CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA

Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh 
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 15

Học xứ thứ mười: PHÁ TĂNG TRÁI CAN (Tiếp Theo)

Lúc đó đức Bạc-già-phạm liền đến nhà tập Tăng, tới tòa ngồi ngồi giữa đại chúng bảo các Bí-sô: “Trong thế gian này có ba loại bậc thầy:

Một là loại bậc thầy giới thật không thanh tịnh mà tự nói là giới tịnh. Các đệ tử do cùng ở chung biết thầy mình giới không thanh tịnh nên nói với nhau: “Thầy ta giới không thanh tịnh mà tự nói là giới tịnh, nếu chúng ta nói cho ngưới khác biết, thầy ta nghe biết được sẽ không vui thì chúng ta làm sao nương ở được. Vì vậy chúng ta làm thinh, thầy ta sẽ tự biết, huống chi thầy ta thường cung cấp cho chúng ta cơm áo, ngọa cụ, thuốc men và các thứ cần dùng, chúng ta cũng nên ủng hộ”. Nhưng vị thầy này lại cho rằng các đệ tử đã che dấu tội lỗi cho mình.

Hai là loại bậc thầy mạng thật không thanh tịnh mà tự nói là mạng tịnh. Các đệ tử do cùng ở chung biết thầy mình mạng không thanh tịnh nên nói với nhau: Thầy ta mạng không thanh tịnh mà tự nói là mạng tịnh, nếu chúng ta nói cho ngưới khác biết, thầy ta nghe biết được sẽ không vui… giống như đoạn văn trên.

Ba là loại bậc thầy tri kiến không thanh tịnh mà tự nói là tri kiến tịnh. Các đệ tử do cùng ở chung biết thầy mình tri kiến không thanh tịnh nên nói với nhau: ‘Thầy ta tri kiến không thanh tịnh mà tự nói là tri kiến tịnh, nếu chúng ta nói cho ngưới khác biết,… giống như đoạn văn trên.

Bốn là loại bậc thầy không biết gì về thọ ký mà tự nói mình giỏi về thọ ký và biết rõ như thật. Các đệ tử do cùng ở chung nên biết thầy mình không biết gì về thọ ký nên nói với nhau: “Thầy ta không biết gì về thọ ký mà tự nói mình giỏi về thọ ký và biết rõ như thật, nếu chúng ta nói cho người khác biết”…, giống như đoạn văn trên.

Năm là loại bậc thầy y chỉ thân cận pháp luật ác thuyết mà tự nói mình y chỉ pháp luật thiện thuyết. Các đệ tử do cùng ở chúng biết thầy mình y chỉ pháp luật ác thuyết nên nói với nhau giống như đoạn văn trên.

Này các Bí-sô, ta đã trì giới không lỗi, ta tự cho mình là Trì giới thanh tịnh không có lỗi lầm, các đệ tử không cần phải ủng hộ ta, che dấu cho ta. Đây là điều thứ nhất ta trụ ở thế gian. Ta trụ nơi mạng tịnh, ta tự cho mình là mạng thanh tịnh không có lỗi lầm, các đệ tử không cần phải ủng hộ ta, che dấu cho ta. Đây là điều thứ hai ta trụ ở thế gian. Lại nữa các Bí-sô, tri kiến của ta thnh tịnh… cho đến đây là điều thứ ba ta trụ ở thế gian. Lại nữa các Bí-sô, ta hiểu rõ việc thọ ký và biết rõ như thật… cho đến đây là điều thứ tư ta trụ ở thế gian. Lại nữa các Bísô, Pháp mà ta nương là pháp luệt thiện thuyết, ta tự cho mình là y chỉ pháp luật thiện thuyết… cho đến đây là điều thứ năm ta trụ ở thế gian. Lại nữa các Bí-sô, những điều ta ân cần dặn dò các thầy cần phải hết lòng phụng hành, giống như thợ gốm nung đồ gốm thì việc đốt lửa cho tốt là cần thiết, nếu lửa nung tốt thì gốm thành tựu, lử nung không tốt thì gốm hư hoại. Vì vậy các thầy phải thuận hành theo lời ta nói, đừng để sau này hối hận”.

Lúc đó Thiên Thọ Đề Bà nói với bốn người bạn bè đảng trợ giúp: “Bốn vị nên cùng giúp tôi phá Tăng già hòa hợp và phá pháp luân tăng của sa môn Kiều-đáp-ma. Nếu thành công thì sau khi chúng ta qua đời tiếng tăm vang khắp mười phương là sa môn Kiều-đáp-ma còn ở đời mà Đề-bà-đạt-đa có đại oai đức, có thế lực đã cùng với bốn người: Cô-calý-ca, Khiên-đồ-đạt-phiêu, Yết-tra-mô-lạc-ca-để-sái, Tam-một-đạt-lađạt-đa, phá Tăng già hòa hợp và phá pháp luân tăng”. Cô-ca-lý-ca nói: “Nay tôi với thầy không làm được việc này, vì sao?, vì hàng đệ tử Thanh văn của đức Bạc-già-phạm có đại oai lực, thiên nhãn sáng tỏ, thấu biết tâm của người khác. Sự vật tuy ở xa nhưng họ có thể trông thấy, họ ở gần người khác mà người khác không hay. Việc làm của chúng ta họ đều dự biết trước”. Thiên Thọ nghe rồi nói: “Các vị nên cùng tôi lập bày phương tiện”. Hỏi: “Phương tiện như thế nào?”, đáp: “Chúng ta trước nên đến chỗ các bậc thượng tọa kỳ niên túc đức cúng dường các tư cụ thượng diệu và cung cấp các vật cần dùng đừng để thiếu thốn. Đối với các Bí-sô niên thiếu chúng ta cũng cung cấp như vậy khiến cho họ hoan hỉ, hoặc cho họ y bát, đãy đựng y bát, dây lưng…, hoặc chỉ dạy họ đọc tụng tác ý tương ưng…”. Cả bốn người bạn trợ giúp phá tăng này đều khen là phương tiện hay khiến cho Thiên Thọ càng thêm kiêu mạn muốn phá Tăng già. Các Bí-sô biết rõ hành vi tiến thú muốn phá Tăng luân của Thiên Thọ liền đem nhân duyên này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Các thấy nên can riêng Thiên Thọ, nếu có người nào khác giống như vậy cũng nên can như sau: “Thiên Thọ chớ nên phá hòa hợp Tăng, gây ra việc đấu tranh chấp chặt không bỏ. Thiên Thọ nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Thiên Thọ nên bỏ việc phá tăng”. Các Bí-sô vâng lời Phật dạy đến can riêng Thiên Thọ Đề Bà, văn khuyên can giống như đoạn văn trên. Khi các Bí-sô can riêng như vậy, Đề-bà-đạt-đa chấp chặt việc mình làm không chịu bỏ, nói rằng: “Việc này chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Các Bí-sô liền đem nhơn duyên việc này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy nên bạch tứ yết ma đối trong chúng can ngăn, nếu có người nào khác giống như vậy cũng nên can ngăn. Nên trải tọa cụ, đánh kiền chùy trước tác bạch rồi sau tập họp Tăng. Khi Tăng già nhóm họp rồi một Bí-sô tác pháp yết ma, trước tác bạch như sau:

“Đại đức tăng lắng nghe, Đề-bà-đạt-đa này muốn phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Các Bí-sô đã can riêng nhưng Đề-bà-đạt-đa chấp chặt việc mình làm không chịu bỏ, nói rằng: việc này chơn thật, các việc khác đều là hư vọng. Nếu tăng đúng thời đến, Tăng nay chấp thuận bạch tứ yết ma can ngăn việc Đề-bà-đạt-đa làm rằng: Này Đề-bà-đạt-đa, thầy chớ muốn phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Thầy nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Đề-bà-đạt-đa hãy nên bỏ việc phá Tăng. Bạch như vậy’. Kế tác yết ma như sau:

“Đại đức Tăng lắng nghe, Đề-bà-đạt-đa này muốn phá hòa hợp Tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Các Bí-sô đã can riêng nhưng Đề-bà-đạt-đa chấp chặt việc mình làm không chịu bỏ, nói rằng: việc này chơn thật, các việc khác đều là hư vọng. Tăng nay bạch tứ yết ma can ngăn Đề-bà-đạt-đa rằng: Này Đề-bà-đạt-đa, thầy chớ muốn phá hòa hợp Tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Thầy nên cùng tăng già hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Đề-bà-đạt-đa hãy nên bỏ việc phá Tăng. Nếu các cụ thọ chấp thuận bạch tứ yết ma can ngăn Đề-bà-đạt-đa rằng: Này Đề-bà-đạt-đa, thầy chớ nên phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Thầy nên cùng tăng già hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Đề-bà-đạt-đa hãy nên bỏ việc phá tăng. thì im lặng, vị nào không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất; yết ma lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy.

Tăng nay đã bạch tứ yết ma can ngăn Đề-bà-đạt-đa xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lặng. Tôi nay nhớ giữ như vậy.

Các Bí-sô vâng lời Phật dạy bạch tứ yết ma can ngăn Đề-bà-đạtđa xong rồi, nhưng Đề-bà-đạt-đa chấp chặt việc mình làm không chịu bỏ nói rằng: “Việc này chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Bốn người bạn trợ giúp Đề-bà-đạt-đa trong việc phá tăng nói với các Bí-sô: “Các Đại đức chớ nói Bí-sô kia (Đề bà) là thiện hay ác, vì sao?, vì Bíso kia lmột người nói đúng pháp, là người nói đúng luật, y nơi pháp luật mà nói, biết mới nói, không phải không biết mà nói; điều mà Bí-so kia ưa thích, tôi cũng ưa thích”. Các Bí-sô đem nhân duyên này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Các thấy nên can riêng bốn người bạn trợ giúp Đề-bà-đạt-đa phá tăng này, nếu có người nào giống như vậy cũng nên can như sau: ‘này các vị Cô-ca-lý-ca, Khiên-đồ-đạt-phiêu, Yết-tra-môlạc-ca-để-sái, Tam-một-đạt-la-đạt-đa nên biết, Bí-sô Thiên Thọ muốn phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp. Các vị chớ tùy thuận trợ giúp phá tăng theo tà bỏ chánh, các vị chớ nói với các Bísô rằng: Các Đại đức chớ nói Bí-sô Đề bà thiện hay ác, vì sao?, vì Bí-sô kia là người nói đúng pháp, là người nói đúng luật, y theo pháp luật mà nói, biết mới nói, không phải không biết mà nói; điều mà Bí-so kia ưa thích, tôi cũng ưa thích. Này các cụ thọ, Bí-sô kia nói lời phi pháp, phi luật, không nương theo pháp luật mà nói, không biết mà nói, không phải biết mới nói. Các vị chớ nên ưa thích phá hòa hợp tăng, nên ưa thích Tăng hòa hợp. Các vị nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Các vị hãy nên bỏ việc tùy thuân phá hòa hợp tăng”. Các Bí-sô vâng lời Phật dạy can riêng bốn người bạn tùy thuận trợ giúp phá tăng nhưng bốn người này không chịu nghe lời can ngăn, chấp chặt không bỏ nói rằng: “Việc này là chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Các Bí-sô liền đem nhân duyên này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy nên bạch tứ yết ma đối trong chúng can ngăn bốn người bạn tùy thuận trợ giúp phá tăng này, nếu có người nào khác giống như vậy cũng nên can. Trước tác bạch như sau:

“Đại đức Tăng lắng nghe, Cô-ca-lý-ca, Khiên-đồ-đạt-phiêu,Yếttra-mô-lạc-ca-để-sái, Tam-một-đạt-la-đạt-đa bốn vị này biết Bí-sô Đề Bà muốn phá hòa hợp Tăng, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp, mà vẫn tùy thuận trợ giúp làm việc không hòa hợp. Khi các Bí-sô can ngăn, các vị này nói rằng: Các Đại đức chớ nói Bí-sô Đề-bà là thiện hay ác, vì sao?, vì Bí-sô kia là người nói đúng pháp, là người nói đúng luật, nương nơi pháp luật mà nói, biết mới nói, không phải không biết mà nói; điều mà Bí-sô kia ưa thích, tôi cũng ưa thích. Khi các Bí-sô can riêng như vậy, họ vẫn chấp chặt không bỏ nói rằng: việc này là chơn thật, các việc khác đều là hư vọng. Nếu tăng đúng thời đến, Tăng nay bạch tứ yết ma can ngăn bốn người: Cô-ca-lý-ca… “Này Cô-ca-lý-ca… các vị biết Bí-sô kia muốn phá hòa hợp tăng, gây ra việc đấu tranh, trụ trong phi pháp mà vẫn thuận theo Bí-sô kia làm việc không hòa hợp. Khi các Bí-sô can ngăn lại nói với các Bí-sô rằng: Các Đại đức đừng nói Bí-sô kia là thiện hay ác, vì sao? vì Bí-sô kia là người nói như pháp, như luật, nương nơi pháp luật mà nói, biết mới nói, không phải không biết mà nói; điều mà Bí-sô kia ưa thích, tôi cũng ưa thích. Nhưng Bí-sô kia là người nói phi pháp, phi luật, nương theo phi pháp phi luật chấp chặt không bỏ, không biết mà nói, không phải biết mới nói. Các cụ thọ chớ ưa thích phá Tăng, nên ưa thích Tăng hòa hợp. Các cụ thọ nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, trụ trong an lạc. Các cụ thọ hãy bỏ việc tùy thuận phá tăng không hòa hợp”. Bạch như vậy.

Kế tác yết ma chuẩn theo văn tác bạch mà làm”. Các Bí-sô vâng lời Phật dạy liền bạch tứ yết ma can ngăn bốn người Cô-ca-lý-ca…, nhưng bốn người này vẫn chấp chặt không bỏ nói rằng: “Việc này là chơn thật, các việc khác là hư vọng”. Các Bí-sô đem nhân duyên này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Đề-bà-đạt-đa cùng bốn người bạn này thuận theo tà trái bỏ chánh, từ nay về sau phá Tăng già đệ tử hòa hợp của ta và phá pháp luân có uy lực lớn”. Đề-bà-đạt-đa nghe được lời này liền nói: “Sa môn Kiều-đáp-ma đã thọ ký cho ta với các Bí-sô rằng: Đề-bà-đạt-đa cùng bốn người bạn kia thuận theo tà trái bỏ chánh, từ nay về sau phá tăng già đệ tử hòa hợp của ta và phá pháp luân có uy lực lớn. “Kế nói với bốn người bạn trợ giúp việc phá tăng rằng: “Các vị nên biết, sa môn Kiều-đáp-ma đã thọ ký cho ta với các Bí-sô… như trên”. Từ đó Đề Bà đối với việc phá tăng càng thêm mạnh mẽ, các Bí-so nghe rõ sự việc liền bạch Phật, Phật do nhơn duyên này nhóm họp Bí-sô Tăng già hỏi Đề-bà-đạt-đa: “Thầy thật muốn phá Tăng già hòa hợp, gây ra việc đấu tranh trụ trong phi pháp phải không?”. Đề-bà-đạt-đa đáp: “Thật vậy, Thế Tôn”. Thế Tôn liền quở trách Đề-bà-đạt-đa: “Việc thầy đã làm không phải là sa môn, không phải hạnh tùy thuận, không phải tịnh hạnh, là việc không nên làm, không phải là việc nên làm của người xuất gia”. Phật quở trách rồi bảo các Bí-sô: Ta quán mười công đức lợi nên chế học xứ này cho các Bí-sô như sau: “Nếu lại có Bí-sô khởi phương tiện muốn phá hòa hợp tăng, đối với việc phá tăng chấp chặt không bỏ, các Bí-sô nên can ngăn Bí-sô kia rằng: Cụ thọ chớ muốn phá hòa hợp tăng, chấp chặt không bỏ; cụ thọ nên cùng chúng tăng hòa hợp ở chung, hoan hỉ không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, an lạc lâu dài; cụ thọ hãy bỏ việc phá tăng. Khi các Bí-sô can ngăn như vậy chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì nên ân cần can ngăn chánh thức ba lần, thuận theo giáo pháp gạn hỏi cho bỏ việc phá tăng này. Chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng-già-phạt-thi-sa”.

Nếu lại có Bí-sô là chỉ cho Đề-bà-đạt-đa hoặc có người khác giống như thế. Hòa hợp là một mùi vị. Tăng già chỉ cho chúng đệ tử Thanh văn của Như Lai. Muốn phá là muốn chia làm hai phần. Phương tiện là tiến hành việc phá tăng. Gây ra việc đấu tranh chấp chặt không bỏ là Đề Bà và bốn người bạn tùy thuận trợ giúp chấp chặt việc phá tăng. Các Bí-sô là chỉ cho những người trong pháp này. Bí-sô kia là chỉ cho Đề-bà-đạt-đa. Nói là can ngăn riêng.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Nếu Bí-sô khởi phương tiện muốn phá tăng đều phạm Ác-tác. Nếu khi can ngăn riêng mà không chịu bỏ đều phạm tội Thô. Khi bạch tứ yết ma như pháp, như luật, như lời Phật dạy can ngăn, chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ sau khi tác bạch xong phạm tội thô; yết ma lần thứ nhất xong cũng phạm tội Thô; yết ma lần thứ hai xong cũng phạm tội Thô; yết ma lần thứ ba xong vẫn không chịu bỏ thì phạm Tăng-giàphạt-thi-sa. Nếu tác yết ma phi pháp hòa hợp, hoặc như pháp mà không hòa hợp, hoặc tương tợ pháp hòa hợp, hoặc tương tợ pháp không hòa hợp; hoặc không như pháp, như luật, như lời phật dạy mà bỉnh pháp yết ma đều không phạm. Bí-sô kia nếu ở trên tòa cao nói với Đại chúng: “Các Đại đức, tôi Bí-sô tên ___ phạm Tăng-già-phạt-thi-sa”. Nói như vậy thì tốt, nếu không nói như vậy cho đến tội kia chưa chưa như pháp sám hối, hoặc cùng các Bí-sô khác-tác bạch yết ma cho đến bạch tứ mỗi mỗi đều phạm Ác-tác. Trường hợp không phạm là là người ban đầu tạo tội hoặc cuồng si tâm loạn bị thống não bức bách.

Học Xứ Thứ Mười Một: TÙY THUẬN PHÁ TĂNG TRÁI CAN

Lúc đó Thế Tôn ở nơi tòa ngồi của mình muốn chế học xứ bạn tùy thuận phá tăng cho các đệ tử Thanh văn nên bảo các Bí-sô: “Này các Bí-sô, khoan hãy đứng dậy đi, Tăng già còn một việc”. Thế Tôn liền hỏi bốn người bạn tùy thuận trợ giúp việc phá tăng là Cô-ca-lý-ca…: “Các thầy thật biết Đề-bà-đạt-đa muốn phá hòa hợp tăng, khởi phương tiện phá tăng lại khuyên gây ra việc đấu tranh, chấp chặt không bỏ. Các thầy cùng làm bạn trợ giúp thuận theo tà trái bỏ chánh và nói với các Bí-sô rằng: “Các Đại đức đừng nói Bí-sô Đề Bà là thiện hay ác, vì sao?, vì Bí-sô kia là người nói như pháp, như luật, nương nơi pháp luật mà nói, biết mới nói, không phải không biết mà nói; điều mà vị ấy ưa thích, tôi cũng ưa thích. Có phải không?”. Cô-ca-lý-ca đáp: “Thật vậy, Thế Tôn”. Thế Tôn liền quở trách: “Việc các thầy đã làm chẳng phải là sa môn, chẳng phải hạnh tùy thuận, không thanh tịnh là việc không nên làm, chẳng phải việc nên làm của người xuất gia”. Thế Tôn đủ lời quở trách rồi bảo các Bí-sô: Ta quán mười công đức lợi nên chế học xứ này cho các đệ tử Thanh văn như sau: “Nếu lại có hoặc một hoặc hai hay nhiều Bí-sô làm bạn đảng với Bí-sô kia thuận theo tà trái bỏ chánh, các Bí-sô này nói với các Bí-sô: Các Đại đức chớ nói Bí-sô kia là thiện hay ác, vì sao?, vì Bí-sô kia là người nói như pháp, như luật, nương nơi pháp luật mà nói không có hư vọng; điều Bí-sô kia ưa thích, tôi cũng ưa thích. Các Bí-sô nên nói với các Bí-so này: Cụ thọ chớ nói Bí-sô kia là người nói như pháp như luật, nương nơi pháp luật mà nói không có hư vọng; điều Bí-sô kia ưa thích, tôi cũng ưa thích, vì sao?, vì Bí-sô kia chẳng phải là người thuận theo pháp luật, không nương nơi pháp luật mà nói đều là hư vọng. Các thầy chớ ưa thích phá tăng, nên ưa thích Tăng hòa hợp, nên cùng Tăng hòa hợp không tranh chấp, đồng lòng một lời như nước với sữa, khiến cho giáo pháp của Đại sư được ngời sáng, an lạc lâu dài. Các cụ thọ nên bỏ ác kiến phá Tăng, bỏ việc thuận tà trái chánh, khuyên gây việc đấu tranh, chấp chặt không bỏ. Khi các Bí-sô can ngăn như vậy chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ nên ân cần can ngăn chánh thức ba lần, y theo giáo pháp gạn hỏi cho bỏ việc phá tăng này, chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng-già-phạtthi-sa”.

Nếu lại có là chỉ cho Đề-bà-đạt-đa. Một, hai hay nhiều người là chỉ cho nhóm bốn người Cô-ca-lý-ca…, hai người trở lên gọi là nhiều người. Thuận tà trái chánh là làm bạn với người kia thuận theo tà kiến, trái bỏ chánh lý. Các Bí-sô chỉ cho những vị trong pháp này. Là thiẹn hay ác tức là đừng bảo Đề Bà làm thiện bỏ ác. Vì sao?, vì Bí-sô kia là người như pháp như luật, nói năng ra làm đều thuận theo giáo pháp của Đại sư… là lời can ngăn riêng. Nếu không bỏ nên ân cần ba lần can… là Tăng tác pháp yết ma can ngăn.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Nếu các Bí-sô làm bạn trợ giúp Bí-sô kia muốn phá hòa hợp tăng; cùng làm bạn với Bí-sô kia khởi phương tiện tà ác, thuận tà trái chánh đều phạm tội Ác-tác. Các tướng phạm khác đều giống như trong học xứ phá tăng, chuẩn theo đó mà định tội.

Học Xứ Thứ Mười Hai: LÀM NHƠ NHÀ NGƯỜI

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc , rừng Thệ-đa , thành Thất-la-phiệt. Lúc đó ở núi Chỉ-tra có ba Bí-sô: Một tên là A-thấp-bạc-ca, hai tên là Bổ-nại-phạt-tố, ba tên là Bán-đậu-lư-hí-đắc-ca làm pháp nhơ nhà người, làm hạnh xấu xa như là cùng người nữ cười giỡn, trạo cử, buông lung, sờ mó thân họ; ngồi chung một giường, ăn chung một mâm, uống rượu chung một chén; tự hái hoa, bảo người hái hoa, tự kết thành tràng, bảo người kết thành tràng; ca múa hát xướng, thấy người nữ cười giỡn đem vật biếu tặng; vén y lên cao nhảy nhót; giả làm tiếng voi kêu, tiếng ngựa hí, tiếng trâu rống, tiếng chim sẻ kêu, tiếng chim Anh vũ nói, vỗ nước thành tiếng, bày các trò cười giỡn; hoặc làm các dụng cụ hát xướng kỹ nhạc; cùng những người nữ kia làm những việc sái oai nghi tạo các tội lỗi. Các Bà-la-môn, cư sĩ và những người sống tại núi Chỉ-tra thấy vậy đều sanh lòng không tin chê trách hủy báng, đối với các Bí-sô cựu trụ ở đấy còn không thể cúng dường thức ăn huống chi là người khác. Lúc đó cụ thọ A-nan-đà từ nước Ca Thi du hành nhơn gian tuần tự tới núi Chỉ-tra, sáng ngày đáp y mang bát vào làng Chỉ-tra khất thực nhưng lại mang bát không trở về vì không có ai bố thí, một nắm cơn cũng không ai cho. Cụ thọ A-nan-đà liền suy nghĩ: “Ta nhớ trước đây khi đến núi này, dân chúng sống sung túc vui vẻ khất thực dễ được. Nay cũng tại núi này, dân chúng cũng sống sung túc vui vẻ nhưng sao khất thực không có ai bố thí, một nắm cơm cũng không ai cho, phải mang bát không trở về. Há chẳng phải có vị đệ tử nào của Phật ở đây đã làm việc phi pháp bị người chê trách hủy báng, khiến ta khất thực không được”. Nghĩ rồi A-nan-đà liền đi đến chỗ mà các Bà-la-môn, cư sĩ năm trăm người thường hay tụ tập hỏi họ rằng: “Các vị biết chăng, ta nhớ trước kia khi đến núi này, dân chúng sống sung túc vui vẻ, khất thực dễ được. Nay vẫn tại núi này tại sao lại khất thực không có ai bố thí, một nắm cơm cũng không có ai cho phải mang bát không trở về?”. Trong đây có một Ô-ba-sách-ca tên là Thủy-la nắm tay A-nan-đà dẫn qua một bên nói rằng: “Đại đức biết chăng, tại núi Chỉ-tra này có ba Bí-sô tên là A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố… làm nhơ nhà người, làm hạnh xấu xa… giống như ở đoạn văn trên cho đến câu các cự trụ Bí-sô còn không được cúng dường thức ăn huống chi người khác. Nếu tôn giả có đến chỗ Phật xin hãy trình bày việc này lên Phật”. Cụ thọ A-nan-đà nghe rồi im lặng nhận lời, Thủy-la biết tôn giả đã nhận lời liền thỉnh mời về nhà thọ thực, cụ thọ A-nan-đà im lặng nhận lời theo Thủy-la về nhà. Thủy-la mời ngồi trên thắng tòa và dâng thức ăn thượng diệu, đợi tôn giả ăn xong mới ngồi một bên thỉnh nghe pháp yếu. Cụ thọ A-nanđà nói diệu pháp cho Thủy-la nghe khiến được hoan hỉ rồi cáo từ. Khi về đến trú xứ trao trả ngọa cụ cho Tăng rồi chấp trì y bát về đến thành Thất-la-phiệt, sau đó đên chỗ Phật đảnh lễ rồi đem sự việc ở núi Chỉ-tra bạch Phật, Phật nghe rồi liền bảo cụ thọ A-nan-đà: “Thầy nên cùng với khoảng sáu mươi vị Bí-sô kỳ túc đi đến núi Chỉ-tra tác pháp yết ma Khu khiển (xua đuổi) cho A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố, nên làm như sau: Khi sắp đến núi Chỉ-tra nên dừng lại một chỗ trên đường đi tác pháp sai người gạn hỏi. Bí-so nào không có năm đức thì không nên sai, nếu đã sai thì nên xả bỏ. Năm đức đó là có thương, có ghét, có sợ, có si đối với việc gạn hỏi và không gạn hỏi đều không thể hiểu rõ. Ngược lại với năm đức trên thì nên sai, đã sai rồi thì không nên xả bỏ. Năm đức đó là không thương, không ghét, không sợ, không si, đối với việc gạn hỏi và không gạn hỏi đều có thể hiểu rõ. Nên sai như sau: Tập tăng như thường làm, trước nên hỏi vị ấy có thể đến núi Chỉ-tra gạn hỏi A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố hay chăng, nếu vị ấy đáp là có thể thì một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma sai, trước tác bạch như sau:

“Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô đi gạn hỏi này tên ___ vui lòng đến núi Chỉ-tra gạn hỏi A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Nếu Tăng đúng thời đến, Tăng chấp thuận, Tăng nay sai Bí-sô tên ___ làm người đi gạn hỏi đến núi Chỉ-tra gạn hỏi A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Bạch như vậy. Kế tác yết ma như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, Bí-sô đi gạn hỏi này tên ___ đến núi Chỉ-tra gạn hỏi A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Tăng nay sai Bí-sô đi gạn hỏi tên ___ đến núi Chỉ-tra gạn hỏi A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạttố. Nếu các cụ thọ chấp thuận Bí-sô tên ___ đến núi Chỉ-tra gạn hỏi A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tốthì im lặng; vị nào không chấp thuận thì nói. Tăng nay sai Bí-sô đi gạn hỏi tên ___ đến núi Chỉ-tra gạn hỏi A-

220 thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Tăng chấp thuận sai Bí-sô đi gạn hỏi tên ___ xong rồi, vì im lăng. Nay tôi nhớ giữ như vậy”. Này các Bí-sô, nay Ta sẽ nói về hành pháp cần có của Bí-sô đi gạn hỏi. Bí-sô đi gạn hỏi khi đến núi Chỉ-tra trải tòa, đánh kiền chùy nhóm chúng như thường làm để gạn hỏi A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Nếu họ không chịu đến nhóm họp do kiêu mạn không kính chúng tăng thì nên tác pháp yết ma Khu Khiển cho họ; nếu họ chịu đến nhóm họp thì nên gạn hỏi, nếu họ không chịu trả lời thì nên tác pháp yết ma Khu Khiển cho họ; nếu họ chịu nghe gạn hỏi thì nên gạn hỏi, nếu họ nói không thấy tội tức là khinh mạn chúng tăng thì nên tác pháp yết ma Khu Khiển cho họ; nếu họ nói thấy tội, Tăng nên tác pháp yết ma Khu Khiển cho họ. Như ta đã nói về hành pháp cần có của Bí-sô đi gạn hỏi, nếu không hành theo hành pháp này thì phạm tội Việt pháp”.

Cụ thọ A-nan-đà và các Bí-sô kỳ túc nghe Phật dạy rồi liền cùng nhau đi đến núi Chỉ-tra, trên đường đi tác pháp sai Bí-sô đi gạn hỏi giống như trong văn trên. Lúc đó ở núi Chỉ-tra, Bí-sô Bán-đậu-lư-híđắc-ca (dịch là Huỳnh-xích) là đồng bạn làm hạnh xấu với A-thấp-bạcca… Bí-sô này nghe tin cụ thọ A-nan-đà và các Bí-sô kỳ túc sắp đến núi này tác pháp yết ma Khu Khiển cho họ, liền suy nghĩ: “Đâu phải chỉ có hai vị ấy thân làm điều ác, miệng nói lời ác; cả ta cũng làm như vậy. Cụ thọ A-nan-đà và các Bí-sô kỳ túc sắp đến đây tác pháp yết ma Khu Khiển cho A-thấp-bạc-ca…, cũng sẽ tác pháp Khu khiển cho ta. Ta nên đến thành Thất-la-phiệt chỗ Thế Tôn và các Bí-sô để cầu xin sám hối trước”. (Sám ma là ngôn ngữ của phương này, nghĩa là cầu xin dung thứ hay tạ tội. Ví như lỡ đụng phải người, muốn họ hoan hỉ đếu gọi là sám ma, không luận lớn nhỏ đều nói như vậy. Hối tội, tiếng Phạm gọi là A-bát-để-đề-xa-na, A-bát-để nghĩa là tội, để-xá-na nghĩa là nói nên dịch nghĩa là hối tội. Sám hối, sám là ngôn ngữ phương Tây, hối là ngôn ngữ phương đông, hợp chung gọi là sám hối, không có nghĩa là cầu xin dung thứ, cũng không có nghĩa là hối tội.) Huỳnh-xích lại nghĩ: “Nếu chúng ta đi bây giờ sẽ gặp các Đại đức trên đường đi, chắc là các vị ấy sẽ tác pháp yết ma Xả trí cho chúng ta trước rồi mới tác pháp yết ma Khu Khiển cho A-thấp-bạc-ca…. Chúng ta phải lập bày phương tiện khác để mong tránh khỏi nạn này. Chúng ta hãy khăn gói trước những lợi dưỡng đã có rồi cùng chia đều ra đi nghe ngóng, nếu các Đại đức vào từ cửa lớn thì chúng ta sẽ đi ra từ cửa nhỏ”. Huỳnhxích nghĩ rồi liền cùng đồng bọn nhất trí thi hành. Không bao lâu sau, cụ thọ A-nan-đà và các Bí-sô kỳ túc đến núi Chỉ-tra và đi vào từ cửa Lớn, Huỳnh-xích và các đồng bọn liền cùng đi ra từ cửa sau đến thành Thất-la-phiệt như đã tính trước. Khi đến nơi đảnh lễ Phật rồi đến chỗ các Bí-sô tùy theo tội đã phạm nếu đáng đối thú sám thì đối trước Bísô sám , nếu đáng trách tâm sám thì tự trách tâm sám. Sau khi tội được trừ, họ cùng ở chung với các Bí-sô thanh tịnh khác. Chúng tăng có chế lịnh như pháp gì họ đều phải làm theo. Lúc đó Bí-sô được sai đi gạn hỏi đến núi Chỉ-tra trải tòa, đánh kiền chùy nhóm họp tăng chúng để gạn hỏi A-thấp-bạc-ca… Khi gạn hỏi hư thực, A-thấp-bạc-ca… đáp rằng: “những việc đã gạn hỏi, tôi đều thật đã làm”. Các Bí-sô liền tác pháp yết ma Khu Khiển cho A-thấp-bạc-ca…, yết ma xong các Bí-sô liền trở về thành Thất-la-phiệt. A-thấp-bạc-ca… sau khi bị đuổi đi liền suy nghĩ: “Té xuống đất thì phải từ đất đứng dậy, chúng ta nên đến thành Thấtla-phiệt, chỗ Thế Tôn và các Bí-sô cầu xin dung thứ”. Nghĩ rồi qua sáng ngày mai A-thấp-bạc-ca… cùng nhau chấp trì y bát vào thôn khất thực rồi trở về trú xứ thọ thực, ăn xong trao trả phòng xá ngọa cụ rồi chấp trì hai y bát đi đến thành Thất-la-phiệt. Đến nơi, các Bí-sô cựu trụ trông thấy đều không cùng nói chuyện, Bí-sô Huỳnh-xích và các đồng bọn trông thấy cũng không cùng nói chuyện. A-thấp-bạc-ca … liền hỏi Huỳnh-xích: “Các Bí-sô cựu trụ trên lý có thể gặp ta không cùng nói chuyện, nhưng Huỳnh-xích … các cụ thọ với chúng ta vốn là bạn đồng hành, vì sao gặp ta lại không cùng nói chuyện?”. Huỳnh-xích nói: “Tuy sự thật là như vậy, nhưng khi chúng tôi đến đây đã tùy theo tội đã phạm đáng đối thú sám thì đối trước Bí-sô sám, đáng trách tâm sám thì đã tự trách tâm sám, tội đã được trừ nên cùng ở chung với các Bí-sô thanh tịnh khác, chúng tăng có chế lịnh như pháp gì chúng tôi phải làm theo. Vì vậy mới không cùng nói chuyện với các bạn là người ô gia hành ác hạnh”. A-thấp-bạc-ca… nghe rồi liền chê trách nói rằng: “Các Đại đức có thương, có giận, có sợ, có si. Cho nên có người đồng phạm tội như vậy mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi”. Các Bí-sô nghe rồi liền hỏi: “Thầy nói ai có thương, có giận, có sợ, có si?”, A-thấp-bạc-ca… đáp: “Tôi nói cụ thọ A-nan-đà và các Bí-sô kỳ túc đến núi Chỉ-tra tác pháp yết ma Khu Khiển cho chúng tôi, trong số người đồng phạm lại có người không bị đuổi”. Các Bí-sô thiểu dục nghe rồi liền quở trách A-thấp-bạc-ca: “Các đại đức đến núi Chỉ-tra như pháp khu tẩn, thầy lại cố ý nói các vị ấy có thương, có giận, có sợ, có si. Trong số người đồng phạm lại có người không bị đuổi”. Các Bí-sô liền đem nhơn duyên này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy nên can ngăn riêng Bí-sô Athấp-bạc-ca…, nếu có người nào giống như thế cụng can ngăn như sau:

“Này A-thấp-bạc-ca… nên biết, các đại đức đến núi Chỉ-tra như pháp khu tẩn, các vị chớ cố ý nói là các đại đức có thương, có giận, có sợ, có si, trong số người đồng phạm tội mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi. Vì các vị làm nhơ nhà người, làm hạnh xấu ai nấy đều nghe biết nên mới bị đuổi. Các vị nên bỏ câu nói các đại đức có thương, có giận, có sợ, có si này đi”. Các Bí-sô vâng lời Phật dạy đến can ngăn riêng A-thấp-bạc-ca… nói giống như đoạn văn trên. Khi các Bí-sô can riêng, A-thấp-bạc-ca… vẫn chấp chặt lời đã nói trước đó nói rằng: “như lời chúng tôi đã nói, chỉ việc này là chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Các Bí-sô liền đem nhơn duyên này bạch Phật, Phật bảo các Bí-sô: “Các thầy nên bách tứ yết ma can ngăn A-thấp-bạc-ca, nếu có người giống như thế cũng nên can như sau: Trải tòa, đánh kiền chùy nhóm họp chúng tăng như thường làm, Tăng nhóm rồi một Bí-sô trong Tăng tác pháp yết ma”. Các Bí-sô vâng lời Phật dạy tác pháp bạch tứ can ngăn, khi can ngăn A-thấp-bạc-ca… vẫn chấp chặt lời đã nói trước đó nói rằng: “Như lời chúng tôi đã nói, chỉ việc này là chơn thật, các việc khác đều là hư vọng”. Các Bí-sô liền đem nhơn duyên này bạch Phật, Phật do nhơn duyên này nhóm các Bí-sô hỏi A-thấp-bạc-ca… cho đến câu: Ta quán mười công đức lơi nên chế học xứ này cho các đệ tử Thanh văn như sau: “Nếu lại có nhiều Bí-sô trụ nơi thôn xóm, thành ấp làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người. Làm nhơ nhà người ai nấy đều nghe biết, làm hạnh xấu ai nấy đều nghe biết. Các Bí-sô nên nói với các Bí-sô kia rằng: Các cụ thọ làm nhơ nhà người, làm hạnh xấu. Làm nhơ nhà người ai nấy đều nghe biết, làm hạnh xấu ai nấy đều nghe biết. Các vị nên đi khỏi nơi đây, không nên ở đây nữa. Bí-sô kia nói rằng: Các đại đức có thương, có giận, có sợ, có si có Bí-sô dồng phạm tội như vậy mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi. Các Bí-sô nên nói với Bí-sô kia rằng: Cụ thọ chớ nên nói các đại đức có thương, có giận, có sợ có si, có người đồng phạm tội như vậy mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi. Vì sao, vì các Bí-sô không có thương, giận, sợ si. Các vị làm nhơ nhà người, làm hạnh xấu. Làm nhơ nhà người ai nấy đều nghe biết, làm hạnh xấu ai nấy đều nghe biết. Các cụ thọ nên bỏ câu nói các đại đức có thương giận sợ si này đi. Khi các Bí-sô can ngăn như vậy nếu chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì nên ân cần can ngăn chánh thức ba lần, y theo giáo pháp khiến bỏ lời nói ấy, nếu chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tăng-già-phạt-thi-sa”.

Nếu lại có nhiều Bí-sô là chỉ cho A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạttố… Thôn xóm thành ấp chỉ cho núi Chỉ-tra. Làm nhơ nhà người có hai nhân duyên: Một là cùng ở chung, hai là cùng thọ dụng. Cùng ở chung là cùng người nữ ngồi chung một giường, ăn chung một mâm, uống chung một chén. Cùng thọ dụng là dùng chung cây, lá, hoa, trái, tăm xỉa răng… Làm hạnh xấu là làm các pháp thuộc về tội thô trọng. Nhà là chỉ cho nhà Bà-la-môn, cư sĩ. Thấy là thuộc về nhãn thức. Nghe là thuộc về nhĩ thức. Biết là thuộc về các thức khác. Các Bí-sô chỉ cho các vị ở trong pháp này. Nên nói với Bí-sô kia là lời can ngăn riêng. Khi can riêng chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì: Nghĩa là các Bí-sô nên tác pháp bạch tứ can ngăn. Tăng-già-phạt-thi-sa như đã giải thích ở các giới trên.

Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?

Nếu Bí-sô biết các Bí-sô đã như pháp làm yết ma Khu tẩn, sau lại nói các Bí-sô có thương giận sợ si đều phạm Ác-tác. Khi Bí-sô can ngăn riêng, chịu bỏ thì tốt, nếu không chịu bỏ thì phạm Tốt-thổ-la-để. Ngoài ra các tướng phạm khác đều giống như trong học xứ Phá tăng đã nói.