LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Tôn Bà Tu Mật
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, người nước Kế Tân
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 7

 Phẩm thứ 8: KIỀN ĐỘ KIẾT SỬ

Hỏi: Cấu uế nên nói là thuận theo điên đảo hay nên nói là không thuận theo điên đảo?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hoặc thuận theo điên đảo, hoặc không thuận theo điên đảo. Bốn điên đảo nên nói là thuận theo điên đảo. Dục, mạn, sân hận, tà kiến, nên nói là không thuận theo điên đảo.

Hỏi: Thế nào là không như thật nhiễm? Cũng nói quán như thật, quán ấy tức nhận biết, thế nên không cùng tương ưng chăng?

Đáp: Tụ tập liền có thể nhận biết, cũng không phải là tự tướng. Nếu quán tự tướng nhận biết, thì đều có ý chán ngại. Không có tự tướng thì ý không xoay chuyển.

Hỏi: Như tụ tập có thể nhận biết, thì tụ tập ấy tức có dục. Quán điên đảo kia như quán tự tướng, liền nhiễm chấp, không có không nhiễm chấp. Không có tự tướng, ý không xoay chuyển chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Nên nói là thuận theo điên đảo, cùng với si tương ưng.

Hỏi: Ngu si không cùng với ngu si tương ưng, là muốn khiến ngu si thuận theo điên đảo chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Nên nói là không thuận theo điên đảo. Nếu như điên đảo tùy theo điên đảo, thì điên đảo kia tức không đoạn dứt, không phải do điên đảo trở lại diệt điên đảo.

Hỏi: Như tâm tâm pháp thiện, vô ký, không tùy theo điên đảo, thì điên đảo kia cũng có thể diệt. Cấu uế cũng như thế chăng?

Đáp: Tâm tâm pháp thiện, vô ký trở lại nối tiếp như cũ. Kiết có thể khiến vĩnh viễn không có, thế nên kiết kia phải nói là điên đảo.

Lại nữa, nên nói là không thuận theo điên đảo. Cùng với chí tà tương ưng với sử, không cùng thuận nhau sinh, không thành tựu. Chỉ có tà kia tạo thành bất tịnh.

Hỏi: Vì sao cho thân kiến là điên đảo bất tịnh, không thể có hại, không có thật ngã, khiến thân kiến xoay chuyển?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ý có tướng tịnh, bất tịnh xoay chuyển. Không có tướng tịnh. Tướng kia hoặc có tịnh, hoặc bất tịnh.

Hỏi: Nếu có tịnh thì tịnh ấy có điên đảo chăng? Tướng kia hoặc nói là có thường, hoặc nói là vô thường là muốn khiến cho tướng vô thường không thành tựu chăng?

Đáp: Tướng vô thường không thành tựu. Nếu như tướng thường, vô thường không thành tựu, thì thường, vô thường kia cũng nên có tướng. Nhưng vì không phải là tướng, thế nên tướng vô thường không thành tựu.

Hoặc có thuyết cho: Kiến điên đảo cùng với ngu si tương ưng. Bất tịnh không phải là điên đảo, cùng với trí tương ưng.

Hỏi: Ngu si không cùng với ngu si tương ưng, là muốn khiến cho ngu si không phải là điên đảo chăng? Trí không cùng với trí tương ưng, là muốn khiến cho trí điên đảo chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thân kiến là cấu uế. Cấu uế cùng với điên đảo thuận theo nhau, thế nên thân kiến là điên đảo, bất tịnh. Do công của trí nên trí, không trí, không tùy theo điên đảo, vì thế bất tịnh không phải là điên đảo.

Hỏi: Cấu uế tương ưng với tâm tâm pháp, nhưng không phải là cấu uế vướng mắc, là muốn khiến cho cấu uế kia thuận theo điên đảo chăng? Trí tương ưng với tâm tâm pháp, nhưng không phải là trí, là muốn khiến cho trí kia thuận theo điên đảo chăng? Lại nữa, như chủng loại điên đảo kia, tướng bất tịnh cùng với nhiễm chấp, không thể khiến cho tự tướng của các ấm có đối tượng nhiễm chấp. Như ấm không có ngã thành tựu. Như chủng loại ấm, tịnh thành tựu. Thế nên, thân kiến điên đảo, nhưng không phải là bất tịnh. Vậy tất cả các kiến gồm thâu sáu mươi hai kiến hay là sáu mươi hai kiến gồm thâu tất cả các kiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Tất cả các kiến gồm thâu sáu mươi hai kiến, không phải sáu mươi hai kiến gồm thâu tất cả các kiến.

Hỏi: Như Phạm chí Tát-tỳ đã nói: Ba cho đến ba mươi sáu thứ loại khác, vì sao đấy không phải là các kiến?

Đáp: Sự việc này là như thế. Hai cùng sáu mươi cũng lại như thế.

Hoặc có thuyết cho: Tất cả các kiến gồm thâu sáu mươi hai kiến, không phải sáu mươi hai kiến gồm thâu tất cả các kiến. Không gồm thâu là những thứ gì? Niết-bàn kia nói không có Niết-bàn đều cùng sinh, đến năm tà kiến, không có một tà kiến. Lại nữa, sáu mươi hai kiến đã sinh ra kiến, nên nói là thuộc về.

Hỏi: Như Phạm chí Tát-tỳ đã nói: Ba cho đến sáu mươi. Samôn dựa vào trí tuệ, dựa vào tướng của trí tuệ, dựa vào tướng chữ, nên các cấu uế đã hết. Thế nào là sáu mươi ba kiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không có sáu mươi ba kiến. Chính là có hai kiến này.

Hoặc có thuyết cho: Nói không có Niết-bàn là tà kiến, đó gọi là sáu mươi ba kiến.

Hoặc có thuyết nêu: Nói người không có đạo là tà kiến, đó gọi là sáu mươi ba tà kiến.

Lại nữa, đối tượng kiến chấp đó gọi là sáu mươi ba kiến.

Hỏi: Như thế, năm tà kiến, thân do dự kiến, tà kiến, trộm kiến, trộm giới, kiến cho không có nhân sinh ra là thuộc về những kiến nào? Kiến đến chết không bỏ là thuộc về những kiến nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Kiến cho không có nhân sinh ra (Kiến chấp cho các pháp sinh ra đều không có nhân), nói là có nhân là tà kiến, do tập đế đoạn. Lại có kiến cho đến chết không bỏ, là vô tác nói là hữu tác, đây là trộm giới, do khổ đế đoạn. Lại nữa, kiến cho không có nhân sinh ra, là kiến không có thuộc về kiến có.

Hỏi: Kiến đến chết không bỏ, nên nói là thuộc về kiến có, do những kiến nào khiến sử đã hết, sử lại tương ưng với tâm sinh chăng? Nhưng không có nhân duyên?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nhân duyên: Là nhân duyên khiến kiết sử liền dứt hết. Chưa dứt hết là chưa trọn vẹn. Dứt hết thì không sinh lại.

Hỏi: Như đế là duyên vô lậu, kiết sử có dứt hết không dứt hết nghĩa là nhân duyên của duyên tận chăng?

Đáp: Duyên đã dứt hết trọn vẹn, đó gọi là diệt.

Hỏi: Duyên này không đồng với các sử, duyên chưa dứt hết liền dứt hết, vì thế không phải là duyên. Do đó kiết sử liền dứt hết chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Thường tương ưng với không có, không tương ưng với thời gian.

Hỏi: Không phải là nhân duyên chăng? Lại nữa, hoặc có khi không là duyên kia chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Chưa dứt hết duyên kia, tức là duyên. Lại do duyên này nên lại không còn sinh. Lại nữa, dứt hết là không sinh lại.

Hỏi: Nếu duyên nơi các kiết sử hữu lậu dứt hết, nên thường thường duyên kia không còn sinh lại nữa, chẳng diệt cũng chẳng sinh, là muốn khiến cho tâm vô lậu là duyên kia chăng? Kiết sử chuyển sinh kiết sử chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Một sinh, một trụ, một diệt tương ưng với duyên kia, không phải như duyên hữu lậu đã hết, đều ly tán không còn ở một chỗ. Tâm hữu lậu kia có sử, không như duyên hữu lậu kia.

Hỏi: Tâm hữu lậu kia chưa dứt hết. Các sử tương ưng với một khởi, một trụ, một tận, không như duyên hữu lậu kia, là muốn khiến không đoạn trừ là duyên hữu lậu kia. Kiết sử không phải là duyên của kiết sử chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Các sử tương ưng cùng với tâm cùng trụ, không như duyên kia. Thế nên đã dứt hết là sử tương ưng. Tâm hữu lậu kia có sử, không như duyên kia. Đây cũng như trên đã nói.

Hoặc có thuyết nêu: Các sử tương ưng với những nhiễm chấp nơi tâm, không như duyên kia. Vì vậy đã hết tương ưng với kiết sử. Tâm hữu lậu kia có sử, không như duyên kia. Điều này cũng như trên đã nói.

Hoặc có thuyết nói: Sử tương ưng nghĩa là tâm ấy nhiễm ô, không như duyên kia, vì thế đã dứt hết các sử tương ưng. Tâm kia có sử nên không như duyên kia. Việc này cũng như trên đã nói.

Lại nữa, nếu như nên như duyên ấy, tâm kia có sử, cũng thấy tâm vô lậu duyên nơi sử, tức duyên kia có sử.

Lại nữa, các sử tương ưng nên nói tâm kia có sử, hoặc hết, hoặc không hết, như vua có uy lực, mọi mong muốn đều tự đến.

Hỏi: Vì sao tà kiến tương ưng với cõi dục? Nói là khổ của cõi sắc, vô sắc, nhưng không phải bị cõi kia sai khiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Bị sai khiến do cõi của mình, không liên can đến cõi khác.

Hỏi: Đây cũng là điều tôi nghi. Vì sao không liên can đến cõi khác? Nếu như ở cõi dục tạo ra cõi khác, là muốn khiến cho cõi hữu lậu tạo ra cõi tự có, vì tà kiến nên cõi kia cũng bị sử sai khiến chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì cõi kia ít mạn, được lìa bỏ dần, thế nên cõi kia không phải bị sử sai khiến.

Hỏi: Nếu lìa bỏ mạn, ở trong cõi của chính mình cũng nên lìa bỏ, vì vậy nơi cõi của mình cũng bị sử sai khiến chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Không phải do kiến kia mà có chỗ nghi, cũng không duyên nơi cõi kia.

Hỏi: Vì sao cõi kia có hay không có pháp được thuyết giảng này?

Đáp: Có. Nếu cõi kia dùng sự thuyết giảng này khiến người nói, thì sự thuyết giảng ấy không phải là nghĩa của nó, vì không có lợi ích lâu dài.

Hỏi: Không có khổ não nên người kia cũng không có suy nghĩ này: Có đối tượng thuyết giảng chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Nhận biết nhưng nói là không. Nếu như nên nhận biết nhưng nói là không, thì đây không phải là khổ trí chăng? Vì sao nói không có khổ? Nếu không nhận biết, không hề nhận biết, vì sao nói là không có? Thế nên đều không có sự việc như vậy.

Hỏi: Nhận biết nhưng nói là không. Không nhận biết mà nói là không. Nếu như không nhận biết về điều biết mà nói là không, hoặc đã không nhận biết thì sao nói là không? Thế nên là không có.

Lại nữa, duyên nơi sử, bị sử sai khiến, vì sao duyên kia không bị sử sai khiến?

Lại nữa, người kia thấy cõi không có xứ nhất định, tất cả là có khổ, nhưng nói là không, là muốn khiến cho cõi dục vượt thứ lớp duyên kia cho là bất tận. Nhưng duyên kia đã cùng với cõi dục tương ưng. Vì sao duyên nơi Niết-bàn kẻ tà kiến nói là không có Niết-bàn? Nhưng không ở nơi cõi kia bị sử sai khiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì duyên kia không có sử ấy.

Hỏi: Không thể hủy báng duyên kia, là muốn khiến hủy báng duyên nơi Niết-bàn chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Lời nói hủy báng là cách xa Niếtbàn, thế nên không ở nơi cõi kia bị sai khiến.

Hỏi: Pháp hữu lậu cũng lìa bỏ mọi hủy báng, vì thế hữu lậu cũng bị sử sai khiến chăng?

Đáp: Việc này cũng như trên đã nói. Đã nói sự hủy báng, tức cũng như gốc không khác, là có sự hủy báng này.

Lại nữa, nếu duyên nơi sử không bị sử sai khiến, thì trong ấm (Uẩn), trì (Giới), nhập (Xứ), kiến kia không có xứ sở sinh khởi. Nhưng đã có sinh thì vì sao Niết-bàn không bị sai khiến?

Hỏi: Vì sao trong Niết-bàn không có giận dữ?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì Niết-bàn này không phải là cảnh giới của giận dữ.

Hỏi: Người kia hủy báng cảnh giới, là muốn khiến sự hủy báng không duyên nơi Niết-bàn chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Pháp hữu lậu nên có giận dữ, không là Niết-bàn. Do vậy duyên nơi Niết-bàn không có giận dữ.

Hỏi: Pháp hữu lậu nên có giận dữ, vô lậu là Niết-bàn, là muốn khiến cho giận dữ không phải là duyên của Niết-bàn chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Dùng phương tiện từ bỏ chúng sinh, nên có giận dữ dấy khởi, nhưng Niết-bàn không phải là giáo pháp của chúng sinh, thế nên duyên nơi Niết-bàn không có giận dữ. Pháp hữu lậu trong số chúng nên có danh là sinh khởi. Lại nữa, không có tướng tạo tác tức nhanh chóng có giận dữ dấy khởi. Nhưng Niết-bàn không có sự tạo tác, do đó trong Niết-bàn không có giận dữ.

Hỏi: Nếu tạo ra thuyết này: Tôi tất bị đọa vào địa ngục, không cần Niết-bàn. Vậy tâm kia cùng với kiết nào tương ưng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cùng với giận dữ tương ưng.

Hỏi: Duyên nơi Niết-bàn có giận dữ chăng?

Đáp: Tâm nhiễm kia tương ưng với số của vô minh. Tâm kia không nhận biết Niết-bàn. Lại nữa, tâm kia nên nói là cùng với ái tương ưng.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo ở đây trong cõi dục có trời Hoan hỷ lạc (Là câu Khế kinh nói rộng).

Hỏi: Vì sao vị trời kia mạng chung, thọ nhận hình tướng, liền tự nhớ lại: Ta vốn là trời Hoan hỷ lạc, rồi khởi suy nghĩ: Ta vốn là trời Hoan hỷ?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Thoái chuyển ở cõi trời kia, lại khởi suy nghĩ này: Không ở nơi cõi dục khởi tưởng về ngã, ngã sở của cõi kia.

Sinh trong cõi dục, nhớ lại thọ mạng đời trước đã từng trải: Ta vốn là thân mang tên họ ấy. Như thế là khởi tưởng về ngã, ngã sở, là muốn khiến trời kia cho là thoái chuyển chăng?

Lại nữa, các danh sắc hiện có là nhân duyên của cõi dục tương ưng với kiết sử. Vị trời kia tức có sự ghi nhớ mạnh mẽ, lại khởi suy nghĩ này: Lúc vừa sinh ra, xét kỹ là có thệ nguyện.

Lại nữa, tưởng của ta thấy biết không quán đoạn diệt. Lại khởi suy nghĩ: Vì như nhau nên phàm phu vốn là trời Hoan hỷ lạc.

Hỏi: Vì sao người phàm phu không ở nơi khổ quán khổ mà các kiến do dự, thân kiến tương ưng với cõi dục cho đó là đoạn diệt?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bất tịnh diệt tham dục, hiện cứu vớt một thứ khổ, cũng dùng tư duy để đoạn.

Hỏi: Do bốn đế đoạn, không phải do tư duy đoạn chăng? Đây là do hai thứ cùng đoạn hay là một thứ? Do bốn đế đoạn thì dứt hết. Nếu do tư duy đoạn thì không dứt hết, không xả bỏ.

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Vô số thứ kiết đã dứt hết, vĩnh viễn dứt hết, dần dần dứt hết. Đối với thân kiến kia đã dứt hết, nhưng không hoàn toàn dứt hết.

Hỏi: Nếu kiết dần dần dứt hết, lại cũng nên không sinh, tức cũng nói có ba thứ thân kiến: Thân kiến kiết sinh. Thân kiến sử tận. Thân kiến nơi pháp của xứ sở, liền có đối tượng soi chiếu. Ở cõi kia tạo ra quán làm rõ việc ác. Như thế, sử thân kiến liền sinh. Lại nữa, sinh mười tưởng về pháp đã gieo trồng nên tạo ra lời ấy. Như thế ý đã đoạn, không ở nơi trung gian, thuộc đạo Hiền Thánh có thể đoạn kiết sử?

Đáp:

Kiến bất tịnh điên đảo

Năm kiến giới Tát-tỳ

 Hai thứ cùng giận dữ

Địa ngục, đức gốc khổ.

Hỏi: Vì sao kiến do dự, thân kiến tương ưng với cõi dục, nói là vô ký, nhưng không phải là bất thiện?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Kiết kia không phải là hành của thân miệng ý lớn có thể tạo tác.

Hỏi: Cũng có kiến đế khác đoạn trừ kiết, do thân miệng sinh ra, là muốn khiến các kiến kia nói là vô ký chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Do thân kia có hơn, kém.

Hỏi: Làm sao nhận biết được là có hơn, kém?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Kiết kia lúc tăng trưởng, nên không sinh nơi nẻo ác.

Hỏi: Kiết kia chưa hẳn là bất thiện, cho đến nhập nơi nẻo ác?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Bất thiện có báo, kiết không có báo, thế nên kiết này là vô ký.

Hỏi: Như kiến kia lúc thọ nhận hình tướng, vì sao không có báo? Lại nữa, nếu như kiết kia tạo ra kiến điên đảo này không có xứ an ổn, vì sao không có bất thiện? Kiết kia tức nên có kiến ấy là không có báo, vì thế là bất thiện. Vì sao có cấu uế thọ nhận báo bất thiện, thế nên là vô ký? Sự việc này là không đúng. Đức Thế Tôn cũng nói: Tỳ-kheo như thế là người ngu si, tức là căn bất thiện. Nếu phải nói là vô ký, thì sự việc này không đúng. Vì sao? Vì sử tương ưng với cõi sắc, cõi vô sắc, gọi đó là vô ký, nhưng không phải là bất thiện?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Kiết kia không phải tạo nên hành của thân, miệng.

Hoặc có thuyết nói: Kiết kia khi nhận lãnh hình tướng không có hơn kém.

Hoặc có thuyết cho: Kiết kia không thọ nhận quả báo.

Hoặc có thuyết nêu: Kiết kia không có báo. Điều này cũng như trên đã nói. Lại nữa, các dục vướng chấp thì chúng là bất thiện chăng? Kiết kia tức có ý này là không nhận báo ác. Kiết kia không thọ nhận điên đảo. Kiết kia không xoay chuyển, kiết kia không an ổn, kiết kia cũng không đúng. Vì thế nên xa lìa. Nếu kiết không phải là bất thiện, vì sao nay lại là bất thiện? Kiết cũng do hành tăng, thế nên nói là vô ký. Sự việc này không đúng, vì đã có thể dụng tâm hủy báng bốn Hiền Thánh đế.

Hỏi: Thế nào là tâm kia nhân nơi nghĩa của nhiễm?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không phải có thể dùng nhất tâm để có thể khiến cho bốn đế có từng ấy tướng. Lại nữa, tâm kia là nhân duyên tụ tập.

Hỏi: Nếu bốn đế khác thì nhân duyên cũng khác, tức là không hủy báng bốn đế chăng?

Đáp: Nếu nhân duyên của bốn đế đồng, thì tâm tức duyên nơi bốn đế. Đây cũng như trên đã đáp không khác. Đã nói không thuận với lý của bốn đế kia. Lại nữa, không phải tâm hủy báng là dùng tà kiến để hủy báng. Xứ sở của khổ đế nơi một bước bắt đầu, không phải nhân nơi khổ đế không có tận đế, đều không có đạo, đều tự tìm cầu xứ sở của khổ đế, đây là nghĩa ấy. Khổ đế kia không có nghĩa có thể theo được.

Hỏi: Vì sao người không cấu uế liền tiến tới đoạn trừ kiết, là kiết sử tương ưng với cõi dục và do tư duy đoạn, trước đã hết, sau đó tương ưng với cõi sắc, vô sắc?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ở đây, đạo Hiền Thánh sinh dần dần. Trước hết là biện biệt về sự việc của cõi dục, sau đấy đến cõi sắc, vô sắc

Hỏi: Muốn khiến cho đạo Hiền Thánh sinh, trước biện biệt về sự việc của cõi dục, sau đấy đến cõi sắc và vô sắc chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Kiết sử của cõi dục là thô, sử tương ưng của cõi sắc thì vi tế. Thế nên trước đoạn trừ kiết tương ưng với cõi dục, sau là đoạn trừ kiết tương ưng với cõi sắc và tương ưng với cõi vô sắc.

Hoặc có thuyết nêu: Tương ưng với cõi dục là gần, tương ưng với cõi sắc là xa, tương ưng với cõi vô sắc càng xa hơn.

Hoặc có thuyết nói: Xứ có đối tức diệt kiết trước. Tương ưng với cõi dục là hiện tiền trước nhất. Sau đấy là phần tương ưng với cõi sắc, vô sắc. Thế nên kiết tương ưng với cõi dục diệt trước. Sau đấy là kiết tương ưng với cõi sắc và kiết tương ưng với cõi vô sắc. Điều này cũng như trên đã nói.

Lại nữa, đạo kia dần dần tăng ích có đối diệt trước, tức đạo kia là có.

Hỏi: Vì sao tư duy đoạn trừ kiết không đoạn trừ dần dần?

Đáp: Nên tạo ra quán này: Vì trí vị tri quán cõi sắc, cõi vô sắc, trí ấy không có giới hạn của lợi ích lâu dài, nhưng cũng có pháp lần lượt được duy trì, tin tưởng, phụng sự. Do nhẫn vị tri nhận biết, thế nên nhẫn kia dùng phương tiện quán không có khổ.

Hỏi: Vì sao hành tương ưng với cõi dục, tư duy về khổ cùng vượt thứ lớp để thủ chứng, nhưng không phải tương ưng với cõi sắc, tương ưng với cõi vô sắc?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Đây là đạo Hiền Thánh dần sinh. Trước hết biện biệt về sự việc của cõi dục, sau là đồng biện biệt về cõi sắc, vô sắc

Hỏi: Người nơi cõi dục kia muốn tư duy về đạo sinh khởi, trước hết là biện biệt về sự việc của cõi dục, sau đấy thì đến cõi sắc, vô sắc chăng?

Đáp: Điều này cũng như trên đã nói.

Khổ này thô, thế nên bị buộc chấp chăng? Cũng như trên đã nói.

Lại nữa, đây là phương tiện khuyên dạy. Những người cao tuổi, tuy có thể trái ngược với điều ấy, nhưng đối với tất cả các hành của sự việc đã tạo nên ở cõi dục này đều được trừ bỏ, tức đã dứt hết gốc rễ của khổ.

Hỏi: Vì sao hành tương ưng với cõi sắc, ở nơi khổ tư duy về khổ, là quả Bất hoàn, A-la-hán, nhưng lại không phải là pháp tương ưng của cõi dục, tương ưng của cõi sắc?

Đáp: Điều này cũng như trên đã nói.

Khổ này là thô, do gần gũi với cõi này, nên bị buộc chấp. Lại nữa, tạo ra tưởng không có ngã, ngã sở, đã có thể buộc chấp, nên nói là dứt hết, không có dục, là muốn khiến hành khổ không tư duy, lại tư duy về khổ khác chăng? Như tự bỏ ruộng mình lại đi nhổ sạch cỏ dại trong ruộng người khác. Quán khổ kia cũng như thế.

Hỏi: Từng có một tâm, các pháp diệt tận, trở lại có trí tuệ, nhưng thân không thọ chứng chăng? Hoặc thân thọ chứng nhưng không trở lại có trí tuệ chăng? Hoặc trở lại có trí tuệ, thân cũng thọ chứng chăng? Hoặc không trở lại có trí tuệ, thân cũng không thọ chứng chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu khi được tận pháp nhẫn, diệt đế, đạo đế tương ưng với cõi dục, do tư duy đoạn trừ kiết hết, lúc ấy trở lại có trí tuệ, nhưng thân không thọ chứng. Khổ đế, tập đế tương ưng với cõi sắc, vô sắc, đã đoạn trừ kiết hết, bấy giờ, thân thọ chứng, nhưng không trở lại có trí tuệ. Khổ đế, tập đế tương ưng với cõi dục, đã đoạn trừ kiết hết, lúc này đã trở lại có trí tuệ, thân cũng thọ chứng. Diệt đế, đạo đế tương ưng với cõi sắc, vô sắc, đã đoạn trừ kiết hết, do tư duy đoạn trừ kiết hết, nhưng cũng không trở lại có trí tuệ, cũng không thân chứng.

Hỏi: Nếu tận pháp nhẫn sinh, diệt đế đoạn trừ kiết chưa hết, cũng không phải là giống với tận pháp nhẫn sinh kia chăng?

Đáp: Sinh là liền diệt, đã diệt thì không sinh. Nếu sinh không diệt tức không phải giống với tận pháp nhẫn sinh kia.

Hỏi: Sử dục nên quán sinh tận. Đã tận tức nên tạo ra quán này chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Lúc tận pháp nhẫn khởi, đạo đế tương ưng với cõi dục, là tương ưng với kiết đã đoạn trừ hết, trở lại có trí tuệ, thân không thọ chứng. Khổ đế, tập đế tương ưng với cõi sắc, vô sắc, đã đoạn trừ hết kiết, thân thọ chứng, nhưng không trở lại có trí tuệ. Khổ đế, tập đế, diệt đế tương ưng với cõi dục, đã đoạn trừ kiết hết, bấy giờ đã trở lại có trí tuệ, thân cũng thọ chứng. Diệt đế, đạo đế tương ưng với cõi sắc, vô sắc, đã đoạn trừ hết kiết, cũng không trở lại có trí tuệ, thân cũng không thọ chứng.

Lại nữa, khi được tận pháp trí, cũng như thế không khác, cả hai phần đều cùng không tận.

Hỏi: Từng có kiến tương ưng với thọ, tương ưng với kiết ái, không phải tương ưng với kiết kiến chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hoặc ái tăng gấp bội ở cõi dục đã hết, cùng vượt thứ lớp để thủ chứng. Tập đã sinh, tận trí chưa sinh, diệt đế, đạo đế tương ưng với cõi dục, đã đoạn kiến thượng trung hạ tương ưng với thọ, tương ưng với kiết ái phẩm hạ, không phải tương ưng với kiết kiến.

Hỏi: Đức Thế Tôn cũng nói: Nếu Tỳ-kheo đối với thọ tham dục lúc diệt tận, tham dục hết thì thọ liền hết. Vậy thế nào là tham dục hết thọ liền hết?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Người kiến đế cùng với thế tục là như nhau. Kiến tương ưng với thọ, cùng với kiết ái tương ưng, không cùng với kiết kiến tương ưng, không phải kiết kiến dứt hết kiết kiến kia.

Lại nữa, tập trí đã sinh, ái của cõi vô sắc hết, cùng với thế tục là như nhau, kiến tương ưng với thọ, cùng với kiết ái tương ưng, không phải tương ưng với kiết kiến.

Hỏi: Thế nào là duyên nơi Niết-bàn khiến vô minh thuận theo Niết-bàn?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Người kia không có trí, bị ngu si trói buộc.

Hỏi: Người kia khởi suy niệm: Do không có trí là ngu si chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Có hai thứ si thuận theo Niết-bàn, cùng với tà kiến tương ưng, vô minh nói không có Niết-bàn. Nghi tương ưng với vô minh là do dự không nhất định, tương ưng với một pháp.

Hỏi: Tà kiến, vô minh đều không khác chăng? Như thế là nghi, vô minh, các pháp này đều khác chăng? Lại nữa, vô minh thuận theo Niết-bàn chăng? Lại nữa, như thế năm thạnh ấm nói là ngã sở, như nhắm hai mắt. Tất cả người trí, người có mắt thì ít. Như thân duyên nơi hữu lậu sinh các kiết sử. Như kiết của đối tượng duyên là thân hữu lậu kia chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Các thân hữu lậu như duyên nơi khổ, nơi tập kia sinh kiết sử thì thân ấy không phải là hữu lậu. Như duyên nơi tận, duyên nơi đạo, có các kiết sử.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo ở đây, các sắc hiện có là quá khứ, vị lai, hiện tại, do tham dục sinh, nên sinh dâm, nộ, si. Ngoài ra tâm đã suy niệm về kiết sử, đó gọi là bọt nước hữu lậu, so với Khế kinh này thì có trái nhau chăng?

Hoặc có thuyết nói: Các thân hữu lậu duyên nơi khổ, tập kia, sinh các kiết. Như duyên sinh kiết, thì thân hữu lậu kia sinh nghĩa vô lậu, nghĩa hữu lậu, nghĩa kiết hữu lậu. Lại nữa, nếu thân không ở nơi trung gian sinh kiến thì thân hữu lậu kia không như hữu lậu ấy duyên sinh các kiết. Khi người kia đã tạo kiết, thì nhiễm đắm nơi xứ sở của thân.

Hai thứ nói bất thiện

Hủy báng lìa xả bỏ

A-la-hán một nhẫn

Hợp hữu lậu ở sau.

Hỏi: Vì sao điệu hý (Trạo cử) là do tư duy đoạn?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Người kiến đế vì có trạo cử, nên nói là do tư duy đoạn.

Hỏi: Người kiến đế cũng có vô minh, nên người kia kiến đế là do tư duy đoạn chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Cả hai đều cùng trạo cử, nên kiến đế đoạn cũng là tư duy đoạn. Lại nữa, kiến đế này đã sinh khởi trạo cử, do kiến đế đoạn. Như sự trạo cử kia ít nói năng, không thuận với việc làm không thành tựu này. Nếu vượt cảnh giới thì trạo cử kia do tư duy đoạn. Nếu có ít công việc làm bị bức bách, trở ngại, thế nên cả hai đều cùng trạo cử.

Hoặc có thuyết nói: Người phàm phu trạo cử hiện rõ, nhiều người kiến đế trạo cử ít hơn, cả hai đều cùng trạo cử, là do kiến đế đoạn. Lại nữa, không có sợ hãi khiến có ý cấu uế.

Hỏi: Vì sao không do kiến đế đoạn?

Đáp: Nếu người kiến tích, hoặc có thuận theo, thì trạo cử kia do tư duy đoạn.

Từ cõi vô sắc mạng chung, sinh nơi cõi dục, vì sao kiết tương ưng với dục để hiện ở trước? (Như Kiền Độ Tụ ở trên đã nói).

Lại nữa, nếu có ý niệm này: Sinh nơi cõi vô sắc, sử tương ưng với cõi dục vĩnh viễn đoạn, nhưng không phải là sử tương ưng với cõi vô sắc, mà là sử tương ưng với cõi dục, duyên nơi sử kia tức là có? Sử kia thì không sinh nơi cõi dục? Nếu như khi sinh, trung gian không sinh, kiết sử cũng không hiện ở trước, không có nhân duyên hiện ở trước.

Lại nữa, người phàm phu không có kiết tận, tạo ra hành bất thiện. Kiết tương ưng với cõi dục gọi đó là tận.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo ở đây, các ông không tư duy, cũng không tạo phương tiện, tức là nhân duyên của kiết, là nơi chốn của thần thức dừng lại. Tỳ-kheo kia ở trong ấy, nên tạo phương tiện, từ cõi vô sắc mạng chung sinh nơi cõi sắc.

Hỏi: Thế nào là kiết sử của cõi vô sắc được hiện ở trước?

Đáp: Không nhổ sạch các kiết sử. Ví như lửa, ngọn lửa duyên nơi ngọn lửa có ánh sáng. Như thế là ánh sáng đã trói buộc, tạo ra hành bất thiện, liền thọ nhận sắc hữu. Sự việc này cũng như Kiền Độ Tụ ở trên đã nói.

Khi ở cõi sắc mạng chung, sinh nơi cõi dục, vì sao sử tương ưng với cõi dục để hiện ở trước, như Kiền Độ Tụ ở trên đã nói.

Lại nữa, dục ái dần dần tăng, có thế mạnh, nhân nơi gốc nên dục ái kia đã tận.

Ba tai họa này làm thay đổi là phong tai, thủy tai, hỏa tai. Ba tai họa này do chúng sinh cấu uế nên sinh. Vì ba tai họa này, nên chúng sinh có cấu uế.

Hoặc có thuyết nói: Do chúng sinh vướng chấp nơi cấu uế, nên mới có tai họa này, cũng như chúng sinh tạo tội nên có kiếp đao binh.

Hoặc có thuyết cho: Do tai họa nên chúng sinh có cấu uế chấp trước, cũng như cẩu khuyển có lúc là âm dương.

Hoặc có thuyết nêu: Do cấu uế chấp trước, nên có tai họa sinh. Chúng sinh nơi các xứ kia có kiết của cõi dục, nên nơi các xứ ấy đều có tai họa dấy khởi. Như các nơi chốn có tai họa kia, thì kiết sử khiến tăng ích. Lại nữa, hành thường tụ tập pháp thiện của chúng sinh, tức đi đến các quốc độ khác. Chúng sinh kia nhân nơi hành tăng thượng, nên việc học có hư hoại cũng theo gốc đã hành tập.

Hỏi: Thế nào là duyên nơi sử nên có sử sai khiến? Thế nào là tương ưng với đối tượng sử bị sai khiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sử tham dục tạo ra ái chấp dữ, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử giận dữ không có ái chấp, ý không nhiễm đắm, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử hữu ái hết sức ái chấp, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử kiêu mạn dấy khởi đầy khắp khiến tâm phát khởi mạnh mẽ, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử kiến nơi năm kiến, đối với sử thân kiến kia đã tự dựa vào đối tượng bị sai khiến. Kiến do dự là chấp đoạn diệt hoặc có thường, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử tà kiến hủy báng cho là không nhân, không tạo tác, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử trộm kiến không thể giữ lấy điều cho là vi diệu tốt đẹp hơn hết, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử trộm giới cho giới ấy là xuất yếu trên hết, là giải thoát thanh tịnh, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử vô minh không có trí, mù tối, ngu mê, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Sử nghi đối với mọi mong cầu đều do dự, cho là phải hay là quấy, ý không xét thật, đó gọi là đối tượng bị sai khiến. Như thế, duyên nơi sử, bị sử sai khiến, chưa từng trải cùng với đối tượng bị sử sai khiến tương ưng.

Hỏi: Vô lậu cũng duyên nơi sử. Như thế, sử dục của đối tượng bị sử sai khiến kia, duyên của sử ấy cũng là đối tượng bị sai khiến chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Như nơi xứ xứ kia có các sử duyên. Lúc các nơi chốn ấy có sử duyên, thì mỗi mỗi sử đều cùng dẫn dắt, chính là sử, là sử sai khiến. Như thế, như thế sử duyên nơi đối tượng bị sử sai khiến, là sử kia nhiễm đắm. Như thế là sử tương ưng với đối tượng bị sử sai khiến.

Hỏi: Như sử duyên kia lần lượt có tăng ích, nên sử duyên nơi vô lậu hay là duyên nơi đối tượng bị sử sai khiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Duyên nơi tương ưng với không được giải thoát, đó gọi là đối tượng bị sử sai khiến. Duyên nơi vô lậu cũng là sử duyên, cũng là sử, vì không có sử khác duyên nơi đối tượng bị sử sai khiến.

Lại nữa, tuy sử là đối tượng bị sử sai khiến, thì ở nơi xứ đã xoay chuyển, nơi ấy tức có sử. Nếu tương ưng với sử và đối tượng bị sử sai khiến, thì các thứ khác cũng tương ưng. Lại nữa, đó là đối tượng bị sử sai khiến, là nhân duyên tạo sử của chúng sinh.

Hỏi: Pháp duyên của tham dục có bao nhiêu sử, đối tượng bị sử sai khiến?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Tất cả duyên hữu lậu tương ưng với cõi dục.

Lại nữa, duyên hữu lậu của ba cõi khi thoái chuyển sinh nơi cõi dục, nhận lấy kiết của ba cõi. Lúc nhận lấy kiết của ba cõi này, là hữu lậu duyên nơi sử, nơi đối tượng bị sử sai khiến.

Hỏi: Vậy danh nghĩa của sử là thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Theo thứ lớp nơi sử, nơi đối tượng bị sử sai khiến. Cũng là đối tượng bị sử trói buộc, cũng là sử. Sử là nghĩa chấp trước, cũng là nghĩa sinh khởi. Sử là nghĩa nắm giữ, cũng là nghĩa sai khiến. Lại nữa, nên nói đẳng trí là đối tượng bị sử kia sai khiến, do sử kia nếu hữu lậu là đối tượng bị sử sai khiến.

Hỏi: Hoặc dùng, hoặc không dùng thì cấu uế chấp trước là nghĩa gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thể của con người bị cấu uế chấp trước, nhận các ái cũng là duyên của cấu uế. Khổ cũng là cấu uế. Lại nữa, hai thứ cấu uế là cấu uế tương ưng với tâm và cấu uế của chúng sinh. Tâm kia cấu uế, là tâm ý nhiễm chấp, như chiếc áo bị cấu bẩn. Cấu uế của chúng sinh là tự có hoặc thuận theo người khác. Như người gánh lấy gánh nặng, do nhân duyên này, do sự việc này, nên phải lường xét. Bấy giờ liền có tâm cấu uế sinh. Đức Thế Tôn cũng nói: Bị tâm cấu uế mê hoặc, nhưng tâm hành tịnh tức tịnh, hội hợp thành chúng sinh. Đức Thế Tôn cố ý nói như thế.

Hỏi: Căn thiện này, nghĩa ấy là thế nào?

Đáp: Trừ bỏ căn bất thiện, đó gọi là nghĩa của căn thiện. Khởi tạo các pháp thiện là nghĩa của căn thiện. Lại nữa, ở nơi thần, gieo trồng căn nguyên thiện, thuận theo để thọ nhận báo là nghĩa của căn thiện.

Hỏi: Căn bất thiện, nghĩa ấy là thế nào?

Đáp: Vô ký là nghĩa của hạt lúa. Vô ký là nghĩa của căn. Vô ký là nghĩa của nhân duyên. Vô ký là căn. Lại nữa, pháp vô ký của sắc hình thể, thuận theo nhận giữ, đó gọi là nghĩa vô ký.

Hỏi: Vì sao thân kiến nói là do khổ đế đoạn?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Duyên nơi khổ kia, như thế là nhận biết khổ, liền diệt, đã diệt, duyên liền hết, các kiết sử dứt hết.

Hoặc có thuyết nêu: Có tưởng thường tưởng ngã, thân là ngã sở. Thân kiến tạo ra tưởng vô thường, khổ, tưởng ngã đã tận. Thế nên gọi đó là khổ đế đã đoạn. Lại nữa, thấy thân của thân kiến, thân kia thọ nhận khổ não, thân kia hiện nói khổ não thế nên diệt. Tức tạo ra pháp quán này.

Trạo cử không còn sinh

Như có ba kiết sử

Thân cùng các kiết sử

Ba thứ căn đã đoạn

Hỏi: Vì sao tập trí sinh tận, đạo trộm kiến (Kiến thủ) nói là tận?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đầu tiên có trộm kiến nhiễm buộc nơi kiến kia. Khi kiến kia dứt hết thì kiến này cũng diệt.

Hỏi: Các kiết sử nên có trộm kiến, vì thế cũng là do tư duy đoạn chăng?

Đáp: Hoặc tạo ra khổ đế, có trái với trộm kiến và nghi, thế nên do bốn đế đoạn.

Hỏi: Khổ duyên nơi kiết ở trước hết là trên, là diệu. Trộm kiến vì sao cùng với khổ có sai trái? Lại nữa, thế nào là vượt qua kiết khổ trước là trộm kiến chăng? Nếu khổ không thể dẫn dắt ở trước, vì vậy việc đoạn trừ trộm kiến là do khổ đế đoạn. Như đã nói: Đế không có trụ xứ, nên nói là ngã sở.

Hỏi: Vì sao trộm kiến kia nói là tà kiến?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Do nhân duyên này, nên nói như thế, vì vậy cho là tà kiến.

Hoặc có thuyết nêu: Nếu đế này thật sự tạo ra trộm kiến, thì kiến kia không phải là duyên nơi không. Lại nữa, có ngã sở nên có kiến ấy.

Hỏi: Thế nào là kiết phần trên?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Năm kiết phần dưới là tham dục, giận dữ, thân kiến, trộm giới và nghi. Năm kiết này không dứt hết, vì có khổ của cõi dục. Ba kiết của cõi trên không dứt hết, vì thọ nhận ấm cõi sắc, vô sắc, là muốn khiến đây là bệnh của cõi trên chăng? Không do ba kiết này có bệnh, vì kiết kia đã dứt hết. Như A-na-hàm thọ nhận hữu của cõi sắc, vô sắc, thế nên không có bệnh.

Hỏi: Nếu ba kiết kia đã dứt hết, vì thọ nhận hữu của cõi sắc, vô sắc, thế nên ba kiết ấy không sinh nơi cõi dục, người không cấu uế đã tận, lại nhận lấy hữu của ba kiết, là muốn khiến cho hữu của cõi không xoay chuyển chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Hai kiết thuộc phần dưới là tham dục, giận dữ. Nếu kiết không dứt hết thì thọ nhận hữu của cõi dục. Đã dứt hết thì không còn thọ nhận nữa.

Hỏi: Tất cả kiết của cõi dục chưa dứt hết nên thọ nhận hữu của cõi dục, là muốn khiến cho kiết của cõi dục này dứt hết chăng? Cũng là kiết phần trên chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Nên nói tất cả kiết là kiết phần trên, nếu không dứt hết thì thọ nhận hữu của cõi dục. Như đã nói, năm kiết phần trên tức không có tên gọi kia.

Hoặc có thuyết nói: Hai kiết chưa dứt hết là tham dục, giận dữ, không ra ngoài cõi dục. Ba kiết chưa dứt hết, thì còn trở lại đến cõi dục. Thế nên năm kiết phần trên chưa dứt hết. Lại nữa, các kiết sử từ cõi dục diệt, đều không ở tại xứ khác, kiết sử ấy nên nói là phần trên.

Hỏi: Thế nào là năm kiết phần trên?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Năm kiết phần trên: Sắc ái, vô sắc ái, điệu hý (Trạo cử), kiêu mạn, vô minh. Vì sao? Vì năm kiết này chưa dứt hết thì còn thọ nhận hữu của cõi sắc, vô sắc. Ba kiết chưa dứt hết thì lúc tu hành ở cõi ấy tức thọ nhận hữu của cõi sắc, vô sắc.

Hỏi: Là muốn khiến cho cõi trên là năm kiết phần trên chăng?

Đáp: Năm kiết kia không do thọ nhận hữu của cõi sắc, vô sắc để thành hữu, thế nên không nhận lấy hữu kia.

Hỏi: Ba kiết đã dứt hết, con người không cấu uế này thọ nhận hữu của cõi dục, là muốn khiến đều là năm kiết phần trên chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu các kiết chưa dứt hết, đã lìa cõi dục, thọ nhận hữu của cõi sắc, vô sắc, thì kiết đó được gọi là năm kiết phần trên.

Hoặc có thuyết cho: Hai kiết nơi năm phần trên là sắc ái, vô sắc ái, ở nơi cõi ấy tu hành, thọ nhận hữu của cõi sắc, vô sắc.

Hoặc có thuyết nêu: Tất cả hữu của cõi sắc, vô sắc, nếu hết thảy chưa dứt hết, thì còn thọ nhận hữu của cõi sắc, vô sắc. Lại nữa, các kiết sử có thể khiến cho kiết của cõi sắc, vô sắc dứt hết, kiết đó là năm kiết phần trên.

Hỏi: Thế nào là duyên nơi giận dữ?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không phải diệu, không phải trên có ưu sầu khổ não.

Hoặc có thuyết cho: Ưu sầu, dần bỏ, lìa xa.

Hoặc có thuyết nêu: Do có chúng sinh, nên có giận dữ kia. Lại nữa, lìa bỏ vĩnh viễn giận dữ, như nhổ bỏ cỏ dại.

Hỏi: Dục cùng với niệm có khác biệt gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Dục là thứ cấu uế, chấp vướng. Niệm không phải là thứ cấu uế chấp vướng.

Hoặc có thuyết cho: Dục là bất thiện. Niệm là thiện, vô ký.

Hoặc có thuyết nêu: Dục thọ nhận hữu. Niệm không thọ nhận hữu.

Hoặc có thuyết nói: Dục cùng với niệm nên tương ưng nhau. Hoặc có dục, có niệm. Như có người do dục ái hết tức có niệm (Nhớ nghĩ) đến thầy mình. Lại nữa, dục do phương tiện sinh. Niệm do hy vọng sinh, thế nên dục cũng là hy vọng.

Hỏi: Giận dữ, cấu uế, hai thứ này có gì khác biệt?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Giận dữ là cấu uế của kiết, không phải là kiết. Lại nữa, giận dữ là bất thiện, cấu uế là thiện, vô ký.

Lại có thuyết nêu: Giận dữ thọ nhận hữu. Cấu uế không thọ nhận hữu.

Lại có thuyết nói: Giận dữ kia là cấu uế chăng? Hoặc cấu uế này không phải là giận dữ chăng? Như lúc tu bất tịnh là nghĩa ấy.

Lại nữa, giận dữ thọ nhận các hữu. Cấu uế không thọ nhận hữu. Đối với giận dữ kia cũng không thọ nhận hữu.

Hỏi: Lười biếng cùng với thùy miên (Ham ngủ nghỉ) có khác biệt gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Lười biếng là thuộc về thân. Thùy miên là thuộc về tâm.

Hoặc có thuyết cho: Nghĩa thế tục là lười biếng. Nghĩa xuất thế tục là thùy miên. Lại nữa, đầu tiên là lười biếng. Mệt mỏi là thùy miên.

Hỏi: Tà giải thoát với bốn điên đảo có khác biệt gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Do kiến đế đoạn đó là điên đảo. Do kiến đế cùng tư duy đoạn, đó là tà giải thoát.

Hoặc có thuyết nói: Có thể vì người diễn nói rộng, đó là điên đảo. Không thể vì người thuyết giảng, đó là tà giải thoát.

Hoặc có thuyết cho: Các điên đảo là tà giải thoát. Hoặc là tà giải thoát kia không phải là điên đảo, như giải thoát các kiết sử. Lại nữa, tà giải thoát nên nói là tâm điên đảo chăng? Cũng không lìa bốn điên đảo để có ý tưởng về điên đảo.

Hỏi: Trạo cử và nghi có khác biệt gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Trạo cử do tư duy đoạn. Nghi thì do kiến đế đoạn trừ. Lại nữa, tâm ô nhiễm, tâm có hối hận, đó là trạo cử. Tâm không dứt khoát, do dự không quyết định, đó gọi là nghi.

Hỏi: Vì sao người phàm phu khi thoái chuyển, do kiến đế tư duy đoạn kiết, là có tăng ích. Nhưng khi đệ tử của Đức Thế Tôn thoái chuyển thì do tư duy đoạn kiết, nên có tăng ích, nhưng không phải do kiến đế đoạn kiết?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do một đạo tư duy, người phàm phu đoạn dứt các kiết. Khi đạo tư duy kia thoái chuyển, thì tất cả đều tăng ích. Nhưng đệ tử của Đức Thế Tôn thì hoặc do đạo tư duy đoạn không phải do kiến đế đoạn, tất cả sự việc kia không có tăng ích.

Hoặc có thuyết cho: Người phàm phu dùng trí để diệt trừ các kiết sử. Khi trí kia thoái chuyển, thì tất cả đều tăng ích.

Còn đệ tử của Đức Thế Tôn do nhẫn trí diệt trừ các kiết sử, nhưng ở nơi nhẫn không thoái chuyển, cũng không tăng ích lớn.

Hoặc có thuyết nêu: Người phàm phu ở nơi trung gian diệt trừ các kiết sử, khi thoái chuyển hành ấy thì tất cả kiết có tăng ích. Còn đệ tử của Đức Thế Tôn ở nơi trung gian ít có diệt tận, không hoàn toàn diệt tận, khi thoái chuyển hành kia là ở nơi trung gian nên kiết sử tức có tăng ích.

Lại nữa, người phàm phu do hành duyên nơi hữu cùng các sử nên người ấy suốt đời bị che lấp, bị hành nơi duyên kia trói buộc nên là tăng ích. Còn đệ tử của Đức Thế Tôn do kiến cùng vượt thứ lớp để thủ chứng, các kiết sử đã diệt hết liền tăng ích. Thế nên sự tăng ích kia không thể dời động. Các kiến tưởng tâm kia cùng được giữ gìn, đệ tử của Đức Thế Tôn có khi đã giữ gìn không thoái chuyển.

Hỏi: Vì sao kiết sử tương ưng với cõi sắc, vô sắc, nói là không có báo?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Vì hành của thân, khẩu, ý không tăng trưởng, nên cần có bổ khuyết.

Hoặc có thuyết nêu: Người kia tuy có hành của thân, khẩu, ý, nhưng hành ấy không có tăng ích.

Hoặc có thuyết nói: Không có báo tốt xấu.

Hoặc có thuyết cho: Vô ký không có báo. Lại nữa, nếu kiết sử có báo, vì sao có sai trái? Như người kia có duyên, nếu người hủy báng kia không nhận lấy báo của cõi sắc, vô sắc, như thế thì có duyên, cũng lại không có. Người kia không thọ nhận hữu, vì thế không có kiết, cũng lại không nhất định, tức nên lìa bỏ kiết.

Không vượt, không hư hoại

Giận dữ dục giận dữ

Vui giải thoát tăng thượng

Thoái chuyển không quả báo.

Hỏi: Nếu năm dục có dục, tâm không ô nhiễm, hai thứ này có khác biệt gì?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Năm dục có sử ái. Tâm không nhiễm ô thì không thọ nhận hữu ái.

Lai có thuyết cho: Trong năm dục có ái bất thiện. Tâm không nhiễm ô là thiện.

Lại có thuyết nêu: Trong năm dục có ái thọ nhận hữu. Tâm không nhiễm ô thì không thọ nhận hữu.

Lại có thuyết nói: Trong năm dục có ái, có các tưởng thiện. Tâm không nhiễm ô không đoạn các gốc khổ.

Lại nữa, trong năm dục có ái, là nói có duyên của ngã nên hoan hỷ, phấn khích. Tâm không nhiễm ô là thuộc đệ nhất nghĩa đế không dời động, khởi tưởng chúng sinh để được đẳng trí đầy đủ, tức tâm không nhiễm ô kia là nên có.

Hỏi: Thế nào là người phàm phu kia nói là không phải tâm nhiễm ô?

Đáp: Ngã không đâu có đối tượng duyên. Tâm nhiễm ô kia không phải là người phàm phu có nơi chốn tạo tác. Chư thần, người Tiên ở ngoài đã dùng phương tiện thiện xảo, nói là tâm không nhiễm ô.

Hỏi: Nếu trộm kiến do khổ đế đoạn trừ và tập đế đoạn trừ, hai thứ này có gì khác biệt?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Khổ đế đoạn trừ trộm kiến, kiến đó tức do khổ đế đoạn. Còn trộm kiến do tập đế đoạn trừ thì trộm kiến ấy tức do tập đế đoạn.

Hỏi: Cả hai thứ ấy cùng là trộm kiến, cùng có khắp tại hai đế chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Nếu không tương ưng với khổ đế, thì trộm kiến kia do khổ đế đoạn trừ. Nếu không tương ưng với tập đế, thì trộm kiến kia do tập đế đoạn trừ.

Hỏi: Như kiết khổ hiện ở trước là tối diệu tối thượng tối đệ nhất. Trộm kiến vì sao không tương ưng với khổ đế? Lại nữa, kiết sử do khổ đế đoạn, dùng khổ đế để điều phục, tức có tưởng diệu, nên tạo ra quán này. Vậy cùng với hóa hiện có gì khác biệt?

Đáp: Tâm dua nịnh thuộc về nội tâm là gian dối. Ngoại không cùng với tâm đồng. Vì là nhiều hóa hiện nên có khác biệt.

Hỏi: Vì sao tâm không phải là đạo Hiền Thánh?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Đây là lời giáo hóa của Đức Thế Tôn. Tâm nói ở đây là tâm không khác. Tâm kia tức là tâm tương ưng.

Hỏi: Vì sao lúc nói tâm không cùng nói về pháp đã suy niệm của tâm?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Đây là lời răn dạy của Đức Như Lai. Vì có sự răn dạy này nên có trí tuệ. Như nhào trộn bột thơm, phải dùng hương làm đầu. Sắc, thanh, hương, vị cũng lại như thế.

Hỏi: Tạo nơi chốn sinh khởi của một sự việc khiến các pháp tương ưng không có uy lực chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tâm tụ tập tâm thuộc về tự tướng là đạo Hiền Thánh. Thế nên tâm không phải là đạo Hiền Thánh.

Hoặc có thuyết cho: Tâm cũng là đạo Hiền Thánh, vì cùng với tam muội có rất nhiều tâm cùng hợp. Một duyên nơi tam muội là tâm có tăng giảm, không có khác với tam muội.

Lại nữa, tâm đạo bèn thịnh, ý chí đã tạo ra tâm có nói năng.

Hỏi: Thân kiến, do dự, tương ưng với cõi dục, trừ vô minh tương ưng với hai thứ đó, cùng được pháp khác có thể nói là ẩn mất chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Có thể được các pháp tương ưng và hành giải thoát nơi pháp đã suy niệm của tâm khác.

Hỏi: Vì sao Tu-đà-hoàn đối với bất tịnh nói là tịnh diệt?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bất tịnh có tưởng tịnh là điên đảo, nhưng Tu-đà-hoàn đã đoạn trừ hết.

Hỏi: Nếu điên đảo mà Tu-đà-hoàn đã đoạn hết, thì Tu-đà-hoàn kia tức không nhiễm chấp, còn các tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh thì Tu-đà-hoàn kia còn nhiễm chấp chăng? Lại nữa, nếu như Tu-đà-hoàn đối với bất tịnh có tưởng tịnh đã đoạn tận, thì tà kiến trong kiến, nên biết là đã hết, vậy thì ở trong cái có những kiết nghi nào? Thế nào là không phải kiết nghi trong cái?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Nếu pháp tương ưng của cõi dục, thì pháp ấy là nẻo xuất yếu của nghi. Nếu pháp tương ưng của cõi sắc, vô sắc, thì pháp ấy không phải là cái nghi.

Hoặc có thuyết nêu: Nếu nhập tam muội nội, thì tam muội đó là cái nghi. Nếu quả chân thật, thì quả đó không phải là cái nghi.

Lại nữa, tất cả trạo cử là cái nghi tăng rất nhiều. Pháp tương ưng của cõi dục không phải là cái nghi.

Hỏi: Nếu tự chấp về ngã, ngã sở, thì tất cả chấp ấy là thân kiến. Nếu như là thân kiến thì tất cả thân kiến kia đều là tự chấp về ngã, ngã sở chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các pháp hiện có tự chấp về ngã, ngã sở, thì tất cả pháp đó là thân kiến.

Hỏi: Từng có là thân kiến, pháp kia không phải là tự chấp về ngã, ngã sở, mà dựa vào ngã kiến chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Từng có pháp tự chấp về ngã, ngã sở, pháp đó không là thân kiến, nhưng là ngã kiến tương ưng với pháp đã suy niệm của tâm.

Từng có thân kiến, thân kiến đó không là tự chấp về ngã, ngã sở chăng? Là tự nương dựa nơi ngã kiến.

Từng có thân kiến và tự chấp về ngã, ngã sở là ngã kiến chăng? Từng có không phải là thân kiến, cũng không phải là tự chấp về ngã, ngã sở chăng? Trừ từng ấy sự việc trên tức là nghĩa kia.

Lại nữa, có pháp tự chấp về ngã, ngã sở, pháp ấy không phải là thân kiến chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: Ta nay nên nói về thuyết kia. Hoặc có thân kiến, thân kiến kia không tự chấp về ngã, ngã sở, ngã kiến. Hoặc không phải là thân kiến, cũng không phải là tự chấp về ngã, ngã sở, tức trừ từng ấy sự việc trên, chính là nghĩa kia.

Hỏi: Các hữu kiến sinh, không bệnh, tự nói là an vui. Vì sao sinh ra kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do sức của tam muội nên tự nhận biết thọ mạng đời trước của mình. Ở nơi địa của thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba thảy đều nhận biết về an vui ở cõi này, nên khiến như thế tức nhận biết có an vui. Lại nữa, nơi kiến tham, ganh ghét, thân quán phương tiện trên, có lạnh nóng nên quán các khổ. Nói ở trong ấy tức có suy nghĩ: Ta có an vui này, nhưng là ở nẻo khổ. Nơi đường ác kia, các kiến đã sinh, riêng có một khổ không bệnh nên chết.

Hỏi: Thế nào là sinh khởi kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Đây là sức của tam muội, tự nhận biết về thọ mạng đời trước đã bị đọa trong đường ác, cũng tự nhận biết về thọ mạng đời trước, nên ở cõi này có ưu khổ. Ở đây liền khởi suy nghĩ: Ta đã rất khổ.

Lại nữa, tự chấp về ngã, ngã sở, do phương tiện thiện, quán về sự việc đã tạo tác. Như tưởng về ăn uống, thấy riêng một khổ vui, cũng là khổ. Các kiến đã sinh tự chấp khổ vui có tưởng an ổn.

Hỏi: Đây là kiết nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do sức của tam muội nên tự nhận biết về thọ mạng đời trước, trong người trời và cõi dục đều tự nhận biết về thọ mạng đời trước, nên ở trong cõi này tự nhận biết khổ vui, tức liền có suy nghĩ: Ta có khổ vui này. Lại nữa, tự chấp về ngã, ngã sở, quán phương tiện chấp ngã, ngã sở ấy, thọ nhận khổ vui kia. Cũng ở đây liền có suy nghĩ: Khổ vui là ngã sở. Ở xứ an ổn khởi tưởng chết, các kiến đã sinh, tự chấp về xứ sở an ổn không khổ không vui, nên khởi tưởng như thế.

Hỏi: Vì sao sinh khởi kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Đây là tam muội, tự nhận biết về thọ mạng đời trước nơi địa của thiền thứ tư đều tự biết rõ, ở trong cõi này đã thọ nhận khổ vui. Người ấy tức có suy nghĩ: Không có tưởng khổ vui. Lại nữa, tạo ra kiến của tưởng ngã bị đọa vào nẻo ác, nhận lấy khổ vui, hoặc có khi không có vui, người kia tức có tưởng ấy. Người kia lại khởi suy niệm: Không khổ, không vui, không có ngã kiến, cũng tạo ra tưởng chết.

Các kiến đã sinh, gọi là sắc của ngã khởi, là sắc do bốn đại tạo hư hoại đến chết. Như thế là ngã kiến hướng đến những kiến kia.

Hỏi: Đây là kiến nào sinh?

Đáp: Hoặc có lúc là kiến hành, do thiên nhãn nên nhận biết về cõi dục là có sinh. Người kia không tạo quán này, liền khởi suy niệm: Không đọa nơi nẻo ác. Các kiến đã sinh nên nói là có ngã, đoạn thọ của cõi dục hư hoại đến chết. Như thế là ngã cùng đoạn dứt hẳn.

Hỏi: Đây là kiến nào sinh?

Đáp: Hoặc có lúc là kiến hành, dùng thiên nhãn để thấy hình của cõi sắc. Người cõi sắc kia không tạo ra quán này, lại khởi suy nghĩ: Bị đọa trong nẻo ác. Các kiến đã sinh nói là ngã, là không xứ của cõi vô sắc đoạn dứt hư hoại không thành, đến chết không bỏ.

Hỏi: Như thế là cùng đoạn dứt hẳn, vì sao sinh ra kiến này?

Đáp: Hoặc có lúc kiến hành nhận biết có hình tướng của cõi sắc. Người cõi ấy không quán nẻo khác, lại khởi suy nghĩ: Bị đọa trong nẻo ác. Các kiến đã sinh gọi là ngã, là không xứ của cõi vô sắc hư hoại không thành, đến chết không bỏ, đó gọi là cùng với ngã kiến đoạn dứt hẳn.

Hỏi: Vì sao sinh kiến này?

Đáp: Đồng nhập tam muội không quán đối tượng sinh. Người kia khởi suy nghĩ: Đã đoạn hoại. Thức xứ, bất dụng xứ, hữu tưởng vô tưởng xứ cũng lại như thế.

Như đã nói: Mạng khác, thân khác, cho đến chết.

Hỏi: Vì sao người kia không có kiến sinh?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tự chấp ngã là thường trụ, có quả tịnh, thật, cũng không thấy quả. Người này là không có kiến sinh. Lại nữa, pháp đã suy niệm của tâm nói là có thường. Nhân nơi nhân duyên chấp ngã là thường trụ đó, bèn hủy báng. Người kia tức sinh không có, như trong thể có pháp tương ưng với sử vô minh hiện tại. Tương ưng của sử vô minh hiện tại nơi thể kia, hoặc trong thể cùng với sử ái hiện tại tương ưng.

Hoặc có thuyết cho: Như trong thể có pháp tương ưng với sử ái hiện tại. Ở trong thể kia có pháp tương ưng với sử vô minh hiện tại.

Từng có trong thể cùng với sử vô minh hiện tại tương ưng, thể kia không cùng với sử ái hiện tại tương ưng và kiết hữu dư đã hiện ở trước. Lại nữa, hai kiết đều cùng không có một thời đồng hiện ở trước. Vì sao? Vì dùng tư duy đoạn các kiết sử, không cùng một thời cả hai đều cùng sinh, là tư duy thí dụ có bốn điên đảo, nên nói là duyên nơi đế hay nên nói là không duyên nơi đế? Năm ấm điên đảo là duyên của đế kia. Trong ấm không có thường, vô ngã.

Hỏi: Nếu như nên duyên nơi đế kia thì sự việc này là không đúng chăng?

Đáp: Ấm là vô thường mà duyên là có thường. Nếu như không duyên nơi đế, tức là điên đảo, vô thường cho là có thường. Cho điên đảo là không, tức chẳng phải là vô thường.

Lại nữa, nghĩa không có điên đảo cũng không duyên nơi đế, nghĩa ấy cũng không có tướng nơi các đối tượng nhân duyên.

Hỏi: Vì sao sử tương ưng với cõi sắc, tương ưng với không xứ, nói là tương ưng với thức xứ chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết cho: Nghĩa không có điên đảo kia là không thể nhận biết.

Hỏi: Tất cả kiết sử có thể nhận biết. Lại như Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo có vướng mắc chăng? Ta và người kia cũng vướng mắc chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nêu: Tam muội vô thường, tam muội đó tương ưng với kiết sử, gọi là tương ưng với vô thường.

Hỏi: Đây cũng là chỗ nghi của tôi: Vì sao tam muội kia nói là vô thường?

Đáp: Vì tam muội này đã dừng nghỉ.

Hỏi: Tam muội trên đã dừng nghỉ là muốn khiến cho tam muội kia cũng là vô thường chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Địa kia có thường, nhưng vì tương ưng với kiết sử, nên nói là vô thường. Điều này cũng như trên đã nói.

Lại như Đức Thế Tôn nói: Vị dục tư, ô uế bày ra, phạm các kiết sử cũng không hề lìa bỏ.

Hỏi: Thế nào là vị dục? Thế nào là có phạm? Thế nào là ô uế bày ra? Thế nào là có kiết? Thế nào là xả bỏ?

Đáp: Đối với dục, nhiễm đắm, khởi tưởng dục, tưởng ý, tưởng lạc, đó gọi là vị dục. Đối với dục nhiễm đắm, khởi tưởng dục, đó gọi là vị dục. Đối với dục nhiễm đắm, khởi tưởng dục có tưởng khổ vui, đó gọi là ô uế bày ra. Đối với dục, nhiễm đắm, có tưởng dục, nhiều tập ái vướng chấp, có rất nhiều phương tiện, đó gọi là phạm dục. Có rất nhiều buộc chấp khiến tâm nhiễm ô, đó gọi là kiết sử dục. Nơi kiết sử dục, là dục có từng ấy tưởng, quán nhận biết đối tượng sinh, đó gọi là xả bỏ dục.

Trộm ý, tà gian ngụy

Thanh tịnh ngã khổ vui

Cùng điên đảo của thể

Kiết sử, tham dục, mạn.

 Kiền độ Kiết sử thứ tám xong.

HẾT – QUYỂN 7

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10