LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG VII: ĐỊNH UẨN

Phẩm Thứ Nhất: LUẬN VỀ ĐẮC

(Từ quyển 157 – đầu quyển 162)

Các pháp đạt được ở quá khứ thì quá khứ đạt được pháp ấy chăng? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp theo nên phân biệt rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày nghĩa lý của mình. Đó là hoặc có người chấp: Quá khứ-vị lai là không có, mà nói hiện tại là pháp vô vi. Vì ngăn chặn ý chấp ấy để hiển bày quá khứ-vị lai là có, hiện tại không phải là vô vi, cho nên soạn ra phần luận này.

Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu không có quá khứ-vị lai, thì lẽ ra pháp ấy không có hữu tình thành tựu và không thành tựu. Như cái đầu thứ hai, cái tay thứ ba, Uẩn thứ sáu, Xứ thứ mười ba, Giới thứ mười chín…, không có thành tựu và không thành tựu. Nhưng quá khứ-vị lai có thành tựu và không thành tựu, cho nên biết là có thật.

Hoặc lại có người chấp: Thành tựu không phải là pháp có thật. Như phái Thí Dụ lập ra luận thuyết như vậy: “Các loài hữu tình không rời pháp ấy thì nói đó là thành tựu, nhưng pháp này không có thật Thể, chỉ là quán xét đối đãi-phân biệt mà giả lập. Như năm ngón tay khép lại thì gọi đó là nắm tay, rời ra thì không phải là nắm tay, cho nên không phải là có thật. Như vậy, hữu tình không rời pháp ấy thì nói đó là thành tựu, rời ra thì không thành tựu bởi vì Thể không phải là có thật.” Hỏi: Vì sao họ lập ra luận thuyết này?

Đáp: Bởi vì dựa vào trong kinh. Như trong kinh nói: “Có Chuyển

Luân Vương thành tựu bảy vật báu.” Nếu sự thành tựu này là có thật, thì phải thành tựu thân khác và thuộc về số phi hữu tình, nghĩa là Luân Vương ấy nếu thành tựu vòng xe quý báu-ngọc thần quý báu thì pháp sẽ hủy hoại, bởi vì cũng là pháp thuộc số hữu tình, cũng là pháp thuộc số phi hữu tình; nếu thành tựu voi quý báu-ngựa quý báu thì nẽo sẽ hủy hoại, bởi vì cũng là nẽo người, cũng là nẽo bàng sinh; nếu thành tựu người nữ quý báu thì thân sẽ hủy hoại, bởi vì cũng là thân nam, cũng là thân nữ; nếu thành tựu quan chủ quản kho tàng quý báu-binh tướng quý báu thì nghiệp sẽ hủy hoại, bởi vì cũng là vua, cũng là quan. Đừng có sai lầm này, cho nên thành tựu không phải là có thật. Bởi vì ngăn chặn tông chỉ ấy để hiển bày về thành tựu là Thể có thật, cho nên soạn ra phần luận này.

Nếu thành tựu không phải là Thể có thật thì trái với kinh đã nói. Như nói: “Hữu học thành tựu tám Chi, A-la-hán lậu tận thành tựu mười Chi.” Nếu thành tựu không phải là có thật, thì Thánh giả ấy vào lúc tâm hữu lậu hiện rõ trước mắt, và lúc không có tâm sẽ không thành tựu Thánh đạo của ba đời, sao nói là thành tựu tám Chi-mười Chi? Bởi vì Chi đều là pháp vô lậu.

Lại nữa, nếu thành tựu không phải là có thật, thì lại trái với kinh khác. Như kinh khác nói: “Bổ-đặc-già-la này thành tựu pháp thiện và pháp bất thiện.” Nếu thành tựu không phải là có thật, thì lúc người ấy khởi lên pháp thiện sẽ không thành tựu pháp bất thiện, lúc khởi lên pháp bất thiện sẽ không thành tựu pháp thiện, lúc khởi lên pháp vô ký sẽ không thành tựu pháp thiện và bất thiện.

Lại nữa, nếu thành tựu không phải là có thật, thì lại trái với kinh khác. Như nói: “Nếu Tỳ kheo thành tựu bảy pháp vi diệu, thì phần nhiều an trú vui vẻ ở trong pháp hiện tại.” Lúc ấy lẽ ra chỉ thành tựu một pháp vi diệu, hoặc là không thành tựu, nghĩa là lúc bảy pháp vi diệu tùy theo một pháp hiện rõ trước mắt, Tỳ kheo ấy chỉ thành tựu một pháp. Bởi vì bảy pháp vi diệu đều lấy Tuệ làm tánh, hãy còn không có hai Tuệ cùng lúc khởi lên, huống là có bảy hay sao? Nếu lúc pháp khác khởi lên hiện rõ ở trước mắt, thì bảy pháp vi diệu đều không thành tựu.

Lại nữa, nếu thành tựu không phải là có thật, thì lại trái với kinh khác. Như nói: “Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thành tựu mười Lực.” Kinh ấy lẽ ra chỉ nói là thành tựu một Lực, hoặc là không thành tựu, nghĩa là nếu tùy theo một Lực khởi lên hiện rõ trước mắt, thì chín Lực còn lại rời khỏi thân sẽ không thành tựu. Bởi vì mười Lực đều lấy Tuệ làm Thể, cho nên không có hai Tuệ cùng lúc khởi lên. Nếu lúc pháp khác khởi lên hiện rõ ở trước mắt, thì mười Lực này đều không thành tựu.

Lại nữa, nếu thành tựu không phải là có thật, thì lại có sai lầm khác. Dị sinh nên gọi là lìa nhiễm của ba cõi, các A-la-hán nên gọi là dị sinh, nghĩa là lúc các dị sinh khởi lên tâm thiện-vô phú vô ký và lúc không có tâm, trong thân hiện tại không có phiền não, lại không thành tựu quá khứ-vị lai, thì lẽ nào không gọi là lìa nhiễm của ba cõi hay sao? Lúc các A-la-hán khởi lên tâm hữu lậu và lúc không có tâm, hiện tại không có Thánh đạo, lại không thành tựu quá khứ-vị lai, bởi vì không có Thánh pháp thì lẽ nào không phải là dị sinh hay sao?

Nếu như vậy thì trở thành sai lầm lớn. Vì thế cho nên thành tựu quyết định là có thật.

Hỏi: Nếu thành tựu là có thật, thì kinh mà phái Thí Dụ đã dẫn chứng nên hiểu thế nào?

Đáp: Kinh ấy nói tự tại gọi là thành tựu, nghĩa là Chuyển Luân Vương thâu nhiếp điều khiển tự tại đối với bảy vật báu của mình, tạm thời nói đến thành tựu chứ không phải là như thành tựu tám Chi Học…

Hoặc lại có người chấp: Thành tựu tuy là Thể có thật, mà không thành tựu thì không có thật Thể. Vì ngăn chặn ý chấp ấy để hiển bày về không thành tựu cũng có thật Thể, cho nên soạn ra phần luận này.

Nếu như không thành tựu không có thật Thể, thì thành tựu cũng không có thật Thể, bởi vì quán xét không thành tựu mà nói đến thành tựu. Như quán xét ban đêm mà lập ra ban ngày, quán xét bóng tối mà lập ra ánh sáng, đều là Thể có thật; pháp này cũng như vậy.

Lại nữa, không thành tựu là đối trị gần của thành tựu, càng trái ngược lẫn nhau, như tham-không có tham, sân-không có sân, si-không có si, định-loạn… Nếu không có thật Thể thì do đâu mà trái ngược nhau trở thành đối trị gần?

Lại nữa, không thành tựu nếu không có Thể, thì lẽ ra không thi thiết về pháp đoạn các phiền não, nghĩa là Thánh đạo khởi lên đoạn các phiền não, không phải là như dùng dao cắt đứt đồ vật, dùng đá mài mòn đồ vật; nhưng khởi lên đoạn được ràng buộc, chứng được lìa xa ràng buộc, khiến cho các phiền não không thành tựu thì gọi là Đoạn, cho nên biết tánh của không thành tựu là có thật.

Hoặc là bởi vì muốn đoạn dứt màng lưới nghi ngờ, mà soạn ra phần luận này. Nghĩa là trong chương Tạp Uẩn nói: “Pháp quá khứ sinh-trú-lão-vô thường, nên nói là quá khứ…” Đừng có sinh lòng nghi ngờ: Như tướng và pháp không khác nhau về đời, không khác nhau về sát-na, đạt được và pháp cũng như vậy. Như đạt được và pháp có khác nhau về đời, có khác nhau về sát-na, tướng và pháp cũng như vậy. Bởi vì làm cho mối nghi này được quyết định, trình bày rõ ràng về tướng và pháp nhất định không khác nhau về đời, không khác nhau về sát-na, mà đạt được và pháp thì có giống nhau-có khác nhau, nghĩa là pháp trong ba đời thì mỗi một pháp đều có đạt được trong ba đời.

Hỏi: Vì sao tướng cùng với tướng phụ thuộc(sở tướng) thì quyết định không có khác nhau về đời và sát-na, mà đạt được cùng với đạt được phụ thuộc(sở đắc) thì hoặc là giống nhau-hoặc là khác nhau?

Đáp: Tướng cùng với tướng phụ thuộc, chắc chắn cùng chung một quả, đi theo nhau không tách rời nhau, không có trước sau, đối với pháp cùng tụ không có thể rời bỏ; đạt được cùng với đạt được phụ thuộc, không cùng chung một quả, không phải là nhất định đi theo nhau, không phải là không tách rời nhau, hoặc là có trước sau, đối với pháp cùng tụ hoặc là có thể rời bỏ, như tánh của các lớp vỏ cây tách rời với cây.

Bởi vì ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày nghĩa lý của mình, và làm cho người nghi có được quyết định; giả sử không ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày nghĩa lý của mình, và làm cho người nghi có được quyết định, nhưng ở trong nghĩa tương ưng với pháp tướng, cần phải hiển bày rõ ràng cho nên soạn ra phần luận này.

Các pháp đạt được ở quá khứ thì quá khứ đạt được pháp ấy chăng? Trong này, nói là đạt được thì muốn hiển bày về điều gì? Đó là được thành tựu. Vì sao biết như vậy? Như luận Thi Thiết nói: “Đạt được(đắc) là thế nào? Đó là gặt hái thành tựu. Gặt hái(hoạch) là thế nào? Đó là đạt được thành tựu. Thành tựu là thế nào? Đó là gặt hái đạt được.” Đạt được-Gặt hái-Thành tựu tuy thanh âm có khác nhau mà nghĩa không có gì khác biệt.

Chủng loại về pháp đã đạt được có mười một loại: Cõi Dục có bốn, đó là thiện-bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký; cõi Sắc có ba, trừ ra bất thiện; cõi Vô sắc cũng như vậy; và pháp vô vi. Cõi Dục thì thiện-bất thiện-vô phú vô ký đều có đủ năm Uẩn, hữu phú vô ký chỉ có bốn Uẩn; ba loại của cõi Sắc đều có đủ năm Uẩn; ba loại của cõi Vô sắc đều chỉ có bốn Uẩn; pháp Vô vi có đủ năm Uẩn, và Trạch diệt-Phi trạch diệt, trừ ra Hư không-Vô vi, bởi vì không phải là pháp đã đạt được.

Trong này, Sắc thiện-bất thiện của cõi Dục, nếu ở quá khứ thì có ba đời đạt được, nếu ở vị lai thì chỉ có vị lai đạt được, nếu ở hiện tại thì có hai đời đạt được, đó là vị lai-hiện tại.

Bốn Uẩn thiện-bất thiện-hữu phú vô ký, và bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của tâm Thông quả trong vô phú vô ký, lúc ấy đạt được thì đời xen tạp và sát-na xen tạp, đó là bởi vì quá khứ-vị lai-hiện tại đều có đủ ba đời đạt được.

Tất cả Sắc uẩn vô phú vô ký-bốn Uẩn thuộc Dị thục sinh, và phần nhiều bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ, lúc ấy đạt được thì đời không xen tạp, sát-na không xen tạp, nếu ở quá khứ thì đạt được cũng là quá khứ, nếu ở vị lai thì đạt được cũng là vị lai, nếu ở hiện tại thì đạt được cũng là hiện tại.

Trong bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ, người khéo luyện tập xuyên suốt như Đức Phật-Mã Thắng, cho đến những hữu tình khác đã khéo luyện tập xuyên suốt, và trong bốn Uẩn thuộc Công xảo xứ, người khéo luyện tập xuyên suốt như Đức Phật-Thiên tử Diệu Nghiệp, cho đến những hữu tình khác đã khéo luyện tập xuyên suốt, lúc ấy đạt được cũng đều là đời xen tạp, sát-na xen tạp, đó là bởi vì ở ba đời đều có ba đời đạt được.

Năm Uẩn thiện-hữu phú vô ký của cõi Sắc, và bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của tâm Thông quả trong vô phú vô ký, lúc ấy đạt được thì đời xen tạp và sát-na xen tạp, đó là bởi vì ở ba đời đều có ba đời đạt được, cho nên không nhất định. Sắc uẩn thiện, nói như Sắc uẩn thiệnbất thiện của cõi Dục. Tất cả Sắc uẩn hữu phú vô ký-vô phú vô ký, và bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Dị thục sinh, lúc ấy đạt được thì đời không xen tạp, sát-na không xen tạp, bởi vì hễ ở đời ấy thì chỉ có đời ấy đạt được.

Bốn Uẩn thiện-hữu phú vô ký của cõi Vô sắc, lúc ấy đạt được thì đời xen tạp và sát-na xen tạp, đó là bởi vì ở ba đời đều có ba đời đạt được. Bốn Uẩn thuộc Dị thục sinh, lúc ấy đạt được thì đời không xen tạp, sát-na không xen tạp, bởi vì hễ ở đời ấy thì chỉ có đời ấy đạt được.

Năm uẩn vô lậu, lúc ấy đạt được cũng là đời xen tạp và sát-na xen tạp, đó là bởi vì ở ba đời đều có ba đời đạt được.

Đây là nói chung. Nếu nói riêng biệt thì những người chưa từng đạt được năm Uẩn vô lậu, cho đến chưa từng đạt được năm Uẩn hữu lậu do Tu mà thành, và chưa từng đạt được năm Uẩn hữu lậu do Văn-Tư mà thành. Lúc ấy lần đầu đạt được, nếu ở vị lai thì pháp ấy chỉ có vị lai đạt được, nếu ở hiện tại thì pháp ấy có vị lai-hiện tại đạt được, nếu ở quá khứ thì pháp ấy có ba đời đạt được.

Pháp Trạch diệt-Phi trạch diệt tuy không phải là ba đời thâu nhiếp, mà có ba đời đạt được. Nhưng đạt được Trạch diệt có hai loại, đó là hữu lậu và vô lậu.

Đạt được Trạch diệt hữu lậu, bởi vì lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ mà khởi lên, là chủng loại của đạo thế tục. Nếu chưa lìa nhiễm thì pháp ấy diệt chỉ có quá khứ-vị lai đạt được. Nếu đã lìa nhiễm thì pháp ấy diệt sẽ có ba đời đạt được.

Đạt được Trạch diệt vô lậu, bởi vì lìa nhiễm do kiến-tu mà đoạn thuộc ba cõi cho nên khởi lên, là chủng loại của Thánh đạo. Pháp Trạch diệt do kiến Khổ mà đoạn thuộc cõi Dục, nếu Khổ pháp trí chưa hiện rõ ở trước mắt, thì pháp ấy diệt chỉ có vị lai đạt được; nếu hiện rõ ở trước mắt, thì pháp ấy diệt có vị lai-hiện tại đạt được; nếu đã diệt thì pháp ấy diệt có ba đời đạt được. Như vậy cho đến pháp Trạch diệt thuộc phẩm thứ chín của Hữu Đảnh, nếu Tận trí chưa hiện rõ ở trước mắt…, như lý nên biết.

Đạt được Phi trạch diệt chỉ là hữu lậu, lúc ấy lần đầu đạt được, nếu ở vị lai thì pháp ấy diệt chỉ có vị lai đạt được, nếu ở hiện tại thì pháp ấy diệt có vị lai-hiện tại đạt được, nếu ở quá khứ thì pháp ấy diệt có ba đời đạt được.

Trong này, hỏi-đáp lần thứ nhất hiển bày về pháp của mỗi một đời có ba đời đạt được, hỏi-đáp lần thứ hai hiển bày về mỗi một đời đạt được là đạt được pháp ba đời và pháp rời khỏi đời (ly thế). Đó gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.

Hỏi: Các pháp đạt được ở quá khứ thì quá khứ đạt được pháp ấy chăng?

Đáp: Đạt được pháp ấy hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại.

Đạt được pháp quá khứ, đạt được là quá khứ, đó là tất cả các Uẩn của ba cõi ở quá khứ, và Uẩn vô lậu, tất cả pháp ấy đạt được ở quá khứ.

Đạt được pháp quá khứ, đạt được là vị lai, đó là năm Uẩn thiệnbất thiện, bốn Uẩn hữu phú vô ký, phẩm câu sinh thuộc tâm Thông quả trong vô phú vô ký, và một phần bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ của cõi Dục ở quá khứ; năm Uẩn thiện, hữu phú vô ký và bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của tâm Thông quả trong vô phú vô ký của cõi Sắc; bốn Uẩn thiện-hữu phú vô ký của cõi Vô sắc; năm Uẩn vô lậu, tất cả pháp ấy đạt được ở vị lai.

Đạt được pháp quá khứ, đạt được là hiện tại, đó là năm Uẩn thiệnbất thiện của cõi Dục ở quá khứ, cho đến nói rộng ra như vị lai, tất cả pháp ấy đạt được ở hiện tại.

Hỏi: Giả sử quá khứ đạt được thì pháp ấy đạt được ở quá khứ chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là hiện tại, hoặc là vô vi.

Quá khứ đạt được, đạt được pháp quá khứ, đó là quá khứ đạt được, đạt được tất cả các Uẩn của ba cõi ở quá khứ, và Uẩn vô lậu.

Quá khứ đạt được, đạt được pháp vị lai, đó là quá khứ đạt được, đạt được bốn Uẩn thiện-bất thiện-hữu phú vô ký, phẩm câu sinh thuộc tâm Thông quả trong vô phú vô ký, và một phần bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ của cõi Dục ở vị lai; năm Uẩn thiện, hữu phú vô ký và bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của tâm Thông quả trong vô phú vô ký của cõi Sắc; bốn Uẩn thiện-hữu phú vô ký của cõi Vô sắc; năm Uẩn vô lậu.

Quá khứ đạt được, đạt được pháp hiện tại, đó là quá khứ đạt được, đạt được thiện hiện tại của cõi Dục, cho đến nói rộng ra như đạt được ở vị lai.

Quá khứ đạt được, đạt được pháp Vô vi, đó là quá khứ đạt được, đạt được Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Hỏi: Các pháp đạt được ở vị lai thì vị lai đạt được pháp ấy chăng?

Đáp: Đạt được pháp ấy hoặc là vị lai, hoặc là quá khứ, hoặc là hiện tại.

Đạt được pháp vị lai, vị lai đạt được, đó là tất cả các Uẩn của ba cõi ở vị lai, và Uẩn vô lậu, tất cả pháp ấy đạt được ở vị lai.

Đạt được pháp vị lai, quá khứ đạt được, đó là bốn Uẩn thiện-bất thiện-hữu phú vô ký, phẩm câu sinh thuộc tâm Thông quả trong vô phú vô ký, và một phần bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ của cõi Dục ở vị lai; năm Uẩn thiện, hữu phú vô ký và bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của tâm Thông quả trong vô phú vô ký của cõi Sắc; bốn Uẩn thiện-hữu phú vô ký của cõi Vô sắc; năm Uẩn vô lậu, tất cả pháp ấy đạt được ở quá khứ.

Đạt được pháp vị lai, hiện tại đạt được, đó là thiện của cõi Dục ở vị lai, cho đến nói rộng ra như quá khứ, tất cả pháp ấy đạt được ở hiện tại.

Hỏi: Giả sử vị lai đạt được thì pháp ấy đạt được ở vị lai chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là vị lai, hoặc là quá khứ, hoặc là hiện tại, hoặc là vô vi.

Vị lai đạt được, đạt được pháp vị lai, đó là vị lai đạt được, đạt được tất cả các Uẩn của ba cõi ở vị lai, và Uẩn vô lậu.

Vị lai đạt được, đạt được pháp quá khứ, đó là vị lai đạt được, đạt được năm Uẩn thiện-bất thiện, bốn Uẩn hữu phú vô ký, phẩm câu sinh thuộc tâm Thông quả trong vô phú vô ký, và một phần bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ của cõi Dục ở quá khứ; năm Uẩn thiện, hữu phú vô ký và bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của tâm Thông quả trong vô phú vô ký của cõi Sắc; bốn Uẩn thiện-hữu phú vô ký của cõi Vô sắc; năm Uẩn vô lậu.

Vị lai đạt được, đạt được pháp hiện tại, đó là vị lai đạt được, đạt được thiện của cõi Dục ở hiện tại, cho đến nói rộng ra như đạt được ở quá khứ.

Vị lai đạt được, đạt được pháp Vô vi, đó là vị lai đạt được, đạt được Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Hỏi: Các pháp đạt được ở hiện tại thì hiện tại đạt được pháp ấy chăng?

Đáp: Đạt được pháp ấy hoặc là hiện tại, hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai.

Đạt được pháp hiện tại, hiện tại đạt được, đó là tất cả các Uẩn của ba cõi ở hiện tại, và Uẩn vô lậu, tất cả pháp ấy đạt được ở hiện tại.

Đạt được pháp hiện tại, quá khứ đạt được, đó là bốn Uẩn thiệnbất thiện-hữu phú vô ký, phẩm câu sinh thuộc tâm Thông quả trong vô phú vô ký, và một phần bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ của cõi Dục ở hiện tại; năm Uẩn thiện, hữu phú vô ký và bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của tâm Thông quả trong vô phú vô ký của cõi Sắc; bốn Uẩn thiện-hữu phú vô ký của cõi Vô sắc; năm Uẩn vô lậu, tất cả pháp ấy đạt được ở quá khứ.

Đạt được pháp hiện tại, vị lai đạt được, đó là năm Uẩn thiện-bất thiện, bốn Uẩn hữu phú vô ký của cõi Dục ở hiện tại, còn lại nói như đạt được ở quá khứ, tất cả pháp ấy đạt được ở vị lai.

Hỏi: Giả sử hiện tại đạt được thì pháp ấy đạt được ở hiện tại chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là hiện tại, hoặc là quá khứ, hoặc là vị lai, hoặc là vô vi.

Hiện tại đạt được, đạt được pháp hiện tại, đó là hiện tại đạt được, đạt được tất cả các Uẩn của ba cõi ở hiện tại, và Uẩn vô lậu.

Hiện tại đạt được, đạt được pháp quá khứ, đó là hiện tại đạt được, đạt được năm Uẩn thiện-bất thiện, bốn Uẩn hữu phú vô ký, phẩm câu sinh thuộc tâm Thông quả trong vô phú vô ký, và một phần bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ của cõi Dục ở quá khứ; năm Uẩn thiện, hữu phú vô ký và bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của tâm Thông quả trong vô phú vô ký của cõi Sắc; bốn Uẩn thiện-hữu phú vô ký của cõi Vô sắc; năm Uẩn vô lậu.

Hiện tại đạt được, đạt được pháp vị lai, đó là hiện tại đạt được, đạt được bốn Uẩn thiện-bất thiện-hữu phú vô ký của cõi Dục ở vị lai, còn lại nói như đạt được ở quá khứ.

Hiện tại đạt được, đạt được pháp Vô vi, đó là hiện tại đạt được, đạt được Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Hỏi: Đạt được các pháp thiện thì lúc ấy đạt được thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì pháp thiện đạt được thì chắc chắn là thiện.

Hỏi: Giả sử đạt được thiện thì lúc ấy đạt được pháp thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì các thiện đạt được chỉ đạt được pháp thiện.

Bất thiện và vô ký, hỏi-đáp cũng như vậy, bởi vì tánh chủ động đạt được (năng đắc) và thụ động đạt được (sở đắc) nhất định phải giống nhau.

Hỏi: Đạt được các pháp cõi Dục thì lúc ấy đạt được ở cõi Dục chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì pháp cõi Dục đạt được thì chắc chắn là cõi Dục.

Hỏi: Giả sử đạt được ở cõi Dục thì lúc ấy đạt được pháp cõi Dục chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là cõi Dục, hoặc là không hệ thuộc. Cõi Dục, đó là năm Uẩn của cõi Dục. Không hệ thuộc, đó là các Phi trạch diệt, bởi vì Bổ-đặc-già-la sinh ở cõi Dục, đạt được Phi trạch diệt đối với pháp hệ thuộc ba cõi và pháp không hệ thuộc, lúc ấy đạt được đều là pháp hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Đạt được các pháp cõi Sắc thì lúc ấy đạt được ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì pháp cõi Sắc đạt được thì chắc chắn là cõi Sắc.

Hỏi: Giả sử đạt được ở cõi Sắc thì lúc ấy đạt được pháp cõi Sắc chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là cõi Sắc, hoặc là không hệ thuộc. Cõi Sắc, đó là năm Uẩn của cõi Sắc. Không hệ thuộc, đó là các Trạch diệt-Phi trạch diệt. Trạch diệt, đó là Trạch diệt thuộc năm Uẩn của cõi Dục-ba Tĩnh lự dưới, pháp ấy thuộc chủng loại của đạo thế tục, đạt được đều là hệ thuộc cõi Sắc, bởi vì Trạch diệt hữu lậu của địa dưới đạt được đều thuộc về Cận phần của địa trên. Phi trạch diệt, đó là bởi vì Bổ-đặc-giàla sinh ở cõi Sắc, đạt được Phi trạch diệt đối với pháp hệ thuộc ba cõi và pháp không hệ thuộc, lúc ấy đạt được đều là pháp hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Đạt được các pháp cõi Vô sắc thì lúc ấy đạt được ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì pháp cõi Vô sắc đạt được đều là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Giả sử đạt được ở cõi Vô sắc thì lúc ấy đạt được pháp cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không hệ thuộc. Cõi Vô sắc, đó là năm Uẩn của cõi Vô sắc. Không hệ thuộc, đó là các Trạch diệt-Phi trạch diệt. Trạch diệt, đó là năm Uẩn hệ thuộc của địa Tĩnh lự thứ tư, và Trạch diệt bốn Uẩn hệ thuộc của ba địa Vô sắc dưới, sau chủng loại của đạo thế tục, đạt được đều là hệ thuộc cõi Vô sắc, nguyên cớ như trước. Phi trạch diệt, đó là bởi vì Bổ-đặc-già-la sinh ở cõi Vô sắc, đạt được Phi trạch diệt đối với pháp hệ thuộc ba cõi và pháp không hệ thuộc, lúc ấy đạt được đều là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Đạt được các pháp Học thì lúc ấy đạt được Học chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì pháp Học đạt được thì chắc chắn là Học.

Hỏi: Giả sử đạt được Học thì lúc ấy đạt được pháp Học chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là Học, hoặc là Phi học phi vô học. Học, đó là năm Uẩn thuộc Học. Phi học phi vô học, đó là các Học đạt được Trạch diệt đã đạt được.

Hỏi: Đạt được các pháp Vô học thì lúc ấy đạt được Vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì pháp Vô học đạt được thì chắc chắn là Vô học.

Hỏi: Giả sử đạt được Vô học thì lúc ấy đạt được pháp Vô học chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là Vô học, hoặc là Phi học phi vô học. Vô học, đó là năm Uẩn thuộc Vô học. Phi học phi vô học, đó là các Vô học đạt được Trạch diệt đã đạt được.

Hỏi: Đạt được các pháp Phi học phi vô học thì lúc ấy đạt được Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Lúc ấy đạt được hoặc là Phi học phi vô học, hoặc là Học, hoặc là Vô học. Phi học phi vô học, đó là đạt được bốn Uẩn-năm Uẩn hữu lậu, đạt được tất cả Phi trạch diệt, đạt được các Trạch diệt thuộc chủng loại của đạo thế tục. Học, đó là đạt được các Trạch diệt thuộc chủng loại của đạo Học. Vô học, đó là đạt được các Trạch diệt thuộc chủng loại của đạo Vô học.

Hỏi: Giả sử đạt được Phi học phi vô học thì lúc ấy đạt được pháp Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì đạt được các Phi học phi vô học thì chỉ đạt được pháp Phi học phi vô học.

Hỏi: Đạt được các pháp do Kiến mà đoạn thì lúc ấy đạt được do Kiến mà đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì pháp do Kiến mà đoạn chắc chắn là do Kiến mà đoạn.

Hỏi: Giả sử đạt được do Kiến mà đoạn thì lúc ấy đạt được pháp do Kiến mà đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì đạt được do Kiến mà đoạn thì chỉ đạt được pháp do Kiến mà đoạn.

Hỏi: Đạt được các pháp do Tu mà đoạn thì lúc ấy đạt được do Tu mà đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì đạt được pháp do Tu mà đoạn chắc chắn là do Tu mà đoạn.

Hỏi: Giả sử đạt được do Tu mà đoạn thì lúc ấy đạt được pháp do Tu mà đoạn chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là do Tu mà đoạn, hoặc là không đoạn. Do Tu mà đoạn, đó là năm Uẩn do Tu mà đoạn. Không đoạn, đó là tất cả Phi trạch diệt, và Trạch diệt đã đạt được thuộc chủng loại của đạo thế tục.

Hỏi: Đạt được các pháp không đoạn thì lúc ấy đạt được không đoạn chăng?

Đáp: Lúc ấy đạt được hoặc là không đoạn, hoặc là do Tu mà đoạn. Không đoạn, đó là đạt được năm Uẩn vô lậu, và đạt được các Trạch diệt thuộc chủng loại của đạo vô lậu. Do Tu mà đoạn, đó là đạt được tất cả Phi trạch diệt, và đạt được các Trạch diệt thuộc chủng loại của đạo thế tục.

Hỏi: Giả sử đạt được không đoạn thì lúc ấy đạt được pháp không đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì đạt được không đoạn thì chỉ đạt được pháp không đoạn.

Đã tùy theo văn chính để phân tích về tướng của các pháp đạt được (đắc), nên tiếp tùy theo nghĩa để hiển bày về các pháp không phải là đạt được (phi đắc).

Nếu pháp có chủng loại đạt được, thì pháp ấy có chủng loại không phải là đạt được. Nếu pháp không có chủng loại đạt được, thì pháp ấy không có chủng loại không phải là đạt được. Gặt hái-thành tựu, không phải là gặt hái-không phải là thành tựu, nói cũng như vậy. Vì vậy tất cả pháp thuộc về số hữu tình, và Trạch diệt-Phi trạch diệt, thì đều có chủng loại đạt được-không phải là đạt được, có gặt hái-không phải là gặt hái, có thành tựu-không phải là thành tựu; tất cả pháp thuộc về số phi hữu tình, và Hư không-Vô vi, thì đều không có chủng loại đạt đượckhông phải là đạt được… Vả lại, đối với pháp nối tiếp nhau của mình, thì có chủng loại đạt được-không phải là đạt được… đối với pháp nối tiếp nhau của nơi khác, thì không có chủng loại đạt được-không phải là đạt được…

Trong này, pháp quá khứ-vị lai đều có chủng loại không phải là đạt được của ba đời, pháp hiện tại chỉ có chủng loại không phải là đạt được của hai đời quá khứ-vị lai, bởi vì pháp có thể thành tựu thì chắc chắn thành tựu ở hiện tại. Đạt được và không phải là đạt được lại trái ngược lẫn nhau, cho nên không cùng lúc khởi lên. Pháp thiện-bất thiệnvô ký không phải là đạt được, bởi vì đều chỉ là vô ký. Pháp của ba cõi không phải là đạt được, bởi vì đều bao gồm ba cõi. Pháp Học-Vô họcPhi học phi vô học không phải là đạt được, bởi vì đều chỉ là Phi học phi vô học. Pháp do Kiến mà đoạn-do Tu mà đoạn và không đoạn, không phải là đạt được, bởi vì đều chỉ là do Tu mà đoạn. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược về không phải là đạt được (phi đắc).

Hỏi: Các pháp quá khứ không đạt được, thì pháp ấy không phải là đạt được ở quá khứ chăng?

Đáp: Pháp ấy không phải là đạt được, hoặc ở quá khứ, hoặc ở vị lai, hoặc ở hiện tại. Pháp quá khứ không đạt được, không phải là đạt được ở quá khứ, đó là năm Uẩn thiện-bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký và vô lậu ở quá khứ, tất cả pháp ấy không phải là đạt được ở quá khứ.

Trong này, đoạn căn thiện là năm Uẩn thiện, lìa nhiễm cõi Dục là năm Uẩn bất thiện, các A-la-hán là năm Uẩn hữu phú vô ký, tất cả hữu tình phần nhiều là năm Uẩn vô phú vô ký. Bởi vì pháp vô phú vô ký, thì sát-na đã qua và sát-na chưa đến, cho nên phần nhiều không thành tựu. Các loại dị sinh là năm Uẩn vô lậu. Đây gọi là tướng chung của những pháp không đạt được.

Pháp quá khứ không đạt được, không phải là đạt được ở vị lai, đó là năm Uẩn thiện-bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký và vô lậu ở quá khứ, tất cả pháp ấy không phải là đạt được ở vị lai. Giải thích như trước.

Pháp quá khứ không đạt được, không phải là đạt được ở hiện tại, đó là năm Uẩn thiện-bất thiện, hữu phú vô ký, vô phú vô ký và vô lậu ở quá khứ, tất cả pháp ấy không phải là đạt được ở hiện tại. Tùy theo sự thích hợp giải thích như trước.

Hỏi: Giả sử quá khứ không phải là đạt được thì lúc ấy không đạt được pháp quá khứ chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc ở quá khứ, hoặc ở vị lai, hoặc ở hiện tại, hoặc là Vô vi.

Quá khứ không phải là đạt được, không đạt được pháp quá khứ, đó là quá khứ không phải là đạt được, không đạt được năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở quá khứ. Giải thích như trước.

Quá khứ không phải là đạt được, không đạt được pháp vị lai, đó là quá khứ không phải là đạt được, không đạt được năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở vị lai. Giải thích như trước.

Quá khứ không phải là đạt được, không đạt được pháp hiện tại, đó là quá khứ không phải là đạt được, không đạt được năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở hiện tại. Giải thích như trước.

Quá khứ không phải là đạt được, không đạt được pháp Vô vi, đó là quá khứ không phải là đạt được, không đạt được pháp Trạch diệt-Phi trạch diệt. Nghĩa là người có đủ phiền não đối với Trạch diệt, tất cả hữu tình đối với Phi trạch diệt.

Hỏi: Các pháp vị lai không đạt được, thì pháp ấy không phải là đạt được ở vị lai chăng?

Đáp: Pháp ấy không phải là đạt được, hoặc ở vị lai, hoặc ở quá khứ, hoặc ở hiện tại.

Pháp vị lai không đạt được, không phải là đạt được ở vị lai, đó là năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở vị lai, tất cả pháp ấy không phải là đạt được ở vị lai. Giải thích như trước.

Pháp vị lai không đạt được, không phải là đạt được ở quá khứ, đó là năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở vị lai, tất cả pháp ấy không phải là đạt được ở quá khứ. Giải thích như trước.

Pháp vị lai không đạt được, không phải là đạt được ở hiện tại, đó là năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở vị lai, tất cả pháp ấy không phải là đạt được ở hiện tại. Giải thích như trước.

Hỏi: Giả sử vị lai không phải là đạt được thì lúc ấy không đạt được pháp vị lai chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc ở vị lai, hoặc ở quá khứ, hoặc ở hiện tại, hoặc là Vô vi.

Vị lai không phải là đạt được, không đạt được pháp vị lai, đó là vị lai không phải là đạt được, không đạt được năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở vị lai. Giải thích như trước.

Vị lai không phải là đạt được, không đạt được pháp quá khứ, đó là vị lai không phải là đạt được, không đạt được năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở quá khứ. Giải thích như trước.

Vị lai không phải là đạt được, không đạt được pháp hiện tại, đó là vị lai không phải là đạt được, không đạt được năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở hiện tại. Giải thích như trước.

Vị lai không phải là đạt được, không đạt được pháp Vô vi, đó là vị lai không phải là đạt được, không đạt được Trạch diệt-Phi trạch diệt. Giải thích như trước.

Hỏi: Các pháp hiện tại không đạt được, thì pháp ấy không phải là đạt được ở hiện tại chăng?

Đáp: Pháp ấy không phải là đạt được, hoặc ở quá khứ, hoặc ở vị lai, bởi vì không phải là trái với hiện tại.

Pháp hiện tại không đạt được, không phải là đạt được ở quá khứ, đó là năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở hiện tại, tất cả pháp ấy không phải là đạt được ở quá khứ. Giải thích như trước.

Pháp hiện tại không đạt được, không phải là đạt được ở vị lai, đó là năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở hiện tại, tất cả pháp ấy không phải là đạt được ở vị lai. Giải thích như trước.

Hỏi: Giả sử hiện tại không phải là đạt được thì lúc ấy không đạt được pháp hiện tại chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc ở quá khứ, hoặc ở vị lai, hoặc là Vô vi, bởi vì không phải là trái với hiện tại.

Hiện tại không phải là đạt được, không đạt được pháp quá khứ, đó là hiện tại không phải là đạt được, không đạt được năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở quá khứ. Tùy theo sự thích hợp giải thích như trước.

Hiện tại không phải là đạt được, không đạt được pháp vị lai, đó là hiện tại không phải là đạt được, không đạt được năm Uẩn thiện cho đến năm Uẩn vô lậu ở vị lai. Giải thích như trước.

Hiện tại không phải là đạt được, không đạt được pháp Vô vi, đó là hiện tại không phải là đạt được, không đạt được Trạch diệt-Phi trạch diệt. Giải thích như trước.

Hỏi: Các pháp thiện không đạt được, thì lúc ấy không phải là đạt được thiện chăng?

Đáp: Không phải như vậy, bởi vì lúc ấy không phải là đạt được, là tánh vô ký chứ không phải là tánh thiện.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được vô ký, thì lúc ấy không đạt được pháp thiện chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Bởi vì vô ký không phải là đạt được, cho nên không đạt được pháp thuộc ba tánh.

Hỏi: Các pháp bất thiện không đạt được, thì lúc ấy không phải là đạt được bất thiện chăng?

Đáp: Không phải như vậy, bởi vì lúc ấy không phải là đạt được, là tánh vô ký chứ không phải là tánh bất thiện.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được vô ký, thì lúc ấy không đạt được pháp bất thiện chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Bởi vì vô ký không phải là đạt được, cho nên không đạt được pháp thuộc ba tánh.

Hỏi: Các pháp vô ký không đạt được, thì lúc ấy không phải là đạt được vô ký chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì các pháp không phải là đạt được chỉ có vô ký.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được vô ký, thì lúc ấy không đạt được pháp vô ký chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Bởi vì vô ký không phải là đạt được, cho nên không đạt được pháp thuộc ba tánh.

Hỏi: Các pháp cõi Dục không đạt được, thì lúc ấy không phải là đạt được ở cõi Dục chăng?

Đáp: Lúc ấy không phải là đạt được, hoặc ở cõi Dục, hoặc ở cõi Sắc, hoặc ở cõi Vô sắc.

Pháp cõi Dục không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Dục, đó là sinh ở cõi Dục, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Dục.

Pháp cõi Dục không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Sắc, đó là sinh ở cõi Sắc, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Dục.

Pháp cõi Dục không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Vô sắc, đó là sinh ở cõi Vô sắc, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Dục.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được ở cõi Dục, thì lúc ấy không đạt được pháp cõi Dục chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là cõi Dục, hoặc là cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không hệ thuộc.

Không phải là đạt được ở cõi Dục, không đạt được pháp cõi Dục, đó là sinh ở cõi Dục, không đạt được các Uẩn của cõi Dục.

Không phải là đạt được ở cõi Dục, không đạt được pháp cõi Sắc, đó là sinh ở cõi Dục, không đạt được các Uẩn của cõi Sắc.

Không phải là đạt được ở cõi Dục, không đạt được pháp cõi Vô sắc, đó là sinh ở cõi Dục, không đạt được các Uẩn của cõi Vô sắc.

Không phải là đạt được ở cõi Dục, không đạt được pháp không hệ thuộc, đó là sinh ở cõi Dục, không đạt được các Uẩn vô lậu, và Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Hỏi: Các pháp cõi Sắc không đạt được, thì lúc ấy không phải là đạt được ở cõi Sắc chăng?

Đáp: Lúc ấy không phải là đạt được, hoặc ở cõi Dục, hoặc ở cõi Sắc, hoặc ở cõi Vô sắc.

Pháp cõi Sắc không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Dục, đó là sinh ở cõi Dục, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Sắc.

Pháp cõi Sắc không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Sắc, đó là sinh ở cõi Sắc, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Sắc.

Pháp cõi Sắc không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Vô sắc, đó là sinh ở cõi Vô sắc, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Sắc.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được ở cõi Sắc, thì lúc ấy không đạt được pháp cõi Sắc chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là cõi Dục, hoặc là cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không hệ thuộc.

Không phải là đạt được ở cõi Sắc, không đạt được pháp cõi Dục, đó là sinh ở cõi Sắc, không đạt được các Uẩn của cõi Dục.

Không phải là đạt được ở cõi Sắc, không đạt được pháp cõi Sắc, đó là sinh ở cõi Sắc, không đạt được các Uẩn của cõi Sắc.

Không phải là đạt được ở cõi Sắc, không đạt được pháp cõi Vô sắc, đó là sinh ở cõi Sắc, không đạt được các Uẩn của cõi Vô sắc.

Không phải là đạt được ở cõi Sắc, không đạt được pháp không hệ thuộc, đó là sinh ở cõi Sắc, không đạt được các Uẩn vô lậu, và Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Hỏi: Các pháp cõi Vô sắc không đạt được, thì lúc ấy không phải là đạt được ở cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Lúc ấy không phải là đạt được, hoặc ở cõi Dục, hoặc ở cõi Sắc, hoặc ở cõi Vô sắc.

Pháp cõi Vô sắc không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Dục, đó là sinh ở cõi Dục, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Vô sắc.

Pháp cõi Vô sắc không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Sắc, đó là sinh ở cõi Sắc, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Vô sắc.

Pháp cõi Vô sắc không đạt được, không phải là đạt được ở cõi Vô sắc, đó là sinh ở cõi Vô sắc, không phải là đạt được các Uẩn của cõi Vô sắc.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được ở cõi Vô sắc, thì lúc ấy không đạt được pháp cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là cõi Dục, hoặc là cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không hệ thuộc.

Không phải là đạt được ở cõi Vô sắc, không đạt được pháp cõi Dục, đó là sinh ở cõi Vô sắc, không đạt được các Uẩn của cõi Dục.

Không phải là đạt được ở cõi Vô sắc, không đạt được pháp cõi Sắc, đó là sinh ở cõi Vô sắc, không đạt được các Uẩn của cõi Sắc.

Không phải là đạt được ở cõi Vô sắc, không đạt được pháp cõi Vô sắc, đó là sinh ở cõi Vô sắc, không đạt được các Uẩn của cõi Vô sắc.

Không phải là đạt được ở cõi Vô sắc, không đạt được pháp không hệ thuộc, đó là sinh ở cõi Vô sắc, không đạt được các Uẩn vô lậu, và Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Hỏi: Không đạt được các pháp Học, thì lúc ấy không phải là đạt được Học chăng?

Đáp: Không phải như vậy, bởi vì lúc ấy không phải là đạt được, là Phi học phi vô học chứ không phải là Học.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được Phi học phi vô học, thì lúc ấy không đạt được pháp Học chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là Học, hoặc là Vô học, hoặc là Phi học phi vô học. Bởi vì Phi học phi vô học không phải là đạt được, cho nên không đạt được ba loại pháp.

Hỏi: Không đạt được các pháp Vô học, thì lúc ấy không phải là đạt được Vô học chăng?

Đáp: Không phải như vậy, bởi vì lúc ấy không phải là đạt được, là

Phi học phi vô học chứ không phải là Vô học.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được Phi học phi vô học, thì lúc ấy không đạt được pháp Vô học chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là Học, hoặc là Vô học, hoặc là Phi học phi vô học. Bởi vì Phi học phi vô học không phải là đạt được, cho nên không đạt được ba loại pháp.

Hỏi: Không đạt được các pháp Phi học phi vô học, thì lúc ấy không phải là đạt được Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì các pháp không phải là đạt được, chỉ là Phi học phi vô học.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được Phi học phi vô học, thì lúc ấy không đạt được pháp Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là Học, hoặc là Vô học, hoặc là Phi học phi vô học. Bởi vì Phi học phi vô học không phải là đạt được, cho nên không đạt được ba loại pháp.

Hỏi: Không đạt được các pháp do Kiến mà đoạn, thì lúc ấy không phải là đạt được do Kiến mà đoạn chăng?

Đáp: Không phải như vậy, bởi vì lúc ấy không phải là đạt được, là do Tu mà đoạn chứ không phải là do Kiến mà đoạn.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được do Tu mà đoạn, thì lúc ấy không đạt được pháp do Kiến mà đoạn chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là do Kiến mà đoạn, hoặc là do Tu mà đoạn, hoặc là không đoạn. Bởi vì do Tu mà đoạn không phải là đạt được, cho nên không đạt được ba loại pháp.

Hỏi: Không đạt được các pháp do Tu mà đoạn, thì lúc ấy không phải là đạt được do Tu mà đoạn chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì các pháp không phải là đạt được, chỉ là do Tu mà đoạn.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được do Tu mà đoạn, thì lúc ấy không đạt được pháp do Tu mà đoạn chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là do Kiến mà đoạn, hoặc là do Tu mà đoạn, hoặc là không đoạn. Bởi vì do Tu mà đoạn không phải là đạt được, cho nên không đạt được ba loại pháp.

Hỏi: Không đạt được các pháp không đoạn, thì lúc ấy không phải là đạt được không đoạn chăng?

Đáp: Không phải như vậy, bởi vì lúc ấy không phải là đạt được, là do Tu mà đoạn chứ không phải là không đoạn.

Hỏi: Giả sử không phải là đạt được do Tu mà đoạn, thì lúc ấy không đạt được pháp không đoạn chăng?

Đáp: Pháp ấy hoặc là do Kiến mà đoạn, hoặc là do Tu mà đoạn, hoặc là không đoạn. Bởi vì do Tu mà đoạn không phải là đạt được, cho nên không đạt được ba loại pháp.

*******

 

Hỏi: Đạt được-không phải là đạt được(đắc-phi đắc) sai biệt thế nào?

Đáp: Tên gọi tức là sai biệt, đó là tên gọi đạt được, tên gọi không phải là đạt được.

Lại nữa, đạt được bao gồm hữu lậu và vô lậu, không phải là đạt được chỉ có vô lậu.

Lại nữa, đạt được bao gồm thiện-bất thiện-vô ký, không phải là đạt được chỉ có vô ký.

Lại nữa, đạt được bao gồm hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc, không phải là đạt được chỉ riêng hệ thuộc ba cõi.

Lại nữa, đạt được bao gồm Học-Vô học và Phi học phi vô học, không phải là đạt được chỉ riêng Phi học phi vô học.

Lại nữa, đạt được bao gồm do Kiến mà đoạn, do Tu mà đoạn và không đoạn, không phải là đạt được chỉ riêng do Tu mà đoạn.

Lại nữa, đạt được bao gồm nhiễm ô và không nhiễm ô, không phải là đạt được chỉ riêng không nhiễm ô.

Lại nữa, đạt được bao gồm dị thục và không phải là dị thục, không phải là đạt được chỉ riêng không phải là dị thục.

Lại nữa, đạt được bao gồm có dị thục và không có dị thục, không phải là đạt được chỉ riêng không có dị thục.

Lại nữa, đạt được cùng với pháp đã đạt được, hoặc cùng lúc khởi lên, hoặc không cùng lúc khởi lên; không phải là đạt được thì cùng với những pháp không đạt được, chắc chắn không cùng lúc khởi lên.

Lại nữa, đạt được do Khổ-Tập-Đạo đế thâu nhiếp, không phải là đạt được chỉ do Khổ-Tập đế thâu nhiếp.

Bởi vì những phần như vậy, cho nên biết giữa đạt được và không phải là đạt được có sự sai biệt.

Hỏi: Vì sao tánh loại của đạt được cùng với pháp đã đạt được, hoặc là giống nhau, hoặc là khác nhau?

Đáp: Đạt được có ba loại:

  1. Pháp hữu vi đạt được.
  2. Trạch diệt đạt được.
  3. Phi trạch diệt đạt được.

Pháp hữu vi đạt được, tùy theo tánh loại sai biệt của pháp đã đạt được, bởi vì pháp hữu vi luôn luôn có tác dụng dẫn dắt tự nhiên đạt được. Trạch diệt đạt được, tùy theo tánh loại sai biệt của Đạo có năng lực chứng được, bởi vì các Trạch diệt tự mình không có tác dụng, chỉ nhờ vào lực của Đạo để cầu chứng được, cho nên Đạo ấy dẫn dắt đạt được pháp ấy. Phi trạch diệt đạt được, tùy theo tánh loại sai biệt thuộc sở y của mình, bởi vì Phi trạch diệt tự mình không có tác dụng, không phải là do Đạo mà mong cầu, đạt được pháp ấy chỉ dựa vào Mạng căn Chúng đồng phần mà hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Không phải là đạt được tùy theo tánh loại sai biệt nào?

Đáp: Pháp ấy nhất định không tùy theo những pháp không đạt được, bởi vì trái ngược nhau. Vả lại, không tùy theo Đạo bởi vì không phải là do Đạo mà mong cầu, chỉ dựa vào Mạng căn Chúng đồng phần mà chuyển, cho nên tùy theo tánh loại sai biệt của sở y.

Hỏi: Nếu các pháp không phải là đạt được và Phi trạch diệt đạt được, cùng tùy theo tánh loại sai biệt của sở y, thì sở y hoặc là Dị thục, hoặc chỉ là Đẳng lưu, hai loại này tùy theo tánh loại sai biệt nào?

Đáp: Tùy theo tánh Đẳng lưu, bởi vì nghĩa bao trùm; Dị thục không phải là bao trùm, cho nên không tùy ý thiết lập.

Hỏi: Không phải là đạt được, nếu tùy theo tánh loại sai biệt của những pháp không đạt được thì có gì sai?

Đáp: Người đoạn căn thiện sẽ thành tựu pháp thiện, người đã lìa nhiễm cõi Dục sẽ thành tựu pháp bất thiện, những người Vô học sẽ thành tựu pháp nhiễm, dị sinh sẽ thành tựu pháp Vô lậu của ba Thừa, lui sụt Quả sẽ thành tựu Quả, rời bỏ Hướng sẽ thành tựu Hướng, hai pháp Diệt không phải là đạt được sẽ là Vô vi. Bởi vì những sai lầm như vậy, cho nên pháp không phải là đạt được, không có thể tùy theo tánh loại có khác nhau của những pháp không đạt được.

Hỏi: Đạt được đã nói là còn có đạt được, hay là không có? Nếu còn có đạt được, đạt được lại có đạt được, thì tại sao không phải là vô cùng tận? Nếu lại không có đạt được, thì đạt được này do đâu có thể nói là thành tựu?

Đáp: Nên nói là đạt được lại có đạt được.

Hỏi: Nếu như vậy thì sẽ trở thành vô cùng tận?

Đáp: Vô cùng tận cũng không có lỗi, bởi vì pháp sinh tử này khó đoạn dứt-khó vượt qua, hoặc là vô lượng đạt được đều trong một sát-na cùng lúc sinh ra mà diệt đi, cũng không có lỗi vì vô cùng tận.

Nói như vậy thì trong một sát-na chỉ có ba pháp:

  1. Pháp ấy.
  2. Đạt được.
  3. Đạt được lại đạt được(đắc đắc).

Bởi vì đạt được cho nên thành tựu pháp ấy và đạt được lại đạt được, bởi vì đạt được lại đạt được cho nên thành tựu đạt được, bởi vì lại đạt được lẫn nhau cho nên không phải là vô cùng tận. Vì thế cho nên nói Sắc uẩn-Hành uẩn cùng một đạt được lại đạt được, cho đến Thức uẩn-Hành uẩn cùng một đạt được lại đạt được, hữu vi-vô vi cùng một đạt được lại đạt được.

Hỏi: Là mỗi một pháp có đạt được khác nhau, hay là không như vậy?

Đáp: Hoặc có người nói: Pháp Câu Hữu cùng chung một đạt được lại đạt được.

Hỏi: Nếu như vậy thì không nên đưa ra cách nói như vậy: Sắc uẩnHành uẩn cùng một đạt được lại đạt được…?

Đáp: Muốn hiển bày về pháp cùng với đạt được lại đạt được, không có đạt được khác nhau, cho nên đưa ra cách nói như vậy, nhưng thật ra không phải là không có nghĩa của năm Uẩn-bốn Uẩn cùng một đạt được lại đạt được.

Có người nói: Mỗi một pháp đạt được lại đạt được khác nhau, chỉ trừ ra đạt được lại đạt được, cùng chung một đạt được lại đạt được với pháp ấy.

Hỏi: Nếu như vậy thì có sai lầm về vô cùng tận, bởi vì đạt được đều có sinh-trú-dị-diệt, sinh-trú-dị-diệt lại có đạt được, cùng với đạt được lại đạt được; đạt được và đạt được lại đạt được ấy lại có sinh-trúdị-diệt. Như vậy lần lượt chuyển tiếp cho nên trở thành vô cùng tận?

Đáp: Vô cùng tận lại có lỗi gì? Bởi vì pháp sinh tử này khó đoạn dứt-khó vượt qua, hoặc là các pháp này đều trong một sát-na cùng lúc sinh ra mà diệt đi, cũng không có lỗi vì vô cùng tận.

Nói như vậy thì pháp và sinh-trú-dị-diệt cùng chung một đạt được lại đạt được, bởi vì tướng cùng với tướng phụ thuộc(tướng-sở tướng) rất thân cận. Vì vậy dễ dàng thông suốt về Sắc uẩn-Hành uẩn cùng một đạt được lại đạt được… Vả lại, trừ bỏ sai lầm về vô cùng tận như trước.

Như nói về đạt được, như vậy không phải là đạt được cùng với đạt được trái ngược nhau, nên tùy theo nói rộng ra. Nhưng mà không có không phải là đạt được lại không phải là đạt được(phi đắc phi đắc) cùng một lúc, pháp thuộc số hữu tình vào lúc hiện rõ ở trước mắt thì chắc chắn đi cùng với đạt được. Vì thế cho nên lúc không phải là đạt được khởi lên, thì quyết định không cùng với không phải là đạt được lại không phải là đạt được và pháp ấy cùng lúc khởi lên. Bởi vì ba pháp này trái ngược lẫn nhau. Thời gian khác nhau nói có điều này thì không ngăn cản.

Hỏi: Quá khứ-vị lai đạt được, là thành tựu hay là không thành tựu? Nếu như thành tựu thì trở thành vô cùng tận, đó là trong một sát-na có ba pháp cùng lúc khởi lên:

  1. Pháp.
  2. Đạt được.
  3. Đạt được lại đạt được.

Ba pháp này ở phần vị Diệt có sáu đạt được của Sinh, đó là ba đạt được, ba đạt được lại đạt được. Sáu pháp này ở phần vị Diệt có mười hai đạt được khởi lên, đó là sáu đạt được, sáu đạt được lại đạt được. Mười hai pháp này ở phần vị Diệt có hai mươi bốn đạt được khởi lên, đó là mười hai đạt được, mười hai đạt được lại đạt được. Như vậy lần lượt chuyển tiếp từ vô thỉ đến nay, cho đến thời gian sau từng niệm từng niệm khởi lên gấp bội thì sự đạt được ấy là vô hạn. Sát-na kế tiếp nhau tăng lên gấp bội hãy còn như vậy, huống là đối với những sự đạt được tăng lên gấp bội của các sát-na trước đây đã cách xa rất nhiều hay sao? Vì thế cho nên lần lượt chuyển tiếp có lỗi là vô cùng tận.

Hỏi: Nếu như không thành tựu thì trái ngược nhau với phần sau của Uẩn này nói, như nói: “Lúc từ cõi Vô sắc chết đi sinh vào cõi Dục, đã đạt được Uẩn-Giới-Xứ, đại chủng, căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, tùy miên-kiết phược, tùy phiền não-triền, nên nói là đã từng đạt được lại đạt được, hay là chưa từng đạt được lại đạt được?

Đáp: Pháp thiện-nhiễm ô nên nói là đã từng đạt được lại đạt được, pháp dị thục nên nói là chưa từng đạt được lại đạt được.” Như vậy thì không phải là không thành tựu, bởi vì đạt được cũng có thiện-nhiễm ô? Nên đưa ra cách nói này: Quá khứ-vị lai đạt được có thành tựu, bởi vì pháp thiện và nhiễm ô đều có đạt được của ba đời.

Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ nào không phải là vô cùng tận hay sao?

Đáp: Vô cùng tận lại có lỗi gì? Bởi vì pháp sinh tử này khó đoạn dứt-khó vượt qua, hoặc là những sự đạt được ấy trong một sát-na sinh ra, cũng không có lỗi vì vô cùng tận. Vả lại, những sự đạt được này chỉ có thể nói là nhiều, mà không phải là vô cùng tận, bởi vì hãy còn có phạm vi giới hạn.

Có Sư khác nói: Không có sự thành tựu về quá khứ-vị lai đạt được, vì thế cho nên không có lỗi vì vô cùng tận.

Hỏi: Phần sau của Uẩn này nói nên hiểu thế nào?

Đáp: Phần sau của Uẩn này nói về pháp đã đạt được(sở đắc), không phải là có thể đạt được lại đạt được(năng đắc đắc), điều ấy có lỗi gì?

Nói như vậy thì phải như cách nói thứ nhất, bởi vì đạt được như đã đạt được cho nên sẽ thành tựu.

Vả lại, bởi vì đạt được cho nên gọi là quả Sa-môn, nếu quá khứ-vị lai đạt được mà không thành tựu, thì các quả Sa-môn phải rời bỏ trong sát-na, đạt được trong sát-na. Nhưng mà không có điều này.

Lại nữa, các Thánh đạo có ba lúc rời bỏ:

  1. Lúc lui sụt quả.
  2. Lúc đạt được quả.
  3. Lúc luyện căn.

Nếu quá khứ-vị lai đạt được mà không thành tựu, thì Thánh đạo sẽ rời bỏ trong từng sát-na từng sát-na, chứ không nói là ba lúc. Muốn làm cho không có sai lầm như vậy, cho nên có những sự đạt được thành tựu ở quá khứ-vị lai. Nếu thành tựu pháp đã đạt được thì cũng thành tựu sự đạt được lúc ấy, nếu pháp đã đạt được rời bỏ thì sự đạt được lúc ấy cũng rời bỏ, bởi vì pháp và sự đạt được có rời bỏ-đạt được giống nhau.

Nhưng đạt được(đắc) gồm có bốn loại:

  1. Ở trước pháp ấy.
  2. Ở sau pháp ấy.
  3. Cùng lúc với pháp ấy.
  4. Không phải là trước sau và cùng lúc với pháp ấy.

Nếu pháp đã đạt được(sở đắc) thì có sáu loại:

1. Có pháp đã đạt được chỉ có cùng lúc đạt được, như Dị thục sinh…

2. Có pháp đã đạt được chỉ có trước lúc đạt được, như ba Loại tríThế tục trí…, có người nói những loại này cũng có cùng lúc đạt được.

3. Có pháp đã đạt được chỉ có cùng lúc đạt được và sau lúc đạt được, như giới Biệt giải thoát…

4. Có pháp đã đạt được chỉ có cùng lúc đạt được và trước lúc đạt được, như Đạo loại trí nhẫn….

5. Có pháp đã đạt được có đủ trước-sau và cùng lúc đạt được, như những pháp thiện-nhiễm ô….

6. Có pháp đã đạt được không có thể nói là có trước-sau và cùng lúc đạt được, mà có những sự đạt được, đó là Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Nhất định không có pháp nào chỉ có đạt được sau pháp, bởi vì lúc hiện rõ ở trước mắt thì chắc chắn đạt được.

Tất cả pháp không phải là đạt được(phi đắc) gồm có ba loại:

  1. Ở trước pháp ấy.
  2. Ở sau pháp ấy.
  3. Không phải là trước sau và cùng lúc với pháp ấy.

Những pháp vốn không đạt được(sở bất đắc) cũng có ba loại:

1. Có pháp vốn không đạt được, chỉ có trước nó và không phải là đạt được, đó là pháp hoàn toàn không sinh thuộc số hữu tình ở vị lai, và tâm trong sát-na cuối cùng tiến vào Niết-bàn Vô dư….

2. Có pháp vốn không đạt được, bao gồm có trước nó-sau nó và không phải là đạt được, đó là những pháp khác tùy theo thích hợp thuộc về số hữu tình.

3. Có pháp vốn không đạt được, không có trước nó-sau nó và cùng lúc không phải là đạt được, mà có lúc không phải là đạt được, đó là Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Nhất định không có pháp nào không phải là đạt được mà có thể đi cùng với pháp, bởi vì lúc pháp hiện rõ ở trước mắt, thì pháp đã đạt được chắc chắn có đạt được. Không phải là đã đạt được, bởi vì không có pháp đạt được-không có pháp không phải là đạt được. Cũng không có pháp chỉ có sau nó và không phải là đạt được, bởi vì không phải là từ vô thỉ đến nay luôn luôn thành tựu, cho nên pháp ấy chưa rời bỏ thì nhất định khởi lên tất cả chủng loại của nó.

Nhưng tánh của các pháp không phải là đạt được, bởi vì yếu kém cho nên chỉ thành tựu hiện tại, mỗi một sát-na đạt được rồi lập tức rời bỏ. Đối với phần vị chưa đạt được pháp ấy và đã rời bỏ, luôn luôn có pháp không phải là đạt được này, cần phải biết!

Kiến đạo đã khởi lên đạt được có mười lăm loại, tức là lúc mười lăm tâm cùng khởi lên những đạt được. Phần vị Diệt của Kiến đạo và những đạt được do chính mình đã khởi lên cùng lúc diệt đi, như lúc mặt trời lặn và những ánh sáng do chính mình đã phát ra cùng lúc lặn đi. Nhưng Khổ pháp trí nhẫn có mười lăm đạt được, Khổ pháp trí có mười bốn đạt được, cho đến Đạo loại trí nhẫn chỉ có một đạt được.

Hỏi: Kiến đạo đạt được là chỉ có bấy nhiêu, hay là còn có loại khác?

Đáp: Có người nói: Chỉ có bấy nhiêu. Có người nói: Còn có loại khác.

Đời vị lai không sinh ra những đạt được mà không có thể nói. Điều này không hợp lý, thà rằng nên nói là không có, chứ không nên nói là có mà không thể nói.

Nói như vậy thì còn có loại khác đạt được ở vị lai. Khổ pháp trí nhẫn câu sinh đạt được một pháp, là Nhẫn đạt được hướng về nhau đều không có nghĩa của nhân.

Khổ pháp trí câu sinh đạt được ba pháp, đó là hai Đạo đạt được, một Ly hệ đạt được. Hai Đạo đạt được, đó là Khổ pháp trí nhẫn đạt được, Khổ pháp trí đạt được. Một Ly hệ đạt được, đó là mười ràng buộc (hệ) do kiến Khổ mà đoạn của cõi Dục đạt được diệt đi, mười lìa ràng buộc(ly hệ) đạt được khởi lên. Khổ pháp trí và ba pháp đạt được ấy không làm nhân cho nhau, Khổ pháp trí nhẫn và ba đạt được ấy đều có nghĩa của nhân.

Khổ loại trí nhẫn câu sinh đạt được bốn pháp, đó là ba Đạo đạt được, một Ly hệ đạt được. Khổ loại trí nhẫn và bốn pháp đạt được ấy không làm nhân cho nhau; Khổ pháp trí nhẫn làm nhân cho bốn đạt được; Khổ pháp trí làm nhân cho ba đạt được, trừ ra Khổ pháp trí nhẫn đạt được, bởi vì pháp thiện gia hạnh mạnh mẽ không phải là nhân yếu kém, pháp hữu vi đạt được tùy theo pháp mạnh-yếu.

Khổ loại trí câu sinh đạt được sáu pháp, đó là bốn Đạo đạt được, hai Ly hệ đạt được. Khổ loại trí và sáu pháp đạt được ấy không làm nhân cho nhau; Khổ pháp trí nhẫn làm nhân cho sáu đạt được; Khổ pháp trí làm nhân cho năm đạt được, trừ ra Khổ pháp trí nhẫn đạt được, bởi vì pháp ấy yếu kém; Khổ loại trí nhẫn làm nhân cho ba đạt được, trừ ra ba đạt được trước, bởi vì pháp ấy yếu kém.

Hỏi: Không làm nhân cho hai Đạo đạt được trước, điều này có thể như vậy, bởi vì pháp đã đạt được ấy yếu kém; không làm nhân cho Ly hệ đạt được trước, tại sao có thể như vậy, bởi vì pháp đã đạt được ấy là mạnh nhất?

Đáp: Bởi vì pháp hữu vi đạt được tùy theo pháp đã đạt được mạnhyếu, do pháp ấy dẫn dắt; pháp vô vi đạt được tùy theo đạo mạnh-yếu, do đạo ấy dẫn dắt, bởi vì đạo ấy yếu kém cho nên pháp đạt được ấy không phải là nhân.

Như vậy cho đến Đạo loại trí nhẫn câu sinh đạt được hai mươi hai pháp, đó là mười lăm Đạo đạt được, bảy Ly hệ đạt được. Đạo loại trí nhẫn và những pháp đạt được ấy không làm nhân cho nhau; Khổ pháp trí nhẫn đều làm nhân cho hai mươi hai đạt được; Khổ pháp trí làm nhân cho hai mươi mốt đạt được, trừ ra Khổ pháp trí nhẫn đạt được. Cho đến Đạo pháp trí chỉ làm nhân cho ba đạt được, đó là hai Đạo đạt được, một Ly hệ đạt được. Không phải là nhân của mười chín đạt được trước, bởi vì pháp ấy yếu kém.

Vì vậy cho nên nói có thể có pháp vô lậu sinh trước, không phải là nhân của pháp vô lậu sinh sau chăng?

Trả lời là có, đó là mạnh đối với yếu.

Hỏi: Lúc Khổ pháp trí nhẫn hiện rõ ở trước mắt, tu vô lượng Khổ pháp trí nhẫn ở vị lai, Nhẫn hiện tại này làm nhân cho pháp đã tu, pháp ấy là quả của Nhẫn này chăng?

Đáp: Có người nói: Nhẫn hiện tại này không phải là nhân của pháp đã tu, pháp ấy không phải là quả của Nhẫn này, bởi vì pháp ấy cuối cùng không có một sát-na hiện rõ ở trước mắt.

Lời bình: Nên nói Nhẫn này làm nhân cho pháp ấy, pháp ấy là quả của Nhẫn này, bởi vì thuộc về một sự nối tiếp nhau chứ không phải là Đạo yếu kém.

Hỏi: Như vậy cho đến lúc Định Kim cang dụ hiện rõ ở trước mắt, tu vô lượng Định Kim cang dụ ở vị lai, Định hiện tại này làm nhân cho pháp đã tu, pháp ấy là quả của Định này chăng?

Đáp: Có người nói: Định hiện tại này không phải là nhân của pháp đã tu, pháp ấy không phải là quả của Định này, bởi vì pháp ấy cuối cùng không có một sát-na hiện rõ ở trước mắt.

Lời bình: Nên nói Định này làm nhân cho pháp ấy, pháp ấy là quả của Định này, bởi vì thuộc về một sự nối tiếp nhau chứ không phải là Đạo yếu kém.

Khổ pháp trí nhẫn đã sinh, làm nhân cho Khổ pháp trí nhẫn không sinh, cũng làm nhân cho tất cả các đạo thuộc Học-Vô học như Khổ pháp trí…

Khổ pháp trí đã sinh, làm nhân cho Khổ pháp trí không sinh, cũng làm nhân cho tất cả các đạo thuộc Học-Vô học như Khổ loại trí nhẫn…, không làm nhân cho Khổ pháp trí nhẫn.

Như vậy cho đến Tận trí đã sinh, làm nhân cho Tận trí chưa sinh, cũng làm nhân cho tất cả các đạo Vô học về sau đã sinh-chưa sinh, không làm nhân cho tất cả các đạo thuộc Học. Vì vậy cho nên nói.

Hỏi: Có thể có pháp vô lậu đã sinh, không phải là nhân của pháp vô lậu chưa sinh chăng?

Đáp: Có, đó là Khổ pháp trí đã sinh, không phải là nhân của Khổ pháp trí nhẫn chưa sinh; cho đến Tận trí đã sinh, không phải là nhân của Định Kim cang dụ chưa sinh, bởi vì Đạo thù thắng không làm nhân cho Đạo yếu kém.

Khổ-Tập đế là hữu lậu, những pháp đạt được ấy cũng là hữu lậu. Diệt đế là vô lậu, những pháp đạt được ấy hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Đạo đế là vô lậu, những pháp đạt được ấy cũng là vô lậu.

Lại nữa, Khổ-Tập đế là thiện-bất thiện-vô ký, những pháp đạt được ấy cũng như vậy. Diệt đế-Đạo đế là thiện, những pháp đạt được ấy cũng là thiện.

Lại nữa, Khổ-Tập đế là hệ thuộc ba cõi, những pháp đạt được ấy cũng như vậy. Diệt đế là là không hệ thuộc, những pháp đạt được ấy hoặc là hệ thuộc cõi Sắc, hoặc là hệ thuộc cõi Vô sắc, hoặc là không hệ thuộc. Đạo đế là không hệ thuộc, những pháp đạt được ấy cũng không hệ thuộc.

Lại nữa, Khổ-Tập đế là Phi học phi vô học, những pháp đạt được ấy cũng như vậy. Diệt đế là Phi học phi vô học, những pháp đạt được ấy hoặc là Học, hoặc là Vô học, hoặc là Phi học phi vô học. Đạo đế là Học-Vô học, những pháp đạt được ấy cũng như vậy.

Lại nữa, Khổ-Tập đế là do Kiến mà đoạn, do Tu mà đoạn, những pháp đạt được ấy cũng như vậy. Diệt đế là không đoạn, những pháp đạt được ấy hoặc là do Tu mà đoạn, hoặc là không đoạn. Đạo đế là không đoạn, những pháp đạt được ấy cũng không đoạn.

Lại nữa, Khổ-Tập đế là nhiễm ô và không nhiễm ô, những pháp đạt được ấy cũng như vậy. Diệt đế-Đạo đế là không nhiễm ô, những pháp đạt được ấy cũng như vậy.

Lại nữa, Khổ-Tập đế là có dị thục và không có dị thục, những pháp đạt được ấy cũng như vậy. Diệt đế là không có dị thục, những pháp đạt được ấy hoặc là có dị thục, hoặc là không có dị thục. Đạo đế là không có dị thục, những pháp đạt được ấy cũng như vậy.

Lại nữa, Khổ-Tập đế là thuộc về Khổ-Tập đế, những pháp đạt được ấy cũng như vậy. Diệt đế là thuộc về Diệt đế, những pháp đạt được ấy là thuộc về ba đế Khổ-Tập-Đạo. Đạo đế là thuộc về Đạo đế, những pháp đạt được ấy cũng như vậy.

Bốn Đế đã đạt được và có thể đạt được lại đạt được, có những phần giống nhau và khác nhau như vậy…

Hỏi: Pháp hệ thuộc của địa nào, có mấy loại lìa hệ thuộc(ly hệ đắc) đạt được?

Đáp: Cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, pháp do Kiến-Tu mà đoạn đều có ba loại lìa hệ thuộc đạt được, đó là Học-Vô học và Phi học phi vô học. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì pháp do Kiến mà đoạn, và pháp do Tu mà đoạn thuộc tám phẩm trước, đều có hai loại lìa hệ thuộc đạt được, đó là Học và Vô học; pháp do Tu mà đoạn thuộc phẩm thứ chín của cõi ấy, chỉ có một loại lìa hệ thuộc đạt được, đó là Vô học, bởi vì tâm ban đầu của Vô học mới bắt đầu khởi lên.

Hỏi: Pháp hệ thuộc của địa nào, có mấy địa đạt được lìa hệ thuộc vô lậu?

Đáp: Hoặc có người nói: Các pháp đạt được lìa hệ thuộc tùy theo sự đối trị về Đoạn. Người ấy đưa ra cách nói này: Pháp do Kiến-Tu mà đoạn của cõi Dục, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về Định Vị chí; pháp do Kiến-Tu mà đoạn của Tĩnh lự thứ nhất, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về ba địa; pháp do Kiến-Tu mà đoạn của Tĩnh lự thứ hai, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về bốn địa; pháp do Kiến-Tu mà đoạn của Tĩnh lự thứ ba, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về năm địa; pháp do Kiến-Tu mà đoạn của Tĩnh lự thứ tư, và pháp do Kiến mà đoạn của cõi Vô sắc, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về sáu địa; pháp do Tu mà đoạn của Không vô biên xứ, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về bảy địa; pháp do Tu mà đoạn của Thức vô biên xứ, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về tám địa; Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về chín địa.

Lại có người nói: Các pháp đạt được lìa hệ thuộc tùy theo sự đối trị về Hoại. Người ấy đưa ra cách nói này: Pháp do Kiến-Tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu đều thuộc về sáu địa; pháp do Kiến-Tu mà đoạn của Không vô biên xứ, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về bảy địa; pháp do Kiến-Tu mà đoạn của Thức vô biên xứ, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về tám địa; pháp do Kiến-Tu của Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về chín địa.

Có người đưa ra cách nói này: Nếu địa có Đạo thuộc phẩm Pháp trí, thì địa ấy có pháp do Kiến-Tu mà đoạn của cõi Dục, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu. Nếu địa có Đạo thuộc phẩm Loại trí, thì địa ấy có pháp do Kiến-Tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu. Người ấy đưa ra cách nói này: Pháp do Kiến-Tu mà đoạn của cõi Dục, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về sáu địa; pháp do Kiến-Tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, thuộc về chín địa.

Lời bình: Trong này, cách nói thứ nhất là hợp lý, bởi vì các pháp đạt được lìa hệ thuộc cần phải do lực đối trị về Đoạn mà dẫn dắt khởi lên.

Hỏi: Nếu dùng Diệt-Đạo pháp trí, lúc lìa nhiễm do Tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc, thì pháp do Tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc ấy, đạt được lìa hệ thuộc vô lậu, là thuộc về phẩm Pháp trí, hay là thuộc về phẩm Loại trí? Nếu thuộc về phẩm Pháp trí thì điều này không hợp lý, bởi vì pháp ấy và Đoạn do Loại trí mà nhận biết. Nếu thuộc về phẩm Loại trí thì cũng không hợp lý, bởi vì Đoạn ấy và đạt được do Pháp trí mà chứng được.

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Đạt được lìa hệ thuộc ấy, thuộc về phẩm Loại trí.

Hỏi: Lẽ nào không phải Đoạn ấy và đạt được do Pháp trí mà chứng được hay sao?

Đáp: Tuy là do Pháp trí đã chứng mà thuộc về Loại trí, bởi vì do Loại trí nhận biết.

Có Sư khác nói: Đạt được lìa hệ thuộc vô lậu ấy, thuộc về phẩm Pháp trí.

Hỏi: Lẽ nào không phải pháp ấy và Đoạn do Loại trí mà nhận biết hay sao?

Đáp: Tuy là do Loại trí nhận biết mà thuộc về Pháp trí, bởi vì Pháp trí đã chứng được.

Lời bình: Trong này, cách nói thứ nhất là hợp lý, bởi vì phẩm Loại trí là pháp đối trị quyết định không giống nhau với pháp ấy.

Hỏi: Lúc Thánh giả dùng đạo thế tục lìa nhiễm của các địa, là Đạo đã từng đạt được, hay là Đạo chưa từng đạt được?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Là Đạo đã từng đạt được, bởi vì Đạo này từ vô thỉ đến nay, luyện tập xuyên suốt đã từng đạt được, cho nên nay hiện rõ trước mắt. Người ấy đưa ra cách nói này: Lúc Thánh giả dùng đạo thế tục, lìa nhiễm thuộc phẩm Thượng Thượng do Tu mà đoạn của cõi Dục, đối với pháp thuộc phẩm Thượng Thượng do Tu mà đoạn của cõi Dục, đạt được hai loại lìa hệ thuộc đạt được:

  1. Thế tục đạt được.
  2. Vô lậu đạt được.

Thế tục đạt được là chủng loại của Đạo đã từng đạt được, vô lậu đạt được là chủng loại của Thánh đạo. Bởi vì lúc đạo thế tục hiện rõ ở trước mắt, cũng tu đạo vô lậu thuộc vị lai. Đối với pháp thuộc phẩm Thượng Thượng do Kiến mà đoạn của cõi Dục, đạt được một loại lìa hệ thuộc đạt được, đó là thế tục đạt được, là chủng loại của Đạo đã từng đạt được; không đạt được vô lậu đạt được, bởi vì trước đây đã đạt được.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao Đạo đối trị giống nhau, chuyển thành đối trị không giống nhau? Đó là Đạo đã từng đạt được này, lúc trước dùng toàn bộ các pháp do Kiến-Tu mà đoạn của cõi Dục làm chín phẩm để đoạn, bây giờ Đạo này chỉ đoạn pháp do Tu mà đoạn của cõi Dục.

Đáp: Đạo này còn gọi là Đạo đối trị giống nhau, bởi vì Đạo này luôn luôn có lực của Đoạn đi cùng. Bởi vì pháp do Kiến mà đoạn này trước đây đã đoạn, nay không có gì đáng đoạn chứ không phải là không có thể đoạn, cho nên luôn luôn gọi là Đạo đối trị giống nhau.

Như lìa phẩm Thượng Thượng, cho đến lìa phẩm Hạ Hạ cũng như vậy. Như lìa do Tu mà đoạn của cõi Dục, cho đến lìa do Tu mà đoạn của Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Có Sư khác nói: Là Đạo chưa từng đạt được, bởi vì Đạo này từ vô thỉ đến nay, chưa tu tập-chưa đạt được, chỉ do bậc Thánh mà khởi lên. Vị ấy đưa ra cách nói này: Lúc Thánh giả dùng đạo thế tục lìa nhiễm thuộc phẩm Thượng Thượng do Tu mà đoạn của cõi Dục, đối với pháp thuộc phẩm Thượng Thượng do Tu mà đoạn của cõi Dục, đạt được hai loại lìa hệ thuộc đạt được:

  1. Thế tục đạt được.
  2. Vô lậu đạt được.

Thế tục đạt được là chủng loại của đạo chưa từng đạt được, vô lậu đạt được là chủng loại của Thánh đạo. Bởi vì lúc đạo thế tục hiện rõ ở trước mắt, cũng tu đạo vô lậu thuộc vị lai. Đối với pháp thuộc phẩm Thượng Thượng do Kiến mà đoạn của cõi Dục, không đạt được lìa hệ thuộc đạt được. Không đạt được thế tục đạt được, bởi vì Đạo chưa từng đạt được không phải là đối trị của nó. Không đạt được vô lậu đạt được, bởi vì trước đó đã đạt được.

Như lìa phẩm Thượng Thượng, cho đến lìa phẩm Hạ Hạ cũng như vậy. Như lìa tám phẩm do Tu mà đoạn của cõi Dục, lìa tám phẩm do Tu mà đoạn của Tĩnh lự thứ nhất, cho đến lìa tám phẩm do Tu mà đoạn của Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Lúc đạo giải thoát lìa nhiễm thuộc phẩm thứ chín do Tu mà đoạn của cõi Dục, vị lai tu hai đạo thế tục đã từng đạt được-chưa từng đạt được, lúc bấy giờ đối với pháp do Tu mà đoạn của cõi Dục, đạt được ba loại lìa hệ thuộc đạt được:

1. Đạt được thế tục đã từng đạt được, đó là chủng loại của Đạo đã từng đạt được.

2. Đạt được thế tục chưa từng đạt được, đó là chủng loại của Đạo chưa từng đạt được.

3. Vô lậu đạt được, đó là chủng loại của Thánh đạo. Đối với pháp do Kiến mà đoạn của cõi Dục, đạt được hai loại lìa hệ thuộc đạt được, trừ ra đạt được thế tục chưa từng đạt được.

Hỏi: Vì sao biết lúc đạo giải thoát thứ chín, có thể tu hai đạo thế tục đã từng đạt được-chưa từng đạt được thuộc vị lai?

Đáp: Bởi vì nói nếu thành tựu Tha tâm trí hiện tại, thì lúc ấy nhất định thành tựu Tha tâm trí quá khứ.

Hỏi: Vì sao lúc lìa nhiễm thuộc tám phẩm trước, tu Đạo chưa từng đạt được, lúc đạo giải thoát lìa nhiễm thuộc phẩm thứ chín, thì tu Đạo đã từng đạt được và chưa từng đạt được?

Đáp: Đạo lìa nhiễm có khác, địa đạt được cũng có khác, nghĩa là Đạo lìa nhiễm chỉ có chưa từng đạt được, vị lai đã tu cũng chưa từng đạt được. Nếu lúc địa đạt được thì Đạo lìa nhiễm hiện tại tuy chưa từng đạt được mà đạt được địa Căn bản, cho nên bao gồm tu Đạo đã từng đạt được và chưa từng đạt được thuộc vị lai.

Như lìa phẩm thứ chín do Tu mà đoạn của cõi Dục, cho đến lìa phẩm thứ chín do Tu mà đoạn của Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Lời bình: Nên đưa ra cách nói này: Lúc Thánh giả dùng đạo thế tục lìa nhiễm của các địa, nên nói là Đạo chưa từng đạt được, bởi vì xưa kia đạt được thuộc vị lai chỉ là do bậc Thánh mà khởi lên. Nhưng đối với vị lai thì bao gồm tu Đạo đã từng đạt được và chưa từng đạt được, bởi vì cùng chung pháp đối trị.

Nên đưa ra cách nói này: Thánh giả dùng đạo thế tục, lúc lìa nhiễm thuộc phẩm Thượng Thượng do Tu mà đoạn của cõi Dục, đối với pháp thuộc phẩm Thượng Thượng do Tu mà đoạn của cõi Dục, đạt được ba loại lìa hệ thuộc đạt được:

1. Đạt được thế tục đã từng đạt được, đó là chủng loại của Đạo đã từng đạt được.

2. Đạt được thế tục chưa từng đạt được, đó là chủng loại của Đạo chưa từng đạt được.

3. Vô lậu đạt được, đó là chủng loại của Thánh đạo. Đối với pháp thuộc phẩm Thượng Thượng do Tu mà đoạn của cõi Dục, đạt được một loại lìa hệ thuộc đạt được, đó là chủng loại của đạo thế tục đã từng đạt được. Không đạt được sự đạt được chưa từng đạt được, bởi vì Đạo chưa từng đạt được không phải là đối trị của nó. Không đạt được vô lậu đạt được, bởi vì trước đó đã đạt được.

Như lìa phẩm Thượng Thượng, cho đến lìa phẩm Hạ Hạ cũng như vậy. Như lìa do Tu mà đoạn của cõi Dục, cho đến lìa do Tu mà đoạn của Vô sở hữu xứ cũng như vậy. Vì vậy cho nên nói.

Hỏi: Có thể có không lui sụt, không đạt được quả, không chuyển căn, không phải là Kiến đạo hiện rõ ở trước mắt, cũng không phải là loài dị sinh, mà đối với pháp do Kiến mà đoạn đạt được lìa hệ thuộc đạt được chăng?

Đáp: Có, đó là trước đã nói, chỉ trừ ra lúc lìa nhiễm thuộc phẩm thứ sáu-thứ chín của cõi Dục. Dựa vào nghĩa đã nói, cho nên đưa ra cách nói như vậy.

Hỏi: Có thể có lìa hệ thuộc đạt được, đạt được mà không rời bỏ, rời bỏ mà không đạt được chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc lìa hệ thuộc đạt được, đạt được mà không rời bỏ, đó là lúc các dị sinh lìa nhiễm của cõi Dục, cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, và lúc các Thánh giả không phải là đạt được quả lìa nhiễm.

2. Có lúc lìa hệ thuộc đạt được, rời bỏ mà không đạt được, đó là lúc các dị sinh lui sụt từ lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, và lúc các Thánh giả lui sụt mà không phải là mất quả, như lúc từ cõi Dục chết đi sinh đến Tĩnh lự thứ hai trở lên, lúc từ Tĩnh lự thứ nhất chết đi sinh đến Tĩnh lự thứ hai trở lên, cho đến lúc từ Vô sở hữu xứ chết đi sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc từ các địa của cõi Sắc-Vô sắc chết đi sinh vào cõi Dục.

3. Có lúc lìa hệ thuộc đạt được, cũng đạt được-cũng rời bỏ, đó là lúc tiến tới đạt được bốn quả Sa-môn, lúc Tín thắng giải luyện căn thành Kiến chí, lúc A-la-hán thuộc chủng tánh Thối pháp… luyện căn thành Tư pháp…, lúc từ lìa nhiễm hoặc là chủng tánh mà lui sụt ba hay bốn quả Sa-môn, hoặc là lúc ở cõi Sắc-Vô sắc từ địa trên chết đi sinh xuống địa dưới.

4. Có lúc lìa hệ thuộc đạt được, không phải là đạt được-không phải là rời bỏ, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Nếu trước lìa nhiễm thuộc năm phẩm của cõi Dục, sau tiến vào Chánh tánh ly sinh, thì lúc Khổ pháp trí sinh khởi, đối với pháp thuộc năm phẩm do kiến Khổ mà đoạn trước đây đã đoạn, và pháp thuộc bốn phẩm do kiến Khổ mà đoạn bây giờ đã đoạn, đều đạt được lìa hệ thuộc vô lậu đạt được; cho đến lúc Đạo pháp trí sinh khởi, đối với pháp thuộc năm phẩm do kiến Đạo mà đoạn trước đây đã đoạn, và pháp thuộc bốn phẩm do kiến Đạo mà đoạn bây giờ đã đoạn, đều đạt được lìa hệ thuộc vô lậu đạt được. Lúc Đạo loại trí sinh khởi, đối với pháp do Kiến mà đoạn của ba cõi, đều đạt được lìa hệ thuộc vô lậu đạt được, lúc ấy pháp thuộc năm phẩm do Tu mà đoạn của cõi Dục trước đây đã đoạn, lìa hệ thuộc đạt được vô lậu là đạt được lúc nào?

Đáp: Tôn giả Tăng-già-phiệt-tô đưa ra cách nói như vậy: “Đạt được ở lúc Đạo loại trí sinh khởi, bởi vì lúc bấy giờ gọi là quả Dự lưu, cũng gọi là Hướng thuộc Nhất lai.”

Vị ấy nói không đúng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì vào lúc bấy giờ đạt được quả Dự lưu, đối với Đạo của Hướng thuộc quả Nhất lai, thậm chí chưa khởi lên một sát-na hiện rõ trước mắt, làm sao có thể nói là Hướng thuộc Nhất lai?

Có người đưa ra cách nói này: Đạt được ở lúc khởi lên đạo gia hạnh của quả Nhất lai, bởi vì đạo này do Hướng thuộc Nhất lai thâu nhiếp.

Có Sư khác nói: Đạt được ở lúc đạt được quả Nhất lai, bởi vì lúc trú trong đạo vô gián thứ sáu, có thể dẫn dắt pháp do Kiến mà đoạn của ba cõi, và pháp thuộc sáu phẩm trước do Tu mà đoạn của cõi Dục, lìa hệ thuộc đạt được vô lậu, khiến cho khởi lên đạt được quả Nhất lai.

Nói như vậy thì từ quả Dự lưu quyết định khởi lên đạo thắng tiến, đạt được vào lúc đạo ấy hiện rõ trước mắt, bởi vì lúc từ quả dưới khởi lên đạo thắng tiến hướng đến quả trên, chắc chắn tu đạo đối trị các kiết ở phần vị trên đã đoạn trước đó.

Hỏi: Có thể có trong một sát-na đối với lìa hệ thuộc đạt được vô lậu, có Thân tác chứng mà Tuệ không nhận thấy, có Tuệ nhận thấy mà Thân không tác chứng, cho đến làm thành bốn câu phân biệt chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Đạo loại trí nhẫn diệt đi, Đạo loại trí sinh ra. Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc lìa hệ thuộc đạt được vô lậu, Thân tác chứng mà Tuệ không nhận thấy, đó là pháp do Kiến mà đoạn của cõi Dục, lìa hệ thuộc đạt được vô lậu.

2. Có lúc lìa hệ thuộc đạt được vô lậu, Tuệ nhận thấy mà Thân không tác chứng, đó là pháp do Tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc, lìa hệ thuộc đạt được vô lậu.

3. Có lúc lìa hệ thuộc đạt được vô lậu, Thân tác chứng mà Tuệ cũng nhận thấy, đó là pháp do Kiến mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc, lìa hệ thuộc đạt được vô lậu.

4. Có lúc lìa hệ thuộc đạt được vô lậu, Thân không tác chứng mà Tuệ cũng không nhận thấy, đó là pháp do Tu mà đoạn của cõi Dục, lìa hệ thuộc đạt được vô lậu.

Hỏi: Có thể có trong một sát-na đối với năm căn như Tín…, đạt được mà không rời bỏ, rời bỏ mà không đạt được, cho đến làm thành bốn câu phân biệt chăng?

Đáp: Có, đó là lúc Thánh giả lìa nhiễm của cõi Dục, trú trong đạo vô gián cuối cùng. Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Đạt được mà không rời bỏ, đó là năm căn như Tín… do đạo thế tục của ba địa và đạo vô lậu của hai địa thâu nhiếp.

2. Rời bỏ mà không đạt được, đó là năm căn như Tín… câu sinh thuộc Ưu căn-Ác tác của cõi Dục.

3. Cũng đạt được mà cũng rời bỏ, đó là năm căn như Tín… do đạo vô lậu của địa Vị chí thâu nhiếp, rời bỏ thì do đạo vô gián thâu nhiếp, đạt được thì do đạo giải thoát thâu nhiếp.

4. Không phải là đạt được cũng không phải là rời bỏ, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Nếu pháp là quá khứ thì pháp ấy đạt được ở quá khứ chăng?

Giả sử đạt được ở quá khứ thì pháp ấy là quá khứ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp là quá khứ mà pháp ấy đạt được không phải là quá khứ, đó là pháp thuộc số hữu tình của quá khứ, pháp ấy đạt được ở vị lai-hiện tại.

2. Có pháp đạt được ở quá khứ mà pháp ấy không phải là quá khứ, đó là quá khứ đạt được pháp thuộc số hữu tình đạt được ở vị lai-hiện tại, và Trạch diệt-Phi trạch diệt.

3. Có pháp là quá khứ mà pháp ấy đạt được cũng là quá khứ, đó là pháp thuộc số hữu tình của quá khứ, pháp ấy đạt được ở quá khứ.

4. Có pháp không phải là quá khứ mà pháp ấy đạt được cũng không phải là quá khứ, đó là vị lai-hiện tại đạt được pháp thuộc số hữu tình đạt được ở vị lai-hiện tại, và Trạch diệt-Phi trạch diệt.

Như quá khứ làm thành bốn câu phân biệt, vị lai-hiện tại đều làm thành bốn câu phân biệt, như lý cần phải biết.

Hỏi: Nếu pháp ở quá khứ thì pháp ấy có đạt được ở quá khứ chăng?

Giả sử pháp có đạt được ở quá khứ thì pháp ấy ở quá khứ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp ở quá khứ mà pháp ấy không có đạt được ở quá khứ, đó là pháp thuộc số phi hữu tình của quá khứ.

2. Có pháp có đạt được ở quá khứ mà pháp ấy không ở quá khứ, đó là Trạch diệt-Phi trạch diệt, và pháp thuộc số hữu tình của vị lai-hiện tại, có đạt được ở quá khứ.

3. Có pháp ở quá khứ mà pháp ấy cũng có đạt được ở quá khứ, đó là pháp thuộc số hữu tình của quá khứ.

4. Có pháp không phải là ở quá khứ mà pháp ấy cũng không phải là có đạt được ở quá khứ, đó là pháp thuộc số phi hữu tình của vị laihiện tại, và Hư không-Vô vi, cùng với pháp thuộc số hữu tình của vị lai-hiện tại, và Trạch diệt-Phi trạch diệt, không có đạt được ở quá khứ.

Như quá khứ làm thành bốn câu phân biệt, vị lai-hiện tại đều làm thành bốn câu phân biệt, như lý cần phải biết.

Hỏi: Nếu pháp không ở quá khứ thì pháp ấy không có đạt được ở quá khứ chăng? Giả sử pháp không có đạt được ở quá khứ thì pháp ấy không ở quá khứ chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt: Câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này. Như trước cần phải biết.

Như quá khứ làm thành bốn câu phân biệt, vị lai-hiện tại đều làm thành bốn câu phân biệt, như lý cần phải biết.

Hỏi: Nếu pháp có đạt được thì pháp ấy có lìa hệ thuộc đạt được chăng? Giả sử pháp có lìa hệ thuộc đạt được thì pháp ấy có đạt được chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có pháp có đạt được mà pháp ấy không phải là có lìa hệ thuộc đạt được, đó là pháp hữu vi vô lậu, và Trạch diệt-Phi trạch diệt.

2. Có pháp có lìa hệ thuộc đạt được mà pháp ấy không phải là có đạt được, đó là pháp thuộc số phi hữu tình.

3. Có pháp có đạt được mà pháp ấy cũng có lìa hệ thuộc đạt được, đó là pháp thuộc số hữu tình hữu lậu.

4. Có pháp không phải là có đạt được mà pháp ấy cũng không phải là có lìa hệ thuộc đạt được, đó là Hư không-Vô vi.

Hỏi: Nếu pháp không có đạt được thì pháp ấy không có lìa hệ thuộc đạt được chăng? Giả sử pháp không có lìa hệ thuộc đạt được thì pháp ấy không có đạt được chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt: Câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này. Như trước cần phải biết.

Hỏi: Nếu pháp nên tu thì pháp ấy đạt được nên tu chăng? Giả sử pháp đạt được nên tu thì pháp ấy nên tu chăng?

Đáp: Nếu pháp nên tu thì pháp ấy đạt được cũng nên tu. Có pháp đạt được nên tu mà pháp ấy không phải là nên tu, đó là Trạch diệt.

Hỏi: Nếu pháp nên đoạn thì pháp ấy đạt được nên đoạn chăng? Giả sử pháp đạt được nên đoạn thì pháp ấy nên đoạn chăng?

Đáp: Nếu pháp nên đoạn thì pháp ấy đạt được cũng nên đoạn. có pháp đạt được nên đoạn mà pháp ấy mà pháp ấy không phải là nên đoạn, đó là một phần Trạch diệt, và Phi trạch diệt.

Hỏi: Nếu pháp nên chán bỏ thì pháp ấy đạt được nên chán bỏ chăng? Giả sử pháp đạt được nên chán bỏ thì pháp ấy nên chán bỏ chăng?

Đáp: Nếu pháp nên chán bỏ thì pháp ấy đạt được cũng nên chán bỏ. Có pháp đạt được nên chán bỏ mà pháp ấy không phải là nên chán bỏ, đó là một phần Trạch diệt, và Phi trạch diệt.

Hỏi: Vì sao những pháp đạt được tùy theo pháp đã đạt được, thành tánh của thiện… mà không thành tánh của sắc…?

Đáp: Thiện…là tánh loại của các pháp, tánh loại của các pháp có thể tùy theo nhau mà chuyển, sắc…là tự Thể của các pháp, tự Thể của các pháp không có nghĩa tùy theo nhau.

Có người nói: Thiện…là cọng tướng có thể tùy theo mà chuyển, sắc… là tự tướng không có nghĩa tùy theo nhau.

Hỏi: Vì sao những pháp đạt được tùy theo pháp đã đạt được nhất định là thiện…, chứ không tùy theo pháp đã đạt được nhất định là quá khứ?

Đáp: Bởi vì các pháp đã đạt được hiện hành theo đời không nhất định, cho nên có thể đạt được lại đạt được theo đời cũng không nhất định; bởi vì các pháp đã đạt được nhất định là tánh của thiện…, cho nên có thể đạt được lại đạt được cũng nhất định là tánh của thiện…

Hỏi: Những pháp đạt được do mấy Thức mà phân biệt, do mấy Trí mà nhận biết, do mấy Tùy miên mà tùy tăng?

Đáp: Những pháp đạt được do một Thức mà phân biệt, đó là Ý thức, bởi vì thuộc về Pháp giới-Pháp xứ-Hành uẩn; do tám Trí mà nhận biết, trừ ra Diệt trí-Tha tâm trí, bởi vì là hữu vi không tương ưng; do Tùy miên duyên hữu lậu thuộc năm Bộ của ba cõi mà tùy tăng, bởi vì ở trong sự đạt được không có tùy tăng tương ưng.

Hỏi: Những pháp không phải là đạt được do mấy Thức mà phân biệt, do mấy Trí mà nhận biết, do mấy Tùy miên mà tùy tăng?

Đáp: Những pháp không phải là đạt được do một Thức mà phân biệt, đó là Ý thức, bởi vì cũng thuộc về Pháp giới-Pháp xứ-Hành uẩn; do bảy Trí mà nhận biết, trừ ra Diệt trí-Đạo trí-Tha tâm trí, bởi vì là hữu lậu không tương ưng; Tùy miên do Tu mà đoạn của ba cõi, và các Tùy miên biến hành mà tùy tăng, bởi vì pháp không phải là đạt được chỉ do Tu mà đoạn.

Hỏi: Có thể có rời bỏ pháp đạt được mà không đạt được pháp không phải là đạt được chăng?

Đáp: Có, đó là lúc tiến vào Niết-bàn Vô dư, bởi vì rời bỏ các pháp đạt được mà không đạt được pháp đoạn của sở y không phải là đạt được.

Hỏi: Có thể có các pháp trước đó khởi lên không phải là đạt được, vừa đạt được trở đi lại không khởi lên không phải là đạt được chăng?

Đáp: Có, đó là các Phi trạch diệt, và Vô sinh trí…, bởi vì vừa đạt được trở đi cho đến trước Niết-bàn Vô dư thì luôn luôn thành tựu.

Hỏi: Có thể có các pháp xưa nay có đạt được mà không có không phải là đạt được chăng?

Đáp: Có người nói: Không có, bởi vì có đạt được thì nhất định có lúc không phải là đạt được.

Có người nói: Có, như ba Loại trí-Thế tục trí…, pháp Phi trạch diệt xưa nay có đạt được mà không hề có lúc không phải là đạt được, bởi vì pháp ấy nhất định không sinh.

Hỏi: Như có pháp vừa đạt được có thể đạt được, thì pháp ấy và đạt được lại đạt được, cũng có lúc vừa không phải là đạt được có thể rời bỏ, thì pháp ấy và không phải là đạt được lại không phải là đạt được chăng?

Đáp: Không có, bởi vì không phải là đạt được cùng lúc không có không phải là đạt được lại không phải là đạt được, bởi vì hiện tại không phải là đạt được nhất định thành tựu.

Hỏi: Có thể có pháp không có đạt được-không có không phải là đạt được, mà pháp ấy diệt thì có đạt được-có lúc không phải là đạt được chăng?

Đáp: Có, đó là tất cả các pháp thuộc về số phi hữu tình.

********

 

Các pháp vô sắc thiện khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm thiện chăng? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì cần phải ngăn chặn ý nói là không có pháp tương ưng, không có sinh-lão-trú-diệt, không có lui sụt, và muốn hiển bày về pháp tương ưng theo chánh lý của tông chỉ mà mình đã nói, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Vì sao trong này chỉ hỏi về khởi lên vô sắc chứ không hỏi về sắc?

Đáp: Bởi vì đó là ý của người soạn luận muốn như vậy, tùy theo ý muốn ấy mà soạn ra phần luận này, nhưng không trái với pháp tướng, thì không cần phải vặn hỏi.

Có người nói: Nếu pháp ở trong tất cả các cõi, tất cả các địa, tất cả các bộ, tất cả các tâm có thể đạt được, thì trong này hỏi đến; sắc pháp không phải là trong tất cả các cõi, cho đến không phải là trong tất cả các tâm có thể đạt được, cho nên trong này không hỏi.

Có người nói: Nếu pháp phần nhiều là tâm cùng có, do lực của tâm sinh ra, tùy theo tâm mà chuyển, thì trong này hỏi đến; sắc pháp phần nhiều không phải là tâm cùng có, không phải là lực của tâm sinh ra, không phải là tùy theo tâm chuyển. Như Khổ pháp trí nhẫn khởi lên thì có chín mươi tám tùy miên đạt được, nhưng các pháp đạt được ấy không phải là Nhẫn cùng có, không phải là lực của Nhẫn sinh ra, không phải là tùy theo Nhẫn chuyển; tuy đi cùng với Nhẫn, cùng là pháp vô sắc, mà hãy còn không nói là pháp ấy đi cùng với Tâm-Nhẫn, huống gì các sắc pháp? Vì vậy cho nên không hỏi.

Trong này đã nói pháp vô sắc thiện khởi lên đi cùng với tâm, chủ yếu là do thế lực của tâm ấy mà dẫn dắt các pháp vô sắc.

Hỏi: Các pháp vô sắc thiện khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm thiện chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thiện khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm thiện, hoặc là đi cùng với tâm bất thiện, hoặc là đi cùng với tâm vô ký.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thiện?

Đáp: Các pháp vô sắc thiện tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc thiện. Vô sắc thiện tương ưng với tâm ấy, đó là tâm sở pháp thiện. Tâm ấy cùng có vô sắc thiện, đó là pháp sinh-lão-trú-vô thường.

Trong này, cũng có khởi lên đạt được cùng loại, bởi vì tóm lược cho nên không nói đến, điều đó cần phải biết rõ.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm bất thiện?

Đáp: Như tâm bất thiện, nếu lui sụt hay là sinh ra, thì khởi lên đạt được pháp thiện.

Tâm bất thiện lui sụt, khởi lên đạt được pháp thiện, đó là các Thánh giả đã lìa nhiễm cõi Dục. Nếu lúc khởi lên Triền thuộc hai phẩm Hạ Hạ-Hạ Trung của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy cùng với quả Nhất lai và đạo của quả thù thắng, khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của thiện-ác tác-ưu căn.

Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Hạ Thượng mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc với pháp thiện đạt được như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, là trừ ra quả Nhất lai và đạo của quả thù thắng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với pháp thiện đạt được như trước còn lại.

Hỏi: Trong này, thế nào gọi là gia hạnh bảo vệ-gia hạnh không bảo vệ?

Đáp: Khiến cho gia hạnh ấy có năng lực bảo vệ pháp Tu Đoạn vào lúc thế lực của phiền não hiện rõ ở trước mắt, bởi vì có lúc không có thể bảo vệ.

Nếu lúc khởi lên Triền thuộc năm phẩm Trung Hạ cho đến Thượng Trung mà lui sụt, thì tâm ấy cùng với quả Dự lưu và đạo của quả thù thắng, khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của thiện-ác tác-ưu căn.

Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Thượng Thượng mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc với pháp thiện đạt được như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì trừ ra quả Dự lưu và đạo của quả thù thắng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với pháp thiện đạt được như trước còn lại.

Nếu người Nhất lai tùy theo Triền thuộc sáu phẩm trước, khởi lên phẩm nào mà lui sụt, trừ ra pháp đạt được thuộc phẩm câu sinh của thiện-ác tác-ưu căn, thì tâm ấy tùy theo sự thích hợp khởi lên cùng lúc với với pháp thiện đạt được như trước còn lại.

Nếu các dị sinh đã lìa nhiễm cõi Dục, tùy theo lúc khởi lên Triền bất thiện thuộc phẩm nào mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của thiện-ác tác-ưu căn.

Khởi lên đạt được thiện sinh ra do tâm bất thiện, đó là lúc từ cõi Sắc-Vô sắc chết đi sinh vào cõi Dục, dùng tâm bất thiện để tiến vào thai(kiết sinh), tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn thiện đạt được do sinh ở cõi Dục.

Có người nói: Tâm ấy cũng có khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn thuộc một phần do Văn-Tư mà thành.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm vô ký?

Đáp: Như tâm vô ký, nếu lui sụt hay là sinh ra, thì khởi lên đạt được pháp thiện.

Tâm vô ký lui sụt, khởi lên đạt được pháp thiện, đó là lúc A-lahán lui sụt căn thù thắng trú vào căn yếu kém, tâm vô ký ấy khởi lên cùng lúc với pháp thiện đạt được thuộc phẩm căn yếu kém.

Học lui sụt chủng tánh thù thắng, trú vào chủng tánh yếu kém cũng như vậy.

Nếu lúc A-la-hán khởi lên Triền của Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà lui sụt, thì tâm ấy cùng với quả Bất hoàn và đạo của quả thù thắng, khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuận phần lui sụt của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy cho đến lúc khởi lên Triền thuộc tám phẩm sau của Tĩnh lự thứ nhất mà lui sụt, tâm ấy cùng với quả Bất hoàn và đạo của quả thù thắng, khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuận phần lui sụt của Tĩnh lự thứ nhất.

Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Thượng Thượng của Tĩnh lự thứ nhất mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc với pháp thiện đạt được như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, là trừ ra quả Bất hoàn và đạo của quả thù thắng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với pháp thiện đạt được như trước còn lại.

Nếu người Bất hoàn và các dị sinh đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, lúc khởi lên Triền của Vô sở hữu xứ mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuận phần lui sụt của Vô sở hữu xứ.

Như vậy cho đến lúc khởi lên Triền của Tĩnh lự thứ nhất mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuận phần lui sụt của Tĩnh lự thứ nhất.

Như đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, nếu đã lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, cho đến đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, nên biết cũng như vậy.

Nếu các dị sinh đã lìa nhiễm cõi Dục, lúc khởi lên Triền thuộc Hữu thân kiến-Biên chấp kiến của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn thuộc phẩm câu sinh của thiện-ác tác-ưu căn.

Khởi lên đạt được thiện sinh ra do tâm vô ký, đó là lúc ở địa trên của cõi Vô sắc chết đi sinh vào địa dưới, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc bốn Uẩn thiện của địa ấy.

Nếu lúc từ cõi Vô sắc, và địa Tĩnh lự trên chết đi sinh vào địa của các Tĩnh lự dưới, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc năm Uẩn thiện của địa ấy.

Nếu lúc từ cõi Sắc-Vô sắc chết đi sinh vào cõi Dục, dùng Hữu thân kiến-Biên chấp kiến để tiến vào thai, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn thiện đạt được do sinh ở cõi Dục.

Có người nói: Tâm ấy cũng có khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc một phần do Văn-Tư mà thành.

Nếu lúc từ cõi Dục chết đi sinh đến hai cõi trên, và lúc ở địa dưới của hai cõi trên chết đi sinh lên địa trên, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn thiện đạt được do sinh ở địa ấy.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm thiện, thì pháp ấy là vô sắc thiện chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm thiện, pháp ấy hoặc là vô sắc thiện, hoặc là vô sắc vô ký.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thiện?

Đáp: Các pháp vô sắc thiện tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc thiện, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc vô ký?

Đáp: Như tâm thiện thắng tiến, khởi lên đạt được pháp vô ký, và trú trong tâm thiện vô ký nuôi lớn các căn-tăng thêm đại chủng, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường.

Tâm thiện thắng tiến khởi lên đạt được vô ký, đó là lúc lìa nhiễm cõi Dục, đạo vô gián thứ chín diệt đi, đạo giải thoát khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả của Tĩnh lự thứ nhất, và phẩm tâm Thông quả vô ký; cho đến lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, đạo vô gián thứ chín diệt đi, đạo giải thoát khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả của Tĩnh lự thứ tư, và phẩm tâm Thông quả vô ký. Lúc Định Kim cang dụ diệt đi, Tận trí khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, và phẩm tâm Thông quả vô ký.

Đã lìa nhiễm cõi Dục, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, lúc đạo gia hạnh; có người nói: Và đạo giải thoát. Tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, và phẩm tâm Thông quả vô ký.

A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, dựa vào Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư, lúc đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, và phẩm tâm Thông quả vô ký; và lúc dựa vào đạo giải thoát thứ chín của tất cả các địa, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả của Tĩnh lự thứ tư, và phẩm tâm Thông quả vô ký.

Lúc các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, ba đạo giải thoát dẫn dắt phát khởi năm thông; lúc đạo vô gián-giải thoát đầu và sau, tu Tĩnh lự xen tạp; lúc khởi lên bốn Vô lượng, ba Giải thoát đầu, tám Thắng xứ, tám Biến xứ trước; khởi lên Vô ngại giải và dựa vào Định Vị chí, cho đến lúc tăng trưởng Tĩnh lự thứ tư; khởi lên Nguyện trí-Vô tranh-Định Biên tế, và lúc tăng trưởng; dựa vào Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư, khởi lên các công đức như Không Không-Vô nguyện Vô nguyện-

Vô tướng Vô tướng, và lúc tăng trưởng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, và phẩm tâm Thông quả vô ký.

Và trú trong tâm thiện… cho đến pháp ấy đạt được là sinh-lãotrú-vô thường, đó là lúc sinh ở cõi Dục-Sắc khởi lên tâm thiện nối tiếp nhau tồn tại lâu dài, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được ấy. Nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, hỏi-đáp giải thích như chương Đại Chủng Uẩn.

Hỏi: Các pháp vô sắc bất thiện khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm bất thiện chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc bất thiện khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm bất thiện, hoặc là đi cùng với tâm vô ký.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm bất thiện?

Đáp: Các pháp vô sắc bất thiện tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc bất thiện, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm vô ký?

Đáp: Như tâm vô ký, nếu lui sụt hay là sinh ra, thì khởi lên đạt được pháp bất thiện.

Tâm vô ký lui sụt, khởi lên đạt được bất thiện, đó là các dị sinh đã lìa nhiễm cõi Dục, lúc khởi lên Triền thuộc Hữu thân kiến-Biên chấp kiến của cõi Dục, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn bất thiện do Kiến-Tu mà đoạn.

Tâm vô ký sinh ra, khởi lên đạt được bất thiện, đó là lúc từ cõi Sắc-Vô sắc chết đi sinh vào cõi Dục, dùng Hữu thân kiến-Biên chấp kiến để tiến vào thai, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn bất thiện do Kiến-Tu mà đoạn.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm bất thiện, thì pháp ấy là vô sắc bất thiện chăng? Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm bất thiện, pháp ấy hoặc là vô sắc bất thiện, hoặc là vô sắc thiện, hoặc là vô sắc vô ký.

Hỏi: Thế nào là vô sắc bất thiện?

Đáp: Các pháp vô sắc bất thiện tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc bất thiện, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thiện?

Đáp: Như tâm bất thiện, nếu lui sụt hay là sinh ra, thì khởi lên đạt được pháp thiện. Phần này giải thích như vô sắc thiện khởi lên đi cùng với tâm bất thiện trước đây.

Hỏi: Thế nào là vô sắc vô ký?

Đáp: Như tâm bất thiện, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp vô ký, và trú trong tâm bất thiện vô ký, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường.

Tâm bất thiện lui sụt, khởi lên đạt được vô ký, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn vô ký do Tu mà đoạn của tám địa trên.

Những người Bất hoàn, nếu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn vô ký do Tu mà đoạn của bảy địa; cho đến nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn vô ký do Tu mà đoạn của một địa.

Các loại dị sinh, nếu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, lúc khởi lên Triền bất thiện mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn vô ký do Kiến-Tu mà đoạn của bảy địa, và do Kiến mà đoạn của cõi Dục; cho đến nếu đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc khởi lên Triền bất thiện mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn vô ký do KiếnTu mà đoạn của một địa, và do Kiến mà đoạn của cõi Dục.

Nếu đã lìa nhiễm của cõi Dục, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên Triền bất thiện mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn vô ký do Kiến mà đoạn của cõi Dục.

Tâm bất thiện sinh ra, khởi lên đạt được vô ký, đó là lúc ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ chết đi sinh vào cõi Dục, dùng tâm bất thiện để tiến vào thai, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn vô ký do Kiến-Tu mà đoạn của bảy địa, và do Kiến mà đoạn của cõi Dục, Sắc uẩn-Hành uẩn vô ký do Tu mà đoạn.

Có người nói: Cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tâmtâm sở vô ký do Tu mà đoạn của cõi Dục, đó là khéo luyện tập xuyên suốt bốn Uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ.

Cho đến lúc ở Tĩnh lự thứ nhất chết đi sinh vào cõi Dục, dùng tâm bất thiện để tiến vào thai, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được bốn Uẩn vô ký do Kiến mà đoạn của cõi Dục, Sắc uẩn-Hành uẩn vô ký do Tu mà đoạn.

Có người nói: Cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tâmtâm sở vô ký do Tu mà đoạn của cõi Dục, nói như trước.

Và trú trong tâm bất thiện… cho đến pháp ấy đạt được là sinh-lãotrú-vô thường, đó là lúc các dị sinh khởi lên ba mươi bốn Tùy miên, Thánh giả khởi lên bốn Tùy miên, tùy theo một loại nối tiếp nhau tồn tại lâu dài, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được ấy. Phần còn lại nói như trước.

Hỏi: Các pháp vô sắc vô ký khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm vô ký chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc vô ký khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm vô ký, hoặc là đi cùng với tâm thiện, hoặc là đi cùng với tâm bất thiện.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm vô ký?

Đáp: Các pháp vô sắc vô ký tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc vô ký, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thiện?

Đáp: Như tâm thiện thắng tiến, khởi lên đạt được pháp vô ký, và trú trong tâm thiện vô ký, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường. Phần này giải thích như vô sắc vô ký khởi lên đi cùng với tâm thiện trước đây.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm bất thiện?

Đáp: Như tâm bất thiện, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp vô ký, và trú trong tâm bất thiện vô ký, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường. Phần này giải thích như vô sắc vô ký khởi lên đi cùng với tâm bất thiện trước đây.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm vô ký, thì pháp ấy là vô sắc vô ký chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm vô ký, pháp ấy hoặc là vô sắc vô ký, hoặc là vô sắc thiện, hoặc là vô sắc bất thiện.

Hỏi: Thế nào là vô sắc vô ký?

Đáp: Các pháp vô sắc vô ký tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc vô ký, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thiện?

Đáp: Như tâm vô ký, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp thiện. Phần này giải thích như vô sắc thiện khởi lên đi cùng với tâm vô ký trước đây.

Hỏi: Thế nào là vô sắc bất thiện?

Đáp: Như tâm vô ký, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp bất thiện. Phần này giải thích như vô sắc bất thiện khởi lên đi cùng với tâm vô ký trước đây.

Hỏi: Các pháp vô sắc của cõi Dục khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm của cõi Dục chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Dục khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm của cõi Dục, hoặc là đi cùng với tâm của cõi Sắc, hoặc là đi cùng với tâm của cõi Vô sắc, hoặc là đi cùng với tâm không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Dục?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Dục tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc của cõi Dục.

Vô sắc của cõi Dục tương ưng với tâm ấy, đó là tâm sở pháp của cõi Dục. Tâm ấy cùng có vô sắc của cõi Dục, đó là pháp sinh-lão-trú-vô thường. Trong này, cũng có khởi lên đạt được cùng loại, bởi vì tóm lược cho nên không nói đến.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Sắc?

Đáp: Như tâm của cõi Sắc, nếu sinh ra hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp của cõi Dục, và trú trong tâm của cõi Sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của cõi Dục, thì pháp ấy đạt được là sinh-lãotrú-vô thường.

Tâm của cõi Sắc sinh ra khởi lên đạt được cõi Dục, đó là ở cõi Vô sắc chết đi, nếu lúc sinh vào Tĩnh lự thứ tư, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Tĩnh lự thứ tư, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục; cho đến nếu lúc sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Tĩnh lự thứ nhất, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục. Như ở cõi Vô sắc chết đi sinh vào cõi Sắc, ở địa trên chết đi sinh vào địa dưới cũng như vậy.

Tâm của cõi Sắc thắng tiến khởi lên đạt được cõi Dục, đó là lúc dùng đạo thế tục lìa nhiễm của cõi Dục, đạo vô gián thứ chín diệt đi, đạo giải thoát khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Tĩnh lự thứ nhất, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục; cho đến lúc dùng đạo thế tục lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, đạo vô gián thứ chín diệt đi, đạo giải thoát khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Tĩnh lự thứ tư, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục.

Đã lìa nhiễm của cõi Dục, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, lúc đạo gia hạnh thế tục, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục.

Dựa vào Định Vị chí, cho đến Tĩnh lự thứ tư, A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, lúc đạo gia hạnh thế tục, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục. Lúc các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, hai đạo giải thoát dẫn dắt phát khởi năm thông, và Tha tâm trí thông thế tục; lúc đạo giải thoát, tu xen lẫn Tĩnh lự trung gian; lúc tâm khởi lên bốn Vô lượng, ba Giải thoát đầu, tám Thắng xứ, tám Biến xứ trước; khởi lên Vô ngại giải, và dựa vào Định Vị chí, cho đến Tĩnh lự thứ tư, lúc tăng trưởng Vô ngại giải thế tục; khởi lên Nguyện trí-Vô tranh-Định Biên tế, và lúc tăng trưởng; dựa vào Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư, khởi lên các công đức thế tục như Không Không-Vô nguyện Vô nguyện-Vô tướng Vô tướng, và lúc tăng trưởng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, và phẩm tâm Thông quả của cõi Dục.

Và trú trong tâm của cõi Sắc…, cho đến pháp ấy đạt được là sinhlão-trú-vô thường, đó là lúc sinh ở cõi Dục tiến vào định của cõi Sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được ấy.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Vô sắc?

Đáp: Như trú trong tâm của cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của cõi Dục, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường, nghĩa là lúc sinh ở cõi Dục tiến vào Định của cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được nơi ấy.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm không hệ thuộc?

Đáp: Như tâm không hệ thuộc thắng tiến, khởi lên đạt được pháp của cõi Dục, và trú trong tâm không hệ thuộc nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của cõi Dục, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường.

Tâm không hệ thuộc thắng tiến, khởi lên đạt được pháp của cõi Dục, đó là lúc trú trong ba Loại trí của Kiến đạo, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được ba Hiện quán biên về Khổ-Tập-Diệt thuộc phẩm Thế tục trí của cõi Dục đã tu.

Lúc dùng đạo vô lậu lìa nhiễm của cõi Dục, đạo vô gián thứ chín diệt đi, đạo giải thoát khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Tĩnh lự thứ nhất, và phẩm tâm Thông quả của cõi Dục; cho đến lúc dùng đạo vô lậu lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, đạo vô gián thứ chín diệt đi, đạo giải thoát khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Tĩnh lự thứ tư, và phẩm tâm Thông quả của cõi Dục.

Lúc Định Kim cang dụ diệt đi, Tận trí khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục, và lúc bấy giờ đã đạt được các pháp đạt được thuộc pháp thiện của cõi Dục.

Đã lìa nhiễm cõi Dục, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, lúc đạo gia hạnh vô lậu; có người nói: Và lúc đạo giải thoát, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, và phẩm tâm Thông quả của cõi Dục.

A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, lúc dựa vào đạo gia hạnh vô lậu của Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục; lúc dựa vào đạo giải thoát thứ chín của tất cả các địa, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả của bốn Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Dục, và lúc bấy giờ đã đạt được các pháp đạt được thuộc pháp thiện của cõi Dục.

Lúc khởi lên Tha tâm trí thông vô lậu, lúc tâm đầu và sau tu xen tạp Tĩnh lự, lúc dựa vào sự tăng trưởng của Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư-Vô ngại giải vô lậu…, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, và phẩm tâm Thông quả của cõi Dục.

Và trú trong tâm không hệ thuộc… cho đến pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường, đó là lúc sinh ở cõi Dục tiến vào Định Vị chí vô lậu cho đến Định của Vô sở hữu xứ, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được nơi ấy.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Dục, thì pháp ấy là vô sắc của cõi Dục chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Dục, pháp ấy hoặc là vô sắc của cõi Dục, hoặc là vô sắc của cõi Sắc, hoặc là vô sắc của cõi Vô sắc, hoặc là vô sắc không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Dục?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Dục tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc của cõi Dục, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Sắc?

Đáp: Như tâm của cõi Dục, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp của cõi Dục.

Tâm của cõi Dục lui sụt, khởi lên đạt được ở cõi Sắc, đó là lúc các Thánh giả đã lìa nhiễm cõi Sắc, khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của bốn địa ở cõi Sắc; cho đến đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của một địa ở cõi Sắc.

Nếu các dị sinh đã lìa nhiễm cõi Sắc, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của bốn địa ở cõi Sắc; cho đến đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của một địa ở cõi Sắc.

Tâm của cõi Dục sinh ra, khởi lên đạt được ở cõi Sắc, đó là lúc từ cõi Vô sắc chết đi sinh vào cõi Dục, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của bốn địa ở cõi Sắc; cho đến lúc từ Tĩnh lự thứ hai chết đi sinh vào cõi Dục, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của một địa ở cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Vô sắc?

Đáp: Như tâm của cõi Dục, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp của cõi Vô sắc.

Tâm của cõi Dục lui sụt, khởi lên đạt được ở cõi Vô sắc, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của bốn địa ở cõi Vô sắc.

Nếu người Bất hoàn đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của ba địa ở cõi Vô sắc; cho đến đã lìa nhiễm của Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của một địa ở cõi Vô sắc.

Nếu các dị sinh đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của ba địa ở cõi Vô sắc; cho đến đã lìa nhiễm của Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của một địa ở cõi Vô sắc.

Tâm của cõi Dục sinh ra, khởi lên đạt được ở cõi Vô sắc, đó là lúc từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ chết đi sinh vào cõi Dục, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của ba địa ở cõi Vô sắc; cho đến lúc từ Thức vô biên xứ chết đi sinh vào cõi Dục, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của một địa ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là vô sắc không hệ thuộc?

Đáp: Như tâm của cõi Dục lui sụt, khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc, đó là lúc A-la-hán lui sụt căn thù thắng trú vào căn yếu kém, lúc ấy tâm của cõi Dục khởi lên cùng lúc đạt được không hệ thuộc của phẩm căn yếu kém.

Học lui sụt chủng tánh thù thắng trú vào chủng tánh yếu kém, cũng như vậy.

Nếu các Thánh giả đã lìa nhiễm cõi Dục, lúc khởi lên Triền thuộc hai phẩm Hạ Hạ-Hạ Trung của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Nhất lai và đạo của quả thù thắng.

Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Hạ Thượng mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc đạt được những pháp không hệ thuộc như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì tâm ấy chỉ khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Nhất lai.

Nếu khởi lên Triền thuộc năm phẩm từ Trung Hạ cho đến Thượng Trung mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Dự lưu và đạo của quả thù thắng.

Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Thượng Thượng mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc đạt được những pháp không hệ thuộc như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì tâm ấy chỉ khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Dự lưu.

Nếu người Nhất lai, tùy theo Triền thuộc sáu phẩm trước hễ khởi lên phẩm nào mà lui sụt, thì tâm ấy tùy theo cũng khởi lên cùng lúc đạt được những pháp không hệ thuộc như trước.

Hỏi: Tâm của cõi Dục thắng tiến cũng khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc, như hoặc là do Thí, hoặc là do Giới, hoặc là do Văn, hoặc là do Tư, khiến cho đạt được Phi trạch diệt đối với những nẽo ác, trong này vì sao không nói?

Đáp: Có người nói: Cần phải nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.

Nói như vậy thì Phi trạch diệt tuy là không hệ thuộc, mà đạt được pháp ấy không phải là không hệ thuộc. Trong này nói khởi lên đạt được không hệ thuộc, vì vậy cho nên không nói đến.

Hỏi: Các pháp vô sắc của cõi Sắc khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm của cõi Sắc chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Sắc khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm của cõi Sắc, hoặc là đi cùng với tâm của cõi Dục, hoặc là đi cùng với tâm của cõi Vô sắc, hoặc là đi cùng với tâm không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Sắc?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Sắc tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc của cõi Sắc, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Dục?

Đáp: Như tâm của cõi Dục, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp của cõi Sắc. Phần này nói như vô sắc của cõi Sắc khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Dục trước đây.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Vô sắc?

Đáp: Như trú trong tâm của cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm

đại chủng của cõi Sắc, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường, nghĩa là lúc sinh ở cõi Sắc tiến vào Định của cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được nơi ấy.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm không hệ thuộc?

Đáp: Như tâm không hệ thuộc thắng tiến, khởi lên đạt được pháp của cõi Sắc, và trú trong tâm không hệ thuộc nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của cõi Sắc, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường.

Tâm không hệ thuộc thắng tiến, khởi lên đạt được pháp của cõi Sắc, đó là lúc trú trong ba Loại trí của Kiến đạo, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được ba Hiện quán biên về Khổ-Tập-Diệt thuộc phẩm Thế tục trí của cõi Sắc đã tu.

Dùng đạo vô lậu lìa nhiễm của cõi Dục, nếu vô lậu làm gia hạnh, lúc các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo của cõi Sắc đã tu thuộc vị lai; lúc đạo giải thoát thứ chín, cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Tĩnh lự thứ nhất, và phẩm tâm Thông quả của cõi Sắc.

Dùng đạo vô lậu lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Tĩnh lự thứ ba, nếu vô lậu làm gia hạnh, lúc các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo của cõi Sắc đã tu thuộc vị lai; lúc đạo giải thoát cuối cùng, cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Tĩnh lự thứ hai cho đến Tĩnh lự thứ tư, và phẩm tâm Thông quả của cõi Sắc.

Dùng đạo vô lậu lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, và dựa vào Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư, lìa nhiễm của Không vô biên xứ cho đến lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, lúc các đạo gia hạnh, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo của cõi Sắc đã tu thuộc vị lai.

Lúc Định Kim cang dụ diệt đi, Tận trí khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc về thiện của cõi Sắc đã đạt được lúc bấy giờ, cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, và phẩm tâm Thông quả của cõi Sắc.

Chưa lìa nhiễm cõi Dục, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc đạo gia hạnh ấy; có người nói: Và lúc đạo giải thoát, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo của cõi Sắc đã tu thuộc vị lai.

Đã lìa nhiễm cõi Dục, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc đạo gia hạnh ấy; có người nói: Và lúc đạo giải thoát, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo của cõi Sắc đã tu thuộc vị lai, và các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Sắc.

A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, lúc dựa vào đạo gia hạnh vô lậu của Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo của cõi Sắc đã tu thuộc vị lai, và các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Sắc.

Lúc dựa vào đạo giải thoát thứ chín của tất cả các địa, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc về thiện của cõi Sắc đã đạt được lúc bấy giờ, và các pháp đạt được quả của bốn Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Sắc.

Lúc khởi lên Tha tâm trí thông vô lậu, lúc tâm đầu và sau tu xen tạp Tĩnh lự, lúc dựa vào sự tăng trưởng của Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư-Vô ngại giải vô lậu…, tức là lúc dựa vào các địa ấy khởi lên Niệm trú vô lậu, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo của cõi Sắc đã tu thuộc vị lai, và các pháp đạt được tùy theo sự thích hợp của quả Tĩnh lự, phẩm tâm Thông quả của cõi Sắc.

Và trú trong tâm không hệ thuộc… cho đến pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường, đó là lúc sinh ở cõi Sắc tiến vào Định Vị chí vô lậu, cho đến Định Vô sở hữu xứ, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được nơi ấy.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Sắc, thì pháp ấy là vô sắc của cõi Sắc chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Sắc, pháp ấy hoặc là vô sắc của cõi Sắc, hoặc là vô sắc của cõi Dục, hoặc là vô sắc của cõi Vô sắc, hoặc là vô sắc không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Sắc?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Sắc tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc của cõi Sắc, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Dục?

Đáp: Như tâm của cõi Sắc, nếu sinh ra hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp của cõi Dục, và trú trong tâm của cõi Sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của cõi Dục, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trúvô thường. Phần này giải thích như vô sắc của cõi Dục khởi lên đi cùng với tâm của cõi Sắc trước đây.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Vô sắc?

Đáp: Như tâm của cõi Sắc, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp của cõi Vô sắc.

Tâm của cõi Sắc lui sụt, khởi lên đạt được ở cõi Vô sắc, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền của cõi Sắc mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của bốn địa ở cõi Vô sắc.

Những người Bất hoàn lúc đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, khởi lên Triền của cõi Sắc mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của ba địa ở cõi Vô sắc; cho đến lúc đã lìa nhiễm của Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, khởi lên Triền của cõi Sắc mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của một địa ở cõi Vô sắc.

Nếu các dị sinh đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, lúc khởi lên Triền của cõi Sắc mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của ba địa ở cõi Vô sắc; cho đến đã lìa nhiễm của Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, lúc khởi lên Triền của cõi Sắc mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của một địa ở cõi Vô sắc.

Tâm của cõi Sắc sinh ra, khởi lên đạt được ở cõi Vô sắc, đó là lúc từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ chết đi sinh vào cõi Sắc, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của ba địa ở cõi Vô sắc; cho đến lúc ở Thức vô biên xứ chết đi sinh vào cõi Sắc, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến-Tu mà đoạn của một địa ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Thế nào là vô sắc không hệ thuộc?

Đáp: Như tâm của cõi Sắc, nếu lui sụt hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc.

Tâm của cõi Sắc lui sụt, khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền của cõi Sắc mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc quả Bất hoàn, và đạo của quả thù thắng.

Tâm của cõi Sắc thắng tiến, khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc, đó là các Thánh giả dùng đạo thế tục lìa nhiễm cõi Dục, cho đến lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, nếu thế tục làm gia hạnh, lúc tất cả các đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không hệ thuộc đã tu của vị lai. Dựa vào Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu thế tục làm gia hạnh, lúc các đạo gia hạnh, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không hệ thuộc đã tu của vị lai.

Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, và dựa vào Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư; A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu thế tục làm gia hạnh, lúc các đạo gia hạnh, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không hệ thuộc đã tu của vị lai.

Nếu lúc các Thánh giả dẫn dắt phát khởi các thần thông, các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, hai đạo giải thoát, và Tha tâm trí thông thế tục, lúc đạo giải thoát, lúc tâm tu xen tạp Tĩnh lự trung gian, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không hệ thuộc đã tu của vị lai.

Nếu lúc các Thánh giả khởi lên bốn Vô lượng, ba Giải thoát đầu, tám Thắng xứ, tám Biến xứ trước, khởi lên Vô ngại giải, và dựa vào Định Vị chí, cho đến Tĩnh lự thứ tư; lúc tăng trưởng Vô ngại giải thế tục, khởi lên Nguyện trí-Vô tranh-Định Biên tế, và lúc tăng trưởng, dựa vào Định Vị chí cho đến Tĩnh lự thứ tư; lúc khởi lên Không Không-Vô nguyện Vô nguyện-Vô tướng Vô tướng, và Thánh giả vẫn dựa vào địa ấy, khởi lên các công đức như quán Bất tịnh, Trì tức niệm, Niệm trú thế tục…, và lúc tăng trưởng, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không hệ thuộc đã tu của vị lai.

Hỏi: Lúc tâm của cõi Sắc sinh ra, cũng khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc, như lúc ở cõi Vô sắc chết đi sinh vào Tĩnh lự thứ tư, tâm ấy khởi lên cùng lúc với đạt được Trạch diệt thuộc Uẩn do Kiến-Tu mà đoạn của Tĩnh lự thứ ba, cho đến lúc ở địa trên chết đi sinh vào Tĩnh lự thứ nhất, tâm ấy khởi lên cùng lúc với đạt được Trạch diệt thuộc Uẩn do Kiến-Tu mà đoạn của cõi Dục, vì sao trong này không nói đến?

Đáp: Có người nói: Cần phải nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.

Nói như vậy thì lúc bấy giờ đã đạt được Trạch diệt tuy là không hệ thuộc, mà các pháp đạt được ấy là hệ thuộc cõi Sắc, không phải là không hệ thuộc, vì vậy cho nên không nói đến.

*******

 

Hỏi: Các pháp vô sắc của cõi Vô sắc khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm của cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Vô sắc khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm của cõi Vô sắc, hoặc là đi cùng với tâm của cõi Dục, hoặc là đi cùng với tâm của cõi Sắc, hoặc là đi cùng với tâm không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Vô sắc?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Vô sắc tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc của cõi Vô sắc, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Dục?

Đáp: Như tâm của cõi Dục, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp của cõi Vô sắc. Phần này giải thích như vô sắc của cõi Vô sắc khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Dục trước đây.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm của cõi Sắc?

Đáp: Như tâm của cõi Sắc, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp của cõi Vô sắc. Phần này giải thích như vô sắc của cõi Vô sắc khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Sắc trước đây.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm không hệ thuộc?

Đáp: Như tâm không hệ thuộc thắng tiến, khởi lên đạt được pháp của cõi Vô sắc, đó là dùng đạo vô lậu lìa nhiễm của bốn Tĩnh lự, lúc chín đạo vô gián, chín đạo giải thoát, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo thuộc cõi Vô sắc đã tu của vị lai.

Dùng đạo vô lậu lìa nhiễm của Không vô biên xứ, cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, lúc các đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, chín đạo giải thoát, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo thuộc cõi Vô sắc đã tu của vị lai.

Đây là nói chung. Trong đó nếu dựa vào Định Vị chí, cho đến Tĩnh lự thứ tư, lìa nhiễm của ba Vô sắc dưới, thì trừ ra đạo gia hạnh, dựa vào ba Vô sắc dưới, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc đạo gia hạnh ấy, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo thuộc cõi Vô sắc đã tu của vị lai, và dựa vào tất cả các địa, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc đạo giải thoát cuối cùng Tận trí khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc về thiện của cõi Vô sắc đã đạt được lúc bấy giờ.

A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu dựa vào ba Vô sắc, vô lậu làm gia hạnh, thì lúc đạo gia hạnh ấy, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo thuộc cõi Vô sắc đã tu của vị lai, và dựa vào tất cả các địa, lúc đạo giải thoát cuối cùng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc về thiện của cõi Vô sắc đã đạt được lúc bấy giờ.

Lúc khởi lên Giải thoát vô lậu dựa vào Định Vô sắc, lúc tăng trưởng Vô ngại giải vô lậu khởi lên vô sắc, lúc Niệm trú vô lậu, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo thuộc cõi Vô sắc đã tu của vị lai.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Vô sắc, thì pháp ấy là vô sắc của cõi Vô sắc chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm của cõi Vô sắc, pháp ấy hoặc là vô sắc của cõi Vô sắc, hoặc là vô sắc của cõi Dục, hoặc là vô sắc của cõi Sắc, hoặc là vô sắc không hệ thuộc.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Vô sắc?

Đáp: Các pháp vô sắc của cõi Vô sắc tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc của cõi Vô sắc, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Dục?

Đáp: Như trú trong tâm của cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của cõi Dục, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường. Phần này giải thích như đi cùng với tâm của cõi Vô sắc khởi lên vô sắc của cõi Dục trước đây.

Hỏi: Thế nào là vô sắc của cõi Sắc?

Đáp: Như trú trong tâm của cõi Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của cõi Sắc, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường. Phần này giải thích như đi cùng với tâm của cõi Vô sắc khởi lên vô sắc của cõi Sắc trước đây.

Hỏi: Thế nào là vô sắc không hệ thuộc?

Đáp: Như tâm của cõi Vô sắc, nếu lui sụt hay là thắng tiến, khởi

lên đạt được pháp không hệ thuộc.

Tâm của cõi Vô sắc lui sụt, khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền của cõi Vô sắc mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Bất hoàn và đạo của quả thù thắng.

Tâm của cõi Vô sắc thắng tiến, khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc, đó là các Thánh giả dùng đạo thế tục, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, nếu Cận phần của Không vô biên xứ làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, chín đạo vô gián, chín đạo giải thoát; và Thánh giả dùng đạo thế tục, lìa nhiễm của ba Vô sắc dưới, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy tất cả là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát, cùng dựa vào Định Vô sắc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ; nếu thế tục làm gia hạnh, lúc ấy là đạo gia hạnh, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không hệ thuộc đã tu của vị lai.

A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, dựa vào Định Vô sắc, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh.

Nếu lúc Thánh giả khởi lên Vô sắc, Giải thoát hữu lậu, hai Biến xứ; lúc dựa vào Định Vô sắc tăng trưởng Vô ngại giải hữu lậu; lúc dựa vào Định Vô sắc khởi lên Niệm trú thế tục, Không Không-Vô nguyện Vô nguyện-Vô tướng Vô tướng; lúc khởi lên tâm tiến vào Định Diệt tận-Tưởng vi tế, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không hệ thuộc đã tu của vị lai.

Hỏi: Lúc tâm của cõi Vô sắc sinh ra, cũng khởi lên đạt được pháp không hệ thuộc, như lúc ở địa trên của cõi Vô sắc chết đi sinh vào địa dưới, tâm ấy khởi lên cùng lúc với đạt được Trạch diệt thuộc các nhiễm do Kiến-Tu mà đoạn của địa dưới đã sinh ra sau đó, vì sao trong này không nói đến?

Đáp: Có người nói: Cần phải nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.

Nói như vậy thì lúc bấy giờ đã đạt được Trạch diệt tuy là không hệ thuộc, mà đạt được là hệ thuộc cõi Vô sắc, không phải là không hệ thuộc, vì vậy cho nên không nói đến.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc Học khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm thuộc Học chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Học khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm thuộc Học, hoặc là đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thuộc Học?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Học tương ưng với tâm ấy, tâm ấy

cùng có vô sắc thuộc Học.

Vô sắc thuộc Học tương ưng với tâm ấy, đó là tâm sở pháp thuộc Học. Tâm ấy cùng có vô sắc thuộc Học, pháp ấy là sinh-lão-trú-vô thường. Trong này cũng có khởi lên đạt được cùng loại, bởi vì tóm lược cho nên không nói đến.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học?

Đáp: Như tâm thuộc Phi học phi vô học, nếu lui sụt hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Học.

Tâm thuộc Phi học phi vô học lui sụt, khởi lên đạt được pháp Học, đó là lúc A-la-hán khởi lên Triền thuộc tám phẩm sau của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cho đến Tĩnh lự thứ nhất mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Bất hoàn và đạo của quả thù thắng.

Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Thượng Thượng của Tĩnh lự thứ nhất mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc với đạt được pháp Học như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì tâm ấy chỉ khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Bất hoàn.

Những người Bất hoàn, nếu lúc khởi lên Triền thuộc hai phẩm Hạ Hạ-Hạ Trung của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Nhất lai và đạo của quả thù thắng. Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Hạ Thượng mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc với đạt được pháp Học như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì tâm ấy chỉ khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Nhất lai. Nếu lúc khởi lên Triền thuộc năm phẩm Trung Hạ cho đến Thượng Trung mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Dự lưu và đạo của quả thù thắng. Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Thượng Thượng mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc với đạt được pháp Học như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì tâm ấy chỉ khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Dự lưu.

Nếu người Nhất lai, Triền thuộc sáu phẩm trước hễ khởi lên phẩm nào mà lui sụt, thì tâm ấy tùy theo sự thích hợp cũng khởi lên cùng lúc với đạt được pháp Học như trước.

Tâm thuộc Phi học phi vô học thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Học, đó là những người Học dùng đạo thế tục lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy tất cả là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp Học đã tu của vị lai.

Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh. Ngay lúc người Học này dẫn dắt phát khởi các thần thông, các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, hai đạo giải thoát, và Tha tâm trí thông thế tục, lúc ấy là đạo giải thoát; lúc tâm của người Học tu xen tạp Tĩnh lự trung gian; lúc người Học khởi lên bốn Vô lượng, Giải thoát thế tục, tám Thắng xứ, mười Biến xứ; lúc người Học khởi tâm tiến vào Định Diệt tận-Tưởng vi tế; lúc người Học tu quán Bất tịnh, Trì tức niệm, Niệm trú thế tục, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp Học đã tu của vị lai.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm thuộc Học, thì pháp ấy là vô sắc thuộc Học chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm thuộc Học, pháp ấy hoặc là vô sắc thuộc Học, hoặc là vô sắc thuộc Phi học phi vô học.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thuộc Học?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Học tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc thuộc Học, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thuộc Phi học phi vô học?

Đáp: Như tâm thuộc Học thắng tiến, khởi lên đạt được pháp thuộc Phi học phi vô học, và trú trong tâm thuộc Học, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của Phi học phi vô học, pháp ấy đạt được là sinh-lãotrú-vô thường.

Tâm thuộc Học thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Phi học phi vô học, đó là lúc trú trong ba Loại trí của Kiến đạo, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được ba Hiện quán biên về Khổ-Tập-Diệt thuộc phẩm Thế tục trí đã tu.

Dùng đạo vô lậu, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc ấy tất cả là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc đạo thế tục đã tu của vị lai. Lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Tĩnh lự thứ ba, lúc đạo giải thoát thứ chín, tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc phẩm tâm Thông quả.

Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh; có người nói: Và lúc đạo giải thoát, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc đạo thế tục đã tu của vị lai, và phẩm tâm Thông quả.

Lúc người Học khởi lên Tha tâm trí thông vô lậu; lúc tâm đầu và sau của người Học tu xen tạp Tĩnh lự; lúc người Học khởi lên Niệm trú vô lậu, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc đạo thế tục đã tu của vị lai, và phẩm tâm Thông quả.

Lúc người Học khởi lên Giải thoát vô lậu, trừ ra tâm Thông quả, khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được như trước đã nói.

Và trú trong tâm thuộc Học… cho đến pháp ấy đạt được là sinhlão-trú-vô thường, đó là những người Học sinh ở cõi Dục-Sắc, lúc trú trong Định vô lậu của cõi Sắc-Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được nơi ấy.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc Vô học khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm thuộc Vô học chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Vô học khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm thuộc Vô học, hoặc là đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thuộc Vô học?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Vô học tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc thuộc Vô học, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học?

Đáp: Như tâm thuộc Phi học phi vô học, nếu lui sụt hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Vô học.

Tâm thuộc Phi học phi vô học lui sụt, khởi lên đạt được pháp Vô học, đó là lúc A-la-hán lui sụt căn thù thắng trú vào căn yếu kém, lúc ấy tâm thuộc Phi học phi vô học, khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp Vô học của phẩm căn yếu kém.

Có người nói: Chỉ có phiền não hiện rõ trước mắt cho nên lui sụt. Người ấy nói trong này chỉ cần nói đến thắng tiến, không cần nói đến lui sụt.

Nói như vậy thì trú trong tâm vô phú vô ký cũng lui sụt, cho nên trong này cũng phải nói đến lui sụt, nghĩa là trú trong tâm vô phú vô ký, lui sụt căn Kham đạt trú vào căn Trú pháp, cho đến lui sụt căn Tư pháp trú vào căn Thối pháp.

Tâm thuộc Phi học phi vô học thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Vô học, đó là A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp Vô học đã tu của vị lai.

A-la-hán dẫn dắt phát khởi các thần thông, các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, hai đạo giải thoát, và Tha tâm trí thông thế tục, lúc ấy là đạo giải thoát; lúc tâm của A-la-hán tu xen tạp Tĩnh lự trung gian; lúc A-la-hán khởi lên bốn Vô lượng, Giải thoát thế tục, tám Thắng xứ, mười Biến xứ; khởi lên Vô ngại giải và lúc tăng trưởng Vô ngại giải thế tục; khởi lên Nguyện trí-Vô tranh-Định Biên tế, Không Không-Vô nguyện Vô nguyện-Vô tướng Vô tướng, và lúc tăng trưởng; lúc A-la-hán khởi lên quán Bất tịnh, Trì tức niệm, Niệm trú thế tục, và lúc tâm tiến vào Định Diệt tận-Tưởng vi tế, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp Vô học đã tu của vị lai.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm thuộc Vô học, thì pháp ấy là vô sắc thuộc Vô học chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm thuộc Vô học, pháp ấy hoặc là vô sắc thuộc Vô học, hoặc là vô sắc thuộc Phi học phi vô học.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thuộc Vô học?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Vô học tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc thuộc Vô học, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thuộc Phi học phi vô học?

Đáp: Như tâm thuộc Vô học thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Phi học phi vô học, và trú trong tâm thuộc Vô học, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của Phi học phi vô học, pháp ấy đạt được là sinh-lãotrú-vô thường.

Tâm thuộc Vô học thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Phi học phi vô học, đó là lúc Định Kim cang dụ diệt đi, Tận trí khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thiện thuộc thế tục đã đạt được lúc bấy giờ, và hoặc là cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc phẩm tâm Thông quả.

A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo thế tục đã tu của vị lai, và hoặc là cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc phẩm tâm Thông quả.

Lúc đạo giải thoát cuối cùng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thiện thuộc thế tục đã đạt được lúc bấy giờ, và phẩm tâm Thông quả.

Lúc A-la-hán khởi lên Tha tâm trí thông vô lậu; lúc tâm đầu và sau của A-la-hán tu xen tạp Tĩnh lự; lúc A-la-hán dựa vào Định Vô sắc khởi lên Niệm trú vô lậu, và lúc tăng trưởng Vô ngại giải vô lậu, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc đạo thế tục đã tu của vị lai, và phẩm tâm Thông quả.

Lúc A-la-hán khởi lên Giải thoát vô lậu, và dựa vào Định Vô sắc khởi lên Niệm trú vô lậu, và lúc tăng trưởng Vô ngại giải vô lậu, trừ ra tâm Thông quả, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được như trước.

Và trú trong tâm thuộc Vô học… cho đến pháp ấy đạt được là sinhlão-trú-vô thường, đó là A-la-hán sinh ở cõi Dục-Sắc, lúc trú trong Định vô lậu của cõi Sắc-Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được nơi ấy.

Hỏi: Các pháp vô sắc thuộc Phi học phi vô học khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Phi học phi vô học khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học, hoặc là đi cùng với tâm thuộc Học, hoặc là đi cùng với tâm thuộc Vô học.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Phi học phi vô học tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc thuộc Phi học phi vô học, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thuộc Học?

Đáp: Như tâm thuộc Học thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Phi học phi vô học, và trú trong tâm thuộc Học, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của Phi học phi vô học, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường. Phần này giải thích như vô sắc thuộc Phi học phi vô học khởi lên cùng lúc với tâm thuộc Học trước đây.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm thuộc Vô học?

Đáp: Như tâm thuộc Vô học thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Phi học phi vô học, và trú trong tâm thuộc Vô học, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng của Phi học phi vô học, pháp ấy đạt được là sinh-lãotrú-vô thường. Phần này giải thích như vô sắc thuộc Phi học phi vô học khởi lên cùng lúc với tâm thuộc Vô học trước đây.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm thuộc Phi học phi vô học, thì pháp ấy là vô sắc thuộc Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm thuộc Phi học phi vô học, pháp ấy hoặc là vô sắc thuộc Phi học phi vô học, hoặc là vô sắc thuộc Học, hoặc là vô sắc thuộc Vô học.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thuộc Phi học phi vô học?

Đáp: Các pháp vô sắc thuộc Phi học phi vô học tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc thuộc Phi học phi vô học, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thuộc Học?

Đáp: Như tâm thuộc Phi học phi vô học, nếu lui sụt hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Học. Phần này giải thích như đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học khởi lên vô sắc thuộc Học trước đây.

Hỏi: Thế nào là vô sắc thuộc Vô học?

Đáp: Như tâm thuộc Phi học phi vô học, nếu lui sụt hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp Vô học. Phần này giải thích như đi cùng với tâm thuộc Phi học phi vô học khởi lên vô sắc thuộc Vô học trước đây.

Hỏi: Các pháp vô sắc do Kiến mà đoạn khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm do Kiến mà đoạn chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc do Kiến mà đoạn khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm do Kiến mà đoạn, hoặc là đi cùng với tâm do Tu mà đoạn.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm do Kiến mà đoạn?

Đáp: Các pháp vô sắc do Kiến mà đoạn tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc do Kiến mà đoạn.

Vô sắc do Kiến mà đoạn tương ưng với tâm ấy, đó là tâm sở pháp do Kiến mà đoạn. Tâm ấy cùng có vô sắc do Kiến mà đoạn, pháp ấy là sinh-lão-trú-vô thường. Trong này cũng có khởi lên đạt được cùng loại, bởi vì tóm lược cho nên không nói đến.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm do Tu mà đoạn?

Đáp: Như tâm do Tu mà đoạn, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp do Kiến mà đoạn.

Tâm do Tu mà đoạn lui sụt, khởi lên đạt được pháp do Kiến mà đoạn, đó là các dị sinh đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, hoặc là lúc khởi lên Triền do Tu mà đoạn của Vô sở hữu xứ mà lui sụt, hoặc cho đến lúc khởi lên Triền do Tu mà đoạn của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy hoặc là khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến mà đoạn của một địa, hoặc cho đến khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến mà đoạn của tám địa. Cho đến lúc đã lìa nhiễm của cõi Dục, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, khởi lên Triền do Tu mà đoạn của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến mà đoạn của một địa.

Tâm do Tu mà đoạn sinh ra, khởi lên đạt được pháp do Kiến mà đoạn, đó là từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ chết đi, hoặc là lúc sinh vào Vô sở hữu xứ, dùng tâm do Tu mà đoạn của Vô sở hữu xứ để tiến vào thai(kiết sinh), hoặc cho đến lúc sinh vào cõi Dục dùng tâm do Tu mà đoạn của cõi Dục để tiến vào thai, tâm ấy hoặc là khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến mà đoạn của một địa, hoặc cho đến khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến mà đoạn của tám địa. Cho đến lúc từ Tĩnh lự thứ nhất chết đi sinh vào cõi Dục, dùng tâm do Tu mà đoạn của cõi Dục để tiến vào thai, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Kiến mà đoạn của một địa.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm do Kiến mà đoạn, thì pháp ấy là vô sắc do Kiến mà đoạn chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm do Kiến mà đoạn, pháp ấy hoặc là vô sắc do Kiến mà đoạn, hoặc là vô sắc do Tu mà đoạn.

Hỏi: Thế nào là vô sắc do Kiến mà đoạn?

Đáp: Các pháp vô sắc do Kiến mà đoạn tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc do Kiến mà đoạn, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc do Tu mà đoạn?

Đáp: Như tâm do Kiến mà đoạn, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp do Tu mà đoạn, và trú trong tâm do Kiến mà đoạn, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng do Tu mà đoạn, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường.

Tâm do Kiến mà đoạn lui sụt, khởi lên đạt được pháp do Tu mà đoạn, đó là các dị sinh đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, lúc khởi lên Triền do Kiến mà đoạn của Vô sở hữu xứ mà lui sụt, hoặc cho đến lúc khởi lên Triền do Kiến mà đoạn của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của một địa, hoặc cho đến khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của tám địa. Cho đến lúc đã lìa nhiễm của cõi Dục, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, khởi lên Triền do Kiến mà đoạn của cõi Dục mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của một địa.

Tâm do Kiến mà đoạn sinh ra, khởi lên đạt được pháp do Tu mà đoạn, đó là từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ chết đi, hoặc là lúc sinh vào Vô sở hữu xứ, dùng tâm do Kiến mà đoạn của Vô sở hữu xứ để tiến vào thai(kiết sinh), hoặc cho đến lúc sinh vào cõi Dục, dùng tâm do Kiến mà đoạn của cõi Dục để tiến vào thai, tâm ấy hoặc là khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của một địa, hoặc cho đến khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của tám địa. Cho đến lúc từ Tĩnh lự thứ nhất chết đi sinh vào cõi Dục, dùng tâm do Kiến mà đoạn của cõi Dục để tiến vào thai, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp do Tu mà đoạn của một địa.

Và trú trong tâm do Kiến mà đoạn… cho đến pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường, đó là sinh vào cõi Dục-Sắc, lúc phiền não do Kiến mà đoạn hiện rõ ở trước mắt, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được nơi ấy.

Hỏi: Các pháp vô sắc do Tu mà đoạn khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm do Tu mà đoạn chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc do Tu mà đoạn khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm do Tu mà đoạn, hoặc là đi cùng với tâm do Kiến mà đoạn, hoặc là đi cùng với tâm không đoạn.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm do Tu mà đoạn?

Đáp: Các pháp vô sắc do Tu mà đoạn tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc do Tu mà đoạn, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm do Kiến mà đoạn?

Đáp: Như tâm do Kiến mà đoạn, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp do Tu mà đoạn, và trú trong tâm do Kiến mà đoạn, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng do Tu mà đoạn, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường. Phần này giải thích như vô sắc do Tu mà đoạn khởi lên cùng lúc với tâm do Kiến mà đoạn trước đây.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm không đoạn?

Đáp: Như tâm không đoạn thắng tiến, khởi lên đạt được pháp do Tu mà đoạn, và trú trong tâm không đoạn, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng do Tu mà đoạn, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường.

Tâm không đoạn thắng tiến, khởi lên đạt được pháp do Tu mà đoạn, đó là lúc trú trong ba Loại trí của Kiến đạo, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được ba Hiện quán biên về Khổ-Tập-Diệt thuộc phẩm Thế tục trí đã tu.

Dùng đạo vô lậu, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc ấy tất cả là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc đạo thế tục đã tu của vị lai. Lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Tĩnh lự thứ ba, lúc đạo giải thoát thứ chín, tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc phẩm tâm Thông quả.

Lúc Định Kim cang dụ diệt đi, Tận trí khởi lên, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc về thiện thế tục đã đạt được lúc bấy giờ, và hoặc là cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc phẩm tâm Thông quả.

Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh; có người nói: Và lúc ấy là đạo giải thoát, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc đạo thế tục đã tu của vị lai, và hoặc là cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc phẩm tâm Thông quả.

A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu vô lậu làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được đạo thế tục đã tu của vị lai, và hoặc là cũng khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc phẩm tâm Thông quả.

Lúc đạo giải thoát cuối cùng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thiện thuộc thế tục đã đạt được lúc bấy giờ, và phẩm tâm Thông quả.

Lúc khởi lên Tha tâm trí thông vô lậu; lúc tâm đầu và sau tu xen tạp Tĩnh lự; lúc dựa vào Định của cõi Sắc khởi lên Niệm trú vô lậu, và lúc tăng trưởng Vô ngại giải vô lậu, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc đạo thế tục đã tu của vị lai, và phẩm tâm Thông quả.

Lúc khởi lên Giải thoát vô lậu, và dựa vào Định Vô sắc khởi lên Niệm trú vô lậu, và lúc tăng trưởng Vô ngại giải vô lậu, trừ ra tâm Thông quả, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được như trước.

Và trú trong tâm không đoạn… cho đến pháp ấy đạt được là sinhlão-trú-vô thường, đó là sinh ở cõi Dục-Sắc, lúc trú trong Định vô lậu của cõi Sắc-Vô sắc, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, tâm ấy khởi lên cùng lúc với bốn tướng đạt được nơi ấy.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm do Tu mà đoạn, thì pháp ấy là vô sắc do Tu mà đoạn chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm do Tu mà đoạn, pháp ấy hoặc là vô sắc do Tu mà đoạn, hoặc là vô sắc do Kiến mà đoạn, hoặc là vô sắc không đoạn.

Hỏi: Thế nào là vô sắc do Tu mà đoạn?

Đáp: Các pháp vô sắc do Tu mà đoạn tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc do Tu mà đoạn, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc do Kiến mà đoạn?

Đáp: Như tâm do Tu mà đoạn, nếu lui sụt hay là sinh ra, khởi lên đạt được pháp do Kiến mà đoạn. Phần này giải thích như đi cùng với tâm do Tu mà đoạn khởi lên vô sắc do Kiến mà đoạn trước đây.

Hỏi: Thế nào là vô sắc không đoạn?

Đáp: Như tâm do Tu mà đoạn, nếu lui sụt hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp không đoạn.

Tâm do Tu mà đoạn lui sụt, khởi lên đạt được pháp không đoạn, đó là lúc A-la-hán lui sụt căn thù thắng trú vào căn yếu kém, tâm ấy do Tu mà đoạn khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp không đoạn của phẩm căn yếu kém.

Học lui sụt chủng tánh thù thắng trú vào chủng tánh yếu kém, cũng như vậy.

Lúc A-la-hán khởi lên Triền thuộc tám phẩm sau của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cho đến Tĩnh lự thứ nhất mà lui sụt, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Bất hoàn và đạo của quả thù thắng.

Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Thượng Thượng của Tĩnh lự thứ nhất mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc đạt được pháp không đoạn như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì tâm ấy chỉ khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Bất hoàn.

Những người Bất hoàn, nếu lúc khởi lên Triền thuộc hai phẩm Hạ Hạ-Hạ Trung của cõi Dục mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Nhất lai và đạo của quả thù thắng. Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Hạ Thượng mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc đạt được pháp không đoạn như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì tâm ấy chỉ khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Nhất lai. Nếu lúc khởi lên Triền thuộc năm phẩm Trung Hạ cho đến Thượng Trung mà lui sụt, thì tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Dự lưu và đạo của quả thù thắng. Nếu lúc khởi lên Triền thuộc phẩm Thượng Thượng mà lui sụt, gia hạnh vẫn còn có thể bảo vệ, thì tâm ấy cũng khởi lên cùng lúc đạt được pháp không đoạn như trước; gia hạnh ấy có lúc không có thể bảo vệ, thì tâm ấy chỉ khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được quả Dự lưu.

Tâm do Tu mà đoạn thắng tiến, khởi lên đạt được pháp không đoạn, đó là các Thánh giả dùng đạo thế tục lìa nhiễm của cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy tất cả là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không đoạn đã tu của vị lai.

Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, và A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, nếu thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được pháp không đoạn đã tu của vị lai.

Nếu Thánh giả dẫn dắt phát khởi các thần thông, các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, hai đạo giải thoát, và Tha tâm trí thông thế tục, lúc ấy là đạo giải thoát; lúc tâm tu xen tạp Tĩnh lự trung gian; lúc Thánh giả khởi lên bốn Vô lượng, Giải thoát thế tục, tám Thắng xứ, mười Biến xứ; lúc khởi lên Vô ngại giải và lúc tăng trưởng Vô ngại giải thế tục; lúc khởi lên Nguyện trí-Vô tranh-Định Biên tế, Không Không-Vô nguyện Vô nguyện-Vô tướng Vô tướng, và lúc tăng trưởng; lúc Thánh giả khởi lên quán Bất tịnh, Trì tức niệm, Niệm trú thế tục; lúc tâm tiến vào Định Diệt tận-Tưởng vi tế, tâm ấy khởi lên cùng lúc với các pháp đạt được thuộc pháp không đoạn đã tu của vị lai.

Hỏi: Các pháp vô sắc không đoạn khởi lên, pháp ấy đi cùng với tâm không đoạn chăng?

Đáp: Các pháp vô sắc không đoạn khởi lên, pháp ấy hoặc là đi cùng với tâm không đoạn, hoặc là đi cùng với tâm do Tu mà đoạn.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm không đoạn?

Đáp: Các pháp vô sắc không đoạn tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc không đoạn, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là đi cùng với tâm do Tu mà đoạn?

Đáp: Như tâm do Tu mà đoạn, nếu lui sụt hay là thắng tiến, khởi lên đạt được pháp không đoạn. Phần này giải thích như vô sắc không đoạn khởi lên cùng lúc với tâm do Tu mà đoạn trước đây.

Hỏi: Giả sử pháp khởi lên cùng lúc với tâm không đoạn, thì pháp ấy là vô sắc không đoạn chăng?

Đáp: Các pháp khởi lên cùng lúc với tâm không đoạn, pháp ấy hoặc là vô sắc không đoạn, hoặc là vô sắc do Tu mà đoạn.

Hỏi: Thế nào là vô sắc không đoạn?

Đáp: Các pháp vô sắc không đoạn tương ưng với tâm ấy, tâm ấy cùng có vô sắc không đoạn, nghĩa giải thích như trước.

Hỏi: Thế nào là vô sắc do Tu mà đoạn?

Đáp: Như tâm không đoạn thắng tiến, khởi lên đạt được pháp do Tu mà đoạn, và trú trong tâm không đoạn, nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng do Tu mà đoạn, pháp ấy đạt được là sinh-lão-trú-vô thường. Phần này giải thích như đi cùng với tâm không đoạn khởi lên vô sắc do Tu mà đoạn trước đây.

Tất cả Tĩnh lự thứ nhất đều có năm Chi chăng? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Có người nói: Bởi vì muốn ngăn chặn cách nói của người khác, như Luận giả Phân Biệt chỉ chấp nhận Tĩnh lự thứ nhất kiến lập Chi chứ không phải là địa nào khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì dựa vào kinh nói. Như trong kinh nói: “Cư sĩ (ô-ba-sách-ca) Tỳ-xá-khư đi đến nơi Tỳ kheo Ni Đạt-ma-trần-na hỏi rằng: Thưa Thánh giả! Tĩnh lự thứ nhất có mấy Chi? Trả lời rằng: Tỳ kheo có năm Chi, đó là Tầm-Tứ-HỷLạc-tâm một cảnh như tánh.” Cư sĩ ấy đã không hỏi đến Chi của Tĩnh lự trên, Tỳ kheo Ni ấy lại không nói, cho nên biết các Tĩnh lự trên không kiến lập Chi. Vì ngăn chặn ý đó để hiển bày các Tĩnh lự trên cũng kiến lập Chi, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Nếu các Tĩnh lự trên cũng kiến lập Chi, thì tại sao Tỳ-xá-khư không hỏi, Tỳ kheo Ni không nói đến?

Đáp: Có người nói: Hoài nghi điều ấy thì hỏi, không hoài nghi thì không hỏi, hễ hỏi thì nói, không hỏi thì không nói, vì vậy không cần phải vặn hỏi về nguyên cớ điều ấy.

Có người nói: Tỳ-xá-khư muốn thử xem Tỳ kheo Ni ấy đối với điều này là có thể biết hay không, mà hỏi đến Chi của Tĩnh lự thứ nhất. Tỳ kheo Ni ấy đã không ngần ngại mà nói, Cư sĩ liền dấy lên nghĩ rằng: Tôn giả này đối với Tĩnh lự thứ nhất đã có thể không ngần ngại mà nói, đối với Tĩnh lự khác chắc chắn cũng có thể biết. Vì thế cho nên không hỏi. Bởi vì người ấy không hỏi nữa, cho nên Tỳ kheo Ni cũng không nói gì thêm.

Có người nói: Tỳ-xá-khư là căn tánh nhanh nhạy, nghe nói về Tĩnh lự thứ nhất thì biết ba Tĩnh lự khác, cho nên không hỏi nữa; Tỳ kheo Ni cũng biết Cư sĩ ấy đã hiểu rõ, cho nên không nói thêm làm gì.

Có người nói: Tỳ-xá-khư là căn tánh chậm chạp, năng lực tác ý cao nhất mới có thể hỏi đến Tĩnh lự thứ nhất, không có năng lực để có thể hỏi thêm điều khác, vì thế cho nên không hỏi; Tỳ kheo Ni cũng biết Cư sĩ ấy đến ngang đó thì có thể thọ trì, đối với điều khác không có thể tiếp nhận, cho nên không nói gì thêm.

Có Sư khác nói: Vì làm cho người hoài nghi có được cách hiểu quyết định, cho nên soạn ra phần luận này. Nghĩa là kinh ấy chỉ nói Tĩnh lự thứ nhất có năm Chi, không nói đến địa trên. Vả lại, chỉ nói đến Chi mà không nói về nhiễm và không nhiễm. Nay muốn hiển bày rõ ràng về địa trên cũng có Chi mà trong đó có đủ chỉ là không nhiễm ô, khiến cho những người hoài nghi có được cách hiểu quyết định, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Tất cả Tĩnh lự thứ nhất đều có năm Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô có năm, nhiễm ô không có năm. Không có những gì? Đó là không có Ly sinh hỷ lạc.

Hỏi: Vì sao Hỷ nhiễm ô đối với Tĩnh lự nhiễm ô không nói là Chi?

Đáp: Có người nói: Văn này chỉ cần nói là không có niềm vui (lạc), bởi vì niềm vui Khinh an không có trong nhiễm ô. Hoặc là đưa ra cách nói này: Không nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ nhất có đủ năm Chi, nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ nhất có bốn Chi.

Có người nói: Văn này chính là chỉ nói không có niềm vui, bởi vì niềm vui này bắt đầu từ lìa xa sinh tử (ly sinh), tương ưng với Hỷ, cho nên gọi là Ly sinh hỷ lạc. Vì thế cho nên văn này không nói là không có Hỷ.

Có người nói: Trong Tĩnh lự nhiễm ô tuy cũng có Hỷ, nhưng bởi vì không có tướng của Chi, cho nên không lập làm Chi. Hoặc là đưa ra cách nói này: Không nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ nhất có đủ năm Chi, nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ nhất chỉ có ba Chi.

Hỏi: Tất cả Tĩnh lự thứ hai đều có bốn Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô có bốn, nhiễm ô không có bốn. Không có những gì? Đó là không có Nội đẳng tịnh.

Hỏi: Nội đẳng tịnh là Tín, Tín bao gồm nhiễm ô và không nhiễm ô, vì sao đối với Tĩnh lự nhiễm ô không nói là Chi?

Đáp: Có người nói: Văn này nên nói là không có niềm vui, bởi vì niềm vui Khinh an không có trong nhiễm ô. Hoặc là đưa ra cách nói này: Không nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ hai có đủ bốn Chi, nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ hai có ba Chi.

Có người nói: Tín nhiễm ô gọi là bất tín, pháp này ở trong nhiễm ô tuy có mà không có tướng của Chi, cho nên không lập làm Chi. Hoặc là đưa ra cách nói này: Không nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ hai có đủ bốn Chi, nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ hai chỉ có hai Chi.

Hỏi: Tất cả Tĩnh lự thứ ba đều có năm Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô có năm, nhiễm ô không có năm. Không có những gì? Đó là không có Chánh niệm-Chánh tri.

Hỏi: Niệm-Tuệ đều gồm có trong nhiễm ô, vì sao không lập Chi của Tĩnh lự nhiễm ô?

Đáp: Có người nói: Văn này nên nói là không có Xả, bởi vì pháp Đại thiện địa không có trong nhiễm ô. Hoặc là đưa ra cách nói này: Không nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ ba có đủ năm Chi, nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ ba chỉ có bốn Chi.

Có người nói: Niệm nhiễm ô gọi là thất niệm, Tuệ nhiễm ô gọi là không biết chính xác, pháp này ở trong nhiễm ô tuy có mà không có tướng của Chi, cho nên không lập làm Chi. Hoặc là đưa ra cách nói này:

Không nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ ba có đủ năm Chi, nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ ba chỉ có hai Chi.

Hỏi: Tất cả Tĩnh lự thứ tư đều có bốn Chi chăng?

Đáp: Không nhiễm ô có bốn, nhiễm ô không có bốn. Không có những gì? Đó là không có Xả niệm thanh tịnh.

Hỏi: Niệm bao gồm nhiễm ô, đối với Tĩnh lự nhiễm ô vì sao không phải là Chi?

Đáp: Có người nói: Văn này chỉ cần nói là không có Xả, bởi vì pháp Đại thiện địa không có trong nhiễm ô. Hoặc là đưa ra cách nói này: Không nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ tư có đủ bốn Chi, nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ tư có ba Chi.

Có người nói: Niệm nhiễm ô gọi là thất niệm, không gọi là Niệm thanh tịnh, pháp này ở trong nhiễm ô tuy có mà không có tướng của Chi, cho nên không lập làm Chi. Hoặc là đưa ra cách nói này: Không nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ tư có đủ bốn Chi, nhiễm ô thì Tĩnh lự thứ tư chỉ có hai Chi.

Trong này, có người đưa ra cách nói này: Các Tĩnh lự nhiễm ô đều không lập làm Chi, mà chỉ nói là không có Hỷ Lạc, đó là nói theo nghĩa rõ ràng. Nghĩa là Tĩnh lự thứ nhất là Ly sinh hỷ lạc, bởi vì có nói đến Ly sinh; Tĩnh lự thứ hai là Nội đẳng tịnh, bởi vì có nói đến Tịnh; Tĩnh lự thứ ba là Chánh niệm-Chánh tri, bởi vì có nói đến Chánh; Tĩnh lự thứ tư là Xả niệm thanh tịnh, bởi vì có nói đến Thanh tịnh. Đây đều là trái ngược nhau rõ ràng đối với nhiễm ô, cho nên chỉ nói là không có, mà thật sự thì tất cả các Chi trong nhiễm đều không hợp.

Có người nói: Tùy theo pháp mạnh hơn mà nói, nghĩa là Tĩnh lự thứ nhất rời khỏi nỗi khổ chồng chất của cõi Dục, Chi lợi ích là mạnh hơn; ba Tĩnh lự trên đối với pháp thù thắng vi diệu lìa nhiễm, Chi đối trị là mạnh hơn. Vì thế cho nên đối với Tĩnh lự nhiễm ô tùy theo pháp mạnh hơn mà nói là không có, như vậy những Chi còn lại đối với Tĩnh lự nhiễm ô cũng không kiến lập.

*******

 

Vị tương ưng Tĩnh lự thứ nhất, tiến vào (nhập) nên nói là Vị, hay là rời ra (xuất) nên nói là Vị? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người hoài nghi có được quyết định, đó là trong luận Phẩm Loại Túc nói.

Hỏi: “Tĩnh lự thứ nhất là thế nào?

Đáp: Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức thiện do Tĩnh lự thứ nhất thâu nhiếp.

Hỏi: Cho đến Tĩnh lự thứ tư là thế nào?

Đáp: Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức thiện do Tĩnh lự thứ tư thâu nhiếp.” Đừng khiến cho nảy sinh nghi ngờ Tĩnh lự chỉ là thiện như vậy, muốn hiển bày về Tĩnh lự không phải chỉ là thiện, cho nên soạn ra phần luận này, bởi vì Tĩnh lự bao gồm thiện-nhiễm ô và vô phú vô ký.

Hỏi: Vị tương ưng Tĩnh lự thứ nhất, tiến vào (nhập) nên nói là Vị, hay là rời khỏi (xuất) nên nói là Vị?

Đáp: Đối với Vị chủ động (năng vị) thì nên nói là tiến vào, đối với Vị thụ động (sở vị) thì nên nói là rời khỏi.

Hỏi: Cho đến Vị tương ưng Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tiến vào nên nói là Vị, hay là rời khỏi nên nói là Vị?

Đáp: Đối với Vị chủ động thì nên nói là tiến vào, đối với Vị thụ động thì nên nói là rời khỏi.

Trong này, Ái gọi là Vị, Tam-ma-địa gọi là Tĩnh lự thứ nhất…, tức là Ái tương ưng, các Tam-ma-địa gọi là Vị tương ưng Tĩnh lự-Vô sắc.

Hỏi: Vì sao chỉ nói tương ưng với Ái chứ không phải là phiền não khác?

Đáp: Bởi vì là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Có người nói: Cũng nên nói đến phiền não khác, nghĩa là nên nói “Hữu thân kiến tương ưng Tĩnh lự thứ nhất, tiến vào nên nói là giữ lấy (thủ) ngã-ngã sở, hay là rời khỏi nên nói là giữ lấy ngã-ngã sở?

Đáp: Đối với chủ động giữ lấy (năng thủ) nên nói là tiến vào, đối với thụ động giữ lấy (sở thủ) nên nói là rời khỏi.

Hỏi: Nói rộng ra cho đến Vô minh tương ưng Tĩnh lự thứ nhất, tiến vào nên nói là ngu, hay là rời khỏi nên nói là ngu?

Đáp: Đối với ngu chủ động (năng ngu) nên nói là tiến vào, đối với ngu thụ động (sở ngu) nên nói là rời khỏi; cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ nói cũng như vậy.” Mà không đưa ra cách nói này thì nên biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong này, nêu ra Ái làm cửa ngõ, khiến cho biết phiền não khác cũng vậy.

Có người nói: Trong này, nói đến tương tự, đó là Ái tương tự với Định chứ không phải là phiền não khác. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Định đối với sở duyên lưu chuyển nối tiếp nhau, Ái cũng như vậy.

Lại nữa, Định đối với sở duyên xem xét kỹ càng mà giữ lấy, Ái cũng như vậy.

Lại nữa, Định đối với sở duyên buộc tâm không rời xa, Ái cũng như vậy.

Lại nữa, Định đối với sở duyên thâu nhiếp tiếp nhận mà chuyển, Ái cũng như vậy.

Lại nữa, Định có thể nuôi lớn các căn tăng thêm đại chủng, Ái cũng như vậy. Các phiền não khác không có tướng này, cho nên không nói đến tương ưng.

Hỏi: Vị là Ái chứ không phải là những Tĩnh lự, không nên nói là tiến vào, bởi vì đối với Định có nói là tiến vào; những Tĩnh lự là Định chứ không phải là Ái, không nên nói là Vị, bởi vì đối với Ái có nói là Vị. Tại sao hai pháp lại cùng có được tên gọi của nhau?

Đáp: Bởi vì hai pháp này lần lượt chuyển đổi tương ưng, lại cùng có được tên gọi thì có gì sai? Nghĩa là Định và Ái tương ưng cho nên cũng có thể gọi là Vị, Ái và Định tương ưng cho nên cũng có thể nói là tiến vào.

Trong này, tiến vào-rời khỏi có năm loại:

  1. Địa.
  2. Hành tướng.
  3. Sở duyên.
  4. Tâm khác loại.
  5. Sát-na.

Địa tiến vào-rời khỏi, đó là Tĩnh lự thứ nhất Đẳng vô gián, lúc Tĩnh lự thứ hai hiện rõ ở trước mắt, gọi là tiến vào Tĩnh lự thứ hai, rời khỏi Tĩnh lự thứ nhất; cho đến Vô sở hữu xứ Đẳng vô gián, lúc Phi tưởng phi phi tưởng xứ hiện rõ ở trước mắt, gọi là tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, rời khỏi Vô sở hữu xứ. Như tiến vào-rời khỏi tùy thuận với thứ tự, như vậy tiến vào-rời khỏi ngược lại với thứ tự, và tiến vào-rời khỏi-vượt qua tùy thuận-ngược lại với thứ tự cũng như vậy.

Hành tướng tiến vào-rời khỏi, đó là hành tướng Vô thường Đẳng vô gián, lúc hành tướng Khổ hiện rõ ở trước mắt, gọi là tiến vào hành tướng Khổ, rời khỏi hành tướng Vô thường. Những hành tướng khác cũng như vậy.

Sở duyên tiến vào-rời khỏi, đó là Định duyên với Sắc Đẳng vô gián, lúc Định duyên với Thọ hiện rõ ở trước mắt, gọi là tiến vào Định duyên với Thọ, rời khỏi Định duyên với Sắc. Định duyên với pháp khác cũng như vậy.

Tâm khác loại tiến vào-rời khỏi, đó là tâm của cõi Dục Đẳng vô gián, lúc tâm của cõi Sắc hoặc là tâm không hệ thuộc hiện rõ ở trước mắt, gọi là tiến vào tâm của cõi Sắc hoặc là tâm không hệ thuộc, rời khỏi tâm của cõi Dục. Tâm của cõi Sắc… nói cũng như vậy. Như tâm của cõi Dục…, tâm Học… cũng như vậy, tâm thiện… khác tùy theo thích hợp cũng như vậy.

Sát-na tiến vào-rời khỏi, đó là sát-na thứ nhất Đẳng vô gián, lúc sát-na thứ hai hiện rõ ở trước mắt, gọi là tiến vào sát-na thứ hai, rời khỏi sát-na thứ nhất. Sát-na khác cũng như vậy.

Trong năm loại tiến vào-rời khỏi, ở đây dựa vào sát-na tiến vàorời khỏi mà soạn luận.

Đối với Vị chủ động nên nói là tiến vào, đối với Vị thụ động nên nói là rời khỏi. Có người đưa ra cách nói này: Trong này nói Vị tương ưng Định, lúc lưu chuyển nối tiếp nhau hiện rõ ở trước mắt, đều dùng sát-na trước làm Vị thụ động bởi vì là sở duyên, sát-na sau làm Vị chủ động bởi vì là năng duyên.

Đối với Vị chủ động nên nói là tiến vào, nghĩa là những sát-na sau, lúc Vị tương ưng Tĩnh lự-Vô sắc hiện rõ ở trước mắt, gọi là đối với Vị chủ động đã tiến vào, cho nên đối với phần vị đã khởi lên mới trở thành Vị chủ động.

Đối với Vị thụ động nên nói là rời khỏi, nghĩa là những sát-na trước, lúc Vị tương ưng Tĩnh lự-Vô sắc đã tàn lụi mất đi, gọi là đối với Vị thụ động đã rời khỏi, cho nên đối với phần vị đã diệt đi mới trở thành Vị thụ động.

Hỏi: Ái tương ưng Định có thể duyên với ba đời, vì sao chỉ nói là duyên với quá khứ?

Đáp: Có người nói: Đây là dựa vào phần nhiều mà nói, nghĩa là pháp của loài hữu tình vốn như vậy, bởi vì phần nhiều duyên với cảnh thuận đã từng thọ nhận mà sinh ra Vị của Ái.

Có người nói: Định quá khứ ở trong sự nối tiếp nhau đã làm nhiều lợi ích, Định hiện tại từ đó mà khởi lên theo đuổi lưu luyến sinh ra Ái.

Có người nói: Trong này dựa vào Định tiến vào-rời ra mà làm thành hỏi-đáp, Định vị lai chưa gọi là tiến vào-rời ra, Định hiện tại gọi là tiến vào-chưa gọi là rời ra, Định quá khứ gọi là tiến vào đã rời ra. Nay muốn hiển bày về phần vị đã rời ra mà sinh Ái, cho nên chỉ nói là duyên với quá khứ.

Có Sư khác nói: Trong này nói Định thanh tịnh(tịnh định) không gián đoạn khởi lên Vị tương ưng Định, Định thanh tịnh làm Vị thụ động bởi vì là sở duyên; Vị tương ưng Định là Vị chủ động bởi vì là năng duyên. Còn lại nói như trước.

Lời bình: Nên biết cách nói thứ nhất là hợp lý, bởi vì trong này tiến vào-rời khỏi đều dựa theo Vị và Định mà soạn luận.

Các Vị tương ưng Tĩnh lự thứ nhất đều là hữu phú vô ký chăng?

Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Văn trước chỉ nói đến Ái tương ưng Định, nay muốn hiển bày về Định cũng tương ưng với những phiền não khác, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Các Vị tương ưng Tĩnh lự thứ nhất đều là hữu phú vô ký chăng? Giả sử hữu phú vô ký thì Tĩnh lự thứ nhất đều là Vị tương ưng chăng?

Đáp: Các Vị tương ưng Tĩnh lự thứ nhất đều là hữu phú vô ký. Có lúc hữu phú vô ký mà Tĩnh lự thứ nhất không phải là Vị tương ưng, đó là trừ ra Ái, còn lại phiền não khác hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Cho đến các Vị tương ưng Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là hữu phú vô ký chăng? Giả sử hữu phú vô ký thì Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là Vị tương ưng chăng?

Đáp: Các Vị tương ưng Phi tưởng phi phi tưởng xứ đều là hữu phú vô ký. Có lúc hữu phú vô ký mà Phi tưởng phi phi tưởng xứ không phải là Vị tương ưng, đó là trừ ra Ái, còn lại phiền não khác hiện rõ trước mắt.

Trong này, Vị tương ưng Tĩnh lự-Vô sắc đều là hữu phú vô ký, bởi vì có thể ngăn cản Thánh đạo và gia hạnh của Thánh đạo, cho nên gọi là hữu phú; không dẫn đến quả dị thục, cho nên gọi là vô ký. Còn lại phiền não khác, đó là Kiến-Nghi-Mạn-Vô minh. Những phiền não này cùng với Tĩnh lự-Vô sắc không nhiễm ô, lần lượt chuyển đổi nối tiếp nhau mà hiện rõ ở trước mắt, khiến cho Sư Du-già gọi là Ái của Tĩnh lự trên, Kiến của Tĩnh lự trên, Nghi của Tĩnh lự trên, Mạn của Tĩnh lự trên; cũng có nghĩa tương ưng cùng những Triền-Tùy phiền não-Cấu khác, nhưng bởi vì phiền não mạnh hơn cho nên chỉ nói đến phiền não.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, mà tiến vào Tĩnh lự thứ hai chăng?

Đáp: Tiến vào.

Hỏi: Cho đến có thể có lúc không tiến vào Vô sở hữu xứ, mà tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Tiến vào.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi có được quyết định. Như luận Phẩm Loại Túc nói: “Thứ nhất, đó là tùy thuận theo thứ tự, bởi vì trong chuỗi liên hợp nối tiếp nhau, số ấy làm thứ nhất. Lại nữa, tùy thuận theo thứ tự, bởi vì trong chuỗi liên hợp nối tiếp nhau, lúc tiến vào các Định thì pháp này là đầu tiên.” Trong các kinh cũng nói chín Định theo thứ tự. Có người sinh ra nghi ngờ như vậy: Nếu không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất…, thì không có thể tiến vào Tĩnh lự thứ hai… Nay muốn làm cho người ấy sinh ra cách hiểu quyết định, không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất…, cũng có thể tiến vào Tĩnh lự thứ hai…, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, mà tiến vào Tĩnh lự thứ hai chăng?

Đáp: Tiến vào. Thế nào là tiến vào? Đó là từ Định Vị chí, hoặc là Tĩnh lự trung gian, hoặc là Cận phần Tĩnh lự thứ hai, hoặc là Tĩnh lự thứ hai, hoặc là Cận phần Tĩnh lự thứ ba, hoặc là Tĩnh lự thứ ba, hoặc là Tĩnh lự thứ tư Đẳng vô gián, Tĩnh lự thứ hai hiện rõ ở trước mắt.

Trong này có người nói: Tâm thiện của cõi Dục Đẳng vô gián, chỉ có thể tiến vào Định Vị chí.

Có người nói: Cũng có thể tiến vào Tĩnh lự thứ nhất.

Có người nói: Cũng có thể tiến vào Tĩnh lự trung gian.

Tôn giả Tăng-già-phiệt-tô nói rằng: “Cũng có thể tiến vào Tĩnh lự thứ hai, như người vượt qua Định, từ Tĩnh lự thứ nhất Đẳng vô gián, vượt qua Tĩnh lự thứ hai, tiến vào Tĩnh lự thứ ba. Như vậy cũng thuận theo từ tâm thiện của cõi Dục Đẳng vô gián, vượt qua Tĩnh lự thứ nhất, tiến vào Tĩnh lự thứ hai.”

Cách nói này không hợp lý, bởi vì tâm thiện của cõi Dục không phải là tâm của Định, cho nên không thể nào nói là thế lực của tâm ấy giống như tâm của các Định.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ hai, mà tiến vào Tĩnh lự thứ ba chăng?

Đáp: Tiến vào.

Hỏi: Thế nào là tiến vào?

Đáp: Đó là từ Tĩnh lự thứ nhất, hoặc là Cận phần Tĩnh lự thứ ba, hoặc là Tĩnh lự thứ ba, hoặc là Cận phần Tĩnh lự thứ tư, hoặc là Tĩnh lự thứ tư, hoặc là Không vô biên xứ.

Có người nói: Cũng từ Cận phần Tĩnh lự thứ hai Đẳng vô gián, Tĩnh lự thứ ba hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ ba, mà tiến vào Tĩnh lự thứ tư chăng?

Đáp: Tiến vào. Thế nào là tiến vào? Đó là từ Tĩnh lự thứ hai, hoặc là Cận phần Tĩnh lự thứ tư, hoặc là Tĩnh lự thứ tư, hoặc là Cận phần Không vô biên xứ, hoặc là Không vô biên xứ, hoặc là Thức vô biên xứ.

Có người nói: Cũng từ Cận phần Tĩnh lự thứ ba Đẳng vô gián, Tĩnh lự thứ tư hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Như vậy cho đến có thể có lúc không tiến vào Vô sở hữu xứ, mà tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Tiến vào. Thế nào là tiến vào? Đó là từ Thức vô biên xứ, hoặc là Cận phần Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Có người nói: Cũng từ Cận phần Vô sở hữu xứ Đẳng vô gián, Phi tưởng phi phi tưởng xứ hiện rõ ở trước mắt.

Trong này ngăn chặn sát-na, không ngăn chặn nối tiếp nhau, không ngăn chặn phần vị, không ngăn chặn Chúng đồng phần, không ngăn chặn từ vô thỉ đến nay. Nghĩa là sát-na trước tiến vào Định này, không tiến vào Định kia, bởi vì không phải là những sát-na khác cũng chưa từng tiến vào, cho nên đối với nối tiếp nhau… ở đây không ngăn chặn. Dựa vào nghĩa lý này nên biết cũng có ngăn chặn hai-ngăn chặn ba, cho đến ngăn chặn bảy.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai, mà tiến vào Tĩnh lự thứ ba chăng?

Đáp: Tiến vào. Đó là dựa vào Định Vị chí, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, mạng chung sinh đến Tĩnh lự thứ ba, hoặc là từ địa trên chết đi sinh đến Tĩnh lự thứ ba, ngay nơi ấy Tĩnh lự thứ ba hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Cho đến có thể có lúc không tiến vào bốn Tĩnh lự-ba Vô sắc, mà tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Tiến vào. Đó là dựa vào Định Vị chí, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, mạng chung sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ngay nơi ấy Định của Phi tưởng phi phi tưởng xứ hiện rõ ở trước mắt.

Đây là dựa vào ngăn chặn sát-na cho đến ngăn chặn Chúng đồng phần, không ngăn chặn từ vô thỉ đến nay. Nói đến điều ấy có lúc cũng không ngăn chặn Chúng đồng phần, hoặc là cũng không ngăn chặn phần vị, nghĩa cũng không có gì trái ngược, thuận theo nói như trước.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, mà sinh đến cõi Phạm Thế chăng?

Đáp: Sinh đến.

Hỏi: Cho đến có thể có lúc không tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, mà sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Sinh đến.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi có được quyết định. Như trong kinh nói: “Trước ở nơi này tiến vào Định, sau được sinh vào nơi ấy…” Có người sinh ra nghi ngờ: Cần phải tiến vào Định của nơi ấy thì mới được sinh vào nơi ấy. Bởi vì cần phải làm cho mối nghi này được quyết định, hiển bày tuy không tiến vào Định của nơi ấy nhưng cũng được sinh vào nơi ấy, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Nếu như vậy thì kinh nói nên hiểu thế nào?

Đáp: Có những hữu tình trước tiến vào Định của nơi ấy, sau được sinh vào nơi ấy; có những hữu tình không tiến vào Định của nơi ấy, mà cũng sinh vào nơi ấy. Trong kinh nói về người tiến vào Định mà sinh đến nơi ấy, A-tỳ-đạt-ma nói về người không tiến vào Định mà sinh đến nơi ấy, như vậy thì hai cách nói dễ dàng thông hiểu.

Hỏi: Nếu không tiến vào Định của nơi ấy mà cũng được sinh vào nơi ấy, thì tại sao Đức Thế Tôn chỉ nói tiến vào Định-sinh vào nơi ấy?

Đáp: Bởi vì có các ngoại đạo cho rằng Phạm Thiên… không phải là tu Định mà đạt được, cho nên Đức Thế Tôn nói trước ở nơi này tiến vào Định sau mới sinh vào nơi ấy, khiến cho quyết định tin rằng Quả do Nhân mà đạt được.

Lại nữa, có các hữu tình đắm say chút ít dục lạc của hiện tại, không thích quả lìa dục thù thắng của tương lai, Đức Thế Tôn vì điều ấy mà chê trách dục lạc-ca ngợi quả lìa dục, hữu tình ấy nghe rồi vui mừng thỉnh cầu nói về nhân của quả ấy, Đức Phật vì họ mà nói là trước tiến vào Định của nơi ấy, sau sinh vào nơi ấy.

Lại nữa, có các hữu tình nghe nói về quả lìa dục thù thắng của cõi trên, không sinh tâm tin hiểu, ý Đức Phật muốn hiển bày nếu có thể tiến vào Định căn bản của nơi ấy thì hiện tại thọ nhận niềm vui thù thắng, để biết rằng quả ấy thật là vi diệu thù thắng, cho nên Đức Phật vì họ mà nói là trước ở nơi này tiến vào Định, sau được sinh vào nơi ấy.

Lại nữa, có Sư Du-già có thể tiến vào Định ấy, tuy thích sinh vào nơi ấy, mà hiện tại không tiến vào, Đức Phật vì vậy mà nói trước ở nơi này tiến vào Định, sau mới sinh vào nơi ấy.

Lại nữa, có Sư Du-già tuy chán ngán nỗi khổ của cõi Dục, cầu niềm vui lìa dục, mà đối với pháp lìa dục lại lười nhác không tu, Đức Phật vì vậy mà nói trước ở nơi này tiến vào Định, sau sinh vào nơi ấy.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, mà sinh đến cõi Phạm Thế chăng?

Đáp: Sinh đến. Thế nào là sinh đến? Đó là dựa vào Định Vị chí lìa nhiễm của cõi Dục, cuối cùng là đạo giải thoát, và sau đó không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy nếu chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất mà mạng chung, thì nhất định sẽ sinh đến cõi Phạm Thế; hoặc là ở địa trên chết đi sinh vào trong cõi trời ấy.

Hỏi: Không khởi lên Định của nơi ấy thì làm sao sinh đến nơi ấy, bởi vì không có nhân dị thục?

Đáp: Bởi vì nghiệp thuận theo đời kế tiếp thứ hai thọ nhận làm nhân dị thục, cho nên được sinh đến nơi ấy.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ hai, mà sinh đến cõi Cực Quang Tịnh chăng?

Đáp: Sinh đến. Thế nào là sinh đến? Đó là dựa vào Định Vị chíTĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ hai, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, không tiến vào Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy nếu chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai mà mạng chung, thì nhất định sẽ sinh đến cõi Cực Quang Tịnh; hoặc là ở địa trên chết đi sinh vào trong cõi trời ấy.

Hỏi: Có thể có lúc không tiến vào Tĩnh lự thứ ba, mà sinh đến cõi Biến Tịnh chăng?

Đáp: Sinh đến. Thế nào là sinh đến? Đó là dựa vào Định Vị chíTĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự trung gian, Tĩnh lự thứ hai, Cận phần tĩnh lự thứ ba, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, không tiến vào Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy nếu chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba mà mạng chung, thì nhất định sẽ sinh đến cõi Biến Tịnh; hoặc là ở địa trên chết đi sinh vào trong cõi trời ấy.

Hỏi: Như vậy cho đến có thể có lúc không tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, mà sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng?

Đáp: Sinh đến. Thế nào là sinh đến? Đó là dựa vào Định Vị chí cho đến Vô sở hữu xứ, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm của địa trên, không tiến vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà mạng chung, thì nhất định sẽ sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Trong này ngăn chặn sát-na, ngăn chặn nối tiếp nhau, ngăn chặn phần vị, ngăn chặn Chúng đồng phần, không ngăn chặn từ vô thỉ đến nay.

Nếu đạt được Tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là Tĩnh lự thứ hai, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi có được quyết định. Như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ kheo nên biết! Ta nói dựa vào Tĩnh lự thứ nhất có thể trừ hết các lậu, dựa vào Tĩnh lự thứ hai cho đến Vô sở hữu xứ có thể trừ hết các lậu.” Đừng có sinh lòng nghi ngờ là chỉ dựa vào Định căn bản mới có thể trừ hết các lậu, chứ không phải là Định Vị chí… Bởi vì làm cho mối nghi này được quyết định, hiển bày dựa vào chín địa đều có thể trừ hết các lậu, đó là bảy địa Căn bản-Vị chí-Trung gian, trừ ra địa Cận phần, tuy không có thể trừ hết mà cũng có thể đoạn dứt, cho nên soạn ra phần luận này.

Nhưng đạt được có hai loại:

  1. Hiện tiền đạt được.
  2. Thành tựu đạt được.

Trong này dựa vào hiện tiền đạt được mà soạn luận.

Hỏi: Nếu đạt được Tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là Tĩnh lự thứ hai, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Phạm Thế, hoặc là cõi Cực Quang Tịnh, hoặc là cõi Biến Tịnh, hoặc là cõi Quảng Quả, hoặc là Không vô biên xứ, hoặc là Thức vô biên xứ, hoặc là Vô sở hữu xứ, hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có nơi chốn.

Đó là hiện tiền đạt được Tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là Tĩnh lự thứ hai, quyết định đã lìa nhiễm của cõi Dục, mà địa trên thì không nhất định. Trong đó nếu chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Phạm Thế.

Nếu dựa vào Định Vị chí, hoặc là Tĩnh lự thứ nhất, hoặc là Tĩnh lự trung gian, hoặc là Cận phần Tĩnh lự thứ hai, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, cuối cùng là đạo giải thoát, và sau đó không tiến vào Tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Cực Quang Tịnh.

Ngay nơi ấy nếu dựa vào Định Vị chí, Tĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự trung gian, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Biến Tịnh.

Nếu vẫn dựa vào ba địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Quảng Quả.

Như vậy cho đến nếu vẫn dựa vào ba địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy mạng chung không có nơi sinh đến, bởi vì đã lìa nhiễm của ba cõi.

Hỏi: Nếu đạt được Tĩnh lự thứ hai chứ không phải là Tĩnh lự thứ ba, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Cực Quang Tịnh, hoặc là cõi Biến Tịnh, cho đến hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có nơi chốn.

Đó là hiện tiền đạt được Tĩnh lự thứ hai chứ không phải là Tĩnh lự thứ ba, quyết định đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, mà địa trên thì không nhất định. Trong đó nếu chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Cực Quang Tịnh.

Nếu dựa vào Định Vị chí, Tĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự trung gian, Tĩnh lự thứ hai, Cận phần Tĩnh lự thứ ba, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, không tiến vào Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Biến Tịnh.

Ngay nơi ấy nếu dựa vào Định Vị chí, Tĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự trung gian, Tĩnh lự thứ hai, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Quảng Quả.

Nếu vẫn dựa vào bốn địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Không vô biên xứ.

Như vậy cho đến nếu vẫn dựa vào bốn địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy mạng chung không có nơi sinh đến.

Hỏi: Nếu đạt được Tĩnh lự thứ ba chứ không phải là Tĩnh lự thứ tư, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Biến Tịnh, hoặc là cõi Quảng Quả, cho đến hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có nơi chốn.

Đó là hiện tiền đạt được Tĩnh lự thứ ba chứ không phải là Tĩnh lự thứ tư, quyết định đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, mà địa trên thì không nhất định. Trong đó nếu chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Biến Tịnh.

Nếu dựa vào Định Vị chí, cho đến Tĩnh lự thứ ba, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Quảng Quả.

Nếu vẫn dựa vào năm địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Không vô biên xứ.

Như vậy cho đến nếu vẫn dựa vào năm địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy mạng chung không có nơi sinh đến.

Hỏi: Nếu đạt được Tĩnh lự thứ tư chứ không phải là Không vô biên xứ, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Quảng Quả, cho đến hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có nơi chốn.

Đó là hiện tiền đạt được Tĩnh lự thứ tư chứ không phải là Không vô biên xứ, quyết định đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, mà địa trên thì không nhất định. Trong đó nếu chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Quảng Quả.

Nếu dựa vào Định Vị chí, cho đến Tĩnh lự thứ tư, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Không vô biên xứ.

Nếu vẫn dựa vào sáu địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Thức vô biên xứ.

Như vậy cho đến nếu vẫn dựa vào sáu địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy mạng chung không có nơi sinh đến.

Hỏi: Nếu đạt được Không vô biên xứ chứ không phải là Thức vô biên xứ, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc là Không vô biên xứ, cho đến hoặc là không có nơi chốn.

Đó là hiện tiền đạt được Không vô biên xứ chứ không phải là Thức vô biên xứ, quyết định đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, mà địa trên thì không nhất định. Trong đó nếu chưa lìa nhiễm của Không vô biên xứ, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Không vô biên xứ.

Nếu dựa vào Định Vị chí, cho đến Không vô biên xứ, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Không vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Thức vô biên xứ.

Như vậy cho đến nếu vẫn dựa vào bảy địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy mạng chung không có nơi sinh đến.

Hỏi: Nếu đạt được Thức vô biên xứ chứ không phải là Vô sở hữu xứ, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc là Thức vô biên xứ, cho đến hoặc là không có nơi chốn.

Đó là hiện tiền đạt được Thức vô biên xứ chứ không phải là Vô sở hữu xứ, quyết định đã lìa nhiễm của Không vô biên xứ, mà địa trên thì không nhất định. Trong đó nếu chưa lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Thức vô biên xứ.

Nếu dựa vào Định Vị chí, cho đến Thức vô biên xứ, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Vô sở hữu xứ.

Như vậy cho đến nếu vẫn dựa vào tám địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy mạng chung không có nơi sinh đến.

Hỏi: Nếu đạt được Vô sở hữu xứ chứ không phải là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc là Vô sở hữu xứ, cho đến hoặc là không có nơi chốn.

Đó là hiện tiền đạt được Vô sở hữu xứ chứ không phải là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, quyết định đã lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, mà địa trên thì không nhất định. Trong đó nếu chưa lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Vô sở hữu xứ.

Nếu dựa vào Định Vị chí, cho đến Vô sở hữu xứ, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Nếu vẫn dựa vào chín địa trước, tùy theo một nơi lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì lúc ấy mạng chung không có nơi sinh đến.

Dựa vào nghĩa lý này nên biết cũng có đạt được hai-đạt được ba, cho đến đạt được bảy. Ngăn chặn cũng như vậy, lý lẽ trả lời không có gì khác nhau cho nên không nói đầy đủ.

Hỏi: Nếu đạt được tâm thiện của cõi Dục chứ không phải là Tĩnh lự thứ nhất, tại sao trong này không hỏi, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào? Có người nói: Cũng cần phải nói (Nếu đạt được tâm thiện của cõi Dục chứ không phải là Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy mạng chung sinh về nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Dục, hoặc là cõi Phạm Thế, cho đến hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có nơi chốn. Đó là hiện tiền đạt được tâm thiện của cõi Dục chứ không phải là Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy quyết định ở cõi Dục, mà lìa nhiễm thì không nhất định, nghĩa là lúc ấy nếu chưa lìa nhiễm của cõi Dục, thì mạng chung sinh trở lại cõi Dục. Nếu dựa vào Định Vị chí lìa nhiễm của cõi Dục, cuối cùng là đạo giải thoát, và sau đó không tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Phạm Thế. Ngay nơi ấy nếu dựa vào Định Vị chí, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến cõi Cực Quang Tịnh. Cho đến nếu dựa vào Định Vị chí, lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, chưa lìa nhiễm của địa trên, thì lúc ấy mạng chung sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu dựa vào Định Vị chí, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng, thì lúc ấy mạng chung không có nơi sinh đến.) Nên đưa ra cách nói này, mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Không cần phải hỏi-đáp về cõi Dục, bởi vì đây là Định Uẩn, chủ yếu hỏi-đáp về Định và quả của Định, cõi Dục không phải là Định-không phải là quả của Định, vì thế cho nên không nói đến.

Hỏi: Đạt được Tĩnh lự thứ nhất chứ không phải là Tĩnh lự thứ hai…, lúc ấy mạng chung cũng sinh vào cõi Dục…, tại sao trong này không nói?

Đáp: Có người nói: Cũng cần phải nói lúc ấy sinh vào tất cả các địa dưới, mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Đây là Định Uẩn, chủ yếu hiển bày về sinh vào địa của Định, nếu nói sinh vào địa dưới thì có lỗi sinh vào cõi Dục là địa không phải Định, vì thế cho nên không nói.

Có người nói: Trong này nói về người đạt được các Định mà chết rồi sinh ra, những người sinh vào địa dưới thì lui sụt rời bỏ các Định, vì vậy không nói đến.

Hỏi: Những người sinh vào địa trên, vào lúc mạng chung cũng rời bỏ các Định, tại sao lại nói đến?

Đáp: Những người sinh vào địa trên, tuy có sự rời bỏ mà vẫn gọi là thắng tiến, huống là có sự đạt được hay sao? Những người sinh vào địa dưới, tuy có sự đạt được mà vẫn gọi là lui sụt, huống là có sự rời bỏ hay sao? Đây là Định Uẩn, chủ yếu hiển bày về thắng tiến, vì thế cho nên không nói đến.

Hỏi: Trong kinh chỉ nói dựa vào Tĩnh lự thứ nhất cho đến Vô sở hữu xứ có thể trừ hết các lậu, vì sao biết là có dựa vào Định Vị chí và Tĩnh lự trung gian trừ hết các lậu?

Đáp: Đức Thế Tôn nói có ba Tam-ma-địa có thể trừ hết các lậu, đó là có Tầm-có Tứ, không có Tầm-chỉ có Tứ, không có Tầm-không có Tứ.

Kinh khác lại nói: “Tĩnh lự thứ nhất gọi là có Tầm-có Tứ, Tĩnh lự thứ hai trở lên gọi là không có Tầm-không có Tứ.” Nếu không có Tĩnh lự trung gian thì lại nói loại nào gọi là không có Tầm-chỉ có Tứ? Vì vậy biết là có dựa vào Tĩnh lự trung gian trừ hết các lậu.

Lại trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Ta không nói là chỉ dựa vào có Tầm-có Tứ, Ly sinh hỷ lạc, Tĩnh lự thứ nhất, trú đầy đủ…, lìa bỏ pháp ác bất thiện của cõi Dục có thể trừ hết các lậu, nhưng do Tuệ-Kiến cũng có thể trừ hết các lậu.” Kinh này là nói rõ có dựa vào Định Vị chí để trừ hết các lậu. Vả lại, Thánh giả chưa lìa nhiễm cõi Dục, chưa đạt được Tĩnh lự mà thấy rõ Thánh đế, nếu không có Định Vị chí thì dựa vào đâu mà có thể khởi lên Thánh đạo vĩnh viễn đoạn trừ các lậu? Vì vậy cho nên biết là có dựa vào Định Vị chí để trừ hết các lậu.

Hỏi: Sao không nói chính là Tĩnh lự thứ nhất… có thể trừ hết các lậu mà nói là dựa vào?

Đáp: Có người nói: Tĩnh lự có người trước đó đã từng đạt được, nếu Đức Thế Tôn nói Tĩnh lự thứ nhất… có thể trừ hết các lậu, thì người không biết gì sẽ cho rằng đạt được Tĩnh lự đều đã trừ hết các lậu. Vì thế cho nên Đức Phật nói dựa vào Tĩnh lự…, khởi lên đạo vô lậu mới có thể trừ hết các lậu.

Có người nói: Các Định chỉ là Xa-ma-tha, cần phải là Tỳ-bát-xána thì mới có thể trừ hết các lậu, cho nên nói là dựa vào Định thuận theo cần phải phát khởi Tuệ.

Có người nói: Các Định phần nhiều là đã từng đạt được, đừng có lưu luyến giữ lấy không muốn tiến tu, cho nên nói là dựa vào Định tiến lên cầu đạo thù thắng không nên sinh tâm chấp trước.

Hỏi: Như trong kinh nói: “Phi tưởng phi phi tưởng xứ đi cùng với tu Niệm đẳng giác chi.” Kinh khác lại nói: “Cho đến Tưởng Định có thể đích thực thông đạt, có thể phân rõ thánh chỉ.” Kinh trước cũng nói “Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất cho đến Vô sở hữu xứ, có thể trừ hết các lậu.” Hai cách nói như vậy không phải là trái ngược nhau hay sao? Đáp: Kinh thứ nhất nói là có thể dẫn dắt phát khởi, hai kinh sau nói tức là dựa vào kinh ấy. Vả lại, kinh thứ nhất nói đến phương tiện, hai kinh sau nói đến thành tựu đầy đủ.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là đi cùng?

Đáp: Thanh đi cùng(câu) cũng chuyển đối với nghĩa trước-sau. Như Đức Thế Tôn nói: “Vua Mạn-đà-đa khởi lên Tưởng này đi cùng thì lập tức đọa lạc.” Kinh khác lại nói: “Khởi lên Tưởng này đi cùng, các hữu tình ấy lập tức chết đi.” Những kinh này đều là trước-sau mà nói Thanh đi cùng, tu Niệm đẳng giác chi nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Nếu pháp là Tĩnh lự thứ nhất làm nhân, thì pháp ấy là quả của Tĩnh lự thứ nhất chăng? Giả sử pháp là quả của Tĩnh lự thứ nhất, thì pháp ấy không có nhân của Tĩnh lự thứ nhất chăng?

Đáp: Các pháp là Tĩnh lự thứ nhất làm nhân, pháp ấy là quả của Tĩnh lự thứ nhất. Có pháp là quả của Tĩnh lự thứ nhất, mà pháp ấy không phải là Tĩnh lự thứ nhất làm nhân, đó là đoạn Kiết của ba cõi, và quả của Tĩnh lự thứ nhất. Phẩm tâm Thông quả của cõi Dục, cho đến Tĩnh lự thứ tư cũng cần phải đưa ra cách hỏi-đáp này, đối với Định Vô sắc chỉ cần nói đến đoạn Kiết.

Hỏi: Những người rời bỏ tâm của địa Tĩnh lự thứ nhất, đạt được tâm của địa Tĩnh lự thứ hai, đều diệt mất tâm của địa Tĩnh lự thứ nhất, khởi lên tâm của địa Tĩnh lự thứ hai chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

Câu thứ nhất, đó là dựa vào Định Vị chí, hoặc là Tĩnh lự trung gian, hoặc là Cận phần Tĩnh lự thứ hai, lìa nhiễm của cõi Phạm Thế, không tiến vào địa Căn bản, lúc bấy giờ rời bỏ tâm nhiễm ô của địa Tĩnh lự thứ nhất, đạt được tâm không nhiễm ô của địa Tĩnh lự thứ hai, mà không phải là tâm kia diệt mất-tâm này khởi lên.

Câu thứ hai, đó là không phải lúc lìa nhiễm theo thứ tự tiến vào Định.

Câu thứ ba, đó là lúc từ Tĩnh lự thứ nhất chết đi, sinh vào Tĩnh lự thứ hai.

Câu thứ tư, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Những người rời bỏ tâm của địa Tĩnh lự thứ hai, đạt được tâm của địa Tĩnh lự thứ nhất, đều diệt mất tâm của địa Tĩnh lự thứ hai, khởi lên tâm của địa Tĩnh lự thứ nhất chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

Câu thứ nhất, đó là lúc khởi lên Triền của cõi Dục mà lui sụt Tĩnh lự thứ hai.

Câu thứ hai, đó là lúc tiến vào Định theo thứ tự ngược lại.

Câu thứ ba, đó là lúc sinh ra.

Câu thứ tư, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Những người rời bỏ phiền não của địa Tĩnh lự thứ nhất, lúc ấy đạt được pháp thiện của địa Tĩnh lự thứ hai chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

Câu thứ nhất, đó là dựa vào Định Vị chí, hoặc là Tĩnh lự thứ nhất, Tĩnh lự trung gian, tiến vào Kiến đạo trong bốn tâm.

Câu thứ hai, đó là lúc dựa vào Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư tiến vào Kiến đạo, và lúc Thánh giả lìa nhiễm của bảy địa trên.

Câu thứ ba, đó là lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất.

Câu thứ tư, đó là trừ ra những tướng trước.

Hỏi: Những người rời bỏ công đức của địa Tĩnh lự thứ hai, lúc ấy mang lấy phiền não của địa Tĩnh lự thứ nhất chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

Câu thứ nhất, đó là lúc lui sụt đối trị của địa trên, và công đức của địa trên mà địa Tĩnh lự thứ hai đã tu.

Câu thứ hai, đó là lúc ở địa trên chết đi, sinh vào cõi Dục và cõi Phạm Thế.

Câu thứ ba, đó là lúc ở cõi Cực Quang Tịnh chết đi, sinh vào cõi Dục và cõi Phạm Thế, và lúc khởi lên phiền não của địa dưới mà lui sụt Tĩnh lự thứ hai.

Câu thứ tư, đó là trừ ra những tướng trước.

Đối với những Định khác, tùy theo sự thích hợp cũng cần phải đưa ra cách hỏi-đáp này để phân biệt.

********

 

Hỏi: Tư duy như thế nào để tiến vào Định Từ?

Đáp: Mang lại niềm vui cho hữu tình.

Hỏi: Tư duy như thế nào để tiến vào Định Bi?

Đáp: Trừ bỏ nỗi khổ của hữu tình.

Hỏi: Tư duy như thế nào để tiến vào Định Hỷ? Đáp: Chúc mừng các hữu tình.

Hỏi: Tư duy như thế nào để tiến vào Định Xả?

Đáp: Bố thí cho hữu tình.

Hỏi: Trong này là nói về hành tướng của Đẳng vô gián duyên, hay là nói về hành tướng câu sinh của Từ-Bi…? Nếu nói về hành tướng của Đẳng vô gián duyên, thì Từ-Bi… hiện rõ trước mắt lại là hành tướng nào? Nếu nói về hành tướng câu sinh của Từ-Bi…, thì tại sao đưa ra cách nói này: Tư duy như thế nào để tiến vào Định Từ? Cho đến nói rộng ra.

Đáp: Có người nói: Trong này nói về hành tướng của Đẳng vô gián duyên.

Hỏi: Nếu như vậy thì Từ-Bi… hiện rõ trước mắt lại là hành tướng nào?

Đáp: Tức là làm bốn loại hành tướng như vậy, đó là mang lại niềm vui cho hữu tình, cho đến bố thí cho hữu tình.

Có người nói: Ở đây nói về hành tướng câu sinh của Từ-Bi…

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao đưa ra cách nói này: Tư duy như thế nào để tiến vào Định Từ? Cho đến nói rộng ra?

Đáp: Trong này nói đã tiến vào gọi là tiến vào, đối với gần mà nói theo thanh của âm xa. Như nói Đại Vương đến từ nơi nào; đây là đối với đã đến mà gọi là đến.

Như nói dựa vào Tam-ma-địa Không tiến vào Chánh quyết định; đây cũng là đã tiến vào mà gọi là tiến vào. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không phải là Thế đệ nhất pháp tương ưng với Tam-ma-địa Không.

Như nói tiến vào Chánh tánh ly sinh đạt được Thế tục trí Hiện quán biên; đây cũng là đã tiến vào mà gọi là tiến vào. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì ba Loại trí nhẫn hiện khởi thì mới đạt được trí ấy.

Như nói lúc cảm thọ đối với Lạc thọ thì nhận biết như thật là mình cảm thọ đối với Lạc thọ; đây cũng là đã cảm thọ mà gọi là cảm thọ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không có ai tự nhận biết về cảm thọ hiện tại.

Như nói đoạn Lạc-đoạn Khổ trước tiên Hỷ-Ưu không còn, Xả niệm thanh tịnh không Khổ không Lạc, tiến vào trú đầy đủ trong Tĩnh lự thứ tư; đây cũng là đã đoạn mà gọi là đoạn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc lìa nhiễm của cõi Dục thì đã đoạn Khổ căn.

Như nói tâm A-la-hán giải thoát Dục lậu, giải thoát Hữu lậu, giải thoát Vô minh lậu; đây cũng là đã giải thoát mà gọi là giải thoát. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc lìa nhiễm của cõi Dục thì đã giải thoát Dục lậu.

Trong này cũng như vậy, đã tiến vào mà gọi là tiến vào, cho nên không có gì sai.

Hỏi: Đẳng vô gián duyên của Từ vô lượng…, là cũng chỉ làm hành tướng như vậy, hay là lại làm hành tướng khác?

Đáp: Lúc bắt đầu sự nghiệp tu tập chỉ làm bốn loại hành tướng như vậy, có thể dẫn dắt Từ-Bi… Nếu đã thành tựu đầy đủ thì tùy theo sự mong muốn, cũng làm những hành tướng khác như Khổ…, dẫn dắt sinh khởi Từ-Bi…, lúc Từ-Bi… khởi lên thì chỉ làm bốn loại hành tướng như trước.

Hỏi: Từ đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Bi-Hỷ-Xả đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Vì sao bốn Vô lượng không đoạn phiền não?

Đáp: Bởi vì hành tướng khác nhau. Nghĩa là mười chín hành tướng có thể đoạn phiền não, Vô lượng không phải là hành tướng ấy, bốn hành tướng đều là Vô lượng, cho nên đoạn phiền não không dùng đến hành tướng này.

Lại nữa, Vô lượng là tác ý thắng giải, chỉ có tác ý chân thật mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, Vô lượng là tác ý tăng thêm, chỉ có tác ý không tăng thêm mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, Vô lượng chỉ duyên với hiện tại, cần phải duyên với ba đời, hoặc là đạo Vô vi mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, Vô lượng duyên với hữu tình, cần phải là Pháp và Tưởng mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, Vô lượng duyên với một phần của cảnh, không phải là đạo duyên với một phần của cảnh mà có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, đạo vô gián có thể đoạn phiền não, Vô lượng thì do đạo giải thoát mà đạt được.

Hỏi: Nếu Vô lượng không có thể đoạn phiền não, thì kinh nói làm sao thông hiểu? Như nói: “Từ nếu luyện tập-nếu tu dưỡng hay là luyện tập-tu dưỡng nhiều, thì có thể đoạn bỏ sân giận. Bi nếu luyện tập-nếu tu dưỡng hay là luyện tập-tu dưỡng nhiều, thì có thể đoạn bỏ giết hại. Hỷ nếu luyện tập-nếu tu dưỡng hay là luyện tập-tu dưỡng nhiều, thì có thể đoạn bỏ không vui vẻ. Xả nếu luyện tập-nếu tu dưỡng hay là luyện tập-tu dưỡng nhiều, thì có thể đoạn bỏ tham lam-giận dữ.” Đáp: Đoạn có hai loại:

  1. Đoạn trong tạm thời.
  2. Đoạn đến cứu cánh.

Trong kinh nói về Đoạn trong tạm thời, A-tỳ-đạt-ma này ngăn chặn Đoạn đến cứu cánh. Như vậy thì hai cách nói dễ dàng thông hiểu. Như Đoạn trong tạm thời-Đoạn đến cứu cánh, như vậy Đoạn có sót lại-Đoạn không còn gì, Đoạn có bóng dáng-Đoạn không có bóng dáng, Đoạn có tùy theo phiền não-Đoạn không tùy theo phiền não, Đoạn bẻ gãy cành lá-Đoạn nhổ bật gốc rễ, Đoạn chế phục ràng buộc-Đoạn làm hại tùy miên, nên biết cũng như vậy.

Hỏi: Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có. Trong này, Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất…, đó là địa Căn bản chứ không phải là Cận phần.

Hỏi: Vì sao Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất… không đoạn bỏ phiền não?

Đáp: Phiền não của địa dưới tuy là cần phải đoạn bỏ, mà ở địa ấy đoạn bỏ rồi ở địa này còn hiện rõ trước mắt, không có thể trở lại đoạn bỏ. Phiền não của địa mình tuy hiện tại có thể đoạn bỏ được, nhưng không phải là sự đối trị, bởi vì không có sức mạnh có thể đoạn bỏ. Ở địa trên cũng như vậy, cho nên không đoạn bỏ phiền não.

Hỏi: Không có thể đoạn bỏ ở địa trên thì nghĩa có thể như vậy, tại sao không có thể đoạn bỏ ở địa mình?

Đáp: Bởi vì địa mình do phiền não mà trói buộc, như người bị trói không có thể tự mình cởi được.

Lại nữa, bởi vì những phiền não của địa mình cùng chung một ràng buộc, cho nên không có sức mạnh hơn được chúng.

Lại nữa, bởi vì phiền não của địa mình ngút trời, lần lượt chuyển đổi không gián đoạn mà hiện rõ ở trước mắt, cho nên không có thể đoạn bỏ.

Lại nữa, pháp thiện của địa mình cùng với phiền não của địa mình, không ganh ghét làm khó lẫn nhau giống như vợ chồng, cho nên không có thể đoạn bỏ.

Lại nữa, như người dòng dõi Chiên-đồ-la kết bạn với người dòng dõi Trưởng giả, không tôn kính e ngại lẫn nhau, cho nên không có thể đoạn bỏ.

Lại nữa, đạo vô gián có thể đoạn bỏ phiền não, Tịnh của địa Căn bản không phải là đạo vô gián, cho nên không có thể đoạn bỏ.

Lại nữa, không có sự chiếu cố thì có thể đoạn bỏ, đối với pháp của địa mình không phải là không có sự chiếu cố, cho nên không có thể đoạn bỏ.

Hỏi: Vì sao đạo hữu lậu không có thể đoạn bỏ địa mình và địa trên, mà đạo vô lậu thì có thể đoạn bỏ?

Đáp: Bởi vì đạo vô lậu là pháp không hệ thuộc, đối với pháp hữu lậu đều là hơn hẳn, vì thế cho nên có thể đoạn bỏ.

Lại nữa, đạo hữu lậu làm mười sáu hành tướng, chán ngán địa dưới-vui thích địa mình, cho nên chỉ đoạn bỏ địa dưới; đạo vô lậu làm mười sáu hành tướng, chán ngán rời bỏ tất cả các địa, cho nên có thể đoạn bỏ khắp nơi.

Hỏi: Đạo hữu lậu cũng làm mười sáu hành tướng, vì sao không có thể đoạn bỏ khắp nơi?

Đáp: Đạo ấy tuy là Học làm hành tướng của Thánh đạo, nhưng mà không rõ ràng cho nên không đoạn bỏ phiền não, như sư tử con chưa có thể làm hại loài thú khác.

Hỏi: Giải thoát thứ nhất-thứ hai-thứ ba đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Vì sao ba Giải thoát này không đoạn bỏ phiền não?

Đáp: Bởi vì hành tướng khác nhau. Nghĩa là nếu dùng hành tướng để đoạn phiền não, thì không dùng hành tướng này để làm ba Giải thoát trước. Nếu dùng hành tướng này để làm ba Giải thoát trước, thì không dùng hành tướng này để đoạn phiền não.

Lại nữa, ba Giải thoát trước là tác ý thắng giải, chỉ có tác ý chân thật mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, ba Giải thoát trước là tác ý tăng thêm, chỉ có tác ý không tăng thêm mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, ba Giải thoát trước duyên với cảnh của tự tướng, chỉ có đạo của cảnh cọng tướng mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, ba Giải thoát trước chỉ duyên với hiện tại, cần phải duyên với ba đời, hoặc là đạo Vô vi thì mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, ba Giải thoát trước chỉ duyên với phần ít của một Uẩn, cần phải duyên với bốn Uẩn-năm Uẩn, hoặc là đạo không phải là Uẩn thì mới có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, ba Giải thoát trước duyên với một phần của cảnh, không phải là duyên với một phần của cảnh mà có thể đoạn phiền não.

Lại nữa, đạo vô gián có thể đoạn phiền não, ba Giải thoát trước thì do đạo giải thoát mà đạt được.

Hỏi: Giải thoát của Không vô biên xứ đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Hoặc là Không vô biên xứ, hoặc là Thức vô biên xứ, hoặc là Vô sở hữu xứ, hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có.

Hoặc là Không vô biên xứ, đó là dựa vào Giải thoát của Không vô biên xứ, lìa nhiễm của Không vô biên xứ, là các đạo vô gián.

Cho đến hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là dựa vào Giải thoát của Không vô biên xứ, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là các đạo vô gián.

Hoặc là không có, đó là do các đạo gia hạnh-giải thoát-thắng tiến này thâu nhiếp, Giải thoát của Không vô biên xứ, và Giải thoát của Không vô biên xứ thế tục.

Hỏi: Giải thoát của Thức vô biên xứ đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Hoặc là Thức vô biên xứ, hoặc là Vô sở hữu xứ, hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có.

Hoặc là Thức vô biên xứ, đó là dựa vào Giải thoát của Thức vô biên xứ, lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, là các đạo vô gián.

Cho đến hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là dựa vào Giải thoát của Thức vô biên xứ, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là các đạo vô gián.

Hoặc là không có, đó là do các đạo gia hạnh-giải thoát-thắng tiến này thâu nhiếp, Giải thoát của Thức vô biên xứ, và Giải thoát của Thức vô biên xứ thế tục.

Hỏi: Giải thoát của Vô sở hữu xứ đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Hoặc là Vô sở hữu xứ, hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có.

Hoặc là Vô sở hữu xứ, đó là dựa vào Giải thoát của Vô sở hữu xứ, lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, là các đạo vô gián.

Hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là dựa vào Giải thoát của Vô sở hữu xứ, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là các đạo vô gián.

Hoặc là không có, đó là do các đạo gia hạnh-giải thoát-thắng tiến này thâu nhiếp, Giải thoát của Vô sở hữu xứ, và Giải thoát của Vô sở hữu xứ thế tục.

Hỏi: Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Giải thoát của Diệt Thọ Tưởng, đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có, bởi vì Phi tưởng phi phi tưởng xứ không có Vô lậu.

Hỏi: Thắng xứ thứ nhất đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến Thắng xứ thứ tám đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có. Trong này, nguyên cớ nói như ba Giải thoát trước.

Hỏi: Biến xứ thứ nhất đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Cho đến Biến xứ thứ mười đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có. Trong này, tám Biến xứ trước như tám Thắng xứ, hai Biến xứ sau tùy theo thích hợp cũng nói như trước.

Hỏi: Pháp trí đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Dục, hoặc là cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không có.

Hoặc là cõi Dục, đó là bốn Pháp trí tùy theo một hiện rõ trước mắt, lìa nhiễm của cõi Dục là các đạo vô gián.

Hoặc là cõi Sắc-hoặc là cõi Vô sắc, đó là Diệt-Đạo pháp trí tùy theo một hiện rõ trước mắt, lìa nhiễm của cõi Sắc-hoặc là nhiễm của cõi Vô sắc, là các đạo vô gián.

Hoặc là không có, đó là do các đạo gia hạnh-giải thoát-thắng tiến này thâu nhiếp Pháp trí.

Hỏi: Loại trí đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không có.

Hoặc là cõi Sắc-hoặc là cõi Vô sắc, đó là bốn Loại trí tùy theo một hiện rõ trước mắt, lìa nhiễm của cõi Sắc-hoặc là nhiễm của cõi Vô sắc, là các đạo vô gián.

Hoặc là không có, đó là do các đạo gia hạnh-giải thoát-thắng tiến này thâu nhiếp Loại trí.

Hỏi: Tha tâm trí đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Không có.

Hỏi: Vì sao Tha tâm trí không đoạn phiền não?

Đáp: Có người nói: Tha tâm trí duyên với một pháp làm cảnh, không phải là đạo duyên với một pháp mà có thể đoạn phiền não.

Có người nói: Tha tâm trí duyên với cảnh của tự tướng, chỉ có đạo của cảnh cọng tướng mới có thể đoạn phiền não.

Có người nói: Tha tâm trí duyên với hiện tại, cần phải duyên với ba đời, hoặc là đạo Vô vi thì mới có thể đoạn phiền não.

Có người nói: Tha tâm trí chỉ duyên với tâm-tâm sở pháp làm cảnh, cần phải duyên với bốn Uẩn, hoặc là năm Uẩn, hoặc là đạo Vô vi thì mới có thể đoạn phiền não.

Có người nói: Tha tâm trí chỉ duyên với sự nối tiếp nhau nơi khác làm cảnh, cần phải duyên với đạo của sự nối tiếp nhau nơi mình và nơi khác, hoặc là đạo của cảnh không phải là sự nối tiếp nhau, thì mới có thể đoạn phiền não.

Có người nói: Đạo vô gián có thể đoạn phiền não, Tha tâm trí thì do đạo giải thoát mà đạt được.

Hỏi: Thế tục trí đoạn kiết hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Dục, hoặc là cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không có.

Hoặc là cõi Dục, đó là lìa nhiễm của cõi Dục, là đạo vô gián thế tục.

Hoặc là cõi Sắc, đó là lìa nhiễm của cõi Sắc, là đạo vô gián thế tục.

Hoặc là cõi Vô sắc, đó là lìa nhiễm của ba Vô sắc dưới, là đạo vô gián thế tục.

Hoặc là không có, đó là do các đạo gia hạnh-giải thoát-thắng tiến này thâu nhiếp Thế tục trí, và Thế tục trí thuộc thiện của cõi Dục còn lại, Thế tục trí thuộc thiện của các địa Căn bản cùng với tất cả Thế tục trí vô phú vô ký-nhiễm ô.

Như Thế tục trí, Khổ-Tập-Diệt-Đạo trí, Tam-ma-địa Không-Vô nguyện-Vô tướng cũng như vậy.

Sai biệt là các trí Vô lậu và các Tam-ma-địa này, đều có thể bao gồm đoạn chín địa, mà không có thể đoạn khắp năm Bộ. Trong đó, trí thuộc bốn Đế có thể đoạn phiền não do Tu mà đoạn của chín địa; Tamma-địa Không có thể đoạn phiền não do kiến Khổ mà đoạn, và phiền não do Tu mà đoạn của chín địa; Tam-ma-địa Vô nguyện có thể đoạn phiền não do kiến Khổ-Tập-Đạo mà đoạn, và phiền não do Tu mà đoạn của chín địa; Tam-ma-địa Vô tướng có thể đoạn phiền não do kiến Diệt mà đoạn, và phiền não do Tu mà đpạn của chín địa. Đây là đạo vô gián, sai biệt so với trước.

Ở trong phần hoặc là không có, chỉ có các đạo gia hạnh-giải thoát-thắng tiến này thâu nhiếp chứ không phải là gì khác.

Hỏi: Nếu ba Tam-ma-địa cũng có thể đoạn phiền não, thì trong kinh đã nói nên hiểu thế nào? Như nói: “Này Tỳ kheo! Ta nói bởi vì nhận biết-nhận thấy cho nên có thể trừ hết các lậu.” Lại nói: “Đệ tử bậc Thánh của Ta, dùng gươm Bát-nhã chém đứt kẻ thù phiền não.”

Đáp: Có người nói: Chỉ có Tuệ mới có thể đoạn phiền não, các Giác phần khác trợ giúp đoạn gọi là đoạn.

Nói như vậy thì bốn Uẩn-năm Uẩn thuộc phẩm câu sinh của Tuệ đều có thể đoạn phiền não, bởi vì đoạn phiền não là cọng tướng của Niệm trú. Nhưng Đức Phật có lúc khen ngợi về Bát-nhã, có lúc khen ngợi về Định, có lúc khen ngợi về pháp khác, đều vì làm lợi ích thêm cho hữu tình.

Dị thục của Từ nhận lấy ở nơi nào? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.

Lại nữa, bởi vì cần phải ngăn chặn cách nói của người khác. Đó là hoặc có người nói: Các pháp thiện-bất thiện không có quả dị thục. Hoặc lại có người nói: Các pháp hữu vi đều có dị thục. Hoặc lại có người nói: Tất cả bất thiện và thiện hữu lậu nhất định đạt được dị thục. Vì ngăn chặn các loại tôn chỉ lạ lùng như vậy, hiển bày chỉ có pháp hữu lậu thiện-bất thiện nhất định có dị thục, mà đạt được thì không nhất định, cho nên soạn ra phần luận này.

Nhưng trong này có hai loại quyết định:

  1. Quyết định dị thục.
  2. Quyết định sinh ra.

Quyết định dị thục, là bởi vì tất cả pháp hữu lậu thiện-bất thiện đều có dị thục. Quyết định sinh ra, nếu dị thục ấy sinh ra thì gọi là hoặc ở cõi Phạm Thế…, nếu không sinh ra thì gọi là không có nơi chốn. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.

Hỏi: Dị thục của Từ nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Phạm Thế, hoặc là cõi Cực Quang Tịnh, hoặc là cõi Biến Tịnh, hoặc là cõi Quảng Quả, hoặc là không có nơi chốn.

Hoặc là cõi Phạm Thế cho đến hoặc là cõi Quảng Quả, đó là bốn Tĩnh lự sinh ra quả dị thục của Từ vô lượng.

Hoặc là không có nơi chốn, đó là bốn Tĩnh lự rơi rụng không sinh ra quả dị thục của Từ vô lượng.

Như Từ, Bi-Xả cũng như vậy, bởi vì đều bao gồm bốn Tĩnh lự.

Hỏi: Dị thục của Hỷ nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Phạm Thế, hoặc là cõi Cực Quang Tịnh, hoặc là không có nơi chốn.

Hoặc là cõi Phạm Thế-hoặc là cõi Cực Quang Tịnh, đó là hai Tĩnh lự đầu sinh ra quả dị thục của Hỷ vô lượng.

Hoặc là không có nơi chốn, đó là hai Tĩnh lự đầu rơi rụng không sinh ra quả dị thục của Hỷ vô lượng.

Hỏi: Dị thục Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Phạm Thế, hoặc là không có nơi chốn.

Hoặc là cõi Phạm Thế, đó là hữu lậu thiện của Tĩnh lự thứ nhất sinh ra quả dị thục.

Hoặc là không có nơi chốn, đó là hữu lậu thiện của Tĩnh lự thứ nhất rơi rụng không sinh ra quả dị thục.

Như Tịnh của Tĩnh lự thứ nhất, như vậy Tịnh của Tĩnh lự thứ hai, cho đến Tịnh của Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng như vậy. Sai biệt là nói đến tên gọi của mình.

Hỏi: Dị thục của hai Giải thoát đầu nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Phạm Thế, hoặc là cõi Cực Quang Tịnh, hoặc là không có nơi chốn. Phần này nói như Hỷ vô lượng, bởi vì đều thuộc về địa của hai Tĩnh lự đầu.

Hỏi: Dị thục của Tịnh giải thoát nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Quảng Quả, hoặc là không có nơi chốn.

Hoặc là cõi Quảng Quả, đó là Tịnh giải thoát sinh ra quả dị thục.

Hoặc là không có nơi chốn, đó là Tịnh giải thoát rơi rụng không sinh ra quả dị thục.

Hỏi: Dị thục Giải thoát của Không vô biên xứ cho đến Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là địa mình, hoặc là không có nơi chốn.

Hoặc là địa mình, đó là Giải thoát hữu lậu của bốn địa, đều sinh ra quả dị thục của địa mình.

Hoặc là không có nơi chốn, đó là Giải thoát vô lậu của ba địa, và Giải thoát hữu lậu của bốn địa, đều rơi rụnh không sinh ra quả dị thục của địa mình.

Hỏi: Dị thục của Giải thoát Diệt Thọ Tưởng nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là không có nơi chốn. Phần này nói như Giải thoát của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Hỏi: Dị thục của bốn Thắng xứ đầu nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Phạm Thế, hoặc là cõi Cực Quang Tịnh, hoặc là không có nơi chốn. Phần này nói như hai Giải thoát đầu.

Hỏi: Dị thục của bốn Thắng xứ sau nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Quảng Quả, hoặc là không có nơi chốn. Phần này nói như Tịnh giải thoát.

Như bốn Thắng xứ sau, tám Biến xứ trước cũng như vậy.

Hỏi: Dị thục của hai Biến xứ sau nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là địa mình, hoặc là không có nơi chốn. Phần này nói như Tịnh của hai Vô sắc đầu.

Hỏi: Dị thục của Tha tâm trí nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Phạm Thế, hoặc là cõi Cực Quang Tịnh, hoặc là cõi Biến Tịnh, hoặc là cõi Quảng Quả, hoặc là không có nơi chốn.

Hoặc là cõi Phạm Thế cho đến hoặc là cõi Quảng Quả, đó là Tha tâm trí hữu lậu của bốn Tĩnh lự đều sinh ra quả dị thục của địa mình.

Hoặc là không có nơi chốn, đó là Tha tâm trí vô lậu và Tha tâm trí hữu lậu, rơi rụng không sinh ra quả dị thục.

Hỏi: Dị thục của Thế tục trí nhận lấy ở nơi nào?

Đáp: Hoặc là cõi Dục, hoặc là cõi Sắc, hoặc là cõi Vô sắc, hoặc là không có nơi chốn.

Hoặc là cõi Dục cho đến hoặc là cõi Vô sắc, đó là Thế tục trí hữu lậu thiện và bất thiện của ba cõi, đều sinh ra quả dị thục của mình.

Hoặc là không có nơi chốn, đó là Thế tục trí vô ký của ba cõi, và Thế tục trí hữu lậu thiện-bất thiện, rơi rụng không sinh ra quả dị thục.

Những trí Vô lậu khác không có dị thục, cho nên trong này không nói đến.