TỨ PHẦN LUẬT SAN PHỒN BỔ KHUYẾT HÀNH SỰ SAO
Sa-môn Thích Đạo Tuyên trụ Chùa Sùng Nghĩa, ở Kinh Triệu soạn Thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN THƯỢNG
(PHẦN 3)
THIÊN THỨ TÁM: DUYÊN NHÓM HỌP THỌ GIỚI
Thọ giới là vượt lên dòng uế phàm bỉ, vào giai vị báu của Thánh chúng. Tâm đã cung kính bao la, cho nên duyên cũng nhiều. Vì duyên nhiều, nên pháp sự rất khó. Vì khó biết nên lý phải rõ, mà tình thế trần nhiễm thường hôn mê giáo pháp, là sư hay thợ, thật khó hay thật dễ. Nhưng do tập tục sống thường ngày, không suy nghĩ, theo cũ đổi mới, buông lung không biết, làm loạn chân giáo kia. Hoặc chỉ cầm văn kính tụng. Chẳng tướng chẳng biết, hoặc trước chịu sự ngăn cấm của pháp tăng rất mực. Hoặc kiết giới mịt mù rơi vào thành không lộn xộn. Hoặc tăng số khinh ghét không thể sinh lòng tin, hoặc y bát mượn tự là phi pháp. Các sư như thế bỉnh ngộ rất khó, luống uổng thọ nhận, phí công lao nhọc một đời. Đời sau còn như vậy, mãi mãi không có ngày ra khỏi, cho nên Kinh Đại Tập chép: sau khi ta diệt độ người không có giới đầy khắp thiên hạ. Lời này rất đúng, cần phải tường tận luyện một thọ đã khó không nên làm lại. Cho nên hiển bày dạy.
Cho đến căn cơ y theo.
– Trước nói rõ về đủ duyên thọ giới, sau đó thêm giáo pháp
Phần thọ giới cụ duyên, có năm duyên.
Có thể thọ có năm:
1. Nhân đạo. Vì chỉ có loài người được thọ, còn đường khác thành khó.
Luật Tăng-kỳ nói: Nếu dưới bảy mươi tuổi mà không thể làm việc thì không được thọ, nếu quá bảy mươi tuổi khi xuất gia lỗi, một bề không hợp.
Nói rộng như trong pháp Sa-di
2. Các căn đầy đủ. Nghĩa là thân đầy đủ các thứ ác, bệnh hoạn mù điếc trăm thứ cản ngăn.
Trong luật bày rộng ra một trăm bốn mươi bệnh đều không ứng pháp, y cứ theo để cầu, thì người điếc câm cuồng loạn định không phát giới. Ngoài ra thông lạm có được mà không được, như nghĩa trong sao.
3. Thân khí thanh tịnh, nghĩa là người tục đã đến cho đến sắp thọ, không có lỗi tạm như mười ba nạn.
4. Tướng xuất gia đủ như trong luật nói. Phải cạo tóc, đắp cà-sa, bình đẳng với người xuất gia.
5. Được chút phần pháp, nghĩa là từng thọ mười giới.
Luật nói: Không cho giới Sa-di và người thọ cụ túc được giới, mắc tội
Thứ hai là nói về sở đối, có sáu:
1. Kiết giới thành tựu. Vì yết-ma nhất định y vào pháp giới, nếu tác không thành, đó là pháp không thành tựu.
Cho nên phải rõ về giới tướng, khéo đạt thông đúng sai, hỏi nguyên kết là ai, biết rõ không lạm, mới có thể y cứ theo, không như vậy thì xả và kết lại. Trước đây, người hành sự phần nhiều không vâng theo dùng, liến kết tiểu giới ngoài chùa, như thế là phi pháp. Như trên đã rõ, phải có duyên này. Kết đại giới không sáng sủa. Theo Tỳ-ni Mẫu nói: Kết thẳng tiểu giới không lấy đại giới vây quanh, cũng không được thọ. Các sư Trung quốc hành sự thọ giới phần nhiều có tôn trọng. Cho nên trong luật nói: Hễ có người thọ, thì phần nhiều tác pháp trong sông thuyền.
Người hỏi duyên cớ đó là gì?
Đáp: người kết giới như pháp ít, sợ biệt chúng phi pháp không thành thọ giới. Việc khác dung tha có thể làm lại.
Không thành không nhiều lỗi mất.
Hễ muốn nối thạnh hạt giống Phật, làm ruộng phước cho đời thọ giới cụ túc, không nên khinh thường. Cho nên trong chỗ tỉnh sự sẽ thành tựu.
2. Tăng được bỉnh pháp, vì yết-ma chẳng phải người khác bỉnh.
3. Số đủ đúng như pháp. Nếu thiếu một người thì phi pháp Tỳ-ni, nay nói thiếu, chẳng gọi là đầu số không đủ. Nghĩa là tác pháp đến lúc duyên khởi biệt chúng phi pháp như đủ số rõ ràng.
Văn nói: Từ nay về sau mười vị tăng thọ giới cụ túc. Đây là y cứ cứ vào trung quốc để rõ, phương bên cạnh không có tăng, khai cho năm vị trì luật được thọ. Nếu sau này có tăng dùng bổn khai pháp được giới bị tội. Đây đã nói trong luật Thập Tụng.
4. Trong giới nhóm hết, hòa hợp.
Văn nói: Vì không phương tiện thì mắc tội riêng chúng
5. Có bạch tứ giáo pháp, thì trừ điên đảo lầm lẫn nói không rõ.
6. Duyên riêng đầy đủ: Trong văn nói không có y bát, và người muộn không gọi là thọ cụ túc.
– Thứ ba phát tâm xin thọ.
Trong văn nói: Người không xin, người vô tâm thì không thành.
– Thứ tư là tâm Cảnh tương ưng:
Văn nói: Người cuồng ngủ say vô tâm mà thọ là tâm không thích đáng cảnh. Lại vì văn nói. Bạch bốn lần yết-ma không như bạch pháp tác bạch, không như yết-ma tác pháp, và tăng trước phi pháp, không làm cho người thọ khởi tâm thì cảnh không gọi là Tâm. Tát-bà-đa chép: Nếu đặt trọng tâm thọ, thì có không giáo. Nếu Khinh Tâm thọ, chỉ có giai ấy chẳng phải không giáo.
Thứ năm: Sự thành rốt ráo bắt đầu theo thỉnh sư. Cuối cùng đến bạch tứ, chín pháp đến đi một mảy không trái. Các giới chẳng diệt chúng, Tăng chẳng phải không đủ, yết-ma không phải sai người thọ, tâm chí thành thì thành thọ. Nếu trái với trên thì thành phi pháp, nay dẫn văn làm chứng.
Mẫu Luận nói: có năm duyên được thành:
- Hòa-thượng đúng như pháp
- Hai vị A-xà-lê đúng như pháp
- Bảy vị tăng thanh tịnh
- Yết-ma thành tựu
- Chúng tăng hòa hợp gởi dục.
Đa luận nói: Nếu người thọ là tại gia chỉ thọ năm giới và tám giới, xuất gia thọ mười giới. Tùy năm giới, phá một giới trọng thì thọ tám giới không được, cho đến không được thọ giới cụ túc và làm Hòa-thượng, tức trong mười bà nạn thuộc về nạn đầu. Ắt có người thọ trước y cứ theo duyên trên, nhất định không kham nhiệm.
Thánh giáo không cho
Trong phần hai gia pháp chia làm hai:
1. Đầu tiên là duyên khởi phương tiện, kế là nói về thể dụng.
Nếu phương pháp nhóm tăng yết-ma như trong thiên trước cho nên nói rõ lại
Vì là chuyện lớn, trong duyên có mười:
Một người thọ đắc pháp và không có bốn luật nói rõ cần phải mười giới lần lượt cho thọ giới cụ túc, trong văn nói không cho thọ mười giới thì chúng tăng phạm tội.
Đa Luận nói: Sở dĩ chế ra mười giới vì để hun đúc quen với Phật pháp, không đồng với ngoại đạo thọ một cách mù mờ, Phật pháp không phải như vậy, giống như biển lớn sâu dần, vào dần.
2. Nói về pháp thỉnh sư:
Trước thỉnh Hòa-thượng, lấy đắc giới làm căn bản. Nếu không có người này thì thừa học không có lý do, thiếu dẫn dắt không sinh trưởng, thì cần phải thỉnh.
Luận Thiện Kiến nói: Vì không thỉnh cho nên tạo nhiều phi pháp, các sư quở trách.
Trái lại nói: Cầu thỉnh Đại đức vì con làm Hòa-thượng Phật do đây mà chế. Nếu không thỉnh thì không được cho thọ, phạm tội.
Luật Tứ Phần nói: Thỉnh pháp không nói chỗ ngăn che, tăng tính toán lý chỗ khác dự thỉnh, đâu tổn lý lớn. Nay ở trong chúng, Thập Tụng nói: Lại người thọ giới trước phải vào trong tăng, dạy họ lần lượt đầu mặt mỗi mỗi lễ bước chân tăng rồi, sau đó thỉnh, Tăng-kỳ nói: Nay theo tôn cầu Hòa-thượng.
Luật Ngũ Phần nói: Khi thỉnh Hòa-thượng, hai tay phải nâng chân, phải sửa sang y phục như trên, rồi đến trước Hòa-thượng.
Người bên cạnh dạy rằng: Sở dĩ thỉnh Hòa-thượng, đây là căn bản đắc giới, trở về xứ, nhiều loại tùy cơ tính xong, ông tự bày tỏ không giải. Nên gọi là giáo.
Văn nói: Đại đức tăng nhất tâm niệm, con là Tỳ-kheo… nay thỉnh Đại đức làm Hòa-thượng, mong Đại đức vì con mà làm Hòa-thượng, con nương theo Đại đức mà được thọ giới cụ túc, xin từ bi (nói3 lần).
Luật Tăng-kỳ chép: Trong chúng ba lần thỉnh rồi, Hòa-thượng nên nói làm cho tâm người kia vui mừng.
Luật Tứ phần chép: Đáp lời có thể như vậy, dạy ông thanh tịnh, chớ buông lung. Đệ tử đáp: Kính vâng thọ trì.
Văn dưới lại có mười cách đáp.
Hỏi: Sa-di giới khi đã thỉnh xong, kế đến là thọ mười giới, nay Sadi thọ giới cụ túc, pháp thọ khác nhau. Hoặc có thể Hòa-thượng không có đức, không thể nhiếp nhau. Cho nên hai cặp thỉnh. Kế thỉnh hai thầy, luật không có chánh văn. Y cứ vào A-tỳ-đàm cũng có cánh thỉnh, văn không có dối nên không sao ra, y cứ theo lệ Hòa-thượng thỉnh chung phải đầy đủ oai nghi đến trước sư, người bên cạnh dạy nói:
Giới sư yết-ma a-xà-lê, thọ giới chánh duyên. Nếu không có người này bỉnh thành Pháp thì Pháp giới thiện pháp không từ đâu mà sinh. Cho nên phải có tâm kính trọng tăng thượng đối với giới sư mới phát được vô tác, các thuyết đã dạy.
Đại đức nhất tâm niệm, con là Tỳ-kheo… nay thỉnh Đại đức làm A-xà-lê yết-ma, mong Đại đức vì con làm a-xà-lê yết-ma, con y theo Đại đức nên được thọ giới cụ túc, xin mở lòng từ bi (nói ba lần). Kế thỉnh giáo thọ sư cũng phải cung kính như trước, người bên cạnh dạy: Vì người này, vì ông làm giáo thọ dẫn dắt khai mở, sai đến trong tăng, phát phương tiện duyên khởi cụ giới do ông đều nhân sư này, tâm ân trọng thỉnh mới phát giới.
Văn như pháp thỉnh yết-ma sư, nhưng cho a-xà-lê giáo thọ là khác, kế nữa thỉnh bảy sư chứng minh, nghĩa chuẩn thỉnh. Vì pháp yếtma chẳng phải thỉnh một mình, phải lấy người này làm chứng không được lầm lẫn. Thập Tụng nói: Chính thì lý bày thỉnh, người thọ sẽ sinh thiện, tâm sư nặng, cả hai đều hòa, há chẳng phải đồng pháp, đời phần nhiều người không hành theo, nhưng tự diệt pháp. Nếu luận phát công đức của giới, và đức của ba Sư bằng nhau.
Vì sao không thỉnh ư? Có thể y cứ theo ba sư bằng nhau. Vì sao không thỉnh ư? Có thể y cứ theo ba sư mà thỉnh thì đối với đại chúng phần nhiều tăng cũng chưa hạn thông, hạn cục. Lại nói rõ tướng của mười giới có thành không.
Luật Tứ Phần nói: Đệ tử biết Hòa-thượng phạm giới, biết thì không nên thọ với người như thế, nếu biết thì tuy thọ nhưng không đắc giới, biết rõ như thế thì không thành thọ. Trái lại với trên thì thành. Còn chín sư luật không có chánh văn. Y cứ theo có thể biết, nếu Hòa-thượng phạm giới trọng mà sư yết-ma biết cũng không thành thọ. Vì rõ biết với nhau về pháp phạm trọng cũng không thành. Đồng thời biết rõ người phạm thì không được ở chung, biết thì điều gì không bao gồm. Nếu y cứ vào văn trong luật, đệ tử biết Hòa-thượng phá giới, chưa rõ nặng hay nhẹ, y cứ theo nghĩa đề rõ. Cho đến phạm Đột-cát-la cũng không thành thọ, vì phạm oai nghi không xứng với đức của sư. Biết bất đắc giới cưỡng thọ thì không thành do vô tâm, đã biết thì phải thấy nghe thanh tịnh, phải chọn lựa trước.
Văn nói: làm cho chọn lựa lấy. Hòa-thượng có đức sai không đồng nhau, trong luật nêu hơn một trăm ba mươi loại:
Một hạ một loại thì phải hạn định; còn tướng đức khác như trong pháp thầy trò, cho rằng Hòa-thượng chín hạ truyền giới thì phạm tội.
Hai vị Xà-lê năm hạ trở lên, luật nói rõ hơn năm hạ, Sư khác tùy hạ bao nhiêu, đều rõ về nghĩa sư.
May có lão túc thạc đức thì sinh thiện sau này.
Ngũ Bách Vấn chép: Tỳ-kheo năm lạp không đủ để độ đệ tử, biết chẳng thể mà độ, phạm xả đọa. Đệ tử không biết đúng sai thì đắc giới, nếu biết thì không đắc giới.
Minh Liễu Luận Sớ nói: Nếu đã được năm hạ, vì thọ đại giới mà làm chứng nhân và làm oai nghi sư, bảy hạ trở lên được làm xà-lê yếtma. Đã là địa vị của sư, thì không được ngồi chung một giường.
3. Giáo pháp giới duyên:
Tát-bà-đa chép: hễ thọ giới pháp, thì trước phải nói pháp dẫn dắt khai giải, làm cho đối với tất cả cảnh khởi tâm thương xót, bèn được tăng lên thêm giới, văn như thế, nay vì sự mà cầu trước nói rõ cảnh duyên, sau nói rõ tâm lượng. Trong phần cảnh duyên có phát giới tương và có vô lượng. Do khi chưa thọ giới ác khắp pháp giới, nay muốn tiến thọ, bỏ cánh ác trước, lại khởi tâm lành. Cho nên giới pháp do đây lại khắp pháp giới. Nếu nói theo cảnh thì đâu khác nên có hơn ba mươi trang giấy. Tóm lại, không quá tình và phi tình, không có văn tự giáo thánh Phật Thuyết hai đế diệt lý niết-bàn, quyện tụ hình tướng tháp miếu, đất, nước, lửa, gió, không, thức, Pháp giới là tướng đều là giới thể.
Cho nên Kinh Thiện Sinh chép: Chúng sinh vô biên cho nên giới cũng vô biên.
Tát-bà-đa chép: Về phi chúng sinh cũng được vô lượng như mặt đất ở mười phương, dưới đến không giới, nếu tổn thương như cát bụi đều phạm tội, nay trái lại là thiện giới.
Cho nên khắp mặt đất chính là Kinh Thiện Sinh nói: mặt đất vô biên, giới cũng vô biên. Cỏ cây vô lượng, nước biển vô biên, hư không vô bờ, giới cũng bình đẳng.
Tát-bà-đa chép: Người mới thọ giới đồng đức với giới của Phật. Lấy đây mà suy ra. Tăng ni xuất gia chính là nhóm tụ. Công đức pháp lành, địa vị tôn quý của trời người. Bởi như thế, bất luận là thọ và trì đều có công đức vô số. Nếu người phá hủy thì tội vô biên. Cho nên Thập Luận nói: Tỳ-kheo phá giới tuy là người chết nhưng giới ấy có năng lực có thể chỉ bày đạo hạnh cho người trời, dụ như ngưu hoàng, xạ hương thiêu hương. Phật do đây nói kệ:
Nhìn hoa cải tuy héo
Hơn tất cả loài hoa
Các Tỳ-kheo phá giới
Còn hơn các ngoại đạo
Bởi vậy, là hành giả phá giới công đức vô lượng, xa hơn có thời kỳ được ra, người không thọ giới theo dòng biển khổ mãi mãi không giải thoát.
Trí luận nói: Thà thọ giới mà phá, lúc đầu vào địa ngục, sau đó được giải thoát. Người không thọ giới trôi lăn trong ba cõi.
Kinh Niết-bàn cũng nói: Tuy được thân Phạm thiển cho đến Phi tưởng. Khi chết còn vào trong ba đường ác, là do không có giới và đi trái đường. Như thế tùy cơ mà lược rộng giúp cho ngộ giải. Nếu người không biết thì tâm mê muội, thọ giới không được, khổ mình và người.
Tát-bà-đa nói: Nếu trọng tâm trong sạch thì phát ra vô giáo, nhẹ thì không phát. Há có thể hư lạm hay sao? Lý phải xem trọng, kế làm cho phát giới. Nên nói: sẽ phát tâm thượng phẩm, đắc giới thượng phẩm. Nếu là tâm hạ phẩm cho đến A-la-hán giới là hạ phẩm.
Luật Tỳ-Bạt chép: Nay ta phát tâm cầu đạo, phải dạy tất cả chúng sinh, chúng sinh đều tiếc thọ mạng, vì việc này mà thọ tâm mềm yếu hạ phẩm. Tuy được giới của Phật, nhưng chẳng phải thượng thắng, ngoài hai đều này đều nói rõ nghĩa.
Thế nào là Trung phẩm? Nếu nói nay ta chánh tâm hướng về đạo, giải nghi cho chúng sinh, ta vì tất cả mà làm trụ cột, cũng có thể tự lợi, lợi tha, người thọ trì chánh giới. Thế nào gọi là thượng phẩm? Nếu nói nay ta phát tâm thọ giới, vì thành ba nhóm giới, hướng đến ba cửa giải thoát, chánh cầu quả niết-bàn vô thượng. Lại dùng pháp này dẫn dắt chúng sinh giúp chúng sinh đến niết-bàn, làm cho pháp trụ mãi. Phát tâm như thế còn là tư tưởng tà, huống chi không phát, định không tôn sùng. Trí luận nói: Phàm phu mới học nói trong tâm tà, người chứng quả Na-hàm nói, trong tâm kiêu mạn, người chứng quả La-hán nói danh tự. Như thế tự biết phạm vi về tâm được tịnh giới, Phật cũng có phạm vi, cho nên văn nói: Phật tử cũng như thế, cần cầu Phạm giới bổn.
Hỏi: Giáo tông này là ở thừa nào mà phát chí Đại thừa?
Đáp: Đây là tông nghĩa Tứ Phần nên là Đại thừa.
Văn giới bổn nói: Nếu có người vì tự thân mình muốn cầu Phật đạo, nên tôn trọng chánh giới, và hồi hướng cho chúng sinh cùng thành Phật đạo. Trong luật phần nhiều có thành lệ. Quang sư cũng xếp vào luật hạn Đại thừa. Cảnh duyên phát giới như thế và tâm có tăng thượng. Hai con đường này chắc chắn trước khi thọ người trí phải truyền trao, làm cho tâm tâm nối nhau, thấy cảnh rõ ràng thanh tịnh, không được đến lúc tạm thời mới nói phát tâm. Nếu y cứ đến lúc sư trao pháp tướng còn tự luống dối, đâu thể làm cho người nhận được thượng phẩm ư?
Hoặc hoàn toàn không phát há chẳng phải là việc lớn hay sao?
4. Thứ tư, luật chép: Phật cho người thọ giới đến chỗ mắt thấy tai không nghe. Nếu người thọ giới lìa chỗ thấy nghe, nếu ở ngoài giới, v.v… đều không gọi là thọ cụ túc. Vì sợ nghe yết-ma nên đắm trước, lìa chỗ nghe, còn sợ phi pháp nên làm cho tăng mắt thấy. Trong Luật Ngũ Phần nói vì khởi tội nên cho an lập ngoài giới trường chỗ mắt thấy.
Văn của Tứ Phần chép: Ngoài giới hỏi già nạn. Thời nay người thọ phần ở nhiều trong giới, lý cũng không tổn thương, thuận theo văn luật trên.
Tăng-kỳ nói: Giáo thọ sư phải đến chỗ không gần, không xa. Nếu nhiều người cùng thọ thì phải an trí hai chỗ.
1. Nhiều người đi đứng làm cho nhìn thấy, tăng khởi ý kính trọng.
2. Sẽ hỏi nạn, lìa chỗ tăng và lìa chỗ sa-di. Trong đó hỏi duyên thì cùng chỗ cũng được. Sợ sau hỏi như trước tâm không tôn trọng, nên mỗi người sai đắp y bảy điều và ôm y bát đứng ở chỗ kia.
5. Thứ năm Đơn bạch sai sư oai nghi. Tứ Phần chép: ở ngoài giới cởi y xét, làm cho người thọ hổ thẹn, xét lại việc thọ giới. Phật nói: Không được lõa hình xem, nên sai người hỏi việc nạn. Trong luật Ngũ Phần nói: sai Hòa-thượng nói: yết-ma Sư! Trưởng lão nay làm yết-ma. Lại nói sư oai nghi! Trưởng lão nay thọ yết-ma.
Tứ Phần chép: Giới sư kia nên hỏi: ai có thể vì giới tử làm giáo thọ sư?
Đáp: Tôi ….… có thể.
Phải tìm muốn hỏi và lời đáp. Sai giáo thọ sư đơn bạch yết ma, bốn lần đáp như thế chỉ được làm một pháp. Nếu đáp chung nói Thọ giới yết-ma, sau không cần phải hòa nữa. Cho đến nhiều người lệ thông hỏi đáp, không được qua mình tướng. Giới sư nên bạch: Đại đức tăng xin lắng nghe, vị… kia theo Hòa-thượng… cầu thọ giới cụ túc. Nếu Tăng phải thời đến, tăng bằng lòng… làm Giáo thọ sư, tác bạch như thế, nên xuống tòa lễ tăng, rồi đầy đủ oai nghi đến chỗ người thọ.
6. Nói rõ ra chúng hỏi duyên, sở dĩ như vậy, sợ ở chúng sợ hãi có mà không sai nhau. Chỗ khuất sợ ẩn đâu xem xét được sự thật. Tức phải y theo luật mà hỏi, chỉ trong già nạn có được hay không được. Cho nên trước phân biệt rộng. Làm cho biết nhau. Làm cho người hỏi y pháp mình đoán. Làm cho hỏi đáp tương ưng không có mê lầm, nếu hỏi mà không giải thì rốt cuộc là chẳng hỏi.
Cho nên bên trong không giải lời, Phật pháp không thành. Nếu y cứ theo luật nói không hỏi mười ba già nạn thì không được thành. Cho nên trước phải giải rõ tất cả không mê lầm, hoặc do không giải không thành, há không lầm việc lớn của người hay sao?
Nên Sa-di dạy làm cho bày danh hiển số biết nhau mà tụng, đây chẳng phải yết-ma, không phạm giặc trụ. Nay nói nghĩa y cứ theo trước mà hỏi nạn. Lại hỏi thể của nạn cần chỉ tướng giải, nay hỏi ông có phạm biên tội hay không? Tự chẳng rõ ràng ở trong luật, mới biết danh biết tướng, từ ngoài kinh luận tạp học ắt không hiểu rõ. Dưới mỗi mỗi đầy đủ, không đồng người cũ, tụng tập mông lung.
1. Nạn Biên tội. Nghĩa là trước thọ giới cụ túc hủy phá trọng cấm, xả giới hoàn tục lại muốn thọ giới lại. Người này tội nặng, gọi là người ngoài biển Phật, không được lại vào biển tịnh giới. Cho đến y cứ theo luận: người tại gia năm giới, tám giới, Sa-di mười giới phá trọng giới đồng gọi là biên tội.
2. Tỳ-kheo-ni phạm giới, các luật như Tứ Phần v.v… nói không còn là ni, không rõ tịnh uế. Cho nên người hành sự ở đời nói: Ông có ô phạm ni thanh tịnh hay không? Đây y theo luật Tăng-kỳ mà hỏi. Luật kia chép: Nếu cân hai quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm và phàm phu trì giới, ni bị người làm ô nhiễm, người trước thọ vui, là hoại tịnh hạnh ni. Người giữa và người sau phạm không gọi là nạn hoại ni.
Nếu Na-hàm, La-hán người đầu và người sau đều gọi là nạn. Cho nên biết rằng chỉ là tịnh cảnh mối thành nhiếp nạn.
Luật Thập Tụng chép: Nếu dụng vào tám việc ô nhiễm ni, nếu một người lấy tám việc phạm ni làm cho trọng phạm, người tục không thành nạn.
Luật Thiện Kiến chép: Nếu hoại ni hai chúng dưới không ngăn ngại xuất gia. Nếu hoại đại ni hành dâm ba chỗ gọi là nạn. Nếu lấy y phục của người tại gia cưỡng cho ni mặc và hành dâm thì thành nạn. Nếu ni tự thích mặc y phục của người tại gia thì việc dâm trên không chướng ngại xuất gia, ắt lấy nghĩa tìm cầu, nếu biết duyên sự thọ giới cụ túc đam mê y phục thế tục cũng thành nạn.
Nhưng hoại tịnh cảnh bất luận là biết tịnh hay bất tịnh, rộng ra có phế lập như sớ nghĩa sao.
Hỏi: Sao không nói hoại Tỳ-kheo?
Đáp: Cũng thành nạn.
Trong lúc ni thọ giới lại hỏi, chính là do sự kiếm.
Cho nên Kinh Thiện Sinh nói: Người thọ năm giới, hỏi già nạn người năm giới rằng: Ông có ô phạm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không?
Nên biết đồng xếp vào nạn. Đều gọi là khi tục nhân phạm. Nếu thọ giới rồi phạm chỉ gọi là xếp vào biên tội.
Ba là người tâm giặc thọ giới, trong Luật nói: vì lợi dưỡng nên tự xuất gia. Nếu người chưa xuất gia chưa thọ thì không nên thọ, đã thọ đắc giới, từng thuyết giới yết mà rồi thọ nên diệt tẫn. Luật Tứ Phần chép: nếu đến một người, hai người, ba người, chúng tăng cùng yết-ma thuyết giới đều diệt tẫn. “Nghĩa rõ ràng cùng một người tác đới thú chúng pháp đều thành chướng ngại giới, như pháp thuyết giới, tự tứ, v.v… Ắt cho chúng pháp tâm niệm cũng thành nhiếp nạn. Nếu đối ba người khác trở xuống pháp đối thủ, bốn người trở lên ngoài ra hòa hợp pháp không bỉnh yết-ma đều không thành nạn.
Luật Thiện Kiến chép: ba loại hình trộm:
1. Không có thầy tự xuất gia. Không y vào đại tăng hạ lạp, thứ lớp không chịu lễ người khác, không vào việc Tăng Pháp, tất cả lợi dưỡng không thọ.
2. Trộm hòa hợp: Có thầy xuất gia đến nơi khác thọ mười giới. Hoặc nói mười hạ lần lượt nhận lễ vào tăng Bồ-tát, tất cả yết-ma, thọ vật của tín thí.
3. Hai người đều trộm, có thể biết. Nếu hình trộm, không làm pháp sự, không thọ lễ thí. Vì đói khát, nếu muốn xuất gia thọ giới thì được.
Ngũ Bách Vấn nói: Sa-di đâu gọi là bậc đại đạo, nhận một lễ của Tỳ-kheo gọi là nạn tặc trụ, trong Tứ Phần chỉ nói nạn tặc trụ, nghĩa là cùng yết-ma thuyết giới, không thuyết cho nghe, không nghe, và các nhân duyên ngu si v.v… Theo Tăng-kỳ, nếu Sa-di nghĩ rằng: Khi thuyết giới, luận nói những gì: liền trộm nghe. Nếu người thông minh nhớ từ đầu đến cuối thì không được cho thọ giới, nếu người ám độn hoặc các duyên nghĩ, không nhớ từ đầu đến cuối thì được thọ giới cụ túc. Nếu người phàm tự xuất gia, đắp ca-sa chưa hề bố tát thì được thọ, trái lại ở trên thì không được.
Ma-đắc lặc già chép: Không biết mình đủ hai mươi tuổi mà thọ giới cụ túc, sau này biết không đủ, nếu từng làm tăng yết ma bố tát thì gọi là giặc trụ.
Tứ Phần nghi não giới chép: Nếu tuổi không đủ thì tác pháp không thành thọ.
Người có trí nói làm cho biết, sau này lại thọ giới, luật Thập Tụng nói: Tỳ-kheo-ni xả giới, đúng như pháp thọ lại thì không được, tức gọi là nạn giặc trụ bốn phá đạo trong ngoại. Nghĩa là vốn là ngoại đạo, đến xuất gia vào trong Phật pháp, thọ cụ túc rồi lại về lại đạo mình. Nay lại trở lại, thì hai đạo đều hoại, chí tánh không định. Trong luật nói độ xuất gia cho họ đối tăng và giới sa-di thử thách bốn tháng, làm cho chí tánh hòa nhu tin sâu Phật pháp, mới cho thọ giới cụ túc.
Hỏi Tín tà đến lâu, vì sao cho trước giới Sa-di?
Đáp: Tín này vào quy y, nếu không lấy mười giới điều nhu, trái tướng không hiển rõ Phật pháp sâu mầu, dần dần vào Phật pháp, không đồng với ngoại đạo một lần vào là không chọn.
Việc này đã ít, thuật nhiều vô ích, ắt có luật tự nói rộng.
1. Chẳng phải huỳnh môn: trong luật nói có năm:
1/ Sinh huỳnh môn
2/ Kiền tác,
3/ Nhân thấy người khác dâm mới có tâm đố kỵ, khởi dâm.
4/ Bỗng nhiên biến thành huỳnh môn,
5/ Nửa tháng là nam, nửa tháng là nữ.
Trong đời có nhiều người tự cắt, nếu y theo Tứ Phần thì nên diệt tẫn.
Văn nói: Nếu khỏe mạnh lại cắt đi, thời này hoặc cắt ít phần tâm tánh chưa đổi gồm có người đại tháo đại chí, y theo Ngũ Phần thì được.
Văn kia nói: Nếu cắt đầu và một nửa thì phạm tội nhỏ, cắt hết thì diệt tẫn.
Luật Tứ Phần chép: Nếu rơi vào oan gia, ác thú nghiệp báo nên đồng pháp Tỳ-kheo, nếu tự cắt thì diệt tẫn, không rõ phạm vi.
Luật Ngũ Phần nói: Bấy giờ, có Tỳ-kheo bị lửa dục thiêu đốt không thể đè nén. Cho đến Phật quở trách: Ông là người ngu si, cái nên cắt mà không cắt, cái không nên cắt mà cắt, bảo các Tỳ-kheo: Nếu cắt hết thì diệt tẫn, nếu còn thừa thì y vào thiên mà sám hối, y theo đây để rõ thì chưa thọ cụ túc mà cắt, rốt cuộc không rõ giáo. Ắt phải y theo trước chọn lấy, y vào bộ khác để thọ.
6/ Giết cha.
7/ giết mẹ.
8/ Giết A-la-hán, ba nạn này rất ít, cho nên lược biết tướng văn.
9/ Phá tăng tức Pháp luân tăng. Nếu phá yết-ma tăng thì chẳng phải nạn,
10/ là làm thân Phật chảy máu.
Hai nạn này sau khi Phật diệt thì không có.
Tăng-kỳ luật chú chép: Phật niết-bàn đã lâu, y vào cựu văn mà hỏi.
11/ Nạn Phi nhân, nghĩa là tám bộ quỷ thần biến làm hình người mà đến thọ giới. Trong luật Ngũ Phần nói: Thiên tử, a-tu-la, càn-thát-bà hóa thành người.
12/ Nạn súc sinh: Cũng biến thành hình người mà đến.
Trong luật nói: rồng biến hình người đến thọ giới, Phật nói: “Súc sinh ở trong pháp của ta không được lợi ích”. Đây là hai đường trên, nếu y vào hình cũ thì người này thông biết, sợ biến mà đến. Cho nên phải hỏi.
Hoặc có người thông đạt thế tục đến thọ giới. Lúc ấy nói: Ông chẳng phải súc sinh, nếu không nghe lời này sao kỳ quái vậy, dùng phương tiện chuyển hỏi như trình bày ở dưới.
13/ Người hai hình nghĩa là một thân có đủ hai căn nam nữ. Như trước thọ giới rồi sau biến hai hình còn mất giới, huống chi bắt đầu thọ, nên diệt tẫn. Ở trên lược thuật tướng nạn mà ngăn việc chẳng phải một. Trong luật lược hỏi 16, ngoài ra pháp thọ có nói rộng. Đều nói không nên, cũng có người được, người không được. Nếu không tự xưng tên họ, tự xưng tên Hòa-thượng, số tuổi không đủ thì nhất định không được giới.
Luật Ngũ Phần nói: Các Tỳ-kheo độ người cắt tay chân, mũi tai, cắt đầu nam căn, moi mắt ra, người rất già không oai nghi, người cực xấu, tất cả người hủy nhục tăng đều không được độ. Nếu đã độ đắc giới, hoặc có tướng hiềm trước, vì chút việc nhỏ làm trở ngại. Như mù, què, lùn thấp, cha mẹ không cho, v.v… là trở ngại, phạm cát-la. Tăng-kỳ nói: Người mù nếu thấy chỉ trong lòng bàn tay, hoặc người chột mắt, điếc lớn tiếng nghe được. Người què cầm guốc kéo lê xương chậu mà đi, vết sẹo lồi lõm, như trị rồi mà da không lành được. Người in sẹo phá thị rồi dùng đồng xanh xâm chữ, hình thú. Người tủn mủn hoặc trên dài dưới ngắn, dưới dài trên ngắn, tất cả đều ngăn không cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì không nên đuổi ra. Tăng phạm tội việt Tỳ-ni, y theo các điều ngăn này đều nói không nên đắc tội. Văn dưới lại nói. Nghĩa là không có tên thọ cụ túc, mỗi mỗi đều nói không nên đuổi ra. Trong đó, người thanh tịnh đúng như pháp có tên thọ cụ túc. Người không tên đều kết vào tội thầy. Đâu ngại co được hay không được. Như người câm, v.v… nếu có người khinh ngăn không chướng ngại giới, cho nên nói thanh tịnh ở chung như pháp.
Văn nói: người câm? Không thể nói dùng tay làm tướng. Lại nói sai việc thì dùng tay làm tướng, không hiện tiền như thế không gọi là thọ. Người câm trước trong văn không nên đuổi ra, cho làm sa-di. Thập Tụng già luận chép: người câm, điếc không cho thọ cụ túc. Nếu điếc mà nghe tiếng yết-mà thì được thọ. Người y bát không đủ, Luật Tứ Phần nói: nếu không có y bát thì không được gọi là thọ giới, nếu mượn y bát ứng cho giá trị. Ngũ Phần nói:
Lai chủ bỏ đi cũng chẳng rõ có được hay không? Nay theo Tát-bàđa, Đắc giới Luận hỏi rằng: như thế vì sao phải cần y bát?
Đáp một là vì oai nghi, hai vì trước người sinh tín tâm cúng kính.
Như người thợ săn mặc ca-sa cho nay thấy, vì mặc y phục khác tâm không sợ.
Ba là vì bên ngoài tướng lạ, bên trong đức cũng khác, dẫn kia làm chứng đây, văn không thể biết. Luật Tứ Phần nói: không gọi là thọ giới, đây và bộ biệt khác nhau, phải tụng yết-ma Thập Tụng, y vào kia khai thành, chuẩn gấp không tồn. Người xưa y theo pháp Hòa-thượng của Tứ Phần, nếu biết người mượn y bát thọ giới thì không được, không đac giới, không biết thì đắc. Đây chính là người pháp quyết. Đều trái với văn trong luật, phải kính lời Phật, thọ lại phải y vào pháp, cha mẹ có cho không? Thiện Kiến nói: nếu cõi nước khác, phương khác không cần hỏi. Tăng-kỳ nói cha con thường không cho, tự đến nhỏ bé nuôi con chỗ khác được thọ.
Mắc nợ: Các bộ đều nói không nên nghĩa chuẩn lý được.
Tôi tớ: Tăng-kỳ chép: nếu nhà buôn bán được lấy được tất cả không được. Người kia và tôi tớ tự đến chỗ tôi tớ khác cho thọ. Nay có người thả tôi tớ xuất gia. Theo Kinh Công đức Xuất gia, nếu thả tôi tớ nam nữ được phước vô lượng. Trong luật nói không rõ thả.
Nhưng nói tự đến Vào Phật pháp độ là sai. Y theo tôi tớ và trẻ con, tất cả thông thật. Trong Ngũ Bách Vấn chép: Biết là tôi tớ của Phật mà độ phạm tội trọng.
Nếu trước không biết sau biết thì không tội. Cũng hỏi lại: Người này có phải là người đại nhân hay không?
Đáp: không phải, Tăng nô y cứ theo đây. Lại địa vị là nô, quan nhân.
Luật Tăng-kỳ nói có tên có ghi, có tên không ghi nước này nước kia thì không được độ. Có ghi không tên chỗ khác thì được độ. Không tên có ghi tất cả đều cho. Y theo đây người tục đến xuất gia lý phải cho thọ.
Kẻ trượng phu: là tâm mạnh mẽ, mến thanh tiết xa không chịu khuất phục, rõ ràng phong sương không đổi tiết tháo, vững chắc ưu lo chưa đạt tâm mình, chính là dáng trượng phu. Cho nên luật nói: Hai mươi tuổi mới được thọ giới cụ túc: nghĩa là có khả năng chịu đựng nóng lạnh, đói khát gió mưa, muỗi mồng trùng độc, có thể chịu được lời ác việc khổ, có thể giữ giới, có thể ăn một bữa.
Luật Tăng-kỳ nói: nếu quá hai mươi, dưới mười bảy không có sức chịu đựng thì không nên cho thọ cụ túc.
Năm loại bệnh: bốn loại trên nên được, trong cuồng si có ba loại, Nếu hoàn toàn không biết thiện ác nên không được, còn hai bệnh khác thì được.
Luật Thiện Kiến nói: Ghẻ lở chớ hỏi đỏ trắng đen. Chỗ khuất tăng trưởng không tăng trưởng đều được, chỗ sáng trái với trên không được.
Nhưng bệnh ghẻ có hai:
- Do nghiệp ác mà có
- Bốn đại chống trái nên phát sinh
Cho nên Kinh Dục Vương nói có Tu-đà-hoàn ghẻ lờ, A-la-hán ung nhọt.
Nếu xuất gia rồi mà bệnh ung nhọt, tất cả việc tăng cùng làm. Nếu ăn chớ sai ở chúng. Đây là Tát Bà Đa bộ giải thích.
Kế nói về việc khác, lại nói rõ lý do. Luật Ngũ Phần nói nếu trước người không biết nhau, không nên do lúc mây mù tối.
Trong Ngũ Bách Vấn chép: Trước phải đốt đèn soi. Nếu người trước từng thọ cụ túc, Thập Tụng hỏi rằng: Có từng làm đại Tỳ-kheo hay không?
Đáp: Có làm.
Hỏi: Có thanh tịnh trì giới không ? Khi xả có nhất tâm đúng như pháp hoàn giới hay không?
Trong Tứ Phần không có văn, ắt có cũng đồng biên tội, may y vào mười ba nạn của Thập Tụng, trước hỏi.
Đáp: Vì nếu có trái thì thành biên tội.
Tứ Phần chép: nếu có duyên nạn, như trong thuyết giới, phải hai người, ba người, cùng một lúc làm yết-ma, không được đến bốn người.
Luật Tăng-kỳ chép: một Hòa-thượng, một giới sư, một chúng được hai người, ba người một lúc làm yết-ma không được đến bốn người.
Luật Tăng-kỳ chép: một Hòa-thượng, một giới sư, một chúng được hai người, ba người đều thọ. Nếu hai Hòa-thượng cùng một giới sư, hai, ba người, không được một chúng thọ.
Luật Thiện Kiến nói: hai người, ba người một lúc thọ giới, mỗi mỗi đồng đẳng, hạ lạp đồng thời không có tướng làm lễ. Trên lược rõ tạp tướng, nay chính ra chúng hỏi pháp giáo thọ sư đến chỗ người thọ, trải đồ ngồi mà ngồi, đã nói sai trải đồ ngồi sửa bốn góc cho ngay, tướng đối bằng nhau trong một duỗi tay.
Luật Ngũ Phần chép: Nên an ủi nói: Ông chớ sợ, chốc lát sẽ đặt ông chỗ cao.
Người kia phải lấy y bát bày ra, gởi đây cho là chắc chắn. Trước cầm y ngũ điều nói. Đây là y an-đà-hội, lại đắp vào. Đây là uất-đa-là -ăng, cầm đại y rồi, đây là Tăng-già-lê.
Trong Tát-bà-đa nói: Ba y này tất cả ngoại đạo không bằng kịp. Nay dạy ông về danh tướng, nếu y vào cả bộ, chỗ này chính là thọ y bát. Hoặc ở trong các giới sư mà thọ. Tứ Phần không có văn; hoặc thọ rồi mới trì, cũng tùy cả hai còn. Lại cầm bát rồi nói: bình này gọi là bát-đa-la, y bát này là của ông phải không? Người kia nói: Đúng, liền bọc lại, hoặc pháp thọ thêm như trước. Nên nói: Người thiện nam lắng nghe, nay là lúc chí thành, nay tôi hỏi ông, ông theo lời hỏi của tôi mà đáp. Nếu không thật nên nói không thật, nếu thật thì nói thật. Vì sao như thế? Vì từ vô thỉ đến nay khinh cuồng Thánh Hiền, chìm trong sinh tử, nay vì muốn xả bỏ luống dối, chứng pháp chân thật, làm cho ông đáp thật. Nay hỏi ông già nạn. Nếu không đáp thật thì thọ luống uổng. Luật nói: Người Phạm già nạn dù bảy Đức Phật nhất thời cho thọ cũng không đắc giới,
– Thứ nhất ông có phạm biên tội hay không?
Đáp: không.
Nói: Ông nên không biết tội này. Nghĩa là từng thọ giới của Phật mà phạm dâm, đạo, sát, vọng, người tạo bốn tội này thì không được thọ.
Nay ông phạm không?
Đáp: không có.
Lại nói: nếu ông không biết không hiểu không được vọng đáp.
– Thứ hai: Khi ông còn tại gia có làm ô nhiễm tịnh giới Tỳ-kheo-ni không?
Đáp: không.
– Thứ ba: khi ông còn tại gia, sa-di, có trá làm Tỳ-kheo trộm nghe người khác thuyết giới, yết-ma hay không?
Đáp: không.
– Thứ tư: Ông có từng làm ngoại đạo đến xuất gia thọ giới, sau đó trở lại làm ngoại đạo, nay đến lại hay không?
Đáp: không.
– Thứ năm: Ông có phải năm loại huỳnh môn hay không?
Đáp: không.
– Thứ sáu: Ông có giết cha mẹ không?
– Thứ bảy: Ông có giết mẹ không?
– Thứ tám: Ông có giết A-la-hán không?
– Thứ chín: Ông có phá tăng không?
– Thứ mười: Ông có tâm làm thân Phật chảy máu không?
Mỗi mỗi đều đáp không.
Thứ mười một: Ông có phải là con của trời, con a-tu-la, gọi là phi nhân biến hóa hình người mà đến thọ giới hay không?
Đáp: không.
– Thứ mười hai: Ông có phải loài súc sinh loài rồng có thể biến hóa, biến thành thân trời mà đến thọ giới không?
Đáp: không.
– Thứ mười ba: Nay thân ông có hai hình không?
Đáp: không
Nên khen rằng: “Này thiện nam đã hỏi mười ba việc nạn rồi, đã không có thì sẽ được thọ”. Lại hỏi mười già nạn: nay ông tên gì?
Đáp: Tên…, ai làm Hòa-thượng? Đáp: Hòa-thượng hiệu là…
Đủ hai mươi tuổi không? Đáp đủ. Y bát có đủ không? Đáp: đủ Cha mẹ có cho không? (Nếu có thì nói có, không thì nói không) Ông có mắc nợ không? Đáp: không.
Ông phải là tiện nhân khác, Phật không cho độ, chẳng phải tôi tớ hay không?
Đáp: không
Ông có phải người làm quan không? Đáp: không.
Ông có phải là trượng phu không? Đáp: là trượng phu.
Có những bệnh như ung nhọt, bạch lại, gầy ốm, điên cuồng. Ông có các thứ bệnh này không? Đáp không. Nên lại nói rằng: Ông không có già nạn, nhất định được thọ. Như nay tôi hỏi ông, trong tăng cũng hỏi như thế, như ông trả lời cho tôi, trong tăng cũng phải trả lời như thế, như ông trả lời cho tôi, trong tăng cũng trả lời như thế. Nên dạy đứng dậy đắp y bảy điều ngay ngắn, sửa oai nghi nghiêm trang, mang dép xếp tọa cụ. Y bát ở trên vai bọc túi để trong tay. Nói khiến ông đứng chỗ này. Tôi đến trong tăng vì ông thông thỉnh. Nếu Tăng cho phép, tôi đưa tay gọi ông, ông hãy đến bên. Luật Ngũ Phần chép: Khi dạy đắp y, phải thầm xem có bị bệnh nặng hay không? Nhiều thứ tùy duyên rộng như kia nói.
Ngoài ra trong luật ở đây thọ y bát.
-Đơn bạch nhập chúng. Luật nói: Giáo thọ sư kia lại đến, đến
trong tăng, oai nghi như thường, cách nhau duỗi tay và đến chỗ đứng (ở đây theo giới đàn chỗ trống ở Trung quốc, cho nên trong một duỗi tay ắt ở chỗ khuất, bất kỳ lúc nào nên phải tác bạch: Đại Đức tăng xin lắng nghe: mỗ giáp kia theo Hòa-thượng… cầu thọ giới cụ túc. Nếu tăng phải thời đến, tăng bằng lòng cho, tôi đã hỏi rồi xin cho đem đến, tác bạch như thế, bạch rồi chớ ra trong tăng. Nếu trong tăng đường, đến trong hạn cửa, đưa tay hô nói: mỗ giáp đến đây (Nếu ở chỗ trống không được lìa Tăng ngoài một duỗi tay. Người kia đến rồi, cầm y bát sai đến trong tăng, dạy lễ dưới chân tăng rồi, đến trước giới sư, gối phải quỳ sát đất chắp tay.
– Nói rõ khất giới: Giáo thọ sư kia giao y bát cho giới sư rồi, sửa sang y phục an ủi tâm người, tha thiết chí thành, nhờ vào Tăng thanh tịnh, thương xót cầu khất giới nói: giới pháp này chỉ có Phật xuất thế lập nên, vì bí mật, vì thù thắng, vì không để cho người thế tục nghe. Trong sáu đường, chỉ có người mới được thọ. Còn như bao gồm già nạn thì không được thọ giới cụ túc. Nay ông đã không có, thật là chiếc bình thanh tịnh, phải thâm tâm xin giới. Trong chốc lát vào trong số Tam bảo, nếu tâm lơ đễnh thì giới không thể đắc. Như thế tùy thời làm.
Luật luận nói rộng, nhưng xin giới do tự tâm ông, nhưng chưa hiểu các thức dần dần không sao. Cho nên Phật dạy ta vì ông giảng nói, nên y theo lời ta: Đại Đức tăng xin lắng nghe, tôi mỗ giáp theo Hòathượng…, cầu thọ giới cụ túc. Tôi… theo Hòa-thượng… xin thọ giới cụ túc. Mỗ giáp là Hòa-thượng, xin tăng cứu giúp tôi, xin thương xót tôi (nói ba lần, dạy xong lại ngồi).
– Giới sư bạch hòa pháp, người kia nên bạch rằng: Đại Đức tăng nghe mỗ giáp này theo Hòa-thượng… cầu thọ giới cụ túc. Mỗ giáp này theo chúng tăng xin thọ giới cụ túc, mỗ giáp là Hòa-thượng, nếu tăng phải thời đến, xin tăng bằng lòng cho tôi hỏi các vấn nạn, tác bạch như thế.
Hỏi: Giới sư tác bạch hòa tăng, giáo thọ đáp không, yết-ma đối tăng vấn nạn. Trước không sai cho nên sau phải hòa, giáo thọ đã bị tăng sai phụng mệnh sai hỏi, đâu cần hòa lại. Lại ở chỗ khuất không đối chúng hỏi. Hỏi giới sư không sai, giáo thọ đáp một mình sai, giáo thọ sư ra chúng hỏi nạn không sai không có, sao liền hỏi yết-ma trong chúng mà hỏi. Cho nên chẳng phai sai, lại có chọn lựa như nghĩa sao nói.
– Nói về đối vấn: Luật hỏi thẳng mười ba việc nạn, không có duyên trước, thời nay tương truyền trước hỏi y bát. Lại như giáo thọ dạy bốn tên khác xong, nên nói: người thiện nam hãy lắng nghe, nay là lúc chân thành, lúc nói thật, nay theo lời tôi hỏi ông phải đáp thật.
Tăng-kỳ nói: “nếu ông không đáp thật thì khinh xuống các vị trời, hủy phạm Sa-môn, bà-la-môn, Chư thiên người đời, cũng khinh cuống Như lai và chúng tăng”. Tự mắc tội lớn. Nay hỏi ông mười ba việc nạn, đồng lời hỏi của giáo thọ sư ở trước. Nhưng chúng tăng sợ chỗ khuất có xem xét. Cho nên đối đại chúng mỗi mỗi hỏi ông, ông lại y vào lời đáp kia, mỗi mỗi đáp lời tôi. Ông có phạm biên tội không? Ông có phạm Tỳ-kheo-ni tịnh hạnh không? Ông có tâm giặc thọ giới không? Ông có phá nội ngoại đạo không? Ông có phải huỳnh môn không? Ông có giết cha không? Ông có giết mẹ không? Ông có giết A-la-hán không? Ông có phá tăng không? Ông có làm thân Phật chảy máu không? Ông có phải là phi nhân không? Ông có phải là súc sinh không? Ông có phải hai hình không? Tất cả đều đáp “không”. Ông tên gì? Hòa-thượng hiệu gì? Đủ hai mươi tuổi chưa? Ba y và bát có đủ không? Cha mẹ có cho xuất gia không? Có mắc nợ không? Có phải tôi tớ không? Ông có phải là người làm quan không? Ông có phải là trượng phu không? Trượng phu có các bệnh như: ung nhọt, bạch lại, gầy ốm điên cuồng, v.v… Nay ông có những chứng bệnh như thế hay không? (trên đều tùy theo có không mà đáp đủ) Đoạn lớn thứ hai chánh nói về thọ thể.
Nếu đến lúc này phải bày rộng tôn trọng phát giới chánh tông, không được chỉ nói khởi tâm thượng phẩm, thì người thọ biết gì là thượng phẩm. Như tự cột trụ hỏi. Nay coi rẻ tướng mạo, gặp việc chưa hẳn tụng văn nên nói: Người thiện nam! Các già nạn ông đều không có, tăng chúng đồng vui sẽ cho ông giới. Như giới sâu xa rộng khắp pháp giới, nên phát thượng tâm sẽ được thượng pháp, như trong duyên trước. Nay thọ giới này, là vì hướng về quả niết-bàn, hướng đến ba cửa giải thoát, thành tựu ba nhóm giới, làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài. Đây là tâm thượng phẩm. Kế là khai rộng hoài bão của ông, pháp giới trần sa rót vào thân ông, hoàn toàn không lấy gì báo được thân tâm mà được dung thọ. Nên phát tâm làm khí lượng hư không, thân mới được thọ pháp lành trong pháp giới. Cho nên luận nói: Nếu giới pháp này có hình sắc sẽ vào thân ông làm tiếng vang, trời lở đất rung. Vì chẳng phải sắc pháp cho nên làm cho ông bất giác. Ông hãy phát tâm ân trọng thượng phẩm. Nay làm yết-ma Thánh pháp cho ông. Đây là do Như lai chế ra, phát được pháp lành pháp giới trần sa, rót vào thân tâm ông, ông phải biết. Nên nói với tăng rằng:
Đại chúng từ bi bố thí giới ấy, đồng tâm cùng bỉnh, mong chớ duyên khác làm cho người khác không được, nên bốn lần nhìn không làm cho, chẳng có tướng khác có thì gọi là như pháp. Nói rằng: chúng tăng cho làm yết-ma. Đại đức tăng xin lắng nghe, nay mỗ giáp theo Hòa-thượng… cầu thọ giới cụ túc. Mỗ giáp này nay theo chúng tăng xin thọ giới cụ túc, mỗ giáp là Hòa-thượng, mỗ giáp tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, đủ hai mươi tuổi, ba y bình bát đủ. Nếu tăng phải thời đến, tăng bằng lòng truyền trao cho mỗ giáp giới cụ túc, mỗ giáp là Hòa-thượng, tác bạch như thế, tác bạch rồi hỏi tăng có thành tựu không. Trong yết-ma lần thứ nhất, thứ hai, thứ 3 cũng hỏi như vậy.
Văn trong luật Tăng-kỳ nói: y cứ trong tăng đây biết pháp đáp là thành tựu.
Luật Thập Tụng nói: vì người khác thọ giới, hoặc ngủ, nhập định, ồn ào náo loạn, v.v… Phật nói không thành thọ giới. Khi yết-ma phải nhất tâm lắng nghe. Chớ có suy nghĩ và biết điều gì khác. Nên kính trọng pháp, phải suy nghĩ, tâm tâm tương tục nhớ nghĩ, nên phân biệt nói: đây là yết-ma lần thứ nhất cho đến lần thứ 3, không nói thì phạm tội. Lại nên nói với người thọ rằng: đã tác bạch rồi, răng đều tùy hỷ, nay làm yết-ma, động giới pháp kia chớ để cho tâm trầm cử, nên dùng tâm thừa đón. Lại bạch tăng rằng: Phải cho yết-ma. Đại đức tăng xin lắng nghe, mỗ giáp này theo Hòa-thượng mỗ giáp cầu thọ giới cụ túc. Mỗ giáp này nay theo chúng tăng xin thọ giới cụ túc, mỗ giáp làm Hòathượng, mỗ giáp tự nói thanh tịnh, không có các việc nạn, tuổi đủ hai mươi, ba ý bình bát đầy đủ, nay tăng trao giới cụ túc cho mỗ giáp, mỗ giáp làm Hòa-thượng, chúng tăng bằng lòng nên im lặng, vị nào không bằng lòng thì nói, đây là yết ma lần đầu, hỏi tăng: có thành tựu không? Nói với người thọ rằng đã làm yết-ma lần đầu, tăng đều im lặng có thể. Nay pháp lành trong pháp giới mười phương đều rung chuyển, nên khởi tâm vui mừng, chớ có y buông lung, biếng nhác. Kế yết-ma lần hai, như trên hỏi rồi nói với người thọ rằng: đã làm yết-ma lần hai rồi, tăng đều hòa hợp, nay pháp lành pháp giới trong mười phương, đều nhóm họp trong hư không, cho đến khi yết-ma lần thứ ba xong phải đem công đức pháp giới vào thân tâm ông. Còn một lần yết-ma, ông phải phát tâm tận hư không giới. Tâm duyên cứu nhiếp ba cõi chúng sinh, đồng thời muốn hộ trì Phật pháp ba đời. Sửa y ngay thẳng nói như thế, không đồng ở trên bày rộng.
Vẫn bạch tăng rằng: Nguyện tăng đồng thời từ bi cứu giúp đời trước, đồng chắp tay giúp nêu yết-ma, liền tác bạch cho đến việc như thế mà làm. Nếu nhiều người, một người thì phải theo xong, ghi nhớ thời tiết.
Luật Tứ Phần chép: Có người mới thọ giới không đến hậu an cư, lấy số làm năm.
Phật dạy: không có, phải là Hòa-thượng, xà-lê giáo thọ thời tiết mà nói. Nếu mùa Đông, hoặc mùa Xuân, mùa Hạ, ngày tháng ấy, nếu trước khi ăn, sau khi ăn, cho đến lượng bóng, phải đem cây một thước dự trước, đến ngày thọ xong dựng lên, nhớ đầu bóng đó, nằm lượng tính là thước tấc, cho là pháp thường. Luật Thiện Kiến chép: Thọ giới rồi đứng lấy chân theo thân lượng bóng, chỉ báo mùa Xuân mùa Đông, chúng số bao nhiêu. Sau đó nói bốn y, bốn trọng. Nếu người thọ nhiều nhưng thọ xong ở nơi hạ tọa tăng cho đến tất cả làm rồi, mới nhóm hết trước Thượng tọa, đồng thời vì nói tùy tướng, không hẳn giới sư.
Hỏi: Người mới thọ giới này tương đồng với người ngoài giới đến, sao không hòa lại.
Đáp: Chẳng phải ngoài đến, phải là chỗ mới dậy.
Kế nói về thuyết tướng, y cứ theo lý tùy thầy học đủ, đâu chỉ bốn điều này, vì duyên khởi có lỗi, lại chế bốn căn bản, nếu hủy chẳng phải dụng. Thiên khác nhánh tể sám lại tăng số, nhớ ở đây. Nên nói rằng: người thiện nam, ông thọ giới rồi phải vâng giữ. Nếu có người chỉ thọ giới mà không giữ, thì thọ giới không đắc, nguyện rỗng không vô ích, thà khổ hạnh dụng, không cần nguyện cầu, kinh luận nói như thế. Nhưng gặp Phật rất khó, chánh pháp khó nghe, thân người khó được, người vâng giữ giới lại khó hơn. Cho nên bậc cao đạt thượng phẩn có thể thọ, có thể trì, tu đạo hội yếu chỉ bậc thánh. Kẻ tiểu nhân hạ phẩm có thể thọ có thể phá, tâm không hổ thẹn, hiện đời tiếng xấu, không mất lợi dưỡng, chết đọa đường ác, người trung phẩn thiện không tự phát, hướng lên mà học, có thể y theo hạ lưu hay sao?
Nếu tâm bỉ lậu hủy phá giới Phật, chi bằng không thọ, phải y theo chánh giáo của Phật, thuận theo thọ học, năm hạ rồi chuyên về luật bộ nếu thông đạt trì phạm, làm việc Tỳ-kheo, tu định học tuệ, sẽ có ngày thành công. Ngoài ra, tạp học nói ô nhiễm tịnh giới, thì định tuệ không từ đâu sinh. Phật không cho phép, vì thế luật nói. Nếu thiếu giáo thọ sư nên học chỗ khác, vì để tăng trưởng quả Sa-môn. Sau đó y theo văn để nói tướng, kế là thọ y bát, đồ ngồi. Nếu khi sa-di thuyết tịnh y bát lâu dài, lại thỉnh thí chủ đều đem thuyết tịnh. Nếu lúc sa-di không thuyết thì đã phạm rồi, nên sai đem bỏ làm sám cát-la. Sau đó thuyết tịnh. Đồng thời Hòa-thượng ủy dạy, kế truyền trao sáu niệm (trích trong văn Tăng-kỳ).
Niệm thứ nhất biết ngày tháng, nên nói sáng nay ngày mồng 1 tháng trời sáng, đến ngày 1, để thuần đại cố không nói lớn nhỏ (đủ thiếu). Nếu tháng trời tối có (lớn nhỏ) đủ thiếu, cho nên chia ra hai phần.
Sáng nay ngày mồng 1 đến mồng tháng trời tối. Hoặc nói nay mồng 1 đến 1 thiếu trời tối. Đây nghĩa là biết đi xa gần để bố tát. Cách thức ngày tháng xuất gia như thế. Nếu y cứ theo văn trong luật nói vì người đời hỏi nên phải biết. Nếu vào xóm làng, thì trước phải biết mấy cách về ngày tháng, y theo cõi này bất luận tối sáng. Nếu đáp cho người đời chỉ được tướng chung nói: nay là tháng giêng thiếu là ngày mấy, đây thì đạo tục đều thông biết.
2/ Niệm biết chỗ ăn. Trong đó có ba loại, nếu hoàn toàn không thọ thỉnh người nói: nay tôi ăn thức ăn rồi, cố nói ăn thức ăn thường của tăng, có người nói tôi thường xin thức ăn. Nếu người thọ thỉnh nói nay tôi tự ăn không có chỗ thỉnh. Lại nói. Nay tôi ăn thức ăn của tăng không có chỗ thỉnh. Lại nói, nay tôi xin thức ăn không có chỗ thỉnh. Nếu có người thỉnh có trái hay không trái nên nói nay có chỗ thỉnh nghĩ tự đi. Nếu trái (nghĩa khác là tháng ca-đề bệnh và thí y đồng duyên. Nay có duyên gì được trái thỉnh (nếu không có duyên một ngày có nhiều người thỉnh nên đối với người nói: Ngày nay có nhiều người thỉnh tự thọ một thỉnh. Ngoài ra thí cho trưởng Lão ở chỗ nào nên tìm năm chúng xả, nếu không có người thì tâm niệm xả. Tôi tên… sáng nay đàn việt thí chánh thực cho tôi, đem về cho Tỳ-kheo… đàn viết đối với tôi không cho. Tôi được thức ăn tự tứ. (nói ba lần, cách niệm này gọi là một mình ở lannhã, đi xa bệnh nhiều, y vào quê nhà, người thân, trụ có năm loại Thập Tụng khai).
Thứ ba là biết hạ lạp khi thọ giới, nói: Tôi vào ngày đó tháng đó năm đó cây một thước, bóng cao bao nhiêu thọ giới cụ túc, nay tôi không có hạ. Sau đó nếu có, tùy theo hạ mà nói.
3/ Biết y bát có thọ tịnh hay không, nên nói: tôi ba y bình bát đầy đủ, có dự đã thuyết tịnh (sau này tùy có không, y bát, thuốc, v.v… tùy có mà thuyết tịnh).
4/ Niệm thức ăn đồng khác nói: nay tôi nhờ các thức ăn (ắt có biệt chúng chín duyên tùy khai) nói: nay tôi có duyên gì đó, phải biệt chúng ăn, sáu niệm mạnh yếu. Nói: Tôi không bị bệnh có thể hành đạo.
Luật Tăng-kỳ chép: Thọ giới rồi phải giữ đãy lọc nước, ứng dụng cách rửa bình như trong phần Tùy Tướng.
Ngũ phần chép: Người mới thọ giới phải tụng giới, người sợ tâm thối thì chưa thể cũng được. Luật Thiện Kiến chép: Phật độ Tỳ-kheo đã có ba y, bình bát, đồ ngồi, đãy lọc nước, kim, chỉ, dao cạo, tám việc theo thân.
Luật Tứ Phần chép: Vì Tỳ-kheo và ngoại đạo lạm nhau. Phật sai hỏi lúc nào tháng nào, Hòa-thượng, xà-lê nào, liền biết Phật pháp và ngoại đạo, người tục có khác. Suy lường hỏi biết chẳng phải giặc trụ.
Thời có ba thời, từ ngày 16 tháng 12 đến ngày 1 tháng là mùa Xuân.
Từ ngày 16 tháng đến ngày 1 tháng 8 là mùa Hạ.
Từ ngày 16 tháng 8 đến ngày 1 tháng 12 là mùa Đông.
Tháng có sáng tối, thiếu đủ khác nhau. Thọ giới rồi lấy ra cho, hai là nói về xả giới. Tứ Phần chép: nếu người không thích phạm hạnh thì cho xả giới về nhà. Sau đó lại muốn tu hạnh thanh tịnh trong Phật pháp lại cho xuất gia thọ đại giới. Tăng Nhất A-hàm cho bảy lần xả giới quá thì phi pháp. Thập Tụng già Luận chép: Ni không xả giới lại được thọ cụ túc.
Hỏi: Nếu không xuất gia lại, vì sao khai xá?
1. Vì không thành Ba-la-di.
2. Vì đến đi không chướng ngại. Tỳ-kheo kiến lập nghĩa cưỡng, cho nên khai cho bảy lần, ni có một nghĩa, làm cho người đời không có lỗi, không sinh chê bai, rộng như bộ kia (y cứ theo nghĩa nên được làm hai chúng dưới.)
****
THIÊN THỨ CHÍN: THẦY TRÒ NHIẾP GIỮ NHAU.
Phật, pháp, tăng lợi ích rộng lớn là do thầy trò nhiếp giúp nhau, đôn đốc lẫn nhau, tài pháp đều giúp nhau. Ngày ngày chưa nhóm nghiệp, hành sâu đức lâu cố nhiên đều nhờ vào đây. Gần đây huyền giáo chậm lụt, gió tuệ che lấp, thế tục ôm ấp hối mạn, đạo phát xuất phi pháp. Lại do thầy không có tâm dạy bảo, tư chất thiếu vâng hành.
Hai tướng kia bỏ nhau, vọng chạy theo cảnh xấu, muốn làm cho đạo sáng tỏ đâu thể nào được. Cho nên vội cứu đảo huyền, trao cho phương pháp an nguy may thay cung kính mà hành trì pháp còn mãi không diệt.
Tóm lại, trước nói rõ đệ tử y chỉ, sau đó nói về hai sư nhiếp thọ.
Trong phần đệ tử y chỉ lại chia làm hai, trước nói rõ danh tướng thầy trò, sau nói về pháp y chỉ.
Hỏi: Thế nào gọi là Hòa-thượng A-xà-lê sư?
Đáp: Đây không phải dịch đúng. Luật Thiện kiến ghi: Không tội thấy tội, quở trách, gọi là thầy ta, cùng đối với pháp lành dạy bảo làm cho biết, ấy là xà-lê của ta.
Luận truyện nói: Hòa-thượng là tiếng nước ngoài, Hán dịch là biết có tội, biết không tội, gọi là Hòa-thượng.
Trong luật Tứ Phần, đệ tử quở trách Hòa-thượng cũng đồng.
Luận Minh Liễu, Chánh bổn là ưu-bà-đà-ha, dịch là y học, vì y vào người này học giới định tuệ, tức là Hòa-thượng. Địa phương quốc độ âm khác. Tương truyền rằng: Hòa-thượng là Lực sinh (đạo lực do đây mà thành).
Xà-lê chánh hạnh (làm khuôn phép chính cho đệ tử thực hành theo), chưa thấy kinh luận. Trong Tạp A-hàm ngoại đạo cũng gọi thầy là Hòa-thượng, đệ tử là người học sau ta, gọi là đệ, hiểu cũng từ ta sinh, gọi là tử.
Kế là nhiếp chung nhau. Kinh Thi-ca-la-việt Lục Phương Lễ chép:
đệ tử thờ thầy có năm việc.
- Phải nhớ sự khó khăn của thầy
- Phải nhớ ân thầy
- Tất cả ngôn giáo đều theo
- Ân nghĩ không chán
- Trước sau khen ngợi
– Thầy dạy đệ tử có năm việc
- Phải làm cho mau biết
- Làm cho đệ tử hơn người
- Làm cho biết mình không quên
- Có nghi thì phải giải
- Muốn làm cho trí tuệ hơn thầy.
Trong luật Tăng-kỳ nói: Thầy độ đệ tử không được vì cung cấp cho bản thân mình, độ người xuất gia thì phạm tội. Phải làm cho người kia nhân việc mình độ cho nên tu các pháp lành đắc thành đạo quả.
Luật Tứ Phần chép: Hòa-thượng phải xem đệ tử như con, đệ tử xem Hòa-thượng như cha, y theo cách nghĩ con này phải đủ bốn tâm.
- Thành thật dạy bảo
- Có lòng từ
- Yêu thương
- Lo lắng áo cơm
– Nghĩ như cha, cũng có bốn tâm:
- Gần gũi yêu thương
- Kính thuận
- Sợ khó
- Tôn trọng
Cung kính tiếp đãi như bề tôi thờ vua, cho nên luật nói: như thế dần dần cung kính tôn trọng chăm sóc nhau có thể làm cho chánh pháp được trụ lâu, lợi ích thêm rộng lớn.
– Nói về pháp y chỉ, trước nói về ứng pháp, kế nói về chánh hạnh.
Trong phần đầu nói được hay không được y chỉ có tám người, luật Tứ Phần nói có sáu loại:
- Thích yên tĩnh
- Giữ gìn chỗ ở
- Bị bệnh
- Săn sóc bệnh
- Đủ năm hạ trở lên, hạnh đức thành tựu
- Tự có trí đi đến chỗ ở không hơn mình
1. Đời đói khát không có thức ăn.
Luật Thập Tụng nói: Nếu sợ chết đói thì phải nhìn thấy chỗ ở của Hòa-thượng hằng ngày, sợ không được, thì năm ngày, mười lăm ngày, hoặc hai tuần rưỡi, hoặc đến lúc tự tứ, mỗi trường hợp tùy duyên như trên đến gặp Hòa-thượng.
2. Hành đạo xứng ý
Luật Ngũ Phần nói: Các Tỳ-kheo mỗi vị đều siêng tu đạo không có người nào cho y chỉ, nên ở trong chúng Thượng tọa Đại đức tâm sinh y chỉ kính như Pháp sư mà ở.
Kế nói phải y chỉ người, có tám loại, luật Tứ Phần chép:
- Hòa-thượng qua đời.
- Hòa-thượng thôi tu.
- Hòa-thượng quyết y xả giới
- Hòa-thượng bỏ nuôi chúng.
- Đệ tử có duyên nạn nơi khác.
- Đệ tử không thích chỗ ở, lại tìm duyên tốt.
- Chưa đủ năm hạ.
- Không hiểu rõ cương.
Văn nói: nếu người ngu si vô trí thì trọn đời y chỉ, ở đây y cứ vào hạnh giáo mà rõ.
Luật Thập Tụng chép: Thọ giới nhiều năm không biết năm pháp thì trọn đời y chỉ.
- Chẳng biết phạm
- Chẳng biết không phạm
- Chẳng biết nhẹ
- Chẳng biết nặng
- Chẳng tụng giới làu làu.
Tỳ-ni Mẫu chép: Nếu người trăm hạ lạp mà không biết pháp, thì nên y chỉ người mười hạ lạp.
Trong Tăng-kỳ nói có bốn pháp: Không khéo biết Tỳ-ni, không thể tự lập, không thể lập người, và trọn đời y chỉ.
1. Hoặc ngu hoặc trí. Ngu nghĩa là tánh hay khóc, si mạn thường phạm nhiều tội. Trí nghĩa là phạm rồi liền biết y theo pháp sám hối. Chí chẳng trình chánh y chỉ người.
2. Không tụng giới bổn, Tỳ-ni Mẫu chép: “Người không tụng giới, hoặc cố không tụng, trước tụng sau quên, người căn độn tụng không được. Ba người này không được lìa y chỉ, bảy người trước chưa đủ năm hạ, cho nên phải y chỉ. Nếu đủ thì không cần. Ba người sau hơn năm hạ, nếu đức hạnh đầy đủ mới thôi y chỉ người. Nhưng năm năm mất y chỉ, nói theo giáo tướng, thì y cứ hạnh mình, đều cần phải thầy dạy, luật nói thành lặp năm phần pháp thân mới lìa y chỉ, lại thông hiểu các giáo, Phật cũng có thầy, ấy gọi là Pháp”. Nói rộng như thế.
– Nói rõ y chỉ chánh hạnh chia làm hai:
1. Bảy loại pháp cộng hành, hai mươi ba loại pháp biệt hành.
1. Bảy pháp cộng hành: một chúng tăng và sứ làm trị phạt, đệ tử trong đó phải lo liệu đúng như pháp. Làm cho Hòa-thượng thuận theo tăng. Giải xứ làm cho đúng như pháp, không trái nghịch cầu trừ tội, làm cho tăng nay giải tội cho.
2. Nếu Hòa-thượng phạm Tăng tàn, đệ tử phải đúng như pháp khuyến hóa làm cho Hòa-thượng phát lồ, mình vì nhóm tăng mà làm pháp xuất tội che giấu sám hối.
3. Hòa-thượng bệnh, đệ tử phải chăm sóc, hoặc sai người khác chăm sóc, cho đến khi hết bệnh, hoặc qua đời.
4. Hòa-thượng không thích chỗ ở, đệ tử nên tự dời, hoặc bảo người dời. Tăng-kỳ chép: có thể nói xuất gia tu phạm hạnh quả Sa-môn vô thượng. Tuy không có y, thực, trọn đời không nên lìa Hòa-thượng. Nếu muốn du phương, Hòa-thượng nên cho đi. Nếu già bệnh nên dặn người, phải dạy rằng: Ông hãy du phương, có nhiều công đức, lễ các tháp miếu, thấy đồ chúng giỏi, thấy nghe nhiều điều. Tôi không già thì cũng muốn đi.
5. Hòa-thượng có việc nghi đệ tử, nên dùng pháp, luật đúng như pháp, để giải trừ.
6. Nếu đệ tử sinh ác kiến, dạy làm cho bỏ ác kiến, trụ chánh kiến.
7. Đệ tử nên lấy hai việc để hộ, về Pháp hộ nên dạy tăng giới, tăng tâm, tăng tuệ, học vấn, tụng kinh.
Về hộ y thực: nên cho cơm áo thuốc men, tùy khả năng làm cho xong.
Bảy pháp này các bộ phần nhiều giống nhau.
Luật Tăng-kỳ nói: Hòa-thượng, xà-lê có việc phi pháp, đệ tử không được có lời thô, phải nói lời thành thật. Nên dùng lời ôn hòa ngăn thầy, điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Nếu Hòa-thượng không nghe lời thì nên bỏ và đi xa. Nếu là y chỉ sư thì phải trì y bát ra khỏi giới, ngủ một đêm rồi về lại. Nếu Hòa-thượng dứt bỏ ba độc: tham, sân, si thì đó gọi là đề hồ tối thượng, tối thắng, không được rời thầy, ngoài ra rộng như sau: Trong luật Ngũ Phần nói: Nếu thầy phạm Tăng tàn, cầu tăng xin yết-ma, đệ tử nên rưới nước quét nhà, trải tòa nhóm tăng cầu người yết-ma.
– Nói rõ pháp biệt hành: Có ba loại:
1. Bạch sự lìa lỗi. Luật nói: Phàm người làm việc phải có oai nghi chắp tay bạch sư thủ tiến. Nếu muốn đi ra ngoài, thì thầy dùng tám việc lượng nghi, đó là đồng bạn là người tốt, đi đến chỗ không lỗi, việc làm chẳng phải ác, mới sai đi. Ngũ Phần chép: Muốn đi trước phải bạch thầy trước hai, ba ngày cho thầy biết. Chỉ trừ đại tiểu tiện, dùng dương chi thì không bạch.
Theo luật Thập Tụng! Tất cả việc làm đều phải bạch thầy, chỉ trừ lễ Phật, pháp Tăng, ngoài ra đồng với Ngũ Phần. Nếu đệ rời thầy đi phải nói đến thành ấp nào, xóm làng nào, nhà nào, trong lúc bạch phi thời cũng vậy. Phải so lượng hạn biết pháp sự hội tòa bố tát yết-ma, như thế thì được đi, không chấp nhận mà liền đi, khi mặt trời mọc thì kết tội.
Luật Tăng-kỳ nói: Không bạch thầy được lấy nửa sợi chỉ, một nửa thức ăn, nếu là một sợi chỉ không bạch thì phạm tội, có thầy xuất gia đến. Hòa-thượng không còn nên bạch Trưởng lão Tỳ-kheo. Sau khi sư đến lại nói duyên trước, ngoài ra việc y cứ theo đây. Nếu đệ tử đại thí, sự lượng đệ tử trì giới, tụng tập hành đạo nên nói: ba y bát này và đãy lượt nước người xuất gia phải có, không được bỏ. Nếu có dư thì nói rằng: Ở đây thực hành pháp chẳng bền chắc. Ông y chỉ là được giúp thân hành đạo, không nên bỏ. Nếu nói tôi tự có chỗ được thì cho. Nếu muốn đi xa, không được sắp sửa đi mới bạch. Nên bạch trước một tháng hoặc nửa tháng để thầy lo liệu. Nếu không thể mỗi mỗi bạch thầy thì nên bạch chung, muốn làm việc nhuộm y cũng được.
Luật Thiện Kiến nói: Đệ tử theo thầy đi, không được lìa thầy bảy thước, không nên đạp bóng thầy, lìa thì nên bạch để biết.
Luật Tứ Phần nói có nhiều loại. Hoặc xuất giới, hoặc cho người khác vật, hoặc nhận vật người khác, cho đến giúp các việc, đều phải bạch thầy.
2. Thọ pháp: luật Tứ Phần nói: Người kia thanh tịnh sáng vào phòng, trừ bình tiểu khi bạch đến, phải trong sáng khác ban ngày sáng tối ba thời hỏi han Hòa-thượng chấp tác hai việc lao khổ không được từ chối. Rộng ra như trong văn khác, cần phải sao riêng để nương dùng.
Một là tự điều phục sự ngạo mạn của mình, hai là báo ân cúng dường, ba là hộ pháp, trụ trì chánh pháp tồn tại lâu dài.
Luật Tăng-kỳ chép: Đệ tử sáng thức dậy, trước phải vào phòng Hòa-thượng, đầu mặt lễ dưới chân hỏi thầy ngủ được không? Ngoài ra đồng với luật Tứ Phần.
Luật Thập Tụng chép: Nếu tắm cho Hòa-thượng, trước rửa chân, kế đến đùi cho đến ngực lưng. Nếu bệnh trước dùng vật của Hòa-thượng, nếu không thì tự dụng. Nếu theo người khác cầu, thời gian ba ngày dạy đệ tử rằng: chớ có gần người ác, người ác làm bạn. Nếu đệ tử nếu bệnh, tuy có người lo nhưng phải ngày ba lần đến nhắc nhở săn sóc bệnh, chớ mệt mỏi, việc này Phật rất khen ngợi.
Kinh Tạp A-hàm nói: Nếu Tỳ-kheo không nịnh hót, không ngoa ngụy, không khinh cuồng, tín tâm, hổ thẹn, siêng năng chánh niệm, tâm xa lìa thế tục, cung kính giới luật, trong hạnh Sa-môn, chí tôn sùng niếtbàn, vì pháp mà xuất gia.
Tỳ-kheo như thế đáng kính đáng truyền thọ, do tu hành phạm hạnh có thể tự kiến lập.
Đại môn thứ hai nói rõ pháp, hai sự nhiếp thọ. Hòa-thượng nhiếp hành và y chỉ đại đồng, phải hiểu rõ. Pháp y chỉ có bảy môn:
1. Ý y chỉ, người mới thọ giới, mới vào trong Phật pháp, mọi việc không biết, động liền trái với giáo. Nếu không nhờ thầy chỉ dạy tiến thấu tâm thần. Pháp thân tuệ mạng sẽ nhờ vào đâu. Cho nên trong luật chế: người chưa đủ năm năm, và đủ năm hạ mà ngu si thì bảo y chỉ với người có đức, để hỏi han nương pháp, dạy dỗ thành lợi ích cho mình.
2. Được thời tiết vô sự. Trong luật khai: rửa chân, uống nước rồi nói y chỉ. Luật Thập Tụng chép: Thầy không tốt thì cho đi y chỉ năm, sáu đêm. Nếu có thầy tốt cho đến một đêm cũng không được đi y chỉ, phạm tội.
Ma-đắc lặc già nói: Đến nơi khác mà không am tường, cho hai, ba ngày chọn lựa, luật này cũng vậy. Ngũ Bách vấn chép:
“Nếu không y chỉ mà uống nước, ăn cơm, ngồi nằm giường chiếu thì mỗi ngày đều phạm tội trộm”. Nếu người đã mười hạ mà không tụng giới thì tội đồng với không y chỉ.
3. Chọn thầy có đức nhân rõ các sư khác nhau:
– Tứ phần nói có năm loại:
- Nương xà lê xuất gia mà xuất gia
- Xà-lê thọ giới: Người khi thọ giới làm yết-ma
- Xà-lê giáo thọ: là người dạy trao oai nghi
- Xà-lê thọ Kinh, là thọ nhận kinh như thuyết nghĩa, cho đến bốn câu kệ.
- Xà-lê y chỉ cho đến y chỉ ở một đêm
Hòa-thượng là người theo thọ được giới. Hòa-thượng phải hơn mình mười tuổi hạ. A-xà-lê hơn mình năm tuổi hạ, trừ y chỉ, nếu y cứ theo văn này.
4. Xà-lê phải hơn mình năm tuổi hạ mới gọi là xà-lê. Còn người chưa đủ tuy theo thọ tụng, chưa thấm thắng danh, nếu y cứ theo Hòathượng, chín năm đắc giới thì đắc tội. Đây tuy chưa đủ, được danh đâu tổn. Bốn loại Xà-lê trên không được nhiếp người mà thay thế chỗ y chỉ Hòa-thượng. Do một đêm tác pháp chẳng phải thông từ đầu đến cuối.
Nếu làm thầy phải cần cách thỉnh, trong luật đức hạnh hai sư có ba loại:
- Chọn mười năm trở lên
- Phải có trí tuệ
- Có khả năng siêng dạy truyền trao đệ tử, có bảy loại pháp cộng hành.
Lại phải nhiếp nhau nuôi dưỡng, như trong pháp Hòa-thượng. Mà-đắc-lặc-già chép: Hễ muốn y chỉ người phải suy lường cho kỹ. Có thể nuôi lớn pháp lành, và hỏi người khác: Tỳ-kheo này giới đức thế nào, có thể dạy bảo không? Quyến thuộc thế nào? Có tranh cãi không? Nếu đều không thì mới y chỉ.
Luật Tăng-kỳ nói: không được hướng đến như vậy mà y chỉ, thành tựu năm pháp.
- Ưa nghĩ
- Cung kính
- Biết hổ
- Biết thẹn
- Thích ở
Luật Tứ Phần chép: Các Tỳ-kheo liền như vậy y chỉ, không thể nuôi lớn đạo hạnh sa-môn, Phật bảo chọn lựa để y chỉ, nếu thầy có phá giới, phá kiến, phá oai nghi đều không được làm y chỉ.
Nhân có Tỳ-kheo hai tuổi hạ dẫn đệ tử một tuổi hạ đến chỗ Đức Phật. Phật quở trách nói: “thầy ông chưa dứt sữa, mà nhận người dạy dỗ làm sao mà dạy người?” Nếu thầy có phi pháp, cho người khác dẫn đệ tử đi. Ngũ Bách Vấn chép: Sư ấy chẳng điều gì không phi pháp mà dụ dẫn sa-di đi thì phạm tội trong, nhân nói nhân duyên Tỳ-kheo già bệnh. Luật Thiện Kiến chép: nếu không hiểu luật, chỉ hiểu kinh luận không được độ sa-di và cho y chỉ. Tăng-kỳ nói thành tựu bốn pháp gọi là trì luật. Nghĩa là biết có tội, biết không tội, biết khinh biết trọng xuống đến biết hai bộ luật, và nhiếp thọ oai nghi cộng hành. Phần bốn nói rõ pháp thỉnh sư. Trong luật nói do Hòa-thượng qua đời không có người giáo thọ, phần nhiều phạm oai nghi nên Đức Phật cho y chỉ. Như pháp Hòa-thượng trên, làm cho pháp thêm lớn, được truyền bá. Luật Tăngkỳ cũng được gọi thầy là Tôn.
Văn thỉnh rằng: Đại đức nhất tâm niệm, con là Tỳ-kheo… nay thỉnh Đại đức làm A-xà-lê y chỉ, mong Đại đức vì con làm A-xà-lê y chỉ, con y chỉ đại đức nên được trụ đúng như pháp. (nói ba lần, văn thiếu) luật nói chữ ca-sa-lê). Đại đức kia nói: cho ông y chỉ, ông chớ buông lung.
Luật Ngũ Phần chép: Tôi sẽ nhận sư dạy bảo tôn quý, nếu không thì không thành, trước đây không biết nhau nên hỏi danh tự của Hòathượng xà-lê, trước dây ở chỗ nào, tụng kinh gì. Nếu không đúng như pháp nên nói rằng: Ông không biết tôi, tôi không biết ông, ông hãy đến chỗ mà ông biết để thọ y chỉ. Nếu nghi nên nói ở ít. Sáu đêm xem hợp ý thì thọ nhận, nếu y chỉ sư không đáp cho phép thì không thành.
Luật Tứ Phần chép: Người kia sai thọ nhận y chỉ, sai cho y chỉ đều không thành năm phần sư nhiếp thọ, phần lớn đồng với pháp trước. Luật Tăng-kỳ nói: mỗi ngày cách biệt ba thời giáo, ba tạng giáo pháp, không thể nói rộng, dưới đến lược biết giới kinh nặng nhẹ, nhập nghĩa ấm giới. Nếu khi thọ kính cùng tụng, cùng ngồi thiền gọi là Giáo thọ. Nếu không như vậy, dưới đến nói chớ buông lung. Y cứ theo đây để rõ. Nay cho người mới học giảng thiền thọ trai, đồng thời sai y chỉ, mỗi ngày giáo giới, lỗi thành kệ trong. Không hành không tụng, đây có ích gì. Phàm pháp thỉnh thầy trước đã nói rõ. Nay lại nói về ý có bốn:
1. Tác thỉnh người kia nhiếp tội, tôi sẽ y chỉ người kia, niệm từ bi cứu giúp.
2. Lấy đạo pháp vật chất, tinh thần xin làm cho giáo thọ thực hành thành trí lập.
3. Tự bày ý mình, tôi sẽ y chỉ yêu kính như cha.
4. Có thể tôn phụng hai pháp tôn phụng cúng dường hổ thẹn trong tâm phải đủ bốn loại này mới có thể thỉnh người khác, trái với điều này thì vằng vặc luống phí mà không làm được. Gần đây, có Đại đức được nhiều người trọng vọng, mỗi năm cuối Xuân người thọ giới rất nhiều, vừa mới ngồi người đến đầu thỉnh làm Hòa-thượng hoặc mười, hai mươi, cho đến hạ tọa, riêng mình en nhiên. Đây thì vốn không có hai nhiếp. Nghĩa thành sự lược đồng với dã mã, thật mà nói thọ đồng với dương diệm. Kinh Tạp A-hàm nói: có năm duyên làm cho chánh Pháp của Như lai hoại diệt. Nếu Tỳ-kheo đối với Đại sư phải cung kính, không tôn trọng, không hạ ý cúng dường, y chỉ, trái đây thì pháp luật không lui mất.
5. Luật Ngũ Phần nói: Hai thầy cũng không được vì việc nhỏ mà để đệ tử ở lại. Nếu ở trước người tại gia phát ra y thô lục, nên làm cho hiểu biết. Nói rộng ra như trong quyển 23.
Luật Thiện Kiến nói: Hòa-thượng có nhiều đệ tử, giữ lại một người cung cấp. Ngoài ra tùy ý sai đọc tụng. Luật Tăng-kỳ chép: Đệ tử bị nạn vua, sư phải đi xem xét. Nếu bị giặc cướp lấy thì phải tìm ngay cứu chuộc lại, không như vậy thì phạm. Nay nói về pháp đệ tử già. Luật
Thập Tụng chép: Tỳ-kheo lớn, Tỳ-kheo nhỏ nhận y chỉ được tất cả cúng dường. Như việc nhỏ việc lớn, chỉ trừ lễ dưới chân, ngoài ra đều nên làm. Luật Tăng-kỳ nói: Tất cả cung cấp, trừ lễ chân xoa bóp. Nếu khi bệnh cũng được xoa bóp. Nên dạy hai bộ giới luật, ấm giới nhập nghĩa mười hai nhân duyên. Tuy là một trăm năm nên y chỉ Tỳ-kheo trì luật mười năm, dưới đến biết hai bộ luật, sáng thức dậy hỏi han, đem đổ đồ đại tiểu tiện, như trong pháp hầu thầy.
6. Nói về pháp trị phạt quở trách chia làm bốn:
- Nói về pháp hợp quở trách
- Y theo pháp quở ngăn
- Không nên để mất
- Bỏ thầy ra đi.
Trong phần hợp trách, Tứ Phần nói có mười lăm loại, nghĩa là: không hổ (làm ác không thẹn) không thẹn, thấy thiện không sửa), không thọ giáo, không như thuyết kinh, làm phi oai nghi (phạm bốn thiên dưới), không cung kính, (ngã mạn cho mình hơn) khó nói (Thành Luận nói: lại đến thầy để dạy), làm bạn với người ác, thích đến nhà dâm nữ, nhà phụ nữ, nhà gái lớn, nhà huỳnh môn, tinh xá Tỳ-kheo-ni, tinh xá Thức-xoa, sa-di-ni, thích đến xem rùa, ba ba.
Văn luật như thế. Nay những điều phạm chưa hẳn như văn.
Nhưng người có lỗi thì phải y cứ để phạt, bỏ qua mà không hỏi thầy thì phạm tội
Kinh Thiện Giới chép: không xua đuổi, trách phạt đệ tử, nặng như người giết mổ, chiên-đà-la, v.v… do người này không hoại chánh pháp, không nhất định đọa ba đường ác, nuôi đệ tử ác, làm cho nhiều chúng sinh gây ra các nghiệp khổ, chắc chắn đọa đường ác, lại vì danh tiếng nên nuôi nhiều đồ chúng, ấy là người tà kiến. Gọi là đệ tử của ma. Ngũ Bách Vấn chép: có thầy không dạy đệ tử, do đó phá giới, cho nên sau này đọa vào loài rồng, lại suy nghĩ bổn duyên rồi trở lại hại thầy, rộng ra như kia nói.
Hỏi: Là đủ năm lỗi mới quở trách hay hễ phạm mỗi việc hiền quở trách?
Đáp: Hễ phạm liền quở trách, mới có thể làm thành. Lại như làm lỗi này, tuy phạm tội nhỏ, tình không thẹn, lý phải quở trách. Nếu tâm thường siêng nhiếp, nếu lầm mà phạm, tình lỗi có thể thông, lượng thời mà dùng, không hẳn trách chỉ? Kinh Tạp A-hàm chép: Tỳ-kheo trẻ tuổi không quen pháp luật, hễ những điều làm vì thọ nhận y thực, tham mê buông lung, dần dần hướng đến cái chết, hoặc đồng chết khổ. Xả giới hoàn tục, tổn hại chánh pháp luật. Nghĩa là đồng chết khổ. Phạm chánh pháp luật. Không biết tội tướng, không biết trừ tội, nghĩa là đồng chết khổ, cho nên Tỳ-kheo phải siêng học pháp luật.
– Nói về pháp quở trách: Hễ muốn trách người, trước phải suy lường nội tâm mình vui hay giận. Nếu có hiềm hận thì tự nén nhẫn, lửa từ trong phát trước tự đốt thân. Nếu khởi tâm từ bi cứu giúp lại lường lỗi nặng nhẹ. Lại y vào lời quở trách trước sự tiến lùi sinh ra lỗi làm cho biết phi pháp y vào lỗi thuận quở trách tâm phục thuận theo. Nếu tội nhẹ mà quở trách nặng, hoặc tội nặng mà trách nhẹ, hoặc tùy phẫn nộ mà buông lời thô bạo. Đây mới là tùy theo tâm mà dứt. Chưa y cứ theo ý chỉ của Bậc Thánh, vốn chẳng phải lợi, thầy dạy không thành, nên đình chỉ tâm thế tục thấp hèn. Y vào lỗi thanh tịnh của đạo xuất thế. Nên trong chỗ khởi từ bi dạy dỗ, ngoài hiện oai nghiêm, nhọc lời uốn nắn, làm cho sửa đổi. Y vào luật năm pháp lần lượt tội mà trách.
Luật Tứ Phần nói: Đệ tử không hầu hạ Hòa-thượng, Phật dạy có năm việc quở trách.
1. Nay ta quở trách ông, ông đi đi (do lỗi quá nặng nên bảo đi xa)
2. Chớ vào phòng tôi (được ở trong chùa, ở ngoài cung cấp)
3. Chớ làm sứ cho ta (dễ được tham thừa vào phòng)
4. Chớ đến chỗ ta. (ngoài những việc làm không được đến bên cạnh thầy, thầy y chỉ trách cãi nói ông chớ y chỉ ta).
5. Không nói chuyện với ông (Lỗi rất nhỏ nhẹ, tuy làm thị giả thờ thầy, nhưng Chư Phật ba đời thường dạy các điều trị phạt, chỉ có chiết phục quở trách, vốn không có cách của người trượng phu. Gần đây thấy Đại đức chúng chủ trong không có đạo phần để hầu hạ, không suy nghĩ, không có đức nhiếp người, chuyên làm phải xét rõ, hoặc đối với đại chúng, hoặc ở trong phòng, trói cột trên đầu, chẳng phân trị đánh. Bèn dẫn kinh niết-bàn dụ về ba người con.
Đây chưa đạt thánh giáo, nhưng người kia trải qua do ở một người con tâm từ bi. Cho nên tâm không sai quấy, được hành phạt này, tức kinh niết-bàn nói:
Chớ giết, chớ dùng gậy đánh, lời này có yếu chỉ gì. Không biết thông giải liền vọng dẫn văn, dù dẫn nghiêm sư đây là dẫn dụ. Không thiếu chánh văn. Như Nhiếp Luận chép: Bồ-tát được tinh tâm địa, được trí phân biệt phương tiện làm mười việc như sát sinh, v.v… không có lỗi nhiễm đắm. Thời nay có người dùng cây đánh đệ tử, rồi khởi sân độc, giận dữ bốc lên, trọng mình khinh người, cố làm cho người khổ, nếu y cứ vào niết-bàn tha thứ mình là dụ thì kim chăm không thể nhẫn. Lại có thầy ngu nghe dẫn kinh tịnh độ phạt ba trăm phước. Đây là Kinh ngụy do người soạn. Người trí cùng sai. Dẫu như kinh kia, không khởi ba độc được y vào mà phạt phước. Nay thuận theo phiền não của mình, đâu được mong nhờ. Trong luật nói tâm sân quở trách còn tự phạm tội, cho đến súc sinh còn không được đánh, huống chi là đánh người. Trong luận Địa Trì nói trên phạm tội phạt đuổi đi, giữa phạm thì chiết phục, dưới phạm thì quở trách cũng không đánh trị. Kinh Đại Tập chép: nếu đánh chưỡi người phá giới, không giới, ca-sa mặc thân cạo tóc tội đồng với tội làm thân muôn ức Đức Phật chảy máu. Nếu làm bốn trọng không cho ở chùa, không đồng việc tăng nếu người trách phạt thối đạo rơi vào A-tỳ. Vì sao? Vì người này hẳn mau vào niết-bàn, cho nên không nên đánh chửi, nói theo đây thì tự biết địa vị, sinh báo mịt mù, lạm tự khinh khi, thật là đáng thương, rộng như kinh kia. Tăng-kỳ nói: “Nếu thầy quở trách, đệ tử không nghe thì nên nói với người tri sự không cho thức ăn. Nếu người hung ác thấy tự đi xa, nếu đệ tử y chỉ thầy nên ra khỏi giới ngủ một đêm rồi về lại. Nếu đệ tử có lỗi, Hòa-thượng vì đệ tử sám hối xin lỗi người nói: cho đến phàm phu ngu si đâu thể không lỗi, đứa trẻ này học muộn thật có tội này”. Nên dạy khuyên không làm như thế mới vui được ý mọi người.
Ba là nói về quở trách phi pháp:
Luật Tứ Phần chép: trọn đời quở trách, xong an cư quở trách, quở trách luật nhân, hoặc không gọi đến hiện tiền không chỉ ra lỗi ấy mà quở trách, đều thành phi pháp, nếu bị trị chưa sám hối xin lỗi mà nhận cung cấp y chỉ, hoặc bị trách nhẹ khác mà không vì Hòa-thượng xà-lê và Tỳ-kheo khác thì người làm việc nặng nhọc mắc tội. Luật Tăng-kỳ nói: Nếu cho đệ tử cùng đi, đệ tử y chỉ, có y rồi không được giáo giới vì chiết phục, cho nên đoạt lấy. Sau khi chiết phục rồi lại cho không tội. Nếu khi cho y nói: Ông ở chỗ này nếu hợp ý ta, ta vì người trao kinh cho. Nếu muốn chiết phục mà lột y khỏa hình đáng hổ thẹn. Phật bảo: không nên vì việc nhỏ mà chiết phục sa-di, nếu chiết phục thì để lại một y.
Bốn là nói pháp từ tạ, luật Thập Tụng chép: Tỳ-kheo, Sa-di được Hòa-thượng biết không thể nuôi lớn pháp lành, nên bạch sư rằng, dẫn tôi phó chúc cho Tỳ-kheo…, thầy nên suy lường, Tỳ-kheo kia giáo hóa đệ tử đâu giống, chúng tăng cũng đâu giống, người tốt nên giao phó. Biết không cụ túc nên giáo phó cho thầy khác. Nếu Hòa-thượng không tốt nên bỏ đi. Hòa-thượng có bốn loại.
Cho pháp mà không cho cơm thì nên ở, cho cơm mà không cho pháp thì không nên ở, Pháp và cơm đều cho thì nên ở. Pháp và cơm đều không cho thì không nên ở, bấ luận ngày hoặc đêm đều nên bỏ đi. Axà-lê cũng vậy, tăng-kỳ cùng giống. Có khổ vui trụ diệt. Nếu thấy sai làm việc phi pháp, như gọi ông đem rượu đến, thì nên nhẹ nhàng thưa: con nghe Đức Phật dạy: “việc phi pháp như vậy không nên làm”. Trong quyển 28 có nói nhiều về hành pháp. Nếu cần thì xem. Ngũ Bách vấn chép: nếu đệ tử mà khi thầy sai mua bán làm các việc phi pháp thì được bỏ đi xa. Luật Tứ Phần nói: nếu đệ tử bị thầy quở trách, sai các Tỳ-kheo khác làm cho điều thuận. Đối với Hòa-thượng xà-lê được điều hòa để sớm được sám hối. Nên biết chiết phục nhu hòa biết thời mà thọ.
Luật nói: nên hướng đến hai thầy sửa oai nghi, chắp tay thưa: Đại đức Hòa-thượng nay con sám hối, không phạm lỗi nữa. (Ngoài ra phải tự thuật việc ra đúng thời). Nếu không cho phải mỗi ngày ba thời sám hối. Như trên mà thầy không cho, nên hạ ý thuận theo tìm phương tiện để giải thích điều mình phạm. Nếu hạ ý không có trái nghịch, xin giải thích lỗi mình, hai thầy nên nhận. Không nhận thì đúng như pháp mà trị, nếu biết không thêm lớn lợi ích, sai người khác dắt dẫn đem đi. Nếu đệ tử thấy Hòa-thượng có năm điều phi pháp. Nên sám ta mà đi, bạch Hòa-thượng rằng: con đúng như pháp Hòa-thượng không biết, con không đúng như Pháp Hòa-thượng cũng không biết, con phạm giới Hòathượng không xả không dạy quở trách, nếu không phạm cũng không biết, nếu phạm mà sám cũng không biết.
Hỏi: Pháp cộng hành trước làm cho đệ tử nhiếp Hòa-thượng, nay các luật nói sao lại bỏ đi.
Đáp: Ở trên nói nhiếp, y cứ vào trước tuy đệ tử có lỗi cản ngăn, dụ có thể theo toại ý. Nay ngăn mà không chịu, không đồng nghĩa pháp cho nên phải đi.
Luật Tăng-kỳ chép: Nếu thầy chịu can ngăn nói đệ tử, thì con sẽ sớm nói với thầy, thầy không biết điều gì, thì thừa dụng. Nếu thầy nói. Con nếu can ngăn thầy, thì thầy chính là con, con chính là thầy, y vào hai thầy sư trước phương tiện mà đi, bảy nói ra pháp mất thầy, một loại Hòa-thượng không có nghĩa mất. Hoặc có thể không có đức lại y chỉ người khác, vì y chỉ nên đắc giới không thỉnh pháp lại việc y chỉ xà-lê phải rõ ràng chính đáng. Có ba loại khác nhau:
- Cách thỉnh sư
- Pháp tướng y trụ
- Pháp thỉnh giáo thọ
Kế nói rõ mất là trái. Nếu thầy bị tăng trị phạt, không mất y chỉ, nghĩa là không mất thỉnh pháp tướng y trụ, mất pháp thỉnh giáo thọ, vì thầy có lỗi hành pháp ở mình. Đệ tử không có nghĩa được thỉnh làm cho thầy mắc tội, để chịu ba mươi lăm việc không được nhận người y chỉ, nghĩa là trao truyền người khác giáo giới. Cũng là bị người trị không được làm y chỉ. Nếu đệ tử bị tăng trị thì không mất, có ba loại không mất.
Muốn làm cho sư tăng giáo giới đệ tử thuận theo tăng, mau mau khai giải không thuận theo tội. Trong luật nói hai thầy và đệ tử cùng một người quyết ý ra ngoài giới ngủ thì khi về mất y chỉ.
Mất có hai cách sau đây: Không mất pháp thỉnh sư, nếu trở lại không cần thỉnh sư lại, chỉ sinh pháp thỉnh y chỉ, bèn có pháp khởi. Rộng ra có đúng sai như đại sớ luật. Luật Tứ Phần nói có nhiều loại:
1. Chết; 2. Đi xa; 3. Thôi tu; 4. Phạm trọng; 5. Thầy bị quở trách; 6. Vào trên giới trường; 7. Đủ năm hạ; 8. Thấy Hòa-thượng mình; 9. trở lại với Hòa-thượng, mắt nhìn xuống, nếu y cứ theo giáo thì mất y chỉ.