SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng
17. Áp dụng phương pháp thiền
Chúng tôi đang huấn luyện người xuất gia, hoặc cư sĩ tại gia từng bước thật sự. Tôi hi vọng ngày càng có nhiều người hướng dẫn phương pháp, hoặc quan niệm tu thiền thông thường.
Nhiều lần trong buổi tọa đàm đưa ra công khai, thường có một số khách quí giữ chức vụ thuộc cơ quan chính phủ hỏi tôi: “Thưa Thầy! Áp dụng phương pháp thiền như thế nào để giải quyết tình trạng lộn xộn trong xã hội? Các ban ngành chính phủ quan niệm ứng dụng thiền như thế nào để trừ tận gốc bệnh trạng xã hội?”
Trên sự thật, có hai vấn đề cần nói là quan điểm hoặc phương pháp ứng dụng thiền như thế nào để chủ động giúp đỡ xã hội đạt được mục đích tâm linh thanh tịnh. Đồng thời, chính phủ phải áp dụng phương pháp thiền như thế nào được thiết thực vào đời sống thường ngày của dân chúng.
Nhìn chung, đơn vị giáo dục các nơi ở Đài Loan đều từng hợp tác, tổ chức với các tự viện Phật giáo qua vị thầy quản lí tu thiền, quản lí thanh thiếu niên tu thiền; hoặc là xây dựng tinh xá; hoặc là do tự viện cung cấp sân bãi để làm trung tâm tu tập, và hướng dẫn cho trẻ em, học sinh. Chúng ta đủ thấy Phật giáo và một số nhân sĩ của chính phủ có tâm đều đã nỗ lực về phương hướng này.
Thế nhưng, hiện nay Phật giáo đang ở giai đoạn đổi mới, nhân lực không đủ, địa phương yêu cầu chúng ta cung cấp, phục vụ khá nhiều. Nhưng chúng ta cung cấp nhân lực phục vụ còn giới hạn; huấn luyện thầy giáo, nhân viên vẫn không kịp. Bởi vì, thực hành thiền thì nhất định phải quán sát, nhận biết chính mình, trong tâm cảm giác thọ nhận thật sự thì mới có khả năng giúp đỡ người khác chính xác. Bằng không thì lúc thực hành, lúc không, thật không đáng tin cậy, năng lực cũng có giới hạn. Cho nên chúng tôi đang huấn luyện người xuất gia, hoặc cư sĩ tại gia từng bước thật sự. Tôi hi vọng ngày càng có nhiều người hướng dẫn phương pháp, hoặc quan niệm tu thiền thông thường.
Nhưng về tương lai thì không xác định, muốn hướng tới nếp sống xã hội cũng rất khó nói. Như ở nước Mỹ vào năm 1970 ở trường Trung học và Cao đẳng đều có sắp đặt giờ ngồi thiền; nhưng đến năm 1990 thì hiện tượng này không còn. Nguyên nhân là kinh tế xã hội nước Mĩ lúc ấy rất giàu mạnh, đời sống ổn định, nên mọi người muốn tìm đến đời sống tinh thần. Chỉ khi kinh tế suy thoái, số người thất nghiệp càng đông, nên người tìm đến đời sống tinh thần cũng ít.
Ngoài ra ở Singapore, hơn mười năm trước do chính phủ huấn luyện, nên có rất nhiều thầy cô giáo giảng dạy khóa trình môn học tôn giáo, ở Trung học dành cho tôn giáo thường thức; bao gồm cả phương pháp và quan niệm ngồi thiền, nhưng chỉ thực hành được bốn, năm thì dừng.
Vì thế, mặc dù tôi hợp tác với chính phủ và nhân dân thúc đẩy tu thiền; hoặc làm tâm linh thanh tịnh, gởi gắm niềm hi vọng, nhưng chính sách và nếp sống về tương lai sẽ như thế nào thì không có nắm chắc. Tôi chỉ mong mọi người trí thức trong toàn quốc cùng nhau nỗ lực.