NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
TẬP II
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch

 

NGHỀ PHỤ

Có một nữ cư sĩ tên Thu, ăn chay đã lâu, mấy năm trước qua úc định cư. 

Năm ngoái bà Thu gọi điện đến cho tôi, kể là mình bị băng huyết, uống thuốc gì cũng không cầm, chẳng biết phải làm sao.

Vừa tiếp điện thoại, tôi có cảm giác bà đang phá giới, liền hỏi: Bà có giết gà hoặc làm nghề gì liên quan đến kinh doanh thịt chúng sinh không?

Bà tỏ vẻ rất kinh ngạc, vội kể là hiện tại mình đang làm thu ngân cho một siêu thị, ông chủ là người Trung Quốc, cư xử với bà rất tốt. Vì muốn giúp bà kiếm thêm nhiều tiền, nên kế bên bàn thu ngân ông còn lập thêm một lò nướng điện, để bà tranh thủ lúc rảnh thì phụ tẩm ướp gia vị vào con gà (mà nhà bếp đã giết rồi) và cho vào lò nướng…

Bà hỏi:

-Làm vậy mà cũng tính là phá giới hay sao?

Tôi không đáp ngay, mà hỏi lại bà:

-Giả sử có một nhóm người đi cướp ngân hàng, đến nơi họ thuê tôi đứng canh cổng giúp cho họ. Bà hãy nói xem: Khi cảnh sát đến phá án, họ có bắt tôi không hả? Vì vậy, nếu những người đích thân cầm dao sát sinh, mà có ai tham dự vào (dù chỉ làm công tác phụ giúp), thì cũng đồng tội. Bà là đệ tử tại gia của Phật, đã thọ giới, sám hối, thệ dứt trừ ác nghiệp. vốn là đời này túc nghiệp đã trả hết rồi, vậy mà bây giờ lại đi tạo thêm tội mới nữa! Cho dù là bà không giết vật, chỉ tham gia làm công tác phụ tẩm ướp gia vị và nướng chín thôi, thì điểm chính cũng là: Mượn đây để gia tăng thu nhập cho mình, mà việc này Phật từng xếp loại: Thuộc về nghề bất chính, là tà nghiệp chứ không phải chánh nghiệp. Nhìn bề ngoài tưởng rằng việc này là chuyện nhỏ, nhưng nghiệp tội trên thân bà rất lớn. Vừa tạo nghiệp thì bị thọ báo ngay! (Đúng ra cũng là việc tốt, vì được trả báo liền). Bà phải sám hối lỗi này trước Phật, xong rồi thì tuyệt không được làm nghề gì liên quan đến dạng công tác tương tự như thế nữa, thì bệnh sẽ lành.

Bà nghe xong, hiểu minh bạch, lập tức sám hối thệ đoạn tận ác nghiệp. Ngay hôm đó chứng băng huyết liền dừng.

Loại báo ứng ngay trên thân như thế này, thực ra có rất nhiều.

Chúng ta nhất định phải lấy giới làm thầy, áp dụng Lục độ vào trong đời sống thường nhật, đây là ý nghĩa chân chánh của niệm Phật, như vậy mới được chư Phật, Bồ tát gia trì.

Sám văn:

Bồ tát Tín Tướng thưa: Bạch Thế Tôn, có những chúng sinh ở trong hỏa thành bị thiêu đốt tâm can, vì sao mà bị như thế?

Phật đáp: Do đời trước khi làm người họ thiêu đốt rừng núi, phá hang ổ, chiên, rán loài vật, làm cho chúng sinh chết trong thống khổ đau đớn, nên nay bị hành tội như vậy.

Lại có chúng sinh ở nơi tuyết sơn, bị gió lạnh làm da thịt nứt nẻ, cầu chết không được, cầu sống không xong, khổ sở trăm ngàn, tội này do đâu?

Phật nói: Là do phạm các lỗi: Cướp bóc hung bạo, lột y vật người, lấy làm của mình. Mùa đông giá rét hại người trần trụi chết cóng, lột da xẻ thịt trâu dê, khiến chúng khổ đau khó kham, do gieo nhân ấy, nên bị thế này.

Giải thích:

Sám văn dễ hiểu nên tôi chỉ giải thêm điều này: Phải hiểu là loài vật dù đã bị giết chết, song thần thức chúng không thể lập tức rời thân liền, nên sau khi chúng chết rồi, còn bị xẻ thịt lột da tiếp tục, thống khổ của chúng sẽ càng dâng cao tột độ. Vì vậy mà kẻ tạo tội phải thọ báo ở ngục Tuyết Sơn.

Tôi ngày xưa lúc chưa biết Phật pháp, đã từng giết qua mười mấy con gà, do không ưa ăn da gà, nên sau khi chặt đầu gà rồi, thì từ cổ trở xuống, tôi lột da ra hết… Còn cá thì đánh vảy sống, tính ra tôi cắt cổ chừng một số gà, nhưng giết cá thì vô lượng. Lúc đó do mình muốn ăn ngon, Iuôn nghĩ: “Con vật chỉ là thức ăn”, đâu biết làm vậy là tạo tội.

Sau khi minh lý một chút thì tôi đích thân tụng “Kinh Địa Tạng” để cầu siêu cho những con vật minh từng giết qua, tha thiết hướng chúng sám hối. Nếu tôi không làm như thế, thì những hình phạt nơi ngục Tuyết Sơn này ắt tôi cũng phải lãnh phần.

Vào năm 1990, tôi xem báo “Kim Vãn” thấy đăng một câu chuyện thế này:

Một nông dân tỉnh Hà Bắc đến chỗ giết mổ trâu bò, ngỏ ý muốn bán con trâu cả đời đã giúp ông làm nông. Sau khi ngã giá thương lượng xong, ông quay về, dắt trâu ra khỏi cổng nhà mình. Ngay giây phút sắp trao dây thừng cho người mua, thì con trâu dường như hiểu được số phận mình, nó bèn quay đầu nhìn chủ, rồi nhìn thương lái… đột nhiên nó rống to một tiếng, lao nhanh tới, dùng sừng húc mạnh vào chủ nhân. Cú tấn công bất ngờ khiến lão chủ không kịp né tránh, bị sừng đâm vào ngực, chết ngay tức thời. Nếu không nhờ người chung quanh phụ nắm dây thừng, khống chế trâu, thì e rằng bức tường rào cũng bị con trâu điên này húc sập.

Tuy gọi trâu điên, nhưng thực ra không phải thế. Bởi khi bị người túm giữ, dù nó vùng vẫy đến rơi sừng trên thi thể chủ, song nó vẫn đứng đấy bất động, thở phì phì, hai con mắt đỏ ngầu nhìn trừng trùng vào thây chủ chết, nhưng không hề làm gì gây tổn thương cho ai khác.

Con trâu cuối cùng không thoát khỏi số mệnh bị giết, nhưng câu chuyện này làm tăng thêm niềm tin kiên định trong tâm tôi. Độc giả hãy tự minh chiêm nghiệm và ngộ ra đạo lý trong đây. Động vật tuy có hình dáng khác người, không thể nói năng, song tâm tư nó vẫn biết buồn thương giận ghét, có đầy đủ cảm xúc, cũng sợ chết tham sống giống y như người.

Sám văn:

Vì sao có chúng sinh ở trên núi dao, rừng kiếm, hễ chạm vào đầu thì liền bị cắt đứt, thân thể tay chân đểu bị chặt, cắt… đau đớn khồ sở không cùng?…

Phật nói: Đời trước họ làm đồ tể, nấu giết chúng sinh, băm vằm, chặt cắt, khiến cốt nhục phân ly, đầu chân một nẻo… còn treo thây vật lên cao, cân lường mà bán. Hoặc vừa treo vừa xẻo thịt sống bán, khiến chúng sinh thống khổ muôn vàn, vì tội này nên bị như thế.

Giải thích:

Tại chợ, chúng ta thường thấy thịt các loài trâu, bò, heo, dê bị giết được treo lên, đầu chúc xuống, trên thớt thịt luôn có dao, búa chặt, băm… cân bán. Bên cạnh còn bày la liệt nào là: Huyết, tim, gan, phèo, phổi, than… thảm đến không nỡ nhìn.

Tôi nói vậy là theo tâm trạng của người hiểu đạo, đã tỉnh ngộ trong hiện tại. Chứ hồi xưa, khi chưa tin Phật, chính tôi cũng là một trong số khách hàng mê ăn thịt, hễ vào đây là lo chọn lựa cho mình miếng tươi ngon trước nhất. Bây giờ nhớ lại cảnh mình ăn nuốt ác độc: Bởi mua thịt về xong, chúng ta ai cũng phải dùng đao chặt, băm mà? Ta khiến chúng xương cốt phân ly, đầu chân đứt đoạn… Động vật và người giống nhau, đều có chung cảm thọ thống khổ; cũng buồn, thương, gian, ghét tương đồng y hệt. Chỉ vì chúng không thể nói như người và mang hình dáng thấp kém, thì phải bị người ăn nuốt hay sao? Những bạn đồng tu còn đang ăn thịt của tôi ơi, nếu không ngại xin hãy ăn chay một tháng thử xem, hãy vì động vật mình đã ăn qua mà tụng “Kinh Địa Tạng” một tháng và kiểm xem trên thân bạn có biến chuyển gì không? Phải hiểu là thần thức con vật sau khi chết đi, cũng giống như chúng ta, đều biết phân biệt, nhận thức thiện ác, cũng có nỗi niềm rung cảm hệt người… Khi chúng ta thành tâm hối lỗi và tụng kinh cầu cho chúng, tất sẽ được chúng tha thứ…

Xin kể câu chuyện: ở Quảng Đông có một cô gái thông minh xinh đẹp, vừa lấy bằng Thạc sĩ và giành được học bổng đi du học bên Mỹ. Nhưng do bị bệnh ghẻ lở mà phải quay về nước. Nhưng y viện trong nước cũng bó tay hết cách, không thể chữa.

Lúc gặp tôi, cô khóc thống thiết.

Tôi chỉ khuyên:

-Cô nên án chay và hãy vì những chúng sinh mình ăn qua mà tụng “Kinh Địa Tạng” cầu cho chúng (là những động vật từng bị cô sát hại thống khổ), cô cũng phải sám hối tội hay nóng giận gây cãi với ba mẹ nữa…

Hai tháng sau, tôi gặp lại, thấy cô đã Iành bệnh, đang chuẩn bị qua Mỹ học.

Khoảng nửa năm sau, tôi nhận được tấm hình chụp: Cô dang Iãnh bằng, tay cầm bó hoa tươi.

Tôi thật mừng cho cô. Hy vọng mọi người đều có thể tụng “Kinh Địa Tạng” vì đây là bộ kinh vi diệu không thể nghĩ lường.

Sám văn:

-Lại có chúng sinh ngũ căn không đủ? Phật đáp: Vì đời trước họ ưa săn mồi, hay bắn chim thú, hại chúng bể đầu, đứt chân, nhổ lông, bẻ cánh, làm chúng sinh đau khổ cực cùng. Vì nhân ấy nên bị như vậy.

Giải thích:

Ngũ căn: Mắt, tay, mũi, lưỡi, thân. Bị các căn không đầy đủ là: Mắt mù, tai điếc, lưỡi ngắn, thân tàn tật v.v… bởi do đời trước, từng săn bắn hại vật, dùng cung, tên, súng ống… bắn, giết gây tổn thương cho vật.

Hiện tại nước ta không cho phép giữ súng, nên chuyện đi săn bằng súng tương đối hiếm. Nhưng ở ngoại quốc, gần đây có một vị Tổng thống, những khi rảnh ổng rất ưa đi săn bắn. Kết quả là: Hôm nọ lúc ông xuất ngoại diễn giảng thì bị người săn giết, đây chỉ là “hiện thế báo”. Sang đời sau nếu ông còn được làm người, sẽ bị ngũ căn không đủ.

Tôi vào thời niên thiếu, cũng dùng ná bắn chim, tàn hại ếch, châu chấu, bọ ngựa, các côn trùng nhỏ… rất nhiều. Đa số đều bị tôi ngắt đầu hoặc làm gãy chân, rụng cánh… May là tôi chưa trả báo thì đã biết tu tỉnh học Phật. Nếu không, có thể tôi sớm đã bị tứ chi bất toàn hay mất mạng…

Nhân quả báo ứng như bóng theo hình, chỉ vì người tạo nghiệp bất đồng, nên khi thọ báo xảy ra nhanh chậm, khác nhau. Có người đợi nhân duyên đời sau chín muồi rồi mới thọ báo, có người ngay trong đời này trả quả liền.