PHẬT NÓI KINH QUỶ TỬ MẪU

Hán dịch: Mất tên người dịch. Nay phụ bản sao chép của đời Tây Tấn
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Khi Đức Phật đi dạo đến nước Đại Đâu thời trong nước có một người mẹ có nhiều con, nhưng Tính rất ác, thường thích đi bắt trộm con của người khác, giết chết để ăn. Nhà có con bị chết cũng chẳng biết là ai đã ra tay, chỉ biết đi đến ngã tư đường kêu khóc, xong rồi quay về cùng nhau bàn luận. Như vậy chẳng phải là một ngày.

A Nan (Ānanda) với chúng Sa Môn đi ra ngoài thì gặp người khóc lóc, nên quay trở về cùng nhau bàn luận, xót thương cho nhà có con bị chết

Đức Phật liền biết chúng Sa Môn bàn luận nên đi đến chỗ của chúng Sa Môn. Đức Phật hỏi chúng Sa Môn: “Trước đây, chúng Sa Môn đang bàn luận chuyện gì vậy?”

A Nan bạch Phật rằng: “Chúng con ra ngoài đi Phân Vệ (Paiṇḍapātika:khất thực) thấy trong ngã tư đường có nhiều người kêu khóc, liền hỏi người kêu khóc: “Vì sao ngươi lại kêu khóc?” thì được báo rằng: “Con của tôi chắc chết, chẳng biết thi thể ở chỗ nào?!…” Người kêu khóc như vậy, chẳng phải là một nhà đều có con bị chết”

Đức Phật liền vì A Nan, chúng Sa Môn nói: “Trong nước bày có người bắt trộm con nít, chẳng phải là người phàm, hiện là Quỷ Tử Mẫu (Hāṛtī) nay sinh làm người, vui thích đi bắt trộm con của người. Mẫu đó có một ngàn người con, năm trăm con ở trên Trời, năm trăm con ở Thế Gian. Một ngàn người con đều là Quỷ Vương, một Quỷ Vương có hàng vạn Quỷ theo hầu. Như vậy, năm trăm Quỷ Vương ở trên Trời quầuy nhiễu chư Thiên, năm trăm Quỷ Vương ở Thế Gian quấy nhiễu Đế Vương với người dân. Năm trăm Quỷ Vương như vậy thì hàng Trời cũng không biết phải làm thế nào?!…”

A Nan bạch Phật rằng: “Quỷ Tử Mẫu đi đến ở trong nước này. Nay có thể bảo ban khiến cho chẳng bắt trộm con người được chăng?”

Đức Phật nói: “Rất tốt! Có thể khiến cho chẳng bắt trộm con của người nữa”

A Nan hỏi Phật: “Nên dùng nhóm phương tiện nào khiến cho chẳng bắt trộm con của người nữa?”

Đức Phật liền bảo A Nan đến chỗ Mẫu ấy cư ngụ, chúng Sa Môn cùng nhau chờ đến khi Mẫu ấy đi ra xong, sau đó cùng bắt lấy đứa con, đem đến dấu trong Tịnh xá. Chúng Sa Môn liền đi, chờ Mẫu đó đi ra ngoài, tùy lúc sau bắt lấy đứa con, được một ngàn đứa con, đem dấu trong Tịnh Xá

_Mẫu kia liền đi bắt trộm con của người, đi vào trong nhà chẳng thấy con cái đâu, liền buông thả con của người khác, chẳng dám giết nữa. Liền đi tìm con, khắp trong nhà chẳng biết con ở đâu. Liền đi ra ngoài đến ngả tư đường, khắp trong thành cũng chẳng tìm được. Lại đi ra bên ngoài thành tìm chẳng được, liền vào trong thành, vừa đi vừa kêu khóc. Như vậy, mười ngày Mẫu ấy liền phát cuồng, xõa tóc vào chợ, kêu khóc, đấm vào bụng, ngửa mặt lên Trời, hô gọi lớn, nói lời rồ dại, lại cũng chẳng ăn uống

Đức Phật sai vị Sa Môn đi đến gặp Mẫu ấy hỏi: “Vì sao trong chợ, lại xõa tóc kêu khóc?”

Mẫu liền bảo Sa Môn rằng: “Con của tôi bị mất tích, chúng rất nhiều cho nên khóc như thế”

Sa Môn nói: “Bà muốn được gặp con của bà chăng?”

Mẫu bảo rằng: “Tôn muốn được gặp”

Sa Môn nói: “Bà hãy xem xét kỹ. Nếu muốn được thì ở chỗ kia có Đức Phật, có thế đến đó hỏi Đức Phật. Đức Phật ḷà người biết việc đương lai với việc đã qua. Bà đi đến ắt có thể được gặp con của bà”

Mẫu nghe lời này, ý hiếu biết vui vẻ, liền theo vị Sa Môn đi đến chỗ của Đức

Phật, ở trước mặt đức Phật vui vẻ làm lễ

 

_Đức Phật liền hỏi mẫu: “Làm gì mà kêu khóc ở trong chợ?”

Mẫu báo với Đức Phật rằng: “Con của con bị mất tích”

Đức Phật hỏi mẫu: “Ngươi con con của ngươi ở chỗ nào mà con của ngươi bị mất tích?”

Mẫu yên lặng chẳng nói. Đức Phật lại hỏi mẫu: “Ngươi con con của ngươi ở chỗ nào, hãy nghĩ lại đi?”

Mẫu yên lặng chẳng nói vì biết bắt trộm con của người là ác. Mẫu liền đức dậy, cúi đầu sát đất, lễ Đức Phật: “Vì con ngu si!…”

Đức Phật lại hỏi: “Ngươi có yêu con chăng?”

Mẫu nói: “Con có đức con, ngồi đứng thường muốn mang nó bên cạnh coṅ

Đức Phật lại hỏi: “Ngươi có đứa con, lại biết yêu thương nó. Vì sao mỗi ngày đi bắt trộm con của người khác? Người khác có con cũng như ngươi yêu thương nó. Nhà có con bị chết cũng đi trên đường kêu khóc như ngươi. Ngươi trở ngược lại, bắt trộm con của người, giết chết rồi ăn. Sau khi chết, ngươi sẽ vào trong Địa Ngục ở núi Thái” Mẫu nghe lời này xong, liền sợ hãi

Đức Phật lại hỏi: “Ngươi có chắc muốn được gặp con của ngươi chăng?” Mẫu liền đứng dậy, lại cúi đầu mặt sát đất: “Nguyên thương xót con!…”

Đức Phật liền bảo mẫu rằng: “Nếu con của ngươi ở đây thì ngươi có chắc sẽ tự hối lỗi chăng? Nếu có thể tự hỗi lỗi thì sẽ trả con lại cho ngươi”

Mẫu nói: “Con có thể tự hối lỗi”

Đức Phật nói: “Ngươi có thể tự hối lỗi thì nên làm điều gì để tự hối lỗi?”

Mẫu nói: “Con nghe Đức Phật dạy bảo Giới (Śīla), nên tùy theo Phật dạy, tự hối lỗi. Khi Đức Phật trả con của con lại thì con chẳng dám xa lìa lời Đức Phật đã dạy”

Đức Phật nói: “Ngươi xem xét kỹ lời của mình đã nói chưa?”

Mẫu nói: “Con đã xem xét kỹ, như Đức Phật nói”

Đức Phật liền trao cho năm Giới: Một là chẳng sát sinh, hai là chẳng trộm cắp, ba là chẳng dâm dục, bốn là chẳng nói hai lưỡi, năm là chẳng uống rượu. Báo đáp lại thì hãy đem trả những đứa con ấy.

Đức Phật liền vì Quỷ Tử Mẫu nói: “Ngươi có một ngàn đứa con đều được nói theo tên gọi của Thiên Tử (Deva-putra). Năm trăm đức con ở trên Trời đều là vua trong loài Quỷ, Tướng Quỷ, quan thuộc… ganh ghét nhiễu hại dân của cõi Trời. Năm trăm đức con ở Thế Gian quấy nhiễu các người dân. Con của ngươi là Quỷ Vương đem theo số vạn Quỷ. Như vậy năm trăm đứa con đem theo quan thuộc của Quỷ: một lần chẳng thể xưng số, rất ganh ghét ác hại. Hoặc tự xưng làm Thần cây cối (Thụ Mộc Thần), hoặc làm Thần đất (Địa Thần), hoặc làm Thần nước (Thủy Thần), hoặc giả dối làm anh em, vợ con của người từ bên nội, bên ngoại của nhà oan uổng. Hoặc làm Thần biển (Hải Thần), hoặc làm Thần thuyền xe (Thuyền Xa Thần). Hoặc làm Thần nhà cửa (Xá Trạch Thần), hoặc tự xưng là Dạ Tại Minh Trung Thần (vị Thần trong chỗ mù mịt của bóng đêm), Hoặc khiến người mộng, thức. Hoặc khiến người sợ hãi, vì người làm điều quái lạ. Tự xưng là Tinh Tử (ngôi sao dẫn đến cái chết). Tự xưng là Bệnh Tử (Bệnh tật dẫn đến cái chết). Như vậy làm cho con người hồ đồ náo loạn, đi theo bất kỳ một nơi nào, rất ganh ghét ác hại. Như vậy, giả bộ xưng khiến cho con người nấu giết cúng tế. Người chẳng biết, phần lớn làm việc nấu giết. Ăn uống là Quỷ, Qủy đó cũng chẳng đồng ý ăn, đầu mối là ganh ghét hãm hại khiến cho con người phạm tội giết chóc, khiến cho người vào trong Địa Ngục. Chủ yếu chẳng cần ăn, thấy người cúng tế thì vui. Quỷ như vậy cũng có thể hộ giúp cho sự sống của mạng người, chỉ ích cho tội lỗi. Người ngu si chẳng biết, cố giữ sự nghèo túng của Quỷ”.

Quỷ Tử Mẫu nghe Đức Phật nói lời này, tức một lòng tự hối lỗi, liền được con đường của Tu Đà Hoàn (Śrotāpanna-mārga: Nhập Lưu Đạo) biết phương đến, việc đi…quỳ thẳng lưng bạch Phật rằng: “Con ngu si chẳng biết, đời đời có ác mới như thế. Nay con được trì Giới, suy nghĩ con đường trung chính. Tâm của con đều nhìn thấu suốt, quay trở lại thấn một ngàn đức con của con. Nay con mới biết nơi của Đức Phật, mỗi mỗi đưa đến sự hoàn thành của lời nói (ngữ thành). Nguyện Đức Phật thương xót con. Con muốn khiến cùng với Đức Phật kết điều thiết yếu. Con muốn báo đáp ơn của người trên Trời dưới Trời”

Đức Phật nói: “Lành thay! Như ngươi có ý rất tốt này”

Đức Phật nói: “Từ đây trở đi, nên xưng lời nói này: liền dừng nghỉ bên Tịnh Xá của Phật. Người dân trong nước ấy, không có con mà đi đến cầu con thì ban đứa con cho họ, ước nguyện tự tại. Ta sẽ Sắc cho họ của đứa con (tử tính) cùng khiến đi theo hộ giúp con người, chẳng được sằng bậy quấy nhiễu.

Đứa muốn theo Quỷ Tử Mẫu cầu nguyện thì có tên là Phù Đà Ma Ni Bát, chị gái tên là Chích Nặc

Quỷ thuộc trên Trời dưới Trời là Ma Ni Bát Chủ. Bên trong bốn biển: Thuyền Xa giữ gin đời sống có tài sản, đều thuộc Ma Ni Bát

Ma Ni Bát cùng với Đức Phật kết thiết yếu: Thọ Giới Chủ giúp cho con người tài vật

Chích Nặc Chủ Nhân nếu có sự sinh đẻ ắt sẽ cứu giúp

Có Thiên Vương tên là Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa) chủ của Tứ Thiên Địa hộ giúp mạng sống của con người, ra vào thường theo Tỳ Sa Môn

Cầu nguyện có Đại Quỷ Vương tên là A Tu Luân (Asura) chủ các vua Rồng (Long Vương), các người có khí độc thuận theo cầu nguyện khiến cho chất độc chẳng phạm con người

Cầu nguyện nên có Tâm hiền từ (Maitra-citta: Từ Tâm) không có chỗ dùng cảm tạ, cũng không có chỗ ăn nuốt con người.

Theo điều cầu nguyện thì tại người nào mà cầu cho như thế? Chủ yếu không có chỗ cầu làm, cũng chẳng đòi hỏi con người. Người đến trước mặt Phù Đà Ma Ni Bát để làm lễ”.

PHẬT NÓI KINH QUỶ TỬ MẪU

_Hết_

05/04/2015