NÓI VỚI BẬC CHA MẸ VÀ TUỔI TRẺ
Thiện Phúc

 

31. GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH LÀ HÀNH TRANG VÀO ĐỜI CHO CÁC EM SAU NẦY

Các bậc cha mẹ thân mến,
Hành trang mà con em chúng ta mang vào đời sẽ là những giá trị truyền thống của mình, tình cảm gia đình, lòng tự hào về gia đình và dân tộc, tính tôn trọng kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của cá nhân và gia đình, tính cần cù nhẫn nại chịu đựng gian khổ, tinh thần hiếu học, lòng vị tha bác ái, tính rộng lượng khoan dung, và nhiều thứ nữa. Tuy nhiên, làm sao cho con em chúng ta có được những đức tính cao đẹp vừa nói trên? Lịch sử văn hóa Việt Nam là một sự pha trộn kỳ diệu của ba tư tưởng lớn: Phật, Khổng, Lão. Chính nhờ vậy mà người Việt Nam chúng ta luôn sống hài hòa từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Chúng ta đã quen rồi những truyền thống lễ nghĩa cao đẹp mà cha anh đã để lại từ mấy ngàn năm nay. Tuy nhiên, phải thành thật mà nói rằng chính cái truyền thống cao đẹp ấy đã góp phần không nhỏ vào công cuộc giữ nước của chúng ta. Bây giờ con em chúng ta đang hụt hẫng trong một nền văn hóa hoàn toàn trái ngược với những gì mà cha anh các em đã truyền trao. Quý vị có thấy tội nghiệp cho các em không quý vị ? Quý vị có thấy sự khác biệt giữa Đông Tây không và sẽ không bao giờ được san bằng không quý vị ? Một bên thì “tiên học lễ, hậu học văn,” còn một bên thì chỉ học văn mà bất cần lễ nghĩa. Mọi người chúng ta đang chứng kiến toàn thế giới đang bước vào một thời điểm văn minh tột đỉnh, với tràn trề những hy vọng cho tương lai về các mặt từ khoa học, kỹ thuật đến y khoa, tin học, và ngay cả những môn khoa học nhân văn, xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thiếu gì những thử thách, xáo trộn và bất an. Đồng thời, hố phân cách giàu nghèo, sang hèn càng ngày càng trôũ nên sâu thẳm. Trước những trạng huống đó, tuổi trẻ của con em chúng ta làm sao mà không hụt hẫng, làm sao mà không chới với ? Xin quý vị khoan vội trách tuổi trẻ ngang tàng, phóng túng, trụy lạc và hư hỏng. Ngược lại, xin các bậc cha mẹ có trách nhiệm hãy thử tìm hiểu những khó khăn và thử thách của con trẻ, hầu có thể tìm ra những phương cách khả dĩ giúp các em vượt qua cơn sóng gió hiện tại.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Tuổi trẻ là cái tuổi vô cùng phức tạp và đa dạng. Một mặt các em phải đương đầu với những thay đổi quá nhanh chóng ngay chính nơi các em. Mặt khác các em phải sống và lớn lên trong một hoàn cảnh xã hội mà sự thay đổi phải nói là hằng phút hằng giây, về cả các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, đức dục và luân lý. Dù phải đương đầu với dẫy đầy những khó khăn của xã hội hôm nay, tuổi trẻ, nhứt là tuổi trẻ Việt Nam, đã cố sức vùng vẫy để tự vươn lên và tự tìm cho mình một hướng đi thành công trong xã hội. Tuy nhiên, tuổi trẻ hôm nay hoàn toàn khác biệt với tuổi trẻ năm xưa, nhứt là các em được sinh ra và lớn lên ở những nước kỹ nghệ tiên tiến. Các em không còn được hưôũng những phút giây thoải mái như cha anh các em ngày xưa nữa. Thử hỏi trăm em học sinh sinh viên ngày nay, mấy em có được những giây phút lãng đãng dưới hàng cây phượng vỹ ?

Mấy em có được những kỷ niệm ngây thơ của tuổi học trò? Thưa ít lắm quý vị ạ ! Thấy như vậy để mà thương các em nhiều hơn là hờn trách. Thấy như vậy để chúng ta có được cơ hội sẻ chia những niềm đau nỗi khổ, cũng như những thao thức trước cuộc sống vô cùng cam go và nghiệt ngã hôm nay của các em.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Ngày xưa, dù phải sống như chỉ mành treo chuông trong chiến tranh, thế hệ đàn anh chúng ta cũng còn có lý tưôũng để mà đeo đuổi. Bây giờ nếu chúng ta không khéo dạy dỗ thì con em chúng ta sẽ không tìm được một chút ánh sáng nào trong con hầm tăm tối của xã hội vật chất và tiêu thụ hôm nay. Đa phần giới trẻ hôm nay bất bình vì các bậclàm cha mẹ chúng ta đã không quan tâm gì đến những nguyên nhân sâu xa cũng như những phức tạp của xã hội hiện tại, mà cứ khư khư một bề đỗ dồn tất cả những hư hỏng lên đầu các em. Các em đâu có chối là các em đang phải đương đầu với những cám dỗ của sa đọa, trụy lạc và hư hỏng, từ trong học đường và ngoài xã hội. Chính vì thế mà các em cần lắm sự hướng dẫn và dạy dỗ của các bậc cha mẹ. Nhưng phải hướng dẫn và dạy dỗ làm sao cho hợp tình hợp lý. Chúng ta phải chỉ vạch cho các em thấy được thế nào là cuộc sống đạo đức tốt đẹp và thế nào là cuộc sống thoái hóa, sa đọa, vô trách nhiệm, bồng bột và ngang tàng. Xin đừng ném các em vào vòng quay của xã hội mà lại biểu các em đừng quay theo cái vòng quay ấy.

Không ngó ngàng dạy dỗ mà biểu con cái nên thân nên hình là điều không tưởng. Không tạo cho các em những giây phút thoải mái ấm cúng trong gia đình mà lại biểu các em không ra ngoài giao du là điều nghịch lý. Một khi các em bị cha mẹ ruồng bỏ vì bất cứ lý do gì, từ việc cha mẹ ly dị đến việc cha mẹ bận lo làm ăn không ngó ngàng đến con cái, đều là ruồng bỏ, lúc đó các em chỉ còn biết nương dựa tinh thần vào đám bạn. Như quý vị đã thấy rồi, nương vào bạn được nên thì ít, mà đa phần là hư hỏng. Phải thành thật mà nhận rằng thế hệ trẻ hôm nay chưa chắc gì đã tệ hơn thế hệ trẻ của cha anh ngày trước. Về mặt giáo dục và văn minh, có lẽ các em hơn hẳn chúng ta. Về mặt luân lý đạo đức, cũng chưa chắc gì những người trẻ hôm nay kém hơn đàn anh ngày trước. Tuy nhiên, cái nhìn và quan niệm của các em khác hẳn cái nhìn và quan niệm của các bậc cha anh. Ngày xưa chúng ta quan niệm”tiên học lễ, hậu học văn,” thì ngày nay các em đâucó chống lại những thứ nầy. Tuy nhiên, các em đòi hỏi các bậc cha mẹ phải thức thời, phải nhìn thấy những cái nào còn thích hợp để giữ, và những cái nào không còn thích hợp nữa để bỏ.

Ngày xưa chúng ta sống trong một nước Việt Nam nông nghiệp, với những dụng cụ thô sơ, vì thế mà nhịp sống cũng giản đơn dễ chịu hơn các em bây giờ.

Ngày nay các em phải thường xuyên đương đầu với những đe dọa của xã hội kỹ nghệ công nghiệp, các em phải chạy đua ráo riết từ trong học đường ra ngoài xã hội, học thì phải học cho giỏi, làm thì phải làm cho hay mới mong được sinh tồn. Quý vị có thấy tội nghiệp các em nhiều lắm không ?

Các bậc cha mẹ thân mến,
Sự khủng hoảng hôm nay giữa hai thế hệ già và trẻ ngày càng trôũ nên tồi tệ và bi đát hơn. Tuy nhiên, chỉ có sự dạy dỗ và hướng dẫn đứng đắn của quý vị mới mong giúp các em san bằng những cách biệt nầy. Thế hệ chúng ta đã sanh ra và lớn lên ở một nước nông nghiệp, vì thế mà chúng ta chịu nhiều ảnh hưôũng của truyền thống cổ truyền của cha anh chúng ta là gần gũi với thiên nhiên, nên con người chúng ta lúc nào cũng thoải mái và dễ chịu, tâm hồn chúng ta lúc nào cũng tỉnh lặng, cuộc sống chúng ta lúc nào cũng hài hòa. Còn các em sanh ra và lớn lên trên một đất nước công nghiệp, cuộc sống các em lúc nào cũng “động,” cũng quay cuồng chất ngất. Ngày ngày, từ trường đến sở, các em đều phải sống theo cá nhân chủ nghĩa. Các em nào đâu có biết gì về cuộc sống hài hòa, mềm dẻo, kín đáo, nhưng vẫn không kém phần tế nhị và linh hoạt của một dân tộc với hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bổn phận của những người lớn chúng ta là phải, bằng cách nầy hay cách khác, hướng dẫn và dạy dỗ cho các em biết cách lấy “nhu” thắng “cương.” Nghĩa là lấy sự tế nhị mềm dẻo của mình để vượt thắng sự cứng nhắc của nền văn hóa kim tiền ôũ các xứ Âu Mỹ. Chúng ta phải chỉ cho các em thấy những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam và làm sao giữ được những nét đẹp muôn thuôũ nầy ? Làm được như vậy, đi đâu đến đâu, các em vẫn luôn giữ được sức mạnh gia tộc, luôn thương yêu đùm bọc cả người thân lẫn kẻ sơ. Hãy dạy các em về truyền thống tôn ti trật tự trong quan hệ gia tộc bằng chính những hành động cụ thể trong cuộc sống hằng ngày của mình. Trong xã hội hôm nay mà còn đem mệnh lệnh ra sai khiến chắc là không còn hợp thời nữa đâu. Vậy xin quý vị hãy nói với các em bằng những lời nói, dù có lúc phải cương quyết, nhưng thân thương và cởi mở.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Những thay đổi trong cuộc sống hằng ngày diễn ra quá nhanh, nhanh đến độ những người lớn chúng ta không bắt kịp và luôn cảm thấy hụt hẫng.

Như vậy việc chúng ta hội nhập vào xã hội mới đã là điều khó, chứ nói chi đến việc truyền đạt những hiểu biết phổ thông của mình cho giới trẻ. Trong khi đó, giới trẻ tiếp nhận những điều mới mẻ rất nhanh, từ truyền thanh truyền hình, máy tin học, đến trong học đường và ngoài xã hội. Chính vì thế mà giới trẻ hôm nay năng động và có óc sáng tạo hơn. Và cũng chính vì thế mà khoảng trống cách biệt giữa các bậc cha mẹ và con em ở các xứ Âu Mỹ ngày càng lớn.

Nói như vậy không có nghĩa là giới trẻ hôm nay không còn lắng nghe các bậc cha mẹ nữa. Ngược lại, giới trẻ hôm nay cũng ngoan và dễ thương như những người trẻ của muôn thuôũ, có điều là các bậc cha mẹ phải để ý lắng nghe những thao thức, cũng như tâm tư tình cảm của giới trẻ hôm nay. Các em đang sống trong một xã hội gần như vô hồn bên cạnh những cám dỗ vật chất, nên các em dễ sa ngã lắm quý vị ạ ! Thế nên thay vì than trách hay đỗ thừa cho giới trẻ, xin các bậc cha mẹ hãy sáng suốt suy nghĩ, lắng nghe và thông cảm với hoàn cảnh của các em. Từ đó các em sẽ cảm thấy thoải mái khi tiếp nhận những điều mà cha mẹ dạy dỗ. Bên cạnh đó, xin quý vị, nhứt là những người con Phật, hãy cố gắng thích nghi, kiên nhẫn và đem hết lòng yêu thương ra mà đón lấy các em. Xin các bậc cha mẹ hãy can đảm làm một cuộc đối thoại trong tinh thần cởi mở và yêu thương, hãy can đảm nhìn thẳng vào thực tế và chấp nhận những khuyết điểm cũng như những giới hạn của chính mình.

Hãy từ tốn chỉ dạy con em chúng ta rằng, dù muốn hay không muốn, các em không thể nào chối bỏ quá khứ được đâu. Dù các em sinh ra tại Việt Nam hay sinh ra tại đây, dù các em là thế hệ thứ nhứt hay thế hệ thứ mấy đi nữa ở đây, mặt mũi các em vẫn là mặt mũi Việt Nam. Dù các em cố sống theo Âu Mỹ, các em vẫn là những ngoại nhân trên đất nước nầy. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta cứ khư khư ôm lấy cái quá khứ. Nói như vậy để cảnh tỉnh mọi người nên nhớ rằng muốn thích nghi trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải thức thời giữ lại những điều hay, và loại bỏ đi những điều không còn thích hợp nữa của chính văn hóa mình.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Quá khứ đã qua rồi như lịch sử đã sang trang, đừng mãi miết hoài vọng để rồi bị nghiền nát và đào thải trong trào lưu tiến bộ hôm nay. Hãy cố mà dung hòa cách biệt bằng cách hướng dẫn và dạy dỗ sao cho con em chúng ta thấy được rằng ngành nghề và kiến thức chuyên môn là rất cần cho xã hội mới hôm nay; tuy nhiên, có tài mà thiếu đức sẽ không bao giờ làm được một con người trọn vẹn.

Các bậc cha mẹ đã vì tương lai của con trẻ mà vượt trùng dương với bao nhiêu hiểm nguy để đến đây, xin quý vị hãy hy sinh thêm một chút nữa, để tương lai con em chúng ta được phát triển một cách trọn vẹn. Mong lắm thay !

Các bậc cha mẹ thân mến,
Đạo Phật là đạo của từ bi nhân bản, của vị tha bác ái, của hạnh phúc và an lạc. Người con Phật đi vào đời với những lời Phật dạy, để vừa mưu cầu hạnh phúc cho mình, mà cũng vừa mưu cầu hạnh phúc cho người và cho đời. Hạnh nguyện của những bậc làm cha mẹ trong đạo Phật cũng như vậy, cũng mong làm sao để mang lại hạnh phúc cho mình, cho con cái mình, và ngay cho những người phối ngẫu của con em mình nữa. Do sự cởi mở và bao dung của đạo Phật, nên ngay trong việc tạo dựng mái ấm gia đình, giáo lý nhà Phật không và sẽ không bao giờ đưa ra những yếu lý để bắt buộc ai phải theo đạo Phật trong vấn đề hôn nhân. Theo đạo Phật, nếu duyên nghiệp hãy còn, đường trần chưa dứt, thì những người Phật tử tại gia vẫn phải lập gia đình và xây dựng hôn nhân hạnh phúc.