TỨ PHẦN LUẬT SAN PHỒN BỔ KHUYẾT HÀNH SỰ SAO
Sa-môn Thích Đạo Tuyên trụ Chùa Sùng Nghĩa, ở Kinh Triệu soạn Thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN TRUNG
(PHẦN 4)
THIÊN THỨ 15: PHÉP TẮC TRÌ PHẠM
Trước phân chia tùy tướng ước sự, cho đến nói bao gồm cũng chưa thể hiểu được. Cho nên phải phân biệt điều đó. Nếu lấy việc lý lẽ làm đầu, sợ kẻ sơ học không hiểu nổi.
Tông chỉ của luật nói trì phạm, tướng trì phạm thật sâu xa, người học nhiều chẳng hiểu rõ hết lý lẽ tột cùng thì nghĩa này khó biết được. Cho nên trải qua nhiều đời luôn vâng theo không thể nói khác được. Tuy ít nhiều có chia ra nhiều cách nhưng ý chính không sai khác. Nhưng về sau các vị mới học chưa hiểu rõ hệ thống giáo dục, chỉ qua thời gian chăm chỉ học tập làm sao biết được? Nhưng văn nói về trì phạm xuyên suốt một bộ. Chính là bộ Cảnh Chương. Đã y theo sự tướng, nay thử theo nghĩa bàn luận chung, chỉ ra vấn đề quan trọng của nó. Đưa ra sự việc để hiển bày, khiến cho việc nguyên cứu được dễ dàng. Trong đó phân biệt các môn: một, biết về hai chữ trì phạm; hai, là giải thích về thể trạng; ba, là nói về thành tựu; bốn, là nói về thông bít; năm, là nói về tiệm đốn; sáu, là nói về hơn kém; bảy, là chọn lựa trong nhiều khoa.
1. Nói về hai chữ Trì phạm:
Trước giải nghĩa hai chữ Chỉ trì: phương tiện chánh niệm giữ gìn những điều đã thọ nhận, ngăn ngừa thân miệng không gây ra các nghiệp ác, xem đó là chỉ. Chỉ mà không trái phạm, giới thể trong sáng, thuận với những điều đã thọ, gọi đó là trì. Trì do chỉ mà thành nên gọi giới là Chỉ Trì, giống như thiên thứ nhất.
– Tác trì: sau khi đã lìa ác rồi, việc cần là phải tu điều lành, phải sách tấn ba nghiệp tu tập giới hạnh. Có làm điều lành gọi là Tác. Trì như trước đã giải thích. Cho nên có chỉ trì và tác trì. Luận rằng: giới tướng là chỉ, hành tướng là tác. Lại nói: ác dứt thiện làm, là nghĩa thứ tự của nó.
Kế đến giải thích hai thứ phạm, phạm đầu trong năm chúng xuất gia có đầy đủ Ba độc (tham, sân, si), chúng ta tâm ý điên đảo, xúi dục thân miệng làm trái lý, gây ra các cảnh gọi đó là Tác. Tác mà sai trái, làm dơ bẩn những điều đã thọ nhận, gọi là Phạm. Phạm do Tác mà thành, nên gọi là Tác phạm.
Đây là đối với hành pháp ác làm chính. Đã làm ác chắc chắn không tu điều lành. Cho nên tiếp theo nói về chỉ phạm. Chỉ phạm: vì tâm si mê, ngã mạn làm những việc trái với những điều đã thọ nhận, nên gọi là Phạm. Đây là đối với không tu pháp lành nói làm chính.
2. Nói về thể trạng, còn các nghĩa khác bỏ đi. Giải thích rõ ràng, thể có hai: năng trì nà sở trì.
– Năng trì: dụng tâm là thể, thân miệng là dụng cụ. Nên nói rằng: ba nghiệp này đều chỉ do tâm. Lại luật nói: đề phòng ba nghiệp, nên quan sát kỹ những ý này, sau sẽ giải thích lại.
– Sở trì: hai thứ trì phạm đều đối với hai giáo mà nói. Chế giáo có hai: chế tác, làm thì không có lỗi, không thuận theo có tội và chế chỉ mà làm thì có lỗi, chỉ thì không trái phạm.
Thính giáo, làm và không làm tất cả đều không có tội. Vì sao phải có hai giáo, vì nếu chỉ chế không khai thì hạng trung, hạ thực hành nhờ đâu mà tiến đạo. Nếu chỉ khai, không chế thì bậc thượng chỉ mong cầu tự độ, tự khuyến khích mình. Cho nên cần có hai giáo, bao gồm cả giáo mới phát sinh đầy đủ ý nghĩa. Nay chia ra hai giáo, nhiếp pháp chia bằng nhau. Chỉ trừ tác phạm, chỉ đối với sự trong hai giáo đã nói. Tác trì chỉ phạm, chung cho cả pháp và sự trong hại giáo. Cho nên trước không chung cho cả pháp, vì pháp chỉ có tiến tu mới biết được. Còn sự chỉ cần xa lìa lỗi lầm là tự nhiếp họ được, nên được nói đến. Chính là chỉ trỉ trước đối với trong hai giáo. Sự trong môn chế có hai:
– Có thể học nên chế chỉ: như dâm dục chung cho ba cảnh, trộm cắp chia làm bốn chủ, v.v… Chế tác: như thể lượng của y, bát, v.v…
– Việc không thể học: do tâm mê mờ điên đảo chạy theo cảnh nên không hiểu rõ v.v… đây là bỏ nghĩa xưa (xưa, cho rằng sự không thể học, nay do tâm mê mờ điên đảo vọng tưởng không thể học, tất cả tâm cảnh đều có thể học được, nhưng do mê mờ nên không học được, vì vậy Đức Phật khai cho tất cả, đó cũng là thính môn (cho phép).
Sự chung cho hai thứ trên. Có thể học là như phòng xá thước tấc dài ngắn, chứa y dư nhiều ít. Không thể học: việc giống như trước đã nói, chi do mê vọng về giáo nghĩa nhưng không trái phạm. Trước sau tương chuyển nên kiết bất định.
Tác trì: đối với pháp sự trong chế môn.
Pháp: nghĩa là giáo hành. Giáo nghĩa là luật nghi. Hành nghĩa là đối trị. Sự chỉ có thể học: như thể lượng của y, bát v.v… là y cứ vào Thính môn, cũng đối với pháp sự. Pháp: nghĩa là xử phân, thuyết tịnh, v.v… sự chỉ có thể học: như y dư, phòng xá, v.v… cho nên không thông. Không thể học là do tâm mê vọng, không học mà làm được, sau sẽ nói đầy đủ. Ở đây nghĩa là theo luật nghi mà làm, không trái phạm, đều gọi là Tác trì.
Tác phạm: ngược với Chỉ trì, không nương tay vào giới tướng, gây ra các hạnh xấu, gọi là Tác phạm.
Chỉ Phạm: ngược lại với tác trì, đối với pháp sự biếng nhác không chịu học.
3. Nói về thành tựu nơi chốn
Trước là nói theo tâm, Chỉ trì có hai: một, là nói về không có xấu ác làm ô nhiễm. Chỉ trì: trước hành ba tâm có được chỉ (nghĩa là thức, tưởng, thọ, v.v… ba phi nghiệp này lưu nhập tâm hành mới thành nhân riêng, nên chia làm hai). Nhờ có giới thể trong sáng, không trái phạm gọi là Chỉ Trì. Thọ thể là ký, ba tâm là vô ký. Hai, nói về hạnh đối trị. Chỉ trì, tác trì: đều do tâm hành mà thành tựu. Ba tâm trước thì không nếu tánh thiện có thì ác, vô ký không.
Chỉ phạm, tác phạm, thành tựu do tâm hành (trước là ba hành vi tham v.v… trong trì. Nay chính là ba hành vi tham, sân, si trong phạm). Ba tâm trước cũng không (tức là ba tâm: thức, tưởng, thọ) chỉ có tánh bất thiện. Tâm trước sau khác về trì phạm, cho nên có thể biết. Sau nói về ba nghiệp thành tựu. Thân có hai trì: lìa sát (giết hại) v.v… gọi là thân chỉ trì. Nhân thức ăn ăn, v.v… gọi là thân tác trì. Miệng có hai trì: lìa bốn lỗi của miệng gọi là Chỉm biết nói năng đúng đắn gọi là Tác. Thân-miệng mỗi thứ có hai phạm. Ngược lại điều trên nên biết. Chỉ có trong ý nghiệp không thành trì phạm. Nếu thân miệng hành động thì suy nghĩ cũng thành trì phạm. Sau sẽ nói lại.
4. Nói về thông bít Chia làm bốn môn:
– Môn nhất tâm: chỉ nói về tác nghiệp, chỉ có bít không thông vì tâm không và lưu cảnh không hiện ra ngay.
– Dùng tâm thấy cảnh: có thông có bít, bít thì trì phạm không liên hệ nhau, thông thì trì phạm liên quan nhau. Như trong chỉ trì có tác trì, trong tác trì có chỉ trì. Chỉ phạm, tác phạm cũng như vậy, vậy làm sao biết riêng khác? Đáp: trong chỉ có tác, thâu tóm Tác thành Chỉ. Trong tác cũng vậy. Đưa ra chủ ý rõ ràng, sao lại không thông suốt? Một, là chỉ tác trì tâm biệt; hai, là chỉ tác trì cảnh biệt; ba, là chỉ tâm đối cảnh; bốn, là tác tâm đối chỉ cảnh. Nếu lấy việc tu hành để giải thích chỉ trì, như không sát (giết người) trộm cắp, trước phải tu hạnh từ bi, ít muốn, v.v… nhờ hạnh đó mà thành tựu nên gọi là Tác trì. Đối với vọng cảnh không khởi tâm xấu gọi là Chỉ trì, tức là trong chỉ có tác. Nếu lấy việc tu hành để giải thích Tác trì, như muốn yết-ma tụng giới thì trước phải ngừng dứt các duyên bên ngoài. Mong lìa các lỗi gọi là Chỉ, sau nhờ hạnh lành mà thành gọi là Tác, tức là trong tác có chỉ. Bên cạnh tâm tác phạm có chỉ phạm. Như người làm ác, trước do không học các pháp lành. Trong tâm Chỉ phạm có Tác phạm. Như người chứa y dư quá hạn, xây phòng không xin phép. Nếu không mong học tập thì Chỉ phạm, không có Tác phạm. Nếu không thì tướng thành sai trái, sau không học tập được.
5. Nói về tự dạy người: bốn câu đều Chung, như tâm trước sai người lượt nước cho mình dùng là Chỉ trì; sai người đem dục nói trong tăng là Tác trì; bảo người giết hại lại không xin phân xử; sau người làm phòng, làm bốn việc. Về sau tâm tác ý, xa lìa các tội lỗi tức trong chỉ trì có chỉ trì, cho đến chỉ phạm. Cho đến trong tâm chỉ phạm cũng có hai thứ trì phạm. Như trước sai người làm bốn tướng rồi, sau ngừng không học. Pháp hành có bốn thứ trước sau, tự nghiệp thành nhau, có có thông. Bít: giải thích dễ dàng. Thông: phải có phương tiện.
– Bốn lần bốn mươi sáu: Như trước không khác, gá vào tướng ít sai khác; như trước tự làm đồ lượt nước, giam cầm Sa-di, làm dụng cụ giết hại, đóng cửa, hiện tướng không gởi dục, làm bốn việc này rồi, sau tu hành chỉ trì, cho đến chỉ phạm. Hai môn sau này đều đối với sự tu hành, tạo nghiệp để nói về chỉ phạm.
– Nói về tiệm đốn:
1/ Theo tâm chung cả tiệm đốn, nếu tâm nghĩ dứt trừ tất cả ý ác, gọi là tâm đốn chỉ trì. Nếu muốn gây ra tất cả nghiệp ác, gọi là tâm đốn tác phạm. Nếu tu tất cả nghiệp lành gọi là tâm đốn tác trì, nếu không chịu tu các nghiệp lành gọi là chỉ phạm tâm đốn. Hoặc nói về tâm lành, vì giống nhau nên có thể biết được. Có lẽ ở chỗ thọ lãnh giới thể có trái, thuận nên chia ra hai phần trì phạm.
2/ Đối với hạnh đã nói: chỉ có tiệm không có đốn, vì trong một hạnh không thể tu đầy đủ các hạnh khác, tác trì gọi là tiệm. Về Chỉ trì tiệm: như đang tu tâm từ không được tu các đối trị khác. Tác phạm chỉ có tiệm, vì không thể một lần phạm tất cả các giới. Lấy việc thân người nam mất do tâm nghĩ giết, hoặc vi tâm tham giết, nhưng chỉ phạm một giới, hoàn toàn không phạm vào sáu giới không giết hại, như giới bốn mươi chín, giới năm mươi sáu, v.v… đều giống như trước đã nói.
3/ Lấy chỉ phạm giải thích riêng: chia làm bốn câu: một, là giải thích tương đối tiệm đốn về không học vô ttrước. Tội không học sinh khởi trước, tội vô tri, vì không hiểu rõ ràng. Tội vô tri sinh khởi sau cho nên tiệm. Văn chép: Tăng năm tuổi hạ không biết cách yết-ma tụng giới mới phạm tội; hai, là giải thích riêng tội không học có chung tiệm đốn. Nếu tâm nghĩ có thể học nhưng đối với cảnh lại tác ý không học, thì đối với mỗi pháp sẽ phạm tội không học. Vì lúc mới thọ giới tất cả đều phát tâm học, nay lại trái với lời nguyện liền phạm. Thế nào là tiệm? Nếu tâm nghĩ không học yết-ma, mà học các việc khác, lại mong biết được yết-ma, phạm tội chỉ phạm gọi là Tiệm. Nếu nói về vô tri, chỉ có tiệm nghĩa là vì không hiểu rõ mới kết tội vô tri. Nhất tâm không đầy đủ duyên nên chỉ có Tiệm.
Hỏi: Hai tội không học và vô tri là tội gì?
Đáp: Có người nói cả hai tội đều là tội Đột-cát-la.
Nay giải thích, không học tội Đột-cát-la, vô tri có hai: Nếu không biết hoàn toàn những điều căn bản phạm tội nặng. Cho nên luật chép rằng: tăng thêm vô tri tội Ba-dật-đề. Nếu có nghi ngờ phạm tội nhẹ là Đột-cát-la. Ba, là phạm vi giới hạn: ba điều riêng khác y cứ vào giáo đối trị từ gốc, y cứ vào giáo thì: Học, là căn cứ từ đầu đến cuối, không học thì kiết tội. Tội vô tri, sau năm hạ mới kiết tội. Đối hạnh sợ tâm phóng đãng, ỷ lại sự hiểu biết kém cỏi của mình, mong bằng các bậc hiền thánh, nên học chung một loại, hơn kém chiếu cố nhau. Văn chép: Tỳ-kheo trí tuệ năm hạ theo y chỉ Tỳ-kheo trí tuệ mười hạ, cho đến thành lập được năm phần pháp thân mới lìa y chỉ. Tùng căn: Nếu lợi căn dễ ngộ trước sau hai tội, vì không học nên có tội vô tri. Nếu độn căn khó tỏ ngộ từ đầu đến cuối không học, không có tội vô tri, vì không có khả năng phân biệt. Luật chép: Tỳ-kheo ngu si suốt đời phải y chỉ.
4/ Có thể sám hối hay không? Cả hai tội đều có thể sám hối. Nếu ý ngừng không học, sau vì không hiểu rõ, kết tội vô tri. Nếu tâm nghĩ học, mà chưa biết, không kết tội vô tri. Trước đây tội không học và vô tri có xác nhận đều được sám hối.
6. Nói về sự hơn kém của trì phạm:
Trước nói về mười môn của chỉ trì, tác trì.
1. Nói theo pháp, có bốn loại khác nhau:
– Oai nghi giới.
– Hộ căn giới.
– Định cộng giới
– Đạo cộng giới.
Đầu một ngoại phàm giả Tăng giới, giữa hai nội phàm hòa hợp Tăng giới, cuối một bậc Thánh chân thật tăng giới. Đức hạnh hơn kém có ba phẩm riêng biệt. Trì oai nghi hộ căn yếu, trì là thù thắng, vì chế ngự được tâm, cho đến đạo cọng giới là cao quý.
2. Tựu vị (theo địa vị): Người vô học công đức trồn đầy nên giới hạnh cao quý. Ba quả vị mong cầu chưa dứt, giới hạnh là kém. Ngoại phàm nội phàm theo nhau dần dần suy yếu.
3. Tựu nhân (theo người): bảy chúng theo nhau cho đến giới vô nguyện của Đại Tỳ-kheo. Tỳ-ni (luật) là cao siêu.
4. Tựu hành (theo việc làm): chỉ trì lìa tội trọng là cao quý, tác trì lìa tội nhẹ là kém. Nặng nhẹ ở đây theo nhau. Nếu dứt trừ được việc làm, chỉ trì đối với tội thô, trừ được việc làm dễ thành tựu nên kém. Tác trì đối với tội tế, trừ việc làm khó khăn cho nên hơn.
5. Tựu tâm (theo tâm): có ba
– Tâm thiện trì giới: nghĩa là tu hành xa lìa sự ô nhiễm hạnh thanh tịnh, đối với việc xấu xa căn bản, oán bức v.v… không làm việc ô nhiễm.
– Tâm ác: vì danh lợi nên chịu quả báo trong đời.
– Tâm vô ký: như cuồng loạn, tâm thức hôn trầm v.v… Nếu lấy tác trì để xét nó thì có Thượng, Trung, Hạ không bằng nhau. Nếu theo thuận giáo, ai cũng trì giới thì không phân biệt ba tâm.
6. Theo bốn loại sở cầu:
– Vệ Tặc: Nịnh hót tà mạng hơn các danh lợi khác.
– Vệ tội: sơ đọa ba đường ác, luận Thành Thật chép: Tâm sâu xa của hành giả không thích làm ác, gọi là trì giới trong sạch.
– Về phước: muốn sinh lên cõi trời hưởng thọ vui sướng, v.v…
– Về đạo: những trói buộc, chấp trước v.v… nhờ giới được giải thoát.
1. Y theo phương (cõi nước) nói về trì: Diêm-phù-đề trì giới là hơn vì nhiều phiền não. Phương Tây, phương Đông trì giới là kém.
2. Y theo trước và sau Phật diệt độ: Phật tại thế là hơn, sau khi Phật diệt độ là kém. Chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp dần dần suy yếu. Vì ngài Ưu-ba-quật-đa hỏi ngăn chặn cho là chứng ngộ. Nhóm Tỳkheo sáu vị thời Phật tại thế rất ngang ngược, người không học oai nghi sau khi Phật diệt độ cũng không bằng.
3. Theo tánh ngăn che: hai giới khác nhau, mạnh yếu giúp nhau. Mười sáu tụ thượng, hạ, mạnh yếu giúp nhau.
Kế là nói về mười môn hơn kém của chỉ phạm, tác phạm:
1. Chia theo địa vị: Bậc vô học ngộ phạm cho nên nhẹ, ba quả (Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm) cố phạm nên nặng. Năng lực vô lậu của ba quả mạnh, nên tuy phạm cũng nhẹ. Nội phàm tu đạo còn yếu nên nặng. Cho đến ngoại phàm so sánh nhau có thể biết được.
2. Đối với việc làm: Tác phạm là nặng, chỉ phạm là nhẹ, cũng có thể cố làm thì nặng, vô tình làm thì nhẹ.
3. Theo phẩm của tâm nói về hơn kém giống như phân chia ở thiên Ba Tánh thứ nhất.
4. Giới oai nghi: Thượng, hạ, nặng, nhẹ của thiên tụ có thể biết.
5. Y theo tánh ngăn che chia nặng nhẹ vì tánh phạm nên không trừ được tội ở địa ngục, như luận Đại Trí Độ nói.
6. Y theo thời gian: trước sau khi Phật diệt độ chia ra phạm nặng nhẹ. Như trong phần chỉ trì, tác trì có thể hiểu được.
7. Tâm thấy cảnh: như Mẫu luận (luận Tỳ-ni mẫu) chép: phạm tội tất cả đều do cảnh. Vì chú ý nên thành nghiệp, tâm có thêm vì cảnh vi tế có hơn kém. Hoặc tâm cảnh đều nặng, người làm và nghĩ giết hại, hoặc cảnh nặng tâm nhẹ, người làm chẳng phải người nghĩ, hoặc cảnh nhẹ tâm nặng, chẳng phải người làm là người nghĩ. Ở đây luận chung cho tất cả giới, không hạn cuộc một giới nào cả. Trong giới dâm tự có nặng nhẹ, đó là súc sinh và người, trong người có người tại gia, người xuất gia, trong người tại gia có người trì giới, người phá giới; năm chúng xuất gia có người trì giới, người phá giới. Cho đến bậc Thánh phạm nặng mà quả báo khác nhau. Phạm nặng của giới trộm thứ hai, lấy vật của trời, người cho đến bậc Thánh Tam bảo phạm khác nhau. Lấy vật của tăng là nặng nhất. Giới giết hại thứ ba, luận Thành Thật chép: Như trong Lục túc Tỳ-đàm nói: giết người tà kiến nhẹ hơn giết con kiến, vì người này làm ô nhiễm thế gian, gây nhiều tổn hại. Giới nói dối thứ tư, nói với người tại gia phạm nặng, nói với người xuất gia phạm nhẹ.
8. Y cứ vào những điều chế ước theo quả báo để nói về nặng nhẹ, như Mẫu luận chép: như ba giới về làm phòng, mọi người hay phạm luật chế theo lỗi của con người nên chế nặng. Đã ngăn chặn làm ác thì cảm thọ quả báo nhẹ. Nên luận nói: pháp kiết giới khác nhau, nhẹ chế nặng, gọi là pháp đắc tội khác nhau, nhân quả tương đương, hoặc phạm nhẹ mà quả báo nặng. Như tánh tội đánh Tỳ-kheo v.v… Nghĩa ít có nên luật chế nhẹ. Trái với lý là nghiệp, tâm nặng thì chiêu cảm quả báo cũng nặng. Nên luận nói: pháp kiết giới khác nhau. Nặng chế nhẹ, gọi là pháp đắc tội khác nhau, nhân quả tương đương, hoặc phạm và quả báo đều nặng như lỗi lầm xấu xa, huỷ báng v.v… hoặc phạm và quả báo đều nhẹ như thân, miệng không nhớ nghĩ, oai nghi không nghiêm trang, hoặc phạm tâm hổ thẹn, v.v… hai câu sau này pháp kiết giới không khác với pháp đắc tội, pháp đắc tội không khác pháp kiết giới.
9. Ba thời của đơn Tâm: xét về phạm nặng nhẹ, như trong kinh Thiện Sinh lại y cứ theo tám câu nặng nhẹ của giới sát. Theo địa vị chia làm bốn phần khác nhau.
– Một câu ba thời đều nặng: nghĩa là phương tiện đưa ra có tâm hại, khi căn bản khởi lên có tâm vui, việc thành khởi tâm tùy hỷ.
– Có ba câu hai thời nặng, một thời nhẹ. Đầu là phương tiện căn bản nặng, việc thành nhẹ; giữa là phương tiện nhẹ, căn bản việc thành nặng, sau phương tiện việc thành nặng, căn bản nhẹ.
– Có ba câu một nặng, hai nhẹ. Đầu là căn bản nặng, giữa cuối nhẹ; giữa phương tiện nặng, đầu cuối nhẹ; cuối thành việc nặng, đầu giữa nhẹ.
– Có một câu: ba thời đều nhẹ.
Như luật Tăng-kỳ, ngài Ma-ha-la không biết giới tướng, dạy người khác giết người vì thương xót. Thiện Sinh trong luật Thập Tụng gào khóc khi cha mẹ bị giết vì lo sợ và đau đớn, đã hại đến tính mạng của cha mẹ. Luật y cứ người nghĩ đến tám việc đều phạm nặng, vì việc làm theo tâm nghĩ, nên tội báo khác nhau.
Luận Thành Thật chép: Vì sợ oan nghiệt sâu xa mà giết một con kiến nặng hơn từ tâm giết người.
10. Có tâm, không có tâm đối nhau có tám câu: bốn vị như trước.
– Một câu ba thời đều có tâm.
– Có ba câu: 1. Đầu giữa có tâm, cuối không có tâm phạm bốn tội trọng; 2. Đầu không có tâm, giữa cuối có tâm cũng phạm bốn tội trọng; 3. Đầu cuối có tâm, giữa không có tâm phạm, giới đầu tiên phạm nặng, ba giới sau phạm Thâu-lan-giá hoặc Đột-cát-la.
– Có ba câu: 1/ Giữa có tâm, đầu cuối không có tâm, phạm bốn tội trọng; 2/ Đầu có tâm, giữa cuối không có tâm, phạm giới đầu nặng, ba giới sau Thâu-lan-giá hoặc Đột-cát-la; 3/ Cuối có tâm, đầu giữa không có tâm, giới dâm phạm trọng vì việc xong có cảm thọ dục lạc, ba giới sau phạm Đột-cát-la.
– Có một câu: ba thời đều không có tâm nên không phạm.
Cho nên trong luật, nếu nghĩ rằng ta sẽ nói dối, ví dụ như tám câu sau, vì tâm có mặt hoặc không nên phân biệt phạm và không phạm, không giống với tám câu trước đều có tâm.
Sau nói về không có tâm: hoặc không có tâm ưa thích, tâm giết hại, trộm cắp, v.v… hoặc cuồng loạn, không hiểu biết v.v…
Chọn lựa trong nhiều khoa: có năm phần.
- Theo không học, vô tri phân biệt địa vị rõ ràng.
- Phân biệt phương tiện kết quả.
- Phân biệt đủ duyên thành phạm.
- Phân biệt cảnh tưởng.
- Phân biệt tạp tưởng.
* Không học vô tri: Tướng này rất nhỏ nhiệm, không rõ ràng, trước kiết theo thứ lớp, sau đó khai cho tất cả giới.
Phạm tướng: nghĩa là từ lúc thọ giới về sau, phải siêng năng học Ba tạng (kinh luật luận). Đối với cảnh mê vọng, gặp duyên sẽ gây ra các nghiệp. Tùy theo tướng mà cảnh tưởng hiện ra. Nếu vì không học, không biết sự pháp, khi tiếp xúc liền trái phạm. Phật dạy: “Tùy theo việc làm mà kiết tội căn bản, lại tăng thêm tội vô tri”. Đã lược kiết theo thứ lớp, phải phối hợp với vị trí của pháp. Nay lập hai cái chín câu, làm khuôn phép trì phạm. Vả lại, y cứ vào một việc để thông với các giới khác. Trước theo chỉ trì nói về sự phân chia ra tội có, không, nặng, nhẹ. Thứ nhất nói về sự nên học. Gồm chín câu, chia làm ba phẩm. Thượng phẩm một câu: biết sự biết phạm, Trung phẩm bốn câu: biết sự nghi phạm; biết sự biết phạm; biết phạm nghi sự; biết phạm không biết sự. Hạ phẩm bốn câu: nghi sự nghi phạm; nghi sự không biết phạm; không biết sự nghi phạm; không biết sự không biết phạm. Kế là giải thích nói Trung, Thượng không biết: phạm cho là không phạm, mê muội nhẹ cho là nặng. Trong phần nghi cũng vậy, nghi có nghi không, nghi nhẹ, nghi nặng, vì Thượng phẩm biết sự biết phạm, nên chẳng có tội không học và vô tri; Trung phẩm vì chấp vào sự hiểu biết, đối với tội và sự sinh nghi không biết, nên có tám tội, mỗi tội có không học và vô tri, bốn câu hạ phẩm là mười sáu tội. Hai mươi bốn tội trong đây có sáu Ba-dật-đề, mười sáu Đột-cát-la (vì vô tri nên phạm tội nặng. Ngoài ra, có nghi mà không học đều phạm Đột-cát-la. Nhưng tất cả đều không phạm tội căn bản, gọi là chỉ trì. Thượng phẩm biết sự biết phạm nên gọi là chỉ trì thượng phẩm. Trung phẩm tội ít, gọi là chỉ trì trung phẩm. Hạ phẩm tội rất nhiều nên gọi là chỉ trì hạ phẩm. Tất cả đều chỉ đối với một việc, kế là đối với sự không thể học để nói về chín câu chỉ trì. Theo sự theo tội, mỗi việc đều có ba tâm.
Thứ nhất, có ba câu: biết sự biết phạm; biết sự nghi phạm; và biết sự không biết phạm.
Thứ hai có ba câu: nghi sự biết phạm; nghi sự nghi phạm; và nghi sự không biết phạm.
Thứ ba có ba câu: không biết sự biết phạm; nghi phạm không biết sự; và không biết phạm. Trong ba câu thứ ba này, hai câu sau, mỗi câu có nghi và không biết. Riêng mỗi câu, có hai tội không học và vô tri, cộng chung hai mươi tội, cũng không phạm tội căn bản, gọi là Chỉ trì. Nhưng sự thì có thể học, vì tưởng nghi không sinh, tuy duyên không rõ ràng. Bậc thánh thì không phạm những điều đã chế.
Hỏi: Như giới giết hai và trộm cắp v.v… người tưởng chẳng phải, có chủ tưởng vô chủ, luật kiết vô tội. Vậy có phạm điều đã chế hay không?
Đáp: Hoặc theo cảnh tội, người chẳng phải người, liền kiết tâm phạm. Hoặc theo chẳng phải cảnh tội, vì vật vô chủ, người kia tâm mê muội nên không kiết tội chính. Tất cả đều theo tội mà kiết cho nên có phạm, không phạm khác nhau. Lại không giống với đoạn trước vì pháp sự đều biết. Đó là sự đáng học, có nghi không biết đều chế tội. Nếu vậy, sau theo pháp cũng có suy nghĩ thay đổi. Như không phân xử tưởng phân xử và nghi, cũng không phạm tội nặng, vì sao chế tội?
Đáp: Ở đây y cứ vào phần chỉ trì, nói theo sự, thì đều như đã đưa ra. Đối với pháp có hai lần chín câu, trong phần tác trì sau sẽ nói lại. Kế là trong phần tác phạm, pháp sự đáng học như chín câu trước pháp sự không đáng học như chín câu sau, giống như phần trước, chỉ có phạm tội căn bản là khác. Ở đây, trong căn bản không biết sự, hoặc không phạm: nghĩa là từ đầu đến cuối đều không có tâm. Như giết người nhầm lẫn v.v… trừ giới dâm và giới uống rượu. Nếu khoảng giữa thay đổi ý nghĩ, nghi sự, không biết sự, vì tâm sai sử đó là phương tiện, nếu không sai sử kiết tội căn bản, thì hoặc không gây tạo việc trước. Chín câu sau này, biết sự có ba câu là tác phạm thượng phẩm. Nghi có ba câu là tác phạm trung phẩm. Không biết sự có ba câu là tác phạm hạ phẩm. Hoặc vì vô tội, đối với pháp biết đại khái có thể giải thích được. Sở dĩ trong chín câu trước, thượng phẩm có một câu, vì sự pháp đều rõ biết, chưa thể luận tội, chín câu sau chia làm ba phẩm, mỗi phẩm có ba câu. Tất cả đều do một việc bao gồm nghi và không biết, nên kiết tội thay đổi rõ ràng.
Cho nên chia làm hai lần chín câu. Nếu nói theo tội, hai tâm sau nghi và không biết gồm mười hai tội đều phạm rốt ráo, vì tội đáng học do không học nên không biết. Cho nên văn chép: chẳng phải vì vô tri mà miễn tội cho, nếu phạm tội cứ đúng như pháp mà trị, lại chồng thêm tội vô tri. Vô tri và nghi đều là rốt ráo. Nếu không nghi và biết, hoàn toàn không phạm, thì không có quả vị nào để đến. Trước nói vô tội: nghĩa là chẳng có tội không học và vô tri, chẳng phải nói không có tội căn bản.
Hỏi: Trong căn bản không biết sự có ba câu vô tội, thì thành sáu câu, vì sao nói tác phạm có chín câu?
Đáp: Nếu theo căn bản chỉ có sáu câu, nhưng dưới ba câu trên không biết và nghi cũng có phạm.
– Nếu như vậy ở dưới đây nghi v.v… chính là không học, thuộc về chỉ phạm, chẳng phải tác phạm, tại sao nói tác phạm chín câu.
– Vì theo tội căn bản nên được gọi là Tác phạm, lại chắc chắn do tạo nghiệp trước, nên gọi chung là tác phạm.
– Nếu vậy không biết sự, không biết tội tức là vô tội, đúng ra có tám câu, không thể có chín câu.
– Như trước đã giải thích theo nhau mà biết. Lại giải thích, nếu theo việc có thể học, sinh mê có thể học vẫn có chín câu đều phạm tội căn bản. Nếu sự đáng học, sinh mê không đáng học, chỉ sáu câu có tội, trừ hạ phẩm. Nếu thay đổi ý nghĩ kiết tâm trước là Thâu-lan-giá. Có được chín câu đều là phương tiện tội. Nếu suy nghĩ mê lầm thì tâm sau chỉ có được sáu câu. Như có chủ tưởng vô chủ, vì thế vô tội. Hoặc chín câu, người mà tưởng chẳng phải người, tâm sau là Đột-cát-la. Nguyên nhân sinh tội, nếu bao gồm chỉ phạm có tám câu, theo nhau tạo ra nghiệp, cũng nói chín câu, đã cố gắng phân biệt, chẳng biết người đọc có rõ không? Cần suy nghĩ thêm.
Kế là nói về chín câu tác trì: Nếu phân biệt theo đối với sự pháp thì thật cũng có hai lần chín câu. Nhưng nói về tác dụng sai biệt thì không khác. Nên gộp thành một lần chín câu, chỉ nói về cái đáng học. Nay sở dĩ đưa ra các câu như trong phần sự có thể học của môn chỉ trì ở trên, vì đây chỉ thuận theo giáo tác sự khác với trước. Trong đây chia làm ba. Thứ nhất có một câu: biết pháp (nghĩa là biết làm phòng phải bách nhị để xin) biết phạm (nếu không làm pháp xin thì phạm tội Tăng tàn). Trung phẩm có bốn câu: biết pháp nghi phạm; biết pháp không biết phạm; nghi pháp biết phạm; và không biết pháp biết phạm. Hạ phẩm có bốn câu: nghi pháp nghi phạm; nghi pháp không biết phạm; không biết pháp nghi phạm; và không biết pháp không biết phạm. Vì mê pháp không đáng học cũng có chín câu, như chín câu sau của đoạn trước đã nói.
Kế là nói về chỉ phạm: hoặc chín câu, hoặc tám câu.
Chín câu: Thượng phẩm bốn câu có mười sáu tội, Trung phẩm bốn câu có tám tội, Hạ phẩm một câu chỉ phạm một tội căn bản. Như không xin chỗ mà làm phòng chỉ phạm một tội Tăng tàn. Vì biết pháp biết phạm nên không có tội không học và vô tri. Vì điên đảo nên chín câu trước không giống, môn phạm giải nghĩa, tội nhiều là thượng phẩm.
Phạm bốn tội căn bản (Ba-la-di) và Tăng tàn, mỗi tội đều thêm tội không học và vô tri, như trước đã kể, không cần nói nhiều làm gì.
Tám câu: Nói theo giáo hạnh không học thì hạ phẩm một câu:
không biết pháp biết phạm. Nói theo sự thì cũng có hai lần chín câu. Nghĩa là mê đáng học và mê không đáng học. Như không thuyết tịnh, thấy phạm không phát lồ, tức là đáng học. Nếu mê hoặc quên tức là không đáng học. Biết rõ ràng như vậy, tùy theo chỉ ra một giới nào để hiểu được tất cả, dường như cùng khắp pháp giới.
Phương tiện đến kết quả: Tạo nghiệp tu hành đối với cảnh hiện tại tất cả đều có ba thời. Cho nên Đức Phật tùy thời mà chế, cốt để người trí quyết chí không làm, đã lược dẫn ra như trên.
Tiền phương tiện là gì? Nói chung về các tụ, trong luận Minh Liễu, thiên thứ nhất, thiên thứ hai có ba phương tiện. Thiên thứ ba, thiên thứ tư lập ra hai phương tiện. Trong thiên thứ năm chỉ có tâm nghĩ, thân miệng hành động, nên chỉ có tội căn bản không có phương tiện. Nếu ý nghĩ, thân miệng hành động cũng có phương tiện gần xa; nhưng trong luật chỉ nói thành tội Ba-la-di, không thành tội Thâu-lan-giá, cũng không chia ra nặng nhẹ như đã nói ở đầu quyển. Nay hợp chung cả nặng nhẹ.
Nói theo giới dâm trong thiên thứ nhất, thì nếu trong tâm có ý dâm mà thân miệng chưa biểu hiện, gọi là Phương tiện xa, như vậy phạm Đột-cát-la, cho nên văn chép: hoặc phát tâm làm, hoặc tâm nghĩ làm.
Hỏi: Nếu vậy chỉ có tâm làm sao phân biệt?
Đáp: Luật chế tâm nghĩ, thân miệng hành động gọi là kỳ nghiệp, nếu chỉ có tâm thì chế định do Đại thừa.
Luật Thiện Kiến chép: người phàm thường chạy theo cảnh dục, còn bậc Thánh thì thường chế ngự tâm giới, không có kỳ hạn lơi lỏng cho nên trong luật, nếu tâm khởi mà thân miệng chưa hành động, chỉ cần nhanh chóng tự trách mình rồi trở lại tâm tốt, ấy gọi là không phạm. Thân miệng hành động chưa đến cảnh hiện tiền, gọi là phương tiện gần, phạm Thâu-lan-giá. Đến chỗ cảnh hiện tiền nếu hai thân xúc chạm chưa đến chỗ phạm, trở về sau gọi là phương tiện gần, đó là phạm Thâu-lan-giá nặng.
Các tụ sau tuy nặng nhẹ nhiều ít khác nhau, nhưng có thể y theo tướng rõ ràng.
Thế nào gọi là Phương tiện? ba duyên trở lên gần đến kết quả, hoặc bảy duyên trở ngại không thành nên tội là căn bản theo phương tiện (nghĩa bảy duyên nói như sau) nếu không có bảy duyên thì đưa đến kết quả. Vậy tướng như thế nào? Nghĩa là từ đường vào đường, vào chỉ như đầu sợi lông gọi là Dâm. Dời vật khỏi chỗ cũ gọi là trộm, cắt đứt mạng sống con người gọi là Giết hại.
Nói biết rõ ràng là dối, như thế đã nói theo tướng rồi, nên lúc kết tội đều lấy nhân trước cộng lại thành một quả, khác với nhân thành quả của bộ khác. Đã có phương tiện lúc đầu, vậy phương tiện sau là thế nào? Nghĩa là việc đã làm nhất định hợp với lòng mình, tâm trước sinh vui vẻ chưa suy nghĩ sửa đổi, lại kết tội đó nói chung là phạm Đột-cát-la.
Ba duyên thành phạm: trước nói ý thành phạm, nghiệp không tự thành, nếu thành nhờ tu tạo các duyên đầy đủ mới kết tội phước. Nếu có một chút trái ngược ngăn cản, thì kết đó là Phương tiện, cho nên trong luật phạm tướng đều nhờ nhân duyên, vì tội ở sáu tụ pháp sám hối khác nhau, khác với lời dạy chỉ luận về thành nghiệp. Ngoài kết phạm, không nói trái với những điều đã chế ra. Nay y theo hai duyên chung riêng của các giới. Duyên khác đủ phạm tướng, như trước đã tùy theo giới giải thích xong, có người lập chung năm duyên dùng để giải thích các giới đều là nghĩa này. Những duyên sau chưa biết, nay lập duyên chung bao gồm sáu nhóm có bảy loại khác nhau.
1/ Người trong năm chúng xuất gia: ngoài việc lựa chọn ra, người mắc mười ba già nạn không được thọ giới, vô tội có thể được, hoặc người trong năm chúng gây ra cảnh chưa đến quả, hoặc tự cắt đứt mạng sống, hoặc giết người, vì người khác hoặc xả giới đã thọ, hoặc sinh tà kiến, hai hình v.v… đều không phải là người trong năm chúng. Việc làm có suy nghĩ thì thông suốt không có giới nào để trái phạm.
2/ Người tuy thọ giới của năm chúng nhưng vì bệnh nặng, điên cuồng, suy loạn, khổ não ràng buộc v.v… dù họ tạo ra những việc trước, đều không có lỗi. Nếu tâm rõ biết đó là Tỳ-kheo thì tùy theo việc làm trước phạm tội.
3/ Tâm mong cảnh hiện tiền: chẳng phải nói lúc đối cảnh hoặc có cảnh mê lầm có sai trái, hoặc các duyên khác vô ký, như hoặc ngủ say không biết đều không phạm tội chính. Nếu trước làm phương tiện, sau tùy theo ba tánh của tâm đều kết tội. Luật Thập Tụng, Già luận nói: nếu trước làm phương tiện giết mẹ rồi, tự mình ngủ, mẹ chết là tâm vô ký phạm tội nghịch và trọng. Bậc A-la-hán vô ký phạm giới, nếu thức dậy phải sám hối ngay, phàm phu phải y theo đây. Luận Đại Trí Độ, nói bậc A-la-hán không phải ngủ say, chỉ vì mang thân bốn đại nên phải nghỉ ngơi một chút mà thôi.
4/ Không có nạn mạng sống: nghĩa là không vì các duyên kẻ thù, phi nhân, thú dữ cắt đứt mạng sống, thì phạm giới trước. Nếu tánh giới nhất định không khai, huống chi giết người khác, dối trá người khác để tự nuôi sống thân mạng. Chỉ có một giới dâm khai cho cảnh hợp ba thời không nhiễm ô vì cảnh không tổn giảm, các giới khác thì có chế. Văn chép: ta vì các đệ tử kết giới rồi thà chết không trái phạm, nếu nói về già giới thì có khai và không khai. Đạo lực đã thành đến chết không huỷ bỏ như các Tỳ-kheo bị cột bằng giây cỏ, như bè để qua biển v.v… (xuất xứ từ luận Đại Trang Nghiêm). Những ý chí kém hèn khác, nạn mạng sống, nạn phạm hạnh khai cho thiên thứ ba về sau, thiên thứ hai trở lên là gốc của phạm hạnh.
5/ Không có nạn phạm hạnh: nghĩa là hoặc có bé gái, quả phụ ẩn núp, dưới nước trên cạn nhiều côn trùng nhỏ nhít, cùng ở với nhiều bạn ác, những việc như vậy đều là duyên phạm.
Văn chép: nếu ở lại chỗ này chắc chắn ta sẽ bị nạn phạm hạnh.
Phật dạy: “Vì việc nay nên đi”. Nói theo đây, đối với thiên thứ ba về sau thể là oai nghi, không khai tánh giới, theo trong già giới, hoặc là ngăn chặn việc ác, hoặc việc nhẹ, hoặc dùng nhẹ ngăn chặn nặng. Nếu không khai thì ngược lại phần trên có thể biết. Tỳ-ni mẫu chép: phạm tội có ba: một là duyên, hai là chế, và ba là trùng chế, hoặc một là chậm, hai là nhanh, ba là xử lý quyết đoán, đó gọi là Luật sư.
6/ Xứng với bổn cảnh: nghĩa là phi đường tưởng là đường, vật vô chủ tưởng có chủ, phi nhân tưởng nhân, như thế mỗi việc chẳng phải là điều mong muốn, khác với cảnh nên tội chỉ ở phương tiện.
7/ Tiến đến kết quả chính: nếu dừng tức là thành phương tiện. Tướng có bốn phần: – Nhờ pháp ngăn cản nên thành phương tiện, tất cả các giới can ngăn, bạch xong mà xả, nhờ can ngăn nên dừng, không thành kết quả.
– Lười biếng mà dừng, muốn làm việc trước vì phá hoại ngăn cản, hoặc sức mạnh không thể xâm phạm nên huỷ bỏ bổn tâm.
– Vì tâm tốt mà dừng, nghĩa là định gây ra tội bỗng nhớ lại mình đã thọ giới sợ ô nhiễm điều mong ước của mình, nên chống lại ngăn chặn khiến cho việc ác không tiếp tục.
– Tâm nghi mà dừng, tâm tưởng khác nhau, dẫn đến kết quả khác nhau. Nghi ở đây là nghĩ đúng là người, nghi chẳng phải người, tâm nghi không quyết định được sợ giết chẳng phải người liền dừng.
Trước đã trình bày các duyên chung, lại tùy theo trong giới lấy duyên riêng.
* Nói về tác phạm chỉ phạm: biết được tướng nhân quả nhẹ nặng, phạm không phạm, mới được pháp sám hối, không nên chung chung thì sám hối không hết tội. Bốn cảnh tưởng khác với năm môn:
– Phải chế ngự
– Nói rộng về cảnh giới
– Có-không
– Quyết định nhiều ít
– Giải thích nặng nhẹ.
Chế ngự ý: Nếu không chế ngự cảnh tưởng thì phạm tội, nặng nhẹ chung chung không phân biệt vì có không chẳng rõ ràng. Ở cuối các giới Đức Phật đều khai mở đầy đủ, dù có thiếu văn, nhưng phần nhiều là lược.
* Nói về cảnh phạm: theo thứ lớp cũng có năm:
– Nội báo
– Ngoại sự
– Y theo pháp
– Đối thời
– Y theo tội
Nội báo: nghĩa là người, trời chẳng phải súc sinh. Nếu bốn cảnh đều phạm, đó là như giới dâm, hoặc mỗi cảnh lên xuống như giới trộm v.v… lại theo loài người mà phân biệt đạo-tục. Tục như buôn bán, nhà có của báu v.v… Nói là như phỉ báng, che giấu, nói năng, đánh đập, nghi tạng, v.v… Chung cho đạo-tục; hai đêm dâm xúc chạm, hai lời nói thô ác, v.v…
Nhưng trong đạo có nội ngoại, ngoại hạn cục ở y thực, nội như huỷ hoại cả hai. Lại trong nội chung cả lớn nhỏ, lớn như phỉ báng, cướp đoạt, nhỏ nghĩa là dưới năm; lại trong làm có hình báo, thuận theo điều đó hạn cục là Tỳ-kheo. Như chung đường, chung thuyền, may y, khuyến hóa thức ăn, việc này riêng ni chúng; như phỉ báng che giấu nói nghĩa bao gồm cả hai chúng. Còn những thứ chung khác có thể biết. Lại trong hình báo có sắc phân biệt, như dâm chỉ có sắc, dâm với thây chết cũng phạm. Văn chép: Đường nghĩ là đường, ở đây chung cho bốn chỗ, lỗi lầm cũng vậy. Cảnh vẫn là rộng rãi, tự có theo tâm làm cảnh, nên quán như thế v.v… tưởng tâm nhiễm y thực sơ lược, nên biết không phân chia cụ thể.
– Ngoại sự: trong ngoại sự như đào đất cỏ cây, không thọ thức ăn cách đêm, khuyến uống rượu, v.v… cũng có thể như y, bát dư. Chung cho nội ngoại: như trộm cướp, nước có côn trùng, v.v…
– Pháp có bốn: – Tự xưng, làm mai mối, nói lời thô ác
– Dối trá, huỷ báng v.v… vì người khác làm pháp phân xử, các cách can ngăn, v.v…
– Pháp trị nghĩa là tùy theo cử tội mà trị, v.v…
– Pháp tướng đạo lý, nghĩa là mười tám pháp, v.v…
– Y cứ theo thời: như trưa, chiều, phi thời, hạ, năm, cách hai, ba đêm, nội túc, ban đêm tính theo mặt trời, v.v…
– Theo tội: như che giấu, nói năng, v.v…
Môn thứ ba Có-Không: Theo bản luận tăng, gồm hai mươi sáu giới có, còn các giới khác là không. Đó là bốn giới đầu tiên, sáu giới trong thiên thứ hai, một giới trong ba mươi Ni-tát-kỳ-Ba-dật-đề, mười lăm giới trong chín mươi Ba-dật-đề. Đối với có ba mươi năm, nghĩa là hai giới làm phòng, gồm có bảy: trộm, mai mối, nói thô ác, hoại sự sống, mỗi thứ có hai trọng. Trong luật Ni chẳng phải không, lại lược bớt, như ban đầu đã nói.
Kế là nói không: chung với năm phần trước.
1. Nội báo không, hoặc lý không, như giới về lỗi lầm thiếu sót, gặp duyên thành phạm, cần gì cảnh tưởng vì đều phạm như nhau. Hoặc có thể lược vô vì tưởng là đường, nếu nghi chỉ phạm tội thâu-lan-giá. Cho nên điều bộ luật chép: Tưởng chẳng phải đường, không nghi phạm Tăng tàn nên biết đó là lược, hai pháp bất định lược vô. Biết phỉ báng, chiếm đoạt nói hai lưỡi, chê bai, mắng nhiếc v.v… giới hạn ở cảnh phạm này, nên có cảnh tưởng. Văn không có.
2. Ngoại sự: lược vô như chỗ khuất kín, chỗ trống, trải ở chỗ trống, cất chứa y, v.v…
3. Pháp: Trong pháp lý không vì không có cái gì đối với pháp như giết, trộm, v.v…
Nói lược không: như hai giới nói dối lớn nhỏ và can ngăn tùy cử, v.v… Như luật tăng-kỳ, hai tùy đều có cảnh tưởng. Vì vậy môi giới, thô ác, v.v… ngược với ở đây, nên có pháp tưởng, cũng có thể quán tác, quán tưởng, gián tác, gián tưởng, phi pháp v.v… đều là lý có lược vô.
Thời như tắm gội, vào xóm làng cũng là lược vô tội, lược vô như giới che giấu của ni. Các giới khác lý vô vì không đúng với tội.
4. Nói về ít nhiều: pháp của cảnh tưởng hoặc bốn hoặc năm, sợ người chưa thành thạo cho nên dựa vào giới sát mà lập tướng trình bày.
Câu một người nghĩ là người (tâm cảnh tương đương); câu hai người nghi chẳng phải người (cảnh định tâm nghi); câu ba mà người nghĩ chẳng phải người (cảnh định tâm khác); câu bốn chẳng phải người tưởng là người (cảnh khác tâm định); câu năm chẳng phải người nghi là người (cảnh khác tâm chuyển) năm câu như vậy, sở dĩ nhiều ít chỉ do câu thứ ba người mà tưởng chẳng phải người, vì một câu bất định này hoặc bốn hoặc năm. Sở dĩ như vậy vì xưa giải thích nếu nặng nhẹ đối nhau, xác định có ba câu nên tức thành năm câu. Như giới dâm, thay đổi tưởng và mê đều phạm Ba-la-di và thâu-lan-giá. Nếu giới sát, vọng, xúc chạm, nói lời thô ác v.v… thay đổi tưởng phạm Thâu-lan-giá, Độtcát-la, vốn mê muội cũng phạm Đột-cát-la, cho nên phải là câu thứ ba để thành năm bậc. Nếu hai cảnh phạm, và không phạm đối nhau như không phân xử, trộm v.v… giới trộm có bốn (vì vật có chủ tưởng vô chủ) không phân xử đầy đủ có năm (không phân xử tưởng có phân xử). Năm nghĩa là chuyển tưởng có tâm trước phạm Thâu-lan-giá. Bốn là y theo vốn mê muội, hai cảnh hoàn toàn vô tội. Vì năm nghĩa này, hoặc phạm, không phạm, hoặc bốn hoặc năm, lại giải thích trong nặng nhẹ, vị trí có ba loại, nếu chuyển tưởng thì xác định có năm, mê thì hoặc bốn hoặc năm, thế nào là hoặc bốn hoặc năm? Nếu đối với hai chỗ cảnh phạm khởi mê vì có tội cát-la, thành ở đây đủ năm. Tưởng đối với những việc vô tình tất cả đều không phạm, vì vậy chỉ có bốn, tương tự như phú thuyết, giống như trước cũng vậy. Nếu đối với ba giới sau nặng nhẹ đủ năm, nhưng lại vào phần khai thông. Đây là hoàn toàn chẳng phải tội, vì phú thuyết không phạm. Nhưng đó vốn là mê muội thì bốn hoặc năm, nếu y theo nghĩa này phạm, không phạm vị trí phân biệt cũng có ba thứ nặng nhẹ như trên, nên trước đây xác định là năm, vì tiến đến không phạm tức thành bốn hoặc năm. Nay phạm, không phạm như trong giới trộm, trước là bốn hoặc năm, nay trong phạm giảm xuống, đối với không chứa hai vật, tưởng, mê đều có năm và cũng thành ba vị trí. Đây tức cả hai đối với lý ngang nhau. Trong văn nói lời thêu dệt, đó là sát, vọng, xúc v.v… lấy nặng nhẹ để phân tích. Trộm là nói theo phạm, không phạm cho nên giết hại có năm, trộm cướp có bốn. Lại ở đây nói trong phạm có nặng nhẹ như trước đã bàn. Trong phạm như đào đất, không phân xử, phi thời khuyên ăn no v.v… không có nghĩa nặng nhẹ, chỉ có hoặc bốn hoặc năm. Các giới khác y theo đây có thể biết, lại nữa từ trước đến nay giải thích như vậy, y cứ chung hai cảnh bổn dị để luận bàn, nên nói xác định năm câu hoặc bốn, năm câu. Nếu chỉ theo bổn cảnh phạm có không thì tất cả cảnh tưởng bốn, tức bằng bốn. Nói vốn mê muội nên có năm, tức đầy đủ năm câu. Nói chuyển tưởng, chỉ trong văn nói với nhau, còn những việc phạm này đều y cứ vào bổn cảnh bổn tưởng. Nếu dị cảnh tâm sau luật đều không kiết tội, như nghi tưởng chẳng phải người phạm thâu-lan-giá, đó là bổn tưởng Thâu-lan-giá, lúc sau nghi tưởng chẳng phải người chỉ phạm Đột-cát-la. Đủ năm duyên, giết chẳng phải người phạm Thâu-lan-giá. Nay tưởng là người cũng phạm Đột-cát-la cho nên y cứ trình bày tất cả nghĩa của cảnh tưởng, có thể đối với các loại giới nói về trì phạm.
Kế đến giải thích văn này, vị trí năm bậc như trước đã trình bày, vì phạm chẳng thể không do cảnh quan hệ với tâm mới thành nghiệp. Nhưng vì cảnh có hơn, kém, đúng, sai, tâm có sâu cạn, sai lầm, hoặc tâm cảnh tương ưng. Nên phạm cùng một phẩm mà nghiệp có nặng nhẹ tám phẩm không đều nhau. Hoặc tâm không hợp với cảnh (người mà tưởng, nghi là phi nhân, phi thời mà nghi, tưởng là thời), hoặc cảnh không hợp với tâm (phi nhân tưởng là nhân, vô chủ tưởng có chủ). Cảnh phạm, tâm không phạm (chẳng phải đất tưởng là đất). Có sự khác nhau về cảnh tưởng này, nên phải rõ vị trí của nghiệp, đã định nặng nhẹ trong bốn câu, cũng phải phân biệt năm vị trí. Đối với năm bậc trên, một đủ bốn thiếu. Một câu, tâm cảnh tương đương, phạm rốt ráo. Câu hai nghi là người và câu năm nghi chẳng phải người. Nghi trước nặng vì bổn duyên, lòng người không xả bỏ, đến lúc giết người có bán duyên và lòng người. Nghi sau nhẹ, một phần của tâm chưa xả bỏ, vì lúc giết cảnh chẳng phải mình mong muốn. Câu ba, người mà tưởng phi nhân, câu bốn phi nhân tưởng là người. Tưởng trước nặng, kết làm phương tiện căn bản, tâm cảnh tương đương. Tưởng sau nhẹ vì lúc giết chỉ có bổn tâm không có bổn cảnh. Lại nói về nặng, trong bổn cảnh nghi nặng, tưởng nhẹ, vì tâm cảnh tương xứng nên nhẹ, chỉ có cảnh không có tâm cho nên nhẹ. Trong dị cảnh ở sau tưởng nặng nghi nhẹ, vì sinh khởi tưởng là người không khác với phương tiện cho nên nặng, nhẹ vì cảnh và tâm đều thiếu hai duyên. Phi nhân thiếu duyên cảnh, tâm nghi thiếu điều mong muốn, nên chia làm hai vị trí. Kết tội thuộc về bản tâm, tạm thời giải thích như vậy. Câu năm trong việc chọn lựa nhiều khoa, chỉ dùng trì phạm chung chung, không thể một pháp mà bao gồm được tất cả, nên đưa ra sự dồi dào của các môn, cũng có thể từ cái thô sơ mà biết chỗ trở về. Môn này đã nói cặn kẽ, không thể trình bày ra, thử nêu ra các tên để tự nghiên cứu, hoặc theo sự phê bình chung, hoặc theo sự sai lầm, hoặc tùy theo mình và người, hoặc chia ra Thân-miệng, dạy người tự thành hai nghiệp, nhiều người cùng làm nhưng duyên khác nghiệp giống. Như các ví dụ này, chưa trình bày được. Sao cốt ý để cho người đọc dễ hiểu để thực hành. Bàn luận như trước rất khó hiểu, người đọc ít dùng nên y cứ theo đó mà lược bớt.
****
THIÊN THỨ 16: PHÁP SÁM HỐI SÁU TỤ
Nói về đã kết thành tội chủng, lý cần phải sám hối để dứt trừ, thì thân tâm thanh tịnh, mới giống pháp của tăng. Nên luận Tát-bà-đa chép: không có một pháp lỗi lầm nào về tâm, không thể vì việc xấu tạm thời mà mãi mãi bị bỏ đi, cho nên phải sám hối. Kinh Niết-bàn cũng chép: Ta quở trách người phạm giới cấm, khiến họ tự trách mình và giữ gìn giới cấm. Nói ba đường ác vì muốn họ tu điều lành. Vì thế các bậc Thầy xưa đều thực hành sám hối có thêm, bớt, ẩn, hiện, ức đoán nhiều thời khoá. Theo giáo thì không có văn, xét hạnh thì trái với luật. Nên Đức Phật dạy: người có phạm không thể sám hối, sám hối lại không thể sám hối đúng như pháp. Đó là người ngu. Thánh giáo rất rõ ràng, chỉ tại mình không tin nhận. Nay muốn định ra cương vị đổi mới tâm cảnh, khiến cho ta thấy đúng sai rõ ràng, được mất nói về năng sở của nó, thì lo gì vong nghiệp không dứt, vọng tâm không mất, lại được bậc Thánh khen ngợi. Cho nên văn chép: có hai hạng người trí: 1/ Phạm tội mà thấy phạm tội; 2/ Thấy tội mà sám hối đúng như pháp. Nay pháp sám hối, đại khái có hai: một là lý sám, hai là sự sám. Hai pháp sám hối này chung cho đạo và tục. Nếu nói về sám hối trong luật thì chỉ giới hạn cho chúng xuất gia (đạo). Do phạm vào các giới đã thọ, sinh nhiễm ô bản thể thanh tịnh, nên phải làm cho thanh tịnh. Nương vào các giới đã thọ ban đầu theo thứ lớp mà trị. Lập nghi thức sám hối các thiên tụ y cứ theo đây, đều như trình bày ở phần sau. Nếu y cứ vào pháp sám hối chung, lý sự khác nhau. Lý dành cho những người lợi căn, quán sát tội tánh kia, do vọng che lấp tâm tánh nên kết thành vọng nghiệp. Vả lại phải hiểu bản tánh của vọng là bất sinh, niệm niệm làm cho tâm tán loạn, nghiệp bị mê muội sai sử. Nếu nói về sự thì thuộc những người căn tánh chậm lụt, do chưa thấy được lý, vì sự điên đảo của mình tạo thành vọng nghiệp. Tâm bị che lấp nên bị cảnh lôi cuốn. Động thì có hành động, hành động thì đọa vào ba cõi. Vì nói chân, quán tâm trí mê mờ, chỉ được nghiêm tịnh đạo tràng, khen ngợi kính ngưỡng. Hoặc nhờ lễ bái, hoặc nhờ tụng đọc, thọ trì, hành nhiễu, hết lòng thành khẩn duyên với thắng cảnh. Vì thế nghiệp có nặng, nhẹ, định, bất định khác nhau. Hoặc có thay đổi quả báo, hoặc có nhận chịu nhẹ, đều như Phật có nói trong các kinh Phương đẳng, v.v…
Lý sám (sám hối về lý):
Đã nói lý sám dành cho người trí, thì có rất nhiều phương tiện tùy theo đó mà thực hành. Thường quán vô tánh, vì vô tánh, nên vọng ngã không có chỗ nương gá, sự chẳng phải do ngã sinh ra. Tội phước vô chủ, thấy rõ và tư duy như thế, tất cả tội chướng sẽ tiêu trừ. Như người tỉnh giấc thì không còn ngủ say. Nhưng lý cốt yếu không đưa ra ba loại: 1/ Tánh không của các pháp vô ngã. Lý này theo tâm gọi là Tiểu thừa. 2/ Bản tướng các pháp là không, chỉ có tình chấp vọng kiến, lý này theo dụng, thuộc Tiểu Bồ-tát. 3/ Ngoại trần của các pháp vốn không, thật chỉ có thức. Lý này sâu xa mầu nhiệm, chỉ có ý theo trí, đây là hạnh chứng, quả Phật của Đại Bồ-tát. Cho nên Nhiếp Luận chép: chỉ có thức chung cho bốn vị… theo ba lý này, tùy trí mạnh yếu mà theo sự quán duyên, tất cả tội lỗi tiêu trừ. Nên kinh Hoa Nghiêm chép: tất cả biển nghiệp chướng, đều từ vọng tưởng sinh. Nếu muốn sám hối, nên tìm tướng chân thật. Sám hối như vậy, thì các tội nhiều như mây cũng tiêu tan hết. Nhưng sự sám tội nghiệp phước là thuận sinh; lý sám trái với bổn đạo, thì một ra một vào ngược dòng. Điều khoản rõ ràng tự phân biệt, ngu trí khác nhau, hư thật hiển bày, cho nên các học giả đều hiểu. Nếu lúc tự tâm thích tạo tội nên tu sự sám, nếu lúc thích tạo phước nên tu lý quán. Lý gồm có sâu cạn như trên đã nói. Nếu năm chúng phạm tội thì phải theo lý, sự để sám hối. Sự thì thuận với giáo không trái Duy thức. Lý thì hiểu được vọng, ngoại trần vốn không. Cho nên luận chép: nghĩa của Duy thức không mất, cũng chẳng thể không có năng thủ, sở thủ. Nếu không phải năm chúng, hai đường phước đạo, nếu muốn nói về điều này, chẳng phải là ý sao? Đầy đủ như trong quyển hai mươi nói về hành pháp của phàm thánh. Kế là nói về y theo luật, theo sự lập pháp sám hối. Pháp sám hối thì nhiều, chủ yếu chỉ có sáu vị.
1. Pháp sám hối tội Ba-la-di: kinh Quán Phật Tam-muội chép:
có bảy tội, mỗi tội trải qua tám muôn bốn ngàn kiếp ở trong địa ngục A-tỳ. Bảy tội là: 1/ Huỷ báng không có mười phương Phật; 2/ Bỏ học Bát-nhã; 3/ Không tin nhân quả; / Dùng rất nhiều vật của tăng và vật thuộc về Tam bảo; / Xâm phạm của tín thí quá nhiều; 6/ Làm ô uế Tỳ-kheo-ni; 7/ Gần gũi với những người phạm hạnh bất tịnh. Tất cả đều nói rõ như trong kinh Quán Phật Tam-muội. Kinh Niết-bàn chép: phạm bốn tội trọng, đời sau phải chịu quả báo. Nếu cởi bỏ pháp phục nhưng vẫn còn chưa lui sụt đạo Bồ-đề, thường hổ thẹn, lo sợ, tự trách mình, sám hối sửa đổi khởi tâm hộ pháp, xây dựng chánh pháp, vì người giải thích cho họ. Ta nói người này chẳng phải là người phá giới. Nếu phạm bốn tội trọng, tâm không hổ thẹn, sợ hãi, phát lộ sám hối thì đối với chánh pháp mãi mãi không có tâm giữ gìn, kiến lập. Chê bai, khinh miệt, thường nói tội lỗi, hoặc nói không có Phật-pháp-Tăng, đều gọi là hướng đến tội Nhất-xiển-đề. Thế nào là nghiệp có thể chịu quả báo hiện tại, không chịu quả báo ở vị lai. Đó là sám hối phát lộ, cúng dường Tam bảo, thường tự trách mình. Nhờ nghiệp lành này, đời nay đầu mắt v.v… không bị đau đớn hành hình, đến chết không bị đánh đập, đói khát. Nếu không tu thân giới tâm tuệ, ngược lại các pháp trên thì sẽ làm cho nghiệp địa ngục thêm lớn. Luật Tứ Phần chép: nếu Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di rồi, hoàn toàn không có tâm che giấu, chúng tăng dạy họ sám hối đúng như pháp. Các thầy phế lập có đúng sai lẫn nhau. Nay bao gồm điều đó, theo việc thấu hiểu lý không chấp vào kết tội, chỉ tính che giấu và không che giấu. Lúc đến xin pháp Bala-di, Tỳ-kheo hoàn toàn không che giấu, Tăng cho suốt đời học hối, khác với thiên Tăng tàn, phạm nhiều tội rồi vẫn có thể sám hối. Che giấu được đến xin một lần không chướng pháp sự. Thiên thứ nhất phạm tội căn bản, không phải hoàn toàn trong sạch, có thể cho sám hối. Nếu muốn sửa đổi lỗi lầm người phạm tội phải sám hối xuất phát từ tâm mình. Dù không bị nêu tội, không ngại pháp của tăng, nhưng làm cho giới đầu tiên không còn nữa, vì thế phải tha thiết khẩn cầu để thọ học hối. Thiên Tăng tàn không phải như vậy, vì tội này là hữu dư. Tuy trước vô tâm được cưỡng gia pháp, bất luận rõ hay không, tùy theo xin bao nhiêu thì sám hối bấy nhiêu. Có sự khác nhau này nên lập hai nghi thức để sám hối. Trước phân biệt nên trị như thế nào, sau nói về lập pháp. Luật Tăng-kỳ, nói nếu người phạm tội Tăng tàn rồi than khóc, không muốn lìa áo giải thoát, có niềm tin sâu sắc đối với Phật pháp. Tăng nên cho Yết-ma học hối. Tỳ-kheo ăn thức ăn bất tịnh, thì người đó ăn cũng bất tịnh, người đó ăn thức ăn bất tịnh, Tỳ-kheo ăn cũng bất tịnh, người đó được thọ thực với Tỳ-kheo, trừ hỏa tịnh năm loại sống và tiền bạc. Người đó nên theo Sa-di để thọ thực. Thập Tụng nói, nếu người phạm giới trọng, như pháp xin Yết-ma, tất cả giới Phật chế phải thực hành, ngồi sau các vị Đại Tỳ-kheo, không được ngủ chung với đại Tăng quá ba đêm, không được ngủ với người tại gia, Sa-di quá hai đêm. Cho phép người đó vì tăng làm hại Yết-ma bố tát và tự tứ, nhưng không được tính đủ số, ngoài ra tất cả Yết-ma không được làm, được tính tuổi hạ. Luận Du-già chép: “Người phạm tội không thể làm các pháp Yết-ma, được làm hai pháp trước”. Luận Tỳ-ni Mẫu chép: “Cho bạch bốn pháp hối rồi, gọi là trì giới thanh tịnh, nhưng đời này không được thoát khỏi sinh tử, tuy nhiên ngăn không bị rơi vào địa ngục”. Kinh Trị Thiền Bệnh chép: người phạm tội trọng sám hối, cởi Tăng-già-lê, mặc An-đà-hội, tâm hổ thẹn, hết mình phục dịch chư tăng như: dọn vệ sinh, gánh phân v.v… người thực hành sám hối nên làm như vậy. Trong luật, nên dạy xin rằng: “Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tôi là Tỳ-kheo… phạm giới dâm Ba-la-di không che giấu, nay đến tăng xin giới Ba-la-di, mong tăng cho con giới Ba-la-di, xin thương xót tôi” (ba lần). Xin xong, tăng phải vấn hòa đáp: “cho Yết-ma giới Ba-la-di”. Nên nói: “Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này phạm giới dâm Ba-la-di không che giấu, nay đến tăng xin giới Ba-la-di. Nếu tăng phải thời mà đến, tăng chấp thuận tăng nay cho Tỳ-kheo giới Ba-la-di” (tác bạch).
Bạch đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này phạm giới dâm Ba-la-di không che giấu. Nay đến tăng xin giới Ba-la-di, nay tăng cho Tỳ-kheo… giới Ba-la-di. Trưởng lão nào bằng lòng cho Tỳ-kheo… giới Ba-la-di thì im lặng, ai không bằng lòng thì cứ nói lên (đây là Yết-ma lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba cũng giống như vậy).
Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo… giới Ba-la-di rồi, tăng bằng lòng vì im lặng. Việc này nên hành trì đúng như thế.
Đức Phật dạy, cho giới Ba-la-di rồi, phải thực hành pháp tùy thuận, làm ba mươi lăm việc, hơi giống trong pháp tăng cương, chỉ thêm không được ở trong chúng tụng luật, nếu không có người nào tụng được thì cho phép. Cho giới Ba-la-di rồi, lúc tăng thuyết giới và Yết-ma, người thực hành pháp thuận theo đến hay không đến tùy ý, nếu phạm lại thì diệt tẫn. Nếu phạm Tăng tàn và các thiên sau thì y theo tụ mà trị. Luật Thập Tụng, cho học Sa-di (giống như Tỳ-kheo sám hối tội trọng). Người phạm Tăng tàn rồi xin ở riêng, sáu đêm ý hỷ xuất tội, Tăng theo thứ lớp mà cho họ. Còn Thiên đầu (Ba-la-di) thì y cứ theo giới dâm làm phương pháp. Ngoài ra giới trộm cướp theo pháp luật để trừ, không giống người xưa chỉ khai sám hối giới dâm.
2. Nói về pháp sám hối tội Tăng tàn, lược biết pháp đối trị có bốn:
Tu trị phú tàng tình quá: nghĩa là Ba-lợi-bà-sa, Hán dịch là phú tàng, hoặc biệt trụ. Luận Tỳ-ni-mẫu chép: Tại sao gọi là biệt trụ? Là ở riêng một phòng, không được ở chung với Tăng, tuy ở trong tăng, không được nói chuyện, cũng không được trả lời.
Trị tội phú tàng: nghĩa là Đột-cát-la, sau đó chánh sám hối (pháp sám hối ở trước, sau cho pháp che giấu ở riêng).
Trị Tăng Tàn tình quá: nghĩa là Ma-na-đoả. Luận chép: Đời Tần dịch là ý hỷ. Trước tuy tự ý vui mừng, người ấy vừa hổ thẹn vừa khiến chúng tăng vui mừng. Do trước vui mừng nên cho họ ít ngày, nhờ ít ngày nên mới được gọi là (ý) hỷ. Chúng Tăng vui mừng nói: người này nhờ sự sám hối này không còn khởi phiền não, thành người thanh tịnh, nên gọi là hỷ.
Trị tội Tăng tàn: nghĩa là A-phù-ha-na, luật Thiện Kiến dịch là Yết-ma gọi nhập chúng, hoặc gọi là nhổ bỏ gốc tội. Luận Tỳ-ni-mẫu chép: giới thanh tịnh sinh giải thoát thanh tịnh, vì khéo giữ gìn giới sẽ dứt trừ được tội.
Nói về phép tắc lập pháp sám hối, tội Tăng tàn ở trong chúng lập pháp sám hối, chánh pháp nên lập, đầu tiên dẫn văn, sau trình bày cách thức sám hối.
Trong phần đầu, theo kệ trong luận Minh Liễu chép: “Năm pháp thượng khởi tội”. Giải thích: nếu người phạm Tăng tàn cầu được xuất ly, và người muốn làm Yết-ma Đề-xá-na cho người kia, thì người ấy nhất định trước phải nhớ lại năm pháp thượng khởi tội, sau mới làm Yết-ma.
Quán sát tướng của tội Tăng tàn.
Chọn người biết tướng che giấu tội, không che giấu tội.
Xem việc làm thuộc học xứ nào, để chọn lựa bốn bộ chúng, v.v…
Xem việc làm phù hợp học xứ (giới) nào để thực hành Yết-ma bạch tứ, v.v…
Xem trong ba mươi pháp Tăng tàn, phạm một ngày một đêm v.v… che giấu hay không che giấu. Để hiển bày chỗ có che giấu hay không che giấu, lập cho ở riêng Ma-cấm-đa, v.v…
Năm pháp này, tăng nên quan sát, mới khởi tội người khác được. Chữ phương giống chữ pháp.
Giải thích năm pháp này tức là năm môn, nên gọi là thượng khởi. Trước kia đọa vào phạm tội nên gọi là hạ (dưới). Vì tướng tội liên tục, ngăn theo giới vô tác bất sinh; nay nếu sám hối theo việc ngăn chặn sự nối nhau, thì trở lại thọ trì thanh tịnh đối trị bảo vệ, nên giới pháp tiếp tục phát sinh, gọi đó là khởi. Bạch pháp thứ hai, ngược lại trong lúc phạm tội trước, nên gọi là Thượng. Cho nên sám hối gọi chung là thượng khởi. Lại biết, Đề-xa-na, Hán dịch là Phát lộ, nghĩa là sám hối này là phát lộ. Vì vậy muốn hành thượng khởi (sám hối) phải biết năm pháp.
1. Đó là biết xem xét là tội Tăng tàn hay không phải Tăng tàn, tức biết nghĩa đầy đủ hay thiếu sót. Đủ duyên thành tội trọng. Thiếu duyên thành tội nhẹ. Cho nên luận chép: “Xét tội tướng của tội Tăng tàn”. Đối với tướng căn bản trong tội cố ý xuất bất tịnh, nếu người đã thọ đại giới hoặc Đức Phật đã chế giới này, hoặc người không nghi pháp, hoặc người có dục tâm xuất bất tịnh, hoặc bất tịnh đã xuất v.v… người này phạm tội Tăng tàn. Đối với các tướng khác, lược thuyết tướng cũng như vậy, nói rõ như trong luận Ba-la-đề-mộc-xoa. Y cứ theo luận giải thích luật. Trước hết là hai duyên chung riêng: nghĩa là từ không nghi pháp về trước là duyên chung, từ sau phần người có tâm dục là duyên riêng. Nếu đủ duyên liền phạm Tăng tàn, thiếu duyên thì phạm Thâu-lan-giá. Bởi vậy tất cả ba mươi pháp, mỗi pháp đều có duyên riêng, để xem, xét trước phạm phương tiện rốt ráo và không phạm, vì sợ không tội lại thêm hình phạt thành phi pháp. Luật Tăng-kỳ chép: Tỳ-kheo trì luật, lúc xuất tội cho người khác. Có tội cũng biết: nghĩa là biết rộng tội của năm chúng, không tội cũng biết.
2. Luận chép tướng che giấu: nếu người ở trong tội Tăng tàn, thấy tội Tăng tàn lại không muốn theo người khác sám hối. Vì không có tâm phát lộ, che giấu một đêm, đối với người này tội đó đã bị che giấu. Đây là nhớ biết mà không phát lộ, không sám hối. Nếu người không biết không nhớ, hoặc nghi hoặc khởi chẳng thầy tội, nên che giấu tội này thì tội này không bị che giấu. Y cứ theo luận giải thích luật, nên có các môn phân biệt, gồm mười loại khác nhau.
– Hình tướng khác nhau: trong luật người phạm Tăng tàn che giấu rồi thôi tu, thôi tu rồi trở lại thọ đại giới. Lúc phạm trước nên trị, bỏ đạo không cần trị.
– Pháp khác nhau: xả giới làm Sa-di, như bỏ đạo phần trước.
– Bệnh khác nhau: người bị bệnh như: tâm loạn, cuồng si v.v… phạm nhiều tội Tăng tàn thì cũng hoàn toàn không phạm tội. Hoặc người trước phạm Tăng tàn, đã che giấu sau bị bệnh cũng không thành phạm.
– Lỗi khác nhau: bị nêu tội trị phạt nên không tính đủ số tăng.
– Người khác nhau: luật Thập Tụng, nếu cùng người tặc trụ, người bị tẫn, người ở riêng, các người bất cộng trụ, người cuồng tâm, người câm, người điếc, người biên địa, Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di-ni, Ưu-bàtắc v.v… ở chung không gọi là che giấu, nên hướng về người khác phát lộ cũng không thành. Luận Du-già, người phạm tội Tăng tàn cho biệt trụ Ma-na-đoả, biệt trụ Ma-na-đoả rồi ở chỗ người tại gia cũng không gọi là che giấu. Luật Ngũ Phần, nếu ở xứ này nhiều người biết trọng, không muốn để cho người khác biết không gọi là che giấu, còn ở xứ khác che giấu thành che giấu.
– Nghiệp dựa vào thời gian khác nhau: Luật Tăng-kỳ nói: nếu người nhập định không thành che giấu, nếu nghĩ rằng: “Ta đợi thời gian nào đó, đợi người, đợi pháp nên làm đúng như pháp, đó gọi là chẳng phải che giấu, chẳng phải phát lộ.
– Kính nạn sai khác: luật Ngũ Phần nói tất cả tội che giấu, gọi là che giấu, nếu ở chỗ Hòa-thượng, A-xà-lê và các bậc kính sợ nhân gian, che giấu không gọi là che giấu; đối với các người khác thành che giấu.
– Che giấu vô tâm khác nhau: luật Tăng-kỳ chép: che giấu cũng biết, nghĩa là biết tội khởi tâm che giấu, không che giấu cũng biết, không khởi tâm che giấu, chưa phát lồ được. Nếu quên hoàn toàn không thành che giấu.
– Không có tâm hổ thẹn khác nhau: nếu phạm Tăng tàn rồi, không có tâm che giấu, gặp người liền nói tâm không sợ sệt.
– Tâm mê nên khác nhau: trong luật nói, không nhớ có nghi không biết v.v… đều không thành che giấu. Văn chép: nếu người không tác ý Tăng tàn, không thành che giấu, nên cho Ma-na-đoả. Nếu người tác ý Tăng tàn che giấu thành che giấu. Trước nên dạy họ sám hối tội Độtcát-la rồi, cho Yết-ma che giấu.
3. Xem việc làm thuộc học xứ nào để chọn lựa bốn bộ chúng, bốn bộ nghĩa là bốn vị tăng. Tăng tuy bốn vị, nay sám hối cảnh này trước hai hoặc bốn vị tăng, sau một đến hai mươi người, nếu khác ở đây thì không thành. Nếu lúc làm nương vào cảnh mà nói, trước dưới đến một người, kế là bắt buộc phải đối với tăng, pháp xuất tội cùng một chỗ.
4. Xem việc làm phù hợp với học xứ nước nào để thực hành Yếtma bạch tứ. Pháp tuy có ba, nhưng pháp sự trị Tăng tàn đều là thượng phẩm. Vì thế đều phải bạch tứ. Trong đây dùng pháp có bốn, đó là biệt trụ, sáu đêm ý hỷ, Bản nhật trị và xuất tội, như trước đã nói.
5. Xem trong ba mươi pháp Tăng tàn, phạm một ngày một đêm, che giấu không che giấu, v.v… để hiển bày chỗ có che giấu hay không che giấu, lập cho ở riêng hoặc Ma-cấm-đa v.v… Địa là tên gọi nơi chốn. Nghĩa là bốn vị Ba-lợi-bà-sa v.v… ở trong vị này, nếu có che giấu thì cho ở riêng. Đó là pháp biệt trụ. Người phạm tội phải trải qua việc thực hành pháp biệt trụ, nên gọi là ở riêng. Nếu người phạm tội không che giấu nên cho Ma-na-đoả, cho nên gọi là có chỗ che giấu, không che giấu lập ở riêng, Ma-cấm-đa, v.v… tức là có che giấu hành ba pháp, không che giấu hành hai pháp, là pháp tương đối giới hạn phạm vi của dùng thuốc.
Chánh thức lập nghi thức sám hối, chia làm chín phần:
1. Biết chủng tướng của tên tội: như pháp thứ nhất đã giải thích.
Danh là Tăng tàn, chủng loại là lỗi lầm xúc chạm. Tướng nghĩa là phạm nhiều ít. Luật chép: một tên mà nhiều loại khác nhau.
2. Biết thành che giấu hay không: như pháp thứ hai chọn lựa mười môn uỷ luyện.
3. Biết dùng số tăng nhiều ít: tức pháp thứ ba có thể trị những điều tương đối, trình bày rõ như trên.
4. Biết dùng thánh giáo: tức bốn pháp bạch tứ: xem việc làm tương ưng với học xứ.
5. Biết trình bày nghi thức sám hối: tức pháp thứ năm nói về ngủ đêm khác nhau.
6. Che giấu mau theo đó mà trị. Trong luật phạm nhiều tội Tăng tàn, tuy nhớ số tội, không nhớ số tội, chỉ nhớ số ngày lâu mau, nói chung nên theo số ngày lâu mà trị. Nếu không nhớ số ngày thì theo lúc thanh tịnh để trị, nghĩa là theo lúc đàn tràng thọ giới để trị. Luật Thập Tụng không nhớ số ngày tháng, nên tính theo ngày thọ đại giới để trị, cần phải nói xin thanh tịnh về sau. Che giấu năm năm, mười năm, không được nói thẳng xin thanh tịnh về sau, vì biết đầy đủ phải phân chia. Luật Tăng-kỳ chép: người không nhớ số đêm nên hỏi không có năm phạm sao? Nếu người phạm im lặng thì tùy theo năm mà cho pháp trị. Nếu nói không đúng thì nên hỏi phạm một, hai, ba, bốn năm phải không? Nếu người phạm im lặng thì tùy theo chỗ im lặng mà cho pháp trị. Luật Thập Tụng nói, trong chúng ba lần can ngăn, người phạm Tăng tàn rồi liền ở trong tăng tự xướng lên phạm tội Tăng tàn. Nếu không nói ngay đó gọi là che giấu. Nên biết nhiều người tuy biết phạm, cuối cùng phải nên phát lộ.
7. Nói về pháp sám hối chung và riêng. Trong luật biết số ngày không biết số ngày v.v… che giấu không che giấu, v.v… Một tên nhiều loại, v.v… cùng dùng một Yết-ma sám hối. Lại nói: có Tỳ-kheo phạm nhiều tội Tăng tàn, hoặc có che giấu một ngày cho đến mười ngày. Phật bảo sám hối chung theo mười ngày. Luật Tăng-kỳ nói, sám hối chung, riêng mỗi thứ đều được. Nếu một ngày trong tháng phạm một tội che giấu cho đến mười ngày phạm một tội che giấu. Hoặc có che giấu một đêm cho đến mười đêm, nên cho mười lần biệt trụ, cho đến một lần che giấu. Ví dụ như sáu đêm ý hỷ xong xuất tội v.v… luật Thập Tụng nói, trong sám hối Tăng tàn, nói đầy đủ số phạm và che giấu bao nhiêu ngày…
8. Nói về chính thức Yết-ma, gồm hai phần: trước nói về oai nghi của người sám hối. Giáo thọ quở trách xin. Kế là nói về đầy đủ Yết-ma.
Trong phần đầu, trước người phạm tội phải cởi bỏ các y sạch mới, mặc An-đà-hội và các y phục thô sơ, trên mặc Uất-đa-la-tăng, vén y bày vai phải, cởi bỏ giày dép, chắp tay, gập mình, cúi đầu đến trong tăng tự mình than thở tội này sẽ đọa vào đường dữ. Như trong luận chép: phạm tội Tăng tàn như người bị chặt đầu còn lại cổ họng chưa dứt, có thể sống lại. Như lai rũ lòng thương xót, khai lập pháp sám hối. Lại nữa, ta tự vui mừng, mình được phát tâm rộng lớn, biết hổ thẹn. Nếu không biết sám hối tội này thì năm mươi ức sáu mươi ngàn năm chịu khổ địa ngục. Những duyên như thế lấy làm vừa vui, vừa buồn, làm phương tiện tự than thở trách mình, hổ thẹn nhiều tội lỗi của mình. Trừ sạch bụi trần khuyên nhủ tâm mình không gây lỗi lầm như thế, người phạm tội lễ dưới chân chư tăng xong, đến trước người Yết-ma quỳ gối chắp tay, hoặc xin trình bày, người bên cạnh nhận lời trình bày của họ cũng được (nhưng người phạm cho đến nhiều không quá năm, ba lần, nay lấy phạm lần đầu tiên làm pháp quỹ).
– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… phạm ba tội Tăng tàn cố xuất bất tịnh, xúc chạm, và nói lời thô ác. Mỗi tội không nhớ số lần (nhớ thì nói ra), hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm (thời gian dài ngắn, từ ít đến nhiều tùy theo lúc mà gọi). Nay đến tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm, xin tăng cho Yết-ma che giấu một trăm đêm, xin thương xót cho (xin ba lần).
Kế là nói về tăng cho pháp, trước phải vấn hòa, đáp rồi thưa rằng:
– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo v.v… phạm ba tội Tăng tàn cố xuất tinh, xúc chạm, và nói thô ác; mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm. Nay đến tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm. Nếu tăng phải thời đến tăng chấp thuận, tăng cho Tỳ-kheo v.v… Yết-ma che giấu một trăm đêm, đây là lời tác bạch.
– Bạch đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… phạm ba tội Tăng tàn cố xuất tinh, xúc chạm và nói lời thô ác; mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm. Nay đến tăng xin Yếtma che giấu một trăm đêm. Nay tăng cho Tỳ-kheo v.v… Yết-ma che giấu một trăm đêm. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo… Yếtma che giấu một trăm đêm thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì nói lên đây, là Yết-ma lần thứ nhất (Yết-ma lần thứ hai, lần thứ ba cũng vậy). Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo v.v… Yết-ma che giấu một trăm đêm rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, nên việc này nên thọ trì như thế. (Người thực hành y theo Yết-ma trong bản sao này, tác pháp được thành tựu theo văn trong luật, y theo Yết-ma cũ nên sửa đổi, không thể kính cẩn đọc theo)
9. Nói về Yết-ma đoạt quyền lợi của một Tỳ-kheo, răn dạy thực hành ba mươi lăm việc. Nói rằng: bạch tứ Yết-ma này là thuốc hay của thánh giáo. Tự tâm người phạm tội phải vâng theo, đoạt quyền lợi ba mươi lăm việc là pháp chiết phục. Người phạm tội chớ làm trái nghịch, phải siêng năng khổ nhọc làm việc chúng, phục dịch các Tỳ-kheo thanh tịnh. Đó là pháp điều phục. Mỗi việc đều phải chấp hành đầy đủ. Tám việc như thưa bạch v.v… đây là pháp phát lộ, phải cộng thêm hổ thẹn và tự trách mình, đúng theo pháp mà bạch, không được mất đêm. Người phạm tội từ từ nói với người khác, nói rồi nhân lúc tăng nhóm bạch cho tăng biết. Tăng nên thưa rằng: Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳkheo phạm tội Tăng tàn cố xuất tinh (các tội khác nữa thì thêm vào) không nhớ số lần, che giấu một đêm cho đến một trăm đêm rồi đến tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tăng đã cho tôi Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tôi Tỳ-kheo… từ ngày nay bắt đầu thực hành. Bạch Đại đức tăng biết cho tôi hành che giấu (nói ba lần).
Đoạt ba mươi lăm việc như trong pháp chúng cương.
Luật chép: người kia thực hành che giấu, phải một ngày ba thời gặp Tỳ-kheo thanh tịnh nên thưa, tất cả đều đúng như pháp, không được trái nghịch. Đến ngày bố tát người đó nên quét dọn, rưới nước chỗ bố tát, cung cấp các vật cần thiết. Cho đến mình ở trong phòng nhỏ, có Tỳ-kheo khách đến, có người đuổi ra, nên đáp rằng: “không được hai người ở chung”. Nếu chúng tăng chia y vật, người phạm tội tùy theo thứ lớp mà nhận, đi sau Tỳ-kheo, ngồi trước Sa-di, không được đứng chung, ngồi chung với Tỳ-kheo thanh tịnh. Nếu cùng một giường, một ván, giường dài ván dài phải cách đoạn sau đó mới ngồi, cho đến cung cấp cho Tỳ-kheo thanh tịnh giống như pháp Hòa-thượng. Văn giống nhau nên không nêu ra. Luật Thập Tụng, ít nhất phải đủ bốn Tỳ-kheo thanh tịnh mới làm biệt trụ, hai người biệt trụ không được ngồi cùng một giường, không được ở chỗ khuất vì sợ Tỳ-kheo đến không thấy. Luật Thiện Kiến nói, nếu người thực hành biệt trụ có người thỉnh, hoặc cho người thọ giới được đình chỉ việc hành pháp, việc xong tiếp tục hành pháp. Lúc xả, người hành pháp nên nói: “nay tôi bỏ Ba-lợi-bà-sa” (nói ba lần), văn như sau sẽ nói. Nếu trong chùa có nhiều Tỳ-kheo đến đi khó thưa, ngày được xả hành pháp, khi minh tướng chưa xuất hiện, nên thưa lại mà thực hành. Luật Thập Tụng nói, cho đến pháp sáu đêm, thưa tăng đình chỉ được hai mươi lăm đêm. Luật Tứ Phần, hoặc đại chúng khó nhóm họp, hoặc không muốn thực hành, hoặc người đó yếu hèn, thường hổ thẹn nên đến chỗ Tỳ-kheo thanh tịnh thưa rằng: “Bạch Đại đức Thượng tọa, ngày nay xả bỏ lời dạy bảo không thực hành”. Nếu lúc muốn thực hành lại đến chỗ Tỳ-kheo thanh tịnh thưa rằng: “ngày nay con thực hành theo lời dạy bảo”người kia được tự mình làm việc của mình, lễ bái đón rước, cũng được nhận sự lễ bái, phục dịch của Sa-di, tịnh nhân. Luật chép: tám pháp mất đêm.
- Đến chùa khác không thưa.
- Có Tỳ-kheo khách đến không thưa.
- Có việc ra ngoài giới không thưa.
- Người đi bộ trong chùa không thưa.
- Bệnh không sai người thân tín thưa.
- Hai, ba người ngủ chung một nhà.
- Ở chỗ không có Tỳ-khe
- Không thưa lúc nửa tháng thuyết giới.
Tùy theo một thời thiếuđều mất một đêm (đã được thì không mất, chưa được thì không thành).
Pháp bạch Tỳ-kheo thanh tịnh (văn luật không đủ, y cứ theo nghĩa mà bạch). Người phạm tội oai nghi nghiêm trang bạch rằng:
Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo… phạm một tội Tăng tàn cố xuất tinh (các tội khác theo đây mà biết) không nhớ số lần, che giấu một đêm cho đến một trăm đêm. Tăng đã cho con Yết-ma che giấu một trăm đêm. Con Tỳ-kheo… đã thực hành bao nhiêu ngày, còn bao nhiêu ngày chưa thực hành, xin Đại đức biết cho con thực hành che giấu (nói ba lần).
Nếu năm người, mười người đều đến nhóm hợp một chỗ, người thực hành thưa chung bạch rằng: “Bạch Chư Đại đức tăng xin lắng nghe! Các lời khác giống như trên. Nếu không nhóm hợp hết cũng không biệt chúng, đây là pháp phát lộ biệt nhân. Nếu có bậc Đại đức xuất chúng đến chùa, nên an trí trong phòng để bạch, không nên đứng trước cửa, khiến thành khinh dễ. Ngoài ra các tác bạch khác, bạch thuyết giới v.v… đều giống như văn trên, chỉ đổi ngày và tăng là khác mà thôi. Luật Thập Tụng nói, nếu lúc muốn thực hành, trước nên nghĩ, nay ta có đến trước Tỳ-kheo không? Nếu nghĩ đến liền đi. Luật Ngũ Phần, nếu không xả hành pháp, ra ngoài giới gặp Tỳ-kheo, nên thưa chung rằng: “Tôi Tỳ-kheo hành biệt trụ bao nhiêu ngày, còn bao nhiêu ngày, xin Đại đức nhớ cho. Nếu không như vậy, xả hành pháp rồi thì gặp Tỳ-kheo không cần thưa. Đến chỗ khác, nên cầu tăng ở đó tác pháp thực hành lại. Luật Tứ Phần, có Tỳ-kheo đi bộ trong chùa không bạch liền mất đêm. Nếu có muốn thưa, nhưng Tỳ-kheo đó đi nhanh ra ngoài giới, tuy không bạch mà không mất đêm, không có tội. Luật Thập Tụng, nói Tỳ-kheo khách đi ra ngoài giới, nên đúng như pháp thường hành, không nên đi theo, nên ở trong giới. Nếu người hành biệt trụ sáu đêm, lúc bệnh phải sai người đến bạch tăng: “Tỳ-kheo biệt trụ… bị bệnh không đến được, xin thưa với tăng để tăng biết cho. Pháp bạch tăng nên đầy đủ như luật Tứ Phần. Luật Ngũ Phần nói, một Tỳ-kheo như pháp được hành pháp biệt trụ, như đã nói trong năm pháp trên. Bản sao chép: Phật pháp ở phương Đông, người hành pháp này cũng ít. Dù có hành sám hối thì bỏ nhỏ lấy lớn, y theo các danh hiệu Phật mà sám hối. Nếu ý mình chưa an, trong lòng còn buồn phiền thì chưa hợp với đại đạo. Chỉ có thiên tụ y theo giáo pháp mới tự tiêu diệt. Nghiệp đạo tùy mình suy nghĩ, đều chê phát lồ là điều đáng hổ thẹn. Nhưng nghiệp do sự hổ thẹn đó mà kết thành. Đây chính là thuốc hay để trị bệnh, chẳng được không thực hành. Lại nữa, người hành che giấu phần nhiều không đủ ngày. Các Ngài lập lý có chỗ khác nhau giống nhau. Nay lấy sự thịnh hành của các sư. Đây là pháp y theo giáo pháp mà sám hối. Trong Đại thừa, Tiểu thừa, xét về tâm hành chiết phục là đầu tiên. Nếu xét về sự nghiệp biệt trụ thì thành quan trọng. Như theo luật Thập Tụng không hành biệt trụ sáu đêm xuất tội, Đức Phật đều thành thật phán đoán đắc tội mới được xuất tội. Dùng đó để làm chứng ở đây, lý cần phải y cứ vào nhau. Tuy nhiên, sợ sự không xứng đáng với pháp thì nên thay đổi tập quán cũ. Người Yết-ma nói: “Tỳ-kheo… đã thực hành số ngày che giấu, nay xin đến tăng xin sáu đêm ý hỷ. Nếu các cách bạch Yết-ma sau đều nên y cứ theo đây mà thay đổi. Nên xin sáu đêm, trước Thượng tọa tập tăng rồi bạch rằng: “Tỳ-kheo… này thực hành che giấu tội Tăng tàn, đã thực hành được bao nhiêu ngày, chưa thực hành thì đã trình bày với tăng, nay tăng đã nhận rồi, có thể bỏ những ngày còn lại”, hòa tăng rồi, nếu chúng im lặng, nên cho pháp sáu đêm. Nếu thực hành đủ số ngày thì theo pháp mà đọc.
Nói về cho pháp Ma-na-đoả.
Nói về cách xin:
Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tôi là Tỳ-kheo… phạm ba tội Tăng tàn: cố xuất tinh, xúc chạm và nói lời thô ác. Mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm. Đã đến tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm, Tăng đã cho tôi Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tôi Tỳ-kheo… đã thực hành che giấu (nếu xong nên nói xong), nay đến Tăng xin sáu đêm Ma-na-đoả, xin tăng tôi con sáu đêm Ma-na-đoả, xin thương xót tôi (xin ba lần).
Thượng toạ tác pháp như trước, an ủi xong bạch rằng:
– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này phạm ba tội Tăng tàn cố xuất tinh, xúc chạm, nói lời thô ác. Mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến mười đêm, đã đến tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tăng đã cho người đó Yết-ma che giấu một trăm đêm, người ấy đã thực hành ngày che giấu. Nay đến Tăng xin sáu đêm Ma-na-đoả. Nếu tăng phải thời đến, tăng chấp thuận, nay tăng cho người ấy sáu đêm Ma-na-đoả, (tác bạch) như thế.
– Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này phạm ba tội Tăng tàn cố xuất tinh, xúc chạm và nói lời thô ác. Mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm, đã đến tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tăng đã cho Tỳ-kheo… Yết-ma che giấu một trăm đêm, Tỳ-kheo… này đã thực hành số ngày che giấu, nay đến tăng xin sáu đêm Ma-na-đoả. Nay tăng cho Tỳ-kheo… sáu đêm Mana-đoả. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo… sáu đêm Ma-nađoả thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Đây là Yết-ma lần thứ nhất (Yết-ma lần thứ hai, lần thứ ba cũng vậy).
Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo… sáu đêm Ma-na-đoả rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này nên thực hành như thế.
Người kia được Yết-ma rồi, ở trong tăng bạch rằng:
Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi là Tỳ-kheo… phạm ba tội Tăng tàn cố xuất tinh, xúc chạm và nói lời thô ác. Mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm, đã đến tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tăng đã cho tôi Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tôi Tỳ-kheo… đã thực hành số ngày che giấu, đã đến tăng xin sáu đêm Ma-na-đoả. Tôi Tỳ-kheo… đến xin tăng thực hành từ ngày hôm nay, Bạch Đại đức tăng biết cho tôi hành Ma-na-đoả (nói ba lần). Nếu đã hành một đêm, các lời khác giống như phần trên, cho đến tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đoả. Tôi Tỳ-kheo… đã thực hành một đêm chưa hành năm đêm. Bạch Đại đức tăng biết cho tôi hành Ma-na-đoả (các đêm khác theo đó mà thêm bớt). Nếu Tỳ-kheo khách đến, chỉ đổi Đại đức tăng là khác, còn các từ khác đều giống như trên. Luật chép: Tỳ-kheo thực hành sáu đêm cũng giống như pháp hành che giấu biệt trụ. Chỉ có thường ở trong tăng, ngày nào cũng bạch là khác (không cho rằng cùng ở chỗ với Tăng). Luật Tăng-kỳ, vì Tỳ-kheo thường phạm Tăng tàn, như sám hối Ba-đề-dật cho đến Việt-tỳ-ni, Đức Phật chế sám hối sáu đêm, xong sáu đêm ở trước hai mươi vị Tỳ-kheo để xuất tội. Trong hai cách thực hành trên đây, nếu che giấu cho pháp trước, không che giấu cho pháp sau và cùng xuất tội. Nếu phạm lại trong hai pháp. Mỗi pháp hoại hai pháp, đều cho lại bản nhật trị, còn lại như đã trình bày riêng.
Pháp cho xuất tội: Trước dạy người phạm tội xin rằng: “Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo… phạm ba tội Tăng tàn cố xuất tinh, xúc chạm và nói lời thô ác. Mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm, đã đến trước tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm, tăng đã cho Tỳ-kheo… Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tôi là Tỳ-kheo… đã thực hành số ngày che giấu, đã đến tăng xin sáu đêm Ma-na-đoả, tăng đã cho tôi sáu đêm Ma-na-đoả. Tôi là Tỳkheo… đã thực hành sáu đêm Ma-na-đoả rồi, nay đến tăng xin Yết-ma xuất tội. Xin tăng cho tôi Yết-ma xuất tội, xin thương xót cho tôi (nói ba lần).
Người Yết-ma: như tác pháp trước, vấn hòa xong, bạch rằng:
– Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này phạm ba tội Tăng tàn cố xuất tinh, xúc chạm và nói lời thô ác. Mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm, đã đến tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tăng đã cho Tỳ-kheo… Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tỳ-kheo… này đã thực hành số ngày che giấu, đã đến Tăng xin sáu đêm Ma-na-đoả. Tăng đã cho con sáu đêm Ma-nađoả. Tỳ-kheo này đã thực hành sáu đêm Ma-na-đoả rồi, nay đến Tăng xin Yết-ma xuất tội. Nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng chấp thuận, nay tăng cho Tỳ-kheo… Yết-ma xuất tội, (tác bạch) như thế.
– Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này… phạm ba tội Tăng tàn cố xuất tinh, xúc chạm và nói lời thô ác. Mỗi tội không nhớ số lần, hoặc che giấu một đêm cho đến một trăm đêm, đã đến trước tăng xin Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tăng đã cho Tỳ-kheo… Yết-ma che giấu một trăm đêm. Tỳ-kheo này đã thực hành số ngày che giấu, đã đến trước tăng xin sáu đêm Ma-na-đoả. Tăng đã cho tôi sáu đêm Mana-đoả. Tỳ-kheo này… đã thực hành sáu đêm Ma-na-đoả rồi, nay đến trước tăng xin Yết-ma xuất tội. Nay tăng cho Tỳ-kheo… Yết-ma xuất tội, Trưởng lão nào bằng lòng Tăng cho Tỳ-kheo… Yết-ma xuất tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Đây là Yết-ma lần thứ nhất (lần thứ hai, lần thứ ba cũng vậy).
Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo… Yết-ma xuất tội rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này xin thực hành như thế.
Theo luật Tăng-kỳ cho xuất tội rồi, nên dạy rằng: “Này người thiện nam! Tỳ-kheo lúc Phật còn tại thế được thọ giới, được trì giới, có khả năng đắc quả thánh. Tỳ-kheo sau khi Phật diệt độ được thọ giới, có thể phá giới, có thể rơi vào đường ác. Hành giả trong không hộ tâm, ngoài buông lung thân-miệng, nay phạm tội này, sắp đến chỗ chết, còn có nhân cao quý sửa đổi tâm tánh bằng cách sám hối. Đại chúng tùy hỷ, ông hãy tự vui mừng”. Cho nên văn chép: từ nay về sau, hình tướng tâm hồn thanh tịnh như hoa vô ưu, chớ phạm lại. Nếu tiếp tục phạm lại thì tâm sợ hãi khó sinh. Tâm sợ hãi khó sinh thì không thể sám hối tội được. Cho nên luận chép: “Nếu hai mươi Tỳ-kheo thanh tịnh xuất tội Tăng tàn, pháp của ta không diệt. Đời ác trược ngày nay còn không thích nghe tiếng phạm tội, lẽ nào phải nghe lời sám hối của ông như thế. Nhiều nhân duyên để nói dứt trừ và dẫn kinh Niết-bàn, vì tham dục chứa nhóm, lúc chết đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, ra khỏi các đường ấy lại làm bồ câu, chim sẻ, v.v…
3. Pháp sám hối tội Thâu-lan-giá: chia làm hai phần:
Trước nói về tội tướng, sau lập nghi thức sám hối. Trong phần đầu chia làm hai:
Thâu-lan-giá Tùng sinh: đó là phương tiện sau thiên thứ nhất và thiên thứ hai. Nếu theo luật Thập Tụng, thiên thứ nhất sinh nặng, đó là phương tiện gần. Nghĩa là tướng thân- miệng chưa được thoả mãn, nên sám hối trong tất cả tăng. Nếu thiên thứ nhất sinh nhẹ, thiên thứ hai sinh nặng phải sám hối trước bốn Tỳ-kheo ở ngoài giới. Nếu Tăng tàn sinh nhẹ nên sám hối trước một Tỳ-kheo. Pháp sám hối này giống với sám hối Ba-dật-đề.
Thâu-lan-giá Tự tánh: cũng gọi là độc đầu Thâu-lan-giá chia làm ba phẩm.
Thế nào gọi là Trọng: đó là lấy dụng cụ và thức ăn của tăng, vật của mười phương tăng, hiện tiền tăng, trộm bốn tiền, và vật quý của phi nhân, phải sám hối trước đại chúng.
Thế nào gọi là Trung: đó là phá Yết-ma tăng, trộm ba tiền trở xuống, lấy vật riêng của tăng, một người có mặc y và một người không mặt y xúc chạm nhau làm cảnh giới Tăng tàn. Những loại như thế đối với chúng ít người sám hối.
Thế nào là Hạ: như luật chép: cạo lông ở ba chỗ, lộ thân mà đi, mặc y ngoại đạo, chứa bát đá, ăn thịt huyết sống, v.v… luật Tăng-kỳ nói, do tâm sâu phá y bát, phá tháp v.v… đều phạm Thâu-lan-giá chỉ sám hối với một người.
Trong luật, sau thiên thứ nhất và thiên thứ hai dạy người, phạm Thâu-lan-giá đều là rốt ráo, nặng nhẹ cùng sám hối như trên. Tránh pháp sám hối chia làm ba, đó là pháp sám hối trước chúng nhiều người, chúng ít người và một người.
+ Nói về pháp sám hối trước chúng nhiều người: trong đây chia làm bảy phần:Cách xin trong luận Tát-bà-đa bất luận khinh trọng, tất cả đều theo tăng xin ba lần, sau đó thỉnh chủ sám hối. Người nhận sám hối đơn bạch rồi, đối thú sám hối ba lần. Văn như Ba-dật-đề. Nay nói về lập pháp sám hối trước chúng nhiều người: phải đủ năm người trở lên mới được thực hành sám hối. Tất cả đều ở trong giới tăng nhóm xong, người phạm tội oai nghi nghiêm trang đến trong tăng, đánh lễ rồi, trước trình bày lỗi lầm với tăng, sau đó xin rằng: “Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tôi là Tỳ-kheo v.v… phạm tội Thâu-lan-giá phương tiện nặng, không nhớ số lần, nay đến trước tăng xin sám hối, xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo… sám hối, xin thương xót tôi (nói ba lần).
1. Nói về thỉnh người nhận sám hối: người phạm tội nên đến chỗ Tỳ-kheo thanh tịnh, chắp tay quỳ gối thỉnh:
Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… nay thỉnh Đại đức làm người nhận sám hối tội Thâu-lan-giá. Xin Đại đức vì tôi làm người nhận sám hối tội Thâu-lan-giá, xin thương xót tôi.
2. Sám chủ đơn bạch cần phải vấn hòa. Người đáp: phạm tội nặng Thâu-lan-giá. Đơn bạch thọ Yết-ma sám hối, nên bạch rằng:
– Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… này phạm tội Thâulan-giá phương tiện nặng, không nhớ số lần, nay đến tăng xin sám hối. Nếu tăng phải thời mà đến, xin tăng chấp thuận cho tôi là Tỳ-kheo… nhận sám hối của Tỳ-kheo… tác bạch như thế.
3. Nên nói tên tội, tội tướng, phá giới, các tập nhiễm khác của họ như trong phần trước và sau của việc sám hối.
4. Chính thức nói về xả tội. Văn chép: Bạch Đại đức một lòng nghĩ! Tôi Tỳ-kheo phạm tội Thâu-lan-giá phương tiện nặng, không nhớ số lần, nay đến Đại tăng phát lồ sám hối, không dám che giấu, các lời khác như nói trong phần xả đọa ở sau.
5. Quở trách rằng: hãy tự tách tâm ông, nên sinh nhàm chán, người phạm đáp: xin vâng.
6. Bảy tướng trên, luận luật đều có nói nhưng không chỉnh đốn. Nay dẫn chung để không lộn xộn. Hơn nữa y cứ vào một tội, còn các tội khác theo đây.
+ Sám hối chúng ít người: luật Thập Tụng nói, bốn người là tiểu chúng. Nếu nhận sám hối của người khác thì không đơn bạch, chỉ được hỏi người bên cạnh trong pháp diệt tránh của luật Tứ Phần, Tiểu chúng là chúng hai người, ba người. Dù có bốn người chỉ giống pháp Tiểu chúng. Vì luật Tăng-kỳ quyết định năm người là phạm xả đọa như quyển thượng đã nói. Lập pháp có bảy. Phải xin pháp sám hối (còn các phần khác giống như trên).
Nói về thỉnh người nhận sám hối.
1- Như pháp chúng nhiều người; 2- Người nhận sám hối hỏi người bên cạnh lấy sự hòa hợp, giống như trong xả đọa; 3- Nói tội danh, tội tướng của người phạm; 4- Chính thức xả tội. Người phạm tội thưa: Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi Tỳ-kheo… phạm tội xúc chạm người nữ thân có mặc y phạm Thâu-lan-giá, không nhớ số lần (nhớ thì nói), nay đến Đại đức phát lộ không dám che giấu. Các từ khác như thường trình bày. 5- Quở trách; 6- Lập thệ cũng giống như trên.
+ Sám hối với ba người, một người có năm pháp:
1/ Thỉnh người nhận sám hối; 2/ Nói tội danh tội chủng v.v…; 3/ Chánh thức xả tội, nhắc lại hạ phẩm tội ở trước gọi là trình bày;4/ – Quở trách; 5/- Lập thệ đều đồng.
Ba việc sám hối trước đã quá ít chẳng phải gọi là việc phạm hiếm (có), vì tội nhiều mà sám hối ít. Nhưng người trí phạm lỗi suy nghĩ, sám hối nhất định rất nhiều. Nếu giấu diếm không nói ra thì thành sơ lược. Văn đã rườm rà sự thật còn thiếu sót. Nếu sám hối đầy đủ làm chuẩn lượng, vì bốn thiên sau, người hay phạm phải nên thiên đầu tiên là đầu mối, nghĩa là trong luật phạm giới phải sám hối, cần biết rõ không nghi ngờ, khéo biết danh tội, chủng tội, để y theo tụ rõ ràng phân biệt. Cùng thiên thì sám hối chung, khác tụ sám hối riêng. Lại nữa, tính tội vào pháp, tùy theo số để gọi, nếu quên không biết thì nói không nhớ, lại thấy người sám hối đúng sai chưa rõ ràng. Vì thế, người nhận sám hối phải ngồi ngay thẳng thọ nhận sám hối. Người trước không hiểu nên thỉnh người khác làm, hoặc nói các tội chúng học, hoặc nói tham dự tội này, hoặc có mê vọng, hoặc hai thiên cùng sám hối, hoặc không phạm mà nói phạm, hoặc phạm nặng nói nhẹ. Như thế mất pháp mà tội lỗi không thoát, trái lại thành khổ luỵ cho mình, làm sao có lợi cho người khác, cho nên phải thông suốt. Sám hối tội sáng hơn kính nước, khiến mọi người không còn ẩn khuất riêng. Tình sự có tương ưng thì xứng đáng là đệ tử Phật thuận theo giáo pháp. Tại sao dùng luật tông y cứ theo tướng, trái tướng tâm sự đều sai, không giống như ba quả báo của Đại thừa đều cùng một sám hối. Ngoài ra sơ thuật như giới bổn Yết-ma.
4. Pháp sám hối Ba-dật-đề chia làm hai:
1. Trước nói về ba mươi pháp xả đọa, sau y cứ theo chín mươi đơn đọa. Phần trước chia làm ba phần. Đó là: pháp Tăng, pháp chúng nhiều người và pháp đối thú. Lại trong phần pháp Tăng chia làm bốn phần: 1- Nói về xả tài vật; 2- Nói về xả tâm; 3- Nói về xả tội; – Hoàn y tạp tướng. Trong phần xả tài vật chia làm bốn phần: xác định nên xả hay không. Phần này lại có hai phần: nói chung là xả pháp khác nhau và luận về tính chất tài vật đúng sai. Trong ba mươi giới, lại y cứ theo tăng phạm. Ni cũng phải sám hối. Tâm trong sạch là ít có. Trong tăng xả đọa có hai phần mình và người: tự xả: như xin tơ tằm làm y phục, chỉ tự tạm thời làm hoại không cần đối cảnh; đối với người khác: đạo tục chia làm hai, hai loại bảo giới nhất định xả cho người thế tục, hai mươi bảy giới còn lại thì xả cho người xuất gia. Thông cục chia làm hai, một giới xin bát phải ở trụ xứ mình, lại thêm pháp hành bát ở trong Tăng. Nếu làm trái lại thì không thành. Còn hai mươi sáu giới chung tất cả, người đời và tăng khác nhau, mỗi mỗi đều có ý trí chẳng phải bản hoài của người sao chép.
2. Xác định tính chất của tài vật: các vật xả chính là sự việc xảy ra năm ba lần. Ba việc: chứa y dư, lìa y ngủ và buôn bán; xin y thọ y, nghĩa chung cho phạm, không phạm, đều theo tướng. Trong trường hợp phạm chứa y dư. Trước nói về tính chất chứa y dư, sau nói về tướng nhiễm lỗi. Tướng y dư không quá năm loại: (1) Thuộc y thọ trì nên không cần nói, vì không nói nên chẳng phải là thời hạn chứa y dư. Như ba việc: ba y, toạ cụ và bình bát nhất định phải thọ trì. Tùy theo có vải bịt đầu, những mảnh vải nhỏ đều không thuyết tịnh. Hoặc thọ một trăm lẻ một vật dụng cũng nên thọ trì. Không thọ thì có thuyết hay không thuyết như trong quyển hạ. (2) Tùy theo một trăm lẻ một vật dụng cung cấp cho thân cũng không cần nói, như mười sáu vật dụng: ủng, giày da, giày cỏ, tất, bình, chén bát, bát chưa quá năm lằn vá, v.v… Ni phải thuyết tịnh, tăng đáng được chứa. (3) Tùy theo vật quan trọng nên không cần thuyết, như tám vật bất tịnh, thể chẳng phải tùy đạo, luật khai cho chứa đầy đủ nên chẳng phải giới hạn của thuyết tịnh. Cho đến những vật lớn như thảm, mền, màn, v.v… y cứ theo trọng thì không cần thuyết tịnh. () Ngoài ra nhập vào xả đọa tức vật bất tịnh không hợp với pháp tịnh, cũng không thuộc về chứa dư, không giống như cách giải thích xưa như nhận y của Ni và mua bán tài vật. Tự tay lấy phạm, lấy quá hạn, lại phạm chứa dư. Nay giải thích không giống như vậy, tài vật không xả hai lần, tội không kết hai lần, phạm một lần thì xả riêng, không giống như luật khác. Luật Tăng-kỳ nói, lìa y mười ngày lại phạm tội chứa dư. Luật Tứ Phần, luận Tát-bà-đa chỉ có một lỗi. (4) Tuy nhập vào giới hạn chứa dư, nhưng đó là Phật khai duyên. Nghĩa là phụ trách chưa nhập, gởi người khác chưa lấy, đổi chưa lấy, hoặc khi đã lấy mà quyết định xả cho người khác, hoặc vật chung chưa chia, những ví dụ như thế, v.v… là khai cho giới hạn nên cũng không phạm chứa dư. Văn nói về tướng nhiễm như trên đã nói.
Lìa y ngủ tùy theo hai, ba lần là xếp vào phạm lỗi, trong văn chắc chắn biết số lần, chẳng phải chung cho cả ba y.
Mua bán tài vật. Ba việc nên phân chia rõ ràng, tùy theo giới như trên. Đó là như mua bán tài vật, Phật chế cho người thế tục trao đổi tài vật. Người thế tục lấy y thực, vật dụng, tất cả y bát, bình, chén, giấy, bút, mực… bất luận vật nặng nhẹ, nhiều ít đều có giá trị cao thấp, miệng tự định giá. Tuy không phạm chứa dư, cho đến việc buôn bán trao đổi đều phạm xả đọa. Nếu mua ruộng nhà nuôi người, chứa bàn ghế, giường tòa, chỉ sám hối cát-la, không xếp vào xả đọa. Nếu chứa tài vật, buôn bán tài vật, đổi y vật rất nhiều, nên tùy theo vật để xả riêng. Tội đó trị chung một chỗ, trị tội xong, đến trả y lại, tuy xả y hết hay không hết phạm chứa dư và nhiễm tướng. Còn các cách xả khác nói chung thành xả. Quên nhìn vật của mình có thành xả không? Đó là quên nhiều y để xả thích tướng nhiễm. Nếu xả y rồi, hoặc trả y lại rồi, thuyết tịnh xong, bỗng nhớ là quên vật thì hai pháp xả trước thuyết tịnh đều thành. Những vật sau đó mà quên thì thành xả đọa. Nếu trả lại tài vật chưa thuyết tịnh mà biết quên vật đều là tướng nhiễm.
Nói chung sẽ rơi vào phạm chứa dư xả đọa. Tài vật trước tuy là xin được y trao đổi trả lại, giống như mới được, đúng như pháp thuyết tịnh, chỉ vì chứa dư quên tướng nhiễm nên không được nói tịnh, trở lại phạm chứa dư xả đọa. Nếu nói quên rồi thí cho người khác, như vậy cũng không thành. Vì trước thuộc về mình, sau sợ nhiễm mà xả. Đây chẳng phải là tịnh thí, Đức Phật không chấp nhận. Văn chép: nếu xả rồi sau còn sót lại, các vật quên, hoặc là mua bán, các cách xả khác không có tướng nhiễm. Nói về tướng nhiễm; một tháng mười ngày phải cấp thí, nếu quá ba giới sau tướng thông nhau nhiễm nhau. Vì việc này phiền đến xả tài vật y, trước dự định xả, vật này nhất định thuộc về người khác, của Tam bảo thành xả. Nếu sau lấy lại thì phạm tội trộm nặng, không thuộc về giới này. Nên biết ba tu xả oai nghi. Ba chỗ y vật: chứa khăn trùm đầu, lìa y và xả các tạp vật. Nếu y vật nhiều phần, nên mỗi phần đều xả, nay gom tất cả lại. Luận chép: một lần xả thành xả, lại sợ quên vật tướng nhiễm nên phải phân biệt rõ ràng. Đó là chứa dư có nhiễm trước, xả tạp vật thì xả chung. Lìa y một thứ nhiễm cũng không được. Vì thế, đời sau trong tăng gom lại một chỗ, Tỳ-kheo phạm tội đắp y bày vai phải, khom mình chắp tay cúi đầu, cởi bỏ giày dép, lễ tất cả tăng; rồi quỳ xuống, khom mình chắp tay cúi đầu cầm y.
Chính thức nói lời để xả: Vị Thượng tọa trong tăng không được nhận lời ngay, phải chờ người báo cáo Tỳ-kheo không đến thuyết dục và thanh tịnh, được hòa hợp rồi sau đó mới xả. Vì trong luật nói y xả đọa này nên xả cho tăng, hoặc chúng nhiều người hoặc một người, không được xả riêng chúng. Nếu xả không thành mà đắc tội. Văn tướng như vậy. Gặp việc phần nhiều quên, sau đó xả thưa rằng:
Bạch Đại đức Tăng xin lắng nghe! Con là Tỳ-kheo… cố chứa nhiều đồ vật (nếu ít thì nói số bao nhiêu) chứa y (hoặc tài vật) quá hạn không tịnh thí phạm xả đọa. Cố lìa Tăng-già-lê phạm xả đọa (còn những y khác y theo pháp sau không cần nói lại), mua bán được y vật (nhiều bao nhiêu) phạm xả đọa (việc khác tùy theo việc mà nói). Nay tôi xả y vật này cho tăng.
Một là nói tội; hai là nói về xả tâm. Pháp trước nói xả tài chính là lìa duyên gây tội. Pháp sau nói về xả tội, trừ quả báo cảm ứng. Nay nói về xả tâm chính là trừ nguyên nhân của tội. Vì cất chưa hoài không có tâm xả tịnh thí nên phạm tội. Xả rồi còn chất chứa tâm tham càng kết tội. Tội nhân không trừ, tuy sám hối vẫn còn phạm. Đây gọi là tội chứa tài vật xả không giống các tội khác. Nếu theo lý chung, phải dứt sự tích chứa sau làm việc đầu tiên. Cho nên trong văn cho xả cho người khác, người kia không xả chỉ phạm tội nhỏ, chỉ là tội mất pháp. Luật Tứ Phần, một luật tông là Đại thừa, rỗng không thông suốt chẳng quan hệ. Cho nên lời nói thành sự việc không dính mắc. Nếu theo bộ khác, thì xả rồi sau không cầu trả lại, tùy tăng xử đoán, hoặc nhập vào của thường trụ, hoặc nhập vào của bốn phương tăng, hoặc cần tu sửa chỗ nào, hoặc bỏ trên núi dưới sông, tức giống tạm thời làm hoại của luật này, hoặc nhập vào nhà trù, cúng dường chư tăng, bố thí cho người thế tục. Nên biết, hành giả nếu muốn xả đọa, trước nên xả tâm, nếu tâm không xả, hai tướng sẽ nhiễu loạn. Chỉ người tánh hẹp hòi chẳng phải rộng rãi sâu xa. Nay nếu không xả thì sẽ đến chết xả thân tùy theo nghiệp. Một tý cũng không theo mà không nghĩ đến việc lớn, đến lúc qua đời theo đây mà thọ sinh, sinh rồi cũng phạm lỗi lầm luống dối. Nên biết Tăng có khả năng trừ tội, nối gót Chư Phật. Tại sao lấy tài vật phù du, nhọc tâm suy nghĩ. Há chẳng phải lời răn hay sao? Văn thánh nói quá rõ ràng nên biết. Luận Tát-bà-đa chép: y đã xả, tội đã sám hối, tâm cất chứa đã dứt trừ. Ngày nay được tài vật của mình và tài vật ngoài ý mình đều được nhận.
Y đã xả, tội chưa sám hối, tâm chứa đã dứt, nay được bổn tài và ngoại tài phạm Đột-cát-la.
Y xả cho người khác, tội đã sám hối, tâm chứa chưa dứt, ngày nay ngày khác được bổn tài và ngoại tài đều phạm xả đọa. Câu này chính là nói về tâm xả là điều quan trọng, câu khác như đã trình bày rõ ràng.
Nói về pháp xả tội có bảy.
1. Xin sám hối với tăng, người phạm tội ở trong tảng oai nghi như trước chắp tay thưa:
Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tôi là Tỳ-kheo… cố chứa nhiều tài vật, không thuyết tịnh phạm xả đọa (nếu quá hạn thì có nói, ngoài ra không quá hạn chỉ đọc lời trên) lìa tăng-già-lê mà ngủ phạm xả đọa. Y này đã xả cho tăng. Trong đó mỗi tội đều có tội Ba-dật-đề (chứa y dư nhiều thì tội, không nhớ số lần là bao nhiêu). Nếu nói một, hai cũng nên kể ra nhiều ít. Nếu ba y trước biết số, hoặc mượn y thọ trì, chỉ sám hối tội, còn y không cần xả. Nếu phạm nhiều thì nói phạm xả chứa tài vật đã dùng hoại hết. Mỗi việc phạm căn bản, tội Ba-dật-đề. Không nhớ số hoặc nhớ số tùy theo mà nói, ngoài ra mua bán được tài vật, v.v… dùng hết cũng vậy. Nay đến tăng xin sám hối, xin Tăng cho tôi Tỳ-kheo… được sám hối, xin thương xót tôi (pháp này xuất xứ trong pháp tránh của luật. Văn không đầy đủ, cần phải trình bày đầy đủ). Nói ba lần như vậy rồi, Thượng tọa nói với tăng: Đại chúng nhận sám hối của người ấy.
2. Thỉnh người nhận sám hối, cần phải căn bản là người thế tục trước không phá năm giới, tám giới, sau vào trong Phật pháp không phạm mười giới, đầy đủ giới trọng. Bốn tụ sau, đã từng y pháp sám hối trong luật, sau đó nhận lời thỉnh của người khác, cho nên cần phải xem xét. Phật dạy: “Người có phạm tội không được nhận sám hối của người, không được giải tội cho người phạm tội, cũng không giống với xưa, dưới cho đến không đồng phạm”. Ở đây vọng dẫn chánh văn của Ngũ Phần. Trong đó khai đại duyên nạn mạng sống, bất luận đồng phạm hay không đồng phạm đều khai. Nay nhàn rỗi dự vào việc này là phi pháp. Trong luật dạy phải tìm Tỳ-kheo thanh tịnh, nếu không thì chẳng được thuyết giới, sám hối. Chính thức nói về pháp thỉnh, luật tuy không đưa ra sự việc nhưng cần phải lập nghĩa. Người đó phải đến trước người thanh tịnh quỳ gối chắp tay nói rằng: Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… thỉnh Đại đức làm người nhận sám hối tội Ba-dật-đề. Xin Đại đức vì tôi làm người nhận sám hối tội Ba-dật-đề, xin thương xót tôi. Ba lần thỉnh xong, người nhận sám hối không được trả lời được hay không.
3. Người nhận sám hối đơn bạch hòa tăng, vấn hòa, đáp rồi người nhận sám hối bạch rằng:
Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… cố chứa nhiều tài vật, không thuyết tịnh phạm xả đọa lìa Tăng-già-lê mà ngủ phạm xả đọa. Các y vật này đã xả cho tăng. Trong đó, phạm tội Ba-dật-đề chứa dư không nhớ số. Lìa Tăng-già-lê phạm một tội Ba-dật-đề, phạm chứa dư, xả tài vật đã dùng hoại hết cũng có tội Ba-dật-đề căn bản, không nhớ số lần. Nay đến chúng Tăng xin sám hối. Nếu tăng phải thời đến, tăng chấp thuận, cho tôi là Tỳ-kheo… nhận sám hối của Tỳ-kheo… tác bạch như thế.
Tác bạch như thế rồi, đến chỗ người sám hối, nếu người lớn hơn mình thưa: Dạ vâng, nếu người nhỏ hơn mình nói: Tôi sẽ nhận sự sám hối thầy.
4. Vì họ nói tội danh chủng tướng phá giới và các thói quen: trước nói tướng trì giới phá giới, sau phân biệt nặng nhẹ, đưa ra pháp sám hối, nên xét trước việc để báo với người phạm. Nếu là người phạm chứa dư nên nói: “pháp của Tỳ-kheo vốn không chứa để. Văn trong kinh Niếtbàn chứng minh không phải là tăng. Nay vì tâm phàm phu trái với giáo lý Phật thật đáng hổ thẹn. Nếu người lìa y nên nói: Phật dạy: Ta vì các đệ tử kiết giới, các ông thà chết chứ không trái phạm. Tỳ-kheo chỉ có ba y và bình bát, đi đâu không được lìa thân, giống như chim bay không có chỗ nào quyến luyến. Nay khinh mạn chánh pháp của Phật, không chế tùy thân. Người chế còn mặc lẽ nào thành con Phật. Nếu người lìa y này gọi là phá giới, vọng ăn của tín thí thì bát mà mình cầm tức là vật bằng đồng sôi, y mặc là là sắt nóng, xuất xứ từ Đại luận há là lời người phàm ư! Cho đến người phá giới và các thói quen khác, phá giới vì y thực cho nên đọa vào đường súc sinh, mỗi người chịu khổ làm côn trùng, chim không lông ăn phân chúng sinh, v.v… tùy theo căn cơ như thế, y cứ nêu ra năm, ba câu, đưa ra sự tai hại cho mọi người rõ. Nhưng lúc phạm tội chứa dư, tâm trí ngu độn, tuy nghe nói khổ cũng không đủ. Người động tâm cũng không cầu răn dạy, cũng không mệt nhọc chịu khổ là vì việc đó liên tục. Kế đến vì họ nói tên tội. Danh có ba loại: 1/ Căn bản Ba-dật-đề, đây cũng là sám hối sau cùng; 2/ Tùng sinh căn bản ba Đột-cát-la, sám hối căn bản trước; 3/ Tùng sinh phú tàng sáu phẩm cát-la, sám hối trước nhất. Sáu phẩm là gì? 1/ Căn bản che giấu cát-la: qua một đêm một phẩm, qua hai đêm một phẩm. Các thói quen khác, mặc dùng; im lặng, giả dối mỗi thứ có hai phẩm, chung với hai phẩm trước thành sáu phẩm. Tất cả đều nói theo việc phạm. Nếu không có chín phẩm này cũng không được cẩn tụng. Phần nhiều thấy người tụng cho nên nói lại. Còn sợ có người tụng biết, lại làm thế nào, sẽ làm thế nào? Nay chính thức bắt đầu sám hối sáu phẩm che giấu. Văn trong luật ở trước không được hợp chung xả đọa mà nên thỉnh một vị Tỳ-kheo. Người phạm hướng về người được thỉnh cũng được nói rằng:
Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… thỉnh Đại đức làm chủ sám hối tội Đột-cát-la. Xin Đại đức vì tôi làm người nhận sám hối tội Đột-cát-la, xin thương xót tôi, (thỉnh ba lần).
Chính thức sám hối tội, nên nói: Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… cố chứa nhiều y dư, không thuyết tịnh phạm xả đọa. Lìa Tăng-già-lê mà ngủ phạm một xả đọa. Tất cả đều không phát lộ, phạm tội Đột-cát-la che giấu qua đêm, lần lượt che giấu theo đêm đều mặc dùng, trước phạm xả y Đột-cát-la che giấu qua đêm, tùy theo đêm xoay vầng che giấu. Trải qua tăng thuyết chín chỗ, ba lần hỏi im lặng mắc tội nói dối phạm Đột-cát-la che giấu qua đêm, tùy theo đêm lần lượt che giấu. Sáu phẩm như vậy, mỗi phẩm đều phạm Đột-cát-la. Mỗi việc không nhớ số lần. Nay đến Đại đức xin sám hối, không dám che giấu. Xin Đại đức nhớ cho tôi. Người nhận sám nói: “ông tự trách tâm ông, hãy sinh nhàm chán”. Người phạm đáp: “dạ vâng”.
Kế là sám hối ba tội nhỏ căn bổn trước dụng xả đọa, trong luật Thiện Kiến đều kiết tên tội. Lúc nói giới im lặng, phạm tội nói dối, Văn cũng giống như vậy. Như trước thỉnh rồi, không cần nói lại, chỉ chính thức sám hối tội gốc nên nói: Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… cố chứa nhiều tài vật, không thuyết tịnh, phạm nhiều tội Ba-dật-đề, lìa Tăng-già-lê phạm một tội Ba-dật-đề. Mỗi việc đều che giấu qua đêm phạm tội Đột-cát-la, nhiều ít như trên. Lại trải qua Tăng thuyết giới chín chỗ ba lần hỏi im lặng phạm nói dối tội Đột-cát-la, không nhớ số lần, lại mặc dùng y không đúng như pháp, phạm nhiều tội Đột-cát-la; nay đến Đại đức sám hối, xin Đại đức nhớ nghĩ cho tôi.
Người nhận sám hối: “Ông hãy tự trách tâm mình, sinh nhàm chán” người phạm đáp: “Dạ vâng”.
Kế là sám hối ba tội nhỏ căn bổn trước dụng xả đọa, trong luật Thiện Kiến đều kiết tội danh. Lúc nói giới im lặng, phạm nói dối, văn cũng giống như vậy. Như trước thỉnh hồi, không cần nói lại, chỉ chính thức sám hối tội gốc cho nên nói: Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… cố chứa nhiều tài vật, không thuyết tịnh, phạm nhiều tội Ba-dật-đề. Mỗi việc đều che giấu qua đêm phạm tội Ba-dật-đề. Mỗi việc đều che giấu qua đêm phạm tội Đột-cát-la, nhiều ít như trên. Lại trải qua chín chỗ ba lần hỏi im lặng phạm nói dối tội Đột-cát-la, không nhớ số lần, lại mặc dùng y không đúng pháp, phạm nhiều tội Đột-cát-la nay đến Đại đức sám hối, xin Đại đức nhớ cho tôi (nói một lần). Người nhận sám hối quở trách. Người phạm lập thệ như trước. Song pháp sám hối dài dòng rắc rối, người sinh thiện chí rất khó, sợ mệt nhọc tăng chúng, nên thường pháp xả y trước, rồi ở chỗ khác sám hối chín phẩm tiểu tôị. Người phạm đến trong tăng chỉ nêu lên tội căn bản, nói chung là phần quan trọng.
5. Chính thức sám hối bổn tội:
Theo pháp nên đến trước người nhận sám hối, oai nghi nghiêm trang nói rằng: Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo… Cố chứa nhiều y dư, không thuyết tịnh phạm xả đọa: cố lìa Tăng-già-lê mà ngủ phạm xả đọa. Y vật này đã xả cho tăng, mỗi việc phạm tội Ba-dậtđề căn bổn, không nhớ số lần, (nếu không mặc dùng thì từ trước đều không nên dùng). Nay đến Đại đức phát lồ sám hối, không giám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì không an vui. Nhớ phạm nên phát lộ, biết mà không dám che giấu, xin Đại đức nhớ cho tôi thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh Bố tát (nói ba lần)
6. Người nhận sám hồi quở trách tự phạt, nên nói rằng: “thầy tự trách tâm mình, nên sinh nhàm chán”.
7. Lập thệ nói: “Vâng”
Đại đoạn bốn môn, hoàn y tạp pháp, ban đầu chọn lựa sự phải trái, năm giới chứa dư trong ba mươi pháp, cần phải dứt trừ sự chất chứa, sau đó được trả lại. Không phải năm giới chứa dư, vốn lấy giữ trai pháp không do lỗi chất chứa, nên vị đương tòa nên trả lại. Nay người hành sự, sợ tâm chứa không đoạn, nên phải qua đêm rồi trả lại. Nay không giống như vậy, chắc chắn không dứt được tâm tham, nhiều ngày cũng phạm. Nếu xả mà đoạn được tâm tham thì ngay ngày đó được trả lại, văn luận như trên. Nay y theo pháp cũ, năm pháp chứa dư: đó là chứa y dư mười ngày, y dư một tháng, chưa bát dư, chứa thuốc quá bảy ngày, chứa y cấp thì quá hạn… Để qua đêm rồi trả lại. Luật chép: nếu chúng đông khó nhóm hợp, Tỳ-kheo kia co duyên sự muốn đi xa, thì nên trả lại y cho người kia. Người kia được y rồi, ở chỗ vắng như pháp chia vật nhe của người chết. Thêm rằng: nay tăng đem y này giao cho Tỳ-kheo…, Tỳ-kheo… Nên trả lại cho Tỳ-kheo… tác bạch như thế.
Các lời khác đều giống như pháp trực tiép giao phó. Luật chép: nên hỏi người kia rằng: y này giao cho ai, người kia cho người nào thì Tỳ-kheo nên cho người ấy. Nếu chẳng phải năm phép chứa dư và năm pháp chứa dư này thì ngày mai mới trả lại. Trực tiếp làm Yết-ma trả lại. Chúng hòa hỏi các duyên, đợi đáp xong, bạch rằng:
– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… Cố lìa tăng-già-lê mà ngủ phạm xả đọa (buôn bán tài vật tùy theo đó mà nêu ra). Các y vật này đã xả cho tăng. Nếu tăng phải thời mà đến, tăng chấp thuận, nay tăng đem y vật này trả lại cho Tỳ-kheo… tác bạch như thế.
– Bạch đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo cố lìa tăng-già-lê mà ngủ phạm xả đọa. Y này đã xã cho tăng. Nay tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo. Trưởng lão nào bằng lòng, nay tăng trả y này lại cho Tỳkheo… thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên, tăng đã bằng lòng trả lại y cho Tỳ-kheo… Rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế. Trong luật nói nếu người không trả y lại phạm Độtcát-la. Nếu theo bộ khác thì đã giải đầy đủ như trước, lại như các tội hành sự khác nhau của các bộ trong quyển hạ. Hỏi: trước sám hối tội căn bản, sau sám hối tội Đột-cát-la, tội có tiêu trừ không? Đáp: như tội Tăng tàn thì tội không xuất được. Hỏi: bốn người đơn bạch được nhận sám hối hay không? Đáp: trước đã nói về việc này rồi, đến phải năm người trở lên mới được thực hành Yết-ma, nếu bốn người làm thì chỉ được đối thú, như trong quyển thượng. Ngoài ra có các cách xả tài vật, như các thiên riêng đã trình bày, nên không cần nói lại.
Nói về xả trước chúng nhiều người có ba:
Pháp xả đối với bốn người. Xả tài vật trả lại tài vật, giống với pháp tăng ở trước. Xả tâm cũng giống. Cho đến một người lẽ nào cần cất chứa. Nếu nói về xả tội thì có sáu loại. Trước phải xin sám hối, còn đối với Tăng, vì đối biệt nên không có văn bạch, còn các lời khác giống như trên, chỉ đổi đơn bạch thành hỏi người bên cạnh: Thưa các Trưởng lão, nếu Trưởng lão cho tôi nhận sám hối của Tỳ-kheo… thì tôi sẽ nhận. Người kia nói: Vâng. Ngoài ra như San bổ Yết-ma. Đối với pháp ba người, hai người cũng giống như thế. Đã là hoàn toàn khác nhau, ban đầu xả y thưa: “Thưa các Đại đức một lòng nghĩ!” Sau đó từ trình bày rằng: xả cho các Đại đức. Trong xả tội hỏi người bên cạnh giống như phần trên. Các pháp khác đều giống, hai bộ hoàn y, trước cần phải Yếtma. Mình và người là tăng, sau là pháp riêng của mỗi người, khẩu hòa được trả lại. Pháp đối với một người sám hối, đại lược có thể biết. Xả tài vật, hoàn y chỉ trực tiếp đối với Tỳ-kheo mà thôi. Nếu nói về trừ tội, không có người bên cạnh nên chỉ đủ năm pháp, cẩn thận y như trên, dễ biết nên không trình bày.
5. Nói về pháp sám hối chín mươi đơn đọa:
Nên tùy theo phạm nhiều ít, bao gồm sám hối chung, riêng, phương pháp giống như trước, sợ hậu sinh chưa biết, lại phát sinh một vị, lại nhờ nói dối làm duyên. Ngoài ra có phạm, tùy theo tên gọi mà ghi vào. Nếu có tội tùng sinh thì sám hối như cách sám hối tội căn bản ở trước. Hoặc chín phẩm, sáu phẩm, bốn phẩm, ba phẩm, hai phẩm, theo đó mà biết Có – Không. Như toạ cụ quá lượng, ba y mới, vì đều có mặc dùng, nên trước sám hối đều giống trước đã trình bày.
Pháp chánh thức sám hối: trước thỉnh một vị Tỳ-kheo thanh tịnh đến trước tượng Phật, oai nghi nghiêm trang để thỉnh. Phân biệt ba loại tội danh, tội chủng, tội tướng. Lại vì họ nói hai tướng trì và phá, khiến họ sợ hãi. Sám hối đầy đủ như trên rồi, sau mới sám hối pháp căn bản, nói rằng: bạch đại đức một lòng nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… Phạm môt tội Ba-dật-đề, có nói dối, nay đến tăng xin phát lộ sám hối. Ngoài ra nói như trước. Luật Thiện Kiến chép: “nếu sinh thời chửi mắng người kia. Người kia nhập Niết-bàn, người chửi mắng muốn sám hối, nên đến chỗ Niết-bàn sám hối, sám hối rôi, thì cửa thiên đạo không đóng.
Nói về pháp sám hối tội Đề-xá-ni.
Xưa nói giống với Ba-dật-đề, một thuyết nói thì khác, nay y theo giới luật, tự lập pháp sám hối, không theo lời người nói. Tùy theo tướng của bốn tội, trong văn đã nói đầy đủ. Trước thỉnh một Tỳ-kheo thanh tịnh. Văn chép:
– Nay thỉnh Đại đức làm người nhận sám hối Ba-La-Đề-Đề-XáNi. Ngoài ra văn trước sau giống phần trước. Kế đến vị nhận sám hối phân biệt tội tướng cho họ rõ. Còn chính thức nói xá tội, Văn chép:
– Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… Không bệnh, theo Tỳ-kheo-ni không bà con, tự tay lấy thức ăn để ăn. Bạch Đại đức con phạm pháp đáng quở trách: việc không nên làm, nay đến Đại đức xin sám hối tội (nói một lần).
Người nhận sám hối quở trách xong, người phạm lập thệ nguyện. Pháp sám hối của luật Tăng-kỳ chép: các từ khác rất giống Tứ Phần.
Người nhận sám hối hỏi: thầy có thấy tội không? Người phạm đáp: Dạ thấy.
– Cẩn thận chớ phạm lại
– Tôi sẽ đem cung kính thọ trì.
5. Pháp sám hối tội Đột-cát-la:
Nghi thức sám hối của thiên này có nhiều khác nhau. Trước đưa ra phép tắc sau lập điều lệ. Tội Đột-cát-la, theo trong văn luật có hai loại khác nhau.
1. Cố làm, cố phạm phải sám hối Đột-cát-la, lại phạm phi oai nghi Đột-cát-la.
2. Nếu không cố làm phạm Đột-cát-la phi oai nghi, cũng không chia làm hai pháp sám hối. Nếu theo luận Ma – di nói, người cố làm đối với người khác một lần nói sám hối. Người vô tình làm thì sám hối trách tâm, luận Minh Liễu, luận Tát-bà-đa cũng như thế. Đó là hai cách sám hối rõ ràng thông suốt tự hiển bày. Gần đây các thầy truyền nhau theo cách giải thích xưa, theo văn cẩn tụng đồng đều nói là trách tâm. Lại dẫn văn luật, tội nhỏ không sám hối với người khác. Văn này chưa rõ, cần phải luận giải về nó, nên luật nói hai pháp có làm và vô ý làm. Các luận nói về hai cách sám hối khác nhau. Theo chánh lý tự rõ, không nên cố chấp. Lời nói con người dễ hủy hoại thánh giáo, luận thì khó mà trái phạm. Nay lập luận luật hai loại sám pháp. Trước đưa ra tội chủng, sau nói về nghi thức sám hối.
– Nói về tội các thiên che giấu
Do biết nên che giấu, chăng phải nghi không biết thì không thành che giấu. Tâm dơ uế đã nặng nề, lẽ nào gọi là vô ý, kế đến nói về phương tiện của các thiên. Như giới dâm, phát thân dục khởi mà chưa đông, phương tiện cho đến tội cát-la. Khi phát tâm dục khiến thân mặc ba y không ngay ngắn v.v… Bất luận nặng nhẹ, đều phải đối với người khác sám hối. Vì cố phát ra tâm dục bất thiện làm động thân, miệng của mình thuộc về cố làm. Hoặc độc đầu cát-la, như một trăm pháp chúng học. Hậu sinh không theo các thiên, các loại rất nhiều, đều có hai loại phạm cố ý và vô ý, cũng như hai phép sám trước.
Hỏi: nếu phương tiện thiên thứ nhât phạm trọng Đột-cát-la, phương tiện thiên sau phạm khinh Đột-cát-la, vì sao đều trách tâm. Nói một lần với người khác để sám hối.
Đáp: Tội danh tự nó giống nhau, nghiệp theo tâm khởi. Nặng thì sám hối nặng, nhẹ thì tự nhẹ: cùng tự ở một thiên. Nên sám hối cát-la không có thứ lớp như quyển đầu đã nói qua. Lại chép: tội bao gồm sáu tụ dùng chung cho cả hơn kém. Tâm theo sau cạn, nghiệp sẽ nặng nhẹ, lý phải sám hối riêng, nghĩa chỉ được chấp nhận.
Kế là nói về pháp sám hối.
– Đối với cố ý làm chia làm hai:
Trước sám hối Đột-cát-la, như trong pháp xả, không được dùng cùng tên Đột-cát-la, cùng sám hối với tội căn bản. Văn luật chia thành sáu tụ, không thể gán ép.
Kế là sám hối tội căn bản, lại theo phương tiện của giới dâm, ngoài ra giống như thường lệ. Trước thỉnh một người nhận sám hối, lời thưa như trong pháp xả đọa. Ba lần thỉnh rồi, người nhận sám hối vì họ nói tội danh tội tướng, ba lần xong chính thức xả tội. Văn chép: Bạch Đại đức một lòng nhớ nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo… Phạm Đột-cát-la phương tiện xa đưa đến giới dâm, không nhớ số lần, nay đến Đại đức phát lộ sám hối, xin đại đức nhớ cho con, một lần nói ngừng ngay. Các lời khác giống như trên. Văn này, luật Tứ Phần không có, nay theo hai pháp sám hối Ba-dật-đề, nhiều ít có khác nhau. Tội Đột-cát-la rất nhỏ, không thể nói rộng như pháp đọa, không giống luật tăng-kỳ gộp chung cả tội đọa.
Nói về vô ý làm: trước nêu ra tướng của nó, cho rằng tâm không chánh niệm, gặp duyên khởi lên làm sai trái. Bên ngoài sửa đổi oai nghi, lý cần phải sửa đổi sám hối. Như mắc ba y phải xoay nhìn xem ngay ngắn mới ra đường. Các tướng phi pháp như: cười giỡn, nói dối, v.v… Đều do trước không nhiếp niệm, nên khởi lên lỗi lầm. Luật chép: Đức Phật chế nhiếp từ uy nghi, Tỳ-kheo hoặc vào hoặc ra: co duỗi; cúi ngước. Nhiếp giữ y bát, hoặc uống hoặc ăn, hoặc thuốn men đại tiểu tiện lợi, hoặc ngủ, hoặc ngủ say, hoặc tỉnh giấc, hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, hoặc nói, hoặc nín, thường phải chú tâm. Nếu trái với điều chế này thì kết phạm. Kế là nói về tác pháp: trước sám hối tội tùng sinh, sau nói về tội căn bản. Người phạm oai nghi phải trang nghiêm đến trước điện Phật cung kính quỳ xuống chắp tay nói rằng: “Tôi là Tỳkheo… Phạm tội Đột-cát-la vô ý mặc Uất-đa-la-tăng không ngay ngắn, không nhớ số lần, nay xin phát lồ sám hối, không dám tái phạm (nói một lần). Ngoài ra đều y cứ theo đây. “Biết tội phát lồ đến chỗ một Tỳkheo thanh tịnh oai nghiêm trang chỉnh thưa rằng: bạch Đại đức nhơ cho tôi là Tỳ-kheo… Phạm tội… Nay đến Đại đức xin phát lồ, sau sẽ đúng như pháp mà sám hối” (nói ba lần). Đây là phạm lỗi, đừng để đến minh tướng xuất hiện. Thực hành được pháp này, nếu đã che giấu, sau tùy theo ngày phát lộ, tức tội không che giấu. Tuy nói rồi, sau lại che giấu, lại thành che giấu, phải nên phát lồ tội. Nêu người phạm Tăng tàn minh tướng chưa xuât hiện, liền đối thú phát lồ thì khỏi phạm tội Đột-cát-la, không thành che giấu. Ngoài ra năm tụ khác đều khỏi sám hối Đột-cátla. Pháp nghi tội phát lồ, các phần khác giống như trên. Nên nói rằng: “Thưa đại đức nhớ nghĩ cho, tôi là con Tỳ-kheo… Đối với phạm… sinh nghi, nay đến Đại đức phát lồ, sau lúc không còn nghi sẽ sám hối đúng như pháp. Đại luận chép: Giới luật tuy vi tế nhưng sám hối thì thanh tịnh. Phạm mười thiện giới, tuy sám hối nhưng tội ba đường ác không khỏi. Như Tỳ-kheo giết súc sinh, tội báo vẫn còn. Trước đã đưa ra đầy đủ, sợ kinh giới cho rằng sám hối rồi không còn nghiệp. Ngoài ra như hành pháp đã nói. Luật Thiện Kiến chép: đối với người lớn, sám hối gọi là Đại đức, đối với người nhỏ, sám hối thưa Trưởng lão.
Luật Tứ Phần nói: đối với Thượng tọa sám hối phải đầy đủ năm phép, đối với người nhỏ sám hối chỉ đủ bốn. Pháp, vén ý bày vai, cởi bỏ giày dép, gối phải sát đất, hai tay để xuống chân Thượng tọa (nói ba lần) như pháp hối quá và đúng như pháp gởi dục thanh tịnh, thọ tuế, xuất tội v.v… oai nghi cũng như vậy. Có bốn hạng người thường phạm tội, thường sám hối: (1) Người không biết hổ thẹn; (2) Người khinh giới; (3) Người không sợ hãi; (4) Người ngu si; Trong sao nói; quyển này là giới thể của chánh tông, năm chúng đều nên mở quyển này xem nhiều lần.
Sự ý chưa tận, mong người cao siêu, kẻ thấp hèn vạch ra chỗ sâu kín.
Tứ phần luật sao phiền bổ khuyết Hành sự sao (quyển trung) hết.