CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÍ SÔ NI TỲ NẠI DA

Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh 
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 20

Học Xứ Thứ Một Trăm Sáu Mươi Tám: DÙNG CĂN HỒ MA VÀ NƯỚC THOA THÂN

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, nội dung của học xứ, giải thích và tướng phạm cũng giống như hai giới trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Sáu Mươi Chín: CHƯA XIN PHÉP LIỀN HỎI

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó có Bí-sô đem bộ kinh A hàm đến trong chùa ni, các ni trải tòa mời ngồi, Thổ-la-Nan-đà suy nghĩ: “Vị này hiểu rõ bốn bộ kinh, ta nên hỏi thử”, nghĩ rồi liền hỏi nghĩa kinh, Bí-sô không giải thích được cảm thấy xấu hổ, Thổ-la-Nanđà nói: “Đã mang kinh đi mà trong bụng trống rỗng, như chim kêu inh ỏi, không giải thích được gì, uổng phí tâm lực”. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni không xin phép trước mà vội hỏi, phạm Badật-để-ca.

Nếu lại có Bí-sô ni là chỉ cho Thổ-la-Nan-đà. Hỏi là hỏi nghĩa kinh. Tướng tội như trên.

Phật bảo các Bí-sô ni: Pháp thỉnh hỏi như sau: Nếu Bí-sô đến trải tòa mời ngồi, khéo lời thăm hỏi rằng: “Thánh giả đã từng đọc tụng các kinh, luật luận phải không, tôi có chút nghi muốn xin hỏi”. Vị đó đồng ý thì mới hỏi, không đồng ý thì thôi, nếu làm trái thì phạm tội Việt pháp.”

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi: ĐEO NỮ TRANG

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó Thổ-la-Nan-đà nhân đi khất thực đến nhà một trưởng giả, thấy vợ của trưởng giả đeo chuỗi anh lạc… để trang sức, Thổ-la-Nan-đà liền mượn đeo thử rồi hỏi vọ của trưởng giả: “Tôi vốn đoan chánh, nay đeo loại nữ trang này có thêm đẹp đẽ đáng yêu không?”, người vợ trưởng giả nghe rồi chê trách là tuy đã xuất gia mà vẫn còn ham muốn. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni đeo nữ trang là vật trang sức của người thế tục để tự trang sức thì phạm Ba-dật-để-ca.

Nếu lại có Bí-sô ni là chỉ cho Thổ-la-Nan-đà hoặc ni khác giống như vậy. Vật trang sức là chỉ cho chuỗi ngọc, vòng xuyến… Tướng tội như trên.

Nhiếp Tụng Mười Tám:

Kéo nhau, ca, múa, nhạc,
Một mình đi đại tiểu,
Lược Có ba, tóc giả
Một trăm tám mươi tội Đọa.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Mốt: KÉO NHAU TẮM RỬA

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni kéo nhau ra sông A-thị-la tắm, cùng nhau vui đùa tạt nước qua lại nên bị các Bà-la-môn trưởng giả chê trách không phải là người tịch tĩnh xuất gia. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni kéo tay nhau đến sông tắm, phạm Ba-dật-đểca.

Giải thích và tướng tội như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Hai: TỰ MÚA, DẠY NGƯỜI MÚA

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó Thổ-la-Nan-đà khất thực đến nhà một trưởng giả, vợ của trưởng giả yêu cầu Thổ-la-Nanđà dạy múa, cô liền dạy, dạy rồi nói rằng: “Khi trong nhà có đám cưới hay tiệc tùng do được sanh trai hay sanh gái thì nên múa như vậy”, mọi người nghe rồi đều chê trách là tuy xuất gia mà vẫn còn dục nhiễm, sau đó đến trong chùa ni bạch cho các ni nghe. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni tự múa hay dạy người khác múa, phạm Badật-để-ca .

Giải thích và tướng tội như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Ba: HÁT XƯỚNG

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó Thổ-la-Nan-đà đến nhà của Bà-la-môn trưởng giả, vợ của họ yêu cầu Thổ-la-Nan-đà dạy họ hát, cô liền dạy nên bị mọi người chê trách như trên. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni dạy người ca hát, phạm Ba-dật-để-ca. Giải thích và tướng phạm như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Bốn: ĐÁNH ĐÀN

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó Thổ-la-Nan-đà đến các nhà giàu có, cùng các người nữ ở đó vui đùa, họ yêu cầu cô dạy họ đánh đàn, cô liền dạy nên bị mọi người chê trách. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô dạy người đánh đàn, phạm Ba-dật-để-ca. Giải thích và tướng phạm như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Lăm: MỘT MÌNH RA NGOÀI ĐẠI TIỂU TIỆN

Duyên khởi và nơi chốn giống như giới trước, lúc đó Bí-sô ni Châu-kế-Nan-đà một mình ra ngoài chùa đến chỗ đất trống đại tiểu tiện gặp phải một nam tử háo sắc nắm tay muốn cùng làm việc phi pháp, Châu-kế-Nan-đà nói: “Ở đây không sạch hãy đến chỗ khác”, nam tử kia nghe rồi liền dẫn cô đến chỗ sạch, cô liền la lớn, nam tử nghe la vội buông cô ra và nói: “Sa môn nữ nói dối thì nhiều, nói thật thì ít, bảo dẫn đến chỗ sạch mà giờ lại kêu la”, mọi người nghe rồi đều chê trách. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni ra ngoài chùa đến chỗ trống đại tiểu tiện, phạm Ba-dật-để-ca.

Giải thích và tướng phạm như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Sáu: SẮM ĐỒ CÀI ĐẦU BẰNG CỎ THƠM

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó Thổ-la-Nan-đà nhân đi khất thực đến một nhà, thấy các người nữ trong nhà đang dùng loại cỏ thơm làm đồ cài tóc để tự trang nghiêm. Thổ-la-Nan-đà thấy rồi liền tự mua sắm để tự trang nghiêm rồi nói: “Hiện giờ tướng mạo của tôi rất Khả-ái”, mọi người nghe rồi đều chê trách. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni dùng cỏ thơm làm đồ cài đầu, phạm Ba-dậtđể-ca.

Giải thích và tướng phạm như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Bảy: MUA SẮM LƯỢC DÀY

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó Thổ-la-Nan-đà nhân di khất thực đến một nhà thấy các người nữ dùng lược dày chải tóc, liền tự mua sắm nên bị mọi người chê trách. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni mua sắm lược dày, phạm Ba-dật-để-ca. Giải thích và tướng phạm như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Tám: MUA SẮM LƯỢC THƯA

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, nội dung học xứ và tướng phạm như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Bảy Mươi Chín: DÙNG CẢ BA VIỆC TRÊN Duyên khởi và nội dung của học xứ cùng tướng phạm như trên.

Học Xứ Thứ Một Trăm Tám Mươi: SẮM ĐẦU TÓC GIẢ

Duyên khởi và nơi chốn như giới trước, lúc đó Thổ-la-Nan-đà suy nghĩ: “Hiện giờ còn có trò vui nào mà ta chưa làm”, cô bỗng thấy dâm nữ sắm đầu tóc giả để làm đẹp khiến cho nhiều nam tử háo sắc đều tìm đến, nên đến hỏi dâm nữ nguyên do, dâm nữ nói phần nhiều là nhờ vào đầu tóc giả. Thổ-la-Nan-đà liền sắm đầu tóc giả đội lên trên đầu, trang điểm thật đẹp rồi đến bên cạnh dâm nữ, các nam tử háo sắc thấy Thổla-Nan-đà muốn cùng cô hoan lạc, cô ra giá rất cao không ngờ cũng có người đồng ý với giá đó. Dâm nữ nghĩ: “Nếu ta không nói cho người

này biết thì e Bí-sô này sẽ bị phá giới”, nghĩ rồi liền ôm choàng lấy người nam để cho Thổ-la-Nan-đà chạy thoát, người nam đuổi theo túm được đầu tóc của Thổ-la-Nan-đà, mới biết đó là tóc giả, Thổ-la-Nan-đà bỏ chạy, người nam lớn tiếng kêu la: “Sa môn nữ làm việc bỉ ổi, lừa gạt thế gian, lấy tiền của ta rồi bỏ chạy”. Các ni đem việc này bạch các Bísô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni sắm đầu tóc giả để trang sức thì phạm Ba-dậtđể-ca.

Giải thích và tướng tội như trên.

Các đại đức ni, tôi đã nói một trăm tám mươi pháp Ba-dật-để-ca, nay hỏi các đại đức ni trong đây có thanh tịnh không (3 lần). Các đại đức ni, trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

V. BA LA ĐỀ ĐỀ XÁ NI

Các Đại đức ni, đây là một pháp Ba-la-đề Đề-xá-ni, mỗi nửa tháng nói một lần, rút ra từ Giới kinh.

Nhiếp Tụng:
Sữa, lạc và sanh tô,
Thục tô, dầu, đường, mật,
Cá, thị và nem khô,
Nhà học gia đắc pháp.

Duyên khởi ở thành Thất-la-phiệt:

Lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni không bịnh, đi khất thực đến nhà người xin sữa, tùy thích uống khiến các ngoại đạo không tín kính và Bàla-môn trưởng giả đều chê trách là chỉ biết lo bổ dưỡng cho thân. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni không bịnh mà đến nhà thế tục xin sữa bảo bảo người khác xin cho mình, Bí-sô ni này khi trở về trú xứ nên đến chỗ các Bí-sô ni đối trước từng vị thuyết hối: “Đại tỷ, tôi phạm pháp ác đối thuyết, làm việc không nên làm, nay đối trước đại tỷ thuyết hối”. Đây là pháp đối thuyết.

Sau đó có Bí-sô ni bịnh, các ni khác đến thăm bịnh, ni bịnh nói: “Trước đây tôi uống sữa thì bịnh được lành, nay Thế tôn chế ngăn không cho xin sữa, không biết phải làm sao”. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật nói: “Nếu có bịnh thì được xin sữa uống, trước kia là chế ngăn, bây giờ là tùy khai, học xứ này nên nói lại như sau: Nếu lại có Bí-sô ni… giống như đoạn văn trên, cho đến câu đây là pháp đối thuyết, trừ khi thật có bịnh.

Nếu lại có Bí-sô ni là ni trong pháp luật này. Bí-sô ni này là chỉ cho người phạm. Tướng phạm là nếu không bịnh mà xin đếu phạm Áctác phải đối thuyết hối. Khi có bịnh xin, khi hết bịnh dùng thì khi dùng phạm Ác-tác, khi xin không phạm. Khi không bịnh xin, đến khi có bịnh dùng thì khi xin phạm Ác-tác, khi dùng không phạm. Xin cho người bịnh, mình không bịnh mà dùng thì khi xin không phạm, nhưng dùng thì phạm Ác-tác; nếu xin cho người bịnh và người bịnh dùng thì đều không phạm.

Bí-sô ni xin được sữa lại đòi lạc, khi dùng phạm Ác-tác và phải đối thuyết hối. Bí-sô ni được sanh tô lại đòi thục tô, phạm tội cũng như trên. Bí-sô ni xin được thục tô lại đòi dầu, phạm tội cũng như trên. Bí-sô ni xin được dầu lại đòi đường, phạm tội cũng như trên. Cho đến xin được đường lại đòi mật; xin được mật lại đòi cá, thịt, nem khô; được nem khô rồi lại đòi thức ăn ngon… đều phạm tội giống như trên. Không phạm là vì làm việc chúng hoặc si cuồng tâm loạn bị thống não bức bách. Trên đây tổng cộng là mười pháp đối thuyết hối.

Duyên khởi ở thành Quảng-nghiêm:

Lúc đó có một trưởng giả tên là Sư tử đã được Kiến đế nên đối với chúng Thanh văn rất kính tín, tất cả tài sản đã có đều cúng dường Tam bảo nên sau một thời gian gia sản khánh tận. Lúc đó cu thọ Xá-lợi-tử và Đại Mục-kiền-liên trên đường du hóa đến thành Quảng-nghiêm, trưởng giả hay tin liền thỉnh về nhà thọ thực. Hai tôn giả nghe mọi người chê trách: “Trưởng giả Sư tử nay áo không đủ che thân, cơm không đủ no lòng là do cúng dường Tam bảo”, nghe rồi liền trở về bạch Phật, Phật nói: “Các Bí-sô nên tác pháp yết ma Học gia cho trưởng giả Sư tử, nếu có ai khác giống như vậy cũng nên tác pháp cho như sau: Tập tăng rồi sai một Bí-sô tác bạch yết ma như sau:

Đại đức ni tăng lắng nghe, trưởng giả sư tử này có lóng tin sâu, ý ưa thuần thiện, tài sản đã có đều dâng cúng Phật, Pháp, Tăng không có hối tiếc, cho đến những người nghèo khó đến xin cũng đều cung cấp nên gia sản bị khánh tận. Nếu ni tăng đúng thời đến nghe, ni tăng nên chấp thuận, nay Ni tăng tác pháp yết ma Học gia cho trưởng giả Sư tử. Bạch như vậy. Văn yết ma chuẩn theo văn tác bạch mà làm.

Nếu Bí-sô ni biết tăng đã tác pháp yết ma Học gia cho vị đó rồi thì không nên đến nhà đó thọ thực, cho đến thọ giường tòa ngọa cụ và nói pháp cho họ nữa, nếu trái phạm mắc tội Ác-tác.”

Sau đó chúng mười hai Bí-sô không được thỉnh thực mà tự đến nhà đó thọ thực, các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này nhóm họp các Bí-sô ni hỏi sự thật, quở trách rồi chế học xứ như sau:

Nếu lại có Bí-sô ni biết Học gia đó đã được Tăng tác pháp yết ma Học gia, Bí-sô ni này không được thọ thỉnh trước mà tự đến nhà đó thọ thực thì Bí-sô này khi trở về trú xứ, phải đến trước từng Bí-sô ni đối thuyết hối rằng: “Đại tỷ, tôi phạm pháp ác đối thuyết, làm việc không nên làm, nay đối trước đại tỷ thuyết hối”. Đây là pháp đối thuyết.

Thời gian sau Phật cho các Bí-sô khất thực rồi mới đến nhà trưởng giả vì nói pháp, thức ăn dư trong bát chia cho các trẻ con trong nhà trưởng giả. Sau đó do trưởng giả cày cấy lại những thửa ruộng bỏ hoang nên thu hoạch được nhiều, gia cảnh sung túc trở lại nên trưởng giả đến chỗ Thế tôn bạch rằng: “Thế tôn, trước đây gia sản của con đều đem cúng dường ruộng phước nên bị khánh tận, Tăng đã tác pháp Học gia cho con. Nay gia cảnh được sung túc trở lại, cúi xin thương xót giải yết ma Học gia cho con để Tăng ni thọ con cúng dường trở lại”. Phật bảo các Bí-sô: “Tăng nên giải yết ma Học gia cho trưởng giả Sư tử, nên giải như sau”: Tập tăng rồi bảo trưởng giả đến trong Tăng kính lễ, ở trước vị Thượng tọa quỳ gối chắp tay bạch rằng:

Đại đức tăng lắng nghe, con tên là Sư Tử đối với Tam bảo hết lòng tín kính cúng duờng nên gia sản bị khánh tận, Tăng thương xót đã tác pháp yết ma Học gia cho con. Nay gia cảnh đã sung túc trở lại, cúi xin Tăng thương xót giải yết ma Học gia để các Tăng ni được thọ con cúng dường, xin thương xót (3 lần). Bạch rồi lui ra.

Lúc đó Tăng nên sai một Bí-sô Bạch-nhị-yết-ma giải yết ma Học gia, giải yết ma rồi Tăng ni như trước trở lại nhà đó thọ tứ sự cúng dường không phạm.

Học gia là người tín kính Tam bảo đã được Kiến đế. Tướng phạm như trên.

Các Đại đức, tôi đã nói 1một pháp Ba la đề Đề-xá-ni, nay hỏi các đại đức trong đây thanh tịnh không? (3 lần). Các Đại đức, trong đây thanh tịnh vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

VI. CHÚNG HỌC PHÁP

Các Đại đức, đây là các Chúng học pháp, mỗi nửa tháng nói một lần từ trong Giới kinh rút ra.

Tổng Nhiếp Tụng:

Y, thực, thân nghiêm trang,
Nhà tục khéo giữ nghi,
Giữ bát, trừ người bịnh,
Khạc nhổ và leo cây.

Lúc đó Thế tôn chế nhiều pháp cần nên học liên quan tới oai nghi phép tắc về ăn mặc…, nhưng các Bí-sô ni chưa hành đúng như pháp khiến các Bà-la-môn… chê trách. Các ni đem việc này bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do việc này chế học xứ như sau:

Không được mặc y quá cao, cần nên học.

Sau đó lại có các ni mặc y quá thấp bị chê trách nên Phật chế: Không được mặc y quá thấp như người nữ mới về làm dâu, cần nên học.

Hoặc có các ni mặc y để phía trước dài thòng xuống như cái vòi voi hoặc xếp lại bên eo lưng như lá cây Đa-la đều bị chê trách, nên Phật chế không được mặc như thế. Hoặc có các ni mặc y dồn lại một góc rồi lật ngược lên như đầu con rắn, hoặc túm lại rồi cuộn vào eo lưng tròn như trái banh, bị chê trách, Phật đều chế không được mặc như thế.

Sau đó có Thổ-la-Nan-đà mặc y trống ở bụng giống như dâm nữ mặc, các ni chê trách: “Mặc y như vậy có phải là tịnh pháp hay không?”, Thổ-la-Nan-đà nói: “Tôi thấy nữ nhơn trong cung cũng mặc như thế”.

Các ni bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật chế:

Không được mặc y lộ bụng, cần nên học.

Lúc đó các Bí-sô ni khi vào nhà thế tục hoặc nhìn lên cao, hoặc nói lớn tiếng khiến người tục chê trách, Phật chế:

Không nên nhìn lên cao khi vào nhà thế tục, cần nên học. Phải mặc năm y tề chỉnh, cần nên học.

Lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni đến nhà các Bà-la-môn trưởng giả khất thực hoặc nhìn ngó bốn phía, không hoặc không có oai nghi đỉnh đạc, hoặc các căn trạo cử…, hoặc vào nhà họ thấy nam tử đoan nghiêm liền khởi dục tâm, tiết ra chất bất tịnh, dù chưa xin được thức ăn cũng vội đi ra nên bị chê trách là không có phẩm hạnh thanh tịnh. Các ni bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật chế:

Nếu Bí-sô gần đến nguyệt kỳ thì không nên đến nhà thế tục, cần nên học.

Lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni hoặc trùm đầu, hoặc lật ngược y, hoặc chống nạnh, hoặc choàng vai đi vào nhà thế tục nên bị chê trách là không biết xấu hổ. Các ni bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật chế:

Không được trùm đầu, không được lật ngược y một bên, không được lật nguợc y hai bên, không được chống nạnh, không được choàng vai khi vào trong nhà thế tục, cần nên học.

Lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni hoặc đi bằng gót chân, hoặc đi bằng ngón chân hoặc vừa đi vừa nhảy, hoặc đi nghiêng ngữa hoặc khom mình đi vào trong nhà thế tục đều bị mọi người chê trách nên Phật chế:

Không được đi bằng gót chân, không được đi bằng ngón chân, không được vừa đi vừa nhảy, không được đi nghiêng ngữa, không được khom mình đi vào trong nhà thế tục, cần nên học.

Lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni hoặc lắc mình đi, hoặc đi đáng đàng xa, hoặc lúc lắc đầu hoặc nhún vai hoặc nắm tay nhau đi vào trong nhà thế tục đều bị chê trách nên Phật chế:

Không được đi lắc mình, không được đi đánh đàng xa, không được lúc lắc đầu, không được nhún vai, không được cùng nắm tay nhau đi vào nhà thế tục, cần nên học.

Lúc đó Ô-ba-Nan-đà sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực đến nhà một Bà-la-môn tánh ưa thích sạch sẽ, trong nhà ông có chiếc giường quý sạch, Ô-ba-Nan-đà vào nhà liền ngồi trên chiếc giuờng quý đó nên bị chủ nhà chê trách, Phật chế: Trong nhà thế tục, chủ nhà chưa mời không nên vội ngồi, cần nên học.

Lúc đó Ô-đà-di đến nhà một Bà-la-môn tín kính vội ngồi trên giường mà không xem xét kỹ liền đè chết đứa trẻ nằm trên giường đó, Phật chế:

Vào trong nhà thế tục nếu không xem xét kỹ thì không nên ngồi, cần nên học.

Lúc đó Thế tôn cùng chúng Thanh văn vào trong cung thọ vua Tịnh-phạn cúng dường, Ô-đà-di không khéo thu nhiếp thân khiến phu nhơn Cù-tỳ chê trách là phi pháp. Sau đó Ô-đà-di vào trong cung, phu nhơn mời ngồi trên chiếc ghế đã hư mục, do không xem xét kỹ vội ngồi nên làm ghế gãy té xuống đất, vừa xấu hổ vừa bị chê trách nên Phật chế:

Vào trong nhà thế tục, khi ngồi nên xét xét kỹ và không nên buông thân ngồi mạnh xuống, cần nên học.

Lại có Bí-sô ni ở trong nhà thế tục ngồi kiểng chân, ngồi tréo chân, ngồi chồng gót chân trong ngoài, ngối co chân, ngồi duỗi chân, ngồi để lộ thân hình đều bị chê trách nên Phật chế: Không được ở trong nhà thế tục ngồi kiểng chân, ngồi tréo chân, ngồi chồng gót chân trong ngoài, ngồi co chân, ngồi duỗi chân, ngồi để lộ thân hình, cần nên học.

Lúc đó có thí chủ thỉnh Phật và tăng đến nhà thọ thực, người dọn đưa thức ăn không cẩn thận làm rơi trái cây xuống chỗ Bí-sô, Bí-sô ni do không hộ bát cẩn thận khiến bát rơi bể, Phật chế: Phải cung kính khi thọ thực, cần nên học.

Lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni vào nhà trưởng giả thọ thực, bát đã đầy cơm và thức ăn lại nhận thêm canh nên bị tràn ra ngoài làm dơ, vừa xấu hổ vừa bị chê trách nên Phật chế:

Không được cơm đã đầy bát lại nhận thêm canh khiến cho tràn ra ngoài, nên nhận thực ăn dưới miệng bát khoảng một lóng tay rồi dụng ý thọ thực, cần nên học.

Hoặc có Bí-sô ni thức ăn chưa đưa đến đã vội đưa bát ra trước giống như người ăn xin lộ vẻ đói khát nên bị chê trách, Phật chế:

Người dọn đưa thức ăn chưa đến chớ đưa bát ra đón trước, cần nên học.

Hoặc có người khi ăn hiện tướng kiêu mạn nên Phật chế: Không được kiêu mạn khi ăn, phải cung kính khi ăn, cần nên học.

Hoặc có người khi ăn vắt cơm và thức ăn quá lớn hay quá nhỏ đưa vào miệng đều bị chê trách nên Phật chế:

Không được vắt miếng cơm và thức ăn quá lớn hay quá nhỏ đưa vào miệng, cần nên học.

Lúc đó có thí chủ thỉnh Phật và Tăng về nhà thọ thực, Bí-sô Ôba-Nan-đà và Bí-sô Ma-ha-la ngồi gần nhau, Ô-ba-Nan-đà thấy Maha-la há miệng to mà lại ngước nhìn lên nên lấy viên đất ném vào trong miệng và nói ăn cái này. Nhân việc này Phật chế học xứ:

– Nếu thức ăn chưa đưa đến miệng thì không nên há miệng trước, cần nên học.

Lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni ngậm thức ăn nói chuyện bị người tục chê trách; lại có trường hợp ở nhà thí chủ thọ canh rau rồi sợ ăn không đủ nên lấy cơm phủ canh mong được thêm nữa nên bị người tục chê trách. Phật nhân việc này chế học xứ:

– Không được ngậm cơm nói chuyện, cần nên học.

– Không được lấy cơm phủ lên canh rau để mong được thêm nữa, cần nên học.

Lúc đó có thí chủ thỉnh hai bộ tăng thọ thực, thức ăn quá ngọt thì chúng mười hai ni chắc lưỡi nói là quá chua; hoặc thức ăn quá chua lại xuýt xoa nói là quá ngọt; hoặc thức ăn quá nóng lại hà hơi nói là quá lạnh; hoặc thức ăn quá nguội lại thổi phù phù nói là quá nóng… nói đảo ngược như vậy là cố ý làm phiền lòng thí chủ nên Phật chế học xứ:

– Không được chắc lưỡi khi ăn, cần nên học.

– Không được xuýt xoa khi ăn, cần nên học.

– Không được hà hơi khi ăn, cần nên học.

– Không được thổi phù phù khi ăn, cần nên học.

Lúc đó Lục chúng thọ thỉnh thực, dùng tay bươi cơm và thức ăn ra; hoặc chê thức ăn dở; hoặc dồn thức ăn ở hai bên má rồi nhai từ từ; hoặc ăn phân nửa chừa lại phân nửa; hoặc le lưỡi liếm môi miệng khi ăn… đều bị người tục chê trách nên Phật chế học xứ:

– Không được dùng tay bươi thức ăn, cần nên học.

– Không được chê bai thức ăn, cần nên học.

– Không được dồn thức ăn ở hai bên má, cần nên học.

– Không được ăn phân nửa chừa lại phân nửa, cần nên học.

– Không được le lưỡi liếm môi miệng khi ăn, cần nên học.

Phật ở thành Thất-la-phiệt, lúc đó có thí chủ trước kia quy y với ngoại đạo lộ hình, sau sanh tâm tín kính Tam bảo nên thỉnh Phật và Tăng về nhà thọ thực, thí chủ dọn đưa các món ăn như bánh bột, rau cải…, Lục chúng chê thức ăn nên lấy bánh bột nặn thành tượng Tốt đổ ba rồi lấy rau cải phủ lên, nói với nhau: “Đây là tháp của ngoại đạo lộ hình Bổ-thích-noa”, nói rồi lấy tượng tháp này ăn khiến rau cải phủ ở trên rớt xuống, liền nói với nhau: “Tháp của ngoại đạo lộ hình sụp đổ”, thí chủ thấy hành động này rồi không còn quy kính Tam bảo nữa nên Phật chế học xứ:

– Khi ăn không được nặn hình Tốt-đổ-ba để ăn, cần nên học.

Lúc đó Lục chúng thọ người khác thỉnh thực, thức ăn ngon dính nơi tay liền le lưỡi liếm; hoặc rảy tay dơ; hoặc rảy bát dơ khiến nước thức ăn trong bát văng dính dơ y phục của người khác, những trường hợp như vậy Phật đều dạy không nên làm, cần nên học. Sau đó có thí chủ thỉnh thực khi dọn đưa thức ăn nói rằng: “Còn nhiều thức ăn ngon, không nên thọ nhiều bánh bột”, Lục chúng không tin nên thọ nhiều bánh bột, sau thấy thức ăn ngon đưa đến muốn bỏ bánh bột đã thọ, thấy một Bí-sô Ma-ha-la ngồi gần đang nhìn quanh bốn phía bèn bỏ bánh bột vào đầy bát của Ma-ha-la, khiến vị này không thể thọ được thức ăn ngon đưa đến. Phật nhân việc này chế học xứ:

– Thường xem nơi bát khi ăn, cần nên học.

Lúc đó Lục chúng Bí-sô nhìn sang bát của Bí-sô ngồi gần thấy thức ăn đầy bát liền khởi tâm khinh mạn phê bình là ăn nhiều. Phật nhân việc này chế học xứ:

– Không nên khởi tâm khinh mạn nhìn vào bát của người ngồi gần, cần nên học.

Lúc đó lục chúng dùng tay không sạch cầm bình nước sạch khiến ruồi tranh nhau bu đến, bị thí chủ chê trách nên Phật chế:

– Không được dùng tay dơ cầm bình sạch, cần nên học. Lúc đó các Bí-sô ni thọ thực trong nhà của trưởng giả Bồ đề ở núi Giang trư, ăn xong đem nước rửa bát đổ trên đất sạch, bị thí chủ chê trách nên Phật chế học xứ:

– Không được đổ nước rửa bát ở trong nhà bạch y, trừ trường hợp đã hỏi người chủ, cần nên học.

Phật ở thành Thất-la-phiệt, lúc đó có hài nhi của một Bà-la-môn bị bịnh, người bạn thân là một Ô-ba-sách-ca bảo Bà-la-môn đến trong rừng Thệ-đa xin nước rửa bát của Bí-sô về tắm cho bé sẽ được khỏi bịnh. Bà-la-môn này nghe theo lời đến trong rừng Thệ-đa gặp Ô-baNan-đà liền xin nước rửa bát, Ô-ba-Nan-đà lấy nước cơm thức ăn dư trong bát đưa, Bà-la-môn thấy nước dơ khởi tâm nhờm gớm nói rằng: “Con ta thà chết chứ không dùng nước do bẩn này cho nó tắm”. Các Bí-sô đem việc này bạch Phật, Phật dạy: “Không nên đem nước rửa bát dơ đưa cho người, nếu có người đến xin thì nên rửa bát sạch rồi đổ nước thanh tịnh vào, tụng ba biến kệ chú A-lợi-sa rồi trao cho họ. Nước này uống hay rửa đều có thể trừ vạn bịnh”. (A-lợi-sa là kệ tụng do Phật nói ra trong Thánh giáo, khi đọc tụng có oai lực lớn, các kinh luật khác gọi là Già-tha. Khi ở trong sông ao, khi tắm rửa, uống nước… cho đến lau quét tháp miếu nếu thường tụng kệ chú Già-tha thì được phước. Vì gần đây pháp chúng ít thực hành nên ở đây chú thích là trong Thánh giáo có Gia-tha, như có bài tụng như sau:

“Ngũ dục lạc thế gian,
Hoặc là chư thiên lạc,
So với Ái tận lạc,
Ngàn phần không bằng một .
Do Tập hay sanh Khổ,
Nhơn Khổ lại sanh Tập,
Tám Thánh đạo vượt qua,
Đến cõi diệu Niết-bàn.
Người đã làm bố thí,
Ắt sẽ được nghĩa lợi,
Nếu vì vui nên thí,
Sau sẽ được an lạc”.

Phật chế học xứ:

– Không được dùng thức ăn dư để vào nước trong bát, cần nên học.

Lúc đó Bí-sô để bát trên đất, không có lót ở dưới, bị chê trách là làm cho bát mau bể; lại có Bí-sô đứng rửa bát lở tay làm rớt bể; lại có Bí-sô để bát trên sườn dốc nguy hiểm, Phật bảo không nên; lại có Bí-sô ngược dòng nước sông chảy mạnh hứng nước làm bát bị bể nên Phật chế học xứ:

– Không được để bát ở trên đất mà không có vật lót ở dưới, cần nên học.

– Không được đứng rửa bát, cần nên học.

– Không được để bát ở nơi sườn dốc nguy hiểm, cần nên học.

– Không được ngược dòng nước chảy mạnh hứng nước, cần nên học.

Lúc đó chúng mười hai Bí-sô ni đứng nói pháp cho người ngồi nghe, các Bà-la-môn cu sĩ tịnh tín chê trách: “Thế tôn trong vô lượng kiếp siêng tu khổ hạnh, bố thí đầu mắt… để cầu pháp này, tại sao các vị lại vì người tâm kiêu mạn ngồi mà nói đứng nói pháp”, Phật bảo không nên; lại có người bịnh không thể đứng lâu nghe pháp, Phật nói: “Nếu là người bịnh thì trong các trường hợp như nằm, ngồi, chỗ cao, chỗ thấp, ở dường chánh, đường phụ cho đến đi xe, mang giày dép, trùm đầu, đội mão, đeo anh lạc, cầm dù, cầm đao, trượng, mặc giáp trụ… vì họ nói pháp đều không phạm”, Phật chế học xứ như sau:

– Người ngồi mình đứng không nên vì nói pháp, trừ bịnh, cần nên học.

– Người nằm mình ngồi không được vì nói pháp, trừ bịnh, cần nên học.

– Người ngồi chỗ cao mình ngồi chỗ thấp không nên vì nói pháp, trừ bịnh, cần nên học.

– Người đi trước mình đi sau, không nên vì nói pháp, trừ bịnh, cần nên học.

– Người đi đường chánh mình đi đường phụ, không nên vì nói pháp, trừ bịnh, cần nên học.

– Không được nói pháp cho người trùm đầu, người lật ngược y một bên, người lật ngược y hai bên, người chống nạnh, người choàng vai, trừ bịnh, cần nên học.

– Không được nói pháp cho người cỡi voi, người cỡi ngựa, người đi kiệu, người đi xe, trừ bịnh, cần nên học.

– Không được nói pháp cho người mang guốc, mang giày dép, mang ủng, trừ bịnh, cần nên học.

– Không được nói pháp cho người đội mão, người trùm khăn, người búi tóc, người quấn đầu, người đeo tràng hoa, trừ bịnh, cần nên học.

– Không được nói pháp cho người cầm dù, trừ bịnh, cần nên học.

Phật ở thành Kiếp-tỷ-la phạt-tốt-đổ, lúc đó Thổ-la-Nan-đà đứng tiểu tiện bị người tục chê trách, Phật nói không nên và chế:

– Không được đứng tiểu tiện, trừ bịnh, cần nên học.

Lúc đó Thổ-la-Nan-đà đem y cũ của mình nhờ người giặt nhưng bị người kia từ chối, bèn nổi giận phóng bất tịnh vào trong nước giặt y. Người kia không biết nhúng tay vào nước dơ tay nên trách mắng, Phật nói không nên và chế học xứ:

– Không được đại tiểu tiện và khạc nhổ trong nước, trừ bịnh, cần nên học.

Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc rừng Thệ-đa thành Thất-la-phiệt, lúc đó có thí chủ thỉnh Phật và tăng về nhà thọ thực, người giữ chùa ở lại trong chùa lấy làm lạ về sự chậm trễ của họ, sợ quá ngọ nên leo lên cây cao ngóng nhìn, bị người tục chế trách, Phật nói không nên; lại có Bí-sô bị dây nhiễm ràng buộc hoặc gặp nạn hổ lang… đều không dám leo lên cây tránh nên bị hại. Phật chế học xứ:

Không được leo lên cây cao quá đầu người, trừ gặp nạn duyên, cần nên học.

VI. BẢY PHÁP DIỆT TRÁNH

Nhiếp Tụng:

Hiện tiền và ức niệm,
Bất si và cầu tội,
Đa nhơn ngữ, tự ngôn,
Cỏ phủ trừ các tránh.

Phật bảo các Bí-sô ni: “Có bảy pháp Diệt-tránh cần nên học:

– Đáng cho Hiện tiền Tỳ-nại-da thì nên cho Hiện tiền Tỳ-nại-da.

– Đáng cho Ức niệm Tỳ-nại-da thì nên cho ức niệm Tỳ-nại-da.

– Đáng cho Bất si Tỳ-nại-da thì nên cho bất si Tỳ-nại-da.

– Đáng cho Cầu tội tự tánh Tỳ-nại-da thì nên cho Cầu tội tự tánh Tỳ-nại-da.

– Đáng cho Đa nhơn ngữ Tỳ-nại-da thì nên cho Đa nhơn ngữ Tỳnại-da.

– Đáng cho Tự ngôn Tỳ-nại-da thì nên cho Tự ngôn Tỳ-nại-da.

– Đáng cho cỏ phủ Tỳ-nại-da thì nên cho Cỏ phủ Tỳ-nại-da.

Nếu có việc tranh cải khởi lên nên dùng bảy pháp này thuận theo lời Phật dạy như pháp như luật dứt diệt”.

“Trong cần, nhẫn là trên,
Hay được quả Niết-bàn,
Xuất gia xúc não người,
Không gọi là Sa môn”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Chánh đẳng giác Tỳ-bà-thi nói ra.

“Mắt sáng tránh đường hiểm,
Đến được chỗ an ổn,
Người trí trong Sanh giới,
Xa lìa được các ác”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Thi-khí nói ra.

“Không báng cũng không hại,
Khéo hộ trì giới kinh,
Ăn uống biết vừa đủ,
Thọ dụng ngọa cụ xấu,
Siêng tu Định tăng thượng,
Là lời chư Phật dạy”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Tỳ-xá-phù nói ra.

“Ví như ong hút mật,
Không hoại sắc và hương,
Chỉ hút lấy hương vị,
Như Bí-sô vào thôn”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Câu-lưu-tôn nói ra.

“Không chống trái việc người,
Không xem làm, không làm,
Chỉ xem lại hạnh mình,
Là chánh hay không chánh”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Yết-nặc-ca nói ra.

“Chớ đắm nơi tâm định,
Siêng tu chỗ vắng lặng,
Người nên cứu không lo,
Thường khiến niệm không mất.
Nếu người hay huệ thí,
Phước thêm, oán tự dứt,
Hành thiện trừ các ác,
Dứt hoặc đến Niết-bàn”.

Đây là Giới kinh do đức Như lai Đẳng chánh giác Ca-diếp-ba nói ra.

“Tất cả ác chớ làm,
Tất cả thiện nên tu,
Điều phục khắp tự tâm,
Là lời chư Phật dạy.
Lành thay, hộ thân nghiệp,
Lành thay, hộ ngữ nghiệp,
Lành thay, hộ ý nghiệp,
Hộ ba Nghiệp tối thiện,
Bí-sô hộ tất cả,
Giải thoát mọi khổ đau.
Khéo hộ nơi miệng nói,
Cũng khéo hộ nơi ý,
Thân không làm các ác,
Ba Nghiệp thường thanh tịnh,
Đây là tùy thuận theo,
Đạo Đại tiên đã hành”.

Đây là Giới kinh do Đức Như lai Đẳng chánh giác Thích-ca nói ra.

“Tỳ-bà-thi, Thức-khí,
Tỳ-xá, Câu-lưu-tôn,
Yết-nặc-ca-mâu-ni,
Ca-diếp, Thích-ca tôn,
Đều là Trời trong trời,
Vô thượng điều ngự sư,
Bảy Phật đều hùng mãnh,
Hay cứu hộ thế gian,
Đầy đủ đại danh xưng,
Đều nói Giới kinh này.
Chư Phật và đệ tử,
Đều cùng tôn kính giới,
Do cung kính Giới kinh,
Chứng được quả vô thượng.
Người nên cầu xuất ly,
Siêng tu lời Phật dạy,
Hàng phục quân sanh tử,
Như voi xô nhà cỏ,
Ở trong pháp luật này,
Nên tu không phóng dật,
Khô được biển phiền não,
Dứt hết bờ mé khổ.
Như Giới kinh này nói,
Hòa hợp làm Trưởng tịnh,
Phải cùng tôn kính giới,
Như trâu mao tiếc đuôi.
Tôi nói Giới kinh rồi,
Chúng tăng trưởng tịnh xong,
Phước lợi các hữu tình,
Đều cùng thành Phật đạo”.