LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG VI: CĂN UẨN

Phẩm Thứ Hai: LUẬN VỀ HỮU

(Từ quyển 147 -quyển 148)

Dục hữu (nghiệp nhân và quả báo của cõi dục) nối tiếp nhau, lúc ban đầu đạt được mấy căn do nghiệp mà sinh ra? Những chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo nên phân biệt rộng ra. Nhưng thanh âm của Hữu có nhiều nghĩa, như trước nói rộng, trong này nói đến năm Uẩn nối tiếp Chúng đồng phần thuộc số hữu tình gọi là Hữu. Nối tiếp nhau có năm loại, cũng như trước đã nói, trong này dựa vào hai loại nối tiếp nhau mà soạn luận, đó là Trung hữu nối tiếp nhau và Sinh hữu nối tiếp nhau.

Hỏi: Dục hữu nối tiếp nhau, lúc ban đầu đạt được mấy căn do nghiệp mà sinh ra?

Đáp: Noãn sinh-Thai sinh-Thấp sinh đạt được hai loại, đó là Thân căn và Mạng căn.

Hỏi: Lúc ban đầu phần vị Yết-la-lam cũng đạt được Sắc căn khác hay không? Nếu đạt được thì làm sao ở trong khoảng thời gian ít ỏi mà đạt được bấy nhiêu căn? Vả lại, trong này vì sao không nói? Trong Tỳnại-da nói lại hiểu thế nào? Như nói: “ Ở trong bụng mẹ đầu tiên đạt được hai căn, đó là Thân và Mạng…” Nếu không đạt được thì tại sao kinh nói Thiên nhãn nhìn biết là nam-là nữ?

Đáp: Có người nói cũng đạt được.

Hỏi: Làm sao ở trong khoảng thời gian ít ỏi mà đạt được bấy nhiêu căn?

Đáp: Lúc bấy giờ tuy không có tướng của các Sắc căn mà đã đạt được đầy đủ chủng tử của căn ấy. Như muối-đường-sữa-mật-rượunước…, hòa lẫn với nhau rót vào một chiếc bình, nếu dùng ngọn cỏ chấm lấy một giọt, thì ở trong đó có đủ các vị của muối…, phần vị Yết-la-lam nên biết cũng như vậy, đều có đủ tất cả chủng tử của Sắc căn.

Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao trong này không nói?

Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong này nói đến những loại đều đạt được, đạt được những loại khác thì không nhất định, vì vậy không nói đến. Như những người mù…không có được đôi mắt…

Hỏi: Trong Tỳ-nại-da nói lại hiểu thế nào?

Đáp: Đó là nói đến căn có thể duy trì các căn khác, nghĩa là Thân căn có thể duy trì những Sắc căn khác, Mạng căn có thể duy trì những căn Phi sắc khác, vì vậy chỉ nói đến loại ấy.

Có người nói: Phần vị này không đạt được những Sắc căn khác.

Hỏi: Vì sao Thiên nhãn nhìn biết là nam-nữ?

Đáp: Lúc ở phần vị Yết-la-lam tuy không có Nam căn-Nữ căn, mà có tướng của nam-nữ, bởi vì nhìn tướng ấy mà biết được nam-nữ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là lúc ấy đã có Nam căn-Nữ căn mà có thể nói là nhìn.

Có Sư khác nói: Dựa vào kinh cho nên biết. Trong kinh nói: “Nếu thai là nam, thì dựa bên hông phải của mẹ, ngồi xổm hướng về phía lưng. Nếu thai là nữ, thì dựa bên hông trái của mẹ, ngồi xổm hướng về phía bụng.” Người đạt được Thiên nhãn, nhìn sự sai biệt này dựa vào kinh mà nói.

Hoặc có người nói: Nhìn Trung hữu mà biết, nghĩa là Thiên nhãn nhìn phần vị sau Trung hữu, nếu là người nam tiến vào thai mẹ, thì biết Yết-la-lam này là nam chứ không phải là nữ; nếu là người nữ, thì lại biết phần vị này là nữ chứ không phải là nam.

Nói như vậy thì phần vị Yết-la-lam chưa đạt được những Sắc căn khác, bởi vì trong phần vị Bát-la-xa-khư thì mới đạt được.

Hóa sinh đạt được sáu loại, hoặc là bảy loại, hoặc là tám loại. Không có hình thể là sáu loại, đó là Nhãn-Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân và Mạng căn. Một hình thể là bảy loại, đó là sáu loại trước và Nam căn-Nữ căn tùy theo một loại. Hai hình thể là tám loại, đó là sáu loại trước và Nam căn-Nữ căn.

Hỏi: Những căn không có sắc, lúc bấy giờ cũng đạt được, đó là Ý căn-năm Thọ và năm căn như Tín…, vì sao trong này không nói?

Đáp: Trong này cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết là có khác.

Có người nói: Lúc bấy giờ tất cả đều đạt được thì trong này nói đến, những căn không có sắc, tuy có đạt được mà không phải là tất cả, vì vậy không nói. Nghĩa là lúc ở địa trên chết đi sinh vào địa dưới, tuy đạt được căn ấy, nhưng nếu ở địa mình chết đi sinh trở lại địa mình, thì căn ấy đều không đạt được, vì vậy không nói.

Có người nói: Trong này chỉ hỏi về căn đạt được đầu tiên do nghiệp mà sinh ra, phần vị mới thọ sinh thì những căn không có sắc, tuy có đạt được mà không phải là nghiệp sinh ra, cho nên ở đây không nói. Phần vị sau đã đạt được, tuy do nghiệp mà sinh ra nhưng không phải là đạt được đầu tiên, cho nên cũng không nói.

Hỏi: Sắc hữu (nghiệp nhân và quả báo của cõi sắc) nối tiếp nhau, lúc ban đầu đạt được mấy căn do nghiệp mà sinh ra?

Đáp: Sáu loại, đó là Nhãn-Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân và Mạng căn.

Hỏi: Vô sắc hữu (nghiệp nhân và quả báo của cõi vô sắc) nối tiếp nhau, lúc ban đầu đạt được mấy căn do nghiệp mà sinh ra? Đáp: Một loại, đó là Mạng căn.

Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết khắp cõi Dục chăng? Cho đến nói rộng ra. Trong này, tư duy là chọn lấy nghĩa của Sở duyên, biết khắp là nghĩa của Đoạn cứu cánh. Văn này biểu hiện rõ ràng về duyên với pháp của những cõi ấy, lìa nhiễm của những cõi ấy, hoặc là không có thể lìa được.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết khắp (biến tri) cõi Dục chăng? Đáp: Biết khắp. Pháp này bao gồm dị sinh và Thánh giả, bao gồm đạo vô gián và đạo giải thoát. Nếu lúc đạo thế tục lìa nhiễm cõi Dục, thì chín đạo vô gián duyên với pháp của cõi Dục lìa nhiễm của cõi Dục. Nếu lúc đạo vô lậu, Khổ-Tập pháp trí lìa nhiễm cõi Dục, thì chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát duyên với pháp của cõi Dục lìa nhiễm của cõi Dục.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết khắp cõi Sắc chăng?

Đáp: Không biết khắp.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Dục thì biết khắp cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không biết khắp.

Hỏi: Vì sao đều không biết khắp?

Đáp: Bởi vì cõi Dục là cõi không thể Định, không phải là địa của tu, không phải là địa của lìa nhiễm; cõi Sắc-Vô sắc là cõi của Định, là địa của tu, là địa của lìa nhiễm. Không phải là duyên với pháp của cõi không thể Định-không phải là địa của tu-không phải là địa của lìa nhiễm, mà có thể lìa nhiễm của cõi Định-địa của tu- địa của lìa nhiễm.

Có người nói: Cõi Dục là cõi thô, cõi Sắc-Vô sắc là cõi tế, không phải là duyên với pháp của cõi thô mà có thể lìa nhiễm của cõi tế.

Có người nói: Cõi Dục là cõi thấp kém, cõi Sắc là cõi trung bình, cõi Vô sắc là cõi tuyệt vời, không phải là duyên với pháp của cõi thấp kém mà có thể lìa nhiễm của cõi trung bình và tuyệt vời.

Có người nói: Cõi Dục là cõi thua kém, cõi Sắc-Vô sắc là cõi hơn hẳn, không phải là duyên với pháp của cõi thua kém mà có thể lìa nhiễm của cõi hơn hẳn. Bởi vì những nghĩa lý như vậy, cho nên không biết khắp.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết khắp cõi Sắc chăng?

Đáp: Biết khắp. Pháp này bao gồm dị sinh và Thánh giả, bao gồm đạo vô gián và đạo giải thoát. Nếu lúc đạo thế tục lìa nhiễm cõi Sắc, thì chín đạo vô gián duyên với pháp của cõi Sắc lìa nhiễm của cõi Sắc. Nếu lúc đạo vô lậu, Khổ-Tập loại trí lìa nhiễm cõi Sắc, thì chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát duyên với pháp của cõi Sắc lìa nhiễm của cõi Sắc.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết khắp cõi Dục chăng?

Đáp: Biết khắp. Pháp này bao gồm dị sinh và Thánh giả, chỉ riêng đạo giải thoát chứ không phải là đạo vô gián, nghĩa là lúc đạo thế tục lìa nhiễm cõi Dục, thì chín đạo giải thoát duyên với pháp của cõi Sắc lìa nhiễm của cõi Dục.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Sắc thì biết khắp cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Không biết khắp.

Hỏi: Vì sao không biết khắp?

Đáp: Bởi vì cõi Sắc là cõi thô, cõi Vô sắc là cõi tế, không phải là duyên với pháp của cõi thô mà có thể lìa nhiễm của cõi tế.

Có người nói: Cõi Sắc là cõi trung bình, cõi Vô sắc là cõi tuyệt vời, không phải là duyên với pháp của cõi trung bình mà có thể lìa nhiễm của cõi tuyệt vời.

Có người nói: Cõi Sắc là cõi thua kém, cõi Vô sắc là cõi hơn hẳn, không phải là duyên với pháp của cõi thua kém mà có thể lìa nhiễm của cõi hơn hẳn. Bởi vì những nghĩa lý như vậy, cho nên không biết khắp.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết khắp cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Biết khắp. Pháp này chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, bao gồm đạo vô gián và đạo giải thoát, nghĩa là lúc đạo vô lậu, Khổ-Tập loại trí lìa nhiễm của cõi Vô sắc, thì chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát duyên với pháp của cõi Vô sắc lìa nhiễm của cõi Vô sắc.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết khắp cõi Dục chăng?

Đáp: Không biết khắp.

Hỏi: Vì sao không biết khắp?

Đáp: Bởi vì rất xa, không phải là quán xét về pháp của cõi rất xa mà có thể lìa nhiễm của cõi rất xa.

Hỏi: Có thể tư duy về pháp hệ thuộc cõi Vô sắc thì biết khắp cõi Sắc chăng?

Đáp: Biết khắp. Pháp này bao gồm dị sinh và Thánh giả, chỉ riêng đạo giải thoát chứ không phải là đạo vô gián, nghĩa là lúc đạo thế tục lìa nhiễm cõi Sắc, thì chín đạo giải thoát duyên với pháp của cõi Vô sắc lìa nhiễm của cõi Sắc.

Hỏi: Mấy căn biết khắp cõi Dục?

Đáp: Đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu có tám. Đạo thế tục có bảy, đó là Ý căn-Xả căn và năm căn như Tín… Đạo vô lậu có tám, đó là bảy căn trước và Dĩ tri căn.

Hỏi: Mấy căn biết khắp cõi Sắc?

Đáp: Đạo thế tục có bảy, đạo vô lậu có mười. Đạo thế tục có bảy, đó là Ý căn-Xả căn và năm căn như Tín… Đạo vô lậu có mười, đó là bảy căn trước và Hỷ căn-Lạc căn-Dĩ tri căn.

Hỏi: Mấy căn biết khắp cõi Vô sắc? Đáp: Mười một căn, đó là mười căn trước và Cụ tri căn. Dĩ tri căn làm đạo vô gián, Cụ tri căn làm đạo giải thoát. Nên biết là ở đây dựa vào phần vị cuối cùng mà nói.

Hỏi: Lúc lìa nhiễm của cõi Dục thì đạo giải thoát cuối cùng, có thể có Tĩnh lự thứ nhất Căn bản hiện rõ trước mắt, lúc ấy dùng Xả căn làm đạo vô gián, Hỷ căn làm đạo giải thoát, vì sao không dựa vào phần vị cuối cùng để nói đạo thế tục có lẽ là tám, đạo vô lậu có lẽ là chín?

Đáp: Văn này nên đưa ra cách nói này: Đạo thế tục có bảy hoặc là tám, đạo vô lậu có tám hoặc là chín. Nhưng mà không nói thì nên biết là có khác.

Có người nói: Trong này nói đến quyết định, nghĩa là lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhất định dùng Cụ tri căn làm đạo giải thoát cuối cùng; lúc lìa nhiễm của cõi Dục, không phải là nhất định dùng Hỷ căn làm đạo giải thoát cuối cùng, bởi vì có người ở lúc bấy giờ không có thể lập tức tiến vào địa Căn bản, nhưng ở lúc bấy giờ phần nhiều dựa vào Cận phần, cho nên chỉ nói đến Xả căn.

Hỏi: Lúc biết khắp cõi Dục thì biết khắp mấy căn?

Đáp: Bốn căn, đó là Nữ-Nam-Khổ và Ưu căn. Tuy ở lúc bấy giờ biết khắp mười chín căn, mà dựa vào vĩnh viễn đoạn không còn sót lại gì, đoạn không có phần vị-không có phạm vi-không có hình bóng-không có tùy theo ràng buộc, cho nên đưa ra cách nói này. Hoặc là trong này nói: Pháp của cõi trên không hiện hành-không có thể đạt được, cho nên chỉ nói là bốn.

Hỏi: Lúc biết khắp cõi Sắc thì biết khắp mấy căn?

Đáp: Năm căn, đó là Nhãn-Nhĩ-Tỷ-Thiệt và Thân căn. Tuy ở lúc bấy giờ biết khắp mười ba căn, mà dựa vào vĩnh viễn đoạn không còn sót lại gì, đoạn không có phần vị-không có phạm vi-không có hình bóng-không có tùy theo ràng buộc, cho nên đưa ra cách nói này. Hoặc là trong này nói: Pháp của cõi trên không hiện hành-không có thể đạt được, cho nên chỉ nói là năm.

Hỏi: Lúc biết khắp cõi Vô sắc thì biêt khắp mấy căn?

Đáp: Tám căn, đó là Ý-Mạng-Xả và năm căn như Tín…, bởi vì các căn này vào lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì đều vĩnh viễn đoạn.

Hỏi: Mấy căn đạt được quả Dự lưu?

Đáp: Chín căn, đó là Ý căn-Xả căn, năm căn như Tín…, Vị tri đương tri căn và Dĩ tri căn. Vị tri đương tri căn làm đạo vô gián, Dĩ tri căn làm đạo giải thoát.

Hỏi: Mấy căn đạt được quả Nhất lai?

Đáp: Nếu tăng thêm lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh thì chín căn, nói như Dự lưu. Nếu từ quả Dự lưu đạt được quả Nhất lai, thì đạo thế tục có bảy căn, đạo vô lậu có tám căn. Bảy căn, đó là Ý căn-Xả căn và năm căn như Tín… Tám căn, đó là bảy căn trước và Dĩ tri căn.

Hỏi: Mấy căn đạt được quả Bất hoàn?

Đáp: Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh thì chín căn, đó là Ý căn, Lạc-Hỷ-Xả căn tùy theo một căn, bởi vì dựa vào địa riêng biệt, năm căn như Tín…, Vị tri đương tri căn và Dĩ tri căn. Vị tri đương căn làm đạo vô gián, Dĩ tri căn làm đạo giải thoát. Nếu từ quả Nhất lai đạt được quả Bất hoàn, thì đạo thế tục có bảy căn, đạo vô lậu có tám căn. Bảy căn và tám căn, nói như Nhất lai, đây là dựa vào phần nhiều. Nếu tiến vào Căn bản thì hoặc là tám, hoặc là chín.

Hỏi: Mấy căn đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Mười một căn, đó là Ý căn-Lạc căn-Hỷ căn-Xả căn, năm căn như Tín…, Dĩ tri căn và Cụ tri căn. Dĩ tri căn làm đạo vô gián, Cụ tri căn làm đạo giải thoát.

Hỏi: Ở đây nói mười một căn, là bởi vì sử dụng, hay là bởi vì có? Nếu bởi vì sử dụng, thì không có trong một lúc mà ba Thọ cùng sử dụng, làm sao nói là mười một căn? Nếu bởi vì có, thì đạt được quả Bất hoàn cũng có ba Thọ, vì sao không nói?

Đáp: Đây là bởi vì sử dụng, không bởi vì có.

Hỏi: Không có trong một lúc mà ba Thọ cùng sử dụng, vì sao nói là mười một căn?

Đáp: Dựa vào tác dụng của một sự nối tiếp nhau mà nói, cho nên không có sai lầm, nghĩa là có thể có một Bổ-đặc-già-la, trước nhờ vào Lạc căn mà đạt được quả A-la-hán, lui sụt rồi sử dụng Hỷ căn, tiếp tục lui sụt thì sử dụng Xả căn. Hoặc là ban đầu lui sụt thì sử dụng Xả căn, về sau lui sụt thì sử dụng Hỷ căn. Như trước nhờ vào Lạc căn, như vậy trước là Hỷ căn-trước là Xả căn tùy theo thích hợp cũng như vậy. Chứng quả Bất hoàn thì không có sự việc như vậy. Nếu dùng căn này trước đó đạt được quả ấy, lui sụt rồi trở lại sử dụng căn này, mà đạt được căn này thì chính là Xả căn, bởi vì Hỷ căn-Lạc căn đạt được không có nghĩa lui sụt.

Hỏi: Đạt được quả Dự lưu biết khắp mấy căn?

Đáp: Không có, bởi vì lúc bấy giờ chưa có một căn nào đoạn đến cuối cùng.

Hỏi: Đạt được quả Nhất lai biết khắp mấy căn?

Đáp: Không có, bởi vì lúc bấy giờ cũng chưa có căn nào đoạn đến cuối cùng.

Hỏi: Đạt được quả Bất hoàn biết khắp mấy căn?

Đáp: Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh thì không có, nghĩa nói như trước. Nếu từ quả Nhất lai đạt được quả Bất hoàn thì có bốn căn, đó là Nữ-Nam-Khổ và Ưu căn.

Hỏi: Đạt được quả A-la-hán biết khắp mấy căn?

Đáp: Tám căn, đó là Mạng-Ý-Xả và năm căn như Tín…

Hỏi: Các căn đạt được quả Dự lưu, căn này đạt được quả ấy rồi, nên nói là thành tựu, hay nên nói là không thành tựu?

Đáp: Đạo giải thoát thâu nhiếp thì nên nói là thành tựu, đạo vô gián thâu nhiếp thì nên nói là không thành tựu. Các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí, là đạo giải thoát thâu nhiếp, căn này nên nói là thành tựu, bởi vì đã đạt được. Các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí nhẫn, là đạo vô gián thâu nhiếp, căn này nên nói là không thành tựu, bởi vì đã rời bỏ.

Hỏi: Các căn đạt được quả Nhất lai, căn này đạt được quả ấy rồi, nên nói là thành tựu, hay nên nói là không thành tựu?

Đáp: Đạo giải thoát thâu nhiếp thì nên nói là thành tựu, đạo vô gián thâu nhiếp thì nên nói là không thành tựu. Các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí hoặc là đạo giải thoát thứ sáu, là đạo giải thoát thâu nhiếp, căn này nên nói là thành tựu, bởi vì đã đạt được. Các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí nhẫn hoặc là đạo vô gián thứ sáu, là đạo vô gián thâu nhiếp, căn này nên nói là không thành tựu, bởi vì đã rời bỏ.

Hỏi: Các căn đạt được quả Bất hoàn, căn này đạt được quả ấy rồi, nên nói là thành tựu, hay nên nói là không thành tựu?

Đáp: Đạo giải thoát thâu nhiếp thì nên nói là thành tựu, đạo vô gián thâu nhiếp thì nên nói là không thành tựu. Các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí hoặc là đạo giải thoát thứ chín, là đạo giải thoát thâu nhiếp, căn này nên nói là thành tựu, bởi vì đã đạt được. Các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí nhẫn hoặc là đạo vô gián thứ chín, là đạo vô gián thâu nhiếp, căn này nên nói là không thành tựu, bởi vì đã rời bỏ.

Hỏi: Dùng đạo vô lậu lúc đạt được quả Nhất lai-Bất hoàn, có thể nói là đạo vô gián thâu nhiếp thì không thành tựu; nếu dùng đạo thế tục lúc đạt được hai quả, đạo vô gián không rời bỏ thì tại sao nói là không thành tựu?

Đáp: Văn về hai quả này, nên đưa ra cách nói này: Đạo giải thoát thâu nhiếp thì nên nói là thành tựu, đạo vô gián thâu nhiếp thì nên nói là hoặc thành tựu- hoặc không thành tựu. Nhưng mà không đưa ra cách nói này, thì nên biết trong này chỉ dựa vào đạo thù thắng không giống nhau mà nói.

Có người nói: Đây là nói về thành tựu hiện rõ trước mắt, bởi vì đạo thế tục đạt được hai quả rồi, các căn thuộc đạo vô gián chắc chắn không hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Các căn đạt được quả A-la-hán, căn này đạt được quả ấy rồi, nên nói là thành tựu, hay nên nói là không thành tựu?

Đáp: Đạo giải thoát thâu nhiếp thì nên nói là thành tựu, đạo vô gián thâu nhiếp thì nên nói là không thành tựu. Các căn thuộc phẩm câu sinh của Tận trí lúc đầu, là đạo giải thoát thâu nhiếp, căn này nên nói là thành tựu, bởi vì đã đạt được. Các căn thuộc phẩm câu sinh của Định Kim cang dụ, là đạo vô gián thâu nhiếp, căn này nên nói là không thành tựu, bởi vì đã rời bỏ.

Hỏi: Các căn đạt được quả Dự lưu, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Sắc-Vô sắc, hoặc là không đoạn. Đoạn cõi Sắc-Vô sắc, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí nhẫn. Hoặc là không đoạn, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí, bởi vì đạo giải thoát không phải là đối trị của đoạn.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Dự lưu, hoặc là không có. Quả Dự lưu thâu nhiếp, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí. Hoặc là không có, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí nhẫn.

Hỏi: Các căn đạt được quả Nhất lai, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Dục, hoặc là cõi Sắc-Vô sắc, hoặc là không đoạn. Đoạn cõi Dục- hoặc là không đoạn, đó là lúc từ quả Dự lưu đạt được quả Nhất lai, các căn thuộc phẩm câu sinh của đạo vô gián thứ sáu đoạn kiết của cõi Dục, các căn thuộc phẩm câu sinh của đạo giải thoát thứ sáu thì không đoạn kiết. Đoạn cõi Sắc-Vô sắc hoặc là không đoạn, đó là tăng thêm lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc đạt được quả Nhất lai, các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí nhẫn, đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc; các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí thì không đoạn kiết.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Nhất lai, hoặc là không có. Quả Nhất lai thâu nhiếp, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của đạo giải thoát thứ sáu và Đạo loại trí. Hoặc là không có, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của đạo vô gián thứ sáu và Đạo loại trí nhẫn.

Hỏi: Các căn đạt được quả Bất hoàn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Dục, hoặc là cõi Sắc-Vô sắc, hoặc là không đoạn. Đoạn cõi Dục- hoặc là không đoạn, đó là lúc từ quả Nhất lai đạt được quả Bất hoàn, các căn thuộc phẩm câu sinh của đạo vô gián thứ chín đoạn kiết của cõi Dục, các căn thuộc phẩm câu sinh của đạo giải thoát thứ chín thì không đoạn kiết. Đoạn cõi Sắc-Vô sắc hoặc là không đoạn, đó là đã lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc đạt được quả Bất hoàn, các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí nhẫn đoạn kiết của cõi Sắc-Vô sắc; các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí thì không đoạn kiết.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Bất hoàn, hoặc là không có. Quả Bất hoàn thâu nhiếp, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của đạo giải thoát thứ chín và Đạo loại trí. Hoặc là không có, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của đạo vô gián thứ chín và Đạo loại trí nhẫn.

Hỏi: Các căn đạt được quả A-la-hán, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Vô sắc, hoặc là không đoạn. Đoạn cõi Vô sắc, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Định Kim cang dụ. Hoặc là không đoạn, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Tận trí lúc đầu.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc là không có. Quả A-la-hán thâu nhiếp, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Tận trí lúc đầu. Hoặc là không có, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Định Kim cang dụ.

Hỏi: Lúc đạt được quả Dự lưu đã xả các căn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Dục, hoặc là cõi Sắc-Vô sắc, hoặc là không đoạn. Lúc đạt được quả Dự lưu, các căn đã đạt được do Kiến đạo thâu nhiếp, gọi là đã xả. Căn này hoặc là đoạn cõi Dục, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của bốn Pháp trí nhẫn; hoặc là đoạn cõi Sắc – Vô sắc, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của bốn Loại trí nhẫn; hoặc là không đoạn, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của bảy Trí.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Không có, bởi vì không có quả nào dưới quả Dự lưu thâu nhiếp các căn này.

Hỏi: Lúc đạt được quả Nhất lai đã xả các căn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Dục, hoặc là cõi Sắc – Vô sắc, hoặc là không đoạn. Nếu tăng thêm lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc đạt được quả Nhất lai, thì các căn đã đạt được do Kiến đạo thâu nhiếp, gọi là đã xả. Căn này hoặc là đoạn cõi Dục, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của bốn Pháp trí nhẫn; hoặc là đoạn cõi Sắc-Vô sắc, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của bốn Loại trí nhẫn; hoặc là không đoạn, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của bảy Trí. Nếu lúc từ quả Dự lưu đạt được quả Nhất lai, thì các căn do quả Dự lưu và đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp, gọi là đã xả. Căn này hoặc là đoạn cõi Dục, đó là các căn do sáu đạo vô gián thâu nhiếp; hoặc là không đoạn, đó là các căn do quả Dự lưu và các đạo gia hạnh- đạo giải thoát- đạo thắng tiến trong đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Dự lưu, hoặc là không có. Quả Dự lưu thâu nhiếp, đó là các căn đã xả thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí. Hoặc là không có, đó là các căn đã xả do đạo của quả thù thắng này và Kiến đạo thâu nhiếp.

Hỏi: Lúc đạt được quả Bất hoàn đã xả các căn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Dục, hoặc là cõi Sắc – Vô sắc, hoặc là không đoạn. Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc đạt được quả Bất hoàn, thì các căn đã đạt được do Kiến đạo thâu nhiếp, gọi là đã xả. Căn này hoặc là đoạn cõi Sắc – Vô sắc, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của bốn Loại trí nhẫn; hoặc là không đoạn, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của bốn Pháp trí nhẫn và bảy Trí. Nếu lúc từ quả Nhất lai đạt được quả Bất hoàn, thì các căn do quả Nhất lai và đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp, gọi là đã xả. Căn này hoặc là đoạn cõi Dục, đó là các căn do ba đạo vô gián thâu nhiếp; hoặc là không đoạn, đó là các căn do quả Nhất lai và các đạo gia hạnh- đạo giải thoát- đạo thắng tiến trong đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Nhất lai, hoặc là không có. Quả Nhất lai thâu nhiếp, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí, và các căn đã xả do đạo giải thoát thứ sáu thâu nhiếp. Hoặc là không có, đó là các căn đã xả do đạo của quả thù thắng này, và Kiến đạo thâu nhiếp.

Hỏi: Lúc đạt được quả A-la-hán đã xả các căn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không đoạn. Lúc đạt được quả A-la-hán, các căn do quả Bất hoàn và đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp, gọi là đã xả. Căn này hoặc là đoạn cõi Sắc, đó là lìa nhiễm của bốn Tĩnh lự, đều có các căn do chín đạo vô gián thâu nhiếp; hoặc là đoạn cõi Vô sắc, đó là lìa nhiễm của bốn Vô sắc, đều có các căn do chín đạo vô gián thâu nhiếp; hoặc là không đoạn, đó là các căn do quả Bất hoàn và các đạo gia hạnh- đạo giải thoát- đạo thắng tiến trong đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Bất hoàn, hoặc là không có. Quả Bất hoàn thâu nhiếp, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí, và các căn đã xả do đạo giải thoát thứ chín thâu nhiếp. Hoặc là không có, đó là các căn đã xả do đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp.

Hỏi: Lúc đạt được quả Dự lưu đã đạt được các căn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Không có, nghĩa là lúc đạt được quả Dự lưu đã có được các căn, đều là do chủng loại của đạo giải thoát thâu nhiếp, bởi vì chỉ riêng đạo vô gián thâu nhiếp mới có thể đoạn phiền não.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Dự lưu, hoặc là không có. Quả Dự lưu thâu nhiếp, đó là các căn đã đạt được thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí. Hoặc là không có, đó là các căn thế tục đã đạt được lúc bấy giờ.

Hỏi: Các căn đã đạt được lúc bấy giờ đều là quả Dự lưu vô lậu thâu nhiếp, lại có căn thế tục nào là do hiện tại đạt được mà nói hoặc là không có?

Đáp: Văn này chỉ cần nói là quả Dự lưu, không cần nói hoặc là không có, mà nói hoặc là không có, thì muốn hiển bày lúc bấy giờ đã đạt được tám căn như Mạng…, là những căn mà từ vô thỉ đến nay chưa từng đạt được, bởi vì dựa vào quả thù thắng cho nên bắt đầu đạt được căn này.

Hỏi: Lúc đạt được quả Nhất lai đã đạt được các căn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Không có, nghĩa nói như trước.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Nhất lai, hoặc là không có. Quả Nhất lai thâu nhiếp, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí, và các căn đã đạt được do đạo giải thoát thứ sáu thâu nhiếp. Hoặc là không có, đó là các căn thế tục đã đạt được lúc bấy giờ.

Hỏi: Lúc đạt được quả Bất hoàn đã đạt được các căn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Không có, nghĩa nói như trước.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Bất hoàn, hoặc là không có. Quả Bất hoàn thâu nhiếp, đó là các căn thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí, và các căn đã đạt được do đạo giải thoát thứ chín thâu nhiếp. Hoặc là không có, đó là các căn thế tục đã đạt được lúc bấy giờ.

Hỏi: Lúc đạt được quả A-la-hán đã đạt được các căn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Không có, nghĩa nói như trước.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc là không có. Quả A-la-hán thâu nhiếp, đó là các căn đã đạt được thuộc phẩm câu sinh của Tận trí lúc đầu. Hoặc là không có, đó là các căn thế tục đã đạt được lúc bấy giờ.

Hỏi: Các căn mà người Dự lưu đã thành tựu, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Dục, hoặc là không đoạn. Đoạn cõi Dục, đó là các căn do sáu đạo vô gián thâu nhiếp. Hoặc là không đoạn, đó là các căn do quả Dự lưu và các đạo gia hạnh- đạo giải thoát- đạo thắng tiến trong đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Dự lưu, hoặc là không có. Quả Dự lưu thâu nhiếp, đó là các căn đã thành tựu thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí. Hoặc là không có, đó là các căn do đạo của quả thù thắng thâu nhiếp mà người Dự lưu đã thành tựu, và các căn thiện hữu lậu-nhiễm ô-vô phú vô ký khác đã thành tựu.

Hỏi: Các căn mà người Nhất lai đã thành tựu, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Dục, hoặc là không đoạn. Đoạn cõi Dục, đó là các căn do ba đạo vô gián thâu nhiếp. Hoặc là không đoạn, đó là các căn do quả Nhất lai và các đạo gia hạnh- đạo giải thoát- đạo thắng tiến trong đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Nhất lai, hoặc là không có. Quả Nhất lai thâu nhiếp, đó là các căn đã thành tựu thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí, và đạo giải thoát thứ sáu thâu nhiếp. Hoặc là không có, đó là các căn do đạo của quả thù thắng thâu nhiếp mà người Nhất lai đã thành tựu, và các căn thiện hữu lậu-nhiễm ô-vô phú vô ký khác đã thành tựu.

Hỏi: Các căn mà người Bất hoàn đã thành tựu, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Đoạn cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không đoạn. Đoạn cõi Sắc, đó là lìa nhiễm của bốn Tĩnh lự, đều có các căn do chín đạo vô gián thâu nhiếp. Đoạn cõi Vô sắc, đó là lìa nhiễm của bốn Vô sắc, đều có các căn do chín đạo vô gián thâu nhiếp. Hoặc là không đoạn, đó là các căn do quả Bất hoàn và các đạo gia hạnh-đạo giải thoát- đạo thắng tiến trong đạo của quả thù thắng này thâu nhiếp.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả Bất hoàn, hoặc là không có. Quả Bất hoàn thâu nhiếp, đó là các căn đã thành tựu thuộc phẩm câu sinh của Đạo loại trí nhẫn, và đạo giải thoát thứ chín thâu nhiếp. Hoặc là không có, đó là các căn do đạo của quả thù thắng thâu nhiếp mà người Bất hoàn đã thành tựu, và các căn thiện hữu lậu- nhiễm ô- vô phú vô ký khác đã thành tựu.

Hỏi: Các căn mà A-la-hán đã thành tựu, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Không có, bởi vì các kiết của A-la-hán đã hết, không có gì có thể đoạn.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc là không có. Quả A-la-hán thâu nhiếp, đó là các căn vô lậu mà A-la-hán đã thành tựu. Hoặc là không có, đó là các căn thiện hữu lậu- vô phú vô ký mà A-la-hán đã thành tựu.

Hỏi: Các căn đoạn kiết của người Dự lưu, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, đó là kiết thuộc sáu phẩm trước do tu mà đoạn của cõi Dục.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Không có, đó là bởi vì đạo vô gián có thể đoạn các kiết, cho nên các căn do quả Sa-môn thâu nhiếp chắc chắn là đạo giải thoát.

Hỏi: Các căn đoạn kiết của người Nhất lai, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Dục, đó là kiết thuộc ba phẩm sau do tu mà đoạn của cõi Dục.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Không có, nguyên cớ như trước.

Hỏi: Các căn đoạn kiết của người Bất hoàn, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc. Cõi Sắc, đó là bốn Tĩnh lự đều có chín phẩm kiết do tu mà đoạn. Cõi Vô sắc, đó là bốn Vô sắc đều có chín phẩm kiết do tu mà đoạn.

Hỏi: Căn này quả nào thâu nhiếp?

Đáp: Không có, nguyên cớ như trước.

Các kiết của A-la-hán đã hết, bởi vì không có căn đoạn kiết, cho nên không hỏi-đáp.

Hỏi: Các căn do quả Dự lưu thâu nhiếp, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Không có, bởi vì các căn do quả Sa-môn thâu nhiếp là đạo giải thoát, cho nên chỉ riêng đạo vô gián có thể đoạn kiết.

Hỏi: Các căn do quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán thâu nhiếp, căn này đoạn kiết của cõi nào?

Đáp: Không có, nguyên cớ như trước, bởi vì quả A-la-hán lại không có kiết nào có thể đoạn.

Các Khổ trí là trí vô lậu đối với Khổ chăng? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Nghĩa là hành tướng của Khổ trí – Tập trí không có xen tạp, mà sở duyên có xen tạp; hành tướng của Diệt trí – Đạo trí không có xen tạp, sở duyên cũng không có xen tạp. Hoặc có người sinh nghi: Như hành tướng của Khổ trí- Tập trí không có xen tạp mà sở duyên có xen tạp, Diệt trí-Đạo trí cũng như vậy chăng? Như hành tướng của Diệt trí – Đạo trí không có xen tạp mà sở duyên cũng không có xen tạp, Khổ trí – Tập trí cũng như vậy chăng? Bởi vì làm cho sự nghi ngờ này có được quyết định, hiển bày về sở duyên của Khổ trí – Tập trí có xen tạp, sở duyên của Diệt trí – Đạo trí không có xen tạp, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Vì sao hành tướng của Khổ trí-Tập trí không có xen tạp, mà sở duyên có xen tạp?

Đáp: Bởi vì lìa Khổ không có Tập, lìa Tập không có Khổ. Nghĩa là mỗi một sự việc hữu lậu, nghĩa về Quả thì gọi là Khổ, nghĩa về Nhân thì gọi là Tập. Tức là ở trong mỗi một sự việc hữu lậu, nếu trí làm bốn hành tướng của Khổ… mà chuyển thì gọi là Khổ trí, nếu trí làm bốn hành tướng của Tập… mà chuyển thì gọi là Tập trí, cho nên hành tướng của Khổ trí – Tập trí không có xen tạp, mà sở duyên có xen tạp. Hành tướng và sở duyên của Diệt trí – Đạo trí, cả hai đều không có xen tạp, bởi vì hành tướng của Diệt- của Đạo khác nhau, sở duyên của hữu vi, vô vi khác nhau.

Hỏi: Các Khổ trí là trí vô lậu đối với Khổ chăng? Giả sử trí vô lậu đối với Khổ thì đều là Khổ trí chăng?

Đáp: Các Khổ trí là trí vô lậu đối với Khổ, bởi vì trí vô lậu ở trong sự việc của Khổ, làm bốn hành tướng là Vô thường-Khổ-Không-Vô ngã mà chuyển, cho nên gọi là Khổ trí. Có lúc trí vô lậu đối với Khổ mà không phải là Khổ trí, đó là Tập trí biết về Khổ, bởi vì trí vô lậu ở trong sự việc của Khổ, làm bốn hành tướng là Nhân-Tập-Sinh-Duyên mà chuyển, cho nên gọi là Tập trí. Trước đã nói lìa Khổ không có Tập, cho nên sở duyên của Tập trí cũng gọi là Khổ.

Hỏi: Các Tập trí là trí vô lậu đối với Tập chăng? Giả sử trí vô lậu đối với Tập thì đều là Tập trí chăng?

Đáp: Các Tập trí là trí vô lậu đối với Tập, bởi vì trí vô lậu ở trong sự việc của Tập, làm bốn hành tướng là Nhân-Tập-Sinh-Duyên mà chuyển, cho nên gọi là Tập trí. Có lúc trí vô lậu đối với Tập mà không phải là Tập trí, đó là Khổ trí biết về Tập, bởi vì trí vô lậu ở trong sự việc của Tập, làm bốn hành tướng là Vô thường – Khổ – Không – Vô ngã mà chuyển, cho nên gọi là Khổ trí. Trước đã nói lìa Tập không có Khổ, cho nên sở duyên của Khổ trí cũng gọi là Tập.

Hỏi: Các Diệt trí là trí vô lậu đối với Diệt chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử trí vô lậu đối với Diệt thì đều là Diệt trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Các Đạo trí là trí vô lậu đối với Đạo chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử trí vô lậu đối với Đạo thì đều là Đạo trí chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Bởi vì trước đã nói hành tướng và sở duyên của Diệt trí – Đạo trí đều không có xen tạp. Nếu trí vô lậu duyên với Trạch diệt, làm bốn hành tướng là Diệt-Tĩnh-Diệu-Ly mà chuyển, thì gọi là Diệt trí. Nếu trí vô lậu duyên với Thánh đạo, làm bốn hành tướng là Đạo-Như-HànhXuất mà chuyển, thì gọi là Đạo trí.

********

 

Hỏi: Các căn vô lậu duyên với hệ thuộc cõi Dục, thì căn này tương ưng với Pháp trí chăng? Giả sử căn vô lậu tương ưng với Pháp trí, thì căn này duyên với hệ thuộc cõi Dục chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có căn vô lậu duyên với hệ thuộc cõi Dục, mà căn này không phải là tương ưng với Pháp trí, đó là Khổ pháp trí nhẫn và căn tương ưng, Khổ pháp trí; Tập pháp trí nhẫn và căn tương ưng, Tập pháp trí.

Trong này, Khổ pháp trí nhẫn là Tuệ căn vô lậu, căn này duyên với hệ thuộc cõi Dục, không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì Nhẫn không tương ưng với Trí. Và căn tương ưng, đó là Khổ pháp trí nhẫn tương ưng với tám căn vô lậu, căn này cũng duyên với hệ thuộc cõi Dục, không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì tương ưng với Nhẫn. Khổ pháp trí cũng là Tuệ căn vô lậu, căn này cũng duyên với hệ thuộc cõi Dục, không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì tự Thể không tương ưng với tự Thể. Đó là bởi vì ba duyên cho nên tự Thể không tương ưng với tự Thể: 1-Bởi vì không có hai tự tánh cùng lúc sinh khởi; 2-Bởi vì sát-na trước sau không đi cùng nhau; 3-Bởi vì tất cả các pháp không quán xét tự tánh cùng với tánh khác làm duyên. Tập pháp trí nhẫn và căn tương ưng, Tập pháp trí cũng như vậy.

2. Có căn vô lậu tương ưng với Pháp trí, mà căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, đó là căn tương ưng với Diệt-Đạo pháp trí. Đây là tám căn vô lậu tương ưng với Diệt – Đạo pháp trí, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc.

3. Có căn vô lậu duyên với hệ thuộc cõi Dục, mà căn này cũng tương ưng với Pháp trí, đó là căn tương ưng với Khổ-Tập pháp trí. Đây là tám căn vô lậu tương ưng với Khổ-Tập pháp trí, căn này duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với Khổ-Tập của cõi Dục.

4. Có căn vô lậu không duyên với hệ thuộc cõi Dục, mà căn này cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, đó là Khổ loại trí nhẫn – Khổ loại trí, và hai căn tương ưng; Tập loại trí nhẫn – Tập loại trí, và hai căn tương ưng; Diệt pháp trí nhẫn và căn tương ưng, Diệt pháp trí; Diệt loại trí nhẫn – Diệt loại trí, và hai căn tương ưng; Đạo pháp trí nhẫn và căn tương ưng, Đạo pháp trí; Đạo loại trí nhẫn – Đạo loại trí, và hai căn tương ưng.

Trong này, Khổ loại trí nhẫn – Khổ loại trí đều là Tuệ căn vô lậu, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc; cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì Nhẫn trí không tương ưng với Trí. Và hai căn tương ưng, đó là tám căn vô lậu tương ưng với Khổ loại trí nhẫn – Khổ loại trí, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc; cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì tương ưng với Khổ loại trí nhẫn- Khổ loại trí.

Tập loại trí nhẫn – Tập loại trí, và hai căn tương ưng cũng như vậy.

Diệt pháp trí nhẫn là Tuệ căn vô lậu, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì Nhẫn không tương ưng với Trí. Và căn tương ưng, đó là tám căn vô lậu tương ưng với Diệt pháp trí nhẫn, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì tương ưng với Nhẫn. Diệt pháp trí cũng là Tuệ căn vô lậu, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì tự Thể không tương ưng với tự Thể.

Đạo pháp trí nhẫn và căn tương ưng, Đạo pháp trí cũng như vậy.

Diệt loại trí nhẫn – Diệt loại trí đều là Tuệ căn vô lậu, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì Nhẫn trí không tương ưng với Trí. Và hai căn tương ưng, đó là tám căn vô lậu tương ưng với Diệt loại trí nhẫn – Diệt loại trí, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Pháp trí, bởi vì tương ưng với Diệt loại trí nhẫn- Diệt loại trí.

Đạo loại trí nhẫn – Đạo loại trí, và hai căn tương ưng cũng như vậy.

Hỏi: Các căn vô lậu duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, thì căn này tương ưng với Loại trí chăng? Giả sử căn vô lậu tương ưng với Loại trí, thì căn này duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có căn vô lậu duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, mà căn này không phải là tương ưng với Loại trí, đó là Khổ loại trí nhẫn và căn tương ưng, Khổ loại trí; Tập loại trí nhẫn và căn tương ưng, Tập loại trí.

Trong này, Khổ loại trí nhẫn là Tuệ căn vô lậu, căn này duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì Nhẫn không tương ưng với Trí. Và căn tương ưng, đó là tám căn vô lậu tương ưng với Khổ loại trí nhẫn, căn này cũng duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì tương ưng với Nhẫn. Khổ loại trí cũng là Tuệ căn vô lậu, căn này cũng duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì tự Thể không tương ưng với tự Thể.

Tập loại trí nhẫn và căn tương ưng, Tập loại trí cũng như vậy.

2. Có căn vô lậu tương ưng với Loại trí, mà căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, đó là căn tương ưng với Diệt- Đạo loại trí. Đây là tám căn vô lậu tương ưng với Diệt – Đạo loại trí, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc.

3. Có căn vô lậu duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, mà căn này cũng tương ưng với Loại trí, đó là căn tương ưng với Khổ – Tập loại trí. Đây là tám căn vô lậu tương ưng với Khổ- Tập loại trí, căn này duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, bởi vì duyên với Khổ – Tập của cõi Sắc – Vô sắc.

4. Có căn vô lậu không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, mà căn này cũng không phải là tương ưng với Loại trí, đó là Khổ pháp trí nhẫn – Khổ pháp trí, và hai căn tương ưng; Tập pháp trí nhẫn – Tập pháp trí, và hai căn tương ưng; Diệt pháp trí nhẫn – Diệt pháp trí, và hai căn tương ưng; Diệt loại trí nhẫn và căn tương ưng, Diệt loại trí; Đạo pháp trí nhẫn – Đạo pháp trí, và hai căn tương ưng; Đạo loại trí nhẫn và căn tương ưng, Đạo loại trí.

Trong này, Khổ pháp trí nhẫn – Khổ pháp trí đều là Tuệ căn vô lậu, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, bởi vì duyên với hệ thuộc cõi Dục; cũng không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì Nhẫn trí không tương ưng với Trí. Và hai căn tương ưng, đó là tám căn vô lậu tương ưng với Khổ pháp trí nhẫn- Khổ pháp trí, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, bởi vì duyên với hệ thuộc cõi Dục; cũng không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì tương ưng với Nhẫn- Pháp trí.

Tập pháp trí nhẫn – Tập pháp trí, và hai căn tương ưng cũng như vậy.

Diệt pháp trí nhẫn – Diệt pháp trí đều là Tuệ căn vô lậu, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì Nhẫn trí không tương ưng với Trí. Và hai căn tương ưng, đó là tám căn vô lậu tương ưng với Diệt pháp trí nhẫn-Diệt pháp trí, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì tương ưng với Nhẫn – Pháp trí.

Đạo pháp trí nhẫn – Đạo pháp trí, và hai căn tương ưng cũng như vậy.

Diệt loại trí nhẫn là Tuệ căn vô lậu, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì Nhẫn không tương ưng với Trí. Và căn tương ưng, đó là tám căn vô lậu tương ưng với Diệt loại trí nhẫn, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì tương ưng với Nhẫn. Diệt loại trí cũng là Tuệ căn vô lậu, căn này không duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, bởi vì duyên với pháp không hệ thuộc; cũng không phải là tương ưng với Loại trí, bởi vì tự Thể không tương ưng với tự Thể.

Đạo loại trí nhẫn và căn tương ưng, Đạo loại trí cũng như vậy.

Pháp trí nên nói là Pháp trí chăng? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao trong này chỉ dựa vào Pháp trí – Loại trí mà soạn luận?

Đáp: Bởi vì đó là ý của người soạn luận muốn như vậy, tùy theo ý muốn ấy mà soạn luận, nhưng không trái với pháp tánh thì không cần phải vặn hỏi. Ý người ấy muốn dựa vào hai Trí để soạn luận thì thuận theo mà soạn ra, đó là Pháp trí- Loại trí. Như chương Trí Uẩn trước đây, tùy theo ý của Luận giả dựa vào hai Trí mà soạn luận, đó là Tha tâm trí – Túc trú tùy niệm trí. Như chương Định Uẩn sau này, tùy theo ý của Luận giả cũng dựa vào hai Trí mà soạn luận, đó là Tận trí- Vô sinh trí. Như phần trước chương Căn Uẩn này, tùy theo ý của Luận giả dựa vào bốn Trí mà soạn luận, đó là Khổ trí- Tập trí- Diệt trí- Đạo trí. Như chương Kiết Uẩn trước đây, tùy theo ý của Luận giả dựa vào tám

Trí mà soạn luận, đó là Pháp trí-Loại trí-Tha tâm trí-Thế tục trí-Khổ- Tập- Diệt- Đạo trí. Như phần luận về Sở Tri, tùy theo ý của Luận giả dựa vào mười Trí mà soạn luận, đó là tám Trí trước và Tận trí- Vô sinh trí. Ví như người thợ gốm khéo léo tài tình lấy nắm đất nhão đặt ở trên vòng xoay, tùy theo ý muốn làm thành các loại đồ dùng, mà không trái ngược đối với phương thức tinh xảo. Như vậy, người có sở trường soạn luận dùng Văn tuệ- Tư tuệ, đi trong cảnh đã biết mà đối chiếu rõ ràng loại bỏ ngu si, sau đó tùy theo ý muốn soạn ra các loại luận thuyết, đối với tánh của các pháp cũng không trái ngược nhau.

Có người nói: Chỉ có Pháp trí- Loại trí không thâu nhiếp lẫn nhau, cũng đều duyên với khắp nơi, không thâu nhiếp cảnh của nhau, đó là pháp hữu lậu-vô lậu, pháp hữu vi-vô vi và bốn Thánh đế.

Có người nói: Bởi vì Pháp trí- Loại trí thâu nhiếp tất cả các Trí vô lậu, toàn bộ là căn bản của hai Trí ấy.

Có người nói: Pháp trí – Loại trí làm duyên trong phạm vi như nhau, đó là Pháp trí duyên với phần dưới, Loại trí duyên với phần trên.

Bởi vì những nhân duyên như vậy, cho nên chỉ dựa vào hai Trí này mà soạn luận.

Hỏi: Pháp trí nên nói là Pháp trí, hay nên nói là Loại trí – Tha tâm trí – Thế tục trí – Khổ trí – Tập trí – Diệt trí – Đạo trí?

Đáp: Nên nói là Pháp trí, hoặc là Tha tâm trí – Khổ trí – Tập trí – Diệt trí – Đạo trí.

Nên nói là Pháp trí, đó là nhận biết về các hành, nhân của các hành, pháp diệt các hành, đạo đối trị với các hành cõi Dục.

Hoặc là Tha tâm trí, đó là nhận biết về tâm-tâm sở pháp khác là đạo đối trị với các hành cõi Dục.

Hoặc là Khổ trí, đó là nhận biết về tướng Vô thường- tướng Khổ – tướng Không – tướng Vô ngã của các hành cõi Dục.

Hoặc là Tập trí, đó là nhận biết về tướng Nhân-tướng Tập – tướng Sinh- tướng Duyên là nhân của các hành cõi Dục.

Hoặc là Diệt trí, đó là nhận biết về tướng Diệt – tướng Tĩnh- tướng Diệu – tướng Ly là pháp diệt của các hành cõi Dục.

Hoặc là Đạo trí, đó là nhận biết về tướng Đạo- tướng Như- tướng Hành- tướng Xuất là đạo đối trị của các hành cõi Dục.

Đã hiển bày về tự tánh, nên hiển bày về địa.

Hỏi: Pháp trí nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Đáp: Nên nói là cả ba loại, đó là ở Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất thì gọi là có Tầm-có Tứ, ở Tĩnh lự trung gian thì gọi là không có Tầm-chỉ có Tứ, ở ba Tĩnh lự trên thì gọi là không có Tầm- không có Tứ.

Đã hiển bày về địa, nên hiển bày về tương ưng.

Hỏi: Pháp trí nên nói là tương ưng với Lạc căn, tương ưng với Hỷ căn, hay là tương ưng với Xả căn?

Đáp: Nên nói là cả ba loại, đó là ở Tĩnh lự thứ ba tương ưng với Lạc căn, ở hai Tĩnh lự đầu tương ưng với Hỷ căn, ở Vị chí- Tĩnh lự trung gian và Tĩnh lự thứ tư tương ưng với Xả căn.

Đã hiển bày về tương ưng, nên hiển bày về hành tướng.

Hỏi: Pháp trí nên nói là tương ưng với Không, Vô nguyện hay là Vô tướng?

Đáp: Nên nói là cả ba loại, đó là hai hành tướng tương ưng với Không, mười hành tướng tương ưng với Vô nguyện, bốn hành tướng tương ưng với Vô tướng.

Đã hiển bày về hành tướng, nên hiển bày về sở duyên.

Hỏi: Pháp trí nên nói là duyên với hệ thuộc cõi Dục, duyên với hệ thuộc cõi Sắc, duyên với hệ thuộc cõi Vô sắc, hay là duyên với không hệ thuộc?

Đáp: Nên nói là duyên với hệ thuộc cõi Dục, hoặc là không hệ thuộc. Duyên với hệ thuộc cõi Dục, đó là Khổ – Tập pháp trí. Duyên với không hệ thuộc, đó là Diệt- Đạo pháp trí.

Hỏi: Loại trí nên nói là Loại trí, hay nên nói là Pháp trí – Tha tâm trí – Thế tục trí, Khổ trí – Tập trí – Diệt trí – Đạo trí?

Đáp: Nên nói là Loại trí, hoặc là Tha tâm trí – Khổ trí – Tập trí – Diệt trí – Đạo trí.

Nên nói là Loại trí, đó là nhận biết về các hành, nhân của các hành, pháp diệt các hành, đạo đối trị với các hành của cõi Sắc – Vô sắc.

Hoặc là Tha tâm trí, đó là nhận biết về tâm-tâm sở pháp khác là đạo đối trị vô lậu với các hành của cõi Sắc – Vô sắc.

Hoặc là Khổ trí, đó là nhận biết về bốn loại tướng như Vô thường… của các hành cõi Sắc – Vô sắc.

Hoặc là Tập trí, đó là nhận biết về bốn loại tướng như Nhân… là nhân của các hành cõi Sắc – Vô sắc.

Hoặc là Diệt trí, đó là nhận biết về bốn loại tướng như Diệt…là pháp diệt của các hành cõi Sắc – Vô sắc.

Hoặc là Đạo trí, đó là nhận biết về bốn loại tướng như Đạo… là đạo đối rtị của các hành cõi Sắc – Vô sắc.

Đã hiển bày về tự tánh, nên hiển bày về địa.

Hỏi: Loại trí nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ?

Đáp: Nên nói là cả ba loại, đó là ở Vị chí- Tĩnh lự thứ nhất thì gọi là có Tầm-có Tứ, ở Tĩnh lự trung gian thì gọi là không có Tầm-chỉ có Tứ, ở ba Tĩnh lự trên-ba Vô sắc dưới thì gọi là không có Tầm-không có Tứ.

Đã hiển bày về địa, nên hiển bày về tương ưng.

Hỏi: Loại trí nên nói là tương ưng với Lạc căn, tương ưng với Hỷ căn, hay là tương ưng với Xả căn?

Đáp: Nên nói là cả ba loại, đó là ở Tĩnh lự thứ ba tương ưng với Lạc căn, ở hai Tĩnh lự đầu tương ưng với Hỷ căn, ở Vị chí-Tĩnh lự trung gian-Tĩnh lự thứ tư và ba Vô sắc dưới tương ưng với Xả căn.

Đã hiển bày về tương ưng, nên hiển bày về hành tướng.

Hỏi: Loại trí nên nói là tương ưng với Không, Vô nguyện hay là Vô tướng?

Đáp: Nên nói là cả ba loại, đó là hai hành tướng tương ưng với Không, mười hành tướng tương ưng với Vô nguyện, bốn hành tướng tương ưng với Vô tướng.

Đã hiển bày về hành tướng, nên hiển bày về sở duyên.

Hỏi: Loại trí nên nói là duyên với hệ thuộc cõi Dục, duyên với hệ thuộc cõi Sắc, duyên với hệ thuộc cõi Vô sắc, hay là duyên với không hệ thuộc? Đáp: Nên nói là duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, hoặc là không hệ thuộc. Duyên với hệ thuộc cõi Sắc – Vô sắc, đó là Khổ-Tập loại trí. Duyên với không hệ thuộc, đó là Diệt-Đạo loại trí.

Thời tâm giải thoát, nên nói là căn Học đạt được, căn Vô học đạt được…? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn giải thích nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với A-nan-đà: Tỳ kheo không nên vui với nơi ồn ào náo loạn, nếu vui với nơi này mà đối với Thời ái tâm giải thoát, hoặc là Bất thời bất động tâm giải thoát – Thân tác chứng, có thể an trú đầy đủ, thì điều này không hề có. Nếu có Tỳ kheo không vui với nơi ồn ào náo loạn mà vui với nơi yên lặng vắng vẻ, đối với Thời ái tâm giải thoát, hoặc là Bất thời bất động tâm giải thoát- Thân tác chứng, có thể an trú đầy đủ, thì điều này là có.” Kinh ấy tuy nói đến hai loại giải thoát, mà không phân biệt về tự tánh của hai loại này, cũng chưa hề hiển bày là do căn nào đạt được. trong chương Trí Uẩn trước đây, tuy đã hiển bày rõ ràng về tự tánh giải thoát, mà chưa hiển bày về đạt được; nay muốn hiển bày về đạt được, cho nên soạn ra phần luận này.

Có người nói: Bởi vì muốn ngăn chặn cách nói của người khác, đó là hoặc có người chấp: Thời tâm giải thoát là Hữu học có những việc làm, những việc làm chưa xong; Bất động tâm giải thoát là Vô học không còn những việc làm, những việc làm đã xong. Vì ngăn chặn ý chấp ấy, hiển bày về hai loại giải thoát đều là Vô học, những việc làm đã xong. Hoặc lại có người chấp: Thời tâm giải thoát là hữu lậu, Bất động tâm giải thoát là vô lậu. Muốn ngăn chặn ý chấp ấy, hiển bày về hai loại giải thoát đều là vô lậu. Hoặc lại có người chấp: Thời tâm giải thoát là hữu vi, Bất động tâm giải thoát là vô vi. Vì ngăn chặn ý chấp ấy, hiển bày về hai loại giải thoát đều là hữu vi. Bởi vì những nhân duyên này, cho nên soạn ra phần luận này.

Trong các pháp chỉ có hai pháp là tự tánh giải thoát, đó là trong pháp hữu vi chỉ có Thắng giải, trong pháp vô vi chỉ có Trạch diệt. Thắng giải ấy là pháp đại địa của tâm sở luôn luôn tương ưng với tâm. Trạch diệt ấy là lìa ràng buộc, là Niết-bàn thường trú thuộc thắng nghĩa thiện.

Thắng giải có hai loại, đó là nhiễm và không nhiễm. Nhiễm gọi là Thắng giải thuộc về tà, tức là tương ưng với phiền não-tùy phiền não như tham… Không nhiễm gọi là Thắng giải thuộc về Chánh, tức là tương ưng với các pháp thiện như Tín…

Thắng giải thuộc về Chánh này lại có hai loại, đó là hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu, đó là tương ưng với quán Bất tịnh, Trì tức niệm, Vô lượng, Thắng xứ, Biến xứ… Vô lậu lại có hai loại, đó là Học và Vô học. Học, đó là Thắng giải vô lậu trong thân của bảy bậc Thánh. Vô học, đó là Thắng giải vô lậu trong thân của A-la-hán.

Thắng giải Vô học lại có hai loại, đó là Thời tâm giải thoát và Bất thời tâm giải thoát. Thời tâm giải thoát, đó là Thắng giải vô lậu trong thân của năm loại A-la-hán. Bất thời tâm giải thoát, đó là Thắng giải vô lậu trong thân của A-la-hán Bất động pháp. Hai loại này cũng gọi là Tâm giải thoát- Tuệ giải thoát, bởi vì lìa tham cho nên gọi là Tâm giải thoát, bởi vì lìa vô minh cho nên gọi là Tuệ giải thoát.

Hỏi: Nếu Thắng giải này lìa tham cho nên gọi là Tâm giải thoát, lìa vô minh cho nên gọi là Tuệ giải thoát, thì các luận như Tập Dị

Môn…đã nói nên hiểu thế nào? Như nói: “Thế nào là lìa tham cho nên Tâm được giải thoát?

Đáp: Bởi vì đối trị tham là căn thiện không có tham.

Thế nào là lìa vô minh cho nên Tuệ được giải thoát?

Đáp: Bởi vì đối trị si là căn thiện không có si.” Do cách nói này cho nên Thể của hai loại giải thoát, tức là căn thiện chứ không phải là

Thắng giải. Đáp: Văn ấy nên đưa ra cách nói này Thế nào là lìa tham cho nên Tâm được giải thoát?

Đáp: Tâm tương ưng với căn thiện không có tham, Thắng giải chứng minh phù hợp, thì loại này gọi là Thời tâm giải thoát.

Thế nào là lìa vô minh cho nên Tuệ được giải thoát?

Đáp: Tâm tương ưng với căn thiện không có si, Thắng giải chứng minh phù hợp, thì loại này gọi là Bất động tâm giải thoát. Nhưng mà không đưa ra cách nói này là có ý gì? Đây là dựa vào nơi chốn để hiển bày về Thắng giải, nghĩa là dựa vào không có tham cho nên Tâm giải thoát khỏi tham, dựa vào không có si cho nên Tâm giải thoát khỏi si, nhưng Thể của tâm giải thoát là Thắng giải.

Hỏi: Thời tâm giải thoát nên nói là căn Học đạt được, căn Vô học đạt được, hay là căn Học-Vô học đạt được?

Đáp: Nên nói là căn Học-Vô học đạt được. Căn Học đạt được, đó là căn câu sinh thuộc đạo vô gián. Căn Vô học đạt được, đó là căn câu sinh thuộc đạo giải thoát.

Lại nữa, căn Học đạt được, đó là căn câu sinh thuộc đạo của Hướng; căn Vô học đạt được, đó là căn câu sinh thuộc đạo của Quả. Lại nữa, căn Học đạt được, đó là căn thuộc phẩm câu sinh của Định Kim cang dụ; căn Vô học đạt được, đó là căn thuộc phẩm câu sinh của Tận trí.

Lại nữa, căn Học đạt được, đó là Dĩ tri căn; căn Vô học đạt được, đó là Cụ tri căn.

Lại nữa, căn Học đạt được, đó là căn câu sinh thuộc Tu đạo; căn Vô học đạt được, đó là căn câu sinh thuộc đạo Vô học. Địa Tu và địa Vô học cũng như vậy.

Hỏi: Bất động tâm giải thoát nên nói là căn Học đạt được, căn Vô học đạt được, hay là căn Học-Vô học đạt được?

Đáp: Nếu vốn có đạt được Bất động, thì nên nói là căn Học-Vô học đạt được. Nếu A-la-hán Thời giải thoát đạt được Bất động, thì nên nói là căn Vô học đạt được. Căn Học-Vô học đạt được, nói rộng ra như trước. Căn Vô học đạt được, bởi vì đạo vô gián-giải thoát ấy đều thuộc về Vô học.

Hỏi: Tất cả các kiết không còn, nên nói là căn Học đạt được, căn Vô học đạt được, hay là căn Học-Vô học đạt được? Đáp: Nên nói là căn Học-Vô học đạt được, nói rộng ra như trước.

Hỏi: Văn này vì sao nói không giống như Bất động tâm giải thoát?

Đáp: Văn này cũng nên đưa ra cách nói như vậy: “Nếu bắt đầu chứng tất cả các kiết không còn, thì nên nói là căn Học-Vô học đạt được. Nếu A-la-hán Thời giải thoát đạt được Bất động, chứng tất cả các kiết không còn, thì nên nói là căn Vô học đạt được.” Nhưng mà không đưa ra cách nói này là có ý gì? Giải thoát có hai loại, đó là hữu vi và vô vi. Hai loại tâm giải thoát là hữu vi, tất cả các kiết không còn là vô vi. Giải thoát hữu vi có hạ-trung-thượng, lúc đầu đạt được có khác, về sau đạt được có khác, cho nên nói có sai biệt; Giải thoát vô vi không có hạ-trung-thượng, về sau đạt được giống như lúc đầu, cho nên nói không có khác nhau.

Hỏi: Dùng đạo vô gián chứng quả Dự lưu, đạo này nên nói là tương ưng với Pháp trí, hay là tương ưng với Loại trí-Tha tâm trí-Thế tục trí, Khổ trí-Tập trí-Diệt trí-Đạo trí? Nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ? Nên nói là tương ưng với Lạc căn- Hỷ căn hay là Xả căn? Nên nói là tương ưng với Không- Vô nguyện hay là Vô tướng? Nên nói là duyên với hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc hay là không hệ thuộc?

Đáp: Dùng đạo vô gián chứng quả Dự lưu, đạo này nên nói là tương ưng với Nhẫn, có Tầm-có Tứ, tương ưng với Xả căn, tương ưng với Vô nguyện, duyên với không hệ thuộc.

Tương ưng với Nhẫn, bởi vì đi cùng với Đạo loại trí nhẫn. Có Tầm-có Tứ, bởi vì chỉ dựa vào địa Vị chí. Tương ưng với Xả căn, bởi vì địa Vị chí chỉ có Xả thọ. Tương ưng với Vô nguyện, bởi vì đi cùng với Vô nguyện thuộc về Đạo. Duyên với không hệ thuộc, bởi vì phẩm Loại trí làm sở duyên.

Hỏi: Dùng đạo vô gián chứng quả Nhất lai, đạo này nên nói là tương ưng với Pháp trí, hay là tương ưng với Loại trí-Tha tâm trí-Thế tục trí, Khổ trí-Tập trí-Diệt trí-Đạo trí? Nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ? Nên nói là tương ưng với Lạc căn- Hỷ căn hay là Xả căn? Nên nói là tương ưng với Không- Vô nguyện hay là Vô tướng? Nên nói là duyên với hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc hay là không hệ thuộc?

Đáp: Nếu tăng thêm lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì nói như chứng quả Dự lưu.

Nếu từ quả Dự lưu dùng đạo thế tục chứng quả Nhất lai, thì đạo này nên nói là tương ưng với Thế tục trí, có Tầm-có Tứ, tương ưng với Xả căn, duyên với hệ thuộc cõi Dục.

Tương ưng với Thế tục trí, đó là bởi vì tùy theo một trong ba hành tướng như thô… mà chuyển. Không tương ưng với Không…, bởi vì đạo ấy chỉ là vô lậu. Duyên với hệ thuộc cõi Dục, bởi vì năm Uẩn của cõi Dục làm sở duyên. Còn lại như trước nói.

Nếu từ quả Dự lưu dùng đạo vô lậu chứng quả Nhất lai, thì đạo này nên nói là tương ưng với Pháp trí, hoặc là tương ưng với Khổ tríTập trí-Diệt trí-Đạo trí. Có Tầm-có Tứ. Tương ưng với Xả căn. Hoặc là tương ưng với Không-Vô nguyện-Vô tướng. Hoặc là duyên với hệ thuộc cõi Dục, hoặc là duyên với không hệ thuộc.

Tương ưng với Pháp trí, đó là tương ưng tùy theo một trong bốn Pháp trí. Hoặc là tương ưng với Khổ trí, tức là tương ưng với Khổ pháp trí; cho đến hoặc là tương ưng với Đạo trí, tức là tương ưng với Đạo pháp trí. Hoặc là tương ưng với Không, đó là tương ưng với hai hành tướng; hoặc là tương ưng với Vô nguyện, đó là tương ưng với mười hành tướng; hoặc là tương ưng với Vô tướng, đó là tương ưng với bốn hành tướng. Hoặc là duyên với hệ thuộc cõi Dục, đó là Khổ-Tập pháp trí; hoặc là duyên với không hệ thuộc, đó là Diệt- Đạo pháp trí. Còn lại như trước nói.

Hỏi: Dùng đạo vô gián chứng quả Bất hoàn, đạo này nên nói là tương ưng với Pháp trí, hay là tương ưng với Loại trí-Tha tâm trí-Thế tục trí, Khổ trí-Tập trí-Diệt trí-Đạo trí? Nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ? Nên nói là tương ưng với Lạc căn- Hỷ căn hay là Xả căn? Nên nói là tương ưng với Không-Vô nguyện hay là Vô tướng? Nên nói là duyên với hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc hay là không hệ thuộc?

Đáp: Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì đạo này nên nói là tương ưng với Nhẫn. Hoặc là có Tầm-có Tứ, hoặc là không có Tầm-chỉ có Tứ, hoặc là không có Tầm-không có Tứ. Hoặc là tương ưng với Lạc căn, hoặc là tương ưng với Hỷ căn, hoặc là tương ưng với Xả căn. Tương ưng với Vô nguyện. Duyên với không hệ thuộc.

Hoặc là có Tầm-có Tứ, đó là dựa vào Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất. Hoặc là không có Tầm-chỉ có Tứ, đó là dựa vào Tĩnh lự trung gian. Hoặc là không có Tầm-không có Tứ, đó là dựa vào ba Tĩnh lự trên. Hoặc là tương ưng với Lạc căn, đó là dựa vào Tĩnh lự thứ ba. Hoặc là tương ưng với Hỷ căn, đó là dựa vào hai Tĩnh lự đầu. Hoặc là tương ưng với Xả căn, đó là dựa vào Vị chí-Tĩnh lự trung gian và Tĩnh lự thứ tư. Còn lại như trước nói.

Nếu từ quả Nhất lai dùng đạo thế tục chứng quả Bất hoàn, thì nói như dùng đạo thế tục chứng quả Nhất lai. Nếu từ quả Nhất lai dùng đạo vô lậu chứng quả Bất hoàn, thì nói như dùng đạo vô lậu chứng quả Nhất lai.

Hỏi: Dùng đạo vô gián chứng quả A-la-hán, đạo này nên nói là tương ưng với Pháp trí, hay là tương ưng với Loại trí – Tha tâm trí- Thế tục trí, Khổ trí-Tập trí-Diệt trí-Đạo trí? Nên nói là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, hay là không có Tầm-không có Tứ? Nên nói là tương ưng với Lạc căn-Hỷ căn hay là Xả căn? Nên nói là tương ưng với KhôngVô nguyện hay là Vô tướng? Nên nói là duyên với hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc, hay là không hệ thuộc?

Đáp: Đạo này nên nói hoặc là tương ưng với Pháp trí, hoặc là tương ưng với Loại trí, hoặc là Khổ trí – Tập trí- Diệt trí- Đạo trí. Hoặc là có Tầm-có Tứ, hoặc là không có Tầm-chỉ có Tứ, hoăc là không có Tầmkhông có Tứ. Hoặc là tương ưng với Lạc căn-Hỷ căn-Xả căn. Hoặc là tương ưng với Không-Vô nguyện-Vô tướng. Hoặc là duyên với hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc là duyên với không hệ thuộc.

Hoặc là tương ưng với Pháp trí, đó là Diệt-Đạo pháp trí tương ưng tùy theo một loại. Hoặc là tương ưng với Loại trí, đó là tương ưng tùy theo một trong bốn Loại trí. Hoặc là tương ưng với Khổ trí-Tập trí, tức là tương ưng với Khổ-Tập loại trí. Hoặc là tương ưng với Diệt trí-Đạo trí, tức là tương ưng với Diệt- Đạo Pháp-Loại trí. Hoặc là có Tầm-có Tứ, đó là dựa vào Vị chí-Tĩnh lự thứ nhất. Hoặc là không có Tầm-chỉ có Tứ, đó là dựa vào Tĩnh lự trung gian. Hoặc là không có Tầm-không có Tứ, đó là dựa vào ba Tĩnh lự trên và ba Vô sắc dưới. Hoặc là tương ưng với Lạc căn, đó là dựa vào Tĩnh lự thứ ba. Hoặc là tương ưng với Hỷ căn, đó là dựa vào hai Tĩnh lự đầu. Hoặc là tương ưng với Xả căn, đó là dựa vào Vị chí-Tĩnh lự trung gian-Tĩnh lự thứ tư và ba Vô sắc dưới. Hoặc là tương ưng với Không, đó là tương ưng với hai hành tướng. Hoặc là tương ưng với Vô nguyện, đó là tương ưng với mười hành tướng. Hoặc là tương ưng với Vô tướng, đó là tương ưng với bốn hành tướng. Hoặc là duyên với hệ thuộc cõi Vô sắc, đó là Khổ-Tập loại trí, bởi vì duyên với Khổ-Tập của Hữu Đảnh. Hoặc là duyên với không hệ thuộc, đó là Diệt-Đạo Pháp-Loại trí, bởi vì duyên với Diệt của ba cõi và Đạo có thể đối trị.

Hỏi: Mấy căn vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi đạt được quả Dự lưu?

Đáp: Không có căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn diệt-khởi, một căn diệt không khởi, một căn khởi không diệt, đạt được quả Dự lưu. Bảy căn diệt-khởi, bảy căn đó là Ý- Xả và năm căn như Tín…, diệt đó là bảy căn này thuộc về đạo vô gián, khởi đó là bảy căn này thuộc về đạo giải thoát.

Lại nữa, diệt đó là thuộc về đạo của Hướng, khởi đó là thuộc về đạo của Quả.

Lại nữa, diệt đó là thuộc về phẩm Đạo loại trí nhẫn, khởi đó là thuộc về phẩm Đạo loại trí.

Lại nữa, diệt đó là câu sinh của Vị tri đương tri căn, khởi đó là câu sinh của Dĩ tri căn.

Lại nữa, diệt đó là thuộc về Kiến đạo, khởi đó là thuộc về Tu đạo. Kiến địa và Tu địa cũng như vậy.

Một căn diệt không khởi, đó là Vị tri đương tri căn; một căn khởi không diệt, đó là Dĩ tri căn.

Hỏi: Mấy căn vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi đạt được quả Nhất lai?

Đáp: Nếu tăng thêm lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì như chứng quả Dự lưu đã nói.

Nếu từ quả Dự lưu dùng đạo thế tục chứng quả Nhất lai, thì không có căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn diệt-khởi đạt được quả Nhất lai. Bảy căn diệt-khởi, bảy căn nói như trước; diệt đó là bảy căn này thuộc về đạo vô gián, khởi đó là bảy căn này thuộc về đạo giải thoát; và diệt đó là thuộc về đạo của Hướng, khởi đó là thuộc về đạo của Quả.

Nếu từ quả Dự lưu dùng đạo vô lậu chứng quả Nhất lai, thì không có căn vĩnh viễn đoạn, tám căn diệt-khởi đạt được quả Nhất lai. Tám căn diệt-khởi, tám căn đó là bảy căn trước cọng thêm Dĩ tri căn, nghĩa về diệt-khởi nói như trước.

Hỏi: Mấy căn vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi đạt được quả Bất hoàn?

Đáp: Nếu đã lìa nhiễm cõi Dục, tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì không có căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn diệt-khởi, một căn diệt không khởi, một căn khởi không diệt, đạt được quả Bất hoàn. Bảy căn diệtkhởi, bảy căn đó là Ý căn, Lạc-Hỷ-Xả căn tùy theo một căn, năm căn như Tín… Còn lại nói như trong phần đạt được quả Dự lưu.

Nếu từ quả Nhất lai dùng đạo thế tục chứng quả Bất hoàn, không tiến vào Tĩnh lự, thì bốn căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn diệt-khởi đạt được quả Bất hoàn. Bốn căn vĩnh viễn đoạn, đó là Nữ-Nam-Khổ-Ưu căn. Bảy căn diệt-khởi, bảy căn đó là Ý-Xả-năm căn như Tín…, nghĩa về diệt-khởi nói như từ quả Dự lưu đạt được quả Nhất lai.

Nếu tiến vào Tĩnh lự, thì bốn căn vĩnh viễn đoạn, sáu căn diệtkhởi, một căn diệt không khởi, một căn khởi không diệt, đạt được quả Bất hoàn. Bốn căn vĩnh viễn đoạn nói như trước. Sáu căn diệt-khởi, sáu căn đó là Ý căn và năm căn như Tín…, nghĩa về diệt-khởi nói như trước. Một căn diệt không khởi, đó là Xả căn. Một căn khởi không diệt, đó là Hỷ căn.

Nếu từ quả Nhất lai dùng đạo vô lậu chứng quả Bất hoàn, không tiến vào Tĩnh lự, thì bốn căn vĩnh viễn đoạn, tám căn diệt-khởi đạt được quả Bất hoàn. Tám căn đó là Ý-Xả-năm căn như Tín… và Dĩ tri căn.

Còn lại nói như trước.

Nếu tiến vào Tĩnh lự, thì bốn căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn diệtkhởi, một căn diệt không khởi, một căn khởi không diệt, đạt được quả Bất hoàn. Bảy căn, tức là trước nói Ý căn-năm căn như Tín… và Dĩ tri căn. Còn lại nói như trong phần dùng đạo thế tục chứng quả Bất hoàn.

Hỏi: Đạo giải thoát thứ chín lìa nhiễm cõi Dục, ai sẽ tiến vào Tĩnh lự, ai không tiến vào?

Đáp: Lực của sở y mạnh mẽ thì tiến vào, lực của sở y yếu kém thì không tiến vào.

Có người nói: Lực của sở y yếu kém thì tiến vào, bởi vì nuôi lớn sở y; lực của sở y mạnh mẽ thì không tiến vào, bởi vì không nuôi lớn sở y.

Có người nói: Nhiều vui mừng thì tiến vào, nhiều chán ngán thì không tiến vào.

Có người nói: Nhiều vui thích thì tiến vào, nhiều buồn khổ thì không tiến vào.

Có người nói: Dùng Diệt trí-Đạo trí lìa nhiễm cõi Dục thì tiến vào, dùng Khổ trí-Tập trí lìa nhiễm cõi Dục thì không tiến vào.

Có người nói: Dùng Vô tướng thuộc về Đạo và Vô nguyện lìa nhiễm cõi Dục thì tiến vào, dùng Không thuộc về Khổ-Tập và Vô nguyện lìa nhiễm cõi Dục thì không tiến vào.

Có người nói: Chán ngán pháp của cõi Dục lìa nhiễm của cõi Dục thì tiến vào, chán ngán pháp của ba cõi lìa nhiễm của cõi Dục thì không tiến vào.

Có người nói: Vì cầu Tĩnh lự mà lìa nhiễm thì tiến vào, vì cầu giải thoát mà lìa nhiễm thì không tiến vào.

Có người nói: Lợi căn thì tiến vào, độn căn thì không tiến vào.

Như lợi căn-độn căn, lực của nhân-lực của duyên, lực của phần trong-lực của phần ngoài, lực Chánh tư duy bên trong-lực nghe Chánh pháp bên ngoài, nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Mấy căn vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Nếu dựa vào Vị chí chứng quả A-la-hán, thì một căn vĩnh viễn đoạn, bảy căn vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi, một căn diệt không khởi, một căn khởi không diệt, đạt được quả A-la-hán. Một căn vĩnh viễn đoạn, đó là Mạng căn. Bảy căn vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi, bảy căn đó là Ý-Xả-năm căn như Tín…, vĩnh viễn đoạn đó là hữu lậu thâu nhiếp, diệt đó là đạo vô gián thâu nhiếp, khởi đó là đạo giải thoát thâu nhiếp.

Lại nữa, vĩnh viễn đoạn đó là thế tục thâu nhiếp, diệt đó là đạo của Hướng thâu nhiếp, khởi đó là đạo của Quả thâu nhiếp.

Lại nữa, vĩnh viễn đoạn đó là Phi học phi vô học thâu nhiếp, diệt đó là Học thâu nhiếp, khởi đó là Vô học thâu nhiếp.

Lại nữa, vĩnh viễn đoạn đó là Hữu Đảnh thâu nhiếp, diệt đó là phẩm câu sinh của Định Kim cang dụ thâu nhiếp, khởi đó là phẩm câu sinh của Tận trí thâu nhiếp.

Lại nữa, vĩnh viễn đoạn đó là do tu mà đoạn thâu nhiếp, diệt đó là Dĩ tri căn thâu nhiếp, khởi đó là Cụ tri căn thâu nhiếp.

Lại nữa, vĩnh viễn đoạn đó là hệ thuộc cõi Vô sắc thâu nhiếp, diệt đó là địa Tu đạo thâu nhiếp, khởi đó là địa của đạo Vô học thâu nhiếp.

Một căn diệt không khởi, đó là Dĩ tri căn; một căn khởi không diệt, đó là Cụ tri căn.

Như dựa vào Vị chí, dựa vào Tĩnh lự trung gian-Tĩnh lự thứ tư và ba Vô sắc Định cũng như vậy.

Nếu dựa vào Tĩnh lự thứ nhất chứng quả A-la-hán, thì hai căn vĩnh viễn đoạn, sáu căn vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi, một căn diệt-khởi, một căn diệt không khởi, một căn khởi không diệt, đạt được quả A-la-hán. Hai căn vĩnh viễn đoạn, đó là Mạng căn và Xả căn. Sáu căn vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi, sáu căn đó là Ý căn và năm căn như Tín…Vĩnh viễn đoạn- diệt- khởi, nghĩa nói như trước. Một căn diệt-khởi, một căn đó là Hỷ căn, nghĩa về diệt-khởi nói như trước. Một căn diệt không khởi, đó là Dĩ tri căn. Một căn khởi không diệt, đó là Cụ tri căn.

Như dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, dựa vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba cũng như vậy. Nhưng có sai biệt là dựa vào Tĩnh lự thứ ba, nên nói là Lạc căn khởi-diệt.