DU GIÀ LIÊN HOA BỘ NIỆM TỤNG PHÁP
Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH
Khi mới vào Đạo Trường phải chí Tâm làm các việc: Đỉnh lễ, sám hối, phát nguyện, hồi hướng. Xong liền kết Ấn Liên Hoa, chắp 2 tay lại giữa rỗng như hoa Phù Dung chưa nở.
Tụng Nhất Thiết Pháp Thanh Tịnh Chân Ngôn rồi đặt Ấn vào trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu mỗi chỗ đều tụng Chân Ngôn một biến liền được thanh tịnh. Chân Ngôn là :
“Án_ Tát phộc bà phộc, truật đà, tát phộc đạt ma sa-phộc bà phộc, thú độ hám”
Sau đó qùy gối phải sát đất, đưa Ấn Liên Hoa Hợp Chưởng đặt trên đỉnh đầu.
Tụng Chân Ngôn, tưởng lễ dưới chân tất cả chư Phật, Bồ Tát, Bản Tôn.
Chân Ngôn là :
“Án_ Bát ná-ma vật”
Làm Pháp này xong tức đều thành tựu mọi lễ sự cúng dường tất cả chư Phật, Bồ Tát. Sau đó ngồi Kiết Già hoặc ngồi Bán Già.
_ Liền kết Liên Hoa Tam Muội Gia Ấn: hai tay cài chéo nhau bên ngoài, nắm lại thành quyền, dựng đứng 2 ngón cái và 2 ngón út cùng kèm song song.
Bày tỏ với tất cả chư Phật, Bồ Tát, Bản Tôn khiến các Ngài nhớ ngay Bản Nguyện mà gia trì nhiếp thụ. Chân Ngôn là :
“Án_ Phộc nhật-la, bát ná-ma, tam ma gia, tát-đát-noan”
_ Tiếp kết Cực Hỷ Ấn: Dựa vào tay Ấn trước, chỉ đưa 2 ngón giữa rũ xuống vào trong lòng bàn tay sao cho mặt ngón cùng dính nhau.
Chân Ngôn là :
“Án _ Tam ma gia, hộc, tố ra đa, tát-đát-noan”
_ Tiếp kết Khai Tâm Ấn: Quán trên mỗi cái vú, vú phải có chữ Đát-la (TRA ) vú trái có chữ Tra (Ṭ) như cái then cài cửa. Dùng Kim Cương Phộc kéo mở 3 lần để khai Tâm của mình giống như mở cái cửa.
Chân Ngôn là :
“Án_ Phộc nhật-la mãn đà, đát-la tra”
_ Tiếp kết Nhập Trí Ấn: dựa theo Kim Cương Phộc lúc trước, chỉ đưa 2 ngón cái co vào trong lòng bàn tay.
Quán trước mặt cách một khuỷu tay có Hoa Sen trắng, trên hoa có chữ Ác (AḤ) tỏa ánh sáng màu trắng chảy vào trong trái tim, trụ trên hoa sen trắng.
Chân Ngôn là:
“Án _ Phộc nhật-la vi xá, ác”
_ Tiếp kết Bế Tâm Môn Ấn dựa theo Phộc Ấn trước, chỉ đưa 2 ngón trỏ nắm lóng tay của 2 ngón cái rồi đem An đó đặt chạm vào trái tim.
Chân Ngôn là :
“Án_ Phộc nhật-la mẫu sắt tri, hàm”
Liền quán đóng cửa (Bế Môn)
_ Tiếp kết Định Ấn Hai tay cùng cài chéo nhau, ngửa lên đặt dưới rốn, đưa 2 ngón cái hương lên trên cùng chạm nhau.
Liền tụng Nhập Tam Ma Địa Chân Ngôn là :
“Án_Tam ma địa, bát ná-di, hột-lị”
_ Tiếp, nên sửa thân ngay ngắn, chính niệm, nhập vào Tam Ma Địa, co lưỡi đặt lên nóc vọng, chận đứng các duyên bám níu (Phan duyên) quán tất cả Pháp thuộc bên trong, bên ngoài đều không có sở hữu.
Nếu có nhiều vọng niệm thì trước tiên nên dùng Pháp Sổ Tức. Pháp Sổ Tức là dựa vào hơi thở ra vào, đếm từ 1 hơi thở đến 7 hơi thở, xong lại đếm từ 1 đến 7 tương tục không dứt. Khi Tâm không có duyên bám níu liền chẳng cần đếm hơi thở, thâm nhập vào nơi thanh tịnh không có sở hữu. Liền quán chư Phật tràn đầy hư không với thân tướng lớn nhỏ giống như hạt mè có đầy đủ tướng tốt đẹp. Chư Phật bảo Hành Giả rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ngươi hãy quán Tâm của mình”
Lại quán thân của mình đỉnh lễ dưới chân của khắp tất cả chư Phật và bạch Phật rằng:“Thế Tôn! Làm sao quán Tâm? Tâm có tướng mạo như thế nào?”
Chư Phật bảo rằng: “Này Thiện Nam Tử! Tướng của Tâm khó có thể đo lường được”
Liền trao cho Chân Ngôn để Mật tụng quán sát. Chân Ngôn là :
“Án_ Chất đa, bát-la để vi đăng, ca lỗ nhĩ”
Hành Giả mật tụng quán kỹ càng, thấy Tâm của mình giống như mặt trăng trong sạch. Chư Phật bảo rằng:“Thiện Nam Tử! Tâm của ngươi vốn như thế, chỉ vì bị khách trần che đậy, nên biết đây tức là Tâm Bồ Đề” Lại truyền cho Chân Ngôn là :
“ Án_ Mạo địa chất đa , mẫu đát-ba ná dạ nhĩ”
Tụng Chân Ngôn này, quán sát kỹ càng vành trăng Tâm lại rõ ràng trong sạch không có vết ngăn che.
Liền ở trong vành trăng quán chữ Hột-Lị (HRĪḤ) biến thành hoa sen trắng có 1000 cánh tỏa ánh sáng chiếu soi. Chân Ngôn là:
“Án_ Để sắt-xá phộc nhật-la bát ná-ma”
Lại quán hoa sen trắng này lớn dần, rộng khắp Pháp Giới ngang bằng với hư không. Chân Ngôn là :
“Án_ Tát-phát la, phộc nhật-la bát ná-ma”
Tiếp quán hoa sen thu nhỏ dần dần. Chư Phật ở trong hư không đều nhập vào trong hoa sen đó với lượng ngang bằng với thân của mình. Chân Ngôn là :
“Án_ Tăng ha la, phộc nhật-la bát ná-ma”
Liền biến hoa sen thành Quán Tự Tại Bồ Tát có mão báu anh lạc, tướng tốt đẹp trang nghiêm, phóng ra ánh sáng rộng khắp Pháp Giới, trên mão có Vô Lượng Thọ Phật. Bản Tôn: tay trái cầm hoa sen trắng, tay phải tác Khai Liên Hoa Khế (Ấn hoa sen hé nở). Chân Ngôn là :
“Án_ Tam ma dụ hàm, ma ha tam ma dụ hàm, tát bà đát tha nghiệt đa tỳ tam mạo địa, phộc nhật-la bát ná-ma, a đát ma cú hàm”
Nhập vào Tam Muội này thì tất cả 8 Bộ Trời, Rồng… nhìn thấy thân của hành giả không hề sai khác với Đẳng của Quán Tự Tại, hay trừ tội nặng trong vô lượng kiếp của hành giả, tất cả Thắng Nguyện không có gì không thành tựu, đời này được viên mãn Pháp Thân Kim Cương. Tức Quán Thân này liền thành Chính Giác
_ Tiếp kết Gia Trì Ấn: Hai tay cùng cài chéo nhau bên ngoài, nắm thành Kim Cương Phộc rồi ấn vào trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu mỗi nơi đều tụng một biến.
Chân Ngôn là :
“Án- Hột-lị, tát bà ca ly, a địa sắt-xá tát-phộc hàm”
_ Tiếp kết Quán Đỉnh Ấn: Chắp tay xong, dựng cứng 2 ngón cái, ép gấp 8 ngón như hình báu.
Đặt Ấn trên đỉnh đầu, tụng Chân Ngôn 3 biến, tưởng Mão Ngũ Như Lai, đem mão đội lên đầu Hành Giả.
Chân Ngôn là :
“Án_ Hột-lị, ma ni bát ná-ma, a tỳ tiễn giả, tát phộc hàm, đát-lạc, hột-lị”
_ Tiếp kết Hệ Man Ấn (Ấn cột tràng hoa) tụng Chân Ngôn, dùng Ấn Quán Đỉnh lúc trước, từ vầng trán chia 2 tay vòng đến sau não, xoa quanh 3 lần như cột vòng hoa. Liền hướng tới trước bên cạnh tai hạ xuống, từ ngón út buông rải xuống như thế đeo vòng hoa.
Chân Ngôn là :
“Án_ Phộc nhật-la bát ná-ma, ma lê hàm, hột-lị”
_ Tiếp kết Giáp Trụ Ấn Kết Kim Cương Quyền như con nít nắm chặt, 2 ngón trỏ nắm 2 lóng ngón cái đặt ngang trái tim xong. Liền duỗi 2 ngón trỏ cùng ém một lóng tay, bên phải đè bên trái.
Quán mặt ngón trỏ phải có chữ ÁN (OṂ) mặt ngón trỏ trái có chữ CHÂM (ṬUṂ) trong miệng luôn luôn tụng Chân Ngôn hai chữ này không được gián đoạn, tưởng Chữ ấy đều phóng ra ánh sáng màu xanh lục như rút sợi tơ của ngó sen, ánh sáng tỏa ra chẳng dứt. Xoay (2 ngón trỏ) 3 vòng ở trước trái tim, tiếp đến rốn rồi đến 2 đầu gối, tiếp đến eo lưng, rồi đến ngang trái tim. Tiếp đến vai phải rồi đến vai trái, tiếp trên vầng trán, lại đến sau não. Mỗi nơi đều xoay 3 vòng. Lại kết Kim Cương Quyền Ấn, từ ngón út rải tán như rũ áo khoác ngoài (Thiên Y) Liền dùng 2 cái Phộc (cột buộc) chẳng được cởi bỏ, chỉ đem lòng bàn tay vỗ 3 lần. Chân Ngôn là :
“Án, Phộc nhật-la bát ná-ma, đổ sử-dã hộc”
_ Tiếp ở trong Đàn quán chữ A () thành vành trăng, ở trong vành trăng quán chữ HỘT-LỊ (HRĪḤ) thành thân Bản Tôn phóng ra ánh sáng lớn, đồng thời vô lượng quyếb thuộc của Bản Tôn hiện ra khắp cả ở trong hào quang tròn ấy.
_ Liền kết Câu Ấn nắm Kim Cương Phộc Quyền để ngón trỏ phải như móc câu, chiêu thỉnh 3 lần, 1 lần triệu 1 lần tụng.
Chân Ngôn là :
“Án_ A dạ hệ nhược”
_ Tiếp dùng Sách Ấn (Ấn sợi dây) như phộc trước, để 2 ngón trỏ cùng dính nhau như cái vòng, dẫn Bản Tôn vào nơi Quán Trí Thân.
Chân Ngôn là :
“Án_ A hệ hồng hồng”
_ Tiếp kết Tỏa Ấn (Ấn cái khóa) dựa theo phộc trước, đem 2 ngón trỏ với 2 ngón cái cùng xỏ xâu đều nắm nhau như 2 cái vòng nối liền nhau, khiến cho Bản Tôn dừng nghỉ.
Chân Ngôn là :
“Án_ Hệ tát-phổ tra hàm”
_ Tiếp kết Linh Ấn (Ấn cái chuông) dựa theo phộc trước, co 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay, lắc tay 3 lần như rung chuông khiến cho Bản Tôn hoan hỷ.
Chân Ngôn là :
“Án_ Vĩ xá gia hộc “
_ Tiếp kết Hiến Át Già Hương Thủy Ấn, tụng Bách Tự Chân Ngôn hoặc bài Tán Thán khác. Hai tay cài chéo bên ngoài với nhau, mở 2 lòng bàn tay, để 2 đầu ngón giữa hợp nhau, hơi co 2 ngón trỏ sao cho cách lưng ngón giữa khoảng một hạt lúa không cho chúng chạm nhau, hình dạng như cái đầu của chày Tam Cổ, 2 ngón cái phụ dính cạnh bên dưới 2 ngón trỏ.
Liền tưởng bụm đầy nước thơm. Tụng Chân Ngôn hướng về phía trước bày tỏ và rưới rửa chân của Bản Tôn. Chân Ngôn là ;
“Án_ phộc nhật-lộ ná ca sách”
Bản Tôn đã đến.
_ Tiếp kết Yết Ma Ấn Tay trái nắm Kim Cương Quyền đặt dính trái tim, tưởng cầm hoa sen trắng. Tay phải cũng nắm Kim Cương Quyền xoay chuyển ở bên trên, tưởng mở bóc cánh sen. Tức thân đồng với sự nghiệp của Bản Tôn. Chân Ngôn là :
“Án_ Phộc nhật-la đạt ma hột-lị”
_ Tiếp kết Tam muội Gia Ấn: Kim Cương Phộc co 2 đầu ngón trỏ, để 2 ngón cái cùng đè lên đồng với Ấn gia trì bên trên khiến cho Bản Tôn nhớ lại Bản Thệ Nguyện mà gia trì nhiếp hộ.
Chân Ngôn là :
“Án_ Tát phộc ca lý”
_ Tiếp kết Kim Cương Hy Hý Nội cúng dường Ấn: Kim Cương Phộc, duỗi 2 ngón cái hướng về thân đặt song song ngang trái tim.
Chân Ngôn là :
“Án_ Ma ha la để”
_ Tiếp kết Man Ấn (Ấn vòng hoa): dựa theo Ấn trước, liền chẳng thay đổi chỉ đưa 2 cánh tay kèm nhau duỗi thẳng, hướng về phía trước để ngang trán.
Chân Ngôn là :
“Án_ Lộ ba du bệ”
_ Tiếp kết Ca Ấn Chẳng sửa Ấn trước, từ phía trước đưa đến miệng rồi mở tán, hướng về phía trước rũ 2 bàn tay xuống như phát ra tiếng ca.
Chân Ngôn là :
“Án- Luật lô đát la tháo khê”
_ Tiếp kết Vũ Ấn (Ấn múa): Đem 2 tay Kim Cương Quyền cùng xoay chuyển quanh, đều từ ngón út buông tán. Liền kết Kim Cương Hợp Chưởng đặt trên đỉnh đầu (Kim Cương Hợp Chưởng là chắp 2 tay lại khiến cho các đầu ngón tay cùng cài chéo nhau, bên phải đè bên trái)
Chân Ngôn là :
“Án_ Tát phộc bố nhi”
Phần bên trên là 4 Nội Cúng Dường
_ Tiếp kết Thiêu Hương Ấn (Ấn Hương đốt) Đem Kim Cương Phộc hướng xuống dưới giải tán như là đốt hương.
Chân Ngôn là :
“Án_ Bát-la ha-la nễ ninh”
_ Tiếp kết Hoa Ấn: Đem Kim Cương Phộc hướng lên trên giải tán như là rải hoa.
Chân Ngôn là :
“Án_ Phả la nga nhĩ”
_ Tiếp kết Đăng Ấn (Ấn đèn sáng) dựa theo Hy Hý Ấn lúc trước, chỉ co 2 đầu ngón cái lại cùng gần sát nhau ở phía trước, nhưng không được dính nhau.
Chân Ngôn là:
“Án_ Tố đế nhạ ngật-lý”
_ Tiếp kết Đồ Hương Ấn (Ấn Hương xoa) Đem Kim Cương Phộc giải tán xoa chà lồng ngực như thế xoa hương.
Chân Ngôn là :
“Án_ Tố hiến đản nghĩ”
Phần bên trên là 4 Ngoại Cúng Dường
_ Tiếp kết Bộ Tâm Căn Bản Ấn: Chắp 2 tay lại, đem 2 ngón vô danh, 2 ngón trỏ cùng cài chéo phần đầu ngón với nhau. Hai ngón út, 2 ngón cái vỗ nhau mở ra.
Tụng Bách Tự Chân Ngôn 3 biến, tụng 7 biến 3 chữ BÁN (PHAṬ) xong bung Ấn trên đỉnh đầu.
Sau đó cầm tràng hạt niệm tụng. 2 tay cầm tràng hạt để ngang trái tim niệm tụng. Quán sát kỹ càng Bản Tôn phóng ra ánh sáng thanh tịnh tuôn chảy vào đỉnh đầu, soi chiếu vành trăng nơi trái tim. Vành trăng có hoa sen trắng, sắc tướng của mình và Bản Tôn trợ nhau thành hình tượng.
Sau khi đủ lượng biến số liền xin sám hối, phát nguyện.
Lại trùng hiến Tam Muội Gia, trùng kết 8 Cúng Dường.
Sau đó Phát Khiển Thánh Giả quay trở về Bản Cung. Phát Khiển là dùng Ấn Tam Muội Gia lúc trước đặt ở miệng giải. Chân Ngôn là :
“Án_ Bát ná-ma tát đát-phộc, Mục”
Sau đó lại kết Gia Trì, Quán Đỉnh, Giáp Trụ, Phách Ấn .
Xong rồi ra khỏi Đạo Trường. Hoặc ca ngợi Kinh Đại Thừa, hoặc ấn Phật làm Tháp, trong tất cả thời đừng để cho gián đoạn Tam Ma Địa của Bản Tôn.
Nếu va chạm nơi ô uế, nên quán trên đỉnh đầu có chữ PHÁP GIỚI SINH phóng ra ánh sáng màu đỏ, ấy là chữ LÃM (劣_ RAṂ) Ở trên các thức ăn đều gia trì chữ này liền chẳng thành uế húc (tiếp xúc vật nhơ bẩn) Đối với mọi thứ hương, hoa cúng cường đều thêm chữ này phóng ra ánh sáng màu trắng liền không có uế húc ắt vật cúng dường đều tràn đầy khắp Pháp Giới.
LIÊN HOA BỘ BÁCH TỰ CHÂN NGÔN là :
“Án (1) Bát ná-ma tát đát-phộc ma gia (2) Ma noa bàn la gia (3) Bát ná-ma tát đát-phộc (4) đát vĩ nỗ ba để sắt-xá (5) niết-lý trụ minh bà phộc (6) Tố đổ sử-du mị bà phộc (7) A nỗ la khất-đổ mị bà phộc (8) tố bổ sử-du mị bà phộc (9) Tát phộc tất địa mị bát-la dã ta (10) Tát phộc yết ma tố giả mị (11) Chất đa thất lị dược (12) Cú lô hồng (13) Ha ha ha ha hộc (14) Bạc già phạm (15) Tát phộc đát tha nghiệt đa (16) bát ná-ma (17) Ma mị môn giả (18) Bát ná-mị bà phộc (19) Ma ha tam ma gia tát đát-phộc (20) Hột-lị”
DU GIÀ LIÊN HOA BỘ NIỆM TỤNG PHÁP (Hết)
Hiệu chỉnh xong vào ngày 18/05/2011
OṂ: Hình thức của một chữ nói về tinh hoa trong sạch tinh khiết về một cơ thể Liên Hoa của tất cả Đấng Thiện Thệ (Sugata). Nó còn biểu thị cho dự định của một người nào đó hoặc biểu thị cho sự ước muốn may mắn nào đó.
PADMASATVA: Liên Hoa Tát Đỏa. PADMA là hoa sen biểu thị cho bản chất trong sạch không ô nhiễm, không bị bất cứ nguyên nhân nào làm cho nhơ bẩn được. SATVA là người có lòng trắc ẩn lớn .
PADMASATVA còn biểu thị cho sự không thể chia cắt được của tính trong sạch không nhiễm cấu và tâm Đại Bi. Tình trạng nhơ bẩn ô uế là hiện tướng của vòng luân hồi. Sự luân chuyển trong trạng thái nhơ bẩn ô uế mà luôn luôn trong sạch tinh khiết được gọi là Đạo. Tình trạng thoát ly vĩnh viễn sự nhơ bẩn ô uế chính là Phật Đạo. Chữ nghĩa chỉ là phương cách hướng dẫn cho nên danh tự PADMASATVA biểu thị cho sự kết tinh Tâm Nguyện của kẻ hữu tình nhằm vượt thoát sự nhiễm ô trói buộc và đạt được sự thanh tịnh vô nhiễm trước.
SAMAYAM: Bản Thệ, có nghĩa là những gì mà ta không thể vượt qua được. Nó là khuôn mẫu giải thoát mà ta cần phải trân trọng gìn giữ.
ANUPĀLAYA: gìn giữ, có nghĩa là giữ cho lời nguyện thề của Padmasatva luôn quan hệ với ta.
TVENA: bởi Ngài ( Padmasatva)
UPATIṢṬA: Kiên trú. Padmasatva đang được kêu gọi để trú ngụ vững chắc trong một cá thể.
DṚḌHO: Vững chắc, thuộc tính cách mà Padmasatva trú ngụ trong Bản Thể đó.Mặc dù Padmasatva là hình thức tồn tại trong mọi hiện tượng, tỏa khắp và lưu lại trong mọi vật từ lúc khởi thủy cho đến sau này, hình thức này luôn luôn tồn tại trong khi luân chuyển nơi sinh tử cũng như ổn định vững chắc nơi Niết Bàn. Padmasatva được yêu cầu trú ngụ trong một cá thể đã giúp cho cá thể đó tự nhận biết về đặc tính trong sạch không nhiễm dính duy nhất.
ME: là tôi, cái Ta
BHAVA: là phát sinh (cảm giác của sự tự tạo ra , cảm nhận về sự tạo lập)
SUTOṢYO: Ước nguyện tốt, sự thỏa mãn cùng cực. Người ta van nài Padmasatva để làm cho bản thân họ trở nên thỏa mãn từ sự tự do khoái lạc, nhận thức tỉ mỉ tinh vi cho đến cả ước nguyện lớn lao (Đại Nguyện).
ME: là Tôi
BHAVA : là phát sinh
SUPOṢYO : là tăng trưởng rất tốt. Đi theo ME BHAVA thì mang nghĩa là
“Tăng trưởng Trí Tuệ thanh tịnh qua đại nguyện Không Hai và lòng Đại Bi trong tôi“
ANURAKTO: là hài lòng. Đi theo ME BHAVA thì có nghĩa là “Làm cho tôi phát khởi Đại Bi”. Đây chính là nghĩa khiến cho tôi yêu thương và dứt trừ khổ não cho tất cả chúng sinh khiến cho họ xa lià mọi sự ô uế dính mắc
SARVA: là tất cả
SIDDHIṂ: sự thành tựu. Sarva siddhiṃ đi theo ME BHAVA thì có nghĩa là “Làm cho tôi thành tựu tất cả”
ME: là Tôi
PRAYACCHA : Ban cho, hoặc cầu nguyện cho ai
SARVA : Tất cả
KARMASU : Hành động
ME PRAYACCHA SARVA KARMASU là cung cấp cho tôi tất cả hành động lớn, nhỏ, siêu đẳng, bình thường
CA: là và, luôn luôn
ME: là của Tôi
CITTAṂ: là Tâm
ŚRĪYAṂ: là đức tính, đức hạnh
KURU: là làm
CA ME CITTAṂ ŚRĪYAṂ KURU: Hãy làm cho Tâm của tôi trong sáng tinh khiết trong mọi hành động. (Bởi vì Tâm dẫn đầu tất cả mọi hành động, nếu Tâm trong sáng thì tất cả hành động trong sáng)
Người ta van nài Padmasatva để xin nhận thức được Cứu cánh bí mật mà bí mật này đã tạo ra rất nhiều vẻ mặt bên ngoài. Sự tồn tại của luân hồi và Niết Bàn được bắt nguồn từ năng lực tự nhiên của một Padma duy nhất. Sự nhận thức về ước nguyện vĩ đại này đã giúp cho họ vượt qua được bản chất tự tâm của chính họ và đó là lời khẩn cầu lớn nhất.
HŪṂ: Chủng Tử biểu thị cho Tâm Tịnh Bồ Đề, là Đại Ấn của 5 dòng Như Lai, là bản chất trong sạch tinh khiết của 5 sự hợp nhất và sẵn sàng để hiển lộ ra bất cứ lúc nào.
HA HA HA HA: Là bản chất nguyên thủy tinh khiết của 4 sự vui vẻ, khoái lạc HOH: là bản chất tinh khiết của hữu tình thông qua sự đối đãi giữa 6 căn và 6 trần BHAGAVAṂ: là Thế Tôn.
SARVA TATHĀGATA: Tất cả Như Lai
PADMA: Thanh tịnh vô nhiễm trước. Trường hợp chỉ định được thêm vào với một nghĩa quy hướng, bởi vì người ta đang xin sự quan tâm của tất cả Như Lai
MĀ: là đừng
ME: là Tôi
MUṂCA (hay Muṅca, Muñca): là bỏ rơi
MÀ ME MUṂCA là “Đừng bỏ rơi Tôi mang nghĩa là “đừng để cho sự nhận thức được pháp NHƯ THỊ xa lìa khỏi tôi”, hoặc là “qua những ràng buộc của Tâm Đại Bi vô biên, đừng để cho tôi bị thoái chuyển”. PADMĪ: là có một Padma
BHAVA: là phát sinh, cái có (Hữu)
PADMĪ BHAVA có nghĩa là làm cho tôi có tính trong sạch không dính mắc, tức chỉ ra nghĩa không bỏ rơi của Padmasatva
MAHĀ: là to lớn không ngằn mé
SAMAYA: là lời thề
SATVA: là hữu tình
MAHĀ-SAMAYA-SATVA là Đại nguyện hữu tình (Hữu tình có lời thề to lớn)
HRĪḤ: Chủng tử tinh hoa của Liên Hoa Bộ biểu thị cho sự mau chóng xa lìa các trần cấu, tham, sân, si, chứng được 4 đức thanh tịnh là Ái Nhiễm Thanh Tịnh, Sân
Thanh Tịnh, Cấu Uế Thanh Tịnh, Tội Thanh Tịnh
Một người van xin một biểu tượng vĩ đại Padmasatva thì tự dâng hiến toàn bộ nhân vị của họ để trở thành sự thanh tịnh không nhiễm dính. Đây là lý tưởng Bồ Tát được thực hiện như nó đã được thể hiện trong hình tướng Padmasatva
Toàn bộ LIÊN HOA BÁCH TỰ MINH CHÂN NGÔN có thể diễn dịch là :
“Hỡi Liên Hoa Tát Đỏa! Xin Ngài hãy giữ gìn lời thề của mình! Xin Liên Hoa Tát Đỏa hãy trú ngụ cùng con,làm cho con được kiên cố vững chắc, giúp cho con hoàn thành ước nguyện, ban bố cho con thỏa mãn mọi nguyện cầu, thúc đẩy con phát khởi Tâm Đại Bi mà thành tựu tất cả, đồng thời làm cho Tâm của con được tinh khiết trong sáng trong mọi hành động HÙM, HA, HA, HA, HA, HỐC. Xin Đức Thế Tôn, tất cả Như Lai Liên Hoa đừng bỏ rơi con, hãy giúp cho con phát sinh được sự thanh tịnh không nhiễm dính, đừng để con phân cách với Đấng Liên Hoa Tát Đỏa ngỏ hầu thành tựu Đại Nguyện Hữu Tình. HƠ-RÍCH”