Những truyện Niệm Phật cảm ứng
mắt thấy tai nghe
Tác giả: LÂM KHÁN TRỊ
Người dịch: THÍCH HOẰNG CHÍ
- Bạch Y Nữ Nhân Trong Mộng Cho Thuốc
- Bàn Luận Trống Rỗng Vô Ích, Quỷ Thần Tính Nợ
- Bên Bờ Sống Chết, Được Cứu Sống Lại
- Bệnh Cũ Mười Năm, Không Thuốc Mà Khỏi
- Bị Tai Nạn Giao Thông, Nhờ Tiếng Niệm Phật Được Cấp Cứu
- Bồ Tát Gia Bị Khai Mở Trí Tuệ Cho Tôi
- Bồ Tát Thị Hiện Khuyến Hóa Niệm Phật
- Bụng Đau Khó Chịu, Bà Ngoại Dựa Vào
- Cành Trúc Báo Bình An, Rớt Xuống Nước Được Cứu
- Cháu Gái Nói Chuyện Phạm Lỗi Với Ma Quỷ, Nhờ Niệm Phật Giải Oan
- Chị Lạy Phật, Em Trai Được Nhờ Phước
- Chí Tâm Niệm Phật, Khắc Phục Được Tai Nạn Gió Lửa
- Chí Thành Niệm Phật, Được Vãng Sanh Với Sắc Diện Hòa Vui
- Chuyện Cảm Ứng Chuyển Nghiệp Kỳ Diệu Nhất
- Cô Dâu Niệm Phật, Lật Xe Được Vô Sự
- Cô Hồn Có Tánh Linh Theo Người Nghe Kinh
- Con Cháu Học Phật Cảm Hóa Được Người Lớn
- Con Chó Đầy Đủ Căn Lành, Theo Chủ Nghe Pháp
- Con Khỉ Sắp Bị Giết Được Chuộc Mạng Biết Lạy Phật
- Con Khỉ, Cái Mốc Câu 1 – Phúc Đến Lòng Sáng Ra
- Con Mèo Đòi Nợ, Yêu Cầu Siêu Độ
- Dát Vàng Trang Nghiêm Tượng Phật, Lửa Cháy Qua Khỏi Nhà
- Diêm Vương Cũng Sợ Phật A Di Đà
- Đến Lúc Việc Xảy Ra Mới Ôm Chân Phật Cũng Có Hiệu Quả
- Địa Tạng Bồ Tát Chỉ Điểm Bình An
- Đức Di Đà Tiếp Dẫn, Cả Nhà Ánh Hào Quang Kim Sắc
- Đứng Chấp Tay Mỉm Cười Vãng Sanh Tây Phương
- Hiện Bốn Thứ Tướng Lành, Nhất Định Vãng Sanh Tây Phương
- Khóa Tụng Sớm Tối, Rắn Đến Nghe
- Không Gieo Nhân Phật, Đâu Được Quả Phật
- Lúc Giải Phẩu Khoét Thịt Ở Cánh Tay, Thần Thức Dạo Chơi Thiên Đường
- Mẹ Già Niệm Phật, Con Được Tai Qua Nạn Khỏi
- Một Câu Phật Hiệu Khởi Tử Hồi Sinh
- Một Đạo Bạch Quang Tiếp Dẫn Người Mất
- Một Tiếng Di Đà, Khiến Xe Được Ngừng Lại
- Nghiệp Lực Cản Trở Khiến Nhân Hết Quả Dứt
- Nhân Duyên Tin Phật Của Hai Bà Cháu
- Nhành Dương Rải Vào Thân, Cái Đau Ở Ngực Liền Tiêu
- Nhờ Thiện Tri Thức Khai Đạo, Người Mù Được Sanh Tây Phương
- Niệm Phật Cảm Ứng Được Quán Thế Âm Bồ Tát Ứng Hóa Cứu Đứa Em
- Niệm Phật Chuyển Nghiệp Được Hưởng Thọ Phước Báo
- Niệm Phật Có Thể Độ Được Hung Thần Ác Sát
- Niệm Phật: Nước Rút, Người Và vật Đều Bình An
- Nơi Ở Hung Thần Hóa Thành Tốt Lành
- Nước Đại Bi Khiến Cho Thai Đã Chết Sống Lại
- Ở Cõi Đời Này Trước Được Nghe Thiên Nhạc Ở Hư Không
- Ở Trong Tù Được Nghe Pháp, Kính Tu Tịnh Nghiệp Được Kết Quả
- Oan Hồn Theo Đuổi Bị Sốt Cao, niệm Phật Hết Sốt
- Phật A Di Đà Phóng Quang Gia Bị
- Phật Vốn Là Y Vương Có Thể Trị Dứt Các Chứng Bệnh
- Phật, Bồ Tát Không Phụ Người Chí Tâm
- Sát Sanh Phải Bị Quả Báo Đoản Mạng
- Sự Linh Ứng Mầu Nhiệm Lúc Trợ Niệm Cho Mẹ Vãng Sanh Tây Phương
- Tác Giả Của Sách Này Niệm Phật Vãng Sanh Tây Phương Truyện Ký Của Lão Cư Sĩ Lâm Khán Trị Vãng Sanh
- Tai Nạn Bị Treo Ở Sườn Núi, Nguy Hiểm Kinh Sợ, Rốt Cuộc Không Sao
- Tài Xế Niệm Phật, Tai Ương Tiêu Trừ
- Té Xuống Kênh Rạch Niệm Phật Đước Cứu
- Té Xuống Lầu Bị Thương, Qua Ngày Sau Không Sao
- Thuốc A Già Đà Trị Được Vạn Bệnh
- Thường Niệm Phật Được Thoát Khỏi Tai Nạn
- To Tiếng Niệm Phật, Đuổi Được Oan Hồn
- Trợ Giúp Cho Cha Vãnh Sanh Tây Phương Thật Là Đại Hiếu
- Trợ Niệm Cho Người Vãng Sanh Tây Phương, Công Đức Vô Lượng
- Trong Mộng Được Bác Sĩ Cất Lá Gan Cứu Chữa Và Chuyên Cứu Độ Những Con Rệp
- Trong Mộng Niệm Phật, Cứu Mẹ Thoát Hiểm
- Trong Mộng Niệm Phật, Gặp Dữ Hóa Lành
- Việc Sanh Tử Của Ai, Tự Người Đó Giải Quyết
- VỢ Chồng Thổ Địa Quy Y Tam Bảo
- Vốn Đến Đòi Nợ, Niệm Phật Được Giải Oan
- Vong Hồn Quấn Quýt Theo Quấy Phá, Niệm Phật Được Giải Oan Kết
- Xe Ba Bánh Rớt Xuống Khe, Một Phen Thật Kinh Hồn Vía
- Xe Hư, Niệm Phật Được Hiệu Lực
- Xe Lật, Được Bình An Vô Sự
Lời người dịch
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ () và Kinh Đại Tập () là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Chư Tổ như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Thiên Như, Liên Trì, Ấn Quang, v.v… cũng đều đề xướng tuyên dương pháp môn Tịnh độ. Và trên thực tế chúng ta thấy hành giả tu Tịnh độ ngày một nhiều. Thế nhưng dịch giả nhận thấy những sách viết về Tịnh độ thì dường như quá ít! Đã thế, mà trong số ít ỏi đó lại còn có những sách nội dung chẳng những không làm tăng trưởng niềm tin nơi hành giả, mà còn gây cho hành giả thêm hoang mang. May thay, dịch giả được đại đức Thích Minh Quang hiện đang du học ở Đài Loan, trong một chuyến về nước tặng cho quyển “Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe” này, dịch giả xem thấy rất hay, cảm thấy quyển sách này nếu được dịch ra chữ Việt và in ấn lưu hành thì có thể giúp tăng trưởng tín tâm nơi hành giả tu Tịnh độ rất nhiều, nên dịch giả không ngại vốn liếng Hán học còn nông cạn và văn từ tiếng Việt cũng rất vụng về, mạnh dạn phát tâm dịch quyển sách này ra chữ Việt, để các hành giả tu Tịnh nghiệp cùng xem, với ước nguyện thông qua quyển sách nhỏ này, mọi người càng thâm tín hơn nơi pháp môn thù thắng mà mình đã chọn.
Ngưỡng mong trên Hòa Thượng bổn sư (Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh) chứng minh, cùng toàn thể chư liên hữu hoan hỷ với pháp sự này.
Đây là lần đầu tiên dịch giả mạo muội cầm bút dịch một quyển sách Phật ra mắt đại chúng, chắc chắn sẽ có rất nhiều sai sót. Ngưỡng mong được các bậc cao minh chỉ giáo.
Nam mô A Di Đà Phật
Mùa Hạ năm Tân Tỵ
Dịch giả cẩn bút
Tỳ kheo Thích Hoằng Chí
-o0o-
Lời tựa
Tuyết Lô lão nhân Lý Bính Nam ()
Sách vở của Tam Đại (ba đời: Hạ, Thương, Chu) như thế nào? Gặp ngọn lửa của nhà Tần, nên nay không còn biết! Còn lưu lại chỉ là sách vở từ nhà Hán trở về sau. Nhìn tổng quát những Kinh, Sử, Tử, Tập đều không ngoài hai chữ “Nhân Quả”. Lấy đó làm gương, làm khuôn phép thì phong hóa trong xã hội được thuần khiết (trong sáng, tốt đẹp). Trong phần Tập (một trong bốn phần Kinh, Sử, Tử, Tập) thì có những tiểu thuyết giả sử, tiếp diễn đến nay vẫn thịnh hành và sự phổ cập đến các hàng độc giả, thực ra còn vượt lên trên cả Kinh, Sử. Chỉ có điều chất lượng của tiểu thuyết không đồng đều, nên không được xếp vào văn hiến. Nhưng những loại tiểu thuyết có nhiều loại phức tạp như loại lịch sử, loại phong tục, loại võ hiệp, loại thần quái, loại ngụ ngôn biếm đời, loại tình yêu nam nữ, v.v… Thể loại tuy nhiều, nhưng đều dùng “thiện ác” để khuyên răn đời, lấy đó làm tông chỉ. Do có công năng giúp đỡ cho Kinh, Sử, cho nên các bậc danh nho, học sĩ đều không bài xích nó, nhưng có những chuyện có hư cấu, dùng từ khoa trương quá đáng; cũng có cái vừa phải xác đáng, cho nên có người tin, có người không tin, vì vậy sách Mạnh Tử có lời than: “Tin hết vào sách không bằng không có sách!”, đây là vì ghét sự khoa trương quá đáng. Sách đã như vậy mà lòng người phần nhiều cũng không đồng: có người tin những điều ghi chép trong sách xưa; có người thì tin những lời nói của người nay; có người tin sách không tin người; có người tin người không tin sách; có người tin xưa không tin nay; có người tin nay không tin xưa. Như thế thì chẳng phải đều tin hết, cũng chẳng phải đều chẳng tin hết.
Quyển sách này người biên soạn là người nay, những điều người nay ghi chép là những việc nay. Người nay thì nhiều người quen; việc nay thì nhiều người biết, cho nên chẳng có hư cấu và khoa trương quá đáng, như thế thì sao mà không tin? Nếu tin thì tăng thêm phước đức, làm cho phong hóa xã hội được thuần khiết (trong sáng, tốt đẹp). Tác phẩm ghi lại những chuyện nhân quả này được viết ra là vì người có lòng tin, cũng làm ra là vì người chưa có lòng tin. Người chưa có lòng tin hiện nay chưa chắc sau này không tin, cho nên tác phẩm được viết ra cũng không uổng phí vậy.
Có người bảo: “Cái nhân quả mà ngài nói, tôi không dám bác, nhưng những chuyện cảm ứng ghi ở đây, không khỏi đáng nghi?”. Ôi, nhân quả là hiện tướng của Sự; cảm ứng là động thái của Lý. Sự và Lý, Động và Hiện nếu có thể tách làm hai, thì làm gì có nhân quả? Lại có người nạn vấn rằng: “Nhân quả, Kinh, Sử đã nói rõ rồi, cần chi đến những chuyện cảm ứng này?”. Đáp: “Ông không nghe việc phương tiện khéo léo trong kinh Pháp Hoa sao? Thuyết pháp thì hàng trung căn, hạn căn không khế ngộ; thuyết thí dụ thì hàng thượng căn trung căn đều nghe; thuyết nhân duyên thì ba căn đều thông suốt, mà quyển sách này đã giúp thêm được cho Kinh, Sử, thế há chẳng tốt hơn sao?”. Như ai thực sự tin được điều này, mới có thể thấy được chỗ thâm áo của Kinh, Sử.
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 58,
Cuối Xuân năm Kỷ Dậu
Lý Bính Nam ghi
Lời nói đầu
“Người tu Tịnh nghiệp phải nên thực tiễn. Nếu như tu hành mà không niệm Phật, thì cũng giống như người nói ăn mà không có ăn và người đếm tiền của người khác, không có ích gì cho việc tu hành cả. Nói một trượng không bằng làm một tấc! (nói nhiều không bằng làm ít). Đây là lời của ân sư Bính Công (Lý Bính Nam) thường hay khuyên gắng những người tu học. Ngài (Bính Công) hằng tự tu và hóa độ cho người, hai mươi năm ở tại Đài Trung, ngài hoằng dương chánh pháp chưa từng có một ngày gián đoạn, với tâm Từ Bi khuyên người không biết mệt mỏi, khuyên người chân thật niệm Phật, cầu sanh Tây phương, độ người vô số. Tất cả Sĩ, Nông, Công, Thương cho đến những bà già không biết chữ hoặc những trẻ nhỏ ba tuổi … rất nhiều người đạt được sự lợi ích của niệm Phật.
Hiện nay đang là thời mạt pháp, tà thuyết rối rắm, những người tu học muốn đầy đủ pháp vị tốt đẹp, chỉ có y giáo phụng hành, chuẩn bị tư lương chờ đến kỳ hạn có thể vãng sanh về An Dưỡng (cõi Cực Lạc). Đồng trong loài người, mà có người nhân nơi chí tâm niệm Phật mà có được những cảm ứng kỳ diệu, tiêu tai giải nguy, hoặc có người nhất tâm niệm Phật, khi lâm chung nhờ Phật tiếp dẫn thị hiện những tướng lành. Học nhơn (tôi, lời khiêm xưng của tác giả) không ngại ngu muội vụng về, nghĩ ra nên đem những sự thật cảm ứng không thể nghĩ bàn, chính mình mắt thấy tai nghe trong hơn mười năm trở lại đây, nhất nhất ghi chép lại, để cho những người chưa tin Phật, niệm Phật, sớm biết tin Phật niệm Phật; những người đã tin Phật niệm Phật rồi sẽ càng gắng gỏi nỗ lực hơn, tinh tấn hơn gấp bội; những ai thấy nghe đều được lợi ích trong Phật Pháp. Đây chính là nguyện vọng của bút gia.
Lâm Khán Trị