ĐẠI THÁNH DIỆU CÁT TƯỜNG BỒ TÁT
BÍ MẬT BÁT TỰ ĐÀ LA NI TU HÀNH MẠN TRÀ LA
THỨ ĐỆ NGHI QUỸ PHÁP

(Trích trong Phẩm Trừ Tai Cứu Nạn Tức Chướng của Kinh Văn Thù Bồ Tát Phổ Tập Hội)

Phạn Hán dịch: Nước Trung Thiên Trúc, chùa Đại Na Lan Đà, Giới Hạnh Sa Môn Bồ Đề Lật-Sử (Bodhi-ṛṣī) Tịnh Trí Kim Cương dịch_ Vị Tăng thân cận cầm bút ghi chép là Nghĩa Vân truyền lưu (tên của vị Tam Tạng theo đất Hán này thì gọi là Bồ Đề Tiên)
Sưu tập Thủ Ấn, dịch âm Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH.

 

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Mật Tích Chủ rằng: “Bát Tự Tối Thắng Đại Uy Đức Tâm Chân Ngôn đó trụ ở chỗ nào thì như Đức Phật trụ ở đời, không có khác vậy. Hay hiện mọi loại Thần Lực chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật, cũng hay làm đại vô lượng Thần Thông biến hoá. Nay Ta lược khen chút phần Công Đức của Đà La Ni (Dhāraṇī) này. Nếu Ta nói đủ thì vô lượng câu chi na dữu đa trăm ngàn Đại Kiếp cũng chẳng thể nói hết được”

Khi ấy Đức Thế Tôn liền nói Bát Tự Đại Uy Đức Tâm Chân Ngôn là: “Án, a vị la hồng, khư tả lạc”

OṂ_ AḤ VĪRA HŪṂ KHACARAḤ

Lại bảo Kim Cương Mật Tích Chủ rằng: “Đà La Ni này, nếu có người nam người nữ chẳng thể bày biện, làm Pháp Thừa Sự Cúng Dường, lại duyên Tại Gia thúc dục làm mọi loại nghiệp sinh sống, chỉ có thể nhớ nghĩ chẳng quên, y theo Thời niệm tụng, tuỳ phần chẳng thiếu, cúng dường chút phần, tuỳ theo sức của mình bày biện cũng được thành tựu. Trừ kẻ chẳng chí tâm, Tâm chẳng có niềm tin chân chính, chẳng phát Tâm Đại Thừa Bồ Đề, hưng hành chê bai nơi chỗ của Tam Bảo, khởi nhóm chẳng lành, hành các nghiệp ác. Tâm của nhóm này thì tất cả Pháp nhỏ còn chẳng được thành tựu, huống chi là có thể thành tựu Pháp lớn được!…”

Bấy giờ Đức Như Lai lại bảo Kim Cương Mật Tích Chủ rằng: “Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện hay niệm tụng Đà La Ni này một biến, liền được tự hộ giúp.

Nếu tụng hai biến, liền hay hộ giúp Đồng Bạn

Nếu tụng ba biến, liền hộ giúp rộng lớn cho nơi cư trú. Bồ Tát Thập Địa (Daśabhūmi) chẳng thể vượt hơn, huống chi là các chúng sinh loại nhỏ.

Nếu tụng bốn biến, liền được ủng hộ cho vợ con

Nếu tụng năm biến, liền hay ủng hộ cho tất cả quyến thuộc

Nếu tụng sáu biến, liền hay ủng hộ cho tất cả thành, ấp, thôn, phường, làng xóm…

Nếu tụng bảy biến liền hay ủng hộ cho tất cả chúng sinh, các nhóm khổ nạn…

Nếu lúc muốn mặc áo, thời nên gia trì bảy biến, hay trừ tất cả ác độc với các tai nạn.

_ Nếu lúc muốn rửa tay mặt thời gia trì vào nước sạch bảy biến, rồi rửa tay mặt…hay khiến cho chúng sinh quý ngưỡng, hết thảy các loài gây ác nhìn thấy đều sẽ hàng phục, tất cả các người đều tuân phục kính trọng, trừ tâm ác ấy, sinh Tâm vui vẻ.

_ Nếu người bị bệnh: thân thể, chi tiết đau buốt. Gia trì vào nước nóng ấm 108 biến rồi tắm rửa, tức được mộng tốt, liền trừ khỏi bệnh.

_ Nếu mỗi ngày vào lúc sáng sớm, lấy một bụm nước, gia trì bảy biến rồi uống vào trong thân thì hết thảy ác báo đều sẽ tiêu diệt, huống chi là kẻ không có tai ách với tội dơ của ba nghiệp cũng được tiêu sạch, thọ mệnh lâu dài.

_ Nếu gia trì vào thức ăn uống bảy biến thì ăn nhằm chất độc, cũng chẳng thể gây hại

_ Nếu nhìn thấy người ác, oan gia. Nên tu niệm tụng liền tự hàng phục, trừ nhiếp

Tâm giận dữ, hướng Tâm hiền lành đến với nhau

_ Nếu có nơi chốn đáng sợ, chí thành niệm tụng, liền được không sợ hãi

_ Nếu lúc nằm thời tụng 108 biến, liền được mộng tốt, hay biết việc thiện ác

_ Nếu người bị bệnh sốt rét. Người trì tụng quán khuôn mặt của người bệnh ấy, tụng Chân Ngôn này 1008 biến, tức trừ khỏi bệnh sốt rét.

_ Nếu lúc vào trận thời nên dùng Ngưu Hoàng viết Chân Ngôn này, đeo ở trên thân thì tất cả đao, gậy, cung tên, mâu, búa chẳng thể gây thương tích làm hại.

_ Nếu lúc vào trận thời, nên vẽ tượng Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử với Chân Ngôn để trên voi, ngựa dẫn đầu trước đoàn quân thì các nhóm quân giặc chẳng thể gây hại, tự nhiên lui tan.

_ Thường tu niệm tụng thì hết thảy tội của nhóm: năm nghịch, bốn nặng, mười ác đều được tiêu diệt, sẽ được nhìn thấy Văn Thù Sư Lợi. Đi đứng ngối nằm thường tu thọ trì, niệm tụng, nhớ giữ chẳng quên, mỗi lần tụng 108 biến đừng cho đoạn tuyệt…thường được tất cả chúng sinh hàng phục.

_ Nếu gia trì vào búi tóc bảy biến, thì tất cả chúng sinh nhìn thấy đều sẽ hàng phục, người ác lui tan.

_ Nếu hay mỗi ngày ba Thời, y theo Pháp vào Đạo Trường, một Thời riêng 108 biến thì sự mong cầu đều được vừa ý, viên mãn đầy đủ, được đại phú quý, chỗ hành tự tại, lúc lân chung thời được Phổ Môn Tam Muội với nhìn thấy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát”

Bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo Đại Chúng: “Các hàng Bồ Tát! Nay Ta sẽ nói thứ tự Đàn Pháp của Tối Thắng Đại Uy Đức Bát Tự Mạn Trà La. Ông nên lắng nghe!

_ Nếu muốn dựng lập Tức Tai Mạn Trà La. Trước tiên nên chọn lựa đất ấy, nên tu ở chốn Già Lam thanh tịnh, hoặc ở đất thắng thượng cát tường trong núi sâu, hoặc đất ở thành, ấp, thôn xóm thắng thượng có Phước Đức, cây chó nhựa sinh nhiều hoa quả

Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, kẻ trai lành, người nữ thiện có hạnh thâm sâu, phát Tâm Bi Nguyện tạo Mạn Trà La rồi tác Bát Tự Chân Ngôn niệm tụng, thề ở chỗ bị nạn cấp bách để cứu giúp hữu tình

Người muốn thọ trì Chân Ngôn này, trước tiên nên dò xét, tìm kiếm Đại A Xà Lê có đầy đủ Đức, hiểu biết Đạo Hạnh chân thật để thọ nhận Quán Đỉnh (Abhiṣeka). Được Quán Đỉnh xong, cung bạch, cầu thỉnh trao truyền Pháp này, Thân nương vào sự truyền thụ mới có thể tu niệm.

_ Nếu gặp việc cấp bách đáng sợ, thì nên ở chỗ trên đường, dùng hương xoa bôi, xoa làm Mạn Trà La, chỉ viết Chân Ngôn với chữ Chủng Tử, dùng quán tưởng hình sắc của Bản Tôn, tương ứng cho làm Trì Niệm ủng hộ.

_ Nếu việc chậm chạp, thì cần yếu tô vẽ. Liền dùng keo nấu bằng da thú, thuần dùng nước cốt thơm điều hoà màu sắc rực rỡ vẽ.

_ Nếu làm việc Niệm Tụng lâu dài, liền nên như Pháp: đào đất, lấy riêng đất mịn ẩm ướt màu trắng có vị ngọt, nhạt bền tốt bên bờ sông, hơi có màu đỏ vàng. Được đất rồi, dùng nước thơm hoà làm cái Đàn ấy. Y theo Giáo thứ tự gia trì làm.

Người thợ khéo léo ấy nên ngày ngày tắm gội trong sạch, mặc áo sạch mới, thọ nhận Bát Quan Trai Giới (Aṣṭāṅga-samanvāgatopavāsa) xong, mới được khởi công làm. Ngoài ra y theo Pháp trong Tất Địa, chẳng thể nói đủ.

Mạn Trà La Pháp ấy, trước tiên ngang trái tim làm một vành tròn trịa (viên luân) giống như trăng tròn.

Ngay chính giữa viết chữ Mãn (MAṂ) của Phạn Thư. Tiếp theo thứ tự sau: mặt Bắc viết chữ Án (OṂ). Tiếp xoay theo bên phải, góc Đông Bắc viết chữ Ha (AḤ). Tiếp phương Đông, viết chữ Vị (VĪ). Tiếp góc Đông Nam, viết chữ La (RA). Tiếp phương Nam, viết chữ Hồng (HŪṂ). Tiếp góc Tây Nam, viết chữ Khư (KHA). Tiếp phương Tây, viết chữ Tả (CA). Tiếp góc Tây Bắc, viết chữ Lạc (RĀḤ)

Dùng chín chữ này làm Tôn (Nātha) trong Nội Viện.

_ Hoặc ở trong Viện, vẽ Diệu Cát Tường Đồng Tử với đỉnh đầu có tám búi tóc. Phía trước có năm búi tóc, một búi tóc trên đỉnh đầu, hai búi tóc phía sau đỉnh. Trên mỗi một búi tóc đều có thân Phật (đây gọi là pháp vẽ tượng)

_ Nếu cầu Phước Khánh, Lộc Vị, việc cát tường thì ngay chính giữa, viết chữ Thất Lợi (ŚRĪ)

_ Nếu cầu Tức Tai, trừ nạn, diệt hết bảy loại tai nạn là:

Mặt trời mặt trăng bị ăn mòn

Năm vì sao mất Độ thường ngày

Binh giặc tranh nhau dấy lên

Nước dâng, hạn hán chẳng đúng thời

Mưa gió mất độ

Bề tôi ác làm phản gây tổn hại cho quốc dân

Sói có uy lực, thú ác… ăn nuốt chúng sinh

Ngũ cốc chẳng sung túc

Tai hoạ như vậy, nạn cấp bách, quan phủ, ách nạn gây chết chóc, việc đáng sợ…muốn khiến cho tiên tan thì ngay chính giữa, viết chữ Mãn (MĀṂ)

_ Nếu cầu giáng phục người oán, khiến cho đối đãi tốt đẹp, buông bỏ Tâm ác thì ngay chính giữa, viết chữ Đạm (DHAṂ)

_ Nếu có người ác khó giáng phục, kẻ giết loài vật để buôn bán, người săn bắn, Ngoại Đạo chẳng tin Phật Pháp. Khiến cho Tâm ác tồi diệt, hoặc khiến phá hoại thì ngay chính giữa nên viết chữ Sắt-trí-lợi (ṢṬRI) của Phạn Văn Nói xong Tự Môn của Nội Viện.

_ Tiếp theo nói Viện thứ hai: An bày Văn Thù, Pháp an bày vị trí.

Trước mặt Tôn, mặt Nam vẽ Thỉnh Triệu Đồng Tử (Akarṣāya, hay Akarṣaṇī)

Tiếp góc Tây Nam, vẽ Kế Thiết Ni Đồng Tử (Keśinī)

Tiếp phương Tây, phía bên phải, vẽ Cứu Hộ Tuệ Đồng Tử (Paritrāṇāśaya-mati)

Tiếp góc Tây Bắc, vẽ Ô Ba Kế Thiết Ni Đồng Tử (Upakeśinī)

Tiếp mặt phía sau, phương Bắc, vẽ Quang Võng Đồng Tử (Jālīni-prabha)

Tiếp góc Đông Bắc, vẽ Địa Tuệ Tràng Đồng Tử (Vasu-mati-ketu):

Tiếp phương Đông, phía bên trái, vẽ Vô Cấu Quang Đồng Tử (Vimala-prabha)

Tiếp góc Đông Nam, vẽ Bất Tư Nghị Tuệ Đồng Tử (Acintya-mati)

Như vậy, ở tám phương của Diệu Cát Tường Đồng Chân Bồ Tát đều hướng mặt về Tôn chính giữa như thế phụng Giáo, đều ngồi trên hoa sen, mỗi một vị đều cỡi Sư Tử, hai tay đều cầm Tiêu Xí Ấn Khế. Nên vẽ như Pháp

_ Lại ở trong bốn góc ở bên ngoài Viên Luân (vành tròn trịa) vẽ bốn vị Phẫn Nộ Minh Vương (Krodha-vidya-ràja)

Góc Đông Nam, vẽ Giáng Tam Thế Kim Cương (Trailokya-vijaya-vajra) màu xanh có tám cánh tay. Hai tay ngang phía trước kết Ấn: Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc ngược nhau, còn lại nắm quyền, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ). Tay trái cầm cây cung, tai phải cầm thân mũi tên. Bên trái: một tay cầm cái chày, một tay cầm sợi dây. Bên phải: một tay cầm cây Kích, một tay cầm cây Bổng. Ba mặt, góc miệng hiện răng nanh, ngồi trong lửa nóng rực.

Góc Tây Bắc, Vô Năng Thắng Minh Vương (Aparājita-vidya-rāja) có bốn cánh tay, màu xanh, ba mặt, tóc lửa dựng đứng đáng sợ. Bên phải: một tay nắm quyền dựng ngón trỏ, một tay cầm cây Tam Cổ Kích. Bên trái: một tay tác Thí Nguyện, một tay cầm cây Bổng, ngồi yên trên hoa sen.

Góc Tây Nam, Diêm Mạn Đức Ca Kim Cương (Yamāntaka-vajra) màu xanh đen, 6 cái đầu, 6 cánh tay, 6 chân…đều cầm khí trượng. Bên trái: tay bên trên cầm cây kích, tiếp theo tay bên dưới cầm cây cung, tiếp theo tay bên dưới cầm sợi dây. Bên phải: tay bên trên cầm cây kiếm, tiếp theo tay bên dưới cầm mũi tên, tiếp theo tay bên dưới cầm cây gậy. Cỡi con trâu xanh làm toà ngồi

Góc Đông Bắc vẽ Mã Đầu Minh Vương (Hayagrīva-vidya-ràja) có ba mặt, 6 cánh tay (?8 cánh tay) đều cầm khí trượng. Bên trái: tay bên trên cầm hoa sen, một tay cầm cái bình, một tay cầm cây gậy. Hai tay ngang trái tim kết Ấn Khế. Bên phải: tay bên trên cầm cây búa, một tay cầm tràng hạt, một tay cầm Sách Luân Vương, ngồi ngay trong hoa sen, tướng đại phẫn nộ, hiện thế cực ác mãnh lợi. Còn lại đều y theo Bản Pháp.

Tiếp theo nói Viện Thứ Ba, 16 vị Đại Thiên hộ bên ngoài

.)Ngay trước mặt Tôn là Câu Bồ Tát (tay trái nắm quyền, tay phải cầm móc câu)[Aṃkuśa-bodhisatva]

Tiếp theo, phía Tây là Diệm Ma Hậu (Yamī)

Tiếp theo, phía Tây là La Sát Chủ (Niṛrtiḥ, hay Rākṣasa-rāja)

Ngay góc là Thiêu Hương Cúng Dường Bồ Tát (Dhūpa-pūja-bodhisatva)

Tiếp theo, phía Bắc là La Sát Hậu (Rākṣasī)

Tiếp theo, phía Bắc là Thuỷ Thiên (Varuṇa)

.) Cửa Tây là Sách Bồ Tát (Pāśa-bodhisatva)

Tiếp theo phía Bắc là Long Thiên Hậu (Nāgī)

Tiếp theo, phía Bắc là Phong Thiên Vương (Vāyu)

Góc Tây Bắc là Hoa Cúng Dường Bồ Tát (Puṣpa-pūja-bodhisatva)

Tiếp theo, phía Đông là Phong Thiên Hậu (Vāyavī)

Tiếp theo, phía Đông là Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaiśravaṇa)

.) Phía sau Tôn, phương Bắc là Kim Cương Toả Bồ Tát (Vajra-sphoṭabodhisatva)

Tiếp theo, phía Đông là Tỳ Sa Môn Hậu (Vaiśravaṇī)

Tiếp theo, phía Đông là Y Xá Na Thiên Vương (Īśāna)

Góc Đông Bắc là Đăng Cúng Dường Bồ Tát (Āloka-pūja-bodhisatva)

Tiếp theo, phía Nam là Y Xá Na Hậu (Īśanī)

Tiếp theo, phía Nam là Đế Thích Thiên Vương (Indra)

.) Phương bên trái, cửa Đông là Kim Cương Linh Bồ Tát (Vajra-ghaṃṭabodhisatva)

Tiếp theo, phía Nam là Đế Thích Hậu (Aindrī)

Tiếp theo, phía Nam là Hoả Thiên Thần (Agni)

Góc Đông Nam là Đồ Hương Cúng Dường Bồ Tát (Gandha-pūja-bodhisatva)

Tiếp theo, phía Tây là Hoả Thiên Hậu (Agnayī)

Tiếp theo, phía Tây là Diệm Ma Thiên (Yama)

Phần bên trên là viện thứ ba, an bày các Tôn xong

_ Bốn cửa với Thực Đạo (lối nẻo bày thức ăn uống), bốn góc đồng với các Đàn Pháp, Tính báu, cỏ cũng giống nhau. Lá hoa sen ở bốn cửa tinh tế như hoa sen xanh.

_ Lại nói Tốc Tật Cứu Nạn Lập Thành Đàn Pháp. Chỉ ở chốn cao nguyên, không người với không có uế ác. Hoặc nơi trống vắng (khoáng dã), hoặc đất lộ thiên trong chốn Già Lam…liền tạo dựng.

Có Pháp Thần Nghiệm, khử bỏ đất uế ác bên trên, lấy riêng đất sạch xây dựng chắc thật khiến như đá, khiến cho bằng phẳng. Dùng Bạch Đàn xoa làm hương xoa bôi như bột. Liền lấy Long Não trắng tinh, Huân Lục Hương…ngâm nhúng, lấy nước cốt như sữa. Như hương xoa bôi (đồ hương) xoa mài mặt đất, nhỏ là một khuỷu tay, tiếp theo là hai khuỷu tay, ba khuỷu tay, bốn khuỷu tay…tròn như vành trăng, chia làm bốn

lớp. Chữ chủng tử ở chính giữa, giáp vòng là Chân Ngôn tám chữ

Trong viện thứ hai, an bày tám vị Đồng Tử của Văn Thù

Viện thứ ba, an bày bốn Nhiếp (Câu, Sách, Toả, Linh) ở bốn cửa, bốn vị Đại Phẫn Nộ Minh Vương ở bốn góc

Viện thứ tư, bốn cửa để nước thơm, bơ, đèn, hoa trắng, sữa, cháo, lạc, cơm…cúng dường

Nếu chẳng thể bày biện, chỉ đến viện thứ hai, liền bày tám vị Thánh là bốn Nhiếp, bốn vị Minh Vương

_ Nếu duyên với quốc gia, đế vương, thân hữu bị ách nạn thì cần yếu làm Hộ Đạo Trường. Đàn ấy nên rộng 16 khuỷu tay, hoặc lớn đến 24 khuỷu tay.

_ Nếu duyên với năm vì sao bị mất độ, mặt trời mặt trăng liên tiếp bị ăn, Tuệ Bột (sao Tuệ với sao Bột) luôn luôn hiện, nước ở phương khác đến xâm chiếm cướp đoạt, Đại Thần phản nghịch, dùng binh chẳng lợi, tổn hại người trong nước, bệnh dịch lưu hành….đều làm Đại Đàn (Mahā-maṇḍala).

Bên trong Đàn, viện thứ hai xếp bày 12 Đại Thiên như Pháp Xí Thịnh Quang. Tiếp theo, viện thứ tư bày 28 Tú. Viện thứ năm bày 12 Cung Thần, bên ngoài bày bốn vị Minh Vương. Còn lại đồng với các Pháp

_ Lại nếu có Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, người nam, người nữ…hoặc quan, hoặc dân…thân gặp nguy ách, việc quan, khốn khổ vị vua chúa, khốn khổ vì bệnh, tất cả sự đáng sợ mà không có phương kế, sợ có tai nạn về dao gậy, hình ngục…thì cần phải phát Tâm Đại Bi, làm cho mọi vì sao ban đêm hạ xuống mà làm niệm tụng này. Hoặc 3 người, hoặc 5 người hoặc 7 người. Nếu muốn giáng lâm thời ngay ban đêm hướng mặt về phương Bắc, vì người kia xưng tên phát Nguyện niệm tụng. Mỡi người một vạn biến liền được tiêu diệt. Nếu phỏng theo làm Trì Niệm thì nên đủ tám phương tiện mới có thể làm niệm tụng.

Liền nói Tụng là:

Tắm gội, mặc áo sạch

Xoa hương, nghiêm thân thể

Quy mệnh, niệm Chân Ngôn

Chí thành cung kính lễ

Đốt hương, sám các tội

Tuỳ Hỷ với Khuyến Thỉnh

Hồi Hướng, phát Thệ Nguyện

Khởi sâu Đại Từ Bi

Như tám phương tiện này

Siêng hành đừng dời quên

Sau đó tịnh ba Nghiệp

Y Pháp làm Trì Niệm

ĐẠI THÁNH DIỆU CÁT TƯỜNG BỒ TÁT

TỐI THẮNG UY ĐỨC BÍ MẬT BÁT TỰ ĐÀ LA NI

TU HÀNH NIỆM TỤNG NGHI QUỸ THỨ ĐỆ PHÁP

 

Nay Ta y theo Pháp Môn thứ tự của Chân Ngôn, nói

Hành Nhân trước tiên nên theo vị A Xà Lê, được nhận Quán Đỉnh với gần gũi truyền thụ xong và lại vào Trì Minh Tất Địa Quán Đỉnh, đầy đủ Từ Bi, hành Vô Duyên Từ, thương sót tất cả hữu tình bị khổ ách, tác Niệm Tụng này, thề sẽ cứu giúp nhổ bứt tất cả chúng sinh bị ách nạn đáng sợ.

Nếu chúng sinh, hoặc lúc bị nạn cấp bách thời tuỳ theo chốn ấy, hoặc dùng hương xoa bôi, hoặc vê nắn phấn làm Đàn.

Nếu người thường niệm, cần chỉnh sửa Tinh Thất, như Pháp xây dựng Đạo Trường, mỗi mỗi như Pháp lúc trước. Hành Nhân trước tiên hưng khởi tám loại Tâm thì mới có thể trì Pháp.

Thứ nhất là Tâm Từ Bi, hai là không có Tâm ghen ghét, ba là không có Tâm Ngã Sở (Mama-kāra: cái của ta), bốn là không có Tâm hơn thua, năm là có Tâm bình đẳng, sáu là không có Tâm oán hại, bảy là không có Tâm tham lợi. Người như vậy mới có thể truyền thụ. Nhóm như vậy có thể đồng làm Pháp.

Nếu chẳng phải là điều này, chỉ nên tự làm khiến Pháp được thành.

Nếu biến số chưa kết thúc thì chẳng được giao tiếp nói chuyện với người, khiến cho bị gián đoạn, tức Pháp mất hiệu nghiệm. Lúc chưa làm Pháp thời trước tiên nên thông báo rõ ràng. Nếu tự làm Niệm Tụng cũng đừng để gián đoạn.

_ Hành Giả nếu lúc vào Đạo Trường thời tiếp theo nên chân thành làm lễ. Tức Kim Cương Hợp Chưởng

Chí Tâm tưởng ở trước mặt chư Phật với Văn Thù Đại Thánh, vô lượng Bồ Tát, Kim Cương Mật Tích, tất cả Hiền Thánh ở khắp mười phương, mỗi mỗi tự thân làm lễ chúng Thánh, lễ khắp tất cả Phật, Bồ Tát, Kim Cương….

Chân Ngôn là:

 

Án (1) tát phộc đát đà nghiệt đa (2) ca gia, phộc hột-tức đa (3) phộc chiết-la, bát-la mai (4) mạn tổ thất-lợi, phộc lật-na nam (5) ca lỗ nhĩ (6)

OṂ_ SARVA TATHAGĀTA KAYA (?KĀYA) VAKCITA (?VĀK-CITTA)

VAJRA PRAVAI (?PRAṆANĀṂ) MAṂJUŚRĪ DARDANA (?VANDANĀṂ) KARA-UMI

_ Lại Tâm Minh là:

Án, phộc nhật-la vi ta

OṂ_ VAJRA VIḤ TA (?OṂ_ VAJRA VIḤ)

Trước hợp Kim Cương Chưởng

Mười ngón giao bên ngoài

Năm Luân đều sát đất

Chí thành cung kính lễ

_ Lại quỳ thẳng lưng ngồi

Chắp tay tựa sen búp

Quán thân như Thuỷ Tinh

Chữ Hồng ( HŪṂ) gia ba chỗ

Tưởng thành chày Ngũ Trí

Ấy là Nội Kim Cương

Mà làm Thể chẳng hoại

Xong chân thành phụng thỉnh Tất cả các Thánh Tôn Tụng Kệ bốn câu này.

“Cúi lạy Vô Thượng Pháp Y Vương

Nan Cứu Năng Cứu Từ Bi Chủ

Nay con quy mệnh, cung kính thỉnh

Nguyện xin mau giáng đến Đạo Trường”

Như vậy thỉnh ba lần

 

_ Trước tiên nói khải bạch

Hai tay, Liên Hoa Hợp

Lại tụng Tịnh Tam Nghiệp

Khiến thân khí trong sạch

Dùng gia trì năm nơi

Trán, hai vai, tim, họng

Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án, sa-phộc bà phộc, thú đà, tát phộc đạt ma sa-phộc bà phộc, thú độ hàm

OṂ_ SVABHĀVA ŚUDDHĀ _ SARVA DHARMMA (?DHARMA) SVABHAVA (?SVABHĀVA) ŚUDDHA-UHAṂ

Đã tịnh ba Nghiệp xong

 

_ Kết Phật Tam Muội Gia

Định Tuệ (2 tay) hợp Liên Chưởng (Liên Hoa Hợp Chưởng)

Dựng hợp hai Hoả (ngón giữa) Phong (ngón trỏ)

Hai Phong (2 ngón trỏ) co lóng trên

Hai Không (2 ngón cái) vịn gốc Phong (ngón trỏ)

Nâng Ấn ngang trước trán

Quán kỹ tất cả Phật

Mỗi mỗi thấy rõ ràng Trụ ngay trong hư không Niệm Chân Ngôn ấy là:

OṂ_ TATHĀGATA UDBHAVĀYA SVĀHĀ]

 

_ Phật Bộ Tam Muội Gia

Hai tay Nội Hợp Quyền

Hai Không (2 ngón cái) đều kèm dựng

Quán kỹ tất cả Phật

Giống như đối trước mắt

Tuỳ niệm, triệu thỉnh Tôn Nâng hai lần, kèm triệu Chân Ngôn là:

Án (1) nhĩ nẵng khu ca, sa-phộc hạ

OṂ _ JINA JIK _ SVĀHĀ

 

_ Lại kết Liên Hoa Bộ

Bí Mật Tam Muội Gia

Ấn tướng cũng như trước

Tả (ngón cái trái) vào, Hữu (ngón cái phải) duỗi ra

Ba tụng, ba triệu thỉnh An bên phải rồi bung

Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án, a lô lực ca, sa-phộc hạ

OṂ_ ĀRULIK (? AROLIK) _ SVĀHĀ

 

_ Lại kết Kim Cương Bộ

Vi Diệu Tam Muội Khế

Khế trước, sửa Không Luân (ngón cái)

Hữu (ngón cái phải) vào, dựng Tả (ngón cái trái), vời

Chuyên Tâm giữ niệm Tôn Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án, phộc nhật-la, địa-lực ca, sa-phộc hạ

OṂ_ VAJRA-DHṚK _ SVĀHĀ

 

Phật Bộ Ấn ở trán

Liên Hoa bên tai phải

Kim Cương bên tai trái

Đồng bung ở trên đỉnh

 

_ Tiếp lại, Bị Giáp Khế

Đàn Tuệ (2 ngón út) với Giới Phương (2 ngón vô danh)

Cài chéo nhau trong chưởng (lòng bàn tay)

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) cùng hợp đầu

Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) như câu (móc câu)

Phụ ngoài sau hai Hoả (2 ngón giữa)

Kèm Thiền Trí (2 ngón cái) dựng thẳng

Giống như Phộc Chiết La (Vajra:chày Kim Cương)

Niệm gia thân, năm chỗ

Trán, vai phải, vai trái

Tim, họng, bung đỉnh môn Niệm Chân Ngôn ấy là:

 

Án, chước yết-la, miệt lật-để, bát-la xa nhĩ đa, la nại-la, la nại-la, bà sa-ma thương lộ sắt-nê sa, lạc khất-xoa, lạc khất-xoa hàm, hồng, phát tra, sa-phộc ha

OṂ_ CAKRA-VARTTI PRAŚAMITĀ _ RĀDRĀ RĀDRĀ _ BHĀSMA SARA-UṢṆĪṢA _ RAKṢA RAKṢA MAṂ_ HŪṂ PHAṬ _ SVĀHĀ

_Tiếp nói Kim Cương Địa Giới Quyết Ấn

Tay Định (tay trái) độ Phương (ngón vô danh) Nguyện (ngón giữa)

Đều vào khoảng Giới (ngón vô danh phải) Nhẫn (ngón giữa phải)

Phương (ngón vô danh trái) đóng vắt sau Giới (ngón vô danh phải)

Vào khoảng giữa Đàn (ngón út phải) Giới (ngón vô danh phải)

Nguyện (ngón giữa trái) vắt vào Nhẫn (ngón giữa phải) Tiến (ngón trỏ phải)

Đàn Tuệ (2 ngón út) và Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Thiền Trí (2 ngón cái) đều hợp nhau

Ba lần chuyển, đóng xuống

Liền niệm Chân Ngôn là:

Án, chỉ lý chỉ lý, phộc nhật-la, phộc nhật-lý bộ phù, mãn đà mãn đà, hồng, phát tra

OṂ_ KILI KILI_ VAJRA VAJRI BHŪRA (?BHÙR)_ BANDHA BANDHA _ HŪṂ PHAṬ

_ Lại nói Kim Cương Tường Giới Ấn Dựa theo Địa Giới Ấn

Mở rộng Thiền Trí (2 ngón cái) dựng

Xoay phải như Tường Viện

Tuỳ theo Tụng mà chuyển

Tâm tưởng Kim Cương Tường (bức tường Kim Cương)

Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án, tát la tát la, phộc nhật-la, bát-la ca la, hồng, phát tra

OṂ_ SARA SARA VAJRA-PRAKARĀ HŪṂ PHAṬ

_ Tiếp đến Hư Không Tạng Mười ngón giao bên ngoài

Tiến Lực (2 ngón trỏ) ép như báu

Tưởng thành lầu gác đẹp

Trên có hoa sen lớn

Tâm quán kỹ Bản Tôn

Trụ ở trong Trướng báu

Phướng, phan, lọng giáp vòng

Biển mây hương, Thiên Y

Tràn khắp cả hư không

Quyến thuộc vây chung quanh Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án, nga nga nẵng, tam bà phộc, phộc nhật-la, hộc

OṂ_ GAGANA SABHĀVA (? SAṂBHAVA) VAJRA HOḤ

_ Tiếp kết Xa Lộ Ấn

Định Tuệ (2 tay) ngửa chéo nhau

Bên phải đè bên trái

Thiền Trí (2 ngón cái) vịn Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Tận dưới vạch thứ nhất

Xoay chuyển đưa, hướng trước Tưởng thành xe cộ báu

Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án, đổ lỗ, đổ lỗ, hồng

OṂ_ TURU TURU HŪṂ

Ba biến hoặc bảy biến

Vận tưởng đón Bản Tôn

 

_ Chẳng giải bỏ Ấn trước

Dời đầu ngón Thiền Trí (2 ngón cái) [hướng về thân]

Nâng vịn đầu Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa)

Tưởng Tôn ngồi trên xe

Hướng trong ba ngón, bật [bật đầu ngón giữa]

Dần đến, giáng Đạo Trường

Trụ ở trong hư không

Đợi thỉnh rồi đến vào

Chẳng ngược Bản Thệ Nguyện Niệm Chân Ngôn ấy là:

 

Nẵng mạc tất-để-lý-dã địa-vĩ ca nam, đát tha nghiệt đá nam (1) Án, phộc chiết-lãng kỳ nễ-dã, a yết la-sái dã, sa-phộc hạ

NAMAḤ STRYI-DHVIKĀNĀṂ TATHĀGATĀNĀṂ_ OṂ_

VAJRĀṂGINYĀ (? VAJRĀṂGNIYA) ĀKARṢAYA _ SVĀHĀ

Do sức Chân Ngôn này

Với kết Khế tương ứng

Hay triệu nơi Bản Tôn

Với quyến thuộc còn lại

Giáng lâm đến Đạo Trường

Ban Nguyện cho Hành Nhân

 

_ Lúc muốn kết Xa Lộ Trước nên tịnh lối đi

Hai tay nâng lò hương

Niệm tu câu bí mật

Tịnh Trị lối hư không

Sau mới thỉnh Thánh Tôn

Tưởng hương đến Cung (Pūra) ấy Niệm Chân Ngôn ấy là:

 

Án, tố tất địa yết lý, nhập-phộc lý đá, nan đa mộ la đa duệ, nhập-phộc la, mãn đà mãn đà, hạ nam hạ nam, hồng, phát tra

OṂ_ SUSIDDHI KARI JVALITA NATAMORATĀYE (? JVALITA ANANTA MURTTĀYE)_ JVALA BANDHA BANDHA_ HANA HANA _ HŪṂ PHAṬ

Nếu làm Diệu Pháp này

Then cửa trong hư không

Thảy đều tự mở ra

Cũng thành Tịch Trừ Chướng

Cho đến nhóm thanh tịnh

Với thành Cảnh Giác Tôn

Quyến thuộc với thân cận

_ Tiếp, trước làm Phụng Thỉnh

Ấn Khế, tụng Minh sau

Triệu tập các Thánh Hiền

Vào trong Mạn Trà La (Maṇḍala: Đạo Trường) Thỉnh Triệu Chân Ngôn là:

 

Ế hề duệ hứ, bà nga tông, ninh hạ, bạc cật để dã nẵng, tam ma duệ, nang giả, át la-kiện giả, tam bát la để thệ, đàm, bố già, bôn nễ-dã, bát-la tỷ na mê

EHYEHI BHAGAVAṂ NEHA (?NĪHA) HAKTI-YANA (?BHAKTI-YĀNA) SAMAYE NACA_ AGHAM (?ARGHAṂ) CA SAṂPARATIJE (SAṂPARATEJE) DHAṂ_ PUCA-PUṆYE (?PŪJA-PUṆYE) PRASIDAME (?PRASĪDAMAṂ)

Hoặc ba, hoặc bảy biến

Triệu Thỉnh vào Đạo Trường

An cần bày cầu thỉnh

 

_Lại thỉnh Diệu Cát Tường

Mật Tích Kim Cương Chủ

Định Tuệ (2 tay) hợp Liên Chưởng (Liên Hoa Hợp Chưởng)

Hai Hoả (2 ngón giữa) cuộn Thuỷ Luân (ngón vô danh)

Đầu Phong (ngón trỏ) vịn lưng móng

Hai Phong (2 ngón trỏ) co trụ nhau

Hai Không (2 ngón cái) kèm dựng thẳng

Phong (ngón trỏ) ngang, đè ngọn Không (ngón cái)

 

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam, hệ hệ, câu ma la ca, vĩ mục cật để, bát đà tất-thể đa, sa-ma la sa-ma la, bát-la để chỉ-nhiên, sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HE HE KUMARAKA (?KUMĀRAKA) VIMUKTI PATHĀ STHITA _ SMARA SMARA _ PTARIJÑĀṂ _ SVĀHĀ

_ Tiếp đến Bộ Minh Vương

Tịch Trừ loài gây chướng

Định Tuệ (2 tay) hợp Liên Chưởng (Liên Hoa Hợp Chưởng)

Thuỷ (ngón vô danh) Phong (ngón trỏ) kèm rũ xuống

Đều vào khoảng trăng đầy (lòng bàn tay)

Không (ngón cái) kèm lìa lóng Phong (ngón trỏ)

Ngang Tim, tụng Minh Cú

Bảy biến, nâng ngang trán

Chuyển trái, làm Tịch Trừ

Xoay phải, thành Kết Giới Tất cả loài gây chướng

Chạy tan không có ngại

Uy Quang như Kiếp Hoả

Giận dữ, rất đáng sợ Ba mặt, hiện sáu tay

Cầm nắm búa, gậy, bình Hoa sen với tràng hạt

Niệm Chân Ngôn ấy là:

 

Án (1) độ nẵng độ nẵng (2) ma đà ma đà (3) nẵng ha nẵng ha (4) hạ dã nghĩlý phộc (5) hồng, phát tra

OṂ_ DHUNA DHUNA _ MATHA MATHA _ HANA HANA _HAYAGRĪVA HŪṂ PHAṬ

_ Lại Tâm Minh là:

Án (1) a mật-lật đổ nạp-bà phộc, hồng, phát tra

OṂ_ AMṚTA-UDBHAVA HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ

Do Chân Ngôn đó nên

Với dùng Ấn gia trì

Hay khiến trừ các Chướng

Hành Nhân dùng chút công

Mau đắc được thành tựu

 

_ Tiếp đến kết Thượng Phương

Kim Cương Võng La Khế

Như tướng Tường Ấn trước

Mở Không (ngón cái) vịn gốc Phong (ngón trỏ)

 

Ấn che ngang trên đỉnh

Mật niệm, gia bảy biến

Tuỳ tụng, chuyển bên phải

Ba vòng, nên rõ Nghi

Buông chia, hướng dưới rũ

Tưởng lưới che chắn Giới

Ngoài Tường (bức tường) đến ở đất

Tất cả chẳng thể xuyên

Quán thành như Kim Cương Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án, vĩ sa-phổ la nại-lạc khất-xoa, phộc chiết-la, bán nhạ la, hồng, phát tra

OṂ_ VISPHURAD RAKSA VAJRA PAṂJARA (? PAṂJALA) HŪṂ PHAṬ

_ Tiếp đến Hoả Viện Ấn

Ghép kín ánh lửa sáng

Giáp vòng, lưới vây ngoài

Kiếp Hoả rực rỡ sáng

Như gió nhiễu bên phải

Các Ma ác đáng sợ

Tất cả Thiết Đổ Lỗ (‘Satru: Oan gia)

Không thể gây não hại

Hành Nhân trụ chắc, quán Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án (1) a tam mãng nghi-nễ, ha la, hồng, phát tra

OṂ ASAMĀGINI (?ASAMĀṂGNI) HARA HŪṂ PHAṬ

Ba biến, hoặc bảy biến

Tưởng kỹ làm gia trì

Trong Quán, lửa sáng rực

Sau đó mới xoay chuyển

Lửa động cháy sáng rực

Khiến Pháp luôn luôn thành (vô bất thành: không có gì chẳng thành)

_ Sau bày Hiến Át Già (Ārgha)

Định Tuệ (2 tay) kèm ngửa mở

Địa (ngón út) Thuỷ (ngón vô danh) Hoả (ngón giữa) hợp ngọn

Phong (ngón trỏ) co như Thương Khư (Śaṅkha: vỏ ốc)

Hai Không (2 ngón cái) vịn dưới Phong (ngón trỏ)

Tưởng thành ao mọi báu

Trong suốt, đáy cát vàng Niệm Chân Ngôn ấy là:

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam, nga nga nẵng, tam ma tam ma, sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ GAGANA SAMA ASAMA _SVĀHĀ

Ba biến, hoặc bảy biến

Tâm tưởng trong ao báu

Hoa sen, hoa sen nở Tắm khắp các chúng Thánh

Trước rửa chân Bản Tôn

Tiếp tắm các Hiền Thánh

Lại tắm chúng Thánh Thiên

Khiến Ta tịnh Căn Trần

 

_ Lại đến Toà Sư Tử Khế ấy bày như sau

Định Tuệ (2 tay) Địa (ngón út) Thuỷ (ngón vô danh) giao

Chéo nhau vào trong chưởng (lòng bàn tay)

Hai Hoả (2 ngón giữa) hợp ngọn dựng

Co Phong (ngón trỏ) vịn hai Không (2 ngón cái)

Kèm Không (2 ngón cái) ngửa phía trước

Giống như thế Sư Tử

Tưởng trên có hoa sen Niệm Chân Ngôn ấy là:

Án, a tá la, vĩ la dã, hồng

OṂ _ ACALA VIRAYA HŪṂ

_ Tiếp bày Phổ Cúng Dường

Mười ngón, Kim Cương Hợp (Kim Cương Hợp Chưởng)

Hai Phong (2 ngón trỏ) như hình báu

Đồ Hương, Hoa, Thực (thức ăn), đèn

Vận tưởng như biển mây

Phướng, phan, mọi Kỹ Nhạc

Hoa, lọng, Diệu Thiên Y

Lưu tán khắp hư không

Cúng dường, tăng nhóm Phước

Niệm câu Chân Ngôn này Dùng để hiến các Tôn

Cúng Dường Chân Ngôn là:

 

Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam (1) Án, tát la-phộc đà khiếm, ôn ná ngiệt đế, sa-phả la, hứ hàm, nga nga nẵng kiếm, sa-phộc ha

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ_ SARVATHĀ KHAṂ UDGATE SPHARA HIMAṂ (?HĪMAṂ) GAGANAKAṂ _ SVĀHĀ

Do Cúng Dường này nên

Được lợi không gì bằng (vô đẳng lợi)

Hay thành mọi sự nghiệp

Tư Lương (Sambhāra) từ đấy sinh

_ Tiếp đến bày Tán Thán

Chẳng buông Ấn Khế trước

Sửa Báu hợp giao nhau

Phạn Âm tụng lời khen (tán ngôn) Khiến chúng Thánh vui vẻ Niệm Mật Ngôn đó là:

Án, phộc nhật-la để khất-sấn-noa, ma hạ dạ nẵng (1) phộc nhật-la cú xá, ma hạ dữu đà (2) mạn tổ thất-lợi, phộc nhật-la, nghiễm tỳ lợi-dã (3) phộc nhật-la, một đệ, nẵng mô suất-đô đế (4)

OṂ_ VAJRA-TIKṢṆA (?VAJRA-TĪKṢṆA) MAHĀ-YANA (?MAHĀ-YĀNA) VAJRA-KOŚA MAHĀ-YADHĀ (?MAHĀ-YUDHA) MAṂJOŚRĪ (?MAṂJUŚRĪ) VAJRA-GAMBHĪRYA VAJRA-BUDDHE NAMO STUTE

Lại có bài Đại Tán bằng chữ Hán:

“Quy mệnh Mật Tích Chủ

Đấng tồi phục các Ma

Đồng Chân Pháp Vương Tử

Đủ mọi Hạnh Phổ Hiền

Trụ thân vốn có ấy

Không đầu cuối (vô thuỷ vô chung), lặng yên

Diệu dụng ban các Nguyện

Giáng Oán Hại, ba Độc

Sửa Kiếp nên tu hành

Mà ở trong ba cõi (Tam Giới)

Lại nói Bí Minh Giáo

Vì giúp loài Hữu Tình

Bày môn Đại Phương Tiện

Cứu vớt các Hàm Linh

Khiến vượt vòng Sinh Tử

Từ Phàm vào Phật Địa (Buddha-bhūmi)”

Hành Giả nói lời đó

Khen, vịnh nơi Bản Tôn Chí Tâm tụng ba biến Khiến Đại Thánh vui vẻ.

_ Tiếp đến Thánh Văn Thù

Thỉnh Triệu Đồng Tử Ấn

Tay Tuệ (tay phải) kết làm quyền

Duỗi Phong (ngón trỏ) như móc câu

Bảy biến, triệu ba lần

Liền nói Chân Ngôn là:

 

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) a yết la-sái dã (2) tát tông, củ lỗ, a chỉnhiên (3) củ mang la tả (4) sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ ĀKARṢAYA SATVAṂ (?SARVA) KURU AJÑAṂ KUMĀRASYA_ SVĀHĀ

 

_ Tiếp đến Kế Thiết Ni

Tướng Ấn, nói như sau

Trí Tuệ Vũ (Tay phải) nắm quyền

Hoả (ngón giữa) Phong (ngón trỏ) cùng hợp dựng

Do đồng tiêu tướng Đao

Niệm Chân Ngôn ấy là:

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) hệ hệ, củ mang lý kế (2) na gia chỉhoại nan (3) sa-ma la, sa-ma la, bát-la để cát-nhiên, sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HE HE KUMĀRIKE_DAYĀJÑĀNAṂ (?DAYĀJÑĀNĀṂ) SMARA SMAMRA (?SMARA) PRATIJÑĀṂ _ SVĀHĀ

_ Tiếp đến bên phải Tôn

Cứu Hộ Tuệ Đồng Tử

Tay trái: Kim Cương Quyền

Ngồi thẳng, an cạnh eo

Hữu (tay phải) duỗi thẳng năm Luân (5 ngón tay)

Dùng che ngang tim ấy

Tách dựng ở Không Luân (ngón cái)

Niệm Chân Ngôn ấy là:

 

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) hệ, ma ha ma ha (2) sa-ma la, bát-la để cát-nhiên, sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HE MAHĀMAHĀ _ SMARA PRATIJÑĀṂ _ SVĀHĀ

_ Ô Ba Kế Thất Ni

Tay Trí Tuệ (tay phải) nắm quyền

Rồi duỗi thẳng Hoả Luân (ngón giữa)

Phong (ngón trỏ) co lóng giữa

Như đồng tiêu tướng Kích

Nói Chân Ngôn ấy là:

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) tần na dạ chỉ-hoại nan (2) hệ, củ mang lý kế (3) sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ BHINDHAYĀ-JÑĀNAṂ_ HE KUMARIKE (?KUMĀRIKE) _ SVĀHĀ

_ Tiếp đến Quang Võng Tôn

Đồng Tử Nội Quyến Thuộc

Ấn Khế nói như sau

Tay Tam Muội (tay trái) nắm quyền

Nâng Phong Luân (ngón trỏ) như câu (móc câu)

Dùng nhiếp các Hàm Thức

Khiến trụ Địa Giải Thoát (Vimukti-bhūmi) Liền nói Chân Ngôn là:

 

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) hệ hệ, củ mang la, mang gia nghiệt đa, sa-phộc bà phộc, tất-thể đá, sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HE HE KUMARA (?KUMĀRA) MAYAGATA (?MĀYĀGATA) _ SVABHĀVA STHITA_ SVĀHĀ

_ Tiếp đến Địa Tuệ Tràng

Tiêu xí của Nội Quyến (Nội quyến thuộc)

Tay Tam Muội (tay trái) nắm quyền

Rồi duỗi luân Địa (ngón út) Thuỷ (ngón vô danh)

Dựng thẳng như tướng phướng

Nói Mật Ngôn đó là:

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) hệ, sa-ma la (2) chỉ-hoại nẵng kế đô (3) sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HE SMARA JÑĀNA-KETU_SVĀHĀ

_ Tiếp đến Vô Cấu Quang

Củ Mang La Mật Chủ

Tay Tam Muội (tay trái) như trước

Duỗi tất cả Luân (5 ngón ) trên

Thảy đều hơi co lại

 

 

Như ánh sáng thân Phật

Rực lửa chiếu sáng, suốt Niệm Chân Ngôn ấy là:

 

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) hệ hệ, củ mang la, vi chất đát-la, nghiệt để củ mang la, ma nỗ, sa-ma la, sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HE HE KUMARA (? KUMĀRA) VICITRA GATI_ KUMĀRAM ANUSMARA_ SVĀHĀ

_ Lại Bất Tư Nghị Tuệ

Tướng Ấn bày như sau

Định Tuệ (2 tay) cài chéo trong

Hợp một làm Quyền Ấn

Hai Phong (2 ngón trỏ) riêng co duỗi

Co lóng ba, đối nhau

Hợp móng cùng chung lưng

Hai Không (2 ngón cái) kèm duỗi thẳng

Tên là Phụng Giáo Giả Lại nói Mật Ngôn là:

 

Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) hệ hệ, khẩn chỉ la duệ tỷ (2) a, vĩ sama dã ninh duệ (3) sa-phộc hạ

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ HE HE _ KIṂCIRAYESI (?KIṂCIRĀYASI) ĀḤ VISMAYAṆĪYE _ SVĀHĀ

_ Bấy giờ người tu hành

An trụ Tâm Từ Mẫn

Vì tất cả Hữu Tình

Phát Đại Hoằng Thệ Nguyện

Chí thành khởi ân kính

Quán tưởng nơi Bản Tôn

Màu vàng, phóng ánh sáng

Ngồi toà Sư Tử Vương

Đài hoa, dựng chày Trí

Đầu: Bát Kế Trí Tôn

Sáng tỏ khắp mười phương

Như trước mắt Hành Nhân

Văn Thù Căn Bản Khế

Theo Thầy thọ nhận kín

 

_ Tiếp nến lấy tràng hạt

Cuộn trong lòng bàn tay

Định Tuệ (2 tay) đều Liên Tướng Ngang miệng, dùng gia trì Bí Mật Châu Minh là:

Án, tỳ lô tả nẵng, ma la, sa-phộc hạ

OṂ_ VAIRUCANA MALA (? VAIROCANA-MĀLA) _ SVĀHĀ

Gia trì bảy biến xong

Xoay chuyển, tam châu dịch (?dời chuyển tràng hạt ba lần)

Không (ngón cái) Địa (ngón út) đối niệm Châu

Tuỳ tụng, dời ba vòng

Tụng câu Bát Tự Minh

Một ngàn hoặc một vạn

Chữ chữ, hô rõ ràng

Ngồi thẳng, quán kỹ lưỡng

Niệm niệm đừng gián đoạn

Xong số, trụ Quán Trí

Kèm Tam Ma Địa Môn

Ở ngay trong trăng đầy

Bày chữ làm Chủng Trí

Hoặc làm Đại Nhật Quán

Tròn sáng cũng như thế

Hết thảy các Công Đức

Cho tất cả chúng sinh

Đều được thành Phật Đạo

 

_ Lại nói việc sai khác

Ba thời, hoặc bốn thời

Không khiến có thoái chuyển

.) Nếu làm Tức Tai, nên

Định đêm dùng khởi đầu

.) Nếu cầu Phước Trí Môn

Sau đêm nên khởi đầu

.) Giáng Phục ngay giờ Ngọ

.) Ái Kính lúc muốn ngủ

.) Câu Triệu đồng lúc trước

 

_ Niệm xong Hoàn Châu Khế

Cũng đồng Pháp Tất Địa

Bản Tôn, số dứt xong

Y trước, niệm Nội Quyến (Nội Quyến Thuộc)

Tám Tôn, thứ tự cũ

Tán Thán, dâng hương hoa

Át Già, lại phụng hiến

Phát Nguyện kèm Khuyến Thỉnh

Giải Giới dùng Hoả Viện

Phát Khiển Phụng Tống đấy

Ba Bộ lại Hộ Thân

Mặc Giáp, như trước làm

Diệm Man Đức (Yamāntaka) hộ vệ

Đại Đao chạm gia trì

Lễ bái chúng Hiền Thánh

Tuỳ ý Kinh Hành (Caṅkramana), ra

 

_ Nếu trụ trong rừng núi

Đầu Đà (Dhūta) ở chỗ vắng (khoáng dã)

Nạn vua gặp ngục tù

Việc đột ngột đáng sợ

Bệnh tật, hoạ Quỷ Thần

Đi đêm tối, sợ hãi

Tu Đạo bị Ma quấy

Nhà đấu tranh chẳng hoà

Các Độc muốn đến hại

Như nhiều loại nạn này

Thường trì Bát Bí Minh

Trừ hết mọi điều ác

Ấn Khế, môn sai khác

Thọ nhận kín từ Thầy

 

_ Nếu tại Mạn Trà La (Đạo Trường)

Đối trước Tôn, thứ tự

Nhăn (cau mày), duỗi, động chi tiết

Hít thở, lay động đầu

Tiếng: nôn, nghẹn, phun, than

Nhổ bọt với ho hắng

Như vậy, các nhóm việc

Chế ngự, đừng kiêu mạn

_ Đại Giáo A Xà Lê

Bậc hành sâu Tuệ khéo

Muốn cầu Đại Tất Địa

Cần phải luôn Hộ Ma

Mỗi, đủ ba lạc xoa (30 vạn lần)

Một lần, lửa cúng dường

Nếu được ba Tướng hiện

Nóng ấm, khói, ánh sáng

Trong Đao phát tiếng lớn

Phạm Âm, Sư Tử Hống

Sấm động, tiếng vi diệu

Tiếng chuông, trống, Nhã Ca (ca hát hoà nhã)

Mọi loại âm nói Pháp

Hành Nhân được Tất Địa

Hộ Ma như Giáo Pháp

Vi tế hiểu rõ ràng

Chút phần chẳng tương ứng

Mọi ác đều đến tập

Đủ số ba Câu Chi (ba trăm vạn)

Thường được thấy Văn Thù

Tâm thông Môn Giải Thoát

Trí Tuệ chẳng thể lường

Nguyện Thế, Xuất Thế Gian

Mong cầu đều đầy đủ

 

VĂN THÙ BÁT TỰ NGHI QUỸ (Hết)

Trường Khánh , năm thứ tư, tháng tám, ngày 30_ Viện Đông Tháp, chùa Thanh Long, Trì Niệm Sa Môn Nghĩa Vân Pháp Kim Cương cùng với Trung Thiên Tam Tạng Bồ Đề Tiên đồng dịch, vị tăng cầm bút ghi kết Kệ nhuận văn là Nghĩa Vân ghi chép. Đối chiếu sửa chữa ghi chép xong

_ Bát Tự Văn Thù Quỹ, Thập Bát Ấn Khế: hai Bộ hai quyển. Dùng Điểm Bản của Vũ Phủ Linh Vân Khai Sơn TỊNH NGHIÊM hoà thượng, so sánh khảo xét, khắc lên bản gỗ

Thời Hưởng Bảo, năm Nhâm Tý, Quý Đông_ Cốc Hoà Châu Phong Sơn Diệu Âm Luân Hạ Sa Môn Vô Đẳng kính ghi

14/06/2011