BỐN MƯƠI HAI TAY MẮT THIÊN THỦ QUÁN ÂM
Việt dịch: Huyền Thanh
1_ Như Ý Châu Thủ (Tay cầm viên ngọc Như Ý):
_ Tay thứ nhất trong tám tay thuộc Ma Ni Bộ (Mani-kula) của Mật Pháp, là Pháp Tăng Ích (Va’sikarana)
_ Câu thứ 25 trong văn của bài Chú ghi là: “Ma la ma la” dịch nghĩa là trong ngoài không dơ bẩn, tức là Như Ý Châu Thủ Nhãn trong tướng tay Đại Bi
_ Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni: Bản dịch của Tam Tạng BẤT KHÔNG Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ 31 trong Kinh Văn:
“Nếu muốn cầu giàu có, mọi loại trân bảo vật dụng thì nên cầu nơi tay Như Ý Bảo Châu”
_ Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh: Bản dịch của Tây Thiên Trúc GIÀ PHẠM ĐẠT MA Pháp Sư ở Đời Đường, là tướng tay thứ nhất:
“Nếu người nào vì sự giàu có, mọi thứ trân bảo, vật dụng cần thiết thì nên cầu nơi bàn tay cầm viên ngọc Như Ý”
_ Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp Kinh: Tướng tay Ấn thứ nhất là:
Nếu muốn được tài bảo giàu có, nên tu Pháp MA NI……. Nay DỮ NGUYỆN QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT, tay trái đặt ngang trái tim cầm Ma Ni, hình trạng trái châu màu lưu ly, ánh sáng vàng và phát ra ánh lửa. Tay phải kết Dữ Nguyện khế, co cánh tay hướng lên trên . Vẽ tượng như vậy xong, đặt ở nơi thanh tĩnh, lễ bái, cúng dường, tác pháp niệm tụng.
Tướng Ấn đó là: hai tay buộc chặt, Tiến Lực (2 ngón trỏ) làm hình Ma Ni, Thiền Trí (2 ngón cái) kèm duỗi đứng, liền thành tựu.
Chân ngôn là:
ÁN_ PHỘC NHẬT LA ĐẠT MA (Kim Cương Pháp) CHẤN ĐA MA NI (Như Ý Châu) NHẬP PHỘC LA (Quang minh) PHỘC LA NI (Dữ nguyện) SA PHỘC HẠ.