CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA

Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh 
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

Học Xứ Thứ Tám: KHÔNG CĂN CỨ VU BÁNG (Tiếp Theo)

Đức Bạc-già-phạm nghe rồi liền hỏi Thật-lực-tử: “Thầy có nghe những lời nói này không?”, đáp: “Đức Bạc-già-phạm, con có nghe; Tôyết-đa, con có nghe”. Phật hỏi: “Thật-lực-tử, sự việc hư thật như thế nào?”, đáp: “Thế Tôn, thật hư đối với con chỉ có Phật biết được”. Phật nói: “Thật-lực-tử, trong lúc này thầy chớ nói như vậy, nên nói rõ ràng, nếu thật thì nói là thật, nếu hư thì nói là hư”. Thật-lực-tử nói: “Đức Bạcgià-phạm, con không từng nhớ có làm việc này; Tô-yết-đa, con không từng nhớ”. Lúc đó cụ thọ La-hỗ-la đứng phía sau cầm quạt quạt cho Phật liền bạch Phật rằng: “Thế Tôn, cần gì phải hỏi Thật-lực-tử điều này. Bí-sô ni Hữu Nữ ở trước Phật nói rằng: Thật-lực-tử đã cùng làm hạnh xấu, phạm Ba-la-thị-ca. Hai người anh cũng đã ra mặt làm chứng nói đó là thật”. Phật bảo La-hỗ-la: “Nay Ta hỏi con, con cứ trả lời theo ý con. Này La-hỗ-la, nếu có một Bí-sô ni đến chỗ ta nói rằng: Thế Tôn, Thánh giả La-hỗ-la làm việc phi pháp, đã cùng con làm hạnh bất tịnh, phạm Ba-la-thị-ca. Lúc đó hai Bí-sô Hữu và Địa làm chứng nói rằng: đức Bạc-già-phạm, đó là sự thật; Tô-yết-đa, đó là sự thật, đúng như lời Bí-sô ni nói, chúng con đã biết trước. Này La-hỗ-la, ta nghe nói như vậy liền hỏi con: việc này hư thật như thế nào thì con sẽ trả lời sao?”. La-hỗla đáp: “Thế Tôn, nếu con nhớ thì nói là nhớ, nếu không nhớ thì nói là không nhớ”. Phật nói: “Con thật ngu si mới nói là không nhớ. Hèn chi Thật-lực-tử là một Bí-sô thanh tịnh thật không có lỗi mà nói là không nhớ hay sao?”. Lúc đó Phật bảo các Bí-sô: “Thật-lực-tử thật không có phạm tội. Các thầy nên biết, Bí-sô ni Hữu Nữ tự nói phạm tội cần phải diệt tẩn, còn hai Bí-sô Hữu và Địa phải xét hỏi cho rõ: Thầy thấy như thế nào, thầy thấy ở chỗ nào, do nhơn duyên gì đến thấy được việc đó”.

Thế Tôn nói rồi liền vào thất trụ trong tịch định, các Bí-sô thấy Phật trụ trong tịch định liền nhớ lời Phật dạy: Thật-lực-tử là người thanh tịnh, Bí-sô ni Hữu Nữ tự nói phạm tội nên diệt tẩn, hai Bí-sô Hữu và Địa phải xét hỏi như trên. Sau khi gạn hỏi, hai Bí-sô thú thật rằng: “Này các cụ thọ, tôi không thấy Thật-lực-tử phạm pháp bất tịnh hạnh, phạm Ba-lathị-ca; chỉ vì Thật-lực-tử liên tiếp cả ba ngày phân phó cho chúng tôi thức ăn thô dở, làm cho khí lực suy kém bị não loạn, chúng tôi vì sân si muốn khủng bố thầy ấy nên nói như vậy. Thật sự cụ thọ Thật-lực-tử là người thanh tịnh không hề phạm lỗi, không làm hạnh bất tịnh, không phạm Ba-la-thị-ca”. Đến xế chiều Thế Tôn xuất định đến trong chúng Bí-sô ngồi vào chỗ ngồi , các Bí-sô liền bạch Phật: “Thế Tôn, chúng con thấy Thế Tôn trụ trong tịch định liền nhớ lời Phật dạy: Thật-lực-tử là người thanh tinh, Bí-sô ni Hữu Nữ tữ nói phạm tội nên diệt tẩn, còn hai Bí-sô Hữu và Địa phải xét hỏi cho rõ… giống như ở đoạn văn trên cho đến câu không phạm Ba-la-thị-ca”. Thế Tôn nghe rồi liền bảo các Bí-sô: “Tại sao hai người ngu si kia chỉ vì chút nhân duyên ăn uống mà cố ý vọng ngữ vu báng vị Bí-sô thanh tịnh”. Thế Tôn liền nói kệ:

“Nếu người cố nói dối
Trái ngược với sự thật,
Không sợ khổ đời sau,
Không ác nào không làm.
Thà nuốt hòn sắt nóng,
Lửa dữ đốt khắp thân,
Không dùng miệng phá giới,
Ăn cơm của Đàn na”.

Lúc đó trong hư không chư thiên cũng nói kệ:

“Thật Lực vượt ba cõi,
Mà còn bị vu báng,
Cho nên người có trí,
Không nên thích sanh tử,
Phải nên chán đoàn thực,
Khổ nhất trong các khổ,
Cũng như ăn thịt con,
Tăng trưởng các phiền não”.

Phật do nhân duyên này nhóm các Bí-sô lại và hỏi hai Bí-sô Hữu và Địa: “Hai thầy biết Bí-sô thanh tịnh thật không phạm tội mà lại dùng pháp Ba-la-thị-ca không căn cứ để vu báng phải không?”, đáp: “Thật vậy thưa Thế Tôn”. Thế Tôn dùng đủ lời quở trách hai Bí-sô Hữu và Địa: “Việc hai thầy đã làm là sai trái, không phải hạnh thanh tịnh, không phải hạnh tùy thuận, là việc không nên làm”. Quở trách rồi liền bảo các Bí-sô: “Này các Bí-sô, có ba hạng người chắc chắn phải đọa vào ngục Nê-lê: Một là hạng người tự phá giới, khuyên người khác phá giới; hai là hạng người tự làm hạnh bất tịnh đối với Bí-sô thanh tịnh dùng pháp Ba-la-thị-ca không căn cứ để vu báng; ba là hạng người khởi kiến giải như vầy và nói như vầy: Dục là tịnh, dục là diệu, dục có thể thọ dụng, dục không có tội lỗi, đối trước cảnh ác dục sanh ái đắm cùng cực”. Phật liền nói kệ:

“Người nào sanh trong đời,
Miệng nói lời dao kiếm,
Do lời nói ác này,
Chém ngược lại tự thân
Nếu ngợi khen kẻ ác,
Hủy báng bậc Hiền thiện,
Do miệng sanh tội lỗi,
Chắc chắn không an vui.
Cũng như người đánh bạc,
Tiền của mất, tội nhỏ.
Đối với bậc thanh tịnh,
Hủy báng thành tội lớn.
Trải qua trăm ngàn năm,
Đọa vào ngục Bào nhục.
Lại ở trong ngục này,
Chịu khổ bốn vạn năm.
Nếu dùng tâm ác nói,
Hủy báng bậc Hiền thiện,
Do nghiệp duyên ác này,
Sẽ đọa vào địa ngục”.

Thế Tôn quở trách rồi bảo các Bí-sô: “Ta quán thấy mười công đức lợi… giống như các giới trên, cho đến câu nơi Tỳ-nại-da chế học xứ này cho các đệ tử Thanh văn như sau: “Nếu lại có Bí-sô ôm lòng sân hận không bỏ, cố ý dùng pháp Ba-la-thị-ca không căn cứ vu báng cho Bí-sô thanh tịnh, muốn phá hoại tịnh hạnh của vị ấy. Thời gian sau có người hỏi hay không có người hỏi, biết việc này là vu báng không căn cứ, do Bí-sô kia sân hận nên nói như vậy thì phạm Tăng-già-phạt-thisa”.

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho Bí-sô Hữu và Địa, hoặc có những Bí-sô khác giống như vậy.

Ôm lòng sân hận tức là tình sanh phẩn nộ. Không bỏ là lòng sân không dứt. Bí-sô thanh tịnh là chỉ cho Thật-lực-tử. Không phạm là không phạm việc này. Không căn cứ là không dựa trên thấy nghe nghi. Phạm Ba-la-thị-Ca-là phạm một trong bốn pháp trọng. Vu báng là việc không thật. Muốn phá tịnh hạnh của vị ấy là muốn làm tổn học xứ thanh tịnh của vị ấy. Thời gian sau là thời khác sau khi vu báng. Có người hỏi hay không có người hỏi tức là sau khi hủy báng rồi sanh hối hận không đợi người hỏi, vì biết việc này là không căn cứ nên tự nói ra. Báng là tranh cải, có bốn loại: đấu tránh, phi ngôn tránh, phạm tránh và sự tránh. Vì sân hận nên nói như vậy là lúc nói ra lời hủy báng. Tăng-già-phạt-thi-sa như trong các giới trước.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Nếu vu báng Bí-sô thanh tịnh có mười việc thành phạm và năm việc không phạm. mười việc thành phạm là không thấy việc ấy, không nghe, không nghi liền khởi tưởng hư dối thật không thấy… mà vọng nói là có thấy… , khi nói ra lời này phạm Tăng-già-phạt-thi-sa. Hoặc nghe mà quên, nghi mà quên, khởi hiểu biết như vậy, khởi tưởng như vậy nói rằng: Tôi nghe nghi không quên, khi nói lời này phạm Tăng-già-phạtthi-sa. Hoặc nghe mà tin hay nghe không tin mà nói là tôi thấy; hoặc nghe mà nghi hay nghe không nghi hoặc chỉ tự mình nghi mà nói là tôi thấy, khi nói lời này phạm Tăng-già-phạt-thi-sa. Năm việc không thành phạm là người kia không thấy, không nghe, không nghi, hiểu biết có thấy… , khởi tưởng có thấy… nên nói là tôi thấy… thì không phạm. Hoặc nghe mà quên, nghi mà quên, nghi tưởng có nghe mà nói là tôi nghe cũng không phạm. Vu báng người thanh tịnh có mười việc thành phạm và năm việc không thành phạm, vu báng người thanh tịnh tợ như không thanh tịnh cũng giống như vậy.

Nếu vu báng người không thanh tịnh có mộtmột việc thành phạm và sáu việc không phạm. Mười một việc thành phạm là không thấy, không nghe, không nghi, hiểu biết như vậy, khởi tưởng như vậy, thật không thấy… mà vọng nói là tôi thấy… , khi nói lời này phạm Tăng-giàphạt-thi-sa. Hoặc thấy mà quên hay nghe mà quên, nghi mà quên, hiểu biết như vậy, khỏi tưởng như vậy mà nói là thấy… không quên, khi nói lời này phạm Tăng-già-phạt-thi-sa. Hoặc nghe mà tin hay nghe không tin mà nói là tôi thấy; hoặc nghe mà nghi hay nghe không nghi hoặc chỉ tự mình nghi mà nói là tôi thấy, khi nói lời này phạm Tăng-già-phạt-thisa. Sáu việc không phạm là người kia không thấy, không nghe, không nghi, hiểu biết có thấy…, khởi tưởng có thấy… nên nói là tôi thấy… thì không phạm. Hoặc thấy mà quên hay nghe mà quên, nghi mà quên, hiểu biết có thấy, khởi tưởng có thấy mà nói là tôi thấy… cũng không phạm. Nếu vu báng nguời tợ như thanh tịnh có mộtmột việc thành phạm và sáu việc không phạm giống như vậy.

Lúc đó các Bí-sô đều có nghi vì muốn trừ nghi nên bạch Phật: “Thế Tôn, cụ thọ Thật-lực-tử từng làm nghiệp gì, do nghiệp ấy chiêu cảm quả dị thục sanh trong nhà phú quý, nhiều tiền của, thọ dụng đầy đủ, bỏ thế tục nương theo Phật xuất gia, đoạn các phiền não chứng quả A-la-hán. Trong việc phân phối phòng xá ngọa cụ Như Lai nói là bậc nhất, tại sao chứng thắng quả như vậy mà còn bị hủy báng?”. Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy kheo lắng nghe, ta sẽ nói rõ nhân duyên cho các thầy nghe. Này các Bí-sô, nếu tự đã tạo nghiệp chắc chắn không phải bốn đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong ở ngoài giới mà quả báo được thành thục; phải ở ngay trong uẩn xứ giới của chính mình tạo ra nghiệp thiện ác mà quả báo được thành thục”. Phật liền nói kệ:

“Giả sử trăm ngàn kiếp,
Nghiệp đã tạo không mất,
Khi nhân duyên hội ngộ,
Trở lại tự thọ báo”.

“Này các Bí-sô, trong quá khứ tại một tụ lạc nọ có một đại thương chủ tên là Ngư nhơn chuyên chở hàng hóa, lúc đó muốn cùng các thương nhân ra biển tìm cầu châu báu. Thời đó chưa có Phật ra đời, chỉ có Thánh giả Độc giác hiện ở thế gian là phước điền thù thắng duy nhất, thường cứu giúp người nghèo khổ, thọ thức ăn thô dở và ngọa cụ xấu. Vị Độc giác này tháp tùng theo đoàn thương buôn để du hành trong nhân gian, một hôm Thánh giả nhập định Hỏa quang có một người giữa đêm thức giấc tình cờ trông thấy, sáng ra liền nói với thương chủ: “Thương chủ biết chăng, vị Bí-sô này thành tựu thánh hạnh, giữa đêm thức giấc tình cờ trông thấy chỗ Thánh giả như lửa tụ phóng ra ánh sáng lớn”. Thương chủ nghe rồi hết sức tín kính liền đến đảnh lễ Thánh giả bạch rằng: “Thánh giả tìm cầu thức ăn, con muốn cầu phước, xin Thánh giả thọ con cúng dường, thọ thực xong rồi tháp tùng theo chúng con cùng đi”. Vị Độc giác im lặng thọ thỉnh thực rồi tháp tùng theo đoàn thương buôn dần dần tới biển, thương chủ hỏi: “Thánh giả, chúng con muốn ra biển tìm châu báu, Thánh giả có đi cùng không?”. Vị Độc giác đáp: “Các hiền thủ vì vợ con… nên muốn ra biển tìm châu báu, tôi đâu có vì cái gì”. Lúc đó thương chủ dọn một bửa ăn cúng dường vị Độc giác rồi dâng cúng một xấp diệu điệp. Vị độc giác vì thương xót thương chủ nên hiện thần thông mà không nói pháp, như Nga vương bay lên hư không, thân tuôn ra nước lửa. Thương chủ vừa nhìn thấy thần biến liền hồi tâm như cấy đại thọ bị ngã nhào, từ xa kính lễ phát nguyện: “Con thiết lễ cúng dường cho vị phước điền chơn thật như vậy, nguyện với đã tạo này chiêu cảm quả dị thục được sanh trong nhà phú quý, sẽ được oai đức thù thắng như vậy, sẽ được phụng sư tối thắng như vậy”. Các Bí-sô nên biết, Ngư Nhơn thuở ấy chính là Thật-lực-tử, do cúng dường vị Thánh Độc giác phát đại thệ nguyện nên nay được sanh trong nhà phú quý, thọ dụng đầy đủ, lại ở trong giáo pháp của ta lìa tục xuất gia, đoạn các phiền não chứng quả A-la-hán; Ta là đại sư tối thắng trong trăm ngàn câu chi Độc giác nên thừa sự ta không sanh nhàm chán. Lại nữa các Bí-sô, tại sao Thật-lực-tử tuy chứng quả A-la-hán mà vẫn còn bị hủy báng? Nay ta sẽ nói, các thầy khéo lắng nghe: Trong quá khứ tại một thôn nọ có một đại trưởng giả cưới một người con gái cùng trong dòng tộc làm vợ sống rất hạnh phúc, nhưng trải qua nhiều năm mà vẫn không có con, vì thế trưởng giả thường chống tay vào má với dáng vẻ ưu sầu nghĩ rằng: “Trong nhà ta có nhiều của báu nhưng không có con kế thừa, sau khi ta chết tài sản này sẻ bị quan thu giữ”. Người vợ thấy rồi liền hỏi: “Vì sao chàng lại chống tay vào má dáng vẻ ưu sầu như vậy?”, người chồng nói: “Hiền thủ, trong nhà ta có nhiều của báu nhưng không có con kế thừa, nếu ta qua đời tài sản này sẽ sung vào nhà quan, làm sao ta không ưu sầu?”, người vợ nói: “Cũng là do em không sanh con, chàng nên cưới thứ thiếp để có con kế thừa gia nghiệp”, người chống nói: “Hiền thủ, nếu trong nhà có hai người vợ thì cho đến một chút nước bún ta cũng không được uống, vì trong nhà sẽ thương tranh cải lăng xăng”, người vợ nói: “Chàng cứ tìm, nếu người ấy cùng trang lứa thì em sẽ xem như là em gái, nếu tương tợ con gái thì em sẽ xem như con gái”. Lúc đó ở một thôn khác cũng có một trưởng giả cưới vợ không bao lâu sau thì sanh được hai trai một gái, thời gian sau cả hai vợ chồng trưởng giả này đều qua đời. Vị đại trưởng giả ở thôn kia vì tìm vợ nên đến chỗ hai người anh hỏi cưới người em gái làm vợ, hai người anh liền gã em gái cho trưởng giả. Thường tình thế gian là “Mới chuộng cũ quên”, sau khi cưới thêm thứ thiếp trưởng giả này thương yêu thân thiết người thiếp này hơn khiến cho người vợ chánh sanh tâm đố kỵ. Không bao lâu sau người vợ chánh bỗng mang thai, vì đố kỵ với người thiếp nên thường nói với chồng là người có tình ý khác, nhưng người chồng không tin và cho là người vợ chánh có ác ý. Đủ ngày tháng, người vợ lớn sanh một trai, khi lên năm tuổi trí huệ đã phân minh, nói ra lời gì đều là như thật nên mọi người đều gọi là “Thật Ngữ”. Lúc đó mẹ của Thật ngữ suy nghĩ: “Ta tuy sanh con trai nhưng chồng ta vẫn ái trọng người thiếp, nay ta phải làm phương tiện gì làm cho họ xa lìa”, nghĩ rồi liền nói với người chồng: “Chàng tuy ái niệm người thiếp nhưng nàng ta không giữ trinh bạch với chàng”, người chồng không tin vẫn cho là người vợ chánh có ác ý. Người vợ biết chồng không tin nên lập kế nói với con trai là Thật Ngữ: “Con đâu biết được khổ tâm của mẹ”, Thật Ngữ nói: “Con làm sao biết được”, người mẹ nói: “Con biết chăng, đó chính là tật đố”, Thật Ngữ nói: “Điều này không tốt”, người mẹ nói: “Con phải làm chứng giúp mẹ phơi bày tiếng xấu của người mẹ sau”,

Thật Ngữ hỏi: “Việc đó là thật hay hư?”, người mẹ nói: “Là hư”, Thật Ngữ nói: “Mọi người đều gọi con là Thật Ngữ, làm sao con có thể nói hư vọng theo ý của mẹ?”, người mẹ nói: “Mẹ mang thai con chín tháng… vậy mà con không thể giúp mẹ một việc nhỏ này sao? Mẹ lập kế con làm chứng nhưng con không cần nói, nếu cha con hỏi con chỉ cần gật đầu là được”. Thật Ngữ vì lòng hiếu thuận không muốn làm trái ý mẹ nên nhận lời, vào một thời khác mẹ của Thật Ngữ nói với người chồng: “Người thiếp yêu của chàng đã cùng người nam khác làm việc tà hạnh”, người chồng không tin cho là người vợ chánh có ác ý, nên mẹ của Thật Ngữ liền nói: “Em không có ác ý, nếu chàng không tin nên hỏi Thật Ngữ”. Người cha nghe rồi suy nghĩ: “Mọi người đều gọi con ta là Thật Ngữ, chắc là nó không có nói dối ta”. Lúc đó Thật Ngữ đang vui đùa cách chỗ người cha không xa, người cha gọi đến bồng để trên đầu gồi rồi hỏi con: “Con biết mẹ khác của con cùng người nam khác làm hạnh xấu phải không?”. Tánh người nữ hư ngụy không học mà vẫn biết nên mẹ của Thật Ngữ lấy tay bụm miệng con lại nói rằng: “Người đó là mẹ con, con không cần phải nói, nếu là sự thậy thì con chỉ nên gật đầu”. Thật Ngữ bèn gật đầu, kể từ lúc ấy miệng của thật Ngữ bay ra mùi hôi thối, tiếng xấu cũng vang khắp xa gần đồn rằng: đứa bé ấy không phải là thật ngữ mà là vọng ngữ, vì đã làm chứng việc hư cho bà mẹ khác của mình. Cái tên Thật Ngữ liền bị mai một, được thay thế bằng tên Vọng Ngữ. Lúc đó người cha nghe con trai nói như vậy rồi liền bảo người thứ thiếp: “Nàng đã làm hạnh xấu không nên ở đây nữa”, nói rồi liền đuổi ra. Người thứ thiếp bị đuổi liền trở về nhà của hai anh trước kia, người anh hỏi: “Tại sao em trở về?”, người em gái nói: “Em bị chồng đuổi ra, em không có tội mà lại gán cho em là làm hạnh xấu”, người anh nói: “Nếu em tà hạnh như vậy thì cũng không nên ở đây”, người em gái nói:

“Em thật không có tà hạnh, chỉ vì Thật Ngữ làm chứng, nó là Vọng Ngữ không phải Thật Ngữ”, người anh hỏi: “Làm sao biết được là vọng ngữ?”, người em gái nói: “Nếu không tin anh đi hỏi mấy người gần đó thì biết”. Người anh nghe rồi liền âm thầm đi hỏi mấy người ở gần đó, mọi người đều nói là người thứ thiếp không có tà hạnh, ba anh em sau khi biết rõ sự thật liền ôm lòng hận não. Thời gian sau có một vị Thánh giả Độc giác đi khất thực thứ lớp đến nhà của ba anh em, họ liền thỉnh vào nhà cúng dường. Thọ thực xong, người em gái nhớ lại việc bị hủy báng trước liền đối trước vị Độc giác phát nguyện ác rằng: “Giống như ngày nay ta bị ngươi vu báng, đời sau cho dù ngươi chứng được quả Ala-hán, ta cũng sẽ vu báng lại ngươi chứ không bỏ qua”. Người anh hỏi người em gái đã phát nguyện gì, người em gái nói rõ lời phát nguyện của mình cho hai anh nghe, hai người anh nghe rồi liền nói: “Đến lúc đó hai anh sẽ làm chứng việc vu báng đó giúp em”.

Lúc đó Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy biết chăng, Thật Ngữ lúc ấy chính là Thật-lực-tử ngày nay, bà mẹ khác của thật Ngữ lúc ấy chính là Bí-sô ni Hữu Nữ ngày nay, hai người anh lúc ấy chính là hai Bí-so Hữu và Địa. Thật-lực-tử do ngày xưa vu báng bà mẹ khác của mình nên trải qua nhiều ngàn năm thọ sanh trong Nại-lạc-ca chịu khổ nấu đốt, nghiệp dư tàn kia ở trong năm trăm đời thường bị hủy báng, ngày nay tuy chứng quả A-la-hán vẫn còn bị vu báng. Các thầy nên biết, nghiệp thuần đen thì được quả báo thuần đen, nghiệp thuần trắng thì được quả báo thuần trắng, nghiệp đen trắng xen lẫn thì được quả báo đen trắng xen lẫn. Các thầy nên xa lìa nghiệp thuần đen và nghiệp đen trắng xen lẫn, nên siêng tu nghiệp thuần trắng. Này các Bí-sô, nên học tập như thế. Này các Bí-sô, Thật-lực-tử trước kia tạo nghiệp gì mà ở trong số người phân chia phòng xá ngọa cụ lại là bậc nhất? Các Bí-sô lắng nghe: “Trong thời quá khứ thuộc Hiền Kiếp này, lúc con người sống thọ hai vạn tuổi có đức Phật Ca-diếp-ba ra đời, mười hiệu đầy đủ. Lúc đó Thật-lực-tử đươc Phật giáo hóa lìa tục xuất gia, trọn đời siêng tu phạm hạnh nhưng chưa chứng được thắng quả, đến lúc mạng chung bèn phát nguyện: “Tôi ở trong giáo pháp tối thượng phước điền của đức Phật Ca-diếp-ba lìa tục xuất gia nhưng vẫn chưa chứng được thắng quả. Như lời Phật thọ ký ở đời vị lai khi con người tuổi thọ giảm xuống một trăm tuổi có Manạp-bạc-ca ra đời thành Phật, tôi ở trong giáo pháp của đức Phật này xuất gia, đoạn các phiền não chứng quả A-la-hán, như Ô-ba-đà-da của tôi ở trong hàng đệ tử của Phật Ca-diếp-ba phân chia ngọa cụ cho tăng là bậc nhất; tôi cũng vậy, ở trong hàng đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni vô thượng Chánh giác đời vị lai phân chia ngọa cụ cho tăng cũng là bậc nhất”.

Do nguyện lực này nên ở trong giáo pháp của ta, Thật-lực-tử là người phân chia ngọa cụ phòng xá cho tăng là bậc nhất trong hàng đệ tử. Các Bí-sô nên học như thế”.

Học Xứ Thứ Chín: MƯỢN CĂN CỨ VU BÁNG

Phật trụ trong Trúc Lâm bên ao Yết-lan-đạc-ca ở thành Vương Xá, lúc đó Thật-lực-tử đang ở trên núi Thứu Phong, cách đó không xa có ao Thạch Thiết, Thật-lực-tử ban ngày thường đi dạo bên bờ ao này. Bí-sô ni Liên-hoa-sắc nhờ thiện tri thức là cụ thọ Mục-kiền-liên giáo hóa nên xuất gia trong pháp luật khéo giảng nói của Như Lai, đoạn các phiền não chứng quả A-la-hán. Bí-sô ni này thường đến trúc Lâm cúng dường Thế Tôn và các Bí-sô kỳ túc tôn đức khác, đặc biệt đối với Thật-lực-tử rất tôn kính vì thấy Thật-lực-tử không ngại lao khổ, từ bỏ diệu lạc đẳng trì tịch tĩnh, như pháp làm người Thọ sự phân chia phòng xá ngọa cụ cho Tăắng ngày nọ, Bí-sô ni Liên-hoa-sắc sau khi kính lễ Thế Tôn và các Đại đức tăng rồi liền đến chỗ Thật-lực-tử kính lễ và ngồi lại nghe Thật-lực-tử thuyết pháp. Hai Bí-sô Hữu và Địa vốn cùng với Thật-lực-tử đời trước có oán kết thấy việc này rồi muốn vu báng Thật-lực-tử. Lúc đó hai vị này được nhiều y phấn tảo muốn tìm nơi giặt nên đến bên ao Thạch Thiết để giặt y. Khi đến bên ao trông thấy có hai con nai đang uống nước, uống xong liền cùng làm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục. Thấy rồi liền liên tưởng tới Thật-lực-tử và Bí-sô ni Liên-hoa-sắc, Bí-sô Hữu nói với Bí-sô Địa: “Đó chính là Thật-lực-tử đang cùng với Bí-sô ni Liên-hoa-sắc làm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục, chúng ta nên báo cho các Bí-sô biết”. Bí-sô Địa nói: “Ni Hữu Nữ em chúng ta trước đây vì chúng ta mà bị Tăng tẩn xuất, không lẽ anh muốn chúng ta cùng bị tẩn xuất nữa hay sao?”. Bí-sô Hữu nói: “Trước đây là dối nói, bây giờ là nói thật, em không thấy đó chính là Thật-lựctử đang cùng Bí-sô ni Liên-hoa-sắc làm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục hay sao?”. Bí-sô Địa im lặng đồng tình, vì vậy cả hai anh em Bí-sô này cùng đến bạch với các Bí-sô: “Trong thế gian này còn ai là người đáng tin nữa, chính hai anh em tôi tận mắt trông thấy Thật-lực-tử cùng Bí-sô ni Liên-hoa-sắc đang làm việc dâm dục”. Các Bí-sô nghe rồi liền bảo hai Bí-sô Hữu và Địa: “Hai thầy thật muốn bỏ con đường đến nhơn thiên để hướng vào ba đường ác hay sao?. Thật-lực-tử chứng quả A-lahán trụ trong tám giải thoát, đắc pháp thượng nhơn hiện đại thần thông, hai thầy tại sao lại đem phần việc khác của pháp Ba-la-thị-ca vu báng cho Thật-lực-tử?”. Hai Bí-sô Hữu và Địa nói: “Đó không phải là lỗi của chúng tôi, mà là lỗi của con mắt, nên móc hai con mắt này ra”. Các Bí-sô nói: “Như Thế Tôn đã dạy phải tìm hiểu kỹ càng sự việc: Tại sao thấy, thấy chỗ nào, thấy như thế nào…, hai thầy vì việc gì đến đó thấy được?”. Các Bí-sô sau khi xét hỏi kỹ càng rồi mới biết rõ sự thật, các Bí-so thiểu dục liền quở trách hai Bí-sô Hữu và Địa: “Tại sao hai thấy biết rõ Bí-so thanh tịnh thật không có phạm mà lại đem phần việc khác của pháp Ba-la-thị-ca để vu báng?”. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm các Bí-sô… giống như trong giới trên cho đến câu: Chế học xứ này cho các Bí-sô như sau: “Nếu lại có Bí-sô ôm lòng sân hận không bỏ, cố ý đem phần việc khác của pháp Ba-la-thị-ca vu báng cho Bí-sô thanh tịnh, muốn phá hoại hạnh thanh tịnh của vị ấy. Về sau vào thời khác có người hỏi hay không có người hỏi vì biết đây là phần việc khác, lấy một chút tương tợ để vu báng. Bí-sô kia vì sân hận nên nói như thế thì phạm Tăng-già-phạt-thi-sa”.

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho hai Bí-sô Hữu và Địa, hoặc các Bí-sô khác giống như vậy.

Ôm lòng sân hận là trước có phẫn hận không xả nên lòng sân hận không dứt. Đối với Bí-sô thanh tịnh không phạm là Bí-sô không hề phạm tội tha thắng.

Việc phi phần khác: Khác là chỉ cho Niết-bàn trái với sanh tử, nghĩa là bốn pháp Ba-la-thị-ca không phải là phần việc kia. Ba-la-thị-ca là ở trong bốn pháp này tùy lấy một việc vu báng cho người kia. Báng là sự việc vu khống. Phá hoại tịnh hạnh của người kia là muốn làm cho tịnh hạnh của vị kia khuyết tổn. Tăng-già-phạt-thi-sa như giới trên đã giải.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Nếu khi Bí-sô thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khởi tưởng không phạm, hiểu biết là không phạm, khởi nhẫn (chấp nhận) không phạm mà nói là thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khi nói lời này phạm Tăng-giàphạt-thi-sa.

Nếu khi Bí-sô thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khởi tưởng phạm Tăng-già-phạt-thi-sa, hiểu biết như vậy, chấp nhận như vậy mà nói là thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khi nói lời này phạm Tăng-già-phạtthi-sa.

Nếu khi Bí-sô thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khởi tưởng phạm

Ba-dật-để-ca, hiểu biết như thế, chấp nhận như thế mà nói là thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khi nói lời này phạm Tăng-già-phạt-thi-sa.

Nếu khi Bí-sô thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khởi tưởng phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni, hiểu biết như thế, chấp nhận như thế mà nói là thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khi nói lời này phạm Tăng-già-phạt-thisa.

Nếu khi Bí-sô thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khởi tưởng phạm Đột-sắc-ngật-lý-đa, hiểu biết như vậy, chấp nhận như vậy mà nói là thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khi nói lời này phạm Tăng-già-phạtthi-sa.

Nếu khi Bí-sô thấy Bí-sô kia phạm Tăng-già-phạt-thi-sa, khởi tưởng không phạm, hiểu biết không phạm, chấp nhận không phạm mà nói là thấy Bí-sô kia phạm Ba-la-thị-ca, khi nói lời này phạm Tăng-giàphạt-thi-sa. Như vậy cho đến thấy phạm Đột-sắc-ngật-lý-đa, mỗi lần nói có năm câu phạm như trên. Trường hợp không phạm là nói đúng sự thật, người phạm ban đầu, si cuồng tâm loạn bị thống não bức bách.

Học Xứ Thứ Mười: PHÁ TĂNG TRÁI CAN

Phật trụ trong Trúc Lâm cạnh ao Yết-lan-đạc-ca ở thành Vương Xá, vào năm đó gặp lúc mất mùa đói kém khất thực khó được, cho nên các Bí-sô đắc thần thông có người đến rừng Thiệm Bộ ở Nam-thiệmbộ-châu để hái quả Thiệm Bộ với đủ sắc hương vị mang về trú xứ, tự được no đủ và chia đều cho các Bí-sô; có người hái trái Tần-la, hoặc trái Lâm-kiếp-tất-tha, Trái-yểm-ma-lạc-ca… đem về cùng chia nhau ăn; có người đến châu Đông-tỳ-đề-ha, có người đến châu Tây Cù-đà-ni, có người đến Bắc cu lô châu lấy lúa thơm tự nhiên mang về cùng chia nhau ăn; có người lên cõi trời Tứ Đại vương chúng, hoặc trời Tam Thập Tam lấy diệu thực của cõi trời mang về cùng chia nhau ăn; có người đến các phương khác những nơi trù phú sung túc để lấy thức ăn ngon mang về cùng chia nhau ăn. Lúc đó Đề-bà-đạt-đa suy nghĩ: “Hiện nay gặp lúc mất mùa đói kém khất thực khó được, các Bí-sô đắc thần thông đều đến rừng Thiệm Bộ… giống như đoạn văn trên. Nếu ta đắc thần thông ta cũng có thể đi được như thế. Nhưng ai có thể dạy ta pháp thần thông, ta nên đến chỗ Thế Tôn hỏi về điều này, Phật dạy thế nào ta phụng trì thế nấy”. Nghĩ rồi vào xế chiều Đề-bà-đạt-đa từ tĩnh xứ đứng dậy đi đến chỗ Thế Tôn , đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên bạch Phật: “Thế Tôn, xin hãy dạy cho con pháp thần thông”. Lúc đó Thế Tôn quán biết Đề-bàđạt-đa muốn sanh niệm tà ác nên nói rằng: “Thầy nên tịnh Thi La trước, kế siêng tu Định Huệ, sau mới tu tập thần thông”. Nghe Phật nói rồi Đề-bà-đạt-đa liền nghĩ là Thế Tôn không muốn dạy cho mình pháp thần thông nên lui về, sau đó đến chỗ A-nhã-kiều-trần-như bạch rằng: “Cúi xin Thượng Tọa dạy cho tôi pháp thần thông”. Cụ thọ A-nhã-kiều-trầnnhư liền quán tâm Phật biết được do Phật quán biết Đề-bà-đạt-đa muốn sanh niệm tà ác nên không dạy thần thông cho Đề-bà-đạt-đa, quán biết rồi liền nói rằng: “Thầy nên quán nơi sắc, như lý quán sát rồi đắc thần thông và các thắng đức; đối với Thọ, tưởng, hành, thức cũng quán như vậy”. Đề-bà-đạt-đa nghe rồi nghĩ là A-nhã-kiều-trần-như không muốn dạy cho mình nên bỏ đi. Sau đo lần lượt đến chỗ các vị thượng tọa như Mã Thắng, Bạt-đà-la-bà-sáp-ba, Đại danh Xưng, Viên-mãn, Vô-cấu, Ngưu-vương-diệu-tý… tất cả là năm trăm vị thượng tọa để xin học pháp thần thông, nhưng tất cả vị thượng tọa này đều quán tâm Phật biết được do phật quán biết Đề-bà-đạt-đa muốn sanh niệm tà ác nên đã không dạy pháp thần thông cho Đề-bà-đạt-đa , quán biết rồi nói rằng: “Thầy nên quán nơi sắc… cho đến quán Thọ, tưởng, hành thức cũng như vậy”. Đề-bà-đạt-đa nghe thấy năm trăm vị thượng tọa đều nói giống như nhau liền biết là không muốn dạy pháp thần thông cho mình liền suy nghĩ: “Không lẽ không còn ai dạy pháp thần thông cho ta sao?”. Lúc đó Đề-bà-đạt-đa liền nghĩ đến cụ thọ Thập Lực Phật Ca Nhiếp Ba đang trụ ở Ưng Quật trong thành Vương Xá: “Thập Lực Phật Ca Nhiếp Ba tánh không dối nịnh, nói lời chơn thật, là Ô-ba-đà-da của A-nan-đà em ta, có thể dạy ta pháp thần thông”. Nghĩ rồi liền đi đến chỗ Thập Lực Phật Ca Nhiếp Ba đảnh lễ rồi bạch rằng: “Cúi xin Thượng tọa dạy cho tôi pháp thần thông”. Cụ thọ Thập Lực Phật Ca Nhiếp Ba do không quán tâm Phật nên không biết Phật không dạy pháp thần thông cho Đề-bà-đạt-đa vì quán biết Đề-bà-đạt-đa muốn sanh niệm tà ác, nên liền dạy pháp thần thông cho Đề-bà-đạt-đa. Đề-bà-đạt-đa nghe rồi liền siêng năng tu tập đến sau đêm nương theo đạo thế tục mà chứng được Sơ tĩnh lự, phát ra thấn thông, chuyển một thành nhiều, chuyển nhiều thành một, hoặc hiện hoặc ẩn, có thể đi xuyên qua núi, đá, vách như đi trong hư không không có ngăn ngại; vào trong đất như đi trong nước, đi trên mặt nước như đi trên mặt đất, ngồi kiết già trong hư không như chim bay, hoặc dùng tay sờ mặt trời, mặt trăng… Có được thần thông rồi Đề-bà-đạt-đa suy nghĩ: “Nay các Bí-sô khất thực khó được, ta trước đến trong rừng Thiệm Bộ hái quả thơm ngon để ăn rồi chia cho các vị khác, kế đến các châu Đông, Tây, Bắc, cõi trời Tứ Đại vương chúng, Tam thập tam và các nơi trù phú khác lấy lấy thức ăn cho mình và chia cho các vị khác”. Đề-bà-đạt-đa lại nghĩ: “Ta nên nghĩ cách giáo hóa vua nước Ma-kiệt-đà, nếu người này được giáo hóa rồi ta có thể thu phục nhiều người không khó. Thái tử Vị-sanh-oán sau khi vua cha qua đời sẽ làm quốc vương, có đại tự tại, ta nên giáo hóa người này trước, sau mới thu phục nhiều người không khó”. Nghĩ rồi Đề-bà-đạt-đa liền hóa làm thân voi thượng diệu từ cửa sau cung Thái tử đi vào rồi đi ra ở cửa trước, lại từ cửa trước đi vào rồi đi ra ở cửa sau; hoặc hóa làm người đang cởi ngựa ra vào các cửa giống như trên; hoặc làm Bí-so cạo bỏ râu tóc, đắp y Tăng-già-chi, tay mang bát ra vào các cửa như trên. Lúc đó Đề-bà-đạt-đa hóa làm đồng tử trang sức bằng các chuỗi anh lạc rực rỡ đến ôm chầm thái tử, thái tử Vị-sanh-oán biết là do Đề-bà-đạtđa hiện thần thông biến hóa nên ôm hôn đồng tử, nước miếng của thái tử chảy vào miệng của đồng tử. Do Đề-bà-đạt-đa có tâm tham cầu lợi dưỡng nên khiến thái tử khởi tâm tà ác cho là đức của Đề-bà-đạt-đa thù thắng hơn đức Phật nên chuyển tâm tín kính và muốn cúng dường Đềbà-đạt-đa. Kể từ ngày hôm đó mỗi ngày hai lần sáng chiều đều dùng năm trăm xe báu đến chỗ Đề-bà-đạt-đa kính lễ, mỗi bửa ăn dâng cúng năm trăm chõ thức ăn thượng diệu cho Đề-bà-đạt-đa và năm trăm Bíso tùy thuận Đề-bà-đạt-đa. Lúc đó các Bí-sô sáng sớm vào thành khất thực nghe biết sự việc như trên nên sau khi khất thực xong trở về bổn xứ, ăn xong rửa bát, rửa tay chân rồi liền đến chỗ Phật, đảnh lễ Phật rồi đem sự việc nghe biết được về Đề-bà-đạt-đa bạch Phật, Phật nghe rồi liền bảo các Bí-sô: “Các thầy đừng nên hâm mộ việc Đề-bà-đạt-đa thọ nhận sự cúng dường thượng diệu đó, vì sao?, vì Đề-bà-đạt-đa sẽ bị sự cúng dường thượng diệu này giết hại, như cây chuối trổ buồng, như cây trúc Vĩ có trái, như con La mang thai đều tự hại thân. Đề-bà-đạt-đa cũng như thế, thọ nhận sự cúng dường thượng diệu của người ắt tự hại mình. Này các Bí-sô, nếu khi Đề-bà-đạt-đa được lợi dưỡngthì người ngu này có thể đêm dài thọ lãnh việc không Lợi-ích, khổ não. Cho nên các Bí-sô chớ mong cầu danh văn lợi dưỡng, nếu có được cũng đừng sanh tâm tham đắm”. Thế Tôn liền nói kệ:

“Cây chuối nếu kết buồng,
Cây Trúc Vĩ sanh trái,
Con La khi mang thai,
Đều trở lại hại mình.
Lợi dưỡng và danh văn,
Người ngu mới ưa thích,
Hay hoại các pháp lành,
Như kiếm chặt đầu người”.

Các Bí-sô nghe Phật dạy rồi hoan hỉ phụng hành. Lúc đó Đề-bàđạt-đa sau khi được sự cung kính cúng dường như vậy rồi liền khởi niệm tà ác: “Thế Tôn nay đã già yếu, nếu giáo thọ cho bốn chúng Bí-sô, Bísô ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca rất nhọc mệt. Nay đến lúc nên giao phó đại chúng cho ta, ta sẽ giáo thọ cho họ và nắm giữ quyền hành, Thế Tôn nên ít lo nghĩ, thọ hiện pháp lạc trụ trong tịch tĩnh”. Đề-bà-đạt-đa vừa sanh niệm tà ác này liền thối mất thần thông, thần thông tuy thối mất mà không tự biết. Lúc đó có một Bí-sô đệ tử của Phật tên là Ca Câu Đà từng ở bên Phật siêng tu tịnh hạnh, học bốn phạm trụ, đối dục trừ dục nên sau khi mạng chung được sanh lên cõi trời Phạm. Ca Câu Đà ở trong Phạm cung dùng Thiên nhãn quán thấy Đề-bà-đạt-đa do khởi niệm tà ác mà thối mất thần thông liền ẩn thân ở Phạm cung, như tráng sĩ co duỗi cánh tay hiện đến chỗ cụ thọ Mục-kiền-liên ở trong rừng Vô Úy trên núi Giang Đồn, đảnh lễ rồi bạch rằng: “Đại đức biết chăng, Đề-bà-đạt-đa do tham lợi dưỡng đã khởi lên niệm tà ác… giống như đoạn văn trên. Vừa khởi niệm tà ác này liền thối mất thần thông. Lành thay, đại đức Mục-kiền-liên nên đến chỗ Phật bạch rõ việc này”. Cụ thọ Mục-kiền-liên im lặng nhận lời, Ca Câu Đà biết cụ thọ Mụckiền-liên đã nhận lời rồi liền ẩn thân trở về Phạm cung. Sau khi Phạm thiên Ca Câu Đà đi rồi, cụ thọ Mục-kiền-liên liền nhập Thắng định, như tráng sĩ co duỗi cánh tay ẩn thân ở rừng Vô Úy hiện đến Trúc Lâm, chỗ Thế Tôn đang ở, đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên đem lời của Phạm thiên Ca Câu Đà vừa nói bạch Phật, Phật nghe rồi nói rằng: “Thầy đợi Phạm thiên Ca Câu Đà đến nói mới biết Đề-bà-đạt-đa có niệm tà ác hay sao?”. Mục Liên bạch Phật: “Thế Tôn con đã biết, trước khi Phạm thiên Ca Câu Đà đến nói”. Lúc đó Đề-bà-đạt-đa cùng bốn Bí-so bè đảng đi đến chỗ Phật: Một là Cô Ca Lê Ca, hai là Khiên-đồ-đạt-phiêu, ba là Yết Tra Mô Lạc Ca Để Sái, bốn là Tam-một-đạt-la-đạt-đa. Phật từ xa trông thầy liền bảo Mục Liên: “Thiên Thọ sắp đến, người ngu si này đích thân đến trước ta khoác lác, thầy nên khéo hộ lời nói”. Cụ thọ Mục-kiền-liên liền đảnh lễ Phật rồi nhập định, như tráng sĩ co duỗi cánh tay, ẩn thân trở về rừng Vô Úy. Lúc đó Thiên Thọ Đề Bà đến đảnh lễ Phật rồi bạch rằng: “Thế Tôn nay đã già yếu, giáo thọ cho bốn chúng Bí-sô, Bí-sô ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca rất nhọc mệt. Thế Tôn nên giao phó đại chúng cho con, con sẽ giáo thọ họ, con sẽ nắm giữ quyền hành. Thế Tôn nên ít lo nghĩ, thọ hiện pháp lạc trụ trong tịch tĩnh”. Thế Tôn nói: “Đại trí như Xá-lợi-tử, Mục-kiền-liên ta còn không phó chúc Bí-sô tăng già cho họ, huống chi thầy là người ngu si nuốt đàm dãi của người khác”. Thiên Thọ nghe rồi liền suy nghĩ: “Thế Tôn khen ngợi Xá-lợi-tử, Mục-kiền-liên mà gọi ta là người ngu si nuốt đàm dãi của người khác…”. Từ lúc này Thiên Thọ bắt đầu khởi tâm sát hại, khởi ý bất nhẫn đối với Thế Tôn. Đề-bà-đạt-đa liền ngấc đầu lên ba lần nhìn Phật rồi bỏ đi. Thế Tôn thấy Thiên Thọ Đề Bà đã đi liền bảo A-nan-đà lúc đó đang đứng quạt hầu ở phía sau Phật: “Này A-nan-đà, thầy đến Trúc Lâm cạnh ao Yết-lan-đạc-ca thông báo cho các Bí-sô đến tập họp trong nhà thường ăn”. Cụ thọ A-nan-đà vâng lời đến Trúc Lâm thông báo rồi trở về bạch Phật: “Thế Tôn, xung quanh Trúc Lâm nơi nào có Bí-sô con đều đã thông báo đến nhà thường ăn tập họp, xin Phật biết thời”.