LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁT TRÍ
Hán dịch: Tác giả: Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng

 

Chương 3: TRÍ UẨN

 

Phẩm 1: BÀN VỀ GIÁC CHI

Tám chi học – mười chi vô học

Kiến và giác chi-đạo có ba,

Thế tục-vô lậu-kiến và trí,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Như Đức Thế Tôn nói: “Kiến học tích thành tựu tám chi học”.

Hỏi: Thành tựu tám chi học có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào có tầm-có tứ, kiến học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai-hiện tại có tám, kiến học kia diệt rồi không mất. Nếu lại dựa vào định có tầm-có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai-hiện tại có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào không có tầm-không có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại có bảy, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại có bốn, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại không có.

Nếu dựa vào không có tầm-không có tứ, kiến học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có tám, hiện tại có bảy, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định không có tầm-không có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có bảy, vị lai có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại có bốn, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại không có, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có bảy, vị lai-hiện tại có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có tám, hiện tại có bốn, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định vô sắc, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có bốn, vị lai có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ bốn, vị lai có tám, hiện tại không có, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào có tầm-có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ bốn, vị lai-hiện tại có tám, kiến học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, kiến học hiện ở trước mắt, thì quá khứ bốn, vị lai có tám, hiện tại có bảy, kiến học kia diệt rồi không mất.

Như Đức Thế Tôn nói: “A-la-hán lậu tận, thành tựu mười chi vô học”.

Hỏi: Vô học ấy thành tựu có bao nhiêu quá khứ, bao nhiêu vị lai, bao nhiêu hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, trí vô học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có chín, vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào có tầm-có tứ, trí vô học được hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có chín, vị lai có mười, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại không có, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, trí kiến vô học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có chín, vị lai có mười, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào có tầm-có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có chín, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có tám, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại có năm, trí kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ-vị lai có mười, hiện tại không có.

Nếu dựa vào không có tầm-không có tứ, trí vô học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định không có tầm-không có tứ, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có tám, vị lai có mười, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ tám, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ tám, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, trí vô học được hiện ở trước mắt, thì quá khứ tám, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào không có tầm-không có tứ, kiến vô học đầu tiên được hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có tám, vị lai có mười, kiến vô học ấy diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định không có tầm-không có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí kiến vô học đó diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có chín, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có chín, vị lai có mười.

Nếu dựa vào vô sắc, trí vô học đầu tiên hiện ở trước mắt, thì quá khứ không có, vị lai có mười, hiện tại có năm, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định vô sắc, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có năm, vị lai có mười, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào có tầm-có tứ, trí vô học hiện ở trước mắt, thì quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, trí vô học sẽ hiện ở trước mắt, thì quá khứ có năm, vị lai có mười, hiện tại có tám, trí đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào vô sắc, kiến vô học đầu tiên sẽ hiện ở trước mắt, thì quá khứ-hiện tại có năm, vị lai có mười, kiến đó diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định vô sắc, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có năm, vô học, trí kiến đó diệt rồi không mất.

Nếu nhập diệt định, hoặc tâm thế tục hiện ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại không có, tâm đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định có tầm-có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có chín, trí kiến vô học, đó diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định không có tầm-không có tứ, vô học hoặc trí hoặc kiến hiện ở trước mắt, thì quá khứ có sáu, vị lai có mười, hiện tại có tám.

Hỏi: Thế nào là kiến?

Đáp: Là năm kiến thuộc nhãn căn, Chánh kiến của thế tục, kiến học, vô học.

Hỏi: Thế nào là trí?

Đáp: Tuệ tương ưng với năm thức, trừ nhẫn vô lậu, còn lại tuệ tương ưng với ý thức.

Hỏi: Thế nào là tuệ?

Đáp: Sáu thức tương ưng với tuệ.

Hỏi: Các kiến là trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến không phải trí, nghĩa là nhãn căn và nhẫn vô lậu.

2. Có trí không phải kiến, nghĩa là năm thức thân tương ưng với tuệ, tận-vô sinh trí, trừ ra năm kiến cùng với Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức.

3. Có kiến cũng là trí, nghĩa là năm kiến, Chánh kiến thế tục, trừ nhẫn vô lậu và tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải kiến cũng không phải trí, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các kiến là tuệ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến không phải tuệ, nghĩa là nhãn căn.

2. Có tuệ không phải kiến, nghĩa là tuệ tương ưng với năm thức thân, tận-vô sinh trí, trừ ra năm kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức khác.

3. Có kiến cũng là tuệ, nghĩa là trừ ra tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu và năm kiến, Chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến cũng không phải tuệ, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các trí là tuệ chăng?

Đáp: Các trí đều là tuệ. Có tuệ không phải trí, nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Kiến thuộc về trí hay trí thuộc về kiến?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến không phải thuộc về trí, nghĩa là nhãn căn và nhẫn vô lậu.

2. Có trí không phải thuộc về kiến, nghĩa là tuệ tương ưng với năm thức thân, tận-vô sinh trí, trừ ra năm kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức.

3. Có kiến cũng thuộc về trí, nghĩa là năm kiến, Chánh kiến thế tục, trừ ra nhẫn vô lậu và tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải kiến, cũng không phải thuộc về trí, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Kiến thuộc về tuệ hay tuệ thuộc về kiến?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến không phải thuộc về tuệ, nghĩa là nhãn căn.

2. Có tuệ không phải thuộc về kiến, nghĩa là tuệ tương ưng với năm thức thân, tận-vô sinh trí, trừ ra năm kiến và Chánh kiến thế tục, còn lại tuệ hữu lậu tương ưng với ý thức.

3. Có kiến cũng thuộc về tuệ, nghĩa là trừ ra tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu khác và năm kiến, Chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến, cũng không phải thuộc về tuệ, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Trí thâu tóm tuệ hay tuệ thâu tóm trí?

Đáp: Tuệ thâu tóm trí chứ không phải trí thâu tóm tuệ.

Không thâu tóm những gì? Nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Các kiến thành tựu thì đó là trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến thành tựu thì đó là kiến chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến thành tựu thì đó là tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ thì thành tựu kiến chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các trí thành tựu thì đó là tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ thì thành tựu trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến đã đoạn, đã biến khắp thì đó là trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu trí đã đoạn, đã biến khắp thì đó là kiến chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tuệ đã đoạn, đã biến khắp thì đó là kiến chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các trí đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tuệ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tuệ đã đoạn, đã biến khắp thì đó là trí kia chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các Chánh kiến là Trạch pháp giác chi không?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có Chánh kiến không phải Trạch pháp giác chi, nghĩa là Chánh kiến thế tục.

2. Có Trạch pháp giác chi không phải Chánh kiến, nghĩa là tận-vô sinh trí.

3. Có Chánh kiến cũng là Trạch pháp giác chi, nghĩa là trừ ra tậnvô sinh trí, tuệ vô lậu.

4. Không phải Chánh kiến cũng không phải Trạch pháp giác chi, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các chánh trí là Trạch pháp giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có chánh trí không phải Trạch pháp giác chi, nghĩa là chánh trí thế tục.

2. Có Trạch pháp giác chi không phải chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu.

3. Có chánh trí cũng là Trạch pháp giác chi, nghĩa là trừ ra nhẫn vô lậu, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải chánh trí cũng không phải Trạch pháp giác chi, nghĩa là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Bảy giác chi, tám đạo chi, khi mỗi mỗi chi hiện ở trước mắt, thì có có bao nhiêu giác chi, bao nhiêu đạo chi hiện ở trước mắt?

Đáp: Nếu dựa vào vị chí định, lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có sáu giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, có sáu giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, thì lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có bảy giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào ở trung gian tĩnh lự thì lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có sáu giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, và sáu giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt. Dựa vào tĩnh lự thứ ba-thứ tư cũng vậy.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có bảy giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào định vô sắc, lúc Niệm giác chi hiện ở trước mắt, có sáu giác chi học, bốn đạo chi hiện ở trước mắt, và sáu giác chi vô học, năm đạo chi hiện ở trước mắt. Trạch pháp giác chi-Tinh tiến-Khinh anđịnh-Xả, giác chi Chánh kiến-Chánh tinh tiến-Chánh niệm-Chánh định đạo chi, cũng vậy.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, lúc Hỷ giác chi hiện ở trước mắt, thì có bảy giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, thì khi Hỷ giác chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, thì bảy giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào vị chí, thì khi Chánh tư duy hiện ở trước mắt, và sáu giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, thì sáu giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự thì khi Chánh tư duy hiện ở trước mắt, có bảy giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào vị chí định, khi Chánh ngữ hiện ở trước mắt, thì có sáu giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, và sáu giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào sơ tĩnh lự, khi Chánh ngữ hiện ở trước mắt, thì có bảy giác chi học, tám đạo chi hiện ở trước mắt, thì bảy giác chi vô học, chín đạo chi hiện ở trước mắt.

Nếu dựa vào trung gian tĩnh lự, khi Chánh ngữ hiện ở trước mắt, thì có sáu giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, và sáu giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt. Dựa vào tĩnh lự thứ ba-thứ tư cũng vậy.

Nếu dựa vào tĩnh lự thứ hai, khi Chánh ngữ hiện ở trước mắt, thì có bảy giác chi học, bảy đạo chi hiện ở trước mắt, và bảy giác chi vô học, tám đạo chi hiện ở trước mắt. Chánh nghiệp_chánh mạng cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác chi, thì pháp đó tương ưng với Trạch pháp giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Niệm mà không tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là Trạch pháp giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không tương ưng với Niệm, nghĩa là Niệm giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Niệm cũng tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Niệm cũng không tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Trạch pháp giác chi, đối với Tinh tiếnKhinh an-định-Xả giác chi-Chánh tinh tiến-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác chi, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Niệm mà không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ giác chi và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Niệm, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Niệm.

3. Có pháp tương ưng với Niệm cũng tương ưng với Hỷ, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Niệm cũng không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ không tương ưng với Niệm giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Hỷ giác chi, đối với Chánh kiến-Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Niệm giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh niệm chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh niệm, thì pháp đó tương ưng với Niệm giác chi chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi, thì pháp đó tương ưng với Tinh tiến giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là Tinh tiến giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Tinh tiến mà không tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là Trạch pháp giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Trạch pháp cũng tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Trạch pháp cũng không tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Tinh tiến giác chi, đối với giác chi Khinh anĐịnh-Xả, Chánh tinh tiến, Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ giác chi và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Trạch pháp giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Trạch pháp, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Trạch pháp.

3. Có pháp tương ưng với Trạch pháp cũng tương ưng với Hỷ, nghĩa là hai pháp tương ưng .

4. Có pháp không tương ưng với Trạch pháp, cũng không tương ưng với Hỷ, nghĩa là hỷ không tương ưng với Trạch pháp giác chi, và các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Hỷ giác chi, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với Chánh kiến thì cũng tương ưng với Trạch pháp giác chi. Có pháp tương ưng với Trạch pháp mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến vốn không thâu tóm pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác chi, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Tinh tiến mà không tương ưng với hỷ, nghĩa là Hỷ giác chi và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Tinh tiến giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với Tinh tiến cũng tương ưng với Hỷ, nghĩa là hai pháp tương ưng .

4. Có pháp không tương ưng với Tinh tiến, cũng không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ không tương ưng với Tinh tiến giác chi và các tâmtâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Hỷ giác chi, đối với Chánh kiến-Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác chi, thì pháp đó tương ưng với Khinh an giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Tinh tiến mà không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Khinh an giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không tương ưng với Tinh tiến, nghĩa là Tinh tiến giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Tinh tiến cũng tương ưng với Khinh an, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Tinh tiến, cũng không tương ưng với Khinh an, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Khinh an giác chi, đối với Định-Xả giác chi, Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tinh tiến giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh tinh tiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với Chánh tinh tiến, thì pháp ấy tương ưng với Tinh tiến giác chi chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác chi, thì pháp đó tương ưng với Khinh an giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Hỷ tương ưng với Khinh an giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Hỷ giác chi và Hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Khinh an giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Hỷ cũng tương ưng với Khinh an, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Hỷ cũng không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Hỷ không tương ưng với Khinh an giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Khinh an giác chi, đối với Định-Xả giác chi, Chánh tinh tiến, Chánh niệmChánh định cũng thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Hỷ giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Hỷ mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Chánh kiến và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Hỷ giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Hỷ, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Hỷ giác chi và Hỷ giác chi không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh kiến.

3. Có pháp tương ưng với Hỷ cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Hỷ cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Hỷ giác chi không tương ưng với Chánh kiến, Chánh kiến không tương ưng với Hỷ giác chi, và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác chi, thì pháp đó cũng tương ưng với Định giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không tương ưng với Định, nghĩa là Định giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Định, không tương ưng với Khinh an, nghĩa là Khinh an giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Khinh an cũng tương ưng với Định, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Khinh an cũng không tương ưng với định, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Định giác chi, đối với Xả giác chi, Chánh tinh tiến-Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Khinh an giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Khinh an mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến, và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Khinh an giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với

Khinh an, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Khinh an giác chi

1. Có pháp tương ưng với Khinh an cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

2. Có pháp không tương ưng với Khinh an cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Khinh an giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp đó cũng tương ưng với Xả giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Định mà không tương ưng với Xả, nghĩa là Xả giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Xả mà không tương ưng với Định, nghĩa là Định giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Định mà cũng tương ưng với Xả, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Định cũng không tương ưng với Xả, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Xả giác chi, đối với Chánh tinh tiến, chánh niệm cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Định mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Định giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Định, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Định giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Định cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Định cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Định giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Định giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh định chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với Chánh định, thì pháp đó tương ưng với Định giác chi chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Xả giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh kiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Xả mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Xả Chánh kiến và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Xả giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Xả, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Xả giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Xả cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Xả cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Xả giác chi và các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh kiến, đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Xả giác chi, thì pháp đó tương ưng với Chánh tinh tiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Xả mà không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh tinh tiến.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến mà không tương ưng với Xả, nghĩa là Xả giác chi.

3. Có pháp tương ưng với Xả cũng tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với xả, cũng không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh tinh tiến, đối với Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến, thì pháp đó tương ưng với Chánh tư duy chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Chánh tư duy, Chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh kiến.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh tư duy tương ưng với Chánh kiến, và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tư duy.

3. Có pháp tương ưng với Chánh kiến cũng tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh kiến cũng không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Chánh tư duy và Chánh tư duy không tương ưng với Chánh kiến và các tâmtâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh kiến, thì pháp đó tương ưng với Chánh tinh tiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh kiến tương ưng với Chánh tinh tiến và Chánh tinh tiến không tương ưng với với pháp tương ưng của Chánh kiến.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến mà không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh tinh tiến tương ưng với Chánh kiến và Chánh kiến không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với Chánh kiến cũng tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh kiến cũng không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh kiến không tương ưng với Chánh tinh tiến và các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh tinh tiến, đối với Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh tư duy, thì pháp đó tương ưng với Chánh tinh tiến chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy mà không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh tư duy tương ưng với Chánh tinh tiến.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến mà không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là Chánh tư duy và Chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy cũng tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh tư duy cũng không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh tư duy không tương ưng với Chánh tinh tiến và các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với Chánh tinh tiến, đối với Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Chánh tinh tiến, thì pháp đó tương ưng với chánh niệm chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến mà không tương ưng với chánh niệm, nghĩa là chánh niệm.

2. Có pháp tương ưng với Chánh niệm mà không tương ưng với Chánh tinh tiến, nghĩa là Chánh tinh tiến.

3. Có pháp tương ưng với Chánh tinh tiến cũng tương ưng với chánh niệm, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh tinh tiến cũng không tương ưng với chánh niệm, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Như đối với chánh niệm, đối với Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với chánh niệm, thì pháp đó tương ưng với Chánh định chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với Chánh niệm mà không tương ưng với Chánh định, nghĩa là Chánh định.

2. Có pháp tương ưng với Chánh định mà không tương ưng với chánh niệm, nghĩa là chánh niệm.

3. Có pháp tương ưng với Chánh niệm cũng tương ưng với Chánh định, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Chánh niệm cũng không tương ưng với Chánh định, nghĩa là các tâm-tâm sở pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là Chánh kiến thế tục?

Đáp: Ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Thế nào là chánh trí thế tục?

Đáp: Năm thức tương ưng với tuệ thiện, và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Các Chánh kiến thế tục, là chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Các Chánh kiến thế tục cũng là chánh trí thế tục. Có chánh trí thế tục, không phải Chánh kiến thế tục, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Chánh kiến thế tục thâu tóm chánh trí thế tục, hay chánh trí thế tục thâu tóm Chánh kiến thế tục?

Đáp: Chánh trí thế tục thâu tóm Chánh kiến thế tục mà không phải là Chánh kiến thế tục thâu tóm chánh trí thế tục.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Những Chánh kiến thế tục thành tựu thì đó là Chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu chánh trí thế tục thì thành tựu Chánh kiến thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các Chánh kiến thế tục đã đoạn, đã biết khắp thì đó là chánh trí thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu chánh trí thế tục đã đoạn, đã biết khắp thì đó là Chánh kiến thế tục chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thế nào là kiến vô lậu?

Đáp: Trừ ra tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là trí vô lậu?

Đáp: Trừ nhẫn vô lậu, còn lại tuệ vô lậu.

Hỏi: Các kiến vô lậu là trí vô lậu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến vô lậu mà không phải trí vô lậu, nghĩa là nhẫn vô lậu.

2. Có trí vô lậu mà không phải kiến vô lậu, nghĩa là tận-vô sinh trí.

3. Có kiến vô lậu cũng là trí vô lậu, nghĩa là trừ ra nhẫn vô lậu và tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải kiến vô lậu cũng không phải trí vô lậu, nghĩa là trừ ra tướng trước.

Hỏi: Kiến vô lậu thâu tóm trí vô lậu, hay trí vô lậu thâu tóm kiến vô lậu?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến vô lậu không phải thuộc về trí vô lậu, nghĩa là nhẫn vô lậu.

2. Có trí vô lậu không phải thuộc về kiến vô lậu, nghĩa là tận-vô sinh trí.

3. Có kiến vô lậu cũng thuộc về trí vô lậu, nghĩa là trừ ra nhẫn vô lậu, và tận-vô sinh trí, còn lại tuệ vô lậu.

4. Không phải kiến vô lậu cũng không phải thuộ về trí vô lậu, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Những kiến vô lậu thành tựu thì đó là trí vô lậu chăng?

Đáp: Thành tựu trí vô lậu cũng là thành tựu kiến vô lậu. Có kiến vô lậu thành tựu mà không phải là trí vô lậu, nghĩa là khổ pháp trí nhẫn hiện ở trước mắt.

 

Phẩm 2: BÀN VỀ NĂM LOẠI

Tà-chánh-kiến-trí gồm năm loại,

Tuệ sai lạc-học gồm ba loại,

Phạm-nhẫn và năm loại ác kiến,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là tà kiến?

Đáp: Nếu không an lập, thì năm kiến đều gọi là tà kiến. Nếu an lập thì chỉ có những kiến về không có bố thí, không có yêu thích, không có thờ cúng, không có hành tuyệt diệu, không có hành xấu xa không có hành tuyệt diệu-xấu xa và những nghiệp quả dị thục, gọi là tà kiến.

Hỏi: Thế nào là tà trí?

Đáp: Sáu thức tương ưng với tuệ ô nhiễm.

Hỏi: Các tà kiến là tà trí chăng?

Đáp: Các tà kiến là tà trí. Có tà trí không phải tà kiến, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ ô nhiễm và trừ năm kiến, còn lại ý thức tương ưng với tuệ ô nhiễm.

Hỏi: Tà kiến thâu tóm tà trí, hay tà trí thâu tóm tà kiến?

Đáp: Tà trí thâu tóm tà kiến, không phải tà kiến thâu tóm tà trí.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là năm thức khác tương ưng với tuệ ô nhiễm, và trừ ra năm kiến, còn lại ý thức tương ưng với tuệ ô nhiễm.

Hỏi: Các tà kiến thành tựu thì đó là trí chăng?

Đáp: Các tà kiến thành tựu cũng là tà trí. Có tà trí thành tựu nhưng không phải là tà kiến, nghĩa là kiến học tích.

Hỏi: Các tà kiến đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tà trí chăng?

Đáp: Các tà trí đã đoạn, đã biết khắp cũng là tà kiến. Có tà kiến đã đoạn, đã biết khắp nhưng không phải là tà trí, nghĩa là kiến học tích.

Hỏi: Thế nào là Chánh kiến?

Đáp: Tận-vô sinh trí vốn không thâu tóm tuệ thiện tương ưng với ý thức.

Hỏi: Thế nào là chánh trí?

Đáp: Năm thức tương ưng với tuệ thiện và nhẫn vô lậu mà không thâu tóm tuệ thiện tương ưng với ý thức.

Hỏi: Các Chánh kiến là chánh trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có Chánh kiến không là phải chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu.

2. Có chánh trí không phải là Chánh kiến, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện và tận-vô sinh trí.

3. Có Chánh kiến cũng là chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu, và tậnvô sinh trí vốn không thâu tóm tuệ thiện tương ưng với ý thức.

4. Không phải Chánh kiến cũng không phải là chánh trí, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Chánh kiến thâu tóm chánh trí hay chánh trí thâu tóm Chánh kiến?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có Chánh kiến không phải thuộc về chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu.

2. Có chánh trí không phải thuộc về Chánh kiến, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ thiện và tận-vô sinh trí.

3. Có Chánh kiến cũng thuộc về chánh trí, nghĩa là nhẫn vô lậu, tận-vô sinh trí vốn không thâu tóm tuệ thiện tương ưng với ý thức.

4. Không phải Chánh kiến cũng không phải thuộc về chánh trí, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các Chánh kiến thành tựu thì đó là trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu chánh trí thì đó là Chánh kiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các Chánh kiến đã đoạn, đã biến khắp thì đó là chánh trí chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu chánh trí đã đoạn, đã biến khắp thì đó là Chánh kiến chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các tuệ sai lạc đều là kiết chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tuệ sai lạc không phải là kiết, nghĩa là trừ ra hai kiết, còn lại tuệ ô nhiễm.

2. Có kiết không phải là tuệ sai lạc, nghĩa là bảy kiết.

3. Có tuệ sai lạc cũng là kiết, nghĩa là hai kiết.

4. Không phải tuệ sai lạc, cũng không phải là kiết, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Thế nào là kiến học?

Đáp: Tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Tám trí học.

Hỏi: Thế nào là tuệ học?

Đáp: Kiến học, và trí học, gọi chung là tuệ học.

Hỏi: Các kiến học là trí học chăng?

Đáp: Các trí học cũng là kiến học. Có kiến học không phải là trí học, nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Các kiến học là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tuệ học thì đó là kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí học là tuệ học chăng?

Đáp: Các trí học cũng là tuệ học, có tuệ. Học không phải là trí học, nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Kiến học thâu tóm trí học hay trí học thâu tóm kiến học?

Đáp: Kiến học thâu tóm trí học, không phải trí học thâu tóm kiến học.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Kiến học thâu tóm tuệ học, hay tuệ học thâu tóm kiến học?

Đáp: Lần lượt thâu tóm lẫn nhau.

Hỏi: Trí học thâu tóm tuệ học hay tuệ học thâu tóm trí học?

Đáp: Tuệ học thâu tóm trí học, không phải trí học thâu tóm tuệ học.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là nhẫn vô lậu.

Hỏi: Các kiến học thành tựu thì đó là trí học chăng?

Đáp: Các trí học thành tựu đó cũng là kiến học. Có kiến học thành tựu nhưng không phải là trí học thành tựu , nghĩa là lúc khổ pháp trí nhẫn hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các kiến học thành tựu thì đó là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ học thì đó là kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí học thành tựu thì đó là tuệ học chăng?

Đáp: Các trí học thành tựu, đó cũng là tuệ học. Có tuệ học thành tựu nhưng không phải là trí học, nghĩa là lúc khổ pháp trí nhẫn hiện ở trước mắt.

Hỏi: Thế nào là kiến vô học?

Đáp: Tận-vô sinh trí vốn không thâu tóm tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Tám trí vô học.

Hỏi: Thế nào là tuệ vô học?

Đáp: Kiến vô học và trí vô học, gọi chung là tuệ vô học.

Hỏi: Các kiến vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Các kiến vô học cũng là trí vô học. Có trí vô học không phải là kiến vô học, nghĩa là tận-vô sinh trí.

Hỏi: Các kiến vô học thì đó là tuệ vô học chăng?

Đáp: Các kiến vô học cũng là tuệ vô học. Có tuệ vô học không phải là kiến vô học, nghĩa là tận-vô sinh trí.

Hỏi: Các trí vô học là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tuệ vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Kiến vô học thâu tóm trí vô học, hay trí vô học thâu tóm kiến vô học?

Đáp: Trí vô học thâu tóm kiến vô học, không phải kiến vô học thâu tóm trí vô học.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là tận-vô sinh trí.

Hỏi: Kiến vô học thâu tóm tuệ vô học hay tuệ vô học thâu tóm kiến vô học?

Đáp: Tuệ vô học thâu tóm kiến vô học, không phải kiến vô học thâu tóm tuệ vô học.

Hỏi: Không thâu tóm những gì?

Đáp: Nghĩa là tận-vô sinh trí.

Hỏi: Trí vô học thâu tóm tuệ vô học hay tuệ vô học thâu tóm trí vô học?

Đáp: Lần lượt thâu tóm lẫn nhau.

Hỏi: Các kiến vô học thành tựu thì đó là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu trí vô học thì đó là kiến vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các kiến vô học thành tựu thì đó là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ vô học, thì đó là kiến vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí vô học thành tựu thì đó là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ vô học, thì đó là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Thế nào là kiến phi học phi vô học?

Đáp: Năm kiến của nhãn căn và Chánh kiến thế tục.

Hỏi: Thế nào là trí phi học phi vô học?

Đáp: Năm thức tương ưng với tuệ, và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Đáp: Năm thức tương ưng với tuệ, và ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến phi học phi vô học mà không phải là trí phi học phi vô học, nghĩa là nhãn căn.

2. Có trí phi học phi vô học mà không phải là kiến phi học phi vô học, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ, và trừ ra năm kiến-Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

3. Có kiến phi học phi vô học cũng là trí phi học phi vô học, nghĩa là năm kiến và Chánh kiến thế tục.

4. Không phải là kiến phi học phi vô học cũng không phải là trí phi học phi vô học, nghĩa là trừ ra các tướng trước.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến phi học phi vô học mà không phải là tuệ phi học phi vô học, nghĩa là nhãn căn.

2. Có tuệ phi học phi vô học mà không phải là kiến phi học phi vô học, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ và trừ năm kiến, Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

3. Có kiến phi học phi vô học cũng là tuệ phi học phi vô học, nghĩa là năm kiến và Chánh kiến thế tục.

4. Không phải là kiến phi học phi vô học cũng không phải là tuệ phi học phi vô học, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học thĩ đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu tóm trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học thâu tóm kiến phi học phi vô học?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến phi học phi vô học mà không thuộc về trí phi học phi vô học, nghĩa là nhãn căn.

2. Có trí phi học phi vô học mà không thuộc về kiến phi học phi vô học, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ, và trừ năm kiến, Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

3. Có kiến phi học phi vô học cũng thuộc về trí phi học phi vô học, nghĩa là năm kiến và Chánh kiến thế tục.

4. Không phải kiến phi học phi vô học cũng không thuộc về trí phi học phi vô học, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học thâu tóm tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học thâu tóm kiến phi học phi vô học?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiến phi học phi vô học mà không phải thuộc về tuệ phi học phi vô học, nghĩa là nhãn căn.

2. Có tuệ phi học phi vô học mà không phải thuộc về kiến phi học phi vô học, nghĩa là năm thức tương ưng với tuệ, và trừ ra năm kiến, Chánh kiến thế tục, còn lại ý thức tương ưng với tuệ hữu lậu.

3. Có kiến phi học phi vô học cũng thuộc về tuệ phi học phi vô học, nghĩa là năm kiến và Chánh kiến thế tục.

4. Không phải là kiến phi học phi vô học cũng không thuộc về tuệ phi học phi vô học, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Trí phi học phi vô học thâu tóm tuệ phi học phi vô học hay tuệ phi học phi vô học thâu tóm trí phi học phi vô học?

Đáp: Lần lượt thâu tóm lẫn nhau.

Hỏi: Thành tựu kiến phi học phi vô học là thành tựu thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu trí phi học phi vô học thì đó là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học thành tựu thì đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ phi học phi vô học thì đó là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học thành tựu thì đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tuệ phi học phi vô học thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu trí phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tuệ phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là kiến phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tuệ phi học phi vô học đã đoạn, đã biến khắp thì đó là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Như Đại Phạm thiên nói: “Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại. Ở thế gian, ta có khả năng tạo tác, biến hóa, có khả năng xuất sinh, là cha của thế gian kia”.

Đối với năm kiến thì kiến này thuộc về kiến nào? Kiến đế nào mà đoạn kiến này vậy?

Đáp: Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại; nghĩa là lấy pháp thấp kém làm hơn hẳn, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Ta đối với thế gian, có khả năng tạo tác biến hóa, có khả năng xuất sinh, là cha của thế gian kia; nghĩa là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Như Phạm chúng thiên nói Đúng vậy này: “Đây là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại, đối với thế gian này có khả năng tạo tác biến hóa, có khả năng xuất sinh, là cha của chúng ta”.

Kiến này đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Đây là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại, nghĩa là lấy pháp thấp kém làm hơn hẳn, thuộc về kiến thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Đối với thế gian này có khả năng tạo, tác biến hóa, có khả năng xuất sinh là cha của chúng ta, nghĩa là không phải nhân mà chấp làm nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy lên các kiến này: Ta chịu đựng tất cả. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Thuộc về thường kiến trong biên chấp kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Ta không chịu đựng tất cả. Kiến này đối với năm kiến, thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Thuộc về đoạn kiến trong biên chấp kiến, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Ta chịu đựng một phần, không chịu đựng một phần. kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Chịu đựng một phần, nghĩa là thuộc về thường kiến trong biên chấp kiến; không chịu đựng một phần thuộc về đoạn kiến trong biên chấp kiến, đều do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Có A-la-hán bị thiên ma quấy nhiễu, sai lầm thiếu sót bất tịnh. Kiến này đối với năm kiến thuộc kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến này?

Đáp: Không phải nhân mà chấp là nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Có A-la-hán đối với tự giải thoát, còn có điều không biết. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến ấy?

Đáp: Trí kiến vô lậu của các A-la-hán, thuộc về tà kiến, do kiến đạo mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Có A-la-hán đối với tự giải thoát, còn có điều nghi hoặc. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào? Kiến đế nào mà đoạn kiến ấy?

Đáp: Các A-la-hán vượt qua sự nghi hoặc, thuộc về tà kiến, do kiến đạo mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Có A-la-hán chỉ do người khác hóa độ.

Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào? Kiến đế nào mà đoạn kiến ấy?

Đáp: Các A-la-hán không có chướng ngại, không có trái ngược, tuệ nhãn hiện lượng, thân chứng tự tại, thuộc về tà kiến, do kiến đạo mà đoạn.

Hỏi: Dấy khởi kiến này: Đạo và chi đạo, khổ nói là đã gây ra. Kiến này đối với năm kiến thuộc về kiến nào, kiến đế nào mà đoạn kiến ấy?

Đáp: Không phải nhân mà chấp là nhân, thuộc về giới cấm thủ, do kiến khổ mà đoạn.

 

Phẩm 3: BÀN VỀ THA TÂM TRÍ

Hai loại trí-hai loại giải thoát,

Trí minh và ba pháp chứng tịnh,

Điên đảo cùng với trì và tu,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Hỏi: Thế nào là tha tâm trí?

Đáp: Nếu trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, có năng lực biết được tâm-tâm sở pháp thuộc cõi Dục-Sắc đang nối tiếp nhau trong hiện tại của người khác, hoặc là tâm-tâm sở pháp vô lậu, đó gọi là tha tâm trí.

Hỏi: Thế nào là túc trụ tùy niệm trí?

Đáp: Nếu trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, có năng lực tùy theo sự hồi ức biết tất cả các tướng trạng và mọi nương tựa của những đời trước, đó gọi là túc trụ tùy niệm trí.

Hỏi: Các tha tâm trí, đều biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tha tâm trí mà không phải là biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác, nghĩa là tha tâm trí thuộc quá khứ-vị lai.

2. Có trí biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là như có một người, hoặc nhìn thấy tướng mạo, hoặc nghe tiếng nói, hoặc có thể như vậy ở nơi sinh ra đạt được trí, có năng lực biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác.

3. Có tha tâm trí cũng là trí biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác, nghĩa là như trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, có năng lực biết được tâm-tâm sở pháp thuộc cõi Dục-Sắc đang nối tiếp nhau trong hiện tại của người khác, hoặc là tâm-tâm sở pháp vô lậu.

4. Có trí không phải là tha tâm trí cũng không phải là trí biết được tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác, nghĩa là trừ các tướng trước.

Hỏi: Các trí túc trụ tùy niệm, đều đang nhớ biết các sự việc ở đời trước chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có trí túc trụ tùy niệm mà không phải là đang nhớ biết các sự việc ở đời trước, nghĩa là trí túc trụ tùy niệm thuộc quá khứ-vị lai.

2. Có trí đang nhớ biết các sự việc ở đời trước mà không phải là trí túc trụ tùy niệm, nghĩa là như có một người, đạt được trí từ tánh nhớ nghĩ sinh ra, hoặc có thể như vậy ở nơi sinh ra đạt được trí, có năng lực đang nhớ biết những sự việc ở đời trước.

3. Có trí túc trụ tùy niệm cũng là trí đang nhớ biết những sự việc ở đời trước, nghĩa là như trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, có năng lực đang nhớ biết tất cả các tướng trạng và mọi nơi nương tựa của những đời trước.

4. Có trí không phải trí túc trụ tùy niệm cũng không phải là trí đang nhớ biết những sự việc ở đời trước, nghĩa là trừ các tướng trước?

Hỏi: Các trí túc trụ tùy niệm đều biết tâm nối tiếp nhau nơi uẩnxứ-giới quá khứ của người khác chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có trí túc trụ tùy niệm mà không phải là biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ của người khác, nghĩa là như trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất, biết tâm nối tiếp nhau thuộc Uẩn-Xứ-Giới quá khứ từ nhiều đời trước.

2. Có biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ của người khác mà không phải là trí túc trụ tùy niệm, nghĩa là nếu trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập đã được không mất, biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ trong đời này của người khác.

3. Có trí túc trụ tùy niệm cũng là trí biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ của người khác, nghĩa là nếu trí do tu mà thành tựu, là quả của tu tập, dựa vào sự tu tập đã được không mất, biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ từ nhiều đời trước của người khác.

4. Có trí không phải là trí túc trụ tùy niệm, cũng không phải là trí biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ của người khác, nghĩa là như trí do tu mà thành là quả tu tập, dựa vào sự tu tập, đã được không mất biết tâm nối tiếp nhau thuộc uẩn-xứ-giới quá khứ trong đời này của mình.

Hỏi: Thế nào là tâm ái lúc giải thoát?

Đáp: Tận trí của lúc A-la-hán giải thoát, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

Hỏi: Thế nào là tâm bất động giải thoát?

Đáp: Tận trí-vô sinh trí của A-la-hán trong pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

Hỏi: Các tâm ái lúc giải thoát đều tương ưng với tận trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tâm ái lúc giải thoát không phải tương ưng với tận trí, nghĩa là tâm tương ưng với chánh kiến vô học của A-la-hán khi giải thoát, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

2. Có tận trí tương ưng mà không phải là tâm ái lúc giải thoát, nghĩa là tâm tương ưng với tập trí của A-la-hán trong pháp bất động, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

3. Có tâm ái lúc giải thoát cũng tương ưng với tận trí, nghĩa là tâm tương ưng với tận trí của A-la-hán lúc giải thoát, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

4. Có tâm không phải là tâm ái lúc giải thoát, cũng không phải là tâm tương ưng với tận trí, nghĩa là vô sinh trí nơi A-la-hán trong pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

Hỏi: Các tâm bất động giải thoát đều tương ưng với vô sinh trí chăng?

Đáp: Các tâm tương ưng với vô sinh trí đều là tâm bất động giải thoát.

Có tâm bất động giải thoát mà không tương ưng với vô sinh trí, nghĩa là tận trí của A-la-hán trong pháp bất động, hoặc tâm tương ưng với chánh kiến vô học, đạt được thắng giải, đã thắng giải, đang thắng giải.

Hỏi: Vì sao khi tâm giải thoát gọi là ái?

Đáp: Lúc A-la-hán giải thoát, luôn luôn đối với pháp này, thiết tha giữ gìn, yêu quý cất giữ cẩn thận, đừng làm cho mình gặp duyên giảm sút pháp này, như người một mắt, tự mình và bạn thân thiết tha giữ gìn, yêu quý cất giữ cẩn thận, không để gặp phải các duyên lạnh nóng-bụi bặm, làm cho một mắt này, lại phải hư hoại. Pháp giải thoát của A-lahán cũng như thế, cho nên gọi là ái.

Hỏi: Thế nào là minh học?

Đáp: Tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Tám trí học.

Hỏi: Thế nào là minh vô học?

Đáp: Tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Tám trí vô học.

Hỏi: Lúc hiện quán đế, bắt đầu từ tâm mà được chứng tịnh, PhậtPháp hay Tăng?

Đáp: Lúc hiện quán khổ-tập-diệt, đầu tiên là đối với pháp mà được chứng tịnh. Lúc hiện quán đạo, đầu tiên là đối với Phật-PhápTăng mà được chứng tịnh.

Hỏi: Những người Dự lưu đối với bốn điên đảo có bao nhiêu đã đoạn, bao nhiêu chưa đoạn?

Đáp: Tất cả đã đoạn.

Hỏi: Những người Dự lưu thành tựu, đối với ba Tam-ma-địa: Không-Vô nguyện-Vô tướng, có bao nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Tất cả là vị lai, quá khứ nếu đã diệt mà không mất, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các đạo quá khứ đều đã tu, đã ngừng chăng?

Đáp: Các đạo quá khứ đều đã tu, đã ngừng. Có đạo đã tu, đã ngừng nhưng không phải là quá khứ, nghĩa là đạo vị lai đã tu, đã ngừng.

Hỏi: Các đạo vị lai đều chưa tu mà đã ngừng chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có đạo vị lai không phải chưa tu mà đã ngừng, nghĩa là đạo vị lai đã tu, đã ngừng.

2. Có đạo chưa tu mà đã ngừng nhưng không phải là vị lai, nghĩa là chưa từng đạt được đạo lần đầu tiên hiện ở trước mắt.

3. Có đạo vị lai cũng chưa tu mà đã ngừng, nghĩa là đạo vị lai chưa tu đã ngừng.

4. Có đạo không phải vị lai, cũng không phải chưa tu mà đã ngừng, nghĩa là đạo quá khứ và đạo đã từng đạt được, đang hiện ở trước mắt.

Hỏi: Các đạo hiện tại đều là đang tu chăng?

Đáp: Các đạo hiện tại đều là đang tu. Có đạo đang tu mà không phải là hiện tại, nghĩa là đạo chưa từng đạt được, đầu tiên hiện ở trước mắt, mà chủng loại của đạo ấy được tu tập ở vị lai.

 

Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ

Tám trí thâu nhiếp thành tựu tu,

Duyên với nhau-duyên đoạn-tác chứng,

Trí biết-tưởng và bảy xứ thiện,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Có tám trí, đó là pháp trí cho đến đạo trí.

Hỏi: Thế nào là pháp trí?

Đáp: Đối với các hành thuộc cõi Dục, các hành là nhân, các hành là diệt, các hành là đạo có thể đoạn là trí vô lậu vốn có. Lại đối với pháp trí và cảnh giới của pháp trí, là trí vô lậu vốn có. Đó gọi là pháp trí.

Hỏi: Thế nào là loại trí?

Đáp: Đối với các hành thuộc cõi Sắc-Vô sắc, các hành là nhân, các hành là diệt, các hành là đạo có thể đoạn là trí vô lậu vốn có. Lại đối với loại trí và cảnh giới của loại trí, là trí vô lậu vốn có. Đó gọi là loại trí.

Hỏi: Thế nào là tha tâm trí?

Đáp: Nếu trí là quả của sự tu tập biết tâm-tâm sở pháp hiện tại của người khác.

Hỏi: Thế nào là thế tục trí?

Đáp: Tuệ hữu lậu của ba cõi.

Hỏi: Thế nào là khổ trí?

Đáp: Đối với các hành, trí chuyển hành tướng tạo thành khổ-vô thường-không-vô ngã.

Hỏi: Thế nào là tập trí?

Đáp: Đối với các hành, trí chuyển hành tướng của nhân tạo thành nhân-tập-sinh-duyên

Hỏi: Thế nào là diệt trí?

Đáp: Đối với các hành, trí chuyển hành tướng của diệt tạo thành diệt-tĩnh-diệu-ly.

Hỏi: Thế nào là đạo trí?

Đáp: Đối với các hành, trí chuyển hành tướng của đạo đối trị tạo thành đạo- như-hành-xuất.

Hỏi: Pháp trí cho đến đạo trí, ở trong tám trí, mỗi một trí thâu tóm bao nhiêu trí?

Đáp: Pháp trí thâu tóm pháp trí và phần ít của năm trí, nghĩa là tha tâm trí, khổ-tập-diệt-đạo trí.

Loại trí thâu tóm loại trí và phần ít của năm trí, nghĩa là tha tâm trí, khổ-tập-diệt-đạo trí.

Tha tâm trí thâu tóm tha tâm trí và phần ít của bốn trí, nghĩa là pháp trí, loại trí, đạo trí, thế tục trí.

Thế tục trí thâu tóm thế tục trí và phần ít của tha tâm trí. Khổ trí thâu tóm khổ trí và phần ít của hai trí, nghĩa là pháp trí, loại trí. Tập trí thâu tóm tập trí và phần ít của hai trí, nghĩa là pháp-loại trí. Diệt trí thâu tóm diệt trí và phần ít của hai trí, đó là pháp-loại trí. Đạo trí thâu tóm đạo trí và phần ít của ba trí, đó là pháp-loại-tha tâm trí.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là lúc có khổ pháp trí-khổ loại trí nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn.

Khi có khổ loại trí tập pháp trí nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là khi có khổ loại trí-tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là phàm phu và Thánh giả, khi có khổ pháp trí nhẫn thì thành tựu hai. Khi có khổ pháp trí-thể loại trí nhẫn thì thành tựu bốn. Khi có khổ loại trí tập pháp trí nhẫn thì thành tựu năm. Tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn thì thành tựu sáu. Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc một-hai-ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là phàm phu và Thánh giả, lúc có khổ pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu một, có tha tâm trí thì thành tựu hai. Lúc có khổ pháp trí-khổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Lúc có khổ loại trí tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Lúc có tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Lúc có diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Lúc có đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám, nghĩa là vào thời điểm khổ pháp trí-khổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Lúc có khổ loại trí-tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Lúc có tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Lúc có diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Lúc có đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc năm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là Tập pháp trí cho đến lúc diệt pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc sáu-bảy-tám. Nghĩa là Diệt pháp trí cho đến lúc đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Đạo pháp trí cho đến lúc đạo loại trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đối với tám trí này, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy-tám. Nghĩa là không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu loại trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc khổ-tậpdiệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; lúc ấy A-la-hán học kiến tích đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu loại trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc khổ-tậpdiệt loại trí nhập hiện quán; lúc ấy A-la-hán học kiến tích đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt.

3. Có tu pháp trí cũng là loại trí, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; lúc ấy A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể tu cả hai trí.

4. Không phải là tu pháp trí cũng không phải là loại trí, nghĩa là lúc A-la-hán học kiến tích đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, nếu đạt chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này cả hai loại trí không tu. Lúc ấy tất cả phàm phu với tâm ô nhiễm, tâm vô ký, vô tưởng định , diệt tận định, Vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc khổtập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm; lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu pháp trí chứ không phải tha tâm trí.

2. Có tu tha tâm trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; A-la-hán học kiến tích đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí và tha tâm trí được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải lúc tha tâm trí chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu. Lúc phàm phu không tu tha tâm trí, lúc ấy tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký, vô tưởng đụnh-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng là tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc khổ_tập_diệt_đạo pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, mà chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc các phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc khổ_tập_diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc ấy đã được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là A-la-hán học kiến tích, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt , lúc ấy tu pháp trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở, trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí; lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký, vô tưởng định-diệt tận định vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng là tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc tập-diệtđạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải khổ trí.

2. Có tu khổ trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc khổ loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc khổ pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được khổ pháp trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là khi tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp-khổ trí; lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này không tu phápkhổ trí; lúc ấy tất cả tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là tu tập trí, nghĩa là lúc khổ_diệt_đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tập trí.

2. Có tu tập trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc tập pháp trí-đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập pháp trí hiện ở trước mắt, khi chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi tu pháp và tập trí.

4. Có hai đều không tu, nghĩa là lúc khổ_diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp tập trí; đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu pháp-tập trí lúc này, tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định- diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc khổ-tậpđạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là diệt trí.

2. Có tu diệt trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là lúc diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc diệt pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã được diệt pháp trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải pháp diệt trí. Đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu, lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu pháp trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu pháp trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc khổ-tậpdiệt pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được pháp trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là đạo trí.

2. Có tu đạo trí mà không phải là pháp trí, nghĩa là A-la-hán học kiến tích, đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là pháp trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được đạo pháp trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt mà chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc này không phải là pháp đạo trí, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt lúc ấy hai trí đều không tu, lúc này tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng tu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc khổ-tậpdiệt loại trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm, lúc này là đạo loại trí; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu loại trí chứ không phải là tha tâm trí.

2. Có tu tha tâm trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được, hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt lúc ấy là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trí đều cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại trí, và tha tâm trí; đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu, lúc này phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký cho đến vô lậu của định vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, mà chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí không phải loại trí, nghĩa là phàm phu đã đạt được, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, A-la-hán học kiến tích, lúc đã được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi không tu loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, khi tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc tu loại trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại trí; lúc này tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thêin và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải mà khổ trí.

2. Có tu khổ trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc khổ pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc khổ-đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được khổ loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, và chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại khổ trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu; lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là tập trí, nghĩa là lúc khổ-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải tập trí.

2. Có tu tập trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc tập pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc tập-đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập loại trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-diệt, đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại tập-trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu; lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc khổ-tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là diệt trí.

2. Có tu diệt trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc diệt pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc diệt-đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được diệt loại trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải loại diệt trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu; lúc này tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô lậu của định vô tưởng, định diệt, nơi cõi Vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu

Hỏi: Nếu tu loại trí thì cũng là tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu loại trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được loại trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải đạo trí.

2. Có tu đạo trí mà không phải là loại trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã được đạo trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là loại trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; Ala-hán học kiến tích, lúc đã đạt được đạo loại trí hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là đạo trí, loại trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này cả hai trí cùng không tu, lúc ấy cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu thế tục trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải thế tục trí, khi chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí chứ không phải là thế tục trí.

2. Có tu thế tục trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là không có tha tâm trí, lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt. Có tha tâm trí phàm phu đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí. Lúc khổ-tập-diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi không tu tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí mà không phải là tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí và thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ_tập_diệt_đạo pháp trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm; lúc đạo loại trí nhập hiện quán, là A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc này không phải là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu, lúc này tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí, A-la-hán học kiến tích đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu khổ trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc khổ-pháp loại trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm; lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; mà chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu khổ trí, chứ không phải là tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tập-diệt-pháp-loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí và khổ trí; đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này cả hai trí không tu. Lúc phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là tập trí, nghĩa là lúc phàm phu đã được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu tập trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc tập-pháp loại trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt, mà chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tập trí chứ không phải là tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-diệt-pháp loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí, tập trí, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu. Lúc phàm phu không tu tha tâm trí, thì lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; A-la-hán học kiến tích đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu diệt trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc diệtpháp loại trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm; lúc đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; mà chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi tu diệt trí chứ không phải là tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, có khả năng đều cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-pháp loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; và diệt trí; đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu. Lúc không tu tha tâm trí, thì tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tha tâm trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tha tâm trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là đạo trí.

2. Có tu đạo trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán, nhưng chưa lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu đạo trí chứ không phải tha tâm trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là đã lìa dục nhiễm, lúc đạo loại trí nhập hiện quán, A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tha tâm trí và đạo trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ_tập_diệt_pháp_loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí và đạo trí, đã được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tha tâm trí; chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu, lúc không tu tha tâm trí thì tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí thì cũng là tu khổ trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu thế tục trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc tập diệt loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu khổ trí.

2. Có tu khổ trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc khổ pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt, mà chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu thế tục trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc khổ loại trí nhập hiện quán; Ala-hán học kiến tích chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu khổ trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tập-diệt-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là khổ trí. Lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí thì cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu thế tục trí mà không phải là tập trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc khổdiệt, loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu tập trí.

2. Có tu tập trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc tập pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt; chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc tập loại trí nhập hiện quán; A-lahán học kiến tích, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu tập trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ diệt đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tập trí. Lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí thì cũng là tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu thế tục trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc phàm phu đã đạt được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc khổ-tập loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy không tu diệt trí.

2. Có tu diệt trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc diệt pháp trí và đạo loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc diệt loại trí nhập hiện quán; Ala-hán học kiến tích, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu diệt trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải diệt trí. Lúc ấy tất cả là tâm ô nhiễm, tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu thế tục trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu thế tục trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc phàm phu đã được hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc khổ-tậpdiệt, loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạtđược thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu đạo trí.

2. Có tu đạo trí mà không phải là thế tục trí, nghĩa là lúc đạo-pháploại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là A-la-hán học kiến tích đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy tu thế tục trí, khi chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy tu đạo trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-tập-diệt pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc này không phải là đạo trí. Tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu cho đến vô tưởng định-diệt tận định, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

******

Hỏi: Nếu tu khổ trí thì cũng là tu tập trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu khổ trí màkhông phải tập trí, thì nghĩa là lúc khổ pháploại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu tập trí mà không phải khổ trí, nghĩa là lúc tập pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-lahán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc diệt pháp-loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là khổ-tập trí, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hay chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu. Tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận dịnh, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu khổ trí thì cũng tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu khổ trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc khổ pháploại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu diệt trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc diệt pháploại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, llúc đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; Ala-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tập pháp-loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là khổ diệt trí; llúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không có tu. Tất cả là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận dịnh, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu khổ trí thì cũng là tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu khổ trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc khổ pháploại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được khổ trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu đạo trí mà không phải là khổ trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, llúc đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; Ala-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu cả hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc tập-diệt-pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là khổ-đạo trí, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu; tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận dịnh, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tập trí thì cũng là tu diệt trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tập trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc tập pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, llúc đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu diệt trí mà không phải là tập trí, nghĩa là lúc diệt pháploại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, llúc đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-lahán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ pháp-loại trí và đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tập-diệt trí; lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hay chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, khi đều cùng không tu; tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm-tâm vô ký của phàm phu, và vô tưởng định-diệt tận dịnh, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu tập trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu tập trí mà không phải đạo trí, nghĩa là lúc tập pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được tập trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu đạo trí mà không phải tập trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; A-lahán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này có thể cùng tu hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ-diệt pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là tập-đạo trí, lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc ấy hai trí cùng không tu, tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm_tâm vô ký của phàm phu, cho đến vô tưởng định-diệt tận dịnh, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Nếu tu diệt trí thì cũng tu đạo trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có tu diệt trí mà không phải là đạo trí, nghĩa là lúc diệt pháploại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được diệt trí hiện ở trước mắt.

2. Có tu đạo trí mà không phải là diệt trí, nghĩa là lúc đạo pháp trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được đạo trí hiện ở trước mắt.

3. Có hai trí cùng tu, nghĩa là lúc đạo loại trí nhập hiện quán; Ala-hán học kiến tích, lúc chưa đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, hay chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, có khả năng đều cùng tu hai trí.

4. Có hai trí cùng không tu, nghĩa là lúc khổ tập pháp-loại trí nhập hiện quán; A-la-hán học kiến tích, lúc đã đạt được trí vô lậu hiện ở trước mắt, lúc ấy không phải là diệt-đạo trí; lúc đã đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, hay chưa đạt được thế tục trí hiện ở trước mắt, lúc này hai trí cùng không tu; tất cả lúc ấy là tâm ô nhiễm_tâm vô ký của phàm phu cho đến vô tưởng định-diệt tận dịnh, vô tưởng thiên và nhẫn vô lậu.

Hỏi: Pháp trí cho đến đạo trí, ở trong tám trí, mỗi một trí duyên bao nhiêu trí?

Đáp: Pháp trí duyên bảy trí, trừ ra loại trí. Loại trí duyên bảy trí, trừ ra pháp trí. Tha tâm trí và thế tục trí đều cùng duyên tám trí. Khổ trí và tập trí đều duyên hai trí, đó là tha tâm trí và thế tục trí nào. Diệt trí không duyên trí. Đạo trí duyên bảy trí, trừ ra thế tục trí.

Hỏi: Pháp trí cho đến đạo trí, trí này và trí kia hướng về nhau là bao nhiêu duyên?

Đáp: Pháp trí và pháp trí là bốn duyên; pháp trí và loại trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; pháp trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; pháp trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân; pháp trí và khổ-tập-diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; pháp trí và đạo trí là bốn duyên.

Loại trí và loại trí là bốn duyên; loại trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì phải là nhân đẳng vô gián; loại trí và thế tục là ba duyên; trừ ra nhân; loại trí và khổ-tậpdiệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; loại trí và đạo trí là bốn duyên; loại trí và pháp trí là ba duyên, trừ ra sở duyên.

Tha tâm trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; tha tâm trí và thế tục trí là bốn duyên; tha tâm trí và khổ trí-tập trí là bốn duyên, nếu cùng với khổ trí-tập trí làm nhân thì không phải sở duyên, nếu cùng với khổ trí-tập trí làm sở duyên thì không phải là nhân; tha tâm trí và diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; tha tâm trí và đạo trí-pháp trí-loại trí là bốn duyên.

Thế tục trí và thế tục trí là bốn duyên; thế tục trí và khổ trí-tập trí là ba duyên, trừ ra nhân; thế tục và diệt trí-đạo trí là hai duyên, đó là tăng thượng và đẳng vô gián; thế tục trí và pháp trí-loại trí là ba duyên, trừ ra nhân; thế tục trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián.

Khổ trí và khổ trí, cho đến tập trí-diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; khổ trí và đạo trí-pháp trí-loại trí là bốn duyên; khổ trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; khổ trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân.

Tập trí và tập trí, cùng diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên, tập trí và đạo trí-pháp trí loại trí là bốn duyên; tập trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; tập trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân; tập trí và khổ trí là ba duyên, trừ ra sở duyên.

Diệt trí và diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên; diệt trí và đạo trípháp trí-loại trí là bốn duyên; diệt trí và tha tâm trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; diệt trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân; diệt trí và khổ trí-tập trí là ba duyên, trừ ra sở duyên.

Đạo trí và đạo trí, cùng pháp trí-loại trí là bốn duyên; đạo trí và tha trí là bốn duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm nhân đẳng vô gián thì không phải là sở duyên, nếu cùng với tha tâm trí làm sở duyên thì không phải là nhân đẳng vô gián; đạo trí và thế tục trí là ba duyên, trừ ra nhân; đạo trí và khổ trí-tập trí-diệt trí là ba duyên, trừ ra sở duyên.

Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Dục, kiết đó do pháp trí đoạn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có kiết hệ thuộc cõi Dục mà không do pháp trí đoạn, nghĩa là kiết thuộc cõi Dục, hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

2. Có kiết do pháp trí đoạn mà không phải là hệ thuộc cõi Dục, nghĩa là kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc do pháp trí đoạn.

3. Có kiết hệ thuộc cõi Dục mà cũng do pháp trí đoạn, nghĩa là kiết thuộc cõi Dục do pháp trí đoạn.

4. Có kiết không phải hệ thuộc cõi Dục cũng không do pháp trí đoạn, nghĩa là kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

Hỏi: Các kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, kiết ấy do loại trí đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do loại trí đoạn, kiết đó hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc.

Có kiết hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc mà không do loại trí đoạn, nghĩa là kiết thuộc cõi Sắc-Vô sắc, hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

Hỏi: Các kiết do kiến khổ mà đoạn thì kiết đó do khổ trí mà đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do kiến khổ mà đoạn thì kiết đó không do khổ trí đoạn, hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

Hỏi: Nếu kiết do khổ trí đoạn thì kiết đó do kiến khổ mà đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do khổ trí đoạn, sự trói buộc của kiết đó không do kiến khổ mà đoạn, là do kiến tu mà đoạn.

Hỏi: Các kiết do kiến tập-diệt-đạo mà đoạn, kiết đó do tập-diệtđạo trí đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do kiến tập diệt-đạo mà đoạn, kiết đó không do tập-diệt-đạo trí đoạn, hoặc nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, hoặc là không đoạn.

Hỏi: Nếu kiết do tập-diệt-đạo trí đoạn thì kiết đó do kiến tập diệtđạo mà đoạn chăng?

Đáp: Các kiết do tập-diệt-đạo trí đoạn, kiết đó không do kiến tậpdiệt-đạo mà đoạn, là do tu mà đoạn.

Hỏi: Các kiết do pháp trí đoạn, kiết đó diệt do pháp trí tác chứng chăng?

Đáp: Các kiết do pháp trí đoạn, kiết đó diệt do pháp trí tác chứng.

Có kiết diệt do pháp trí tác chứng mà kiết đó không do pháp trí đoạn, nghĩa là hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, kiết đó diệt do pháp trí tác chứng.

Hỏi: Các kiết do loại trí đoạn, kiết đó diệt do loại trí tác chứng chăng?

Đáp: Các kiết do loại trí đoạn, kiết đó diệt do loại trí tác chứng.

Có kiết diệt do loại trí tác chứng mà kiết đó không do loại trí đoạn, nghĩa là hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, kiết đó diệt do loại trí tác chứng.

Hỏi: Các kiết do khổ trí đoạn, kiết đó diệt do khổ trí tác chứng chăng?

Đáp: Các kiết do khổ trí đoạn, kiết đó diệt do khổ trí tác chứng.

Có kiết diệt do khổ trí tác chứng mà kiết đó không do khổ trí đoạn, nghĩa là hoặc do nhẫn đoạn, hoặc do trí khác đoạn, kiết đó diệt do khổ trí tác chứng.

Hỏi: Các kiết do tập diệt-đạo trí đoạn, kiết đó diệt do tập diệt-đạo trí tác chứng chăng?

Đáp: Các kiết do tập diệt-đạo trí đoạn, kiết đó diệt do tập diệt-đạo trí tác chứng.

Có kiết diệt do tập-diệt-đạo trí tác chứng mà kiết đó không do tập diệt-đạo trí đoạn, nghĩa là hoặc do nhẫn đoạn, hoặc trí khác đoạn, kiết đó diệt do tập diệt-đạo trí tác chứng.

Hỏi: Nhãn căn cho đến tùy miên vô minh do tu mà đoạn thuộc cõi Vô sắc, ở trong mười trí có bao nhiêu trí biết?

Đáp: Nhãn căn có bảy trí biết, trừ ra tha tâm-diệt-đạo trí. Nhĩ-tỷthiệt-thân, mạng căn cũng vậy.

Nữ căn có sáu trí biết, trừ ra loại, tha tâm-diệt-đạo trí. Nam căn cũng vậy.

Ý căn có chín trí biết, trừ ra diệt trí. Lạc-hỷ-xả, năm căn như tín… cũng vậy.

Khổ căn có bảy trí biết, trừ ra loại-diệt-đạo trí. Ưu căn cũng vậy.

Ba căn vô lậu có bảy trí biết, trừ ra khổ-tập-diệt trí. Nhãn-nhĩ-tỷthiệt-thân, sắc, thanh-xúc giới có bảy trí biết, trừ ra tha tâm-diệt-đạo trí. Nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân, sắc-thanh-xúc xứ-sắc thủ uẩn, năm giới trước, pháp hữu kiến, hữu đối cũng vậy.

Hương, vị giới có sáu trí biết, trừ ra loại-tha tâm-diệt-đạo trí. Hương-vị-xứ cũng vậy. Nhãn-nhĩ-thân thức giới có tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí. Bốn thủ uẩn sau, thức giới, pháp hữu lậu, vô ký, pháp do kiến tu đoạn cũng vậy. Tỷ-thiệt-thức giới có bảy trí biết, trừ ra loại, diệt-đạo trí. Bất thiện, pháp hệ thuộc cõi Dục cũng vậy.

Ý giới-ý thức giới có chín trí biết, trừ ra diệt trí. Ý xứ, bốn uẩn sau pháp hữu vi, pháp quá khứ-vị lai-hiện tại cũng vậy.

Pháp giới có mười trí biết; pháp xứ và pháp vô sắc-vô kiến-vô đối cùng pháp thiện cũng vậy.

Sắc uẩn có tám trí biết, trừ ra tha tâm-diệt trí. Pháp có sắc cũng vậy.

Pháp vô lậu có tám trí biết, trừ ra khổ-tập trí. Pháp không có đoạn cũng vậy.

Pháp vô vi có sáu trí biết, trừ ra tha tâm- khổ-tập-đạo trí.

Pháp hệ thuộc cõi Sắc có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt-đạo trí.

Pháp hệ thuộc cõi Vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháp-tha tâm-diệtđạo trí.

Pháp học, vô học có bảy trí biết, trừ ra khổ-tập-diệt trí. Pháp phi học phi vô học, có chín trí biết, trừ ra đạo trí. Khổ-tập đế có tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí. Thế tục trí, ba lớp Tam-ma-địa cũng vậy.

Diệt đế có sáu trí biết, trừ ra tha tâm-khổ-tập, đạo trí.

Đạo đế có bảy trí biết, trừ ra khổ-tập-diệt trí. Khổ-tập-diệt-đạo trí, ba Tam-ma-địa cũng vậy.

Bốn tĩnh lự có chín trí biết, trừ ra diệt trí. Tha tâm trí cũng vậy.

Bốn vô lượng có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt-đạo trí. Ba giải thoát đầu, tám thắng xứ, tám biến xứ trước cũng vậy.

Ba vô sắc sau có bảy trí biết, trừ ra pháp-tha tâm-diệt trí. Giải thoát thứ tư-thứ năm-thứ sáu cũng vậy.

Vô sắc thứ tư có sáu trí biết, trừ ra pháp-tha tâm-diệt-đạo trí. Giải thoát thứ bảy- thứ tám hai biến xứ sau cũng vậy.

Pháp trí có sáu trí biết, trừ ra loại-khổ-tập-diệt trí.

Loại trí có sáu trí biết, trừ ra pháp-khổ-tập-diệt trí.

Ba kiết có tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí. Vô minh lậu, kiến-vô minh bộc lưu-ách, kiến giới cấm thủ, hai trói buộc thân sau trong bốn trói buộc thân, kiết tham-mạn, ba kiết sau trong năm kiết thuận phần dưới, năm kiến, nhẫn-nhĩ-thân-ý xúc sinh ra ái thân bốn tùy miên sau trong bảy tùy miên, kiết ái-mạn-vô minh-kiến-thủ-nghi cũng như vậy.

Ba căn bất thiện có bảy trí biết, trừ ra ba loại-diệt-đạo trí. Dục lậubộc lưu-ách-thủ, hai trói buộc thân trước trong bốn trói buộc thân, năm cái, kiết giận dữ-ganh tỵ-keo kiệt, hai kiết trước trong năm kiết thuận phần dưới, tỷ-thiệt xúc sinh ra ái thân, tùy miên dục tham-giận dữ, kiết giận dữ-ganh tỵ-keo kiệt cũng như vậy.

Hữu lậu có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt-đạo trí. Hữu bộc lưu-ách, ngã ngữ thủ, trừ ra tham vô sắc còn lại bốn kiết thuận phần trên, tùy miên hữu tham cũng như vậy.

Hữu lậu có bảy trí biết, trừ ra pháp-diệt-đạo trí. Ách bộc lưu hữu, ngã ngữ thủ, trừ ra tham vô sắc, bốn ách còn lại, kiết thuận phần trên, tùy miên hữu tham cũng vậy.

Tham vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháp, tha tâm-diệt-đạo trí.

Ba mươi sáu tùy miên thuộc cõi Dục có bảy trí biết, trừ ra loại, diệt-đạo trí.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Sắc có bảy trí biết, trừ ra phápdiệt-đạo trí.

Ba mươi mốt tùy miên thuộc cõi Vô sắc có sáu trí biết, trừ ra pháptha tâm-diệt-đạo trí.

Hỏi: Như nói rõ về tưởng vô thường, hoặc là tập, hoặc là tu, hoặc nhiều điều thực hành, có công năng loại trừ ra tất cả tham dục-tham sắc-tham vô sắc, trạo cử, ngã mạn, vô minh. Tưởng này nên nói có bao nhiêu tương ưng?

Đáp: Nên nói, có năng lực loại trừ tham dục thì tương ưng với pháp trí, khổ trí. Có năng lực loại trừ tham Sắc-Vô sắc thì tương ưng với loại trí, khổ trí. Có năng lực loại trừ trạo cử, ngã mạn, vô minh thì tương ưng với pháp trí-loại trí và khổ trí.

Hỏi: Tưởng này nên nói có tầm có tứ, không có tầm-chỉ có từ hay không có tầm, không có tứ chăng?

Đáp: Nên nói, có năng lực loại trừ tham dục, là có tầm-có tứ. Có năng lực loại trừ tham Sắc-Vô sắc, trạo cử- mạn-vô minh, là hoặc có tầm-có tứ, hoặc không có tầm chỉ có tứ, hoặc không có tầm, không có tứ.

Hỏi: Tưởng này nên nói có bao nhiêu căn tương ưng?

Đáp: Nên nói, có năng lực loại trừ tham sắc, tham vô sắc, trạo cửmạn-vô minh thì tương ưng với lạc-hỷ-xả căn. Có năng lực loại trừ tham dục thì tương ưng với xả căn.

Hỏi: Tưởng này nên nói Không, Vô nguyện, Vô tướng đều cùng có chăng?

Đáp: Nên nói Vô nguyện đều cùng có.

Hỏi: Tưởng này nên nói duyên hệ thuộc cõi nào?

Đáp: Nên nó, có năng lực loại trừ tham dục thì duyên hệ thuộc cõi Dục. Có năng lực loại trừ tham sắc thì duyên hệ thuộc cõi Sắc. Có năng lực loại trừ tham vô sắc thì duyên hệ thuộc cõi Vô sắc. Có năng lực loại trừ ra trạo cử-mạn-vô minh thì duyên hệ thuộc nơi ba cõi.

Như nói về bảy xứ thiện- quán ba nghĩa, năng lực ở trong pháp Tỳ-nại-da này, nhanh chóng trừ hết các lậu.

Hỏi: Thế nào là bảy?

Đáp: Nghĩa là biết như thật về sắc, sắc tập, sắc diệt, hướng đến hành sắc diệt, sắc vị, sắc hoạn, sắc xuất.

Biết như thật về thọ-tưởng-hành-thức có bảy thứ (tập-diệt, vị, hoạn, xuất v.v…) cũng vậy.

Hỏi: Trí này nên nói là pháp trí cho đến đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói, biết như thật về sắc là bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục-khổ trí.

Biết như thật về sắc tập là bốn trí, tức là pháp-loại-thế tục-tập trí.

Biết như thệt về sắc diệt là bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục-diệt trí

Biết như thật về hướng đến hành sắc diệt là bốn trí, tức là pháploại-thế tục-đạo trí.

Biết như thật về sắc vị là bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục-tập trí.

Biết như thật về sắc hoạn là bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục-khổ trí.

Biết như thật về sắc xuất là bốn trí, đó là pháp-loại-thế tục-diệt trí.

Biết như thật về thọ-tưởng-hành-thức có bảy thứ cũng vậy.

Hỏi: Sắc cho đến thức diệt, sắc cho đến thức xuất có gì sai biệt?

Đáp: Nếu do ái này, các sắc tập khởi lên, ái kia đoạn thì gọi là sắc diệt. Nếu các ái khác duyên vào sắc rộng thêm, ái kia đoạn thì gọi là sắc xuất. Lại nữa, nếu do nghiệp phiền não này, các sắc tập khởi, khởi lên, ái kia đoạn thì gọi là sắc dịêt. Nếu nghiệp phiền não còn lại, duyên vào sắc nhiều lên ái kia đoạn thì gọi là sắc xuất. Vả lại, nếu do ái này và nghiệp phiền não, các sắc tập khởi lên, ái kia đoạn thì gọi là sắc diệt. Nếu các ái khác và nghiệp phiền não duyên vào sắc rộng thêm, thì việc đoạn ái kia gọi là sắc xuất. Thọ-tưởng-hành-thức với diệt, xuất cũng vậy. Đó gọi là sự sai biệt.

 

Phẩm 5: BÀN VỀ BẢY THÁNH

Bảy Thánh đối với năm phẩm đức,

Hai thành tựu có ba hiện tại,

Sự tương ưng đối với bốn môn,

Nghĩa chương này xin nói đầy đủ.

Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, đối với tám trí này có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành đối với tám trí, hoặc thành tựu một-hai-ba-bốnnăm-sáu-bảy-tám. Nghĩa là lúc khổ-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí là một, có tha tâm trí là hai. Lúc khổ pháp trí và khổ loại trí nhẫn, không có tha tâm trí là ba, có tha tâm trí là bốn. Lúc khổ loại trí tập pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí là bốn, có tha tâm trí là năm. Lúc tập pháp trí cho đến diệt pháp trí nhẫn , không có tha tâm trí là năm, có tha tâm trí là sáu. Lúc diệt pháp trí cho đến đạo pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí là sáu, có tha tâm trí là bảy. Lúc đạo pháp trí đạo và loại trí nhẫn, không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải đới với tám trí, hoặc thành tựu bảy, tám, tức là không có tha tâm trí là bảy, có tha tâm trí là tám. Kiến chí cũng vậy. Thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát, đối với tám trí đều thành tựu.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, đối với tám trí thành tựu bao nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Tùy tín hành đối với tám trí, lúc khổ-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có một, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có hai, hiện tại không có. Lúc khổ pháp trí , không có tha tâm trí thì quá khứ có một, vị lai có ba, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có hai, vị lai có bốn, hiện tại có hai.

Lúc khổ-loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có ba, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bốn, hiện tại không có. Lúc khổ-loại trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ có ba, vị lai có bốn, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có bốn, vị lai có năm, hiện tại có hai.

Lúc tập-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bốn, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có năm, hiện tại không có. Lúc tập pháp trí, không có tha tâm trí thì quá khứ có bốn, vị lai có năm, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có năm, vị lai có sáu, hiện tại có hai.

Lúc tập-loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có

năm, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại không có. Lúc tập loại trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có năm, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại có hai.

Lúc diệt-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có năm, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại không có. Lúc diệt pháp trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ có năm, vị lai có sáu, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có sáu, vị lai có bảy, hiện tại có hai.

Lúc diệt-loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bảy, hiện tại không có. Lúc diệt loại trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bảy, hiện tại có hai.

Lúc đạo-pháp trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có sáu, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bảy, hiện tại không có. Lúc đạo-pháp trí không hợp nhận, không có tha tâm trí thì quá khứ có sáu, vị lai có bảy, hiện tại có hai, có tha tâm trí thì quá khứ có bảy, vị lai có tám, hiện tại có hai.

Lúc đạo-loại trí nhẫn, không có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có bảy, hiện tại không có; có tha tâm trí thì quá khứ-vị lai có tám, hiện tại không có. Tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải đối với tám trí không có tha tâm trí thì vị lai có bảy, có tha tâm trí thì vị lai có tám, quá khứ nếu đã diệt mà không mất, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Kiến chí cũng vậy.

Thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát đối với tám trí, đều là vị lai có tám, quá khứ nếu đã diệt, không mất, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, pháp trí cho đến đạo trí, lúc hiện ở trước mắt có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Tùy tín hành lúc pháp trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là pháp-khổ trí là hai, pháp-tập trí là hai, pháp-diệt trí là hai, pháp-đạo trí là hai.

Lúc loại trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là loạikhổ trí là hai, loại, tập trí hai, loại, diệt trí hai.

Lúc khổ trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là khổpháp trí là hai, khổ-loại trí là hai.

Lúc tập trí hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, đó là tậppháp trí là hai, tập-loại trí là hai.

Lúc diệt trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là diệtpháp trí là hai, diệt-loại trí là hai.

Lúc đạo trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là đạopháp trí là hai. Tùy pháp hành cũng như vậy.

Lúc đối với tín thắng giải, pháp trí hiện ở trước mắt, hoặc có haiba trí hiện ở trước mắt, đó là pháp-khổ trí là hai, pháp-tập trí hai, phápdiệt trí hai, pháp-đạo trí, không phải tha tâm trí là hai, pháp-đạo trí và tha tâm trí ba.

Lúc loại trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt, đó là loại-khổ trí là hai, loại-tập trí hai, loại-diệt trí hai, loại-đạo trí, không phải tha tâm trí là hai, loại-đạo trí và tha tâm trí là ba.

Khi tha tâm trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là tha tâm trí, thế tục trí là hai, tha tâm, đạo-pháp trí là ba, tha tâm-đạo-loại trí là ba.

Lúc thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc một, hai trí hiện ở trước mắt, đó là thế tục trí, không có tha tâm trí một, thế tục trí có tha tâm trí là hai.

Lúc khổ trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, đó là khổpháp trí là hai, khổ-loại trí là hai.

Lúc tập trí hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, đó là tậppháp trí là hai, tập-loại trí là hai.

Lúc diệt trí hiện ở trước mắt có hai trí hiện ở trước mắt, nghĩa là diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai.

Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai, ba trí hiện ở trước mắt, đó là đạo-pháp trí không có tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí có tha tâm trí ba; đạo-loại trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-loại trí có tha tâm trí là ba. Kiến chí và thân chứng cũng như vậy.

Lúc đối với tuệ giải thoát, pháp trí hiện ở trước mắt, hoặc có haiba trí hiện ở trước mắt, đó là pháp-khổ trí có phải tận-vô sinh trí là hai, pháp-khổ trí, tận-vô sinh trí là ba; pháp-tập trí không có tận-vô sinh trí là hai, pháp-tập trí có tận-vô sinh trí là ba; pháp-diệt trí, không có tậnvô sinh trí là hai, pháp-diệt trí, tận-vô sinh trí là ba; pháp-đạo trí, không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, pháp-đạo trí có tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba.

Lúc loại trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt, loại-khổ trí, không có tận-vô sinh trí là hai, loại-khổ trí, tận-vô sinh trí là ba. Loại, tập trí, không có tận-vô sinh trí là hai, loại, tập trí có tận-vô sinh trí là ba. Loại, diệt trí, không có tận-vô sinh trí là hai, loại, diệt trí có tận-vô sinh trí là ba. Loại, đạo trí, không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, loại, đạo trí có tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba.

Lúc tha tâm trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Tha tâm trí, thế tục trí hai, tha tâm trí, đạo trí, pháp trí ba; tha tâm trí-đạo-loại trí là ba.

Lúc thế tục trí hiện ở trước mắt, hoặc có một-hai trí hiện ở trước mắt. Thế tục trí không có tha tâm trí một; thế tục trí có tha tâm trí là hai.

Lúc khổ trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Khổ-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-pháp trí có tận-vô sinh trí là ba. Khổ-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-loại trí, tận-vô sinh trí là ba.

Lúc tập trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Tập-pháp trí không có tận-vô sinh trí là hai, tập-pháp trí có tận-vô sinh trí là ba, tập-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tập-loại trí, tận-vô sinh trí là ba.

Lúc diệt trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Diệt-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba, diệt-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-loại trí có tậnvô sinh trí là ba.

Lúc đạo trí hiện ở trước mắt, hoặc có hai-ba trí hiện ở trước mắt. Đạo-pháp trí, không có tận-vô sinh trí-tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí có tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba; đạo-loại trí không có tận-vô sinh trítha tâm trí là hai, đạo-loại trí, có tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba.

Câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa, có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu không thành tựu?

Đáp: Tùy tín hành đối với ba Tam-ma-địa, diệt-pháp trí nhẫn chưa sinh thì thành tựu hai, đã sinh thì thành tựu ba. Tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải cho đến câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa đều thành tựu.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa thành tựu bao có nhiêu quá khứ-vị lai-hiện tại?

Đáp: Tùy tín hành đối với ba Tam-ma-địa nếu dựa vào không, nhập chánh tánh ly sinh, lúc khổ pháp trí nhẫn thì quá khứ không có, vị lai có hai, hiện tại có một.

Khổ pháp trí khi tập pháp trí nhẫn thì quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một.

Tập pháp trí cho đến lúc tập loại trí thì quá khứ-vị lai có hai, hiện tại có một.

Diệt pháp trí cho đến lúc thì quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một.

Diệt pháp trí cho đến lúc đạo loại trí thì quá khứ-vị lai có ba, hiện tại có một.

Nếu dựa vào Vô nguyện, nhập chánh tánh ly sinh thì lúc khổ pháp trí nhẫn quá khứ không có, vị lai có hai, hiện tại có một.

Khổ pháp trí cho đến lúc tập loại trí thì quá khứ có một, vị lai có hai, hiện tại có một.

Lúc diệt pháp trí nhẫn thì quá khứ có một, vị lai có ba, hiện tại có một.

Diệt pháp trí cho đến lúc đạo loại trí thì quá khứ có hai, vị lai có ba, hiện tại có một. Tùy pháp hành cũng như vậy.

Tín thắng giải cho đến câu giải thoát, đối với ba Tam-ma-địa, đều là vị lai ba, quá khứ nếu đã diệt không mất, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, lúc Tam-ma-địa Không, Vô nguyện, vô tướng, hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt.

Đáp: Tùy tín hành lúc Tam-ma-địa Không hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc không có trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, lúc hai nhẫn không có. Lúc Tam-ma-địa Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc không có, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, đạo-pháp trí là hai, lúc sáu nhẫn là không có. Lúc Tam-ma-địa Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc không có, nghĩa là diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai, lúc hai nhẫn không có. Tùy pháp hành cũng như vậy.

Tín thắng giải lúc Tam-ma-địa không hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai. Lúc Tam-ma-địa Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc ba trí, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, đạo-pháp trí, không phải tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí, tha tâm trí ba; đạo-loại trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-loại trí, tha tâm trí ba. Lúc Tam-ma-địa vô tướng hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, nghĩa là diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai. Kiến chí và thân chứng cũng vậy.

Tuệ giải thoát lúc Tam-ma-địa Không hiện ở trước mắt, có hai trí hiện ở trước mắt, đó là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai.

Lúc Tam-ma-địa Vô nguyện hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba, khổ-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Tập-pháp trí, không có tậnvô sinh trí là hai, tập-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba. Tập-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tập-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Đạo-pháp trí, không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí, tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba, đạo-loại trí, không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, đạo-loại trí, tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba.

Lúc Tam-ma-địa Vô tướng hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là diệt-pháp trí không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba. Diệt-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Câu giải thoát cũng vậy.

Hỏi: Tùy tín hành cho đến câu giải thoát, lúc ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám đạo chi, thuận theo thích hợp hiện ở trước mắt, có bao nhiêu trí hiện ở trước mắt?

Đáp: Tùy tín hành khi vị tri, đương tri căn hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc không có trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai, đạo-pháp trí là hai, lúc tám nhẫn là không có. Bảy giác chi và tám đạo chi, lúc hiện ở trước mắt cũng vậy. Như tùy tín hành, tùy pháp hành cũng vậy.

Tín thắng giải lúc dĩ tri căn hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai, đạo-pháp trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí có tha tâm trí là ba; đạo-loại trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-loại trí có tha tâm trí là ba.

Lúc bảy giác chi và tám đạo lúc chi hiện ở trước mắt cũng vậy. Như tín thắng giải, kiến chí và thân chứng cũng vậy.

Tuệ giải thoát lúc cụ tri căn hiện ở trước mắt, hoặc hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt, nghĩa là khổ-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba; khổ-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, khổ-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Tập-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tập-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba; tập-loại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, tập-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Diệt-pháp trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-pháp trí, tận-vô sinh trí là ba; diệtloại trí, không có tận-vô sinh trí là hai, diệt-loại trí, tận-vô sinh trí là ba. Đạo-pháp trí không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí, tận-vô sinh trí, hoặc tha tâm trí ba. Đạo-loại trí không có tận-vô sinh trí, tha tâm trí là hai, đạo-loại trí, tận-vô sinh trí, không phải tha tâm trí ba; đạo-loại trí, tha tâm trí, không có tận-vô sinh trí là ba. Bảy giác chi và bảy đạo chi cũng vậy.

Lúc Chánh kiến hiện ở trước mắt, hoặc có hai, hoặc ba trí hiện ở trước mắt. Khổ-pháp trí là hai, khổ-loại trí là hai, tập-pháp trí là hai, tập-loại trí là hai, diệt-pháp trí là hai, diệt-loại trí là hai, đạo-pháp trí, không có tha tâm trí là hai, đạo-pháp trí, tha tâm trí ba; đạo-loại trí, không phải tha tâm trí là hai, đạo-loại trí có tha tâm trí ba. Như tuệ giải thoát, câu giải thoát cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với loại trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với loại trí, thì pháp đó tương ưng với pháp trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với thế tục trí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với tha tâm trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với pháp trí mà không phải là tha tâm trí, nghĩa là tha tâm vốn không thuộc về pháp tương ưng với pháp trí.

2. Có pháp tương ưng với tha tâm trí mà không phải pháp trí, nghĩa là pháp trí vốn không thuộc về pháp tương ưng với tha tâm trí.

3. Có pháp tương ưng với pháp trí, cũng tương ưng với tha tâm trí, nghĩa là pháp trí thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí.

4. Có pháp không tương ưng với pháp trí, cũng không tương ưng với tha tâm trí, đó là pháp trí không thâu nhiếp tha tâm trí, và tha tâm trí không thâu nhiếp pháp trí. Pháp trí và tha tâm trí không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với khổ-tập-diệt-đạo trí và Chánh kiến cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Không chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với pháp trí mà Không phải là Không, đó là pháp trí tương ưng với Không và Không chẳng tương ưng với pháp tương ưng của pháp trí.

2. Có pháp tương ưng với Không mà không phải là pháp trí, nghĩa là Không tương ưng với pháp trí và pháp trí không tương ưng với pháp tương ưng của Không.

3. Có pháp tương ưng với pháp trí, cũng tương ưng với không, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với pháp trí, cũng không tương ưng với Không, đó là pháp trí không tương ưng với Không, và Không cũng không tương ưng với pháp trí. Pháp trí và Không không thâu nhiếp, không tương ưng với các tâm, tâm sở pháp cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với Vô nguyện, Vô tướng, Hỷ giác chi, chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với vị tri, đương tri căn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với pháp trí mà không phải là vị tri-đương tri căn, nghĩa là vi tri-đương tri căn vốn không thuộc về pháp tương ưng với pháp trí.

2. Có pháp tương ưng với vị tri, đương tri căn mà không phải là pháp trí, đó là vị tri-đương tri căn đã thâu nhiếp pháp trí, và pháp trí không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri-đương tri căn.

3. Có pháp tương ưng với pháp trí cũng tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vi tri-đương tri căn đã thâu nhiếp pháp tương ưng với pháp trí.

4. Có pháp không tương ưng với pháp trí, cũng không tương ưng với vị tri-đương tri căn, vị tri-đương tri căn vốn không thâu nhiếp pháp trí, và pháp trí cùng vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp không tương ưng với, các tâm-tâm sở pháp, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với dĩ tri căn và cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với Niệm giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với pháp trí, không phải Niệm giác chi, nghĩa là pháp trí tương ưng với Niệm giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Niệm giác chi mà không phải pháp trí, đó là pháp trí và pháp trí không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm giác chi.

3. Có pháp tương ưng với pháp trí, cũng tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với pháp trí, cũng không tương ưng với Niệm giác chi, đó là pháp trí không tương ưng với Niệm giác chi và các tâm-tâm sở pháp cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với Tinh tiến-Khinh an-Định-xả, giác tri Chánh tinh tiến-Chánh niệmChánh định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, thì pháp đó tương ưng với Trạch pháp giác chi chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với pháp trí, cũng tương ưng với Trạch pháp giác chi . Có pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi mà không tương ưng với pháp trí, đó là pháp trí không thâu nhiếp pháp tương ưng với Trạch pháp giác chi.

Như pháp trí đối với phần sau, loại trí đối với phần sau cũng vậy.

*****

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, thì pháp đó tương ưng với thế tục trí chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí không tương ưng với thế tục trí, nghĩa là thế tục trí không thâu nhiếp pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với thế tục trí mà không tương ưng với tha tâm trí, nghĩa là tha tâm trí không thâu nhiếp pháp tương ưng của thế tục trí.

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với thế tục trí, nghĩa là tha tâm trí đã thâu nhiếp pháp tương ưng với thế tục trí.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với thế tục trí, nghĩa là tha tâm trí, thế tục trí không tương ưng. Tha tâm trí, và thế tục trí không thâu nhiếp, không tương ưng với các tâm-tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với đạo trí, Trãch pháp giác tri, Chánh kiến cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, thì pháp đó tương ưng với khổ trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với khổ trí, thì pháp đó tương ưng với tha tâm trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với tập, diệt trí, Tam-ma-địa Không, Vô tướng, vị tri-đương tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí mà không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là tha tâm trí tương ưng với Vô nguyện, và Vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với Vô nguyện, không tương ưng với tha tâm trí, nghĩa là Vô nguyện tương ưng với tha tâm trí và tha tâm trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là tha tâm trí không tương ưng với Vô nguyện, Vô nguyện không tương ưng với tha tâm trí, và các tâm-tâm sở pháp cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Niệm-Tinh tiến-Hỷ-Khinh an-Định-Xả giác chi và Chánh tư duy, chánh tinh tiến, chánh niệm, Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, thì pháp đó tương ưng với dĩ tri căn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với tha tâm trí mà không tương ưng với dĩ tri căn, dĩ tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của tha tâm trí.

2. Có pháp tương ưng với dĩ tri căn mà không tương ưng với tha tâm trí, nghĩa là dĩ tri căn thâu nhiếp tha tâm trí, và tha tâm trí không thâu nhiếp không tương ưng với pháp tương ưng của dĩ tri căn

3. Có pháp tương ưng với tha tâm trí cũng tương ưng với dĩ tri căn, nghĩa là dĩ tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với tha tâm trí.

4. Có pháp không tương ưng với tha tâm trí cũng không tương ưng với dĩ tri căn, nghĩa là dĩ tri căn không tương ưng với tha tâm trí, và tha tâm trí-dĩ tri căn không thâu nhiếp, không thâu nhiếp các tâm-tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với cụ tri căn cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với thế tục trí, thì pháp đó tương ưng với khổ trí cho đến tương ưng với Chánh định chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với khổ trí cho đến tương ưng với Chánh định, thì pháp đó tương ưng với thế tục trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, thì pháp đó tương ưng với tập trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với tập trí, thì pháp đó tương ưng với khổ trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với diệt-đạo trí, Tam-ma-địa Vô tướng cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với khổ trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa không chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với khổ trí mà không tương ưng với Tamma-địa Không, nghĩa là khổ trí tương ưng với Không, và Không không tương ưng với pháp tương ưng của khổ trí.

2. Có pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, không tương ưng với khổ trí, nghĩa là Không tương ưng với khổ trí, và khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của không.

3. Có pháp tương ưng với khổ trí cũng tương ưng với Không, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với khổ trí cũng không tương ưng với Không, nghĩa là khổ trí không tương ưng với Không, Không không tương ưng với khổ trí, và các tâm-tâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đối với Vô nguyện cũng vậy. Đối với ba căn vô lâubảy giác chi và tám đạo chi, như pháp trí đã nói.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, thì pháp đó tương ưng với diệt trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với diệt trí, thì pháp đó tương ưng với tập trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với đạo trí, Tam-ma-địa Không, Vô tướng cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tập trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với tập trí mà không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là tập trí tương ưng với Vô nguyện.

2. Có pháp tương ưng với Vô nguyện mà không tương ưng với tập trí, nghĩa là tập trí và tập trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với tập trí cũng tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với tập trí cũng không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là tập trí không tương ưng với Vô nguyện, các tâmtâm sở pháp cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám chi đạo, như nói về pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với diệt trí, thì pháp đó tương ưng với đạo trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với đạo trí, thì pháp đó tương ưng với diệt trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với Tam-ma-địa không, Vô nguyện cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với diệt trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô tướng chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với diệt trí mà không tương ưng với Vô tướng, nghĩa là diệt trí tương ưng với Vô tướng.

2. Có pháp tương ưng với Tam-ma-địa Vô tướng, không tương ưng với diệt trí, nghĩa là diệt trí và diệt trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô tướng.

3. Có pháp tương ưng với diệt trí cũng tương ưng với Vô tướng, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với diệt trí cũng không tương ưng với Vô tướng, nghĩa là diệt trí không tương ưng với Vô tướng, và các tâmtâm sở pháp cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám chi đạo, như pháp trí đã nói.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Không chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, thì pháp đó tương ưng với đạo trí chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với Tam-ma-địa Vô tướng cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đạo trí, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với đạo trí mà không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là đạo trí tương ưng với Vô nguyện.

2. Có pháp tương ưng với Vô nguyện mà không tương ưng với đạo trí, nghĩa là đạo trí và đạo trí không tương ưng với pháp tương ưng của Vô nguyện.

3. Có pháp tương ưng với đạo trí cũng tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với đạo trí cũng không tương ưng với Vô nguyện, nghĩa là đạo trí không tương ưng với Vô nguyện, và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với ba căn vô lậu, bảy giác chi, tám chi đạo, như nói về pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu pháp tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện, thì pháp đó tương ưng với Tam-ma-địa Không chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với Tam-ma-địa Vô tướng cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, thì pháp đó tương ưng với vị tri-đương tri căn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với không mà không tương ưng với vị triđương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng của không.

2. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn mà không tương ưng với Không, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp không và không không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri-đương tri căn.

3. Có pháp tương ưng với không cũng tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với không.

4. Có pháp không tương ưng với Không, cũng không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp Không và không-vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp, không tương ưng với các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với dĩ tri căn, cụ tri căn cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, thì pháp đó tương ưng với Niệm giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với không, không tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là Niệm giác chi tương ưng với không.

2. Có pháp tương ưng với Niệm giác chi mà không tương ưng với Không, nghĩa là Không và không không tương ưng với pháp tương ưng của Niệm giác chi.

3. Có pháp tương ưng với không, cũng tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với không cũng không tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là không không tương ưng với Niệm giác chi, Niệm và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Trạch pháp-Tinh tiến- Khinh an-Xả giác chi và Chánh kiến-Chánh tinh tiến-Chánh niệm cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa không, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với không mà không tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là không tương ưng với Hỷ giác chi, và Hỷ giác chi không tương ưng với pháp tương ưng của Không.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ giác chi mà không tương ưng với Không, nghĩa là Hỷ giác chi tương ưng với Không, và Không không tương ưng với pháp tương ưng của Hỷ giác chi.

3. Có pháp tương ưng với không, cũng tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là hai pháp tương ưng.

4. Có pháp không tương ưng với Không cũng không tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là không không tương ưng với Hỷ giác chi, Hỷ giác chi không tương ưng với Không, và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không, thì pháp đó tương ưng với Định giác chi chăng?

Đáp: Các pháp tương ưng với không, thì pháp đó cũng tương ưng với Định giác chi.

Có pháp tương ưng với Định giác chi, không tương ưng với Không, nghĩa là không không thâu nhiếp pháp tương ưng của Định giác chi.

Đối với Chánh định cũng vậy. Như Không đối với phần sau, Vô nguyện và Vô tướng đối với phần sau cũng như vậy.

Có sự sai biệt là như không đối với Hỷ giác chi, Chánh tư duy, Vô nguyện và Vô tướng đối với Hỷ giác chi, Chánh kiến, Chánh tư duy cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với dĩ tri căn chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Hỏi: Nếu các pháp tương ưng với dĩ tri căn, thì pháp đó tương ưng với vị tri-đương tri căn chăng?

Đáp: Không phải như thế.

Đối với cụ tri căn cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với Niệm giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn mà không tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp và Niệm giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Niệm giác chi mà không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của Niệm giác chi.

3. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn cũng tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Niệm giác chi.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri-đương tri căn, cũng không tương ưng với Niệm giác chi, nghĩa là Niệm vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp Niệm giác chi, và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Trạch pháp-Tinh tiến-Định giác chi-Chánh kiến-Chánh tinh tiến-Chánh niệm-Chánh định cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với Hỷ giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn mà không tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp Hỷ giác chi và Hỷ giác chi không thâu nhiếp tương ưng với pháp tương ưng của vị triđương tri căn.

2. Có pháp tương ưng với Hỷ giác chi, không tương ưng với vị triđương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của Hỷ giác chi.

3. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, cũng tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn thâu nhiếp pháp tương ưng với Hỷ giác chi.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri-đương tri căn, cũng không tương ưng với Hỷ giác chi, nghĩa là vị tri-đượng tri căn không thâu nhiếp Hỷ giác chi, và Hỷ giác chi-vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp, không tương ưng với các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với Khinh an giác chi chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, không tương ưng với Khinh an giác chi, nghĩa là vị tri-đượng tri căn tương ưng với Khinh an giác chi.

2. Có pháp tương ưng với Khinh an giác chi mà không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của Khinh an giác chi.

3. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn cũng tương ưng với Khinh an giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn tương ưng với pháp tương ưng của Khinh an giác chi.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri-đương tri căn cũng không tương ưng với Khinh an giác chi, nghĩa là vị tri-đương tri căn không tương ưng với Khinh an giác chi và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đối với Xả giác chi cũng vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, thì pháp đó tương ưng với Chánh tư duy chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn mà không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là vị tri-đương tri căn tương ưng với Chánh tư duy, và Chánh tư duy không tương ưng với pháp tương ưng của vị triđương tri căn.

2. Có pháp tương ưng với Chánh tư duy mà không tương ưng với vị tri-đương tri căn, nghĩa là vị tri-đương tri căn không tương ưng với pháp tương ưng của Chánh tư duy.

3. Có pháp tương ưng với vị tri-đương tri căn, cũng tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa vị tri-đương tri căn tương ưng với pháp tương của Chánh tư duy.

4. Có pháp không tương ưng với vị tri-đương tri căn cũng không tương ưng với Chánh tư duy, nghĩa là vị tri-đương tri căn không tương ưng với Chánh tư duy và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Như vị tri-đương tri căn đối với phần sau, dĩ tri, cụ tri căn đối với phần sau cũng vậy.

Có sự sai biệt là cụ tri căn đối với Chánh kiến, Nên làm thành bốn câu để phân biệt:

1. Có pháp tương ưng với cụ tri căn, không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là Chánh kiến thuộc về cụ tri căn và Chánh kiến không thâu nhiếp, không tương ưng với pháp tương ưng của cụ tri căn.

2. Có pháp tương ưng với Chánh kiến mà không tương ưng với cụ tri căn, nghĩa là cụ tri căn không thâu nhiếp pháp tương ưng của Chánh kiến.

3. Có pháp tương ưng với cụ tri căn, cũng tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là pháp tương ưng của Chánh kiến thuộc về cụ tri căn.

4. Có pháp không tương ưng với cụ tri căn, cũng không tương ưng với Chánh kiến, nghĩa là cụ tri căn không thâu nhiếp Chánh kiến và các tâm-tâm sở cùng sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Niệm giác chi cho đến chánh niệm đối với phần sau, nói rộng như phần bàn về giác chi.

Như nói: “Bí-sô! Ta sẽ vì ông nói về bốn mươi bốn sự trí, ông nên lắng nghe, cố gắng suy tư tìm hiểu”.

Hỏi: Thế nào là bốn mươi bốn sự trí?

Đáp: Nghĩa là trí biết lão tử, trí biết lão tử tập, trí biết lão tử diệt, trí biết hướng lão tử diệt hành.

Như thế, trí biết sinh hữu-thủ-ái-thọ-xúc-sáu xứ-danh sắc-thức- hành. Trí biết hành tập, trí biết hành diệt, trí biết hướng hành diệt hành. Đó gọi là bốn mươi bốn sự trí.

Hỏi: Trí biết lão tử cùng với bốn mươi bốn sự trí trong này, nên nói pháp trí, cho đến đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói trí biết lão tử là bốn trí, nghĩa là pháp, loại, thế tục, khổ trí. Trí biết lão tử tập là bốn trí, nghĩa là pháp-loại-thế tục-tập trí. Trí biết lão tử diệt là bốn trí, nghĩa là pháp-loại-thế tục-diệt trí. Trí biết hướng lão tử diệt hành là bốn trí, nghĩa là pháp-loại-thế tục-đạo trí. Sinh cho đến hành, mỗi chi có bốn trí cũng vậy.

Như nói: “Bí-sô! Ta sẽ vì ông nói về bảy mươi bảy sự trí, ông nên quán chân thật, tác ý cho thật tốt đẹp”.

Hỏi: Thế nào là bảy mươi bảy sự trí?

Đáp: Nghĩa là trí biết sinh duyên lão tử. Trí biết đều là sinh duyên lão tử. Trí biết quá khứ sinh duyên lão tử. Trí biết quá khứ sinh đều là sinh duyên lão tử. Trí biết vị lai sinh duyên lão tử. Trí biết vị lai sinh đều là sinh duyên lão tử. Và pháp trụ trí biết tất cả sự nầy là hữu vi, vô thường, do tâm tạo ra, thuận theo duyên sinh-pháp tận-pháp giảm-pháp lìa-pháp diệt.

Như thế, trí biết hữu-thủ-ái-thọ-xúc-sáu xứ-danh sắc-thức-hành. Trí biết vô minh duyên hành. Trí biết đều là vô minh duyên hành. Trí biết quá khứ vô minh duyên hành. Trí biết quá khứ đều là vô minh duyên hành. Trí biết vị lai vô minh duyên hành. Trí biết đều là vị lai vô minh duyên hành. Và trí pháp trụ biết tất cả sự nầy là hữu vi, vô thường, do tâm tạo ra, thuận theo duyên sinh pháp tận-pháp giảm- pháp lìa-pháp diệt.

Hỏi: Trí biết sinh duyên lão tử cùng bảy mươi bảy sự trí trong này, nên nói là pháp trí cho đến đạo trí chăng?

Đáp: Nên nói sáu trí trước là trí biết sinh duyên lão tử…, đều là bốn trí, nghĩa là pháp-loại-thế tục-tập trí. Trí pháp trụ thứ bảy, là một thế tục trí. Như bảy trí biết sinh duyên lão tử, cho đến bảy trí biết vô minh duyên hành cũng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là loại trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là thế tục trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là diệt trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là pháp trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là pháp trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là thế tục trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Nếu như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là diệt trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là loại trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là loại trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là thế tục trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là diệt trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là tha tâm trí chăng? Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Nếu được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là diệt trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là thế tục trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là khổ trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là khổ trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là diệt trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là tập trí chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là tập trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì đó là đạo trí chăng? Đáp: Có thể được.

Hỏi: Nếu thành tựu đạo trí thì đó là diệt trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì đó là. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai-hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì đó là hiện tại-quá khứ chăng?

Đáp: Có vị lai mà không phải quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã đạt được chưa diệt, giả sử diệt rồi mất, không hiện ở trước mắt. Có vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, không hiện ở trước mắt. Có vị lai và hiện tại mà không phải quá khứ, nghĩa là pháp trí hiện ở trước mắt kia chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có vị lai và quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất và cũng hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt. Như pháp trí, trải qua sáu loại, khổtập-diệt-đạo cũng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ, thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì đó là vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai-hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai thì đó là quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có vị lai mà không phải hiện tại-quá khứ, nghĩa là tha tâm trí đã được không mất và chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có vị lai và quá khứ mà không phải hiện tại, nghĩa là tha tâm trí đã diệt không mất chứ không hiện ở trước mắt. Có vị lai và quá khứ là hiện tại, nghĩa là tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì đó là hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu hiện tại-vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí vị lai thì đó là quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt, không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải loại trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ mà không phải là hiện tại nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại chứ không phải là quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là loại trí hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được loại trí. Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai mà không phải hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được loại trí mà không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải loại trí quá khứ-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được loại trí. Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai, không phải quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được loại trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ-vị lai, nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là loại trí quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải loại trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa đạt được loại trí. Có pháp trí quá khứ và loại trí vị lai mà không phải quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã đạt được loại trí mà chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí hiện tại-vị lai, không phải quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và loại trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp, loại trí diệt không mất, loại trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu loại trí quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu. Như đối với loại trí làm thành bảy tiểu.

Đối với tập-diệt-đạo trí cũng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí quá khứhiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải tha tâm trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp trí, tha tâm trí đã diệt không mất, tha tâm trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, giả sử đã được rồi mất. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã được không mất mà không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí quá khứvị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí quá khứ-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, giả sử được rồi mất. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đạt được không mất, chưa diệt nếu diệt đã mất. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-vị lai, nghĩa là pháp trí và tha tâm trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là tha tâm trí quá khứhiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là tha tâm trí quá khứhiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, giả sử được mà đã mất. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã đạt được không mất, chưa diệt nếu diệt đã mất, không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp trí và tha tâm trí đã diệt không mất, tha tâm trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và tha tâm trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí quá khứ chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí vị lai, thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí hiện tại, thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí quá khứhiện tại chăng?

Đáp: Quá khứ nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu quá khứ đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là thế tục trí quá khứhiện tại-vị lai?

Đáp: Quá khứ-vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ mà không phải là khổ trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp trí, khổ trí đã diệt không mất, khổ trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và khổ khổ trí hiện tại mà không phải là quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-hiện tại, nghĩa là khổ trí và pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ-hiện tại thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu. Quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì đó là khổ trí quá khứ-hiện tại-vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí quá khứ và khổ trí vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí chưa diệt, giả sử diệt rồi mất chứ không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và khổ trí hiện tại-vị lai, không phải là quá khứ, nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước mắt, chưa diệt, giả sử diệt rồi mất. Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, nghĩa là pháp trí và khổ trí đã diệt không mất, khổ trí không hiện ở trước mắt. Có pháp trí quá khứ và khổ trí quá khứ-hiện tại-vị lai, nghĩa là pháp trí và khổ trí đã diệt không mất, khổ trí hiện ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí quá khứ-hiện tại-vị lai thì đó là pháp trí quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, giả sử diệt rồi mất thì không thành tựu.

Như pháp trí đối với phần sau, làm thành bảy phần nhỏ, cho đến diệt trí đối với đạo trí, tùy theo những sự thích hợp, làm thành bảy phần nhỏ cũng như vậy. Như bảy phần nhỏ, bảy phần lớn cũng như vậy.

Sự sai biệt là dùng hai hoặc nhiều đối với một, hoặc dùng một đối chiếu với hai hoặc nhiều, như quá khứ là đầu tiên có bảy, vị lai cho đến quá khứ-vị lai-hiện tại là đầu tiên cũng đều có bảy, như vậy, nên biết.