LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 139
Chương 5: ĐẠI CHỦNG UẨN
Phẩm 4: BÀN VỀ CHẤP THỌ, phần 3
* Có hai thọ thân thọ và tâm thọ, cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này.
Đáp: Vì muốn ngăn chận các tông chỉ khác và hiển bày nghĩa lý của mình. Nghĩa là hoặc có người nói: Thọ tức là phần vị sai khác của tâm.
Lại có thuyết nói: Chỉ có khổ thọ, không có lạc thọ, xả thọ riêng. Để ngăn chận ý tưởng ấy và nêu bày rõ: Thọ không phải tâm vì có ba thứ sai biệt, nên tạo ra phần Luận này.
Hỏi: Trong đây vì sao không hỏi một thứ thọ?
Đáp: Do ý của người tạo luận muốn như thế. Cho đến nói rộng.
Có thuyết nêu: Ở đây là nêu bày các thọ có sai biệt lần lượt gồm thâu nhau, không phải nêu rõ về thể của thọ, nên không hỏi một thứ thọ.
Có hai thọ là thân thọ và tâm thọ. Lại có ba thọ là lạc thọ, khổ thọ và thọ không khổ không vui.
Hỏi: Hai thọ gồm thâu ba thọ hay ba thọ gồm thâu hai thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là thân thọ gồm thâu phần ít của ba thọ và ba thọ này cũng gồm thâu thân thọ. Tâm thọ cũng như vậy. Thế nên nói là tùy theo sự việc. Hai thọ như trước đã nói.
Hỏi: Có bốn thọ, tức là thọ thuộc ba cõi và thọ không hệ thuộc. Vậy hai thọ gồm thâu bốn thọ hay bốn thọ gồm thâu hai thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là thân thọ gồm thâu phần ít của hai thọ và hai thọ này cũng gồm thâu thân thọ. Phần ít của hai thọ tức là thọ thuộc cõi dục và thọ thuộc cõi sắc. Tâm thọ gồm thâu hai thọ toàn phần cùng phần ít của hai thọ và các thọ này cũng gồm thâu tâm thọ. Hai thọ toàn phần tức là thọ thuộc cõi vô sắc và thọ không hệ thuộc. Phần ít của hai thọ tức là thọ thuộc cõi dục và thọ thuộc cõi sắc. Thế nên nói tùy theo sự việc. Hai thọ như trước đã nói.
Hỏi: Có năm thọ, tức là lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn và xả căn. Vậy hai thọ gồm thâu năm thọ hay năm thọ gồm thâu hai thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là thân thọ gồm thâu một thọ toàn phần cùng phần ít của hai thọ và các thọ này cũng gồm thâu thân thọ. Một thọ toàn phần là khổ căn. Phần ít của hai thọ là lạc căn và xả căn. Tâm thọ gồm thâu hai thọ toàn phần cùng phần ít của hai thọ và các thọ này cũng gồm thâu tâm thọ. Hai thọ toàn phần là hỷ căn và ưu căn. Phần ít của hai thọ là lạc căn và xả căn. Thế nên nói là tùy theo sự việc. Hai thọ như trước đã nói.
Hỏi: Có sáu thọ: Là thọ do nhãn xúc sinh ra và thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sinh ra. Vậy hai thọ gồm thâu sáu thọ hay sáu thọ gồm thâu hai thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là thân thọ gồm thâu năm thọ toàn phần và các thọ này cũng gồm thâu thân thọ. Năm thọ toàn phần là thọ do nhãn xúc sinh ra, cho đến thọ do thân xúc sinh ra. Tâm thọ gồm thâu một thọ toàn phần và thọ này cũng gồm thâu tâm thọ. Một thọ toàn phần là thọ do ý xúc sinh ra. Thế nên nói là tùy theo sự việc. Hai thọ như trước đã nói.
Hỏi: Có mười tám thọ, đó là sáu ý cận hành hỷ, sáu ý cận hành ưu và sáu ý cận hành xả. Vậy hai thọ gồm thâu mười tám thọ hay mười tám thọ gồm thâu hai thọ?
Đáp: Hai thọ gồm thâu mười tám thọ, không phải mười tám thọ gồm thâu hai thọ. Những gì là không gồm thâu? Nghĩa là lạc căn, khổ căn hữu lậu, năm thức tương ưng với xả căn và thọ vô lậu.
Hỏi: Vì sao lạc căn hữu lậu không phải là ý cận hành?
Đáp: Vì lạc căn của cõi dục và tĩnh lự thứ nhất chỉ có ở năm thức. Ý cận hành của ba thức chỉ có tại ý thức, cho nên lạc căn hữu lậu không phải là ý cận hành.
Hỏi: Lạc căn hữu lậu của tĩnh lự thứ ba chỉ ở tại ý thức, vì sao không nói?
Đáp: Do trước đã không phân nên sau cũng không lập.
Có thuyết nói: Vì nó không phải toàn phần. Nghĩa là không có địa hoàn toàn, còn lạc căn hữu lậu ở tại ý thức, thế nên không lập.
Có thuyết nêu: Lạc thọ kia tuy tương ưng với ý thức nhưng không lanh lợi, nhanh chóng. Ý cận hành thì lạnh lợi, nhanh chóng, phân biệt chuyển. Lại, chỗ đối với khổ không phải là cận hành, nên ở đây cũng không lập.
Hỏi: Vì sao khổ căn không phải là ý cận hành?
Đáp: Vì khổ căn chỉ tương ưng với năm thức, ý cận hành thì tương ưng với ý thức.
Có thuyết nói: Vì khổ căn không có khả năng phân biệt. Thứ nào có khả năng phân biệt mới lập làm ý cận hành.
Có thuyết nêu: Vì khổ căn chỉ giữ lấy cảnh của tự tướng, ý cận hành thì giữ lấy cả tự tướng và cộng tướng.
Lại nữa, khổ căn chỉ duyên với hiện tại, ý cận hành thì duyên chung cả ba đời.
Lại nữa, khổ căn chỉ một lượt giữ lấy các cảnh, ý cận hành thì thường xuyên giữ lấy.
Lại nữa, khổ căn thì không thể suy lường, pháp nào có khả năng suy lường mới lập làm ý cận hành.
Hỏi: Vì sao xả căn tương ưng với năm thức không phải là ý cận hành?
Đáp: Như phần nói về khổ căn.
Hỏi: Vì sao thọ vô lậu không phải là ý cận hành?
Đáp: Vì thọ vô lậu không có tướng của ý cận hành.
Lại, nếu thọ có khả năng tăng ích các hữu, thâu nhận các hữu, trụ giữ các hữu thì lập làm ý cận hành. Thọ vô lậu thì làm tổn giảm, trái hại hủy hoại các hữu, nên không lập làm ý cận hành.
Lại, thọ cho đến là sự việc của thân kiến, cho đến rơi vào đế khổ tập, thì lập làm ý cận hành. Thọ vô lậu cho đến không phải là sự việc của thân kiến, cho đến không rơi vào đế khổ tập, nên không lập làm ý cận hành. Hai thọ như trước đã nói.
Hỏi: Có ba mươi sáu thọ, tức là sáu thứ tham đắm dựa vào hỷ, sáu thứ xuất ly dựa vào hỷ, sáu thứ tham đắm dựa vào ưu, sáu thứ xuất ly dựa vào ưu, sáu thứ tham đắm dựa vào xả, sáu thứ xuất ly dựa vào xả. Vậy hai thọ gồm thâu ba mươi sáu thọ hay ba mươi sáu thọ gồm thâu hai thọ?
Đáp: Hai thọ gồm thâu ba mươi sáu thọ, không phải ba mươi sáu thọ gồm thâu hai thọ. Những gì là không gồm thâu? Nghĩa là như trước đã nói, tức lạc căn, khổ căn hữu lậu và năm thức tương ưng với xả căn và thọ vô lậu. Hỏi, đáp phân biệt như trước nên biết. Hai thọ như trước đã nói.
Hỏi: Có một trăm lẻ tám thọ. Nghĩa là dựa vào ba đời đều có ba mươi sáu thọ. Vậy hai thọ gồm thâu một trăm lẻ tám thọ hay một trăm lẻ tám thọ gồm thâu hai thọ?
Đáp: Hai thọ gồm thâu một trăm lẻ tám thọ, không phải một trăm lẻ tám thọ gồm thâu hai thọ. Những gì là không gồm thâu? Tức như trước đã nói, là lạc căn hữu lậu cho đến thọ vô lậu.
Hỏi: Có ba thọ và bốn thọ. Vậy ba thọ gồm thâu bốn thọ hay bốn thọ gồm thâu ba thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là lạc thọ gồm thâu phần ít của ba thọ và ba thọ này cũng gồm thâu lạc thọ. Phần ít của ba thọ tức là thọ thuộc cõi dục, thọ thuộc cõi sắc và thọ không hệ thuộc. Khổ thọ gồm thâu phần ít của một thọ và thọ này cũng gồm thâu khổ thọ. Phần ít của một thọ tức là thọ thuộc cõi dục. Thọ không khổ không vui gồm thâu một thọ toàn phần và phần ít của ba thọ và các thọ này cũng gồm thâu thọ không khổ không vui. Một thọ toàn phần tức là thọ thuộc cõi vô sắc. Phần ít của ba thọ tức là thọ thuộc cõi dục, thọ thuộc cõi sắc và thọ không hệ thuộc. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Hỏi: Có ba thọ và năm thọ. Vậy ba thọ gồm thâu năm thọ hay năm thọ gồm thâu ba thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là lạc thọ gồm thâu hai thọ toàn phần và hai thọ này cũng gồm thâu lạc thọ. Hai thọ toàn phần tức là lạc căn và hỷ căn. Khổ thọ gồm thâu hai thọ toàn phần và hai thọ này cũng gồm thâu khổ thọ. Hai thọ toàn phần tức là khổ căn và ưu căn. Thọ không khổ không vui gồm thâu phần ít của một thọ và thọ này cũng gồm thâu thọ không khổ không vui. Phần ít của một thọ tức là xả căn. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Hỏi: Có ba thọ và sáu thọ. Vậy ba thọ gồm thâu sáu thọ hay sáu thọ gồm thâu ba thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là lạc thọ gồm thâu phần ít của sáu thọ và sáu thọ này cũng gồm thâu lạc thọ. Khổ thọ gồm thâu phần ít của sáu thọ và sáu thọ này cũng gồm thâu khổ thọ. Thọ không khổ không vui gồm thâu phần ít của sáu thọ và sáu thọ này cũng gồm thâu thọ không khổ không vui. Phần ít của sáu thọ tức là thọ do nhãn xúc sinh ra, cho đến thọ do ý xúc sinh ra. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Hỏi: Có ba thọ và mười tám thọ. Vậy ba thọ gồm thâu mười tám thọ hay mười tám thọ gồm thâu ba thọ?
Đáp: Ba thọ gồm thâu mười tám thọ, không phải mười tám thọ gồm thâu ba thọ. Những gì là không gồm thâu? Nghĩa là lạc căn, khổ căn hữu lậu và năm thức tương ưng với xả căn và thọ vô lậu.
Ba thọ và ba mươi sáu thọ. Ba thọ và một trăm lẻ tám thọ nêu bày cũng như thế. Đối với ba thọ đều không gồm thâu lạc căn hữu lậu cho đến thọ vô lậu. Hỏi đáp như trước.
Hỏi: Có bốn thọ và năm thọ. Vậy bốn thọ gồm thâu năm thọ hay năm thọ gồm thâu bốn thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là thọ thuộc cõi dục gồm thâu hai thọ toàn phần và phần ít của ba thọ, các thọ này cũng gồm thâu thọ thuộc cõi dục. Hai thọ toàn phần tức là khổ căn và ưu căn. Phần ít của ba thọ tức là lạc căn, hỷ căn và xả căn. Thọ thuộc cõi sắc gồm thâu phần ít của ba thọ và các thọ này cũng gồm thâu thọ thuộc cõi sắc. Phần ít của ba thọ tức là lạc căn, hỷ căn và xả căn. Thọ thuộc cõi vô sắc gồm thâu phần ít của một thọ và thọ này cũng gồm thâu thọ thuộc cõi vô sắc. Phần ít của một thọ tức là xả căn. Thọ không hệ thuộc gồm thâu phần ít của ba thọ và các thọ này cũng gồm thâu thọ không hệ thuộc. Phần ít của ba thọ tức là lạc căn, hỷ căn và xả căn. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Hỏi: Có bốn thọ và sáu thọ. Vậy bốn thọ gồm thâu sáu thọ hay sáu thọ gồm thâu bốn thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là thọ thuộc cõi dục gồm thâu hai thọ toàn phần và phần ít của bốn thọ, các thọ này cũng gồm thâu thọ thuộc cõi dục. Hai thọ toàn phần tức là thọ do tỷ xúc, thiệt xúc sinh ra. Phần ít của bốn thọ tức là thọ do nhãn xúc, nhĩ xúc, thân xúc, ý xúc sinh ra. Thọ thuộc cõi sắc gồm thâu phần ít của bốn thọ và các thọ này cũng gồm thâu thọ thuộc cõi sắc. Phần ít của bốn thọ là các thọ do nhãn xúc, nhĩ xúc, thân xúc, ý xúc sinh ra. Thọ thuộc cõi vô sắc gồm thâu phần ít của một thọ và thọ này cũng gồm thâu thọ thuộc cõi vô sắc. Thọ không hệ thuộc gồm thâu phần ít của một thọ và thọ này cũng gồm thâu thọ không hệ thuộc. Phần ít của một thọ tức là thọ do ý xúc sinh ra. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Hỏi: Có bốn thọ và mười tám thọ. Vậy bốn thọ gồm thâu mười tám thọ hay mười tám thọ gồm thâu bốn thọ?
Đáp: Bốn thọ gồm thâu mười tám thọ, không phải mười tám htọ gồm thâu bốn thọ. Những gì là không gồm thâu? Nghĩa là lạc căn, khổ căn hữu lậu, năm thức tương ưng với xả căn và thọ vô lậu.
Có bốn thọ và ba mươi sáu thọ. Bốn thọ và một trăm lẻ tám thọ, nêu bày cũng như thế, hỏi đáp như trên.
Hỏi: Có năm thọ và sáu thọ. Vậy năm thọ gồm thâu sáu thọ hay sáu thọ gồm thâu năm thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là lạc căn, xả căn gồm thâu phần ít của sáu thọ và các thọ này cũng gồm thâu lạc căn, xả căn. Phần ít của sáu thọ tức là thọ do nhãn xúc sinh ra, cho đến thọ do ý xúc sinh ra. Khổ căn gồm thâu phần ít của năm thọ và năm thọ này cũng gồm thâu khổ căn. Phần ít của năm thọ tức là thọ do nhãn xúc cho đến thọ do thân súc sinh ra. Ưu căn và hỷ căn gồm thâu phần ít của một thọ và một thọ này cũng gồm thâu ưu căn và hỷ căn. Phần ít của một thọ tức là thọ do ý xúc sinh ra. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Năm thọ và mười tám thọ. Năm thọ và ba mươi sáu thọ. Năm thọ và một trăm lẻ tám thọ, đều như bốn thọ và mười tám thọ v.v… đã nói ở trước. Do đó gọi là tùy theo sự việc ứng hợp.
Có sáu thọ và mười tám thọ. Sáu thọ và ba mươi sáu thọ. Sáu thọ và một trăm lẻ tám thọ, nên biết cũng như thế.
Hỏi: Có mười tám thọ và ba mươi sáu thọ. Vậy mười tám thọ gồm thâu ba mươi sáu thọ hay ba mươi sáu thọ gồm thâu mười tám thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là sáu ý cận hành hỷ gồm thâu mười hai thọ toàn phần và mười hai thọ này cũng gồm thâu sáu ý cận hành hỷ. Mười hai thọ toàn phần tức là sáu tham đắm dựa vào hỷ và sáu xuất ly dựa vào hỷ. Sáu ý cận hành ưu gồm thâu mười hai thọ toàn phần và mười hai thọ này cũng gồm thâu sáu ý cận hành ưu. Mười hai thọ toàn phần tức là sáu tham đắm dựa vào ưu và sáu xuất ly dựa vào ưu. Sáu ý cận hành xả gồm thâu mười hai thọ toàn phần và mười hai thọ này cũng gồm thâu sáu ý cận hành xả. Mười hai thọ toàn phần tức là sáu tham đắm dựa vào xả và sáu xuất ly dựa vào xả. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Hỏi: Có mười tám thọ và một trăm lẻ tám thọ. Vậy mười tám thọ gồm thâu một trăm lẻ tám thọ hay một trăm lẻ tám thọ gồm thâu mười tám thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là sáu ý cận hành hỷ gồm thâu ba mươi sáu thọ toàn phần và các thọ này cũng gồm thâu sáu ý cận hành hỷ. Ba mươi sáu thọ toàn phần tức là sáu tham đắm dựa vào hỷ, sáu xuất ly dựa vào hỷ, mỗi thứ này đều chung cho ba đời. Sáu ý cận hành ưu gồm thâu ba mươi sáu thọ toàn phần và các thọ này cũng gồm thâu sáu ý cận hành ưu. Ba mươi sáu thọ toàn phần tức là sáu tham đắm dựa vào ưu, sáu xuất ly dựa vào ưu, mỗi thứ này đều chung cho ba đời. Sáu ý cận hành xả gồm thâu ba mươi sáu thọ toàn phần và các thọ này cũng gồm thâu sáu ý cận hành xả. Ba mươi sáu thọ toàn phần tức là sáu tham đắm dựa vào xả, sáu xuất ly dựa vào xả, mỗi thứ này đều chung cho ba đời. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Hỏi: Có ba mươi sáu thọ và một trăm lẻ tám thọ. Vậy ba mươi sáu thọ gồm thâu một trăm lẻ tám thọ hay một trăm lẻ tám thọ gồm thâu ba mươi sáu thọ?
Đáp: Chúng cùng gồm thâu lẫn nhau tùy theo sự việc. Nghĩa là ba mươi sáu thọ gồm thâu ba thọ toàn phần và các thọ này cũng gồm thâu ba mươi sáu thọ. Ba thọ toàn phần tức là ba mươi sáu thọ mỗi thứ có ba đời khác nhau. Thế nên nói là tùy theo sự việc.
Hỏi: Mười tám ý cận hành do đâu kiến lập? Là do tương ưng hay là do tự tánh, hoặc do đối tượng duyên? Nếu nêu như thế thì có lỗi gì? Nếu do tương ưng thì chỉ có một thứ là ý thức tương ưng cận hành. Nếu do tự tánh thì chỉ có ba thứ là hỷ cận hành, ưu cận hành và xả cận hành. Nếu do đối tượng duyên thì chỉ có sáu thứ, tức là sắc cận hành cho đến pháp cận hành. Vì sao nói có mười tám thứ?
Đáp: Là do chung ba duyên ấy nên lập mười tám thứ. Nghĩa là có một ý thức tương ưng cận hành, có tự tánh của ba thứ là hỷ, ưu, xả, mỗi thứ duyên với sáu thứ cảnh là sắc v.v… đã khởi, nên gồm có mười tám thứ.
Đã nói về tự tánh, nay sẽ nói về lý do.
Hỏi: Vì sao gọi là ý cận hành?
Đáp: Mười tám thứ này nhận ý làm duyên gần, hành nơi cảnh giới, nên gọi là ý cận hành.
Lại, thứ này là duyên gần, khiến ý đối với cảnh thường xuyên hành, nên gọi là ý cận hành.
Lại, nương vào ý, gần với cảnh mà hành, nên gọi là ý cận hành.
Đối với cảnh luôn nhanh chóng lanh lợi vui thích phân biệt nên gọi là hành. Như người nữ lanh lợi nhanh nhẹn, luôn đối với chồng khởi hành phân biệt nhận biết, hoặc giữ lấy tướng vui mừng, hoặc giữ lấy tướng lo lắng, hoặc giữ lấy tướng xả bỏ. Như thế là thọ nhanh chóng, lanh lợi luôn đối với sáu cảnh khởi hành phân biệt. Hoặc hành thuận với tướng hỷ, hoặc hành thuận với tướng ưu, hoặc hành thuận với tướng xả. Do các nhân duyên đó nên gọi là ý cận hành.
Hỏi: Mười tám ý cận hành này chỉ ở nơi ý địa hay ở cả năm thức?
Đáp: Chỉ ở nơi ý địa, không phải ở năm thức.
Hỏi: Nếu thế thì vì sao kinh nói: Mắt thấy sắc rồi, đối với sắc thuận hỷ khởi hỷ cận hành, đối với sắc thuận ưu khởi ưu cận hành, đối với sắc thuận xả khởi xả cận hành. Nói rộng cho đến ý nhận biết pháp rồi, đối với pháp thuận hỷ khởi hỷ cận hành, đối với pháp thuận ưu khởi ưu cận hành, đối với pháp thuận xả khởi xả cận hành?
Đáp: Do năm thức thân dẫn khởi, do chúng làm con đường tắt nên nói như thế. Nhưng ý cận hành chỉ ở nơi ý địa, như quán bất tịnh cũng chỉ ở nơi ý địa. Nhưng Khế kinh nói mắt thấy sắc rồi, theo đấy quán bất tịnh, an trụ đầy đủ, cũng là do nhãn thức dẫn khởi, làm con đường tắt nên nói như thế.
Lại, Khế kinh nói: Mắt thấy sắc rồi, cho đến nói rộng, nên biết ý cận hành không ở tại năm thức.
Hỏi: Cũng nói ý nhận biết pháp rồi há cũng chẳng ở tại ý thức chăng?
Đáp: Căn cứ vào chỗ hơn để nói nên không có lỗi. Nghĩa là lúc mới khởi hỷ v.v… tuy cũng là cận hành nhưng không rõ ràng lắm. Sau, lại đối với cảnh nhanh chóng phân biệt mới gọi là cận hành. Do đấy nên nói ý nhận biết pháp rồi. Lại, trong năm thức không có nghĩa cận hành, như trước đã nói.
Hỏi: Các thứ phân biệt hiện có ở đời trước, đời sau đều là ý cận hành chăng? Vì sao Khế kinh không nói?
Đáp: Là ý cận hành, nhưng chỉ tùy theo sự sáng rõ nên lại nói là ở hiện tại. Do loại này nên hiển bày ở quá khứ, vị lai cũng thế.
Hỏi: Có các cõi không phải thấy sắc rồi mới phân biệt về sắc, cho đến không phải xúc, xúc chạm rồi mới phân biệt về xúc, ở đấy đã sinh hỷ v.v… là ý cận hành chăng?
Đáp: Là ý cận hành. Nhưng trong Khế kinh đã dựa vào nghĩa sáng rõ nên nói thấy sắc rồi v.v… cho đến nói rộng.
Hỏi: Các cõi mắt thấy sắc rồi khởi phân biệt về âm thanh, cho đến ý nhận biết pháp rồi khởi phân biệt về sắc, ở đấy đã sinh hỷ v.v… là ý cận hành chăng?
Đáp: Là ý cận hành. Nhưng trong Khế kinh đã dựa vào nghĩa sáng rõ nên nói thấy sắc rồi cho đến nói rộng.
Nếu nói như vậy thì nhận biết, đối tượng nhận biết, căn nơi nghĩa của căn, các hành tướng và đối tượng duyên đều phải sáng rõ, nếu không như thế thì không phân minh.
Hỏi: Mười tám ý cận hành này có bao nhiêu thứ là tạp duyên, bao nhiêu thứ là không tạp duyên?
Đáp: Có mười lăm thứ là không tạp duyên. Nghĩa là ba thứ ý cận hành sắc, cho đến ba thứ ý cận hành xúc, còn lại là tạp duyên. Không tạp duyên, nghĩa là ba thứ ý cận hành pháp, duyên với sáu xứ bên trong và pháp xứ bên ngoài, hoặc chung hoặc riêng, gọi là không tạp duyên. Nếu duyên với bảy thứ này hoặc chung hoặc riêng và hoặc một hoặc hai trong năm thứ bên ngoài, hoặc cho đến cả năm thứ gọi là tạp duyên. Đối với năm thứ bên ngoài, hoặc hợp duyên hai, hoặc cho đến cả năm cũng gọi là tạp duyên. Còn ý cận hành pháp thì pháp là gọi chung, do hợp duyên nên không phải là mười lăm thứ trước.
Hỏi: Từng có sắc v.v… quyết định là thuận hỷ v.v… cho đến quyết định là thuận xả chăng?
Đáp: Nếu dựa vào đối tượng duyên, không dựa vào sự tương tục thì có. Nghĩa là có sắc v.v… hoặc có lúc vừa ý, hoặc có lúc không vừa ý, hoặc đối với thứ kia thì vừa ý, đối với thứ này thì không vừa ý, đối với các thứ khác thì không phải vừa ý, không phải không vừa ý.
Có thuyết nói: Sắc v.v… đối với phẩm thân thì thuận nơi hỷ, đối với phẩm oán thì thuận nơi ưu, đối với phẩm giữa thì thuận nơi xả.
Hỏi: Mười tám ý cận hành này có bao nhiêu thứ tiếp tục sinh, bao nhiêu thứ mạng chung?
Đáp: Có sáu thứ, tức là sáu ý cận hành xả. Vì sao? Vì các thứ ý cận hành hỷ, ưu, theo tác ý hơn hẳn để chuyển, còn mạng chung và tiếp tục sinh thì không có tác ý hơn hẳn.
Hỏi: Trong phần vị yết-la-lam v.v… mỗi thứ có bao nhiêu ý cận hành?
Đáp: Đều cùng có mười tám.
Hỏi: Có bao nhiêu ý cận hành có thể lìa nhiễm?
Đáp: Một, nghĩa là tạp duyên. Ý cận hành xả pháp có thể làm đạo vô gián. Nếu là đạo giải thoát thì chung có tạp duyên. Ý cận hành pháp hỷ nơi đạo gia hạnh, thắng tấn cũng chung với các thứ còn lại.
Hỏi: Mười tám ý cận hành này nơi cõi, địa nào có bao nhiêu thứ?
Đáp: Ở cõi dục có đủ mười tám thứ. Hai tĩnh lự đầu ở cõi sắc mỗi thứ có mười hai, trừ sáu ưu. Tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi thứ có sáu, lại trừ sáu hỷ. Còn cận phần của Không vô biên xứ trong cõi vô sắc, hoặc cho là có duyên riêng nơi địa dưới thì có bốn ý cận hành xả, tức là sắc, thanh, xúc, pháp. Hoặc chỉ cho là duyên chung nơi địa dưới thì có một ý cận hành xả pháp.
Như thế nên nói là có bốn, bốn vô sắc căn bản và ba cận phần trên, mỗi thứ chỉ có một pháp ý cận hành xả.
Hỏi: Có bao nhiêu ý cận hành duyên nơi pháp của cõi nào?
Đáp: Trong mười tám thứ thuộc cõi dục, có sáu thứ chỉ duyên thuộc cõi dục. Đó là cận hành hỷ, ưu, xả duyên nơi hương, vị. Chín thứ duyên chung thuộc cõi dục và cõi sắc. Đó là cận hành hỷ, ưu, xả duyên nơi sắc, thanh, xúc. Ba thứ duyên chung cả ba cõi và không thuộc cõi nào, tức là cận hành hỷ, ưu, xả duyên nơi pháp.
Mười hai thứ trong hai tĩnh lự thứ nhất, thứ hai có bốn thứ chỉ duyên thuộc cõi dục. Tức là cận hành hỷ, xả duyên nơi hương, vị. Sáu thứ duyên chung thuộc cõi dục và cõi sắc. Nghĩa là cận hành hỷ, xả duyên nơi sắc, thanh, xúc. Hai thứ duyên chung thuộc ba cõi và không thuộc cõi nào. Nghĩa là cận hành hỷ, xả duyên nơi pháp.
Tĩnh lự thứ ba, thứ tư đều có sáu thứ, thì hai thứ chỉ duyên thuộc cõi dục. Nghĩa là cận hành xả duyên nơi hương, vị. Ba thứ duyên chung thuộc cõi dục, cõi sắc. Nghĩa là cận hành xả duyên nơi sắc, thanh, xúc. Một thứ duyên chung thuộc ba cõi và không hệ thuộc. Nghĩa là cận hành xả duyên nơi pháp.
Về cận phần của Không vô biên xứ, nếu cho là có bốn ý cận hành thì ba thứ chỉ duyên thuộc cõi sắc. Nghĩa là cận hành xả duyên nơi sắc, thanh, xúc. Một thứ duyên chung thuộc cõi sắc, vô sắc và không hệ thuộc. Nghĩa là cận hành xả duyên nơi pháp. Nếu cho là chỉ có một ý cận hành, tức là ý cận hành xả pháp thì một thứ đó duyên chung thuộc cõi sắc, vô sắc và không hệ thuộc.
Bốn vô sắc căn bản và ba thứ cận phần trên hiện có đều có một ý cận hành xả pháp, đều duyên chung thuộc cõi vô sắc và không hệ thuộc.
Hỏi: Trong các ý cận hành này thì những ai thành tựu được bao nhiêu thứ?
Đáp: Sinh nơi cõi dục, nếu chưa được tâm thiện nơi cõi sắc, người ấy thành tựu được tất cả nơi cõi dục. Tĩnh lự thứ nhất, thứ hai đều có tám thứ. Tĩnh lự thứ ba, thứ tư đều có bốn thứ. Cõi vô sắc thì thành tựu một.
Nếu có được tâm thiện nơi cõi sắc, chưa lìa nhiễm nơi cõi dục, người ấy thành tựu được tất cả ở cõi dục, tĩnh lự thứ nhất có mười thứ, tĩnh lự thứ hai có tám, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có bốn. Cõi vô sắc thì thành tựu một.
Nếu đã lìa nhiễm nơi cõi dục, chưa được tâm thiện ở tĩnh lự thứ hai, người ấy thành tựu ở cõi dục và tĩnh lự thứ nhất mỗi thứ có mười hai, tĩnh lự thứ hai có tám, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có bốn, cõi vô sắc thành tựu một. Nếu có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, người ấy thành tựu ở cõi dục và tĩnh lự thứ nhất mỗi chốn có mười hai, tĩnh lự thứ hai có mười, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có bốn, cõi vô sắc thành tựu một.
Nếu đã lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ nhất, chưa có được tâm thiện nơi tĩnh lự thứ ba, người ấy thành tựu nơi cõi dục và hai tĩnh lự đầu mỗi chốn đều có mười hai, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có bốn, cõi vô sắc thành tựu một. Nếu đã được tâm thiện ở tĩnh lự thứ ba, chưa được tâm thiện ở tĩnh lự thứ tư, người ấy thành tựu nơi cõi dục và hai tĩnh lự đầu mỗi chốn có mười hai, tĩnh lự thứ ba có sáu, tĩnh lự thứ tư có bốn, cõi vô sắc có một. Nếu có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ tư, chưa được tâm thiện nơi Không vô biên xứ, người ấy thành tựu nơi cõi dục và hai tĩnh lự đầu mỗi chốn có mười hai, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có sáu, cõi vô sắc được một.
Nếu có được tâm thiện nơi cõi Không vô biên xứ, các thuyết nói địa cận phần đó có bốn ý cận hành, người ấy thành tựu nơi cõi dục và hai tĩnh lự đầu mỗi chốn có mười hai, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có sáu, Không vô biên xứ có bốn, ba vô sắc trên mỗi xứ có một.
Các thuyết nói địa cận phần đó chỉ có một ý cận hành, người ấy thành tựu bốn vô sắc mỗi xứ có một, các thứ khác như trước đã nói.
Nếu sinh ở tĩnh lự thứ nhất, chưa có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ hai, người ấy thành tựu ở tĩnh lự thứ nhất được mười hai, tĩnh lự thứ hai có tám, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có bốn, cõi vô sắc có một. Thành tựu nơi cõi dục có một, nghĩa là ý cận hành xả pháp, tức đều chung nơi quả, tâm, duyên duyên nơi sắc v.v… làm cảnh để khởi.
Có thuyết nói: Người ấy thành tựu ba thứ, tức là ý cận hành xả sắc, thanh, pháp chung nơi tâm và quả. Tâm ấy nếu duyên để khởi thân biểu tức có ý cận hành xả duyên với sắc. Tâm ấy nếu duyên để khởi ngữ biểu tức có ý cận hành xả duyên với thanh. Tâm ấy nếu duyên nơi các sự việc biến hóa do duyên chung tức có ý cận hành xả duyên với pháp.
Có thuyết nêu: Người ấy thành tựu sáu thứ, tức sáu ý cận hành xả chung nơi tâm và quả. Tâm ấy cùng có duyên chung riêng.
Nếu có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ nhất, người ấy thành tựu mười thứ ở tĩnh lự thứ hai, các thứ khác như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ nhất, chưa có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ ba, người ấy thành tựu mười hai thứ ở tĩnh lự thứ hai, các thứ khác như trước đã nói.
Nếu đã được tâm thiện ở tĩnh lự thứ ba, chưa được tâm thiện ở tĩnh lự thứ tư, người ấy thành tựu sáu thứ ở tĩnh lự thứ ba, các thứ khác như trước đã nói.
Nếu có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ tư, chưa được tâm thiện ở Không vô biên xứ, người ấy thành tựu sáu thứ ở tĩnh lự thứ tư, các thứ khác như trước đã nói.
Nếu đã được tâm thiện ở Không vô biên xứ, có thuyết nói: Người ấy thành tựu được bốn thứ ở Không vô biên xứ, ba xứ vô sắc trên mỗi xứ thành tựu một thứ. Có thuyết nói: Người ấy thành tựu được bốn, nơi cõi vô sắc mỗi xứ có một thứ. Các thứ khác như trước đã nói.
Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ hai, chưa được tâm thiện nơi tĩnh lự thứ ba, người ấy thành tựu được mười hai thứ nơi tĩnh lự thứ hai, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có bốn, cõi vô sắc có một. Cõi dục như trước đã nói. Thành tựu được một ở tĩnh lự thứ nhất, tức là ý cận hành xả pháp do duyên chung.
Có thuyết nêu: Thành tựu được ba, tức ý cận hành xả sắc, thanh, pháp. Nếu duyên để khởi thân biểu tức có ý cận hành xả duyên với sắc. Nếu duyên để khởi ngữ biểu tức có ý cận hành xả duyên với thanh. Nếu duyên nơi các sự biến hóa do duyên chung tức có ý cận hành xả duyên với pháp.
Có thuyết nói: Người ấy thành tựu được bốn, tức là ý cận hành xả sắc, thanh, xúc, pháp, do sinh nơi tĩnh lự thứ hai khi khởi ba thức thân nơi tĩnh lự thứ nhất, cho là có quyến thuộc nên duyên riêng với sắc thanh xúc và ý thức vô phú vô ký nơi địa tĩnh lự thứ nhất hiện tiền hoặc chung nơi quả và tâm duyên chung riêng.
Nếu có được tâm thiện của tĩnh lự thứ ba, chưa được tâm thiện của tĩnh lự thứ tư, người ấy thành tựu sáu thứ nơi tĩnh lự thứ ba, các thứ khác như trước đã nói.
Nếu đã được tâm thiện nơi tĩnh lự thứ tư, chưa được tâm thiện nơi Không vô biên xứ, người ấy thành tựu sáu thứ ở tĩnh lự thứ tư, các thứ khác như trước đã nói.
Nếu đã được tâm thiện nơi Không vô biên xứ, có thuyết nói: Người ấy thành tựu bốn thứ ở Không vô biên xứ và ba vô sắc trên mỗi xứ có một thứ. Có thuyết nói: Người ấy thành tựu được bốn, cõi vô sắc mỗi xứ có một, các thứ khác như trước đã nói.
Sinh nơi tĩnh lự thứ ba, nếu chưa được tâm thiện nơi tĩnh lự thứ tư, người ấy thành tựu sáu thứ nơi tĩnh lự thứ ba, tĩnh lự thứ tư có bốn, cõi vô sắc có một. Cõi dục và tĩnh lự thứ nhất như trước đã nói.
Thành tựu một thứ nơi tĩnh lự thứ hai, nghĩa là ý cận hành xả pháp, tức chung cả tâm và quả, duyên chung với sắc v.v… làm cảnh để khởi. Có thuyết nói: Người ấy thành tựu ba, tức là ý cận hành xả sắc, xúc, pháp, chung nơi tâm và quả. Tâm này cùng có duyên chung riêng.
Nếu đã được tâm thiện nơi tĩnh lự thứ tư v.v…, như trước đã nói.
Sinh nơi tĩnh lự thứ tư thành tựu được nhiều ít nên căn cứ theo trước đã nói.
Nếu sinh nơi cõi vô sắc, không thành tựu ở dưới, thành tựu từ trên, cũng nên căn cứ theo trước để nói rộng.
Hỏi: Các ý cận hành này làm thế nào có được?
Đáp: Khi đã lìa nhiễm nơi cõi dục, tám đạo vô gián và tám đạo giải thoát trước đều có được sáu thứ nơi cận phần tĩnh lự thứ nhất. Khi có đạo vô gián thứ chín tức được mười hai thứ nơi tĩnh lự thứ nhất và các quyến thuộc. Được một thứ nơi cõi dục, tức là ý cận hành xả pháp. Có thuyết nói: Được ba thứ, tức là ý cận hành xả sắc, thanh, pháp. Có thuyết nói: Được sáu thứ, tức là sáu ý cận hành xả.
Khi đã lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ nhất, tám đạo vô gián và đạo giải thoát trước đều có được sáu thứ nơi cận phần tĩnh lự thứ hai. Khi có đạo vô gián thứ chín thì được mười hai thứ nơi cận phần tĩnh lự thứ hai. Cõi dục như trước đã nói. Được một thứ nơi tĩnh lự thứ nhất, tức là ý cận hành xả pháp. Có thuyết nói: Được ba thứ, tức là ý cận hành xả sắc, thanh, pháp. Có thuyết nói: Được bốn thứ, tức là ý cận hành xả sắc, thanh, xúc, pháp.
Khi đã lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ hai, tám đạo vô gián và đạo giải thoát trước đều có được sáu thứ nơi cận phần tĩnh lự thứ ba. Khi có đạo vô gián thứ chín tức được sáu thứ nơi cận phần tĩnh lự thứ ba. Cõi dục và tĩnh lự thứ nhất như trước đã nói. Được một thứ nơi tĩnh lự thứ hai, tức là ý cận hành xả pháp. Có thuyết nói: Được ba thứ, tức là ý cận hành xả sắc, xúc, pháp.
Khi đã lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ ba, tám đạo vô gián và đạo giải thoát trước đều có được sáu thứ nơi cận phần tĩnh lự thứ tư. Khi có đạo vô gián thứ chín tức được sáu thứ nơi cận phần tĩnh lự thứ tư. Cõi dục và hai tĩnh lự đầu như trước đã nói. Được một thứ nơi tĩnh lự thứ ba. Có thuyết nói: Được ba thứ, như đã nói ở phần tĩnh lự thứ hai.
Khi đã lìa nhiễm nơi tĩnh lự thứ tư, tất cả đạo vô gián và đạo giải thoát đều có được bốn thứ nơi Không vô biên xứ. Có thuyết nói: Chỉ được một.
Khi đã lìa nhiễm nơi Không vô biên xứ, cho đến lìa nhiễm nơi Vô sở hữu xứ, tất cả đạo vô gián và đạo giải thoát đều chỉ có được một thứ.
Khi chứng quả A-la-hán thì có được ở cõi dục và tĩnh lự thứ nhất mỗi chốn có mười hai thứ. Tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi thứ có sáu, ở Không vô biên xứ có bốn. Có thuyết nói: Có một. Ba vô sắc trên mỗi xứ có một.
Đã nói về lìa nhiễm được. Về thọ sinh được: Nghĩa là khi từ địa trên qua đời sinh xuống địa dưới thì được tất cả địa của mình. Ở địa dưới, tùy chỗ thích ứng như nói được xả. Về đoạn dứt cũng nên căn cứ theo trước để nói rộng.
Mười tám thứ ý cận hành này do dựa vào tham đắm và xuất ly nên có sai khác, Đức Thế Tôn nói đó là ba mươi sáu trường hợp của bậc thầy.
Trong đây, nếu thuận với thọ nhiễm gọi là dựa vào tham đắm. Nếu thuận với thọ thiện gọi là dựa vào xuất ly.
Hỏi: Vì sao không nói về vô phú vô ký?
Đáp: Điều ấy cũng được nói trong hai thứ kia. Nghĩa là thọ vô phú vô ký có thứ thuận với phẩm nhiễm, có thứ thuận với phẩm thiện. Nếu thứ thuận với phẩm nhiễm thì thuộc dựa vào tham đắm, nếu thứ thuận với phẩm thiện thì thuộc dựa vào xuất ly.
Hỏi: Vì sao trong đây nói về trường hợp của bậc thầy?
Đáp: Các trường hợp sai biệt có thể biểu hiện cho bậc Đại sư, là ngọn cờ vươn cao của bậc thầy, nên nói là trường hợp của bậc thầy. Do các trường hợp này chỉ có Đức Phật là bậc Đại sư mới có thể nhận biết, có thể nêu giảng không bị trở ngại, ngưng trệ. Như Khế kinh nói: Nếu khi chúng hội cung kính tin nhận, Đức Như Lai cũng không vui, nếu khi không cung kính tin nhận, Đức Như Lai cũng không buồn, vì Ngài luôn trụ vào chánh niệm chánh tri, thanh tịnh buông xả.
Có thuyết nói: Đây là trường hợp của thầy ngoại đạo, vì ở trong ấy họ có mê chấp.
Có thuyết nêu: Các thứ này nên gọi là dấu vết của sư, vì ở đó các tà sư ngoại đạo luôn lui tới qua lại.
Có thuyết cho: Các thứ này nên gọi là con đường oán. Các ái gọi là oán, nương vào đó mà chuyển. Hoặc các phiền não đều gọi là oán, chúng dựa vào nay chuyển, nên gọi là con đường oán.
Có thuyết biện: Các thứ này nên gọi là con đường đao gậy, đi qua nơi đó tất bị thương tật. Như nói Phạm chí có tâm thứ ba là đao gậy, nếu lúc quơ múa thì phát sinh các nghiệp ác chiêu cảm quả khổ.
Hỏi: Ba mươi sáu thứ này (mười tám ý can hành dựa vào tham đắm và xuất ly) thì nơi cõi, địa nào có bao nhiêu thứ?
Đáp: Ở cõi dục có đủ tất cả. Ở cõi sắc, tĩnh lự thứ nhất, thứ hai mỗi chốn có hai mươi thứ, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi xứ có mười. Trong cõi vô sắc, ở can phần của Không vô biên xứ, nếu cho là có duyên riêng tức có năm thứ, nếu nói chỉ là duyên chung thì chỉ có hai thứ. Nếu nói như vậy nên nói là có năm. Bốn vô sắc căn bản và ba cận phần trên mỗi xứ chỉ có hai thứ.
Hỏi: Ba mươi sáu thứ này ở cõi địa nào, bao nhiêu thứ duyên nơi cõi địa nào?
Đáp: Nơi cõi dục, trong ba mươi sáu thứ có mười hai thứ chỉ duyên thuộc cõi dục, mười tám thứ duyên chung thuộc cõi dục và cõi sắc, sáu thứ duyên chung thuộc ba cõi và không thuộc cõi nào.
Nơi hai tĩnh lự thứ nhất, thứ hai, trong hai mươi thứ có bốn thứ chỉ duyên thuộc cõi dục, sáu thứ chỉ duyên thuộc cõi sắc, sáu thứ duyên chung thuộc cõi dục và cõi sắc, hai thứ duyên chung thuộc cõi sắc và cõi vô sắc và không thuộc cõi nào, hai thứ duyên chung thuộc ba cõi và không thuộc cõi nào.
Tĩnh lự thứ ba, thứ tư đều có mười thứ, trong ấy hai thứ chỉ duyên thuộc cõi dục, ba thứ chỉ duyên thuộc cõi sắc, ba thứ duyên chung thuộc cõi dục và cõi sắc, một thứ duyên chung thuộc cõi sắc, cõi vô sắc và không thuộc cõi nào, một thứ duyên chung thuộc ba cõi và không thuộc cõi nào.
Cận phần của Không vô biên xứ, nếu nói có năm thứ, thì ba thứ chỉ duyên thuộc cõi sắc, một thứ duyên chung thuộc cõi vô sắc và không thuộc cõi nào, một thứ duyên chung thuộc cõi sắc, vô sắc và không thuộc cõi nào. Nếu nói có hai thứ, thì một thứ duyên chung thuộc cõi vô sắc và không thuộc cõi nào, một thứ duyên chung thuộc cõi sắc, vô sắc và không thuộc cõi nào.
Bốn xứ vô sắc căn bản và ba cận phần trên, mỗi xứ có hai và hai thứ ấy đều duyên chung thuộc cõi vô sắc và không thuộc cõi nào.
Hỏi: Ba mươi sáu thứ này thì những ai tạo được bao nhiêu?
Đáp: Sinh nơi cõi dục, nếu đã đoạn dứt căn thiện thì người ấy tạo được mười tám thứ ở cõi dục. Nơi tĩnh lự thứ nhất, thứ hai, mỗi chốn tạo được tám thứ, hai tĩnh lự sau đều được bốn thứ, ở bốn xứ vô sắc mỗi xứ tạo được một thứ.
Nếu không đoạn dứt căn thiện, nhưng chưa có được tâm thiện nơi cõi sắc, người ấy tạo được ba mươi sáu thứ ở cõi dục, các địa trên như trước đã nói.
Nếu có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm nơi cõi dục, người ấy tạo được ba mươi sáu thứ ở cõi dục, mười bốn thứ ở tĩnh lự thứ nhất, các địa trên như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm nơi cõi dục, chưa có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ hai, người ấy tạo được mười hai thứ ở cõi dục, hai mươi thứ ở tĩnh lự thứ nhất, các địa trên như trước đã nói.
Nếu đã được tâm thiện ở tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ nhất, người ấy tạo được mười hai thứ ở cõi dục và hai mươi thứ ở tĩnh lự thứ nhất, mười bốn thứ ở tĩnh lự thứ hai, các địa trên như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ nhất, chưa có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ ba, người ấy tạo được mười hai thứ ở cõi dục và tĩnh lự thứ nhất, tạo được mười thứ ở tĩnh lự thứ hai, các địa trên như trước đã nói.
Nếu đã được tâm thiện ở tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ hai, người ấy tạo ở cõi dục và tĩnh lự thứ nhất đều được mười hai thứ, được hai mươi thứ ở tĩnh lự thứ hai, mười thứ ở tĩnh lự thứ ba, các địa trên như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ hai, chưa có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ tư, người ấy tạo ở cõi dục và ở tĩnh lự thứ nhất, thứ hai, mỗi chốn được mười hai, tĩnh lự thứ ba có mười, các địa trên như trước đã nói.
Nếu đã được tâm thiện ở tĩnh lự thứ tư, chưa lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ ba, người ấy tạo ở cõi dục và nơi tĩnh lự thứ nhất, thứ hai mỗi chốn được mười hai, tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn được mười bốn, cõi vô sắc được một.
Nếu đã lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ ba, chưa được tâm thiện ở Không vô biên xứ, người ấy tạo ở cõi dục và tĩnh lự thứ nhất, thứ hai mỗi chốn được mười hai, tĩnh lự thứ ba được sáu, tĩnh lự thứ tư được mười bốn, cõi vô sắc được một.
Nếu đã được tâm thiện ở Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ tư, người ấy tạo được năm thứ ở Không vô biên xứ.
Có thuyết nói là hai, ba vô sắc trên mỗi xứ được một, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ tư, chưa được tâm thiện ở Thức vô biên xứ, người ấy tạo được sáu thứ ở tĩnh lự thứ tư, năm thứ ở Không vô biên xứ. Có thuyết nói là hai. Ba vô sắc trên mỗi xứ có một, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu đã được tâm thiện ở Thức vô biên xứ, chưa lìa nhiễm ở Không vô biên xứ, người ấy tạo được hai thứ ở Thức vô biên xứ, hai vô sắc trên mỗi xứ có một thứ, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm ở Không vô biên xứ, chưa được tâm thiện ở Vô sở hữu xứ, người ấy tạo được bốn thứ ở Không vô biên xứ. Có thuyết nói có một thứ. Tạo được hai thứ ở Thức vô biên xứ. Hai vô sắc trên mỗi xứ có một thứ, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu có được tâm thiện ở Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm nơi Thức vô biên xứ, người ấy tạo được hai thứ ở Vô sở hữu xứ, một thứ ở Hữu đảnh, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm nơi Thức vô biên xứ, chưa được tâm thiện ở Hữu đảnh, người ấy tạo được một thứ ở Thức vô biên xứ, hai thứ ở Vô sở hữu, một thứ ở Hữu đảnh, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu có được tâm thiện ở Hữu đảnh, chưa lìa nhiễm ở Vô sở hữu xứ, người ấy tạo được hai thứ ở Hữu đảnh, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm ở Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm nơi Hữu đảnh, người ấy tạo được một thứ ở Vô sở hữu xứ, hai thứ ở Hữu đảnh, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm ở Hữu đảnh, người ấy tạo được một thứ ở Hữu đảnh, các địa dưới như trước đã nói.
Nếu sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, chưa có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ hai, người ấy tạo được hai mươi thứ ở tĩnh lự thứ nhất, tám thứ ở tĩnh lự thứ hai, hai tĩnh lự thứ ba, thứ tư mỗi chốn có bốn thứ, bốn vô sắc mỗi xứ có một thứ. Tạo được ở cõi dục một thứ, đó là ý cận hành xả pháp dựa vào xuất ly. Có thuyết nói: Tạo được ba thứ, đó là ý cận hành xả sắc, thanh, pháp dựa vào xuất ly. Có thuyết nói: Tạo được sáu thứ, đó là sáu ý cận hành xả dựa vào xuất ly.
Nếu có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ nhất, người ấy tạo được mười bốn thứ ở tĩnh lự thứ hai, các thứ khác như trước đã nói.
Nếu đã lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ nhất, chưa có được tâm thiện ở tĩnh lự thứ ba, người ấy tạo được mười hai thứ ở tĩnh lự thứ nhất và hai mươi thứ ở tĩnh lự thứ hai, các thứ khác như trước đã nói.
Như thế cho đến lìa nhiễm nơi Hữu đảnh, nói rộng như trước.
Như sinh nơi tĩnh lự thứ nhất, sinh nơi tĩnh lự thứ hai v.v… cũng căn cứ theo trước để nói như lý nên nhận biết. Về đắc, xả, đoạn, cả ba thứ cũng dựa theo trước để nêu bày.
Như Khế kinh nói: Do sáu thứ ý cận hành hỷ dựa vào xuất ly làm chỗ nương dựa, làm chỗ kiến lập, nên đối với sáu thứ ý cận hành hỷ dựa vào tham đắm có thể dứt bỏ, biến đổi, loại trừ hẳn, như thế tức là đoạn dứt.
Do sáu thứ ý cận hành ưu dựa vào xuất ly làm chỗ nương dựa, làm chỗ kiến lập, nên đối với sáu thứ ý cận hành ưu dựa vào tham đắm có thể trừ bỏ, biến đổi, loại trừ hẳn, như thế là đoạn dứt.
Do sáu thứ ý cận hành xả dựa vào xuất ly làm chỗ nương dựa, làm chỗ kiến lập, nên đối với sáu thứ ý cận hành xả dựa vào tham đắm có thể trừ bỏ, biến đổi, loại trừ hẳn, như thế là đoạn dứt. Nên biết đây là nói tạm đoạn trừ gọi là đoạn trừ.
Lại nói do sáu thứ ý cận hành hý dựa vào xuất ly làm chỗ nương dựa, làm chỗ kiến lập, nên đối với sáu thứ ý cận hành ưu dựa vào xuất ly có thể trừ bỏ, biến đổi, loại trừ hẳn, như thế là đoạn dứt. Nên biết đây là nói lìa nhiễm nơi cõi dục.
Lại nói do sáu thứ ý cận hành xả dựa vào xuất ly làm chỗ nương dựa, làm chỗ kiến lập, nên đối với sáu thứ ý cận hành ý dựa vào xuất ly có thể trừ bỏ, biến đổi, loại trừ hẳn, như thế là đoạn dứt. Nên biết đây là nói lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ hai.
Lại nói, do một chủng tánh nương vào xả làm chỗ nương dựa, làm chỗ kiến lập, nên đối với các thứ chủng tánh nương vào xả, có thể trừ bỏ, biến đổi, loại trừ hẳn, như thế là đoạn dứt. Nên biết đây là nói lìa nhiễm ở tĩnh lự thứ tư.
Lại nói, do không phải “Loại tánh kia” làm chỗ nương dựa, làm chỗ kiến lập, nên đối với một chủng tánh nương vào xả, có thể trừ bỏ, biến đổi, loại trừ hẳn, như thế là đoạn dứt. Nên biết đây là nói lìa nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng.
Không phải loại tánh kia, tức là đạo vô lậu, chính do đạo này mới có thể lìa nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
HẾT – QUYỂN 139