TỨ PHẦN LUẬT SAN PHỒN BỔ KHUYẾT HÀNH SỰ SAO
Sa-môn Thích Đạo Tuyên trụ Chùa Sùng Nghĩa, ở Kinh Triệu soạn Thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN THƯỢNG

(PHẦN 4)

THIÊN THỨ MƯỜI: THUYẾT GIỚI CHÁNH NGHI

(Bố tát, Trung quốc dịch là Tịnh trụ)

Xuất yếu luật nghi chép: Nước Kiều-tát-la nói sáu quyển, Nêhoàn nói là bố tát, có hai nghĩa trưởng dưỡng. 1/ Trụ giới thanh tịnh. 2 Thêm lớn công đức. Kinh Tạp A-hàm nói Bố tát là Đà-bà. Nếu âm chính bổn nói là ưu-bổ-đà-bà. Ưu là đoạn. Bổ-đà-bà là thêm lớn, quốc ngữ khác nhau, cũng gọi là nhóm họp, là biết, là nên, là đồng, là cộng trụ, là chuyển, là thường. Tam Thiên Oai Nghi nói Bố tát là Tịnh trụ, nghĩa là nuôi lớn. Lại nói hòa hợp. Luận Câu-xá gọi tám giới là Bố tát hộ. Minh Liễu nói ở tâm gọi là Hộ, ở thân miệng gọi là Giới.

Luật nói: Pháp bố tát một chỗ gọi là bố tát kiền-độ, tức là thuyết giới.

Thuyết giới nghi quỹ đại cương Phật pháp, nhiếp trì Chánh Tượng, giữ gìn các pháp. Xong phàm tình dễ đủ, thấy không sâu nặng, mong làm khâm phục, sang nhiều hèn ít. Gần đây tuy thực hành pháp này, phần nhiều sinh kiêu mạn biếng nhác, là do hằng ngày nhiễm nghe nhiều, lại tùy tâm khinh mờ mịt. Lấy đây nói về tình, tình có thể biết. Xưa Tề văn Tuyên Vương soạn nghi thức Bố tát tại gia, Sa-môn Phổ chiếu Đạo ân khai sĩ soạn nghi thức Bố tát xuất gia. Chẳng được thừa dụng, văn y cứ chẳng nương. Nay tìm cầu ý kinh, tham cứu những điều nghe, thô nặng, soạn thứ lớp đầy đủ như trình bày ở sau. Nhưng sống vào thời tượng pháp, mạt pháp thì khinh bạc. Nếu không cùng đôn đốc lẫn nhau thì không thành, làm nó rất có ích. Cho nên trước dẫn khuyên dạy, sau chứng trên văn.

Luật Thiện Kiến chép: Làm sao biết được chánh pháp tồn tại lâu dài ? Nếu nói giới pháp không hoại là đúng.

Ma-đắc-lặc-già chép: Bố tát là bỏ các điều ác, pháp bất thiện và các phiền não, chứng được pháp lành rốt ráo, phạm hạnh cao siêu nên gọi là Bố tát.

Lại nói: Mỗi nửa tháng tự xem lại mình, từ nửa tháng trước đến nửa tháng này có phạm giới không? Nếu có phạm thì đồng ý cho sám hối.

Tỳ-ni Mẫu nói: Thanh tịnh là nghĩa Bồ-tát. Tựu trung chia làm hai:

Trước tăng sau biệt, trong phần tăng lại chia làm bốn loại:

  1. Thời tiết khác nhau
  2. Tạp pháp chúng cụ
  3. Chánh nói nghi quỹ
  4. Lượt nói tạp pháp

– Trong phần đầu (thời tiết) lại có năm loại 1 Ngày 1.1.16 khác nhau.

  1. Trước khi ăn, sau khi ăn.
  2. Hoặc ngày, hoặc đêm
  3. Hoặc thêm hoặc bớt
  4. Thời và phi thời

Ba loại trước trích trong văn Luật Thập Tụng, trong luật Tứ Phần nói ba ngày thuyết giới như trình bày ở trên. Lại nói: ngày bố tát nên thuyết, Ngũ Phần chép: ngày mồng 8, ngày 1 nói pháp, ngày 1 bố tát.

Luật Tăng-kỳ chép: Ăn trước cũng được, nhưng không được sáng dậy bố tát mắc tội. Sau này vì Tỳ-kheo không nghe, Tứ Phần chép: Vì Tỳ-kheo đấu tranh ngoài giới, Phật bảo tăng giảm thuyết giới. Nếu biết ngày 1 đến, thuyết trước ngày 13, nếu ngày 1 đến thuyết ngày 1, nếu đã vào giới phải sai vào tắm rửa. Tỳ-kheo trong giới ra ngoài giới mà thuyết. Nếu không được thì bạch tăng rằng: Nay không được thuyết. Sau ngày 1 phải thuyết. Lại người không đi lại tăng đến ngày 1, nếu không đi cưỡng, hòa hợp thuyết. Nhưng sáng hai lần không nói ba lần, đến ba lần phải đồng thuyết, cũng không ba lần, không thuyết văn pháp diệt, ngụy truyền đã rất lâu.

Luật nói: Nước Câu-diệm-di sáu năm không thuyết. Phật còn trụ thế ngại gì một nước đấu tranh, không được an vui, không được lên quả thánh gọi là Pháp diệt. Trong luật nói A-nan nghi Tỳ-kheo Cao Thắng phạm tội ăn trộm, trải qua sáu lần bố tát, không cho đồng pháp. Tăngkỳ nói: Hiềm nhau hai mươi năm không thuyết giới. Tứ Phần nói: Đấu tranh đến lâu không được thuyết giới. Nay tạm hòa hợp. Tùy ngày nào tranh diệt tức ngày đó hòa hiệp thuyết, vì Tăng đủ sáu nghĩa hòa hiệp. Giới, kiến, lợi, thân, miệng, ý, nay khác nhau. Kiến giới, thì không phải nghĩa tăng, không thành pháp tăng thanh tịnh hòa hợp. Kế hai nói về Tạp pháp chúng cụ. Ngũ Phần chép: khi bố tát nhóm họp không phải lúc ngăn hành đạo. Phật sai làm thời tiết. Như trong phần nhóm tăng ở trước. Luật Thập Tụng chép: người hành trì vì đàn việt hỏi tăng không biết số, Phật bảo hành trụ không biết số Sa-di, số hành thẻ. Nếu người cúng dường vật bố tát, sa-di cũng được phần. Tuy không ở chỗ bố tát yết-ma vì thọ thẻ. Tứ Phần chép: vì thọ cúng hành thẻ chung với sa-di. Nếu chưa thọ mười giới cũng được thọ thẻ, vì đồng thọ cùng. Như trong kinh Niết-bàn nói tuy chưa thọ mười giới đã vào số tăng. Nếu thỉnh Tăng thứ tự lý không khác.

Luật Ngũ Phần Luật chép: “Thẻ ngắn nhất là năm ngón tay, dài nhất là một khuỷu tay, thô nhất không quá ngón tay út, nhỏ nhất không được giảm bằng mút đũa. Có khách đến không biết, hành thẻ thu lấy số, một người đi một người thu. Cho đến thu xong số, biết số rồi xướng rằng, Tỳ-kheo bao nhiêu sa di bao nhiêu người xuất gia hòa hợp bao nhiêu người. Tứ Phần nói: Cho hành xá-la, Trung Quốc dịch là thẻ. Luật Ngũ Phần chép: Nếu người tại gia rải hoa lên mình Tỳ-kheo trên tòa cao, Phật khai cho, nhưng Tỳ-kheo không được rải. Nếu người tại gia rải hoa lên y, trên thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo phải phủi, rơi trên tòa cao thì không lỗi. Tỳ-kheo muốn trang nghiêm chỗ thuyết giới, trao lụa rải hoa, Phật đều cho

Luật Tăng-kỳ chép: Nếu khi muốn tụng, trước phải rửa ray rồi mới cầm thẻ, nếu có nước thơm rửa cũng được. Người khác muốn cầm thẻ cũng giống như thế. Khi tụng Tỳ-ni số câu văn lộn xộn khó giữ, cho làm thẻ đếm.

1. Có năm trăm.

2. Bảy trăm, vì thông giới bổn tăng ni. Nếu ngày bố tát phải quét tháp viện của tăng, sai người sửa sang, rưới nước thơm trên đất, rải hoa thơm, đốt đèn sáng, ai cũng phải chú nguyện tụng giới hành thẻ, để dự làm. Luật Tứ Phần nói: Tỳ-kheo trẻ tuổi phải lo đủ bình nước, đèn, v.v… Thượng tọa nên phân xử.

Luật Tăng-kỳ chép: Nếu khi tụng giới, nên tụng hai bộ luật, nếu không thì tụng một bộ. Nếu Thượng tọa, thứ tọa nên tụng, nếu không cho đến người có khả năng tụng thì tụng. Vì người chưa thọ giới cụ túc mà thuyết năm thiên thì phạm tội.

Y cứ theo Tứ Phần được nói tất cả phạm tội Đột-cát-la. Nếu khi thuyết không được che đầu che vai, nên cởi giày dép vén y bày vai phải hành thẻ, người nhận thẻ ấy cũng như vậy. Trước đi nhận thẻ đủ người, sau hành trù sa-di, Pháp xướng như trong Ngũ Phần, Ngũ Phần chép: Thượng tọa nên thuyết giới trì luật làm yết-ma. Thượng tọa thuyết giới ngủ say lại vắt y trên lưng, mang dép da, hoặc nằm, hoặc dựa không cung kính. Đều phạm tội nhỏ. Nếu Thượng tọa thuyết giới mà quên ứng trao, chẳng những quên trao lại còn quên sai người tiếp tục thứ lớp tụng, nếu quên thì không được tụng lại. Nếu có các duyên sự, nói rõ ngày bố tát, các pháp yết-ma đều làm trước thuyết giới. Vì là pháp nhiếp tăng, nên nói giới thẳng, không được ca vịnh. Đến ngày mồng 8, 1 nói pháp, người tại gia nghe pháp vui mừng bố-thí, khí nhận vật của người tại gia sai duy-na chú nguyện. Vào ngày 1 bố tát, ni đến thỉnh giáo giới, cho đến Thượng tọa nói: Chớ buông lung, như nói ở sau.

Tứ Phần khai ca vịnh tụng giới. Đây là Ngũ Phần phế giáo. Luật Thập Tụng chép: phải nên cúng dường người biết pháp bố tát, nếu không thì phạm tội. Vì thời không có Phật người này sẽ bổ xứ, người thuyết giới trước phải tụng thầm làm cho có lợi, chớ ở trong tăng khi thuyết giới sai lầm.

3. Chánh nói về thuyết nghi, môn này bố trí y cứ vào luật không đủ. Nay người làm việc thông lấy các bộ cộng thành một pháp, mà các nhà sắp xếp có sự khác nhau. Nay lấy bổn của hai sư Phổ Chiếu và Đạo An, ngoài ra dẫn luật thành văn san bổ có mười loại:

1/ Trước cần có chỗ nói: Trung quốc bố tát có nhà thuyết giới, đến giờ liền đi. Đây không có chỗ khác, phần nhiều ở trong hai nhà ăn và nhà giảng. Lý phải y cứ, tiếp thông đều là ngồi ở chiếu. Trung quốc có dùng võng, thường trải cỏ dưới đất, cho nên có ni-sư-đàn, đều trải trên cỏ. Người xưa lúc này có giường, bậc đại phu trở lên lại trải trên giường. Dưới đại phu thì trải chiếu dưới đất. Sau thời Đông Tấn việc dùng giường mới thạnh. Thời nay, chùa viện phần nhiều dùng giường ghế, cũng được dùng cả hai, nhưng khi hành bổn sư phần nhiều không tiện, tùy chỗ lượng pháp.

2/ Chúng cụ: Trong luật nói nhà, võng, đèn, bình nước, đồ ngồi, v.v… Tỳ-kheo trẻ phải có. Hoa hương trang nghiêm y cứ theo trước mà làm, ba ngày thuyết giới. Thượng tọa bạch tăng để cho biết. Thời nay duy-na đả tỉnh, cáo bạch rằng: Đại đức tăng xin lắng nghe! Nay ngày 1 tháng trời tối, chúng tăng hòa hợp, giờ nào, chỗ nào, thuyết giới bố tát. Ngoài ra như trong chúng võng.

Đánh chuông nhóm chúng không hạn cục sa-di, đều vào tăng đường. Nếu sa-di có duyên, y pháp gởi dục, sau đó phải đếm thẻ, nếu có tướng nghe, nghi thì cả giới thường tìm gọi. Nếu không có tướng, thì y pháp mà làm. Sa-di hai chỗ đại tăng đều thuyết giới. Khi hô chuông, mỗi người tập hợp hai chỗ, nên nói nghe kệ chuông. Tăng Nhất A-hàm nói: “Hàng phục ma lực oán, dứt kiết sử không còn, chỗ trống đánh kiền-chùy, Tỳ-kheo nghe nên nhóm.

Người muốn nghe pháp qua biển sinh tử, nghe âm hưởng mầu nhiệm này phải nhóm họp lại. Kế khi vào tăng đường phải chắp tay cung kính đảnh lễ nói kệ rằng: Trì giới thanh tịnh như trăng tròn, thân miệng trong sạch không vết nhơ, đại chúng hòa hợp không sai trái. Mới gọi là được đồng bố tát. Nói xong mỗi người theo vị trí của mình thứ lớp mà ngồi. Như ở luật Ngũ Phần, cung kính đủ oai nghi, đây là lời dạy căn bổn để nhiếp tăng, không giống các pháp sự tầm thường khác.

5/ Nói về vật cúng: Nếu có sa-di, tịnh nhân thì sai lấy hoa hương, nước, bát, trữ năm bình, ba bình và mâm hoa bày trong tăng đường. Nếu mùa Đông hoặc tháng không có hoa, phải đủ hoa bằng lụa vải, trải vật dưới đất. Trong tăng thì bày hương, thẻ bàn, tòa cao đủ thứ, cho thật trang nghiêm.

6/ Nói rõ Duy na hành sự: Tỳ-kheo trẻ nên năm, ba vị giúp làm những điều cần, mỗi vị phải sửa sang oai nghi. Duy-na lấy nước thơm và nước nóng lần lượt rửa tay, bưng nước ấm đến trước Thượng tọa, quỳ xuống rửa tay cho Thượng tọa, xong lấy thẻ rửa. Mỗi việc đều nói kệ.

La-hán Thánh tăng nhóm, chúng phàm phu hòa hợp, nước thơm rửa thẻ sạch, Bồ-tát độ chúng sinh.

Nếu Thượng tọa tuổi già, hoặc không hiểu thời việc. Duy-na từ rửa thẻ xong ngoài ra có nước thơm, tùy nhiều ít mỗi thứ đều lấy làm. Sai Tỳ-kheo trẻ một hạ lấy đi, mỗi việc đều nói kệ.

“Nước tám công đức rửa cát bụi, rửa tay trừ nhơ tâm vô nhiễm, chấp trì cấm giới không thiếu phạm, tất cả chúng sinh cũng như thế”.

Theo cách xưa của Đạo An tay trái cầm khăn lên, tay phải đưa xuống, Duy na cầm thẻ xướng bạch, sai người khác làm và nước thơm, khăn sạch cũng như vậy, lại sai một người bưng nước thơm, mỗi việc đều nói kệ, nước thơm rửa xạch nhơ bẩn, pháp thân đầy đủ năm phần, Bát-nhã tròn chiếu viên mãn giải thoát. Chúng sinh đồng dung hội pháp giới. Hai bài kệ này đều đến trước tòa nói, không được cùng lúc.

Lại, hai thứ nước thơm, nước ấm chỉ được rửa tay, vốn không có

việc súc miệng, thường có tự phát xuất lão ngu. Duy na rửa thẻ xong đến trước Thượng tọa đánh tĩnh, xứ lập. Tay trái cầm thẻ, tay phải đánh chùy. Cây chùy cũng phải rửa nước thơm rồi đánh pháp tĩnh như trong Tạp Phẩm. Nên đưa tay đánh một hồi, rồi nói rằng: Đại đức tăng xin lắng nghe, trong chúng ai nhỏ, người nhỏ thâu hộ (nói ba lần rồi thâu), nghĩa là thu nhiếp các dụng cụ, hộ nghĩa là săn sóc Pháp sư. Có người nói đồng thời cúng dường thâu thẻ, (y cứ văn trên đã đủ). Lại đánh một hồi xướng rằng: Đại đức tăng xin lắng nghe, ngoài có đại Sa-môn thanh tịnh, vào ba lần nói. Có chỗ giải thích rằng Đại Sa-môn là Tân-đầu-lô, theo luật thì sợ người không nhóm họp lại lấy, cho nên tác pháp sai. Không hạn cục Thánh Hiền, có chỗ nói: Trước thêm một bạch người chưa thọ giới cụ túc ra.

Luật Tứ Phần chép: Thuyết giới không được vọng đuổi sa-di ra, lấy giới bổn người thuyết giới tự xướng bảo ra. Nếu y theo ba bộ luật như Tăng-kỳ v.v… thì Duy-na ở trước xướng ra, cho nên giới bổn kia nói: Người thuyết giới nói người chưa thọ giới cụ túc đã ra. Nếu tòa cao tụng giới bổn của ngoại tông, Duy Na y vào trước xướng ra, không cần nói đến người không thanh tịnh ra. Vì trong lời nói dặn việc ở trong tựa tòa cao, hoặc tự phát lồ rồi nên thuyết giới. Xướng như thế xong, lại đánh tĩnh rằng: Đại đức tăng xin lắng nghe, chúng nhỏ này đã thu hộ người chưa thọ giới cụ túc đã ra. (tụng giới bổn Tứ Phần không cần nói câu này).

Bên ngoài đại Sa-môn thanh tịnh đã vào, trong ngoài vắng lặng không có các việc nạn, kham có thể hành trì rộng làm bố tát. Tôi Tỳkheo… vì tăng hành trì làm việc bố tát, Tăng phải nhất tâm niệm làm bố tát. Nguyện thượng, trung, hạ tọa mỗi người thứ lớp đúng như pháp mà nhận thẻ. Nói ba lần rồi. Đồng thời thọ dặn đưa cho người thẻ, lại đến trước Thượng tọa đưa thẻ, Thượng tọa vén y bày vai phải quỳ chắp tay, chư tăng cùng lúc theo nghi thức Thượng tọa, Thượng tọa nói kệ: Kim cương vô ngại giải thoát, thẻ khó được khó gặp, như nay tôi quả lãnh đội hoan hỷ nhận, tất cả chúng sinh cũng như thế, nói xong hay tay lấy đội lãnh, hoặc có thể thọ rồi đội lên đầu, nói kệ:

Người kia sau khi thu thẻ, đến trước Thượng tọa cũng đồng oai nghi, khi trả thẻ lại nói kệ rằng: Bền chắc hỷ xả không thiếu phạm, tất cả chúng sinh cũng như thế, liền trả thẻ cho người khác, không được trở lại tòa, đội cúng dường xong như thế, dần dần cho đến đại tăng xong. Người thu thẻ đi đến chỗ Thượng tọa đưa. Thượng tọa lấy rồi mới đếm biết. Duy na sau đó đến đánh tĩnh một chùy nói: thứ lớp hành trì sa-di.

Nói ba lần xong, có sa-di đi đến chỗ ngồi làm. Lại dặn người nhân, cho đến trong tăng một lần thông các rằng: Thẻ sa-di, hoặc có đại tăng sắp đến. Như vậy thu rồi, y như trước dặn rồi đến.

Lúc Duy-na lại đến chỗ Thượng tọa quỳ lấy đếm, Thượng tọa nói: Tăng có bao nhiêu sa-di, bao nhiêu đều hợp, bao nhiêu Duy-na, liền đứng dậy đánh tĩnh nói: Đại Đức tăng xin lắng nghe: một trú xứ này một bố tát, đại tăng bao nhiêu, bao nhiêu sa-di, đều phải bao nhiêu người, mỗi người ở trong Phật pháp thanh tịnh, xuất gia hòa hợp bố tát. Trên thuận giáo lý của Phật, giữa báo đáp bốn ân, dưới vì hàm linh mỗi người tụng kệ mầu nhiệm thanh tịnh trong kinh luật. Luật Tăng-kỳ nói: Thanh tịnh như trăng sáng, thanh tịnh được bố tát, nghiệp thân miệng thanh tịnh, ấy mới nên bố tát.

Nếu sa-di thuyết giới chỗ khác, như biệt pháp ở sau:

7/ Nói về thỉnh sư thuyết giới: Phật bảo Thượng tọa thuyết giới, dẫu trước đã sai riêng nhưng đều thuận thỉnh trước, nên đến trước Thượng tọa oai nghi trang nghiêm, chắp tay bạch rằng: xin Đại Đức tăng từ bi vì tăng thuyết giới, nếu người kham nói, việc thuyết giới này chánh đáng ta phải làm, liền xướng: Nếu người không kham thuyết giới này nhờ mỗ giáp, nhưng vì già bệnh lời nói không rõ. Sợ chúng phiền hà, sai thứ tọa thuyết. Liền đền Thượng tọa nói: Thứ tọa cũng từ chối không kham lãnh, Thượng tọa chuẩn bị trước biết có người tụng lanh lợi, nên nói Duy-na, đến chỗ mỗ giáp nói: Tăng sai thuyết giới, người kia đến chỗ trước thuật đủ rồi, lại đến chỗ đánh tĩnh bày cáo: nếu Thứ tọa không chịu, không cần phải thứ lớp hỏi xuống, y theo Tăng-kỳ trên, chỉ được Thứ tọa. Người kia nên nói với tăng rằng: Đại đức tăng xin lắng nghe, tăng sai Luật sư… vì tăng mà tụng luật phạm âm, Luật sư… lên tòa cao. Người kia nên sửa sang oai nghi đến trong tăng bốn mặt lễ tăng rồi, quỳ xuống bạch rằng: Tỳ-kheo mỗ giáp cúi đầu kính bạch chúng tăng, Tăng sai Luật sư sợ có nhầm lẫn, mong người đồng tụng chỉ dạy, bạch xong lễ một lễ lên tòa.

8/ Nói rõ pháp cúng dường thuyết giới. Nếu có tòa cao là tốt nhất, nếu không có thì người ở trên tòa Thánh tăng, kéo tòa tăng xuống. Người thuyết giới kia ngồi rồi. Duy-na đã tĩnh người đem nước cúng dường Phạm bái. Nếu y theo văn trong luật, bái nghĩa là vâng theo đúng như pháp, trích trong luật nghi nói như thế, quốc ngữ là uất bính, dịch là chỉ đoạn. Lại nói chỉ là dừng, vì là duyên bên ngoài đã dứt, đã đoạn, lúc ấy tịch tĩnh mặc cho làm pháp sự. Năm ba vị Tỳ-kheo nhỏ kia đem nước thơm đến trước tăng, rưới nước hai bên. Chừa lại chỗ trống để đi, nước thơm và hoa cũng đồng pháp thủy. Rưới khắp rồi, còn ở giữa nên đem nước hoa hòa lại như thường, đều từ một đầu lại đi rải đến hai bên, khi bình hết lại về chỗ cũ, sai người trở lại tòa. Khi rải hoa mỗi mỗi đều nói kệ rằng:

Kinh Hoa Nghiêm nói: Rải hoa trang nghiêm tịnh quang minh, trang nghiêm hoa thật cho là tướng, rải các hoa báu khắp mười phương, cúng dường tất cả các Như lai.

Người cúng dường kia đợi rải hoa xong. Sau đó, lễ ba lễ, lấy hương xong rồi lầy kinh, hướng lên chỗ ngồi của Thượng tọa, quỳ xuống đốt hương trong lò. Duy-na nói: làm hương nói kệ. Cách này sư Đạo An thường có người nhóm tăng cúng dường riêng. Sau này thấy rườm rà nên sai một người thay làm rộng ra như trong bổn văn.

Mỗi việc đều nói kệ rằng: Kinh Hoa Nghiêm nói: giới hương, định hương, giải thoát hương, đài mây ánh sáng khắp pháp giới, cúng dường vô lượng Phật mười phương, nghe thấy xông khắp chứng vắng lặng.

Duy-na đã tĩnh xong, người cúng dường về lại tòa. Duy-na vẫn ở vị trí của mình.

9/ Nói về cách hỏi đáp

Người kia nên y cứ theo ở trên mà lên tụng, đến người chưa thọ giới cụ túc ra, các sa di theo thứ lớp mà ra, nghi thức như trong phần biệt pháp. Người không đến thuyết dục như trong pháp dục ở trước. Nếu không, duy-na phải quỳ đáp rằng: Không có người thuyết dục. Lại hỏi: Ai sai Tỳ-kheo-ni đến thỉnh giáo giới. Người kia nhận lời ni dặn đứng dậy đến trong Tăng lễ, rồi quỳ xuống chắp tay bạch, cách bạch giống như trong luật Ngũ Phần nói: Đại Đức tăng xin lắng nghe ni chúng chùa… hòa hợp tăng sai Tỳ-kheo-ni… cứ nửa tháng đảnh lễ dưới chân Đại đức tăng cầu thỉnh giáo giới cho ni.

Nói ba lần xong, đến trước tăng quỳ thẳng, cúi đầu chắp tay bạch:

Đại đức từ bi có thể giáo thọ Tỳ-kheo-ni không?

Đáp: Tuổi già không có đức, cho đến hai mươi hạ đến đều phải thưa hỏi, không qua hạ tọa vì không có đức, đặc biệt có thể tỏ. Nếu không lại đến trước Thượng tọa nói: hỏi khắp năm và đức, đều từ chối không có khả năng thọ.

Thượng tọa nói: Các Đại đức đâu chỉ kham nhiệm trì, vì tiếc nghiệp mình nên từ chối thỉnh. Nếu ngày mai ni đến thỉnh có được không?

Nên y theo luật Ngũ Phần nói: ở đây không có người giáo giới ni, lại không có người nói pháp hay. Tuy nhiên, Thượng tọa có chỉ dạy ni chúng.

Luật Tăng-kỳ chép: nên siêng nămg tinh tấn tu đạo đúng như pháp, cẩn thận chớ buông lung (trên lại trích một, hai văn luật, chỉ dạy thêm vào cho hợp, ngoài ra đều có y cứ rõ không nói ra đầy đủ, đọc văn một bộ này trên dưới mới luyện. Người kia nhận lời dặn lại về tòa mình. Ni hôm sau đến, y lời dạy mà truyền nói: vì nói pháp rộng, thời gian ít, cho nên lược.

Người thuyết giới nói: nay Tăng hòa hợp để làm gì?

Duy-na quỳ xuống đáp: yết-ma thuyết giới, không được nói bố tát thuyết giới, để nói thông dụng nêu không rõ đây kia.

Duy na về tòa của mình rồi. Sau đó, yết-ma tác bạch. Không được chưa đến chỗ tòa đã tác bạch. Vì ngồi, đứng khác nhau tức là biệt chúng. Việc này thường có. Thượng tọa không dạy dẫn đến tăng chúng đều phi pháp. Nhưng xử chúng trước đúng sai đều biết. Không được cúi đầu nhắm mắt ấy là không biết cương pháp. Luật nghi một tông mãi thành thường chuẩn. Cho nên trong Tăng-kỳ nói: Thuyết giới, nói pháp đều có phép của Thượng tọa.

10/ Nói rõ cách thuyết giới xong, nếu đến dạy lược rồi, phải hô chuông sai sa-di nhóm họp. Sau đó, người tụng rõ có thể hộ giới. Nếu thuyết chung rồi, nời làm thần tiên năm thông kệ phạm, sau đó làm tán tụng khắp thế giới, vì sai người thuyết, từ dung đủ oai nghi từ tốn, khen trước tựa thuyết cũng là tụng tựa luật cho là tán từ chối. Người thuyết từ chối nói:

Tỳ-kheo… cung kính dưới chân chúng tăng, kính tạ chúng tăng, tăng sai tụng luật, ba nghiệp bất động, phần nhiều có quên mất, nguyện tăng từ bi chỉ dạy hoàn hỷ. Chúng tăng mỗi người nói kệ tự vui: “Chư Phật ra đời vui bậc nhất, nghe pháp vâng hành an ủi vui, đại chúng hòa hợp vắng lặng vui, chúng sinh lìa khổ an lạc vui”, liền làm lễ rồi giải tán, tựu trung có tướng tạp. Nếu người ngoài giới đến thì đi tắt đến chỗ thuyết. Nếu chưa tụng tựa thanh tịnh rồi đến theo thứ lớp mà ngồi, không báo thanh tịnh. Nếu đã nói thanh tịnh, sau đó mới đến, giới sư thấy đến thì phải dừng trụ. Nếu người không trụ, quở trách sai (ở) đợi ngồi. Một người quỳ xuống bạch:

Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… bao nhiêu người đều thanh tịnh, nếu có phạm lỗi, y theo lỗi mà trình bày. Vì bức bách nên thuyết giới, sau đó đúng như pháp mà sám hối, rồi y theo thứ lớp mà thuyết. Nếu Tỳ-kheo ngoài giới hoặc nhiều hoặc đồng, dù thuyết giới xong cũng đều bảo thuyết lại, nếu không thì đúng như pháp mà trị.

Tỳ-ni Mẫu nói: Nếu phạm bảy nhóm, trước người bất tịnh nên đình chỉ không thuyết giới. Văn luật nói: Người phạm không được nghe giới, không được thuyết cho người phạm. Nếu ni ba chùa, năm chùa thỉnh giáo thọ, thì tùy ý nhận. Mỗi việc trước đều trình bày tên chùa tên ni. Sau đó tổng kết thỉnh ý. Nếu trong lúc tụng sợ nhầm, thì nên nói với người gần bên dạy bảo. Không được đại chúng đồng dạy, làm cho việc tăng lộn xộn. Tứ Phần chép: Nếu ngày thuyết giới người không có khả năng tụng, thì nên đúng như pháp bố tát mà hành trù, tác bạch sai một người nói pháp tụng kinh, ngoài ra các giáo giới tụng kinh di giáo cũng được. Nếu người hoàn toàn không hiểu, luật nói: dưới đến một bài kệ: các điều ác chớ làm, nên làm các điều lành, tự thanh tịnh ý mình, ấy là lời Phật dạy.

Giải thích văn kệ này đầy đủ như trong kinh A-hàm: thực hành như thế rồi chẳng được không nói. Nếu người không hiểu nói cẩn thận chớ buông lung. Rồi giải tán, đều là lời chúc lụy của Đức Phật, rất chí lý, giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài. Mà đời có người ở chùa khinh thường giáo cương này, cho nên trái không thuyết, nhiễm ô tịnh thức, dần dần đối với Đại pháp không có nhận biết. Như vậy xuất gia không có lợi ích. Miệng nói Phật là thầy ta, mà trái lời dạy của thầy, ấy là đệ tử của ngoại đạo. Nếu có phạm tội trọng, không được dự nghe giới, nếu ở trong chùa biệt chúng thì thôi, nếu trải qua sám hối thì không tùy ý. Tăng tàn trở xuống y giáo mà sám hối xong rồi được nghe. Như luật có hiển rõ. Nếu ở tại chỗ nhớ được, thì bất luận là nghi biết, đối chúng phát lộ. Sợ đại chúng náo loạn nên chỉ tâm niệm miệng nói tự trình rằng:

Tôi tên… phạm tội…, vì bức bách thuyết giới, đợi xong sẽ sám hối. Rồi được nghe giới, nếu đối với tôi có nghi, cũng y cứ theo đây trình bày.

Bốn là nói rõ lược thuyết tạp pháp: Luật Tứ Phần chép: nếu có tám nạn:

Vua, giặc, nước, lửa, người bịnh, ác trùng, phi nhân.

Nạn người, Luận Minh Liễu chép: Có người muốn trói buộc Tỳkheo. Duyên khác là nếu đại chúng nhóm họp mà giường ghế ít, hoặc chúng phần nhiều bị bệnh, hoặc trên tòa che lấp không khắp. Hoặc trời mưa, nếu bố tát nhiều đêm lâu xong (nghĩa là người sám tội trải qua rất lâu).

Hoặc việc đấu tranh, hoặc luận tỳ-đàm Tỳ-ni, hoặc nói pháp đêm đã lâu. Cho tất cả chúng chưa đứng dậy, minh tướng chưa xuất nên được lược thuyết giới. Luật Thập Tụng chép: Đi với bạn, hoặc đứng lại nói rộng, đứng lại một lát lược thuyết, không đứng thì nói ba lời. Ở trước người tại gia không được miệng nói. Tâm nghĩ rằng: hôm nay bố tát thuyết giới. Cho đến chỗ ngủ có sợ quỷ rồng, nạn mạng phạm, đều không được ra nghe. Tâm nghĩ miệng nói: “Hôm nay thuyết giới”. Luật Ngũ Phần chép: quý nhân, ác thú, đất có mọc cỏ, gai góc, hang rắn. Đêm tối đất sình bùn ngồi không được. Luật Tăng-kỳ nói nếu ép ngặt trời tối gió mưa, già bệnh không thể ngồi lâu, chỗ ở xa đều khai cho lược thuyết. Luật Thập Tụng chép:

Cho thuyết trước các vua, làm cho tâm thanh tịnh. Trừ đại thần, binh sứ sai đi. Khi thuyết giới, giặc đến nên liên tục tụng kinh chớ để dứt. Nếu có chúng chủ một vùng dẫn dắt đồ chúng, thường đến mùa Hạ, mùa Đông y cứ theo trước lược thuyết. Lúc đến giờ tiểu thực nên bảo tăng rằng: Hôm nay thuyết giới, mười phương Hiền Thánh đều vâng theo. Đồng thời nguyện chúng tăng cùng lúc nhóm hội. Phải biết mùa Đông nóng thì phải lược thuyết, chớ theo duyên khác tự sinh nhàm chán.

Luật-tăng-kỳ quyển 3 rộng lập pháp Thượng tọa bố tát.

Luật Ngũ Phần chép: Không nên vì việc nhỏ dặn dò mà trao, nên nói ở chỗ trống.

Thứ hai sẽ nói lược, pháp lược có hai loại:

  1. Lược lấy: nghĩa là lấy các đầu đề tám thiên.
  2. Lược bỏ: nghĩa là theo chủng loại của thiên.

Thầy thuyết giới phải lường việc chậm hay nhanh xem thời có nên tiến hành hay không.

Không gấp thì rộng ba mươi, chín mươi lược bỏ các thiên còn lại. Vội thì thuyết tựa, ngoài ra tùy lược bỏ. Trước khi thuyết phương tiện rộng như nói pháp, đến lời tựa xong, hỏi thanh tịnh rồi nên nói. Các Đại đức ! Bốn pháp Ba-la-di tăng thường nghe, cho đến các Đại đức ! Các pháp chúng học tăng thường nghe, mỗi mỗi đều thông kết. Bảy pháp diệt tránh dưới đúng như pháp nói rộng đến văn cuối. Trong văn Tứ Phần không rõ, chỉ nói ngoài ra tăng thường nghe. Nay y theo luận Tỳ-ni mẫu chép: Nếu nạn duyên xong đến thuyết lời tựa thì nói: ngoài ra tăng thường nghe, nếu không thuyết được tựa thì nói: nay ngày 1 bố tát, mỗi người thân miệng ý thanh tịnh, chớ buông lung, xong rồi thì tùy ý đi.

Trước nói về duyên, thêm bớt y cứ theo một việc, trước có trái lại kết chánh tội. Gần đây, người hành sự nói đã thuyết ba mươi pháp tăng thường nghe, đã nói rồi thuyết, thì đối trước chúng nói dối, đều có thể y theo trước. Lại có lược duyên dừng mà không thuyết đều thông trị tội.

Cho nên phải rõ.

Kế nói rõ một người trở lên biệt pháp. Luật nói: nếu ở một mình đến tăng đường thuyết giới, phải sửa sang chuẩn bị đợi Tỳ-kheo khách đến.

Nếu bốn người trở lên bạch thuyết giới, nếu ba người thì mỗi người sửa sang oai nghi nói với nhau rằng: Hai đại đức nhất tâm niệm, nay ngày 1 tăng thuyết giới. Tôi… thanh tịnh (nói ba lần). Nếu hai người hướng về đây kia nói ba lần như trên. Nếu một người tâm niệm miệng nói: nay ngày 1, tăng thuyết giới. Tôi… thanh tịnh (nói ba lần). Nếu một mình đi đến xóm làng, hoang dã núi rừng không người, cũng nói đồng pháp này, nếu người có tội không nên tịnh pháp. Tội nhỏ trách tâm rồi liền nói: nếu có Đột-cát-la nặng trở lên có nghi có biết, hoặc nói phát lồ, hoặc đợi người. Luật không rõ về đoạn. Nay y cứ giải thích chung rằng: phải phát lồ nói: Hôm nay chúng tăng thuyết giới, tôi phạm tội… không nên thuyết giới bố tát (nói ba lần).

Ngũ Bách Vấn chép: một Tỳ-kheo, trú xứ có giới đến ngày bố tát, trước phải hướng về bốn phương tăng mà sám hối, nói ba lần xong, một mình ngồi tụng rộng giới bổn.

****

THIÊN THỨ MƯỜI MỘT: AN CƯ SÁCH TẤN TU HÀNH

Ở chỗ yên tĩnh suy nghĩ khuôn phép chân chánh về đạo mầu nhiệm, phải nhờ ngày tìm công sách tấn tâm hạnh, tùy duyên gởi chỗ, chí chỉ chuộng việc lợi ích. Không cho sa đà, tán loạn đạo nghiệp. Cho nên Luật chế chung ba thời, ý còn y cứ vào đạo, văn y cứ vào tháng hạ, tình ở ba lỗi.

1. Không có việc du hành, ngăn cản xuất gia tu đạo

2. Tổn thương vật mạng, trái lòng từ rất lớn

3. Việc làm đã trái cho nên phỉ báng đời. Vì lỗi này nên dạy hưng khởi ở đây. Nhưng các nghĩa đều quy về một nơi, vì hộ mạng, mỗi thước đất vuông trong hạ đều có trùng, tức kinh Chánh pháp niệm chép: Trong hạ trừ đại tiểu tiện thì đều ngồi thiền. Cho nên biết hộ mạng là quan trọng, Phật đã chế, ắt trái với lời của bậc Thánh, tội do không thỉnh, tự ràng buộc nghiệp mãi mãi trôi lăn trong biển khổ, sự thật như thế, y văn mà cung kính. Trong phần một (không có việc mà du hành) chia làm năm việc:

  1. Duyên An cư.
  2. Pháp chia phòng.
  3. Tác pháp khác nhau.
  4. Trong hạ gặp duyên thành không.
  5. Năm lợi Ca-đề, giải giới đúng sai.

– Trong phần duyên an cư chia làm ba loại.

  1. Chỗ có phải quấy.
  2. Khi kết khác nhau.
  3. Hạ nhuần kéo dài.

1) Trong phần chỗ có phải quấy. Tứ Phần nói không được ở trên cây, hoặc dưới cây, đứng dậy không ngại đầu, lá cây chỉ che một chỗ ngồi. Như thế cho đến phòng nhỏ, ngồi trong hang núi, hướng về chỗ dễ đầu gối, chân làm chướng ngại nước mưa. Nếu nương theo người chăn trâu, người ép dầu, người chặt cây, nương vào xóm làng đều thành. nên bỏ chỗ nên bỏ, trong văn không nói rõ.

Ngũ Phần chép: nương vào những người như trên, nghĩa là trước tác ý ở được y để an cư. Giữa chừng bỗng bỏ đi, tùy tin ưa y thực đầy đủ thì xử đi (không nói mất hạ)

Nếu ở chỗ không có người hộ, giặc cướp, gò mả, chỗ quỷ thần, hang trùng độc đất trống. Nếu có hai nạn mạng, phạm, đều không thành an cư. Luận Minh Liễu nói có năm thứ để thành an cư.

2) Chỗ có ngăn che

3) Đầu ngày 16 hạ, nghĩa là vì thành ngày tiền hậu an cư.

4) Nếu mặt trời phương Đông đã lên đỏ, nghĩa là đêm ngày 1 hết thì phương Đông mặt trời lên đỏ, là phạm vi ngày 16

Vì phá các nhà sớ Thập Tụng muốn sai ngày 1 đến giới ngủ.

5) Nếu biệt trụ khởi tâm an cư, sớ nói. Biệt trụ là giới bố tát, tâm an cư có ba loại: 1/ Tự làm cho mình. 2/ Vì lợi người. 3/ Vì lo liệu cho Tam bảo, sửa sang phòng nhà, một chân đạp giới khởi tâm an cư thi thành.

4. Ở chỗ không có năm lỗi:

1/ Rất xa xóm làng cầu phải bị nạn

2/ Rất gần thành phố, ngăn ngại việc tu đạo nghiệp

3/ Nhiều muỗi mồng hoặc căn người, người dẫm đạp làm tổn thương mạng chúng

4/ Chẳng thể không nương vào người, người ấy phải đủ năm đức:

Nghĩa là những điều chưa nghe làm cho được nghe, đã nghe rồi làm cho thanh tịnh, có thể giúp cho quyết nghi, có thể giúp cho thông đạt, dứt tà kiến, được chánh kiến.

1) Không có thì chỉ cúng dường cơm nước, thuốc thang. Không có năm lỗi này mới được an cư. Luật Tứ Phần và bộ Ma-đắc-lặc-già giống với luận này.

Luật Thập Tụng chép: chỗ núi sâu không có người, chỗ đáng sợ không nên ở.

Luật Ngũ Phần chép: Nếu ở chỗ không người cứu, ắt biết không ngăn ngại cũng khai. Khi muốn an cư trước phải xét lường xem có nạn hay không, nếu chỗ không có nạn thì ở. Trong quyển thứ sáu của Tỳ-ni Mẫu nói rất rõ pháp dùng phương tiện an cư, văn không ghi chép, cho đến Thượng tọa an cư đối với tất cả khi tăng nhóm họp, khi ăn cơm, khi ăn cháo, khi uống nước trái cây ép, nên bạch rằng: Chừng ấy thời đã qua, còn dư chừng ấy thời. Nếu người thực hành các pháp hạnh này gọi là cha mẹ của tăng, gọi là thầy của tăng, v.v…

2) Hai thời kết trước sau. Do trong hạ, tổn hại nghĩa hạnh, thường bị chế giễu. Cho nên văn nói: Từ nay về sau cho an cư ba tháng hạ, mùa xuân lỗi ít, ắt chẳng có việc không y theo, đồng thì kết tội Đột-cát-la.

Hỏi: Vì sao chỉ kết ba tháng?

Đáp: Vì sinh tử thân hình phải nhờ vào thức ăn. Cho nên kết ba tháng trước, khai ba tháng sau, vì thành việc cúng dường y phục cho thân.

Nếu bốn tháng kết hết thì ngày 16 tháng được thành. Nếu có sai thì không được kết, giáo Pháp rất cấp dùng, khó có tiêu chuẩn nhất định.

Cho nên Như lai thuận theo chúng sinh, mới bắt đầu từ ngày 16 trước đến ngày 16 sau, trong một tháng ấy tiếp tục kết làm cho thành. Trên phân biệt chung về ba thời.

Nay chính hạ cũng có ba thời trước ngày 16 tháng là tiền an cư, ngày 17 trở đi đến ngày 1 tháng gọi là Trung an cư. Ngày 16 tháng gọi là Hậu an cư. Cho nên trong luật có ba loại an cư. Nghĩa là tiền, trung, hậu. Tiền an cư là trước ba tháng. Hậu an cư là sau ba tháng, tuy không nói giữa ba tháng, nhưng trong văn nói rõ số ngày trước sau. Trung gian không nói, lý tự rõ. Văn kết mỗi mỗi đều khác nhau, như trong pháp. Vì nói rộng về tiền hậu.

Một là thưởng phát trước sau ngày 16 tháng là trước, ngày 17 về sau kết đều không được năm điều lợi, nên gọi là Phạt.

Hai là phạm tội trước sau, trước ngày 1 tháng gọi là Tiền. Vì có duyên đúng như pháp, không kết không phạm, không duyên mắc Đột-cát-la.

Ngày 16 duyên và không duyên đều kết một tội. Chỉ trừ việc nạn.

Ni đồng với tăng đều phạm. Chỉ có xả đọa là khác.

Ba việc nạn trước sau.

Ngũ Bách Vấn chép: Từ ngày đầu tháng hạ có việc nạn thì không được kết, mà không ra khỏi giới cũ, đến hạ sau đều gọi là tiền tọa. Gọi là ngày 30 an cư, đồng đến ngày 1 tháng 7 nhận tuổi hạ nếu an cư ngày 16 tháng chỉ được một ngày, kết nửa tháng 7, đã có nạn thì tùy theo ngày không nạn mà tự tứ. Ấy gọi là ngày mồng 1 an cư, ngày 30 thọ tuổi hạ.

3) Hạ nhuần kéo dài: Theo an cư nhuận không có chánh văn. So với bộ Tát-bà-đa nói: Trong hạ có nhuận nhận áo tắm mưa được một trăm hai mươi ngày, y kia khai pháp còn nương vào hạ nhuần mà thọ. Hạ là chế giáo, lý phải thông hộ. Lại giới bổn kết an cư tâm ba tháng không được ra ngoài. Nay hạ chưa đủ, trong lúc nhuần ra giới tức chẳng phải tương tục mà đủ, ấy gọi là Phá. Nếu không y vào nhuần đủ số chín mươi ngày bèn tự tứ, bộ Ma-đắc-lặc-già chép: an cư đủ thì tự tứ, đã thọ y ca-hy-na, tức y này thành thọ hoặc không thành thọ. Nghĩa là y theo nhuần và không y theo nhuần. Hai văn đều đủ, đến lúc tùy duyên. Đầu hạ tâm phải giữ lấy nhuần không được y theo Già luận.

Nếu trái với trước thì chung cả hai luận hai văn. Vì an cư sách tấn tu hành, ở yên có lợi ích. Thọ nhật ra khỏi giới loạn nghiệp, khai chẳng phải tu chân chánh, hạn cuộc y vào một tháng, không được quá pháp.

Hỏi: năm việc thưởng lao được nhiếp, tháng tháng 1 nhuần hai tháng sáu phải không?

Đáp: Thập Tụng không khai. Do khai quá pháp, nay y cứ vào tháng nhuần kết tiến không quá ba lệ. Nếu nhuần tháng tháng 6 định ở một trăm hai mươi ngày, nếu nhuần tháng , từ ngày 16 tháng đến mùng 1 tháng nhuần kết, đều ở trong bốn tháng. Nếu sau ngày mùng 2 tháng nhuần kết, dần dần chuyển ít vì vượt quá tháng nhuần lấy ngày 1 tháng thật hạ thành chánh kết. Nếu sau ngày 1 tháng kết đều ở 3 tháng, vì đủ số chín mươi ngày. Nếu nhuần tháng 7, từ ngày 16 tháng , sau đó ngày 1 tháng kết đều ở 3 tháng. Do chưa đến nhuần, ngày 2 tháng sau đó kết. Đều ở bốn tháng. Do chín mươi ngày chưa đủ vào tháng nhuần không thành số. Ngoài ra như sớ sao.

Nói rõ pháp chia phòng, đồ nằm. Luật Tứ Phần chép: Vì khách tăng nhận được phòng không tốt nên chê bai. Phật bảo khách tăng muốn an cư tự đến xem phòng xá, đồ nằm rồi, sau đó phân chia, bạch nhị sai một người đủ năm đức như không yêu thương, v.v… biết năm đức có thể chia hay không thể chia rồi, Yết-ma nói: Đại đức tăng xin lắng nghe; nếu tăng phải thời đến tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo… chia phòng xá, đồ nằm, vị nào bằng lòng tăng sai Tỳ-kheo… chia phòng xá đồ nằm thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo… chia phòng xá, đồ nằm xong. Tăng bằng lòng nên im lặng, việc này nên thực hành như thế. Tỳ-kheo kia đắc pháp rồi, đứng dậy lễ dưới chân tăng, bạch rằng: Tất cả tăng mỗi người đem y vật nhóm ở tăng đường, không được để cho trú xứ có vật dư. Tăng chúng cùng một lúc trong phòng mỗi người sẽ nói đủ đến nhóm xong. Người tri sự kia y theo luật đếm phòng xá, đồ nằm. Cái nào xấu, cái nào tốt, người nào chủ phòng kinh doanh. Trước hỏi người Kinh doanh muốn ở phòng chỗ nào, sau đó mới đếm biết số tăng. Đến trước Thượng tọa bạch rằng: Đại đức Thượng tọa có phòng xá, đồ nằm như thế, tùy ý ưa thích mà lấy. Trước cho Thượng tọa đệ nhất, phòng kế cho đệ nhị, đệ tam. Cho đến hạ tòa nếu có dư thì chia lại, bắt đầu từ Thượng tọa. Lại có dư nữa cũng chia lại như trên. Cho nên phần nhiều khai trụ xứ cho Tỳ-kheo khách. Nếu Tỳ-kheo tội ác đến thì không nên cho. Bấy giờ, có phòng hư không nên nhận, Phật bảo tùy khả năng sửa sang.

Hỏi: Thức ăn của tăng trên dưới bình đẳng, phòng xá không phải như vậy, tùy Thượng tọa chọn phải không?

Đáp: Thức ăn có thể bình đẳng một vị, chung cả mười phương. Việc phòng xá, đồ nằm có tốt xấu. Lại gồm tốt đẹp không đồng, vì ngày hạn chẳng gấp, mặc tình ý Thượng tọa chọn.

Hỏi: Nếu vậy thì các vật như lợi dưỡng, v.v… đâu chế ra để người đến tham dự không thấy rồi bỏ thẻ đi?

Đáp: Đây là phân hiện tiền, có chung một phần, cho nên chế ra người đến tham dự loạn nép thẻ khuyên họ lấy.

Luật Tăng-kỳ chép: không được cho sa-di phòng. Nếu thầy nói chỉ cho tự tôi vì lo liệu thì được. Nếu phòng nhiều, một người cúng và hai lời, đã không được không nhận. Có câu: không vì thọ dụng mà cho, vì lo việc mà cho, nếu giao phòng vào mùa Xuân, mùa Đông đều chung cho cả hai, nếu Thượng tọa đến theo thứ lớp mà ở, hoặc an cư thôn phòng rồi, Thượng tọa đến không nên cho ở, phải sai ở chỗ khác. Luật Tứ Phần chép: An cư xong khách đến không nên dời. Nếu chia phòng xá không được chia ở chỗ chúng nhóm họp. Nếu có nhà tốt phòng riêng, phải trước hạ viết để biết tên họ, Hạ xong thì xóa tên mà đi.

– Ba là nói về tác pháp khác nhau, có hai:

  1. Thuyết giáo đối duyên
  2. Dùng phạm vi của pháp

Trong phần thiết giáo đối duyên phân bày bốn loại:

Trước là đối thú, ở đây chung cho các giới. Nay lại già-lam thêm pháp phải đối trước một Tỳ-kheo đủ oai nghi nói: Đại đức nhất tâm niệm! Tôi Tỳ-kheo… nương Tăng già-lam… tiền tam ngoạt hạ an cư. Vì phòng xá hư nên phải sửa sang (nói ba lần).

Luật Ngũ Phần chép: người kia nói rằng: phải biết chớ buông lung.

Đáp: thọ trì.

Nghĩa y vào ai để trì luật, đáp y vào Luật sư…

Nói có nghi phải đi hỏi, nếu nương vào xóm làng thôn ấp… đối trú xứ già-lam trước, tùy danh điệp mà vào. Lo liệu sửa sang, tùy việc ó hoặc không. Không đồng tụ lạc Hoàng đế Tích Ngu.

Hỏi: y vào chùa cho nên lo liệu đủ vật chất.

Đáp: sửa sang phòng tăng dùng chung ba đời. Người trước lo liệu, nay được thọ dụng. Nay lại sửa sang lo liệu để cho tương lai, nếu thiếu, không sửa sang, ba đời không nối tiếp.

Hỏi: trì luật có năm loại, định cần có gì?

Đáp: Tứ Phần nói: mùa Xuân, mùa Đông chế y có bốn loại:

  1. Tụng giới đến 30
  2. Đến 29
  3. Tụng giới bổn Tỳ-kheo
  4. Hai bộ giới bổn

– Trong hạ nhiều duyên nêu phải khéo thông bít.

Chế y vào đệ ngũ nghĩa là tụng hai bộ luật. Cho nên cần.

Luật Ngũ Phần chép: Có Tỳ-kheo tự không biết luật lại không y vào trì luật an cư. Trong hạ sinh nghi mà không hiểu điều gì, cho đến Phật bảo. Đến chỗ sư trì luật an cư. Nếu phòng xá thiếu cho gần luật sự. Bảy ngày được về lại chỗ, an cư trong đó. Tâm nghĩ xa y vào có nghi đi hỏi. Nếu đã kết trước hạ, gặp duyên rồi phá, thì tùy ngàymà kết thành.

Luật Tứ Phần chép: Tỳ-kheo trong hạ không y vào Luật sư thứ năm phạm ba-dật-đề. Mùa Xuân, Đông không y vào Đột-cát-la.

Trong pháp an cư, luật có tên là Vô pháp. Trong đời thông dụng pháp hậu an cư, nhưng luật bày ra chia rõ ba thời, ba danh hiển riêng (chuẩn như lượng chế bát). Nghĩa là ba pháp chẳng thể không, đã nói rõ tiền, hậu, thì trung gian y cứ theo đây (như về chế lượng bát không nhất định, Trung gian không hiển bày mà biết). Nên nói: Tôi Tỳ-kheo… y chỗ nào đó trung ba tháng hạ an cư (nói 3 lần) là dùng cách cũ, lý cũng nên thành.

Hậu an cư vào ngày 16 tháng , đồng pháp đối trước, chỉ đổi trước đặt sau một chữ.

– Nói rõ tâm niệm: Trong luật không có chỗ y vào người bạch, Phật bảo tâm niệm nên oai nghi trang nghiêm đến trước linh miếu phát nguyện xin an ổn tu đạo, tâm niệm miệng nói: Con tên… y vào phòng tăng… tiền tam nguyệt hạ an cư, sửa sang lo liệu phòng xá hư (nói ba lần).

Trú xứ có nhiều loại, y theo đối thú ở trước. Nếu trung, hoặc hậu cũng tùy theo hai trường hợp.

Ba là nói rõ vọng thành, nghĩa là trước mong muốn giới này, nay từ ngoài đến phải tương ưng với tâm cảnh. Tuy vọng khai thành, luật nói: vọng không có tâm niệm nếu vì an cư mà đến thì thanh an cư. Nên biết người ở không xếp vào khai lệ. Vì vốn vô tâm nên nếu có cần, thì lý phải thông hạn cục. Ngoài đến vì việc, không vì tu an cư, tuy vọng không khai, lấy trái làm an cho nên đến.

Bốn là nói về đến giới và vườn, một chân vào trong, minh tướng xuất hiện, Phật khai là an, đến thì thành, ngoài ra rộng như trong sớ. Nói rõ phạm vi của pháp, bốn pháp an cư trên y cứ theo thời thông cho ba vị, y cứ theo sứ thông cả hai giới, y cứ theo người thông cho năm chúng.

Luật Thập Tụng chép: Phật cùng năm chúng an cư, cho đến sa-dini, Tứ Phần cũng vậy.

Y cứ theo pháp: Đối thủ tâm niệm đầu đuôi ba mươi mốt ngày kết. Có nhuần thì sáu mươi mốt ngày, vọng thành đến giới người nói: Tuy được hai ngày tiền hậu, Trung gian hai mươi chín ngày, không được dùng. Vì pháp một, hai dễ dự mà làm.

Ngày đầu tháng kết, ngày 2 sau khai. Vì sợ mất tiền hậu cho nên hạn cục một ngày. Ngày Trung gian đã không đến trước đâu sợ mất sau. Cho nên không khai.

Lại nói: Chỉ ở một ngày sau hạ, vì Phật khai thành có ích. Nếu không kết, thì một hạ liền mất, ngoài ra tùy ý tác pháp. Vì thời dễ dự, đều chẳng phải lời bậc Thánh, lấy ý sử dùng.

Trong hạ gặp duyên có mất hay không, trước nói rõ có nạn dời hạ, sau thọ nhật gặp nạn

Trong phần dời hạ, Tứ Phần nói có hai nạn.

1. Người phạm hạnh bổn thời người đàn bà, con gái, dâm nữ huỳnh môn phục tàng, đều do người đến dụ Tỳ-kheo, sợ vì tịnh hạnh nên giữ nạn.

2. Quỷ thần, ác tặc, rắn độc, thú dữ không được như ý ăn uống thuốc thang và tùy ý sai người. Tội nếu ở đây thì mạng ta làm lưu nạn. Phật bảo cho đi, y cứ theo đây kết thành. Trước ngày đi phải tìm chỗ an thân. Nếu chưa được mà đến thì tuy qua đêm cũng không phá hạ. Vì chẳng phải tâm khinh? Trái lại không tìm thì phá an cư. Nếu được chỗ ở pháp hạ tùy thân cũng chẳng được không có duyên mà ra khỏi giới, tức là phá hạ. Kết thành sau đó bỏ bổn giới không có nạn, cũng không được đến lại. Vì đã kết hạ thành rồi. Phải có duyên và pháp.

Luật Ngũ Phần chép: Ăn không đủ cha mẹ thân thích khổ vui v.v… Nếu ở sợ mất ý đạo, cho phá an cư. Luật Thập Tụng, Luật Thiện Kiến nói: nếu trong lúc an cư có duyên, dời đi chỗ khác thì không có tội, không nói được hạ. Tứ Phần cũng vậy. Luận Minh Liễu nói: Trong hạ có tám nạn mà bỏ đi thì không phạm, sớ nói: tám nạn là thân tình và tri thức, v.v… dụ dỗ bỏ đạo hoặc làm ác. Phạm hạnh là: Cho đến trụ xứ dễ đi lại, sợ phạm tội trọng, không nói được hạ. Đều nói được đi. Bộ Ma-di nói: dời hạ không phá an cư. Trong phần pháp y của Luật Tứ Phần nói hai chỗ an cư, hai chỗ tùy một nửa thọ y. Luật Thập Tụng, Tăng-kỳ nói hai mạng phạm, nạn dời hạ hai chỗ an cư, cho đến chỗ tự tứ lấy y. người phá an cư không được phần y, y cứ theo đây không có hạ không thành 10 thọ y, có thọ lẽ ra phải được hạ.

Hỏi: Gặp duyên ra ngòai giới, quên không thọ nhật, ngủ qua đêm có phá hạ không?

Đáp: Các bộ đều không có nói. Ngũ Bách Vấn chép: Trong hạ quên không thọ bảy ngày ra khỏi giới mà đi, nhớ lại liền sám hối thì được.

Trong lúc ngồi không được sám hối quá ba lần. Sám hối quá ba lần thì không thành tuổi. (Hối nghĩa là nếu nhớ lại sám hối, tâm vốn đã quên liền trở lại giới).

Hỏi: Do đó việc nên ra khỏi giới, lục địa đường trợ ngại, v.v… không được trở lại giới có mất tuổi không?

Đáp: Luật không có nói. Xưa các Luật sư như Cao Tề, Thập Thống đều cho phép, đều nói được hạ.

Hỏi: Ngủ ngoài giới mặt trời sắp mọc, có được hạ không?

Đáp: Y cứ theo phần giới y trong luật Tăng-kỳ, nếu được thì đầu tay chân, v.v… phải. Ở trong giới. Nếu đừng ngoài thì không được. Nếu nương vào đại giới an cư, giới trường và tiểu giới trường khác, vào lúc mặt trời mọc thì phá hạ. Nếu nương vào già-lam ngoài đại giới đi thông hai giới này kia thì không mất. (nghĩa là kiết hạ ở trước, kiết giới ở sau, nếu y vào già-lam trong đại giới ra khỏi cửa liền phá hạ. Tiểu giới cũng vậy. Nếu căn bản nương chung đại giới, không biết hai giới khác nhau, hễ chỗ nào mình đi thì không mất, đều gọi là trái với bổn tâm. Bày ra hai nghĩa mất, nếu chậm y vào pháp giới, y vào chỗ phóng mà ki vượt được phạm vi của giới. Luật Tứ Phần nói: Nếu tiền hậu an cư thân có hai nạn, nên nói đàn việt tìm chỗ dời đi. Nếu cho hay không cho đều phải tự đi, phá tăng và luật tăng khai đi. Việc dời đi nếu cho, hay không cho đều nên tự đi, phá tăng và luật tăng thì khai đi. Vì việc ít nên không ra.

– Nói rõ có duyên đắc Pháp không đến. Luật Tứ Phần nói thọ bảy ngày ra khỏi giới vì cha mẹ, anh em, chị em vốn cả hai tư thông, v.v… đến ý giữ lại, qua ngày không tính tuổi. Nếu gặp các nạn. Đường cản trở, giặc có cọp sói, v.v… đồng như trước thì được thành. y cứ theo nạn này tỉnh liền trở về lại giới, do đó liền đình chỉ phá hạ. Luật Tăng-kỳ nói: trong hạ thọ nhật hòa tăng, đi đường không xa, thẳng đường mà đi. Đến trong kia trước hòa xong, sau đó trở lại. Nếu ở lại, theo pháp tức là phá hạ.

Nói rõ pháp ca-đề-lợi, vì nói rõ pháp kiết giới, trong phần đầu nếu kiết ngày 16 tháng đến đêm 1 tháng 7 thì tất cả xong gọi là hạ xong. Đến lúc mặt trời mọc, sau ngày 16 đến ngày 1 tháng 8 gọi là tháng Ca-đề. Luận Minh Liễu nói: giới bổn nói ca-hy-na, vì lược nên chỉ nói Ca-đề, Hán dịch là công đức (vì Tọa hạ có công, năm lợi thưởng đức), rộng ra như trong thấp hậu tự tứ. Kế nói rõ pháp giải giới trong hạ. Người giải có người nói phá hạ. (Vì Phật bảo hạ xong giải kiết. Đây vọng dẫn lời bậc Thánh. Luật nói an cư xong nên giải giới, kiết giới, vì các giới đồng thọ y công đức. Mỗi mỗi xả thông, kết đồng thọ, cùng giải kết riêng. Văn rộng ra như trong Luật Thập Tụng. Lại trong sớ cũng nói rõ vốn chẳng phải là hạ có tiến được không? Người xưa nói: An cư không xong giải giới là phá hạ, cũng có thể an cư không xong tự tứ là phá hạ. Văn gồm, hai cần cả hai thông nhau. Nếu trong hạ giải giới, nay nói không ngại. Nhưng kết hạ tình hạn khác nhau cho nên phải phân biệt. Nếu vốn y vào đại giới an cư, sau giải đại giới. Không nạn y theo bổn xứ, có nạn y theo Tăng-kỳ mà khai. Nếu bổn y vào tự nhiên, sau kết tác pháp. Nếu chật thì y vào bổn, nếu rộng thì đồng hai duyên trước. Hai là nói rõ pháp thọ nhất. Trong hạ có duyên cớ cho thọ nhật phải y theo lời Thánh, y vào pháp thọ thêm, vọng tự cuồng tâm thọ mà phá hạ, làm hư tổn lòng tín thì thật đáng thương, cho nên chỉ dạy. Tựu trung chia làm ba loại:

  1. Tâm niệm
  2. Đối thú
  3. Chúng pháp.

– Tông chia làm ba loại sự khác nhau

  1. Chọn lựa chung.
  2. Duyên đúng sai.
  3. Y theo địa vị mà hiểu

– Trong phần đầu có ba loại thọ nhật, có bốn loại khác nhau.

1/ Đối với người khác nhau: bảy ngày chẳng phải tăng, riêng thành người bên cạnh, nửa tháng, một tháng chẳng phải pháp phân riêng, chỉ có tăng được thành, nếu đều không được, Luật Thập Tụng hỏi:

Thọ bảy ngày chỗ nào?

Đáp: Phật nói trong giới.

Thọ với ai?

Thọ với năm chúng.

2/ Đối với giới: bảy ngày chung hai giới, Yết-ma hạn cục tác pháp có thể biết.

3/ Trước sau. Nếu dùng yết ma thọ sau lại thọ bảy ngày thì được thành, tùy duyên ngăn dài. Không đồng pháp xưa chỉ bảy ngày trước, 12 sau đó mới yết-ma.

Hỏi: Trước được yết ma sau tùy duyên bảy ngày. Vì sao yết-ma nói thọ quá bảy ngày?

Đáp: Lời này sai. Nói yết-ma là gia pháp nhà quá bảy ngày, chẳng phải nói dùng bảy ngày xong mà nói quá.

1/ Thuộc về Minh Tướng. Nếu thọ bảy ngày dùng xong, yết-ma thọ tùy được. Nếu bảy ngày chưa dùng, hoặc chưa hết, lại có duyên khác, hoặc là duyên quá bảy ngày, lại thọ nửa tháng cách trước liền tạ, vì pháp yết-ma cưỡng nhiếp không được một thân hai pháp nối tiếp nhau.

Luật nói: không kịp bảy ngày trở lại cho thọ mười lăm ngày. Nay pháp bảy ngày ở nơi mình, ắt có duyên khác. Nên biết pháp trước hoại. Nếu trước yết-ma thọ nhật, thì phải dùng hết mới được thọ bảy ngày. Gần đây phần nhiều có vậy. Nghĩa là thọ một tháng không đủ, lại xin bảy ngày thêm đủ ba mươi bảy ngày dùng, thật không thể được.

2) Đối với duyên có tiến không? Phàm duyên thọ nhật cốt yếu là Tam bảo thỉnh kêu gọi người sinh thiệt dứt ác cho đến, nếu thỉnh gọi là lợi Tam bảo, phi pháp có nạn phá giới. Tuy thọ không thành. Vọng đến là hạ, tính là đủ năm đủ đức. Xướng thọ lợi dưỡng, tùy theo có kết tội.

Luật Thiện Kiến nói:

Tự kéo dài hạ của mình để thọ trì thì phạm tội trọng

Nếu vì mình y bát, thuốc men như pháp sẽ thành

Nếu vì mưu sinh tìm lợi, mua bán sinh sống, nuôi trâu nuôi bò, v.v… dù là Tam bảo đều phá hạ mắc tội.

Ngũ Bách Vấn hỏi: mưu sinh, phá giới được tiền của, xây dựng Phật có được phước không?

Đáp: Địa ngục còn không tránh khỏi, huống gì được phước. Tátbà-đa chép: Mưu sinh tạo Phật không nên lễ bái. Rộng ra như văn sau. Đủ duyên thì chia làm năm loại:

1. Duyên cảnh giới Tam bảo. Trong Tăng-kỳ nói vì việc tháp, trong Tứ Phần nói là việc Phật pháp tăng, Ngũ Phần cũng vậy. Y cứ theo đây, nếu là duyên các chỗ chùa lớn thì khai. Nếu minh nhận lời người khác thuê mà họa tạo tượng, viết kinh và tự buôn bán tượng Phật, hoặc là người tục. Dù là nhà tăng việc Phật, xin cầu phi pháp, đều là tà mạng, phá giới, không thành, phạm tội.

2. Đạo tục bệnh hoạn sinh thiện diệt ác, vì lợi ích người mà không vì lợi. Trong Tứ Phần cho thọ giới, bố tát sám hối, v.v…

Thập Tụng hỏi: Vì ai thọ 7 đêm?

Phật nói bảy chúng tạo phước, thiết cúng sám hối, thọ giới pháp hỏi, nghi thỉnh bị bệnh gặp nạn. Đáp phải làm cho trước thấy, rồi sinh thiện diệt ác nên đi. Nếu sai hay không sai đều được thọ. Nếu giữa đường nghe tin chết, trái với giới tám nạn sinh khởi không nên đi.

3. Cha mẹ, đại thần tin ưa hay không tin ưa đều cho.

Văn luật như thế. Ngoài ra người phàm tục sinh phước tin ưa cho đi, không tin không cho, ắt có năng lực phát sinh niềm tin. Nghĩa nên mở đi.

4. Vì cầu y bát cho đến thuốc men: Nếu mình bệnh nặng không có khả năng thọ nhật thì cho đi thẳng, không cần thọ. Như nói trong mạng nạn an cư trên. Thời nay có nhiều người vì thuốc men mà vọng xin thọ nhật, y cứ theo lỗi biết đủ giới. Phàm ba lần thọ ba lần kiết phạm xả đọa. Nay thì chưa tài vật nhiều ngày đầy đủ mà thiếu ba y, đây mới là xả chế lấy cho. Chưa theo Phật hóa, chưa tài của nhiều mà đồ ngồi thiếu. Y cứ theo trong giới xin y, dù bên ngoài xin vật như thuốc men cũng gọi là tự tham trụ xứ và ngày quay lại chỗ thì không cho. Nếu trái với trên thì được làm, chẳng phải là duyên không thành.

5. Vì hòa tăng hộ pháp: trong luật Tứ Phần nói có đồng giới an cư. Vì ta đấu tranh ngoài giới, tăng ni đấu hành cần có ta, hòa diệt cho đi thẳng. Nhưng tướng hòa diệt khó biết, y cứ theo duyên mà thọ, không tổn thương về lý. Vì luật không có chánh đoạn. Trong năm duyên trên, luật nói: không nên chuyên vì ăn uống, trừ nhân duyên khác. Y bát, thuốc men thì được. Nay trong hạ có nhiều người vì xin lúa gạo vọng nói là y bát. Dù xin luật kết là chánh tội, hoặc do khúc mạng biệt tình, sai người xin đều không thành. Trong luật nói các điều thỉnh, đều là sai người có niềm tin thỉnh riêng. Nếu cha mẹ người khác, đồng trong Thập Tụng, vì chẳng phải lợi cho mình.

6. Đối sự ly hợp chỉ làm cho duyên trước, là ứng pháp, tùy bao nhiêu được hợp thọ nhất. Như sám hối Tăng tàn nhiều tội đồng pháp, thì trong văn nói đủ. Nên nói nay thỉnh pháp bảy ngày ra ngoài giới vì đàn việt thỉnh lại vì Phật sự, tăng sự, trở về lại an cư ở đây.

7. Huyền thọ. Nếu việc làm duyên hiện việc điệp thì làm, thọ ắt không thật sự, hư cấu thành duyên, nhờ vào lời xưa, giống như chưa thật liền xin pháp. Không thành phạm tội. Do việc hư cấu, hạn cục lạm dụng số ngày vọng bày pháp, vì không truyền trao nhau.

8. Dùng lẫn qua lại. Nghĩa là vì Phật mà thọ bảy ngày, đã dùng ba ngày lại có pháp sự, nên thông dùng cái khác thì không được, chắc chắn phải có bổn duyên, đâu có lỗi dùng chung.

Trong luật Thập Tụng, bạch còn lại ban đêm. Nghĩa là đồng một việc chưa rõ đêm tàn bạch dùng, chẳng gọi là việc khác. Nếu vốn dều nhân việc Tam bảo thì nhận. Tùy theo việc dùng đều được. Vì đều có pháp. Nếu việc Tam bảo sau đó sinh không phải duyên trước, Tam bảo và tạp duyên khác không khai. Vì vô tâm mà thọ, cho đến vì bày vật để thí. Sau khi thọ nhật, thọ thí xong, giữ người thọ giới lại cũng không nên ở. Vì không có phép nếu một nhà duyên chung, y theo tâm cho nên được.

Hỏi: Tăng trong giới này vì người bệnh, Tam bảo chỗ khác mà thọ nhật được không?

Đáp: Vì sinh thiện thì được

Hỏi: Tăng thứ lớp thỉnh được thọ nhật hay không?

Đáp: Luật chế hai lần thỉnh cũng được thọ chung.

Hỏi: Được thọ mà người khác xả thỉnh, có thọ nhật không?

Đáp: Tăng thứ lớp nên được, thỉnh riêng không được, vì chẳng phải tâm ban đầu của thí chủ.

9. Thọ lại, xưa giải thích trong một hạ khai ba pháp, sai đây không thành.

Nay nói: Được nhiều có trưng cầu, như sớ thuật, nhưng sự duyên đúng như pháp, bất luận bao nhiêu tất cả thông khai, nhất định là duyên phạm giới, một lần thọ không được, cho nên luật bày ra hơn hai mươi duyên.

Chỉ nói Phật chưa cho tôi bỏ việc như thế. Không nói không được lại đi. Lại y cứ làm việc. Ưa thích cha mẹ thì có bốn trọng, huống gì tạp thỉnh khác, liền bị hạn cục, Ngũ Phần chép: Nếu có thỉnh hay không thỉnh cũng phải ra ngoài giới. Tất cả cho thọ bảy ngày. Trong Thập Tụng nêu nhiều duyên bảy đêm. Văn nói: Nếu vì thân mình, hoặc vì thân người, hoặc không sai sử, hoặc sai sử thì nên đi. Cho mười bảy đêm, không cho hai mươi bảy đêm, nghĩa là một lúc hai điệp, hai mươi bảy ngày lần lượt trọng dùng. Nhưng kia có văn không thỉnh rộng ở Tứ Phần thọ lại không khai, văn không rõ, lý phải thông rõ.

Ngũ Bách Vấn chép: Thọ sáu ngày đi không đủ, bảy ngày trở về giới mình, sau đó lại đi, không cần thọ lại, đủ bảy ngày rồi mới thọ lại.

Trong Luận Minh Liễu nói được thọ, sớ giải nói. Trước xin bảy ngày việc xong về lại trong giới, ngày thứ tám lại xin bảy ngày ra khỏi giới mà ngủ. Luận này do Tam Tạng Chân Đế dịch, Trung quốc đích thân thừa nhận việc này. Thà được tự cầm một góc nhỏ, thấy thông bít ba ngàn Phật hóa?

Tôi đích thân thấy nghe người Trung quốc dịch ba tạng kinh và người Trung quốc đến nói: Phật diệt độ không có pháp trong một hạ ba lần thọ nhật, tùy việc như pháp đều khai. Ngoài ra rộng như trong sớ sao.

10. Y cứ theo sự ngắn dài. Dù làm việc trước chỉ một ngày hai ngày đều phải cần pháp bảy ngày. Luật nói: không kịp thì một ngày trở về cho thọ bảy ngày rồi đi. Ở một ngày cuối hạ. Cũng tác pháp bảy ngày, lập pháp định rõ, tác pháp nên như vậy. Nếu gần được trở về, do duyên qua đêm cũng phải thọ nhật.

11. Tăng ni khác nhau, trong luật Tứ Phần nói ni khai thọ bảy ngày không nói nhiều. Tăng-kỳ nói ni không có pháp yết-ma thọ nhật. Nếu việc tháp, việc tăng du hành thì thọ bảy ngày mà đi.

Gần đây, có người lạm đồng pháp tăng. Nhưng làm cho duyên đến ba pháp thọ nhật. Trong luật Tứ Phần không có văn, Tăng-kỳ đoán rõ đủ là chỉ về, không nhọc giải riêng. Cho nên khác nhau. Ni là người nữ yếu đuối không thể đi nhiều. Ngoại đạo thế tục hóa độ nghĩa sinh thiện rất ít. Nhưng khai bảy ngày cũng giúp duyên khác.

Tám việc xong, không đến có thành công. Do điệp duyên tạ, pháp cũng không thi hành thí mất pháp, tức phải trở lại giới. Không trở lại giới thì phá hạ. Luận Minh Liễu chép: Xin bảy ngày ra khỏi giới, rồi việc xong không trở lại, phá an cư phạm tội nhỏ. Luật Thập Tụng văn rõ không cho ở.

Ý của luật Tăng-kỳ cũng đồng.

Chánh gia pháp

1. Nói rõ pháp tâm niệm.

Luật Thập Tụng nói có năm loại người: là ở một mình tâm niệm thọ nhật, nếu trong giới có người chịu đến mà không đợi, thì tâm niệm không thành. Nếu đợi không được giới. Lại không có người đủ oai nghi thì tâm khởi miệng nói: tôi là Tỳ-kheo… này thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới vì việc này, cho nên trở lại đây an cư (nói ba lần). Đây gọi là không có Tỳ-kheo khai tâm niệm. Nếu có sa-di thì tác niệm nói xong lấy duyên sự, nay xin ra khỏi giới bảy ngày, nếu xong thì trở lại. Ông biết điều đó.

Luật Thập Tụng chép: lại năm chúng thọ nhật, bên năm chúng thọ. Y cứ theo đây phải là chúng cùng nhau làm, không thì nói như trước, Sa-di ấy thọ nhật như pháp riêng ở dưới.

2. Đối thú thọ pháp, oai nghi phải nghiêm trang, đối một Tỳ-kheo nói: Đại đức nhất tâm niệm, tôi Tỳ-kheo… nay thọ pháp bảy ngày ra ngoài giới, vì việc…, trở về lại đây an cư (nói ba lần). Nhưng hai pháp tâm niệm và đối thủ các hộ có văn, chỉ khai thọ pháp. Tương truyền y cứ theo văn bạch yết-ma. Tuy chẳng phải nghĩa của lời Phật nói nhưng y cứ không mất. Nếu thọ bảy ngày mà chưa dùng, qua bảy ngày dùng cũng được, vì bổn duyên còn. Nếu không có pháp tạ, không đồng thuốc bảy ngày kia đã hạn đủ, bệnh chuyển cho nên mất. Nếu bệnh ấy còn thì pháp còn. Đáp: do Phật chế định, như luận nói: uống bảy ngày bệnh còn được tiêu.

Hỏi: Ở đây xin bảy ngày có được tính đêm không?

Đáp: Không được, vì văn nói đến ngày thứ bảy phải về, không đồng với Thập Tụng. Vì trong văn kia thọ bảy đêm. Lại không được sửa nói bảy đêm, vì bộ khác nhau không đồng, cũng không được bỉnh Tứ Phần yết-ma. Dùng việc Tăng-kỳ xong. Đây đủ như trong pháp biệt hành của các bộ.

3. Nói rõ các pháp: Duyên làm đồng với trước dùng chung, như làm xong việc là duyên nửa tháng, một tháng mới hợp với yết-ma, không đồng với người còn đêm, do không đồng thọ thêm bảy ngày, duyên sự quan trọng nhất định phải báo. Lý không đình chỉ bèn dẫn bảy ngày để kéo dài. Dùng một tháng yết-ma. Đây tự làm nhiễm ô tâm, giáo có trị phạt. Ngoài ra đồng với việc dịch trước. Nay trong gia pháp có bốn loại khác nhau.

Văn yết-ma hai nhà ít thấy. Thứ ba là việc soạn yết ma của Quang Sư tăng thêm phần từ xin, cả thế gian đồng thực hành. Việc phải lược thuật. Nay học chánh tông phải y vào luật bổn, e rằng bên trong khất từ tăng thêm phần yết-ma.

Luật nói: Như bạch yết ma tác pháp. Nay đã không giống, nên biết chẳng phải giáo. Lại các bộ đều không có văn xin, không được y theo chấp trước, chỉ nên theo cương thuận giáo mà tụng.

Hỏi: Dùng yết ma cũ thọ nhật có được hạ không?

Đáp: Lẽ ra thành tuổi, tuy tăng thêm khất từ mà yết-ma, Thái Tông không có lỗi. Thứ tư là người y luật làm ra văn nói: Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu tăng phải thời đến, tăng bằng lo cho Tỳ-kheo… thọ pháp quá bảy ngày, mười lăm ngày ra ngoài giới, vì việc… xong trở lại đây an cư.

Trưởng lão nào bằng lòng chấp nhận Tỳ-kheo tên… thọ pháp quá bảy ngày, mười lăm ngày ra khỏi giới, vì việc…, xong trở lại đây an cư thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo tên… thọ pháp quá bảy ngày, mười lăm ngày ra khỏi giới, vì việc…, xong sẽ trở lại đây an cư rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc nên hành trì như thế. Pháp ngày một tháng y cứ theo trước, không được song tụng ngày 1.

4. Các tướng lựa chọn: nếu trong hạ nóng mà nhiều người thọ nhật, người đồng duyên thọ hai, ba người nên yết-ma cùng một lúc. Luật Thập Tụng khai cho. Nếu nương vào đại giới an cư, giới trường va trong tiểu giới khác thì không thành thọ nhật, vì chẳng phải là chỗ quan trọng của tâm. Nếu trước không có đại giới y vào già-lam kết, nếu sau kết hai giới, tùy theo giới thọ nhật đều thành, vì chẳng phải là chỗ đất quan trọng, dù vào giới trường không phá hạ mà lìa y, nếu vốn kết đại giới, tiểu giới ở già-lam lại y vào già-lam mà ngồi. Do Phật chế giới của y, nếu có thì không thành, thọ nhật không được. Chỉ được thâu lấy giới tướng, ngoài ra rộng như trong sớ, trên đây là nghĩa quyết, chẳng phải văn có.

****

THIÊN THỨ MƯỜI HAI: TÔNG YẾU TỰ TỨ

Chín tuần tu học (1 tuần 10 ngày) siêng năng tu đạo, trau dồi thân tâm. Nhiều người mê muội không tự thấy lỗi mình. Lý phải nên nhờ vào chúng tăng thanh tịnh chỉ dạy. Dù mình có tội, lúc tự tứ tăng nêu lỗi, bên trong rõ ràng không ẩn riêng, bên ngoài hiển bày có dấu vết.

Thân miệng ý nhờ vào người khác, nên gọi là Tự tứ.

Bởi vậy, bộ Ma-đắc-lặc-già nói: Vì sao làm tự tứ?

Vì làm cho các Tỳ-kheo không cô độc, mỗi người nhớ lỗi phát lồ sám hối tội lỗi. Vì hết lời điều phục làm cho thanh tịnh, vì tự ý mình ưa thích không có tội, cho nên chế ra ở cuối hạ. Nếu nói ở đầu hạ sáng chế nhóm họp, sẽ đồng với khoản lập yếu chín tuần, đồng tu xuất ly. Nếu nghịch tướng cử phát, sợ thành oán thù tranh chấp, lần lượt đua nhau phế đạo loạn nghiệp, cho nên chế ra hạ. Cuối hạ, vì ba tháng sách tiến tu hành, đồng trụ tiến nghiệp, nhưng nói mỗi nơi riêng biệt tùy phương đến, ắt có nghiệp ác tự không thể một mình tuyên, lỗi chướng đạo sâu, nghĩa không che lấp. Cho nên phải thỉnh chỉ dạy, vì có việc này. Cho nên luật cho an cư xong tự tứ. Tỳ-ni Mẫu chép: trong chín mươi ngày kiên trì giới luật và tu các điều lành đều không hủy mất hạnh trong sạch. Cho nên an cư xong tự tứ.

Đây là tự nói tha hồ cho người khác nêu tội, chẳng phải cho tự tứ là ác. Đây Tuy hiển bày có người không biết lạm dùng, tựu trung chia làm ba.

  1. Nói rõ tương ưng duyên nhóm họp.
  2. Phương pháp tự tứ
  3. Nói về các hạnh.

– Trong phần duyên nhóm họp lại chia làm hai

1. Nói về thời tiết: Nghĩa là có tháng nhuần, y vào nhuần an cư, ngày 1 tháng 7 tự tứ, không y theo tháng nhuần, theo Ma-đắc-lặc-già đủ chín mươi ngày thì tự tứ. Nếu tháng bảy nhuần thì tự tứ tháng 7 trước, chẳng phải an cư hạ trước, qua nhuần rồi đủ số chín mươi ngày thì tự tứ.

2. Nhân tranh luận thêm bớt tự tứ, như trong giới nói:

Tu đạo an vui kéo dài ngày tự tứ, được đến ngày 1 tháng 8. nhưng trong luật chỉ nói ngày 1, ngày 1 tự tứ. Cho đến trong phần y cấp thí phần thứ lớp thêm ngày 16 tự tứ. Trong phần thêm ba ngày trong ba tự tứ.

Luật nói: An cư xong tự tứ thì ngày 16 tháng 7 là cố định.

Luật lại nói: Tăng tự tứ ngày 1, ni tự tứ ngày 1, đây gọi là nương nhau hỏi tội. Cho nên chế ra ngày khác, và luận tác pháp ngày 3 thông dụng, khắc định nhất kỳ, nhất định ngày 16.

Nếu có nạn, như trong Ngũ Bách Vấn chép:

1/ Tháng tự tứ. 2/ Nói về ứng theo người đúng sai. Nếu người phá hạ không an cư, tuy không được tuổi hạ, còn cử tội nghĩa thông với lý nhất định, nương theo chúng tăng tự tứ, trị cử.

Luật Tứ Phần chép: Nếu người hậu an cư, theo người tiền an cư tự tứ trụ trì đủ ngày.

1/ Về phương pháp tự tứ, chia làm ba, tức ba người đến năm người trở lên, chia làm bốn:

  1. Nói rõ duyên khởi tăng nhóm họp.
  2. Tự tứ năm đức có tiến không
  3. Ni đến thỉnh tội
  4. Lược qua các việc

Trong phần duyên khởi tăng nhóm họp phải có từ năm vị tăng trở lên được bạch sai tự tứ. Phải hô chuông nhóm tăng. Mỗi người trải chiếu ngồi dưới đất, để cùng nhau cử tội. Vì ở trên giường tướng kiêu mạn không dứt. Luật nói: Không được ở trên tòa, không được ngồi dưới đất, phải lìa tòa tự tứ.

Luật Ngũ Phần chép: Đất bùn trải tòa cỏ mà tự tứ. Lại vén y bày vai phải, gối phải sát đất chắp tay. Trước dùng nước thơm rửa thẻ xướng số các lệnh đại đồng thuyết giới. Chỉ sửa đổi từ thuyết giới thành tự tứ. Cho đến sa-di cung phải nhóm họp ở tăng đường để đồng nghĩa với cử trị. Đợi xướng xong rồi mới bắt đầu được đi.

Cách tự tứ chỗ khác như biệt pháp có nói:

2/ Nói về năm đức có tiến không, chia làm hai:

  1. Pháp sáu người trở lên
  2. Pháp năm người

– Trong phần pháp sáu người trở lên lại chia làm bốn:

  1. Chọn người đúng sai
  2. Sai pháp chánh thức
  3. Hành sự năm đức
  4. Nghi thức đối tòa nói

1) Trong phần chọn người đúng sai, Luật Tứ Phần lấy đủ hai hoặc năm người nghĩa là không có thương ghét, sợ si, biết tự tứ, không tự tứ, đây gọi là năm đức tự tứ. Văn luật lai sai biết thời, không vì phi thời. Như thật không vì luống dối, lợi ích không tổn giảm, nhu nhuyến không thô bạo, từ tâm không tức giận. Đây gọi là năm đức cử tội. Mục đích làm cho hòa hợp, không tranh cãi có tội, không sai lầm.

Muốn làm cho ở trước người sám hối thanh tịnh đức tốt bên ngoài sáng sủa. Cho nên có thể khuyên dụ lìa phiền não. Vì muốn xin vật cho vui không muốn phi pháp. Cho nên sai hai người. Văn trong Tứ Phần không rõ. Trong luật Thập Tụng, Tăng-kỳ đều sai hai người làm pháp. Trong Ngũ Phần thì hai người trở lên cho đến nhiều người.

Tam Thiên Oai Nghi nói: Phải sai hai người, vì tăng tự tứ xong, tự mình hướng về xuất tội, không đợi tìm cầu người khác tự tứ. Vì người khác tăng không sai. Nay người hành sự có chỗ sai riêng. Đây chưa giống với các bộ. Lại sai người trẻ tuổi đánh kiền-chùy, phần nhiều không sinh thiện. Thập Tụng và Tăng-kỳ thì sai Thượng tọa có đức, sai hạ tọa đến chỗ Thượng tọa tự tứ.

2) Gia pháp sai khiến: Phải Thượng tọa sai hai người trong chúng, cả hai người đủ năm đức, không cần phải gọi đến đứng trước mà làm. Đây là biệt chúng, thường thường như vậy, phải ngồi thẳng trên giường của mình. Người làm yết-ma cầu dục vấn hòa, cách ấy nói là:

Đại Đức tăng xin lắng nghe tôi là Tỳ-kheo… nhận dục tự tứ của người kia.

Người kia việc tăng đúng như Pháp gởi dục tự tứ. Luật này tự tứ khai dục, không đồng với các luật khác. Cho nên dạy: người làm phải biết. Vấn hòa, đáp yết-ma tự tứ cũng có chung riêng như trên. Nên nói: Đại Đức tăng xin lắng nghe, nếu tăng phải thời mà đến, xin tăng bằng lòng cho. Tăng sai Tỳ-kheo… làm người nhận tự tứ, Trưởng lão nào bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo… làm người nhân nhận tự tứ xong. Tăng bằng lòng im lặng, việc này cứ hành trì như thế.

3) Pháp năm đức hành sự: Sai rồi liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, oai nghi nghiêm chỉnh đến trước Thượng tọa, duỗi tay xuống đất bạch rằng:

Đại đức tăng xin lắng nghe, ngày nay chúng tăng tự tứ. Nếu tăng phải thời mà đến, Tăng bằng lòng cho hòa hợp tự tứ, tác bạch như thế. Không nên đứng làm chúng riêng thì không thành. Nếu khi tăng sai người tự tứ, đáp rằng sai người nhận tự tứ, người yết-ma không được dùng chung pháp sau. Cho đến người năm đức đơn bạch trước hòa. Đáp rằng đơn bạch hòa tăng tự tứ yết-ma. Nếu trước đáp thẳng thì thông hòa hai pháp.

Kế nói rõ pháp làm tòa cỏ. Luật Tứ Phần chỉ nói lìa tòa, không nói tòa cỏ. Luật Ngũ Phần nói trải cỏ mà ngồi. Văn rõ y đó mà dùng. Lúc tự tứ, trước phải tìm cỏ khô, mềm, tùy theo được bao nhiêu người, để trước Thượng tọa, đến chỗ người năm đức hòa rồi, sai người trẻ tuổi theo thứ lớp làm. Người kia đến trước Thượng tọa quỳ thẳng nhận rồi, cho đến hạ tọa, đại chúng đông người, vào ba người giúp làm. Mỗi người lấy rồi trải ở trước tòa. Nếu Đại đức chúng chủ trải cũng được. Người năm đức đến trước tòa quỳ thẳng thừa: Tất cả tăng trải tòa cỏ, vén y bày vai phải, quỳ gối chắp tay. (Tăng đều y theo và xướng).

4) Pháp nói rõ đối tăng tự tứ, Tăng Nhất A-hàm nói: Như lai đồng với chúng tăng ngồi trên tòa cỏ, bảo các Tỳ-kheo: các thầy mỗi vị đến tòa cỏ, ta muốn thọ tuổi, rộng như trong kinh.

Tân Tuế: Kế đến là pháp chánh đối tăng tự tứ.

Một người trong năm đức đến trước Thượng tọa trải tọa cụ quỳ xuống. Người thứ hai trong năm đức lần đến trước thứ tọa đứng. (Đây là văn của luật Tăng-kỳ). Luật Tứ Phần chép: Nếu Thượng tọa thấy người năm đức đến liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, quỳ xuống vén y bày vai phải chắp tay, tất cả chúng tăng theo cách của Thượng tọa.

Luật Thập Tụng chép: Năm đức nhất tâm niệm, ngày nay chúng tăng tự tứ, con là Tỳ-kheo… cũng tự tứ. Nếu thấy tội, nghe tội, nghi tội, xin đại đức Trưởng lão vì thương xót con mà nói. Nếu con thấy tội sẽ đúng như pháp mà sám hối (nói ba lần). Thượng tọa về chỗ của mình. Người năm đức đến trước Thượng tọa thứ ba đứng. Người thứ hai trong năm đức ấy đứng trước Thứ tọa, tác pháp đồng như trên. Như thế dần dần đến hạ tọa, tùy theo lời nói xong rồi trở về tòa của mình. Luật khai người bệnh tùy theo chỗ ở mà an trú. (Y cứ theo đây không bệnh xong phải tự tứ). Nếu hai người năm đức tự tứ. Tăng-kỳ nói người năm đức mỗi người đến chỗ mình ngồi nên tự tứ. Không được đợi tăng xong, sau đó tự tứ, tức phá pháp của luật Thập Tụng. Nếu chúng tăng nói xong, người năm đức đến trước Thượng tọa nói: Tăng nhất tâm tự tứ xong, liền như thường lễ rồi lui (văn Thập Tụng). Nếu người năm đức và tăng nêu tội sáu nhóm, hoặc tự cúi đầu nói. Tăng nên xem xét kỹ càng. Mỗi người y theo thiên mà trị xong, sau đó tự tứ. Nêu người khác cử tội, suy xét đúng sai, so lường sự tình, chẳng có việc lạm dụng không. Y vào luật ngăn cản mà trị. Nếu sự thật là phạm nêu cội gốc không rõ, lại trị báng tội (cũng như trong chúng cương). Người năm đức nêu tội, bất luận hư thật, do vì tăng sai. Lại có tính buông lung, nêu thì thành hư.

– Gốc dễ sai lầm, tuy hợp cũng bị ràng buộc. Tình ở nơi lìa ác. Cho nên không vào hạn trị, không đồng người khác. Tăng không sai liền bày tội, sợ lạm đến người thanh tịnh. Lại bên trong không có đức, phần 12 nhiều không biết thời, lại sinh gốc đấu tranh, đâu thành chúng yên ổn. Cho nên hư thì kết báng. Nếu tăng đủ hai mươi người, tùy theo phạm tội mà cử. Nếu năm người trở lên nêu việc được xuất tội, thì lại đình chỉ bạch, y cứ theo không giống như trong pháp bốn người nói.

Ba vị ni đến thỉnh pháp xuất tội, nếu không có ni chúng đến, y theo thường tự tứ, không cần đồng thuyết giới, hỏi ni có không.

Nếu ni đến, nên tự tứ, trước nói khiến đứng ở chỗ mắt thấy, tai không nghe, chúng tăng tự tứ nếu đến năm, ba người thì lượng thời sớm tối khiến ni được trở về. Thượng tọa dặn người năm đức đồng với trụ trì ni tự tứ. Phải bảo đến trong tăng lễ dưới chân, rồi sai nói ba việc thấy, nghe, nghi như trong phần biệt pháp có nói rõ. Đại chúng im lặng hồi lâu, Thượng tọa bảo ni rằng: Đại chúng thượng hạ mỗi người đều im lặng, người không nói thấy tội, là do ni trong không khuyết phạm, bên ngoài được thanh tịnh, mỗi người thanh tịnh, siêng năng hành đạo.

Cẩn thận đúng như pháp mà tự tứ, về chùa phải truyền lời dạy này nói cho ni biết, ngoài ra đồng với pháp ni. Đó gọi là pháp Bạch Nhật.

Thời nay phần nhiều ở đêm 1 hoặc đêm 1 tự tứ. Nếu ni ngày hôm sau đến hô chuông nhóm tăng, người không đến đòi dục, đại chúng nhóm họp rồi, ni đến trong tăng oai nghi như thường, thỉnh cầu ba việc. Ngoài ra, đồng như việc chỉ dạy ở trước.

Hỏi: Đây chẳng phải là phép của tăng, sao phải nhóm họp hết cầu đòi dục?

Đáp: Vì ni y vào tăng sai kháp cử tội. Nếu một người không biết thì không thành tự tứ. Cho nên Luật nói: Nếu tăng không đủ hoặc không hòa hợp thì sai hỏi lễ bái, không đắc pháp tự tứ. Chỗ đã có tăng, thông phải cử trị không lạm. Cho nên phải nhóm họp. Trong phần giáo giới ở luật Tăng-kỳ, vốn không có pháp yết-ma, cũng làm cho tùy duyên thuyết dục xong, sau đó giáo giới, ấy là pháp tăng, lý không nghiêng lệch, cho nên nay tăng ni tự tứ đồng là pháp tăng, y theo dùng không nghi.

Trong Bách Vấn chép: Cuối hạ ni đến thọ tuổi. Nếu hai ni trở lên thì được, còn một ni thì không được, vì ni một mình ra khỏi giới thì phạm tội trọng.

Nói rõ lược thuyết tạp hạnh, nói lược thuyết là: nếu có tám nạn duyên khác, như trong phần thuyết giới có nói. Phải lượng tăng nhiều ít, khó đến xa gần. Nếu tăng đông mà trời nóng vừa chật hẹp, minh tướng sắp mọc, thì phải sai người năm đức ở bên vài ba vị Thượng tọa nói ba lần. Ngoài ra, chúng tăng một lần nói liền thôi. Hoặc một người thọ hai người tự tứ, quỳ xuống phải ở giữa, hai bên phải trái để lấy. Đồng thời phải một lần nói chỉ dạy làm cho đại chúng nghe biết. Luật nói: Không được lén nói ự tứ. Nay hoặc hai người có năm đức cùng một lúc mỗi người tự tứ, đó là phi pháp. Trong luật nói một lúc tự tứ thì náo loạn. Phật bảo mỗi người thứ lớp từ Thượng tọa tự tứ. Luật Thập Tụng nói. Phải theo Thượng tọa tự tứ, không được nghịch làm thứ lớp và làm người bố trí như pháp ích thực, đồng thời siêu việt xướng chung, v.v…

Luật Tứ phần chép: Nếu là cấp nạn như giặc thì không thể nhàn chậm. Người năm đức đến trước Thượng tọa quỳ bạch rằng: Nay có việc nạn không được nói một lần. Nên phải làm yết-ma mỗi người, nói ba lần.

Văn nói: Đại đức tăng xin lắng nghe, nếu tăng phải thời đến, tăng bằng lòng cho tăng nay mỗi người cùng ba lần nói tự tứ, tác bạch như thế. Mỗi người liền đối với người khác nói ba lần. Văn đồng với pháp trước. Việc nạn đến gần, nếu muốn lại nói một lần cũng phải đơn bạch. Vì tự tứ này không đối với năm đức, tiến chẳng phải không có lý do. Cho nên phải yết-ma làm cho chúng đồng nghe. Chẳng phải loại trước, lược không cần cáo bạch. Vì đích thân đến chỗ người năm đức, nhiều ít lượng thời, vì được tự tại. Luật Tứ Phần nói có sáu loại được thuyết nạn thứ sáu, sơ cấp khai thẳng mà đi.

Hai là nói về tạp sự kết tiểu giới ngồi vòng tròn tự tứ. Việc đã ít, nên không xuất. Trên hết nói về pháp tăng sáu người, thuật đủ như trên. Kế nói về pháp chúng năm người đòi dục thì không khai. Hỏi hòa đáp xong liền bạch nhị sai. Một người năm đức xong, lại sai người thứ hai không được điệp hai người một lúc đồng pháp. Cho nên vì ngời không vào số tăng. Khi lấy tự tứ một người năm đức đồng ngồi với tăng, một người năm đức chuyển dần lấy tự tứ. Nếu đến chỗ ngồi hai người cùng nói. Ngoài ra đồng với pháp trước.

Bốn người trở xuống đến đối thú, phải họp hết cả giới trường, không được thọ dục, bốn người đối với một người nói riêng.

Các Đại đức nhất tâm niệm! Ngày nay chúng tăng tự tứ, tôi Tỳkheo… thanh tịnh (nói ba lần). Người khác cũng nói như trên. Nếu hai người đối thú, chỉ nói Đại đức nhất tâm niệm, ngoài ra từ đồng với trước. Nếu phạm tội ba-dật-đề trở xuống, bất luật tự nói nêu ra sám hối trước, rồi tự tứ sau. Nếu bốn người trở lên phạm pháp thâu-lan-giá, chỉ vào trong thuyết lan-già cho đến trong thuyết Tăng tàn. Vì trao nghĩa không trị phạt. Nếu y theo Thập Tụng bạch xong đợi tăng đủ như pháp mà trị, không nên phá tự tứ. Trong phần thuyết giới của Luật Tứ Phần nói tự 1 phạm tội, nên báo cho tăng, sợ ngăn thuyết giới, bảo tâm niệm phát lồ. Sau đó được nghe giới. Đã đủ là tịnh hạnh, chúng pháp nhiếp trị công bằng, y cứ theo dùng không ngại, lý phải hợp với điều phạm, vì chúng không đủ thì không được trị. Người khác thanh tịnh, trong đây miệng nói. Nếu người không thật kết phạm, tùy phạm ba lần ba-dật-đề.

Không đồng thuyết giới im lặng, vọng tùy tội kết cào.

Nếu pháp một người, luật nói: nên ở chỗ thuyết giới quét rưới nhà rồi trải ngồi. Dụng cụ như bình nước đầy, xà-la, v.v… đợi Tỳ-kheo khách. Nếu không đến nên đến trước tháp miếu oai nghi trang nghiêm, tâm niệm miệng nói: Ngày nay chúng tăng tự tứ, tôi Tỳ-kheo… thanh tịnh (nói ba lần), phạm khinh Đột-cát-la, tâm nệm sám hối xong tự tứ. Nếu cố phạm Đột-cát-la trở lên, nghĩa không trị phạt và phát lồ thì không hợp với nghĩa tự tứ. Ngoài ra y như trước.

Nói về tạp tướng.

Hỏi: Đối tăng tự tứ nói thấy tội sám hối đối thú tâm niệm đều nói thanh tịnh, vì sao?

Đáp: Trong tăng thông có nghĩa trị phạt, gia pháp để được đầy đủ.

Người khác tuy có cử trị, nhiếp trị chưa có khả năng được hết.

Nhưng chỉ nói thanh tịnh cử tâm ứng tăng.

Hỏi: Tự tứ xong có được thuyết giới hay không?

Đáp: Theo Luận Minh Liễu trước thuyết giới, sau tự tứ.

Luật Tứ Phần: Tự tứ tức là thuyết giới.

Hỏi: Tự tứ được tác bạch trước người chưa thọ giới cụ túc không?

Đáp: Trong Luật bảo đến chỗ không thấy không nghe làm yết-ma tự tứ. Nếu không chịu tránh đi, tăng tự đến chỗ không thấy nghe mà làm. Trong luật nói nếu người khác. Và tăng tự tứ xong có khách đến, nếu ít thì nói thanh tịnh, nhiều thì nói là thuyết.

Nếu hai người tác pháp rồi lại có ba người, pháp tăng tự tứ. Hai người đến lại đồng đối thú. Như trước trình bảy rõ.

Hỏi: Ngày 1 tự tứ rồi được ra giới không?

Đáp: Không được, phá hạ lìa y vì phần đêm chưa hết, thọ nhật đủ đến ngày 1 tháng 7 cũng phải trở lại giới. Vì ban đêm không đắc pháp.

Văn nói: Đến bảy ngày trở lại.

Hỏi: Giới này an cư, tự tứ chỗ khác được không?

Đáp: Tăng-kỳ nói không được sẽ kết phạm tội.

Hỏi: Người tiền an cư tự tứ xong hạ phân chia được vật, người hậu an cư có được vật không?

Đáp: Luật bảo nhận vật, ngày khác phải đủ. Nếu chia phòng xá, đồ nằm cũng cho vì chưa đến cố nhận.

Hỏi: Một lần nói, hai lần nói tự tứ chẳng có nạn duyên có thành không?

Đáp: Không thành. Trong luật nói nhóm Tỳ-kheo, sáu vị một lần nói, hai lần nói, lén nói, nói nhanh, không ở chỗ tự tứ, đi mà không ngồi, hoặc không nói Phật quyết không nên. Luật Tứ Phần nói: Tỳ-kheo trẻ không biết pháp tự tứ. Hòa-thượng xà-lê vời đến dạy. Nếu lại quên, thì nên nói từng câu. Hỏi tuổi trẻ dạy bảo như thế, còn người già thì sao?

Đáp: Cũng đồng với cách của tuổi trẻ.

Cho nên trong luật nói A-nan nhiếp chúng không có pháp, Cadiếp quở trách trẻ tuổi, A-nan nói: nay tôi bạc đầu sao gọi là thiếu niên trẻ tuổi?

Đáp: Ông không khéo quan sát việc, nên giống như trẻ tuổi.

Người già ngu pháp há không ví ư?

Hỏi: Trong giới tiền hậu an cư, tự tứ là thế nào?

Đáp: Tùng an cư nhiều người tự tứ.

Hỏi: An cư xong cần lìa chỗ cư của mình hay không?

Đáp: Luật nói an cư xong không đi thì phạm tội.

Tỳ-ni Mẫu nói: Tỳ-kheo an cư xong nên dời chỗ khác, nếu có duyên không được đi thì không phạm.

Nếu người duyên không có ra khỏi giới một đêm, về lại không phạm.

Ngũ Phần nói: An cư xong không đi dù một đêm cũng phạm xả đọa. Nếu không tác bạch thỉnh hạn, nếu không nhận chỗ thỉnh thì được ở. Tăng Nhất chép: Bảo các Tỳ-kheo hằng một chỗ, chỉ có năm phi pháp, ý thích phòng xá, vật chất. Lại đắm trước tài sản, sợ người đoạt lấy, hoặc phần nhiều họp tài vật tham đắm, thường cùng người tại gia đi lại, trái với điều này được năm công đức.

Pháp y ca-hy-na: Luận Minh Liễu dịch là kiên thật, có thể hoặc nhiều y, y không bại hoại. Lại gọi là nan hoạt, vì người nghèo lấy sống vì nạn. Bỏ ít tài vào y công đức này hơn. Như lấy đại y Tu-di thì cho. Hoặc nói kiên cố, hoặc gọi là ứng phú, xưa dịch là y thưởng thiện phạt ác. Thưởng người tiền an cư, hậu an cư không được. Cũng gọi là y công đức. Vì tăng chúng cùng thọ y này lại được năm lợi công đức.

Tựu trung chia ra năm loại:

  1. Thời tiết thọ y
  2. Y thể đúng sai
  3. Chọn người khác nhau
  4. Phương pháp thọ y
  5. Xả y tiếng không, đồng thời nêu ra các tướng.

1). Nói rõ lúc thọ y: Luật Tứ Phần nói: An cư xong nên thọ y công đức, thì người trên an cư ngày 16 tháng 7 thọ, đến ngày 1 tháng 12 xả. Cho nên văn nói: Đến tháng mùa Đông xả. Như thế cho đến ngày 1 tháng 8, hằng ngày cũng được thọ y, cho nên văn nói, tức ngày đến không qua đêm. Nghĩa là ngày được y liền thọ, không được qua đêm. Cho nên luật Thập Tụng nói: Nếu ngày đầu tháng (còn là ngày 16 tháng 7) được y, tức là ngày thọ. Nếu hai ngày, ba ngày cho đến ngày 1 tháng 8 cũng vậy. Ngũ Phần nói thọ có ngày 30, xả cũng là ngày 30. Người kia chỉ được lợi bốn tháng, không đồng với Tứ Phần có năm tháng lợi.

Tỳ-ni Mẫu nói: Ngày 16 tháng 7 nên thọ, nếu duyên sự không kịp, qua ngày 1 tháng 8 thì không được. Trong lúc xả cũng giống đủ năm tháng xong, yết-ma xả. Người thọ vào ngày 16 tháng 7 được lợi một trăm năm mươi ngày. Người thọ ngày 1 tháng 8 được lợi một trăm hai mươi ngày, trung gian chuyển xuống có thể so sánh mà biết.

Thập Tụng hỏi: Thọ y công đức xong, quan làm tháng nhuần, tùy số ngày an cư lấy đủ, thì không được xếp vào nhuần.

2). Nói rõ y thể. Luật Tứ Phần nói: nếu được y mới, hoặc đàn việt cúng y, hoặc y phẩn tảo, sếp y mới tác tịnh. Nếu đã giặt xong nhận tác tịnh, tức ngày đến không qua đêm, không vì tà mệnh mà được. Không vì dua nịnh mà được, không vì tướng mà được, không vì kích phát mà được, không xả đọa. Người tịnh ứng pháp một vòng có duyên, năm điều là mười bức. Nếu quá số điều ấy, nên tự giặt nhuộm, căng ra sửa sang cắt làm mười bức may sửa.

Lại nói: Không được y nhuộm đại sắc, cho dùng mầu ca-sa. (Đây nói là không chánh sắc).

Luật Thập Tụng chép: Nếu không cắt, giảm lượng không xếp bốn góc. Nếu cũ mục nát, che đậy người chết, đến mồ mà lấy (Tứ Phần nói là y phẩn tảo, chẳng phải y người chết) và từng thọ làm y ca-hy-na thì không thành, nếu xếp lá y thì được thành.

Bộ Ma-đắc-lặc-già nói: thọ ba y của Tỳ-kheo qua đời, thọ dụng ba y và y cũ thì không thành. Nếu khi cấp thí y thì y thành thọ. Luật Tăngkỳ chép: chưa hề thọ dụng ba y được làm. Luật Ngũ Phần nói nếu giặt nhuộm may không đúng pháp, hoặc nhỏ, hoặc lớn, hoặc y gấm, hoặc chưa tự tứ xong mà thọ, hoặc tham lợi dưỡng cố xả, năm việc đều không thành. Trái lại với trên thì thành thọ. Luật Thiện Kiến nói: nếu y của bảy chúng thì được thọ.

Hoặc trong ba y tùy thọ một, hai y thì được, luật Tứ Phần nói: phải vần bên, thắt làm móc thì được thành thọ.

3) Chọn người khác nhau. Trước nói về người thọ, sau nói về người trì.

Luật Tứ Phần chép: Không ở trước tăng mà thọ (nghĩa là cho người thế tục) Hoặc có nạn, hoặc không có Tăng-già-lê, hoặc tăng thọ y như pháp. Mà người kia ở ngoài giới, đều không thành.

Thiện Kiến nói: Người trên an cư được thọ. Nếu người hậu an cư phá an cư, tăng giới trường khác không được thọ lợi. Nếu chỗ này Tăng ít không đủ năm vị, thì được dự tăng ngoài thỉnh, tăng ngoài giới đủ số thì thành thọ. Tăng giới trường khác không được thọ lợi. Nếu trụ xứ có bốn Tỳ-kheo, một sa-di an cư gần xong, vì sa-di thọ đại giới được đủ số thành thọ. Người mới thọ giới cũng được năm lợi. Một Tỳ-kheo bốn sa-di cũng lại như vậy.

(Vì sa-di hạ tọa có công) Nếu trụ xứ tuy có năm người không giải mà thọ y được thỉnh, người ở giới trường khác biết pháp tăng đến làm yết-ma thọ y. Người ở giới trường khác tự không được thọ.

Luật Thập Tụng chép: Chư Tăng ở giới trường khác muốn thọ y, không thể được. Mỗi người giải giới của mình đồng kết thọ xong. Sau đó, kết riêng người xả thành xả, người không xả y vào lợi, người phạm Tăng tàn, người ở riêng học sám hối, người tẫn sa-di, v.v… không thành thọ.

– Nói về người trì y: luật Thập Tụng chép: Người giữ y đủ năm đức như không thương, v.v… nghĩa là biết được thọ hay không được thọ, phân minh rõ ràng. Luật Thiện Kiến nói: Nếu nhiều người đem đến y công đức nên thọ một y, ngoài ra đồng với vật rẽ nên phân. Vật nặng thuộc bốn phương tăng, nếu thì chủ nói trì ba y tác cho hết, người trì y tùy ý thì chủ. Nếu yết-ma y ca-hy-na cho y hư. Nếu y hư phần nhiều cho người già, trung niên y hoại. Nếu người già phần nhiều cho người lão trung nhiều hạ, không được cho người keo kiệt.

Minh Liễu Luận Sớ chép: Khi mới kiết hạ an cư, muốn thọ y cahy-na thì phải bạch tăng: Tôi muốn thọ y, Tăng xem người này không tham cất tài vật, có lòng từ bi, thích làm việc bố thí. Tăng có thể cho, nếu không như vậy thì không cần cho phép.

4). Phương pháp thọ y: Trước may pháp y, sau nói rõ cách thọ.

Luật Tứ Phần chép: Nếu được y chưa thành nên ở trong Tăng sai Tỳ-kheo bảo may. Nếu được thì thành. Nên thọ đúng pháp.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu y chưa thành nên gọi tất cả Tỳ-kheo cùng may thành, không được nói đạo đức làm giữ nạn. Chỉ trừ người bệnh không được may. Phải may lộn, cho nên phải siêng năng. Y này Chư Phật đều khen. Xưa, Phật Ca-diếp có một vạn sáu ngàn Tỳ-kheo vây quanh cùng may. Các bộ nói may y phải có pháp rõ ràng. Thời nay có người nhiều là đã thành. Có lược không xuất.

Nói về chánh thọ. Nên lấy lớp ngang hai thước một xuyết. Năm xuyết như thế bỏ ở trong rương ở trước Thượng tọa. Luật Tăng-kỳ nói nên gấp lớp y bỏ trong rương rồi rưới hoa lên.

Nói về hòa tăng thọ y: Nên hô chuông nhóm tăng, chọn người phá hạ, người không an cư, người phạm Tăng tàn. Những người này bảo ngồi một chỗ. Vì không đồng thọ y. Ngoài ra người hợp thọ cùng ngồi một chỗ. Tuy ngồi riêng hai chỗ, phải đồng chúng pháp, tức phải đợi dục hỏi hòa đáp nói yết-ma thọ y ca-hy-na. Thượng tọa bạch rằng.

Đại Đức Tăng xin lắng nghe: Hôm nay, chúng tăng thọ y công đức, nếu tăng phải thời mà đến, tăng bằng lòng cho tăng nay hòa hợp thọ y công đức, tác bạch như thế. (bạch như thế xong cho hai Tỳ-kheo nên hỏi rằng ai giữ được y công đức) (Đáp: mỗ giáp giữ được.)

Nên làm yết-ma rằng: Đại đức tăng xin lắng nghe ! Nếu tăng phải thời mà đến, tăng bằng lòng cho, tăng sai Tỳ-kheo… vì Tăng mà giữ y công đức, tác bạch như thế. Đại đức tăng xin lắng nghe ! Tăng sai Tỳ-kheo… vì Tăng giữ y công đức, Trưởng lão nào bằng lòng tăng sai Tỳ-kheo… vì Tăng giữ y công đức thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì nói. Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo… vì tăng giữ y công đức rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này nên thọ trì như thế. (Người kia đứng khỏi dậy chỗ ngồi lễ chân tăng, ở trước Thượng tọa quỳ chắp tay, phải yếtma giao y cho).

Đại Đức Tăng xin lắng nghe ! Trụ xứ này tăng được chia y, nên chia y cho hiện tiền tăng. Nếu tăng phải thời mà đến, tăng bằng lòng cho, Tăng giữ y cho Tỳ-kheo… Tỳ-kheo này phải giữ y này, vì tăng thọ làm y công đức, ở trụ xứ này giữ, tác bạch như vậy. Đại Đức Tăng xin lắng nghe. Tăng ở trụ xứ này được chia y, nên chia cho hiện tiền tăng, nay Tăng giữ y này cho Tỳ-kheo… Tỳ-kheo này phải giữ y này vì tăng thọ làm y công đức, ở trụ xứ này giữ. Trưởng lão nào bằng lòng cho tăng giữ y này cho Tỳ-kheo…, Tỳ-kheo này phải giữ y này vì Tăng thọ làm y công đức, giữ ở trụ xứ này thì im lặng. Ai không bằng lòng thì nói, Tăng đã bằng lòng giữ y này cho Tỳ-kheo… Thọ làm y công đức rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này nên thọ trì như thế. Người kia nên đứng dậy cầm rương y đến trước Thượng tọa quỳ thẳng đội đầu rồi trao cho Thượng tọa. Thượng tọa cũng đội đầu. Như thế ba lần, lại đặt rương trước Thượng tọa. Tay trái bỏ trừ hòa rồi, tay phải cầm y bỏ trong tay trái hai thước cho phép lại lấy một lớp. Như thế bốn lớp đều đặt trong tay trái đến trước Thượng tọa. Thượng tọa thấy đến liền quỳ xuống duỗi tay ra, tay phải người ấy lấy lớp vải trao cho Thượng tọa. Lại đi thu xếp đưa cho Thượng tọa thứ hai. Như thế lại đi hết đệ tử Thượng tọa. Người kia giao phó y xong lại đến phía dưới Thượng tõa thứ hai, tay cầm y miệng nói: y này chúng tăng sẽ thọ làm y công đức. Y này nay chúng tăng thọ làm y công đức. Y này chúng tăng đã thọ làm y công đức (nói ba lần). Các Tỳ-kheo kia nên nói rằng: Người thọ này đã kheo nhận, trong đây tất cả công đức, danh xưng thuộc về tôi. Mỗi người nói như thế xong, đáp nói vậy.

Lúc đứng đây, đến trước Thượng tọa đệ tử tay phải cầm y để trong tay trái. Như thế bốn lần nhiếp lấy xong. Đến trước Thượng tọa thứ năm lại như cách của Thượng tọa đệ nhất. Như thế cho đến hạ tọa xong, trở về đến trước Thượng tọa cầm y hướng về Tăng quỳ xuống bạch: Nay tăng hòa hợp thọ y công đức đã xong.

Nói về tạp tướng xả y, trong luật Tứ Phần chép: Cho bằng tháng tư mùa Đông nên ra. Có hai loại xả:

  1. Tỳ-kheo giữ y công đức ra ngoài giới ngủ.
  2. Chúng tăng hòa hợp ra.

Lại rộng rõ ra phải tầm mất pháp xả. Nay nói người hòa hợp ra.

Luật nói: Tăng nhóm họp hòa hợp, người chưa thọ giới đã ra, người không đến có thuyết dục, nay tăng hòa hợp để làm gì ?

Đáp: Yết-ma xuất Y công đức.

Đại Đức Tăng xin lắng nghe, hôm nay chúng tăng xuất y công đức. Nếu Tăng phải thời mà đến, tăng bằng lòng cho tăng nay hòa hợp xuất y công đức, tác bạch như thế. Tăng-kỳ nói có nhiều cách xả, đến ngày 1 tháng chạp không xả, đến ngày 16 tự nhiên xả. Các bộ khác có tám loại, mười loại. Mỗi bộ hễ trái với bổn tâm đều thành xả.

Kế nói về năm lợi thông bít. Trong luật nói thọ y này nên cất chứa của cải lâu dài lìa y ngủ, trái thỉnh ăn biệt chúng.

Trước khi ăn, sau khi ăn, đến nhà người, mỗi người tùy tướng nói rõ.

Chứa y lâu, bắt đầu từ sau ngày 16 tháng 7 thọ, đến ngày 1 tháng 12 một lúc thuyết tịnh, ngoài ra có thời phi thời nhiếp nhau, cũng như tùy tướng thuyết Kinh Tư Ích chép: Bồ-tát có bốn pháp, không có điều  gì mà sợ, oai nghi không thay đổi.

  1. Mất lợi
  2. Tiếng xấu
  3. Hủy nhục

Khổ não

Được lợi tâm không cống cao, mất lợi tâm không lo mất, trong tám pháp tâm ấy bình đẳng, vì quyết định nói tội phước nghiệp không mất.

Tứ Phần Luật San Phồn bổ khuyết hành sự sao quyển thượng hết.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12