến đến thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát, dự lưu hướng, dự lưu quả, nhất lai hướng, nhất lai quả, bất hoàn hướng, bất hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cực thất phản hữu, gia gia nhất gian, trung Niết-bàn, sinh Niết-bàn, vô hành Bát-niết-bàn, hữu hành Bát-niết-bàn, thượng lưu, thoái pháp A-la-hán, tư pháp A-la-hán, hộ pháp A-la-hán, trụ bất động A-la-hán, kham đạt A-la-hán, và bất động pháp A-la-hán.

Giới sai biệt, là Dục giới dị sinh, hữu học, vô học. Giống như Dục giới có 3, Sắc giới, Vô sắc giới cũng vậy. Lại có Dục giới, Sắc giới Bồ-tát. Lại có Dục giới Độc Giác, bất khả tư nghị Như Lai.

Tu hành sai biệt lược có 5 thứ: 1. Thắng giải hành Bồ-tát. 2. Tăng thượng ý lạc Bồ-tát. 3. Hữu tướng hành Bồ-tát. 4. Vô tướng hành Bồ-tát. 5. Vô công dụng hành Bồ-tát. Các Bổ-đặc-già-la như vậy có vô lượng sai biệt.

Tham hành Bổ-đặc-già-la, là có thời gian dài lâu tham dục sắc mạnh, tuy ở cảnh giới khả ái hạ liệt, mà có thể phát khởi tham thượng phẩm. Khởi, là thời gian dài lâu không gián đoạn. Giống như người tham hành, cho đến người tầm tư cũng vậy, mỗi mỗi đều tùy theo cảnh riêng của mình. Sắc mạnh và thời gian dài lâu, là như lý phối hợp giải thích.

Đẳng phần Bổ-đặc-già-la, là trụ tự tính vị phiền não, xa lìa mãnh liệt trụ bình đẳng vị các phiền não tùy thế lực của cảnh giới phiền não hiện hành.

Bạc trần Bổ-đặc-già-la, là các phiền não vi tế bạc nhược ở trong tự tính vị. Nay phiền não này trông vào kia là vi tế bạc nhược nên tuy ở cảnh giới sở duyên tăng thượng mà tính vi tế bạc nhược của phiền não hiện hành, vì xưa bị sức thắng đối trị tu tập đè bẹp.

Thanh văn thừa Bổ-đặc-già-la, là trụ pháp tính Thanh Văn, hoặc định tính hoặc bất định tính là độn căn, phát hoằng chính nguyện tự cầu giải thoát, tu chán lìa, ham thích giải thoát, lấy Thanh Văn tạng làm cảnh sở duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành, được hết tận cùng khổ. Phải biết trong đây lấy chủng tính căn, nguyện cảnh giới ý lạc, hành quả sai biệt, gọi là Thanh Văn thừa. Đối lại với Độc Giác, Bồ-tát căn tính, gọi đây là độn. Nếu không như vậy, tức nói trái với các bậc lợi căn tùy pháp hành v.v…

Độc Giác thừa Bổ-đặc-già-la, là trụ pháp tính Độc Giác, hoặc tịnh tính hoặc bất định tính, là trung căn, phát hoằng chính nguyện tự cầu giải thoát, tu chán lìa, ham thích giải thoát và tu độc chứng Bồ-đề, ý lạc tức Thanh Văn tạng làm cảnh sở duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành, hoặc trước chưa khởi thuận quyết trạch phần, hoặc trước đã khởi thuận quyết trạch phần, hoặc trước chưa đắc quả, hoặc trước đã đắc quả, sinh ra trong đời không có Phật, chỉ nội tư duy Thánh đạo hiện tiền, hoặc như lân giác độc trụ, hoặc độc thắng bộ hành, được hết tận cùng khổ. Nếu trước chưa khởi thuận quyết trạch phần cũng không đắc quả, như vậy mới thành lân giác độc trụ, ngoài ra đều thành độc thắng bộ hành.

Đại thừa Bổ-đặc-già-la, là trụ pháp tính Bồ-tát, hoặc định tính hoặc bất định tính, là lợi căn, vì cầu giải thoát tất cả hữu tình, phát hoằng đại nguyện, tu vô trụ xứ Niết-bàn, ý lạc lấy Bồ-tát tạng làm cảnh sở duyên, tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành, thành thục chúng sinh, tu tịnh Phật độ, được thụ đại ký chứng thành vô thượng chính đẳng Bồ-đề. Được thụ đại ký, nghĩa là trụ Bồ-tát địa thứ 8 chứng đắc vô sinh pháp nhẫn.

Chưa đủ tư lương Bổ-đặc-già-la, là duyên pháp đế tăng thượng làm cảnh, phát khởi nhuyến phẩm thanh tín thắng giải, thành tựu nhuyến phẩm thuận giải thoát phần khi chưa quyết định sinh.

Đã đủ chưa đủ tư lương Bổ-đặc-già-la, là duyên pháp đế tăng thượng làm cảnh, phát khởi trung phẩm thanh tín thắng giải, thành tựu trung phẩm thuận giải thoát phần, đã quyết định khi sinh.

Đã đủ tư lương Bổ-đặc-già-la, là duyên pháp đế tăng thượng làm cảnh, phát khởi thượng phẩm thanh tín thắng giải, thành tựu thượng phẩm thuận giải thoát phần, chính đây là lúc sinh.

Lại chưa đủ tư lương, là duyên pháp đế tăng thượng làm cảnh, trong các đế thành tựu hạ phẩm đế sát pháp nhẫn, thành tựu hạ phẩm thuận quyết trạch phần, chưa quyết định khi sinh.

Đã đủ chưa đủ tư lương, là duyên pháp đế tăng thượng làm cảnh, trong các đế thành tựu trung phẩm đế sát pháp nhẫn, thành tựu trung phẩm thuận quyết trạch phần, đã quyết định khi sinh.

Đã đủ tư lương, là duyên pháp đế tăng thượng làm cảnh, trong các đế thành tựu thượng phẩm đế sát pháp nhẫn, thành tựu thượng phẩm thuận quyết trạch phần, chính là lúc sinh.

Như vậy 3 thứ Bổ-đặc-già-la do thành tựu thuận giải thoát phần. Thuận quyết trạch phần đều có 3 phẩm nên có thể dẫn sinh quyết trạch phần và đế hiện quán theo thứ tự chưa định, đã định và lúc sinh.

Trong pháp đế tăng thượng, thanh tín thắng tướng là thuận giải thoát phần. Tức ở trong pháp này , đế sát pháp nhẫn tướng là thuận quyết trạch phần. Theo như thứ tự là tín tăng thượng, tuệ tăng thượng. Trong đây 3 phẩm thuận quyết trạch phần là trừ thế đệ nhất pháp. Bởi tính của thế đệ nhất pháp là chỉ một sát-na quyết không liên tục. Tức ngay khi sinh chắc chắn nhập hiện quán chứ không phải của vị trước. Từ hạ trung phẩm, thuận giải thoát phần, thuận quyết trạch phần có nghĩa là có thể thoái lui. Đây chỉ thoái hiện hành, chẳng phải thoái tập khí. Đã y vào Niết-bàn trước khởi thiện căn rồi thì không khởi mới nữa. Y vào hạ phẩm thuận giải thoát phần thiện căn đây, Bạc-già-phạm nói: Nếu có đủ chính kiến thế gian tăng thượng phẩm thì dẫu trải qua ngàn đời cũng không đọa ác thú.

Lại có 4 thứ thuận giải thoát phần: 1. Nương tựa thuận giải thoát phần. 2. Thắng giải thuận giải thoát phần. 3. Ái lac thuận giải thoát phần. 4. Hướng đến chứng thuận giải thoát phần. Từ ý muốn thiện pháp cho đến vì cầu giải thoát có các thiện căn đều gọi là nương tựa thuận giải thoát phần. Giáo pháp tương ưng với kia, có thắng giải đều hành thiện căn, đó gọi là thắng giải thuận giải thoát phần. Duyên cảnh giải thoát tác ý liên tục cùng thanh tịnh hỷ có các thiện căn, gọi là ái lạc thuận giải thoát phần. Ngay ở đời này quyết định phát khởi thuận quyết trạch phần có các thiện căn, gọi là hướng đến chứng thuận giải thoát phần.

Lại có 6 thứ thuận quyết trạch phần. Đó là tùy thuận quyết trạch phần, thắng tiến thuận quyết trạch phần, thông đạt thuận quyết trạch phần, dư chuyển thuận quyết trạch phần, nhất sinh thuận quyết trạch phần, nhất tọa thuận quyết trạch phần. Nếu đầu tiên khởi duyên đế cảnh, hành hạ phẩm thiện căn, gọi là tùy thuận quyết trạch phần. Ngay nơi thiện căn này chuyển thành trung phẩm, gọi là thắng tiến thuận quyết trạch phần. Trông vào hạ phẩm trước là tăng thắng cho nên thiện căn này tăng đến thượng phẩm. Ở trong đời này quyết định kham năng thông đạt đế lý, gọi là thông đạt thuận quyết trạch phần. Lại ngay trong vị này, bất định chủng tính là hồi hướng tối thắng Bồđề, và các Độc Giác vì cầu vô sư tự chứng Bồ-đề, chuyển đến các đời khác, đó gọi là dư chuyển thuận quyết trạch phần. Nếu ở trong đời này quyết định có thể thông đạt, đó gọi là nhất sinh thuận quyết trạch phần. Nếu ở ngay trong định có thể thông đạt, đó gọi là nhất tọa thuận quyết trạch phần.

Tùy tín hành Bổ-đặc-già-la, là tùy tín hành đã đến quả vị. Kiến chí Bổ-đặc-già-la, là tùy pháp hành đã đến quả vị. Thân chứng Bổđặc-già-la, là các hữu học đã chứng đắc đủ 8 giải thoát định. Tức quả bất hoàn, gọi là thân chứng. Do thân thân chứng được 8 giải thoát định nên cụ túc trụ. Tám giải thoát là có sắc quán các sắc v.v… sau sẽ nói rộng.

Tuệ giải thoát Bổ-đặc-già-la, là đã hết các lậu nhưng chưa chứng đủ 8 giải thoát định, chỉ cứu cánh đoạn tuệ vì sở đối trị phiền não chướng.

Câu phần giải thoát Bổ-đặc-già-la, là đã đoạn các lậu và chứng đủ 8 giải thoát định, do phiền não chướng phần và định chướng phần đều được giải thoát.

Dự lưu quả hướng Bổ-đặc-già-la, là trụ thuận quyết trạch phần vị và trụ kiến đạo 15 tâm sát-na vị. Trong đây ý nói ban đầu từ nhất tọa thuận quyết trạch phần cho đến chưa được sơ quả đều gọi là dự lưu quả hướng.

Dự lưu quả Bổ-đặc-già-la, là trụ kiến đạo thứ 16 tâm sát-na vị. Tức kiến đạo này cũng gọi nhập chính tính quyết định, cũng gọi ở trong pháp hiện quán.

Hỏi: Ai là người được sơ quả ở kiến đạo tâm vị sau cùng ?

Đáp: Nếu người ở Dục giới chưa lìa dục, sau nhập chính tính quyết định được quả dự lưu. Nghĩa là tuần tự tuy lìa dục được một phần ít, cũng gọi là chưa lìa dục. Người ấy sau nhập chính tính quyết định, đến tâm vị thứ 16 được quả dự lưu. Nếu người lìa dục hơn nữa, sau nhập chính tính quyết định được quả nhất lai. Nghĩa là trước dùng thế gian đạo đã đoạn Dục giới tu đạo sở đoạn 6 phẩm phiền não, gọi là bội ly dục. Người ấy sau nhập chính tính quyết định, đến tâm vị thứ 16 được quả nhất lai. Nếu người đã lìa dục, sau nhập chính tính quyết định được quả bất hoàn. Nghĩa là trước dùng thế tục đạo đã đoạn Dục giới tu đạo sở đoạn 9 phẩm phiền não, gọi là đã lìa dục. Người này sau nhập chính tính quyết định đến tâm vị thứ 16 được quả bất hoàn.

Hỏi: Nếu đã vĩnh đoạn tất cả phiền não kiến đạo sở đoạn được quả dự lưu, vì sao chỉ nói vĩnh đoạn 3 kết được quả dự lưu?

Đáp: Vì nằm trong tối thắng. Do 3 thứ chướng giải thoát đây được coi là thù thắng hơn cả. Sở dĩ vì sao? Vì đối với giải thoát không phát nhân hướng đến. Tuy đã phát nhân hướng đến lại bị nhân của tà xuất ly và nhân của bất chính xuất ly. Do Tát-ca-da kiến, chấp 5 thủ uẩn làm ngã ngã sở, sinh ái lạc sâu sắc, nên đối với đại khổ tụ không sinh chán bỏ, đối với thắng giải thoát không phát tâm hướng đến. Hoặc có chúng sinh tuy đã phát tâm hướng đến giải thoát, nhưng do giới cấm thủ và nghi, thiên chấp tà đạo nghi ngờ chính đạo, nên đi theo tà xuất ly và bất chính xuất ly.

Lại 3 kết này là nhân của mê cảnh sở tri, nhân của mê kiến, nhân của mê đối trị. Sở dĩ vì sao? Do Tát-ca-da kiến mê cảnh sở tri, đối với đại khổ tụ, hư vọng tăng ích tướng ngã ngã sở. Do giới cấm thủ mê năng tri kiến , đối với điên đảo kiến cho là nhân của thanh tịnh xuất ly. Do nghi mê chính đối trị, không quyết định đối với Tam Bảo.

Nhất lai quả hướng Bổ-đặc-già-la, là ở trong tu đạo đã đoạn Dục giới 5 phẩm phiền não an trụ đạo ấy. Sở dĩ vì sao? Do sau khi kiến đạo đã đoạn Dục giới cho đến trung trung phẩm phiền não và trụ nơi đạo đoạn ấy.

Nhất lai quả Bổ-đặc-già-la, là ở trong tu đạo đã đoạn Dục giới phẩm phiền não thứ 6 an trụ đạo ấy. Sở dĩ vì sao? Do đã vĩnh đoạn trung nhuyến phẩm phiền não đoạn đạo cứu cánh kiến lập đây.

Bất hoàn quả hướng Bổ-đặc-già-la, là ở trong tu đạo đã đoạn Dục giới phẩm phiền não thứ 7 thứ 8 an trụ đạo ấy. Sở dĩ vì sao? Do sau quả nhất lai đã đoạn Dục giới nhuyến thượng nhuyến trung phẩm phiền não và trụ nơi đoạn đạo ấy kiến lập đây.

Bất hoàn quả Bổ-đặc-già-la, là ở trong tu đạo đã đoạn Dục giới phẩm phiền não thứ 9 an trụ đạo ấy. Sở dĩ vì sao? Do kia vĩnh đoạn Dục giới nhuyến nhuyến phâm phiền não đoạn đạo cứu cánh kiến lập đây.

Hỏi: Nếu đã vĩnh đoạn tất cả phiền não kiến đạo sở đoạn, và đã vĩnh đoạn tất cả phiền não Dục giới tu đạo sở đoạn được quả bất hoàn, vì sao chỉ nói vĩnh đoạn 5 thuận hạ phần kết được quả bất hoàn?

Đáp: Vì nằm trong tối thắng. Sao gọi là tối thắng? Do 5 kết này có thể làm thắng nhân của hạ thú hạ giới, nên gọi là tối thắng. Sở dĩ vì sao? Hạ thú là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Hạ giới là Dục giới. Bởi Tát-ca-da kiến, giới cấm thủ, nghi, là tối thắng nhân khiến các hữu tình không vượt khỏi hạ thú. Bởi tham dục, sân nhuế là tối thắng nhân khiến các hữu tình vượt xuống hạ giới.

A-la-hán quả hướng Bổ-đặc-già-la, là đã vĩnh đoạn Hữu đỉnh 8 phẩm phiền não an trụ đạo ấy.

A-la-hán quả Bổ-đặc-già-la, là đã vĩnh đoạn Hữu đỉnh phẩm phiền não thứ 9 an trụ cứu cánh đạo ấy.

Hỏi: Nếu A-la-hán vĩnh đoạn 3 cõi tất cả phiền não, vì sao chỉ nói vĩnh đoạn tất cả 5 thuận thượng phẩm kết được quả A-la-hán?

Đáp: Vì nằm trong tối thắng. Sao gọi là tối thắng? Do 5 kết đây là lấy nhân thượng phần, và không bỏ nhân thượng phần nên gọi là tối thắng. Sở dĩ vì sao? Do Sắc, Vô sắc ái thủ Dục giới sinh lên Sắc ,Vô sắc giới, do trạo, mạn, vô minh không bỏ đây mà sinh lên trên, nên vì ái, mạn, nghi thượng tĩnh lự bị chúng não loạn.

Cực thất phản hữu Bổ-đặc-già-la, là dự lưu qua lại thụ thân trong cõi trời cõi người cùng cực đến 7 lần mới được hết khổ.

Gia gia Bổ-đặc-già-la, là dự lưu hoặc sinh trong cõi trời cõi người từ nhà này đến nhà kia mới được hết khổ. Sở dĩ vì sao? Là từ dự lưu quả tiến đến nhất lai quả hướng, hoặc ở cõi trời hoặc ở cõi người, quyết định qua lại, cùng cực thụ 2 hữu mới Bát-niết-bàn.

Nhất gian Bổ-đặc-già-la, là nhất lai, hoặc ở cõi trời chỉ thụ một hữu được hết khổ. Sở dĩ vì sao? Vì nhất lai quả tiến đến bất hoàn quả hướng, hoặc ở cõi trời chỉ thụ một hữu thì Bát-niết-bàn. Chỉ có một khoản ngắn cho thụ một đời nên gọi là nhất gian.

Trung Bát-niết-bàn Bổ-đặc-già-la, là sinh kết đã đoạn, khởi kết chưa đoạn. Hoặc trung hữu vừa khởi, Thánh đạo liền hiện tiền mà được hết khổ. Hoặc trung hữu khởi rồi, vừa phát sinh tư duy hướng đến sinh hữu thì Thánh đạo hiện tiền được hết khổ. Hoặc đã phát sinh tư duy hướng đến sinh hữu, nhưng chưa đến sinh hữu thì Thánh đạo hiện tiền mà được hết khổ. Trong đây hiển thị 3 thứ trung bát, do sức phiền não đưa đến sinh xứ, khiến hữu tình tương tục. Phiền não này đã hết, chỉ do sức tùy miên khiến sau khi mạng chung các uẩn tiếp tục khởi. Tùy miên này còn sót lại chưa hết, hoặc trung hữu vừa khởi, do sức quán tập Thánh đạo hiện tiền đoạn các tùy miên còn sót, ngay nơi vị này liền Bát-niết-bàn. Hoặc trung hữu khởi rồi, vừa phát khởi suy nghĩ đi đến sinh hữu thì Thánh đạo hiện tiền đoạn các tùy miên còn sót mà nhập Bát-niết-bàn. Hoặc tư duy đã đi đến nơi sinh hữu nhưng chưa được sinh hữu thì Thánh đạo hiện tiền đoạn các tùy miên còn sót mà nhập Bát-niết-bàn. Như vậy 3 thứ trông vào nơi sinh hữu, hoặc chưa phát, hoặc vừa mới phát, hoặc đã đi xa, kiến lập các vị sai biệt theo Kinh Thất Thiện Trượng Phu Thú.

Sinh Bát-niết-ban Bổ-đặc-già-la, là 2 kết đều chưa đoạn, vừa sinh Sắc giới rồi, thì Thánh đạo hiện tiền được hết khổ.

Vô hành Bát-niết-bàn Bổ-đặc-già-la, là sinh nơi kia rồi không do gia hành Thánh đạo hiện tiền được hết khổ. Không do gia hành, nghĩa là do sức quán tập đời trước, vô công dụng Thánh đạo tự nhiên hiện tiền.

Hữu hành Bát-niết-bàn Bổ-đặc-già-la, là sinh nơi kia rồi, do sức gia hành Thánh đạo hiện tiền được hết khổ. Do gia hành tức khác với trên.

Thượng lưu Bổ-đặc-già-la, là ở Sắc giới địa, trong địa đều thụ sinh rồi cho đến sau cùng nhập Sắc cứu cánh, ở đó vô lậu Thánh đạo hiện tiền được hết khổ. Lại có trường hợp đi đến Hữu đỉnh Thánh đạo hiện tiền được hết khổ. Trong đây hiển thị 2 thứ thượng lưu: 1. Cực chí Sắc cứu cánh. 2. Cực chí Hữu đỉnh. Cực chí Sắc cứu cánh, là Bổđặc-già-la nhiều ái vị. Do sinh khởi nhiều ái vị sai biệt đối với tĩnh lự như nhuyến v.v… nên trước tiên từ trời Phạm chúng cho đến Sắc cứu cánh. Trong tất cả các nơi lần lượt mỗi nơi thụ sinh một đời, cho đến cuối cùng nhập Sắc cứu cánh được Bát-niết-bàn. Cực chí Hữu đỉnh, nghĩa là không tạp tu đệ tứ tĩnh lự, chỉ tránh Tịnh cư, rồi như trước lần lượt sinh tất cả mọi nơi, cho đến Hữu đỉnh mới Bát-niết-bàn. Lại nữa tạp tu đệ tứ tĩnh lự có 5 phẩm sai biệt: 1. Hạ phẩm tu, 2. Trung phẩm tu, 3. Thượng phẩm tu, 4. Thượng thắng phẩm tu, 5. Thượng cực phẩm tu. Do 5 phẩm tạp tu ở tĩnh lự thứ tư nên theo thứ tự đó sinh 5 cõi trời Tịnh cư.

Thoái pháp A-la-hán là độn căn tính. Hoặc du tán hoặc không du tán, hoặc tư duy hoặc không tư duy, đều có thể thoái lui mất hiện pháp lạc trụ. Tư duy là muốn hại tự thân. Không tư duy là không muốn hại tự thân. Thoái lui hiện pháp lạc trụ, là thoái lui các định thế gian tĩnh lự.

Tư pháp A-la-hán là độn căn tính. Hoặc du tán hoặc không du tán, hoặc không tư duy tức có thể thoái mất hiện pháp lạc trụ. Nếu tư duy rồi có thể không thoái mất.

Hộ pháp A-la-hán là độn căn tính. Hoặc du tán liền có thể thoái mất hiện pháp lạc trụ. Hoặc không du tán tức có thể không thoái trụ.

Bất động A-la-hán là độn căn tính. Hoặc du tán hoặc không du tán đều có thể không thoái hiện pháp lạc trụ, cũng không thể luyện căn. Luyện căn, nghĩa là chuyển hạ độn căn thành thượng lợi căn. Vì thế cho nên không nói bất động pháp có thể luyện căn, vì tính của nó là lợi căn.

Kham đạt A-la-hán là độn căn tính. Hoặc du tán hoặc không du tán đều có thể không thoái hiện pháp lạc trụ, kham năng luyện căn.

Bất động pháp A-la-hán là lợi căn tính. Hoặc du tán hoặc không du tán đều có thể không thoái hiện pháp lạc trụ.

Dục giới dị sinh Bổ-đặc-già-la, là ở Dục giới hoặc sinh hoặc trưởng không được Thánh pháp.

Dục giới hữu học Bổ-đặc-già-la, là ở Dục giới hoặc sinh hoặc trưởng đã được Thánh pháp nhưng còn dư kết.

Dục giới vô học Bổ-đặc-già-la, là ở Dục giới hoặc sinh hoặc trưởng đã được Thánh pháp không còn dư kết. Giống như Dục giới có 3, Sắc Vô sắc giới cũng đều có 3 thứ như vậy theo tướng nên biết.

Dục, Sắc giới Bồ-tát, là với diệt ly Vô sắc giới sinh tĩnh lự tương ưng, trụ tĩnh lự lạc mà sinh Dục giới hoặc sinh Sắc giới.

Hỏi: Vì duyên gì Bồ-tát không sinh Vô sắc giới?

Đáp: Nếu đã chứng đắc tối thắng oai đức, Bồ-tát phàm tất cả nơi thụ sinh đều muốn lợi ích an lạc chúng sinh. Bởi Vô sắc giới không phải nơi thành thục chúng sinh.

Diệt ly Vô sắc giới sinh tĩnh lự , nghĩa là có thể khiển trừ các thắng định. Trụ tĩnh lự lạc, nghĩa là không thoái lui tĩnh lự. Do đây Bồ-tát khéo hồi chuyển, nên muốn thành thục chúng sinh được hóa độ mà hoặc sinh Dục giới hoặc sinh Sắc giới.

Dục giới Độc Giác, là khi không có Phật ra đời, sinh ở Dục giới tự nhiên chứng đắc Độc Giác Bồ-đề.

Bất tư nghị Như Lai, là ở Dục giới đầu tiên từ thị hiện an trụ nơi cung điện Diệu Bảo ở trời Đổ-sử-đa, cho đến thị hiện đại Bát-niếtbàn, thị hiện đại hạnh tất cả chư Phật Bồ-tát làm. Tất cả Bồ-tát làm, là từ thị hiện cung trời Đổ-sử-đa cho đến hiện đại thần biến, hàng phục ma quân. Chư Phật làm, là từ thị hiện thành đẳng chính giác cho đến thị hiện đại Bát-niết-bàn.

Thắng giải hành Bồ-tát, là trụ trong thắng giải hành địa, thành tựu hạ trung thượng nhẫn của Bồ-tát. Do an trụ chủng tính Bồ-tát, trước tiên từ sơ phát đại Bồ-đề nguyện cho đến chưa nhập cực hoan hỷ địa, chưa được xuất thế chân thật nội chứng, gọi là thắng giải hành Bồ-tát.

Tăng thượng ý lạc hành Bồ-tát, là các Bồ-tát ở trong 10 địa do đã chứng đắc xuất thế nội chứng thanh tịnh ý lạc.

Hữu tướng hành Bồ-tát, là các Bồ-tát trụ trong các địa cực hỷ, ly cấu, phát quang, diệm tuệ, cực nan thắng, hiện tiền. Do 6 địa này tuy không hỷ lạc nhưng bị các tướng xen tạp.

Vô tướng hành Bồ-tát, là các Bồ-tát trụ trong viễn hành địa. Do các Bồ-tát này hoặc làm công dụng cho đến tùy theo ý muốn có thể khiến các tướng không hiện hành.

Vô công dụng hành Bồ-tát, là các Bồ-tát trụ trong các địa bất động, thiện tuệ, pháp vân. Do các Bồ-tát này đã được thuần thục vô phân biệt trí.

Lại nữa như nói dự lưu Bổ-đặc-già-la, đây có 2 thứ: 1. Tiệm xuất ly, 2. Đốn xuất ly. Tiệm xuất ly, như trước đã nói rộng. Đốn xuất ly, là nhập đế hiện quán rồi y chỉ chưa đến định, phát xuất thế gian đạo mau chóng đoạn tất cả phiền não 3 cõi. Mỗi phẩm mỗi phẩm đoạn riêng biệt, chỉ lập 2 quả là quả dự lưu và quả A-la-hán. Mỗi phẩm mỗi phẩm đoạn riêng biệt, nghĩa là trước tiên mau chóng đoạn các thượng thượng phẩm tùy miên mà tu đạo phải đoạn trong Dục, Sắc và Vô sắc giới, như vậy cho đến nhuyến nhuyến phẩm. Đoạn mau chóng 3 cõi, là như kiến đạo sở đoạn, không như thế gian đạo, giới địa dần dần đoạn từng phẩm riêng biệt.

Nghĩa này lấy gì làm chứng? Như Kinh Chỉ Đoan nói: Những gì có sắc cho đến thức, hoặc quá khứ hoặc vị lai hoặc hiện tại, nói rộng cho đến hoặc xa hoặc gần, chung lại tất cả lược làm một phân, một nắm, một đống, một nhóm, lược như vậy rồi nên quán tất cả đều vô thường, tất cả đều khổ, cho đến nói rộng. Y như vậy quán chỉ có thể kiến lập trước sau 2 quả. Do đây 2 quả theo thứ tự vĩnh đoạn tất cả phiền não kiến tu sở đoạn trong 3 cõi. Vì hiển thị vô dư nên không lập 2 quả thứ 2 thứ 3. Do 2 quả đây, người đã kiến đế chỉ đoạn Dục giới tu đạo sở đoạn, vì hiển thị hữu dư vô dư. Lại y như vậy, xuất ly mau chóng, là Như Lai trong Kinh Phân Biệt lập ngay dự lưu quả vô gián là A-la-hán quả. Các Bổ-đặc- già-la như vậy phần nhiều trong hiện pháp, hoặc khi lâm chung, khéo hoàn thành ý chỉ của Phật. Giả sử không thể làm xong, là vì do nguyện lực, tức là dùng nguyện lực sinh trở lại Dục giới, sinh ra đời không có Phật thì thành độc thắng quả. Giả sử không làm xong là vì chưa thể lìa các dục vô dư. Liền dùng nguyện lực sinh Dục giới là vì người ấy có thể mau chóng chứng Bát-niết-bàn.

Kiến lập hiện quán lược có 10 thứ, là pháp hiện quán, nghĩa hiện quán, chân hiện quán, hậu hiện quán, bảo hiện quán, bất hành hiện quán, cứu cánh hiện quán, Thanh Văn hiện quán, Độc Giác hiện quán, Bồ-tát hiện quán.

Pháp hiện quán, nghĩa là đối với các đế trong pháp tăng thượng đã được thượng phẩm thanh tín thắng giải tùy tín mà hành. Sở dĩ vì sao? Do nơi các đế tăng thượng trong các pháp của khế kinh, là nghe âm thanh từ người khác mà tăng thượng sức duyên, đã được thuận giải thoát phần thiện căn sau cùng, gồm trong thượng phẩm thanh tín thắng giải. Vì được thanh tín thắng giải như vậy nên gọi là dùng pháp hiện quán hiện quán các đế.

Nghĩa hiện quán, nghĩa là nơi các đế trong pháp tăng thượng đã được thượng phẩm, trong đế sát pháp nhẫn của các đế cảnh, nhẫn này ở thuận quyết trạch phần vị. Sở dĩ vì sao? Tức như lý tác ý những điều nói trên, sức tăng thượng duyên đối với cảnh khổ đế v.v… đã được thuận quyết trạch phần thiện căn sau cùng thâu nhiếp trong thượng phẩm đế sát pháp nhẫn. Đế sát pháp nhẫn này do 3 thứ như lý tác ý hiển phát, nên lại thành 3 phẩm là thượng nhuyến, thượng trung, và thượng thượng. Thượng nhuyến, là nhuyến vị khi sinh. Thượng trung, là đỉnh nhẫn vị. Thượng thượng, là thế đệ nhất pháp.

Chân hiện quán, nghĩa là đã được kiến đạo 16 tâm sát-na vị, có các Thánh đạo. Lại ở trong kiến đạo được hiện quán biên, an lập đế thế tục trí. Do sức tăng thượng duyên của xuất thế trí nuôi lớn chủng tử kia, nên nói được trí này nhưng không hiện tiền. Bởi kiến đạo 16 tâm sát-na không gián đoạn, không cho hiện khởi tâm thế gian. Cho nên ở trong tu đạo vị thế tục trí này mới hiện tiền.

Hậu hiện quán, nghĩa là tất cả tu đạo. Do sau kiến đạo tất cả thế gian xuất thế gian đạo đều gọi là hậu hiện quán.

Bảo hiện quán, nghĩa là chứng tịnh đối với Phật, chứng tịnh đối với pháp, chứng tịnh đối với tăng. Do đệ tử của Phật đối với Tam Bảo đã được quyết định chứng thanh tịnh tín. Nghĩa là Bạc-già-phạm là bậc chân chính đẳng giác. Pháp Tì-nại-da là chân thiện diệu thuyết.

Chúng đệ tử Phật là hàng chân tịnh hạnh.

Bất hành hiện quán, nghĩa là đã chứng đắc vô tác luật nghi, cho nên tuy ở học vị, mà nói ta nay đã hết đọa lạc ác thú địa ngục súc sinh ngạ quỷ, ta không thể tạo trở lại nghiệp ác thú, cảm ác thú dị thục. Đã được vô tác luật nghi, nghĩa là đã được Thánh sở ái giới, thâu nhiếp trong luật nghi. Do được đây rồi thì không cần phải thực hành đối trị địa ngục dị thục v.v… Bởi địa ngục v.v… đã vĩnh tận không hiện hành nữa, nên gọi bất hành hiện quán.

Cứu cánh hiện quán, là nói cứu cánh đạo trong đạo đế. Nghĩa là đã dứt tất cả thô trọng rồi, được nhất thiết ly hệ đắc v.v…

Thanh Văn hiện quán, là như trước đã nói 7 thứ hiện quán. Vì nghe âm thanh từ người khác mà chứng đắc, nên gọi là Thanh Văn hiện quán.

Độc giác hiện quán, là như trước đã nói 7 thứ hiện quán, không do âm thanh từ người khác mà chứng đắc, nên gọi là Độc Giác hiện quán.

Bồ-tát hiện quán, là như trước đã nói trong 7 thứ hiện quán, khởi tu tập nhẫn mà không tác chứng. So với Thanh Văn Độc Giác có được phương tiện điều phục thiện xảo, có lòng thương yêu chúng sinh, không ở hạ thừa mà xuất ly, mà ở trong Bồ-tát cực hỷ địa, nhập các chính tính quyết định của Bồ-tát. Đó gọi là Bồ-tát hiện quán.

Đã nói xong hiện quán, nay sẽ nói đến sai biệt.

Hỏi: Hiện quán của Thanh Văn và Bồ-tát có gì sai biệt?

Đáp: Lược có 11 thứ, là cảnh giới sai biệt, nhiệm trì sai biệt, thông đạt sai biệt, thệ nguyện sai biệt, xuất ly sai biệt, nhiếp thụ sai biệt, kiến lập sai biệt, quyến thuộc sai biệt, thắng sinh sai biệt, sinh sai biệt, và quả sai biệt.

Cảnh giới sai biệt, là duyên phương quảng Đại thừa làm cảnh. Nhiệm trì sai biệt, là mãn đại kiếp A-tăng-xí-da phúc trí tư lương viên mãn. Thông đạt sai biệt, là do Bổ-đặc-già-la pháp vô ngã lý tăng thượng pháp, phương tiện dẫn xuất thế gian trí đều thông đạt 2 vô ngã. Thệ nguyện sai biệt, là có thể thông đạt tất cả hữu tình đều bình đẳng với mình, thệ nguyện làm lợi ích như tự thân mình vậy. Xuất ly sai biệt, là dựa vào 10 địa mà xuất ly. Nhiếp thụ sai biệt, là nhiếp thụ trong vô trụ Niết-bàn. Kiến lập sai biệt, là khéo tu trị các cõi Phật thanh tịnh. Quyến thuộc sai biệt, là nhiếp thụ tất cả chúng sinh được hóa độ làm quyến thuộc. Thắng sinh sai biệt, là như thế gian bụng mang đứa con, nối tiếp dòng giống của người cha khiến không đoạn tuyệt. Bồ-tát cũng nối thịnh giống Phật khiến không tuyệt dứt. Đó là tướng chân tử của Phật. Sinh sai biệt, là sinh trong đại tập hội của Như Lai. Quả sai biệt, là lại có 10 thứ như chuyển y sai biệt, công đức viên mãn sai biệt, 5 tướng sai biệt, 3 thân sai biệt, Niết-bàn sai biệt, chứng đắc hòa hợp trí dụng sai biệt, chướng thanh tịnh sai biệt, hòa hợp tác nghiệp sai biệt, phương tiện thị hiện thành đẳng chính giác nhập Bát-niết-bàn sai biệt, và 5 thứ bạt tế sai biệt. Chuyển y sai biệt, nghĩa là vĩnh đoạn tất cả chủng tử sở y thô trọng, nhiễm hoặc không nhiễm, hằng chuyển tất cả công đức vô thượng sở y. Công đức viên mãn sai biệt, nghĩa là lực, vô úy, bất cộng Phật pháp v.v… vô biên công đức vĩnh viễn thành tựu viên mãn. Năm tướng sai biệt, nghĩa là thanh tịnh v.v… 5 tướng sai biệt: 1. Thanh tịnh sai biệt, nghĩa là vĩnh đoạn tất cả phiền não và tập khí. 2. Viên tịnh sai biệt, nghĩa là khắp tu trị cõi Phật thanh tịnh. 3. Thân sai biệt, nghĩa là pháp thân viên mãn. 4. Thụ dụng sai biệt, nghĩa là mọi lúc mọi nơi trong các đại tập hội, cùng chư Bồ-tát thụ dụng các thứ pháp lạc. 5. Nghiệp sai biệt, nghĩa là tùy chỗ thích ứng khởi các thứ biến hóa khắp 10 phương vô lượng vô biên thế giới làm các Phật sự. Ba thân sai biệt, là chứng đắc viên mãn tự tính thân, thụ dụng thân và biến hóa thân. Niết-bàn sai biệt, là ở nơi vô dư Niết-bàn giới vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, tất cả công đức không đoạn tuyệt. Chứng đắc hòa hợp trí dụng sai biệt, là chứng đắc tối cực thanh tịnh pháp giới thuần một vị, nơi đó có thể y vào tất cả thứ diệu trí dụng, công năng của mỗi mỗi Phật đều bình đẳng công năng tất cả Phật. Chướng thanh tịnh sai biệt, là vĩnh đoạn tất cả phiền não chướng và sở tri chướng. Hòa hợp tác nghiệp sai biệt, là tác dụng hóa đạo mỗi mỗi hữu tình đều là sức tăng thượng của tất cả Phật. Phương tiện thị hiện thành đẳng chính giác nhập Niết-bàn sai biệt, là trong 10 phương thế giới tùy chỗ thích ứng, cho đến đời sau nhiều lần thị hiện thành chính giác v.v… khiến tất cả chúng sinh được hóa độ sẽ được thành thục giải thoát. Năm thứ bạt tế sai biệt, là cứu tế 5 thứ tai họa: 1. Cứu tế tai hoạn, nghĩa là khi Như Lai vào thành phố làng xóm khiến người mù được thấy người điếc được nghe v.v… 2. Cứu tế phi phương tiện, nghĩa là khiến được thế gian chính kiến xa lìa tất cả tà kiến ác kiến. 3. Cứu tế ác thú, nghĩa là khiến sinh kiến đạo vượt các ác thú. 4. Cứu tế Tát-ca-da, nghĩa là khiến chứng quả A-la-hán hằng thoát ly 3 cõi. 5. Cứu tế thừa, nghĩa là khiến các Bồ-tát không ham thích hạ thừa.

Hỏi: Như kinh nói 4 vô lượng, trong tối thắng công đức nhiếp thuộc hiện quán nào?

Đáp: Thuộc hậu hiện quán, cứu cành hiện quán. Sở dĩ vì sao? Những công đức tối thắng như vậy, các đệ tử của Phật phát khởi, hoặc trong lúc tu đạo hoặc trong cứu cánh đạo, nên thuộc 2 hiện quán ấy. Hai hiện quán ấy sao gọi là vô lượng giải thoát, thắng xứ, biến xứ, vô tránh nguyện trí, vô ngại giải, thần thông tương tùy, hiển thanh tịnh lực, vô úy, niệm trụ, bất hộ, vô vong thất pháp, vĩnh đọan tập khí, đại bi, 18 bất cộng Phật pháp, nhất thiết chủng diệu trí? Các công đức như vậy Như Lai trong các kinh tùy theo chỗ thích ứng lược nêu các công đức này trong 5 môn. Đó là sở y, cảnh giới, hành tướng, tự thể, và trợ bạn.

Vô lượng, là 4 vô lượng: 1. Từ vô lượng, 2. Bi vô lượng, 3. hỷ vô lượng, 4. xả vô lượng. Thế nào là từ? Là y chỉ tĩnh lự ý lạc, tương ưng với cho vui các hữu tình, trụ trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng. Trong đây hiển thị từ vô lượng lấy tĩnh lự làm sở y, hữu tình làm cảnh giới, nguyện cho vui làm hành tướng, định tuệ làm tự thể, tất cả công đức đều thâu nhiếp trong Xa-ma-tha, Tì-bát-xá-na, các tâm tâm pháp làm trợ bạn. Phải biết bi v.v…tất cả công đức tùy theo chỗ thích ứng cũng như vậy. Thế nào là bi? Là ý lạc làm cho các hữu tình lìa khổ, trụ trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói, vì sở y, tự thể, trợ bạn tương tự với từ. Thế nào là hỷ? Là ý lạc làm cho hữu tình không lìa vui, trụ trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói. Thế nào là xả? Là y chỉ tĩnh lự, ý lạc làm lợi ích hữu tình, trụ trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói. Ý lạc lợi ích, nghĩa là tương ưng với cho vui v.v…, hữu tình xả bỏ ái v.v… tư duy như thế này: Phải khiến chúng giải thoát phiền não. Ý lạc như vậy gọi là xả hành tướng. Ý lạc lợi ích hành tướng viên mãn, gọi là trụ cụ túc.

Giải thoát, là 8 giải thoát, như kinh có nói rộng. Thế nào là hữu sắc quán các sắc giải thoát? Nghĩa là y chỉ tĩnh lự, trong là thấy các sắc tưởng chưa đè bẹp, hoặc thấy các sắc tưởng hiện an lập, quán thấy các sắc trụ trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng, cho đến vì giải thoát biến hóa chướng. Hữu sắc, nghĩa là trong thân chưa dựa vào vô sắc định trừ dẹp các sắc tưởng trông thấy, hoặc các sắc tưởng trông thấy an lập hiện tiền. Quán các sắc, nghĩa là dùng ý giải quán thấy các sắc tốt xấu v.v… Giải thoát, nghĩa là có thể giải thoát tất cả biến hóa chướng.

Thế nào là trong vô sắc tưởng quán ngoài các sắc giải thoát? Nghĩa là trong đã đè bẹp kiến giả sắc tưởng, hoặc hiện an lập kiến giả vô sắc tưởng. Quán sở kiến sắc trụ trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói. Nội vô sắc tưởng, nghĩa là ở trong nội thân đã dựa vào vô sắc định dẹp trừ kiến giả sắc tưởng hoặc kiến giả vô sắc tưởng, an lập hiện tiền. Nghĩa là thấy, là tưởng hiện hành ra trước, ngoài ra như trước giải thích.

Thế nào là tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trụ? Nghĩa là ở trong các sắc tịnh bất tịnh đã được lần lượt tưởng chờ đợi nhau, lần lượt tưởng nhập vào nhau, lần lượt tưởng là một mùi vị, cho nên trong chúng đã được trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói. Cho đến để giải thoát tịnh bất tịnh biến hóa phiền não sinh khởi chướng, trong đây hiển thị các sắc trong tịnh bất tịnh dựa vào tưởng lần lượt chờ đợi nhau, tưởng lần lượt nhập vào nhau, tưởng lần lượt thành một mùi vị. Sở dĩ vì sao? Đợi các tịnh sắc thì trong các sắc khác gọi là bất tịnh. Đợi các sắc bất tịnh thì trong các sắc khác cho là thanh tịnh. Chẳng phải là không đợi nhau. Bởi vì sao? Vì khi chỉ thấy một loại thì không có cái biết là tịnh hay bất tịnh. Lại nữa ở trong tịnh có tính bất tịnh theo vào. Ở trong bất tịnh có tính tịnh theo vào. Bởi vì sao? Nơi lớp da mỏng che đậy thì đều gọi là tịnh, mà trong hiện có tóc lông v.v… 36 thứ bất tịnh vật. Như vậy lần lượt hợp chung tất cả sắc làm một vị thanh tịnh tưởng. Hiểu như vậy rồi thì được cái sắc tùy thích muốn. Người giải thoát tự tại là người có thể đoạn tịnh bất tịnh sắc, biến hóa chướng và phiền não sinh khởi chướng trong đó. Những gì gọi là trong phiền não biến hóa? Là trong tịnh sắc biến hóa gia hành công dụng khác với bất tịnh sắc biến hóa.

Thế nào là vô biên hư không xứ giải thoát? Nghĩa là trong tùy thuận giải thoát vô biên hư không xứ, trụ trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói. Giống như vô biên hư không xứ giải thoát, vô biên thức xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát cũng vậy. Cho đến là giải thoát tịch tĩnh, giải thoát vô trệ ngại chướng, như vậy 4 thứ nếu đệ tử Phật có thể thuận được vô lậu, là tính thanh tịnh, mới gọi là giải thoát, vì giải thoát ái vị. Tịch tĩnh giải thoát, là vượt quá sự thanh tịnh trong Sắc, Vô sắc, gọi là không trệ ngại. Đắm trước vị vô sắc là chướng này.

Thế nào là tưởng thụ diệt giải thoát? Là cái giải thoát dựa vào phi tưởng phi phi tưởng xứ. Siêu quá các tịch tĩnh giải thoát, trụ nơi tựa như chân giải thoát, trong cụ túc trụ tâm tâm pháp diệt, là giâi thoát tưởng thụ diệt chướng. Đây hiển thị tưởng thụ diệt giải thoát, lấy phi tưởng phi phi tưởng xứ làm sở y. Vì không có cảnh giới, hành tướng, trợ bạn, lấy tâm tâm pháp diệt làm tự thể. Lại cái giải thoát này tựa như chân giải thoát, viên mãn làm tính, bởi đệ tử Phật do xuất thế gian đạo đã được chuyển y, các tâm tâm pháp tạm thời không hiện khởi, trong vị này cực kỳ tịch tĩnh, nhiễm ô ý không hiện hành.

Tám giải thoát này cũng gọi là Thánh trụ, vì là chỗ trụ của các thánh giả. Nhưng các thánh giả đa phần y vào 2 nơi trụ, đó là thứ 3 và thứ 8 vì tối thắng. Cho nên trong kinh nói 2 giải thoát này là hữu thân tác chứng cụ túc trụ, không phải những cái khác. Do 2 thứ này, theo thứ tự hữu sắc vô sắc giải thoát, chướng đoạn không sót, được viên mãn chuyển y, nên gọi là tối thắng.

Thắng xứ, là 8 thắng xứ, như kinh có nói rộng. Bốn thắng xứ trước do 2 giải thoát kiến lập. Bốn thắng xứ sau do 1 giải thoát kiến lập, vì do từ kia lưu xuất ra. Sở dĩ vì sao? Nghĩa là do nội sắc tưởng quán ngoại sắc ít, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc kém hoặc hơn, đối với các sắc ấy thắng tri thắng kiến, được tưởng như thật, đó là sơ thắng xứ. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc nhiều, hoặc tốt hoặc xấu, nói rộng cho đến được tưởng như thật, là thắng xứ thứ hai. Hai thắng xứ này từ hữu sắc quán các sắc giải thoát phát xuất. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc ít, nói rộng cho đến được tưởng như thật, là thắng xứ thứ ba. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc nhiều, nói rộng cho đến được tưởng như thật, là thắng xứ thứ tư. Cho nên 4 thắng xứ trước do 2 giải thoát kiến lập. Nội vô sắc tưởng quán ngoại các sắc, nếu xanh xanh hiển xanh hiện ánh sáng xanh giống như hoa Ô-mạc-ca, hoặc như Bà-la-nại-tư nhuộm áo xanh thẩm. Nếu xanh xanh hiển xanh hiện ánh sáng xanh, như vậy nội vô sắc tưởng quán ngoại các sắc nếu xanh cho đến ánh sáng xanh cũng vậy đối với các sắc kia thắng tri thắng kiến được tưởng như thật, là thắng xứ thứ năm. Nội vô sắc tưởng quán ngoại các sắc, nếu vàng cho đến ánh sáng vàng giống như hoa Yết-ni-ca, hoặc như Bà-la-nại-tư nhuộm áo vàng thẩm. Nếu vàng nói rộng cho đến được tưởng như thật, là thắng xứ thứ sáu. Nội vô sắc tưởng quán ngoại các sắc, nếu đỏ cho đến ánh sáng đỏ giống như hoa Bát-đậu-thời-phược-ca, hoặc như Bà-la-nại-tư nhuộm áo đỏ thẩm. Nếu đỏ nói rộng cho đến được tưởng như thật, là thắng xứ thứ bảy. Nội vô sắc tưởng quán ngoại các sắc, nếu trắng trắng hiển trắng hiện ánh sáng trắng, giống như sắc ngôi sao Ô-sa-tư, hoặc như Bàla-nại-tư áo cực kỳ trắng. Nếu trắng trắng hiển trắng hiện ánh sáng trắng, như vậy nội vô sắc tưởng quán ngoại các sắc nếu trắng trắng hiển trắng hiện ánh sáng trắng cũng vậy. Đối với các sắc kia thắng tri thắng kiến được tưởng như thật, là thắng xứ thứ tám. Như vậy 4 thắng xứ từ tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trụ phát xuất. Trong đây giải thoát là ý giải sở duyên, thắng xứ là thắng phục sở duyên, ít nhiều v.v… cảnh tùy ý tự tại hoặc khiến ẩn chìm hoặc tùy ý chuyển. Ít sắc, là sắc của hữu tình số, vì lượng của nó ít. Nhiều sắc, là không phải sắc của hữu tình số, như nhà cửa, rừng rú, đất đai, núi non v.v… lượng của nó rất lớn. Sắc tốt sắc xấu, gồm trong sắc tịnh bất tịnh. Sắc kém sắc hơn, như người, như trời tùy theo thứ tự đối với các sắc kia, thắng thì tự tại chuyển. Biết, là do Xa-ma-tha đạo. Thấy, là do Tìbát- xá-na đạo. Được tưởng như thật, là ở trong đã thắng chưa thắng không có tưởng tăng thượng mạn. Nếu xanh, là câu nói chung, xanh hiển là xanh câu sinh, xanh hiện là xanh hòa hợp. Ánh sáng xanh, là 2 cái kia phóng ra ánh sáng xanh sạch đẹp. Giống như xanh, nói rộng ra vàng, đỏ, trắng cũng vậy. Ở một chỗ nói 2 thí dụ là hiển câu sinh hòa hợp 2 hiển sắc. Nghĩa là nếu xanh là nêu chung hoa và áo 2 xanh. Xanh hiển, là dựa vào hoa xanh mà nói, vì câu sinh. Xanh hiện, là dựa vào áo xanh mà nói, vì hòa hợp mới thành. Ánh sáng xanh, là dựa vào 2 thứ mà nói, vì 2 thứ ấy đều có ánh sáng sạch đẹp. Như vậy trong 2 thí dụ nếu xanh xanh hiển v.v… câu chung, câu giải thích, như tướng phải biết. Giống như xanh, vàng v.v… cũng vậy, ngoài ra như được nói trong giải thoát. Những gì là ngoài ra? Nghĩa là nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc v.v…, như hữu sắc quán các sắc v.v… nên giải thích tùy theo tướng. Đã nói xong thắng xứ, cảnh giới của thắng sở duyên.

Biến xứ, nghĩa là trong biến mãn cụ túc hoặc định hoặc tuệ và tâm tâm pháp tương ưng với chúng, gọi là biến xứ. Biến mãn, là lượng của nó rộng lớn phổ biến vô biên. Đây lại có 10 thứ, là địa, thủy, hỏa, phong, xanh, vàng, đỏ, trắng, vô biên không xứ, vô biên thức xứ đều biến khắp.

Hỏi: Vì sao trong biến xứ kiến lập địa v.v…?

Đáp: Vì biến xứ này quán sắc năng y sở y đều biến khắp, cho nên nếu trong đây không kiến lập địa v.v… thì biến xứ liền lìa đại chủng sở y, nên cũng không thể quán xanh v.v… sở tạo sắc làm tướng biến mãn. Vì vậy để quán sở y năng y đều biến mãn, nên kiến lập địa v.v…, ngoài ra tùy chỗ thích ứng như nói trong giải thoát, gọi là vô biên không xứ v.v…

Phải biết trong đây dựa vào giải thoát nên tạo tu, do thắng xứ nên khởi phương tiện, do biến xứ nên thành mãn. Nếu được thành mãn đối với chúng thì cứu cánh giải thoát.

HẾT QUYỂN 13