TỤC NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA

Yên Kinh – chùa Sùng Nhơn – Sa-môn Hy Lâm soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

QUYỂN 4

Gồm âm nghĩa các kinh sau:

– Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán Kinh tám quyển.

– Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà-la-ni Kinh mười quyển.

– Đại Thừa Du Già Mạn Thụ Thất Lợi Thiên Lý Thiên Bát Đại Giáo Vương Kinh mười quyển.

Cả ba kinh trên gồm hai mươi tám quyển được âm nghĩa trong quyển này

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

TỰA

Y phu – than ôi, tiếng ở đầu câu

Thuyền đề – là cái nôm bắt cá và cái bẫy bắt thỏ – Được các quên nôm, được thỏ quên bẫy.

Quì lộ – là đường lớn xa, thông cả tám hướng.

Núi Kỳ-xà-quật – tiếng Phạm đúng là Cật-giá-đà-la-cự-tra, dịch là ngọn Linh thứu. Núi này có nhiều chim Thứu ở nên lấy đó đặt tên.

Hoặc khỏa – ở truồng. Lễ tuyền – suối nước ngọt.

Đề hồ – từ sữa có lạc, từ lạc có tô, từ tô làm ra đề hồ, là chất bổ.

 

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

QUYỂN 1

– A Nhã Kiều Trần Như – gọi đúng là A Nhã Đa Kiều Trần Na, A nhã đa dịch là giải, là người hiểu pháp đầu tiên tên là Kiều Trần Na.

– A-sử-ba-thất-đa – tiếng Phạm xưa gọi là A-thấp-phược. Dịch là Mã Thắng, tức tên của Mã Thắng La-hán.

– Trừng triệt – lóng trong.

– Bí-xá – tiếng Phạm, hoặc nói Tỳ-xá hay Phệ-xá là một trong bốn dòng họ ở Tây Vức hoặc gọi là Trưởng giả tức người giàu có sang trọng.

– Tuất-đạt-la – hay Thủ-đà-la, một trong bốn dòng họ là nông phu ít học.

– Anh vũ – là chim két, lông xanh mỏ đỏ nói được tiếng người.

– Tàm kiển – cái kén con tằm.

– Tô-mê-lô – tiếng Phạm, gọi đúng là Tô-mê-lô tức núi Diệu cao, núi Tu-di. Núi này do bốn báu mà thành = mặt Đông có bạc trắng, mặt Bắc có vàng ròng, mặt Tây có pha lê, mặt Nam có lưu ly xanh.

– Do bốn báu tạo thành nên gọi Diệu, cao hơn các núi khác nên gọi cao. Cũng gọi Diệu quang, vì bốn báu sáng chói chiếu đời.

Thiệm-bặc-ca – cũng gọi Thiệm-bạc-ca dịch là Uất kim hoa lớn. Đại luận nói cây này cao lớn hoa vàng hương thơm bay ra.

Cực bạo – lửa dữ, cực ác. Hung ức – xương ức, lòng dạ

Trầm luân – chìm đắm, chết chìm. Manh quy – con rùa mù.

 

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

QUYỂN 2

Trùng nhũ – bú mút. Bạo trượng – nước ngập lụt dữ.

Mâu sác – mâu kích dài hai trượng để đánh giặc.

Tủy não – Tủy não hay là mỡ trong xương, não à óc trong sọ.

 

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

QUYỂN 3

Văn manh – muỗi mòng, ruồi lằn. Tượng táp – bị voi chà đạp.

Tán phong – họp nhiều mũi nhọn một chỗ, chĩa.

Già phu – ngồi kiết già. Ngồi có hai cách một là kiết già hay toàn già, hai là bán già – bán già là chân trái để lên chân phải. Kiết già là chân trái để lên đùi phải rồi chân phải để lên chân trái cả hai mặt bàn chân đều ngứa lên. Đây là thế ngồi hàng ma và cát tường.

Thoàn bát – là thuyền và bè (giống như thoàn phiệt).

Nuy tụy – cỏ héo.

 

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

QUYỂN 4

Lâu nghị – con dế ăn hại mầm cây. Hoặc gọi Tỳ phù là kiến càng.

Ca-lan-đà – tiếng Phạm hoặc gọi Ca-lan-đa hoặc Ca-lan-đạt-ca, gọi là chim hót tiếng hay. Trong Trúc lâm ở thành Vương xá có nhiều chim này.

Hóa dục – buôn bán hàng hóa. Triền tứ – chợ búa hàng quán.

Mậu dịch – mua bán, trao đổi. Man diên – vướng vít mãi chẳng dứt.

Song dũ – cửa sổ. Diêm nhiên – cháy bùng lên.

Bồng bột – rối rắm mạnh mẽ nổi lên.

Tẩn mã – ngựa cái – ngựa hoang?

Truy hung – để trong lòng buồn giận mãi đến có thể hủy mình.

 

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

QUYỂN 5

Mâu sác – mâu kích để đánh giặc. Tích lịch – sấm sét.

A-luyện-nhã – hoặc gọi A-luyện-nhi, A-lan-nhã, A-lan-na. Gọi đúng là A-lan-nương dịch là chỗ tịch tịnh hoặc vô tránh địa hoặc ở trên núi, trong rừng, nơi đồng văng, nghĩa địa… đều cách làng xóm một culô-xá, xa lìa chốn ồn ào.

Hổ báo – hổ và beo (báo sao giống gấu được?)

Sài lang – chó sói. Ưu-đàm – là tiếng Phạm hoặc gọi Ô-đàn gọi đúng là Ưu-đàm-bát-la, dịch là Diệu đoan hoa, hay Tường đoan hoa là hoa quí trên trời cõi người không có.

 

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

QUYỂN 6

Kích quang – là các lỗ sáng trên vách, nhìn qua được.

Phi nga – con bướm đêm, đom đóm. Tẩn lộc – con nai cái.

Phương nhị – mồi thơm gắn ở đầu lưỡi câu để câu cá, mồi ngon dụ người.

Tường bích – tường vách. Phôi ngỏa: ngói gạch (phôi: ngói chưa nung)

Ba tiêu – cây chuối. Hà mô – con ếch, con ểnh ương.

 

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

QUYỂN 7

Thê thóa – nước mũi nước miếng nước mắt.

 

ĐẠI THỪA BẢN SANH TÂM ĐỊA QUÁN KINH

QUYỂN 8

Viên hầu – con khỉ hay nhảy chuyền

Ai muộn – bụi bậm. Thanh thằng – ruồi xanh, con nhặng. Ví kẻ gian nịnh lừa người trắng thành đen, ác thành thiện…

Phệ đát tiếng chữ chú (chân ngôn) không cần nghĩa.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 1

Bỉnh diệu – chiếu sáng, sáng rực. Sa lỗ – cát mặn, mỏ muối ở sa mạc.

Hạm đạm – chưa nở gọi là phù dung, nở rồi gọi hạm đạm có nơi gọi hạm đạm là hoa sen (?).

Yết la – là chữ thần chú, không nghĩa. Phủ kích – đánh tát. Ba đào – sóng rất to.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 2

Khô cối – giết hại thầy hung ác, giết người đứng đầu.

Tuyền phức – nước chảy ngược lại, chỗ nước xoáy của sông biển. Si mạc – màng ngu si.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 3

Tòng lâm – bụi rậm, nhiều cây cỏ. Mãng tự – cỏ rậm, chữ rậm? Điều cấu – rửa sạch các dơ bẩn. Di sướng – vui sướng, vui hòa.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 4

Đế thính – nghe mà xét kỹ. Bạo lưu: mưa như thác đổ, dòng nước dữ.

Nguy hiểm – (tai ách hiểm nạn), nguy hiểm. Úy mộc – nhiều cây cỏ.

Kiều Trần Như – gọi đủ A Nhã Đa Kiều Trần Na. A Nhã Đa là người biết đầu tiên. Kiều Trần Na là tên người. Tức là người hiểu biết pháp đầu tiên tên Kiều Trần Na.

Đa-đà A-già-độ – hoặc gọi A-già-độ là đần độn. Gọi đúng là Đáttha-nga-đa dịch là một hiệu trong mười hiệu của Như Lai.

A-la-ha – gọi đúng là Yết-ra-hát-đế dịch là Ứng cúng, tức là hiệu thứ hai trong mười hiệu của Như Lai.

Tam Miệu Tam Phật Đà – gọi đúng là Tam Miệu Tam Một Đà tức là Chánh Đẳng Giác, hay Chánh biến tri.

Nhĩ thiện – đồ ăn ngon, vật quí đựng thức ăn.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 5

Hoàn giáp – là áo giáp, đồ binh khí đâm xuyên giáp?

Trì hoãn – Chậm chạp, thong thả. Xa-ma-tha là chỉ, tức định.

Tỳ-bát-xá-na – là quán, tức huệ. Xa-ma-tha – Tỳ-bát-xá-na là chỉ quán

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 6

Kiến sáp – nói lắp, nói không thông. Tâu phá – bịnh bể tiếng ngựa hý buồn.

Hy di – kính sáng hòa vui, vui vẻ – Tiết lặc

Hạc lệ – Hạc kêu. Tranh địch – tiếng đàn tranh (sắc mười ba dây) và ống địch bảy lỗ.

– Loa thinh – tiếng một thứ cổ nhạc, tiếng ốc thổi.- Cốc hưởng – tiếng vang trong hang.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 7

– Đằng la – là tên khác của Hổ ma tức cây mè, cây vừng.

– Cổ dương – con dê đen. Thạch khoáng – các thứ cát đá.

– Linh đạt – chuông và mỏ. Lân-đà, tiếng phạm tên một hoa sắc đỏ, ngựa ô.

– Biện tiệp – biện luận nhanh chóng, lưu loát.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 8

– Kiển nạp – nói lắp nói không thông.

– Phiệt dụ – dụ về bè. Ca xuy – ca hát họa theo.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 9

– Tuần thú – đi khắp đẻ tra xét. Cô quynh – Cô độc, cô đơn.

– Nguyên đà – Nguyên giống con ba ba mà to hơn, đà giống con cá sâu có vảy.

– Chu ngột – câu không cành. Khang dắt – vỏ trấu.

– Phiệt duyệt – nêu rõ công trạng trên hai bảng rồi treo ở cửa.

– Kháp châu – đếm châu = lần chuỗi.

– Lạp đạp tử – nhóm thóc lại một chỗ để dùng để gia trì.

– Bình hạng – bình đựng rượu. ÁÁ nhi tiếu – cười ha hả.- Nghiệt-thà – là tiếng Phạm, chà xát tay.

 

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI KINH

QUYỂN 10

Hạn lao – ngâm nước. Cơ cẩn – chết đói.

Lôi đình – sấm sét. Soán đoạt – cướp ngôi.

Đào thoán – trốn tránh, chạy trốn. Giả tử – tên trái cây ăn vào hết khát.

Phát diện – té mặt úp đất. Thị thần – liếm, lấy lưỡi liếm vật.

Quyền thủ – vâng làm, co tay, co quắp. Trớ mạt – nuốt nước bọt, nuốc nước miếng.

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 1

A-xà-lê – tiếng Phạm hoặc A-già-lê, A-tả-lê dịch là Quỉ Phạm Sư là đem phép tắc đúng pháp mà dạy truyền cho đệ tử.

Hòa thượng là tiếng Phạm Ô-ba-địa-da dịch là Cận chứng, nghĩa là vị tôn sư này là nơi đệ tử gần gũi tập tụng. Xưa dịch là thân giáo. Xưa theo tiếng tục gọi là uẩn xả tức nay là Hòa thượng?

Ma-hê-thủ-la – gọi đúng là Ma-hê-thấp-phiệt-la. Ma-hê dịch là đại, thấp-phiệt-la dịch là tự tại thiên, tức đại tự tại thiên vương, tức vị Thiên vương này ở trong đại thiên giới được rất tự tại.

Xuẩn động – tức loài trùng rất nhỏ biết cục cựa, máy động.

Đồ nhi – kẻ giết mổ sinh vật. Điền lạp – người săn bắt giữ ruộng.

Khôi quái – giết thầy, người cầm đầu hung ác. Ngư bổ – người đánh bắt cá

Đà lư – con lạc đà. Trư cẩu – heo chó.

Ám Á – người câm không nói được. Hy di – vui hòa sướng thích.

Ốt-bát-la – xưa gọi Ưu-bát-la, Âu-bát-la dịch là hoa sen xanh.

Phân-đà-lợi – hoặc Bôn-trà-lợi hoặc Bôn-noa-lý-ca là hoa sen trắng.

Bát-đầu-ma – Ba-đầu-ma, Bát-noa-ma, Bát-đặc-ma, Bát-nạp-ma là hoa sen hồng.

Câu-vật-đầu – Câu-mâu-đầu, Câu-ma-noa, Câu-mổ-đà là hoa sen đỏ.

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 2

Bát-đà: hoặc gọi Ba-nại-la dịch là hiền hoặc hiền thiện.

Khắc già – là sông Hằng xuất phát từ ao vô nhiệt não chảy ra biển Nam.

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 3

Thảm Mộ Địa, tiếng Phạm là Tam-bồ-đề tức Chánh Đẳng Giác. Miên-hàm – tiếng Phạm, bí mật không dịch nghĩa.

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 4

Thôi sài – răng hô bày ra. Cao phệ – tiếng chó sủa, tiếng hùng hổ, gào khóc lớn.

Phủ lạn – rả nát, nát nhừ hôi thúi. Thân phân – rực rỡ, rối loạn. Bốc thệ – bói toán.

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 5

Tỳ-lô-giá-na – gọi đúng là Phệ-lổ-tả-nẳng dịch là quang minh biến chiếu (ánh sáng khắp chiếu) mới dịch là Đại Nhật Như Lai, tức ánh sáng của Như Lai chiếu sáng chỗ tối không cần đèn đuốc.

A-súc – tiếng Phạm là Bất Diệu, hoặc gọi là A-sáp hay Ác-sô, dịch là Vô động, tức tên một vị Phật ở phương Đông.

Lại đọa – lười biếng chẳng siêng chẳng kính.

Kiền-chùy – là tiếng Phạm, dịch là đánh gõ gỗ đá kim loại làm báo hiệu.

Giản trạch – chọn lựa.

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 6

Oánh minh – sáng láng, rực rỡ. Triền phược – trói cột, ràng rịch. Siễm dũ – nịnh nọt. Hưu phế – nghỉ bỏ.

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 7

Nhĩ-diễm – tiếng Phạm, tức cảnh của trí biết không phải dự đoán.

Bỉnh hiển – làm sáng tỏ?

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 8

Tế bạt – cứu giúp cứu độ, nhặt hết.

 

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 9

Bức trá – bức bách gấp. Đăng nhập – lên thềm, bước lên, lúa mọc.

ĐẠI THỪA DU GIÀ THIÊN BÁT VĂN THÙ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

QUYỂN 10

Khỏa hình – ở trần truồng. Tự tế – cúng tế, cúng thần, tế mùa xuân.

Tê phá – bể tiếng, tiếng ngựa hí. Lệ cấp cột thắt, vặn lại.

Để trái – quở trách, khi chê, lấy tiền.

Câu-dư-lê-tử – gọi đủ là Mạt-già-lê Câu-dư-lê-tử, Mạt-già-lê là họ, Câu-dư-lê-tử là tên mẹ. Ngoại đạo này nói khổ vui chẳng do nhân mà do tự nhiên, tức tự khiên ngoại đạo.

Tỳ-la-hoãng-tử – gọi đủ là Sách-xà-tà Tỳ-la-hoãng, Tỳ-la-hoãng là tên mẹ, Sách-xà-tà dịch là Đẳng Thắng. Ngoại đạo này chẳng tu đạo, trải vạn kiếp tự nhiên hết sanh tử như chuyển lâu (lũ) hoàn.

Cưu-đà Ca-chiên-diên – gọi đủ là Ca-la-cưu-đà Ca-chiên-diên, Ca-la-cưu-đà dịch là hắc cảnh (đảnh núi đen?). Ca-chiên-diên là họ. Ngoại đạo này tùy người mà ứng đáp, như hỏi có thì đáp có, hỏi không thì đáp không.

Phú-lan-na Ca-diếp – Phú-lan-na dịch là mãn Ca-diếp là họ dịch là Qui Thị. Ngoại đạo này cho là không có nhân.

Ni-càn-đà Nhược-đề-tử – Ni-càn-đà dịch là vô kế, Nhược-đề là tên mẹ cũng gọi là Thân Hữu, mệ tên Thân Hữu. Ngoại đạo này cho khổ không có nhân nhất định, nhân ắt phải chịu, không có đạo thì không đoạn dứt được.

A-xà-đà Sí-xá-khâm-bà-la – A-xà-đà dịch là Vô thắng – Sí-xákhâm-bà-la, thì theo tên này. Ngoại đạo này lấy tóc người làm áo, năm nhiệt nướng mình.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10