TỤC NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA

Yên Kinh – chùa Sùng Nhơn – Sa-môn Hy Lâm soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

QUYỂN 2

Tục Âm Tân Đại Phương Quảng Phật Đà Hoa Nghiêm Kinh bốn mươi quyển (Từ quyển một đến quyển mười lăm được giải thích chữ trong quyển hai này).

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 1

Thất-la-phiệt – là tiếng Phạm, tên nước ở Tây Vức, gọi đủ là Thấtla-phiệt-tất-để. Dịch là Phong Đức hay Văn Vật. Xưa là nước Xá-vệ. Người vào thành này đều là nhân vật đạo đức đều tốt cả năm Thiên Trúc cùng nghe nên gọi là Văn Vật. Lại xưa ở đây có Tiên già ở đây tu tập Đạo Tiên. Sau có Tiên trẻ học được quyết. Văn Vật Tăng già mất rồi thì Tiên trẻ ở đây mà tạo dựng thành quách nên lấy làm tên.

Ế chướng – Ế là dấu, che, lấy lông vũ che mình. Chướng là che cách.

Giản trạch – là chọn lựa lấy cái tốt.

Giai trì – là lên thềm. Lan thuẩn là hàng rào.

Thoan kích – Thoan là nước chạn chảy trên cát. Kích là tiếng nước nhảy lên.

Hồi phức – nước chảy ngược lên – chỗ nước xoáy trong sông biển.

Diêm-phù-đàn – hoặc gọi Diêm-phù, hoặc gọi Thiệm bộ – Lập Thế luận nói có cây Thiệm bộ sanh ở bờ Nam sông Nê-dân-thát-la. Trung tâm châu ở phía bờ Bắc có cây ở dưới đáy bờ Nam có vàng ròng Thiệm bộ tức là vàng Diêm-phù-đàn. Nhân đó tên Nam Thiệm bộ châu.

Môn thát – Thát là cửa nhỏ.

Song dung – cửa sổ. Hạm đạm: là hoa phù dung đã nở.

Bố hộ – hay Bố lộ nghĩa là ở chỗ quyết lộ đầu khắp bày. Nhân huân – là nguyên khí mạnh, hương thơm bày khắp.

Tân phân – là lăng xăng, rối loạn, rối rắm.

Hoàn xuyến – Hoàn là nhẫn đeo ngón tay, xuyến là vong đeo cườm tay.

Câu-tô-ma – hoặc gọi là Cu-tô-ma-na dịch là vui ý, là sắc hoa đẹp thơm, người nghe nói đều vui ý.

Dà phu – là ngồi kiết già, là thế ngồi cát tường, thế ngồi hàng ma: chân trái để trên chân phải.

Thiên trúc: hoặc gọi thân đốc, thân độc, tức nước Thiên Trúc cũng gọi Hiền Đậu, Ấn Độ. Gọi đúng là Đặc-la, dịch là Nguyệt. Tây Vức Ký nói ở đó chúng sanh mãi luân hồi không thôi đêm dài vô minh mặt trời đã ẩn mất chỉ còn mặt trăng hiền lành các hiền thánh nối nhau dẫn dắt như mặt trăng chiếu sáng, nên lấy đó làm tên.

Ô Trường quốc – gọi là Ô-trượng-na là tiếng Phạm, Tây Vức Ký nói: nước này chu vi hơn năm ngàn dặm sùng kính Phật pháp tin Đại thừa. Xưa có một ngàn bốn trăm cơ sở, gồm mười tám ngàn Tăng đồ cùng học nghiệp Đại thừa tịch định khéo đọc kinh văn, giới hạnh thanh khiết, riêng đọc phạn chú.

China quốc – hoặc gọi Chân Na hay Chấn Đán hay Ma-ha Chi-na, dịch là Hán quốc hoặc Đại Đường, Đại Hạ hoặc gọi Tư Duy quốc là gồm nhiều người trí lược hay suy tư.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 2

Vi tranh (tỉnh) – Vi là trái ngược, lìa nhau. Tỉnh là can ngăn, tức can ngăn trái ngược?

A-nậu – là tiếng Phạm, dịch là chẳng cầu.

Khỏa lồ – ở truồng bày thịt da ra.

Doanh lũ – gầy ốm yếu đuối.

Tiêu toại – tiều tụy, hình thù xấu xí.

Sài lang: là loài thú núi, thuộc sói. Có hai thứ sài lang và sài nô nhỏ hơn. Sài nô đi trước cùng thợ săn được thú chẳng dám ăn trước, đợi sài lang ăn rồi mới ăn.

Khô hạt – là hết nước chết khô.

Ế mạc – màng thịt che mắt.

Giả mị – Mị là ngủ, giả mị là đủ áo mão mà ngồi ngủ.

Chẩn cấp – Chẩn là cứu người nghèo thiếu, tức cấp cho đầy đủ. Địa ngục – là ngục ở dưới đáy Thiệm bộ châu.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 3

Tần giáp – là uốn mình co duỗi tay chân cho đỡ mệt nhọc.

Tụ lạc – là xóm quê nhỏ có một số ít người ở.

Tuyền phúc – là chỗ nước xoáy trong sông biển.

Lôi chấn – là trời đất làm lò, âm dương làm khí, đánh gõ thành tiếng – Tức là sấm sét.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 4

Hách dịch – Hách là nhanh, sáng đỏ; sáng đỏ nhanh lớn gọi là dịch.

Hy di – là vui vẻ. Trỉ niệ là hầm hố, hầm hố ở ngoài thành.

Hoàng tường – là tường vách không dám nhảy qua.

Siễm cuống – là nịnh nọt lừa dối.

Quyên tác – cột treo vật gì.

Ky ương – là cái dây da quàng quanh cổ ngựa.

Ân nhục – là da cọp làm nệm, nệm da thú.

Sang vưu – là ghẻ nhọt, ung bướu. Dụ hối – là dạy dỗ khuyên bảo.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 5

Hàm vị – là vị muối, vị mặn.

Hất nhiên – là cháy dữ, cháy nhanh gấp.

Vịnh du – Vịnh là lặng, đi dưới nước; du là bơi trên mặt nước.

Tuyền phức – là chỗ nước xoáy ở sông biển.

Quân thập – là nhặt lượm. Quái ngại là chướng ngại.

Lăng-già – là tiếng Phạm chỉ một báu vật, là tiếng mật chú không có nghĩa.

Tiêu họa – là hô ngâm họa tiếng.

Mộn mạc – là cầm nắm sờ mó. Đạt-lát: tiếng Phạm không có nghĩa.

Cứ tức – là nhanh gấp. Phổ chú là mưa rót xuống.

Thuyền phương – là ghe thuyền, phương là nhiều thuyền cột dính nhau.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 6

Thuyền bát – là thuyền và bè.

Hoặc tiễn – là tên mê lầm.

Ca sa – gọi đủ là Ca-la-sa-duệ, dịch là nhiễm sắc, hoại sắc. Vì người tục ở Tây Vức đều dùng màu trắng, để khác lạ nên ca sa phải nhuộm màu xấu xí.

Tề luận – Cái rún, vùng rún. Lưỡng hiếp – là hai bên hông.

Quảng hạp – là rộng hẹp – Ngư Bổ – Là người bắt cá, đánh lưới cá.

Đồ lạp – là kẻ giết mổ và săn bắt.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 7

Ánh tế – che sáng. Thiện ách: cái ách (đè cổ trâu) lành.

Diêm-la vương – tiếng Phạm gọi đúng là Viêm-ma-la, dịch là Bình Đẳng Vương là người nắm quyền coi tội phước sanh tử, có tám ngục nóng tám ngục lạnh xử phạt tội nhân rất bình đẳng.

Hoàn tường – tường rào không cho vượt qua.

Phân huân – hơi thơm bay xa.

Diên mậu – rộng lớn. Manh đông: cái mái nhà, rường nhà.

Phù nhạn – le le vịt hoang, vịt trời.

Uyên ương – loài chim cùng sống bên nhau, ở cùng ở bay cùng bay.

Bạch hạc – loài chim mỏ dài sống lâu ngàn năm, đầu lưng có sắc đỏ, là chim thần tiên thấy thì có điềm lành – gà gáy biết sáng hạc kêu biết nửa đêm.

Lý cách – bện lông chim (?). Nhĩ đáng: đồ trang sức đeo ở tai.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 8

Ổng uất – ổng là cỏ thơm, tức cỏ thơm rậm rạp mọc nhiều.

Thông thúy – sắc xanh mạ non. Ưu-bát-la hoặc gọi Âu-bát-la gọi đúng là Ốt-bát-la, lá nhỏ thơm rất xa cõi người không có là hoa sen xanh.

Ba-đầu-ma – cũng gọi Bát-đầu-ma, Bát-noa-ma, Bát-đặc-ma gọi đúng là Bát-nạp-ma là hoa sen hồng, hoa sen đỏ vàng.

Câu-vật-đầu – hoặc gọi Câu-mâu-na, gọi đúng là Câu-mổ-đà là hoa sen đỏ, màu rất đỏ (đỏ thẩm) rất thơm.

Phân-đà-lợi – hoặc gọi Bôn-trà-lợi-ca, gọi đúng là Bổn-noa-rịca, là hoa sen trắng, màu trắng tuyết, trắng bạc lóa mắt người (?), rất thơm.

Khiên ngã – là kéo dắt.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 9

Ba đào – Ba là sóng lớn, lãn là sóng nhỏ. Đào là sóng rất to. Ba đào là sóng to.

Dõng lãng – Dõng là nhảy lên, lãng là sóng lớn, tức sóng to.

Lan thuẫn – là lan can, hàng rào.

Song dũ – là cửa sổ. Triền lý là nơi ở năm nhà trở lên.

Di hàm – là tên răng hàm. Dung Viên là tròn thẳng hình ống Kiển mạc (phác) – cắt mổ banh ra. Hung ức – là bụng dạ.

Quá tấc – quá đầu gối. Võng vãng – màng da giữa các ngón chân.

Lộc sủy – là đùi nai. Túc ngận – là gót chân.

Bất thuấn – nhìn trừng trừng chẳng nháy mắt. Ung túc – Ung là hòa vui. Túc là cung kính.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 10

Hà chữ – bến sông. Phong giản – bịnh phong, động kinh.

Tiêu sửu – bệnh khát ốm gầy. Môn thát – môn là cửa lớn, thát là cửa nhỏ, tức cửa thông.

– Một trăm lạc-xoa là một cu-chi – Lạc-xoa và cu-chi đều là số đếm của tiếng Phạm – mười vạn là một lạc-xoa, trăm vạn là một lạcxoa, vạn vạn là một lạc-xoa. Tôn Tử Phương này tính 10×10 là trăm, mười trăm là ngàn, mười ngàn là vạn. Từ vạn đến ức có ba bậc Thượng, Trung, Hạ đếm mà biến đổi – Theo số Huỳnh Đế đếm có hai mươi ba số tức là 1, 2, 3, , , , 7, 8, 9, 10, trăm, ngàn, vạn, ức, triệu, kinh, cai, tỷ, hoại, câu, giản chánh, tải. Cũng từ vạn trở đi có ba bậc mà đếm. Hạ là 10×10 mà biến, Trung là 100×100 mà biến. Thượng là ức x ức mà biến – Huệ Uyển Pháp sư nói cu-chi ở đây là ức, A-dũ-đa là triệu, na-do-tha là kinh. Ngoài ra so theo đây mà biết. – Từ ức trở đi đều có thể dùng làm một số mà đếm lường. Lại đếm đến số lượng gốc thì gọi là bất khả thuyết.

– Nao Bát Mi (di?) – La Dà – Bà Ha – Đổ Lã – Nể Hi – Biều Nghiệt Đa – Ấn Hát – Đát La – Tỳ Mã đều là chữ thần chú (chân ngôn) không có nghĩa.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 11

– Cù lộ – là ngã tư đường. Đằng căn là rễ cây Hoằng đằng.

– Trỉ điệp – Trỉ: năm bản là đổ, năm đổ là trỉ, một trăm trỉ là thành. Thành của Thiên tử là một ngàn trỉ, thành của công hầu là một trăm trỉ, thành của Bá là bảy mươi trỉ, của tử, Nam là năm mươi trỉ. Vậy trỉ là thành nhỏ (?). điệp là vách của người nữ trên thành.

– Dục hương – là hán hương?. Khiếu kích: xoi lỗ nhỏ mà nhìn- Thượng thuyên – là kho lẫm. Đỉnh thực – thợ gốm nhồi đất.

– Phôi khí – đồ gốm chưa nung. Táo thấp – khô ướt.

– Tuất quính – là cô đơn, không anh em

– Địch dự – vợ lớn nối ngôi. Nhật Tề – mặt trời mọc lên- Giá tứ – ngồi xe bốn ngựa kéo.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 12

– Tự tế – cúng tế. Tuần thú – đi khắp mà tra xét- Khánh chí – hết chí, hết chí kính thành.

– Lịch toán

– Thiều xỉ – Thiều trẻ con cạo tóc để hai trái đào. Xỉ trẻ bảy, tám tuổi thay răng.

– Vĩ hầu – là rình xét.

– Bậc hài – Bậc là phụ giúp. Hài là hoa.

– Nguyên tập – Nguyên trồng lúa cấp cho ăn. Nguyên tập: chỗ đất bằng và thấp.

– Sũng lệ – thương khóc. Hung tàn – dữ dằn giết hại.

– Phong đăng – Trúng mùa, lúa mọc nhiều. Ngất nhiên: Ngọn núi thẳng đứng.

– Kiêu xỉ – Kiêu ngạo xa xí, kiêu xa.

– Cổ rằng: đùi vế, tay chân tốt. Phi cổ – không phải tội.

– Bài nang – Túi da thổi lò rèn. Nhương tý – Vạch áo đưa cánh tay ra.

– Khiết xỉ – cắn. Nghiết thiêu – khêu chọc cho động đậy.

– Phung trương – sình chương. Trương vị – trong bụng sướng thích (?)

– Cân mạch – gân xương và mạch máu. Tiên xỉ – roi gậy đánh đập.

 

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 13

– Trừng ngận – lóng trong. Ông uất – cỏ mọc rậm rạp.

– Phể nghê – lỗ nhỏ nhìn qua tường. Bảo tiệm – hầm báu.

– Châu chữ – chỗ ở trong châu. Khỏa lộ – ở truồng.

– Đạm nhục – ăn thịt – siễm cuống – nịnh nọt gạt lừa.

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 14

– Thiết tự – Thiết là cạn, trộm.

– Câu-thi-na – tiếng Phạm tên thành nước Tây Vức. Tàu gọi: nhuyến thảo thành, hương mao thành. Nơi này có nhiều cỏ này, ở trung Ấn Độ hơn ngàn dặm là nơi Như Lai nhập Niết-bàn.

– Bát-niết-bàn – là tiếng Phạm xưa gọi là Nê-hoàn. Gọi đúng là Ma-ha-ba-lợi-nhĩ-phược-nẩm, dịch là Đại viên tịch, ba điểm tron bốn đức, viên quả.

– Lộc chư – nước bọt (?). Hao động – khuấy động.

– Triền điếm – chợ búa quán xá. Nham tụ – hang núi hiểm- Dục hương – bán hương. Cữu lạc – cảnh mặt trời lặn. – Sấp hoạt – rít rắm và trơn láng (?).

 

TÂN ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH

QUYỂN 15

– Bi trì – ao đầu chứa nước.

– Ưu-bát-la là hoa sen xanh. Ba-đầu-ma là hoa sen hồng.

– Câu-vật-đầu – là hoa sen đỏ. Phân-đà-lợi – là hoa sen trắng.

– Thao chi là giẫm đạp.

– Tranh địch – Tranh là vỗ trống làm vui. Vốn có đàn sắc hai mươi bảy dây. Người Tần có hai con vô nghĩa tranh cha chế ra đàn sắc đều có mười ba dây nhân đặt tên là tranh. Địch là ống có bảy lỗ. Tục nói:

Khương dịch có ba lỗ. Địch là rửa sạch tà uế mà nạp nhã chánh.

– Không hầu: không là nhạc khí của Sư Diên làm ra, sau lại xuất hiện trên ruộng dâu của nước chư hầu nên lấy hầu đặt tên.

– Tỳ-bà – là tên của nhạc Hồ. Đẩy ra là sắc, dẫn kéo là Bà vỗ trống mà đặt tên.

– Tiêu sắc – Tiêu có hai mươi ba ống dài một thước bốn tấc, nhỏ thì mười sáu ống dài một thước hai tấc. Múa mà thổi tiêu để biểu tượng cho cánh phượng tiêu dài tám thước một tấc, rộng một thước tám tấc hai mươi bảy dây.

– Thuấn mục – Thuấn là nháy mắt. Mục là con ngươi. Mục là nhắm mắt im lặng mà trong biết rõ (không phải ngủ). – Thần vật – là môi mép nói năng.

– Môn khổn – là cái chốt gài cửa (?)

Đệ tương – Đệ là kịp, đắp đổi lần lượt.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10