NÓI VỚI BẬC CHA MẸ VÀ TUỔI TRẺ
Thiện Phúc

 

27. TIÊN TRÁCH KỶ, HẬU TRÁCH BỈ

Các bậc cha mẹ thân mến,
Đồng ý cha mẹ sinh con, không sinh tánh. Đồng ý cá tánh con cái là một mối quan tâm lớn cho các bậc cha mẹ. Đồng ý xã hội bên ngoài cũng làm cho việc dạy dỗ con cái trôũ nên khó khăn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, gương sống của cha mẹ cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy dỗ con cái. Muốn trách con hư, trước hết hãy tự trách lấy mình. Cổ nhân có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ.”Nếu mình sống hư hỏng, lại biểu con cái nên là chuyện không tưôũng. Nếu mình sống chồng năm vợ bảy, lại biểu con cái một vợ một chồng, khó biểu lắm quý vị ạ ! Cha mẹ sống tốt, sống gương mẫu, không cần biểu, con cái cũng sẽ sống như vậy.

Cuộc sống gia đình của cha mẹ là một nhân tố quan trọng trong việc trưôũng thành của con cái sau nầy. Nếu các bậc cha mẹ cảm thấy mình chưa đủ khả năng và tư cách làm cha mẹ, thì xin khoan hẳn có con. Đừng biến con cái mình thành những nạn nhân của sự “không chuẩn bị” của mình. Các bậc cha mẹ nên luôn nhớ rằng con cái chính là hiện thân của chính chúng ta về sau nầy. Như vậy muốn cho con cái tốt, thì trước nhứt chúng ta phải tốt cái  đã. Con cái chúng ta không tự nhiên mà làm được điều tốt hay điều xấu. Nếu nhân chi sơ, tánh bổn không thiện, thì cũng không phải là ác.” Tuy nhiên, nếu muốn cho các em được phát triển trong chiều hướng hướng thượng, thì cha mẹ phải dạy dỗ cho các em biết thế nào là hướng thượng. Cha mẹ và gia đình chính là xã hội nhỏ đầu đời của các em, các em sẽ thẩm thấu một cách nhanh chóng từ cái hay đến cái dôũ, từ cái thiện đến cái ác, từ cái đẹp đến cái xấu, từ vị tha đến vị kỷ, từ từ bi hỉ xả đến tham sân si mạn nghi tà kiến. Tất cả đều đến từ cha mẹ và gia đình trong những bước đầu học làm người của các em. Thấy như vậy các bậc cha mẹ không thể nào không cẩn trọng được đâu !

Các bậc cha mẹ thân mến,
Chúng ta là những người phàm mắt thịt, thì không thể nào toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ được. Tuy nhiên, làm gì chúng ta không biết thế nào là cuộc sống vô đạo, vô luân ???Hãy nhìn lại chính mình mà xem, cái gì cần sửa hãy thẳn thắn sửa ngay. Con cái chúng ta sẽ nhìn vào đó mà học hỏi và hành động y như chúng ta. Sau nầy ra đời, có vấp phải sai trái, các em cũng sẽ không ngại ngùng sửa chữa. Mặc dù sự việc nầy không có gì  lớn lao để nói, nhưng nó chính là chìa khóa của mọi thành công cho con trẻ sau nầy, vì sai trái tự nó không có gì là xấu cả, xấu hay không là do bôũi tự mình, tự mình biết sửa lỗi, thì chính lỗi ấy, chẳng những được sửa thành tốt, mà chúng ta còn có được một thói quen tốt là luôn tự biết “cải thiện” lấy mình. Cổ nhân đã thường nói :”thất bại là mẹ đẻ của thành công.” Cũng như vậy, thất bại tự nó không có gì là xấu, vì thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện nên thất bại. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là chúng ta có chịu học hỏi những kinh nghiệm từ sự thất bại nầy hay không mà thôi.

Chính Đức Phật đã từng dạy dỗ tứ chúng rằng: “trên đời nầy có hai hạng người cao quý như nhau, đó là hạng chưa bao giờ lầm lỗi và hạng có lầm lỗi nhưng biết nhận lỗi và sửa lỗi. Thấy như vậy để ai trong chúng ta cũng nên phản quang tự kỷ, hầu trước nhứt tự cải thiện mình và tự nêu gương tốt cho con cái.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Ai trong chúng ta cũng đều có cách dạy dỗ con cái, ai cũng mong thấy con cái sau nầy lớn lên được thành nhân chi mỹ. Ờ đây không bàn đến ai sai ai đúng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên suy gẫm  lại coi cách thức và điều lệ chúng ta dạy dỗ con cái có còn thích hợp nữa hay không? Nếu còn, hãy mạnh dạn duy trì. Nếu những điều lệ và cách thức ấy không còn thích hợp nữa, chúng ta cũng nên mạnh dạn gạt bỏ chúng qua một bên. Thường thì chúng ta chỉ phán đoán con cái theo cái nhìn của chúng ta, chứ ít khi chúng ta chịu lắng nghe xem coi con trẻ cần gì và muốn gì ? Lắm khi sự phán đoán một chiều ấy biến chúng ta thành độc đoán tệ hại trong mối liên hệ với con cái chúng ta. Trong thời buổi hôm nay mà nhiều bậc cha mẹ vẫn còn ôm giữ khuynh hướng độc đoán một chiều trong việc dạy dỗ con cái, nghĩa là cha mẹ chỉ muốn nói, chứ không muốn con cái nói. Cha mẹ chỉ muốn con cái lắng nghe mình, chứ không bao giờ mình chịu lắng nghe con cái. Một nhà hiền triết Âu Tây đã nói: “Cách làm cho người khác ghét bạn nhanh nhứt là bạn cứ nói và nói mãi, chứ đừng cho ai nói.” Con cái chúng ta cũng không chạy ra ngoài qui luật nầy đâu. Nếu chúng ta cứ nói và nói mãi thì tới một lúc nào đó, các em sẽ ghét cay ghét đắng chúng ta. Các bậc cha mẹ có trách nhiệm nên nói và nên để cho con cái có cơ hội nói, vì nếu chúng ta không để con cái nói, làm sao chúng ta hiểu được các em ? Chính chỗ không hiểu nhau đó  sẽ làm cho rào cản cảm thông giữa cha mẹ và con cái ngày một lớn thêm, để rồi hậu quả cuối cùng là tan vỡ.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Vẫn biết rằng “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.” Nhưng xin quý vị đừng đồng hóa giữa “cãi” và “phân trần.” Con cãi cha mẹ là con hư đốn, nhưng con biết dùng lời lẽ êm ái để phân trần và nói với cha mẹ là những đứa con tốt. Trên đời nầy có ai dám tự xưng mình là hoàn hảo đâu ? Có lẽ ngoài Đức Phật ra, còn ai trong chúng ta cũng đều đã một hay nhiều lần phạm lỗi. Tuy nhiên, như lời Phật dạy, phạm lỗi không phải là chuyện xấu, vấn đề là chúng ta có biết nhận và sửa lỗi hay không mà thôi. Các bậc cha mẹ hiểu biết và có trách nhiệm, luôn tự cảnh tỉnh lấy mình, vì sự lầm lỗi mà không biết tự khắc tự sửa của chúng ta sẽ khiến con cái chúng ta tạo nên những lỗi lầm tương tự, hoặc to tát hơn.

Chúng ta phải luôn cẩn trọng từ ăn tiếng nói, đến thái độ, cách cư xử và hành động hằng ngày của chúng ta, vì tất cả những thứ nầy sẽ thẩm thấu một cách tự nhiên vào con cái chúng ta. Ngày xưa ông bà chúng ta không viết sách dạy con, nhưng lời  kinh sống, nghĩa là hạnh kiểm và cách cư xử hằng ngày của cha mẹ, chính là những phương cách giáodục tuyệt vời nhứt !