LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Tôn Bà Tu Mật
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, người nước Kế Tân
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 10
Phẩm thứ 14: KIỀN ĐỘ KỆ, phần 2
Tôn giả Ưu-bà-di suy tính nên đi bằng đường thủy, tìm cách đi rất chậm, cho đến khi nhập tam muội hữu tưởng, lại không còn thấy duyên nên có thể theo nhân duyên diệt hữu tưởng, vô tưởng. Tôn giả kia hỏi Đức Thế Tôn:
Mình con trải vô lượng
Không dựa, không thể qua
Nói cho con duyên kia
Chốn dựa qua bờ giác.
Mình con trải vô lượng: Tức riêng một, nghĩa là không hai. Không duyên nơi dòng sinh tử thì không thể vượt qua được.
Lại có thuyết nói: Không thể vượt qua: Đây là nói về hữu tưởng vô tưởng.
Lại có thuyết cho: Một dòng vô minh không thể vượt qua được.
Nói cho con duyên kia: Là phổ nhãn hiện bày khắp, nhưng duyên kia không có mắt để vượt qua dòng sinh tử. Đây là nói về hữu tưởng vô tưởng vượt qua dòng vô minh.
Quán niệm định bất dụng
Dựa đấy để qua dòng
Làm sao đoạn dục ái?
Nơi quán kia ái dứt.
Quán niệm định bất dụng: Là khởi định bất dụng vô lậu, vô thường, khổ, không, vô ngã, tạo ra niệm quán như thế. Chuyên tinh về thần túc, trụ nơi xứ sở của chỉ, đó gọi là dừng nghỉ.
Lại có thuyết nêu: Khi quán định bất dụng là quán sự dừng nghỉ của Niết-bàn. Như thế là ông vượt qua dòng, ở nơi đấy để diệt ái. Cũng như ái kia được dứt hết trước tiên.
Hỏi: Các ái của ba cõi nhiễm chấp nơi dục chăng?
Đáp: Lại có thuyết nói: Trụ nơi ái mà sử hết, cũng nên khiến cho cầu (Thủ) dứt hẳn.
Lại có thuyết cho: Ái kia chưa hết, các triền vướng buộc, không phải do ngoại đạo mà diệt, lìa bỏ phi luận. Người kia nghe khéo luận về ái, thường thường khiến thoái chuyển. Do đấy nên Đức Thế Tôn bảo phải xa lìa phi luận để ái dứt hết. Đối với quán kia, người ấy đối với Niết-bàn có tưởng gắn liền nên tự giữ gìn. Ở đây Đức Thế Tôn nói Niết-bàn không là dừng nghỉ. Tất cả dục không có ái, vì dựa vào định bất dụng khởi tưởng tĩnh lặng, đạt được giải thoát tối thắng, an trụ nơi định kia không khởi. Tất cả dục không có ái ở nơi ba cõi, dục đều đã hết. Kiết của cõi dục cũng vĩnh viễn dứt hết. Do đạo của Hiền Thánh đã diệt hết ái. Dựa vào định bất dụng tĩnh lặng, không dựa vào tam muội của định bất dụng để loại bỏ hữu tưởng vô tưởng và ba xứ khác. Nếu dựa vào tưởng Niếtbàn, tức có giải thoát tối thắng, là hữu tưởng vô tưởng của tưởng giải thoát. Nếu trụ nơi Niết-bàn là dừng nghỉ, thì trụ ấy không khởi khiến thoái chuyển đối với giải thoát kia, cũng không có đối tượng sinh khởi. Đức Thế Tôn nói:
Kia trụ nhưng không khởi
Mắt tịnh vô số kiếp
Nơi hai giải thoát ấy
Thức thề biết chốn truyền.
Hỏi: Kia trụ nhưng không khởi,
Mắt tịnh vô số kiếp là thế nào?
Đáp: Cũng nên trụ lâu nơi hai giải thoát kia, tức ở nơi ấy nhập Niết-bàn. Thức thề biết chốn truyền: Là ngã ở nơi kia thoái chuyển, cũng lại không sinh, không ở nơi sinh nhập mà nhập thệ nguyện.
Như lửa bị gió thổi
Diệt mất không thể tính
Nhân thoát khỏi danh sắc
Diệt mất không thể tính.
Như lửa bị gió thổi, Diệt mất không thể tính: Như lửa kia không ở trong không diệt, cũng không thể nêu tính, như thổi qua phương đông, phương tây.
Nhân thoát khỏi danh sắc: Danh là bốn ấm vô sắc. Sắc là sắc thân, đều cùng nói là danh sắc.
Tối tăm tất lại sáng
Nếu mất như nay không
Tạo ra tưởng có thường
Mắt tịnh cùng ta nói.
Tối tăm tất lại sáng: Thế nào là sáng? Tức cũng như mặt trời chiếu sáng.
Nếu mất như nay không: Nếu khởi tưởng hữu thường hoặc đoạn diệt thì trở lại xứ nhập nơi tụ tịnh.
Mắt tịnh cùng ta nói: Là cùng với ngã hiện bày khắp. Đức Thế Tôn không gì là không nhận biết.
Diệt mất không thể tính
Nguyện nói chỗ không có
Lìa bỏ tất cả ái
Cũng bỏ tất cả nghĩa.
Diệt mất không thể tính: Tức là pháp có hạn lượng. Pháp ấy là không có.
Nguyện nói chỗ không có: Các ái đều diệt hết tức các ái có số lượng hạn định. Người kia không có các ấm của ái ấy. Do hành sinh nên các ấm có hạn định, người kia không còn có ấm này.
Lìa bỏ tất cả ái, Cũng bỏ tất cả nghĩa: Là trong ba cõi các ái đã dứt hết.
Hai hỏi Thích chủng tử
Mắt tịnh không trao quyết
Cho đến ba Đại tiên
Trao quyết tôi muốn nghe.
Hai hỏi Thích chủng tử, Mắt tịnh không trao quyết: Người kia bấy giờ nêu ra hai câu hỏi: Vì sao quán thế gian cũng không thấy sinh tử? Đức Thế Tôn không trao quyết (Ghi nhận để trả lời). Vì sao? Vì muốn giáo hóa người kia. Người kia cũng nghe ba lời để trao truyền quyết định. Ở đấy đã nói lời này: Cho đến ba Đại tiên được ghi nhận giải đáp, tôi cũng muốn nghe.
Đời nay và đời sau
Phạm thiên trên chư thiên
Thấy cũng không chỗ biết
Cù-đàm đức hiện khắp.
Đời nay: Là chỉ cho người nơi thế gian. Đời sau: Tức là nẻo ác.
Phạm thiên: Là cõi trời Phạm ca di. Chư thiên: Là chỉ cho các trời thuộc cõi dục.
Thấy cũng không chỗ biết: Là vì sao thấy được?
Cù-đàm đức hiện khắp: Là âm thanh của Đức Thế Tôn vang động khắp bốn phương. Như thế là nhất thiết trí của thế đế, cũng như chuyển pháp luân thuyết giảng cho Thanh văn đến trời Phạm thiên.
Nếu muốn thấy như vậy
Chốn quy hướng luận nghĩa
Vì sao quán thế gian
Mà không thấy sinh tử.
Nếu muốn thấy như vậy: Nghĩa là thành tựu diệu trí như vậy. Thế gian và trời Phạm thiên không thể thấy biết diệu trí này.
Chốn quy hướng luận nghĩa: Là nơi chốn quay về để muốn nghe lời chỉ dạy, thọ nhận lời giải đáp trao truyền.
Vì sao quán thế gian, Mà không thấy sinh tử: Là nên quán sáu nhập không khởi cảnh giới khác.
Quán đời thảy đều không
Cũng tự thấy ngu vương
Do dứt trừ ngã kiến
Như thế vượt xứ sinh.
Quán đời thảy đều không, Cũng tự thấy ngu vương: Nghĩa là bấy giờ Đức Thế Tôn vì người khác giảng nói pháp không thường. Chuyên không dời động niệm là ý luôn dừng trụ, không nghĩ đến chuyện tà vạy.
Ngã kiến: Là thân kiến ngu tối nên phải trừ diệt. Như vậy là vượt qua xứ chết, cũng không sinh trở lại nơi cảnh giới này nữa. Tôn giả Bạt-tô-lư nói như vầy: Nghe đoạn diệt, có thường (Chấp đoạn, thường), bấy giờ Đức Thế Tôn không đưa ra lời trao truyền giải đáp. Người kia cũng nghe được câu thứ ba, liền đi đến thọ nhận lời giáo huấn. Ở đấy đã nêu ra thuyết này: Hai hỏi Thích chủng tử.
Đời này và đời sau: Là chỉ cho các trời thuộc cõi dục. Phạm thiên: Là trời Phạm ca di. Cùng trời: Là chỉ cho các trời khác thuộc cõi sắc. Thấy cũng không chỗ biết: Tức nói đến trong trụ trong dấu vết nhưng không biết. Như vậy là vượt khỏi chỗ thấy, là thành tựu diệu trí này. Thế gian cùng cõi trời đều không thể hiểu biết. Như trong đây cũng có chấp đoạn diệt, hữu thường, tức quán thế gian theo đoạn diệt, hữu thường nên không thấy sinh tử. Vì sao dứt trừ biện chấp đoạn diệt hữu thường để trụ trong dấu vết đạo vượt qua bờ sinh tử? Quán thế gian thảy đều không, là tự quay về nơi chốn giác ngộ. Nếu loại bỏ chấp đoạn diệt, hữu thường, thì người kia quán thảy đều không, trụ nơi biên vực tận cùng của sinh tử. Như vậy là quán sáu nhập, tức có thể vượt khỏi bờ sinh tử.
Chốn thiên nữ vây quanh
Cũng gần gũi yêu mị
Vậy kia gọi ngu hoặc
Làm sao được xứ an.
Chốn thiên nữ vây quanh: Người tu hành kia nghe chúng thiên nữ của trời Ba mươi ba đang vây quanh. Do âm nhạc trời nên cũng gần gũi với yêu mị. Trời Ba mươi ba ở tại đầu của cửa ngõ thông với bốn hướng. Ở hai bên cửa chính ra vào đều có vườn cây ăn trái và ao tắm. Trời Tứ thiên vương có các ngạ quỷ sắc diện xấu xí, âm thanh thô ác, ưa thích khủng bố.
Vậy kia gọi ngu hoặc: Tức chỉ cho nhiều vườn cây nơi cõi trời kia, hết sức hoan lạc. Năm thứ nhạc trời tự tạo vui thích, nên có thể làm mê hoặc người.
Làm sao được xứ an: Là làm sao đạt được giải thoát.
Đạo kia gọi là cùng
Phương kia gọi không sợ
Sự cũng gọi không tiếng
Biết pháp gọi đầy đủ.
Đạo kia gọi là cùng: Nghĩa là đạo ấy không tối tăm cũng không quanh co.
Phương kia gọi không sợ: Niết-bàn gọi là phương. Ở nơi Niếtbàn thì không còn sợ hãi về sinh già bệnh chết.
Sự cũng gọi không tiếng: Chỉ, quán gọi là sự. Không còn có kiết vướng chấp nên gọi là không tiếng. Hoặc đạt được tam muội vô lậu của bậc Hiền Thánh.
Biết pháp gọi đầy đủ: Là biết rõ pháp tương ưng với giải thoát.
Hổ cũng không có duyên
Niệm là nên theo người
Trí tuệ điều khiển xe
Đẳng kiến trước dẫn trước.
Hổ cũng không có duyên: Nghĩa là hổ thẹn nơi các kiết xấu ác. Sự việc kia cũng như thuyền, xe. Như thế là duyên nơi hổ thẹn để khởi đạo ý, không còn tư duy.
Niệm là nên theo người: Cũng như chiếc xe, dùng da cọp che phủ lên trên. Nếu dùng da báo để bao quanh thì sợ không được tiện lợi, lại cũng không thể gần gũi. Hoặc gặp phải kẻ oán đối trộm giặc thì cũng không thể tùy tiện. Như thế là niệm nên theo người, nhưng không được gần gũi với các hành ác.
Trí tuệ điều khiển xe: Là cũng như người hầu theo xe đối với chiếc xe tốt đẹp. Như thế là đạo trí tuệ tối thắng, đạo ấy cũng như người điều khiển xe biết rõ đường nào nên đi, đường nào không nên đi. Người điều khiển xe luôn theo đúng hướng xe cần đi, nên tiến lên thì tiến lên. Trí tuệ cũng như thế, khi hành giả có biểu hiện muốn thoái chuyển thì trí tuệ liền khởi ý dũng mãnh. Nếu ý tinh tấn quá mức, thì trí tuệ điều chỉnh khiến dừng nghỉ điều hòa. Như người điều khiển xe, biết lúc nào nên tiến thì tiến tới. Cũng thế, trí tuệ tạo phương tiện để tư duy.
Đẳng kiến trước dẫn trước: Tức đẳng kiến (Chánh kiến) dẫn dắt trước nên đi trước. Đẳng kiến luôn ở trước để tu hành đạo. Đức Thế Tôn cũng nói: Đẳng kiến sinh khởi đẳng chí.
Lại có thuyết nói: Như bậc Hiền Thánh kia chuyên tu tám chánh đạo vốn cũng thuyết giảng để tự quán xét nên gọi là hổ thẹn. Do đấy chư vị duyên nơi hành để học giới tăng thượng. Niệm là nên theo người, học tâm tăng thượng nêu bày trí tuệ, như người điều khiển xe và chánh kiến dẫn đường trước nên đi trước.
Lại có thuyết cho: Xe kia là nơi chốn tạo các hành có hổ thẹn đầy đủ. Là duyên kia tức có ba thứ đạo là đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạng (Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng). Niệm là nên theo người tức là đẳng niệm (Chánh niệm). Trí tuệ điều khiển xe là đẳng chí, đẳng phương tiện (Chánh tư duy, chánh tinh tấn). Đẳng kiến dẫn dắt trước nên đi trước, tức là chánh kiến.
Lại có thuyết nêu: Các pháp chỉ, quán là thức ăn, như trên đã nói về chiếc xe. Hổ thẹn cũng là duyên và giới cũng là thức ăn ấy. Niệm là nên theo người, nên chỉ cũng là thức ăn ấy. Trí tuệ điều khiển xe là quán về thức ăn kia.
Các hữu như thừa này
Các mầm, loại nam nữ
Thừa kia như xe này
Đi đến chốn vô trụ.
Các hữu như thừa này, Các mầm, loại nam nữ: Là chỉ cho những người kia đã tu hành đạo. Do thừa nên đi đến chốn vô trụ, tức những người kia đã tu hành đạo, nhưng chưa đạt đến Niết-bàn, nên liền khiến họ đến Niết-bàn.
Năm đoạn, năm đã diệt
Tu hành năm thứ trên
Năm số Tỳ-kheo qua
Gọi là vượt qua dòng.
Năm đoạn: Là năm cái. Năm đã diệt: Là năm kiết phần dưới.
Tu hành năm thứ trên: Là năm căn.
Năm số Tỳ-kheo qua: Là đã diệt năm kiết phần trên.
Gọi là vượt qua dòng: Là đã vượt qua dòng sinh tử.
Lại có thuyết nói: Năm đoạn: Là năm tà kiến. Năm đã diệt: Là năm kiết của thân. Tu hành năm thứ trên: Là năm loại thiền. Năm số Tỳ-kheo qua: Là đã vượt qua số dục kia. Như đã nói: Vướng mắc nơi dục, đó gọi là số dục. Gọi là vượt qua dòng: Là đã vượt qua dòng chảy của dục.
Lại có thuyết cho: Năm đoạn: Là kiết trong năm nẻo. Năm đã diệt: Là năm đường. Tu hành năm thứ trên: Là năm giải thoát nhập. Năm số Tỳ-kheo qua: Tức vượt qua năm nẻo kia. Gọi là vượt qua dòng: Là vượt qua dòng sinh tử.
Lại có thuyết nêu: Năm đoạn: Là năm tâm trói buộc. Năm đã diệt: Tức năm thứ cấu uế của tâm. Tu hành năm thứ trên: Là năm kiết của niệm. Năm số Tỳ-kheo qua: Là đã vượt qua năm trói buộc của tâm. Gọi là vượt qua dòng: Tức vượt qua dòng sinh tử.
Năm thức và ngủ say
Năm ngủ say và thức
Có năm thọ trần cấu
Năm là hành thanh tịnh.
Năm thức và ngủ say: Là năm tà kiến ngủ say, năm căn đã tỉnh thức.
Năm ngủ say và thức: Là năm căn ngủ say, năm tà kiến thức giấc.
Có năm thọ trần cấu: Là năm kiến.
Năm là hành thanh tịnh: Là năm căn.
Như thế là xứ sở của niệm kiết, lực của năm kiết thân, số thiền trong phần dưới, giải thoát trong phần trên, người phàm phu nhập A-na-hàm.
Chạy khắp không vui trong
Nuôi buộc vướng mắc mới
Cũng chạp hợp lửa đèn
Thấy nghe một chốn tạo.
Chạy khắp không vui trong: Là giải thoát, đã đoạn dứt việc chạy theo biên chấp hữu thường, đoạn diệt, vì không vui thích đoạn diệt. Lại, lìa biên chấp đoạn diệt, hữu thường, vì không vui thích hữu thường.
Nuôi buộc vướng mắc mới: Là kiến đã sinh, tăng trưởng các trói buộc.
Cũng chạy hợp lửa đèn: Cũng như loài trùng Bát thắng già (Phi nga: Thiêu thân) có tưởng dừng dứt nơi đèn dầu, tạo ra sự lìa bỏ, rơi rớt. Khởi tà kiến như thế, có tưởng dừng nghỉ, tạo ra tưởng lìa bỏ, rơi rớt.
Thấy nghe một chốn tạo: Là thấy tịnh có duyên tịnh, nghe tịnh có duyên tịnh. Như thế là tất cả các kiến.
Lại có thuyết nói: Chạy khắp không vui trong: Là không vui thích trong năm dục, không vui thích một dục. Nuôi buộc vướng mắc mới: Là rơi vào chỗ buộc trói của dục ái. Thấy nghe một chốn tạo: Là trụ trong năm dục.
Lại có thuyết cho: Chạy khắp không vui trong: Là không vui thích cõi dục, chạy khắp trong cõi sắc, vô sắc, pháp khác cũng như thế. Như chạy khắp chốn đã hướng đến, như đối tượng nhận biết rõ hiện nay.
Hoặc có thuyết nêu: Cũng lại là sự việc này, không vui thích chạy khắp nơi kiết, nên chạy theo giải thoát bền chắc, hướng đến giải thoát mới bền chắc.
Già che ngăn thế gian
Bị chết chóc vây quanh
Bệnh ái, họa chúng sinh
Pháp trụ nơi thế gian.
Già che ngăn thế gian: Là do bị che lấp nên không được giải thoát. Bị chết chóc vây quanh: Là cũng không thể tránh chạy, như đã nói.
Chẳng không chẳng trong biển
Chẳng phải vào núi đá
Không có nơi chốn nào
Dừng thoát không nhận chết.
Bệnh ái, họa chúng sinh: Bị ái trói buộc nên chúng sinh không thể vượt qua ba cõi.
Pháp trụ nơi thế gian: Là trụ nơi tám pháp của thế gian. Dấu vết hành của mười thiện, hoặc thiện hoặc bất thiện.
Lại có thuyết nói: Trụ nơi mười hai nhân duyên.
Hoặc có thuyết cho: Bị khổ bức hại khiến trụ nơi đạo.
Hoặc có thuyết nêu: Trụ nơi bảy pháp.
Hoặc có thuyết nói: Sự việc này thế nào là trụ nơi thế gian?
Duyên kệ tụng là sự
Văn tự là vị ngọt
Dựa vào danh có kệ
Người tạo là thân kệ.
Duyên kệ tụng là sự: Là ý muốn nên tạo kệ, diễn giải rộng để đọc tụng.
Văn tự là vị ngọt: Là chia ra có văn tự, theo thứ lớp phân cách hành rộng khắp.
Dựa vào danh có kệ: Là dựa vào danh để tạo tác, cũng như mười câu kệ.
Người tạo là thân kệ: Tức tạo ra kệ tụng là hàng đầu.
Do sáu hưng khởi đời
Sáu đã tạo thành nghiệp
Sáu tạo pháp thế gian
Có sáu thọ khổ não.
Do sáu hưng khởi đời: Là sáu ái thân.
Sáu đã tạo thành nghiệp: Là sáu bệnh thân.
Sáu tạo pháp thế gian: Là tạo ra sáu nhập trong.
Có sáu thọ khổ não: Là sáu nhập.
Lại có thuyết cho: Do sáu hưng khởi đời: Là sáu ái thân. Sáu đã tạo thành nghiệp: Là sáu nhập ngoài. Sáu tạo pháp thế gian: Là tạo ra sáu trần. Có sáu thọ khổ não: Là sáu thọ thân.
Bốn phương, phi bốn phương
Trên dưới cõi tối thắng
Không nghe, không nhận biết
Nói pháp khiến tôi tỉnh.
Bốn phương, phi bốn phương, Trên dưới cõi tối thắng: Nên nói là tiếng vang của kiết.
Không nghe, không nhận biết: Là tướng của tụ tập, nên nói là không có nơi chốn, không có sự việc gì là không nhận biết.
Nói pháp khiến tôi tỉnh: Là nói đạo xét kỹ về nghiệp xuất yếu. Đức Thế Tôn nhận biết căn, nghĩa của việc nói pháp, khiến tôi bấy giờ được tỉnh.
Gốc hết không tạo mới
Nơi có không ái chấp
Chủng dứt pháp không sinh
Niết-bàn như đèn tắt.
Gốc hết không tạo mới: Là tham dục của quá khứ hết. Lại không tạo ra mới, nghĩa là tham dục của vị lai hết.
Nơi có không ái chấp: Là tham dục của hiện tại cũng hết.
Chủng dứt: Là thức chủng và đối tượng sinh hữu chủng đều tận. Pháp không sinh: Là thức xứ kia không sinh, trừ bỏ hành cấu uế.
Niết-bàn như đèn tắt: Không sinh khởi là Niết-bàn. Cũng như đèn tắt, nghĩa là không thể hạn lượng, trụ đến phương đông, hoặc lại là phương nam. Như thế A-la-hán nhập Niết-bàn là không thể hạn lượng.
Hoặc có thuyết nêu: Gốc hết: Là kiết quá khứ đã diệt. Không tạo mới: Là cấu uế của vị lai dứt hết. Nơi có không ái chấp: Là cấu uế của hiện tại cũng hết. Chủng hết: Là chủng loại cấu uế này đã tận. Pháp không sinh: Là lại không thọ trụ. Niết-bàn: Là sáng rỡ, không có cấu uế. Như đèn tắt: Là không còn bị hữu được tạo trói buộc nữa.
Lại có thuyết nói: Gốc hết: Là hành quá khứ đã hết, không còn thọ nhận báo. Không tạo mới: Là không tạo cấu uế mới. Nơi có không ái chấp: Là hành chưa trọn vẹn.
Lại có thuyết cho: Gốc hết: Là nhân đã hết. Không tạo mới: Là ở nơi nhân kia không có quả thật. Nơi có không ái chấp: Là đối với ái kia chưa dứt trừ hoàn toàn.
Lại có thuyết nêu: Gốc hết: Là sáu nhập đã hết và hành gốc là không. Không tạo mới: Là không tạo ra hành mới. Phần còn lại cũng như thế.
Xe vua này hư hoại
Thân cũng hoại như thế
Pháp chân không hư hoại
Nơi mình mà bình quân.
Xe vua này hư hoại: Xe của vua Ba-tư-nặc hiện còn, vì quá cũ kỹ nên không có sắc sáng.
Thân cũng hoại như thế: Tức thân như thế, ở nơi chốn ẩn giấu, vì bị già, bệnh bức bách, nên không có hình sắc tươi sáng.
Pháp chân không hư hoại: Là pháp thật cũng không suy yếu. Vì sao? Vì đối với mình đã quân bình.
Pháp quân bình là gì? Là đạo đế. Pháp chư Phật giảng nói là pháp quân bình.
Đạo là tám đẳng diệu
Thánh đế có bốn câu
Pháp không dục là trên
Cùng hai chân làm mắt.
Đạo là tám đẳng diệu: Tất cả các đạo thì tám Hiền Thánh đạo là trên hết.
Thánh đế có bốn câu: Tất cả các đế thì đế Hiền Thánh là trên hết. Tất cả các pháp thì Niết-bàn dừng nghỉ là vi diệu.
Cùng hai chân làm mắt: Tức nơi tất cả chúng sinh thì Phật là bậc Thánh tối thắng thấy biết tất cả.
Cũng như là thật có đạo Niết-bàn. Vì sao cùng xuất sinh hai sự: Đối với Sa-môn Tôn-nhân-đà-ma-la tạo ra thuyết này: Mong cầu đạo xuất yếu là Niết-bàn, chẳng không là nghĩa của đế.
Tôn giả Tỳ-thư-khư thì tạo ra thuyết này: Cũng như trí ở nơi cảnh giới đã xoay chuyển, đạo cũng như thế. Cũng như trí có cảnh giới, đế như thế là Niết-bàn. Cũng như đoạn trừ kiết. Cũng như trí có cảnh giới, đế cũng như thế.
Giác thô cũng giác tế
Ý đầy tràn sợ hãi
Đây không phải trí biết
Ý chạy theo các nẻo.
Giác thô: Là bất thiện. Giác tế: Là thiện hữu lậu, thọ nhận các hữu.
Lại có thuyết nói: Giác thô là đối tượng đoạn của kiến đế. Giác tế là đối tượng đoạn của tư duy.
Lại có thuyết cho: Giác thô là cùng với cõi dục tương ưng. Giác tế là cùng với cõi sắc tương ưng.
Lại có thuyết nêu: Giác thô là giác dục. Giác tế là giác trí.
Ý đầy tràn sợ hãi: Là ý mê lầm đã sinh khởi, ý truyền đi, ý dong ruổi. Phần truyền đi dong ruổi cùng với nhận biết tương ưng. Như thế trí cùng với vô minh, trí ấy có giác, mỗi mỗi đều dong ruổi, lần lượt nhận biết tâm ý thường tán loạn.
Ý nhận biết như thế
Niệm oai nghi không não
Tại tâm ý hưng thịnh
Chư Phật diệt vô dư.
Ý nhận biết như thế: Là cùng trụ nơi nhận biết, dần dần làm phương tiện.
Niệm oai nghi không não: Oai nghi là cũng không giác. Niệm là chuyên chú nghĩ đến oai nghi kia. Tâm không dời động trụ, như niệm không khác.
Hưng thịnh: Là đối tượng diệt đã trọn vẹn. Đức Phật có thể vĩnh viễn diệt.
Hỏi: Nghi, không có nghi, thân dứt hẳn, là muốn khiến cho người kia cũng như Phật chăng?
Đáp: Chư Phật là pháp, gần gũi với chư Phật là nơi Khế kinh này. Lại nữa, các cõi nơi Phật đã diệt, Thanh văn không thể diệt các cõi.
Lại có thuyết nói: Cảnh giới của chư Phật đã diệt tận trọn vẹn.
Trời xa đất vô biên
Biển cả cũng không bờ
Trời, trăng hiện xứ sáng
Cùng nơi chốn diệt kia
Pháp có thật, không thật
Là bốn thứ rất xa.
Trời xa đất vô biên: Là kệ nói rộng, cho đến phương xứ diệt xa đều cùng vượt qua.
Pháp có thật, không có: Là bốn thứ rất xa, tự nhiên xa đạo của pháp này. Pháp không thật là cấu uế.
Lại có thuyết cho: Pháp có thật là mười điều thiện. Pháp không thật là mười pháp bất thiện.
Lại có thuyết nêu: Pháp có thật là Niết-bàn. Pháp không thật là sinh tử.
Lại có thuyết nói: Pháp có thật là đế. Pháp không thật là các kiến.
Lại có thuyết cho: Pháp có thật là bảy pháp. pháp không thật là bảy phi pháp.
Lại có thuyết nêu: Pháp có thật là phần chính của chư Phật nhằm diễn nói rộng giáo pháp. Không pháp nào là không xiển dương các pháp tức giáo pháp. Giáo pháp ấy ở đây không lâu, đó là lẽ tự nhiên.
Ưu-bà-ni ma vương
Đã thức tỉnh chạy khắp
Kệ duyên đời diệt tận
Nẻo sinh già hai xa.
Kiền Độ Kệ phần thứ hai xong.
Phẩm Kệ, phần đầu
Sống cả đời ngu si
Gần gũi các người trí
Họ không biết rõ pháp
Như thìa không phân vị.
Sống cả đời ngu si: Ngu si nghĩa là không có uy lực này, nhận biết nghĩa của lời nói thiện, lời nói ác. Người kia suốt đời thân cận các tri thức, cũng không hiểu rõ pháp. Người trí ở trong giây lát gần gũi các bậc trí, người trí ấy có thể nhận biết rõ về pháp, cũng như lưỡi đều phân biệt vị.
Người trí ở trong khoảnh khắc thân cận các bậc trí, bậc trí giả nói đấy là các ấm thiện, trì thiện, nhập thiện. Lại nữa, do uy lực này đã hình thành các pháp khí để giáo hóa. Kẻ ngu si gọi là không có uy lực này, không thể hiểu mười hai nhân duyên. Người trí gọi là có uy lực này, nói về mười hai nhân duyên. Kẻ ngu si không thể thành pháp khí của Thánh đế. Người trí nói là số bốn, vì diễn nói bốn đế, nên nói người trí ở trong giây lát gần gũi các bậc trí.
Kia nơi chết, không chết
Người trụ cũng không trụ
Nơi nghèo cũng ưa thí
Pháp này phi vô nghĩa.
Kia nơi chết, không chết: Là ở trong ganh ghét. Đối với chết do ganh ghét mà chết. Người ưa thí cho, đối với cấu uế vướng chấp không chết, vì lấy mạng trí tuệ để sống.
Người trụ cũng không trụ: Cũng như đuổi theo người lái buôn, lạc đường, bị thú dữ, giặc trộm bức hại. Cũng như người không lạc đường, thì không bị thú dữ, giặc trộm bức hại. Đây thật là thí cho.
Nơi nghèo cũng ưa thí: Là người kia xót thương những kẻ nghèo cùng, cô độc. Đây là pháp thường lâu xa.
Hoặc có thuyết nói: Kia nơi chết, không chết: Nghĩa là kẻ keo kiệt, ganh ghét ở trong nẻo ác là chết. Người ưa thí tức được sinh lên cõi trời, lương thực được dự trữ ở trước. Cũng như người lái buôn, thiếu thốn về lương thực, tức gặp phải khốn khó, có thể thí cho. Pháp này là đối với kẻ cô độc, bần cùng, nên là pháp đối với loại cô độc, bần cùng.
Vốn vui được mạng còn
Đệ tử Cù-đàm này
Giữ mạng tự biết ngắn
Vô thường cầu được thí.
Tọa cụ cũng vô thường
Biết rõ đời vô thường
Mạng biết đủ dễ đầy
Gốc hết nguồn cội khổ.
Vốn vui được mạng còn: Bấy giờ, chư thiên vì các Tỳ-kheo biếng trễ, bèn nói lời Phật: Vốn vui được mạng còn. Biết đủ thì dễ đầy, dễ nuôi, vui thiền tam muội, khéo ở nơi chỉ quán.
Vô thường cầu được thí: Là cũng không lưu giữ vật khác, lấy việc xin ăn để nuôi mạng.
Tọa cụ cũng vô thường: Ngồi dưới tán cây, nơi chốn trống vắng, tự an vui trong đó, ý không chuyên về một xứ.
Biết rõ đời vô thường, Gốc hết nguồn cội khổ: Tức nhận biết sáu nhập là vô thường, vượt qua dòng sinh tử.
Lại có thuyết nói: Vốn vui được mạng còn: Là đệ tử của Samôn Cù-đàm này vốn dùng trí tuệ làm thọ mạng. Vô thường cầu được thí, Toạ cụ cũng vô thường: Là dùng tưởng vô thường để cầu xin. Lại dùng tưởng vô thường để thọ nhận toạ cụ kia. Biết rõ đời vô thường, Gốc hết nguồn cội khổ: Là tu môn giải thoát vô nguyện, biết rõ không có đối tượng tạo tác mà nhập Niết-bàn.
Do trí tuệ nào biết
Tuệ tất không có nạn
Do trí tuệ nào biết
Đó được gọi là tuệ.
Do trí tuệ nào biết, Tuệ tất không có nạn: Là trí nào? Như tưởng không khác.
Do trí tuệ nào biết, Đó được gọi là tuệ: Nghĩa là do trí tuệ nào để nhận biết? Đã nhận biết nên cần biết rõ. Nếu pháp không có nạn, thì các pháp không có hai tưởng. Ở trong ấy dùng trí tuệ nào để nhận biết, đó gọi là trí tuệ. Các pháp không có hai tưởng là không có hai thứ sinh. Dùng trí tuệ nào để nhận biết, đó gọi là trí tuệ. Trí tuệ này nhận biết rồi nên cần biết rõ. Cũng như tất cả trí là vô thường, trí cũng vô thường. Tất cả trí là vô ngã, trí cũng vô ngã. Cũng như có tất cả trí, nên cũng có nhận biết.
Có ít, có người sinh
Xuất sinh bò, nhập bò
Cũng có bò lớn lên
Người muốn trời liền mưa.
Có ít, có người sinh: Tức nguyên do của Đàn-ni gốc là ít nên không sinh trâu bò cái. Nhớ đến việc dẫn dắt ở trước, về sau thì xua đuổi bò. Bò lớn là bò lớn lên nên không ít, là không có người sinh.
Xuất sinh bò, nhập bò: Là cũng lại không có. Cũng không có bò lớn lên.
Người muốn trời liền mưa: Là không có ít.
Đức Thế Tôn tạo ra thuyết: Tất cả không hiện bày không có đối tượng chấp giữ.
Lại có thuyết cho: Kiết của cõi sắc, vô sắc là không có không dứt hết. Không có người sinh: Là kiết của cõi dục cũng không có không dứt hết. Nhớ lại con bò: Nghĩa là vô minh. Nhập là tâm tâm pháp tương ưng với bò kia. Tâm bất tương ưng hành, xoay chuyển cùng với nhập ấy. Bò lớn lên: Là đối với mạn này đã dứt hết, việc đã làm đều xong.
Không giận dứt trừ uế
Nước chảy nghiêng một đêm
Nhà lộ ta phủ che
Nếu muốn trời liền mưa.
Không giận dứt trừ uế, Nước chảy nghiêng một đêm: Là hiện không có giận. Trừ bỏ uế: Là hiện bày giận dữ đã hết, cấu uế lớn đều trừ bỏ hết. Nước chảy nghiêng một đêm: Là liên hệ với đạo nơi đêm kia. Muốn hóa độ người chăn bò, có vô số thứ gian dối, đều là gian dối của thân. Người chăn bò kia thấy căn bất tịnh. Gian dối là thức thân nơi kẻ chăn bò kia cũng dứt hết. Tôi đã dập tắt lửa, là ba thứ lửa đã dứt.
Tôi đã thấy mái nhà
Lại không khởi ái chấp
Ông dứt bỏ hiếp đáp
Mái nhà đều hư hoại.
Tôi đã thấy mái nhà: Tức ái nhận lấy các hữu là mái nhà.
Lại có thuyết cho: Mái nhà là mạn của cõi này.
Lại có thuyết nêu: Mái nhà là hành hữu lậu.
Lại có thuyết nói: Mái nhà là sinh khởi các thức.
Lại không khởi ái chấp: Là lại không còn thọ nhận hữu.
Ông dứt bỏ hiếp đáp: Là ái dục đã hết.
Lại có thuyết cho: Hiếp đáp bức bách là đối với pháp tương ưng của mạn này, người kia đã vĩnh viễn dứt hết.
Lại có thuyết nêu: Hiếp đáp là khởi các hành kiết, người kia đã dứt hết.
Lại có thuyết nói: Hiếp đáp là ái nơi người kia đã hết.
Mái nhà đều hư hoại: Là năm thạnh ấm đã hoàn toàn dứt hết.
Lại có thuyết cho: Mái nhà đều hư hoại: Là thân kiến nơi người đã hoàn toàn diệt hết.
Lại có thuyết nêu: Mái nhà là vô minh, người kia đã hoàn toàn diệt trừ hết.
Lại có thuyết nói: Mái nhà là xứ trụ của thức, người ấy đều vĩnh viễn dứt hết.
Người hay khéo ngủ say
Cũng lại lo được giúp
Tâm thường vui trong thiền
Dục khiến vui thích hoại.
Người hay khéo ngủ say: Là nói rộng về việc ghi nhận trao pháp của A-trá-la-bà-thi-khư. A-trá-la-bà tạo ra thuyết này: Người kia cũng không sinh khởi lo âu, như ta đã lo. Đức Thế Tôn nói: Người kia tạo lo âu như Ta đã ưu tư.
Kia không là Tỳ-kheo
Từ người cầu xin kia
Nhận lấy pháp mái nhà
Như thế phi Tỳ-kheo.
Khế kinh nói: Tỳ-kheo kia không phải là Tỳ-kheo. Không làm Tỳ-kheo, không tạo pháp hành của Tỳ-kheo. Pháp nhà: Là nhận lấy ngôi nhà, tạo ra các hành của ngôi nhà, không phải lấy việc xin ăn làm Tỳ-kheo.
Nếu có phước, có ác
Dứt bỏ, tu phạm hạnh
Luyện diệt thọ không khởi
Người ấy là Tỳ-kheo.
Nếu có phước, có ác: Phước là hành ấm hữu lậu thiện. Ác là bất thiện.
Dứt bỏ: Nghĩa là đã đoạn. Phạm hạnh: Là tu hành đạo của Tỳ-kheo.
Luyện diệt thọ không khởi: Là hàng phục tất cả chúng ma, hàng phục hết thảy các kiết. Hành là trụ.
Người ấy là Tỳ-kheo: Là thành tựu pháp hành của Tỳ-kheo.
Lại có thuyết cho: Phước là hành của định bất dụng. Ác là không có hành phước. Đã đoạn trừ kiết kia để tu phạm hạnh. Hai là hai tam muội, là hai cùng hội hợp. Luyện diệt thọ không khởi: Là trừ bỏ hành kia hợp với ý chỉ của đạo. Người ấy là Tỳ-kheo: Là đoạn trừ các kiết.
Số xanh, trắng đã che
Một bầu xe cùng đi
Không hơn quán biên này
Đoạn các dòng kiết phược. Nói rộng như nơi kinh Tạp A-hàm:
Hăm chín người Tu-bạt-đà
Ta xuất gia hành học đạo
Năm mươi tuổi ta đã biết
Trong đó học Tu-bạt-đà.
Giới, định cùng thuật tu hành
Bước một mình tư duy niệm
Diễn giải rộng nói pháp trí
Ở đây, không có Sa-môn.
Giới: Là luật của thân miệng mạng thanh tịnh. Tam muội: Là các tâm thiện.
Bước một mình: Là sự của tam muội kia. Thuật: Là trí. Bước đi một mình, tâm tư duy tam muội, diễn giải rộng nói pháp trí.
Ở đây, không có Sa-môn: Pháp trí là đạo. Người kia nhập trong, ngoài không có Sa-môn.
Hỏi: Giới, hành có khác biệt gì?
Đáp: Giới là hữu lậu. Hành là vô lậu.
Lại có thuyết nói: Giới là hữu học. Hành là vô học.
Hỏi: Tâm tam muội cùng với xứ riêng lẻ có khác biệt gì?
Đáp: Tam muội là hữu lậu. Xứ riêng của một tâm là vô lậu. Tam muội là hữu học. Xứ riêng của một tâm là vô học.
Lại có thuyết cho: Giới là giới tăng thượng. Tam muội là thuật hành của tâm tăng thượng. Trí tuệ tăng thượng, đó gọi là đạo kiến đế. Nhất tâm là đạo tư duy. Đó gọi là đạo kiến đế, đạo tư duy. Pháp thâm diệu ở đây ít nhập, không ngoài Sa-môn.
Lại có thuyết nêu: Giới, hành là giới tăng thượng. Tam muội, xứ riêng học là thuật của tâm tăng thượng. Học trí tuệ tăng thượng, đây là pháp trí, như ít đối tượng nhập, không ngoài Sa-môn.
Lại có thuyết cho: Giới, tam muội như đã nói. Ở nơi giới là tu hành, gọi là học hành tăng thượng. Thuật của hành là trí tuệ tăng thượng, đó gọi là học trí tuệ tăng thượng. Xứ riêng, tâm tư duy, đó gọi là học tâm tăng thượng, là nhận biết pháp, ít đối tượng nhập, không ngoài Sa-môn.
Tập hữu lượng, vô lượng
Năng nhân bỏ các hành
Tự cẩn thạn tình trong
Trứng vô minh tự vỡ.
Tập hữu lượng, vô lượng: Hữu lượng là sinh, hữu của hành báo.
Các hành: Là hành xả của thọ mạng. Năng nhân: Là bậc vô học. An lạc bên trong của tăng nhân, là an vui nơi tam muội của thiền giải thoát. Trong tam muội, tự cẩn thận dùng không làm hàng đầu. Ba cẩn thận là tự cẩn thận thành tựu.
Trứng vô minh tự vỡ: Là cũng như mô trứng vỡ nát, không còn thấy mô trứng nữa. Như thế là Đức Thế Tôn đã xả bỏ thọ mạng, không quán hành của thọ mạng.
Hoặc có thuyết nói: Lượng là con người. Vô lượng là hành khác. Hành là thọ nhận hành của các hữu. Tự an vui bên trong: Là vui thích các đạo. Phần khác cũng như thế.
Nếu ái không trụ xứ
Ý dần được mở hiểu
Ái kia, Năng nhân trừ
Không biết trời và người.
Nếu ái không trụ xứ: Là tình phóng dật, dong ruổi. Tình ấy có hai thứ là ái, kiến. Không trú xứ là hoặc do ái, hoặc do kiến.
Ý có hai thứ là ý ái, ý kiến. Dần là đều cùng vượt qua hai, ba ái hết.
Hành của Năng nhân thì hàng trời và người không thể nhận biết. Hành của Năng nhân là đối tượng mà hàng trời và người đều không thể nhận biết.
Lại có thuyết cho: Nếu ái không trụ xứ: Thì ái là dục ái, trụ xứ là các kiến. Ý dần được mở hiểu: Ý là hữu ái. Dần là vô minh. Có hai ái dứt hết. Trời và người đều không thể nhận biết các kiến, vô minh hết.
Nếu trong không giận dữ
Hữu có được giống lúa
Người kia không sợ buồn
Chư thiên không đến thấy.
Nếu trong không giận dữ: Là tự vui mừng, không giận dữ.
Hữu có được giống lúa: Trung hữu có đó gọi là có, là ở nơi cõi này có.
Người kia không sợ buồn: Là khéo tu pháp không, khéo nêu rõ về mười hai nhân duyên. Vui: Là an vui của bốn xuất yếu được thành tựu. Không sợ buồn: Là không có bỏ sót thứ khác. Lo sợ về của cải vật dụng, nếu như có bỏ sót vật khác, thì đối với của cải vật dụng ấy hoặc được, hoặc mất, cũng không sầu não.
Chư thiên không đến thấy: Là đã nhận lấy Niết-bàn thì không còn thấy năm nẻo.
Lại có thuyết nêu: Nếu trong không giận dữ: Là giận dữ hiện có đã hết. Hữu có được giống lúa: Là hiện tại, dục của người kia đã hết. Người kia không sợ buồn: Là thiện không có lo âu, ngu si hiện có đều hết. Chư thiên không đến thấy: Là không có dục, không có giận dữ, cũng không có ngu si. Đã đến chốn Niết-bàn nên không thấy Niết-bàn.
Đẳng chánh giác trong người
Tự thuận chuyên chánh chí
Du hành trong dấu phạm
Thường vui tâm tịch diệt.
Trong người: Là sinh trong loài người. Đẳng chánh giác: Là đều nhận biết về các pháp.
Tự thuận: Là tự nhiên gồm đủ. Chuyên chánh chí: Là có được ba tam muội.
Du hành trong dấu phạm: Là tâm tôn kính pháp.
Thường vui tâm tịch diệt: Là tâm của các tam muôi được dừng nghỉ. Đoạn trừ các kiết nên tâm được dừng nghỉ, được an vui trong ấy.
Được nhiều người kính ngưỡng
Đều vượt tất cả pháp
Chư thiên cũng quy mạng Là nghe bậc Vô trước.
Được nhiều người kính ngưỡng: Là thừa sự, quy mạng.
Đều vượt tất cả pháp: Là vượt hơn các pháp thiện. Cũng như vượt qua các kệ, tụng. Cũng vượt bỏ các pháp bất thiện.
Chư thiên cũng quy mạng: Là chư thiên cũng vâng giữ, phụng sự, quy mạng.
Là nghe bậc Vô trước: Là chư thiên kia được nghe từ Đức Thế Tôn. Phật được hàng trời, người đều cúng dường.
Tất cả kiết quá khứ
Nơi vườn vượt vườn quả
Vui xuất yếu nơi dục
Cũng như luyện vàng ròng.
Tất cả kiết quá khứ: Là qua khỏi chín kiết, đó gọi là tất cả kiết quá khứ.
Lại có thuyết nói: Là vượt bỏ ba kiết quá khứ.
Nơi vườn vượt vườn quả: Năm dục là vườn. Nơi vườn kia, ái đã hết, vượt bỏ các tai hại của ái. Vượt qua các kiết. Vượt bỏ các vui của hữu.
Vui xuất yếu nơi dục: Là đối với dục đạt giải thoát an lạc nơi thiền thứ nhất. Lại nữa, ở trong dục được giải thoát, có an vui của xứ tĩnh lạc. Cùng vui trong ấy, đó gọi là vui xuất yếu nơi dục.
Cũng như luyện vàng ròng: Là như vàng được tinh luyện, không có cấu uế, rất là tinh diệu. Như thế là Đức Như Lai đã vượt khỏi dục, đều không có các lậu.
Ba Phật danh truyền khắp
Như mặt trời trừ tối
Nơi đời đệ nhất tôn
Cũng như núi An minh.
Ba Phật danh truyền khắp: Là công đức nơi Thanh văn, Thế Tôn, truyền khắp bốn phương trên dưới, cho đến trời A-ca-nị trá đều nghe tiếng của công đức ấy.
Như mặt trời trừ tối: Là như lúc mặt trời mọc, soi chiếu khắp thế gian, bóng tối đều là ánh sáng, không gì là không nhờ ân ấy. Như thế là Đức Thế Tôn đã đạt được Chánh giác, dùng ánh sáng soi chiếu khắp ba cõi, là bậc tôn quý đệ nhất ở đời, do đấy nên gọi là Tôn. Tất cả ba cõi kia, hiện đều được chiếu sáng.
Cũng như núi An minh: Tức như núi chúa Tu-di đối với các núi là rất cao, rất lớn. Đức Thế Tôn cũng như thế, ở trong tất cả chúng sinh là tối tôn tối thượng, đã nói kệ này để dẫn dắt:
Ta sẽ nói nghĩa ấy
Cũng không tạo hy vọng
Tất cả danh hiệu rồng
Thật gọi là Như Lai.
Ta sẽ nói nghĩa ấy: Là sẽ nói công đức của rồng.
Cũng không tạo hy vọng: Tôn giả Nhân-đà-ma-na nói thế này:
Là lời nói về không nghĩa.
Tôn giả Ma-hê-la nói: Không tạo ra các thứ hành.
Hoặc có thuyết cho: Không tạo ra oán đối, như đã nói: Cũng không giận dữ để có chốn tạo tác.
Lại có thuyết nêu: Cũng không gây tạo hành ác.
Tất cả danh hiệu rồng, Thật gọi là Như Lai: Các hữu gọi là rồng, tức ở trong tất cả, Đức Như Lai là rồng tối diệu.
Hay nhẫn không ganh kia
Như rồng có hai chân
Ân cần tu phạm hạnh
Rồng đã hành dấu khác.
Hay nhẫn không ganh kia, Như rồng có hai chân: Đức Như Lai kia cũng như rồng, voi, chân trước đã được ổn định, sau đấy thân mới được xoay chuyển. Như thế Đức Như Lai đã dùng pháp thân bền chắc để được xoay chuyển.
Ân cần tu phạm hạnh, Rồng đã hành dấu khác: Là cũng như rồng, voi khi chân sau đã được ổn định, sau đấy thân mới có xoay chuyển. Đức Như Lai cũng thế, đã mặc pháp phục của Hiền Thánh, các Đức Như Lai từ xa xưa đã được pháp thân bền chắc nên có thể xoay chuyển.
Tín là voi quý lớn
Xả là cặp ngà trắng
Niệm cổ trí tuệ đầu
Oai nghi dùng pháp quán.
Tín là voi quý lớn: Cũng như voi quý nhận lấy các vật đều do vòi. Đức Như Lai cũng như thế, dùng tín để dứt bỏ pháp bất thiện, gồm thâu pháp thiện, cũng như vòi của voi quý rất là quan trọng. Tôn giả Đàm-ma-đa-la đã tạo ra tụng này. Phần lại vượt qua của Khế kinh, là không thể nói về niềm tin của Đức Như Lai. Lại tự có nhân duyên, tất cả các trí đã tính toán voi là rồng lớn. Cũng như voi quý nhận lấy vật đều do vòi. Như Lai cũng như thế, gần gũi các pháp số, cũng lại phân biệt quán có sắc thân, Như Lai xả hành thanh tịnh cũng lại như thế. Tám phẩm đạo của Hiền Thánh thanh tịnh không có trần cấu.
Lại có thuyết nói: Cũng như voi quý, ngà không thể dời động, Như Lai cũng như thế, ở trong bốn đẳng nhận lấy các khí vị, tức được tự tại. Răng của Như Lai cũng như thế, dũng mãnh có các tướng. Như Lai cũng như thế, ở nơi sáu thiện lai tức có các tướng tốt của hàng đại trượng phu.
Niệm cổ: Cũng như cổ của voi quý đều nhận lấy tất cả các vị, thần túc của Đức Như Lai cũng lại như thế, tất cả các pháp thảy đều đủ khắp.
Lại có thuyết cho: Cũng như cổ của voi quý đã nâng giữ lấy đầu, Đức Như Lai cũng như vậy, niệm là trên hết.
Trí tuệ đầu: Cũng như voi quý dùng đầu làm mạng, Đức Như Lai cũng như vậy, dùng trí tuệ làm mạng.
Lại có thuyết nêu: Cũng như cái đầu trong sắc thân của voi quý là trên hết, Đức Như Lai cũng như vậy, Chánh biến tri trong pháp thân là trên hết.
Oai nghi dùng pháp quán: Hoặc có thuyết nói: Sự việc này cũng như thế, tức hai mắt dùng quán pháp. Cũng như voi quý có hai vai trái phải, Đức Như Lai cũng như vậy, tức có hai thứ: Đẳng thân tập xuất yếu và đẳng thân tận xuất yếu, dấu vết diệt không còn khởi.
Lại có thuyết cho: Cũng như voi quý có các cách xem xét nhanh chóng nhận biết, Đức Như Lai cũng như vậy, có các thứ tướng nhận biết chúng sinh.
Hoặc có thuyết nêu: Cũng như voi quý, tâm ý có các tướng, hoặc bước hoặc đi thảy đều biết rõ, Đức Như Lai cũng như vậy, ở trong sắc thân đầu là tối thượng. Đức Như Lai cũng như vậy, Chánh đẳng Chánh giác vô thượng ở trong pháp thân là tối thượng.
Hoặc có thuyết nói: Đây cũng là sự việc kia, có nhập pháp quán. Cũng như bên trái, bên phải của voi quý có hai vai, Đức Như Lai cũng như vậy, tức có hai thứ: Thân đẳng tập xuất yếu, thân đẳng tận xuất yếu.
Lại có thuyết cho: Cũng như voi quý có cách xem xét tạo ra các tướng, người điều khiển voi đã nhận biết tướng đó, Đức Như Lai cũng như vậy, cũng nhận biết tướng kia để hiểu rõ chúng sinh.
Hoặc có thuyết nêu: Cũng như voi quý, những chỗ nhớ nghĩ của tâm ý đều có thể thành tựu, hoặc đi hoặc đứng đều có thể nhận biết. Đức Như Lai bản vô cũng lại như thế, luôn nhận biết căn gốc của chúng sinh.
Hoặc có thuyết nói: Cũng như voi quý khi tâm ý khởi các nhớ nghĩ, hoặc đi hoặc đứng đều có thể nhận biết. Đức Như Lai bản vô cũng như vậy, luôn nhận biết tướng căn của các chúng sinh.
Hoặc có thuyết cho: Cũng như thế tức nhận biết căn của chúng sinh.
Hoặc có thuyết nêu: Cũng như voi quý, những suy niệm của tâm ý, hoặc đứng hoặc đi đều có thể nhận biết, Đức Như Lai cũng như vậy, luôn nhận biết tướng của các căn, thân cận các hành, ở trong chúng sinh diễn nói rộng pháp, chúng sinh mặc nhiên vâng nhận phụng hành, lần lượt tương ưng.
Pháp tạng đều đầy đủ
Soi sáng trừ bỏ hẳn
Vui thiền thở ra vào
Nội tự khéo cẩn thận.
Pháp tạng đều đầy đủ: Cũng như bụng của voi quý, nhận vào từng ấy các thức ăn, đều dựa vào sự mong cầu thức ăn đó, Đức Như Lai cũng như vậy, các tạng như pháp v.v… đều dựa vào pháp thực.
Soi sáng trừ bỏ hẳn: Cũng như đuôi của voi quý luôn vung vẩy, các thứ muỗi ruồi v.v… đều có thể xua đuổi. Đức Như Lai cũng như vậy, từ trong thân diễn giải rộng giáo pháp.
Vui thiền thở ra vào, Nội tự khéo cẩn thận: Cũng như voi quý dùng hơi thở ra vào để nuôi dưỡng thân hình, thường lấy đó làm vui, Đức Như Lai cũng như vậy, thường dùng bốn thiền nhằm nuôi dưỡng thân hình, phương tiện bên trong đều đầy đủ.
Rồng đi tìm cỏ tốt
Rồng trụ oai nghi thịnh
Rồng nằm oai nghi đủ
Ngồi cũng oai nghi thành
Tất cả uy rồng thành
Gọi là oai nghi rồng.
Rồng đi tìm cỏ tốt cho đến Gọi là oai nghi rồng: Tức như Đức Thế Tôn ở trong tất cả oai nghi đều đã thành tựu giới tam muội, hành tam muội cũng thành tựu. Nếu oai nghi đã thành tựu, thì chỉ là ý thực nơi xứ không cấu uế còn thân thì không ăn. Như rồng ăn luôn lường xét về bụng chứa, thọ mạng cũng không tham. Ý thực nơi xứ không cấu uế, xứ cấu uế thì không thực. Những gì là thức ăn nơi xứ cấu uế? Là có ý tham khởi, cùng với tà mạng kết hợp. Đấy là xứ cấu uế. Xứ không cấu uế là trái với sự việc trên. Đức Như Lai kia dứt bỏ thức ăn cấu uế, chọn lấy thức ăn không cấu uế là nhằm khiến cho các căn đầy đủ, không có các thứ bệnh. Cũng như thuốc cao chuyên trị mụt nhọt. Cũng như mỡ bôi xe, uống các thứ cỏ thuốc, không có tham chấp, nên nói là không tham.
Do được ăn trừ đói
Không chứa cất dư thừa
Nhận thức ăn tín thí
Trừ không cho mà lấy.
Do được ăn trừ đói: Cỏ làm thức ăn, che chắn làm áo.
Không chứa cất dư thừa: Là không được chứa cất, không để lộ hình thể, được thí cho thức ăn, là muốn cho thân hình tồn tại.
Nhận thức ăn tín thí, Trừ không cho mà lấy: Là dùng pháp để cầu nhận lấy. Lại nữa, nên nói về chỗ chính của sự việc nhận lấy kia. Nếu được để lại lâu dài, lại muốn cất giữ nhằm làm nghiệp nhà. Đức Như Lai kia thảy đều trừ bỏ phi hạnh, nên nói là đoạn dứt các thứ đói khát.
Đoạn tất cả các kiết
Cũng đoạn những buộc chấp
Hành ấy ở xứ xứ
Cũng không bệnh lo sợ.
Đoạn tất cả các kiết: Là diệt hết bảy kiết.
Cũng đoạn những buộc chấp: Là trừ bỏ ba phược.
Lại nữa, Đức Như Lai vốn không có căn kiết, căn sử đã vĩnh viễn dứt hết, không có buộc vướng, luôn khởi các chiếu sáng, nên nói là Đoạn tất cả các kiết. Đức Như Lai nhận thấy các thứ cấu uế, tâm không hề nhiễm vướng, nên nói là Hành ấy ở xứ xứ.
Ngu, mạng chết có hai số
Có, không giận thấy nghiệp nhà
Khéo ngủ nghỉ, hai Tỳ-kheo
Áo cỏ che, tất cả sử.
Phẩm Kệ, phần hai
Thấy sắc không vui thích
Không dục và các tham
Như túi da đầy phân
Khiến năm ý dời động.
Thấy sắc không vui thích: Vì sao Đức Thế Tôn nói như vậy: Như túi da đầy phân?
Hoặc có thuyết cho: Hiện bày ái của Đức Thế Tôn đã hết. Thiên nữ, nhạc trời, Đức Phật luôn không khởi dục đối với chúng, Ngài chỉ xem như túi da đựng đầy phân.
Lại nữa, vì Đức Thế Tôn muốn dứt bỏ chỗ liên hệ với Phạm chí Ma-ha Đàn-đề, không muốn ông ta thường đến chỗ mình.
Phạm chí gánh đầy mạn
Khói giận hại làm tro
Miệng tịnh tâm như lửa
Tâm là kho hầm lửa.
Phạm chí gánh đầy mạn: Cũng như kẻ gánh nặng, không sợ hãi đối với người nào. Như thế vì bị mạn trói buộc, nên không biết sợ hãi.
Khói giận: Cũng như trước có khói, sau đấy lửa mới cháy. Như thế trước có lỗi giận dữ, sau đấy mới có giáo hóa. Cũng như khói làm lẫn lộn tất cả sắc, giận dữ cũng như thế, tức tạo lẫn lộn các sắc. Hại làm tro: Cũng như tro vô dụng đối với vật, hại như thế cũng là vô dụng đối với vật.
Miệng tịnh: Cũng như vật tịnh được ném vào lửa. Như thế lưỡi làm tăng trưởng lợi ích đối với các pháp.
Tâm là kho hầm lửa: Tức cũng như xứ sở thờ lửa. Tâm như thế là lửa trí đã cháy, tự động soi sáng trong người, cũng như ngọn lửa thứ nhất của mình.
Giống tín tự phơi bày
Trí tuệ là cày ruộng
Tâm hổ thẹn đã buộc
Tâm tay cầm giữ gậy.
Giống tín tự phơi bày: Cũng như trước có mầm mộng, như thế tín là đạo, sau đấy là hành đạo. Phơi bày: Phơi là ở nơi vắng lặng. Cũng như thân mọc ra, được nước mưa làm thấm nhuần. Như thế sinh công đức thiện, do phơi nắng làm thấm nhuần
Trí tuệ là cày ruộng: Cũng như tụ tập để cày đất. Như thế tín tạo thành các công đức thiện. Như vậy là trí tuệ thành tựu các công đức thiện. Người cày là kiết sử. Người hổ thẹn cũng như ách cày. Như thế là hổ thẹn trụ nơi trí tuệ. Tâm ràng buộc: Là ba tam muội. Ý bị ràng buộc cũng như chiếc ách. Tam muội như vậy cũng như vật không dời động.
Tâm tay cầm giữ gậy: Cũng như cày đất, dùng gậy đánh khiến trâu bò bước đi. Nghĩ đến việc cày ruộng như thế là kiết được khéo trừ bỏ.
Thân ngay miệng cũng thế
Như đến tìm thức ăn
Thật tạo chọn bỏ uế
Thọ nhận ngữ giải thoát.
Thân ngay là luật nghi của thân. Miệng ngay là luật nghi của miệng.
Như đến tìm thức ăn: Là khiến cho thọ mạng thanh tịnh.
Thật tạo chọn bỏ uế: Là dùng trí đế cày bỏ các thứ cấu uế.
Thọ nhận ngữ giải thoát: Cũng như người cày ruộng, sự việc đã xong thì bỏ. Như thế đều cùng tương ưng nên xả bỏ hành kia. Những thứ cấu uế đã diệt, nên có ý dũng mãnh.
Dũng mãnh cùng hai ách
Phương tiện được xứ yên
Đã qua không trở lại
Chốn đến không lo sợ.
Dũng mãnh cùng hai ách: Cũng như đôi bò có sức mạnh, không bỏ chiếc ách của chúng. Như thế theo sức dũng mãnh cũng không xả bỏ ách của mình.
Phương tiện được xứ yên: Có bốn phương tiện đã dứt hết, đó gọi là Niết-bàn, cũng là chí dũng mãnh của xứ yên ổn.
Đã qua không trở lại: Là có uy lực nên không còn trở lại.
Chốn đến không lo sợ: Tức đã đến Niết-bàn thì chúng bệnh lo sợ đều vĩnh viễn dứt hết.
Canh tác ruộng như vậy
Đó là quả cam lộ
Nghiệp như thế nên nhẫn
Giải thoát tất cả khổ.
Canh tác ruộng như vậy: Là tạo tác theo đạo tu hành như thế.
Đó là quả cam lộ: Tức Niết-bàn là quả.
Nghiệp như thế nên nhẫn: Là tu hành đạo ấy.
Giải thoát tất cả khổ: Tức đối với khổ của ba cõi đều được giải thoát.
Hoặc có thuyết nói: Sự giáo hóa của đạo đối với trí tuệ kia là đoạn trừ các kiết sử. Thân ngay miệng cũng thế, Như đến tìm thức ăn: Là đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạng (Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng). Dũng mãnh cùng hai ách: Là đẳng phương tiện (Chánh tinh tấn). Niệm là gậy, là đẳng niệm (Chánh niệm). Ý ràng buộc là đẳng tam muội (Chánh định).
Đã nói năm căn: Giống tín kia là tín căn. Dũng mãnh cùng hai ách là tinh tấn căn. Niệm là cây gậy, là niệm căn. Ý ràng buộc là định căn. Trí tuệ xướng ngôn dẫn đường là tuệ căn.
Chuyên niệm tìm phương tiện
Cũng không vui tại nhà
Đàn nhạn chạy đến ao
Dòng chảy trừ giận dữ.
Chuyên niệm tìm phương tiện: Là xuất gia học đạo. Chuyên niệm: Là buộc giữ niệm không dời động.
Cũng không vui tại nhà: Là không vui thích ở trong nhà ân ái.
Đàn nhạn chạy đến ao, Dòng chảy trừ giận dữ: Cũng như đàn nhạn đã từ bỏ vùng rừng núi lớn, không còn tình luyến mộ. Như thế, người xuất gia kia đã diệt trừ năm dục, không còn chút tình luyến mộ gì đã có thể dùng đạo để trừ bỏ năm dục. Như đã nói pháp hãy còn bỏ huống chi là phi pháp.
Lại có thuyết nói: Chuyên niệm tìm phương tiện: Là thường vui thích ở chốn tĩnh lặng ngồi thiền. Cũng không vui tại nhà: Là không ưa thích sinh trong ba cõi. Đàn nhạn chạy đến ao, Dòng chảy trừ giận dữ: Dòng chảy là vô minh, đã có thể dùng đạo để trừ vô minh, đạo kia cũng trừ.
Lại có thuyết cho: Chuyên niệm tìm phương tiện: Là dốc tu hành đạo, ý thích đi đến chốn núi rừng. Cũng không vui tại nhà: Là xa lìa ái chấp. Như đã nói: Ái trong các thọ, đây là ái tức đã có thể dứt bỏ ái ấy, cũng không ưa thích ái chấp. Đàn nhạn chạy đến ao, Dòng chảy trừ giận dữ: Dòng chảy là sáu nhập. Như đã nói: Mắt của trưởng giả là nguồn gốc tạo dòng chảy của thức. Người ấy có thể diệt sáu nhập, tức đã có thể dùng đạo để diệt sáu nhập, đạo kia cũng diệt.
Các người qua sông biển
Làm cầu sang bờ kia
Có buộc ta mong qua
Người trí trước rõ bờ.
Các người qua sông biển: Như đã nói: Như Đức Thế Tôn Cùđàm, do dị học nên đã đi đến nhận lấy nước sông Hằng. Thần thủy nói kệ này:
Sông kia hằng tát lao
Tần náo tạo các cầu
Nhiều chẳng được thần túc.
Hoặc có thuyết nêu: Các thọ nhận là tần náo. Kiết là tần sinh. Chết là tát lao. Như đã nói: Do tát lao nên có ao này, làm các cầu để tu hành đạo. Từ bỏ núi: Là diệt trừ năm dục, dứt sạch các trói buộc của chúng. Người mong cầu vượt qua: Là ngoại đạo cầu đạo. Người trí trước rõ bờ: Là nói vượt qua bờ sinh tử.
Lại có thuyết nói: Các người vượt qua tần náo: Là kiết do kiến đế đoạn dứt. Tát la: Là kiết do tư duy đoạn dứt. Người làm cầu: Là hưng khởi đạo. Người từ bỏ núi: Là đã diệt các cái. Dứt hết các trói buộc: Là tu học đạo. Người trí trước rõ bờ: Là A-la-hán vượt qua bờ sinh tử.
Không nơi kiến nhanh chóng
Là giới hạn của ta
Không đi nên trừ đến
Không nhiễm lụy nơi nhà.
Không nơi kiến nhanh chóng: Là đẳng trí thành tựu nhanh chóng. Kiến bất tịnh kia không nghe hiểu về nhanh chóng. Không phải người nhanh chóng, có thể tịnh hóa biên kiến bất tịnh ấy. Ngoại đạo kia cũng muốn tịnh hóa chỗ ân cần ở dục. Cõi cũng không nghe hiểu việc sắp đến. Vì sao? Vì không nhiễm lụy nơi nhà. Tức người kia không thuận theo kiến này.
Nếu cột rừng bền chắc
Nơi khác đều lời ấy
Như căn thiện không dục
Năng nhân cũng bền chắc.
Nếu cột rừng bền chắc: (Nói rộng trong việc trao truyền thọ ký của Tôn giả A-na-luật). Cũng như cây cột rừng không thể dời động. Như thế Tôn giả A-na-luật kia, hoặc bị hủy báng, hoặc được khen ngợi, đều không thể dời động.
Nơi khác đều lời ấy: Là lời nói ở bên trong. Nếu bị hủy báng thì còn có người khen ngợi.
Như căn thiện không dục: Là các kiết sử đều dứt hết. Căn thiện là đối với ba tam muội, là căn tam muội.
Năng nhân cũng bền chắc: Là âm thanh của Phật nói về trí vô học.
Hành không hai tạo giảng đường
Nuôi vợ con, phi Tỳ-kheo
Nơi chúng sinh không đổi giận
Năng nhân luôn giúp muôn loài.
Hành không hai tạo giảng đường: (Đã nói trong dụ về thợ săn): Người thợ săn đã đi trong nhóm nhàn cư. Tỳ-kheo thì đi trong nhóm tu tập. Người thợ săn ở nơi vắng vẻ đã làm là phi hạnh. Tỳ-kheo thì hộ trì hạnh hiền.
Nuôi vợ con, phi Tỳ-kheo: Tức như người thợ săn thì cùng với vợ con. Tỳ-kheo thì không phải hành như thế, chỉ tự nuôi dưỡng do nhận lấy pháp.
Nơi chúng sinh không đổi giận: Là người thợ săn không đổi ý sát sinh.
Năng nhân luôn giúp muôn loài: Là Tỳ-kheo không có ý sát sinh.
Nơi trước trung gian sau
Theo người nhận tín thí
Cũng không tâm oán hận
Năng nhân cũng giúp họ.
Nơi trước: Là không ăn. Trung gian: Là ăn một nửa. Sau: Là ăn thứ còn lại chưa hết.
Theo người nhận tín thí: Là Tỳ-kheo có được thức ăn.
Cũng không tâm oán hận: Là cũng không mắng nhiếc, cũng không gây tổn thương nơi tín thí. Không tạo vẻ miễn cưỡng, không nói lời: Ta không có được vật dụng. Tức sau cùng không lìa bỏ pháp ấy.
Lại có thuyết nói: Nơi trước: Là ưa thích thức ăn vi diệu. Ở giữa: Là thức ăn trung bình. Sau: Là thức ăn kém. Theo người nhận tín thí: Là theo người khác thọ nhận tín thí, không nói lời xấu ác. Ở nơi xứ có được thức kém cũng không tránh. Cũng không chấp lời nói ở nơi chốn được thức ăn dở kém. Cũng không thường đi đến xứ kia để cầu xin khắp.
Lại có thuyết cho: Xấu ác không thể hủy hoại ý của Tỳ-kheo kia. Tốt đẹp cũng không khởi ái chấp.
Có thuyết đệ nhất ấy
Dạ xoa tịnh, không tịnh
Đâu là giải thoát này?
Rốt ráo gọi là thiện.
Có thuyết đệ nhất ấy: Là Dạ-xoa ấy nói tịnh. Cũng như trời hữu tưởng vô tưởng ấy.
Đâu là giải thoát này? Như thế tức là trí vô dư, là phương tiện nói tịnh.
Đói khát bệnh thứ nhất
Hành là khổ thứ nhất
Biết như thật điều ấy
Niết-bàn vui bậc nhất.
Đói khát bệnh thứ nhất: Trong sách Đoạn Thủ Thọ Quyết đã nói: Người kia chặt bỏ tay, không là khổ lớn. Như người đói khát mới là khổ lớn.
Hành là khổ thứ nhất: Là hành kia có từng ấy thứ là khổ.
Biết như thật điều ấy, Niết-bàn vui bậc nhất: Nếu có thể nhận biết hành như thế, không thành tựu hành do thân miệng đã gây tạo, người kia liền có an vui.
Lại có thuyết nêu: Đói khát bệnh thứ nhất: Là thường bị đói khát bệnh tật trói buộc, cho đến không thể chữa trị. Hành là khổ thứ nhất, Biết như thật điều ấy: Tức biết như thật về khổ ấy tức có thể nhận biết các hành này. Niết-bàn vui bậc nhất: Tức dừng nghỉ là an vui. Không có đối tượng quán là an vui, là an lạc vĩnh viễn.
Lại có thuyết nói: Đói khát bệnh thứ nhất: Là khổ đế. Hành là khổ thứ nhất: Là nói vô minh duyên hành. Thọ nhận các bệnh đó gọi là tập đế. Biết như thật điều ấy: Là đạo đế. Niết-bàn vui bậc nhất: Là diệt đế.
Hổ thẹn áo Phạm chí
Tay Phạm chí là tịnh
Nước thường chảy không dừng
Lưỡi bày là tắm rửa.
Hổ thẹn áo Phạm chí: Tức đã nói trong phần trao truyền, thọ ký của Tôn giả Đại Mục-kiền-liên. Cũng như xiêm y dùng để che khuất nơi chốn cần ẩn giấu. Hổ thẹn cũng như thế, là để che khuất xứ cần ẩn giấu.
Tay Phạm chí là tịnh: Cũng như đã tịnh, do thờ lửa, ta cũng như thế, tức tu tịnh hạnh, lìa bỏ hành nghiệp.
Nước thường chảy không ngừng, Lưỡi bày là tắm rửa: Cũng như dùng tắm gội, rửa ráy là để tẩy sạch vật chứa bất tịnh. Lưỡi của ta cũng như thế, trừ bỏ hành cấu uế suốt ngày đêm không dừng nghỉ.
Tế lửa có tưởng thường
Do dựa trong tâm ý
Ngày đêm siêng cúng tế
Luật nghi không mất thời.
Tế lửa có tưởng thường: Là chỉ, quán, khiến Phạm chí kia đốt cháy lửa trí.
Do dựa trong tâm ý: Là tự nương dựa vào tâm, lửa kia có thể tắt. Ngày đêm tu hành luật nghi, không mất thời tiết nơi các căn. Ở bên trong, người kia có thể tư duy, tâm được giáo huấn, đó gọi là ẩn chứa.
Lại có thuyết nói: Xứ ẩn giấu: Là thân, miệng, ý. Luật nghi giáo huấn: Là các giới cụ túc.
Lại có thuyết cho: Hổ thẹn áo Phạm chí: Là hiện khởi hành thiện. Tay Phạm chí là tịnh, Nước thường chảy không dừng, Lưỡi bày là tắm rửa: Là nói về hành thiện của lưỡi. Kệ thứ hai là nói về hành thiện của tâm. Nơi ba hành thiện, gọi là Phạm chí.
Vượt hổ thường trách cứ
Ta cũng sánh với ông
Cũng không tạo phi hạnh
Nên biết đấy phi ngã.
Vượt hổ: Là việc đáng xấu hổ nhưng không xấu hổ. Phạm chí kia nên biết là không tự gần gũi, huống chi là còn quán xét người khác. Thường trách cứ: Tức không phải người thân, nên biết là oán đối đã trụ nơi ngã sở.
Ta cùng sánh với ông: Là các hữu uế tạp, tuy thuận theo chúng sinh, nhưng nên biết đấy là dối trá uế tạp.
Cũng không tạo phi hạnh: Là sự việc thân dày của các hữu, người kia không khởi ưu não, phương tiện đã tạo nên biết là thuận theo oán đối.
Nơi dục ý không lìa
Niệm cũng không chán đủ
Quán dục phải nên lìa
Người kia trí tuệ đủ.
Nơi dục ý không lìa: (Đã nói trong phần trao truyền thọ ký của Bồ-tát). Cho đến ý niệm, tâm dục cũng không chán đủ, không thể lìa bỏ ái kia. Người có thể lìa dục, là hiện tưởng về dục đã hết, trong đó, khi quán về thứ lớp nơi dục kia đã hết là nói về Bồ-tát ấy, tức người có thể lìa dục.
Người kia trí tuệ đủ: Là nói về việc quán dục bất tịnh, vướng chấp nơi ái dục ấy.
Đế đế đã khéo thấy
Tôn giả chuyển khen trời.
Đế đế đã khéo thấy: Đế là khổ đế. Tập đế, tăng thượng đế là đạo đế, là tận đế (Diệt đế).
Lại có thuyết cho: Có ba đế là khổ đế, tập đế, đạo đế. Tăng thượng là tận đế.
Lại có thuyết nêu: Đế là đẳng đế. Tăng thượng là đệ nhất nghĩa đế.
Giải thoát kia đây thoát
Giải thoát lại thấy buộc
Hiền Thánh không thấy thoát
Giải thoát nơi ngu mê.
Giải thoát kia đây thoát: (Đã nói trong phần trao truyền thọ ký của Nhất tử). Là ở trong vọng ngữ được giải thoát, vì đã bị nhiễm ô do sát hại.
Giải thoát lại thấy buộc: Là ở nơi một phen bị hại được giải thoát, lại bị kẻ khác làm cấu nhiễm.
Hiền Thánh không thấy thoát: Là kiến đế nên được giải thoát khỏi ngu mê. Ở nơi sự trói buộc, người kia không được giải thoát. Như thế, kiến đoạn diệt là được giải thoát, còn kiến hữu thường thì bị trói buộc. Như thế là được giải thoát trong nghe, nghĩ, Như thế là ở trong thân kiến được giải thoát. Vì do dự chấp buộc, nên ở nơi tham dục được giải thoát. Vì bị sắc ái trói buộc, nên được giải thoát đối với sắc, còn ái bị vô sắc ái trói buộc.
Nếu ở trong dài ngắn
Hành thô tế, tốt xấu
Ở đời không cho lấy
Nên nói là Phạm chí.
Hỏi: Thế nào là Nếu ở trong dài ngắn?
Đáp: Tức dài ngắn không thành tựu. Đối với Phạm chí kia, ít có đối tượng quán nên có dài, ít có đối tượng quán nên có ngắn. Đây là lời răn dạy của Đức Như Lai. Lại như thô cũng không thành tựu.
Hỏi: Thế nào là lường xét cũng không thành tựu?
Đáp: Ở đây không nói về lường xét, vì không thể nắm giữ, cũng không có đi đến. Nếu thọ nhận không cho mà lấy, thì Phạm chí kia tức thô cũng không thành tựu. Đối với Phạm chí ấy, cũng không hoàn toàn có lường xét, có hành thanh tịnh, tức cũng có ít thành tựu.
Hỏi: Hành thanh tịnh của các hữu có thành tựu chăng?
Đáp: Chẳng phải do hành không cho mà nhận lấy sắc, ở trong đó, hành tịnh bất tịnh thì Phạm chí kia tức thành tựu, là lời răn dạy của lưỡi rộng.
Nên nói là Phạm chí: Tức đầy đủ các hành, đó gọi là Phạm chí.
Hoặc có thuyết nói: Khởi lên các kiết không cho mà nhận lấy, các kiết đã hết, đó gọi là Bà-la-môn.
Bất thiện nhưng có thiện
Nên dựa ba Phật gia
Không trụ ích chúng sinh
Đó là dựa vào hữu.
Bất thiện nhưng có thiện: Là ở trong bất thiện, chung quy liền sinh nơi xứ khác. Bà-la-môn kia trước diệt tưởng gốc, nên lại được tưởng khác.
Nên dựa ba Phật gia: Là không dựa vào thai mẹ.
Không trụ ích chúng sinh: Là ở nơi nhà người khác, mạng chung, lớn lên ở nơi thai mẹ.
Đó là dựa vào hữu: Tức sinh hữu là hành thiện.
Nếu thường nơi đời đổi
Không hơn huống đời sau
Diệt hết không khói ám
Trong đó vui không hại.
Mãn nguyện tử, ở trong đó là người cầu số, tức nhận biết mà diệt đời. Các nhập khác với ngoài kia. Không khác là bên trong.
Lại có thuyết nói: Khác là trời. Không khác là địa ngục.
Lại có thuyết cho: Khác là tương ưng với cõi sắc, vô sắc. Không khác là tương ưng với cõi dục. Số này là vô thường, khổ, không, vô ngã. Tự tướng của nhân quả là tướng hiện khắp.
Không hơn huống đời sau: Là đối tượng nhận biết của kiến, vô minh. Như nói: Nhiễm chấp là bị ma trói buộc. Đã dứt là ba thứ lửa đã tắt diệt, dừng nghỉ, thường vĩnh viễn vắng lặng, hữu đã diệt dứt. Khói ám cũng hoàn toàn diệt. Giận dữ hiện tại đã trói buộc cũng hết.
Lại có thuyết nêu: Duyên nội hiện có là các kiết đã hết, không có khói ám, như đã nói về đối tượng hành của ái. Hữu giác dứt cũng không có khói ám. Như đã nói: Có giác cũng là khói. Không hại: Là ba hại hiện có đã hết. Không hy vọng: Là hy vọng về lợi hiện tại, hy vọng về mạng đều đã hết. Lại nữa, hữu ái hiện có đã hết, chủ thể hữu đã vượt qua.
Giải thoát, đọa lại đọa
Tham chấp nên trở lại
Đã về xứ hoan lạc
Nơi thiện trụ chốn thiện.
Giải thoát, đọa lại đọa: Người giải thoát ở nơi cõi dục thoát khỏi, cũng thoát khỏi kiết sử của cõi dục, nhưng ái của cõi sắc, cõi vô sắc chưa hết, nên ở nơi cõi kia đọa, liền sinh.
Tham chấp nên trở lại: Người giải thoát này không thể lần lượt trừ bỏ hết kiết tương ưng nơi cõi dục, đến trụ nơi cõi sắc, vô sắc kia, nên ở nơi phương tiện ấy đã nhiễm chấp. Các kiết sử của cõi dục không thể được nhổ lìa, lại khởi kiết sử của cõi dục, về sau lại đến cõi dục.
Đã về xứ hoan lạc: Nghĩa là Phật, Thanh văn kia đã trở lại xứ yên ổn, không sinh, không có tai họa của bệnh, chết. Xứ hoan lạc: Là tám phẩm đạo của Hiền Thánh.
Nơi thiện trụ chốn thiện: Là vui thích tam muội, ưa thích du hành trong ấy, vĩnh viễn trở lại xứ an lạc.
Lại có thuyết nói: Giải thoát, đọa lại đọa: Là ở nơi Tu-đà-hoàn được giải thoát, lại bị đọa địa ngục. Tu-đà-hoàn kia rơi vào chỗ tham chấp của trời nên trở lại, ái của cõi dục chưa dứt hết nên sinh vào nhân gian. Đã về xứ hoan lạc: Là không có nỗi lo sợ vào địa ngục. An vui: Là đạo của Hiền Thánh. Nơi thiện trụ chốn thiện: Là vượt qua tất cả các kiết, trở lại với Niết-bàn.
Lại có thuyết cho: Đọa lại đọa: Là nói về kiến đoạn diệt. Giải thoát kiến hữu thường, lại rơi vào tham chấp. Còn trở lại: Là nói về địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ở nơi kiến chấp hữu, thường, đoạn diệt được giải thoát, nên dốc tu hành đạo. Pháp khác cũng như thế.
Kiến, mạn khởi ý tín
Thấy kệ cùng trước sau
Đói dựa vào dục đế
Giải thoát người mãn nguyện.
HẾT – QUYỂN 10