TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 25

Đời thứ mười lăm, sau đời Thiền sư Đại giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Diễn ở Ngũ tổ, có hai mươi hai vị:

  1. Thiền sư Khắc Cần ở Chiêu giác
  2. Thiền sư Tuệ Cần ở Thái bình
  3. Thiền sư Viễn ở Lông môn
  4. Thiền sư Đạo Ninh ở Khai phước
  5. Thiền sư Nguyên Tỉnh ở Đại tùy
  6. Thiền sư Tông Thái ở Vô vi
  7. Thiền sư Biểu Tự ở Ngũ tổ
  8. Thiền sư Đạo Sơ ở Long hoa
  9. Thiền sư Tố ở Cửu đảnh
  10. Thủ tòa Nguyên Lễ
  11. Tạng chủ Phổ Dung
  12. Thượng tọa Pháp Sơ (mười hai vị hiện có ghi lục)
  13. Thiền sư Tuệ Tông ở Hải hội
  14. Thiền sư Tuân Tân ở Trung phong
  15. Thiền sư Tài Lương ở Vân đảnh
  16. Thiền sư Minh ở Đại minh
  17. Thiền sư Đạt ở Ngưu tâm
  18. Thiền sư Sơn Lân ở Tứ diện
  19. Thiền sư Tông Cổ ở Nam thiền
  20. Thiền sư Tông Tự ở Ngũ tổ
  21. Thiền sư Viễn ở Diên phước
  22. Thiền sư Tề ở Diên mục (mười vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Bình ở Trí hải, có mười ba vị:

  1. Thiền sư Kế Thành ở Tịnh nhân
  2. Thiền sư Ngạn Tư ở Pháp luân
  3. Thiền sư Tông Triết ở Khai phước (ba vị có ghi lục)
  4. Thiền sư Tùng Nguyên ở Quảng giáo
  5. Thiền sư Quảng Ngộ ở Vân dương
  6. Thiền sư Hiểu ở Kim sơn
  7. Thiền sư Cung ở Ẩn tỉnh
  8. Thiền sư Mẫn Tùng ở Hoàng nghiệt
  9. Thiền sư Tu Biện ở Vân nhâm
  10. Thiền sư Tuệ Sùng ở Bách tử
  11. Thiền sư Trí Kinh ở Phương quảng
  12. Thiền sư Pháp San ở Đông thiền
  13. Thiền sư Tùng Ứng ở Tịnh tuệ (mười vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Hiểu ở Hòa sơn, có một vị:

  1. Thiền sư Đạo Toàn ở Hưng hóa (hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tường ở Bảo phong, có mười bốn vị:

  1. Thiền sư Thăng ở Hồng phước
  2. Thiền sư Tố ở Vạn thọ
  3. Thiền sư Đạo Uyên ở Hương sơn
  4. Thiền sư Đạo Quất ở Khai thiện
  5. Thiền sư Cảnh Thuần ở Bảo phong
  6. Thiền sư Dụng Tuyên ở Hoài ngọc (sáu vị hiện có ghi lục)
  7. Thiền sư Ngạn Tông ở Thiên ninh
  8. Thiền sư Đạo Oai ở Đa bảo
  9. Thiền sư Đức Hoằng ở Khải hà
  10. Thiền sư Duy Túc ở Lặc đàm
  11. Thiền sư Kế Minh ở Trung tế
  12. Thiền sư Sư Mẫn ở Phụng hoàng
  13. Thiền sư Lân ở Phụng sơn
  14. Thiền sư Tử Ngôn ở Mật nghiêm (tám vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Bản ở Linh cái, có bốn vị:

  1. Thiền sư Tuệ Liên ở Thừa thiên
  2. Thiền sư Tự Hiền ở Thừa thiên
  3. Thiền sư Duy Đức ở Hương sơn
  4. Thiền sư Nham Khánh ở Thảo y (bốn vị có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Bản ở Hộ quốc, có một vị:

  1. Thiền sư Phổ Tịnh ở Quân sơn (hiện có ghi lục).

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ DIỄN Ở NGŨ TỔ

1. Thiền sư Khắc Cần ở Chiêu giác.

Thiền sư Khắc Cần – Phật Quả ở chùa Chiêu giác tại phủ Thành đô. Vốn người dòng họ Lạc ở Bành châu, gia đình Sư nhiều đời kính sùng Nho giáo. Từ thủa thơ bé, mỗi ngày Sư đọc nhớ cả ngàn lời, chợt đến tham quan chùa Diệu tịch, thấy kinh sách Phật, ba lần trở về Sư buồn bã như được vật xưa cũ, tự bảo là: “Tôi ngờ trong quá khứ từng làm Sa-môn vậy”. Sư bèn bỏ gia đình nương theo tự tỉnh mà xuống tóc xuất gia, Sư lại nương theo Sa-môn Văn Chiếu mà thông rành giảng thuyết, lại theo Sa-môn Mẫn Hạnh mà được truyền trao cho kinh Lăng Nghiêm. Bỗng chốc Sư cảm mắc bệnh đến nỗi sắp chết, mới tự than rằng: “Đường chánh Niết-bàn của chư Phật chẳng ở trong văn cú. Tôi vì muốn dùng tiếng để cầu, dùng sắc để thấy, nên đó không lấy làm chết vậy”. Sư bèn giã từ đó, đến nương tựa nơi pháp tịch của Thiền sư Thắng ở Chân giác, Thiền sư Thắng chích cánh tay ra máu mà chỉ cho Sư và bảo: “Đây là một giọt của Tào Khê vậy”. Sư kinh sợ, ngưng giây lát mới nói: “Đạo hẳn như vậy ư?” Và liền dời bước ra đất Thục đến bái yết Thiền sư Hạo ở Ngọc tuyền, tiếp đến nương tựa Thiền sư Tín ở Kim loan, Thiền sư Triết ở Đại quy, Thiền sư Tâm ở Hoàng long, Thiền sư Độ ở Đông lâm. Các vị ấy đều chỉ Sư và bảo là Pháp khí và Thiền sư Hối đường xưng gọi Sư là “Ngày sau một phái Lâm Tế riêng tại nơi con vậy”. Cuối cùng, Sư đến bái yết Thiền sư Diễn ở Ngũ tổ, dốc hết cơ dụng mà Thiền sư Diễn vẫn không chấp thuận, Sư mới nói Thiền sư Diễn là gượng đổi thay người”. Thiền sư Diễn vẫn không theo lời, Sư bèn tức giận mà bỏ đi. Thiền sư Diễn bảo: “Đợi ông dính một chút bệnh nóng, lúc đánh mới nghĩ lường đến ta”. Sư đến Kim lăng hái củi, cảm mắc bệnh thương hàn rất lắm, lấy điều thấy của ngày bình thường mà thử đó nhưng không đắc lực, mới nghĩ gỡ lời của Thiền sư Diễn, bèn tự phát lời thề rằng: “Bệnh tôi được thuyên giảm chút ít tức sẽ trở về Ngũ tổ”. Khi bệnh có phần giảm bớt, Sư tìm trở về. Thiền sư Diễn trông thấy Sư, vui mừng mà bảo Sư vào tham đường. Sư bèn vào theo hầu trong Liêu mới được nửa tháng gặp bộ Sứ giả mở ấn trở về đất Thục, đến ngũ Tổ hỏi Đạo. Thiền sư Diễn bảo: “Thủa thiếu niên Đề Hình từng đọc thơ Tiểu Diễm chăng? Trong đó có hai câu rất gần nhau là “Tằng gọi Tiểu Ngọc vốn vô sự, chỉ cần Đàn Lang nhận được tiếng”. Đề Hình liền ứng tiếng thưa: “Kính vâng”. Thiền sư Diễn bảo: “Hãy nên tử tế”. Sư vừa về đứng hầu lần sau đó mới hỏi là: “Nghe Hòa thượng nêu cử thơ Tiểu Diễm, Đề Hình có hiểu được chăng?” Thiền sư Diễn bảo: “Kia đã nhận được tiếng”. Sư thưa: “Chỉ cần Đàng Lang nhận được tiếng, mà kia đã nhận được tiếng, lại vì gì tức chẳng phải?” Thiền sư Diễn hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại? Hình dáng cây bách trước sân?” bỗng nhiên Sư có chút tỉnh ngộ. Vội đi ra, thấy gà bay trên lan can cổ vũ mà kêu, lại tự cho là: “Đây há chẳng phải là tiếng?” Bèn tụ hương vào thất, thông rành điều chứng đạt, mới trình kệ tụng rằng: “Hương kim giáp tiêu màn gấm lụa, sênh ca trong rừng say đổ về, tuổi trẻ một việc phong lưu, chỉ hẹn người đẹp riêng tự biết”. Thiền sư Diễn bảo: “Việc lớn của Phật tổ thì hàng tiểu căn lực kém không thể đến được. Ta giúp cho ông được tốt lành vậy”. Và Thiền sư Diễn nói cùng khắp các bậc kỳ cựu trong núi là: “Thị giả của ta tham đã đắc Thiền vậy”. Từ đó, phàm đến đâu, mọi người đều suy xưng Sư là Thượng thủ.

Trong khoảng niên hiệu Sùng Ninh (1102-1107) thời Bắc Tống, Sư trở về quê nhà, bốn chúng đều đua nhau ra kính bái. Thành đô soái Hàng lâm Quách Công Tri Chương thỉnh mời sư khai đường giảng pháp ở Lục tổ, lại ở Chiêu giác. Đến trong khoảng niên hiệu Chánh Hòa (1111-1118) thời Bắc Tống, Sư từ tạ mọi sự ở đó, ra đường núi theo hướng Nam vân du. Bấy giờ, Trương Vô Tận đang ngụ ở kinh Nam, dùng đạo học tự sống, ít thấy suy hứa. Sư men thuyền con đến đó ra mắt, cùng nhau kịch liệt đàm nói về yếu chỉ của kinh Hoa Nghiêm rằng: “Với Hoa Nghiêm, cảnh giới hiện lượng, lý sự toàn chân, mới đầu không một mảy may gá pháp. Do đó tực một mà gồm cả muôn, rõ muôn mà một, một lại một, muôn lại muôn, rõ ràng chẳng cùng, tâm, Phật, chúng sinh cả ba vốn không sai biệt, co duỗi tự tại, vô ngại viên dung. Đó tuy là khuôn phép rốt cùng, nhưng trọn là không gió mà sóng dập nổi quanh”. Khi ấy Trương Vô Tận bất chợt xúc chạm vào giường, Sư bèn hỏi là: “Đến đây cùng với ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại là đồng hay khác?” Trương Vô Tận đáp: “Đồng vậy”. Sư bảo: “Tạm bị chìm dắm giao thiệp”. Trương Vô Tận tỏ vẻ lấy làm giận. Sư bảo: “Há chẳng thấy Vân Môn nói: “Núi sông đại địa không mảy may, quá hoạn còn là chuyển câu. Ngay như được chẳng thấy một sắc mới là một nửa nâng dắt. Lại phải biết có hướng thượng nâng dắt toàn bộ thời tiết. Kia, như Đức Sơn, Lâm Tế há chẳng nâng dắt toàn bộ ư?” Trương Vô Tận mới gật đầu vâng chịu. Qua ngày sau, lại nêu cử về Sự pháp giới và Lý pháp giới cho đến Lý Sư vô ngại pháp giới, Sư mới hỏi: “Đây có thể nói Thiền ư?” Trương Vô Tận đáp: “Chánh khéo nói Thiền vậy”. Sư cười bảo: “Chẳng vậy, chánh phải ở trong lượng pháp giới, bởi lượng pháp giới chưa diệt. Nếu đến sự sự vô ngại pháp giới thì lượng pháp giới diệt, mới khéo nói Thiền. Thế nào là Phật tức chuồng phẩn khô, thế nào là Phật tức ba cân gai? Cho nên chân tịnh có lời kệ rằng: “Sự sự vô ngại, Như ý tự tại, tay nắm đầu heo miệng tụng Tịnh giới, rảo ra phòng dâm chưa vào quán rượu, đầu đường ngã tư mở bày đãy vải”. Trương Vô Tận nói: “Luận tốt lành thay! Đâu để được nghe ư?” Từ đó, chuyên lấy lễ tôn xưng Sư làm thầy, lưu giữ mời Sư dừng ở tại Bích nham.

Sau đó, Sư lại chuyển dời đến ở Đạo lâm, xu mật Đặng Công Tử thường tấu trình ban tặng pháp phục sắc tía cho Sư và phong tặng Sư hiệu. Lại có chiếu ban thỉnh mời Sư đến ở Tương sơn – Kim lăng, các học giả đua nhau kéo đến không đất dung thân. Lại có sắc ban bổ nhậm Thiên ninh, Vạn thọ. Nhà vua thỉnh mời rất mến quý đượm nhuần. Đến đầu niên hiệu Kiến Viêm (1127) thời Nam Tống, Sư lại chuyển dời đến ở Kim sơn. Vừa xa giá đến Duy dương, vào phong sắc Thiền sư Viên Ngộ cải đổi Vân cư. Lâu sau, Sư lại nhận lãnh Chiêu giác. Có vị Tăng hỏi: “Vân Môn nói về núi Tu-di, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Suy chẳng hướng tới trước, ước chẳng thối lui sau”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ lại có qua không?” Sư đáp: “Ngồi ngay đầu lưỡi”. Lại hỏi: “Pháp không có khởi, gá cảnh mới sinh”. Và đưa tọa cụ lên, bảo: “Cái này là cảnh, cái nào là pháp?” Sư đáp: “Tức bị xà-lê đoạt ngay cái chỏ”. Lại hỏi: “Người xưa nói: “Lang lật vát ngang chẳng nhìn người, thẳng vào ngàn núi muôn núi đi. Chưa xét rõ trong nào là nơi trú xứ của kia?” Sư đáp: “Rắn mình dây buộc chân đường trải nhiễu quanh thân”. Lại nói: “Sáng nhìn mây từng mảnh, chiều nghe nước róc rách”. Sư bảo: “Tức phải cắt đứt mới được”. Lại nói: “Hồi nãy chẳng phải mộng, thật cái đến Lô Sơn”. Sư bảo: “Dáng mắt cao”. Lại hỏi: “Vượn ôm con về sau núi xanh, chim ngậm hoa rơi trước hang biếc, đó là nơi thời xưa Thái tử an thân lập mạng. Vậy thế nào là cảnh Đạo lâm?” Sư đáp: “Cửa chùa mở cao Động đình trống rỗng, chân điện kéo vào hồ cát đỏ”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Tăng bảo mỗi người là châu ngọc biển xanh”. Lại hỏi: “Đó là Đổ công bộ đến cùng, làm gì sống là Hòa thượng đến cùng?” Sư đáp: “Hãy chớ nói loạn”. Lại hỏi: “Thế nào là đoạt người, không đoạt cảnh?” Sư đáp: “Sơn Tăng có mắt chẳng từng thấy”. Lại hỏi: “Thế nào là đoạt cảnh, không đoạt người?” Sư đáp: “Xà-lê hỏi được tự nhiên gần”. Lại hỏi: “Thế nào là người và cảnh đều đoạt?” Sư đáp: “Thâu gom”. Lại hỏi: “Thế nào là người và cảnh đều chẳng đoạt?” Sư đáp: “Buông thả”. Lại hỏi: “Câu có câu không, như dây deo tựa cây, thế nào là được thấu thoát?” Sư đáp: “Cậy kiếm thiên trường bức người lạnh”. Lại hỏi: “Chỉ như cây ngã dây leo khô, Quy sơn vì gì cười lớn ha ha?” Sư đáp: “Mến kia đến cùng, dính kia đến cùng”. Lại hỏi: “Bỗng nhiên bị người học xốc ngã thiền sàn, bẻ gãy cây gậy chống, lại làm cái gì kỹ lưỡng?” Sư đáp: “Cũng là sau khi giặc chạy qua mới trương cung tên”. Lại hỏi: “Sáng rõ ràng, bày rành rành, vì gì càn khôn gom chẳng được?” Sư đáp: “Kim cang trong tay tám lăng gậy”. Lại hỏi: “Bỗng nhiên một tiếng gọi bèn xoay trở lại ngay được sống không?” Sư đáp: “Thu Tử, Mục Liên còn không biết làm sao?” Lại hỏi: “Chẳng rơi lạc chiếu, chẳng rơi lạc dụng, thương lượng như thế nào?” Sư đáp: “Buông xuống đầu mây”. Lại hỏi: “Bỗng lúc gặp người trong đó lại như thế nào?” Sư đáp: “Cưỡi điện Phật ra cửa núi”. Lại hỏi: “Muôn tượng chẳng lại, hắn riêng nói, dạy ai vẫy tay lên núi cao?” Sư đáp: “Đặt xuống danh ngôn”.

Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thông thân là mắt thấy chẳng kịp, thông thân là tai nghe chẳng suốt, thông thân là miệng nói chẳng nhằm, thông thân là tâm soi chẳng ra. Ngay như hết cả đại địa rõ được không mảy may thấu lọt, còn ở nửa đường, cứ khiến nâng dứt toàn bộ. Hãy nói thế nào là Triển diễn? Nhật nguyệt trong vức treo ngang dọc, một khoảng trời tạnh xuân muôn xưa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đầu núi vẫy sóng, đáy giếng tung bụi, mắt nghe tợ sấm sét chấn động, tai nhìn như dàn trải gấm lụa, ba trăm sáu mươi cốt tiết, mỗi mỗi hiện vô biên diệu thân, tám vạn bốn ngàn mảy lông mỗi buổi rõ bày bảo vương sát hải. Chẳng là thần thông diệu dụng, cũng chẳng là pháp nhĩ như thị, nếu hay ngàn mắt chóng mở, thật là mười phương tuyệt dứt. Vả lại, một câu siêu nhiên riêng thoát làm sao sống? Nói, thử ngọc phải qua lửa, tìm châu chẳng tìm bùn”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Xưa nay không hình , nào lại có môi mép, đặt đất rộng xưng dương, khen kia nói đạo lý. Hãy nói kia là ai?” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trước mười lăm ngày cả ngàn con trâu kéo chẳng lui, sau mười lăm ngày, chim cốt tài giỏi đuổi chẳng kịp. Chánh ngay trong mười lăm ngày, trời bình đất yên, đồng sáng đồng tối, Đại thiên sa giới chẳng lìa khỏi đương xứ. Có thể ngậm nhả mười hư, tiến tới một bước siêu việt chẳng thể nói nước biển thơm, lùi một bước dứt ngay ngàn trùng muôn dặm mây trắng, chẳng tiến chẳng lùi chẳng nói Xà-lê, Lão Tăng cũng không nơi mở miệng”. Sư nâng cây phất trần lên, tiếp bảo: “Chánh ngay lúc này thì thế nào? Có lúc nắm tại trên ngàn ngọn núi, đoạt dứt mây thu chẳng phóng cao”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mười phương đồng tụ hội, xưa nay thân chẳng mê, mỗi mỗi học vô vi, trên đỉnh dùng kềm dùi. Đây là trường tuyện chọn Phật, sâu rộng chớ thể lường, Tâm không đỗ đạt về, kiếm bén chẳng như dùi, lười cư sĩ Bàng chống, miệng trời Phạm Thiên ngậm bốn biển. Có lúc đem một cành cỏ làm thân vàng ròng trượng sau, có lúc đem thân vàng ròng trượng sáu làm một cành cỏ. Rất là kỳ đặc. Tuy là như vậy, cốt yếu lại phải chớ động nhằm cửa hướng thượng. Vả lại, thế nào là cửa hướng thượng? Đúc ấn đắp đàn cao”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Câu có câu không vượt tông vượt cách, như dây leo tựa cây núi bạc vách sắt, cho đến lúc cây ngã, dây leo khô, ít nhiều người mất ngay lỗ mũi. Ngay như gom nhặt được lại đã là ngàn dặm muôn dặm, chỉ như lúc chưa có nghĩ tin tức gì. Thế nào? Có thấu được chăng? Gió ấm chim kêu vỡ vụn, mặt nhật lên cao hoa cạnh đậm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Câu thứ nhất cử tiến được Tổ sư xin mạng, câu thứ hai cử tiến được người trời trông nhìn rơi, câu thứ ba cử tiến được miệng hổ cắn ngang thân. Chẳng là theo đường giữ vết, cũng chẳng phải đổi vết dời đường. Thấu được thì sáu tay ba đầu, Chưa thấu cũng là nơi nhân gian và trên trời. Vả lại, ngoài ba câu ấy, một câu làm sao sống? Nói. Bờ sống chỉ ở trên ty luân, trăng sáng thuyền con trôi ngũ hổ”.

Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Một lời chấm dứt, ngàn Thánh mất tiếng, một kiếm đương đầu, phanh thây muôn dặm. Do dó nói, có lúc câu đến, ý chẳng đến, có lúc ý đến câu chẳng đến. Câu hay cắt ý, ý hay cắt câu, ý câu giao nhau, lỗ mũi Nạp Tăng. Nếu hay nghĩ gì chuyển đi thì trời xanh cũng phải ăn gậy. Hãy nói nhờ cái gì có thể xót thương vô hạng với người đùa sóng? Rốt cùng lại rơi lạc chết trong sóng”. Có lúc Sư lại chỉ dạy đại chúng: “Đầu vực ngàn nhận buông tay, cần phải người đó, cung nỏ ngàn cân phát có đâu ví đàn chuột, Vân Môn mục châu ngay mặt ngã qua, Đức Sơn Lâm Tế cuồng dối xóm làng. Ngoài ra, lập cảnh lập cơ làm ổ làm hang, nên phải diệt chủng tộc người Hồ. Vả lại, một câu riêng thoát làm sao sống? Nói. Muôn duyên biến đổi lẫn lộn nhàn sự. Phòng núi tháng năm lạnh tợ băng”.

Đến tháng tám năm Thiệu Hưng thứ năm (1135) thời Nam Tống, Sư hiện tướng cảm mắc chút bệnh, ngồi kiết già viết kệ tụng lưu lại cho đại chúng xong, ném bút mà thị tịch. Sau khi trà tỳ, chiếc lưỡi và răng không hoại rã, có vô số xá-lợi năm sắc, dựng tháp an táng bên cạnh chùa Chiêu giác, truy phong Sư thụy hiệu là “Chân giác Thiền sư”.

2. Thiền sư Tuệ Cần ở Thái bình.

Thiền sư Tuệ Cần – Phật Giám ở Thái bình tại Thư châu, vốn người dòng họ Uông ở Bản quận. Vừa mới độ tuổi búi tóc, Sư đã rộng học kinh giáo viên thâm, qua khảo xét khả năng tập học mà được độ. Từng do duy chỉ một việc đây thật. Ngoài ra, hai chẳng phải vị Phật, mà cósự tỉnh ngộ. Sư mới vân du tham phỏng khắp các bậc danh túc, qua lại nơi cửa Ngũ tổ có mấy năm, tức giận Thiền sư Diễn chẳng vì ấn chứng. Sư cùng Thiền sư Viên Ngộ cùng bàn tính tiếp nối bỏ đi. Đến lúc Thiền sư Viên Ngộ trở về lại Ngũ tổ, mới chứng ngộ thấu triệt, mà Sư bỗng có chí ý muốn đi nơi xa. Thiền sư Viên Ngộ gắng khuyên Sư dừng lại, nên nói là: “Tôi cách biệt huynh mới hơn tháng nay, so với thời trước thấy như thế nào?” Sư đáp: “Điều tôi nghi là đây cũng toại tham đường”. Một ngày nọ, nghe Thiền sư Diễn nêu cử có vị Tăng hỏi Triệu Châu: “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” Triệu Châu đáp:

“Lão Tăng lỗ tai bị điếc, nên hỏi lại nghe”. Vị Tăng ấy lại hỏi, Triệu Châu đáp: “Ông hỏi gia phong của Ta, tức Ta biết gia phong của ông rồi vậy”. Khi ấy, Sư rỗng toan điều nghi, mới nói: “Xin Hòa thượng chỉ dạy khuôn phép cùng cực”. Thiền sư Diễn bảo: “Sum-la và muôn tượng là điểm ẩn của một pháp”. Sư bày lễ bái. Thiền sư bảo Sư làm chủ bút mực. Về sau, sư cùng Thiền sư Viên Ngộ đàm nói câu thoại, tiếp theo nêu cử Đông tự hỏi Ngưỡng Sơn về nhân duyên Trấn hải minh châu. Đến nơi không còn lý có thể trình bày, Thiền sư Viên Ngộ trưng bảo: “Đã gọi là gom không được đợi dây xâu châu này, lại nói không lời có thể đáp, không lý có thể tỏ bày”. Sư bèn không thể đáp thêm điều gì nữa. Qua sáng hôm sau, Sư nói cùng Thiền sư Viên Ngộ: “Đông tự chỉ đòi một hạt châu, mà Ngưỡng Sơn nghiêng đổ ra từng giỏ”. Thiền sư Viên Ngộ rất chấp thuận đó, mới bảo Sư rằng: “Lão huynh lại nên thân gần lão Hòa thượng đi”. Một ngày nọ, Sư đến phương trượng, chưa kịp mở miệng nói, bị Thiền sư Diễn quát mắng, Ma-la mà rút lui, về liêu đóng cửa ngủ, Sư hận Thiền sư Diễn không thôi. Thiền sư Viên Ngộ đã kín biết việc ấy, đi đến gõ cửa. Sư hỏi: “Ai đó?” Thiền sư Viên Ngộ đáp: “Tôi!” Sư liền mở cửa. Thiền sư Viên Ngộ hỏi: “Ông thấy Lão Hòa thượng như thế nào?” Sư đáp: “Tôi vốn chẳng muốn đi, bị ông thôi thúc phiền lụy, nên tôi đến gặp bị Lão tài giỏi ấy mắng nhục”. Thiền sư Viên Ngộ cười lớn ha ha rồi bảo: “Ông nhớ được lời nói cuối cùng ngày trước không?” Sư nói: “Là nói cái gì?” Thiền sư Viên Ngộ nói: “Ông lại nói Đông tự chỉ đòi một hạt châu, mà Ngưỡng Sơn nghiêng đổ ra từng giỏ”. Ngay lời nói ấy, sư tỏ ngộ, Thiền sư Viên Ngộ bèn dẫn Sư đồng đến phương trượng. Thiền sư Diễn vừa mới trông thấy, vội bảo: “Huynh cần hãy vui mừng việc lớn đã hoàn tất rồi vậy”. Qua năm sau, bảo Sư làm đệ nhất tòa, gặp lúc Thiền sư Linh Nguyên ở Thái bình đi đến Hoàng long nên pháp tịch đó trống vắng, Thiền sư Linh Nguyên mới đề đạt Sư với Thư thú Tôn Đảnh Thần, Sư bèn có mạng lệnh bổ nhậm Thái bình, Thiền sư Diễn đem pháp y trao truyền cho Sư, Sư nhận bưng lấy mà nói với đại chúng: “Ngày xưa Đức Phật Thích-ca Văn đem pháp y ca sa dệt bằng vàng cao trượng sáu đắp cho thân Phật Di-lặc cao ngàn thước, thân Phật chẳng cao mà pháp y ca sa chẳng ngắn. Có hiểu chăng? Tức cùng dạng đây không khác vậy, từ đó Đạo pháp truyền bá khắp rộng ra”.

Đến đầu niên hiệu Chánh Hòa (1111) thời Bắc Tống, Sư có được sắc ban thỉnh mời đến ở Trí hải tại Đông đô. Đến năm Chánh Hòa thứ năm (1115) thời Bắc Tống, Sư xin trở về, lại được sắc chiếu mời đến ở Tương sơn. Xu mật Đặng Công Tử từng tấu trình truy tặng Sư huy hiệu. Thầm Phục Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Ăn chua biết chua, ăn mặn biết mặn”. Lại hỏi: “Lúc cung gãy tên hết thì như thế nào?” Sư đáp: “Một trường ma-la”. Lại hỏi: “Người chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì?” Sư đáp: “Kéo phá lộ trụ”. Lại hỏi: “Lúc về quê hương mà không lối đi thì thế nào?” Sư đáp: “Vương Trình hữu hạn”. Lại hỏi: “Trước ba ba sau cũng ba ba làm sao sống?” Sư đáp: “Sáu lần sáu là ba mươi sáu”. Lại nói: “Nhân nghe Hòa thượng thân gần thấy gặp Ngũ tổ, có phải vậy chăng?” Sư đáp:

“Trâu sắt cắn nát có vàng ròng”. Lại hỏi: “Nghĩ gì thì thân gần thấy Ngũ tổ vậy”. Sư đáp: “Ta cùng ngươi có lắm oán thù”. Lại hỏi: “Chỉ như Tổ sư Đạt-ma thấy vua Võ Đế (Tiêu diễn 502-550) thời Nam Lương, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Tiếng Hồ dễ rành, tiếng Hán khó rõ”. Lại nói: “Vì rất giá lạnh mờ tối qua sông”. Sư bảo: “Nhân gió gá tiện”. Lại hỏi: “Thế nào là khách trong chủ?” Sư đáp: “Tiến tới trước, lùi lui sau buồn chết người”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong khách?” Sư đáp: “Lời chân thật biến thành lừa dối”. Lại hỏi: “Thế nào là khách trong khách?” Sư đáp: “Phu tử du hành ách tại trần”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong chủ?” Sư đáp: “Trọn ngày đồng đi nhưng không phải bè bạn”. Lại hỏi: “Hướng thượng Tông thừa đã được Sư chỉ dạy, còn hướng thượng Tông thừa, việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Búa lớn bổ xong, tay bôi xoa”. Lại hỏi: “Với tức tâm tức Phật tức chẳng hỏi, còn phi tâm phi vật việc ấy thế nào?” Sư đáp: “Hôm qua đã có vị Tăng hỏi mà Lão Tăng chẳng đáp”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ cùng tức tâm tức Phật cách nhau bao nhiêu?” Sư đáp: “Gần thì ngàn dặm muôn dặm, xa thì chẳng cách mảy may”. Lại hỏi: “Bỗng bị người học cắt dứt hai đầu, về nhà ẩn dật, lại làm sao sống?” Sư bảo: “Nhà ông ở nơi nào?” Lại nói: “Trong Đại thiên sa giới, một cái thân tự do”. Sư bảo: “Chưa đến nhà ở lại nói”. Lại nói: “Người học về đến trong ấy ngay bị Đông Tây chẳng rành, Nam Bắc chẳng phân đi vậy”. Sư bảo: “Chưa là ngoài bản phận”.

Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chí đạo không khó, chỉ hiềm lựa chọn, hoa đào sắc hồng, hoa lý sắc trắng, ai nói dung thông chỉ một màu? Chim yến hót, chim oanh ca, ai bảo liên quan chỉ một tiếng? Chẳng thấu then cửa Tổ sư, không nhận núi sông làm mắt trong”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thường ngày mặt nhật trầm lắng phương Tây, thường ngày mặt nhật xuất hiện phương Đông. Nếu muốn học Bồđề”, Sư ném cây gậy xuống một cái, tiếp bảo: “Chỉ nhìn mô dạng đây, Ngũ tổ Chu Tường lên giảng đường, năm xưa thời ngay nay, lò hồng mảnh tuyết bay, ngày nay thời năm trước, Tào nga đọc bia đêm, một câu nhỏ cuối cùng, Phật nhãn chẳng thể nhìn. Sen trắng mọc trên đỉnh núi, mặt nhật nhiễu quanh Tu-di, chim mổ cây san hô, cá kình nuốt tê lìa nước, thái bình gia nghiệp hiện tại tại người tiếp nối dương kỳ”. Có lúc lên giảng đường, Sư giăng ngang cây gậy mà bảo: “Trước chiếu sau dụng”. Sư dựng đứng cây gậy rồi bảo: “Trước dụng sau chiếu”. Sư chuyển ngược cây gậy lại và bào: “Chiếu dụng đồng thời”. Sư gõ cây gậy xuống một cái, bảo: “Chiếu dụng chẳng đồng thời. Các người bị miệng một cây gậy nuốt hết rồi vậy, trí đó các người không biết, nếu đến trong đó nói được một câu chuyển thân thì khỏi thấy một trường buồn bã. Còn như chưa được vậy thì ngày nay Lão Tăng mất lợi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mặt nhật gấp, vầng nguyệt nhanh, gấp gấp tỏa sáng mồng 10 tháng 07, không cùng Du tử chẳng về nhà, giả sử về chỉ đứng ở trước cửa. Nắm tay dẫn nó chẳng chịu vào, muôn dặm nhìn nhìn tấc cỏ không, hoa tàn rơi đất không người nhặt, một hồi mưa qua một hồi thấm ướt”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đức Thế Tôn có mật ngữ, Tôn giả Ca-diếp chẳng che giấu. Và Sư mới bảo: “Bình thường các người nói vàng nói đen, bình phẩm xưa nay, há chẳng phải là mật ngữ. Bình thường các người chẻ xoay cúi ngưỡng, nắm thìa nắm đủa chỉ vái muôn phước, là che giấu hay chẳng che giấu? Bỗng nhiên liếc đất đi cũng không thể biết. Cần muốn hiểu chăng? Đức Thế Tôn có mật ngữ mùa Đông đến lạnh ăn một trăm lẻ năm (105), Tôn giả Ca-diếp chẳng che giấu. Nước rỉ chẳng thông đã bày tang vật. Nạp Tăng lanh lợi như hiểu được, trên một lớp tuyết một lớp sương”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Việc mười lăm ngày trước trên gấm bày hoa, việc mười lăm ngày sau như biển nổi bọt bóng, còn ngay ngày mười lăm, tợ như kiếng một thước soi chiếu ảnh tượng cả ngàn dặm. Tuy là chân không tuyệt vết, kia làm sa Hải ấn phát sáng, mặc tình lộ trụ ấy nở hoa, nói gì mặt Phật đá xấu, cớ sao đến đầu sương đêm, trăng mặc tình rơi lạc trước khe”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử: “Có vị Tăng hỏi Triệu Châu: “Thế nào là nghĩa chẳng đổi dời?” Triệu Châu đưa tay làm thế dòng nước chảy, vị Tăng ấy bèn có sự tỉnh ngộ. Lại có vị Tăng hỏi Pháp nhãn: “Chẳng chấp lấy nơi tướng Như như bất động. Thế nào là chẳng chấp lấy tướng, thấy nơi Như như bất động?” Pháp nhãn đáp: “Ban ngày xuất hiện phương Đông, ban đêm rơi lại phương Tây”. Vị Tăng ấy cũng có sự tỉnh ngộ. Nếu cũng ở nơi đây thấy được, mới biết đạo xoay phong khí nép, núi xưa nay vẫn thường lắng, sông suối đua nhau rót đổ nguyên tự chẳng chảy đổ. Nếu như chưa được vậy, chẳng khỏi lại vì lắm lời. Trời xoay bên tả đất chuyển bên hữu, xưa đi nay lại trải qua biết bao nhiêu biến. Quạ vàng bay thỏ ngọc chạy, vừa mới ra cửa. Biển lại rơi lạc sau núi xanh, sông suối sóng xa tít, Hoài Tế gợn dằn dặt, thẳng vào biển xanh ngày đêm chảy”. Sư bèn cao tiếng bảo: “Chư Thiền Đức! Có thấy như như bất động chăng?” Ở trong thất, Sư dùng gỗ làm con xúc xắc sáu mặt, mỗi mặt đều họa viết chữ công. Có vị Tăng nào mới vào, Sư bèn ném đó và hỏi: “Hiểu chăng?” Vị Tăng ấy có phỏng nghĩ hay không phỏng nghĩ, Sư cũng đều liền đánh mà đuổi ra.

Đến ngày mồng 08 tháng 09 năm Chánh Hòa thứ 07 (1117) thời Bắc Tống, lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm Ấn Tổ sư tượng trạng tợ cơ trâu sắt. Đi tức in dừng, dừng tức in phá. Ngay như chẳng đi chẳng dừng, cũng chưa là nơi giẫm trải của nạp Tăng. Hãy làm gì sống là nơi giẫm trải của nạp Tăng? Đợi đến trước sau tháng mười sẽ vì các người chú phá”. Qua ngày mồng 08 tháng 10, Sư tắm gội thay đổi y phục xong, ngồi kiết già viết vài bức thư tay giã biệt những người thân quen xưa trước. Xong, dừng bút, Sư bèn thị tịch. Trà tỳ rồi gom nhặt linh cốt, dựng tháp an táng tại bản sơn.

3. Thiền sư Viễn ở Lông môn.

Thiền sư Viễn – Phật Nhãn ở Lông môn tại Thư châu, vốn người dòng họ Lý ở Lâm ngang. Sư rất nghiêm chánh, ít nói. Năm mười bốn tuổi, Sư thọ giới Cụ túc, y cứ Luật tạng nghiên cứu thuyết ấy. Nhân đọc kinh Pháp Hoa, đến “Pháp ấy chẳng thể nghĩ lường phân biệt mà biết được”. Sư cố giữ đem hỏi Giảng sư, Giảng sư đáp không được. Sư mới than rằng: “Nghĩa học danh tướng chẳng phải chỗ rõ việc lớn sinh tử”. Xong bèn cuộn áo theo hướng Nam vân du, đến nơi pháp tịch của Thiền sư Diễn đang ở Thái bình tại Thư châu. Nhân xin đến Lô sơn, chợt nhiên hai chân quỵ tế nơi đất, trong lúc đang muộn phiền, nghe hai người mắng rủa nhau. Có người can ngăn là: “Ngươi còn tự ở nơi phiền não”. Ngay lời nói ấy, Sư có chút tỉnh ngộ. Đến lúc trở về, phàm có hỏi gì, Thiền sư Diễn đều liền bảo: “Ta chẳng như ông. Ông tự hiểu được tốt lành”. Hoặc bảo: “Ta chẳng hiểu ông, chẳng như ông”. Sư càng nghi ngờ, nên đến phỏng hỏi Thủ tòa Nguyên Lễ, Nguyên Lễ mới đưa tay kéo lỗ tai Sư dẫn đi quanh lò lửa vài vòng, vừa đi vừa nói: “Ông tự hiểu được tốt lành”. Sư nói: “Thật là mong nhờ chỉ ra mà ông cùng đùa ư?” Nguyên Lễ bảo: “Ngày sau ông tỏ ngộ mới biết lỗ tai bẻ cong ở ngày nay”. Thiền sư Diễn sắp dời từ Thái bình đến Hải hội, Sư bùi ngùi nói: “Tôi trì bát vừa mới về lại tham, theo đến nơi một viện hoang sao có thể nghiên cứu quyết trạch việc đã rồi ư?” Sư bèn viết bài kệ cáo từ rồi đến kết hạ an cư tại Tương Sơn. Tình cờ gặp Thiền sư Linh Nguyên, ngày một càng thân thiện, trong lúc đang thong dong đàm nói; Sư nói: “Nhờ thấy dưới thành đô có ngữ cú của một tôn túc tợ như có duyên”. Thiền sư Linh Nguyên bảo: “Diễn Công là Tôn sư nhất đẳng trong thiên hạ, cớ sao xa lìa đó mà đến tôn thờ ai nơi phương xa? Chỗ gọi là Người có duyên bởi thầy nhận biết, cùng sơ tâm của ông tương khế vậy”. Sư theo lời khuyên răn ấy, bèn đến thẳng Hải hội. Về sau, Thiền sư Diễn bảo Sư trông coi việc bái yết. Vừa lúc đêm lạnh riêng ngồi một mình, Sư đánh khêu lò thấy đóm lửa bằng hạt đậu, bỗng nhiên tự vui mừng bảo là: “Sâu xa đánh có chút xíu, việc bình sinh chỉ như vậy”. Xong, Sư vội đứng dậy, đọc xem “Truyền Đăng Lục” để trên án, đến : “Nhân duyên đánh phá bếp táo rơi rớt”, Sư bỗng đại ngộ, làm bài kệ rằng:

“Rừng dao dao chim hót
Mặc áo ngồi trọn đêm
Đánh lửa rõ bình sinh
Cùng thần về phá rơi
Việc rõ người tự mê
Khúc dạt ai hay biết
Nghĩ đó trọn chẳng quên
Cửa mở ít người qua”.

Nhân đến nơi Liêu Sư ở, Thiền sư Viên Ngộ nêu cử câu thoại rừng xanh ban thổ để kiểm nghiệm Sư, nên hỏi: “Xưa nay không người ra được, ông hiểu như thế nào?” Sư đáp: “Cũng có rất khó”. Viên Ngộ bảo: “Cũng như kia nói xe sắt Thiên Tử, chiếu chỉ trong nước, ý làm sao sống?” Sư đáp: “Tôi nói sách buông tha trong cung Đế-thích”. Thiền sư Viên Ngộ trở lui nói với mọi người: “Hãy vui mừng Huynh Viễn tiện có câu người sống”. Từ đó, Sư ẩn dật nơi am Đại trung tại Tứ diện, gặp lúc thiên hạ đua nhau tạo dựng mới chùa Vạn thọ – Sùng ninh. Thư Thú Vương Công tan vỡ bảo Sư khai đường giảng pháp. Tiếp theo bổ Sư đến nhậm Long môn, tiếng tăm Đạo hạnh Sư vang vọng xa. Về sau Thiên Hóa đến Bao thiền, xu mật Đặng Công Tuân Võ tấu trình ban tặng Sư hiệu và pháp y sắc tía.

Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trên đường Đài sơn khách qua toàn hiếm, trước nhà phá tảo cảm ân không đất, tuyết vùi cây bách giữa sân băng phủ lấp khe, tuy ở phương Nam đều lò lửa, bèn vào nhà khác trong vò dưa muối. Nhìn nhìn ngày ba mươi tháng chạp, bèn là mạnh xuân còn lạnh. Các người mỗi phải tự nỗ lực hướng tới trước, rất kỵ tự sinh lùi khuất”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư chống cây gậy, bảo: “Tròn sáng rõ biết chẳng do tâm nghĩ, đánh chết cần nói rơi hầm rớt hố. Rốt cùng như thế nào?” Xong, Sư mới tụa cây gậy mà xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bào huyễn đồng vô ngại, vì sao chẳng liễu ngộ, người trong tròng mắt thổi gọi con đạt pháp tại trong đó, chẳng phải nay cũng chẳng phải xưa, xúc xắc sáu con đầy chén hồng. Đại chúng! Người lúc ấy vì gì ngồi đất nhìn bình bát Dương châu đặt treo dạng tân phiên, trên trâu cưỡi trâu cười giết người”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Triệu Châu chẳng thấy Nam Tuyền, sơn Tăng không biết Ngũ tổ. Dưa ngọt thì ngọt suốt cành lá, bầu đắng đắng cả gốc rễ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một chiếc lá rơi dưới trời xuân, không đường tầm tư giết người. Dưới là trời trên là đất. Lời này lúc chẳng vào lưu ý, Nam làm Bắc, Đông làm Tây, động mà ngưng, vui mà buồn, đầu rắn đuôi bò cạp một lần thử đó, trong miệng hổ dữ chim tước sống, vậy sao nói về nhà đi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ngàn thuyết muôn thuyết chẳng như tận mặt một lần thấy, giả sử chẳng nói cũng tự rành rẽ. Thí dụ dao báu của Vương Tử, thí dụ những người mù sờ voi, việc cách sông vẫy tay trong thiền học, việc cùng thấy ở đình Vọng châu, việc nơi chóng tuyệt không người, việc nơi núi sâu vực thẳm, đó đều là tận mặt mà thấy, chẳng tại ngôn thuyết vậy”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tô Võ chăn dê nhục chẳng khuất, Lý Lăng nhìn Hán vui quên về. Đó là tại trong nước hay ngoài nước? Trong đệ tử chư Phật có vị hai chân vượt hầm, có người nhận rõ tiếng sáo đứng dậy múa, có người thân chôn vùi đất phẩn tốt, có người trách mắng thần sông. Đó là tập khí hay là diệu dụng? Đến như chống tréo đánh đất, dựng phất trần, gõ thiền sàn, Mục Châu một hướng đóng cửa, Lỗ Tổ trọn năm xoay mặt vách tường. Đó là vì người hay chẳng vì người? Tin biết hết thảy phàm phu chôn vùi kho báu, rất chẳng là Trượng phu. Các người sao chẳng thể mở bánh lái căng buồm vất bỏ sông qua bờ nghỉ? Lại đinh thông vẫy thuyền, ngày nào về đến nhà? Đã làm người Tào Khê lại là Hán trong nhà, vậy có thấy việc trong nhà chăng?” Có vị Tăng hỏi: “Kiếp lửa thiêu đốt rụi, đại thiên sa giới đều rã hoại, chưa xét rõ cái ấy rã hoại hay không rã hoại?” Sư đáp: “Trong thùng sơn đen sắc vàng ròng”. Lại hỏi: “Đạo xa vậy thay, xúc sự mà thật, sao là Đạo?” Sư đáp: “Trên đảnh tám thước năm”. Lại hỏi: “Lý ấy như thế nào?” Sư đáp: “Vuông tròn bảy tám tấc”. Lại hỏi: “Kiếp lửa từ thời Oai Âm trở về trước, riêng là một Hồ thiên, săn bắn trước ngự lầu, chẳng là liềm cắt cỏ ruộng, dất dậy ngồi đều nói, cái ấy gọi là cái gì?” Sư đáp: “Chánh là cái liền cắt cỏ ruộng”. Vị Tăng ấy bèn hét, Sư bảo: “Còn ở làm chủ”. Và Sư hỏi vị Tăng ấy: “Lúc ngọn đèn riêng lẻ soi chiếu thì thế nào?” vị Tăng ấy im lặng, Sư thay lời bảo: “Lộ trụ chứng minh”. Sư nghe tiếng bảng khai tỉnh, mới bảo: “Cứ thật kết án”. Sư từng ghi đề nơi vách tường Diên thọ Long môn rằng: “Phật hứa với người có bệnh sẽ vì chữa trị.dung có chỗ tương tức vậy. Rừng thiền phàm có vài tên, hoặc gọi là Niết-bàn thấy pháp thân thường trú rõ pháp bất sinh vậy, hoặc gọi là tỉnh hành, biết đây trái duyên đều theo hành khổ vậy. Hoặc gọi là Diên Thọ muốn được tuệ mạng phò trì sắc thân vậy. Kỳ thật khiến người rõ được nơi sinh tử. Thấy nhiều mà tỏ ngộ ít, cảm mắc chút bệnh bèn vào nhà này. Chẳng mạnh chi tiết tiện có bổ ích, kịp đến lúc lâu nghĩ làng quê chẳng tốt lành, lùi nghĩ diệt trừ gốc khổ. Các bậc Tiên Thánh nói bệnh tật là thuốc tốt của chúng sinh, nếu khéo ăn uống, không gì chẳng lành”.

Đến đầu niên hiệu Tuyên Hòa (1119) thời Bắc Tống, Sư lấy cớ bệnh, giã từ trở về lại Đông đường ở Tương sơn. Qua năm sau (1120), viết mây một ngày trước. Thọ trai xong, ngồi kiết già, Sư bảo cùng đồ chúng rằng: “Những bậc Lão túc ở các phương đến lúc lâm chung thảy đều lưu lại kệ tụng giã từ cõi đời. Cõi đời có thể giã từ ư? Tạm lấy an ổn đi”. Xong, Sư mới chấp tay an nhiên thị tịch, môn nhân đệ tử dùng hộp tôn trí di cốt thỉnh về Long môn, dựng tháp tôn thờ bên cạnh đài Linh quang.

4. Thiền sư Đạo Ninh ở Khai phước.

Thiền sư Đạo Ninh ở Khai phước tại Đàm châu, vốn người dòng họ Uông ở Hấp khê. Thưa tráng niên, Sư làm Đạo nhân lo việc tắm rửa ở chùa Sùng quả, một ngày nọ sắp rửa chân, chợt nhiên tụng kinh Kim Cang đến : “Đối với chương cú đây mà hay sinh lòng tin, lấy đó làm thật”, bèn quên moi sự nhận biết, bỗng nhiên duỗi chân vào trong bồn nước nóng, phát minh chính mình. Sau đó, Sư xuống tóc xuất gia tại Tương sơn, lại đến nương tựa Thiền sư Lão Lương ở Tuyết đậu. Trải qua hai năm, vân du khắp chốn tùng lâm, tham phỏng các bậc danh túc, về sau đến Bạch Liên, nhân lúc tiểu tham nghe Ngũ tổ (Thiền sư Diễn) nêu cử câu thoại bình sạch xưa cũ của Đức Phật của Quốc sư Trung và con chó không có Phật tánh của Triệu châu, Sư bèn thông suốt nguồn pháp.

Trong khoảng niên hiệu Đại Quán (1107-1111) thời Bắc Tống, Đàm Soái Tịch Công Chấn thỉnh mời Sư đến ở Khai phước, các hàng nạp tử đua nhau đến nương tựa. Nhân ngày tắm Phật, lên giảng đường, Sư bảo: “Chưa lìa khỏi Đâu suất đã giáng hiện nơi Vương công, chưa ra khỏi thai mẹ mà độ người đã hoàn tất. Chư vị Thiền đức! Thường ngày mặt nhật từ bờ phía Đông xuất hiện, mỗi sớm mai canh năm gà gáy. Tuy chẳng phải động Đào hoa, xuân đến hoa đào cùng đầy khe”. Sư lại bảo: “ Trong vườn Tỳ lam từ hông phải đản sinh, bảy bước đi quanh mắt nhìn bốn phía, trên trời dưới trời chỉ mình ta riêng tôn quý. Rất tợ như tham trông nhìn vầng nguyệt trên trời bỏ mất châu ngọc trong tay. Lại có biết nơi rơi lạc chăng? Nếu biết được nơi rơi lạc mới là con hiếu cháu thuận. Còn như chưa được vậy, thì chẳng khỏi lại phải cước chú ở dưới”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Bẩm tánh kỹ lưỡng hay kỳ quái, chưa lên luân kia đùa một trường”. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Ngày thu sáng rực trời, sông thu lạnh trời biếc, thương thay người ngoài cửa, nơi nơi tìm Di-lặc, chợt đường bỗng lắc đầu, cùng gặp chẳng cùng biết. Chư vị Thiền đức! Đã là cùng gặp vì gì liền chẳng cùng biết? Cắt hết trúc trước sương, vào khe chẳng hóa rồng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Khắp cõi chẳng từng ẩn giấu, thông thân không ảnh tượng, cùng gặp chớ ngờ rất ngu si, nhiều kiếp đến nay không kỹ lưỡng, không kỹ lưỡng ít người biết. Đại để kẻ kia da cốt đẹp nào phải soi kiếng vẽ lông mày”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chánh lệnh Ma-kiệt chưa khỏi gập ghềnh, thiết thất duỗi tâm từ sớm thương phong cốt, mang đãy cầm tích cô phụ bình sinh, luyện hạnh lạnh lòng vội cùng dốt đặc, sao tợ mùa xuân mua tạnh núi xuân xanh, mây trắng ba mảnh bốn mảnh, chim vàng một tiếng vài tiếng, ngàn mắt đại bi nhìn chẳng đủ. Vương Duy tuy khéo vẽ khó thành, ngay như tiện nghĩ gì, còn tự giẫm trải đồ trình, tạm một câu chẳng giẫm trải đồ trình làm sao sống? Nói. Người từ Biện Châu lại chẳng được tin Đông kinh”. Có vị Tăng hỏi: “Lúc hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Người trời đếu chấp tay”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Chẳng ngại qua lại trông nhìn”. Lại hỏi: “Thế nào là câu đến mà ý không đến?” Sư đáp: “Cỏ lành vốn không rễ, thư tay nắm lại dùng”. Lại hỏi: “Thế nào là ý đến mà câu chẳng đến?” Sư đáp: “Lãnh lấy ý đầu móc câu, chớ nhận định bàn tinh”. Lại hỏi: “Thế nào là ý và câu đều đến?” Sư đáp: “Đại bi chẳng bày tay, thông thân là tròng mắt”. Lại hỏi: “Thế nào là ý và câu đều chẳng đến?” Sư đáp: “Bạn đến Tiêu tương, Tôi đến Tần”.

Đến ngày mồng 04 tháng 11 năm Chánh Hòa thứ ba (1113) thời Bắc Tống, Sư cạo tóc tắm gối, qua hôm sau, nhân lúc tiễn tham sau khi thọ trai xong, Sư khuyên răn đại chúng hành đạo, ngôn từ rất mực chân thành tha thiết. Đến lúc mặt nhật xế bóng về Tây ngày mồng bảy, Sư ngồi kiết già mà thị tịch. Sau khi trà tỳ thâu nhặt được xá-lợi năm sắc, thỉnh đưa về tôn trí trong tháp mà phụng thờ.

5. Thiền sư Nguyên Tỉnh ở Đại tùy.

Thiền sư Nguyên Tỉnh – Nam Đường ở Đại tùy tại Bành châu, về sau đổi tên là Đạo Hưng, là con của Đại Nho triệu Công Ước Trọng ở Ngọc Sơn – Lãng Chi. Năm mười tuổi, Sư cảm mắc bệnh rất nặng. Thân mẫu Sư tâm thành cầu đảo, cảm mộng khác thường, bèn khuyên Sư xuất gia, Sư đến nương tựa nối dõi ở viện Bảo sinh, Đại từ tại Thành đô.

Năm Nguyên Hựu thứ ba (1088) thời Bắc Tống, Sư thông rành kinh điển, được độ, lưu ở lại nơi giảng tụ có hơn năm trời rồi xuống phương Nam. Mới đầu, Sư đến tham yết Thiền sư Ân ở Vĩnh an, ngay câu thoại ba gậy nhanh chóng của Lâm Tế mà Sư phát sáng, tiếp theo Sư đến nương tựa các bậc danh túc và thảy đều xứng hợp ý. Nghe Ngũ tổ (Thiền sư Diễn) cơ biện cao trội, Sư muốn đến ức nén đó, bèn đến bái yết. Thiền sư Diễn mới bảo: “Ta ở đây chẳng sánh cùng các phương, phàm ở trong thất chẳng cần ông tiến tới thối lui, chỉ chỏ chống nắm, nhiễu quanh thiền sàn làm người nữ lễ bái dất dậy tọa cụ ngàn ban kỹ lưỡng. Chỉ cần ông ngay nơi một lợi nghe chín chắn, bèn là chỗ thấy của ông”. Sư bèn mịt mờ mà rút lui. Sư quyết tham suốt ba năm, một ngày nọ Nhập thất bải. Thiền sư Diễn bảo Sư rằng: “Ông mở lời đã được mười phần, thử lại cùng Ta nói xem?” Sư bèn phanh vạch trình bày. Thiền sư Diễn bảo: “Nói cũng nói được mười phần, lại cùng ta đoán xem”. Sư bèn tùy điều hỏi mà hán đoán”. Thiền sư Diễn lại bảo: “Khéo tức đã khéo, nhưng chưa từng được nơi nói năng của Lão Tăng. Sau khi thọ trai có thể đến nơi tháp Tổ sư, Ta sẽ vì ông mỗi mỗi xét qua mới được”. Khi đến nơi tháp, Thiền sư Diễn bèn đem các câu ngữ thoại tức tâm tức Phật, gã vác bảng ở Mục Châu, Nam Tuyền chém mèo cho nên, con chó có Phật tánh và không có Phật tánh của Triệu Châu dẫn hỏi, Sư đối đáp không ngưng trệ. Đến câu thoại con chó của Tử Hồ, Thiền sư Diễn bèn đổi sắc mặt bảo: “Chẳng phải”. Sư hỏi: “Nếu chẳng phải tức thế nào?” Thiền sư Diễn bảo: “Ấy chẳng phải thì cùng mặt trước đều chẳng phải”. Sư nói: “Xin Hòa thượng từ bi chỉ dạy”. Thiền sư Diễn bảo: “Xem kia nói, Tử Hồ có một con chó, trên lấy đầu người, giữa lấy eo người, dưới lấy cẳng chân người. Có người vào khéo trông xem. Mới thấy có vị Tăng vào cửa bèn bảo nhìn xem con chó, xoay đến Tử Hồ nói nơi nhìn xem con chó, mở bày một chuyển ngữ bảo Tử Hồ cứng lưỡi. Miệng Linh của Lão Tăng bèn là nơi ông rõ xác đáng vậy”. Ngày hôm sau vào thất, Sư im lặng mở hỏi thuyết ấy. Thiền sư Diễn cười bảo: “Không nói ông chẳng phải ngàn rõ trăm xác đáng đến người. Lời này chỉ là lời Tiên sư mở nói”. Sư hỏi: “Tôi là người gì được tợ đầu mối Hòa thượng?” Thiền sư Diễn bảo: “Không phải vậy, Lão Tăng tuy nương thừa tiếp nối kia, nghĩa là kia nói vụng về, bởi chữ dùng thủ của Viễn Lục Công tiếp người nên vậy. Nếu Lão Tăng cùng Viễn Lục Công, bèn cùng Bách Trượng, Hoàng Nghiệt, Nam Tuyền, Triệu Châu cùng đồng bạn nắm tay đồng đi, mới thấy lời nói vụng về tức chẳng kham”. Sư cho rằng không phải vậy, mới kéo gậy vượt qua sông, vừa gặp lúc nước lớn dâng tràn mới lưu lại, Tứ Tổ mới cùng đồng bạn lôi kéo trở về. Lại trải qua hai năm, Thiền sư Diễn mới hứa khả ấn chứng cho Sư, Sư từng thương lược cổ kim lần lượt. Thiền sư Diễn nắm tay Sư mà bảo: “Được ông nói phải là Tôi nêu cử, được ông nêu cử phải là Tôi nói, mà nay trở về sau bí yếu của Phật tổ các phương quan niệm không trốn lánh tay ông nắm bắt vậy”.

Sư bèn dựng lập Nam Đường mà dừng ở, từ đó tiếng tăm vang vọng khắp nơi, Thành đô soái tịch công đán thỉnh mời Sư khai đường giảng pháp tại gia Hựu. Sau đó không bao lâu, Sư chuyển đổi đến ở Chiêu giác rồi dời đến ở Năng nhân, và Đại tùy. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Quân vương rành rẽ, tướng soái rõ ràng, một hồi được thắng, sáu nước bình an”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử ngữ thoại của Lâm Tế đến tham vấn Hoàng Nghiệt, Hòa thượng Đoan ở Bạch vân có bài tụng rằng: “Một đấm đấm ngã lầu Hoàng Hạc, một nhảy nhảy qua châu anh vũ. Lúc có ý khí thêm ý khi, nơi chẳng phong lưu cũng phong lưu”, rồi Sư bảo: “Với Đại tùy tức chẳng như vậy, năm bảy mươi tuổi già suy bước không vững, mắt nhìn sáng rỡ ta chẳng điếc, bỗng nhiên có người khi phụ ta, một đấm đánh ngã qua cửa Đông!” Lại có lúc lên giảng đường, hỏi đáp đã xong, Sư mới bảo: “Từ lúc có Tổ trở lại người lầm hiểu, chỉ lấy ngôn cú làm Thiền đạo, rất chẳng biết Đạo vốn không thể, nhân thể mà đặt tên, Đạo vốn không tên, nhân tên mà đặt hiệu, chỉ như vừa lại lên tòa mới nghĩ gì ra lại tiện nghĩ gì về chúng. Hãy nói đầy đủ mắt sáng hay chẳng đầy đủ mắt sáng? Nếu nói đầy đủ mắt sáng mới nghĩ gì ra lại, mắt tại nơi nào? Nếu nói chẳng đầy đủ mắt sáng sao hợp tiện nghĩ gì đi? Chư vị nhân giả? Ngay đây thấy được thích thản rành rẽ thì biết Nhị tổ (Thần Quang) lễ bái xong y như chỗ cũ mà đứng, thật được cốt tủy của Tổ sư Đạt-ma, chỉ chút ấy là mạng căn của chư Phật ba đời, là mạng mạch của sáu đời Tổ sư, là nơi an thân lập mạng của các Lão Hòa thượng trong thiên hạ. Tuy là như vậy nhưng phải thân gần đến mới được”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Vườn ruộng của chính mình mặc tình canh cây, có nghiệp của Tổ tông dốc sức phải tranh nài, ngộ được ngồi bên đầu ngàn Thánh, dùng đến dưới Tam đồ cùng đi”. Có vị Tăng hỏi: “Tâm ấn Tổ sư, xin Sư chỉ thẳng?” Sư bảo: “Ông nghe nóng đốt chăng?” Vị Tăng ấy đáp: “Nghe”. Sư bảo: “Vả lại chẳng nghe lạnh”. Vì Tăng ấy lại hỏi: “Hòa thượng có nghe nóng đốt chăng?” Sư đáp: “Không nghe”. Lại hỏi: “Vì gì không nghe?” Sư lắc vẫy cái quạt, bảo: “Vì ta có cái này”. Lại hỏi: “Thế nào là đoạt người chẳng đoạt cảnh?” Sư đáp: “Bắt sống Ma vương xuyên lỗ mũi”. Lại hỏi: “Thế nào là đoạt cảnh chẳng đoạt người?” Sư đáp: “Hạt cây trong tâm thuộc bọn ta”. Lại hỏi: “Thế nào là người và cảnh cả hai đều đoạt?” Sư đáp: “Một lưỡi câu ba núi liền sáu con ba ba”. Lại hỏi: “Thế nào là người và cảnh đều chẳng đoạt?” Sư đáp: “Giữa ban ngày cưỡi trâu xuyên qua chợ”. Lại hỏi: “Lúc hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Xinh đẹp”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Xinh đẹp”. Lại hỏi: “Thế nào là hoa sen?” Sư đáp: “Xinh đẹp”. Vì Tăng ấy bèn lễ bái. Sư bảo: “Cùng với ba cái đẹp kia, muôn sự đồng một lúc thôi nghĩ. Lại nói: “Với che giấu thiên hạ nơi thiên hạ tức chẳng hỏi. Vị Tăng ấy mới đưa nắm tay mà hỏi: Chỉ như cái này làm sao sống che giấu?” Sư đáp: “Trong tay áo”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ thế nào là người kỷ cương Phật pháp?” Sư đáp: “Chẳng thể là Quỷ”. Lại hỏi: “Bỗng gặp kẻ giết Phật giết Tổ đến lại làm sao sống chi khiển?” Sư đáp: “Lão Tăng có mắt chưa từng thấy”. Lại hỏi: “Người học chợt vào tùng lâm, xin Sư chỉ bảo?” Sư đáp: “Ăn cháo ăn cơm chớ bảo phóng tại sau não”. Lại nói: “Trọn ngày lúc ăn chưa từng ăn”. Sư bảo: “Phụ lòng nạp Tử không biết tốt xấu”. Lại hỏi: “Lúc kiếp lửa thiêu đốt khắp đại thiên đều tiêu hoại, chưa xét rõ cái ấy tiêu hoại không?” Sư bảo: “Ai bảo ông nghĩ gì?” Sư lại hỏi vị Tăng ấy: “Đến trước cúi mình?” Vị Tăng ấy đáp: “Chưa xét rõ”. Sư hỏi: “Là tiêu hoại hay chẳng tiêu hoại?” Vị Tăng ấy im lặng không đáp. Lại hỏi: “Thế nào là Thiền trong núi?” Sư đáp: “Trúc non trước sân trước mọc măng, tùng khô dưới khe cành già lớn”. Lại hỏi: “Thế nào là Thiền trong chợ?” Sư đáp: “Chuông trống giữa đường thông sáu ngã âm vận tung tung, tức nơi trải vàng trong thế giới”. Lại hỏi: “Thế nào là Thiền trong thôn?” Sư đáp: “Giặc cướp tiêu mất, tằm cuốn lúa chín, ngâm ca cổ vũ nhạc bình”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi chư Phật xuất thân?” Sư đáp: “Hỏi được rất xác đáng”. Lại hỏi: “Lúc tiện nghĩ gì đi thì thế nào?” Sư đáp: “Đáp được lại kỳ đặc”. Lại hỏi: “Nhân núi thấy nước, thấy nước quên núi, núi nước đều quên, lý ấy kết quy về nơi nào?” Sư đáp: “Sơn Tăng ngồi ngay đầu lưỡi, đất trời tối mịt”. Có một Lão Túc duỗi lời bảo rằng: “Đầu đường ngã tư dựng một chòi tranh, chỉ là chẳng hứa cho người ỉa”. Vị Tăng ấy nêu cử hỏi Sư. Sư đáp: “Là ông trước ỉa rồi, lại bảo người nào ỉa?” vị Lão Túc ấy nghe vậy bèn đốt hương xa trông về Đại Tùy kính bái cầu tạ Sư.

Đến trong tháng bảy năm Ất mão (1135) thuộc niên hiệu Thiệu hưng (1131-1163) thời Nam Tống, mưa tuyết lớn, trong núi có voi khác lạ xuất hiện, Sư bảo: “Thời kỳ của tôi đã đến vậy”. Ngày 17 tháng 07, Sư giả biệt quận thú, sau đó ba ngày, Sư hiện tướng cảm mắc chút bệnh ở Thiên bành. Đến đêm 24 tháng 07, Sư hỏi vị Tăng Thị giả rằng: “Lúc trời sáng sớm không trăng thì thế nào?” Vị Tăng ấy im lặng không đáp. Sư bảo: “Ngược lại bảo ta cùng ông xuống lửa mới được”. Ngày hôm sau Sư trở lại nơi bờ đê viện khẩu giải, lưu lại lời dạy răn rồi an nhiên thị tịch. Môn nhân đệ tử nghinh thỉnh toàn thân Sư trở về, sương khói phủ khắp bốn phía, chim vượn kêu réo buồn thảm. Lúc trà tỳ có mùi hương thơm khác lạ tỏa khắp đồng trống, chiếc lưỡi vẫn y nguyên như cũ, xá-lợi năm sắc nhiều không thể tính kể, bèn an táng tại phía Tây tháp Định quang. Về sau, Trụ thiên đồng thiên mục văn lễ đắp họa tôn tượng Sư và tán thán, có thể khuyết bày hạnh thật của Sư vậy, nhân đều ghi lục đó. Bài tán ấy là: “Động Sơn người một hội, chỉ kia chẳng loảng xoảng, riêng ở nơi nhàn phòng, tùng lâm khó giảng cứu, rắn đầm phương thủy ra kinh hãi người, nồi sắt dụt gà gáy giữa ngày, tạp kịch đánh lại, toàn lửa chỉ hầu, về già buông phóng sơ dong, tức cùng thế tục hòa đồng, cần ba từ khiến người khám nghiệm, ném hương giúp thêm tiện bày gia phong. Định quang không Phật uống phí lưới lồng, sắp đi lắc linh giữa hư không, nào biết tan hết tông mây trắng”.

6. Thiền sư Tông Thái ở Vô vi.

Thiền sư Tông Thái ở Vô vi tại Hán châu, vốn người xứ Bồ thành. Từ khi ra cửa ải, Sư vân du khắp các tùng xã, đến nơi Ngũ tổ (Thiền sư Diễn). Ngày cáo Hương, Thiền sư Diễn nêu cử câu thoại Triệu Châu tẩy rửa bình bát khiến Sư tham. Đến lúc vào thất, lại nêu cử câu thoại ấy hỏi Sư: “Triệu Châu hướng đến đó nói gì, vị Tăng ấy bèn tỏ ngộ ngay?” Sư đáp: “ngươi rửa bình bát đi”. Thiền sư Diễn bảo: “Ông chỉ biết việc trên đường, chẳng biết mùi vị đượm trên đường”. Sư nói: “Đã biết việc trên đường, trên đường có lắm mùi vị”. Thiền sư Diễn hỏi: “Ông chẳng biết ư?” Lại hỏi: “Ông từng đếc Chiếc giang chưa?” Sư đáp: “Chưa đến”. Lại bảo: “Ông chưa tỏ ngộ”. Từ đó, trải suốt năm năm, Sư chẳng thể đối đáp. Một ngày nọ, Thiền sư Diễn lên giảng đường trông nhìn khắp đại chúng rồi bảo: “Tám mươi công công trục cầu lụa”. Xong, bèn xuống khỏi tòa, Sư hân hoan ra giữa chúng hỏi: “Hòa thượng thử trục một trục xem?” Thiền sư Diễn liền đưa tay làm thế đanh trống nhạc, kéo giữ ngữ âm thục xướng Ba Miên Châu ca rằng: “Núi đậu tử đánh trống ngoái gạch, núi Dương Bình buông rải mưa trắng, mưa trắng xuống lấy Long nữ dệt được hai trượng năm lụa quyên, một nửa thuộc La giang, một nửa thuộc Huyền võ”. Nghe thế, Sư đại ngộ, bèn bưng miệng Thiền sư Diễn mà bảo rằng: “Chỉ tiêu xướng đến trong đó”. Thiền sư Diễn cười lớn mà trở về. Về sau, Sư trở lại đất Thục, bến chúng thỉnh mời Sư khai đường giảng pháp tại vô vi, chuyển dời chánh pháp. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một đại sự nhân duyên này, từ khi Đức Thế Tôn nắm cành hoa, Tôn giả Ca-diếp mỉm cười, Đức Thế Tôn bảo: “Ta có chánh pháp nhãn tạng phân giao cho Ma-ha Đại Ca-diếp”. Từ đó trở về sau, từng đèn đèn tiếp nối, Tổ Tổ tương truyền, mãi đến nay đây lâu dài chẳng rơi lạc. Ngay như được khắp đất mọc hoa, nên gọi là Niết-bàn diệu tâm, cũng gọi là bản tâm, cũng gọi là bản tánh, cũng gọi là mặt mắt xưa nay, cũng gọi là Đệ nhất nghĩa đế, cũng gọi là mắt kiên cố, cũng gọi là Ma-ha đại Bát-nhã. Ở kẻ nam gọi là nam, nơi kẻ nữ gọi là nữ. Các người chỉ tự ngộ đi ban ấy đều là ngôn ngữ nhà rỗi”. Sư bèn nắm cây phất trần, tiếp bảo: “Hiểu rồi gọi là Thiền, chưa ngộ qua nhiên khó và rất khó, trước mắt ngăn cách cái núi Tu-di, tỏ ngộ rồi dễ và rất dễ, tin miệng nói lại không gì chẳng phải”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư bảo: “Ai bảo ông nghĩ gì mà hỏi”. Vị Tăng ấy bèn phỏng nghĩ. Sư bảo: “Xong”.

7. Thiền sư Biểu Tự ở Ngũ tổ.

Thiền sư Biểu Tự ở Ngũ tổ tại Kỳ châu, vốn người xứ Hoài an, mới đầu, Sư đến nương tựa Ngũ tổ (Thiền sư Diễn), trải qua thời gian rất lâu mà chưa có sự tỉnh ngộ. Bấy giờ Thiền sư Viên Ngộ làm thủ tòa, Sư bèn đến thưa hỏi điều lợi ích. Viên Ngộ bảo: “Huynh có điều nghi gì thử nói cùng ta?” Sư bèn nêu cử Đức Sơn tiểu tham chẳng đáp câu thoại, người hỏi câu thoại ăn ba mươi gậy. Viên Ngộ bảo: “Lễ bái làm được vậy, ngươi bắt chước nêu cử câu thoại còn chẳng hiểu”. Sư lễ bái xong, Viên Ngộ bảo lại nêu cử câu thoại trước. Sư nói: “Đức Sơn tiểu tham chẳng đáp câu thoại”. Viên Ngộ liền bưng miệng Sư mà hỏi: “Chỉ nghĩ gì xem?” Sư gắng gượng mở tiếng kêu: “Ôi! Ôi! Đâu có Công Án, chỉ bảo người xem đạo lý một câu”. Có vị Tăng nói cùng Sư rằng: “ Huynh không thể nói như thế, Thủ tòa phải có phương tiện”. Nhân tỉnh tọa thể cứu suốt cả tuần, Sư chóng hiểu rõ điều nghi, bèn đến lễ tạ Viên Ngộ. Viên Ngộ bảo: “Huynh mới biết tôi chẳng khi phụ người”. Sư lại thẳng đến nơi phương trượng. Thiền sư Diễn nghinh đón, cười vui. Từ đó, ngày một Sư vào sâu huyền áo. Đến lúc sắp thị tịch, Thiền sư Diễn để lại lời cùng Quận thú bảo Sư nối tiếp pháp tịch đó. Bốn chúng nạp Tử đua nhau tìm đến đông nhiều. Sư ghi nói Bảng Thị giả rằng: “Đông Sơn có ba câu, nếu người nói được tức treo giường”. Các nạp tử đều vạch bày chẳng được. Một ngày nọ có vị Tăng nâng tọa cụ đến nơi trượng thất thưa cùng Sư: “Tôi nói chẳng được, chỉ muốn treo giường” Sư rất hoan hỷ, gọi Duyna an bài dưới cửa sổ sáng. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lúc Đức Thế Tôn nắm cành hoa, Tôn giả Ca-diếp mỉm cười, mọi người chỉ biết nắm cành hoa và mỉm cười, cốt yếu lại chẳng biết Đức Thế Tôn”. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp:

“Trẻ con mới sinh ném chén vàng”.

8. Thiền sư Đạo Sơ ở Long hoa.

Thiền sư Đạo Sơ ở Long hoa, vốn người dòng họ Mã ở Tử chi, Sư làm thị giả cho Thiền sư Diễn suốt mấy năm. Sau đến Long hoa, có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gà thấy nhau bèn chọi, chó thấy nhau bèn cắn. Chim si trên điện hớp trọn ngày tương đối, vì gì tức chẳng sân?” Xong. Sư bèn xuống khỏi tòa. Cơ biện của Sư cao vợi nhạy bén, các hàng môn nhân chẳng biết đến đâu. Một ngày nọ, Sư bảo đại chúng rằng: “Hôm qua lìa chợ thành, mây trắng không đi lại, gió tùng sạch tai mắt, đích thực hơn nhân gian”. Sư bèn gọi chúng và bảo: “Đó là câu cuối cùng của Tiên sư”. Sau đó khoảnh khắc Sư bèn an nhiên thị tịch.

9. Thiền sư Tố ở Cửu đảnh.

Thiền sư Tố ở Cửu đảnh tại gIa châu, vốn người dòng họ Quách ở Bản quận. Sư xuống tóc xuất gia tại chùa Càn minh, vân du tham khấu các thiền cục, về sau đến bái yết Ngũ tổ (Thiền sư Diễn), nghe nêu cử lời của Thủ tòa đáp đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại, chợt nhiên Sư khế ngộ, bèn thuật lời kệ tụng rằng:

“Điên đảo điên điên đảo điên,
Tân phụ cưỡi lừa nhà ai kéo,
Tiện nghĩ gì không đích thực,
Nhìn lại bất chợt áo vải xuyên”.

Thiền sư Diễn thấy vậy mới hỏi: “Câu thoại Dã Hồ của Bách Trượng lại làm sao sống?” Sư đáp: “Người đến nói phải quấy bèn là người phải quấy”. Thiền sư Diễn rất vui lòng. Lâu sau giã từ, Sư trở về ở khê, tiếp chuyển dời đến ở Cửu đảnh. Thái thú Lã Công đến trông xem cửa Đại tượng, bảo: “Đã là Đại tượng, nhân gì vai mang cái cột?” Sư đáp: “Trên thuyền không đến Tán Công, dưới các nhìn tượng Quán Thế Âm”. Lại hỏi: “Di-lặc hóa cảnh, Quán Âm sao đến?” Sư đáp: “Nhà giàu ít con đẹp”. Thái thú mới lễ bái cung kính. Có Lão Túc Cần đến, Sư hỏi: “Đang lúc mua kiếm nghẹn thì thế nào?” Đáp: “Cúi mong dâng cúng”. Sư bèn quát mắng: “Lão giặc chết đi. Ông hãy hỏi Ta”. Lão Túc cần sửa lời trước mà hỏi. Sư tréo tay vái cháo, bảo: “Kéo phá”.

Đến ngày 24 tháng 04 năm Ất mão (1135) thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Sư cảm mắc chút bệnh, viết kệ tụng lưu lại cho đại chúng rằng:

“Người gỗ bị thuyền,
Người sắt bị ngựa,
Đồng tử lửa ẩn ẩn lên,
Hét tan mây trắng về đi vậy”.

Xong, Sư bèn thị tịch.

10. Thủ tòa Nguyên Lễ.

Thủ tòa Nguyên Lễ, vốn người đất Mân, mới đầu Sư đến tham kiến Hòa thượng Diễn ở Bạch vân. Phàm mỗi lần vào thất đều bảo: “Nhà nạp Tăng rõ lấy, trắng đen tốt lành”. Sư nghi ngờ đó không thôi. Một ngày nọ Thiền sư Diễn lên giảng đường, nêu cử câu “Tân Phụ cưỡi lừa nhà ai kéo của Thủ Sơn” rồi mới bảo: “Các người cần hiểu chăng?

Chớ hiểu Tân Phụ nhà ai, khỏi phiền sóng quát trên đường, gặp cơm tức ăn cơm, gặp trà tức uống trà, đồng cửa ra oan gia đời trước. Ngay lời nói ấy, bỗng nhiên Sư tỏ suốt, trở lại nói: “Ngày nay trắng đen rõ ràng vậy”. Hai năm sau, Thiền sư Diễn chuyển dời pháp tịch Tổ sơn, bảo phân tòa, mà Sư chẳng đến. Khi Thiền sư Diễn thị tịch, tức Sư đến ở nơi khác.

Trong khoảng niên hiệu Sùng Ninh (1102-1107) thời Bắc Tống, Sư lại đến Ngũ tổ. Có vị Tăng hỏi: “Lúc Ngũ tổ thị tịch hướng đi về xứ nào?” Sư đáp: “Có mắt không vành tai, tháng sáu ngồi bên lửa”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Nhà nghèo còn tự có thể, đường nghèo buồn giết người”. Hoặc có người hỏi: “Trong kinh Kim Cang nói hết thảy Thiện pháp. Thế nào là Pháp?” Sư đáp: “Trên là trời, dưới là đất, khoảng giữa ngồi đến cùng ngồi, đứng đến cùng đứng, gọi gì là Thiện pháp?” vị Tăng ấy im lặng không đáp, Sư bèn đánh. Về sau, Sư thị tịch tại Thúy nham ở Tứ minh.

11. Tạng chủ Phổ Dung.

Tạng chủ Phổ Dung, vốn người ở Phước châu, Sư đến Ngũ tổ (Thiền sư Diễn) lần lượt nhập thất, Thiền sư Diễn nêu cử câu thoại “Thiếu nữ lìa hồn” hỏi Sư, Sư có được khế ngộ, bèn trình bài kệ tụng rằng: “Hai người nữ hợp làm một nàng dâu, mấy vòng cắt dứt khó xoay đỡ. Trước nay đi lại dứt dấu vết, người đi chẳng hỏi đường lúc đến”. Phàm có vị Tăng nào ở miền quê đến bái yết, thì Sư phát âm đất Mân đọc tụng nói lời quê kệch rằng: “Đầu thư dạy nàng khuyên làm nghỉ, cuối thư bảo nàng chớ ngủ gật. Hãy nói khoảng giữa nói cái gì?” Vị Tăng ấy phỏng nghĩ đối đáp, Sư liền đẩy ra.

12. Thượng tọa Pháp Sơ.

Thượng tọa Pháp Sơ, qua thời gian lâu dài nương tựa Ngũ tổ (Thiền sư Diễn) nhưng chưa có chỗ nào. Một ngày nọ đến nơi thất, Thiền sư Diễn hỏi: Kẻ chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người nào?” Sư đáp: “Pháp sơ tôi tức không như thế”. Thiền sư Diễn đưa tay chỉ và bảo: “Dừng dừng, pháp sơ tức không như thế làm sao sống?” Ngay lúc ấy Sư bèn tỏ ngộ. Về sau, Sư đến dưới pháp tịch của Thiền sư Độ – Tuyên Mật ở Đông lâm, thấy đó có được ý chỉ bình thật. Một ngày nọ Sư nắm cành Hoa nhiễu quanh sàn tòa Thiền sư Độ một vòng rồi trái tay cắm vào trong lò Hương và nói: “Hòa thượng hãy nói ý làm sao sống?” Thiền sư Độ từng mở lời nhưng đều chẳng khế hợp. Trải qua hơn hai tháng bèn hỏi Sư khiến thử nói đó. Sư nói: “Tôi chỉ đem hoa cắm vào trong lò Hương, Hòa thượng tự nghi ngờ có việc gì lại”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ BÌNH Ở TRÍ HẢI

1. Thiền sư Kế Thành ở Tịnh nhân.

Thiền sư Kế Thành ở Bàn am – Tịnh nhân tại Đông kinh, vốn người dòng họ Lưu ở Nghi xuân – Viên chi. Có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy và bảo: “ tịnh bản nhiên vì sao bỗng sinh núi sông Đại địa? Nhìn nhìn Phú-lâu-na xuyên qua lỗ mũi của Thích-ca, Lão Tử. Thích-ca, Lão Tử đục phá da dẻ của hư không. Hãy nói núi sông Đại địa tại nơi nào?” Sư ném cây gậy xuống, rồi gọi đại chúng tiếp bảo: “Hư không vụt gắng cân đấu hướng đến trong nước Tân La đi vậy. Là thế, các người rất kỵ nhận lá dừng khóc, khắc thuyền tìm kiếm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mênh mông đều là gã tìm Phật, khắp đời khó kiếm Đạo nhan nhân, gậy hét giao nhau thành thuốc kỵ, xong quên thuộc kỵ chưa trời thật”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đứa ở Côn lôn mặc khố sắt, đánh một gậy đi một bước, sao tợ câu ba ba trong lửa, giữa ban ngày che giấu băng, âm ảnh hỏi phiên vọng lượng, hư không buộc giết giường chỏng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Cặp đường gặp gỡ tạm chớ nghi, sấm chớp đá lửa đã chậm rì, nếu bảo thẳng xuống ba tâm suốt, chỉ tại như nay một lúc ăn. Đến trong đó thẳng khiếu hỏi lại đáp đi, lửa chạy sao bay cùng nhau kéo khách chủ, chiếu dụng được mất, sóng vụt núi đứng, ngọc chuyển châu xoay, trước mặt nạp Tăng rõ không giao thiệp. Há chẳng thấy nắm cành hoa lên đỉnh Linh thứu riêng hứa cùng Ẩm Quang (Ca-diếp). Thăm bệnh ở thành Tỳ-da ai đáng hạt vàng, nào biết mỉm cười đã thành đường vết. Giả sử lặng thinh chưa khỏi sóng gió, cần phải cách ngoại cùng gặp, mới hiểu diễn quyết bên trong, lại có hiểu chăng? Một khúc nhạc xa xăm động xưa nay, Lạc dương ba mươi sáu ngọn núi về phía Tây”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nêu cử chẳng đoái hoài tức sai, giúp phỏng nghĩ lường kiếp nào ngộ. Đại chúng, cây dâu khô biết gió trời, là đoái hoài hay chẳng đoái hoài? Nước biển biết trời lạnh là nghĩ ngợi hay chẳng nghĩ ngợi. Hãy gọi gì làm đạo lý tỏ ngộ, sừng thỏ đầu gậy khêu pháp giới, phất trần lông rùa múa ba đài”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Âm trong lỗ mũi, mùi thơm trong lỗ tai, mặn dạt trong tròng mắt, đen vàng nơi đầu lưỡi, ý hay nhận biết xúc chạm thân phân biệt, nhà băng đến xuân, chín hạ mát, thấy được như thế mới biết trong thân nam tử lúc nhập định, trong thân người nữ từ định ra. Hoa quỳ theo mặt nhật xoay chuyển, Vân Tê đùa trăng lên, Hương Phong hóa người già, sâu trùng thành gái xinh, nếu cũng không biết, khổ thay Phật-đa-la! Hứa cho ngươi đầy đủ một mắt”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một niệm tâm tịnh, Phật ở điện Ma vương, một niệm tâm ác sinh, Ma vương ở điện Phật. Thiền sư Hoài Bảo chỉ nghĩ gì tin đi, gọi làm chân đạp đất báu mà đi, trọn không pháp khác, cũng không đạo lý khác. Lão Tăng nghĩ gì nêu cử xong, chỉ sợ các người thấy thỏ liền thả chim săn, khắc thuyền tìm kiếm, cớ sao trời công đức nữ hắc ám, chủ nhân có trí cả hai đều chẳng nhận?” Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử Phần Dương nắm cây gậy chỉ dạy đại chúng là chư Phật ba đời tại trong đó, vì các người không lỗ huyệt, bèn chạy hướng đến trong cây gậy cùa sơn Tăng đi gượng sinh tiết mục. Sư bảo: “Phần Dương lấy gì chỉ dạy đồ chúng, rất tợ như vác tuyết lấp giếng bên cạnh như không người, ngày nay sơn Tăng vì các người ra hỏi”. Sư nắm cây gậy dậy, tiếp bảo: “Chư Phật ba đời chẳng dám gượng sinh tiết mục, tức từ trong cây gậy của sơn Tăng chạy ra, hướng đến các người nói Tôi không dám khinh các người, các người đều sẽ thành Phật, nói lời ấy rồi, vụt gân đầu hướng đến trong thành Câu-thi-la đi vậy”. Sư ném cây gậy xuống, tiếp bảo: “Nếu đến các phương rành rẽ nêu tương tợ”. Sư cùng Thiền sư Viên Ngộ, Pháp Chân, Từ Thọ v.v… cả thảy mười vị Đại Pháp sư thiền giảng có cả ngàn vị Tăng. Phó thái úy Trần Công Lương Bật thiết trai cúng dường tại phủ.

Bấy giờ Hoàng đế Huy Tông (Triệu Cát 1101-1126) thời Bắc Tống, riêng mong được trông xem thấy Sư, Thái sư Lỗ Quốc Công cũng cùng dự tham vậy. Có Thiện Hoa Nghiêm là bậc nghĩa hổ trọng Tông Hiền thủ, đối trước đại chúng hỏi các Thiền giả rằng: “Đức Phật chúng ta thiết giáo từ Tiểu thừa đến viên đốn, quét sạch không hữu, riêng chứng chân thường, sau đó đầy đủ muôn sức trang nghiêm mới gọi là Phật. Từng nghe ở Thiền tông chỉ một tiếng hét hay chuyển Phàm thành Thánh thì cùng các kinh luận tợ như có sư chống trái. Nay một tiếng hét nếu hay vào trong tâm tôi, ngũ giáo phải là chánh thuyết. Còn nếu chẳng thể vào tức là tà thuyết. Các bậc Thiền giả trông nhìn Sư. Sư bảo: “Như điều hỏi của Pháp sư chưa đủ để ba Thiền sư lớn đối đáp. Tiểu Trưởng lão Tịnh nhân đây có thể khiến Pháp sư không lầm hoặc vậy”. Sư bèn gọi: “Thiện Hoa Nghiêm!” Thiện Hoa Nghiêm liền ứng tiếng “kính vâng”. Sư bảo: “Chỗ Pháp sư cho là Tiểu thừa giáo mới hữu nghĩa vậy, Đại thừa Thỉ giáo mới không nghĩa, Đại thừa Chung giáo mới chẳng hữu chẳng không nghĩa, Đại thừa Đốn giáo mới tức hữu tức không nghĩa, Nhất thừa Viên giáo mới chẳng hữu mà hữu chẳng không mà không, hoặc làm không mà chẳng hữu hữu mà chẳng không nghĩa vậy, với một tiếng hét ta đây chẳng chỉ bày vào Ngũ giáo mà đối với các thứ kỹ nghệ công xảo, bách gia chư tử thảy đều hay vào”. Sư bèn gằng hơi hét một tiếng rồi hỏi Thiện Hoa Nghiêm: “Có nghe chăng?” Thiện Hoa Nghiêm đáp: “Nghe”. Sư bảo: “Ông đã nghe một tiếng hét đây tức hay vào Tiểu thừa giáo”. Ngưng khoảnh khắc, Sư lại hỏi Thiện Hoa Nghiêm: “Có nghe chăng?” Thiện Hoa Nghiêm đáp: “Chẳng nghe”. Sư bảo: “Ông đã chẳng nghe một tiếng hét vừa ại là không, hay vào Thỉ giáo”. Sư bèn ngó ngoái lại Thiện Hoa Nghiêm rồi bảo: “Mới đầu một tiếng vừa mới hét của Tôi, ông đã nói hữu, hét qua lâu tiêu mất tiếng, ông lại nói không. Nói không tức mới đầu thật hữu, nói hữu mà nay lại thật không, chẳng hữu chẳng không, hay vào Chung giáo. Lúc tôi có một tiếng hét, hữu chẳng phải hữu, nhân không mà hữu, lúc không một tiếng hét, không chẳng phải không, nhân hữu nên không. Tức hữu tức không hay vào Đốn giáo, phải nên biết một tiếng hét của Tôi đây chẳng làm dụng của tiếng hét. Hữu và không đều chẳng kịp, tình giải đều mất. Lúc nói hữu thì một mảy trần chẳng lập, lúc nói không thì ngang cùng hư không, tức một tiếng hét đây vào trăm ngàn muôn ức tiếng hét, trăm ngàn muôn ức tiếng hét vào một tiếng hét đây, cho nên hay vào Viên giáo”. Thiện Hoa Nghiêm mới đứng dậy kính bái. Sư lại bảo: “Chẳng chỉ một tiếng hét là vậy, mà đến cả một nói một nín một động mội tĩnh, từ xưa đến nay, mười phương hư không muôn tượng sum-la, sáu đường bốn loài chúng sinh chư Phật ba đời, hết thảy Thánh hiền, tám vạn bốn ngàn pháp môn, trăm ngàn Tam-muội, vô lượng Diệu nghĩa, khế kinh khế cơ, cùng với đất trời muôn vật đồng một thể, gọi đó là pháp thân. Ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức. Bốn mùa tám tiết âm dương đồng nhất, gọi đó là pháp tánh. Cho nên trong kinh Hoa Nghiêm nói “Pháp tánh khắp ở tất cả mọi người, hữu tướng vô tướng, một âm một hình sắc toàn ngậm trong một mảy trần. Bốn nghĩa sự lý vô biên khắp cùng chẳng dư. Tham mà chẳng tạp, lộn mà chẳng một, ở trong một tiếng hét đây thảy đều đầy đủ, còn là biến hóa tạo lập sân cửa, phương tiện tùy cơ, gọi đó là Trường tiểu hiết, chưa đến cơ sở quý báu. Rất chẳng biết môn hạ Thiền sư Tôi dùng tâm truyền tâm, dùng pháp ấn pháp. Chẳng lập văn tự, kiến tánh thành Phật. Có ngàn Thánh chẳng truyền ở một đường hướng thượng”. Thiện Hoa Nghiêm lại hỏi: “Thế nào là một đường hướng thượng?” Sư đáp: “Ông hãy tạm hướng hạ hiểu lấy”. Lại hỏi: “Thế nào là cơ sở quý báu?” Sư đáp: “Chẳng phải cảnh giới của ông”. Lại nói: “Cúi mong Thiền sư duỗi tâm từ bi”. Sư bảo: “Mặc tình theo biển cả biến đổi, trọn chẳng vì ông thông”. Thiện Hoa Nghiêm cứng miệng mà rút lui. Mọi người được nghe đó thảy đều thán phục kính ngưỡng. Hoàng đế Huy Tông nhìn lại, bảo với cận thần rằng: “Thiền tông huyền diệu sâu sắc như thế!” Cận thần tâu vua: “Đây là tiếp nối dư thừa của Tông sư vậy”.

2. Thiền sư Ngạn Tư ở Pháp luân.

Thiền sư Ngạn Tư ở Pháp luân tại Nam nhạc, vốn người dòng họ Trần ở Long tuyền – Xử chi. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu là thực đáng tài giỏi, thông thân không cách ngại. Cử thố tuyệt mảy may, vỗ tay ra bụi hồng, đánh mở huyệt hướng thượng, đương đầu tấu định chẳng phạm bén nhọn lấn lướt, chuyển kéo tương lai ứng dụng vừa khéo mảy may chẳng lọt, che đậy tương ứng. Mặc là chư Phật chư Tổ trông nhằm lông lạnh dựng cao, hiểu chăng? Uống trà đi?” Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là câu chẳng can thiệp khói sóng?” Sư đáp: “Sáng rực trăng tùng lạnh, vùn vụt gió cửa cốc. Lại nói: “Muôn sai đều quét sạch, một câu cắt nguồn cơ”. Sư bảo: “Điểm”. Lại nói: “Đến”. Sư bảo: “Mượn mặt người đủ múa ba đài”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Con trùng lớn nơi trán trắng”. Lại hỏi: “Chỉ như Động Sơn nói ba cân gai lại làm sao sống?” Sư đáp: “Rắn độc quấn lộ trụ”. Lại nói: “Người học không hiểu”. Sư bảo: “Đạp nhằm mới kinh sợ”.

3. Thiền sư Tông Triết ở Khai phước.

Thiền sư Tông (Sùng?) Triết ở Khai phước tại Hành châu, vốn người dòng họ Lưu ở Triệu châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Diệu thể rành rành xúc xứ hiện bày, khoái phải xoay đầu bèn nhận lấy. Sáng nay đối trước đại chúng phân giao cả, chớ nói nhà nông có che giấu”. Có vị Tăng hỏi: “Một giọt nước nuốt cả khoảng không xa, ba ngọn núi cao vút vách nguy hiểm, Nghê Đài lại lau chùi, cùng mừng người chủ trở về. Chưa xét biết đến nhà thi thiết như thế nào?” Sư đáp: “Tay không nắm hai nắm”. Lại hỏi: “Ý chỉ như thế nào?” Sư đáp: “Đột xuất khó biện rành”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sơn Tăng có ba ấn, lại không thêm bớt thừa, xem mặt bèn cùng bày, hay chuyển Phàm thành Thánh. Các người lại có biết chăng? Nếu cũng chẳng biết thì chẳng khỏi lớp lớp chú phá. Một ấn in giữa không trung, Nhật nguyệt muôn sao xếp bày dưới gió, một ấn in trên bùn đất, mọi vật đều hiện bày có thật. Một ấn in trên nước, nắm chuyển đầu cá rồng làm đuôi. Ba ấn rõ ràng đồng một thể, xem lại chẳng đỏ cũng chẳng hồng, cùng đổi cao thấp như chẳng cử dâng, núi xanh như cũ trong mây trắng”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TƯỜNG Ở BẢO PHONG – LẶC  ĐÀM

1. Thiền sư Đức Thăng ở Hồng phước.

Thiền sư Đức Thăng ở Hồng phước tại Đài châu, vốn người ở Hành dương. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Các người nghĩ gì từ trước lại lạc rơi trong thấy nghe hay biết? Nghĩ gì dưới đi rơi lạc ở động tĩnh thi vi? Nếu cũng chẳng đi chẳng lại, chánh là kế sống của hang quỷ, làm sao nói được câu xuất thân? Nếu cũng nói được thì phân giao cho cây gậy, còn nói không được thì nên y theo đó mà thực hành”.

Xong, Sư chống cây gậy mà xuống khỏi tòa.

2. Thiền sư Tuệ Tố ở Vạn thọ.

Thiền sư Tố ở Vạn thọ tại phủ Kiến khương. Có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Lúc kiếp lửa thiêu đốt, đại thiên đều tiêu hoại. Chưa xét biết cái ất có tiêu hoại không? Đại tùy bảo là tiêu hoại, chủ Tu Sơn bảo là chẳng tiêu hoại. Chưa xét biết ai phải ai quấy?” Sư đáp: “Một người nói tiêu hoại, một người nói không tiêu hoại, cười giết Quán tự tại. Sư tử chợt cắn người, chó cuồng hết đuổi đống gò”. Sư lại hỏi: “Hiểu không?” Vị Tăng ấy đáp: “Không hiểu”. Sư bảo: “Thùng sơn chẳng khoái”, bèn xuống khỏi tòa. Một ngày nọ có vị Tăng đến lễ bái, Sư hỏi: “Ông từ xứ nào lại?” vị Tăng ấy nói: “Hòa thượng hợp nên biết nơi Tôi lại”. Sư bảo: “Gốc Hồ nam gánh phẩn, khác Giang tây gặt lúa”. Lại nói: “Hòa thượng thật là người có mắt trời, Tôi ở Đại quy sung đầu vường, Đông lâm làm Tạng chủ”. Sư bèn đánh ba gậy và quát mắng đuổi ra. Đến ngày 15 tháng 06 năm Thiệu Hưng thứ hai mươi ba (1153) thời Nam Tống, Sư tắm rửa xong, ngồi kiết già, viết bài kệ tụng rằng: “Đêm qua sấm gió bỗng nổi dậy, lộ trụ sinh mọc hai ngón tay, trời sáng cười đến đèn lồng, cây gậy y như trước nâng dậy, phất trần nhảy vọt qua lưu sa, đoạt đổi một chiếc dép của Hồ Tăng”. Xong, Sư nghiễm nhiên thị tịch.

3. Thiền sư Đạo Uyên ở Hương sơn.

Thiền sư Đạo Uyên ở Hương sơn tại Minh châu, vốn người ở Bản quận. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Rượu chợ cá đi, mỗi mỗi Bảo sở, chá kêu, tước hót, đều là diệu âm”. Sư gõ cây gậy một cái, tiếp bảo: “Hãy nói cái ấy là cái Phật sự gì lẫn lộn chẳng thiếu?” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hương sơn có cái câu thoại đầu, đầy khắp cả bốn đại thần châu. Nếu đem Phật pháp để bình phán thì lại như nhận ngựa làm trâu. Các người đã chẳng làm Phật pháp bình phán, rốt cùng là Đạo lý gì?” Sư đánh cây phất trần một cái, tiếp bảo: “Không vòng khóa sắt chẳng nhàm động lay, nửa đêm đầu cần phải mò nhằm”. Xong, Sư xuống khỏi tòa.

4. Thiền sư Đạo Quất ở Khai thiện.

Thiền sư – Thủ tòa Đạo Quất ở am gỗ Khai thiện tại phủ Kiến ninh, vốn người ở Thượng nhiêu – Tín chi. Khắp chốn tùng lâm đều lấy kỳ đức mà tôn xưng Sư. Thiền sư Tường cũng bảo Sư là người no đủ tham. Ngày phân tòa, thường nêu cử ngữ cú một chiếc giày trở về trời Tây, Sư bảo đại chúng rằng: “Ngồi mà thị tịch, đứng mà qua đời, lộn ngược hiện hóa tức chẳng không, cốt yếu lại chưa có qua đời mà lại xuất hiện để lại một chiếc giày. Vì lại con cháu đời sau chẳng kịp Tổ sư, vì lại Tổ sư thừa có một trứ ấy”. Sư mới cười lớn, tiếp bảo: “Lão Dã hồ”.

Mùa Đông năm Canh thân (1140) thuộc trong niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Tín Thú lấy cơ sở Siêu Hóa đổi luật làm thiền, thỉnh mời Sư làm Đệ nhất tổ. Sư bảo cùng chuyên sứ: “Mới đầu ta không có ý vào nhân gian, muốn làm sơn tử chánh vì Tông phái vậy. Nhưng sợ phần nhiều chẳng thể đến nhận thỉnh mời, đã lấy hai chữ vẽ tượng và am gỗ ở Lặc đàm”, Sư bèn viết kệ giao gởi cho Hanh Lão Tuyền, gởi cho đệ tử đắc pháp của Sư là Sa-môn Tuệ Sơn rằng: “Miệng mỏ chẳng trúng Lão Tử tường, mến hướng tùng lâm khuấy phải quấy, phân giao Tuyết Phong Thủ tòa Sơn, vì ta đau mắng chớ lắm đó”. Sư trông nhìn lại chuyên sứ và bảo: “Nên vì ta mà chuyển lời đến cùng thị lang, tính đi bức bách rất lắm chẳng kịp sửa đáp”. Nói vừa dứt tiếng, Sư bèn thị tịch.

5. Thiền sư Cảnh Thuần ở Bảo phong.

Thiền sư Tri Tạng Cảnh Thuần ở Bảo phong, vốn người đất Mai châu, Sư được độ xuất gia tại chùa Hóa độ, đến nương tựa Thiền sư Tường ở Lặc đàm. Lần lượt vào thất, Thiền sư Tường hỏi: “Trâu sắt Thiểm phủ lại ít nhiều?” Sư tréo tay đến gần phía trước đáp: “Hãy nói lại ít nhiều”. Thiền sư Tường bảo: “Đuôi ở phía Bắc Hoàng hà, đầu gối phía nam Hoàng hà, Thiện Tài không lỗ mũi, y như cũ hướng đến Nam tham”. Sư phỏng bàn nghị, Thiền sư Tường bèn đánh, vụt nhiên Sư chóng thấu suốt. Sư theo hầu qua thời gian có mấy năm, về sau Sư ẩn dật nơi hang rừng. Sư từng làm kệ tụng rằng: “Sợ lạnh biếng lười cạo râu tóc, thích ấm từng thêm củi gốc cây, phá áo già-lê vơ loạn nhặt, ai hay nhọc sức gượng an bài”.

6. Thiền sư Dụng Tuyên ở Hoài ngọc.

Thiền sư Dụng Tuyên ở Hoài ngọc tại Tín châu, vốn người dòng họ Bành ở Tứ minh. Sư xuất gia làm Tăng từ thủa bé thơ, thẳng đến ở tùng tịch, nương hầu Thiền sư Tường (Lặc đàm) lúc ở Hoàng Nghiệt. Một ngày nọ từ Lâm xuyên, Sư mang bát trở về, gặp Thiền sư Tường đang vãn tham, có bảo là: “Một lá vụt không bèn biết thu, pháp thân phải thấu ồn ty tỷ. Nghe thế, Sư liền lãnh hiểu ý chỉ. Thiền sư Tường chứng nhận cho. Sau, Sư đến nương tựa Đại Tuệ, Đại Tuệ cũng cho Sư là đồng như mình, từ đó các bậc công khanh tiếng tăm, những ngôi chùa lớn từng thiết lễ thỉnh mời, mà Sư chẳng từng đến. Sư có làm bài kệ tụng về đại ngu đáp câu thoại về Phật là: “Cưa mở dùi cân ra thơ Lão Đổ. Anh vũ mổ hết hạt lúa hồng, phụng hoàng già đậu cành ngô đồng biếc.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ BẢN Ở LINH (VÂN?) CÁI TẠI  ĐÀM CHÂU

1. Thiền sư Tuệ Liên ở Thừa thiên.

Thiền sư Tuệ Liên ở Thừa thiên – Nam nhạc tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Thừa thiên?” Sư nắm cây phất trần lên. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đánh xuống thiền sàn một cái. Lại hỏi: “Người và cảnh đã được Sư chỉ bày, còn hướng thượng Tông thừa, việc ấy như thế nào?” Sư treo cây phất trần lên chỗ cũ. Và, Sư mới bảo: “Ngày gần đây, Hồ Nam hơi khác biệt, tuyết nhỏ theo thời kịp tiết, chỉ quản tịch nhạc đồi núi, chớ luận xuân lạnh thu nóng. Ha, ha, ha, thật đáng mừng vui. Dưới sân hương cam vàng chẳng triệt”. Có lúc lên giảng đường, Sư nâng cây quạt lên và bảo: “Cây quạt tê ngưu xưa nay phẩy, trước bảy mươi núi chín hạ đài, trong mười hai thời khắc như đáng dùng. Phân rõ đầu sừng khéo thương lượng. Thử hỏi chư Thiền đức thương lượng cái gì?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Mặc cho ngàn ban khéo, trọn không hai dạng phong”. Xong, Sư mới buông cây quạt xuống. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy, bảo: “Trong các pháp cúng dường, cúng dường tối thắng, đó là cúng dường pháp. Núi cúng dường nước, nước cúng dường núi, Tăng đường cúng dường điện Phật, diện Phật cúng dường Tăng đường. Các người cúng dường Lão Tăng, Lão Tăng cúng dường các người”. Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Cúng dường đã xong, xưng niệm chân ngôn Phổ cúng dường, Lão Tăng quên mất, tạm bảo cây gậy xưng niệm cùng các người”. Sư gõ xuống một cái và bảo: “tĩnh xứ Tát-bà-ha”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong chợ ồn náo biết lấy Phật xưa, trên đầu trăm hoa dâng lấy Lão Tăng. Phật xưa trong chợ ồn náo tạm đặt yên, còn Lão Tăng trên đầu trăm hoa làm sao sống dâng lấy?” Và Sư mới bảo: “Chẳng phải gặp người khoe tay khéo, đại khái phẩm cách hợp phong lưu”. Rồi Sư hét một tiếng.

2. Thiền sư Tự Hiền ở Thừa thiên.

Thiền sư Tự Hiền ở Thừa thiên tại Nam nhạc, Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Đại chúng đã nhóm tụ mong nghe tiếng sấm, nghê tòa đã lên xin Sư vạch bày”. Sư đáp: “Trên đầu sát can vụt cân đấu”. Lại hỏi: “Nghĩ gì thì trước núi Nhạc Lộc sương lành nỗi, dưới núi Chúc dung mây xinh mọc?” Sư đáp: “Trong màn lưới tía tung Chân châu”. Sư mới nắm cây gậy lên và bảo: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật”. Sư đánh xuống thiền sàn một cái, tiếp bảo: “Cùng ông đánh phá hang Tinh linh, rây đất vấy bụi không nơi tìm, ngàn núi muôn núi không đột ngột”. Sư lại đánh xuống thiền sàn một cái, tiếp bảo: “Về nhà tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một thân cao ẩn chỉ Nam nhạc, tự cười mây lẻ chưa phải nhàn. Dưới tùng bên nước ngồi ngay ngắn, cũng nên tùy bày nói ở núi. Ôi!” Sư lại bảo: “Canh năm tàn trăng rơi, trời nóng mây trắng bay, rõ ràng việc trước mắt, chẳng phải có trước mắt. Đã là việc trước mắt, vì gì chẳng phải có trước mắt?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Muốn nói nói chẳng kịp, dưới rừng khéo thương lượng”. Sư lại bảo: “Phật tổ chẳng thể chánh quán, đất trời chẳng thể chở che. Hãy nói vì gì như vậy?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Mỗi người có cái đãy da”.

3. Thiền sư Duy Đức ở Hương sơn.

Thiền sư Duy Đức ở Hương sơn tại Lô lăng. Có vị Tăng hỏi: “Lên tòa Sư tử làm sư tử rống”. Sư bảo: “Lui sau ba bước”. Lại hỏi: “Bỗng gặp Văn Thù ngồi trong am cỏ, không sinh thẳng chưa giao, trời rồng rất không biết, mưa hoa từ đâu rơi, Ma-kiệt nhọc đóng thất, Tỳ-da không bưng miệng, ngủ dậy một chén trà, riêng là cái mùi vị”. Sư hét một tiếng. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Khó khó mảy may còn cách muôn lớp núi, dễ dễ sát-na bèn đến đất vô sinh, kham dáng Văn Thù với Duy-ma hai cái lẫn lộn, nói không hai. Với sơn Tăng tức không như vậy”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Khó khó chọn lựa rõ ràng ông tự xem”.

Xong, Sư hét một tiếng.

4. Thiền sư Nham Khánh ở Thảo y.

Thiền sư Nham Khánh (Nham trị Bình khánh) ở Thảo y tại Nam nhạc. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Trị bình?” Sư đáp: “Thất đá đêm khuya sương trăng trắng, Thảo y lâu năm bại bờ lạnh”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Kéo gậy tìm nước xa, rửa bát đến triều trai”. Lại hỏi: “Người và cảnh đã được Sư chỉ bày, còn hướng thượng Tông thừa, việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Ngựa gỗ hý gió, trâu đất qua biển”. Và Sư mới bảo: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, buông ra chim cốt trời xa. Lại có thấy chăng? Gió trong dưới trăng người giữ gốc, thỏ mát dần xa cỏ xuân biếc”. Xong Sư hét một tiếng. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trọn ngày mênh mông việc thuyền chẳng phòng ngại. Hãy nói: “Thế nào là việc thuyền?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Lá rơi biết nước chảy, mây về biết núi xưa”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ BẢN Ở HỘ QUỐC

1. Thiền sư Phổ Tịnh ở Quân sơn.

Thiền sư Phổ Tịnh – Sùng Thắng ở Quân sơn tại Nhạc châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Quân sơn?” Sư đáp: “Chùa ở trên đảo khói, bốn phía đều sóng cả”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Trông Nam nhìn Bắc đẩu”. Lại hỏi: “Người và cảnh đã được Sư chỉ bày, còn hướng thượng Tông thừa việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Ngoài hiên gió trong nổi, trong hồ sóng trắng xao”. Lại nói: “Cảm tạ Sư đã đáp câu thoại”. Sư bảo: “Lão Tăng tội quá”. Sư mới nắm cây gậy lên, tiếp bảo: “Nhìn, nhìn cây gậy, cây gậy, sinh tại trên đá vực cao, như nay nắm đến trước người, một mặc sinh gió nổi sóng”. Xong, Sư mới ném xuống. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ma-kiệt bít thất, Tịnh danh cứng miệng, Ẩm quang mỉm cười, Đạt-ma quán vách, Tuyết lão trục cầu, Hòa sơn đánh trống, Mật nham chống nạng, bình kéo đá. Một đội tài giỏi ấy, mỗi tự thỏa thích kỹ lưỡng, tất cả chẳng bày một lời dạy. Người sau làm sao mò phỏng? Chớ quá lạ sơn Tăng chẳng hiểu nói Thiền. Chỉ phải tu tạp cửa viện, một bữa cháo một bữa cơm tiếp đãi người qua lại. Nếu phải nói thiền nói đạo tự có các phương”.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 25

(Hết)