ĐẠI THỪA A TÌ ĐẠT MA TẠP TẬP LUẬN
An Huệ Bồ-tát tập hợp
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 8

Phẩm 1 – 3: PHẨM ĐẾ TRONG QUYẾT TRẠCH PHẦN

Lại nữa nghiệp sai biệt có 3 thứ, là nghiệp luật nghi, nghiệp bất luật nghi, và nghiệp phi luật nghi phi bất luật nghi. Nghiệp luật nghi lại có 3, là gồm trong biệt giải thoát luật nghi, gồm trong tĩnh lự luật nghi, và gồm trong vô lậu luật nghi.

Nghiệp gồm trong biệt giải thoát luật nghi, nghĩa là các luật nghi của 7 chúng thụ. Đó là luật nghi của Tì-khưu, luật nghi của Tì-khưu-ni, luật nghi của Thức-xoa-ma-na, luật nghi của Sa-di, luật nghi của Sa-di-ni, luật nghi của Ô-ba-sách-ca, luật nghi của Ô-ba-tưca, và luật nghi của cận trụ.

Y chỉ các Bổ-đặc-già-la nào lập ra luật nghi của xuất gia? Y vào khả năng trọn đời xa lìa sát sinh v.v… các ác hạnh và có thể xa lìa các phi phạm hạnh. Y chỉ các Bổ-đặc-già-la nào lập ra luật nghi của Ô-ba-sách-ca, luật nghi của Ô-ba-tư-ca? Y vào khả năng trọn đời xa lìa ác hạnh không xa lìa dục hạnh, do đó 2 chúng lập ra trọn đời lìa dục tà hạnh, chẳng phải lìa phi phạm hạnh. Y chỉ các Bổ-đặc-già-la nào lập ra luật nghi của cận trụ? Y chỉ vào trường hợp không thể xa lìa ác hạnh và không xa lìa dục hạnh. Cho nên vì họ chỉ chế luật nghi cận trụ một ngày đêm để khiến họ tu học dần dần.

Hỏi: Nếu chỉ tu học một phần học xứ của Ô-ba-sách-ca là nói thành tựu luật nghi của Ô-ba-sách-ca hay nói không thành tựu?

Đáp: Nên nói thành tựu nhưng gọi là phạm giới.

Hỏi: Phiến-sai-bán-trạch-ca v.v… thì ngăn chúng thụ luật nghi của Ô-ba-sách-ca chăng?

Đáp: Không ngăn chúng thụ luật nghi Ô-ba-sách-ca, nhưng ngăn chúng có tính Ô-ba-sách-ca, không được thân cận phục vụ 2 chúng xuất gia Tì-khưu và Tì-khưu-ni v.v… Giống như Phiến-sai-bán-trạchca không được thân cận phục vụ 2 chúng xuất gia Tì-khưu, Tì-khưuni v.v… nên ngăn chúng có tính Ô-ba-sách-ca. Nhị hình cũng vậy. Vì thường hiện hành những phiền não về nam nữ, không được thân cận phục vụ 2 chúng, cho nên không nói riêng. Lại nữa Bán-trạch-ca có 5 thứ, là sinh tiện Bán-trạch-ca, tật đố Bán-trạch-ca, bán nguyệt Bántrạch-ca, quán sái Bán-trạch-ca, trừ khử Bán-trạch-ca.

Nghiệp gồm trong tĩnh lự luật nghi, nghĩa là có thể làm tổn phục chủng tử phiền não, phát khởi phạm giới. Người lìa dục Dục giới có viễn ly, người lìa dục sơ nhị tam tĩnh lự có viễn ly. Đó là tính thân ngữ nghiệp gồm trong tĩnh lự luật nghi. Phiền não phát khởi phạm giới, là tham sân v.v… các phiền não tùy phiền não thuộc Dục giới. Có thể làm tổn phục chủng tử kia, nghĩa là do sức đè bẹp đối trị làm suy tổn chủng tử kia. Người lìa dục Dục giới, nghĩa là do sức đè bẹp đối trị, hoặc ly dục một ít, hoặc ly dục hoàn toàn. Có viễn ly, nghĩa là từ phạm giới kia mà có tính viễn ly. Người lìa dục sơ nhị tam tĩnh lự, nghĩa là do sức viễn phần đối trị khiến phiền não phát khởi phạm giới kia có chủng tử chuyển thành suy tổn. Sở dĩ không nói lìa dục đệ tứ tĩnh lự là vì Vô sắc giới không có thô sắc nên lược không kiến lập giới luật nghi của Sắc.

Nghiệp gồm trong vô lậu luật nghi, nghĩa là người đã kiến đế do sức tác ý vô lậu mà được vô lậu viễn ly giới tính.

Nghiệp bất luật nghi, nghĩa là những người bất luật nghi hoặc do sinh trong chủng tính kia, hoặc do thụ trì sự nghiệp kia nên thời kỳ hiện hành nghiệp kia quyết định. Những người nào là người bất luật nghi? Là những người giết dê, nuôi gà, nuôi heo, bắt chim, bắt cá, săn nai, bẫy thỏ, trộm cướp, giết người, giết hại bò, trói voi, lập đàn chú rồng, cai ngục, sàm cấu, tốt làm ra xấu v.v… Người giết dê, là người làm nghề nuôi súc vật giết thịt để sinh sống. Cũng giống như vậy đối với nuôi gà nuôi heo v.v… Trói voi, là người ở trong rừng núi làm nghề thuần dưỡng voi hoang. Lập đàn chú rồng, là luyện tập rồng rắn làm trò để nuôi sống. Sàm cấu, là dùng lời ly gián người khác để nuôi thân. Hoặc do sinh trong chủng tính kia, hoặc do thụ trì sự nghiệp kia, tức là sinh nơi nhà kia hay sinh các nhà khác theo thứ tự. Thời kỳ hiện hành nghiệp kia quyết định, nghĩa là phương tiện thân ngữ làm trước, quyết định thì phải có thời kỳ hiện hành. Nghiệp đó gọi là nghiệp bất luật nghi.

Nghiệp phi luật nghi phi bất luật nghi, nghĩa là nghiệp thiện bất thiện của người trụ phi luật nghi phi bất luật nghi, như bố thí, ái ngữ v.v… các nghiệp, như đánh đập v.v… các nghiệp. Không gồm trong luật nghi bất luật nghi gọi là phi luật nghi phi bất luật nghi.

Lại nghiệp sai biệt có 3 thứ, là thuận lạc thụ nghiệp, thuận khổ thụ nghiệp, và thuận bất khổ bất lạc thụ nghiệp. Thuận lạc thụ nghiệp, là các thiện nghiệp từ Dục giới cho đến đệ tam tĩnh lự. Thuận khổ thụ nghiệp, là nghiệp bất thiện. Thuận bất khổ bất lạc thụ nghiệp, là các thiện nghiệp từ đệ tứ tĩnh lự trở lên.

Lại nữa nghiệp sai biệt có 3 thứ, là thuận hiện pháp thụ nghiệp, thuận sinh thụ nghiệp, và thuận hậu thụ nghiệp.

Thuận hiện pháp thụ nghiệp, nghĩa là nếu nghiệp ở trong hiện pháp thành thục dị thục. Nghĩa là từ từ định khởi rồi đối với các tạo tác ấy hoặc tổn hoặc ích chắc chắn được hiện dị thục. Giống như từ từ định khởi, từ vô tránh định, diệt tận định, dự lưu quả, A-la-hán quả khởi cũng vậy. Lại nữa với Phật là thượng thủ trong tăng, tạo thiện ác nghiệp chắc chắn được hiện dị thục. Lại có các phương tiện ý lạc sắc mạnh, khác hành thiện bất thiện nghiệp, cũng được hiện dị thục, vì vậy gọi là hiện pháp thụ nghiệp. Vì như nghiệp làm ở đời này, tức thành thục ở đời này.

Thuận sinh thụ nghiệp, nghĩa là nếu nghiệp thành thục dị thục trong vô gián sinh. Vô gián sinh tức sau đời này. Nghĩa là 5 vô gián nghiệp v.v…có thể được sinh dị thục.

Hỏi: Nếu tạo 1 vô gián, trong vô gián sinh có thể thụ dị thục của nó. Nếu tạo nhiều vô gián nghiệp, trong vô gián sinh làm sao có thể thụ dị thục của chúng?

Đáp: Trong một đời có thể thụ được ngay tất cả dị thục mà không lỗi gì cả. Sở dĩ vì sao? Nếu tạo nhiều nghiệp vô gián thì cảm thân hình cực kỳ nhu nhuyến, cảm các khổ rất nhiều sắc mạnh, do đó thụ ngay nhiều khổ lớn. Lại có các nghiệp thiện bất thiện khác thành thục dị thục trong vô gián sinh, tất cả đều gọi là thuận sinh thụ nghiệp.

Thuận hậu thụ nghiệp, nghĩa là như nghiệp thành thục dị thục ở đời sau vô gián sinh. Ở trong nghiệp này từ sơ thục vị, thiết lập các tên thuận hiện pháp thụ v.v… Không phải chỉ thụ một vị dị thục này, nếu nghiệp tạo ở đời này tức từ đời này trở đi thành thục dị thục gọi là thuận hiện pháp thụ nghiệp. Nếu nghiệp tạo ở đời này, từ vô gián sinh trở đi thành thục dị thục gọi là thuận sinh thụ nghiệp. Nếu nghiệp tạo ở đời này qua khỏi vô gián sinh trở đi thành thục dị thục gọi là thuận hậu thụ nghiệp. Nếu nói như vậy là khéo thuận Ha Oán Tâm Kinh. Như kinh ấy nói: Do vô gián nghiệp ở trong Na-lạc-ca nhiều lần sinh tử thụ dị thục đại khổ.

Lại nữa có 4 thứ nghiệp sai biệt, là hắc hắc dị thục nghiệp, bạch bạch dị thục nghiệp, hắc bạch hắc bạch dị thục nghiệp, phi hắc bạch vô dị thục nghiệp có thể hết các nghiệp. Hắc hắc dị thục nghiệp, là nghiệp bất thiện do nhiễm ô, là dị thục không khả ái. Bạch bạch dị thục nghiệp, là nghiệp thiện trong 3 cõi. Nghĩa là tạp nghiệp trong Dục giới hệ vì thiện bất thiện xen tạp.

Thế nào là 1 nghiệp cũng thiện cũng bất thiện? Trong đây là không đứng về tướng sinh sát-na mà nói 1 thứ nghiệp cũng vừa là thiện vừa là bất thiện, mà đứng về ý lạc và phương tiện nói chung 1 nghiệp. Đó là ý kinh đứng về 2 thứ này. Nếu hắc hoặc bạch không giống nhau thì thiết lập một thứ hắc nghiệp, bạch nghiệp. Hoặc có nghiệp ý lạc nên hắc, phương tiện nên bạch. Hoặc có nghiệp phương tiện nên hắc, ý lạc nên bạch. Ý lạc nên hắc phương tiện nên bạch, nghĩa là như có một người vì muốn lừa gạt người khác nên trước hiện tướng khiến tin rồi sau hành huệ thí, cho đến xuất gia phương tiện nên là hắc. Ý lạc nên bạch, nghĩa là như có một người muốn con mình và môn đồ mình tránh nơi nguy hiểm ở nơi an ổn, do tâm thương xót hiện phát các thứ thân ngữ thô ác, liền khi ấy phát sinh tạp nhiễm phi hắc bạch vô dị thục nghiệp. Có thể hết các nghiệp, nghĩa là các nghiệp vô lậu ở trong phương tiện vô gián đạo. Bởi phương tiện vô gián đạo là các nghiệp kia đoạn đối trị. Phi hắc là lìa cấu uế phiền não, bạch là hoàn toàn thanh tịnh, vô dị thục là trái với sinh tử, có thể hết các nghiệp là do sức của nghiệp vô lậu vĩnh viễn nhổ bỏ hắc v.v… 3 nghiệp hữu lậu và dị thục tập khí.

Lại nữa nói chung tất cả nghiệp vô lậu không có sai biệt, có chướng ngại là tùy thuận thể tính. Như theo thứ tự thiết lập khúc, uế, trược v.v… các nghiệp nhiễm ô, tịnh Mâu-ni v.v…các nghiệp thanh tịnh. Khúc nghiệp, là như nghiệp thân ngữ ý có thể chướng ngại 8 Thánh đạo khiến không sinh trưởng. Uế nghiệp, là các nghiệp thân v.v… có thể làm ô nhiễm tương tục. Y cứ nơi đây phát sinh chướng nghiệp như vậy. Trược nghiệp, là như thân nghiệp v.v… dựa vào kiến điên đảo của ngoại đạo sinh, không tin chỗ đối trị của Thánh giáo thanh tịnh của tất cả Như Lai, vì gồm trong uế trược.

Lại có sai biệt rơi vào đoạn thường. Hành vi thiên chấp sai trái là nghĩa của khúc, gồm trong tổn giảm kiến. Tăng ác thanh tịnh lập pháp là nghĩa của uế, gồm trong Tát-ca-da kiến. Chướng chân vô ngã kiến là nghĩa của trược. Tịnh nghiệp, nghĩa là loại trái với các nghiệp tạp nhiễm như thế. Ba tịnh nghiệp là thiện tịnh Thi-la, gồm trong chính trực kiến, vì thân ngữ ý nghiệp xa lìa cấu uế của hủy phạm giới kiến. Tam Mâu-ni nghiệp, nghĩa là học, vô học có các nghiệp vô lậu thân ngữ ý, vì chỉ các Mâu-ni có nghiệp này. Lại có thí v.v… các thanh tịnh nghiệp. Thí nghiệp là thế nào? Là nhân duyên, là đẳng khởi, là xứ sở, là tự thể. Phân biệt thí nghiệp nhân duyên, là các thiện căn vô tham vô sân vô si. Đẳng khởi, là kia cùng hành tư. Xứ sở, là vật sở thí. Tự thể, là thân ngữ ý nghiệp chính khi hành thí. Thế nào là thí viên mãn? Là thường xuyên thí, là thí không thiên lệch, là tùy ý muốn thí viên mãn nên thí được viên mãn. Y theo nghĩa đó nên kinh nói là đại thí chủ, tức hiển thị nghĩa thường xuyên thí, vì do kia quen tập thành tính thường hay thí. Tất cả Sa-môn Bà-la-môn v.v…, là đây hiển thị nghĩa thí không thiên vị, thí tất cả không sai biệt. Như thức ăn thức uống v.v…, là đây hiển thị nghĩa tùy ý muốn thí viên mãn như ý nguyện. Tất cả của cải đều thí cho, nên lại không sở y thí, rộng thanh tịnh thí, cực hoan hỷ thí, thường xuyên thí, ruộng đất đồ vật thí, khéo phân bố mới cũ thí, cho nên thí được viên mãn. Y theo nghĩa đó nên kinh nói giải thoát xả, duỗi tay thí vui, xa lìa thường tế tự, xả đầy đủ. Chính khi thí là phân bố niềm vui. Các câu nói ấy tùy theo thứ tự hiển thị thí vô sở y v.v… Thí vô sở y, nghĩa là không hồi hướng sở hữu và của cải mà hành huệ thí. Điền khí, là bần khổ điền, công đức điền. Duỗi tay, là rộng hành huệ thí, không rút tay lại. Thường tế tự, là đã quen tập tế tự thành tính. Xả đầy đủ, là lấy trí tuệ làm trước. Chí khi thí là phân bố niềm vui, là có các thí vật phân bố cho người đến cầu xin. Làm sao biết thí vật viên mãn? Nghĩa là tài vật đem bố thí không phải do lừa đảo mà được, của cải đem bố thí không phải do chiếm đoạt mà được, của cải đem bố thí không phải đồ bẩn thỉu, của cải đem bố thí là thanh tịnh, của cải đem bố thí là đúng như pháp, đó gọi là thí vật viên mãn. Y theo nghĩa đó nên kinh nói phát khởi chính cần mà được của cải tài vật, là hiển thị thí vật này chẳng phải do lừa đảo mà được. Lừa đảo mà được là không khởi chính cần mà được. Tài vật nơi chỗ mình ở, vật được người ký gửi mưu tính lừa đảo mà được nên dùng sức mạnh mà được tài vật, đây nói rõ thí vật là không phải chiếm đoạt của người mà được. Chiếm đoạt của người mà được là không phải do sức làm việc của mình mà được, mà xâm lăng chiếm lấy tài vật của người cần khổ mới có được. Cho nên vật lìa cấu uế là hiển thị thí vật là lìa cấu uế, do thí vật xa lìa cấu uế nhiễm ô. Như pháp tài, nghĩa là đây hiển thị thí vật thanh tịnh xa lìa đao kiếm rượu độc v.v… chẳng phải vật tịnh thí. Cho nên được như pháp, là hiển thị thí vật do như pháp mà có xa lìa của cải do tà mạng như lường cân tráo đấu.

Lại nữa như trong kinh nói: Thành tựu Thi-la có thể phòng hộ tốt biệt giải thoát luật nghi, phép tắc thi hành thảy đều viên mãn, thấy tội lỗi nhỏ sinh sợ hãi lớn, đối với các học xứ có thể thụ học tốt.

Sao gọi là thành tựu Thi-la có thể thụ, có thể hộ tịnh Thi-la? Nghĩa là thụ trì tịnh giới tương ưng không khuyết gọi là thành tựu Thi-la. Sao gọi là khéo có thể phòng hộ biệt giải thoát luật nghi? Vì khéo hộ trì xuất ly Thi-la. Nghĩa là vì cầu giải thoát nên biệt biệt phòng hộ các luật nghi. Gọi là biệt giải thoát luật nghi, do luật nghi này có thể mau xuất ly sinh tử khổ. Sao gọi là phép tắc thi hành thảy đều viên mãn? Vì đủ tịnh Thi-la khó bị chê bai trách móc. Sở hành viên mãn, là xa lìa 5 thứ nơi chúng Tì-khưu không đi đến. Những gì là 5? Là nơi ca xướng, nhà dâm nữ, tửu quán, vương gia quyền quý, nhà Chiên-đồ-la Yết-sỉ-na. Sao gọi là thấy tội lỗi nhỏ sinh sợ hãi lớn?

Vì dũng mãnh cung kính chỗ học Thi-la, ở trong giá tội cũng dũng mãnh cung kính tu học hộ trì như tính tội vậy. Cho nên gọi là thấy tội lỗi nhỏ sinh sợ hãi lớn. Sao gọi là ở các học xứ có thể thụ học tốt? Vì thụ học chỗ học Thi-la viên mãn. Nghĩa là thụ học học xứ đầy đủ viên mãn, nên gọi là đối các học xứ có thể thụ học tốt. Từ đây về sau y chỉ Thi-la giải thích nghĩa hộ thân v.v… trong kinh Phật. Sao gọi là phòng hộ thân ngữ? Vì do kia hiểu đúng chỗ nhiếp trì, nghĩa là như Phật đã chế qua lại các việc, trước phải quan sát biết rõ mới đi. Sao gọi là thân ngữ đầy đủ viên mãn? Vì hoàn toàn không hủy phạm chỗ hủy phạm. Nghĩa là không trái không tổn thanh tịnh Thi-la. Sao gọi là thân ngữ thanh tịnh hiện hành? Do không hối v.v… lần lượt tu hành lâu đến được định làm y chỉ. Nghĩa là dựa vào định lực khiến rất xa lìa phạm giới cấu uế. Sao gọi là thân ngữ rất khéo hiện hành? Vì không bị tầm tư nhiễm ô xen tạp. Nghĩa là hoàn toàn tịnh, tầm tư nhiễm ô không thể xen tạp. Sao gọi là thân ngữ vô tội hiện hành? Vì xa lìa tà nguyện tu phạm hạnh. Nghĩa là không hồi hướng về hữu và tư tài mà tu phạm hạnh, mà để được các thánh hiền ngợi khen. Sao gọi là thân ngữ vô hại hiện hành? Vì dễ ở chung không khinh khi người khác. Nghĩa là không do tự cao khinh chê người làm tổn hại khó ở chung. Sao gọi là thân ngữ tùy thuận hiện hành? Vì do có thể tùy thuận được Niết-bàn. Nghĩa là có khả năng tùy thuận được Niếtbàn, có thể dẫn thánh đạo. Sao gọi là thân ngữ tùy ẩn hiển hiện hành? Vì ẩn điều thiện hiển điều ác. Nghĩa là ẩn giấu công đức của mình, nói rõ tội lỗi của mình. Sao gọi là thân ngữ thân thiện hiện hành? Vì đồng với những người phạm hạnh nhiếp thụ Thi-la nên quy thú về hợp với những người đồng phạm hạnh nhiếp thụ Thi-la. Sao gọi là thân ngữ ứng nghi hiện hành? Vì lìa kiêu mạng đối với tôn vị. Nghĩa là đối với các bậc tôn trưởng và ngang hàng với tôn trưởng, xô dẹp kiêu mạn như phải hầu hạ. Sao gọi là thân ngữ kính thuận hiện hành? Vì kính thuận lãnh thụ những lời dạy dỗ tôn quý. Nghĩa là kính thuận lãnh thụ những lời quý báu, bỏ kiến chấp thủ của mình. Sao gọi là thân ngữ vô nhiệt hiện hành? Vì xa lìa khổ hạnh nhiệt não hạ liệt dục giải. Nghĩa là lìa bỏ hạ liệt dục giải của ngoại đạo làm các khổ hạnh vì không tự thiêu đốt mình. Sao gọi là thân ngữ bất não hiện hành? Vì lìa bỏ của cải sự nghiệp không hối não. Nghĩa là do xả bỏ tài nghiệp không truy hối nên sau đó không nhiệt não. Sao gọi là thân ngữ vô hối hiện hành? Vì tuy được một phần ít không lấy đó làm vui mừng nên không hối hận. Nghĩa là tu thiện phẩm tuy được một phần ít không sinh vui mừng không cho là đủ, lìa các hối hận mà tu tập hết năng lực của mình. Như Thế Tôn nói: Như vậy hữu tình đều do tự nghiệp, nghiệp trái chống, từ nghiệp sinh, y nghiệp xuất ly, nghiệp có thể phân tích phán đoán tất cả cao thấp hơn kém của hữu tình. Sao gọi là hữu tình đều do tự nghiệp? Vì do nghiệp tự tạo mà thụ dị thục. Nghĩa là các hữu tình là do nghiệp của mình nên gọi là tự nghiệp. Tự, nghĩa là không cùng với người khác. Thụ tự nghiệp dị thục nên gọi là tự nghiệp. Sao gọi là nghiệp trái chống? Vì khi thụ tự nghiệp được dị thục thì nghiệp thiện và bất thiên trái chống nhau. Nghĩa là vì các hữu tình nghiệp trái chống nhau nên gọi là nghiệp trái chống, tùy nghiệp lực thiện ác tự phải thụ dị thục ái hay bất ái khác nhau.

Hỏi: Các hữu tình này khi thụ dị thục ái bất ái do tự tác nghiệp, trước tiên từ đâu sinh? Là không có nhân mà sinh ư? Hay là nhân thế tính tự tại v.v… ư?

Đáp: Do từ nghiệp sinh. Thế nào là từ nghiệp sinh? Là vì các hữu tình xa lìa vô nhân ác nhân, chỉ do từ nghiệp sinh. Nghĩa là các hữu tình xa lìa vô nhân ác nhân, chỉ do nghiệp v.v… nhân duyên sinh. Như vậy đã nói y nghiệp lưu chuyển là minh quy diệt cũng y các nghiệp. Cho nên kinh nói y nghiệp xuất ly. Thế nào là y nghiệp xuất ly? Là y đối trị nghiệp cởi mở nghiệp trói buộc. Nghĩa là y vô lậu nghiệp có thể đoạn hữu lậu nghiệp. Cho nên chỉ y nghiệp mà được xuất ly. Thế nào là hữu tình cao hạ? Nghĩa là do nghiệp nơi thiện ác thú được tự thể sai biệt. Thế nào là hơn kém? Nghĩa là các hữu tình thành tựu công đức và tội lỗi sai biệt. Như Thế Tôn nói nghiệp dị thục của hữu tình không thể nghĩ bàn. Như vậy ý kinh chẳng phải nhất thiết chủng đều không thể nghĩ bàn. Thế nào là nghiệp dị thục không thể nghĩ bàn? Thế nào là có thể nghĩ bàn? Nghĩa là các nghiệp thiện được dị thục khả ái trong cõi nhân thiên, là có thể nghĩ bàn. Các nghiệp bất thiện đọa trong 3 ác thú được dị thục bất ái, là có thể nghĩ bàn. Bởi nghiệp thiện ác đi đến các thú thiện ác, cảm được dị thục khả ái bất khả ái, người trí ở thế gian có thể nghĩ bàn được. Do đó có thể dẫn phát các công đức chính kiến v.v… cho nên tức do nghiệp này cảm các hữu tình tự thân các thứ dị thục khác nhau không thể nghĩ bàn. Nghĩa là nội thân v.v…dị thục có hình sắc v.v… vô lượng sai biệt khó có thể nghĩ bàn. Trừ nhất thiết trí không thể nghĩ bàn, nếu cưỡng nghĩ bàn sẽ sinh lỗi phát cuồng. v.v…

Lại nữa tức xứ sai biệt, sự sai biệt, nhân sai biệt, dị thục sai biệt, phẩm loại sai biệt v.v… của nghiệp thiện bất thiện đều không thể nghĩ bàn. Do tức xứ sai biệt của nghiệp này v.v… vô lượng vô biên khó có thể nghĩ bàn. Xứ, là ở chỗ như vậy, tạo nghiệp như vậy, hoặc ở nơi thành ấp, hoặc ở nơi làng xóm v.v… Sự, là sở y sự, hoặc thuộc hữu tình số hoặc không phải hữu tình số. Nhân, là thiện căn bất thiện căn tùy chỗ thích ứng. Dị thục, là dị thục nội thân. Phẩm loại, là các thứ phẩm loại vô lượng sai biệt. Lại có các thứ ngoại sự sai biệt có thể cảm nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Do những nghiệp gì cảm như những mũi nhọn sắc đâm chích? Những loại như vậy đọa tại thế gian. Bất tư nghị nhiếp tư nghị thế gian do Phật chế. Lại như ngọc mạt-ni châu, dược thảo, chú thuật tương ưng nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Mạt-ni tương ưng nghiệp, nghĩa là ngọc nguyệt ái châu v.v… có thể xuất ra nước v.v… nghiệp dụng khó nghĩ bàn. Dược thảo tương ưng nghiệp, nghĩa là cầm thứ thuốc này thì ẩn thân tàng hình v.v… Chú tương ưng nghiệp, nghĩa là tụng chú này thì vào lửa không cháy v.v… Thuật tương ưng nghiệp, nghĩa là do các thuật kia trị được nhiệt bệnh v.v… lại nữa các hành giả tu quán có uy đức nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Làm sao sức oai đức của tâm kia có thể động đại địa, thăng lên hư không v.v…? Lại nữa các Bồ-tát tự tại nghiệp dụng không thể nghĩ bàn, như là mạng tự tại, tâm tự tại, của cải tự tại, nghiệp tự tại, sinh tự tại, thắng giải tự tại, nguyện tự tại, thần thông tự tại, trí tự tại, pháp tự tại. Các đại Bồ-tát do có các sức tự tại như vậy nên làm các nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Nghĩa là các Bồ-tát do sức tự tại của mạng có duy trì các thọ mạng ở nơi nào lúc nào tùy thích. Do sức tự tại của tâm tùy thích tự tại xuất nhập Tam-ma-địa. Do sức thắng giải tự tại có thể chuyển đại địa v.v… thành ra nước lửa v.v… thắng giải tự tại. Do sức tự tại của nguyện, tùy thích có thể dẫn vô số tự lợi lợi tha viên mãn đại nguyện. Do sức thần thông tự tại, vì muốn nhiếp hóa vô lượng hữu tình có thể hiển thị các thứ thần thông biến hiện. Do sức của trí tự tại, đối với nghĩa của các pháp giải thích ngôn từ biện luận không trở ngại viên mãn cứu cánh. Do sức của pháp tự tại có thể dùng vô lượng các thứ danh cú văn thân kiến lập Tố-đát-lãm v.v… vô thượng giáo pháp tùy chỗ thích ứng, cho đến tất cả hữu tình trong một thời gian có thể khiến chúng tâm đều đại hoan hỷ. Lại nữa tất cả chư Phật làm những việc chư Phật phải làm, nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Thế nào là Như Lai đến chỗ cứu cánh vô công dụng, chứng được pháp giới thuần một vị thanh tịnh? Điều chư Phật Thế Tôn phải làm là việc lợi ích an lạc các hữu tình, tùy lúc thích ứng đều có thể thành lập. Như vậy chư Phật và cảnh giới chư Phật là không thể nghĩ bàn.

Lại nữa, như vậy tập đế tổng kết có 4 thứ hành tướng. Đó là nhân tướng, tập tướng, sinh tướng, và duyên tướng. Thế nào là nhân tướng? Nghĩa là có thể dẫn phát nhân tập khí hậu hữu. Đó là nhân tướng, vì nghiệp phiền não là nhân có thể dẫn phát tập khí hậu hữu. Thế nào là tập tướng? Nghĩa là các hữu tình tập họp các tập khí làm nhân đẳng khởi nơi loại hữu tình kia. Đó là tập tướng, do các hữu tình nhóm họp tập khí, ở trong loại hữu tình như nhân thiên v.v… có thể làm các loại hình mạo tương tự vì nhân bình đẳng khởi. Thế nào là sinh tướng? Nghĩa là nội thân riêng biệt có vô lượng sinh nhân phẩm loại sai biệt. Đó là sinh tướng, là các hữu tình nội thân riêng biệt, tương tục quyết định nơi sẽ sinh về v.v… có tất cả phẩm loại sai biệt cho đến nhân sinh Hữu đỉnh. Thế nào là duyên tướng? Nghĩa là các hữu tình riêng biệt riêng biệt được xả nhân. Đó là duyên tướng có thể khiến hữu tình được điều chưa từng được, vì tự thể xả rồi từng được tự thể. Như vậy gọi là thể tướng của tập đế.

Thế nào là diệt đế? Nghĩa là do tướng, thậm thâm, thế tục, thắng nghĩa, không viên mãn, viên mãn, không trang nghiêm, có trang nghiêm, hữu dư, vô dư, tối thắng, sai biệt mà phân biệt diệt đế.

Tướng, là chân như thánh đạo phiền não không sinh. Hoặc diệt y, hoặc năng diệt, hoặc diệt tính, là tướng của diệt đế. Như Thế Tôn nói: Nhãn, nhĩ và tỹ, thiệt, thân với ý, ở đây danh sắc cứu cánh diệt vô dư. Lại nói: Cho nên nay ông phải quán nơi đó. Như là, ở đây nhãn rốt ráo diệt, xa lìa tưởng về sắc. Cho đến ý rốt ráo diệt, xa lìa tưởng về pháp. Do đạo lý này hiển thị sở duyên. Trên cảnh chân như, pháp hữu lậu diệt, đó là tướng của diệt đế.

Thậm thâm, là các hành kia rốt ráo tịch diệt. Cái tịch diệt ấy vọng đến các hành không thể nói khác hay không khác, chẳng phải khác chẳng phải không khác. Sở dĩ vì sao? Vì nếu các hành rốt ráo tịch diệt, như vậy tịch diệt với các hành kia có thể nói là khác, phải cùng các hành khác thể không hệ thuộc lẫn nhau. Nếu không khác thì phải là tướng nhiễm. Do đạo lý này chẳng phải cùng chẳng phải không cùng. Bởi vì sao? Vì không hý luận. Trong nghĩa này nếu sinh hý luận thì không phải suy nghĩ đúng vì chẳng phải đạo lý, chẳng phải như thật, cũng chẳng phải phương tiện tư duy khéo léo. Như Thế Tôn nói: Sáu xúc xứ này đều lìa dục, diệt hết, tịch tĩnh lặn chìm v.v… nếu bảo là có khác không khác, cũng có khác cũng không khác, chẳng phải có khác chẳng phải không khác, thì trong cái không hý luận liền sinh hý luận, cho đến có 6 chỗ có thể có các hý luận. Sáu chỗ đã diệt, hết các hý luận tức là Niết-bàn. Nếu đối với sự tuyệt dứt các hý luận tịch diệt Niết-bàn như vậy mà tư duy bất chính tức là hý luận. Vì ứng với dị tư nghị lại là dị tư nghị. Thế nào là ứng với dị tư nghị? Là các thứ tư nghị chính, diệu, ly v.v…

Thế tục, là dùng thế gian đạo xô dẹp chủng tử được diệt. Cho nên Thế Tôn gọi đó biệt danh là phần Niết-bàn.

Thắng nghĩa, là thánh tuệ vĩnh viễn nhổ bỏ chủng tử được diệt.

Không viên mãn, là diệt trong các hữu học hoặc gồm trong quả dự lưu, hoặc gồm trong quả nhất lai, hoặc gồm trong quả bất hoàn v.v…

Viên mãn, là diệt trong các vô học gồm trong quả A-la-hán v.v…

Không trang nghiêm, là diệt của tuệ giải thoát A-la-hán, vì không có 3 minh v.v… là tối thắng công đức trang nghiêm.

Có trang nghiêm, là diệt của câu phần giải thoát, của A-la-hán đủ 3 minh 6 thông, có vô lượng các thứ thắng công đức trang nghiêm.

Hữu dư, là hữu dư sự diệt.

Vô dư, là vô dư sự diệt.

Tối thắng, là diệt của chư Phật Bồ-tát trong vô trụ Niết-bàn, bởi thường an trụ nơi việc lợi lạc tất cả hữu tình.

Sai biệt, là vô dư vĩnh đoạn, vĩnh xuất, vĩnh thổ, tận, ly dục, tịch diệt, tĩnh một v.v… Vì sao gọi là vô dư vĩnh đoạn? Vì do các câu. Nghĩa là vô dư vĩnh đoạn là câu nêu lên. Dư là câu giải thích. Cho nên nói do các câu khác. Do câu biệt cú sau giải thích cái chung này. Vì triền và tùy miên thảy đều vĩnh đoạn, nên gọi là vô dư vĩnh đoạn. Vì sao gọi vĩnh xuất? Vì hằng ra khỏi các triền. Đây là dựa vào đoạn các triền mà nói. Nghĩa là đã sinh thì đều viễn ly. Vì sao gọi vĩnh thổ?

Vì vĩnh viễn nhổ bỏ tùy miên. Đây là dựa vào đoạn tùy miên mà nói. Nghĩa là trừ căn bản, vĩnh viễn không sinh. Như vậy các diệt khác biệt do kiến tu đạo đối trị kiến lập 2 thứ: tận và ly dục. Tiếp hỏi vì sao gọi là tận? Vì kiến đạo đối trị được ly hệ, vì trong tụ phiền não còn thừa một phần ít nên cũng gọi là tận. Vì sao gọi ly dục? Vì tu đạo đối trị được ly hệ. Do tu đạo lìa dục các địa dần dần hiển lộ nên gọi ly dục. Do có đều ly hệ như vậy nên về sau khổ diệt. Tiếp hỏi vì sao gọi diệt? Vì quả kia về sau khổ không sinh, có thể thành pháp vị lai khổ không sinh nên gọi là diệt. Lại nữa đối với hiện pháp thì ưu não vắng lặng. Tiếp hỏi vì sao gọi tịch tĩnh? Vì trong hiện pháp quả kia tâm khổ vĩnh viễn không hiện hành. Vì sao gọi một? Do các câu biệt cú như vậy giải thích câu vô dư vĩnh diệt tổng cú ở trước. Vì sao diệt này lại gọi là vô vi? Vì lìa 3 tướng. Sinh diệt, trụ, dị 3 tướng hữu vi rốt ráo trái nhau nên gọi là vô vi. Vì sao diệt này cũng gọi là khó thấy? Vì vượt quá cảnh của nhục nhãn thiên nhãn, là cảnh giới của con mắt thánh tuệ mới có thể thấy được nên gọi khó thấy. Vì sao diệt này lại gọi là không chuyển? Vì vĩnh viễn xa lìa sự lưu chuyển của các thú sai biệt. Thường hằng an trụ lìa sự lưu chuyển qua lại của địa ngục v.v… nên gọi là không chuyển. Vì sao diệt này lại gọi là không ti khuất? Vì lìa 3 ái, vĩnh viễn lìa 3 ái của Dục, Sắc, Vô sắc, ở trong các hữu không thấp hèn không khuất phục nên gọi không ti khuất. Vì sao diệt này lại gọi là cam lộ? Vì lìa uẩn ma, vĩnh viễn lìa tất cả sự chết dựa vào uẩn nên gọi cam lộ. Vì sao diệt này lại gọi là vô lậu? Vì vĩnh viễn lìa tất cả phiền não ma. Vì sao diệt này lại gọi là nhà cửa? Vì sự sở y của hỷ lạc vô tội, là chỗ y chỉ của giải thoát hỷ lạc nên gọi là nhà cửa. Vì sao diệt này lại gọi là cồn bãi? Vì cách tuyệt 3 cõi, là gò nổng cao nguyên nhô lên khỏi biển lớn sinh tử nên ví như cồn bãi. Vì sao diệt này lại gọi là hoằng tế? Vì có thể ngăn chận tất cả tai họa khổ lớn, vì chứng được diệt này thì vĩnh viễn lìa xa các khổ tai họa sinh lão bệnh v.v…Vì sao diệt này lại gọi là quy y? Vì là nơi sở y của không hư vọng, của phương tiện ý lạc. Do ở nơi diệt ấy phát sinh ý lạc và là chỗ y chỉ của chính phương tiện không có tính hư dối. Nghĩa của chỗ y chỉ là nghĩa của quy y. Vì sao diệt này gọi là thắng quy y? Là chỗ sở y có thể quy về tất cả tối thắng thánh tính. Cho nên do tịch diệt này có thể làm chỗ y chỉ quy về tối thắng thánh tính, là cảnh phương tiện sở duyên của A-la-hán chứng đắc. Vì sao diệt này lại gọi là bất tử? Vì vĩnh ly sinh, nên các vô sinh ắt phải bất tử. Vì sao diệt này lại gọi là vô nhiệt não? Vì vĩnh ly tất cả phiền não nhiệt nên vĩnh ly tất cả cầu không được khổ đại nhiệt não. Vì sao diệt này lại gọi là không đốt cháy? Vì vĩnh ly tất cả sầu than ưu khổ các não loạn, vì cực kỳ mát mẻ tất cả các sầu v.v… đốt cháy dứt vĩnh viễn nên gọi là không đốt cháy. Vì sao diệt này lại gọi là an ổn? Vì trụ chỗ sở y lìa sợ hãi, không có tất cả sợ hãi về già bệnh chết, nơi thánh trụ sở y nên gọi là an ổn. Vì sao diệt này lại gọi là thanh lương? Vì là chỗ sở y của các việc lợi ích, là sở y của tất cả thiện pháp mát mẻ nên gọi là thanh lương. Vì sao diệt này lại gọi là lạc sự? Vì là đệ nhất nghĩa của lạc sự, là sở y của lạc sự xuất thế gian. Vì sao diệt này gọi là thú cát tường? Vì là chỗ sở y của các phương tiện dễ tu để chứng đắc, là cảnh sở duyên các phương tiện dễ tu để chứng Niết-bàn. Vì sao diệt này lại gọi là không bệnh? Vì vĩnh viễn xa lìa tất cả bệnh chướng ngại, lìa phiền não v.v… các bệnh chướng ngại nên gọi là không bệnh. Vì sao diệt này lại gọi là bất động? Vì vĩnh ly tất cả tán động, lìa các cảnh giới hý luận tán động nên gọi là bất động. Vì sao diệt này lại gọi là Niết-bàn vô tướng? Vì là chỗ sở y của tịch diệt đại an lạc trụ, vĩnh ly tất cả sắc v.v… các tưởng, là cảnh sở duyên cứu cánh tịch diệt, đại an lạc trụ nên gọi là Niết-bàn.

Lại nữa, y diệt đế biện luận về vô sinh v.v…là nghĩa của sai biệt, vì trái nhau với nghĩa của tướng khổ đế. Tướng của khổ đế là ở các nơi kia tương tục sinh trong loài hữu tình, là nghịch lại với tướng kia. Cho nên hỏi là vì sao diệt này cũng gọi là vô sinh., vì lìa tương tục. Tướng của khổ đế là sau khi tương tục sinh, tự thân các phần dần dần viên mãn. Vì nghịch lại tướng kia nên hỏi. Vì sao diệt này lại gọi là không khởi? Vì vĩnh ly đây, sau dần sinh khởi. Tướng của khổ đế là do sức mạnh của nghiệp phiền não đời trước tạo ra. Vì ngược lại tướng kia nên hỏi. Vì sao diệt này lại gọi là không tạo? Vì vĩnh ly sức mạnh dẫn dắt của các nghiệp phiền não đời trước. Lại nữa, khổ hiện tại là năng tạo tác, ngoài ra có các nghiệp phiền não của dị thục làm chỗ y chỉ. Vì nghịch lại tướng ấy nên hỏi. Vì sao diệt này lại gọi là không làm? Vì không làm chỗ sở y của các nghiệp phiền não hiện tại. Lại nữa tướng khổ là dị thục hậu hữu liên tục sinh khởi không gián đoạn. Vì ngược lại tướng kia nên hỏi. Vì sao diệt này lại gọi là không sinh? Vì vĩnh ly vị lai tương tục sinh.

Lại nữa diệt đế có 4 thứ tướng. Là diệt tướng, tĩnh tướng, diệu tướng, và ly tướng. Vì sao gọi diệt tướng? Vì phiền não ly hệ. Nghĩa là lưu chuyển nhân phiền não ly hệ nên gọi là diệt. Vì sao gọi là tĩnh tướng? Vì khổ ly hệ, gồm trong hành khổ tướng không tịch tĩnh thủ uẩn ly hệ nên gọi là tĩnh.Vì sao gọi là diệu tướng? Vì lạc tịnh sự, các khổ phiền não cứu cánh ly hệ, lấy lạc tịnh tự nhiên làm tự thể nên gọi là diệu. Vì sao gọi là ly tướng? Vì thường làm việc lợi ích, hết sức an ổn không thoái lui trở lại. Như thứ tự đó gọi là thường lợi ích, an ổn lợi ích. Tối thắng thiện tính là tướng của diệt đế.

Thế nào là đạo đế? Nghĩa là do đạo này nên biết khổ đoạn tập chứng diệt tu đạo. Đó là lược nói tướng của đạo đế. Nay trong đây y vào 4 Thánh đế lấy tác dụng của nó hiển thị thể tướng của đạo.

Lại nữa đạo có 5 thứ. Là tư lương đạo, phương tiện đạo, kiến đạo, tu đạo, cứu cánh đạo. Như vậy 5 thứ dựa vào tự tính và quyến thuộc của đạo để hiển thị sai biệt của đạo đế.

Tư lương đạo, nghĩa là các dị sinh có Thi-la, thủ hộ căn môn, ăn uống biết lượng, đầu hôm cuối đêm thường không ngủ nghỉ, siêng tu chỉ quán, trụ trong chính tri. Lại có chỗ dư thì tu tập các thiện. Do văn tư tu sinh tuệ, tu tập đây nên được thành sở y khí tính của hiện quán giải thoát. Nghĩa là các dị sinh có các Thi-la, cho đến trụ trong chính tri v.v… là đạo thể của tư lương, do tu tập tịnh Thi-la v.v… cực kỳ viên mãn. Lại có chỗ dư thì tu tập các thiện, nghĩa là không hối v.v… do văn tư tu sinh các tuệ được thành noãn v.v… lần lượt kiến đế vĩnh đoạn các chướng tương tục tính kham nhiệm.

Phương tiện đạo, nghĩa là có các tư lương đều là phương tiện. Hoặc cũng có phương tiện không phải tư lương. Nghĩa là người đã tích tập tư lương đạo thì có thuận quyết trạch phần thiện căn. Nghĩa là noãn pháp, đỉnh pháp, thuận đế nhẫn pháp, thế đệ nhất pháp. Noãn pháp, nghĩa là riêng biệt nội chứng, trong các đế được rõ ràng Tamma-địa Bát-la-nhã, và như các pháp tương ưng. Do đỉnh pháp kia lần lượt tăng tiến lên thượng vị. Thuận đế nhẫn pháp, là các biệt nội chứng, ở trong các đế một phần đã nhập tùy thuận Tam-ma-địa Bátla-nhã, và các pháp tương ưng với chúng. Một phần đã nhập, là đối với vô sở thủ hoàn toàn nhẫn hiểu. Một phần tùy thuận, là với vô năng thủ, tùy thuận thông đạt sở y xứ. Thế đệ nhất pháp, nghĩa là các biệt nội chứng, ở trong các đế vô gián tâm Tam-ma-địa Bát-la-nhã, và các pháp tương ưng với chúng. Từ vô gián này chắc chắn khởi tối sơ xuất thế đạo.

HẾT QUYỂN 8