LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG VII: ĐỊNH UẨN

Phẩm Thứ Năm: LUẬN VỀ NHẤT HÀNH

(Từ cuối quyển 183 – quyển 186)

Ba Tam-ma-địa, đó là Không-Vô nguyện-Vô tướng. Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Có ba Tam-ma-địa, đó là Không-Vô nguyện-Vô tướng.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà không phân biệt, nếu thành tựu Không thì đó là Vô nguyện chăng? Cho đến nói rộng ra. Kinh ấy là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong kinh không giải thích, thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.

Lại nữa, bởi vì ngăn chặn gạt bỏ về không có tánh của không thành tựu, nói về tánh của thành tựu chỉ là giả có, muốn hiển bày về tánh của thành tựu-không thành tựu đều là có thật, cho nên soạn ra phần luận này.

Lại nữa, bởi vì ngăn chặn gạt bỏ về không có hai đời quá khứ-vị lai, chấp hiện tại là pháp Vô vi, hiển bày là có hai đời quá khứ-vị lai, hiện tại là pháp hữu vi, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Nếu thành tựu Không thì đó là Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô nguyện thì đó là Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì hai Tam-ma-địa này cùng lúc đạt được, bởi vì cùng chung đối trị.

Cùng lúc đạt được, đó là nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm thì cũng đạt được Vô nguyện; nếu dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm thì cũng đạt được Không; và ở trong Tu đạo-đạo Vô học, nếu đạt được một loại thì chắc chắn có đủ hai loại.

Cùng chung đối trị, đó là hai loại ấy đều có thể đối trị phiền não do kiến Khổ mà đoạn và do Tu mà đoạn; tuy đối với kiến Đạo lúc Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, đạt được Vô nguyện chứ không phải là Không, mà trước đây đối với không thành tựu, lúc đạt được thành tựu thì chắc chắn đạt được cả hai, bởi vì luôn luôn cùng thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu Không thì đó là Vô tướng chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Trong này, đạt được đó là đã đạt được, tức là Diệt pháp trí nhẫn đã sinh, từ đây về sau luôn luôn thành tựu Vô tướng.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng thì đó là Không chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì lúc thành tựu Vô tướng thì chắc chắn trước đó phải đạt được Không.

Hỏi: Nếu thành tựu Vô nguyện thì đó là Vô tướng chăng?

Đáp: Nếu đạt được.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng thì đó là Vô nguyện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Câu này nói như lấy Không đối với Vô tướng.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, lúc ấy Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu Không vị lai thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước. Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm; nếu dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, đó là không khởi lên Vô nguyện,

hoặc là Vô tướng, hoặc là tâm hữu lậu, cũng không phải là không có tâm, cho nên nói là nếu hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Ala-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, và hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Không hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước. Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tamma-địa Không hiện rõ ở trước mắt mà chưa hẳn đã diệt, trước đã diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, đó là không khởi lên Vô nguyện, hoặc là Vô tướng, hoặc là tâm hữu lậu, cũng không phải là không có tâm, cho nên nói là nếu hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, A-lahán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Không hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Ala-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, cũng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Không vị lai-hiện tại thì đó là quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước. Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, nói như câu hiện tại đối với quá khứ ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu Không vị lai thì đó là quá khứ-hiện tại chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Không vị lai mà không phải là quá khứhiện tại, có lúc cùng với quá khứ mà không phải là hiện tại, có lúc cùng với hiện tại mà không phải là quá khứ, có lúc cùng với quá khứ-hiện tại.

Thành tựu Không vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, đó là đã đạt được Không chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất chứ không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởidiệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, cũng không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ mà không phải là hiện tại, đó là Không đã diệt không mất, không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, nếu A-la-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với hiện tại mà không phải là quá khứ, đó là Không hiện rõ ở trước mắt, chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, A-lahán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất mà hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ-hiện tại, đó là Không đã diệt không mất, hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Ala-hán Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, cũng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Không quá khứ-hiện tại thì đó là vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước, bởi vì đối với thành tựu quá khứ-hiện tại thì chắc chắn thành tựu vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu Không hiện tại thì đó là quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giử sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Vị lai thì thành tựu, nói như câu hiện tại đối với vị lai ở trước.

Quá khứ nếu đã diệt không mất…, nói như câu hiện tại đối với quá khứ ở trước.

Hỏi: Giả sử thành tựu Không quá khứ-vị lai thì đó là hiện tại chăng?

Đáp: Hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt, câu này nói như câu vị lai đối với hiện tại ở trước, sai biệt là trong câu này chắc chắn thành tựu quá khứ.

Như Không trải qua làm sáu câu, nên biết Vô nguyện-Vô tướng cũng như vậy, tùy theo sự thích hợp toàn bộ nên biết!

*******

 

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô nguyện quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập trong ba tâm, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu, quả A-la-hán, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-đã diệt; nếu đạt được quả Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không đã khởi-đã diệt.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong một tâm, và đạt được quả Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Tam-ma-địa Vô nguyện chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quảchuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô nguyện quá khứ thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, phần vị này nói như trả lời tiếp theo câu hỏi ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Vô nguyện đã khởi-diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởidiệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô nguyện vị lai chăng?

Đáp: Đúng như vậy, bởi vì hai loại này quyết định cùng lúc đạt được.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, nếu đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô nguyện vị lai thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, phần vị này nói như trả lời tiếp theo câu hỏi ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm; nếu dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô nguyện hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, đó là nếu không khởi lên Không, hoặc là Vô tướng, hoặc là tâm hữu lậu, cũng không phải là không có tâm, cho nên nói là nếu hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô nguyện hiện tại thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong một tâm; nếu dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởidiệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô nguyện quá khứhiện tại chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô nguyện quá khứ-hiện tại, có lúc cùng với quá khứ mà không phải là hiện tại, có lúc cùng với hiện tại mà không phải là quá khứ, có lúc cùng với quá khứ-hiện tại.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô nguyện quá khứhiện tại, đó là Không đã diệt không mất, Vô nguyện chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất chứ không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, và đạt được quả Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, cũng không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ mà không phải là hiện tại, đó là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không-Vô nguyện đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với hiện tại mà không phải là quá khứ, đó là Không đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện rõ ở trước mắt, chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập trong một tâm, và đạt được quả Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất mà hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ-hiện tại, đó là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập-Đạo đều trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không-Vô nguyện đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô nguyện quá khứ-hiện tại thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả Ala-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Vô nguyện đã khởi-diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô nguyện vị laihiện tại chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại nếu hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô nguyện vị lai-hiện tại thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ-Tập đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tamma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô nguyện quá khứvị lai chăng?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Vị lai thì thành tựu, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập trong ba tâm, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất; nếu đạt được quả Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không-Vô nguyện đã khởi-diệt không mất.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong một tâm, và đạt được quả Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô nguyện quá khứ-vị lai thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, phần vị này nói như trả lời tiếp theo câu hỏi ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập-Diệt đều trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Vô nguyện đã khởi-diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởidiệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô nguyện quá khứvị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Không quá khứ và Vô nguyện vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, có lúc cùng với vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ, có lúc cùng với quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, có lúc cùng với quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thành tựu Không quá khứ và Vô nguyện vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, đó là Không đã diệt không mất, Vô nguyện chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất chứ không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, và đạt được quả Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, cũng không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ, đó là Không đã diệt không mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt, không phải là đã diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập trong một tâm, và đạt được quả Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất mà hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, đó là KhôngVô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, và đạt được quả Dự lưu, quả A-la-hán, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-mađịa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện không hiện rõ ở trước mắt. Nếu đạt được Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không-Vô nguyện đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ-vị lai-hiện tại, đó là Không-Vô nguyện đã diệt không mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Tập-Đạo đều trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu, quả A-la-hán, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tamma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt. Nếu đạt được Nhất lai-quả Bất hoàn, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không-Vô nguyện đã khởi-diệt không mất, Vô nguyện không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô nguyện quá khứ-vị lai-hiện tại thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Vô nguyện đã khởi-diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô tướng quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán Diệt-Đạo đều trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không-Vô tướng đã khởi-diệt không mất.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Diệt trong một tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-lahán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Tamma-địa Vô tướng chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng quá khứ thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, phần vị này nói như trả lời tiếp theo câu hỏi ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu,

đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt-Đạo đều trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Vô tướng đã khởi-diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởidiệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô tướng vị lai chăng?

Đáp: Nếu đạt được, đây nói là đã đạt được gọi là đạt được, tức là Diệt pháp trí nhẫn đã sinh.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng vị lai thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quảchuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô tướng hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện rõ ở trước mắt, đó là không khởi lên Không, hoặc là Vô nguyện, hoặc là tâm hữu lậu, cũng không phải là không có tâm, cho nên nói là nếu hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng hiện tại thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởidiệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô tướng quá khứhiện tại chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ-hiện tại, có lúc cùng với quá khứ mà không phải là hiện tại, có lúc cùng với hiện tại mà không phải là quá khứ, có lúc cùng với quá khứ-hiện tại.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứhiện tại, đó là Không đã diệt không mất, Vô tướng chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất chứ không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô tướng chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, cũng không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ mà không phải là hiện tại, đó là Không-Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không-Vô tướng đã khởi-diệt không mất, Vô tướng không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với hiện tại mà không phải là quá khứ, đó là Không đã diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong một tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô tướng chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ-hiện tại, đó là Không-Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không-Vô tướng đã khởi-diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng quá khứ-hiện tại thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởidiệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, Vô tướng đã khởi-diệt không mất cũng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô tướng vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng vị lai-hiện tại, có lúc cùng với vị lai mà không phải là hiện tại, có lúc cùng với vị lai-hiện tại.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng vị lai-hiện tại, đó là Không đã diệt không mất, chưa đạt được Vô tướng, trái ngược nhau với đã đạt được cho nên gọi là chưa đạt được, tức là lúc Diệt pháp trí nhẫn chưa hẳn đã sinh.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong bốn tâm chứ không phải là phần vị nào khác, bởi vì lúc ấy chắc chắn thành tựu Vô tướng vị lai.

Cùng với vị lai mà không phải là hiện tại, đó là Không đã diệt không mất, đã đạt được Vô tướng mà không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô tướng không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với vị lai-hiện tại, đó là Không đã diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, nhưng thành tựu hiện tại thì nhất định thành tựu vị lai, cho nên không nói riêng biệt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng vị lai-hiện tại thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởidiệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô tướng quá khứ-vị lai chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ-vị lai, có lúc cùng với vị lai mà không phải là quá khứ, có lúc cùng với quá khứ-vị lai.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ-vị lai, đó là Không đã diệt không mất, chưa đạt được Vô tướng.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong bốn tâm.

Cùng với vị lai mà không phải là quá khứ, đó là Không đã diệt không mất, đã đạt được Vô tướng chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong một tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô tướng chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Cùng với quá khứ-vị lai, đó là Không-Vô tướng đã diệt không mất.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt-Đạo đều trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không-Vô tướng đã khởi-diệt không mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng quá khứ-vị lai thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt-Đạo đều trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Vô tướng đã khởi-diệt không mất, Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởidiệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu Không quá khứ thì đó là Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại, có lúc cùng với vị lai mà không phải là quá khứhiện tại, có lúc cùng với vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ, có lúc cùng với quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, có lúc cùng với quá khứ-vị lai-hiện tại.

Thành tựu Không quá khứ mà không phải là Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại, đó là Không đã diệt không mất, chưa đạt được Vô tướng.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong ba tâm, Hiện quán về Tập trong bốn tâm.

Cùng với vị lai mà không phải là quá khứ-hiện tại, đó là Không đã diệt không mất, đã đạt được Vô tướng chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói nếu đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Tam-mađịa Vô tướng chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất cũng không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với vị lai-hiện tại mà không phải là quá khứ, đó là Không đã diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong một tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không đã khởi-diệt không mất, Vô tướng chưa hẳn đã khởi-diệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất mà hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ-vị lai mà không phải là hiện tại, đó là KhôngVô tướng đã diệt không mất, Vô tướng không hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Đạo trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không-Vô tướng đã khởi-diệt không mất, Vô tướng không hiện rõ ở trước mắt.

Cùng với quá khứ-vị lai-hiện tại, đó là Không-Vô tướng đã diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Đây là nói dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Không-Vô tướng đã khởi-diệt không mất, Vô tướng hiện rõ ở trước mắt.

Hỏi: Giả sử thành tựu Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại thì đó là Không quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu; nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu.

Hỏi: Đây là nói đến phần vị nào?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu, đây là nói đến các phần vị đã nói ngay ở trước.

Nếu chưa hẳn đã diệt, giả sử đã diệt mà mất thì không thành tựu, đây là nói nếu dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Diệt trong ba tâm, và đạt được quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, nếu Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, Tam-ma-địa Vô tướng đã khởi-diệt không mất, cũng hiện rõ ở trước mắt; Tam-ma-địa Không chưa hẳn đã khởidiệt, trước đã khởi-diệt thì do đạt được quả-chuyển căn cho nên mất.

Như Không đối với Vô tướng làm thành bảy câu, nên biết Vô nguyện đối với Vô tướng cũng như vậy, tùy theo sự thích hợp toàn bộ nên biết!

Như bảy câu nhỏ, nên biết bảy câu lớn cũng như vậy, sai biệt là dùng hai đối với một, như dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ có bảy câu.

Có người nói: Bởi vì đây là bảy chủng tánh lớn, không nên nói là đối với Vô tướng quá khứ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đây chỉ là một câu, nên đưa ra cách nói này: Như dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng có bảy câu, bởi vì trong này có đủ bảy câu.

Có người nói: Trong này không nên nói là có bảy câu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đây chỉ là bảy chủng tánh lớn, nên đưa ra cách nói này: Như dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứhiện tại, tiếp theo đối với vị lai-hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ-vị lai, cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại là có bảy câu, bởi vì trong này có một lượt bảy câu hỏi, một lượt bảy câu trả lời.

Có người nói: Trong này đã nói tức là hiển bày đối với câu thứ nhất có bảy câu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong này có bảy lượt bảy câu hỏi, bảy lượt bảy câu trả lời: Như dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ-hiện tại, tiếp theo đối với vị lai-hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ-vị lai, cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng vị lai làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với hiện tại, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng hiện tại làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với quá khứ, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng vị lai làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứhiện tại làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với vị lai-hiện tại, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng hiện tại làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng vị lai-hiện tại làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với quá khứ-vị lai, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ-hiện tại làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ-vị lai làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với quá khứ-vị lai-hiện tại, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng vị lai-hiện tại làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với quá khứ, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ-vị lai làm câu thứ bảy.

Nếu đưa ra cách nói này thì uổng phí công sức, đối với văn không

có ích, đối với nghĩa không có ích, cũng không thành bảy lượt bảy câu.

Nếu muốn đối với văn có ích, đối với nghĩa có ích, cũng thành bảy lượt bảy câu, thì nên đưa ra cách nói này: Như dùng Không-Vô nguyện quá khứ đối với Vô tướng quá khứ làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với vị lai, tiếp theo đối với hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ-hiện tại, tiếp theo đối với vị lai-hiện tại, tiếp theo đối với quá khứ-vị lai, cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện vị lai đối với Vô tướng vị lai làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với hiện tại, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện hiện tại đối với Vô tướng hiện tại làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với quá khứ-hiện tại, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng vị lai làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ-hiện tại đối với Vô tướng quá khứ-hiện tại làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với vị lai-hiện tại, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng hiện tại làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện vị lai-hiện tại đối với Vô tướng vị laihiện tại làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với quá khứ-vị lai, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ-hiện tại làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ-vị lai đối với Vô tướng quá khứ-vị lai làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với quá khứ-vị lai-hiện tại, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng vị lai-hiện tại làm câu thứ bảy.

Lại dùng Không-Vô nguyện quá khứ-vị lai-hiện tại đối với Vô tướng quá khứ-vị lai-hiện tại làm câu thứ nhất, tiếp theo đối với quá khứ, cho đến cuối cùng đối với Vô tướng quá khứ-vị lai làm câu thứ bảy của bảy lượt.

Nếu đưa ra cách nói này thì đối với văn có ích, đối với nghĩa có ích, thành bảy lượt bảy câu, nên biết bảy lượt bảy câu thì nghĩa như vậy.

Hỏi: Trong này, một Hành(nhất hành) trải qua sáu lượt(lịch lục) gồm bảy câu nhỏ (tiểu thất) bảy câu lớn(đại thất), sai biệt thế nào?

Đáp: Tên gọi tức là sai biệt, loại này gọi là một Hành, cho đến loại này gọi là bảy câu lớn.

Lại nữa, dùng nghĩa lý của một Hành làm câu hỏi thì gọi là một Hành; dùng sáu lượt làm câu hỏi thì gọi là trải qua sáu câu; dùng bảy câu làm câu hỏi, dùng một loại hỏi về một loại thì gọi là bảy câu nhỏ; dùng bảy câu làm câu hỏi, dùng hai loại hỏi về một loại thì gọi là bảy câu lớn.

Lại nữa, hỏi về pháp không tương tự, không dùng Định thế tục thì gọi là một Hành; hỏi về pháp tương tự, dùng Định thế tục thì gọi là trải qua sáu lượt; hỏi về pháp không tương tự, dùng Định thế tục, dùng một loại hỏi về một loại thì gọi là bảy câu nhỏ; hỏi về pháp không tương tự, dùng Định thế tục, dùng hai loại hỏi về một loại thì gọi là bảy câu lớn.

Đó gọi là sự sai biệt giữa một Hành trải qua sáu lượt gồm bảy câu nhỏ-bảy câu lớn (nhất hành, lịch lục, tiểu thất, đại thất).

********

 

Nếu tu Không thì đó là Vô nguyện chăng? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì ngăn chặn sự gạt bỏ không có hai đời quá khứ-vị lai, và ý nói không có tu thuộc vị lai, muốn hiển bày là có hai đời quá khứvị lai, cũng có tu thuộc vị lai, cho nên soạn ra phần luận này.

Tu có bốn loại:

  1. Tu đạt được.
  2. Tu luyện tập.
  3. Tu đối trị.
  4. Tu loại bỏ.

Trong này dựa vào hai loại tu mà soạn luận, đó là tu đạt được và tu luyện tập.

Hỏi: Nếu tu Không thì lúc ấy tu Vô nguyện chăng? Giả sử tu Vô nguyện thì lúc ấy tu Không chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc tu Không mà không phải là tu Vô nguyện, đó là đã đạt được Không hiện rõ ở trước mắt. Bởi vì đây là pháp mà Đức Phật hoặc là Độc giác-Thanh văn dùng làm nơi an trú trong niềm vui của pháp hiện tại, cho nên khởi lên đã đạt được Tam-ma-địa Không hiện rõ ở trước mắt. Lúc bấy giờ thế lực của pháp ấy hãy còn không bằng sát-na không gián đoạn thuộc chủng loại của mình, huống gì có thể tu công đức vị lai nào khác, nhưng mà phần vị hiện rõ trước mắt tức là tu luyện tập.

2. Có lúc tu Vô nguyện mà không phải là tu Không, đó là đã đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì không tu Không.

Đã đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì không tu Không, đó là trong Kiến đạo thì Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm. Bởi vì trong Kiến đạo là đối trị quyết định và đều là đối trị không giống nhau, cho nên không khác với tu về Đế.

3. Có lúc tu cả hai loại, đó là chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì tu Không, nếu chưa đạt được Vô tướng và chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì tu Không-Vô nguyện.

Chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt, đó là dựa vào Tamma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm.

Nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Vô sở hữu xứ, hoặc là dùng Không làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trừ ra đạo giải thoát cuối cùng.

Nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, hoặc là dùng Không làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnhvô gián-giải thoát; và Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, trừ ra đạo giải thoát cuối cùng.

Nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, tu xen lẫn Tĩnh lự trong tâm đầu và tâm sau.

Nếu dựa vào Tam-ma-địa Không, khởi lên Niệm trú-Vô sắc-Giải thoát, Nghĩa-Biện vô ngại giải; có người nói: Chỉ riêng Nghĩa vô ngại giải.

Những lúc như vậy, chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt thì cũng tu Vô nguyện.

Chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì tu Không, đó là dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm, lúc Đạo loại trí hiện khởi.

Nếu dựa vào Vô nguyện, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc là Vô nguyện làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.

Nếu dựa vào Vô nguyện, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, hoặc là Vô nguyện làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát.

Nếu dựa vào Vô nguyện, tu xen lẫn Tĩnh lự trong tâm đầu và tâm sau.

Nếu khởi lên Tha tâm trí thông vô lậu.

Nếu dựa vào Vô nguyện, khởi lên Niệm trú-Vô sắc-Giải thoát, Nghĩa-Biện vô ngại giải.

Những lúc như vậy, chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì cũng tu Không.

Chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì tu Không-Vô nguyện, trong Kiến đạo không có, ở trong Tu đạo-đạo Vô học.

Nếu dựa vào Vô tướng, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Vô sở hữu xứ, hoặc là Vô tướng làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trừ ra đạo giải thoát cuối cùng.

Nếu dựa vào Vô tướng, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, hoặc là Vô tướng làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, trừ ra đạo giải thoát cuối cùng.

Nếu dựa vào Vô tướng, tu xen lẫn Tĩnh lự trong tâm đầu và tâm sau.

Nếu dựa vào Vô tướng, khởi lên Niệm trú-Vô sắc-Giải thoát, Nghĩa vô ngại giải.

Những lúc như vậy, chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì tu Không-Vô nguyện.

Chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì tu Không-Vô nguyện, đó là Thánh giả dùng đạo thế tục lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Vô sở hữu xứ, hoặc là đạo thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, dùng đạo thế tục làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh.

Tu xen lẫn Tĩnh lự trong tâm trung gian, dẫn dắt phát khởi năm Thông, là các đạo gia hạnh-năm đạo vô gián-hai đạo giải thoát; và Tha tâm trí thông hữu lậu, là đạo giải thoát.

Khởi lên Vô lượng-Giải thoát thế tục-Thắng xứ-Biến xứ, quán Bất tịnh-Trì tức niệm, Niệm trú thế tục, bảy Xứ thiện-ba Nghĩa quán,

Vô ngại giải thế tục, Vô tranh-Nguyện trí-Biên tế trí, Không Không, Vô nguyện Vô nguyện, Vô tướng Vô tướng, tiến vào Định Diệt tận, Tưởng-Tâm vi tế.

Những lúc như vậy, chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì tu Không-Vô nguyện.

4. Có lúc không tu cả hai loại, đó là đã đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì không tu Không-Vô nguyện, nếu đã đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì không tu KhôngVô nguyện, tất cả dị sinh-tâm nhiễm ô-tâm vô ký, ở trong Định Vô tưởng-Định Diệt tận, sinh cõi trời Vô Tưởng.

Đã đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì không tu KhôngVô nguyện, đó là trong Kiến đạo, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm; không tu Không-Vô nguyện, giải thích như trước.

Đã đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì không tu KhôngVô nguyện, đó là Thánh giả dùng Tuệ do Văn-Tư mà thành, tiến vào Định Diệt tận, tâm Vi vi.

Tất cả dị sinh, đó là trong này đã nói đến ba Tam-ma-địa chỉ riêng vô lậu, bởi vì dị sinh đều không có cho nên không có nghĩa của tu.

Tâm nhiễm ô, đó là bởi vì tâm nhiễm ô là tánh thuận phần lui sụt, tâm tương ưng với nặng nề lười nhác; phải là tánh thuận phần thắng tiến, tâm tương ưng với nhẹ nhàng tinh tiến thì mới có thể tu được.

Tâm vô ký, đó là bởi vì tâm vô ký không vững chắc, không tồn tại, không thật sự, yếu kém như hạt giống mục ruỗng; phải là tâm vững chắc-tồn tại-thật sự-mạnh mẽ, thì mới có thể tu được.

Ở trong Định Vô tưởng-Định Diệt tận, đó là bởi vì hai Định ấy không có tâm, phải là phần vị có tâm thì mới có thể tu được.

Sinh cõi trời Vô Tưởng, có người nói: Sinh ở cõi trời ấy ở tất cả mọi lúc, không khởi lên tâm thiện.

Có người nói: Sinh cõi trời ấy tuy khởi lên tâm thiện mà không phải là nơi nương tựa của tu.

Tuy trước đã ngăn chặn tất cả dị sinh, mà còn ngăn chặn Định Vô tưởng và cõi trời Vô tưởng, bởi vì cõi trời ấy là nơi mà thế tục tôn sùng, cho nên ngỡ rằng là có tu.

Những lúc như vậy, không tu Không và Vô nguyện.

Hỏi: Nếu tu Không thì lúc ấy tu Vô tướng chăng? Giả sử tu Vô tướng thì lúc ấy tu Không chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc tu Không mà không phải là tu Vô tướng, đó là đã đạt được Không hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt thì không tu Vô tướng, nếu chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì tu Không chứ không phải là Vô tướng.

Đã đạt được Không hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt thì không tu Vô tướng, đó là dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm.

Chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì tu Không chứ không phải là Vô tướng, đó là dựa vào Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm.

2. Có lúc tu Vô tướng mà không phải là tu Không, đó là đã đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì không tu Không.

Đã đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì không tu Không, đó là trong Kiến đạo thì Hiện quán về Diệt trong bốn tâm.

3. Có lúc tu cả hai loại, đó là chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt thì tu Vô tướng, nếu chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì tu Không, nếu chưa đạt được Vô nguyện và chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì tu Không-Vô tướng.

Chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt thì tu Vô tướng, đó là dựa vào Tam-ma-địa Không, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Vô sở hữu xứ, nói rộng ra như gồm tu Vô nguyện ở trước.

Chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì tu Không, đó là dựa vào Tam-ma-địa Vô tướng, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Vô sở hữu xứ, hoặc là Vô tướng làm gia hạnh, thì lúc ấy là tất cả đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trừ ra đạo giải thoát cuối cùng.

Nếu dựa vào Vô tướng, Tín thắng giải luyện căn làm Kiến chí, dùng Vô tướng làm gia hạnh, thì lúc ấy là đạo gia hạnh-vô gián-giải thoát; và Thời giải thoát luyện căn làm Bất động, trừ ra đạo giải thoát cuối cùng.

Nếu dựa vào Vô tướng, tu xen lẫn Tĩnh lự trong tâm đầu và tâm sau.

Nếu dựa vào Vô tướng, khởi lên Niệm trú-Vô sắc-Giải thoát, Nghĩa vô ngại giải.

Những lúc như vậy, chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì cũng tu Không.

Chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì tu Không-Vô tướng, đó là lúc Đạo loại trí.

Nếu dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nói rộng ra như gồm tu Không ở trước.

Chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì tu Không-Vô tướng, đó là Thánh giả dùng đạo thế tục lìa nhiễm của cõi Dục cho đến nhiễm của Vô sở hữu xứ, nói rộng ra như gồm tu Không-Vô nguyện ở trước.

4. Có lúc không tu cả hai loại, đó là đã đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì không tu Không-Vô tướng, nếu đã đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì không tu Không-Vô tướng, tất cả dị sinh-tâm nhiễm ô-tâm vô ký, ở trong Định Vô tưởng-Định Diệt tận, sinh cõi trời Vô Tưởng.

Đã đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì không tu KhôngVô tướng, đó là trong Kiến đạo, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm.

Đã đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì không tu KhôngVô tướng, đó là Thánh giả dùng Tuệ do Văn-Tư mà thành, tiến vào Định Diệt tận, tâm Vi vi.

Tất cả dị sinh cho đến sinh cõi trời Vô tưởng, giải thích như trước.

Hỏi: Nếu tu Vô nguyện thì lúc ấy tu Vô tướng chăng? Giả sử tu Vô tướng thì lúc ấy tu Vô nguyện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc tu Vô nguyện mà không phải là Vô tướng, đó là đã đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt và chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt thì không tu Vô tướng.

Đã đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì không tu Vô tướng, đó là dựa vào Tam-ma-địa Vô nguyện, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm, Hiện quán về Tập trong bốn tâm, Hiện quán về Đạo trong ba tâm.

Chưa đạt được Không hiện rõ ở trước mắt thì không tu Vô tướng, đó là dựa vào Tam-ma-địa Không, tiến vào Chánh tánh ly sinh, Hiện quán về Khổ trong bốn tâm.

2. Có lúc tu Vô tướng mà không phải là Vô nguyện, đó là đã đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì không tu Vô nguyện.

Đã đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt, giải thích như trước.

Chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì không tu Vô nguyện, đó là trong Kiến đạo, Hiện quán về Diệt trong bốn tâm.

3. Có lúc tu cả hai loại, đó là chưa đạt được Vô nguyện hiện rõ ở trước mắt thì tu Vô tướng, nếu chưa đạt được Vô tướng hiện rõ ở trước mắt thì tu Vô nguyện, nếu chưa đạt được Không và chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì tu Vô nguyện-Vô tướng. Câu này tùy theo sự thích hợp, giải thích rộng ra như trước.

4. Có lúc không tu cả hai loại, đó là đã đạt được Không và đã đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt, nếu chưa đạt được Thế tục trí hiện rõ ở trước mắt thì không tu Vô nguyện-Vô tướng, tất cả dị sinh-tâm nhiễm ô-tâm vô ký, ở trong Định Vô tưởng-Định Diệt tận, sinh cõi trời Vô Tưởng. Câu này cũng tùy theo sự thích hợp, giải thích rộng ra như trước.

Có thể có kiết do Không mà đoạn chứ không phải là Vô nguyệnVô tướng chăng? Cho đến nói rộng ra.

Có hai loại quyết định:

  1. Đối trị quyết định.
  2. Tác dụng quyết định.

Trong này, dựa vào đối trị quyết định mà soạn luận chứ không phải là tác dụng quyết định. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì không có đạo lý về hai Tam-ma-địa có tác dụng cùng lúc, huống gì có ba?

Hỏi: Có thể có kiết do Không mà đoạn chứ không phải là Vô nguyện-Vô tướng chăng?

Đáp: Không có, bởi vì không có chủng loại của kiết chỉ là do Không mà đối trị như vậy.

Hỏi: Có thể có kiết do Vô nguyện mà đoạn chứ không phải là Không-Vô tướng chăng?

Đáp: Có, đó là Vô nguyện đoạn kiết do kiến Tập-kiến Đạo mà đoạn, bởi vì kiết ấy chỉ là do Vô nguyện mà đối trị.

Hỏi: Có thể có kiết do Vô tướng mà đoạn chứ không phải là Không-Vô nguyện chăng?

Đáp: Có, đó là Vô tướng đoạn kiết do kiến Diệt mà đoạn, bởi vì kiết ấy chỉ là do Vô tướng mà đối trị.

Hỏi: Có thể có kiết do Không-Vô nguyện mà đoạn chứ không

phải là Vô tướng chăng?

Đáp: Có, đó là Không-Vô nguyện đoạn kiết do kiến Khổ mà đoạn, bởi vì kiết ấy chỉ là do Không-Vô nguyện mà đối trị.

Hỏi: Có thể có kiết do Không-Vô tướng mà đoạn chứ không phải là Vô nguyện chăng?

Đáp: Không có, bởi vì không có chủng loại của kiết chỉ là do Không-Vô tướng mà đối trị chứ không phải là Vô nguyện như vậy.

Hỏi: Có thể có kiết do Vô nguyện-Vô tướng mà đoạn chứ không phải là Không chăng?

Đáp: Không có, bởi vì không có chủng loại của kiết chỉ là do Vô nguyện-Vô tướng mà đối trị chứ không phải là Không như vậy.

Hỏi: Có thể có kiết do Không-Vô nguyện-Vô tướng mà đoạn chăng?

Đáp: Có, đó là Không-Vô nguyện-Vô tướng đoạn kiết do Tu mà đoạn của Học thấy dấu tích, tức là kiết do Tu mà đoạn của ba cõi thuộc phần vị Thánh giả, bởi vì kiết ấy là do ba Tam-ma-địa mà đối trị.

Hỏi: Có thể có kiết không phải là do Không-Vô nguyện-Vô tướng mà đoạn, nhưng là đã đoạn chăng?

Đáp: Có, đó là kiết đã đoạn của dị sinh, tức là kiết do Kiến-Tu mà đoạn của các dị sinh cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, bởi vì là kiết do đạo thế tục mà đối trị.

Hỏi: Kiết ấy lẽ nào không phải là do Không-Vô nguyện-Vô tướng mà đối trị hay sao?

Đáp: Là do Không-Vô nguyện-Vô tướng mà đối trị, nhưng ở Thánh giả chứ không phải là dị sinh, bởi vì kiết ấy ở dị sinh cho nên nói không phải là do Không-Vô nguyện-Vô tướng mà đoạn.

Có người nói: Trước dựa vào đối trị quyết định mà soạn luận, nay dựa vào tác dụng quyết định để soạn luận, bởi vì trong sự nối tiếp nhau của dị sinh thì ba Tam-ma-địa chắc chắn không có tác dụng, cho nên nói kiết ấy không phải là do Không-Vô nguyện-Vô tướng mà đoạn.

Hỏi: Nếu như vậy thì trong sự nối tiếp nhau của Thánh giả từ cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, kiết do Tu mà đoạn cũng do đạo thế tục mà đoạn, vì sao chỉ nói là do Không-Vô nguyện-Vô tướng mà đoạn?

Đáp: Văn trước nên nói kiết ấy cũng là do đạo thế tục mà đoạn, nhưng không nói đến là có ý gì vậy? Nên biết rằng đạo vô lậu do Thánh giả mà hiển bày cho nên không nói đến đạo thế tục, dị sinh không có đạo vô lậu cho nên dựa vào đạo thế tục mà nói, vì vậy trước đây nói không có lỗi.

Thế nào là tác ý tiến vào Chánh tánh lý sinh? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn ngăn chặn tông chỉ của người khác để hiển bày về nghĩa lý của mình. Đó là hoặc có người nói: Ba Tam-ma-địa tùy theo một loại đều có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Nay ngăn chặn ý đó để hiển bày chỉ có hai Tam-ma-địa tùy theo một loại có thể tiến vào, mà không phải là Vô tướng, cho nên soạn ra phần luận này.

Hoặc lại có người nói: Chỉ riêng Tam-ma-địa Vô tướng có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh. Như cách nói của Bộ phái Đạt-ma-cúc-đa, họ nói dùng Tam-ma-địa Vô tướng đối với Niết-bàn khởi lên tác ý vắng lặng tiến vào Chánh tánh ly sinh. Bởi vì ngăn chặn ý chấp ấy để hiển bày chỉ riêng Tam-ma-địa Vô tướng không có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Thế nào là tác ý tiến vào Chánh tánh ly sinh?

Đáp: Hoặc là Vô thường, hoặc là Khổ, hoặc là Không, hoặc là Vô ngã. Bởi vì đây là ngăn chặn ý chấp ba Tam-ma-địa và chỉ riêng Vô tướng có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh.

Trong này, tác ý về Vô thường-Khổ tương ưng với Tam-ma-địa Vô nguyện, tác ý về Không-Vô ngã tương ưng với Tam-ma-địa Không.

Hỏi: Vì sao chỉ có hành tướng này tiến vào Chánh tánh ly sinh chứ không phải là hành tướng nào khác?

Đáp: Tiến vào Chánh tánh ly sinh có hai loại:

  1. Hành thuộc Ái.
  2. Hành thuộc Kiến.

Hành thuộc Ái thì tiến vào nhờ Vô nguyện, hành thuộc Kiến thì tiến vào nhờ Không. Bồ-tát tuy là hành thuộc Ái mà có thể dựa vào Không để tiến vào Chánh tánh ly sinh.

Hành thuộc Ái lại có hai loại, đó là tăng thêm Ngã mạn, tăng thêm lười nhác. Tăng thêm Ngã mạn thì dùng hành tướng Vô thường để tiến vào, tăng thêm lười nhác thì dùng hành tướng Khổ để tiến vào.

Hành thuộc Kiến cũng có hai loại, đó là tăng thêm Ngã kiến, tăng thêm Ngã sở kiến. Tăng thêm Ngã kiến thì dùng hành tướng Vô ngã để tiến vào, tăng thêm Ngã sở kiến thì dùng hành tướng Không để tiến vào. Vì thế cho nên chỉ đưa ra bốn hành tướng này.

Hỏi: Bốn hành tướng này tương ưng với pháp ở phần vị nào?

Đáp: Có người nói: Tương ưng với Thế đệ nhất pháp, bởi vì nói tiến vào Chánh tánh ly sinh.

Có người nói: Tương ưng với Khổ pháp trí nhẫn.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là tiến vào (nhập)?

Đáp: Đây là nói đã tiến vào gọi là tiến vào, đối với gần mà nói theo thanh xa; như nói Đại Vương từ nơi nào đến, đó là đối với đã đến gọi là đến, ở đây cũng như vậy.

Hỏi: Lúc bấy giờ cũng có tâm sở pháp khác, vì sao chỉ nói đến tác ý?

Đáp: Bởi vì chỉ riêng tác ý mới có thể dẫn dắt phát khởi tâm-tâm sở.

Có người nói: Bởi vì tác ý là tùy thuận nhất đối với tiến vào Chánh tánh ly sinh.

Tư duy về hành hệ thuộc nơi nào để tiến vào Chánh tánh ly sinh?

Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Cần phải ngăn chặn cách nói của Tôn giả Đạt-ma-đát-la-đa cho rằng cùng lúc tư duy về hành của ba cõi để tiến vào Chánh tánh ly sinh, và bởi vì ngăn chặn ý nói tư duy về Niết-bàn để tiến vào Chánh tánh ly sinh, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Tư duy về hành hệ thuộc nơi nào để tiến vào Chánh tánh ly sinh?

Đáp: Hệ thuộc cõi Dục, bởi vì đây là ngăn chặn hai ý chấp như trước.

Hỏi: Vì sao chỉ tư duy về hành hệ thuộc cõi Dục để tiến vào Chánh tánh ly sinh?

Đáp: Bởi vì khổ của cõi Dục biểu hiện thô thiển, đang thấy, dễ dàng quán sát.

Có người nói: Bởi vì khổ của cõi Dục là sự nối tiếp nhau của nơi ấy đang thành tựu.

Có người nói: Bởi vì hành hệ thuộc cõi Dục có đủ ba loại khổ, là vì A-tỳ-đạt-ma nói quán về các hành thuộc ba loại khổ mà tiến vào Chánh tánh ly sinh, chứ không phải là như phái Thí Dụ chỉ nói quán về các hành thuộc hành khổ mà tiến vào Chánh tánh ly sinh.

Trong này, các hành không vừa ý gọi là Khổ khổ, các hành vừa ý gọi là Hoại khổ, các hành thuận theo buông xả gọi là Hành khổ.

Có người nói: Bởi vì khổ của cõi Dục đang là sự bức não vô cùng chán ngán đối với người tu hành, cho nên trước phải quán sát điều ấy để tiến vào Chánh tánh ly sinh.

Hỏi: Niết-bàn cũng là sự vui mừng vô cùng, vì sao không quán sát điều ấy để tiến vào Chánh tánh ly sinh?

Đáp: Tâm của các loài hữu tình chán ngán đối với khổ đau mạnh hơn chứ không phải là mừng vui đối với Niết-bàn. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đang bị bức bách phiền muộn, không hiện thấy rõ ràng, như các hữu tình không có ai không sợ khổ đau nhưng có người không ham vui sướng.

Hỏi: Sau khi duyên với Nhẫn thuộc Đế nào thì có thể tiến vào Chánh tánh ly sinh?

Đáp: Có người nói: Duyên với Đạo đế.

Nói như vậy thì duyên với Khổ đế. Nói rộng ra như phẩm thú nhất trong chương Tạp Uẩn.

Hỏi: Tận trí nên nói là Niệm trú đối với Thân thuận theo Thân quán sát chăng? Cho đến nên nói là Niệm trú đối với Pháp thuận theo Pháp quán sát chăng?

Đáp: Tận trí nên nói hoặc là Niệm trú đối với Thân thuận theo Thân quán sát, hoặc là Niệm trú đối với Thọ-hoặc là đối với Tâm-hoặc là đối với Pháp thuận theo Pháp quán sát. Như Tận trí, Vô sinh trí cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Đó là có người sinh lòng nghi ngờ như vậy: Tận trí-Vô sinh trí bởi vì không phải là tánh thuộc Kiến, cho nên lẽ ra cũng không phải là tánh thuộc Niệm trú? Nay cần phải quyết định trình bày về hai trí này, tuy không phải là tánh thuộc Kiến, mà chính là Niệm trú, cho nên soạn ra phần luận này.

Lại nữa, trong chương Kiến Uẩn phân biệt về Niệm trú thuộc tự tánh của Kiến, trong chương Định Uẩn này phân biệt về Niệm trú thuộc tự tánh không phải là Kiến, cho nên soạn ra phần luận này.

Lại nữa, trong địa gia hạnh nói tu Niệm trú, bởi vì có Nhân này, đó là địa Vô học không có Niệm trú. Nay muốn trình bày trong địa Vô học có Niệm trú, cho nên soạn ra phần luận này.

Lại nữa, trong kinh nói Tận trí-Vô sinh trí, duyên với sinh và thân đời sau làm cảnh, bởi vì có Nhân này, đó là hai trí ấy chỉ duyên với sinh và đời sau. Nay muốn hiển bày hai trí ấy duyên với tất cả các pháp, chỉ trừ ra Hư không và Phi trạch diệt, cho nên soạn ra phần luận này.

Lại nữa, có người chấp Tận trí-Vô sinh trí chỉ duyên chung với năm uẩn. Nay ngăn chặn ý chấp ấy để hiển bày Tận trí-Vô sinh trí, hoặc là duyên chung với năm uẩn, hoặc là duyên riêng biệt, cho nên soạn ra phần luận này.

Tận trí nên nói hoặc là Niệm trú đối với Thân thuận theo Thân quán sát, đó là duyên với Sắc uẩn; hoặc là Niệm trú đối với Thọ thuận theo Thọ quán sát, đó là duyên với Thọ uẩn; hoặc là Niệm trú đối với Tâm thuận theo Tâm quán sát, đó là duyên với Thức uẩn; hoặc là Niệm trú đối với Pháp thuận theo Pháp quán sát, đó là duyên với Tưởng uẩnHành uẩn và Trạch diệt. Đây là nói về Pháp niệm trú duyên không xen tạp.

Nếu Pháp niệm trú duyên xen tạp, thì đối với năm uẩn, hoặc là hai loại duyên với hai loại, hoặc là ba loại duyên với ba loại, hoặc là bốn loại duyên với bốn loại, hoặc là năm loại duyên chung với nhau.

Hai loại duyên với hai loại, đó là Sắc duyên Thọ, Sắc duyên Tưởng, Sắc duyên Hành, Sắc duyên Thức, Thọ duyên Tưởng, Thọ duyên Hành, Thọ duyên Thức, Tưởng duyên Hành, Tưởng duyên Thức, Hành duyên Thức.

Ba loại duyên với ba loại, đó là Sắc-Thọ-Tưởng duyên nhau, SắcThọ-Hành duyên nhau, Sắc-Thọ-Thức duyên nhau, Sắc-Tưởng-Thức duyên nhau, Sắc-Hành-Thức duyên nhau, Thọ-Tưởng-Hành duyên nhau, Thọ-Tưởng-Thức duyên nhau, Thọ-Hành-Thức duyên nhau, Tưởng-Hành-Thức duyên nhau.

Bốn loại duyên với bốn loại, đó là Sắc-Thọ-Tưởng-Hành duyên nhau, Sắc-Thọ-Tưởng-Thức duyên nhau, Sắc-Thọ-Hành-Thức duyên nhau, Sắc-Tưởng-Hành-Thức duyên nhau, Thọ-Tưởng-Hành-Thức duyên nhau.

Năm loại duyên chung với nhau, đó là Sắc-Thọ-Tưởng-HànhThức, tất cả duyên chung với nhau.

Trạch diệt-Vô vi ấy nếu là Pháp niệm trú hữu lậu, thì cũng duyên kết hợp với pháp khác như Sắc… Trong này đã nói đều là vô lậu, cho nên chỉ là duyên không xen tạp.

Hỏi: Các niềm vui (lạc) vô lậu của Tĩnh lự thứ nhất, các niềm vui của Khinh an đẳng giác chi, hai loại này có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Các niềm vui vô lậu của Tĩnh lự thứ hai, các niềm vui của Khinh an đẳng giác chi, hai loại này có gì sai biệt?

Đáp: Không có sai biệt.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì ngăn chặn ý nói là hai Tĩnh lự đầu có Lạc căn vô lậu, hiển bày về hai địa ấy không có Lạc căn vô lậu, cho nên soạn ra phần luận này.

Nếu có thì không nên trả lời rằng hai loại này không có sai biệt. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì niềm vui của Khinh an đẳng giác chi, lấy Khinh an trong pháp Đại thiện địa làm tự tánh; Lạc căn vô lậu lấy Thọ trong pháp Đại địa làm tự tánh. Lại nữa, niềm vui của Khinh an đẳng giác chi thuộc về Hành uẩn, Lạc căn vô lậu thuộc về Thọ uẩn, như vậy hai niềm vui sẽ có sai biệt, mà nói là không có sai biệt, cho nên biết niềm vui vô lậu của hai địa ấy tức là niềm vui Khinh an. Vì thế cho nên Lạc căn vô lậu không phải là địa ấy vốn có.

Nếu từ Đẳng trì rời ra (xuất) thì đó là sở duyên chăng? Cho đến nói rộng ra.

Rời ra có năm loại:

  1. Địa.
  2. Hành tướng.
  3. Sở duyên.
  4. Tâm khác loại.
  5. Sát na.

Trong này, chỉ dựa vào hai loại rời ra mà soạn luận, đó là địa và sở duyên.

Hỏi: Nếu từ Đẳng trì rời ra thì đó là sở duyên chăng? Giả sử từ sở duyên rời ra thì đó là Đẳng trì chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc từ Đẳng trì rời ra mà không phải là sở duyên, đó là như có một người tư duy về tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, người ấy lại tư duy về tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ hai.

Trong này, sở duyên dùng thanh của Tướng mà nói. Như duyên với Sắc uẩn, Tĩnh lự thứ nhất Đẳng vô gián duyên với Sắc uẩn, Tĩnh lự thứ hai hiện rõ ở trước mắt; duyên với uẩn khác cũng như vậy. Đó gọi là từ Đẳng trì rời ra mà không phải là sở duyên.

Hỏi: Tĩnh lự thứ hai cũng là Đẳng trì, vì sao nói là rời ra?

Đáp: Bởi vì địa khác nhau, vì thế cho nên trước đây nói dựa vào hai loại rời ra mà soạn luận, đó là địa và sở duyên.

2. Có lúc từ sở duyên rời ra mà không phải là Đẳng trì, đó là như có một người tư duy về tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, người ấy không rời ra Tĩnh lự thứ nhất, lại tư duy về tướng khác.

Như duyên với Sắc uẩn, Tĩnh lự thứ nhất Đẳng vô gián duyên với Thọ uẩn, Tĩnh lự thứ nhất hiện rõ ở trước mắt; duyên với uẩn khác cũng như vậy. Đó gọi là từ sở duyên rời ra mà không phải là Đẳng trì.

3. Có lúc từ Đẳng trì rời ra mà cũng là sở duyên, đó là như có một người tư duy về tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, người ấy tư duy về tướng khác tiến vào Tĩnh lự thứ hai.

Như duyên với Sắc uẩn, Tĩnh lự thứ nhất Đẳng vô gián duyên với Thọ uẩn, Tĩnh lự thứ hai hiện rõ ở trước mắt; duyên với uẩn khác cũng như vậy. Đó gọi là từ Đẳng trì rời ra mà cũng là sở duyên.

4. Có lúc không phải là từ Đẳng trì rời ra mà cũng không phải là sở duyên, đó là như có một người tư duy về tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, an trú trải qua thời gian dài.

Như duyên với Sắc uẩn, Tĩnh lự thứ nhất chuyển đổi nối tiếp nhau trải qua thời gian dài hiện rõ trước mắt; duyên với uẩn khác cũng như vậy.

Như uẩn, không phải là uẩn cũng như vậy. Như Tĩnh lự thứ nhất, cho đến Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Lại có nghĩa khác, hỏi: Nếu từ Đẳng trì rời ra thì đó là hành tướng chăng? Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc từ Đẳng trì rời ra mà không phải là hành tướng, đó là như có một người dùng hành tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, người ấy lại dùng hành tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ hai.

Như hành tướng Vô thường của Tĩnh lự thứ nhất Đẳng vô gián, hành tướng Vô thường của Tĩnh lự thứ hai hiện rõ ở trước mắt; hành tướng khác cũng như vậy.

2. Có lúc từ hành tướng rời ra mà không phải là Đẳng trì, đó là như có một người dùng hành tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, người ấy không rời ra Tĩnh lự thứ nhất, lại dấy lên hành tướng khác.

Như hành tướng Vô thường của Tĩnh lự thứ nhất Đẳng vô gián, hành tướng Khổ của Tĩnh lự thứ nhất hiện rõ ở trước mắt; hành tướng khác cũng như vậy.

3. Có lúc từ Đẳng trì rời ra mà cũng là hành tướng, đó là như có một người dùng hành tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, dùng hành tướng khác tiến vào Tĩnh lự thứ hai.

Như hành tướng Vô thường của Tĩnh lự thứ nhất Đẳng vô gián, hành tướng Khổ của Tĩnh lự thứ hai hiện rõ ở trước mắt; hành tướng khác cũng như vậy.

4. Có lúc không phải là từ Đẳng trì rời ra mà cũng không phải là hành tướng, đó là như có một người dùng hành tướng này tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, an trú trải qua thời gian dài.

Như hành tướng Vô thường của Tĩnh lự thứ nhất, chuyển đổi nối tiếp nhau trải qua thời gian dài hiện rõ trước mắt; hành tướng khác cũng như vậy.

Như Tĩnh lự thứ nhất, cho đến Vô sở hữu xứ cũng như vậy.

Lại có nghĩa khác, hỏi: Nếu từ hành tướng rời ra thì đó là sở duyên chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc từ hành tướng rời ra mà không phải là sở duyên, đó là như có một người dùng hành tướng này tư duy về tướng này, người ấy không rời bỏ hành tướng này, lại dấy lên hành tướng khác.

Như duyên với Sắc uẩn, hành tướng Vô thường Đẳng vô gián duyên với Sắc uẩn, hành tướng Khổ hiện rõ ở trước mắt; duyên với uẩn khác-hành tướng khác cũng như vậy.

2. Có lúc từ sở duyên rời ra mà không phải là hành tướng, đó là như có một người dùng hành tướng này tư duy về tướng này, người ấy vẫn dùng hành tướng này lại tư duy về tướng khác.

Như duyên với Sắc uẩn, hành tướng Vô thường Đẳng vô gián duyên với Thọ uẩn, hành tướng Vô thường hiện rõ ở trước mắt; duyên với uẩn khác-hành tướng khác cũng như vậy.

3. Có lúc từ hành tướng rời ra mà cũng là sở duyên, đó là như có một người dùng hành tướng này tư duy về tướng này, lại dùng hành tướng khác tư duy về tướng khác.

Như duyên với Sắc uẩn, hành tướng Vô thường Đẳng vô gián duyên với Thọ uẩn, hành tướng Khổ hiện rõ ở trước mắt; duyên với uẩn khác-hành tướng khác cũng như vậy.

4. Có lúc không phải là từ hành tướng rời ra mà cũng không phải là sở duyên, đó là như có một người dùng hành tướng này tư duy về tướng này, an trú trải qua thời gian dài.

Như duyên với Sắc uẩn, hành tướng Vô thường chuyển đổi nối tiếp nhau trải qua thời gian dài hiện rõ trước mắt; duyên với uẩn kháchành tướng khác cũng như vậy.

Như uẩn, không phải là uẩn cũng như vậy.

Như nói: “Tỳ kheo cho đến Định về Tưởng có thể thông hiểu tôn chỉ của bậc Thánh.”

Hỏi: Đệ tử của Đức Thế Tôn sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ở đó dựa vào Định nào đạt được quả A-la-hán?

Đáp: Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định.

Như trong kinh nói: “Có bảy nơi dựa vào Định, Ta nói dựa vào đó có thể trừ hết các lậu, đó là Tĩnh lự thứ nhất cho đến Vô sở hữu xứ.” Lại trong kinh nói: “Tỳ kheo cho đến Định về Tưởng có thể thông hiểu tôn chỉ của bậc Thánh. Định về Tưởng, đó là bốn Tĩnh lự và ba Vô sắc; có thể thông hiểu tôn chỉ của bậc Thánh, đó là có thể khởi lên trí-đoạn phiền não, tu đạo-trừ hết lậu.” Hoặc có người sinh lòng nghi ngờ như vậy: Phi tưởng phi phi tưởng xứ đã không có Thánh đạo, nếu đệ tử của Đức Thế Tôn sinh đến cõi ấy, thì dựa vào đâu có thể trừ hết các lậu, sẽ không có ai đạt được quả A-la-hán, không nhờ vào Thánh đạo của chủng loại ấy chăng? Bởi vì làm cho mối nghi này được quyết định, cho nên nói là họ dựa vào Vô sở hữu xứ đạt được quả A-la-hán.

Lại nữa, bởi vì ngăn chặn Luận giả Phân Biệt nói là đến cõi Hữu Đảnh có A-la-hán. Vị ấy nói đệ tử của Đức Thế Tôn sinh đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vào lúc mạng chung thì phiền não-nghiệp-mạng, cả ba sự việc cùng lúc trừ hết, đạt được quả A-la-hán không nhờ vào Thánh đạo. Bởi vì ngăn chặn ý ấy, hiển bày về trừ hết chứ không phải là cùng lúc, nhất định phải nhờ vào Thánh đạo, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Vì sao chỉ nói là dựa vào Vô sở hữu xứ, chứ không phải là nơi khác?

Đáp: Bởi vì nơi này gần gũi nhất với cõi Hữu Đảnh.

Hỏi: Sinh ở các địa dưới cũng có gần gũi với vô lậu của địa dưới, vì sao không nói dựa vào đó trừ hết lậu, mà chỉ nói là sinh ở cõi Hữu Đảnh?

Đáp: Trong các địa dưới có phiền não của địa mình, cho nên Thánh đạo của địa trên có thể dễ dàng hiện rõ trước mắt, chứ không phải là ở địa dưới. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì pháp thiện hệ thuộc địa dưới đều đã rời bỏ, cho nên Thánh đạo khó khởi lên, vì vậy không có người nào khởi lên hiện rõ trước mắt; sinh ở cõi Hữu Đảnh thì không như vậy, địa mình không có Thánh đạo, lại không có địa trên có thể nương tựa, không thể nào không do Thánh đạo mà có thể trừ hết lậu. Vì thế cho nên địa dưới tuy khó mà lại khởi lên. Nhưng Thánh đạo ấy do lực của nhân mạnh mẽ chứ không phải là lực của gia hạnh, tạm thời khởi lên hiện rõ trước mắt đoạn phiền não còn lại, đạt được quả A-la-hán rồi, giả sử trú trong thọ lượng trải qua tám vạn kiếp, rốt cuộc không dấy khởi trở lại, bởi vì không có tác dụng.

Như nói: “Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói: Này các vị, tôi tự nhớ lại lúc trú trong Định của Vô sở hữu xứ, nghe bên hồ Mạn-đà-chỉ-ni có tiếng gầm rống của rất nhiều voi chúa.”

Hỏi: Tôn giả ấy là đang còn Định mà nghe, hay là rời khỏi Định?

Đáp: Rời khỏi Định mà nghe, không phải là đang còn Định.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Như trong Tỳ-nại-da nói: “Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỳ kheo rằng: Này các vị, tôi tự nhớ lại lúc ở núi Thứu Phong trú trong Định của Vô sở hữu xứ, nghe bên hồ Mạn-đà-chỉ-ni có tiếng gầm rống của rất nhiều voi chúa. Lúc ấy các Tỳ kheo cùng nói với nhau rằng: Nay Đại Mụckiền-liên này tự nói mình đạt được pháp hơn người, chắc chắn không có điều này, cần phải cùng nhau chỉ trích. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì người trú trong Tĩnh lự thứ nhất hãy còn không nghe tiếng, huống gì trú trong Định của Vô sở hữu xứ? Liền đem việc này thưa với Đức Phật. Lúc ấy Đức Phật bảo rằng: Các ông không nên chỉ trích Đại Mục-kiềnliên. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì Đại Mục-kiền-liên như Tưởng mà nói.” Trong Tỳ-nại-da tuy nói ra điều này mà không phân biệt, vì vậy hoặc có người nghi ngờ: Tôn giả ấy đang còn trong Định mà nghe tiếng. Bởi vì muốn làm cho mối nghi này được quyết định, hiển bày về Tôn giả ấy rời khỏi Định mà nghe tiếng, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Các Thanh văn khác cũng biết đang còn trong Định thì không nghe tiếng, cho nên hãy còn không có ai nói đến điều này, huống gì Đại Mục-kiền-liên là Thanh văn thù thắng nhất, vì sao ở giữa chúng Tỳ kheo nói ra điều không nên nói?

Đáp: Có người nói: Điều này không nhất định phải thông hiểu. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đây là Tỳ-nại-da ngụy tạo, nghĩa là sau khi Đức Phật diệt độ có người đưa Tố-đát-lãm ngụy tạo vào trong Tốđát-lãm, đưa Tỳ-nại-da ngụy tạo vào trong Tỳ-nại-da, đưa A-tỳ-đạt-ma ngụy tạo vào trong A-tỳ-đạt-ma, các văn cú ngụy tạo không cần phải giải thích thông suốt.

Có người nói: Biển Định rất sâu, Thanh văn như Thỏ không đến được đáy biển, chỉ có Đức Phật mới có năng lực thấu hiểu tận cùng, cho nên Tôn giả ấy tuy nói ra điều này mà cũng không có lỗi gì.

Hỏi: Tôn giả ấy lẽ nào không biết đang còn trong Định thì không nghe tiếng hay sao, vì sao nói ra lời nói như vậy?

Đáp: Tôn giả ấy tự tại đối với Định, tiến vào-rời ra vô cùng nhanh chóng, tuy rời khỏi Định mà nghe nhưng dấy lên Tưởng là trong Định. Nghĩa là Tôn giả ấy trước đó từ tâm thiện của cõi Dục tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, từ Tĩnh lự thứ nhất tiến vào Tĩnh lự thứ hai, như vậy cho đến tiến vào Vô sở hữu xứ. Từ Vô sở hữu xứ rời ra lại tiến vào Thức xứ, như vậy cho đến tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, từ đây tâm thiện của cõi Dục hiện rõ trước mắt, nghe tiếng của voi chúa không khởi lên phân biệt. Lại vẫn từ tâm thiện của cõi Dục tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, từ Tĩnh lự thứ nhất tiến vào Tĩnh lự thứ hai, như vậy cho đến tiến vào Vô sở hữu xứ. Từ Vô sở hữu xứ rời ra lại tiến vào Thức xứ, như vậy cho đến tiến vào Tĩnh lự thứ nhất, từ đây tâm thiện của cõi Dục hiện rõ trước mắt, không phân biệt tường tận liền nói ra điều này: “Tôi tự nhớ lại lúc trú trong Định của Vô sở hữu xứ, nghe bên hồ Mạn-đà-chỉ-ni có tiếng gầm rống của rất nhiều voi chúa.” Lúc ấy chỉ khởi lên phân biệt nhận biết đối với hai tâm, đó là tâm ban đầu tiến vào Định và tâm sau khi rời khỏi Định, đối với sự nối tiếp của các tâm trung gian ấy, không phân biệt tường tận cho nên nói ra điều này, cũng không có lỗi gì.

*********

 

Các hữu tình là Bất định thì tất cả hữu tình ấy, không phải là thông tuệ hướng đến Vô minh chăng? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong kinh nói: “Các loại hữu tình, có loại là Định, có loại là Bất định, có loại thông tuệ hướng đến Minh, có loại không phải là thông tuệ hướng đến Vô minh.” Trong kinh tuy nói ra điều này mà không phân biệt về tướng thâu nhiếp sai biệt. Kinh ấy là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong kinh không nói, thì nay đều cần phải nói, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Các hữu tình là Bất định thì tất cả hữu tình ấy, không phải là thông tuệ hướng đến Vô minh chăng?

Đáp: Các hữu tình Bất định thì tất cả hữu tình ấy, không phải là thông tuệ hướng đến Vô minh.

Có hữu tình không phải là thông tuệ hướng đến Vô minh, mà không phải là Bất định, đó là Tà định.

Hỏi: Các hữu tình là Định thì tất cả hữu tình ấy, là thông tuệ hướng đến Minh chăng?

Đáp: Các hữu tình thông tuệ hướng đến Minh, thì tất cả hữu tình ấy là Định.

Có hữu tình là Định mà hữu tình ấy, không phải là thông tuệ hướng đến Minh, đó là Tà định.

Trong này, không phải là thông tuệ, đó là dị sinh ngu dốt, bởi vì không có Thánh tuệ; thông tuệ, đó là các Thánh giả, bởi vì có Thánh tuệ. Vì sao biết như vậy? Bởi vì trong kinh nói.

Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Ý ông nghĩ thế

nào? Các hữu tình nhận biết như thật đối với Khổ thánh đế, nhận biết như thật đối với Khổ-Tập thánh đế, nhận biết như thật đối với Khổ-Diệt thánh đế, nhận biết như thật đối với hành hướng đến Khổ-Diệt thánh đế, hoặc có hữu tình đối với những điều này không nhận biết như thật, trong này nói loại nào là thông tuệ? Tỳ kheo thưa với Đức Phật: Như con hiểu về nghĩa Đức Phật đã nói, thì các hữu tình nhận biết như thật đối với Khổ thánh đế, cho đến nhận biết như thật đối với hành hướng đến Khổ-Diệt thánh đế thì gọi là người thông tuệ, chứ không phải là không nhận biết như thật.” Vì vậy cho nên biết Thánh giả là thông tuệ, dị sinh không phải là thông tuệ.

Thông tuệ thì hướng đến Minh, bởi vì là sở y của Minh; không phải là thông tuệ thì hướng đến Vô minh, bởi vì là sở y của Vô minh.

Các hữu tình là Bất định thì tất cả hữu tình ấy, không phải là thông tuệ hướng đến Vô minh, nghĩa là các hữu tình Bất định thì chắc chắn là dị sinh, bởi vì tất cả dị sinh đều thuộc về không phải là thông tuệ hướng đến Vô minh.

Có hữu tình không phải là thông tuệ hướng đến Vô minh, mà không phải là Bất định, đó là Tà định, nghĩa là các hữu tình Tà định cũng chắc chắn là dị sinh, bởi vì hữu tình ấy xác định thuộc về tánh Tà, cho nên không gọi là Bất định.

Các hữu tình thông tuệ hướng đến Minh, thì tất cả hữu tình ấy là Định, đó là các Thánh giả, bởi vì xác định thuộc về tánh Chánh, cho nên gọi là Định.

Hỏi: Các hữu tình là Bất định thì tất cả hữu tình ấy không thành tựu Đẳng giác chi chăng?

Đáp: Các hữu tình là Bất định thì tất cả hữu tình ấy không thành tựu Đẳng giác chi.

Có hữu tình không thành tựu Đẳng giác chi mà không phải là Bất định, đó là Tà định, bởi vì là dị sinh, bởi vì xác định thuộc về tánh Tà.

Hỏi: Các hữu tình là Định thì tất cả hữu tình ấy thành tựu Đẳng giác chi chăng?

Đáp: Các hữu tình thành tựu Đẳng giác chi, thì tất cả hữu tình ấy là Định.

Có hữu tình là Định mà không thành tựu Đẳng giác chi, đó là Tà định. Giải thích như trước.

Có ba tụ:

  1. Tụ xác định là tánh Tà.
  2. Tụ xác định là tánh Chánh.
  3. Tụ không xác định.

Tụ xác định là tánh Tà, đó là thành tựu năm nghiệp vô gián. Tụ xác định là tánh Chánh, đó là thành tựu pháp Học-Vô học. Tụ không xác định, đó là chỉ thành tựu những pháp hữu lậu khác và Vô vi. Đó gọi là tự tánh của ba tụ.

Nói về Cõi, tụ xác định là tánh Tà thuộc về phần ít của một cõi, đó là cõi Dục; tụ xác định là tánh Chánh thuộc về phần ít của ba cõi, tụ không xác định cũng như vậy.

Nói về Nẽo, tụ xác định là tánh Tà thuộc về phần ít của một nẽo, đó là nẽo người; tụ xác định là tánh Chánh thuộc về phần ít của hai nẽo, đó là nẽo người và trời; tụ không xác định thuộc về toàn phần của ba nẽo, đó là địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, phần ít của hai nẽo, đó là nẽo người và trời.

Nói về Sinh, tụ xác định là tánh Tà thuộc về phần ít của một sinh loại, đó là Thai sinh; tụ xác định là tánh Chánh thuộc về phần ít của hai sinh loại, đó là Thai sinh và Hóa sinh; tụ không xác định thuộc về toàn phần của hai sinh loại, đó là Noãn sinh và Thấp sinh, phần ít của hai sinh loại, đó là Thai sinh và Hóa sinh.

Có người nói: Tụ xác định là tánh Tà thuộc về phần ít của ba sinh loại, đó là trừ ra Hóa sinh; tụ xác định là tánh Chánh thuộc về phần ít của bốn sinh loại, tụ không xác định cũng như vậy.

Nói về Xứ, có người nói: Tụ xác định là tánh Tà thuộc về phần ít của ba Xứ; tụ xác định là tánh Chánh thuộc về toàn phần của năm Xứ, phần ít của hai mươi bốn Xứ; tụ không xác định thuộc về toàn phần của năm Xứ, phần ít của hai mươi bốn Xứ.

Nói như vậy thì các Hành có bốn mươi Xứ, tụ không xác định thuộc về toàn phần của mười một Xứ, phần ít của hai mươi bốn Xứ.

Phái Thí Dụ nói: Từ địa ngục vô gián cho đến cõi Hữu Đảnh đều có ba tụ. Họ nói pháp nhập Niết-bàn gọi là tụ xác định là tánh Chánh, pháp không nhập Niết-bàn gọi là tụ xác định là tánh Tà, không quyết định thì gọi là tụ không xác định.

Lời bình: Như cách nói trước là hợp lý.

Đây là dựa vào luận Tập Dị Môn mà nói. Nếu dựa vào luận Thi Thiết mà nói thì Tụ xác định là tánh Tà, đó là năm nghiệp vô gián, nếu Nhân ấy-Quả ấy-Đẳng lưu ấy-Dị thục ấy, và Bổ-đặc-già-la thành tựu pháp ấy. Tụ xác định là tánh Chánh, đó là pháp Học-Vô học, nếu Nhân ấy-Quả ấy-Đẳng lưu ấy, và Bổ-đặc-già-la thành tựu pháp ấy. Tụ không xác định, đó là những pháp khác, nếu Nhân ấy-Quả ấy-Đẳng lưu ấy-Dị thục ấy, và Bổ-đặc-già-la thành tựu pháp ấy. Đó gọi là tự tánh của ba tụ.

Nói về Cõi thì nói như trước.

Nói về Nẽo, tụ xác định là tánh Tà thuộc về phần ít của hai nẽo, đó là địa ngục và người; tụ xác định là tánh Chánh cũng thuộc về phần ít của hai nẽo, đó là người và trời; tụ không xác định thuộc về toàn phần của hai nẽo, đó là bàng sinh-ngạ quỷ, phần ít của ba nẽo, đó là địa ngục-người và trời.

Nói về Sinh, tụ xác định là tánh Tà thuộc về phần ít của hai sinh loại, đó là Thai sinh và Hóa sinh; tụ xác định là tánh Chánh thuộc về phần ít của bốn sinh loại; tụ không xác định cũng như vậy.

Xứ đã phân biệt, như thích hợp nên biết.

Trong Tỳ-nại-da nói: “Đức Thế Tôn ở dưới cội cây Bồ-đề, kiến lập tất cả hữu tình làm ba tụ, đó là đến bấy nhiêu gọi là Tà định tụ, đến bấy nhiêu gọi là Chánh định tụ, đến bấy nhiêu gọi là Bất định tụ.”

Hỏi: Là dựa vào phạm vi của hữu tình mà kiến lập, hay là dựa vào phạm vi của pháp mà kiến lập? Nếu dựa vào hữu tình, thì vì sao không phải là đạt được giới hạn của biển rộng hữu tình? Nếu dựa vào pháp, thì Thanh văn cũng có thể kiến lập như vậy, Phật và Thanh văn có gì không giống nhau?

Đáp: Có người nói: Dựa vào hữu tình mà kiến lập.

Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao không phải là đạt được giới hạn của biển rộng hữu tình?

Đáp: Đức Phật đạt được giới hạn của biển rộng hữu tình cũng không có lỗi gì, nhưng mà đạt được tướng chung chứ không phải là tướng riêng, nghĩa là tất cả hữu tình không ra ngoài bốn sinh loại như vậy mà đạt được.

Có người nói: Dựa vào pháp mà kiến lập.

Hỏi: Nếu như vậy thì Thanh văn cũng có thể kiến lập như vậy, Phật và Thanh văn có gì không giống nhau?

Đáp: Thanh văn nhờ vào Đức Phật mà nghe biết, Đức Phật không có Thầy mà tự mình có thể kiến lập, đây là điều không giống nhau.

Có người nói: Nếu ba ngàn thế giới và từ một ngàn năm đến nay thì dựa vào hữu tình mà kiến lập, nếu thế giới khác và thời gian khác thì dựa vào pháp mà kiến lập.

Hỏi: Nếu Đức Phật ở dưới cội cây Bồ-đề đã kiến lập hữu tình làm ba tụ, thì tại sao lại nói là ngày đêm sáu thời dùng Phật nhãn quán xét thế gian?

Đáp: Trước đó tuy kiến lập ba tụ mà chưa quán xét về phần vị sai biệt, loại nào ở lúc nào từ Tà định tụ tiến vào Bất định tụ, loại nào ở lúc nào từ Bất định tụ tiến vào Tà định tụ hoặc là Chánh định tụ, muốn biết về điều này cho nên tiếp tục dùng Phật nhãn để quán sát suốt ngày đêm.

Có người nói: Bởi vì muốn hiển bày Đức Phật ở trong tất cả mọi lúc luôn luôn thích tư duy về việc làm lợi ích cho người khác.

Có người nói: Bởi vì muốn hiển bày về lòng Đại Bi của Đức Thế Tôn xông ướp trong tâm không hề mỏi mệt.

Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Có các hữu tình thường xuyên từ thế giới khác sinh đến cõi này, bởi vì trước đó chưa kiến lập, cho nên nay dùng Phật nhãn quán xét trở lại để kiến lập.”

Tôn giả Giác Thiên nói rằng: “Đức Phật lấy pháp làm Thầy, bởi vì cần phải cung kính phụng sự đối với pháp, cho nên ngày đêm sáu thời dùng Phật nhãn để quán sát thế gian.”

Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Đức Phật muốn hiển bày về những việc làm tỉ mỉ chính xác của mình, cho nên tuy kiến lập mà vẫn quán sát.”

Hỏi: Các hữu tình thành tựu Đẳng giác chi thì hữu tình ấy thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Các hữu tình thành tựu Đẳng giác chi thì hữu tình ấy thành tựu pháp vô lậu, bởi vì Đẳng giác chi là vô lậu.

Có hữu tình thành tựu pháp vô lậu mà không phải là Đẳng giác chi, đó là các dị sinh, bởi vì các dị sinh đều thành tựu Phi trạch diệt, cho nên tùy theo lìa nhiễm thuộc phẩm nào cũng thành tựu Trạch diệt.

Hỏi: Các hữu tình không thành tựu Đẳng giác chi thì hữu tình ấy không thành tựu pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có hữu tình nào không thành tựu pháp vô lậu, bởi vì chắc chắn thánh tựu Phi trạch diệt.

Có hữu tình không thành tựu Đẳng giác chi, đó là các dị sinh, bởi vì các dị sinh chắc chắn không thành tựu pháp hữu vi vô lậu.

Hỏi: Các hữu tình đạt được Đẳng giác chi thì hữu tình ấy đạt được pháp vô lậu chăng?

Đáp: Các hữu tình đạt được Đẳng giác chi thì hữu tình ấy đạt được pháp vô lậu.

Có hữu tình đạt pháp vô lậu mà không phải là Đẳng giác chi, đó là các dị sinh.

Hỏi: Đẳng giác chi nói là đạt được thì điều này có thể như vậy, bởi

vì lúc tiến vào Chánh tánh ly sinh thì chưa từng đạt được mà đạt được; pháp vô lậu làm sao nói là đạt được, bởi vì không có hữu tình nào từ trước đến nay không thành tựu Phi trạch diệt?

Đáp: Có người nói: Văn này chỉ cần nói là đạt được Đẳng giác chi, chứ không cần nói là đạt được pháp vô lậu.

Có người nói: Trong này, pháp vô lậu có hai phẩm, một là Giác chi, hai là Trạch diệt. Lúc tiến vào Chánh tánh ly sinh thì đạt được Giác chi, tùy theo lúc lìa nhiễm thuộc phẩm nào đạt được Trạch diệt, dị sinh đối với nhiễm do Kiến-Tu mà đoạn của tám địa, tùy theo lìa nhiễm thuộc phẩm nào đều đạt được Trạch diệt, cho nên đưa ra cách nói này.

Có người nói: Trong này, pháp vô lậu có ba phẩm, một là Giác chi, hai là Trạch diệt, ba là Phi trạch diệt. Lúc tiến vào Chánh tánh ly sinh thì đạt được Giác chi, tùy theo lúc lìa nhiễm thuộc phẩm nào đạt được Trạch diệt, tùy theo ở lúc nào đạt được Phi trạch diệt.

Hỏi: Lẽ nào không phải dị sinh vốn đều thành tựu Phi trạch diệt, vì sao nói là đạt được?

Đáp: Tuy vốn là thành tựu mà dựa vào trong phần vị thắng tiến cũng có thể nói đạt được; bởi vì như hoặc là dùng bố thí, hoặc là dùng trì giới, hoặc là dùng nghe biết, hoặc là dùng tư duy, hoặc là quán Bất tịnh-Trì tức niệm, hoặc là dùng Noãn-Đảnh-Nhẫn-Thế đệ nhất pháp…, khiến cho pháp của các nẽo ác đạt được Phi trạch diệt.

Lại nữa, nếu dùng chủng loại mà nói thì không nên nói là đạt được, nếu dùng sự việc sai biệt mà nói thì cũng có thể nói là đạt được, bởi vì trong từng sát-na tùy theo những sự việc ấy mà đạt được khác nhau.

Hỏi: Các hữu tình rời bỏ Đẳng giác chi thì hữu tình ấy rời bỏ pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có hoàn toàn rời bỏ Đẳng giác chi, cũng không có hoàn toàn rời bỏ pháp vô lậu, bởi vì chắc chắn không có Thánh giả trở lại làm dị sinh, cũng không có hữu tình nào không thành tựu Phi trạch diệt, nhưng không phải là không có nghĩa rời bỏ tùy theo từng phần, cho nên nói là không có hoàn toàn rời bỏ.

Hỏi: Các hữu tình lui sụt Đẳng giác chi thì hữu tình ấy lui sụt pháp vô lậu chăng?

Đáp: Không có hoàn toàn lui sụt Đẳng giác chi, cũng không có hoàn toàn lui sụt pháp vô lậu, nghĩa giải thích như trước.

Lại nữa, vì ngăn chặn Bộ phái Ma-ha Tăng-kỳ nói là quả Dự lưu có lui sụt, và ngăn chặn phái Thí Dụ không chấp nhận có pháp Phi trạch diệt, cho nên đưa ra cách nói này: Không có hoàn toàn rời bỏ-hoàn toàn lui sụt Đẳng giác chi và pháp vô lậu.

Các pháp chưa đoạn thì pháp ấy chưa biết khắp chăng? Cho đến nói rộng ra.

Trong này, dựa vào hai loại biết khắp mà soạn luận:

  1. Trí biết khắp.
  2. Đoạn biết khắp.

Ở trong Trí biết khắp, có người nói: Chỉ là trí vô lậu Có người nói: Bao gồm trí hữu lậu-vô lậu.

Những người nói chỉ là trí vô lậu, đó nói lúc Hiện quán về Khổ, đối với năm pháp đã đoạn, do trí biết khắp cho nên gọi là biết khắp; đối với pháp do kiến Khổ mà đoạn, do đoạn biết khắp cho nên gọi là đoạn. Lúc Hiện quán về Tập cũng như vậy, sai biệt là nói về Đế của mình.

Lúc Hiện quán về Diệt, đối với Diệt đế, do trí biết khắp cho nên gọi là biết khắp; đối với pháp do kiến Diệt mà đoạn, do đoạn biết khắp cho nên gọi là đoạn. Lúc Hiện quán về Đạo cũng như vậy, sai biệt là nói về Đế của mình.

Trong Tu đạo, tùy theo khởi lên trí nào, đối với pháp tùy theo sở duyên nào, do trí biết khắp cho nên gọi là biết khắp; đối với pháp tùy theo sở đoạn nào, do đoạn biết khắp cho nên gọi là đoạn. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.

Hỏi: Các pháp chưa đoạn thì pháp ấy chưa biết khắp chăng?

Đáp: Các pháp chưa biết khắp thì pháp ấy chưa đoạn, bởi vì cần phải nhờ vào trí nhận biết thì mới có thể đoạn.

Có pháp chưa đoạn mà không phải là chưa biết khắp, đó là Khổ trí biết khắp bởi vì đã biết biết khắp, không phải là đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn. Đây là nói Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, đối với bốn pháp đã đoạn do trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, không phải là đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn; Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, đối với ba pháp đã đoạn; Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, đối với hai pháp đã đoạn; Đạo trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm do Tu mà đoạn, đối với một pháp đã đoạn do trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, không phải là đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của địa trên, đối với pháp do Tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc; đã lìa nhiễm của cõi Sắc mà chưa lìa nhiễm của cõi trên, đối với pháp do Tu mà đoạn của cõi Vô sắc, do trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, không phải là đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn.

Hỏi: Các pháp đã đoạn thì pháp ấy đã biết khắp chăng?

Đáp: Các pháp đã đoạn thì pháp ấy đã biết khắp, đó là Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, đối với một pháp đã đoạn do trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn; Tập trí đã sinh mà Diệt trí chưa sinh, đối với hai pháp đã đoạn; Diệt trí đã sinh mà Đạo trí chưa sinh, đối với ba pháp đã đoạn; Đạo trí đã sinh mà chưa lìa nhiễm do Tu mà đoạn, đối với bốn pháp đã đoạn do trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn. Ngay lúc ấy đã lìa nhiễm của cõi Dục mà chưa lìa nhiễm của địa trên, đối với pháp do Kiến mà đoạn của ba cõi, và do Tu mà đoạn của cõi Dục; đã lìa nhiễm của cõi Sắc mà chưa lìa nhiễm của cõi trên, đối với pháp do Kiến mà đoạn của ba cõi, và pháp do Tu mà đoạn của cõi Dục-Sắc; Tận trí đã sinh, đối với pháp do Kiến-Tu mà đoạn của ba cõi, do trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn.

Có pháp đã biết khắp mà không phải là đã đoạn, đó là Khổ trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, không phải là đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn. Đây là nói Khổ trí đã sinh mà Tập trí chưa sinh, đối với bốn pháp đã đoạn…, nói rộng ra như trên.

Những người nói trí biết khắp bao gồm trí hữu lậu-vô lậu, đó là nói đến phần vị căn thiện thuận phần quyết trạch, đối với năm pháp đã đoạn, do trí biết khắp cho nên gọi là biết khắp; không phải là đoạn biết khắp cho nên gọi là đoạn. Phần vị Kiến đạo-Tu đạo, nói như trước.

Hỏi: Lẽ nào không phải trong phần vị Niệm trú, đối với tất cả các pháp đã gọi là biết khắp hay sao?

Đáp: Tuy cũng gọi là biết khắp mà không phải là thắng tiến. Trong này nói đến thắng tiến, là nếu hành tướng cùng với Thánh đạo giống nhau thì gọi là thắng tiến.

Có người nói: Nếu Tuệ do Văn mà thành-do Tư mà thành-do Tu mà thành, nếu Noãn-Đảnh-Nhẫn-Thế đệ nhất pháp, thì đối với sự hữu lậu bởi vì biết khắp về tự tướng-cọng tướng, cho nên đều gọi là trí biết khắp. Đây gọi là Tỳ-bà-sa tóm lược ở nơi này.

Hỏi: Các pháp chưa đoạn thì pháp ấy chưa biết khắp chăng?

Đáp: Các pháp chưa biết khắp thì pháp ấy chưa đoạn, bởi vì trước phải đối với pháp ấy đạt được trí biết khắp, sau mới đối với pháp ấy đoạn biết khắp.

Có pháp chưa đoạn mà không phải là chưa biết khắp, đó là Khổ trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, không phải là đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn. Đây là nói đến phần vị căn thiện thuận phần quyết trạch đã sinh mà Kiến đạo chưa sinh, đối với năm pháp đã đoạn, do trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, không phải là đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn, còn lại nói rộng ra như trên.

Hỏi: Các pháp đã đoạn thì pháp ấy đã biết khắp chăng?

Đáp: Các pháp đã đoạn thì pháp ấy đã biết khắp, câu này giải thích như trước.

Có pháp đã biết khắp mà không phải là đã đoạn, đó là Khổ trí biết khắp bởi vì đã biết khắp, không phải là đoạn biết khắp bởi vì đã đoạn. Đây là nói đến phần vị căn thiện thuận phần quyết trạch đã sinh…, nói rộng ra như trên.

Dị sinh tuy có đoạn mà không phải là đoạn biết khắp, vì thế cho nên không nói đến. Bởi vì không phải là do trí biết khắp mà chứng, trí biết khắp chỉ là hành tướng Thánh.

Các hữu tình ở đời này mắt không nhìn thấy sắc, người ấy dựa vào pháp nào dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Như trong luận Thi Thiết nói: “Tử sinh trí chứng thông là gia hạnh như thế nào, làm sao dẫn dắt phát khởi Tử sinh trí chứng thông? Đó là người bắt đầu sự nghiệp tu tập, đối với Tam-ma-địa thế tục, đã khéo léo tu tập, khéo léo đạt được tự tại, khiến cho khởi lên hiện rõ trước mắt. Bởi vì muốn dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn thông, cho nên trước tiên giữ lấy tướng khuôn mặt trong gương sáng, hoặc là các tướng ánh sáng của mặt trời-mặt trăng-tinh tú-cỏ thuốc-đèn đuốc-ngọc ma ni, hoặc là tướng rừng rực bốc lên của đống lửa lớn đốt cháy các thành ấp lan rộng ra nhiều Du-thiện-na. Giữ lấy tướng này rồi, nhờ vào lực tác ý tưởng tượng, ở giai đoạn không nhìn thấy có thể khởi lên ánh sáng, thắng giải nối tiếp nhau dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn. Có lúc ngay nơi Nhãn xứ bình thường vốn có đại chủng sở tạo của cõi Sắc, Thiên nhãn thanh tịnh khởi lên có thể nhìn thấy các sắc như đẹp-như xấu…” Hoặc có người sinh lòng nghi ngờ như vậy: Các hữu tình ở đời này mắt không nhìn thấy sắc, người ấy sẽ không có thể dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn chăng? Bởi vì muốn làm cho mối nghi này được quyết định, hiển bày tuy ở đời này mắt không nhìn thấy sắc mà người ấy cũng có thể dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn, cho nên soạn ra phần luận này.

Lại trong luận Thi Thiết nói: “Thiên nhĩ trí chứng thông là gia hạnh như thế nào, làm sao dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ trí chứng thông? Đó là người bắt đầu sự nghiệp tu tập, đối với Tam-ma-địa thế tục, đã khéo léo tu tập, khéo léo đạt được tự tại, khiến cho khởi lên hiện rõ trước mắt. Bởi vì muốn dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ thông, cho nên trước tiên giữ lấy âm thanh của voi-ngựa-xe cộ, hoặc là các âm thanh như chuông-trống-tù và-tiêu-địch-ca ngâm-tán tụng, hoặc là âm thanh do tập hợp của bốn Đại va chạm lẫn nhau mà phát ra. Cố gắng giữ lấy tướng của các âm thanh này rồi, nhờ vào lực tác ý tưởng tượng, vào lúc lìa xa tai nghe có thể khởi lên các âm thanh, thắng giải nối tiếp nhau dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ. Có lúc ngay nơi Nhĩ xứ bình thường vốn có đại chủng sở tạo của cõi Sắc, Thiên nhĩ thanh tịnh khởi lên có thể nghe được các âm thanh của loài người hoặc là loài Phi nhân…” Vì vậy lại có người sinh lòng nghi ngờ như vậy: Các hữu tình ở đời này tai không nghe được âm thanh, người ấy sẽ không có thể dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ chăng? Bởi vì muốn làm cho mối nghi này được quyết định, hiển bày tuy ở đời này tai không nghe được âm thanh mà người ấy cũng có thể dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Các hữu tình ở đời này mắt không nhìn thấy sắc, người ấy dựa vào pháp nào dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn?

Đáp: Như có một người đạt được tự tánh sinh niệm, trước đây trong đời khác mắt đã từng nhìn thấy sắc, người ấy dựa vào đây cho nên dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn.

Hỏi: Các hữu tình ở đời này tai không nghe được âm thanh, người ấy dựa vào pháp nào dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ?

Đáp: Như có một người đạt được tự tánh sinh niệm, trước đây trong đời khác tai đã từng nghe âm thanh, người ấy dựa vào đây cho nên dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ.

Hỏi: Các hữu tình đạt được Túc trú tùy niệm trí, cũng có thể dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn-Thiên nhĩ, vì sao trong này không nói?

Đáp: Cần phải nói mà không nói đến, thì nên biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Nếu đối với người sinh ra mù khởi lên Thiên nhãn, người sinh ra điếc khởi lên Thiên nhĩ, cả hai có thể dẫn dắt phát khởi thì trong này nói đến; Túc trú tùy niệm trí, chỉ có thể dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn thuộc loại ấy chứ không phải là Thiên nhĩ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì những người sinh ra điếc không có Túc trú tùy niệm trí, bởi vì trí này sinh khởi chủ yếu là nhờ vào người khác chỉ dạy, vì vậy không nói đến.

Hỏi: Vì sao Thiên nhãn chỉ có ở bốn Tĩnh lự Căn bản chứ không phải là địa Cận phần?

Đáp: Bởi vì không phải là ruộng đất của nó, không phải là đồ

đựng của nó, cho đến nói rộng ra.

Lại nữa, nếu địa có Tam-ma-địa là sở y của Thông thì có Thiên nhãn, địa Cận phần không có Tam-ma-địa là sở y của Thông cho nên không có Thiên nhãn.

Lại nữa, nếu địa có Tam-ma-địa do Chi thâu nhiếp thì có Thiên nhãn, địa Cận phần thì không như vậy.

Có người nói: Nếu địa có vui thích thần thông mà hành đạo (lạc thông hành đạo) thì có Thiên nhãn, địa Cận phần thì không như vậy.

Như vậy, Thiên nhãn hoặc nói là chỉ có một, đó là Thiên nhãn.

Hoặc nói là hai, đó là đã từng đạt được-chưa từng đạt được.

Hoặc nói là ba, đó là Hạ-Trung-Thượng.

Hoặc nói là bốn, đó là quả thuộc bốn Tĩnh lự.

Hoặc nói là sáu, đó là Hạ-Trung-Thượng đều có đã từng đạt đượcchưa từng đạt được.

Hoặc nói là tám, đó là quả thuộc bốn Tĩnh lự đều có đã từng đạt được-chưa từng đạt được.

Hoặc nói là chín, đó là Hạ Hạ cho đến Thượng Thượng.

Hoặc nói là mười hai, đó là quả thuộc bốn Tĩnh lự đều có HạTrung-Thượng.

Hoặc nói là mười tám, đó là Hạ Hạ cho đến Thượng Thượng đều có đã từng đạt được-chưa từng đạt được.

Hoặc nói là hai mươi bốn, đó là quả thuộc bốn Tĩnh lự đều có sáu loại ở trước.

Hoặc nói là ba mươi hai, đó là mười sáu loại do sinh đạt được, và mười sáu loại do tu đạt được.

Có người nói: Quả thuộc bốn Tĩnh lự đều có Hạ-Trung-Thượng là mười hai, lại đều có quả thuộc về năm phẩm tu xen lẫn Tĩnh lự là hai mươi, thì gọi là ba mươi hai.

Hoặc nói là ba mươi sáu, đó là quả thuộc bốn Tĩnh lự đều có Hạ Hạ cho đến Thượng Thượng.

Hoặc nói là bảy mươi hai, đó là bốn Tĩnh lự đều có mười tám loại ở trước.

Nếu dùng sự nối tiếp nhau và sát-na thì có vô lượng, nay chỉ nói chung về một Thiên nhãn; như Thiên nhãn, Thiên nhĩ cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao có Thiên nhãn-Thiên nhĩ không Đồng phần hiện rõ ở trước mắt, mà không có Thiên tỷ-thiệt-thân không Đồng phần hiện rõ ở trước mắt?

Đáp: Nhãn căn-Nhĩ căn giữ lấy cảnh không đến, bởi vì muốn thấy xa-nghe xa cho nên khởi lên Thiên nhãn-Thiên nhĩ không Đồng phần hiện rõ trước mắt, Tỷ-Thiệt-Thân căn chỉ giữ lấy cảnh đến, đối với không Đồng phần không có tác dụng riêng biệt, cho nên không khởi lên hiện rõ trước mắt.

Có người nói: Nếu khởi lên Tỷ căn-Thiệt căn không Đồng phần hiện rõ ở trước mắt, thì bị thế gian giễu cợt: Vì sao người này lại có hai mũi-hai lưỡi? Nếu có Thân căn không Đồng phần hiện rõ ở trước mắt, thì thế gian cũng giễu cợt: Vì sao người này có hai thân như người sinh đôi vậy? Vì thế cho nên Tỷ-Thiệt-Thân căn không có không Đồng phần.

Lại nữa, Thiên nhãn bên trái-bên phải thì phẩm loại mạnh-yếu chắc chắn giống nhau, nghĩa là không phải bên trái yếu-bên phải mạnh…

Lại nữa, lúc hiện rõ trước mắt chắc chắn đều đầy đủ, không có đui-không có chột cũng không có rối loạn và Bỉ đồng phần. Còn lại nói rộng ra như trong phẩm luận về Xúc ở chương Căn Uẩn.

Hỏi: Vì sao lúc dị sinh lui sụt thì tăng thêm kiết do Kiến-Tu mà đoạn, lúc đệ tử của Đức Thế Tôn lui sụt thì chỉ tăng thêm kiết do Tu mà đoạn?

Đáp: Bởi vì dị sinh dùng đạo này để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, vẫn dùng đạo này để đoạn kiết do Tu mà đoạn, cho nên lúc họ lui sụt thì hai kiết đều tăng thêm; đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo này để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, họ đối với đạo này nhất định không lui sụt, dùng đạo khác để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo khác có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt. Giả sử đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo này để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, vẫn dùng đạo này để đoạn kiết do Tu mà đoạn thì họ cũng không có lui sụt.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì ngăn chặn ý gạt bỏ không có tánh lui sụt, hiển bày thật có lui sụt, cho nên soạn ra phần luận này. Trong này, các pháp đạt được (chư đắc) dùng tên gọi tăng thêm (tăng ích) mà nói đến sự tích tập sinh ra, cho nên có nơi nói đạt được gọi là gần sinh ra (cận sinh), bởi vì gần sinh ra pháp ấy. Như luận Thi Thiết nói: “Dị sinh khởi lên tùy miên Dục tham thì có năm pháp khởi lên:

  1. Tùy miên Dục tham.
  2. Tùy miên Dục tham gần sinh ra.
  3. Tùy miên Vô minh.
  4. Tùy miên Vô minh gần sinh ra.
  5. Trạo cử.”

Trong này, dị sinh dùng đạo này để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, vẫn dùng đạo này để đoạn kiết do Tu mà đoạn, đó là dùng đạo thuộc chín phẩm để cùng lúc đoạn kiết do Kiến-Tu mà đoạn, cho nên lúc họ lui sụt thì hai kiết đạt được cùng lúc khởi lên. Đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo này để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, đó là dùng đạo thuộc một phẩm để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, họ đối với đạo này nhất định không lui sụt; dùng đạo khác để đoạn kiết do Tu mà đoạn, đó là dùng đạo thuộc chín phẩm để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo khác có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt. Giả sử đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo này để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, vẫn dùng đạo này để đoạn kiết do Tu mà đoạn thì họ cũng không có lui sụt, đó là giả sử dùng đạo thuộc một phẩm để cùng lúc đoạn kiết do Kiến-Tu mà đoạn thì họ cũng không có lui sụt, bởi vì đệ tử của Đức Thế Tôn chắc chắn không lui sụt đối với kiết do Kiến mà đoạn, cho nên không có thể cùng lúc đoạn mà lui sụt khác nhau. Vả lại, đệ tử của Đức Phật trước đây là dị sinh thì dùng đạo thuộc chín phẩm để cùng lúc đoạn kiết do Kiến-Tu mà đoạn, nay cũng không lui sụt bởi vì hai đạo đã trấn giữ.

Lại nữa, dị sinh dùng Tu đạo để cùng lúc đoạn kiết do Kiến-Tu mà đoạn, cho nên lúc họ lui sụt thì hai kiết đạt được cùng lúc khởi lên; đệ tử của Đức Thế Tôn dùng Kiến đạo để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, họ đối với đạo này chắc chắn không lui sụt, dùng Tu đạo để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo này có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt. Phần còn lại nói như trước.

Lại nữa, dị sinh dùng Trí để cùng lúc đoạn kiết do Kiến-Tu mà đoạn, cho nên lúc họ lui sụt thì hai kiết đạt được cùng lúc khởi lên; đệ tử của Đức Thế Tôn dùng Nhẫn để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, họ đối với đạo này chắc chắn không lui sụt, dùng Trí để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo này có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt. Phần còn lại nói như trước.

Lại nữa, dị sinh không quán về Đế để cùng lúc đoạn kiết do KiếnTu mà đoạn, cho nên lúc họ lui sụt thì hai kiết đạt được cùng lúc khởi lên; đệ tử của Đức Thế Tôn quán về Đế để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, họ đối với đạo này chắc chắn không lui sụt, hoặc là quán về Đế-hoặc là không quán về Đế để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo này có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt. Phần còn lại nói như trước.

Lại nữa, dị sinh dùng đạo khởi lên-không khởi lên để cùng lúc đoạn kiết do Kiến-Tu mà đoạn, cho nên lúc họ lui sụt thì hai kiết đạt được cùng lúc khởi lên; đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo không khởi lên để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, họ đối với đạo này chắc chắn không lui sụt, dùng đạo khởi lên-không khởi lên để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo này có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt. Phần còn lại nói như trước.

Lại nữa, dị sinh dùng đạo không mạnh mẽ sắc bén để cùng lúc đoạn kiết do Kiến-Tu mà đoạn, cho nên lúc họ lui sụt thì hai kiết đạt được cùng lúc khởi lên; đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo mạnh mẽ sắc bén để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, họ đối với đạo này chắc chắn không lui sụt, dùng đạo không mạnh mẽ sắc bén để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo này có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt. Phần còn lại nói như trước.

Có người nói: Dị sinh dùng đạo hữu lậu để cùng lúc đoạn kiết do Kiến-Tu mà đoạn, cho nên lúc họ lui sụt thì hai kiết đạt được cùng lúc khởi lên; đệ tử của Đức Thế Tôn dùng đạo vô lậu để đoạn kiết do Kiến mà đoạn, họ đối với đạo này chắc chắn không lui sụt, dùng đạo hữu lậu-vô lậu để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo này có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt. Nhưng đó là nói dùng đạo vô lậu để đoạn thì quyết định là không lui sụt.

Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra không có ai lui sụt quả A-la-hán, bởi vì kiết của cõi Hữu Đảnh chỉ do đạo vô lậu mà đoạn?

Đáp: Nếu A-la-hán trước đây dùng đạo hữu lậu để đoạn kiết do Tu mà đoạn của tám địa dưới, thì họ có thể có lui sụt, bởi vì Căn bản không vững chắc. Nếu trước đây dùng đạo vô lậu để đoạn kiết do Tu mà đoạn của tám địa dưới, thì họ chắc chắn không lui sụt, bởi vì Căn bản vững chắc.

Hỏi: Vì sao không có ai lui sụt Kiến đạo?

Đáp: Bởi vì Căn bản vững chắc. Thế nào là Căn bản? Đó là người cầu giải thoát vốn có hoặc là bố thí, hoặc là trì giới, hoặc là tu tập, hoặc là quản lý sự việc của Phật-Pháp-Tăng, hoặc là chu cấp chăm sóc cho người già-người bệnh, hoặc là đọc tụng Thánh giáo giải thích rõ ràng cho người khác tác ý đúng như lý, hoặc là tu về quán Bất tịnh-Trì tức niệm-Niệm trú, ba Nghĩa quán-bảy Xứ thiện, Noãn-Đảnh-Nhẫn-Thế đệ nhất pháp, như vậy đều gọi là Căn bản của Kiến đạo.

Có người nói: Kiến đạo mạnh mẽ sắc bén nhanh nhạy có thể dùng đạo thuộc một phẩm để đoạn trừ kiết thuộc chín phẩm, vì thế cho nên không lui sụt.

Có người nói: Kiến đạo chỉ có một sát-na Nhẫn-Trí hiện rõ trước mắt, vì thế cho nên không lui sụt.

Có người nói: Nếu Kiến đạo có lui sụt thì Phạm hạnh đã tu không có thể bảo đảm tin tưởng, bởi vì lui sụt Kiến đạo cho nên làm dị sinh.

Hỏi: Đã nói Thánh giả dùng đạo khác để đoạn kiết do Tu mà đoạn, họ đối với đạo khác có lúc lui sụt-có lúc không lui sụt, thì ai lui sụt-ai không lui sụt?

Đáp: Thời giải thoát thì lui sụt, Bất động pháp thì không lui sụt.

Lại nữa, người độn căn thì lui sụt, người lợi căn thì không lui sụt.

Lại nữa, lực của nhân bên trong đoạn thì không lui sụt, lực của duyên bên ngoài đoạn thì lui sụt.

Có người nói: Quán Bất tịnh làm gia hạnh để đoạn thì lui sụt, Trì tức niệm làm gia hạnh để đoạn thì không lui sụt.

Có người nói: Nếu dùng đạo thế tục để đoạn kiết do Tu mà đoạn của tám địa dưới thì có lui sụt, nếu dùng đạo xuất thế để đoạn thì không lui sụt; ví như lầu đài, nền móng không an toàn thì có thể sụp đổ, vững chắc thì không như vậy.

Hỏi: Vì sao ba quả trên có lui sụt chứ không phải là quả Dự lưu?

Đáp: Kiết do Tu mà đoạn, dựa vào sự việc có mà khởi lên, đó là có tướng Tịnh, có tướng Bất tịnh, lúc ấy do tác ý phi lý quán về tướng Tịnh, liền lui sụt đối với Tưởng về Bất tịnh; kiết do Kiến mà đoạn, dựa vào sự việc không có mà khởi lên, không có một pháp nào là Ngã-Ngã sở, có thể làm cho quán ấy lui sụt đối với Kiến về Vô ngã.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Muốn ngăn chặn Bộ phái Ma-ha Tăng-kỳ nói là quả Dự lưu có lui sụt, hiển bày về quả Dự lưu quyết định không có lui sụt, cho nên soạn ra phần luận này.

Kiết do Tu mà đoạn, dựa vào sự việc có mà khởi lên, đó là do chấp lấy lông-tóc-móng-răng… không phải là không có phần ít tướng Tịnh của thế gian, nếu lúc tác ý phi lý tư duy điều này thì sẽ lui sụt Tưởng về Bất tịnh đã tu, khởi lên kiết do Tu mà đoạn mà trước đây đã đoạn; kiết do Kiến mà đoạn, dựa vào sự việc không có mà khởi lên, đó là do chấp lấy tướng của Ngã-Ngã sở hoàn toàn không có. Như trong kinh nói: “Pháp không có tác dụng cũng không có hữu tình, mạng sốngnuôi dưỡng, Bổ-đặc-già-la, tạo tác-nhận lấy, chỉ là tập hợp trong các hành không có Ngã, như dùng nắm tay trống rỗng gạt gẫm các trẻ thơ, người trí hiểu rõ ràng như trông thấy bàn tay xòe ra, cho nên thấy Vô ngã rồi nhất định không có lui sụt.” Vì vậy không có ai lui sụt mất đi quả Dự lưu.

Lúc lui sụt ba quả trên, các Căn-Lực-Giác chi-Đạo chi vô lậu đã đạt được…, cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì ngăn chặn Tôn giả Thiết-ma-đạt-đa nói rằng: “Lúc lui sụt quả A-la-hán, chỉ đạt được pháp Học mà trước đây đã rời bỏ thuộc vị lai, chứ không đạt được thuộc quá khứ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc ấy hoàn toàn không hiện rõ trước mắt.” Nay muốn hiển bày lúc lui sụt quả A-la-hán, đạt được pháp Học mà trước đây đã rời bỏ thuộc quá khứ-vị lai, quá khứ tuy không có thể hiện rõ trước mắt mà có thể thành tựu. Bởi vì nhân duyên này, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Lúc lui sụt ba quả trên, các Căn-Lực-Giác chi-Đạo chi vô lậu đã đạt được, nên nói đã từng đạt được mà đạt được (tằng đắc đắc), hay là chưa từng đạt được mà đạt được?

Đáp: Nên nói là đã từng đạt được mà đạt được, đó là trước đây đạt được quả thì rời bỏ, cho nên nay lui sụt thì trở lại đạt được, bởi vì các Thánh đạo chưa từng đạt được chỉ đạt được vào lúc thắng tiến.

Lúc ở cõi Vô sắc chết đi-sinh ở cõi Dục, thì các Uẩn-Giới-Xứ đã đạt được…, cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Cũng bởi vì ngăn chặn Tôn giả Thiết-ma-đạt-đa nói rằng: “Lúc ở cõi Vô sắc chết đi-sinh ở cõi Dục, chỉ đạt được pháp mà trước đây đã rời bỏ thuộc vị lai, chứ không đạt được thuộc quá khứ. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lúc ấy hoàn toàn không hiện rõ trước mắt.” Nay muốn hiển bày lúc ở cõi Vô sắc chết đi-sinh ở cõi Dục, đạt được pháp mà trước đây đã rời bỏ thuộc quá khứ-vị lai, cho nên soạn ra phần luận này.

Nếu không như vậy, thì từ cõi Vô sắc chết đi-sinh ở cõi Dục, lúc bắt đầu tiến vào thai (kiết sinh), chỉ cần thành tựu sinh tử của hai đời, nhưng không có hữu tình nào chỉ thành tựu sinh tử của hai đời, bởi vì quyết định thành tựu pháp hữu lậu của ba đời.

Hỏi: Lúc ở cõi Vô sắc chết đi-sinh ở cõi Dục, thì các Uẩn-GiớiXứ, căn thiện-bất thiện-vô ký, kiết-phược-tùy miên-tùy phiền não-triền đã đạt được, nên nói là đã từng đạt được mà đạt được, hay là chưa từng đạt được mà đạt được?

Đáp: Nên nói là pháp thiện-nhiễm ô đã từng đạt được mà đạt được, pháp dị thục chưa từng đạt được mà đạt được.

Pháp thiện-nhiễm ô đã từng đạt được mà đạt được, thiện đó là bốn uẩn thiện do sinh đạt được.

Có người nói: Cũng đạt được bốn uẩn do luyện tập thành thục về Văn-Tư mà thành.

Các pháp thiện này trước đây do vượt qua cõi-địa cho nên rời bỏ, nay trở lại cõi-địa cho nên đạt được. Nhiễm ô, đó là bốn uẩn bất thiệnhữu phú vô ký, pháp nhiễm ô này trước đây do lìa nhiễm cho nên rời bỏ, nay trở lại cõi-địa cho nên đạt được.

Hỏi: Bốn uẩn thuộc Oai nghi lộ-Công xảo xứ luyện tập thành thục thì cũng sẽ đạt được, vì sao không nói?

Đáp: Cần phải nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong pháp vô phú vô ký thì phần nhiều không đạt được, đó là toàn phần của Dị thục sinh-Thông quả và phần ít của pháp khác, cho nên tuy đạt được ít mà cũng không nói đến.

Có Sư khác nói: Luyện tập thành thục cũng không đạt được, bởi vì yếu kém.

Pháp dị thục chưa từng đạt được mà đạt được, đó là từ vô thỉ đến nay chưa từng đạt được, bởi vì chỉ thành tựu hiện tại.

Hỏi: Nuôi lớn các uẩn cũng chưa từng đạt được mà đạt được, vì sao không nói?

Đáp: Cần phải nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.

Lại nữa, nếu nói đến dị thục thì nên biết là cũng đã nói đến nuôi lớn, bởi vì nuôi lớn phòng hộ cho dị thục, như người tiếp theo người, như tường tiếp theo tường, nhất định phải theo nhau, cho nên lúc bấy giờ cũng có pháp Đẳng lưu chưa từng đạt được mà đạt được; như tánh dị sinh… bởi vì phần ít cho nên không nói đến.

Hỏi: Lúc ở cõi Vô sắc chết đi-sinh ở cõi Sắc thì các Uẩn-Giới-Xứ, căn thiện-vô ký, kiết-phược-tùy miên-tùy phiền não-triền đã đạt được, nên nói là đã từng đạt được mà đạt được, hay là chưa từng đạt được mà đạt được?

Đáp: Nên nói là pháp thiện-nhiễm ô đã từng đạt được mà đạt được, pháp dị thục chưa từng đạt được mà đạt được.

Pháp thiện-nhiễm ô đã từng đạt được mà đạt được, thiện đó là bốn uẩn thiện do sinh đạt được, năm uẩn thiện do gia hạnh. Các pháp thiện này trước đây do vượt qua cõi-địa cho nên rời bỏ, nay trở lại cõi-địa cho nên đạt được. Nhiễm ô, đó là bốn uẩn hữu phú vô ký, pháp nhiễm ô này trước đây do lìa nhiễm cho nên rời bỏ, nay trở lại cõi-địa cho nên đạt được. Trong pháp vô phú vô ký thì bốn uẩn Thông quả cũng đã từng đạt được mà được, bởi vì phần ít cho nên không nói. Nuôi lớn và Đẳng lưu, giải thích như trước.

Lúc ở cõi Sắc chết đi-sinh vào cõi Dục thì các Uẩn-Giới-Xứ…đã đạt được, nói như lúc ở cõi Vô sắc chết đi-sinh ở cõi Dục, trong câu này giải thích cũng như trước nên biết!

Hỏi: Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc dẫn dắt phát khởi Thần cảnh thông đạo, lúc ấy đi xa nhất là đến nơi nào?

Đáp: Cho đến cõi Phạm Thế.

Hỏi: Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ thông đạo, lúc ấy nghe xa nhất là âm thanh hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Cho đến cõi Phạm Thế.

Hỏi: Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc dẫn dắt phát khởi Tha tâm thông đạo, lúc ấy biết xa nhất là tâm-tâm sở pháp hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Cho đến cõi Phạm Thế.

Hỏi: Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc dẫn dắt phát khởi Túc trú tùy niệm thông đạo, lúc ấy nhớ xa nhất là sự việc ở đời trước hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Cho đến cõi Phạm Thế.

Hỏi: Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc dẫn dắt phát khởi Thiên nhãn thông đạo, lúc ấy thấy xa nhất là cảnh sắc hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Cho đến cõi Phạm Thế.

Như dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, cho đến dựa vào Tĩnh lự thứ tư, đều tùy theo nơi chốn của mình nói rộng ra cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Như trong Tố-đát-lãm và Tỳ-nại-da nói: “Đầy đủ thần thông thì thân tự tại di chuyển cho đến cõi Phạm Thế.” Hoặc có người sinh lòng nghi ngờ như vậy: Thần thông tự tại chỉ đến cõi Phạm Thế chứ không phải là địa trên? Bởi vì muốn làm cho mối nghi này được quyết định, nói là cho đến dựa vào Tĩnh lự thứ tư mà khởi lên thần thông, thân tự tại di chuyển cho đến cõi Quảng Quả hoặc là cõi trời Sắc Cứu Cánh, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Nếu như vậy thì trong Tố-đát-lãm và Tỳ-nại-da nói nên hiểu thế nào?

Đáp: Nếu nơi nào có Thân biểu của địa mình thì Đức Thế Tôn nói đến, Tĩnh lự thứ hai trở lên không có Thân biểu của địa mình, vì vậy không nói đến.

Có người nói: Trong đó Đức Phật nói đến lúc đầu đã đạt được địa trên chứ không phải là lần đầu đạt được.

Có người nói: Nói cõi Phạm Thế là thâu nhiếp bốn Tĩnh lự, bởi vì đều có Chi đã thâu nhiếp tiếp nhận Tam-ma-địa thanh tịnh.

Hỏi: Ngay cả Tĩnh lự thứ nhất bởi vì có Ngữ biểu, cho nên dựa vào Tĩnh lự thứ nhất phát khởi Thiên nhĩ nghe được âm thanh của địa ấy; địa trên đã không có Ngữ biểu, dựa vào Tĩnh lự thứ hai… dẫn dắt phát khởi Thiên nhĩ thì nghe được những thanh nào?

Đáp: Như người sinh ở Tĩnh lự thứ nhất, dựa vào nghiệp của Ngữ biểu cùng khởi tâm phát ra ngữ; như vậy người sinh ở ba Tĩnh lự trên, cũng dựa vào nghiệp của Ngữ biểu thuộc Tĩnh lự thứ nhất cùng khởi tâm phát ra ngữ, chính là Thiên nhĩ của địa ấy đã nghe.

Có người nói: Địa trên tuy không có thanh của Ngữ biểu mà có thanh khác, là địa ấy đã nghe, cho nên không có gì sai.

Hỏi: Nếu sinh ở cõi Dục, dựa vào Tĩnh lự thứ nhất phát khởi Thiên nhĩ thông, thì có thể nghe thanh thuộc Ngữ biểu của chư Thiên ở ba Tĩnh lự trên hay không?

Đáp: Có người nói không nghe, bởi vì nơi chốn cách xa, hoặc là bởi vì vi tế.

Có người nói: Nếu tác ý cao nhất thì cũng có thể nghe, bởi vì đều là pháp của địa giống nhau.

Hỏi: Dựa theo Tĩnh lự nào phát khởi Thần cảnh thông có thể đi đến nơi nào?

Đáp: Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất phát khởi thì có thể đi đến cõi Phạm Thế, cho đến dựa vào Tĩnh lự thứ tư phát khởi thì có thể đi đến cõi Quảng Quả hoặc là cõi trời Sắc Cứu Cánh. Thanh văn không tác ý thì chiều ngang xa nhất là Tiểu thiên thế giới, tác ý thì xa nhất là Trung thiên thế giới; Độc giác không tác ý thì xa nhất là Trung thiên thế giới, tác ý thì xa nhất là Đại thiên thế giới; Đức Phật không tác ý thì xa nhất là Đại thiên thế giới, tác ý thì có thể xa nhất là vô biên thế giới.

Như Thần cảnh thông, bốn Thông còn lại cũng như vậy. Giải thích rộng về sáu Thông như trong chương Đại Chủng Uẩn.

Hỏi: Nếu đối với Khổ tư duy về Khổ, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy về Khổ hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Khổ hệ thuộc cõi Vô sắc. Đây là tùy theo cõi mà nói chung. Nếu tùy theo địa thì nên nói là Khổ hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức là Khổ loại trí.

Hỏi: Nếu đối với Tập tư duy về Tập, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy về Tập hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Tập hệ thuộc cõi Vô sắc. Đây cũng là tùy theo cõi mà nói chung. Nếu tùy theo địa thì nên nói là Tập hệ thuộc Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tức là Tập loại trí.

Hỏi: Nếu đối với Diệt tư duy về Diệt, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy về Diệt các hành hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Hoặc là hệ thuộc cõi Dục, hoặc là hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, Diệt các hành tức là Diệt pháp trí-Diệt loại trí.

Hỏi: Nếu đối với Đạo tư duy về Đạo, đạt được quả A-la-hán, thì lúc ấy tư duy về Đạo có thể đoạn các hành hệ thuộc nơi nào?

Đáp: Hoặc là hệ thuộc cõi Dục, hoặc là hệ thuộc cõi Sắc-Vô sắc, Đạo có thể đoạn các hành tức là Đạo pháp trí-Đạo loại trí.

Như vậy, sáu trí đều có bốn hành tướng làm đạo vô gián, đoạn phiền não thuộc phẩm Hạ Hạ của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đi cùng với Tam-ma-địa Kim cang dụ. Tam-ma-địa Kim cang dụ này có thể chứng được quả A-la-hán, nói rộng ra như phẩm thú ba trong chương Tạp Uẩn.

Lìa nhiễm do Tu mà đoạn của cõi Sắc-Vô sắc đều dùng sáu trí làm đạo vô gián, đó là bốn Loại trí và Diệt-Đạo pháp trí. Đây là nói về đạo vô lậu. Nếu như đạo hữu lậu thì chỉ có Thế tục trí, bởi vì trí ấy không có khắp nơi, cho nên không phải là ở đây nói đến.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián thuộc Khổ loại trí, có lúc chỉ duyên với Khổ của địa mình, có lúc chỉ duyên với Khổ của Tĩnh lự thứ hai, cho đến có lúc chỉ duyên với Khổ của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có kết hợp duyên với hai địa cho đến duyên với tám địa, bởi vì thô-tế khác biệt, bởi vì pháp đoạn của địa khác nhau. Như Khổ loại trí, Tập loại trí cũng như vậy.

Lúc khởi lên đạo vô gián thuộc Diệt loại trí, có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của địa mình, có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai, cho đến có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có lúc kết hợp duyên với hai địa cho đến duyên với tám địa, bởi vì vi diệu như nhau, bởi vì đều trái với nhiễm.

Lúc khởi lên đạo vô gián thuộc Đạo loại trí, đều duyên với đạo thuộc phẩm Loại trí của chín địa, bởi vì làm nhân lẫn nhau, bởi vì chủng loại như nhau.

Lúc khởi lên đạo vô gián thuộc Diệt pháp trí, chỉ duyên với Diệt các hành của cõi Dục.

Lúc khởi lên đạo vô gián thuộc Đạo pháp trí, đều duyên với đạo thuộc phẩm Pháp trí của sáu địa.

Như dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, cho đến dựa vào Vô sở hữu xứ cũng như vậy. Sai biệt là dựa vào ba Vô sắc không có hai Pháp trí và không duyên với Diệt của địa dưới. Trong này, tất cả các địa không duyên với Khổ-Tập của địa dưới, bởi vì đã lìa nhiễm của địa dưới, cho nên khởi lên không có tác dụng.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, Khổ-Tập loại trí chỉ duyên với Khổ-Tập của Tĩnh lự thứ nhất.

Diệt loại trí có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất, có lúc duyên với Diệt các hành của hai Tĩnh lự đầu, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Đạo loại trí duyên chung với đạo thuộc phẩm Loại trí của chín địa.

Diệt pháp trí chỉ duyên với Diệt các hành của cõi Dục.

Đạo pháp trí duyên chung với đạo thuộc phẩm Pháp trí của sáu địa.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, Khổ-Tập loại trí chỉ duyên với Khổ-Tập của Tĩnh lự thứ hai.

Diệt loại trí có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất, có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai, có lúc duyên với Diệt các hành của hai Tĩnh lự đầu, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Đạo loại trí và Diệt-Đạo pháp trí, nói như trước.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, Khổ-Tập loại trí chỉ duyên với Khổ-Tập của Tĩnh lự thứ ba.

Diệt loại trí có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất, có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai, có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của hai Tĩnh lự đầu, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư và Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba cho đến Diệt các hành của Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba cho đến Diệt các hành của Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba cho đến Diệt các hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Diệt các hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Đạo loại trí và Diệt-Đạo pháp trí, nói như trước.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, Khổ-Tập loại trí chỉ duyên với Khổ-Tập của Tĩnh lự thứ tư.

Diệt loại trí có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của hai Tĩnh lự đầu, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư và Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ haithứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư và Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư và Không-Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến Tĩnh lự thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai cho đến Diệt các hành của Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba cho đến Diệt các hành của Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư cho đến Diệt các hành của Vô sở hữu xứ, năm-sáu-bảy-tám địa kết hợp duyên với nhau, nói như trước.

Đạo loại trí và Diệt-Đạo pháp trí, cũng nói như trước.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Không vô biên xứ, Khổ-Tập loại trí chỉ duyên với Khổ-Tập của Không vô biên xứ.

Diệt loại trí có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của hai Tĩnh lự đầu, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư và Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Không-Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư và Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư và Không-Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Không-Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ, bốn-năm-sáu-bảy-tám địa kết hợp duyên với nhau, nói như trước.

Đạo loại trí và Diệt-Đạo pháp trí, cũng nói như trước.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Thức vô biên xứ, Khổ-Tập loại trí chỉ duyên với Khổ-Tập của Thức vô biên xứ.

Diệt loại trí có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của hai Tĩnh lự đầu, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư và Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Không-Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất-thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư và Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư và Không-Thức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Không-Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Thức vô biên xứ-Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, bốn-năm-sáu-bảy-tám địa kết hợp duyên với nhau, nói như trước.

Đạo loại trí và Diệt-Đạo pháp trí, cũng nói như trước.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, Khổ-Tập loại trí chỉ duyên với Khổ-Tập của Vô sở hữu xứ.

Diệt loại trí có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của hai Tĩnh lự đầu, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ hai-thứ ba, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ ba-thứ tư, có lúc duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ tư và Không vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của KhôngThức vô biên xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Thức vô biên xứ và Vô sở hữu xứ, có lúc duyên với Diệt các hành của Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám địa kết hợp duyên với nhau, nói như trước.

Đạo loại trí và Diệt-Đạo pháp trí, cũng nói như trước.

Dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Khổ-Tập loại trí chỉ duyên với Khổ-Tập của Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Diệt loại trí có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Tĩnh lự thứ nhất cho đến có lúc chỉ duyên với Diệt các hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hai-ba-bốn-năm-sáu-bảy-tám địa kết hợp duyên với nhau, nói như trước.

Đạo loại trí và Diệt-Đạo pháp trí, cũng nói như trước.

Như vậy, dựa vào Tĩnh lự thứ hai, lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai cho đến lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ; cho đến dựa vào Vô sở hữu xứ lúc khởi lên đạo vô gián lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, như sự thích hợp ấy đều nên nói rộng ra. Có điều sai biệt là ba địa Vô sắc trừ ra hai Pháp trí, và không có thể duyên với Diệt của địa dưới. Như vậy chính là nói đến người sinh ở cõi Dục, nếu sinh ở cõi Sắc-Vô sắc thì tất cả Pháp trí đều không hiện khởi, sinh ở địa trên lúc ấy không duyên với Diệt của địa dưới.

Như đạo vô gián, đạo giải thoát cũng như vậy, chỉ trừ ra lúc lìa nhiễm thuộc phẩm Hạ Hạ của Phi tưởng phi phi tưởng xứ là đạo giải thoát, có thể cần phải có Khổ-Tập loại trí.