TỲ NA DẠ CA NGA NA BÁT ĐỂ
DU GIÀ TẤT ĐỊA PHẨM BÍ YẾU

Hán dịch: HÀM QUANG ghi chép
Sưu tập Thủ Ấn và Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Xưa nay các vị Thầy do dự bí mật sâu xa nên chẳng ghi chép trong Kinh, hoặc có đưa ra Chân Ngôn nhưng chẳng hiển rõ Lý ấy khiến cho người học đời sau phần lớn bị chướng ngại. Chính vì thế cho nên Pháp Sư Hàm Quang theo sát Hòa Thượng Bất Không Trí mới nhận được nghĩa bí mật của Pháp này, dựa theo lệ cũ tạm đưa ra phần ghi chép sơ lược này.

_ Nga Na Bát Để Vương Chân Ngôn là (Cũng có tên là Tỳ Na Dạ Ca):

 

Nẵng mô vĩ na dực-ca, tả hạ tất-để, mẫu khư tả. Đát nễ-dã tha: Án, na dựcca, vĩ na dực-ca, bá-lý đát-la dực-ca, bá-lý đát-la dực-ca, hướng khư, hạ tất-để, hướng khư ca, chỉ đa (có gia thêm câu để có thể tùy theo việc mong cầu là: Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái, Điều Phục, Câu Triệu….có tên Phạn ấy. A Xà Lê (Ācārye) có thể phân biệt, chỉ cần đường lối thông thường, thời gia thêm lời Tức Tai. Có thể thấy ở Bản Quỹ) sa-bà hạ”.

*) Namo vinayuḥka śaha siddhi mukhaśa

Tadyathā: Oṃ nayuḥka vinayuḥka trayuḥka dhṛ trayuḥka śaṃkha hasti śaṃkhaka cita svāhā

[Bản khác ghi nhận Chân Ngôn là:

Namo vināyakaṣya hasti-mukhaṣya

Tadyathā: Oṃ_ nāyaka nāyaka, vināyaka vināyaka, trayaka dhṛ-trayaka śaṃkha hasti śaṃkhaka cita svāhā]

Nếu muốn Tức Tai, ở trên sa-bà hạ (svāhā) gia thêm câu phiến để ca la (Śāntikara)

Nếu muốn cầu tài, ở trên sa-bà hạ (svāhā) gia thêm câu phụ sắt-trí ca (Puṣṭika)

Nếu muốn cầu yêu thương (ái) thì loại bỏ câu lúc trước, gia thêm câu phộc thí yết la noa (Vaśikaraṇa)

Nếu muốn giáng phục điều ác thì loại bỏ câu lúc trước, gia thêm câu A tỳ già lỗ ca (Abhicāruka)

Nếu muốn cầu kéo dài mạng sống (diên mệnh) thì loại bỏ câu lúc trước, gia thêm câu nhạ nễ đa (Jaṭitā)

Nếu muốn Câu Triệu thì loại bỏ câu lúc trước, gia thêm câu ương câu xả (Aṃkuśa)

Như vậy các lời nói đều hàm chứa rất nhiều Tất Địa (siddhi)

_ Tỳ Na Dạ Ca Sinh Hoan Hỷ Tâm Song Thân Chân Ngôn là:

Án, nghĩ-lý, ngược (có tăng thêm câu như lúc trước, dựa theo đường lối thông thường, gia thêm câu Tức Tai) sa phộc hạ”

*) Oṃ hrīḥ gaḥ svāhā

Hành Giả thường tụng Chú này sẽ không có chướng ngại.

Trong Chân Ngôn đấy, hiển nghĩa Quyền Thật. Tại sao thế?

Nghĩ Lý (猭: Hrīḥ) là chữ Chủng Tử của Quán Tự Tại Bồ Tát

(Avalokiteśvara-bodhisatva). Bồ Tát hiện thân này làm vợ của vị ấy để khuyên tiến, khiến cho Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) chẳng gây chướng ngại, có Nhân Duyên xa xưa như Bộ khác nói. Đây là nghĩa Quyền

Tiếp đến Ngược (勺:gaḥ) là Chủng Tử của Tỳ Na Dạ Ca Thần. Đây là Thường

Tùy Ma vậy. Thế nào là Thường Tùy Ma? Ấy là luôn thường đuổi theo tất cả Hữu Tình, rình tìm sự yếu kém của kẻ ấy. Nhưng Thiên Ma, Địa Ma chẳng như thế, chỉ có lúc đi đến gây chướng nạn, còn Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) thì thường đi theo gây chướng nạn, cho nên gọi là Thường Tùy Ma

Giả sử Phạm Vương (Brahma-rāja), Kiều Thi Ca (Kauśika: Đế Thích) với các hàng Trời, Rồng chẳng thể phá. Như chướng nạn này chỉ có Quán Thế Âm với Quân Trà Lợi Bồ Tát (Kuṇḍalī-bodhisatva) hay trừ được nạn Tỳ Na Dạ Ca này

Kinh nói rằng: “Nếu biết trong Thân có các chướng nạn, mong cầu việc tốt lành…phần lớn chẳng như Tâm thì nên dùng nước thơm tắm tượng Quán Thế Âm. Lại lấy nước này, Chú vào 108 biến dùng tắm tượng Tỳ Na Dạ Ca. Lại Chú vào 108 biến tự rưới lên thân của Hành Giả Ta ắt tất cả chướng nạn tự nhiên tiêu diệt, các việc đã mong cầu không có gì chẳng như Ý….

Dùng Quán Thế Âm Thập Nhất Diện Căn Bản Chân Ngôn để làm Pháp này.

Quân Trà Lợi Bồ Tát phần lớn có chứng văn (văn bản làm chứng cứ) trừ nạn TỲ Na Dạ Ca, như Bộ khác rộng nói (Thấy ở nhóm Tập Kinh)

_ Song Thân Tỳ Na Dạ Ca Điều Phục Tha Ác Chân Ngôn là:

“Án, ngược ngược, hồng, sa-phộc hạ”

*) Oṃ_ gaḥ gaḥ hūṃ svāhā

Hành Giả nếu muốn cột trói người ác thì dùng Chân Ngôn này. Nếu muốn khiển trừ người ác, cũng dùng Chú này.

Chân Ngôn này hiển nghiêng về hai nghĩa Thật, thế nên dùng một Chữ lập lại thành hai Chữ, xét tìm thì Thật ấy tức là Quyền

Thế nào là Quyền? Ấy là Phật Bồ Tát vì giáng phục các sự lười biếng cho nên hiện Thân này vậy. Chướng nạn của các Hữu dấy lên từ sự lười biếng, nếu chận đứng sự lười biếng thì chướng nạn chẳng thể dấy lên.

Quyền tức y theo Thật, thế nên một chữ được xưng lại lần nữa

Thật tức là hiển rõ Quyền, thế nên biết là Phật Bồ Tát hóa hiện vậy

Phật (buddha) là Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) liền tuyên nói: “Thân không có nơi nào chẳng đi đến, Ta vì hóa độ tùy theo loại chúng sinh, cuối cùng Phổ

Hiền (Samanta-bhadra) hóa hiện Tỳ Na Dạ Ca…… Bồ Tát (Bodhisatva) là Quán Thế Âm Bồ Tát Phật Bồ Tát là vị Trời nam nữ hóa độ chúng sinh.

Nay nói hình của Tỳ Na Dạ Ca có nhiều loại, hoặc tựa như Người, Trời. Hoặc tựa như Bà La Môn, hoặc hiện nam nữ có dung mạo đoan chính. Tức chia bốn Bộ nhiếp nhiều loại Chúng. Như vậy mỗi mỗi loại gây các chướng ngại, chỉ có Đại Thánh Thiên Hoan Hỷ Vương là Thân của Quyền Hiện như bên trên đã nói.

Vì muốn dẫn dụ thúc đẩy các loài gây chướng, khiến cho vào Chính Kiến, bởi thế chẳng giống như Tỳ Na Dạ Ca khác, mà hiển hiện đầu voi. Đây là mở bày ví dụ cho nên nói như Tượng Vương tuy có sức mạnh giận dữ nhưng hay tùy theo sự dưỡng dục với Điều Ngự Sư vậy

Nga Na Bát Để (Gaṇapati) cũng lại như vậy. Tuy hiện Thân gây chướng ngại (chướng thân) nhưng hay tùy theo người Quy Y cho đến quy Phật, thế nên vị Trời này hiển hiện đầu voi vậy

Tỳ Na Dạ Ca cũng gọi là Ty Na Đát Ca, đây nói là vòi voi. Hình ấy như con người chỉ có cái vòi rất dài, tức yêu thích Hương Trần. Nay chỉ có Đại Thánh Thiên có các tướng: đầu, mắt, tai, mũi, lưỡi đều tựa như con voi… hay tùy theo Hành Giả

Vị Trời này tức là Nga Na Bát Để, đây nói là Hoan Hỷ, chẳng phải là Tỳ Na Dạ Ca khác. Dùng sức căn lành của lòng Từ khiến cho các Tỳ Na Dạ Ca khác sinh Tâm vui vẻ, sau đó trách mắng khiến cho chẳng gây chướng. Nếu khi giận dữ thời liền dùng các vòi ấy, hoặc gần hoặc xa, tùy theo Ý ràng buộc. Chính vì thế cho nên hơn hẳn các

Tỳ Na Dạ Ca khác

Đã nói xong nghĩa Quyền Thật của Tỳ Na Dạ Ca

_ Tiếp theo nói tướng của Thủ Ấn. Hai tay cài chéo các ngón bên ngoài rồi nắm lại (ngoại phộc) hai ngón trỏ như hình báu. Tướng của Khế này dùng Đại Chân Ngôn lúc trước

_ Lại hai tay cài chéo các ngón bên trong rồi nắm lại (nội phộc), hợp ngón trỏ phải ngón giữa phải dựng thẳng, cài chéo với ngón trỏ trái ngón giữa trái, hai ngón đấy như tay phải cùng hợp nhau dựng thẳng. Liền đem hai ngón trỏ đều phụ lưng hai ngón giữa, kèm đứng ngón cái. Khế này dùng Chân Ngôn thứ hai lúc trước.

_ Lại dựa theo Ấn trước, hai tay sửa ngón út ngón vô danh làm Ngoại Phộc. Khế này dùng Chú thứ ba lúc trước.

_ Tiếp theo nói Tượng Pháp:

Tượng có thân người đầu voi, ló nanh trái, nanh phải bị gẫy, mặt hơi hướng về bên trái, mũi (vòi) hướng ra bên ngoài cong xuống. Thân màu vàng đỏ có sáu cánh tay. Bên trái: tay bên trên cầm cây đao (Kim Cương Trí nói là cầm cây kiếm), tay kế tiếp cầm cái chậu chứa đầy quả trái (Kim Cương Trí nói là viên Hoan Hỷ), tay bên dưới cầm bánh xe. Bên phải: tay bên trên cầm cây gậy, tay kế tiếp cầm sợi dây, tay bên dưới cầm răng nanh.

Ở trước Tượng này, tụng Đại Chân Ngôn lúc trước thì việc đã mong cầu đều thành tựu.

_ Lại có Tượng là thân tướng của hai vị Trời đứng ôm nhau, thân người đầu voi. Vị Trời bên trái đội mão hoa Trời, vòi nanh ngắn, mặt cũng nhỏ nhắn, khoác Cà Sa màu đỏ, áo của tướng Phước Điền, thân màu thịt trắng. Vị Trời bên phải, mặt chẳng hiền từ, vòi dài mắt rộng, chẳng đội mão Trời với khoác áo Phước Điền, thân màu vàng đỏ, chỉ dùng áo màu đen quấn vai, cổ. Vị Trời này dùng khuôn mặt tướng dính khuôn mặt của vị Trời nữ lúc trước, làm tướng yêu tiếc. Tượng này hiển tướng Quyền Thật

Ở trước Tượng này, trì tụng Chân Ngôn thứ hai lúc trước sẹ tăng điều tốt lành, diệt điều ác.

_ Lại có Tượng: Hai hình như vị Tiên đứng thẳng ôm nhau, chỉ có mặt của vị Trời nam gục trên vai phải của vị Trời nữ, hiển bày trên lưng của vị Trời nữ. Cũng như thế, mặt của vị Trời nữ gục trên vai phải của vị Trời nam, hiển bày trên lưng của vị Trời nam, mắt nhỏ nhắn, răng nanh ngắn là vị Trời vợ. Hai vị Trời ấy đều chẳng khoác áo Pháp, đội mão Trời mà hiện thân của Tỳ Na Dạ Ca gốc.

Ở trước Tượng này, trì tụng Chân Ngôn thứ ba lúc trước thì tất cả việc ác thảy đều tiêu diệt.

Đã nói xong Tướng của Pháp vẽ Tượng, Ấn Khế, nghĩa thiết yếu của Chân Ngôn của Nga Na Bát Để Vương.

_ Khi tu Pháp này thời trước tiên kính lễ Đại Tỳ Lô Giá Na, tiếp đến lễ Quán Thế Âm, sau đó lễ Quân Trà Lợi liền được hiệu nghiệm.

Biến Chiếu (Vairocana) cùng với Quán Âm (Avalokiteśavara) là Thân của Bản Tôn. Quân Trà Lợi (Kuṇḍalī) là bậc điều phục. Bởi thế trước tiên quy kính vậy Đại Quảng Trí nói: “Nếu có Tỳ Na Dạ Ca gây chướng nạn thì nên tu Pháp Chân Ngôn này. Trong Pháp Chân Ngôn ấy có ba Bộ. Ba Bộ tức là ba Tôn. Ba Tôn tức là Phật, Bồ Tát, Kim Cương. Phật, Bồ Tát, Kim Cương tức là Tỳ Lô Giá Na, Quán Thế Âm, Quân Trà Lợi là Pháp của ba Bộ, hay chế ngự sự lười biếng của ba Bộ. Do trừ sự lười biếng ấy cho nên chướng nạn bị dứt hẳng chẳng thể dấy lên. Chính vì thế cho nên muốn tu Pháp Nga Na Bát Để thì trước tiên nên kính lễ Tỳ Lô Giá Na, Quán Thế Âm, Quân Trà Lợi là Tôn của ba Bộ. Do hay trừ bỏ sự lười biếng thuộc thân miệng ý của Hành Giả cho nên hiện thân Tỳ Na Dạ Ca này, chẳng phải là loài gây chướng khác, chỉ có hiệu là Nga Na Bát Để (Gaṇapati) vậy”.

_ Tỳ Lô Giá Na Ngũ Tự Chân Ngôn là:

“A vĩ la, hồng, kiếm”

*) A vīra hūṃ khaṃ

_ Quán Thế Âm Thập Nhất Diện Tỳ Câu Chi Chư Phật Sở Thuyết Chân Ngôn (mọi loại Phạm Hiệu có thể thấy trong Kinh) Bất Không dịch:

“Án, na la na la, địa lý địa lý, độ lỗ độ lỗ, nhất tri, phộc tri, giả lệ giả lệ, bát la giả lệ, bát la giả lệ, củ tô minh, củ tô ma, phộc lệ, nhất lý, nhĩ lý, chỉ lý, chỉ trí, nhạ la ma bả nẵng dã, bả la ma thuật đà, tát đát phộc, ma ha ca lỗ ni ca, sa bà ha”

*) Oṃ_ dhara dhara, dhiri dhiri, dhuru dhuru, iti vati, cale cale, pracale pracale, kusume kusuma bale, iri miri ciri citi, jvalam āpanāya, paramaśuddha-satva, mahā-kāruṇika svāhā

_ Quân Trà Lợi Bồ Tát Trừ Chướng Nạn Chân Ngôn là:

“Nẵng mô la đát-nẵng đát la dạ dã.

Nẵng mạc thất-chiến noa, phộc nhật-la bát noa duệ, ma ha dược khất-xoa tế nẵng bát đa duệ.

Nẵng mô phộc nhật la cú lỗ đà dã.

Án, hô lỗ hô lỗ, địa sắt tra, địa sắt tra, bàn đa, bàn đa, địa ha nẵng, địa ha nẵng, a mật-lật đế, hồng, phát tra”

*) Namo ratna-trayāya

Namaḥ scaṇḍa-vajra-paṇāye mahā-yakṣa-senapataye

Namo vajra-krodhāya

Oṃ_ hulu hulu, tiṣṭa tiṣṭa, bandha bandha, dāhana dāhana, amṛte hūṃ phaṭ

Như bên trên là nghĩa bí mật vi diệu, bậc Trí đời sau cần phải giữ kín, nên để trong rương kinh Phạn (Phạn Giáp). Đối với người Phi Khí (không có căn khí) đừng vọng truyền thụ. Thế nào là Phi Khí? Ấy là nhóm người: không có Trí và chẳng có niềm tin với người ác, người chẳng biết bảo vệ cái miệng…sợ có tội phỉ báng, thế nên chẳng kén chọn người có căn khí (khí nhân) liền có chướng nạn. Bởi thế nay liền thêm lời nói hạn chế vậy. Bậc Trí tu hành sẽ mau được Tất Địa (Siddhi)

_ Nga Na Bát Để Du Ca Bí Yếu Nhất Thiếp Nhất Đế Tửu thành vạn Hộc Chú:

Oṃ _ samodhaye hūṃ svāhā

_ Đại Tự Tại Thiên Chú là: Thánh Thiên Nghi Quỹ Văn

“Án, tỳ đá la tát ni, bà la mạt lợi đạt ni, sân đạt ni, sân đạt ni, tần đạt ni, tần đạt ni, sa bà ha”

*) Oṃ_ Vetalaśani pramarthani, cchindani cchindani, bhindani bhindani svāhā

_Hết_

_ Khoan Văn năm thứ mười một, tháng sáu, ngày 15, ban ngày viết chép, kiểm tra hiệu đính xong_ Tịnh Nghiêm

_ Thiên Minh năm đầu tiên, năm Tân Sửu, tháng năm nhuận, ngày 26_ Dùng bản của Trừng Biện A Xà Lê ghi chép.

Đến năm Cánh Dực, Nhâm Dần, tháng tám, ngày mồng năm,dùng bản của Pháp Cổ Đài kiểm tra hiệu đính_ Từ Nhẫn

_ Hưởng Hòa năm thứ hai, Nhâm Tuất, đầu mùa Hạ_ Kiểm tra hiệu đính xong, cho khắc chữ để lưu hành trong Thiên Hạ.

Phong Sơn_ Khoái Đạo ghi

27/06/2012