LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG VI: CĂN UẨN

Phẩm Thứ Sáu: LUẬN VỀ NGƯ

(Giữa Quyễn 156)

Nếu thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn, có mấy thành tựu, có mấy không thành tựu? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa của từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo nên phân biệt rộng ra.

Hỏi: Phần luận này vì sao gọi là Ngư?

Đáp: Bởi vì nhiều phần vị thay đổi khó giữ lấy được. Sao gọi là nhiều phần vị? Đó là phần vị căn đầy đủ-không đầy đủ, phần vị không có hình thể-một hình thể-hai hình thể, phần vị có tâm-không có tâm, phần vị nhất định-không nhất định, phần vị sinh ở cõi-địa sai biệt, phần vị đoạn thiện-không đoạn thiện, phần vị lìa nhiễm-chưa lìa nhiễm, phần vị thiện-nhiễm-vô ký, phần vị dị sinh-Thánh giả, phần vị Kiến đạo-Tu đạo-đạo Vô học. Đối với những phần vị này, hai mươi hai căn thành tựu và không thành tựu, thay đổi không nhất định, như cá khó bắt được, cho nên lập ra tên gọi này.

Hỏi: Nếu thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn, có mấy thành tựu, có mấy không thành tựu? Cho đến Cụ tri căn cũng hỏi như vậy?

Đáp: Nếu thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu năm căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu năm căn, đó là Nhãn-ThânMạng-Ý và Xả căn. Còn lại thì không nhất định, đó là mười bảy căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu.

Nghĩa là Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn, người đầy đủ thì thành tựu, người không đầy đủ thì không thành tựu.

Nữ căn-Nam căn, nếu một hình thể thì tùy theo thành tựu một. Nếu hai hình thể thì thành tựu cả hai. Nếu không có hình thể thì cả hai không thành tựu, đó là lúc đầu không đạt được, hoặc là đạt được rồi do từ từ mạng chung, hoặc là vì duyên khác cho nên mất đi.

Lạc căn, nếu sinh ở cõi Biến tịnh trở xuống, nếu Thánh giả sinh ở Tĩnh lự thứ tư thì thành tựu, nếu dị sinh sinh ở Tĩnh lự thứ tư thì không thành tựu.

Khổ căn, nếu sinh ở cõi Dục thì thành tựu, nếu sinh ở cõi Sắc thì không thành tựu.

Hỷ căn, nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh trở xuống, nếu Thánh giả sinh ở Tĩnh lự thứ ba-thứ tư thì thành tựu, nếu dị sinh sinh ở Tĩnh lự thứ ba-thứ tư thì không thành tựu.

Ưu căn, nếu chưa lìa nhiễm cõi Dục thì thành tựu, nếu đã lìa nhiễm cõi Dục thì không thành tựu.

Năm căn như Tín…, nếu không đoạn thiện thì thành tựu, nếu đoạn thiện thì không thành tựu.

Vị tri đương tri căn, trú trong Kiến đạo thì thành tựu, còn lại thì không thành tựu.

Dĩ tri căn, trú trong phần vị Tu đạo thì thành tựu, còn lại thì không thành tựu.

Cụ tri căn, trú trong phần vị Vô học thì thành tựu, còn lại thì không thành tựu.

Vì vậy cho nên nói là còn lại thì không nhất định.

Như Nhãn căn, Nhĩ-Tỷ-Thiệt căn cũng như vậy, đều ở cõi Sắc thì nhất định thành tựu, ở cõi Vô sắc thì nhất định không thành tựu, ở cõi Dục thì không nhất định.

Nếu thành tựu Thân căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu bốn căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu bốn căn, đó là Thân-Mạng-Ý và Xả căn. Còn lại thì không nhất định, đó là mười tám căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu.

Nhãn căn, người đầy đủ thì thành tựu, người không đầy đủ thì không thành tựu. Mười bảy căn còn lại, nói như trước.

Nếu thành tựu Nữ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu tám căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu tám căn, đó là Nữ-Thân-Mạng-ÝLạc-Khổ-Hỷ và Xả căn. Còn lại thì không nhất định, đó là mười bốn căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết. Như Nữ căn, Nam căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu hai căn Nam-Nữ, thì lúc ấy nhất định thành tựu mười lăm căn, đó là Nam-Nữ-Thân-Mạng-Ý, năm Thọ và năm căn như Tín… Nhất định không thành tựu ba căn, đó là ba căn Vô lậu. Còn lại thì không nhất định, như trước nên biết.

Nếu thành tựu Mạng căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu ba căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu ba căn, đó là Mạng-Ý và Xả căn. Còn lại thì không nhất định, đó là mười chín căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu. Nghĩa là Nhãn-Nhĩ-Tỷ-Thiệt căn, sinh ở cõi Sắc thì thành tựu, sinh ở cõi Vô sắc thì không thành tựu, sinh ở cõi Dục thì hoặc là thành tựu-hoặc là không thành tựu, nói như trước.

Thân căn, sinh ở cõi Dục-Sắc thì thành tựu, sinh ở cõi Vô sắc thì không thành tựu.

Nữ căn-Nam căn, sinh ở cõi Sắc-Vô sắc thì không thành tựu, sinh ở cõi Dục thì hoặc là thành tựu-hoặc là không thành tựu, nói như trước.

Lạc căn, nếu sinh ở cõi Biến Tịnh trở xuống, nếu Thánh giả sinh lên cõi trên thì thành tựu, nếu dị sinh sinh lên cõi trên thì không thành tựu.

Khổ căn, nếu sinh ở cõi Dục thì thành tựu, nếu sinh ở cõi Sắc-Vô sắc thì không thành tựu.

Hỷ căn, nếu sinh ở cõi Cực Quang Tịnh trở xuống, nếu Thánh giả sinh lên cõi trên thì thành tựu, nếu dị sinh sinh lên cõi trên thì không thành tựu. Còn lại nói như trước.

Như Mạng căn, Ý căn và Xả căn cũng như vậy, bởi vì hữu tình ở ba cõi đều nhất định thành tựu.

Nếu thành tựu Lạc căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu bốn căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu bốn căn, đó là Lạc-Mạng-Ý và Xả căn. Còn lại thì không nhất định, đó là mười tám căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết.

Nếu thành tựu Khổ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu bảy căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu bảy căn, đó là Thân-Mạng-Ý và bốn Thọ trừ ra Ưu. Còn lại thì không nhất định, đó là mười lăm căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết.

Nếu thành tựu Hỷ căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu năm căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu năm căn, đó là Mạng-Ý-Lạc-Hỷ và Xả căn. Còn lại thì không nhất định, đó là mười bảy căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết.

Nếu thành tựu Ưu căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu tám căn, nhất định không thành tựu một căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu tám căn, đó là Thân-Mạng-Ý và năm Thọ căn. Không thành tựu một căn, đó là Cụ tri căn. Còn lại thì không nhất định, đó là mười ba căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết.

Nếu thành tựu Tín căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu tám căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu tám căn, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín… Còn lại thì không nhất định, đó là mười bốn căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết.

Như Tín căn, Tinh tiến-Niệm-Định và Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu Vị tri đương tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu mười ba căn, nhất định không thành tựu hai căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu mười ba căn, đó là Thân-Mạng-Ý-bốn Thọ trừ ra Ưu, năm căn như Tín… và Vị tri đương tri căn. Không thành tựu hai căn, đó là Dĩ tri căn và Cụ tri căn. Còn lại thì không nhất định, đó là bảy căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết.

Nếu thành tựu Dĩ tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu mười một căn, nhất định không thành tựu hai căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu mười một căn, đó là Mạng-Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín… và Dĩ tri căn. Không thành tựu hai căn, đó là Vị tri đương tri căn và Cụ tri căn. Còn lại thì không nhất định, đó là chín căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết.

Nếu thành tựu Cụ tri căn, thì lúc ấy nhất định thành tựu mười một căn, nhất định không thành tựu ba căn, còn lại thì không nhất định. Thành tựu mười một căn, đó là Mạng-Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn, năm căn như Tín… và Cụ tri căn. Không thành tựu ba căn, đó là Ưu căn và hai căn Vô lậu trước. Còn lại thì không nhất định, đó là tám căn còn lại, hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu, như trước nên biết.

Hỏi: Nếu thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn trong ba đời, có mấy căn thành tựu, có mấy căn không thành tựu? Cho đến Cụ tri căn cũng hỏi như vậy?

Đáp: Nếu thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn vô ký như Mạng…, chỉ thành tựu ở hiện tại, không phải là quá khứ-vị lai, bởi vì thế lực yếu kém. Nhất định thành tựu hai căn thuộc quá khứ-vị lai, ba căn thuộc hiện tại. Hai căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và Xả căn, hai căn này ở hiện tại không phải là nhất định thành tựu, bởi vì lúc ấy hoặc là trú trong phần vị không có tâm. Ba căn thuộc hiện tại, đó là Nhãn-Thân và Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước. Như Nhãn căn, Nhĩ-Tỷ-Thiệt căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu Thân căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu hai căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc hiện tại. Hai căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và Xả căn. Hai căn thuộc hiện tại, đó là Thân và Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu thành tựu Nữ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu năm căn thuộc quá khứ-vị lai, ba căn thuộc hiện tại. Năm căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và bốn Thọ trừ ra Ưu căn. Ba căn thuộc hiện tại, đó là Nữ-Thân và Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Như Nữ căn, Nam căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu hai căn Nam-Nữ, thì lúc ấy nhất định không thành

tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, ba căn thuộc ba đời. Tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Ba căn thuộc ba đời, đó là ba căn Vô lậu. Nhất định thành tựu chín căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc ba đời, bốn căn thuộc hiện tại. Chín căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là bốn Thọ và năm căn như Tín… Hai căn thuộc ba đời, đó là Ý và một Thọ. Bốn căn thuộc hiện tại, đó là Nam-Nữ-Thân và Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Sư phương Tây nói: “Nên nói quá khứ-vị lai nhất định thành tựu mười căn, đó là năm Thọ và năm căn như Tín… Ba đời nhất định thành tựu một căn, đó là Ý căn, bởi vì tên gọi của Thọ thì không nhất định.”

Các Luận Sư nước Ca-thấp-di-la nói: “Tên gọi tuy không nhất định mà số lượng thì nhất định, cho nên chắc chắn có một Thọ hiện rõ ở trước mắt. Trong này nói về số lượng chứ không nói đến tên gọi.”

Nếu thành tựu Mạng căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu hai căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Hai căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và Xả căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Như Mạng căn, Ý căn và Xả căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu Lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu hai căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc vị lai, một căn thuộc hiện tại. Hai căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và Xả căn. Một căn thuộc vị lai, đó là Lạc căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu thành tựu Khổ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu năm căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc hiện tại. Năm căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và bốn Thọ trừ ra Ưu căn. Hai căn thuộc hiện tại, đó là Thân và Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu thành tựu Hỷ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu hai căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc vị lai, một căn thuộc hiện tại. Hai căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và Xả căn. Hai căn thuộc vị lai, đó là Lạc căn và Hỷ căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu thành tựu Ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc ba đời. Tám căn thuộc quá khứvị lai, đó là tám căn như Mạng… Một căn thuộc ba đời, đó là Cụ tri căn. Nhất định thành tựu bốn căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc ba đời, hai căn thuộc hiện tại. Bốn căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là bốn Thọ. Hai căn thuộc ba đời, đó là Ý và một Thọ. Hai căn thuộc hiện tại, đó là Thân và Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Các Sư nước Kiện-đà-la nói: “Văn này nên nói quá khứ-vị lai thành tựu năm căn, đó là năm Thọ. Ba đời thành tựu một căn, đó là Ý căn, bởi vì tên gọi của Thọ thì không nhất định.”

Các Sư nước Ca-thấp-di-la nói: “Tên gọi tuy không nhất định, nhưng bởi vì số lượng nhất định cho nên thuận theo nói như trước.”

Nếu thành tựu Tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý-Xả và năm căn như Tín… Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Như Tín căn, Tinh tiến-Niệm-Định và Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu thành tựu Vị tri đương tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc ba đời, hai căn thuộc hiện tại. Tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Hai căn thuộc ba đời, đó là Dĩ tri căn và Cụ tri căn. Hai căn thuộc hiện tại, đó là Khổ căn và Ưu căn. Nhất định thành tựu bảy căn thuộc ba đời, ba căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc vị lai-hiện tại, hai căn thuộc hiện tại. Bảy căn thuộc ba đời, đó là Ý-một Thọ và năm căn như Tín… Ba căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là ba Thọ. Một căn thuộc vị lai-hiện tại, đó là Vị tri đương tri căn. Hai căn thuộc hiện tại, đó là Thân và Mạng căn. Trong này hai cách nói như trước. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu thành tựu Dĩ tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc ba đời. Tám căn thuộc quá khứvị lai, đó là tám căn như Mạng… Hai căn thuộc ba đời, đó là hai căn Vô lậu còn lại. Nhất định thành tựu bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, ba căn thuộc vị lai, một căn thuộc hiện tại. Bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý-Xả và năm căn như Tín… Ba căn thuộc vị lai, đó là Lạc-Hỷ và Dĩ tri căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu thành tựu Cụ tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc quá khứ-vị lai, ba căn thuộc ba đời. Tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Ba căn thuộc ba đời, đó là Ưu căn và hai căn Vô lậu còn lại. Nhất định thành tựu bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, ba căn thuộc vị lai, một căn thuộc hiện tại. Bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý-Xả và năm căn như Tín… Ba căn thuộc vị lai, đó là Lạc-Hỷ và Cụ tri căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Hỏi: Nếu không thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn, có mấy căn không thành tựu, có mấy căn thành tựu? Cho đến Cụ tri căn cũng hỏi như vậy?

Đáp: Nếu không thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu một căn, đó là Nhãn căn. Nhất định thành tựu ba căn, đó là Mạng-Ý và Xả căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Như Nhãn căn, Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Nữ-Nam căn và ba căn Vô lậu cũng như vậy.

Nếu không thành tựu Thân căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu mười căn, đó là bảy Sắc căn-Khổ căn-Ưu căn và Vị tri đương tri căn. Nhất định thành tựu tám căn, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín… Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu Nam căn-Nữ căn đều không thành tựu, thì lúc ấy nhất định không thành tựu hai căn, đó là Nam căn và Nữ căn. Nhất định thành tựu ba căn, đó là Mạng-Ý và Xả căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Mạng căn-Ý căn và Xả căn, không có ai không thành tựu.

Nếu không thành tựu Lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu chín căn, đó là Nữ-Nam-bốn Thọ trừ ra Xả và ba căn Vô lậu. Nhất định thành tựu tám căn, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín… Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu không thành tựu Khổ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu năm căn, đó là Nữ-Nam-Khổ-Ưu và Vị tri đương tri căn. Nhất định thành tựu tám căn, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín… Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu không thành tựu Hỷ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn, đó là Nữ-Nam-Khổ-Hỷ-Ưu và ba căn Vô lậu. Nhất định thành tựu tám căn, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín… Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu không thành tựu Ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu một căn, đó là Ưu căn. Nhất định thành tựu tám căn, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín… Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu không thành tựu Tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành

tựu tám căn, đó là năm căn như Tín… và ba căn Vô lậu. Nhất định thành tựu tám căn, đó là Thân-Mạng-Ý và năm Thọ. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Như Tín căn, Tinh tiến-Niệm-Định và Tuệ căn cũng như vậy.

Hỏi: Nếu không thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy đối với hai mươi hai căn thuộc ba đời, có mấy căn không thành tựu, có mấy căn thành tựu? Cho đến Cụ tri căn cũng hỏi như vậy?

Đáp: Nếu không thành tựu Nhãn căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu một căn thuộc ba đời, bảy căn thuộc quá khứ-vị lai. Một căn thuộc ba đời, đó là Nhãn căn. Bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là bảy căn như Mạng… Nhất định thành tựu hai căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Hai căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và Xả căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Như Nhãn căn, Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Nữ và Nam căn cũng như vậy.

Nếu không thành tựu Thân căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu mười căn thuộc ba đời, một căn thuộc quá khứ-vị lai. Mười căn thuộc ba đời, đó là bảy Sắc căn-Khổ căn-Ưu căn và Vị tri đương tri căn. Một căn thuộc quá khứ, đó là Mạng căn. Nhất định thành tựu năm căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc ba đời, một căn thuộc hiện tại. Năm căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là năm căn như Tín… Hai căn thuộc ba đời, đó là Ý và Xả căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu Nam căn-Nữ căn đều không thành tựu, thì lúc ấy nhất định không thành tựu hai căn thuộc ba đời, sáu căn thuộc quá khứ-vị lai. Hai căn thuộc ba đời, đó là Nữ căn và Nam căn. Sáu căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là năm Sắc căn và Mạng căn. Nhất định thành tựu hai căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Hai căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý và Xả căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Mạng căn-Ý căn và Xả căn, không có ai không thành tựu.

Nếu không thành tựu Lạc căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu chín căn thuộc ba đời, sáu căn thuộc quá khứ-vị lai. Chín căn thuộc ba đời, đó là Nữ-Nam-bốn Thọ trừ ra Xả và ba căn Vô lậu. Sáu căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là năm Sắc căn và Mạng căn. Nhất định thành tựu bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý-Xả và năm căn như Tín… Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu không thành tựu Khổ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu năm căn thuộc ba đời, sáu căn thuộc quá khứ-vị lai. Năm căn thuộc ba đời, đó là Nữ-Nam-Khổ-Ưu và Vị tri đương tri căn. Sáu căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là năm Sắc căn và Mạng căn. Nhất định thành tựu bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý-Xả và năm căn như Tín… Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu không thành tựu Hỷ căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc ba đời, sáu căn thuộc quá khứ-vị lai. Tám căn thuộc ba đời, đó là Nữ-Nam-Khổ-Ưu-Hỷ và ba căn Vô lậu. Sáu căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là năm Sắc căn và Mạng căn. Nhất định thành tựu bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý-Xả và năm căn như Tín… Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu không thành tựu Ưu căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu một căn thuộc ba đời, tám căn thuộc quá khứ-vị lai. Một căn thuộc ba đời, đó là Ưu căn. Tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Bảy căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý-Xả và năm căn như Tín… Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Nếu không thành tựu Tín căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu tám căn thuộc ba đời, tám căn thuộc quá khứ-vị lai. Tám căn thuộc ba đời, đó là năm căn như Tín… và ba căn Vô lậu. Tám căn thuộc quá khứvị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu bốn căn thuộc quá khứ-vị lai, hai căn thuộc ba đời, hai căn thuộc hiện tại. Bốn căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là bốn Thọ. Hai căn thuộc ba đời, đó là Ý căn và một Thọ. Hai căn thuộc hiện tại, đó là Thân căn và Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Như Tín căn, Tinh tiến-Niệm-Định và Tuệ căn cũng như vậy.

Nếu không thành tựu Vị tri đương tri căn, thì lúc ấy nhất định không thành tựu một căn thuộc ba đời, tám căn thuộc quá khứ-vị lai. Một căn thuộc ba đời, đó là Vị tri đương tri căn. Tám căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là tám căn như Mạng… Nhất định thành tựu hai căn thuộc quá khứ-vị lai, một căn thuộc hiện tại. Hai căn thuộc quá khứ-vị lai, đó là Ý căn và Xả căn. Một căn thuộc hiện tại, đó là Mạng căn. Còn lại thì không nhất định, nói như trước.

Như Vị tri đương tri căn, Dĩ tri căn và Cụ tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các căn là thiện thì căn ấy là nhân của căn thiện chăng? Giả sử căn là nhân của căn thiện thì căn ấy là thiện chăng?

Đáp: Các căn là thiện thì căn ấy là nhân của căn thiện, đó là tám căn toàn phần và phần ít của sáu căn; đây là lấy căn thiện làm ba nhân, tức là nhân Tương ưng-Câu hữu và Đồng loại. Có căn là nhân của căn thiện mà căn ấy không phải là thiện, đó là do căn thiện mà dẫn đến dị thục sinh ra căn, tức là do căn thiện mà dẫn đến dị thục của tám căn như Mạng…, và Ý-Lạc-Hỷ-Xả căn; đây là lấy căn thiện làm một nhân, đó là nhân Dị thục. Trong này, không có tham-không có sân-không có si gọi là nhân của căn thiện.

Hỏi: Các căn là bất thiện thì căn ấy là nhân của căn bất thiện chăng? Giả sử căn là nhân của căn bất thiện thì căn ấy là bất thiện chăng?

Đáp: Các căn là bất thiện thì căn ấy là nhân của căn bất thiện, đó là phần ít của sáu căn; đây là lấy căn bất thiện làm bốn nhân, tức là nhân Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại và Biến hành. Có căn là nhân của căn bất thiện mà căn ấy không phải là bất thiện, đó là do căn bất thiện mà dẫn đến dị thục sinh ra căn, tức là do căn bất thiện mà dẫn đến dị thục của tám căn như Mạng…, và Ý căn-Khổ căn; đây là lấy căn bất thiện làm một nhân, đó là nhân Dị thục. Và căn tương ưng với Hữu thân kiến-Biên chấp kiến của cõi Dục, đây là lấy căn bất thiện làm hai nhân, đó là nhân Đồng loại và Biến hành. Trong này, tham-sân-si gọi là nhân của căn bất thiện.

Hỏi: Các căn là vô ký thì căn ấy là nhân của căn vô ký chăng? Giả sử căn là nhân của căn vô ký thì căn ấy là vô ký chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

Sư Tỳ-bà-sa của nước Ca-thấp-di-la nói: “Căn vô ký có ba loại, đó là Ái-Tuệ-Vô minh vô ký. Ái vô ký, đó là Ái thuộc năm bộ của cõi Sắc-Vô sắc. Tuệ vô ký, đó là Tuệ hữu phú vô ký, Tuệ vô phú vô ký. Tuệ hữu phú vô ký, đó là Hữu thân kiến-Biên chấp kiến của cõi Dục, và Tuệ nhiễm ô thuộc năm bộ của cõi Sắc-Vô sắc. Tuệ vô phú vô ký, đó là Tuệ câu sinh thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ-Dị thục sinh và Tâm biến hóa. Vô minh vô ký, Vô minh tương ưng với Hữu thân kiến-Biên chấp kiến của cõi Dục, và Vô minh thuộc năm bộ của cõi Sắc-Vô sắc.”

Trong này, tâm tương ưng với Tham vô ký, do ba căn vô ký cho nên gọi là tâm có căn. Những tâm hữu phú vô ký còn lại, do hai căn vô ký cho nên gọi là tâm có căn, đó là Tuệ vô ký và Vô minh vô ký. Tất cả các tâm vô phú vô ký, do một căn vô ký cho nên gọi là tâm có căn, đó là Tuệ vô ký. Dựa vào đây để giải thích về nghĩa của bốn câu phân biệt:

1. Có căn là vô ký mà căn ấy không phải là nhân của căn vô ký, đó là căn không có duyên, tức là tám căn như Mạng… Căn này là vô ký mà không lấy căn vô ký làm nhân.

2. Có căn là nhân của căn vô ký mà căn ấy không phải là vô ký, đó là căn bất thiện, tức là phần ít của sáu căn. Căn này là bất thiện mà lấy căn vô ký làm hai nhân, đó là nhân Đồng loại và Biến hành.

3. Có căn là vô ký mà căn ấy cũng là nhân của căn vô ký, đó là căn vô ký có duyên, tức là phần ít của năm căn. Căn này là vô ký mà cũng lấy căn vô ký làm bốn nhân, đó là nhân Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại và Biến hành.

4. Có căn không phải là vô ký mà căn ấy cũng không phải là nhân của căn vô ký, đó là căn thiện, tức là tám căn toàn phần và phần ít của sáu căn. Căn này không phải là vô ký cũng không lấy căn vô ký làm nhân.

Hỏi: Có thể có căn không phải là nhân của căn thiện, không phải là nhân của căn bất thiện, không phải là nhân của căn vô ký, mà căn ấy không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có, đó là căn không có duyên, tức là tám căn như Mạng…, lấy sắc-tâm bất tương ưng hành làm nhân. Căn này không lấy căn thuộc ba tánh làm nhân, mà lấy sắc-tâm bất tương ưng hành làm ba nhân, đó là nhân Câu hữu-Đồng loại và Dị thục.

Các Sư phương Tây nói: “Căn vô ký có bốn loại, đó là Ái-KiếnMạn-Vô minh vô ký. Ái vô ký, đó là Ái thuộc năm bộ của cõi Sắc-Vô sắc. Kiến vô ký, đó là Hữu chấp kiến-Biên chấp kiến của cõi Dục, và năm Kiến của cõi Sắc-Vô sắc. Mạn vô ký, đó là Mạn thuộc năm bộ của cõi Sắc-Vô sắc. Vô minh vô ký, đó là Vô minh tương ưng với Hữu thân kiến-Biên chấp kiến của cõi Dục, và Vô minh thuộc năm bộ của cõi Sắc-Vô sắc.”

Trong này, tâm tương ưng với Tham vô ký, do hai căn vô ký cho nên gọi là tâm có căn, đó là Ái-Vô minh vô ký. Tâm tương ưng với Kiến-Mạn vô ký, cũng đều do hai căn vô ký cho nên gọi là tâm có căn, đó chính là nó và Vô minh. Những tâm hữu phú vô ký còn lại, do một căn vô ký cho nên gọi là tâm có căn, đó là Vô minh vô ký. Dựa vào đó để giải thích về nghĩa của bốn câu phân biệt, thì văn này nên đưa ra cách nói này:

1. Có căn là vô ký mà căn ấy không phải là nhân của căn vô ký, đó là căn vô phú vô ký. Căn này là vô ký mà không lấy căn vô ký làm nhân.

2. Có căn là nhân của căn vô ký mà căn ấy không phải là vô ký, đó là căn bất thiện. Căn này không phải là vô ký mà lấy căn vô ký làm hai nhân, đó là nhân Đồng loại và Biến hành.

3. Có căn là vô ký mà căn ấy cũng là nhân của căn vô ký, đó là căn hữu phú vô ký. Căn này là vô ký mà cũng lấy căn vô ký làm bốn nhân, đó là nhân Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại và Biến hành.

4. Có căn không phải là vô ký mà căn ấy cũng không phải là nhân của căn vô ký, đó là căn thiện. Căn này không phải là vô ký, mà cũng không lấy căn vô ký làm nhân.

Hỏi: Có thể có căn không phải là nhân của căn thiện, không phải là nhân của căn bất thiện, không phải là nhân của căn vô ký, mà căn ấy không phải là không có nhân chăng?

Đáp: Có, đó là căn vô phú vô ký, lấy sắc-tâm bất tương ưng hành làm nhân. Căn này không lấy căn thuộc ba tánh làm nhân, mà lấy sắctâm bất tương ưng hành, tâm-tâm sở vô phú vô ký làm bốn nhân, đó là nhân Tương ưng-Câu hữu-Đồng loại và Dị thục. Đây tức là nói chung, nhưng căn tương ưng có đủ bốn nhân, căn không tương ưng chỉ có ba nhân, trừ ra nhân Tương ưng.

Hỏi: Vì sao các Sư phương Tây lập Mạn làm căn vô ký?

Đáp: Họ nói nghĩa về lực vững mạnh là nghĩa của căn, Mạn có lực vững mạnh cho nên lập làm căn. Đó là Sư Du-già, sở dĩ lui sụt mất đi trăm ngàn phẩm thiện, đều do lực của Mạn.

Hỏi: Vì sao các Sư nước này không lập Mạn làm căn?

Đáp: Ở đây nói nghĩa xuống thấp là nghĩa của căn, Mạn khiến cho tâm lên cao, đối với xuống thấp không thuận theo, cho nên không lập làm căn.

Hỏi: Vì sao các Sư nước này lập Tuệ vô phú vô ký làm căn vô ký?

Đáp: Ở đây nói bởi vì nghĩa về dựa vào nhân là nghĩa của căn, Tuệ vô phú vô ký bởi vì dựa vào nhân thù thắng, cho nên lập làm căn.

Hỏi: Vì sao các Sư phương Tây không lập Tuệ làm căn?

Đáp: Họ nói nghĩa về lực vững mạnh là nghĩa của căn, thế lực của Tuệ vô phú vô ký yếu kém, cho nên không lập làm căn.

Hỏi: Vì sao các Sư nước này-nước kia đều không lập Nghi làm căn vô ký?

Đáp: Họ đều nói nghĩa về Định-Trú là nghĩa của căn, bởi vì Nghi không chuyển được hai môn Định-Trú, cho nên không lập làm căn.

Nói như vậy thì như căn thiện-bất thiện đều có ba loại, căn vô ký cũng thuận theo như vậy. Lại như Mạn bất thiện không lập làm căn bất thiện, Mạn vô ký cũng thuận theo như vậy, cho nên căn vô ký chỉ có ba loại là hợp lý.