LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG VI: CĂN UẨN

Phẩm Thứ Ba: LUẬN VỀ XÚC

(Từ quyển 149 – quyển 150)

Có mười sáu xúc, đó là xúc Hữu đối, xúc Tăng ngữ, xúc Minh, xúc Vô minh, xúc Phi minh phi vô minh, xúc Ái, xúc Nhuế, xúc Thuận lạc thọ, xúc Thuận khổ thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ, xúc Nhãn, xúc Nhĩ, xúc Tỷ, xúc Thiệt, xúc Thân và xúc Ý.

Thế nào là xúc Hữu đối, cho đến thế nào là xúc Ý? Những chương như vậy và giải thích về nghĩa của từng chương đã lĩnh hội rồi, nên phân biệt rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày nghĩa lý của mình. Đó là phái Thí Dụ nói: Xúc không phải là có thật. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong kinh nói. Như trong kinh nói: “Nhãn và Sắc làm duyên sinh ra Nhãn thức, ba pháp hòa hợp sinh ra Xúc…, lìa Nhãn-SắcNhãn thức ra thì Thể của Xúc thật sự không có thể đạt được.” Vì ngăn chặn ý ấy để hiển bày về Thể của Xúc là có thật, nếu Thể của Xúc không phải là có thật, thì trái với kinh nói, như trong kinh nói: “Xúc là duyên với Thọ.” Nếu không có Xúc thì chỉ cần nói sáu Xứ duyên Thọ, hoặc là nói không có duyên chứ không cần nói Xúc duyên Thọ.

Lại nữa, nếu Thể của Xúc không phải là có thật, thì nên nói duyên khởi chỉ có mười một Chi, trong kinh không nên nói là có mười hai Chi.

Lại nữa, nếu Thể của Xúc không phải là có thật, thì chỉ cần nói là có chín pháp Đại địa. nhưng mà nói có mười, cho nên Xúc là có thật.

Hỏi: Nếu Xúc là có thật thì làm sao giải thích thông suốt về kinh mà họ đã dẫn chứng?

Đáp: Ý kinh ấy nói ba pháp hòa hợp làm duyên sinh ra Xúc, chứ không phải là từ Thể không có mà có thể có nghĩa sinh ra. Xúc này nếu không sinh ra thì làm sao duyên với Thọ?

Ví như mặt trăng-viên ngọc hấp thụ ánh trăng và đồ đựng hòa hợp làm duyên sinh ra nước, không phải là không có nước sinh ra mà có thể có tác dụng của nước.

Lại như mặt trời-viên ngọc hấp thụ ánh mặt trời và củi khô hòa hợp làm duyên sinh ra lửa, không phải là không có lửa sinh ra mà có thể có tác dụng của lửa.

Như vậy, Căn-Cảnh và Thức hòa hợp làm duyên sinh ra Xúc, không phải là không có Xúc sinh ra mà có thể có tác dụng của Xúc. Tác dụng của Xúc, đó là có thể làm duyên sinh ra Thọ. Vì vậy cho nên muốn ngăn chặn cách nói của người khác để hiển bày về Xúc là có thật, mà soạn ra phần luận này.

Hỏi: Vì sao trong Căn Uẩn lại phân biệt về Xúc?

Đáp: Bởi vì đó là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.

Lại nữa, điều này không cần phải hỏi. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trước đây đã nói trong mỗi một Uẩn có đủ tất cả các nghĩa.

Lại nữa, tất cả các pháp do Xúc mà hiện hành (tập khởi), Căn do Xúc mà sinh ra cho nên phân biệt về Xúc.

Lại nữa, tâm-tâm sở lấy Xúc làm mạng, do Xúc mà dẫn dắt, do Xúc mà chuyển đổi, bởi vì lực của Xúc mà hiện rõ ở trước mắt, trong này có Căn cho nên phân biệt về Xúc.

Lại nữa, trước tiên an lập về các Xúc, sau đó biện giải về Căn tương ưng, bởi vì Căn lấy Xúc làm chương mục, cho nên trước tiên phải phân biệt về Xúc.

Hỏi: Trong các Thánh giáo, hoặc nói là một Xúc, như trong Tâm sở thiết lập Xúc thuộc Tâm sở, trong mười pháp Đại địa thiết lập Xúc thuộc pháp Đại địa; hoặc nói là hai Xúc, đó là hữu lậu-vô lậu, ràng buộc-cởi bỏ, hệ thuộc-không hệ thuộc; hoặc nói là ba Xúc, đó là hạtrung-thượng, thiện-bất thiện-vô ký; hoặc nói là bốn Xúc, đó là hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc; hoặc nói là năm Xúc, đó là hệ thuộc ba cõi và Học-Vô học; hoặc nói là sáu Xúc, đó là Nhãn xúc cho đến Ý xúc; hoặc nói là bảy Xúc, đó là do kiến Khổ mà đoạn cho đến do tu mà đoạn, và Học- Vô học; hoặc nói là tám Xúc, đó là do kiến Khổ mà đoạn cho đến do tu mà đoạn, và Kiến đạo-Tu đạo-đạo Vô học; hoặc nói là chín Xúc, đó là Hạ Hạ cho đến Thượng Thượng; hoặc nói là mười Xúc, đó là hệ thuộc cõi Dục cho đến hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và không hệ thuộc. Nếu dựa theo sát-na nối tiếp nhau để phân biệt thì có vô lượng, tại sao trong này đối với một… nói rộng ra thành mười sáu, đối với vô lượng nói tóm lược thành mười sáu?

Đáp: Do sáu nhân duyên không tóm lược-không mở rộng mà nói là mười sáu Xúc, đó là bởi vì sở duyên, bởi vì đối trị chướng ngại, bởi vì tự tánh, bởi vì thuận nghịch, bởi vì tương ưng, bởi vì sở y. Bởi vì sở duyên, cho nên thiết lập xúc Hữu đối và xúc Tăng ngữ. Bởi vì đối trị chướng ngại, cho nên thiết lập xúc Minh và xúc Vô minh. Bởi vì tự tánh, cho nên thiết lập xúc Phi minh phi vô minh. Bởi vì thuận nghịch, cho nên thiết lập xúc Ái và xúc Nhuế. Bởi vì tương ưng, cho nên thiết lập xúc Thuận lạc thọ, xúc Thuận khổ thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ. Bởi vì sở y, cho nên thiết lập Nhãn xúc cho đến Ý xúc Hỏi: Thế nào là xúc Hữu đối?

Đáp: Xúc tương ưng với năm Thức thân.

Hỏi: Vì sao Xúc này gọi là Hữu đối?

Đáp: Bởi vì dùng pháp Hữu đối làm sở duyên.

Hỏi: Xúc Tăng ngữ cũng dùng pháp Hữu đối làm sở duyên, vì sao chỉ có Xúc này gọi là Hữu đối?

Đáp: Bởi vì Xúc này là đầu tiên, cho nên có được tên gọi; xúc Tăng ngữ lại dùng duyên khác để kiến lập.

Có người nói: Xúc này chỉ dùng pháp Hữu đối làm sở duyên, xúc Tăng ngữ cũng duyên với pháp khác.

Có người nói: Sở y-sở duyên của Xúc này đều là Hữu đối, sở duyên của xúc Tăng ngữ tuy có lúc là Hữu đối mà sở y thì không như vậy, cho nên thiết lập tên gọi khác.

Hỏi: Thế nào là xúc Tăng ngữ?

Đáp: Xúc tương ưng với Ý thức thân.

Hỏi: Vì sao Xúc này gọi là Tăng ngữ?

Đáp: Bởi vì tự tánh của Xúc này tăng về ngữ, cho nên gọi là Tăng ngữ.

Hỏi: Vì sao tự tánh của Xúc này tăng về ngữ?

Đáp: Xúc Hữu đối chỉ hệ thuộc cõi Dục-Sắc, Xúc này bao gồm hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc.

Lại nữa, xúc Hữu đối chỉ có địa cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất có thể đạt được, Xúc này có thể đạt được ở tất cả các địa.

Lại nữa, xúc Hữu đối chỉ là hữu lậu, Xúc này bao gồm hữu lậu và vô lậu. Bởi vì những nhân duyên này cho nên tự tánh tăng về ngữ.

Có người nói: Sở duyên của Xúc này tăng về ngữ, cho nên gọi là Tăng ngữ.

Hỏi: Vì sao sở duyên của Xúc này tăng về ngữ? Đáp: Xúc Hữu đối chỉ dùng pháp có sắc làm sở duyên, Xúc này cùng duyên với pháp có sắc-không có sắc.

Lại nữa, xúc Hữu đối chỉ dùng pháp Hữu đối làm sở duyên, Xúc này cùng duyên với pháp Hữu đối và Vô đối.

Lại nữa, xúc Hữu đối chỉ dùng pháp hữu lậu làm sở duyên, Xúc này cùng duyên với pháp hữu lậu-vô lậu.

Lại nữa, xúc Hữu đối chỉ dùng pháp hữu vi làm sở duyên, Xúc này cùng duyên với pháp hữu vi- vô vi. Bởi vì những nhân duyên này cho nên sở duyên tăng về ngữ.

Có người nói: Tăng ngữ, đó là tên gọi, Xúc này duyên với tên gọi cho nên gọi là Tăng ngữ. Tuy cũng duyên với nghĩa mà không phải là không giống nhau, tùy theo không giống nhau mà thiết lập tên gọi, dựa vào riêng biệt mà thiết lập tên gọi chung, như Khổ-Tập trí… Hỏi: Thế nào là xúc Minh?

Đáp: Xúc vô lậu, tức là Xúc tương ưng với ba căn vô lậu.

Hỏi: Thế nào là xúc Vô minh?

Đáp: Xúc nhiễm ô, tức là Xúc tương ưng với tất cả phiền não và tùy phiền não.

Hỏi: Thế nào là xúc Phi minh phi vô minh?

Đáp: Xúc hữu lậu không nhiễm ô. Trong này, hỏi-đáp đều có hai ngăn chặn, đó là Phi minh thì ngăn chặn xúc Minh, Phi vô minh là ngăn chặn xúc Vô minh, không nhiễm ô là ngăn chặn xúc nhiễm ô, hữu lậu là ngăn chặn xúc vô lậu. Bởi vì những ngăn chặn này cho nên Thể này chỉ thâu nhiếp tất cả các Xúc hữu lậu thiện- vô phú vô ký.

Hỏi: Thế nào là xúc Ái?

Đáp: Xúc tương ưng với tham, tức là Xúc tương ưng với sáu Thức thân đi cùng tham do năm Bộ mà đoạn của ba cõi.

Hỏi: Thế nào là xúc Nhuế?

Đáp: Xúc tương ưng với sân, tức là Xúc tương ưng với sáu Thức thân đi cùng sân do năm Bộ mà đoạn.

Hỏi: Thế nào là xúc Thuận lạc thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với Lạc thọ, tức là Xúc tương ưng với Lạc căn-Hỷ căn.

Hỏi: Thế nào là xúc Thuận khổ thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với Khổ thọ, tức là Xúc tương ưng với Khổ căn-Ưu căn.

Hỏi: Thế nào là xúc Thuận không khổ không lạc thọ?

Đáp: Xúc tương ưng với không khổ không lạc thọ, tức là Xúc tương ưng với Xả căn.

Hỏi: Thế nào là xúc Nhãn?

Đáp: Xúc tương ưng với Nhãn thức thân.

Hỏi: Cho đến thế nào là xúc Ý?

Đáp: Xúc tương ưng với Ý thức thân. Đó là dựa vào các căn như Nhãn… mà sinh ra, cho nên gọi là xúc Nhãn…

Đã hiển bày về tự tánh, nên giải thích về thâu nhiếp lẫn nhau. Nhưng có một Xúc thâu nhiếp toàn bộ các Xúc, đó là tự tánh một Xúc trong tâm sở. Trong này hai Xúc thâu nhiếp toàn bộ các Xúc, đó là xúc Hữu đối và xúc Tăng ngữ. Lại có ba Xúc thâu nhiếp toàn bộ các Xúc, đó là xúc Minh- xúc Vô minh- xúc Phi minh phi vô minh, và xúc Thuận lạc thọ- xúc Thuận khổ thọ- xúc Thuận không khổ không lạc thọ. Lại có sáu Xúc thâu nhiếp toàn bộ các Xúc, đó là xúc Nhãn cho đến xúc Ý.

Hỏi: Xúc Hữu đối thâu nhiếp mấy Xúc, cho đến xúc Ý thâu nhiếp mấy Xúc?

Đáp: Xúc Hữu đối thâu nhiếp toàn phần sáu Xúc, phần ít của bảy Xúc. Toàn phần sáu Xúc, đó là xúc Hữu đối và xúc Nhãn-Nhĩ-TỷThiệt-Thân. Phần ít của bảy Xúc, đó là xúc Vô minh, xúc Phi minh phi vô minh, xúc Ái, xúc Nhuế, xúc Thuận lạc thọ, xúc Thuận khổ thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của bảy Xúc kia?

Đáp: Bảy Xúc kia cùng tương ưng với sáu Thức, Xúc này chỉ thâu nhiếp năm Thức tương ưng, cho nên nói là phần ít.

Xúc Tăng ngữ thâu nhiếp toàn phần ba Xúc, phần ít của bảy Xúc. Toàn phần ba Xúc, đó là xúc Tăng ngữ, xúc Minh, xúc Ý. Phần ít của bảy Xúc, nói như trước.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của bảy Xúc kia?

Đáp: Bảy Xúc kia cùng tương ưng với sáu Thức, Xúc này chỉ thâu nhiếp Ý thức tương ưng, cho nên nói là phần ít.

Xúc Minh thâu nhiếp toàn phần xúc Minh, phần ít của bốn Xúc, đó là xúc Tăng ngữ, xúc Thuận lạc thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ và xúc Ý.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của bốn Xúc kia?

Đáp: Bốn Xúc kia bao gồm hữu lậu và vô lậu, Xúc này chỉ thâu nhiếp vô lậu, cho nên nói là phần ít.

Xúc Vô minh thâu nhiếp toàn phần ba Xúc, phần ít của mười một Xúc. Toàn phần ba Xúc, đó là xúc Vô minh, xúc Ái và xúc Nhuế. Phần ít của mười một Xúc, đó là xúc Hữu đối, xúc Tăng ngữ, xúc Thuận lạc thọ, xúc Thuận khổ thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ, xúc Nhãn cho đến xúc Ý.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của mười một Xúc kia?

Đáp: Mười một Xúc kia bao gồm nhiễm ô-không nhiễm ô, Xúc này chỉ thâu nhiếp nhiễm ô, cho nên nói là phần ít.

Xúc Phi minh phi vô minh thâu nhiếp toàn phần xúc Phi minh phi vô minh, phần ít của mười một Xúc, đó là những Xúc nói như trước.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của mười một Xúc kia?

Đáp: Tức là mười một Xúc trước bao gồm nhiễm ô- không nhiễm ô, không nhiễm ô có bao gồm hữu lậu-vô lậu, Xúc này chỉ thâu nhiếp hữu lậu không nhiễm ô, cho nên nói là phần ít.

Xúc Ái thâu nhiếp toàn phần xúc Ái, phần ít của mười một Xúc, đó là xúc Hữu đối, xúc Tăng ngữ, xúc Vô minh, xúc Thuận lạc thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ, xúc Nhãn cho đến xúc Ý.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của mười một Xúc kia?

Đáp: Mười một Xúc kia bao gồm câu sinh-không câu sinh với tham, Xúc này chỉ thâu nhiếp câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Xúc Nhuế thâu nhiếp toàn phần xúc Nhuế, phần ít của mười một Xúc, đó là xúc Hữu đối, xúc Tăng ngữ, xúc Vô minh, xúc Thuận khổ thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ, xúc Nhãn cho đến xúc Ý.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của mười một Xúc kia?

Đáp: Mười một Xúc kia bao gồm câu sinh-không câu sinh với sân, Xúc này chỉ thâu nhiếp câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Xúc Thuận lạc thọ thâu nhiếp toàn phần xúc Thuận lạc thọ, phần ít của mười hai Xúc, đó là xúc Hữu đối, xúc Tăng ngữ, xúc Minh, xúc Vô minh, xúc Phi minh phi vô minh, xúc Ái, xúc Nhãn cho đến xúc Ý.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của mười hai Xúc kia?

Đáp: Mười hai Xúc kia bao gồm câu sinh-không câu sinh với Lạc thọ, Xúc này chỉ thâu nhiếp câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Xúc Thuận khổ thọ thâu nhiếp toàn phần xúc Thuận khổ thọ, phần ít của mười một Xúc, đó là xúc Hữu đối, xúc Tăng ngữ, xúc Vô minh, xúc Phi minh phi vô minh, xúc Nhuế, xúc Nhãn cho đến xúc Ý.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của mười một Xúc kia?

Đáp: Mười một Xúc kia bao gồm câu sinh-không câu sinh với Khổ thọ, Xúc này chỉ thâu nhiếp câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Xúc Thuận không khổ không lạc thọ thâu nhiếp toàn phần xúc Thuận không khổ không lạc thọ, phần ít của mười ba Xúc, đó là xúc Hữu đối, xúc Tăng ngữ, xúc Minh, xúc Vô minh, xúc Phi minh phi vô minh, xúc Ái, xúc Nhuế, xúc Nhãn cho đến xúc Ý.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của mười ba Xúc kia?

Đáp: Mười ba Xúc kia bao gồm câu sinh-không câu sinh với Xả thọ, Xúc này chỉ thâu nhiếp câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Xúc Nhãn thâu nhiếp toàn phần xúc Nhãn, phần ít của tám Xúc, đó là xúc Hữu đối, xúc Minh, xúc Phi minh phi vô minh, xúc Ái, xúc Nhuế, xúc Thuận lạc thọ, xúc Thuận khổ thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ.

Hỏi: Vì sao Xúc này thâu nhiếp phần ít của tám Xúc kia?

Đáp: Tám Xúc kia bao gồm tương ưng-không tương ưng với Nhãn thức, Xúc này chỉ thâu nhiếp tương ưng, cho nên nói là phần ít.

Như xúc Nhãn, xúc Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân cũng như vậy. Trong này có sai biệt, đó là đều thâu nhiếp toàn phần Xúc của mỗi loại, Thức của mỗi loại tương ưng với phần ít của tám Xúc.

Xúc Ý thâu nhiếp toàn phần ba Xúc, phần ít của bảy Xúc, nói như xúc Tăng ngữ.

Hỏi: Vì sao gọi là thâu nhiếp, thâu nhiếp nghĩa là gì?

Đáp: Tự Thể đối với tự Thể, đã có- sẽ có- đang có, có thể đạt được cho nên gọi là thâu nhiếp.

Có người nói: Tự Thể đối với tự Thể không khác, không ngoài, không sai biệt, không lìa nhau, là có chứ không phải là rỗng không, cho nên gọi là thâu nhiếp.

Có người nói: Tự Thể đối với tự Thể đều là từng có, đều là đang có, đều là sẽ có, cho nên gọi là thâu nhiếp.

Nghĩa về các pháp không rời bỏ tự tánh là nghĩa của thâu nhiếp, chứ không giống như dùng ngón tay vê cái áo, dùng tay lấy thức ăn, bởi vì thức ăn ấy có thể buông bỏ.

Có người nói: Nghĩa về trói buộc ngăn cản là nghĩa của thâu nhiếp, các pháp trói buộc ngăn cản không có gì bằng tự Thể đối với tự Thể.

Hỏi: Xúc Hữu đối tương ưng với mấy căn, cho đến xúc Ý tương ưng với mấy căn?

Đáp: Xúc Hữu đối tương ưng với toàn phần một căn, phần ít của tám căn. Toàn phần một căn, đó là Khổ căn. Phần ít của tám căn, đó là Ý- Lạc- Xả và năm căn như Tín…

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của tám căn ấy?

Đáp: Tám căn ấy bao gồm phẩm câu sinh của sáu Thức, Xúc này chỉ tương ưng với phẩm câu sinh của năm Thức, cho nên nói là phần ít.

Xúc Tăng ngữ tương ưng với toàn phần năm căn, phần ít của tám căn. Toàn phần năm căn, đó là Hỷ- Ưu và ba căn vô lậu. Phần ít của tám căn, nói như trước.

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của tám căn ấy?

Đáp: Tám căn ấy bao gồm phẩm câu sinh của sáu Thức, Xúc này chỉ tương ưng với phẩm câu sinh của Ý thức, cho nên nói là phần ít.

Xúc Minh tương ưng với toàn phần ba căn, phần ít của chín căn.

Toàn phần ba căn, đó là ba căn vô lậu. Phần ít của chín căn, đó là Ý-

Lạc-Hỷ- Xả và năm căn như Tín…

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của chín căn ấy?

Đáp: Chín căn ấy bao gồm hữu lậu và vô lậu, Xúc này chỉ tương ưng với vô lậu, cho nên nói là phần ít.

Xúc Vô minh tương ưng với phần ít của sáu căn, đó là Ý căn và năm Thọ căn.

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của sáu căn ấy? Đáp: Sáu căn ấy bao gồm nhiễm ô và không nhiễm ô, Xúc này chỉ tương ưng với nhiễm ô, cho nên nói là phần ít.

Xúc Phi minh phi vô minh tương ưng với phần ít của mười một căn, đó là Ý- năm Thọ và năm căn như Tín…

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của mười một căn ấy?

Đáp: Trong mười một căn ấy, sáu căn trước bao gồm nhiễm ôkhông nhiễm ô, năm căn sau bao gồm hữu lậu-vô lậu, Xúc này chỉ tương ưng với hữu lậu-không nhiễm ô, cho nên nói là phần ít.

Xúc Ái tương ưng với phần ít của bốn căn, đó là Ý- Lạc- Hỷ- Xả căn.

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của bốn căn ấy?

Đáp: Bốn căn ấy bao gồm tham câu sinh và không câu sinh, Xúc này chỉ tương ưng với tham câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Xúc Nhuế tương ưng với phần ít của bốn căn, đó là Ý – Khổ – Ưu – Xả căn.

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của bốn căn ấy?

Đáp: Bốn căn ấy bao gồm sân câu sinh và không câu sinh, Xúc này chỉ tương ưng với sân câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Xúc Thuận lạc thọ tương ưng với toàn phần hai căn, phần ít của chín căn. Toàn phần hai căn, đó là Lạc căn và Hỷ căn. Phần ít của chín căn, đó là Ý căn- năm căn như Tín…, và ba căn vô lậu.

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của chín căn ấy?

Đáp: Trong chín căn ấy, sáu căn trước bao gồm Lạc thọ câu sinh và không câu sinh, Xúc này chỉ tương ưng với Lạc thọ câu sinh; ba căn sau cùng lấy chín căn làm tánh, Xúc này chỉ tương ưng với sáu căn, cho nên nói là phần ít.

Xúc Thuận khổ thọ tương ưng với toàn phần hai căn, phần ít của sáu căn. Toàn phần hai căn, đó là Khổ căn và Ưu căn. Phần ít của sáu căn, đó là Ý căn và năm căn như Tín…

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của sáu căn ấy?

Đáp: Sáu căn ấy bao gồm Khổ thọ câu sinh và không câu sinh, Xúc này chỉ tương ưng với Khổ thọ câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Xúc Thuận không khổ không lạc thọ tương ưng với toàn phần một căn, phần ít của chín căn. Toàn phần một căn, đó là Xả căn. Phần ít của chín căn, đó là Ý căn- năm căn như Tín…, và ba căn vô lậu.

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của chín căn ấy?

Đáp: Trong chín căn ấy, sáu căn trước bao gồm không khổ không lạc thọ câu sinh và không câu sinh, Xúc này chỉ tương ưng với câu sinh; ba căn sau cùng lấy chín căn làm tánh, Xúc này chỉ tương ưng với sáu căn, cho nên nói là phần ít.

Xúc Nhãn tương ưng với phần ít của chín căn, đó là Ý – Lạc – Khổ

– Xả và năm căn như Tín…

Hỏi: Vì sao Xúc này tương ưng với phần ít của chín căn ấy?

Đáp: Chín căn ấy bao gồm phẩm câu sinh và phẩm không câu sinh của Nhãn thức, Xúc này chỉ tương ưng với phẩm câu sinh, cho nên nói là phần ít.

Như xúc Nhãn, xúc Nhĩ – Tỷ – Thiệt – Thân cũng như vậy. Trong này có sai biệt, đó là đều tương ưng với căn thuộc phẩm câu sinh của Thức mình.

Xúc Ý tương ưng với toàn phần năm căn, phần ít của tám căn, nói như xúc Tăng ngữ, nghĩa tương ưng nói rộng ra như trên.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Hữu đối, căn này tương ưng với xúc Hữu đối chăng? Giả sử căn tương ưng với xúc Hữu đối, thì căn này là nhân của xúc Hữu đối chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc Hữu đối, căn này là nhân của xúc Hữu đối, nghĩa là căn này lấy xúc Hữu đối làm bốn nhân, tức là nhân Tương ưng – Câu hữu – Đồng loại và Dị thục.

Có căn là nhân của xúc Hữu đối, căn này không phải là tương

ưng với xúc Hữu đối, đó là căn làm nhân của xúc Hữu đối, tương ưng với Xúc khác, và dị thục sinh không có sở duyên. Tương ưng với Xúc khác, đó là tương ưng với xúc Tăng ngữ, căn này lấy xúc Hữu đối làm hai nhân, tức là nhân Đồng loại và Dị thục; và dị thục sinh không có sở duyên, đó là tám căn như Mạng…, căn này lấy xúc Hữu đối làm một nhân, tức là nhân Dị thục.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Tăng ngữ, căn này tương ưng với xúc Tăng ngữ chăng? Giả sử căn tương ưng với xúc Tăng ngữ, thì căn này là nhân của xúc Tăng ngữ chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc Tăng ngữ, căn này là nhân của xúc Tăng ngữ, nghĩa là căn này lấy xúc Tăng ngữ làm năm nhân, tức là nhân Tương ưng- Câu hữu- Đồng loại- Biến hành và Dị thục.

Có căn là nhân của xúc Tăng ngữ, căn này không phải là tương ưng với xúc Tăng ngữ, đó là căn làm nhân của xúc Tăng ngữ, tương ưng với Xúc khác, và dị thục sinh không có sở duyên. Tương ưng với Xúc khác, đó là tương ưng với xúc Hữu đối, căn này lấy xúc Tăng ngữ làm ba nhân, tức là nhân Đồng loại- Biến hành và Dị thục; và dị thục sinh không có sở duyên, đó là tám căn như Mạng…, căn này lấy xúc Tăng ngữ làm một nhân, tức là nhân Dị thục.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Minh, căn này tương ưng với xúc Minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử căn tương ưng với xúc Minh, thì căn này là nhân của xúc Minh chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Trong này, nhân đó là ba nhân, tức là nhân Tương ưng – Câu hữu và Đồng loại.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Vô minh, căn này tương ưng với xúc Vô minh chăng? Giả sử căn tương ưng với xúc Vô minh, thì căn này là nhân của xúc Vô minh chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc Vô minh, căn này là nhân của xúc Vô minh, nghĩa là căn này lấy xúc Vô minh làm bốn nhân, tức là nhân Tương ưng- Câu hữu- Đồng loại và Biến hành.

Có căn là nhân của xúc Vô minh, căn này không phải là tương ưng với xúc Vô minh, đó là căn làm nhân của xúc Vô minh, tương ưng với Xúc khác, và dị thục sinh không có sở duyên. Tương ưng với Xúc khác, đó là tương ưng với xúc Phi minh phi vô minh, căn này lấy xúc Vô minh làm một nhân, tức là nhân Dị thục; và dị thục sinh không có sở duyên, đó là tám căn như Mạng…, căn này lấy xúc Vô minh làm một nhân, tức là nhân Dị thục.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Phi minh phi vô minh, căn này tương ưng với xúc Phi minh phi vô minh chăng? Giả sử căn tương ưng với xúc Phi minh phi vô minh, thì căn này là nhân của xúc Phi minh phi vô minh chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc Phi minh phi vô minh, căn này là nhân của xúc Phi minh phi vô minh, nghĩa là căn này lấy xúc Phi minh phi vô minh làm bốn nhân, tức là nhân Tương ưng- Câu hữu- Đồng loại và Biến hành.

Có căn là nhân của xúc Phi minh phi vô minh, căn này tương ưng với xúc Phi minh phi vô minh, đó là căn làm nhân của xúc Phi minh phi vô minh, dị thục sinh không có sở duyên, đó là tám căn như Mạng…, lấy xúc Phi minh phi vô minh làm một nhân, tức là nhân Dị thục.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Ái, căn này tương ưng với xúc Ái chăng? Giả sử căn tương ưng với xúc Ái, thì căn này là nhân của xúc Ái chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc Ái, căn này là nhân của xúc Ái, nghĩa là căn này lấy xúc Ái làm ba nhân, tức là nhân Tương ưng – Câu hữu và Đồng loại.

Có căn là nhân của xúc Ái, căn này không phải là tương ưng với xúc Ái, đó là căn làm nhân của xúc Ái, tương ưng với Xúc khác, và dị thục sinh không có sở duyên. Tương ưng với Xúc khác, đó là tương ưng với xúc Vô minh khác, tương ưng với xúc Phi minh phi vô minh, căn này lấy xúc Ái làm hai nhân, tức là nhân Đồng loại và Dị thục. Nghĩa là tương ưng với xúc Vô minh khác, căn lấy xúc Ái làm nhân Đồng loại; tương ưng với xúc Phi minh phi vô minh, căn lấy xúc Ái làm nhân Dị thục. Và dị thục sinh không có sở duyên, đó là tám căn như Mạng…, lấy xúc Ái làm một nhân, tức là nhân Dị thục.

Như nói về xúc Ái, xúc Nhuế cũng như vậy, nhưng sai biệt là nói theo tên gọi của mình.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Thuận lạc thọ, căn này tương ưng với xúc Thuận lạc thọ chăng? Giả sử căn tương ưng với xúc Thuận lạc thọ, thì căn này là nhân của xúc Thuận lạc thọ chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc Thuận lạc thọ, căn này là nhân của xúc Thuận lạc thọ, nghĩa là căn này lấy xúc Thuận lạc thọ làm năm nhân, tức là năm nhân như Tương ưng…

Có căn là nhân của xúc Thuận lạc thọ, căn này không phải là tương ưng với xúc Thuận lạc thọ, đó là căn làm nhân của xúc Thuận lạc thọ, tương ưng với Xúc khác, và dị thục sinh không có sở duyên. Tương ưng với Xúc khác, đó là tương ưng với xúc Thuận khổ thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ, căn này lấy xúc Thuận lạc thọ làm ba nhân, tức là nhân Đồng loại- Biến hành và Dị thục. Và dị thục sinh không có sở duyên, đó là tám căn như Mạng…, lấy xúc Thuận lạc thọ làm một nhân, tức là nhân Dị thục.

Như nói về xúc Thuận lạc thọ, xúc Thuận khổ thọ, xúc Thuận không khổ không lạc thọ cũng như vậy, nhưng sai biệt là nói theo tên gọi của mình.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Nhãn, căn này tương ưng với xúc Nhãn chăng? Giả sử căn tương ưng với xúc Nhãn, thì căn này là nhân của xúc Nhãn chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc Nhãn, căn này là nhân của xúc Nhãn, nghĩa là căn này lấy xúc Nhãn làm bốn nhân, tức là nhân Tương ưng – Câu hữu – Đồng loại và Dị thục.

Có căn là nhân của xúc Nhãn, căn này không phải là tương ưng với xúc Nhãn, đó là căn làm nhân của xúc Nhãn, tương ưng với Xúc khác, và dị thục sinh không có sở duyên. Tương ưng với Xúc khác, đó là tương ưng với xúc Nhĩ – Tỷ – Thiệt- Thân và Ý, căn này lấy xúc Nhãn làm hai nhân, tức là nhân Đồng loại và Dị thục. Và dị thục sinh không có sở duyên, đó là tám căn như Mạng…, căn này lấy xúc Nhãn làm một nhân, tức là nhân Dị thục.

Như nói về xúc Nhãn, xúc Nhĩ – Tỷ – Thiệt – Thân cũng như vậy, nhưng sai biệt là nói theo tên gọi của mình.

Hỏi: Các căn là nhân của xúc Ý, căn này tương ưng với xúc Ý chăng? Giả sử căn tương ưng với xúc Ý, thì căn này là nhân của xúc Ý chăng?

Đáp: Các căn tương ưng với xúc Ý, căn này là nhân của xúc Ý, nghĩa là căn này lấy xúc Ý làm năm nhân, tức là năm nhân như Tương ưng…

Có căn là nhân của xúc Ý, căn này không phải là tương ưng với xúc Ý, đó là căn làm nhân của xúc Ý, tương ưng với Xúc khác, và dị thục sinh không có sở duyên. Tương ưng với Xúc khác, đó là tương ưng với xúc Nhãn – Nhĩ – Tỷ – Thiệt – Thân, căn này lấy xúc Ý làm ba nhân, tức là nhân Đồng loại- Biến hành và Dị thục. Và dị thục sinh không có sở duyên, đó là tám căn như Mạng…, căn này lây xúc Ý làm một nhân, tức là nhân Dị thục.

Những người thành tựu Nhãn căn thuộc chủng loại này, lúc ấy thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này chăng? Cho đến nói rộng ra.

Chủng loại là có bốn loại:

  1. Chủng loại thuộc về tu.
  2. Chủng loại thuộc về luật nghi.
  3. Chủng loại thuộc về cõi.
  4. Chủng loại thuộc về tương tự.

Bốn chủng loại này nói rộng ra như chương Nghiệp Uẩn trước đây. Trong này dựa vào chủng loại thuộc về cõi mà soạn luận.

Hỏi: Những người thành tựu Nhãn căn thuộc chủng loại này, lúc ấy thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này chăng? Giả sử thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này, thì lúc ấy thành tựu Nhãn căn thuộc chủng loại này chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu Nhãn căn thuộc chủng loại này, mà không thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này, đó là sinh ở cõi Dục không có được Nhãn căn, giả sử có được rồi mất; có được Nhãn của cõi Sắc mà không có được Nhãn căn, đó là chưa đến phần vị Bát-la-xa-khư… Giả sử có được rồi mất, đó là đã có được Nhãn căn, hoặc là tự nhiên hư hoại, hoặc là gặp phải duyên hư hoại cho nên mất đi. Có được Nhãn của cõi Sắc, đó là nhờ vào năng lực khéo léo luyện tập Tĩnh lự, Nhãn căn của cõi Sắc dựa vào thân của cõi Dục mà có được, nhưng không có được Thân căn của cõi ấy, bởi vì không có thành tựu thân của cõi khác.

2. Có lúc thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này, mà không thành tựu Nhãn căn thuộc chủng loại này, đó là sinh ở cõi Dục không có được Nhãn căn, giả sử có được rồi mất; không có được Nhãn của cõi Sắc, lúc ấy chỉ thành tựu Thân căn của cõi Dục, Nhãn căn của hai cõi đều không thành tựu.

3. Có lúc thành tựu Nhãn căn thuộc chủng loại này, cũng thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này, đó là sinh ở cõi Dục đã có được Nhãn căn không mất, hoặc là sinh ở cõi Sắc. Đã có được, đó là đã đến phần vị Bát-la-xa-khư… Không mất, đó là bởi vì Nhãn căn đã có được không phải là tự nhiên hư hoại, và gặp phải duyên hư hoại, cho nên không mất. Sinh ở cõi Sắc, bởi vì ở cõi Sắc không có người nào không đầy đủ căn.

4. Có lúc không thành tựu Nhãn căn thuộc chủng loại này, cũng không thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này, đó là sinh ở cõi Vô sắc, bởi vì địa ấy chắc chắn không có các sắc căn.

Như Nhãn căn, Nhĩ căn cũng như vậy, bởi vì hai căn này cùng có hiện rõ trước mắt ở cõi khác.

Hỏi: Những người thành tựu Tỷ căn thuộc chủng loại này, lúc ấy thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này chăng? Giả sử thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này, thì lúc ấy thành tựu Tỷ căn thuộc chủng loại này chăng?

Đáp: Nếu thành tựu Tỷ căn thuộc chủng loại này, thì lúc ấy thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này.

Có lúc thành tựu Thân căn thuộc chủng loại này, mà lúc ấy không thành tựu Tỷ căn thuộc chủng loại này, đó là sinh ở cõi Dục không có được Tỷ căn, giả sử có được rồi mất. Không có được Tỷ căn, đó là chưa đến phần vị Bát-la-xa-khư…Giả sử có được rồi mất, đó là bởi vì đã có được Tỷ căn, hoặc là tự nhiên hư hoại, hoặc là gặp phải duyên hư hoại cho nên mât đi.

Như Tỷ căn, Thiệt căn cũng như vậy, bởi vì hai căn này đều không có hiện rõ trước mắt ở cõi khác.

Hỏi: Vì sao sinh ở cõi Dục có thể khởi lên Nhãn căn-Nhĩ căn của cõi Sắc hiện rõ ở trước mắt, chứ không phải là Tỷ- Thiệt- Thân căn?

Đáp: Bởi vì Nhãn căn-Nhĩ căn có gia hạnh đạt được, lìa nhiễm đạt được, do tu mà thành, bao gồm tánh sở y của bốn Chi-năm Chi thuộc quả Tĩnh lự, cho nên có thể ở cõi khác khởi lên hiện rõ ở trước mắt; Tỷ- Thiệt- Thân căn không có sự việc như vậy, cho nên chỉ ở cõi mình khởi lên hiện rõ ở trước mắt.

Có Sư khác nói: Sinh ở cõi Dục thì cầu khởi lên Nhãn căn-Nhĩ căn của trời ở cõi trên, không cầu ba căn khác cho nên không có thể khởi lên, nghĩa là người tu quán hành dấy lên mong cầu như vậy: Làm sao khiến cho mình thấy được sắc của cõi Sắc, nghe được thanh của cõi Sắc? Vì vậy liền tu Tĩnh lự Căn bản, khởi lên Thiên nhãn- Thiên nhĩ. Cõi ấy không có hương-vị để mong có thể ngửi-nếm, cho nên không cầu mong khởi lên Tỷ-Thiệt của cõi Sắc. Không có cảm giác của địa khác- xúc chạm của địa khác sinh khởi, giả sử mong cầu đối với cõi ấy thì không có lý nào có thể khởi lên, bởi vì chỉ chọn lấy cảnh.

Hỏi: Thiên nhãn lấy gì làm tự tánh?

Đáp: Không phải là do các loại gân xương máu thịt mà thành, sắc thanh tịnh do Đại chủng của cõi Sắc mà tạo ra, có thể nhìn thấy không ngăn ngại gì, Thể không nhìn thấy được, do Nhãn giới-Nhãn xứ-Nhãn căn thâu nhiếp, đó gọi là Thiên nhãn.

Đã hiển bày về tự tánh, nên giải thích về tên gọi ấy.

Hỏi: Mắt này do nhân duyên gì mà nói là mắt cõi trời?

Đáp: Mắt này thù thắng cho nên gọi là trời, bởi vì thế gian đối với pháp thù thắng có từ gọi là trời, như áo quần của cõi trời, vật trang nghiêm của cõi trời, đồ ăn thức uống của cõi trời…, trong này đều lấy pháp thù thắng gọi là trời, mắt ấy cũng như vậy.

Về cõi thì hệ thuộc cõi Sắc. Về địa thì thuộc bốn địa Tĩnh lự, không phải là Cận phần vô sắc. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu địa có chung Định thù thắng làm sở y, thì địa này có Thiên nhãn, không phải là Cận phần Vô sắc có chung Định thù thắng làm sở y, cho nên địa ấy không có Thiên nhãn.

Hỏi: Vì sao Cận phần Vô sắc không có chung Định thù thắng làm sở y?

Đáp: Bởi vì Xa-ma-tha và Tỳ-bát-xá-na không bình đẳng, bởi vì không phải là do bốn Chi-năm Chi mà thành, bởi vì không phải là do vui với đạo thâu nhiếp.

Hỏi: Nếu sinh ở cõi Dục, tu đạt được Thiên nhãn, lúc hiện rõ ở trước mắt, thì khởi lên ở nơi nào?

Đáp: Ngay nơi Nhãn căn có được do sinh ra mà khởi lên.

Hỏi: Nếu mắt có được do sinh ra đã hư hoại thì lúc ấy khởi lên ở nơi nào?

Đáp: Ngay nơi Nhãn căn đã từng có mà khởi lên.

Hỏi: Nếu nơi ấy hợp lại làm một đoạn, không có thể biết gì thì lại khởi lên ở nơi nào?

Đáp: Ngay nơi Nhãn căn cần phải có mà khởi lên.

Hỏi: Những người khởi lên Thiên nhãn hiện rõ ở trước mắt, là có lúc bên trái khởi lên- bên phải không khởi lên chăng? Bên phải khởi lên- bên trái không khởi lên chăng? Bên trái dưới thấp- bên phải ở giữa chăng? Bên trái ở giữa- bên phải trên cao chăng? Bên phải dưới thấp- bên trái ở giữa chăng? Bên phải ở giữa- bên trái trên cao chăng?

Đáp: Không khởi lên như vậy, nghĩa là khởi lên Thiên nhãn thì chắc chắn mắt ở hai nơi cùng lúc khởi lên, cùng dưới thấp, cùng ở giữa- cùng trên cao, tất cả Thiên nhãn không có mù- không có thiếu, cũng không có hoa mắt và đồng phần lệch nhau.

Hỏi: Nếu sinh ở cõi Dục hóa làm thân một vạn sáu ngàn Du-thiệnna của cõi trời Sắc Cứu Cánh, lúc Thiên nhãn hiện rõ trước mắt nhìn thấy sắc ấy, thì thân người cao ba khuỷu tay rưỡi, hoặc là bốn khuỷu tay vẫn không bằng ngón chân của thân ấy, là ở nơi nào nhìn thấy sắc ấy, là phía trên hay là phía dưới?

Đáp: Có người nói: Dùng Thần cảnh thông ở phía trên mà thấy, như nhà của người ở phía trên nhìn thấy phía dưới. Như vậy ở phía trên nhìn thấy các sắc phía dưới.

Có người nói: Ở phía dưới mà thấy, như hàng lối-cảnh tượng ở phía dưới nhìn thấy phía trên. Như vậy ở phía dưới nhìn thấy các sắc phía trên.

Có người nói: Lúc ấy dùng Thần cảnh trí chứng thông, kéo dài- mở rộng thân này làm cho bằng thân lượng một vạn sáu ngàn Du-thiệnna đã hóa hiện mà nhìn thấy các sắc.

Có người nói: Cõi Dục cũng có thân một vạn sáu ngàn Du-thiệnna, thuận theo cùng sinh với thân của Sắc Cứu Cánh đã hóa hiện, nếu lúc hóa làm thân của Sắc Cứu Cánh, lúc bấy giờ thân ba khuỷu tay rưỡi hoặc là bốn khuỷu tay của cõi Dục sẽ diệt đi, thân một vạn sáu ngàn Du-thiện-na ấy nối tiếp khởi lên, thì dựa vào nơi chốn của mắt thường mà nhìn thấy các sắc.

Nói như vậy thì như thân lượng dị thục của nơi sinh ra thân ấy, thân hóa hiện cũng như vậy. Như lúc từ cõi Sắc đi đến cõi Dục, hóa làm thân biến hóa vẫn giống như thân lượng dị thục của cõi Dục. Nơi này hóa làm thân của nơi kia, nên biết cũng như vậy, tùy theo nơi cư trú mà nhìn thấy các sắc.

*********

 

Nếu lúc Thiên nhãn hiện rõ ở trước mắt, thì mắt do sinh ra mà được, có đoạn hay không? Nếu đoạn thì tại sao sắc sinh ra không do dị thục, đoạn rồi lại nối tiếp? Bởi vì A-tỳ-đạt-ma không muốn làm cho sắc sinh do dị thục đoạn rồi nối tiếp. Nếu không đoạn thì Thiên nhãn và mắt do sinh ra mà được, cả hai đều nhìn thấy sắc, tại sao không rối loạn?

Đáp: Nên nói là không đoạn, bởi vì sắc dị thục đoạn rồi không nối tiếp.

Vì vậy Tôn giả Diệu Âm đưa ra câu hỏi như vậy:“Lúc Thiên nhãn hiện rõ ở trước mắt thì mắt do sinh ra mà được nên nói là đoạn, hay là không đoạn? Trả lời: Nên nói là không đoạn, bởi vì ngay nơi này có Đại chủng của cõi Sắc và Thiên nhãn đã tạo ra cùng hiện rõ ở trước mắt.”

Hỏi: Nếu như vậy thì Thiên nhãn và mắt do sinh ra mà được, cả hai đều nhìn thấy sắc, tại sao không rối loạn?

Đáp: Lúc Thiên nhãn khởi lên thì mắt do sinh ra mà được, trú trong Đồng phần của mắt ấy (Bỉ đồng phần), cho nên không có lỗi. Ví như lúc Thức khác hiện rõ ở trước mắt, tuy không nhìn thấy sắc mà mắt không đoạn, ở đây cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao không cùng nhìn thấy?

Đáp: Bởi vì trong một thân không có hai Thức cùng lúc khởi lên, lúc bấy giờ Thức dựa vào Thiên nhãn chứ không dựa vào mắt do sinh ra mà được.

Có người nói: Có sắc không phải là cảnh của mắt do sinh ra mà được, bởi vì nhìn thấy sắc ấy cho nên khởi lên Thiên nhãn hiện rõ trước mắt, vào lúc bấy giờ mắt do sinh ra mà được tuy không đoạn nhưng không có tác dụng, vì vậy không cùng nhìn thấy.

Có người nói: Lúc Thiên nhãn khởi lên thì mắt do sinh ra mà được sẽ đoạn.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao sắc sinh ra không do dị thục, đoạn rồi có thể nối tiếp? Như vậy thì trái với cách nói của A-tỳ-đạt-ma.

Đáp: Đoạn có hai loại:

  1. Đoạn trong thời gian ngắn.
  2. Đoạn đến cuối cùng.

Đoạn trong thời gian ngắn thì có thể nối tiếp chứ không phải là đoạn đến cuối cùng, vì vậy không có lỗi.

Có người nói: Lúc bấy giờ mắt do sinh ra mà được diệt đi- Thiên nhãn phát sinh, Thiên nhãn diệt đi – mắt do sinh ra mà được phát sinh, bởi vì Nhãn căn trong thân ấy chưa từng trống rỗng, cho nên không thể nói là đoạn.

Có người nói: Lúc ấy mắt do sinh ra mà được sẽ đoạn cũng không có lỗi, bởi vì cũng có sắc sinh ra do dị thục, đoạn rồi nối tiếp. Vì sao biết như vậy? Bởi vì như trong kinh nói: “Vị vua Nhất Thiết Thí lập tức đưa tay tự móc hai mắt mình thí cho Bà-la-môn. nhờ vào Tư nguyện thù thắng khiến cho mắt bình phục.” Lại như kinh nói: “Người hành ác lúc bấy giờ dùng móc sắt Khiết-địa-la móc mắt của người hành thiện, cũng nhờ vào Tư nguyện thù thắng của Bồ-tát cho nên trở lại có được Nhãn căn.” Luận Thi Thiết nói: “Địa ngục có núi đè chặc hữu tình làm cho thân nát vụn, sau đó không lâu các căn lại sinh ra, trong các địa ngục thì loại này không phải là một.” Vì vậy biết rằng sắc do dị thục sinh ra đoạn rồi có thể nối tiếp.

Nói như vậy thì lúc Thiên nhãn khởi lên, mắt do sinh ra mà được sẽ không diệt đi, sắc dị thục đoạn đoạn rồi cũng không có nghĩa nối tiếp.

Hỏi: Sự việc đã dẫn chứng trước đây nên hiểu thế nào?

Đáp: Điều ấy không trái ngược nhau, bởi vì có nghĩa riêng biệt, tức là đã nói như vị vua Nhất Thiết Thí, lúc bấy giờ chỉ do tâm bố thí thành tựu tròn đầy, cho nên đưa ra cách nói này chứ thật sự là chưa móc mắt. Sự việc ấy là thế nào? Nghĩa là “Ngày xưa, lúc Đức Phật làm Bồtát, từng làm vị Quốc Vương tên gọi Nhất Thiết Thí, có thể thỏa mãn ý muốn của tất cả những người đến cầu xin, tên gọi này lưu truyền khắp nơi trên cõi trời- giữa loài người, lúc ấy Thiên Đế Thích biết rồi nghĩ rằng: Vị vua ấy bố thí không hề mệt mỏi như vậy, vì cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hay vì mong danh dự ở thế gian-ngôi vị cõi trời? Nếu mong ngôi vị cõi trời thì có lẽ là kẻ thù của mình, nên đến tìm hiểu để biết ý bố thí của vị ấy. Liền tự hóa làm thân Bà-la-môn, đội mũ trùm khăn, đeo gươm bằng vàng, tay cầm gậy bằng vàng, đi đến trước mặt nhà vua, cầu nguyện cho nhà vua thường được tôn quý thù thắng. Nhà vua nói Phạm Chí đến cầu xin điều gi? Đáp rằng: Tôi đến đây chính là muốn có đôi mắt của nhà vua. Nhà vua lấy bốn vật báu làm mắt thí cho nhưng người ấy không nhận mà nói rằng: Nay tôi cần đến mắt chứ đâu cần những vật này làm gì. Nhà vua nghe vậy rồi liền đưa hai tay muốn tự mình móc mắt. Đế Thích biết tâm bố thí của nhà vua đã được quyết định, liền ngăn nhà vua và nói rằng: Muốn cầu điều gì mà có thể bố thí điều khó bố thí, vì cầu ngôi vị Thích- Phạm-Ma vương, hay là vì mong danh dự quy kính của thế gian? Nhà vua nói: Những điều này đều không phải là sự mong cầu của tôi, chỉ có Ưng Chánh Đẳng Giác lìa khỏi sinh lão bệnh tử là điều nguyện cầu của tôi. Thiên Đế nghe rồi liền trở lại hình dáng của mình, ca ngợi nhà vua rằng: Thật sự là Bồ-tát không bao lâu chắc chắn đạt được Vô thượng Bồ-đề. Nói lời này xong, bỗng nhiên không còn thấy nữa.” Vì vậy, vị vua ấy lúc bấy giờ thật sự là chưa móc mắt.

Lại nữa, người ấy đã dẫn kinh nói về hành thiện- hành ác, Nhãn căn của người hành thiện có chủng tử còn lại, nhờ vào Tư nguyện thù thắng trước đây đã đầy đủ trọn vẹn thù thắng; trong các địa ngục cũng cùng cách giải thích này. Nếu không có chủng tử còn lại thì không có thể sinh ra, cho nên sắc dị thục đoạn rồi không có lý nào nối tiếp. Vì vậy lúc Thiên nhãn hiện rõ ở trước mắt thì mắt do sinh ra mà được, không đoạn mất.

Hỏi: Như sinh ở cõi Dục mà khởi lên Thiên nhãn, sinh ở cõi Sắc cũng khởi lên hay không?

Đáp: Có người nói: Không khởi lên, bởi vì trong cõi Sắc tùy theo mắt do sinh ra mà được đã nhìn thấy nhiều ít, mắt do tu mà được cũng như vậy, không có tác dụng khác biệt, cho nên không khởi lên.

Nói như vậy thì cũng khởi lên hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Cùng khởi lên với mắt do sinh ra mà được lại có tác dụng gì?

Đáp: Muốn dạo chơi chung với Tuệ cho nên khởi lên hiện rõ trước mắt. Vả lại, thân Trung Hữu không phải là cảnh của mắt do sinh ra mà được, cho nên khởi lên Thiên nhãn quán xét về sự sai biệt của Trung Hữu.

Hỏi: Sinh ở cõi Dục mà khởi lên Thiên nhãn là mạnh hơn, hay sinh ở cõi Sắc mà khởi lên là mạnh hơn?

Đáp: Cõi Dục đã khởi lên, bởi vì mạnh mẽ cho nên mạnh hơn, nghĩa là Phật- Độc giác- Thanh văn đến cuối cùng đã khởi lên Thiên nhãn có tác dụng mạnh mẽ, không phải là sinh ở cõi Sắc mà có năng lực hiện rõ trước mắt. Cõi Sắc đã khởi lên, bởi vì sở y cho nên mạnh hơn, nghĩa là ở cõi ấy dựa vào thân to lớn thù thắng tuyệt vời, đã khởi lên Thiên nhãn do nhiều cực vi tạo thành, không phải là trong cõi Dục mà có thể khởi lên mắt này, cho nên hai cõi khởi lên đều có mạnh-yếu.

Hỏi: Thiên nhãn do tu mà được và mắt do sinh ra mà được, có gì sai biệt?

Đáp: Tên gọi tức là sai biệt, đó là tên gọi thuộc Thiên nhãn, tên gọi thuộc mắt do sinh ra mà được.

Có người nói: Thể cũng có khác nhau, đó là mắt do sinh ra mà được, có Đồng phần và Bỉ đồng phần; Thiên nhãn do tu mà được chỉ là Đồng phần.

Vả lại, mắt do sinh ra mà được bao gồm sự nuôi lớn và dị thục sinh, Thiên nhãn do tu mà được chỉ là sự nuôi lớn.

Có người nói: Nhân cũng có khác nhau, đó là mắt do sinh ra mà được là quả thuộc về Nghiệp, Thiên nhãn do tu mà được là quả thuộc về Tu.

Hỏi: Lẽ nào không phải mắt do sinh ra mà được cũng là quả thuộc về Tu hay sao? Đáp: Mắt ấy phần ít là quả thuộc về Tu, phần ít là quả dị thục thuộc về Trí do sinh ra mà được; Thiên nhãn chỉ là quả thuộc về Tu.

Có người nói: Thiên nhãn nhờ vào lực tác ý gia hạnh mới được hiện rõ trước mắt, mắt do sinh ra mà được thì không như vậy.

Có người nói: Quả cũng có khác nhau, đó là mắt do sinh ra mà được làm sở y cho Thức thiện- nhiễm và vô ký, Thiên nhãn do tu mà được chỉ làm sở y cho Thức vô ký.

Có người nói: Cảnh cũng có khác nhau, đó là mắt do sinh ra mà được, không nhìn thấy Trung Hữu; Thiên nhãn do tu mà được, có năng lực nhìn thấy Trung Hữu.

Có người nói: Dụng cũng có khác nhau, đó là Thiên nhãn do tu mà được so với mắt do sinh ra mà được, có tác dụng mạnh mẽ vi diệu thù thắng, thanh tịnh sáng tỏ nhanh nhạy vi tế, cho nên có sai biệt.

Hỏi: Một niệm có thể khởi lên mấy Thông quả (quả thuộc thần thông)?

Đáp: Những người có ý muốn làm cho sự hóa hiện không có lưu lại, Thiên nhãn-Thiên nhĩ không có Bỉ đồng phần, họ nói một niệm chỉ khởi lên một Thông quả, đó là năm thần thông tùy theo một. Những người có ý muốn làm cho sự hóa hiện có lưu lại, Thiên nhãn-Thiên nhĩ không có Bỉ đồng phần, họ nói một niệm có thể khởi lên hai Thông quả, đó là Thần cảnh thông quả và tùy theo một trong bốn loại còn lại. Những người có ý muốn làm cho sự hóa hiện có lưu lại, Thiên nhãnThiên nhĩ có Bỉ đồng phần, họ nói một niệm có thể khởi lên bốn Thông quả, đó là Thần cảnh thông quả- Thiên nhãn- Thiên nhĩ và tùy theo một trong hai loại còn lại, đó là Tha tâm thông- Túc trú tùy niệm thông, bởi vì cảnh giới khác nhau cho nên không khởi lên cùng lúc.

Nói như vậy thì nên biết rằng cách nói thứ hai là hợp lý, bởi vì sự hóa hiện có thể lưu lại, Thiên nhãn- Thiên nhĩ chắc chắn không có Bỉ đồng phần, chủ yếu vào lúc tác dụng thì mới hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Sắc đã hóa hiện ở cõi Dục có bốn loại, đó là quả thuộc Tĩnh lự thứ nhất, cho đến quả thuộc Tĩnh lự thứ tư, dựa vào Tĩnh lự thứ nhất mà đạt được Thiên nhãn, thì có thể thấy đầy đủ bốn loại sắc chăng?

Đáp: Có người nói: Thấy đầy đủ đều là do Sắc xứ của cõi Dục thâu nhiếp.

Có người nói: Chỉ thấy quả thuộc Tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là nơi khác, bởi vì nhân mạnh hơn cho nên giống như nhân chứ không phải là cảnh, quả cũng thuận theo như vậy. Dựa vào Tĩnh lự thứ hai mà đạt được Thiên nhãn, có thể thấy sắc của quả thuộc hai Tĩnh lự trước chứ không phải là nơi khác; dựa vào Tĩnh lự thứ ba mà đạt được Thiên nhãn, có thể thấy sắc của quả thuộc ba Tĩnh lự trước chứ không phải là nơi khác; dựa vào Tĩnh lự thứ tư mà đạt được Thiên nhãn, có thể thấy đầy đủ sắc của quả thuộc bốn Tĩnh lự.

Nói như vậy thì đó là cách nói thứ nhất, dựa vào Tĩnh lự thứ nhất mà đạt được Thiên nhãn, có thể thấy sắc của cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất; cho đến dựa vào Tĩnh lự thứ tư mà đạt được Thiên nhãn, có thể thấy sắc của cõi Dục và bốn Tĩnh lự.

Hỏi: Dựa vào Tĩnh lự thứ tư mà đạt được Thiên nhãn, có thể thấy sắc của cõi Dục và bốn Tĩnh lự, là mắt thấy sắc của cõi Dục lập tức thấy sắc của địa khác, hay là lại khởi lên mắt khác thấy sắc của địa khác? Nếu mắt thấy sắc của cõi Dục lập tức thấy sắc của địa khác, thì làm sao một mắt mà có thể thấy hai cảnh thô-tế? Nếu lại khởi lên mắt khác thấy sắc của địa khác, thì Thiên nhãn của Tĩnh lự thứ tư phải có năm loại, tất cả chỉ thấy sắc của một địa, thì không nên nói là Thiên nhãn của địa này lấy năm địa làm cảnh?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Ngay mắt thấy sắc của cõi Dục, có thể thấy các sắc của địa khác.

Hỏi: Làm sao một mắt mà có thể thấy hai cảnh thô-tế?

Đáp: Điều này cũng không có lỗi, như thấy núi lớn thì sắc thô-tế cùng lúc có thể thấy. Thấy sắc thô là như thấy cây lớn nhiều cành, thấy sắc tế là như thấy cỏ nhỏ ở trong đó. Như vậy, một mắt của Tĩnh lự thứ tư có thể thấy các sắc của năm địa, nào có lỗi gì?

Có Sư khác nói: Mắt thấy sắc của cõi Dục có khác, cho đến mắt thấy sắc của Tĩnh lự thứ tư có khác.

Hỏi: Nếu như vậy thì Thiên nhãn của Tĩnh lự thứ tư phải có năm loại, tất cả chỉ thấy sắc của một địa, thì không nên nói là Thiên nhãn của địa này lấy năm địa làm cảnh?

Đáp: Thiên nhãn của một địa có năm loại khác nhau cũng không có lỗi. Dựa theo chủng loại của địa, nói chung là một mắt thấy cảnh của năm địa, tất cả ở trong đó mà thấy đều khác nhau.

Như chương Định Uẩn nói: “Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất mà dẫn đến Thiên nhãn, cao nhất có thể thấy sắc hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Cho đến hệ thuộc cõi Phạm Thế. Dựa vào Tĩnh lự thứ hai mà dẫn đến Thiên nhãn, cao nhất có thể thấy sắc hệ thuộc nơi nào? Đáp: Cho đến hệ thuộc cõi Cực Quang Tịnh. Dựa vào Tĩnh lự thứ ba mà dẫn đến Thiên nhãn, cao nhất có thể thấy sắc hệ thuộc nơi nào? Đáp: Cho đến hệ thuộc cõi Biến Tịnh. Dựa vào Tĩnh lự thứ tư mà dẫn đến Thiên nhãn, cao nhất có thể thấy sắc hệ thuộc nơi nào? Đáp: Cho đến hệ thuộc cõi Quảng Quả.”

Hỏi: Chiều ngang xa nhất nhìn thấy được bao nhiêu?

Đáp: Có người nói: Như nhìn thấy phía trên. Có người nói: Chiều ngang nhìn thấy thì rộng.

Nói như vậy thì văn ấy tạm thời nói đến phạm vi nhìn thấy phía trên, không nói đến cảnh thuộc chiều ngang. Nhưng tùy theo thế lực của căn nhìn thấy theo chiều ngang không nhất định, có xa- có gần như nơi khác nói.

Luận Thi Thiết nói: “Như cõi trời Tứ Đại Vương Chúng dùng trí- dùng kiến để hiểu rõ đối với loài người, loài người đối với cõi trời Tứ Đại Vương Chúng thì không có thể như vậy, trừ ra có tu – có thần thông, hoặc là nhờ vào uy lực khác; cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại đối với loài người cũng như vậy, nghĩa là cõi trời Tứ Đại Vương Chúng…cũng là cảnh thuộc mắt của loài người, bởi vì hệ thuộc cùng một cõi. Nhưng bởi vì rất xa cho nên không thể nào nhìn thấy, nếu đạt được thần thông thì tự mình có thể đi đến nhìn thấy, hoặc là nhờ vào lực khác dẫn đến nơi ấy thì có thể nhìn thấy.”

Hỏi: Nếu chư Thiên cõi ấy đến nơi này thì có thể nhìn thấy hay không?

Đáp: Nhìn thấy.

Hỏi: Nếu như vậy thì trong luận ấy vì sao không nói?

Đáp: Bởi vì cảnh giới ít cho nên không nói. Lại nữa, đây chính là thâu nhiếp ở trong lực khác dẫn dắt, cho nên không nói riêng biệt.

Lại trong luận ấy nói: “Như cõi trời Phạm Chúng dùng trí – dùng kiến để hiểu rõ đối với loài người, loài người đối với cõi trời Phạm Chúng thì không có thể như vậy, trừ ra có tu- có thần thông, hoặc là nhờ vào uy lực khác; cho đến cõi trời Sắc Cứu Cánh đối với loài người cũng như vậy.”

Hỏi: Luận ấy đã nói là trừ ra có tu thì sự việc này có thể như vậy, tại sao có thể nói là trừ ra có thần thông, hoặc là nhờ vào uy lực khác? Nguyên cớ thế nào? Bởi vì tuy là có thần thông, hoặc là nhờ vào uy lực khác dẫn dắt có thể đến được cõi trời ấy, nhưng nếu không có Thiên nhãn thì không có thể nhìn thấy; nếu có Thiên nhãn thì tuy không đến cõi trời ấy mà cũng có thể nhìn thấy.

Đáp: Luận ấy chỉ cần nói là trừ ra có tu, mà lại nói có những loại khác, là có ý nghĩa khác. Đó là dựa vào những Phạm Thiên ở phương khác mà nói, sắc của những Phạm Thiên ở phương khác cũng là dựa vào những cảnh giới như Tĩnh lự thứ nhất… của phương này mà dẫn đến Thiên nhãn, nhưng bởi vì rất xa cho nên tuy đạt được mắt ấy mà không có thể nhìn thấy cõi ấy. Nếu tự mình có thần thông, hoặc là nhờ vào lực khác mà dẫn đến cõi ấy thì mới có thể dùng Thiên nhãn để nhìn thấy. Trừ ra có tu là hiển bày về đạt được Thiên nhãn, nói đến hai câu sau là hiển bày về Nhân đến được cõi ấy, cho nên luận ấy đã nói là có ý nghĩa khác.

Luận Thi Thiết ấy lại đưa ra cách nói này: “Trong Tĩnh lự thứ nhất có ba cõi trời, đó là Phạm Chúng- Phạm Phụ và Đại Phạm Thiên.” Hỏi: Ba cõi trời như vậy có nhìn thấy lẫn nhau hay không?

Đáp: Những cõi trời ấy nhìn thấy lẫn nhau.

Hỏi: Trong kinh đã nói nên hiểu thế nào? Như nói: “Phạm Vương có được tự Thể giống như hình dáng của Đồng tử, không phải là cảnh giới của Thiên nhãn cõi Phạm Chúng.”

Đáp: Là cảnh của mắt ở cõi ấy mà do lực thần thông của Đại Phạm Vương đã ngăn che khiến cho chư Thiên cõi ấy không nhìn thấy.

Tĩnh lự thứ hai có ba cõi trời, đó là Thiểu Quang- Vô Lượng Quang và Cực Quang Tịnh.

Hỏi: Ba cõi trời như vậy có nhìn thấy lẫn nhau hay không?

Đáp: Những cõi trời ấy nhìn thấy lẫn nhau.

Tĩnh lự thứ ba có ba cõi trời, đó là Thiểu Tịnh- Vô Lượng Tịnh và Biến Tịnh.

Hỏi: Ba cõi trời như vậy có nhìn thấy lẫn nhau hay không?

Đáp: Những cõi trời ấy nhìn thấy lẫn nhau.

Tĩnh lự thứ tư có tám cõi trời, đó là đó là Vô Vân- Phước Sinh- Quảng Quả, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến và Sắc Cứu Cánh.

Hỏi: Tám cõi trời như vậy có nhìn thấy lẫn nhau hay không?

Đáp: Những cõi trời ấy nhìn thấy lẫn nhau, bởi vì hệ thuộc cùng một cõi.

Luận Pháp Uẩn nói: “Ở xung quanh mắt có thời gian-có phạm vi, Đại chủng của cõi Sắc đã tạo ra Thiên nhãn thanh tịnh hiện rõ trước mắt, nhờ vào Thiên nhãn này có thể nhìn thấy các sắc sai biệt ở trước sau- trái phải- trên dưới. Nhìn thấy các sắc trước sau- trái phải, bởi vì không phải là do tường-đá… mà chướng ngại. Nhìn thấy các sắc phía dưới, bởi vì không phải là do đất-nước…mà chướng ngại. Nhìn thấy các sắc phía trên, bởi vì không phải là do mây mù…mà chướng ngại.”

Hỏi: Thiên nhãn như vậy có thể ở trong một lúc lập tức nhìn thấy cảnh của các sắc ở mười phương hay không?

Đáp: Có người nói: Có thể nhìn thấy, bởi vì Nhãn căn của loài trời sáng ngời trong suốt, tự nhiên soi chiếu khắp nơi; như ngọc quý Mạt-ni phát ra ánh sáng khắp nơi. Có người nói: Không có thể trong một lúc lập tức nhìn thấy khắp nơi.

Hỏi: Luận Pháp Uẩn đã nói nên hiểu thế nào?

Đáp: Luận ấy nói đến Thiên nhãn không ngăn cách bởi các phương, chứ không phải là nói Thiên nhãn ấy có thể trong một lúc lập tức nhìn thấy. Nghĩa là mắt của loài người chỉ có thể nhìn thấy sắc ở trước mặt, muốn nhìn thấy phương khác thì cần phải xoay chuyển cúi xuống-ngước lên mới nhìn thấy; Thiên nhãn thì không như vậy, mặt hướng về một phương tùy theo ý muốn có thể nhìn thấy mà không cần phải xoay chuyển. Vì vậy nói là có thể nhìn thấy các phương trên dưới, chứ không phải là nói trong một lúc mà nhìn thấy mười phương.

Có người đưa ra cách nói này: Ý thanh tịnh cho nên nhìn thấy.

Hỏi: Ý thanh tịnh là Tín, tức là tâm sở pháp tương ưng với tâm, pháp này không phải là Thể của thấy, làm sao có thể nhìn thấy?

Đáp: Đó là dựa vào ý bí mật mà nói đến Ý căn không có gì rối loạn. Nghĩa là nếu Ý căn không rong ruổi theo nơi khác, lìa xa những duyên rối loạn, thì có thể khiến cho Nhãn căn nhìn thấy sắc rõ ràng, cho nên đưa ra cách nói này.

Có người đưa ra cách nói này: Thắng giải cho nên nhìn thấy.

Hỏi: Đã nói Thắng giải là tâm sở pháp tương ưng với tâm, pháp này không phải là Thể của thấy, làm sao có thể nhìn thấy?

Đáp: Dựa vào ý thích của Sư Du-già mà an lập, cho nên đưa ra cách nói này. Nghĩa là Sư Du-già khởi lên ý thích này, khiến cho mình trong một niệm nhìn thấy sắc của mười phương. Nhưng có thể nhìn thấy sắc lại không phải là Thắng giải.

Lại trong luận Thi Thiết đưa ra cách nói như vậy: “Có những người đang tiến vào Định thuộc Biến xứ màu xanh, từ Định ấy đứng lên mà thấy đều là màu xanh. Lại do trải qua thời gian dài ở trong rừng xanh, sau đó ra ngoài đi đến nơi khác mà thấy đều là màu xanh.” Dựa vào đây mà nói là Thắng giải cho nên nhìn thấy.

Có người đưa ra cách nói này: Ngay Nhãn căn của loài người chuyển làm Thiên nhãn, có thể nhìn thấy không ngăn ngại gì.

Đây là do ngoại đạo Số Luận đã lập ra, họ đưa ra cách nói này: Thiên nhãn đã khởi lên tức là mắt của loài người, thường xuyên luyện tập chuyển biến rõ ràng trong sáng hơn trước, lập ra tên gọi là Thiên. Như thực hành trong rừng xanh của vùng Trung Ấn Độ, hoặc là trải qua mười ngày mới đi ra ngoài, do thường xuyên luyện tập mà thay đổi, ngước mắt nhìn đều là màu xanh; lúc tu Thiên nhãn cũng lại như vậy.

Nếu như vậy là người mù sẽ không có thể tu pháp Thiên nhãn thông này, thì cùng với Thánh giáo và sự việc hiện thấy thảy đều trái ngược nhau. Vả lại, pháp Vô thường làm sao chuyển biến, bởi vì tất cả Thiên nhãn đều gọi là Vô đối, các vật như tường đá…không có thể ngăn ngại.

Hỏi: Tất cả Thiên nhãn đối với sắc đã nhìn thấy là có ngăn ngại hay không? Nếu có ngăn ngại thì tại sao nói là Vô đối? Nếu không có ngăn ngại thì làm sao trú vào sắc ấy?

Đáp: Đối với sắc đã nhìn thấy nên nói là có ngăn ngại.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao gọi là Vô đối?

Đáp: Đối có hai loại: 1. Cảnh giới có đối; 2. Chướng ngại có đối. Nếu dựa vào cảnh giới có đối thì Thiên nhãn gọi là có đối, bởi vì đối với cảnh giới của mình không có thể vượt qua được. Nếu dựa vào chướng ngại có đối thì Thiên nhãn gọi là Vô đối, bởi vì những chướng ngại như tường đá… không có thể ngăn ngại được. Đây là dựa theo tác dụng đối với cảnh mà nói. Nếu dựa theo tự Thể thì cũng là do chướng ngại có đối thâu nhiếp, bởi vì là tánh cực vi. Vả lại, các Thiên nhãn ở trong cảnh giới, các Sư Du-già tự tại tùy theo ý muốn, đối với những gì muốn nhìn thấy thì có đối đãi ngăn ngại, những gì không muốn nhìn thấy thì không có đối đãi ngăn ngại.

Tất cả Thiên nhãn có ánh sáng tăng mạnh, do ánh sáng mà dẫn dắt.

Hỏi: Lúc Thiên nhãn muốn nhìn thấy sắc trong bóng tối thì làm sao có thể nhìn thấy?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đây là do thần thông dẫn dắt phát khởi ánh sáng có thể nhìn thấy sắc ấy. Điều này không hợp lý, bởi vì không đạt được thần thông thì lẽ ra không có thể tu khởi lên Thiên nhãn.

Nói như vậy là lúc bắt đầu dẫn đến thần thông, nếu tách lìa ánh sáng thì không có thể nhìn thấy sắc, nếu thần thông thành tựu đầy đủ thì giả sử tách lìa ánh sáng cũng có thể nhìn thấy sắc.

Hỏi: Thần thông và Thiên nhãn đều có ánh sáng, có gì sai biệt?

Đáp: Ánh sáng của thần thông, hoặc là do tự tánh mà có, hoặc là do biến hóa mà có; ánh sáng của Thiên nhãn chỉ do tự tánh mà có.

Có người đưa ra cách nói này: Ánh sáng của Thiên nhãn, hoặc là do tự tánh mà có, hoặc là do biến hóa mà có; ánh sáng của thần thông chỉ do biến hóa mà có.

Trong các Tố-đát-lãm và Tỳ-nại-da, đều nói Bồ-tát thành tựu Thiên nhãn do dị thục sinh, ngày đêm có thể nhìn thấy trước mặt đều một Du-thiện-na.

Hỏi: Mắt của Bồ-tát do dị thục sinh mà thành, thật sự không phải là Thiên nhãn, vì sao lập ra tên gọi này?

Đáp: Nhãn căn của Bồ-tát có Thể-Dụng thù thắng, như sự việc thù thắng ở thế gian giả lập tên gọi là Thiên.

Hỏi: Các hữu tình khác cũng có thể nhìn thấy vật xa như núi rừngmặt trời-mặt trăng…, Bồ-tát chỉ nhìn thấy trước mặt đều một Du-thiệnna, vì sao gọi là thù thắng?

Đáp: Như những gì hữu tình đã nhìn thấy, Bồ-tát cũng có thể nhìn thấy trước mặt đều một Du-thiện-na, là dựa theo không có gì ngăn cách mà nói. Nghĩa là ở nơi không có gì ngăn cách thì các hữu tình khác tuy có thể nhìn thấy xa, nhưng nếu ở nơi có ngăn cách thì vật nằm trong bàn tay mình cũng không thể nào nhìn thấy được; Bồ-tát thì không như vậy, nhìn thấy trước mặt đều một Du-thiện-na, nơi có ngăn cách hay không có ngăn cách đều có thể nhìn thấy rõ ràng.

Lại nữa, những hữu tình khác tuy có thể nhìn thấy xa, nhưng chỉ là thô chứ không phải là tế; Bồ-tát thì không như vậy, bởi vì nhìn thấy trước mặt đều một Du-thiện-na, thậm chí đầu mảy lông cũng có thể nhìn thấy được.

Lại nữa, những hữu tình khác tuy có thể nhìn thấy xa, nhưng chỉ là ban ngày chứ không phải là ban đêm; Bồ-tát thì không như vậy, bởi vì nhìn thấy trước mặt đều một Du-thiện-na, ban ngày hay ban đêm đều nhìn thấy rõ ràng.

Có người nói: Đối với những hữu tình khác đã nhìn thấy có xagần, Bồ-tát vượt quá một Du-thiện-na ấy, cho nên đưa ra cách nói như vậy.

Hỏi: Bồ-tát thành tựu mắt thanh tịnh như vậy, thì phải nhìn thấy thân người nữ chứa đầy bất tịnh, tại sao có sự việc của tập khí nhiễm ô?

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Phiền não của Bồ-tát chưa đoạn-chưa biết khắp, vì vậy vẫn còn bị vô minh làm cho mê mờ, điều này không cần phải vặn hỏi; như không cần vặn hỏi vì sao người vô minh, người ngu si, người mù lòa bị rơi xuống hố.”

Có người nói: Bồ-tát nhiễm tập khí ấy ở vào lúc không quán Bất tịnh, lúc quán Bất tịnh thì không nhiễm tập khí ấy.

Có người nói: Bồ-tát ở đời trước đã từng gieo trồng nghiệp thọ dụng thù thắng, đối với những gì thọ dụng thì không thấy bất tịnh, đối với những gì không thọ dụng thì thấy bất tịnh.

Nói như vậy là Bồ-tát thành tựu trí tuệ nhanh nhạy sắc bén, khéo léo quán xét sự sai biệt của công đức và lỗi lầm. Thân của những người nữ cũng chứa đựng đầy đủ công đức và lỗi lầm, lúc Bồ-tát quán sát về công đức của thân nữ thì hơn hẳn đối với tất cả những người đam mê dục lạc, nếu đang lúc quán sát về lỗi lầm của thân nữ thì hơn hẳn đối với tất cả những người quán bất tịnh. Quán sát về công đức của thân nữ cho nên có nhiễm tập khí.

Hỏi: Mắt của Chuyển Luân Vương có thể nhìn thấy đến đâu?

Đáp: Luân Vương cai quản bốn châu thì trước mặt đều có thể nhìn thấy bốn Câu-lô-xá, cho đến Luân Vương cai quản một châu thì trước mặt đều có thể nhìn thấy một Câu-lô-xá.

Hỏi: Mắt của quan chủ quản kho tàng có thể nhìn thấy đến đâu?

Đáp: Quan của Luân Vương cai quản bốn châu thì nhìn thấy ba Câu-lô-xá, cho đến quan của Luân Vương cai quản một châu thì nhìn thấy nửa Câu-lô-xá.

Như trong kinh nói: “Luân Vương có lúc muốn thử xem uy lực của quan chủ quản kho tàng đến mức nào, đi thuyền dạo chơi giữa sông Căng-già, truyền lệnh cho quan chủ quản kho tàng rằng: Nay Ta cần đến kho báu. Quan vâng dạ cung kính, thỉnh cầu trở về lo liệu. Luân Vương không vừa lòng, nói rằng: Ngay bây giờ cần phải lo liệu. Quan chủ quản kho tàng hoảng sợ liền dùng hai tay thọc vào trong nước, lập tức lấy ra các loại châu báu, mang đến để dâng lên Luân Vương, lại thưa với Luân Vương rằng: Thứ nào cần đến thì có thể giữ lấy, thứ nào không cần đến thì vứt trở lại trong nước.”

Hỏi: Nhãn căn của Luân Vương hơn hẳn quan chủ quản kho tàng, vì sao không tự mình lấy mà khiến quan chủ quản phải lấy?

Đáp: Pháp của những người tôn quý thù thắng cần phải như vậy; như những người tôn quý khác tuy có người tự biết đồ ăn thức uống-áo quần-vật dụng tiền bạc ở chỗ đó, mà không tự mình lấy, ở đây cũng như vậy.

Có Sư khác nói: Các vị Chuyển Luân Vương cảm đến nghiệp bề tôi hầu hạ đã tích tập ở đời khác, nghiệp ấy bây giờ chín muồi, có những điều gì cần đến thì đều có bề tôi khiến cho họ cung cấp lo liệu; nếu Luân Vương tự mình lấy thì nghiệp trở thành trống rỗng.

Hỏi: Dựa vào luận mà sinh ra luận, như thế nào gọi là các vị Chuyển Luân Vương cảm đến nghiệp bề tôi hầu hạ?

Đáp: Cha mẹ và thầy dạy đúng như pháp mà dạy dỗ, cung kính nghe theo không làm trái, đó là nghiệp này. Nếu trước kia đã từng huân tập nghiệp loại như vậy, thì cảm được nhiều bề tôi hầu hạ, những gì mong muốn đều được lo liệu đầy đủ.

Hỏi: Từng nghe nước sông Căng-già có chỗ sâu đến một Duthiện-na, làm sao tay của quan chủ quản kho tàng đưa đến thấu đáy để lấy các loại châu báu?

Đáp: Bởi vì lực tăng thượng do nghiệp của Luân Vương, cho nên khiến châu báu dâng lên cao.

Có người nói: Dược-xoa, Kiền-đạt-phược…mang đến trao cho.

Có người nói: Luôn luôn có mười ngàn Thiên thần đi theo quan chủ quản kho tàng để cho quan chủ quản sai khiến, những Thiên thần ấy mang đến trao cho.

Hỏi: Vì sao quan chủ quản kho tàng thưa với Luân Vương rằng: Thứ nào không cần đến thì nên vứt trở lại trong nước? Đáp: Bởi vì hiển bày về nghiệp quả của Luân Vương là không nghĩ bàn được, có những gì cần đến thì ở mọi nơi đều có thể đạt được, không giống như loại khác sợ rằng duyên của thân mạng, sẽ có thiếu thốn mà tích tụ trải qua thời gian dài.

Hỏi: Thiên nhãn của Thanh văn-Độc giác và Phật có thể nhìn thấy sắc của mấy thế giới?

Đáp: Thiên nhãn của Thanh văn không thực hiện gia hạnh chỉ nhìn thấy Tiểu thiên thế giới, nếu thực hiện gia hạnh thì nhìn thấy Trung thiên thế giới; Thiên nhãn của Độc giác không thực hiện gia hạnh chỉ nhìn thấy Trung thiên thế giới, nếu thực hiện gia hạnh thì nhìn thấy Đại thiên thế giới; Thiên nhãn của Đức Thế Tôn không thực hiện gia hạnh nhìn thấy Đại thiên thế giới, nếu thực hiện gia hạnh thì có thể nhìn thấy vô lượng vô biên thế giới. Như Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông… cũng như vậy.

Địa ngục thành tựu mấy căn? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao trong này chỉ nói đến phần vị thành tựu nhiều nhất và ít nhất chứ không phải là phần vị khác?

Đáp: Bởi vì đó là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Muốn loại trừ lỗi tạp loạn của văn, nghĩa là nếu nói đầy đủ tất cả phần vị, thì đối với văn tạp loạn khó có thể thọ trì, cho nên dựa vào giới hạn nhiều-ít mà nói.

Hỏi: Địa ngục thành tựu mấy căn? Bàng sinh cho đến các địa Vô sắc, Tùy tín hành cho đến Câu giải thoát thành tựu mấy căn?

Đáp: Địa ngục nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Mười chín căn, đó là trừ ra ba căn Vô lậu, tức là người không đoạn căn thiện, có đủ bảy Sắc căn. Tám căn, đó là Thân-Mạng-Ý và năm Thọ căn, tức là người đã đoạn căn thiện, mất đi sáu Sắc căn.

Bàng sinh nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Mười chín căn, đó là trừ ra ba căn Vô lậu, tức là người có đủ bảy Sắc căn. Mười ba căn, đó là Thân-Mạng-Ý-năm Thọ và năm căn như Tín…, tức là người từ từ mạng chung trước tiên rời bỏ sáu Sắc căn.

Như nói về bàng sinh, loài quỷ cũng như vậy.

Người đoạn căn thiện nhiều nhất là mười ba căn, ít nhất là tám căn. Mười ba căn, đó là trừ ra một hình thể và năm căn như Tín…, ba căn Vô lậu. Tám căn, đó là Thân-Mạng-Ý và năm Thọ căn, tức là người từ từ mạng chung và ở địa ngục đã mất đi sáu Sắc căn.

Tụ Tà định nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Mười chín căn, nói như nhiều nhất của địa ngục. Tám căn, nói như ít nhất của đoạn căn thiện, trừ ra ở địa ngục mất đi sáu Sắc căn.

Tụ Chánh định nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười một căn. Mười chín căn, đó là trừ ra một hình thể và hai căn Vô lậu, tức là Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục và căn không khuyết. Mười một căn, đó là Mạng-Ý-ba Thọ-năm căn như Tín…và một căn Vô lậu, tức là Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.

Tụ Bất định nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Mười chín căn, nói như nhiều nhất của tụ Tà định. Tám căn, nói như ít nhất của đoạn căn thiện, và dị sinh sinh ở cõi Vô sắc thành tựu Mạng-Ý-Xảnăm căn như Tín…

Châu Thiệm bộ nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là tám căn. Mười chín căn, đó là hai hình thể trừ ra ba căn Vô lậu, và Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục trừ ra một hình thể-hai căn Vô lậu. Tám căn, đó là Thân-Mạng-Ý và năm Thọ căn, tức là người đoạn căn thiện ở phần vị từ từ mạng chung.

Như châu Thiệm bộ, châu Tỳ-đề-ha và châu Cù-đà-ni cũng như vậy.

Châu Câu-lô nhiều nhất là mười tám căn, ít nhất là mười ba căn. Mười tám căn, đó là trừ ra một hình thể và ba căn Vô lậu. Mười ba căn, đó là Thân-Mạng-Ý-năm Thọ và năm căn như Tín…, tức là phần vị từ từ mạng chung. Châu ấy không có Phiến-trĩ-bán-trạch-ca, không có hình thể, hai hình thể, người đoạn căn thiện, tụ Tà định, tụ Chánh định và lìa nhiễm.

Cõi trời Tứ Đại Vương Chúng nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười bảy căn. Mười chín căn, đó là trừ ra một hình thể và hai căn Vô lậu, tức là Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục. Mười bảy căn, đó là trừ ra một hình thể-Ưu căn và ba căn Vô lậu, tức là dị sinh đã lìa nhiễm cõi Dục.

Như cõi trời Tứ Đại Vương Chúng, cõi trời Tam Thập Tam cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại cũng như vậy.

Cõi trời Phạm Chúng nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười lăm căn. Mười sáu căn, đó là trừ ra hai hình thể-hai Thọ và hai căn Vô lậu, tức là Thánh giả ở cõi ấy. Mười lăm căn, đó là trừ ra hai hình thểhai Thọ và ba căn Vô lậu, tức là dị sinh ở cõi ấy.

Như cõi trời Phạm Chúng, cõi trời Cực Quang Tịnh cũng như vậy.

Cõi trời Biến Tịnh nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười bốn căn. Mười sáu căn nói như trước. Mười bốn căn, đó là trừ ra hai hình thể-ba Thọ và ba căn Vô lậu, tức là dị sinh ở cõi ấy.

Cõi trời Quảng Quả nhiều nhất là mười sáu căn, ít nhất là mười ba căn. Mười sáu căn nói như trước. Mười ba căn, đó là trừ ra hai hình thể-bốn Thọ và ba căn Vô lậu, tức là dị sinh ở cõi ấy.

Trung Hữu nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Mười chín căn, đó là người hai hình thể trừ ra ba căn Vô lậu, và Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục, trừ ra một hình thể-hai căn Vô lậu. Mười ba căn, đó là người đoạn căn thiện, trừ ra một hình thể-năm căn như Tín…, ba căn Vô lậu, và dị sinh cõi trời Quảng Quả, trừ ra hai hình thể-bốn Thọ-ba căn Vô lậu.

Các địa Vô sắc nhiều nhất là mười một căn, ít nhất là tám căn. Mười một căn, đó là Mạng-Ý-ba Thọ-năm căn như Tín… và một căn Vô lậu, tức là Thánh giả ở địa ấy. Tám căn, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín…, tức là dị sinh ở địa ấy.

Tùy tín hành nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười ba căn. Mười chín căn, đó là trừ ra một hình thể và hai căn Vô lậu, tức là người chưa lìa nhiễm cõi Dục trú vào Kiến đạo. Mười ba căn, đó là ThânMạng-Ý-bốn Thọ-năm căn như Tín… và một căn Vô lậu, tức là người đã lìa nhiễm cõi Dục ở phần vị từ từ mạng chung tiến vào Kiến đạo.

Hỏi: Vì sao phần vị này có thể tiến vào Kiến đạo?

Đáp: Là người thuộc Ái hành, trong thời gian một đời luôn luôn chán ngán sinh tử, lúc sắp mạng chung do tiếp xúc với Khổ thọ, tâm chán ngán càng tăng thêm cho nên có thể tiến vào Kiến đạo.

Như Tùy tín hành, Tùy pháp hành cũng như vậy.

Tín thắng giải nhiều nhất là mười chín căn, ít nhất là mười một căn. Mười chín căn, đó là trừ ra một hình thể và hai căn Vô lậu, tức là Tín thắng giải chưa lìa nhiễm cõi Dục. Mười một căn, đó là Mạng-Ý-ba Thọ-năm căn như Tín… và một căn Vô lậu, tức là Tín thắng giải ở cõi Vô sắc.

Như Tín thắng giải, Kiến chí cũng như vậy.

Thân chứng nhiều nhất là mười tám căn, ít nhất là mười một căn. Mười tám căn, đó là trừ ra một hình thể-Ưu căn và hai căn Vô lậu, tức là Thân chứng ở cõi Dục. Mười một căn, nói như ít nhất của Tín thắng giải.

Như Thân chứng, Tuệ giải thoát và Câu giải thoát cũng như vậy, nhưng Thân chứng thành tựu Dĩ tri căn, hai Giải thoát thành tựu Cụ tri căn.

Hỏi: Nhãn căn cho đến Tuệ căn, lúc được biết khắp thì mấy căn được biết khắp?

Đáp: Lúc Nhãn căn biết khắp, đến lìa nhiễm cõi Sắc có năm căn được biết khắp.

Trong này, biết khắp là quả biết khắp về Đoạn Ái kia. Được biết khắp gọi là năm căn, đó là Nhãn-Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân, bởi vì lúc lìa nhiễm cõi Sắc thì năm căn ấy vĩnh viễn đoạn. Tuy ở phần vị này đoạn mười ba căn, nhưng chỉ có năm căn này được đoạn đến cuối cùng.

Như Nhãn căn, Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn cũng như vậy.

Lúc Nữ căn được biết khắp, đến lìa nhiễm cõi Dục có bốn căn được biết khắp, đó là Nam-Nữ-Khổ-Ưu căn. Tuy ở phần vị này đoạn mười chín căn, nhưng chỉ có bốn căn này được đoạn đến cuối cùng.

Như Nữ căn, Nam căn-Khổ căn-Ưu căn cũng như vậy.

Lúc Mạng căn được biết khắp, đến lìa nhiễm cõi Vô sắc có tám căn được biết khắp, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín…

Như Mạng căn, Ý căn-Xả căn và năm căn như Tín… cũng như vậy.

Lúc Lạc căn được biết khắp, đến lìa nhiễm cõi Biến Tịnh thì Lạc căn được biết khắp.

Lúc Hỷ căn được biết khắp, đến lìa nhiễm cõi Cực Quang Tịnh thì Hỷ căn được biết khắp.

Hỏi: Nhãn căn cho đến Tuệ căn, lúc Diệt tác chứng thì mấy căn Diệt tác chứng?

Đáp: Lúc Nhãn căn Diệt tác chứng, đến lìa nhiễm cõi Sắc có năm căn Diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn Diệt tác chứng. Năm căn, đó là Nhãn-Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn. Mười chín căn, đó là trừ ra ba căn Vô lậu.

Như Nhãn căn, Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân căn cũng như vậy.

Lúc Nữ căn Diệt tác chứng, đến lìa nhiễm cõi Dục có bốn căn Diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn Diệt tác chứng. Bốn căn, đó là Nam-Nữ-Khổ-Ưu căn. Mười chín căn, nói như trước.

Như Nữ căn, Nam căn-Khổ căn-Ưu căn cũng như vậy.

Lúc Mạng căn Diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn Diệt tác chứng, nói như trước. Như Mạng căn, Ý căn-Xả căn và năm căn như Tín… cũng như vậy.

Lúc Lạc căn Diệt tác chứng, đến lìa nhiễm cõi Biến Tịnh thì Lạc căn Diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn Diệt tác chứng, nói như trước.

Lúc Hỷ căn Diệt tác chứng, đến lìa nhiễm cõi Cực Quang Tịnh thì

Hỷ căn Diệt tác chứng, đến A-la-hán có mười chín căn Diệt tác chứng, nói như trước.

Hỏi: Hai phần này có gì sai biệt?

Đáp: Có những người muốn làm cho đạo vô gián đạt được đoạn hệ thuộc (đoạn hệ đắc), đạo giải thoát chứng được lìa hệ thuộc (ly hệ đắc), họ nói như tác dụng của đạo vô gián, phần Biết khắp cũng như vậy; như tác dụng của đạo giải thoát, phần Tác chứng cũng như vậy.

Có những người muốn làm cho đạo vô gián đạt được đoạn hệ thuộc, cũng chứng được lìa hệ thuộc, họ nói như đạt được đoạn hệ thuộc, phần Biết khắp cũng như vậy; như chứng được lìa hệ thuộc, phần Tác chứng cũng như vậy.

Như đạt được đoạn hệ thuộc-chứng được lìa hệ thuộc, trừ bỏ lỗi lầm-tu tập công đức, rời bỏ xấu kém-chứng được tuyệt vời, buông bỏ vô nghĩa-đạt được có nghĩa, khô cạn dầu mỡ của ái-tiếp nhận niềm vui mát mẻ, nên biết cũng như vậy.

Có người nói: Như đoạn-chưa đoạn, phần đầu cũng như vậy; như chứng-chưa chứng, phần sau cũng như vậy.

Có người nói: Như lần đầu Tác chứng, phần đầu cũng như vậy; như trở lại Tác chứng, phần sau cũng như vậy.

Có người nói: Như đoạn thì Tác chứng, phần đầu cũng như vậy; như đoạn rồi Tác chứng, phần sau cũng như vậy.

Đó gọi là sự sai biệt giữa Biết khắp và Tác chứng.