TỤC NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA

Yên Kinh – chùa Sùng Nhơn – Sa-môn Hy Lâm soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

QUYỂN 9

Gồm âm nghĩa, các Bộ sách sau đây:

– Tục Âm Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại da phá Tăng Sự, 20 quyển

– Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại gia xuất Gia Sự, quyển

– Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại gia Bì Cách Sự, 2 quyển

– Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại gia An Lư Sư, 1 quyển

– Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại gia Yết Sĩ Na Y Sự, 1 quyển

– Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại giaTùy Ý Sự, 19 quyển

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 1

– Bạc già Phạm: tiếng Phạm, hoặc gọi Bà Già Phạm tức đức Thế Tôn

– Vị Tộc: giòng họ Vị (?)

– Khang Uế: võ trấu dơ – giá thú – cưới vợ về, gã chồng đi

– Dung lãn: làm thuê lười biếng – Cương giới – bờ cõi

– Yễm trĩ: cái nốt ruồi – Sang Báo – ghẻ phỏng, mụt nước

– Tằng Tôn: con của con là Tôn (cháu), con của Tôn là Tằng Tôn, con của Tằng Tôn là Huyền Tôn, con của Huyền Tôn là Lai Tôn, con của Lai Tôn là Để Tôn, con của Để Tôn là Những Tôn, con của Những Tôn là Vân Tôn

Bách Mán: tức tên Tổ Vương xưa của Thích Ca

– Dư tế: chàng rễ là chồng của con gái

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 2

– Tiểu cước: chân chạm đất (bước, đạp)

– Bôn trì: chạy theo, đeo đuổi, đổ xô theo

– Phỉ báng: chê bai, khinh hủy

– Bổ Lạc Noa: tiếng Phạm, xưa gọi Phú Lan Na, gọi đúng là Bổ Lạc Noa Ca Diếp Ba – Bổ Lạc noa dịch là mãn, Ca Diếp Ba dịch là qui Thị là tên của Kế Vô Nhơn Ngoại Đạo.

– Mạt Yết Lợi Tữ: tiếng Phạm, xưa gọi là Mạt Già Lê, gọi đủ là Mạt Yết Lê Câu Xá Lê Tữ. Mạt Yết Lê là họ, Câu Xá Lê là tên mẹ, đây là tên của Ngoại Đạo cho khổ vui chẳng do nhơn mà là tự nhiên.

– Sách Thệ Di: Xưa gọi là Sách Xà Dạ, gọi đủ là Sách Thệ Di Tỳ La? Tữ. Sách Thệ Di dịch là Đẳng Thắng, Tỳ La? tức là tên mẹ. Đây dịch là chẳng cần tu ngoại đạo trải tám vạn kiếp tự nhiên Sanh tử như chuyển lũ hoài?

– A Mạt Đa: Xưa gọi là A Kỳ Đa? Xá Cam Bà La – A kỳ đa dịch là Vô Thắng? Xá dịch là tóc – Cam bà là dịch là áo. Tức Ngoại Đạo này lấy tóc người làm áo năm nóng nướng thân.

– Cước Đà Ca Chiên Diên: Xưa gọi là Ca La Cưu Đà, dịch là Hắc Lãnh – Ca Chiên Diên là họ. Ngoại Đạo này nhân theo vật mà khởi. Như người hỏi có thì đáp có, hỏi không thì đáp không.

– Miên Yết Lan Đà: Xưa gọi là Ni Can Đề Nhược Đề Tử – Ni Càn Đà là Vô Đoan (không dưới được) là tên chung cua ngoại Đạo này. Nhược Đề là Thân Hữu là tên mẹ. Đây là cho khổ chưa có nhơn nhất định, ắt cần phải chịu, chẳng Dạo nào dứt được.

Cân phu: gót chân và mu bàn chân

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 3

– Ma Nạp Bạt Già: Xưa gọi là Ma Nạp Bà, Ma Na Bà, dịch là Nho Đồng Tiên

– Bích Đà Chú: xưa gọi là Vi Đà, Phệ Đà, dịch là minh tức minh chú.

– Bích Xá Ly: Xưa gọi là Duy gia Ly, Tỳ gia Ly, gọi đúng là Xuy Xá? Dịch là quảng Nghiêm, ở tại Nam Sông Hằng, Trung Thiên Trúc.

– Oanh nhiên: tiếng rầm rầm nhiều xe

– Bỉ (Di?) ngọn: Bỉ (Di) là che, phá, là bờ bị phá

– Bối Lũ: còng lưng – Sấu Tích – gầy ấn

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 4

– Di Thóa: nước mũi, nước miếng – Siễm ngữ – lời nịnh nọt

– Phan thu: kéo dây ràng đít ngựa – ngạnh ế – nghẹn

– Hư Hy: sùi sụt – Toản sai – họp lại chà sát

– Mang cư: bận rộn gấp gáp run sợ

– Lập triệp: bẻ gãy – Thiết Chủng – mỏ sắt

– Bị (bái) đãi: Cái túi thổi lò rèn

– Thuân chủng: bịnh sưng nứt da?

– Không Hầu: tên nhạc cụ để thổi của người Hồ.

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 5

– Đảm sắc: sắc cặn đục

– Diệu Sí: là Kim Sí Diểu, tiếng Phạm sưa gọi là Ca Lầu la gọi đúng là Ca Lỗ noa, dịch là Kim Sí hay Diệu Sí. Chim này ăn loài rồng.

– Khủng hách: khủng là sợ, hách là tiếng hét giận

– Hiêu ai: hiêu là rì rầm, ung dung tự tại, ai là bụi rậm

– Huân Hồ: con chồn ăn chuột

– Câu trác: cái rìu chặt gỗ

– Môn ma: sờ mó, cầm nắm

– Du Thiện Na: cũng gọi là Do Tuần, Do diên (khoảng ba mươi dậm)

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 6

– Nghệ môn: lời nói mê khi ngủ

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 7

– Tế Tự: cúng tế – Hoán trạc – giặt rửa

– Ổ Bạt Đà Da: Tiếng Phạm, dịch là Thân giáo Sư hay Hòa Thượng

– Luân Cốc: ?

– Ưu Lầu Tần Loa: tiếng Phạm, gọi đúng và đủ là Ổ Lô Tần Loa

Ca Diếp Ba dịch là ẩm quang là họ

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 8

– Táo thấu: tắm rửa súc miệng

– Cảnh Ngộ: Cảnh là cảnh giới (đề phòng), Ngộ là xét biết, Cảnh ngộ là đề cao cảnh giác?

– Vị thự: chưa sáng, Ngự Tẩn – thuần phục con trâu cái

– Xa Lộ: xe lớn của thiên tử đi

Ổ Ba Ni Tác Ca: tiếng Phạm, xưa gọi là Ưu Bà Tắc, dịch là Cận Sự Nam, Người bạch y giữ mười giới.

– Tích chấp: Xếp áo lót – Tiên thát – đánh bằng roi gậy

– Ái đãi: mây kéo tan kịt – phi phi – lả tả

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 9

– Chỉ hại: bị hại trở ngại, cái hại của trở ngại

– Quái ngạc: ngạc nhiên, thấy lạ – Ngõa thước – ngói gạch đá

– Song Dũ: cửa sổ

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 10

– Quyền đã: cuốn lại, đánh mạnh bằng nắm tay?

– Bột Sài: con trâu cái và con sói

– Nại Lạc Ca: tiếng Phạm, cũng gọi là Na Lạc Ca, dịch là khổ khí, khổ cụ tức đồ làm khổ tức là tên chung của Địa ngục gồm tám ngục lạnh cộng tám ngục nóng.

Hai (thai) nhiên tiếu: cười, quyết dặc, cái cọc buộc súc vật

– Binh huyết: tan máu, (tan máu bầm?)

– Ba quặc: gỏi và tát tai – Hỏa liệu – lửa đốt cháy

– Bạc già Bạn: tiếng Phạm, hoặc gọi Bạc già Phạm, Bà già Bà là đức Thế Tôn

– Đát Tha Yết Đa: tiếng Phạm, xưa gọi Đa Tha A già độ hoặc Đát Tha Nga Đa, chính là Như Lai (một trong mười hiệu)

– Bang phái: mưa rất to

– Tác Ha giới: cõi Tác Ha, tức cõi Ta Bà dịch là cõi kham nhẫn

– Úc thượng: Buổi sáng lên – Triều Hy – buổi sáng sớm sáng rực

– Bầm Cũ (Lũ): nghèo xác – Dương lai – quả chùy

– Thằng quyên: thằng là dây, quyên là bác đĩa đan bằng mây,

Thằng quyên là bác đĩa làm bằng sợi dây

– Hoan Hác(?): con Hoan Hác (giống con Thảo ly= chuột nước?)

– Gủi phiếm: nghèo thiếu – kháng lệ – sánh đôi

– Thức qui: nhanh chóng trở về

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 11

– Do dự: dụ dự không quyết đoán

– Ngô suyển: lầm và ngang trái – Tốt tuế – cuối năm

– Tuẩn mạng: liều chết theo (tuẩn: đem chôn người sống)

– Khiên y: vén quần áo(?) – Sóc xưởng – cái xưởng trống

– Thảo Thiếm: cỏ tranh

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 12

– Du thành: vượt thành – Ngoại Sanh – Con của Cô của Cậu gọi là Sanh – Cậu ta ta gọi là Sanh

– Khuy xiêm: dò xét – Ngoã oa – cái nồi bằng sắc bằng sành, cái nồi bằng sành?

– Ổ Bà Đà Da: tiếng Phạm dịch là Thân giáo Sư (Hòa Thượng) – Diêu Trịnh (Khiêu Trịnh): đi lẩn quẩn?

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 13

– Ung sang: ghế nhọt, bứu nhọt

– Khang mễ: gạo – Hoặc Hiết – Hú, gọi?

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 14

– Chiên Trà La: tiếng Phạm, hoặc gọi Chiên Đà La dịch là kẻ giết người, giết mổ, hoặc dịch Nghiêm Xí ác nghiệp. Ở Tây Vực khi người này ra đi thì ở trước phải cầm vật tiêu biểu hoặc lắc chuông hay gậy tre dập đầu. Nếu không thế thì theo phép vua là bị tội.

– Ma Nạp Bà: tiếng Phạm dịch là Nho Đồng Tiên

– Sãng Hoằng: là giường chẳng bằng gỗ

– Âu Biến: muốn ói (tiếng ụa ói)

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 15

– Hưu Lưu: con cú mèo – Trích Thủ – trích lấy, chọn lấy

– Y Kích: vạt áo – Trù Trừ – dụ dự không quyết đoán

– Phò mã: chồng của Công chúa con gái Vua- Hôn Cấu: cưới gã

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 16

– Bể nhục: thịt đùi vế – Bảo Lô – Xe lớn báu của Thiên Tử đi

– Mục Nhuận: nháy mắt (má mắt động?)

– Thuần Điểu: chim Thuấn – giống gà con hát hay

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 17

An loan: cái yên ngựa – Thấu Ung – nhọt trong họng khiến ho, khạc

Hu ta: than thở

Bích Thất Mạt Noa: tiếng Phạm, xưa gọi là Tỳ Sa Môn, dịch là Đa

Văn tức tên của Bắc Phương Thiên Vương

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 18

– Kim Mạo: Khăn mão bằng vàng

– Cước ngân: gót chân, giả Can tiếng Phạm là Tất già La, dịch là giả cam, giống chó sắc xanh vàng, đi thành bầy, đêm kêu tiếng như sói

– Khiên phao: kéo ném – Tiện Thọ – Cây Tiện

– Nhâm Thai: có Thai

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 19

– Trùng quả: trùng là nhiều lớp, quả là bao bọc (bao gói nhiều lớp)

– Hoa Hài: giày ủng – nanh ác – dữ dằn hung ác

– Khảm Trác: mổ, gà mổ chim mổ

– Cường sách: bẫy rào (để bắt thú)

 

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA PHÁ TĂNG SỰ

QUYỂN 20

– Đẩu lẩu: phấn chấn – Lão miêu – mèo già

– Phẩu Địa: vạch, xẻ đất

– Tô Đát La: tiếng Phạm xưa gọi Tu Đa La tức la Kinh

– Tỳ Nại giả: tiếng Phạm hoặc gọi Tỳ Na gia, tức Luật

– A Tỳ Đạt Ma: tiếng Phạm, hoặc gọi A Tỳ Đàm, tức Luận

– Thao Thiết: ác thú, kẻ hung ác- Huyễn Du?

 

CĂN BẢN XUẤT GIA SỰ

QUYỂN 1

– Ngự Hãn: ngăn cấm giữ gìn

– Bại tích: phá hoại công lao – Ngự mã – tiết chế?

– Cổ quăng: tay chân (thuộc hạ) – Oán thù – là oán thù

– Bích Đà Luận: tiếng Phạm xưa gọi Vi Đà, phệ Đà, dịch là minh, tức Minh Luận

– Tiết mộc: cái ngạch cửa, cái niêm bằng gỗ

 

CĂN BẢN XUẤT GIA SỰ

QUYỂN 2

– Sách Thệ Đa: tên của ngoại đạo

– Bao Lệ Đà: tiếng phạm, xưa gọi là Bồ Tát, dịch la trường định, ngày 1 tụng giới

– Cu Sắc Sí La: tiếng phạm gọi là tên của La Hán Cu Túc, gọi đủ là Ma Ha Cu Sắc Sĩ La, dịch là Đạt Tất

– Ma Trất Lý Ca: hoặc gọi Ma Đát Lý Ca hoặc Ma Đắc Lặc Già, dịch là Bản mẫu tức Luận

– Bát Thấu Để mộc xoa: xưa gọi Ba La Đề Mộc Xoa, dịch là Biệt giải thoát giới, tức luận

– Trữ Lập : đứng lâu

 

CĂN BẢN XUẤT GIA SỰ

QUYỂN 3, 4

(chưa tìm dược bản)

 

CĂN BẢN XUẤT GIA SỰ

QUYỂN 5

(chưa tìm dược bản)

– Bì quyện: biếng lười, mỏi mệt

– Thạp tịch: giường chiếu

– Bạch Hoặc: giống chim Hộc (ngỗng trời) mà mõ dài hơn

– Anh Vũ: loài két, vẹt

– Cù Du : đệm dệt bằng lông – tấm thảm

– Kiều trùy (chùy): đánh hàng bằng gỗ, đá, kim loại… để làm hiệu lệnh – Chu Nho – người lùn nhỏ

– Ưng chuẩn: loài chim ưng, chim cắt.

 

CĂN BẢN BÌ CÁCH SỰ

QUYỂN 1

– Canh khẩn: cày cấy mỡ mang đất

– Hiên Tử: miếu Thần Hiên (?)

– Ly lệ cẩu: chó đen (chó mực)

– Khánh Khái: tiếng cười nói (tiếng nói nhẹ là Khánh, nói nặng là Khái)

– Huynh Tẩu: Huynh là anh, tẩu là chị dâu

– Cổ Dương: con dê đen – Kiền tiên – cây roi cứng chắc

 

CĂN BẢN BÌ CÁCH SỰ

QUYỂN 2

– Cước điệt: té ngã – Ô Thứu – quạ và chim Thứu, cũng màu đen

– Mao Ngưu: Trâu có đuôi rất dài – lưỡng thổi – hai đùi vế

– Cách tỷ: giày da – phi tử – bịnh ghẻ nhọt, sảy- Ông đầu: giày ủng? -Cước khỏa – gót chân

 

CĂN BẢN AN CƯ SỰ (1 quyển)

– A già Lợi Da: gọi A Xà Lợi, A xà lê, dịch là quỉ phạm Sư, (thân giáo) giáo thọ

– Ổ Ba Đà Da: xưa gọi là Hòa Thượng dịch là Thân giáo.

– Thức Xoa Ma Noa: dịch là Chánh Học Nữ, tức Ni học giới giữ sáu pháp

– Dịch Đầu: cạo tóc – lóc thịt bày xương?

 

CĂN BẢN Y SỰ (1 quyển)

– Yết Sì Na: Xưa gọi Ca Hy Na, Ca Đề dịch là y công đức, tức là Tự Tử rồi thọ nhận y.

– Hoán nhiễm: giặt và nhuộm y

– Liệu Duyên Y: là quấn y, mặc y, đắp y?

 

CĂN BẢN TÙY Ý SỰ (1 quyển)

– Á mặc: câm, làm thinh không nói

– Chế Để: tiếng Phạm hoặc gọi Chi Đề, Chế Đa, Chế Đế… dịch là Linh miếu, tháp miếu nơi thờ xá lợi Phật…

– Áo Bệ Ca: tiếng Phạm, dịch là mày, đúng như thế

– Ta Độ : tiếng Phạm, dịch là Tháp hoặc Thiên tai (tốt lắm lành thay)

– Bảo Sái Đà: tiếng Phạm, dịch là Trưởng Tịnh, tức Bồ tát, nửa tháng tụng giới tăng trưởng Tịnh Pháp

– Hổ Báo: cọp báo

Các tiếng giải thích âm nghĩa trên về Hữu Bộ Tạp Luật chử đọc có nhiều chỗ sai lầm vì người cầm bút khi phiên dịch tùy nghe tiếng mà ghi vào, không căn cứ theo nghĩa.

– Khai Nguyên Thích giáo Lục bảo rằng Nghĩa Tịnh Pháp Sư khi dịch các Kinh khác đã dịch Nhất Thiết Hữu Bộ về Bạt Cự khoảng – 7 mươi quyển chưa kịp làm thành sách.

Thì nhập Niết Bàn, nên Văn này bị mất, đến nay mới tiếp tục âm nghĩa giải thích chính là bản ấy. Sợ người sau không biết gốc gác mà nhầm lẫn nên dẫn lời này.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10