LUẬN QUÁN SỞ DUYÊN DUYÊN
Bồ-tát Trần-na tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Các hữu dục muốn khiến nhãn v.v… 5 thức lấy ngoại sắc làm sở duyên duyên, là vì hoặc chấp cực vi cho là có thật thể có thể sinh thức, cho nên hoặc chấp hòa hợp là vì khi thức sinh có mang tướng của nó. Cả 2 đều phi lý. Bởi vì sao?

Cực vi trong 5 thức,

Dẫu duyên, phi sở duyên.

Tướng nó thức không có

Như nhãn căn vân vân.

Sở duyên duyên, nghĩa là thức năng duyên mang tướng của nó mà khởi và có thật thể khiến thức năng duyên vin vào nó mà sinh sắc v.v… các cực vi. Giả sử có thật thể, có thể sinh 5 thức bao hàm có nghĩa của duyên nhưng chẳng phải sở duyên. Như nhãn căn v.v… trong nhãn thức v.v… không có tướng ấy. Như vậy trong nhãn thức v.v… cực vi không có nghĩa sở duyên.

Hòa hợp trong 5 thức,

Lập sở duyên phi duyên.

Vì thể kia không có,

Như mặt trăng thứ hai.

Sắc v.v… hòa hợp trong nhãn thức v.v… có tướng ấy nên lập ra sở duyên, nhưng không có nghĩa duyên. Như mắt thác loạn thấy mặt trăng thứ hai. Vì kia không thật thể không thể sinh, như vậy hòa hợp nơi nhãn thức v.v… không có nghĩa là duyên. Ngoài 2 việc, nơi sở duyên duyên cùng thiếu một chi đều không đúng lý. Có chấp sắc v.v… đều có nhiều tướng, trong đó một phần là cảnh hiện lượng, cho nên các cực vi tương trợ nhau đều có một tướng hòa tập. Tướng này là thật có, đều có thể phát sinh tương tự như tướng thức của mình, cho nên làm sở duyên duyên với 5 thức. Đây cũng phi lý. Sở dĩ vì sao?

Hòa tập nếu bền chắc,

Lập nơi nhãn thức v.v…

Là duyên, phi sở duyên,

Vì nhận tướng cực vi.

Như tướng bền chắc v.v…tuy là thật có, trong nhãn thức có nghĩa duyên mà không phải sở duyên, vì trên nhãn thức v.v…không có tướng ấy. Sắc v.v… các tướng hòa tập của cực vi, lý cũng phải như vậy, vì kia đều chấp là tướng cực vi, nên chấp nhãn thức v.v… có thể duyên cực vi các tướng hòa tập lại mất riêng biệt.

Biết tướng bình tướng chậu,

Chấp kia phải không khác.

Hình chẳng khác nên khác,

Hình khác vì chẳng thật.

Cái bình cái chậu các vật lớn nhỏ v.v… đồng là cực vi nhiều ít mà thành, nên duyên cái tướng biết kia phải không sai biệt. Nếu bảo hình tướng vật kia khác cho nên tướng biết khác, lý cũng không phải vậy. Hình dáng khác chỉ có là giả pháp phần trên của cái bình, chứ chẳng phải cực vi nên không nên chấp. Cực vi cũng có hình tướng sai biệt. Sở dĩ vì sao?

Vì lượng cực vi vân vân,

Hình khác chỉ là giả.

Phân tích đến cực vi,

Biết kia chắc phải bỏ.

Chẳng phải cái bình cái chậu có thể thành cực vi có hình lượng khác nhau. Bỏ tướng vi của cực vi thì biết hình dáng sai biệt chỉ là giả chẳng phải thật. Lại nữa vật có hình dáng sai biệt phân tích đến cực vi thì cái biết kia chắc chắn phải bỏ, chẳng còn là vật màu xanh v.v… Phân tích đến cực vi thì cái biết kia có thể bỏ, do đó cái hình dáng sai biệt này chỉ thế tục có. Chẳng phải như màu xanh v.v… cũng nơi vật thật. Cho nên cái thể sở duyên duyên của 5 thức chẳng phải là sắc ở bên ngoài. Lý này hoàn toàn thành tựu. Cái sở duyên duyên kia lẽ nào hoàn toàn không có?

Chẳng phải hoàn toàn không có, nếu vậy thì sao?

Sắc trong , như hiện ngoài:

Sở duyên duyên của thức.

Nhận tướng kia ở thức,

Và có thể sinh thức.

Cảnh bên ngoài tuy không, mà có sắc bên trong tương tự như cảnh hiện bên ngoài, là sở duyên duyên. Chấp nhận nhãn thức v.v… mang tướng kia khởi và từ kia sinh vì đủ 2 nghĩa.

Tướng của cảnh bên trong đã không lìa thức làm sao cùng khởi có thể làm duyên cho thức?

Quyết định theo nhau, nên

Đồng thời cũng làm duyên.

Hoặc trước làm duyên sau,

Vì dẫn công năng ấy.

Tướng của cảnh vởi thức chắc chắn theo nhau cho nên tuy cùng thời khởi cũng không làm duyên cho thức. Nhân minh nói nếu đây và kia có hay không theo nhau, tuy cùng thời sinh mà cũng có được tướng nhân quả. Hoặc thức tướng trước làm thức duyên sau, dẫn sinh trong bản thức, tương tự công năng của tự quả, khiến khởi mà không trái lý.

Nếu 5 thức sinh chỉ duyên sắc bên trong, sao cũng nói nhãn v.v… là duyên?

Trên thức công năng sắc,

Là 5 căn đúng lý.

Công năng với cảnh sắc,

Vô thủy nhân cho nhau.

Bởi có thể phát thức, so sánh biết có căn, vì đây chỉ là công năng, chẳng phải cảnh bên ngoài tạo ra. Trên bản thức, công năng của 5 sắc gọi là nhãn căn v.v… cũng không trái lý. Công năng phát thức lý vốn không sai biệt. Cho nên tuy không thể nói ở trên thức hay các nơi khác mà các pháp bên ngoài lý là phi hữu cho nên chắc chắn phải chấp nhận đây ở trên thức chứ chẳng phải đâu khác. Công năng của căn này với cảnh sắc trước từ vô thủy làm nhân cho nhau, nghĩa là công năng này cho đến khi thành thục sinh 5 nội cảnh sắc trên hiện thức. Nội cảnh sắc này lại có thể dẫn khởi công năng 5 căn trên thức dị thục. Căn cảnh 2 sắc với thức là một hay là chẳng phải một, tùy thích mà nói. Như vậy các thức chỉ có nội cảnh tướng làm sở duyên duyên, lý đã thành lập hoàn hảo./.

HẾT