TỤC NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA

Yên Kinh – chùa Sùng Nhơn – Sa-môn Hy Lâm soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

QUYỂN 3

Tục Tân Âm Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Từ quyển mười sáu đến hết quyển bốn mươi.

– Tân Dịch Thập Địa Kinh 9 quyển

– Hồi Hướng Luân Kinh 1 quyển

– Thập Lực Kinh 1 quyển

Cả bốn kinh trên có ba mươi sáu quyển đều tục âm ở quyển ba này.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 16

– Bổ-đà-lạc-ca – cũng gọi Bổ-đắc-lặc-ca, xưa gọi là Bảo-đà-la đều là tiếng Phạm, dịch là Tiểu hoa thọ sơn (núi cây hoa nhỏ) tức trong núi này có nhiều câu hoa ấy rất thơm. Tức bên bờ Nam Hải nơi quán Tự Tại Bồ-tát ở.

– Ổng-uất – nơi cây cỏ mọc rậm rạp.

– Sũng viên – đều bằng nhau. Cung thỉ – là cung và tên.

– Bảo đang – vật báu trang sức đeo tai.

– Độc lâu – sọ người, đầu lâu. Y hô: là cậy nhờ.

– Chương hoàng – là sợ sệt. Cảnh hài là kinh hãi, sợ sệt.- Giác lực – đấu sức nhau.

 

 

QUYỂN 17 – 18

– Thủy sở – đánh gậy. Khai xiểng – mở mang, mở sáng.

– Giản trạch – chọn lựa, phân biệt. Chủ giá: thần giữ lúa.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 19

– Giác ngộ – thức mà thấy, biết mà tin là ngộ. Giác ngộ: hiểu biết sáng suốt.

– Hiều khấp – là kêu khóc, kể lễ và khóc lớn.

– Đạo lương – gạo thóc lương thực. Hỷ hí – giỡn chơi, mừng rỡ.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 20

– Thuần thục – đã chín muồi. Tế bạn – bờ bến.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 21

– Triền lý – chợ búa nơi ở từ hai mươi lăm nhà trở lên (năm nhà là lân, năm lân là lý).

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 22

– Hôn mị – tối tăm, ngu mê (?)

– Kiểm sách – kiểm tra ngăn cấm khuyên gắng.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 23

– Tuyền phức – nước chảy ngược lại – chỗ nước xoáy của sông biển.

– Khô cao – khô khốc, chết khô. Thoàn phiệt – thuyền và bè bện cột tre và cây nổi trên mặt nước để chuyển chở các vật.

Ế mô – Ế là bịnh mắt, mô mắt có màng che không sáng.

Bảo thằng – dây báu, là dây mực báu để sửa lỗi, (báu làm dây để giăng mắc).

Phi tần – các cung phi vợ vua.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 24

Quỳnh độc – riêng rẻ một mình, không người nương tựa.

Câu khanh – hầm hố sâu có nước, khe nước.

Đôi phụ – đôi là đống đất cao đồi nhỏ. Đôi phụ là đồi núi.

Kinh cức – là gai gốc, (kinh là tên cây nhuộm được – Cức là cây táo chua).

Tu nhụy – là tua nhụy của hoa sen.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 25

– Dâm dật – hoang dâm phóng đãng. Bang sĩ – đánh bằng gậy như cái mái chèo.

– Linh ngữ – ngục tù trị tối. Tẩn cắt – bị cắt xương đầu gối.

– Cung vĩ – cửa thông các cung (cung là nhà ở của vua chúa)

– Tê ngưu – giống trâu nước đầu to bụng xệ, chân có ba móng màu đen, đầu có ba sừng, một sừng ở trên đầu, một sừng ở trán, một sừng ở mũi. Tức con tê giác.

 

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 26

– Can đởm – tức gan và mật tánh can đảm. Trường vị – ruột và dạ dày.

– Hoàn bội – là vòng ngọc, và ngọc bội (miếng ngọc đeo cổ, vòng ngọc đeo ở tay).

– Mẫu hiếp – hông của mẹ. Tàm quí: hổ thẹn (hổ với người thẹn với mình).

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 27

– Trở hoại – hư nát. Phần nhiệt – đốt cháy, đốt nóng.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 28

– Dực tùng – theo hầu kính giúp. Diên mậu là lâu đài, rộng lớn.

– Tổn diệt – rơi rụng mất hết. Sao rơi.

– Nịnh mị – Nịnh nọt giả làm vui lòng.

– Khiển vi – tội lỗi làm trái. Khất ngại (tín?): ăn xin.

– Viên vưu – giống khỉ nhưng lông xanh đen, đuôi dài bốn, năm thước.

– Huyền phục – áo quần đẹp tươi.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 29

– Khẩn (xan) lấn – tiếc của bền chắc – rất keo kiệt.

– Tăng khoáng – bông tơ, tơ lụa. Bách trách – rất bức bách cùng quẩn khốn cùng.

– Tẩy địch – rửa sạch, dẹp hết.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 30

– Khai tịch – mở mang rộng ra. Oánh triệt – sáng tỏ thấu suốt.- Ngự hãn – cấm ngăn, chống cự lại.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 31

– Ả – Lã – Đã 3 chữ đều là tiếng Phạm không có nghĩa- Hàm tông – họp lại (dệt các sợi tơ lại với nhau)

– Điên giản – bịnh điên cuồng động kinh, kinh phong.

– Duyên tích – chỉ và thiếc. Mài luyện – rèn luyện đầy đủ.

– Sấm vĩ – lời nói trước việc sẽ xảy ra nhưng rất khó hiểu, việc ấy ra rồi mới biết.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 32

– Ốc điền – ruộng phì nhiêu mầu mở, ruộng tốt.

– Dục kim – bán vàng.

– Bổ-đặc-già-la – cũng gọi Phú-già-la hay phất-già-la, dịch là số thủ thú, tức số hữu tình tạo tập nhân lấy khổ quả hoặc dịch là Nhập tức bỏ ấm trời vào ấm người.

– Xa-ma-tha – là tiếng Phạm, dịch là Chỉ tức (dứt hết) cũng gọi Tịch tịnh, tức Chánh định lìa trầm trạo (hôn trầm và trạo cử).

– Tỳ-bát-xá-na – hoặc gọi Tỳ-bà-thiết-na dịch là quán sát tức là Chánh huệ quyết trạch, tức là chỉ quán hai tên.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 30

– Quan thược – là cái chốt khóa cửa. Bạt-phệ – chụp cắn.

– Hại (cại?) ngưu – thế trâu đi mạnh mẽ.

– Thiệu nghệ – Nối kế nhau. Viện nhiễm – rửa sạch bụi bẩn.- Ngân lệ – tàn bạo trái ác.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 34

– Thảo tích – chứa cỏ. Thanh ứ – bầm tím, sưng tím.- Sang trương – sình chương.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 35

– Nễ-diễm – là tiếng Phạm, dịch là Sở tri là cảnh (điều) người trí biết

– Ngạnh ế – nghẹn, mắc xương. Hoạn giáp – áo giáp (?) – Tỉnh hãm – té, sụp hầm. Lợi liêm – lưỡi liềm bén.

– Mậu dịch – đổi, mua bán.

– Chi-đề – là tiếng Phạm hoặc gọi Thế-để-chế-đa hay Chế-để-da, dịch là chứa nhóm (tích tụ) tức là tháp miếu, cao phần. Tức nơi Phật thuyết pháp hay Niết-bàn mà xây tháp miếu thì trời người cúng dường chứa nhóm phước đức.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 36

– Bung hận – cái thẹo, sẹo. Trầm nịch – chết chìm.

– Khởi trượng – Khởi là áo giáp. Trượng là nghi trượng.

Tiêu hao – hao mất. Thoán phục – chạy trốn.

Noãn xác – vỏ trứng. Miêu ly – mèo và chồn cáo. Từ thạch – đá nam châm. Diên linh – sống lâu trả mãi Thẩm lậu – thấm lọt ra ngoài.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 37

– Kim tết – mạt vàng vụn.

– Tam-ma-bát-để – tiếng Phạm, dịch là đẳng chí, đẳng trì là giữ tâm luôn bình đẳng, thân tâm an hòa đã hết hôn trạo. – Pháp loa – loa pháp (vỏ ốc làm loa nói ra tiếng pháp?) – Bình thản – yên bình không lo lắng. – Hiệp liệt – chật hẹp yếu kém.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 38

– Phái nhiên – mưa nhiều.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 39

– Trở hoại – hư nát.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 40

– Đạm nhục – ăn thịt.

– Hủy mộc – Hủy là tên gọi chung trăm cỏ, hủy mộc là cỏ cây.

– Đăng chú – đèn đuốc.

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 1

– Thiên Trúc – Xưa gọi là Thân Độc, Thân Đậu. Mới gọi là Ấn Độ, gọi đúng là Ấn Đặc-già-la, dịch là Nguyệt (trăng). Tây Vức Ký nói nước này Phật nhật đã lặn mất Hiền thánh nối nhau mà dẫn dắt quần sanh như có trăng chiếu sáng vậy. Do đó đặt tên.

Sơ-lặc quốc – tiếng Phạm, gọi đúng là Khư-lộ-số-đát-lặc dịch là Ác tánh quốc. Vì tánh người nước này bạo ác. Nước này có núi Khư-lộsố-đất-lặc nên lấy núi làm tên (ở Bắc Ấn Độ)

Càn-đà-la – hoặc gọi Kiện-đà-la, dịch là Trì Địa. Vì nước này có nhiều Thánh hiền đắc đạo trụ trì nên không bị nước khác xâm lấn. Lại gọi là Hương khí biến, vì nước này có hoa nhiều hương thơm khắp.

Ca-thấp-di-la – hoặc gọi Ca-diếp-mật-la, nước Kế Tân là sai. Dịch là A Thùy Nhập = ai vào được (đả giải thích ở trước rồi).

Phi truy – là mặc áo đạo, (áo đạo nhuộm sắc đen xấu mặc vào khác kẻ tục).

Ổ-ba-đã-la – xưa gọi Úc-ba-đệ-đa, dịch là cận tụng, là đệ tử nhỏ tuổi không xa rời thầy thường gần gũi thần nhận kinh đọc tụng hoặc dịch là Thân giáo. Xưa gọi Hòa Xá, Ổ Xã Hòa thượng không phải là tiếng Phạm không phải tiếng Đường bởi thông các nước mà chuyển âm sai.

Mông Đề – chẳng phải tiếng Phạm là tên chùa của nước Kế Tân.

Ẩu nộ – giận dữ. Cẩn toàn – tài năng hoàn toàn (?).

Na-lan-đà – là tên chùa ở Tây Vức, dịch là người không hẹp (?). Tây Vức Ký nói các đời vua cùng xây một chùa luôn mở cửa Đông mà cúng ngàn Tăng. Từ lập ra đến nay chưa có người phạm gian nghi, nên năm vùng Ấn Độ xã thí không hẹp mà đặt tên.

Linh tinh – tên người.

Đề Đề Tê Ngưu – tên Pháp sư nước Qui Tư, dịch là Liên Hoa Tinh Tấn.

Quách hân – tên người (Hân là mặt trời mới mọc).

Đích lựu – giọt nước. Trình ngạc – tên người.

Sở tể – mang sang (?). Luyện dã – rèn đúc. Duyệt dự – vui vẻ.

 

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 2

Kha bối – tên vỏ ốc dùng làm tiền mua bán (?) Bích ngọc – một loại ngọc quí của vua chúa để làm tin Tư lương – lương khô đem theo.

Thô khoáng – to lớn. Thệ thích – chất độc chết người ở các loài ông rắn ruồi.

Thẩm lạc (thử) – tên một loại đá (gạo nát?)

Nại-lạc-ca – hoặc gọi Na-lạc-ca, dịch là khổ khí, khổ cụ tức đồ dùng để hình phạt tội nhân.

Thoan trì – nước cạn trôi nhanh trên cát.

Luân nịch – chết chìm. Than chứ: bờ nước.

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 3

Môn mạc (mô?) = cầm nắm sờ mó. Văn nhuế – con ve muỗi.

Khương lương – con bọ hung màu đen.

Sách lệ – Sách: mưu tính, lệ: khuyên cố gắng. Uẩn (ổn) bạo – uẩn là giận dữ, bạo là tàn ác.

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 4

Tiển thốc – mũi tên đầu bịt sắt nhọn.

Minh bột – biển cả, vùng biển. Hậu mạc – màng dày rộng.

Triền quả – ràng rịt cột trói. Ấn tỷ – ấn ngọc của Thiên tử các chư hầu không dám dùng. Thừa tướng Lý Tư dùng chữ Triện viết trên ấn rằng “Thụ mạng ư Thiên đế Thọ Vĩnh Xương”.

Điên giản: Bịnh động kinh điên cuồng.

Trùng độc sâu có chân có độc làm đau và giết người.

– Chú trớ – Chú là đọc những lời có thiện ác theo. Trớ là đọc những lời khiến người làm việc bị trở ngại.

– Huyền ế – mắt bịnh không thấy đường. Khái quán là rót tưới nước.

– Hiều cao – kể lễ gào khóc. Vị thán – thở ra than trách.- Hồ ti – than thở.

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 5

– Xí điền – chen vào, để chân vào.

– Thuấn tức – là động hơi thở, tức hít vào thở ra.

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 6

– Ngộ ngộ – thức dậy (giác ngộ?).

– Khai xiểng – mở mang rộng ra.

– Cứ vị – việc gấp, làm gấp (?).

– Sử lưu – ngựa chạy nhanh.

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 7

– Na-dũ-tha – tiếng Phạm, cũng gọi na-do-tha là tên số đếm của Tây Vức. Xét số đếm của Huỳnh Đế có hai mươi ba số, từ vạn trở đi đều có Thượng, Trung, Hạ ba bậc đó là vạn, ức, triệu, kinh, cai, tỷ, nhương, câu, giản, chánh, tải, (đái?). Hạ số là 10×10, trung số 100×100, thượng số ức x ức. Theo Huệ Uyển xưa trong kinh Hoa Nghiêm ở phẩm Atăng-kỳ có 100 lạc-xoa là một cu-chi. Cu-chi ở đây là ức cu-chi, cu-chi là A-dũ-đa, tức là triệu. A-dũ-đa A-dũ-đa là na-do-tha, tức là kinh. Vậy na-do-tha là một kinh, các số khác chuẩn theo đây mà biết.

U thúy – là sâu kính, sâu xa. Ky hệ – buộc ràng, cột trói.

Hối dụ – khuyên răn dạy dỗ.

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 8

Huy dục – sáng rực rỡ. Ái đãi – bị mây che. Hai túc – sợ hãi lo lắng.

 

TÂN DỊCH THẬP ĐỊA KINH

QUYỂN 9

Sâm lệ – cây mọc có đôi.

Ma-hê – tiếng Phạm có Ma-ha-thủ-la, dịch là Đại tự tại, tức là Đại Tự Tại Thiên Vương cua cõi Sắc giới.

Điền xí – Đồ trang sức bằng hoa vàng – chỗ nhốt chung mọi vật (?)

 

THẬP LỰC KINH

Sát biệt – không biết là gì.

 

HỒI HƯỚNG LUÂN KINH

Tư lương – lương khô và tiền bạc, là vật phụ giúp thành công, tức muốn đến Bồ-đề Niết-bàn thì trước phải tu phước đức trí tuệ là hai thứ tư lương.

Vô hộ – không nơi cậy nhờ. Phẩn hận – giận hờn, oán hận.

Tinh tương – tinh là cùng, đều. Tương là đem, giúp – giúp nhau.

 

Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10