NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
TẬP II
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch

 

LÀM GIÀU SAI CÁCH

Vào năm 1990, tôi đọc một tin đăng trong báo “Kim Vân”, đến giờ vẫn còn “thấy” rất rõ:

Có một ông nọ ở thôn X tỉnh Hà Bắc, con gái đã xuất giá, con trai đi lính đóng tại Tứ Xuyên, trong nhà chỉ còn hai ông bà. Lúc đó vào thời kỳ mới cải cách, nhiều gia đình bắt đầu giàu phất lên, ông này tuy trong nhà y thực không thiếu, nhưng thấy nhà người khác phát tài, trong tâm cũng háo hức, nôn nao theo… thế là ông lo tính toan, phải làm gì đó… để cũng phát tài như thiên hạ.

Một chiều nọ, sau khi làm ruộng xong ông chưa chịu về nhà, vẫn còn ngồi nán lại, cố động não nghĩ cách làm sao để kiếm thêm nhiều tiền. Được một lúc thì trời tối, đột nhiên ông nghe phía sau mình có tiếng chân bước gấp, thầm nghĩ: “Chắc là láng giềng nào trong thôn đang trên đường về nhà đây”… thế là ông nảy ý muốn hù họ một chút cho vui, ông liền ngồỉ thụp xuống ven đường, đợi lúc người kia đi tới gần thì nhảy ra quát to:

-Đứng lại! Hãy nộp tiền mãi lộ cho ta!

Trong đêm vắng, vị khách đi đường bỗng nghe tiếng hét to, thì sự đến vãi cả ra quần, ráng nhìn xem thì chỉ thấy một bóng đen ngồi lù lù trên đường, thế là khách hoảng kinh, vội ném hành lý lại rồi quay người chạy chí chết…

Ông này thấy vậy thì la to:

-Dừng chạy! Là tôi đây mà!…

Nhưng ông càng kêu, bóng đen càng chạy dữ, cuối cùng thì mất hút Ông lão cười đến không thể ngậm miệng lại: – Là ai vậy ta? Sao mà nhát dữ vậy hè?

Ông tiến tới sờ vào cái bao vải to khách ném lại trên đường và đưa tay bóp thử: Thấy mềm mềm, hình như pên trong là y phục. Ông liền ngồi xuống rút thuốc ra hút, có ý đợi người kia quay trở lại lấy đồ… Nhưng hút đã mấy điếu rồi, mà chẳng thấy tên nhát gan kia quay lại.

Bấy giờ đã hơn nửa đêm, ông nghĩ: “Thôi thì trước tiên mình cứ vác cái bao này đem về nhà, sáng mai ắt sẽ có người tới nhận… lúc đó mình giải thích, trả đồ cho họ là được”.

Ông vác hàng về nhà, thắp đèn Iên xem. Thấy bên trong toàn là quần may theo một kiểu, còn có một bao thư chứa năm trăm đồng nữa… Ông đoán tên nhát gan này có lẽ là thợ may ở vùng khác đến.

Hai vợ chồng bàn nhau: Việc này không ai chứng kiến, nếu như nội trong ba ngày mà có ai đến tìm thì mình hoàn trả… bằng không thì sẽ… thanh lý hết khoản này.

Nhưng đợi bảy-tám ngày rồi mà không thấy chủ nhân bao hàng tìm đến, còn dân trong thôn cũng không ai bàn tán gì về vụ này. Thế là họ yên tâm. Sau đó ông chồng đem hàng đến tận phương xa bán đi: Được sáu trăm dồng, cộng thêm năm trăm đồng trong bao thư là ngàn mốt. Vào thời đó đây là số tiền rất to.

Hai vợ chồng chia nhau tài sản, rất hoan hỉ thích thú. Họ mua đồ về, tiệc ăn mừng…

Một ngàn đồng nhanh chóng tiêu hết, túi không còn tiền, họ lại thấy khó chịu. “Ăn cướp quen tay”… nên ông chồng làm gan, diễn lại chiêu này một lần nữa, không ngờ thành công. Ông lại áp dụng tiếp, vẫn được thời…

Rút kinh nghiệm, ông chuyên lựa đêm tối mới ra tay, nếu gặp người quen trong thôn, thì ông nói dóc mấy câu rồi bỏ đi, còn nếu gặp lái buôn lạ, thì ông hét một tiếng dọa họ chạy.

Ông cứ diễn mửng này, lâu lâu làm một vố. Sau một năm, thành ra đại phát tài, xây được ngôi nhà mới khang trang ba phòng, thầm tính là: Đợi con trai phục viên về, thì cho nó cưới vợ, dọn vào nhà mới ở…

Ông ngắm ngôi nhà sang trọng đầy đủ tiện nghi, lòng vui không kể xiết, chính nhờ thủ đoạn “chặn đường cướp của”… mà ông phát tài, giàu sang. ông tính toán: “Thôi thì nhân lúc mình chưa già, nên vơ vét nhiều thêm nữa”…

Cuối năm đó, ông quyết làm một mẻ nữa để ăn Tết, đón xuân sang bằng của cải dư thừa… Thế là ông lấy một thanh sắt giấu trong áo khoác, chờ đêm tối ra đi…

Nhưng đêm đó ông đợi rất lâu mà không thấy ai tới, vừa định quay về, thì bỗng nghe âm thanh đạp xe cót két. Khi xe đến gần, ông liền ngồi thụp xuống quan sát: Thấy phía sau xe có chở rất nhiều đồ, ông vội quát to một tiếng, làm người trên xe hoảng sợ té xuống… Nhưng hắn đà nhanh chóng đứng lên, sẵn sàng quyết đấu cùng ông. Ông vội cầm cây sắt quất mạnh vào đầu bóng đen, bóng đen kêu thét lên, rồi ngã xuống… Ông nghĩ: “Lần này mình ra tay nặng quá”… Không thấy nạn nhân động đậy, ông bèn đưa tay sờ mũi hắn để thăm dò… hóa ra y đã tắt thở.

Ông hoảng sợ, nhưng lại khởi ác niệm, nhớ đến cái kênh nhỏ ở gần đó, bèn nhủ thầm: “Đã làm thì phải làm cho tới nơi! Tại phần số hắn xui xẻo mà thôi!”.

Thế là ông lấy sạch tài vật trong túi người chết với vẻ rất chuyên nghiệp, ông tháo đồng hồ nơi tay hắn ra và bồng thi thể nạn nhân Iên, ném xuống cái kênh gần đó, rồi chạy về chỗ cũ dùng đất cát xóa hết mọi dấu vết… Sau đó ông chất hàng cướp được Iên xe, ràng kỹ, rồi ung dung đạp xe về nhà…. ném hết mọi căng thẳng âu lo ra phía sau.

Về đến nhà, ông kể cho vợ nghe những gì vừa xảy ra. Vợ ông tuy có hơi lo, nhưng khi thấy trong hành lý có hai bộ y phục mới thật đẹp và vừa khít với vóc dáng họ, thêm phần thức ăn thì quá tuyệt, ngon hết chỗ nói, toàn là những món họ rất ưa ăn, lại có phong bì chứa hơn ngàn đồng nữa… Xem ra “chiến lợi phẩm” kỳ này quá ưng ý khiến hai vợ chồng mừng đến quên sợ… bà lập tức bày dọn tiệc rượu, tấm tắc ca ngợi công lớn của chồng, cả hai cùng nhau ăn uống hỉ hả… Xong xuôi, họ thản nhiên đi ngủ.

Đang say giấc nồng, thì nghe tiếng đập cửa gấp rút khiến họ thức giác.

Ông chồng lớn tiếng hỏi:

-Ai vậy?

Bỗng nghe tiếng con gái họ vang lên. Họ vội vàng mặc áo, ra mở cửa. Con gái vừa vào, hỏi ngay:

-Thằng Tú em trai con đâu, sao không ra?

Ông lão nói:

-Lạ chưa? Không phải em con đang & Tứ Xuyên hay sao?

Cô gái đáp:

-Em con được lệnh theo Thủ trưởng đi Thạch Thị công tác, do thấy chỗ này cũng gần nhà mình nên Thủ trưởng cho phép nó được về thăm ba mẹ. Lúc nó xuống xe thì trời đã tối, nên quyết định đến nhà con ăn cơm trước. Con bảo nó: “Thôi thì em hãy ngủ lại, đợi sáng mai hẵng qua thăm ba mẹ cũng được mà”… Nhưng nó bảo: “Trước mười giờ sáng mai em phải đến Thạch Thị trình diện Thủ trưởng”… nên nó mượn xe đạp của con, tranh thủ chạy qua thăm ba má…

Kể đến đây cô reo lên:

-Kia kìa! Không phải xe của con đang nằm & đó hay sao?

Thấy ba mình không đáp, cô ngước Iên nhìn, thì phát hiện đôi mắt ông đang dại đi, mặt chuyển sắc tái nhợt như người chết. Đột nhiên giống hệt một kẻ phát cuồng, ông nhào ra khỏi cửa, lao đi như tên bắn. Trong khi mẹ cô thì quỵ xuống… tan nát cả ruột gan, bà bật khóc to, bệu bạo nói:

– Đúng là… báo ứng mà!

Khi người cha bồng thi thể ướt sũng của đứa con trai cưng vào nhà, theo sau là nhóm hương thân phụ giúp, mặt họ đầy thắc mắc ngơ ngác… Bà mẹ và cô con gái bổ nhào tới, ôm xác khóc la… Láng giềng cùng bu Ịại xem, ai cũng muôn biết cớ sự ra sao.

Lúc này bỗng dưng có người kinh hoàng thét lên:

-Chú Hai… tự sát rồi!

Hóa ra ba thằng Tú đã dùng liềm cắt cổ mình, hiện dang nằm giày giụa trên đất, miệng trào máu tươi….

Bà vợ thấy vậy, há hốc mồm nhìn, hai mắt mở trừng trừng, rồi bà ôm tim, mặt lộ vẻ đau đớn khủng khiếp rồi thở hắt ra một hơi, cùng ra đi về thế giới bên kia theo chồng…

Nghe xong câu chuyện này, dù ⑹ không giải thích ắt độc giả cũng dư biết hai vợ chòng này chết rồi sẽ đi về đâu1.

Hại người như hại mình! – “Hành bất nghĩa chính là tự hủy hoại minh”.

Sám văn:

Xin nguyện vì hết thảy chúng sinh trong mười phương đã chịu khổ, đang chịu khổ, hoặc sẽ chịu khổ mà giúp họ qui y thế gian Đại từ bi phụ…

Giải thích:

Khi bạn đi trên đường mà nhìn thấy xe chở loài vật, thì hãy âm thầm qui y Tam bảo cho chúng. Ngay cả lúc vào chợ hay siêu thị, nếu nhìn thấy loài vật bị bày bán (dù chưa chết hay đã chết), thì nên niệm như thế này:

Nguyện những chúng sinh mà mắt tôi dang nhìn thấy: Dù đã chết, chưa chết hay chờ chết… và những loài đang bị giết hại, xin hãy nghe theo tôi, khởi một niệm qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng… (đọc 3 lần)

Tiếp đến hãy niệm “Nam mô A Di Đà Phật!” vài lần, tụng thêm chú vãng sinh, từ một đến ba biến, nhiều hơn càng tốt, như vậy sẽ có vô lượng chúng sinh quỳ tại hư không nghe thọ Tam quy, niệm Phật theo bạn. Sau khi chúng chết rồi được vãng sinh thiện đạo, do nhờ phát khởi một niệm Iành này. Phải biết trong pháp giới: “Tất cả do tâm tạo”

Phải hiểu công đức bái sám phi thường lớn, cần dùng lực công đức này, hồi hướng cho những chúng sinh đang thọ khổ, giúp chúng qui y Phật, Pháp, Tăng… khiến cho được lợi. Khi giúp chúng sinh thọ ích, tất nhiên bản thân cũng thọ ích, đồng thời phẩm vị cảnh giới cũng được thăng cao.