TỨ PHẦN LUẬT SAN PHỒN BỔ KHUYẾT HÀNH SỰ SAO
Sa-môn Thích Đạo Tuyên trụ Chùa Sùng Nghĩa, ở Kinh Triệu soạn Thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN THƯỢNG

(PHẦN 2)

THIÊN THỨ SÁU: PHƯƠNG PHÁP KIẾT GIỚI

Kiết giới nguyên thỉ vốn là muốn bỉnh pháp. Do tông cương yếu tăng yết-ma cầu Phật pháp, giống như mặc cho trì công trở về ở đây. Lý hợp nghi mười phương đồng vâng theo không trái cách. Nhưng cảnh châu Diêm-phù tuyên đã xong. Mỗi kỳ nhóm tăng thật khó chế phục. Hơn nữa, tốn công bôn ba phê đạo bày sự.

Bậc Đại Thánh thương xót sự cực độn ấy, cho nên khai tùy chỗ mà kiết, tác pháp phân cách đồng giới tôn sùng, vâng theo công thành, sự bèn tổng ý như thế. Tựu trung phân làm bốn:

  1. Bày số định lượng
  2. Y vị tác pháp
  3. Pháp khởi có không
  4. Phi pháp mất tướng

– Ở phần một (định lượng) nói về giới pháp tổng bày ba loại.

  1. Giới nhiếp y, như trong phần nói về pháp y.
  2. Giới nhiếp thực, như trong phần nói về thuốc.
  3. Giới nhiếp tạng, điều rõ ràng như thế.

Tóm lược chia làm hai

1. Giới tự nhiên. Chưa chế tác pháp, gồm thông tự nhiên. Hoặc hư không có sự khác nhau với đường thủy, đường bộ. Sau đó nhân nhóm họp khó khăn liền khai nhiếp tùy cảnh. Mỗi nơi có phần hạn chế. Chỗ người đến mặc cho giới khởi, nên gọi là tự nhiên. Y cứ vào xứ có bốn loại khác nhau. Định lượng chia làm sáu tướng sai biệt, như trong phần nhóm tăng.

2. Giới tác pháp: Do tự nhiên hạn cục ước chưa thể toại tâm. Giả sử có văn giáo lớn nhỏ đã định dùng thì không được. Xả thì trái với điều chế. Hoặc làm đại pháp, đất yều không hơn. Cho nên Như lai thuận theo vật tình cho tùy chỗ mà kết làm cách thức nhất định. Mặc tình cải chuyển làm thành yết-ma. Công lớn lao cứu giúp chẳng phải ở tác pháp này, ngoài ra không thể biện. Tóm lược chia làm ba:

1. Nói về đại giới. Nghĩa là tăng thường hành pháp thực. Nói rõ về lượng. Đồng và thuyết giới trong văn là giới xa. Cho thuyết ngày 1, ngày 13 đến trước, không được thọ dục, y theo một trăm dặm. Trong Tỳ-ni Mẫu nói giới đồng bố tát xa nhất cho một ngày về lại. Tùy có hai văn chưa rõ dặm và số. Cho nên Tăng-kỳ, Ngũ Phần. Thiện Kiến đều nói: ba do-tuần là lượng.

Luận Minh Liễu nói: ba do-tuần hợp gốc mà lượng lấy. Cũng không biết do-tuần lớn hay nhỏ. Trí Luận nói: do tuần có ba loại khác nhau, loại lớn là tám mươi dặm, trung bình sáu mươi dặm, nhỏ bốn mươi dặm.

Đây gọi là sông núi trung biên khác nhau, dẫn đến hành lý khác nhau. Luật Tứ Phần nói, trong mục pháp y, do-tuần chuẩn là tám mươi dặm, ở đây y cứ vào phẩm trên để nói. Chỗ thông dụng quy về y cứ theo văn luật phải là một trăm hai mươi dặm, lấy phẩm dưới để định.

Bộ Tát-bà-đa nói: Ni kiết giới, chỉ được một Câu-lô-xá Vuông, nếu có nạn duyên có thể dùng, trong Tăng-kỳ là trong hai do-tuần, tùy ý kết lấy.

2. Nói rõ giới trường. Luật nói: vì số trong tăng chúng có bốn người khởi cho đến chúng hai mươi người trở lên, làm cho tăng mỏi mệt. Phật cho kết giới, không nói lớn nhỏ.

Luật Thiện Kiến nói: Giới trường nhỏ nhất chứa được hai mươi mốt người, giảm xuống thì không cho, ngoài ra như sau mà kết.

3. Nói rõ Tiểu giới. Đây đều nhân việc nạn sợ phế bỏ pháp sự cho nên Phật tùy duyên trước cho khai kết, đồng thời không có lượng đúng, tùy chỗ người ngồi tức là giới tướng? Một là thọ giới khai kết tiểu giới. Trước đây y cứ theo giới trường ngoài thân có giới trường. Nay y vào văn lấy nghĩa hoàn toàn không có tướng ngoài, như trong mục chánh gia.

1. Thọ giới khai kết tiểu giới, trước đây y cứ theo giới trường ngoài thân có giới trường. Nay y vào văn lấy nghĩa hoàn toàn không có tướng ngoài, như trong mục chánh gia.

2. Việc thuyết giới ít nhất bốn người ngồi thẳng.

3. Việc tự tứ ít nhất năm người ngồi vòng tròn. Ba điều này không ngoài lượng. Bởi nạn này khai tùy người nhiều ít, nếu hạn ngoại lượng đều chẳng phải già nạn.

Cho nên Văn nói: Nay có như vậy, cho Tỳ-kheo nhóm họp. Chỉ lấy chỗ ngồi của Tăng hiện nhóm học có đất y vào đất mà kết giới. Nếu sự làm rồi thì chế giải. Không đồng với hai loại trước vì lâu cố tác pháp theo chỗ y cứ của người.

– Phần ba nói về y vì biệt giải: Vị thì có ba, như trên đã trình bày. Nếu có giới trường thì trước phải kết. Nay lại luận không có pháp kết đại giới. Tựu trung chia làm hai:

  1. Chọn lựa đúng sai.
  2. Dựng nêu xướng tướng.
  3. Tập tăng dục pháp

Trong phần đầu. Hỏi “Đại giới có xóm làng có được kết không?

Đáp: Luật Ngũ Phần nói: Các người tại gia mới làm phòng xá, hoặc được lợi tốt, hoặc bị phi nhân làm não hại, thỉnh tăng bố tát ở đó. Tát-bà-đa nói: hễ kết đại giới thì chỗ đi chung cả xóm làng. Vì oai lực của giới cho nên ác quỷ không có tiện hại, thiện thần đến ủng hộ. Vì đàn việt cho nên kết chung xóm làng.

Trong văn luật Tứ Phần cũng kết xóm làng.

Hỏi: Trong giới có nước được kết hay không?

Đáp: Trong luật nói về sông, trừ thường có cầu, thuyền thì được kết. Nếu chỗ nước chảy, dòng chảy mạnh thì không được, phải có trụ cầu và nước cạn, không nạn, theo lý thì được. Cho nên trong luật ni nói: Chỗ nước, một mình không được qua, ở đây chung cho giới ngoài trong.

Hỏi: Một cái nêu thành hai tướng được không?

Đáp: Một khuỷu tay trở lên thì được.

Trong Minh Liễu Luận sớ nói như phía Đông Tây của một ngọn núi lớn mỗi phương kết một biệt trụ.

Lại nói: Hai dây biệt trụ, y cứ theo tường cao này đồng loại có thể phân biệt, đều được làm.

Hỏi: Nay đem cây đà làm tướng là lấy tướng trong hay ngoài?

Đáp: Nếu tròn thì lấy ở giữa làm cho giới tưởng ngay và phần nêu tương đương. Hoặc lấy bờ ngoài. Nếu vật nhọn thì lấy một phần làm hạn. Ngoài ra vật khác y cứ theo đây.

Nên trước phải bảo cho biết phạm vi thước tấc, chuẩn bị thuật cho răng biết. Không được thông chỉ một ngọn núi vọng lấy tướng bên ngoài cho đến làm cho việc tìm cầu phạm vi không thể biết được.

Hỏi: Nêu giới và tướng và thể.

Đáp: Nêu gọi là vật của núi đá dùng để chỉ đích tướng là giới bờ nêu bên ngoài của thể.

Thể nghĩa là trong tướng chỗ tác pháp. Hoặc nêu tức là thể hoặc nêu là thể khác. Tướng là thể ngoài. Chỗ tạm thời chia làm ba chỗ khác nhau, đồng thời dự ủy tất.

Hỏi: giới có được kết lại không?

Đáp: Luật nói: Không được hai giới tướng tiếp liền nhau, phải có trung gian. Nếu có người nghi, thì giải rồi kết lại, cho nên không được khai lại.

Ở phần dựng nêu xướng tướng, trước là nêu tướng.

Luật Tứ Phần chép: Giới tướng không nhất định đúng sai. Trong văn nói nếu phương Đông có núi thì xướng núi, có hào thì xướng hào.

Chỗ có nước sâu, xóm làng bỏ đi, chỗ hư không rỗng đóng cọc, đất trống y cứ theo đây lập pháp thật không có tự thể. Vì sao? Vì nói về lập tướng, vì biết duyên về hạn của giới, cố tác pháp nhóm chúng phá hạ lìa y, hộ thực. Nếu lấy đất trống làm chỗ, hư không thì có tướng để chỉ. Ắt có việc này tùy thời y cứ theo mà làm. Hoặc pháp một chỗ biết hư không ngại hai phần thì làm chỗ vững chắc. Y cứ vào bộ khác và bổn Tông tất cả đều dùng chung.

Luật Thiện Kiến chép: Tướng có tám loại:

  1. Tướng núi, dưới đến như tướng đại (to lớn)
  2. Tướng đá, dưới đến ba mươi cây, nếu đá nhỏ thì không được phải đặt đá khác.
  3. Tướng rừng, cỏ trúc không được, thể rỗng không chẳng thật, xuống đến bốn cây liền nhau.
  4. Tướng cây, không được lấy cây khô làm tướng, xuống đến cao tám tấc như kim lớn. Nếu không tự sống thì trồng cũng được.
  5. Tướng đường. Xuống đến trải qua ba, bốn thôn.
  6. Tướng sông, nếu bốn tháng không mưa mà sông vẫn chảy không ngừng.
  7. Tướng núi đất gồ ghề, dưới đền tám tấc.
  8. Tướng nước: Nước ao tự nhiên thì được.

Y cứ vào luật, các duyên như thành hào thành tướng có thể biết. Đã biết tướng kết là chỗ y cứ của giới nhà. Kết rồi liền phải nêu bày rõ về chỗ làm cho người đời sau, chủ khách đều rõ không có lạm nghi.

Kế nói rõ hình giới.

Luật Thiện kiến và Luận Minh Liễu chép: Tùy phương cong hay thẳng, tùy chỗ biện hình không nói ý chỉ nhất định. Nói rộng ra như đại sớ lược nói như trong nghĩa sớ.

Nói về xướng tướng, cách kết thời nay không quá hai:

Hoặc ở lan-nhã nếu y vào núi, gần bên nước, cây bên đường. Hoặc ở thành ấp thì tùy bờ rào, hào hố, tường viện phần nhiều là bốn phương. Bấy giờ mà có cong thì trước phải biết lỗi, sau mới tránh lỗi và xướng. Nghĩa là trước học chưa đạt và sau tiến đến các sư như xướng phương tướng mới dễ trình bày, như từ ngoài viện xướng rằng: Từ gốc Đông Nam cho đến góc Tây Nam, rồi giáp vòng. Cửa chùa chánh Nam thì có lỗi biệt chúng. Vì giới hạn từ ngoài tường thẳng qua, bên ngoài hạn cửa thì thanh trong giới.

Nếu trong chùa thì làm các yết-ma bên ngoài hạn của tường có tăng không nhóm họp há chẳng biệt chúng. Cho nên biết xướng tướng phải cong xướng ra không làm cho hối hận sau này. Cũng chẳng thể thông đồng nói theo cong. Cong cũng chung cho sâu cạn xa gần, đều thành không biết phạm vi. Nếu trong tự viện xướng tướng từ ngoài thẳng qua thì bên trong giới hạn. Là ngoài giới thì có lỗi biệt chúng, phá hạ, lìa y, nếu tác pháp trong chùa có người thuyết dục xong đến trong hạn cửa rồi lại đến, há chẳng phải xuất giới, nhập giới, là biệt chúng hay sao?

Nếu phá hạ, có người y vào giới an cư, minh tướng chưa xuất hiện đến lúc mặt trời mọc rồi trở lại, há chẳng phá hạ hay sao?

Nói mất y, y vào giới kết giới nhiếp y, mình tướng chưa xuất hiện không trì y, đến minh tướng xuất hiện ra ngoài giới, há chẳng mất y? Cho nên dạy về lỗi. Nhưng sau khi xướng tướng, trong lan-nhã cũng có lỗi này, vọng chỉ núi hang, lạm chỉ cây cối. Cho đến phạm vi đâu liền được biết. Kết đều không thành. Cho nên trong Luận Minh Liễu kết sóng nước biệt trụ. Một trượng năm thước thì lấy đá thứ lớp, giáp vòng xong rồi tùy đá mà xướng.

Luận Thiện Kiến cũng nói đá nhỏ không được, lại văn nói rõ ràng, không dễ lạm nói vùi lấp người, hoặc thọ giới không thành, làm cho người khác, một đời luống uổng. Tự thân chưa đến lại gặp giới này. Cho nên kinh Đại Tập chép: Sau khi ta diệt độ Tỳ-kheo ở Dêm-phù-đề không thọ giới, lời này rất hiệu nghiệm.

Kế nói rõ xướng pháp. Trong luật nói sai người cựu trụ xướng. Khi chưa xướng đích thân đến chỗ sáng và chỗ bị che tối tụng. Chớ làm cho đối chúng có sự ngượng nghịu.

Trước phải từ góc Đông Nam bắt đầu, giáp vòng chỉ thẳng tướng đó.

Luật nói: Phương Đông có núi, nếu y vào phương Đông mà xướng, đến góc khúc cong thì không phân phạm vi. Nay người hành sự y cứ dễ làm. Nếu ở chỗ đồng trống mà kết giới thì trước phải chỉ bốn (nêu) ở bốn góc, sau đó sai một người trong tăng xuống tướng, người bị sai phải đứng dậy lễ tăng rồi đứng xướng rằng: Đại Đức tăng xin lắng nghe, tôi Tỳ-kheo v.v… vì tăng mà xướng tướng đại giới bốn phương, từ góc đông nam cây táo thẳng đến phía Tây góc Tây nam cây dâu, từ phía Bắc này đến cây liễu góc Tây bắc.

Từ phía Đông này ra đến cây du gốc Đông bắc. Từ phía Nam này vòng lại đến cây táo góc Đông nam. Đây là tướng ngoài của đại giới.

Một vòng xong ba lần nói đều như vậy, nếu gặp việc biệt tướng, y cứ theo sửa đổi xướng nó, không dung cho sự lầm lẫn.

Nếu chùa trong thành ấp phần nhiều có tường viện thì từ bên trong mà xướng, duyên trước như trên. Sau nói:

Từ phía Tây tường bên góc trong góc Đông nam tường viện ngoài chùa, xuống đến góc đất phía Bắc mé Đông cửa nam, tùy cong phía nam ra đến bờ cửa bên góc trong bờ cửa. Phía Tây xuống đến góc trong mé Tây. Từ phía Bắc cong vào đến góc đất giáp Tây của cửa. Từ phía Tây này xuống đến góc Tây nam ngoại viện, từ phía Đông này xuống đến góc Đông bắc ngoài viện. Từ phía Nam hãy xuống đến góc Đông nam. Đây là tướng ngoài của đại giới. Giáp vòng xong nói ba lần rồi nếu có ba cửa, năm cửa và bờ rào tường hào góc nhọn, vuông cong tùy chỗ mà xưng gọi, y theo cách thức trên.

Nếu có ngăn che, muốn xuyên tường thẳng qua, nên xướng tên viện y cứ theo tường vách của viện mà xướng tướng.

– Ở phần ba nói về pháp nhóm tăng gởi dục.

Trước nói nhóm tăng. Nhất định đều là trong giới tự nhiên. Nếu là nêu rộng mà giới hẹp thì đều phải tiêu tập.

Luật Tăng-kỳ nói: Tránh nạn trong giới, trong ba do-tuần có Tỳkheo đều gọi đến. Nếu ra giới rồi mà tác pháp kết: có sự nói. Chỉ đều tự nhiên mà nhóm. Vì bên đất trong nêu chẳng phải giới tự nhiên, lại chưa gia pháp, nếu Yết-ma xong mới có biệt chúng.

Trong luật Tăng-kỳ nói rõ: Kia là nạn duyên, sợ thành chướng ngại cho nên phải nhóm.

Theo lý thì không đúng, đều nhóm học là cốt yếu, không có chánh giáo để y cứ theo, nêu trong (nêu) có thôn, dù trong tự nhiên cũng không muốn lấy thôn, nên vây quanh thôn xướng tướng trong, sau đó xướng tướng ngoài, tác pháp kết thành. Tỳ-kheo trong thôn không cần

nhóm ở ngoài. Nếu tướng trong ngoài có giới ni và ni không ngại kết pháp, thì cả hai không nhiếp nhau. Nếu có giới tăng tác pháp, chỉ làm cho Tỳ-kheo không ra khỏi giới mình. Xướng tướng trong. Sau đó xướng tướng ngoài, tác pháp kết thành. Tỳ-kheo trong thôn không cần nhóm ở ngoài. Nếu tướng trong, ngoài có giới ni và ni không ngại kết pháp, thì cả hai không nhiếp nhau. Nếu có giới tăng tác pháp chỉ làm cho Tỳkheo không ra khỏi giới mình, xướng tướng trong rồi thông kết lấy. Như Luận Minh Liễu nói về lệ của biệt trụ phần hai không được nhận dục.

Có ba nghĩa.

  1. Kết giới là bổn lý của chúng đồng phải mau chế.
  2. Giới tự nhiên yếu không hơn yết-ma, đây là chánh văn của luật Tăng-kỳ
  3. Để biết bờ giới, hộ hạ biệt chúng hộ thực hộ y. v.v…

Luật Thập Tụng chép: Tỳ-kheo làm yết ma chết, người khác không biết chỗ giới. Phật dạy hãy xả rồi kết lại, cho nên phải nhóm hết.

Nói về Chánh gia Chánh Pháp, Thượng tọa nói: Nay tăng hòa hợp để làm gì?

Đáp: Yết-ma kết đại giới, nên bạch nhị mà kết.

Văn nói: Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ở trú xứ này xướng tướng đại giới bốn phương, nếu tăng phải thời mà đến, Tăng bằng lòng cho, nay tăng ở trong tướng bốn phương này kết làm đại giới, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, tác bạch như thế.

Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo ở trụ xứ này xướng giới tướng bốn phương, nay tăng ở trong tướng bốn phương này kết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, Trưởng lão nào bằng lòng cho, Tăng nay ở trong tướng bốn phương này kết đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, Trưởng lão nào bằng lòng cho. Tăng nay ở trong tướng bốn phương này kết đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng xin cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng đối với tướng bốn phương này, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, kết đại giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc này nên hành trì như thế.

– Phần hai nói về pháp đại giới của giới trường.

Trước dựng ba loại tướng nêu, trong cùng là một lớp nêu trong giới tự nhiên, tướng ngoài của giới trường.

Ở giữa một lớp tướng nêu trong đại giới của giới tự nhiên, ngoài cùng là một lớp tướng nêu ngoài của đại giới. Tức phải giáp vòng, trước phải xướng nêu bên trong một lớp rồi tác pháp kết. Nhưng vì ba kết khó rõ, sợ pháp không luyện, lược chủ dẫn biểu đồ. Sau này y vào biểu đồ để xướng tướng, làm cho người mới học hiểu lầm. Nay hành sự mù mịt rơi vào trong văn mà thôi, không hề ủy luyện, làm cho y cứ vào văn đọc thì sinh phiền muộn, nhất định biết phụ sự tác pháp không thành, phải cẩn thận mới toại sự.

Khắp vòng tròn này là giới tướng tự nhiên. Nếu trước ở trong giới đàn nhóm tăng, cũng nhóm họp bốn mặt, đã trình bày trong bản đồ. Y cứ vào khi kết đại giới, tự nhóm họp tăng, tăng ngoài viên vòng tròn phía Bấy đến chỗ tăng ở giữa kết giới cách nhau sáu mươi ba bước. Tăng ở trong đó cách tăng ngoài giới châu viên cũng vậy. Tăng Nam, Bắc cách nhau một trăm hai mươi sáu bước, mỗi mỗi đắc thành pháp, ở trong không thành. Cho đến phương khác đều y cứ theo đây. Nếu tác pháp kết rồi tùy tướng nêu xa gần. Lại y cứ xóm làng không thể phân biệt làm lời nói. Nếu xóm làng có thể phân biệt cho đến giới đi đường có năm tướng xa gần nghĩa loại khác nhau, lại như chỗ sai trong phần nhóm tăng ở trước.

Biểu đồ giới này gọi là giới tự nhiên rộng đối với tác pháp tròn khắp ngoài nêu lấy giới, ắt có giới riêng cũng tùy cong nhọn. Chu vi trong đó là giới trường. Giáp vòng ở giữa gọi là giới tự nhiên. Hai bên Đông Bắc tức dùng trên dướng tường nhỏ là thể của giới tự nhiên. Hai bên Nam Tây trong tướng của đại giới thì không có tướng riêng, nên đóng cọc dựng dây nêu liền nhau phân ở góc Đông nam của giới tường, cách tường đại giới tám mét đất, bên tường nhỏ đóng một cọc, lại ở góc Tây nam cong nhọn cách tường lên hai mét cho hạ một cọc. Lại ở góc Tây bắc đến tường nhỏ bên này tường nhỏ hạ một cọc.

Phía chính Tây cách tường lớn tám tấc. Đóng ba cọc rồi, vẫn lấy dây liên tiếp ba nêu, chính là giới tự nhiên. Hai bên nam Tây nêu tác 2 pháp xong. Nếu hai giới mỗi giới có pháp sự, trong đây có người không ngại hai chỗ thì tướng hai bên Đông và Bắc tướng ngoài của giới trường chính là lấy nội viện tường nhỏ làm tướng hai mặt. Hai bờ Tây và Nam thì dùng dây nêu bên trong làm tướng là tướng trong của đại giới ấy. Hai mặt Đông và Bắc lấy ngoại viên tường nhỏ làm tướng. Hai mặt Nam và Tây lấy tướng trong đại viện làm tướng. Nếu nói rõ về tướng ngoài thì ở ngoại viện xướng. Nếu ở trong tướng xướng, đến góc Tây nam bên giới tự nhiên ngoài giới tướng thì với nội tướng đều hợp, không có sự khác nhau giữa đây kia. Lại không được vào tướng của đại viện xướng. Vì không thấy tướng ấy. Trên lại nhờ một duyên, lấy làm tướng mạo. Khi tác pháp thưa hẳn như biểu đồ, nếu không y theo đây mà giải thích, ngoài ra xứ cũng y cứ không được, nay nói rõ cách kết, chia làm ba:

Trước lần lượt duyên. Luật Ngũ Phần chép: Trước phải kết giới trường, sau kết đại giới. Nếu trước Kết đại giới, thì phải xả rồi kết lại, sau đó xướng tướng kết đại giới. Tỳ-ni Mẫu và luật Thiện Kiến cũng đồng với thuyết này. Nay còn có người trước kết đại giới, đây là do không đọc thánh giáo, chỉ nói ý lời.

Hỏi: Trước kết đại giới, thì giới trường có thành không?

Đáp: Ngũ Phần nói phải xả rồi mới kết, cho nên biết thành, nếu không thành pháp sau, cho nên phải giải.

Ngũ Bách Vấn nói rằng: Sau khi kết giới trường thọ giới trong đó e rằng không được. Lại nói không biết đồng với chưa chế nhờ có đường này thì thông suốt. Thời nay kết phần nhiều có phi pháp hoặc đem năm, sáu người đi tắt đến trong giới trường. Trong giới không nhóm họp, xướng chung ba tướng, đã đủ lại thêm hai loại yết-ma. Hoặc có giới nội thông xướng ba tướng đã tùy giới thêm pháp, hoặc ở trong đại giới kết xa.

Hoặc trước kết giới trường mà chỉ xướng tướng ngoài đại giới, không xướng tướng nội giới mà gia pháp. Những điều này, đều lạm kiết không thành, cho nên phải biết giới mỗi xướng mỗi kết mới được thành tựu.

Phần hai nói rõ xướng tướng, trước nhóm tăng trong giới tự nhiên rồi, một Tỳ-kheo sửa sang oai nghi xướng rằng: Đại đức tăng nghe tôi Tỳ-kheo… vì tăng xướng tướng bốn phương của tiểu giới trường từ bên trong nêu góc Đông Nam chỗ này, phía Tây sợi dây dưới đến nêu góc Tây Nam. Từ phía Bắc trong sợi dây bên này xuống đến nêu góc Tây bắc, tức là bên phía Đông trong tường nhỏ. Xuống đến góc trong Đông bắc tường nhỏ. Từ bên nam trong tường này xuống đến nêu góc Đông nam. Đây là tướng ngoài của giới trường, một vòng xong ba lần nói rồi.

Người yết-ma hỏi để làm gì?

Đáp: Yết-ma kết giới trường.

Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo ở trụ xứ này nêu tướng tiểu giới bốn phương.

Nếu tăng phải thời đến, tăng bằng lòng cho, tăng nay ở trong tướng tiểu giới bốn phương này kiết làm giới trường, tác bạch như thế. Đại Đức tăng xin lắng nghe Tỳ-kheo ở trụ xứ này nêu tướng tiểu giới bốn phương, Tăng nay ở trong tướng tiểu giới bốn phương nay kết giới trường. Trưởng lão nào bằng lòng cho Tăng nay ở trong tướng tiểu giới bốn phương này kết giới trường thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng trong tướng bốn phương này kết giới trường rồi, Tăng bằng lòng vì im lặng, việc này cứ hành trì như thế.

Kết rồi, tăng khác lại ngồi, phải lấy bốn, năm người biết pháp tướng vào trong đại giới an tọa, ổn định rồi nhóm giới không người mới là đắc pháp.

Kế là cách Kết đại giới: Trước nói rõ xướng tướng có hai loại khác nhau.

Nói biệt xướng: trước xướng nôi tướng ba vòng xong, kế xướng tướng ngoài, ba vòng sau đó tổng kết hợp.

Hai là tướng nhất khắp trong ngoài Tổng điệp, đã tùy khắp hợp.

Văn nói rõ pháp chung, phải sai một người có oai nghi xướng rằng: Đại đức tăng nghe, tôi là Tỳ-kheo v.v… vì tăng xướng tướng trong ngoài của bốn phương đại giới. Trước xướng nôi tướng, từ phía trong góc Đông nam tướng nhỏ xuyên qua phía Tây tường nhỏ. Bên trong tường lớn đến góc trong góc Tây nam. Từ bên dưới phía Bắc tường xuyên qua đầu phía Tây tường nhỏ, qua đến góc ngoài góc Tây bắc tường nhỏ. Từ bên dưới góc Đông tường nhỏ này đến góc ngoài góc Đông bắc tường nhỏ. Từ phía Nam này ra lại đến góc ngoài Đông nam. Đây là một vòng tướng trong của đại giới.

Kế xướng tướng ngoài: Từ góc ngoài góc đông nam tường ngoài chùa viện, thẳng đến phía Tây góc đất ngoài mé đông cửa Nam. Tùy góc cong phía Bắc vào đến trong hạn cửa Tây, xuống đến đầu hạn mé Tây, tùy hạn phía Nam cong ra đến góc đất ngoài mé Tây của cửa. Từ phía Tây này xuống đến phía ngoài góc Tây nam. Từ phía Tây này xuống đến phía ngoài góc Tây bắc. Từ hướng Đông này xuống đến phía ngoài góc Đông bắc. Từ hướng Nam này xuống vòng đến phía ngoài góc Đông nam. Đây là một vòng tướng ngoài của đại giới. Kia là tướng trong, đây là tướng ngoài. Đó là một vòng trong ngoài tướng của đại giới.

Ba lần như thế rồi nói với tăng rằng:

Đã xướng tướng trong ngoài của đại giới xong, chúng tăng làm yết-ma. Người xướng lên tòa đã lên tòa, như thường y vào trước đây mà làm.

Yết-ma đại khái đồng với trước, không có giới trường mà kết, chỉ đủ một chữ của trong.

Nói: nay Tăng ở trong tướng trong ngoài bốn phương này kết làm đại giới. Nếu y cứ vào văn trong luật cũng không thêm chữ.

Chỉ nói: Ở tướng trong bốn phương này kết đại giới, về lý cũng được tùy ý, còn đường lớn không ngại, kết giới này rồi.

Như trên yết thị hiển rõ chỗ.

Pháp ba tiểu giới ba môn phân rõ. Trước nói về nhóm tăng xa gần. Đây do giữ lại nạn mà khởi. Không đồng với đại giới nhóm tăng. Cho nên Phật tùy phương tiện khai mở giới này. Như trong luật Thiện Kiến nói lượng bảy bàn-đà nhóm tăng nên được.

Cho nên trong văn kia không đồng ý, đối với Tứ Phần này không khác, đồng thời cho là trong a-lan-nhã, ắt ở trong xóm làng trong văn không khai. Do lan-nhã đường xa đến nạn dễ thấy. Phần hai không dựng tướng vuông. Nghĩa của giới trường đại giới bền lâu, tăng thường ở nghỉ, lý phải rõ ràng, ba tiểu giới này đều do sự mà khởi có nạn thì ngăn làm. Phật khai tạm kết, lại không có tướng, tùy người nhiều ít mà làm giới thể. Nay người hành sự nếu kết tiểu giới thọ giới, phần nhiều lập hạn của viện, thuyết giới ngồi thẳng, tự tứ ngồi vòng tròn. Hai cách này không có tướng ngoài. Điều này chưa thông báo; y cứ theo văn trong luật vì ngăn Tỳ-kheo ác nay còn ngồi ngoài có giới, đều không khỏi ngăn.

Ba tướng của tiểu giới này đồng một pháp, đều chỉ chỗ ngồi của tăng nhóm họp làm tướng trong của giới.

Cho nên trước nói tăng nhóm một chỗ, giữa nói cho Tỳ-kheo nhóm. Sau nói chỗ ngồi của các Tỳ-kheo đã đủ, phân chỗ ngồi của Tỳkheo ngồi như thế kết tiểu giới, văn chỉ ở đây. Lại không có tướng trong ngoài, nếu theo Luật Tăng-kỳ văn kia nói: Người muốn xả y ra ngoài giới. Không có giới trường kết tiểu giới, văn nói: Phần ngoài chỗ ngồi tăng trong một tầm thường tác yết-ma trong đó. Đây là nói rõ văn có khai, nhưng đồng với pháp của giới trường, chẳng đồng với tiểu giới.

Luật Tứ Phần nói: Trong pháp giới trường cũng nói tiểu giới, có thể chính là lập tướng tiểu giới. Nếu tác pháp thọ giới, thì y theo ngoài giới của luật mà vấn nạn. Nếu khi đến xin thọ, mười người hợp lại ngồi kết trước, đủ khai phần một người, thân giới ngoài cũng y cứ theo văn Thập Tụng và Thiện Kiến đủ thành số tăng. Đây là định nghĩa, ắt y xưa dùng kết giới không thành, tác pháp chẳng đúng thì một đời thọ uổng, tâm nghi thường khởi, gọi là không có giới trọn đời, lời này rất đúng. Nói rộng ra có phế lập như trong nghĩa sao. Nếu nói về thuyết giới, theo đồng sự bạn tốt, hạ đạo đồng thời ngồi làm cho gần nhau, y vào pháp mà kết. Nếu nói về tự tứ, năm vị trở lên ngồi vòng tròn bốn mặt, có đủ năm đức, bốn mặt tự tứ người này dụng thêm, chưa hẳn như thế, cũng tùy duyên sửa đổi.

Kế nói rõ pháp kết, vì sự ít văn còn lược ngoài ra có ba loại giới khác nhau.

1. Thuyết giới riêng lợi dưỡng riêng, muốn đồng thuyết giới, đồng lợi dưỡng.

2. Thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng, muốn đồng thuyết giới, lợi dưỡng riêng

3. Thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng, muốn đồng lợi dưỡng, thuyết giới riêng, vì thủ hộ trụ xứ. Tăng vật bốn phương này xướng hòa pháp. Cho nên Phật lập khai kết. Trong đời sau pháp này e hết tận, ắt như hợp chùa có duyên cứu giúp sự thiếu thốn, đều phải bạch nhi cùng tăng đưa đi. Không được thẳng vậy mà cho người vì tăng vật không được ra khỏi giới.

Kế là nói rõ pháp giải giới. Trước giải chỗ không có giới trường.

Tăng nhóm rồi hỏi dục, lấy hòa rồi giải rằng: Đại Đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo ở trú xứ này đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới. Nếu tăng phải thời đến tăng bằng lòng cho giải giới, tác bạch như thế.

Đại Đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo ở trú xứ này đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới, để giải giới. Trưởng lão nào bằng lòng Tăng một trú xứ, đồng một thuyết giới, giải giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng cho tăng đồng một trú xứ đồng một thuyết giới, giải giới xong, tăng bằng lòng thì im lặng, việc này xin hành trì như vậy.

Nếu có giới trường trước giải đại giới, rồi giải giới trường. Đây là thường chuẩn. Thượng tọa hỏi đáp mỗi việc phải có đơn điệp. Không đồng thọ giới một đáp được làm nhiều pháp, người kia do đồng giới nên được. Trong đó không khai vì giới tự nhiên, mỗi giới tác pháp riêng nên không thông.

Nếu tác pháp đồng như trước mà giải.

Kế giải giới trường, nên ở trong tướng, không được ở đại giới mà giải xa, đối với luật không đúng chánh pháp trong yết-ma cũ dùng pháp đại giới để giải, chỉ xưng tiểu đại là khác. Nay y cứ theo giới về nạn sự, nhưng lại kết làm giải, lý thông văn thuận.

Văn nói: Đại đức tăng xin lắng nghe: nay tăng ở trú xứ này giải giới trường. Nếu tăng phải thời mà đến bằng lòng cho giải giới trường, tác bạch như thế. Đại đức tăng xin lắng nghe; Tăng ở chỗ này giải giới trường, Trưởng lão nào bằng lòng tăng nhóm ở đây giải giới trường thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. Tăng đã bằng lòng giải giới trường xong rồi, Tăng bằng lòng vì im lặng, việc này cứ hành trì như thế.

Luật Thiện Kiến nói: Trên giới trường không được lập phòng, dẫu vua sai lập cũng có sự hổ thẹn. Tỳ-kheo gỡ bỏ gỗ cỏ đưa đến Tỳ-kheo ở chùa, chỉ để ở điện Phật và cây:

Giới trường nước ngoài phần nhiều ở chỗ đất trồng, như chỗ đàn tế cúng ở thế gian, cho nên trong luật hoặc gọi là giới đàn.

Trong Ngũ Bách Vấn chép: Thọ giới gặp trời mưa, nếu dời giới trường dưới nhà, trước phải giải đại giới, kết lại giới trường và kết đại giới mới được. Giải ba tiểu giới đồng với cách giải trước.

Phần ba nói rõ pháp khởi có không. Pháp khởi do làm pháp lành mà pháp lành không làm, thuộc về hành ấm thiện.

Pháp lành này và xứ tương ưng khắp tướng nêu, đều có pháp khởi, chẳng gọi là pháp lành và đất vô ký, chẳng phải là không bằng.

Luật Thiện Kiến nói: Y vào tướng kết rồi, sau mất giới tướng nếu người đào đất, đến chỗ gần nước cũng không mất giới. Cho đến ở trên khởi ba lớp nhà đều đồng một giới. Nếu có núi đá, trên rộng dưới hẹp, ở trên đó mà kết giới. Núi cao dưới tăng không ngại thường pháp và giới là sắc pháp tùy chỗ rộng hẹp dưới vào đất.

Cho nên văn nói: Nếu kết xong nước rơi thanh hầm, tùy có nước chảy, dựng nhà trong đó ở trên tác pháp đều được.

Y cứ theo nhiều văn này, pháp khởi đâu có nghi ngờ.

Xưa nói: không có pháp khởi.

Văn nói: Vì sao giới hiện tiền làm yết-ma xướng chế hạn cục.

Như thế gọi là chỗ thêm pháp, bất luận pháp khởi có không.

Tát-bà-đa nói: Vì oai lực của giới nên được thiện thần che chở, như trong Ngũ Phần có nói rõ.

Kinh Tiểu Pháp Diệt Tận chép: Khi Kiếp hỏa khởi, chỗ từng làm già-lam không bị lửa đốt. Cho đến giới kim cương là đất. Bốn là nói về tướng kết xứ phi pháp có mất hay không.

Trong phần trước nói rõ và thuật đủ, sợ có quên mất.

Nghĩa là trong hai giới tiếp nhau không có tự nhiên, cùng liên quan đến sai lầm. Cách nước không cầu, hoặc không xả giới góc mà kết chồng lên. Và giới không nhóm kết, yết-ma không thành, tướng vuông không luyện, đều chẳng phải pháp kết.

Luật Ngũ Phần nói: Không xướng tướng vuông thì không thành kết giới.

Nói mất hay không, một là quyết ý xả bỏ.

Trí luận nói: Một đêm xả bỏ thì không có giới.

Hỏi trong Thiện Kiến trước đều nói không mất

Đáp: Kia không làm mãi xả tâm cho nên không mất.

Đây nói: Mất là ý không trở về, có tâm xả giới cho nên mất.

Trong văn đều nói vì xả bỏ.

Trong Tứ Phần nói Sự cũ cho nên Già-lam không mất tịnh địa.

Lại nói: Nếu nghi thì nên giải rồi kết lại, cho nên biết chỗ giới.

Nếu tác pháp xả y, thực giới có ba loại đều xả.

Phần hai nói rõ không mất lược thuật có năm loại.

1. Tâm ác phi pháp mà giải thì không mất lệ chuẩn.

Luật nói: tâm ác giải tịnh địa không thành.

2. Tăng, ni kết với nhau. Thiện kiến nói: Tỳ-kheo ở trong giới của ni mà kết giới thì không mất, ni đồng được thành.

3. Bên trong không có tướng giải nói cũng kết chồng.

4. Mất giới tướng như trong luật Thiện Kiến.

5. Bổn xứ rỗng không. Ngũ Bách Vấn nói Đại Tăng và Ni kết chung được, không được tréo nhau.

****

THIÊN THỨ BẢY: GIỀNG MỐI LỚN CỦA TĂNG CHÚNG

Một phương hành hóa lập pháp cần phải thông, chỗ chúng đoán lượng phải nhờ luật giáo, để cho nơi xa nước lạ có chỗ phát tâm, người đi trong giới an thần tiến nghiệp. Nếu lấy đây chế ngự chúng thì việc gì không hành, đã hành chánh pháp, thì người nào không vâng theo, đâu chỉ tăng đoàn thanh tịnh dứt tục về chân mới có thể làm tỏ cây đạo, bừng sáng mặt trời trí tuệ. Nếu pháp phát ra lời nói thường tình không có căn cứ, khoa phạt đồng với bỉ tục, thì cương giáo chỉ có sự việc thô trọng, có thể thi hành những điều sai trái, nên bị nhiều tình loạn.

Bởi vậy luật nói: Chẳng phải chế mà chế, thì điều chế ấy liền đoạn dứt, như thế có thể làm cho chánh pháp mau diệt. Đời không gặp Phật đọa vào địa ngục nhanh như tên bắn. Tam Thiên oai nghi chép: trong chúng không có người biết pháp, trăm người ngàn người không được đồng ở, cho nên biết đồng ở phải vâng theo Thánh pháp.

Nay muốn bỏ phần rườm rà thêm phần thiếu sót làm cho chế và giáo tương ưng, nghĩa cùng thời mà hợp.

Cho nên luật, điều không đáng chế thì không chế, chế ấy liền thực hành. Như vậy dần dần làm cho chánh pháp trụ mãi.

Nếu phát sinh bệnh hoạn, nói rõ tổn giảm, rõ như giới dưới đây.

Tựu trung phân năm loại:

  1. Ước hóa chế giáo, minh tướng khác nhau.
  2. Y cứ các thức ăn tăng chế để nói về thông bít.
  3. Y cứ pháp y cứ thời đối người để làm rõ.
  4. Y cứ vào xứ thì dùng để rõ.
  5. Tướng của nhiều chủ giáo thọ.

Trong phần hóa chế chia làm hai: Lại nói rõ về hóa giáo, giáo chung cả đạo tục.

Đại Tập nói: Nếu trong đời mạt thế có đệ tử của ta nhiều tài của, nhiều năng lực, vua không trị được, thì dứt mất giống Tam bảo, đoạt mất chúng sinh. Tuy vô lượng đời tu giới làm phước cũng diệt mất. Nói rộng ra như trong Phẩm Hộ pháp quyển 29 nói.

Lại nói: Nếu Tỳ-kheo phạm lỗi cần phải trị họ một tháng hai tháng chịu khổ, hoặc không cho nói chuyện chung, hoặc không cho ngồi chung, không cho ở chung, hoặc tẫn xuất, hoặc ra khỏi một nước, cho đến bốn nước, chỗ có Phật pháp. Trị Tỳ-kheo ác như thế rồi, thì các Tỳ-kheo thiện mới an vui thọ pháp. Như vậy mới làm cho Phật pháp trụ mãi không diệt.

Kinh Thập Luận nói: Nếu có chúng sinh độn căn, vì muốn phát khởi nhân duyên gốc lành mà biếng nhác thiếu trí quên mất chánh niệm, tham đắm trụ xứ, y phục, ẩm thực, bốn việc cúng dường, xa lìa tất cả các thiện tri thức. Chúng sinh như thế dạy họ sai, khuyến hóa liệu lý việc Tăng và Phật pháp, Hòa-thượng Xà-lê, ấy là chỗ phước trí cả việc. Nếu đệ tử Thanh văn tâm không cung kính, không giữ chắc giới, vì pháp tồn tại lâu dài mà điều phục họ. Nếu khởi tâm niệm dạy làm cho tâm hối hận, lại phải dùng lời mà trách phạt họ, đuổi họ, làm cho họ hạ ý, cũng không nói chuyện với họ, cũng ở trong tăng khiển trách sai lễ bái, quát mắng hiềm trách không đồng lợi của tăng. Hoặc ở trước bốn vị tăng dập đầu tự quy phục tội, hoặc thời đuổi ra không được ở chung, ta biết chúng sinh tâm sở hướng lên, vì lợi họ, cho nên nói rộng cái khổ ở các địa ngục. Vì muốn điều phục chúng sinh phá giới. Nếu các Tỳ-kheo giữ gìn giới pháp thì được trời người cúng dường, không nên trách phạt. Trừ người học rộng và giữ giới. Nếu có người phá giới mà xuất gia, có thể chỉ dạy tám bộ trời rồng, châu báu phục tạng, nên làm mười loại thì hơn. Nghĩ Phật nghĩ tâm thí. Nếu có phá giới làm oai nghi xấu, nên dùng lời mềm mỏng, cho đến lễ dưới chân, thì đời sau giàu có, được nhập niết-bàn. Bởi vậy y vào ta ma xuất gia, giữ giới hay phá giới không cho Luân vương, Tể tướng trách phạt. Huống chi phạm nhẹ khác. Tỳ-kheo phá giới tuy là người chết, năng lực của giới này dụ như ngưu hoàng, xạ hương, nhã dược. Thiêu hương, v.v… Tỳ-kheo phá giới vì không tin nên tự thiêu đốt đọa vào đường ác, có thể làm cho chúng sinh thêm lớn gốc lành. Vì nhân duyên này, tất cả người tại gia đều phải thủ hộ, không cho trách phạt. Chúng tăng bốn phương bố tát, tự tứ, ba đời vật tăng uống ăn, trải tọa cụ đều không dự phần.

Ưu-bà-tắc bạch Phật: Bạch Đức Thế tôn, nếu vật phi pháp làm sao trừ bỏ?

Phật bảo: Ta không cho người tục mắng trách, Tỳ-kheo được làm.

Lại có một loại phi pháp liền mắc đại tội.

Nếu tăng không hòa, ở trước quốc vương, trước quyến thuộc của vua, trước đại thần mà quở trách. Tăng ở trong người tại gia, phụ nữ, tiểu nhị, trước tịnh nhân, ở trong Tỳ-kheo-ni oán hiềm, trước những người như thế giả sử được cử ít tội cũng không nên nhận.

Xuống đủ pháp xuất cử, như trong luật pháp, trong niết-bàn các thứ khai thị tướng rồi nói: với người hủy pháp cho bảy yết-ma, vì muốn mở bày cho người làm các điều ác, có quả báo nên biết Như lai thi hành các chúng sinh ác không sợ hãi vì hiện tại trị tội dứt, tương lai rất sợ hãi.

Nếu Tỳ-kheo hiền Thiện bỏ qua không quở trách, nên biết người này là kẻ thù trong Phật pháp. Nếu có thể đuổi khỏi chỗ trị phạt, ấy là Thanh Văn chân chánh đệ tử của ta.

Kế nói về chuyển giác để rõ, tăng sai sám hối sửa đổi dấu vết liền dừng. Người thượng phẩm thấy hình y nơi đường, loại hạ lưu chống nghịch mạng tăng không chịu vâng theo, không hổ không thẹn, phá giới phạm pháp, tiếp tục làm không thôi. Tự chẳng trị tội, do đâu mà dừng được. Giống như ngựa chạy chậm phải đánh cho đau, thì có bảy loại điều phục, ngựa ác trị mặc tẫn không cùng nói. Gần đây Phật pháp lưu hành ở Đông độ phần nhiều không thực hành như thế. Nếu nghe nói đúng lại sinh khinh cười. Lạm dùng Phật pháp tự uế tâm tịnh. Bọn có lỗi thật đáng phạt, lại dùng pháp tục phi lý chiết phục, tướng tuy đều thuận mà tâm chưa sửa bỏ, từ đó làm cho cương giáo ngày càng suy yếu.

Văn nói. Điều không đáng chế mà chế thì mau diệt chánh pháp, lời này rất thật. Nay lời vi tế kia làm sáng lại tượng vận, có sức trụ trì các chủ chuẩn mà làm nó.

Trong Tứ Phần chép: Phàm muốn trị phạt cử người thì mình phải đủ hai loại năm đức. Như Pháp tự tứ. Lại phải ba căn đầy đủ, đồ chúng trên dưới đồng tâm cộng bỉnh, người phạm có thể cho, sau đó mới cử. Đầy đủ như trong pháp ngăn của bổn luật nói. Nếu trái pháp trên, cử không biết thời, lại sinh ra đấu tranh, cho nên văn nói: Các thầy chớ thường cử tội người khác. Vì sợ hoại chánh pháp, phải đủ pháp trên. Dẫu cho không trị cũng diệt chánh pháp. Nay nói rõ về pháp trị có bảy loại, chín loại.

Nói bảy pháp là:

  1. Quở trách
  2. Tẫn xuất
  3. Y chỉ
  4. Ngăn không cho đến nhà người tại gia
  5. Không thấy tội
  6. Không sám hối
  7. Nói dục không chướng đạo.

Thêm hai pháp ác mạ và mặc tẫn thì thành chín

Nói về quở trách: Trước phải nói tội họ sau mới nói rõ chánh để trị. Nói lỗi có nhiều loại.

Tổng xứ trong luật như Tứ Phần có nói rõ.

Nếu đối trước Tỳ-kheo lại nói bốn việc:

  1. Phá giới, phá ba tụ trước
  2. Phá kiến là sáu mươi hai kiến chấp
  3. Phá oai nghi là bốn tụ dưới
  4. Phá chánh mạng, nghĩa là phi pháp khất cầu, tà ý để nuôi mạng sống thì có năm loại bốn loại.

Nói năm tà gồm:

  1. Cầu lợi dưỡng sửa đổi oai nghi thường trá hiện tướng khác lạ.
  2. Nói về công đức của mình.
  3. Lớn tiếng hiện oai thế.
  4. Nói sở đắc của mình để tìm lợi lưỡng, kích động sai lầm.
  5. Vì cầu lợi cho nên cưỡng bói lành dữ cho người.

Nói về bốn tà gồm:

  1. Phương tà: thông khắp bốn phương vì cầu cơm áo
  2. Ngưỡng tà: Trên xem tướng tinh tượng bất thường
  3. Hạ tà: Tức là cày ruộng trồng trọt các thứ nghề nghiệp thấp
  4. Khẩu thực bốn phương. Học chút ít chú thuật để làm lợi nuôi thân mạng.

Đây đều là Trí Luận giải thích.

Trong Luật nói: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, tuy có ba căn lỗi trước, nói rõ xác thực, hỏi đáp có sai thì không được cử người khác.

Văn nói: Nếu không căn, phá giới, phá kiến, phá oai nghi, chánh mạng và tác pháp quở trách. Đây gọi là yết-ma phi pháp.

Trái lại như pháp ở trên. Nhưng cách trị này không hẳn là tội lớn. Nhưng làm cho điều chế của bậc Thánh kẻ học ngu ám tự ràng buộc đều bị phạt thêm.

Văn nói: Nếu không biết không thấy năm phạm tụ, nghĩa là Bala-di, cho đến Đột-cát-la và tác pháp quở trách.

Ngũ Phần nói có chín loại:

  1. Tự đấu tranh
  2. Đấu loạn người
  3. Trước sau chẳng phải một đấu tranh
  4. Gần gũi bạn ác
  5. Làm bạn với người ác
  6. Thích tự làm ác
  7. Phá giới
  8. Phá kiến
  9. Gần gũi người tại gia

Trong luật Tăng-kỳ nói có năm loại:

1. Thân miệng quen ở gần

Thân quen ở: ngồi cùng giường, cùng ngủ, cùng ăn cơm, mặc đồ chung, cùng ra cùng vào với huỳnh môn, nam tử, đồng tử, đệ tử.

Miệng quen gần: Tâm nhiễm qua lại nói chuyện chung.

Thân miệng cả hai đều gần: Hai nghiệp đều làm, lại cùng với ni, người nữ duỗi tay ngồi ở trong, lấy hương hoa, quả sau đưa nhau làm để đi sứ, ngoài ra như trước nói.

2. Thường phạm giới của năm chúng.

3. Vào xóm làng rất sớm, mà đi về tối, làm bạn với người ác, và những người ăn trộm, gặc cướp, người đánh bạc. Đến ở chỗ quả phụ, trẻ nam, dâm nữ, huỳnh môn xấu ác, Tỳ-kheo-ni, Sa-di-ni.

4. Thích tranh tụng nói nhau. Có năm loại:

  1. Tự cao
  2. Tánh thô bạo
  3. Nói vô nghĩa
  4. Nói phi thời
  5. Không gần người Hiền

5. Cung kính các Tỳ-kheo trẻ tuổi, độ đệ tử trẻ tuổi, lo lắng như đệ tử lo cho thầy. Như năm loại trên, mỗi Tỳ-kheo ở chỗ ngăn che phải ba lần cản ngăn, không chỉ tăng bạch tứ quở trách để chiết phục.

Luận Minh Liễu chép: Tỳ-kheo tâm công cao không cung kính mưu tính người khác, khinh mạn đại chúng, làm yết-ma bố úy. Như còn là tên khác về quở trách, trên nói rõ về lỗi. Đới trước Tỳ-kheo tăng đều quở trách trị phạt.

Phần hai gia pháp có bốn loại:

  1. Nói về lập trị
  2. Nói về đoạt hạnh
  3. Nói về thuận theo
  4. Tăng giải thích cho nghe.

Ở phần lập trị. Pháp này và yết-ma có khác

Trước nói rõ: Duyên khởi có mười loại

Như trên đầy đủ bảy pháp rồi. 8/ Trong phần trình bày ý tâm này trái, cầu tăng chứng minh, chính tội này được phục mới cho. Nên gọi vào chúng phải nêu trước.

Nghĩa là trong tăng người có đức cử nói Tăng: Nói Tỳ-kheo gì đó phạm tội, nghĩa là ở chỗ nào đó, lúc nào, người nào làm tội gì, làm cho họ cúi phục tự trình bày.

Nên cho tội: Nghĩa là ông phạm việc gì, quở trách trị.

Thượng tọa nên y cứ theo pháp ngăn hơi đầy đủ có thể cử đồ chúng thượng hạ và người lự cử. Đã cho phép cử. Như trên làm rồi, tất cả muốn hỏi và tiện làm yết-ma văn trong luật nêu việc đấu tranh. Và luận đương thời, chưa hẳn như văn. Tỳ-kheo có phần, y cứ theo phải biết dùng.

Nên nói: Đại đức tăng xin lắng nghe! Tôi và Tỳ-kheo v.v… thích đấu tranh cầu hơn thua (ưu Khuyết), làm cho tăng chưa có việc tranh cãi thì xảy ra việc tranh cãi, đã có việc tranh cãi mà không trừ diệt. Nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng bằng lòng cho, Tăng vì Tôi và Tỳ-kheo v.v… làm yết-ma quở trách, nếu sau này đấu tranh lại mắng chửi lẫn nhau, thì chúng tăng nên tăng thêm tội để trị (nghĩa là làm yết-ma tri đuổi ra khỏi chúng) tác bạch như thế. Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tôi và Tỳ-kheo… đấu tranh nhau tìm ưu khuyết, làm cho tăng chưa có việc tranh đấu mà nay có việc tranh đấu, đã có việc tranh đấu thì không dứt trừ. Nay tăng vì tôi và Tỳ-kheo v.v… yết-ma quở trách. Nếu sau này còn đấu tranh, thì tăng lại thêm tội. Vị nào bằng lòng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Đây là yết ma lần đầu (Nói ba lần)

Tăng đã bằng lòng vì tôi và Tỳ-kheo… làm yết ma quở trách xong. Vì Tăng bằng lòng nên im lặng, việc này nên thực hành như vậy. Nếu nói rõ thì không thành, luật nói:

Nếu không cử, không làm ức niệm, không cúi đầu nhận tội, hoặc không phạm mà nói phạm thì không nên sám tội.

Nếu đã phạm tội, sám hối xong, mà không hiện tiền, thì nhận và pháp cả hai đều sai, đều tác pháp không thành đác tội.

Nói rõ về đoạt hạnh: Cho tác pháp rồi nói rằng, vì ông tác pháp quở trách rồi, nay nhận ba mươi lăm việc trọn đời không được làm, ắt có thể thuận theo không trái nghịch. Tăng phải lượng xứ, ba mươi lăm việc gồm.

Có bảy loại khác nhau, năm loại trước đoạt quyến thuộc mình.

  1. Không nên trao đại giới cho người
  2. Không được nhận người làm y chỉ
  3. Không được nuôi Sa-di
  4. Không được nhận lời tăng sai làm giáo thọ Tỳ-kheo-ni
  5. Nếu Tăng sai cũng không được đi

Năm loại kế đoạt tài năng trí thức

  1. Không được thuyết giới
  2. Nếu trong tăng hỏi đáp nghĩa Tỳ-ni, thì không được đáp
  3. Nếu tăng sai làm yết ma, cũng không được làm
  4. Nếu trong Tăng chọn tập người có trí tuệ, cùng bình luận việc chúng, không được xếp vào trong đó
  5. Nếu tăng sai làm tín mạng thì không nên làm.

Năm loại sau đoạt về thuận theo

  1. Không được sáng sớm vào thôn xóm
  2. Không được trời tối mới về
  3. Gần gũi Tỳ-kheo
  4. Không được gần người tại gia, ngoại đạo
  5. Nên vâng lời các Tỳ-kheo dạy, không được nói lời khác.

Năm thứ nữa đoạt tương tục sau mới phạm.

1. Không được phạm lại tội này, ngoài ra cũng không nên phạm, nghĩa là Tăng tàn tác quở trách, chỉ thiên dưới là còn.

2. Hoặc tương tự, hoặc theo đời này (Tương tự nghĩa là đồng một thiên tội, sống theo đây nghĩa là phạm ba-dật-đề bị trị sau lại phạm Tăng tàn.

3. Không được chê bai yết-ma.

4. . Không được quở trách người yết-ma.

Năm đoạt nữa là cung cấp

1. Nếu được Tỳ-kheo hiền thiện trải tọa cụ cúng dường thì không được nhận.

2. Không được nhận người khác rửa chân cho

3. Không được nhận người khác bày đồ rửa chân.

4. Không được nhận người khác lau chùi dép da .

5. Không được nhận người khác chà thân.

Năm loại kế nữa là chế về cung kính

1. Không được nhận Tỳ-kheo hiền Thiện lễ bái, chắp tay, hỏi han, đón nhận y bát, v.v…

Năm loại chót là đoạt chứng chánh việc người.

  1. Không được cử Tỳ-kheo hiền thiện làm pháp ức niệm, pháp tự ngôn.
  2. Không được làm chứng việc người
  3. Không được ngăn bố tát
  4. Không được ngăn tự tứ
  5. Không được tranh luận với Tỳ-kheo hiền thiện.

Nói rõ về sự thuận theo nên phải đối với ba mươi lăm việc trên phải vâng thuận theo không được trái.

Lúc tăng tiểu thực, phải ăn sau, nếu khi nói pháp hoặc khi bố tát nên phải sửa sang y phục và cởi giày dép, một chân đứng, một chân quỳ bạch rằng:

Đại Đức Tăng nhận sự sám hối của con, từ này về sau tự trách tâm mình rồi, không phạm lại nữa.

Tăng nên lượng xét, sau đó nhận lời.

Nói rõ về cách giải: Luật nói: nên đến trong tăng vén y bày vai phải, cởi dép lễ dưới chân tăng, chân trái quỳ xuống đất chắp tay xin rằng:

Đại Đức tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo v.v… Tăng vì tôi mà làm yết-ma quở trách. Nay tôi thuận theo chúng tăng không có trái nghịch, theo tăng xin giải yết-ma quở trách, mong tăng vì tôi mà giải yết-ma quở trách, vì lòng từ bi thương xót. Xin ba lần rồi. (hai Tỳ-kheo kia cũng vậy) Thượng tọa như trên muốn hòa giải nói:

Đại đức tăng xin lắng nghe. Tỳ-kheo v.v… Tăng vì họ làm yết-ma quở trách. Tỳ-kheo kia thuận theo chúng tăng không trái nghịch. Nay theo tăng xin giải yết-ma quở trách. Trưởng lão nào bằng lòng, Tăng vì… giải yết-mà quở trách thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói 3 lần rồi).

Tăng đã bằng lòng cho… giải yết-ma quở trách rồi, Tăng bằng lòng vì im lặng, việc này nên thực hành như thế. Trong hành pháp ấy oai nghi, chỗ ngồi chưa rõ chỗ, y theo trong Tăng tàn, xuống đi ngồi.

Nếu có một người, ba người, tùy theo danh điệp mà dùng, không được đến bốn người. Như trên rõ rồi, cho đến thời lượng.

Về phần Tẫn Xuất: Nghĩa là đối với người tục mà nói bốn việc rộng ra như trong văn luật. Lại như trong tùy giới làm hạnh xấu nhỏ nhà người, đảo loạn Phật pháp, làm nhiễm ô tâm tịnh thiện của người tục khác, lấy trái làm phải, cho nên phải đuổi ra bổn xứ, chiết phục trị, sai thế tục biết chẳng đạt chánh, không còn nghi ngờ. Lỗi này tội nhân thường có, đặc biệt phải cấm đoán. Nếu nói về pháp trị thuận theo và giải trừ, lược đồng pháp trên. Nhưng trong phần tẫn xuất đến lỗi kia đã khó, trú xứ này là khác, luật bổn có đầy đủ. Nếu thuận theo xin giải thì không được đến ngay, nên ở ngoài giới sai người đem thư đến mời.

Luật Tăng-kỳ nói: Không được bàn luận với các Tỳ-kheo.

Nếu có thưa thỉnh chỉ thuộc bổn sư, ba lần nói y chỉ.

Nếu ngồi lộn xộn với Tỳ-kheo và người tại gia, lại nói bốn việc

làm hoặc loạn chánh pháp, hoặc ở trong đạo tuy lâu mà ngu si không biết gì, tùy duyên hoại hạnh, không thể tự lập, thường sám hối nhiều tội, cần tăng trị phạt. Y vào vị đức sáng suốt kia hỏi pháp huấn, vì sai làm xong lợi ích cho mình.

Pháp trị hơi giống ở trên, và y chỉ đã gần gũi người biết pháp luật, học biết tỳ-ni, rõ thấu trì phạm, nên giảng kinh niết-bàn cho họ nghe, bày yết ma, an trí chỗ có đức, ngoài ra như trong pháp thầy trò.

Phần nói về cấm được không đến nhà người tại gia, nghĩa là trước người tục có tín tâm lại nói bốn việc, phi pháp náo loạn tổn hoại tâm người thế tục, mắng chửi người tại gia rời bỏ đi, cần tăng tác pháp ngăn đoán không để cho xa lìa, vì sai cám ơn người tại gia.

Luật Tăng-kỳ chép: Tỳ-kheo ngày mai nhận người khác nhất định thỉnh, đến lúc không đủ làm não loạn tín chủ thì phải thêm pháp này. Nếu được pháp phụ vào rồi, nên bạch nhị sai một vị Tỳ-kheo đủ tám pháp:

  1. Học rộng
  2. Nói khéo
  3. Nói rồi tự hiểu
  4. Có thể hiểu ý người
  5. Nhận lời người
  6. Có khả năng nhớ
  7. Không có thiếu mất
  8. Hiểu những lời thiện ác

Đem người bị trị đến nhà thế tục nói rằng:

Sám hối đàn việt, Tăng đã vì Tỳ-kheo… làm trách phạt xong. Nếu cùng sám hối thì tốt. Không chịu đều có tiến tới không? Rộng như trong luật nói. Nếu người tục vui mừng thì liền giải. Lại nói Tổng quát ba yết-ma đồng khác, bốn pháp trước người chỉ hoại hạnh mình, tâm còn có tin. Luật nói đủ tăng số, phải làm yết-ma. Nhưng người bị trị không thể trách cử.

Ba yết ma sau gọi là tam cử, tín hạnh đều hoại, bỏ ra ngoài chúng. Không tính đủ số tăng, lời càng nặng, không thể nhiếp cứu. Cho nên chế cực pháp. Luật giản sắc này đồng với phạm trọng, cho đến khi qua đời tất cả của cải nhập đồng cử tăng, vì có thể thưởng công.

Kinh Niết-bàn chép: Người hủy báng pháp, làm yết-ma hàng phục, lại dạy các hạnh ác có quả báo. Nay học Đại thừa lòng người chưa thấm đạo, hạnh trái Tiểu thừa, Đại thừa. Miệng nói không tội không sám, dâm dục ác đạo. Thân cũng làm ác, thuận mình là đúng, trái mình là sai, đều trị bằng cách này.

Năm điều kế nói về không thấy mà cử. Lại nói bốn việc, pháp nói phi pháp, phạm nói không phạm, không tin nhân thiện, ác, chiêu cảm quả khổ vui. Tà kiến đảng ngoài nghi che lấp làm chướng đường tu học. Hoặc do không thấu giáo, hoặc biết mà cố phạm. Tăng hỏi: Có thấy phạm không?

Đáp: không thấy.

Tăng liền ngăn cử và tác cử trị không thấy. Vì muốn chiết phục theo đạo, laÿi bỏ ngoài chúng không đồng việc tăng.

Về mắt ấy là cử làm chánh pháp này trị không thấy người tội. Cho nên nói không thấy cử.

Tứ Phần chép: Đây ba lần cử người, làm cho ở có chỗ Tỳ-kheo là nói nếu ở chỗ không có Tỳ-kheo thì không được vì họ mà giải.

Phần không sám cử, nhưng tội không có tánh nhất định, từ duyên mà sinh, lý phải sám hối dứt bỏ, ứng bổn thanh tịnh, mà nay phá giới có bốn pháp:

Phạm không chịu sám, vọng bày lạm nói. Nói không sám hối, cấu chướng càng sâu, tiến đạo khó thành. Cho nên phải cử, bỏ phục mới giải. Kinh gọi là diệt yết-ma.

Trị phạt trước người làm cho diệt tội.

Luật Tăng-kỳ nói: Bị cử ba lần, tâm ý người mềm mỏng, bạch Tăng rằng: Tâm tôi điều nhu, mong tăng vì tôi xả pháp.

Bạch xong lại đi lui, chúng Tỳ-kheo lượng bàn có thể được hay không, sau đó xin giải.

Phần ác kiến không xả cử, muốn chướng đạo thật mà nói không chướng, tâm tà quyết triệt, gọi là kiến. Thấy tâm trái lý mắt ấy là ác. Cũng đối với giới thấy bốn pháp, lại nói không tin, tăng cử bỏ mãi không bổ nhiệm, thuận theo không trái mới giải.

Bảy pháp trị này thật là thuốc hay, giữ gìn chánh pháp, trách phạt người ác. Phật pháp lại hưng thịnh, truyền bá mãi ở đời, cho nên luật nói: Như lai ra đời vì một nghĩa, chế yết ma quở trách, cho đến người tâm ác không xả cử, gọi là được Tăng nhiếp thủ, làm cho Tăng vui mừng, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.

Kinh Niết-bàn luận đủ bảy pháp yết-ma.

Sau đó nói rõ ra tướng hộ pháp rằng: Có Tỳ-kheo trì giới thấy người hoại pháp, đuổi quở trách họ, y pháp mà khiển trị. Nên biết người này phước vô lượng.

Lại nói: Nay phó chúc chánh pháp vô thượng cho các vua, đại thần, tể tướng, cho đến bốn dân, phải khuyên các người học nên học chánh pháp. Nếu người biếng nhác, phá giới, hủy chánh pháp, bốn bộ đại thần phải nên xử trị.

Kinh Đại Tập nói: Nếu đời vị lai, tin các vua như bốn họ. Vì hộ pháp có thể bỏ thân mạng, thà hộ một Tỳ-kheo đúng như pháp chứ không hộ vô lượng Tỳ-kheo tội ác.

Vị vua này xả thân sống ở tịnh độ, nếu theo lời Tỳ-kheo tội ác thì vua này có lỗi, vô lượng kiếp không được làm thân người, lại hỏi: Kinh Thập Luân nói không cho trị người thế tục, kinh Niết-bàn, Đại Tập sai trị người ác?

Đáp: Thập Luân không cho trị, Tỳ-kheo bên trong ác, bên ngoài có tướng thiện. Biết nghe xong, sinh tâm rất tin, cho nên không sai trị. Nhất định kẻ ngu ám tự ràng buộc, đúng sai không rõ, mãi ở ba đường ác, đạo tục, lý phải trị. Như hai kinh sau. Lại Kinh Niết-bàn chép: Quả cùng tột ấy giáo bổn quyết liễu chánh nghĩa. Dù trước không cho, y theo sau làm nhất định. Cả hai còn cũng được, bỏ trước lại là đúng.

Nói trị ngựa dữ. Luật nói: Nếu Tỳ-kheo phạm tội, bất luận nặng nhẹ, chống cự lại nói không thấy, thì tăng nên vứt bỏ, chớ hỏi, nói rằng trụ xứ ông cũng phải cử làm tự ngôn, không cho ông bố tát, tự tứ. Như người điều phục ngựa, ngựa dữ khó điều phục, thì phải cột vào cọc vứt bỏ. Tỳ-kheo các thầy không tự thấy tội cũng giống như vậy, tất cả vứt bỏ. Người như thế không nên theo cầu mà cho, nên đúng như pháp mà đuổi ra.

Nói mặc tẫn: Luật Ngũ Phần chép: Pháp phạm đàn, tất cả bảy chúng không qua lại nói chuyện với nhau.

Trí luận nói: Nếu tâm bị bức ngặt, như cách phạm khéo trị, dùng lời cõi dục cũng chung cõi Sắc, không nói là phiền não, cho nên trái tình, vì vậy không nói trị. Pháp này rất quan trọng cũng có trong kinh thêm yết-ma. Tìm bổn chưa được, kinh Tạp A-hàm nói: Ba cách điều phục gọi là mềm mỏng, cứng rắn. Còn người không điều phục thì giết, nghĩa là không cho nói giáo thọ, giáo giới.

Nói diệt tẫn: Nghĩa là Tỳ-kheo phạm tội trọng tâm không hổ thẹn, không chịu học, sám hối, vọng đi vào đại chúng thanh tịnh, lạm ở trong giới hạn của Tăng. Phải là người ba căn, năm đức cử đi đến tăng, nhớ nghĩ tội để cho tự nói và bạch tứ. Văn Ngũ Phần chép: Đại đức tăng xin lắng nghe: nay Tăng cho Tỳ-kheo… tội Ba-la-di… yết ma diệt tẫn, không được ở chung, không được làm việc chung, bạch như vầy: Bạch Đại Đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo… phạm tội Ba-la-di… Nay Tăng cho Tỳ-kheo… tội Ba-la-di yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, không được làm việc chung, vị nào bằng lòng Tăng cho Tỳ-kheo… mắc tội Ba-la-di yết-ma diệt tẫn. Không được ở chung, không được làm việc chung thì im lặng. Ai không bằng lòng thì cứ nói lên, là lần đầu yết ma (nói ba lần) Tăng đã bằng lòng, cho Tỳ-kheo… Tội Ba-la-di yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, làm việc chung xong, vì tăng bằng lòng nên im lặng, việc này nên thực hành như thế.

Tát-bà-đa nói: Chỉ thật tội trọng, đại chúng có biết không cần tự nói và hiện tiền, ắt phải tự nói.

Như bị Mục-liên quở trách đúng, mà người đời phần nhiều có đại chúng dung tha, mình và người đồng uế.

– Phần hai Nói về chúng thực Tăng chế.

Trước nói rõ thế gian lập phi pháp. Sau dẫn chánh chế để chứng thành. Trong phần đầu chùa biệt lập, chế phần nhiều không y theo giáo, uống rượu say loạn, khinh khi trên dưới. Phạt tiền và gạo, hoặc hàng hóa khác, đương thời đồng hòa. Sau lại chống trái không chịu vận chuyển đưa đi, do đây mà phạm trọng hoặc dùng gậy phạt, gông cùm xiềng xích, hoặc đoạt tài của để cúng cho chúng, hoặc khổ sai đắp đất, chặt cỏ cây, gieo lúa thu hoạch. Hoặc quanh năm làm việc nặng nhọc. Hoặc nhân gặp mất đoạt liền sai bồi thường, hoặc tác chế phá giới, mùa khác lần lượt gieo lúa gặt lúa. Nếu chia thức ăn cho tăng và vật của tăng, bày đầy rượu thịt. Tịnh nhân gà con, mua bán tôi tớ và sinh sản các thứ khác. Hoặc tạo ra quy chế thuận theo thế tục, phạm trọng tù cấm, gặp tha được miễn. Hoặc từ hàng hóa phương tiện được thoát. Hoặc giặc đoạt cướp vặt, nhân lợi cầu lợi, hoặc chế ra phi pháp có tội lỗi, đứng ra phát lồ ở trong tăng. Sát đất thổi tro, đối tăng đánh phạt. Những điều như thế đều chẳng phải yếu chỉ của bậc Thánh, là do giềng mối không thôi, cương pháp đồng hòa mà làm. Nghiệp ác buộc sâu không thể nào sửa đổi, hối hận, chúng chủ có lực, phi pháp bạn nhiều. Tỳ-kheo đúng như pháp thời Tượng pháp, Mạt pháp lại ít. Dù có năm, ba bạn, thể cũng không thể làm. Cho nên Phật biết trước là có, không khiến đồng pháp, như sau có dẫn.

Luật Tăng-kỳ nói: Nếu Tác chế phi pháp nên quở trách cho dứt. Nếu không thì nên nói đúng pháp, muốn đứng dậy đi.

Nếu trong chúng người có năng lực không nghe, nên nói với người bên cạnh. Đây là chế phi pháp, chỉ được ba người, không được hướng về như vậy mà làm, nên làm ở bên người hiểu biết. Nếu không được, thì nói thấy không muốn tương ưng với tâm hộ, rằng người kia tự có hành nghiệp, đâu giới hạn việc tôi, như mất lửa thiêu nhà thoát thân thì thôi.

Kinh Tỳ-ni Mẫu nói: thấy các việc phi pháp, một mình không cản ngăn, nên im lặng, như trên nói.

Hỏi: Trong chế phi pháp, phạt lấy tài vật, có phạm tội trọng không?

Đáp: Không phạm tội trọng, vì lúc ấy tăng chúng cùng hòa cùng làm, sau đó y vào chế mà phạt thì không phạm. Chẳng phải không phạm, tác chế phi pháp là tốt.

Kế nói rõ tăng chế đúng như pháp.

Luật Tứ Phần nói: Tăng đúng như pháp thì phải thuận theo.

Lại nói: Điều nên chế thì chế, theo chế ấy mà thực hành.

Trong Luật Ngũ Phần chép: tuy điều ta chế phương khác đều không thực hành, không được làm, nghĩa là vua vì tăng mà lập chế, không y vào Kinh này chẳng phải điều ta chế, phương pháp là người thanh tịnh chẳng được không thi hành. (Y vào pháp vua mà dùng, không được không theo).

Tát-bà-đa nói: Trái với chế của vua nên phạm cát-la.

Luận Minh Liễu nói: Nếu tăng hòa hợp lập chế, Tỳ-kheo không được vào thành thị, là việc làm này nhất định phải làm.

Hoặc khế cần lập chế này, mỗi tháng một kỳ hoặc là dứt hẳn. Nếu theo kinh Đại Tập, khổ sai không được qua hai tháng, trong Thập Luân chế rõ như trước. Hoặc sai liệu lý việc Phật, Pháp, sư tăng. Hoặc không cho nói, khiến trách sai lễ bái, hoặc không cho nói, khiến trách sai lễ bái, hoặc lại đuổi ra, bày rộng ra như trước. Trong luật Tăng-kỳ nói: Phạt Xá-lợi-phất trong ngày phải lập ra.

Trong các luật chế rất nhiều, nhưng dùng bảy pháp như nói rõ ở trên, hoặc là đoạn thực, đoạt y khiến lập nên.

Trong phần trị sa-di, phạt sai nhổ cỏ lo liệu việc tăng, đều chẳng phải duyên cớ phá giới.

Thập Tụng nói: Nếu trong chùa tăng có chế hạn, nếu biết có não hại mình và người, người có khả năng diệt tẫn, thì bạch tăng diệt tẫn họ, không thì cho đi chỗ khác.

Nếu chế như pháp thì nên thọ.

Luật Tứ Phần nói: Tỳ-kheo khách mới đến, Tỳ-kheo chủ trước phải nói cách thức tăng chế.

– Phần hai nói về thức ăn. Trước nói rõ ý thông hoặc bít. Sau dẫn lời của bậc Thánh, nhưng thức ăn vì người bệnh ai mà không cần. Đức Thế tôn một đời giáo hóa phần nhiều trước phải nói điều này. Cho nên hỏi: khất thực có thể được không bình đẳng. Nay biệt trụ thấy hạn cục phần nhiều che lấp thức ăn của tăng, chướng ngại đại pháp. Hiện tại là nhân đói khổ, vị lai chiụ khổ dữ dội.

Cho nên các Sư xưa có pháp dạy chúng rằng: Chùa là pháp nhiếp mười phương tất cả cảnh giới chúng tăng tu đạo. Vì chùa là nơi chiêu đãi tất cả tăng từng du hóa qua lại thọ cúng. Không mình, không ta, không chủ, không khác. Lý của tăng bình đẳng đồng hộ Phật pháp. Cho nên trong đó ăn uống các thứ đều là cúng phàm Thánh mười phương, đều có đánh chuông, tác pháp nhóm tất cả tăng chúng, đồng thời cùng thọ, là ruộng sinh phước cho đàn việt, đúng lúc đúng pháp, đều không ngăn ngại. Nhưng pháp có thông và bít chúng tăng mười phương tự có phần cơm áo, đúng vào thời mà đến, không cần vời gọi, người tại gia có thể thọ cũng được, trích trong luật Ngũ Phần. Đây gọi là thông. Không thể thọ trai phi thời, người dân không kịp với pháp gọi là bít.

Chỉ có người đồng hộ pháp mặc đi đường, không tổn việc của đàn việt, vốn chẳng phải nhân tình, lý chẳng có hướng sai. (không được nhân tình miệng gọi đến ăn và tiếc cất giữ đến tháng sau. Cho đến tâm nghĩ thân sơ, nên cho thì đóng, không nên cho thì mở). Nêu đây để rõ thì chẳng tự hiển. Người chân thành xuất gia sợ khổ nhiều về bốn oán, chán vô thường trong ba cõi, từ bỏ ân ái sáu thân, bỏ cả đem mê năm dục, là do tục luống dối đáng bỏ, đạo chân thật nên theo về, là nên hợp ý khai rộng ra, trừ bỏ các tâm niệm xấu, không tiếc thân mạng, tiền của hộ trì chánh pháp, huống chi thức ăn của tăng mười phương đồng khắp. Người kia lấy phần mình, lý phải tùy hỷ. Nhưng tình người ganh ghét hẹp hòi dụng tâm không bằng. Hoặc có người đóng cửa hạn cục ngại khách Tăng, không phải cũng là ngây ngô hay sao?

Bổn ý hô chuông há như vậy ư? Người xuất gia xả bỏ càng không nên như vậy, mà vì thân ốm gầy không thể ủng hộ chánh pháp, thân bọt bèo không chịu xa lìa thức ăn của tăng, trái với lời dạy của Chư Phật, tổn phước của đàn việt, thương chúng hữu tình nhất thời, tắc nghẽn đường tăng mười phương, truyền sai cho đàn hậu sinh, thì thật bại nặng nề. Sửa đổi lối mê trước mà quy về Đạo, không phải cũng là tốt hay sao? Tham thức ăn là nghiệp của ngạ quỷ, ấy gọi là đại mê.

Hoặc hỏi: Việc Tăng có hạn, khác bên ngoài không cùng lấy thức ăn có hạn cúng dường cho tăng không cùng ấy, sự ắt không lập phải chăng?

Đáp: Đây chính là lượng hẹp hòi của thế tục, ôm ấp tim xấu trong lòng người, há gọi là cái thấy cao cả của bậc thông đạt về trụ thanh tịnh.

Phàm sự cúng dường của bốn người, ruộng phước Tam bảo, giống như sư thọ dụng của biển núi, sự sinh trưởng của trời đất, đâu thể nào hết.

Cho nên Tạng Kinh Phật nói: Phải nhất tâm hành đạo thuận theo pháp hạnh, chớ nghĩ những điều cần dùng như, cơm áo trong tướng sợi lông trắng của Như lai, một phần cho tất cả đệ tử xuất gia cũng không thể hết. Do đây mà nói khuyên tu giới hạnh cho đến chân thành hộ pháp, do đạo mà được lợi, vì đạo thông dụng. Chùa chùa mở cửa, nơi nơi đồng ăn, ắt phải cúng đủ, chia xẻ không thiếu, lại không đoán kho lẫm trong chùa đầy ắp. Chủ nhân tâm thoáng mà bố thí rộng khắp, hoặc chùa nghèo mà vì khách, do chí hẹp nên thấy nhỏ.

Nếu người hai lời này, gọi là Tăng dùng, không cung cấp có, há là trí lực của con người được biên sự hay sao? Nếu sức người có phần, không thể cúng dường vô hạn, những hoài bão đã hạn cục điều này rõ ràng. Đây chính là đàn việt vì đạo mà phụng cấp do năng lực người đưa đến. Nếu nói về chẳng phải trí lực thì công do đạo, nhưng sự do đạo cảm lại cúng dường đạo chúng, còn nếu che lấp tướng xưng, thì đâu có hết.

(Nay trong thế tục có nghĩa thức ăn, phòng nhà, còn cúng đủ tất cả, từ sáng đến tối hành nhân đi lại, ăn uống no đủ, chưa nghe nói thiếu. Đây cũng chẳng phải sức người. Do nghĩa người kia hành thí rộng khắp, cũng vì nghĩa sau đó chấp trước, chấp trước và lý thông, cho nên chẳng cạn hết. Ưu-bà-tắc này vì biết nhân quả cầu phước tương lai, còn biết nghĩa như thế, thực hành không hết, nghiệp trước mắt huống gì đạo chúng xuất gia như pháp, thông thực mà phải không cứu giúp hay sao? Lại, lễ giáo của thế tục lo đạo chứ không lo nghèo. Huống chi người xuất gia vượt ngoài thế tục không lo hộ pháp, không lo uống ăn. Điều này mất đi rất lớn. Điều lo về tình người bỉ lậu, tham lúa gạo của tăng nát rửa ra mà không bố thí. Thế tục rất hổ thẹn, phí lúa của tăng mà không thông, chẳng phải đệ tử Phật).

Tôi chỉ thấy chứa việc mà không tồn đạo, chưa thấy đạo thông mà sự tắc nghẽn. Trong Phật pháp không có sang hèn, thân sơ, chỉ vì pháp bình đẳng đồng giúp đỡ. Người đến xin cơm một pháp cũng không cho, nếu theo tình thí cho tức là hoại pháp, người thế tục vốn chẳng nên trai thực, nhưng phải nhờ hỏi có thể bày trai phạn cho ăn. Người có thể bày trai phạn nói nhân quả để cho họ tin tội phước. Biết chẳng phải tham, lần lần khuyên họ bỏ.

(Trong đây chẳng phải là chỗ tốt của người sống, chẳng phải chỗ xấu của người sống, không được một bề sân giận người, một bề mặc tình người. Không bày trai mà ăn thì phải bỏ tình còn đạo, khéo biết lượng xứ). Bởi vậy, cẩn thận giữ gìn pháp Phật, cẩn thận gửi gìn pháp tăng, ấy là người từ bi bậc nhất. Tất cả chúng sinh hiện tại vì lai lìa khổ được vui. Nếu không giữ gìn giáo pháp của Phật, thì theo tình hoại pháp.

Nghĩa là cho người thể tục không bày trai phạn mà ăn. Có người đến xin thỉnh tùy tình liền cho một, làm cho chúng sinh không biết phân rõ đạo tục, và phá hoại pháp tăng, hủy tổn ba quy y. Đã không có ba quy y (quy y Tam bảo) xa lìa Tam bảo làm cho các chúng sinh chìm trong biển tội, chảy vào biển khổ, mất đi lợi lạc, đều do hoại pháp; bởi vì không giữ gìn giáo pháp của Phật, không giữ gìn Luật tạng, thiếu chỉ dạy chúng sinh, tự hôn mê vào thời cuộc, gọi là người không có từ bi bậc nhất. Nếu tiếp đãi bọn ác chẳng phải lý ngu phu thuyết dẫn dắt, không thể nhận sự giác ngộ. Nghĩa phải y theo giáo mà suy nghĩ, đầy đủ như trong tùy tướng.

Dẫn ngôn lượng của bậc thánh.

Trong Tát-bà-đa chép: Luật Tăng-kỳ nói khi ăn phải làm bốn tướng (nghĩa là tướng đánh kiền-chùy) làm cho trong giới nghe biết.

Nhưng bốn tướng này nhất định có thường hạn, không được lẫn lộn.

Nếu không có hạn định thì không thành pháp của Tăng, đó gọi là ăn trộm.

Luật Tăng-kỳ nói là không thanh tịnh.

Lại bất luận Tỳ-kheo trong giới có không, hoặc nhiều hoặc ít, làm bốn tướng xong, chỉ sai không ngăn cản Tỳ-kheo, hoặc đến hay không cũng không lỗi. Tuy làm tướng mà ngăn cản cũng không phạm (nên biết nếu đổi chuông khanh, nên hô chuông, nhóm tăng, nói cho biết khắp rồi, sau đó mới đổi, về sau đổi nữa cũng vậy.

Nếu trong đại giới có hai, ba chỗ, mỗi chỗ có hoàn toàn bộ Tăngkỳ nói đồng một bố tát, nếu khi ăn nên đánh Kiền-chùy, tất cả không ai ngăn thì thanh tịnh.

Luật Thiện Kiến nói. Nếu đến chùa thấy cây trái, nên đánh kiềnchùy, không có kiền-chùy thì cho đến vỗ tay ba cái, sau đó, lấy ăn.

Nếu không ra hiệu thì phạm tội ăn trộm, uống ăn cũng như vậy.

Nếu Tỳ-kheo khách đến, Tỳ-kheo cựu trụ không chịu đánh khánh, khách tăng tự đánh ăn thì không phạm.

Trong Tát-bà-đa chép: Cách ăn cơm của Tăng-kỳ tùy chỗ có người nhiều ít, nên có thường hạn, tính tăng liệu cơm, một ngày bao nhiêu được trọng một mùa. Nếu một ngày một đấu thì được hết mùa. Nên lấy một đấu làm hạn, hoặc dưới một đấu gọi là ăn trộm. Vật Tăngkỳ nên được, vì mất cơm này. Tăng xuất ra một đấu cũng là trộm Tăngkỳ, tức làm cho Tăng-kỳ bị cắt đứt không tiếp. Đã có thường hạn. Tùy theo nhiều ít, tất cả không ngăn. Tùy tăng nhiều ít đều cùng ăn. Nếu người ít ngoài ra có trưởng giả, giữ lại đến ngày mai lần lượt đi trước. Pháp như thế tất cả không ngăn. (phải là tiết kiệm thời cho nên pháp làm cho nhất định).

Nếu lấy bánh của tăng, lầm được một lần không trả lại tăng, thì phạm tội.

Luật Tăng-kỳ nói: nếu khi hành thực, gạt cho Thượng tọa, Thượng tọa nên suy lường, được khắp nên lấy. Không được nghiêng lệch về Thượng tọa. Nếu sa-di, tịnh nhân nghiêng lệch cho Bổn sư đại đức, người tri sự nói rằng: bình đẳng cho tăng, thức ăn không có cao thấp.

Ngũ Bách Vấn nói: Thường tọa tâm tham nghiêng lệch thức ăn tăng ăn phạm theo, người không bệnh nói là bệnh để cầu thức ăn ngon thì phạm tội trọng. Ngoài ra, tăng ăn khó tiêu. Như Tăng hộ trì, v.v… có nói, nghĩa đã nói khách khác thì mắc tội. Điều quan trọng là người trì giới không cho phạm tội, người phá giới không phạm.

Luật nói: Tỳ-kheo tội ác đến không nên cho.

Luật Thập Tụng, Tát-bà-đa nói: Nếu ngoại đạo đến, chúng tăng cho ăn thì không phạm chỉ không được tự tay cho vì ngoại đạo thường dò xét khuyết điểm của Tỳ-kheo cho nên khai.

Năn trong chùa tăng có sai tăng lần lượt thỉnh mà chọn khác. Tăng này thứ lớp lần lượt gọi là vượt thứ lớp. Tức sai khách tăng nên được mà không được, chủ nhân phạm tội trọng.

Tùy người đồng tình nhiều ít thông là ăn trộm.

Lại, trú xứ này không có danh tăng, cho nên chọn bặt khách chủ, chẳng đồng nghĩa hòa tăng.

Kinh Đại Tập nói: nếu một chùa, một thôn, một rừng có năm Pháp sư ở, đánh chuông nhóm họp tăng bốn phương. Khách tăng nhóm họp rồi, thứ lớp cấp cho, không có tham tiếc. Đầu hôm, gần sáng đọc tụng giảng luận, chán ghét sinh tử, không khen ngợi khuyết điểm của người, ít muốn vắng lặng tu niệm định, thương xót chúng sinh. Hộ giới, hổ thẹn, gọi là chúng Tăng như pháp trụ trong biển công đức lớn. Nếu không suy lường Tăng phá giới, chỉ làm cho năm người thanh tịnh, đúng như pháp hộ trì Phật pháp. Thương các chúng sinh, phước không thể lường. Như trong quyển 31, ngoài ra còn có chiêu đãi vua chúa, quan lớn, làm người ác, người tục ác tặc, người thanh tịnh. Việc đã lạm nhiều, bao gồm phạm tội trộm. Rộng ra như trong phần tùy tướng.

Y cứ vào pháp.

Luật Ngũ Phần chép: Muốn làm yết-ma riêng, Tăng không thể hòa, phải làm trước khi thuyết giới. Bởi pháp chế chúng tăng không dám tán loạn.

Luật Tứ Phần chép: Nếu có người nêu tội, không được liền tin lời người nêu tội, liền gọi người nói đến chỗ tăng đối đáp. Trước hỏi ba việc thấy nghe, nghi. Nếu nói thấy, là tự mình thấy hay người khác thấy, thấy ở chỗ nào, phạm thì phạm tội gì, là phạm giới ư? Phạm giới nào? Phá kiếp ư? Phá kiến gì? Phá oai nghi ư? Phá oai nghi gì, nếu như thế, người tội mỗi câu đều đáp được.

Người có trí mới theo điều mách bảo hỏi từ trên đến dưới chúng và cả người phạm tội, lấy tự ngôn ấy chứng chánh nêu trị. Nếu không đáp được mà có người trí theo điều sai trái ấy, liền theo tội vu báng, y theo pháp mà trị.

Cho nên văn nói: Nếu nêu không có y cứ, không có tội khác thì không thành ngăn. Trị về tội vu báng ấy, văn cũng không hiển bày thật hư của người thì kết phạm. Nghĩa phải suy xét. Nếu đến tới phàm làm việc tác pháp nhiều chỗ có phi pháp, lý phải y theo đó, đêm tối, chỗ ngăn che lỗi phát khởi sẽ nhiều. Hoặc có ngủ say, hoặc lại ồn náo, oai nghi đổi tiết, bèn thành biệt chúng. Hoặc không đủ số, bỏ thiếu việc lớn không thành pháp của tăng. Là nhờ vào chỗ tối, chỗ ngăn che, không chỉ phụng pháp. Việc không làm được, ban đêm mới làm, may biết không dễ, và đến sáng mai làm phải quấy tự hiển. Mắt đối không dám có tướng khinh.

Nói đối người: Hễ thi hành pháp sự thì quý ở người thủ lãnh. Thượng tọa chủ chúng, trước thấy phi pháp thì phải chỉnh đốn khuôn phép, không được ngồi im lặng, dẫn đến vời lấy tội lỗi. Trong Tăng-kỳ nói có nhiều loại Thượng tọa, mỗi người có một cách khai thị văn nói rộng như kia.

Luật Tứ Phần nói: có ba loại cuồng si

  1. Chúng tăng thuyết giới, đến hoặc không đến.
  2. Một bề không nhớ không đến.
  3. Có nhớ mà đến.

Loại người thứ nhất thì phải cho yết-ma, hai loại người sau không cần.

Luật Thập Tụng nói: Nếu chưa tác pháp, không được lìa người này mà thuyết giới, tác pháp rồi mới được lìa.

Luật Ngũ Phần nói: Nếu tìm không được thì làm yết-ma. Trong

Tứ Phần cho bạch nhị, nếu hết cuồng si thì đến xin giải, bạch nhị để giải, nếu phát lại thì y vào pháp đó. Nếu hết cuồng không đến thì không phạm. Vì trước được pháp rồi. Cũng không nên giả điên cuồng, mà thêm pháp không thành. Yết-ma đúng như luật.

. Đối với xứ rõ dùng, việc oai nghi của đồ chúng là phải nghiêm chỉnh thanh tịnh, khuôn phép, có thể xem chính là thiện tâm đời này, trời rồng khen ngợi, ắt hình phục lạm ác, liền hủy nhục Phật pháp. Trong Luật Thập Tụng chép: Y phục Tỳ-kheo bất tịnh bị phi nhân quở trách.

Kinh Hoa Nghiêm nói: Thọ trì oai nghi giáo pháp đầy đủ, nên giúp cho Tăng bảo không dứt mất.

Ma-Đắc lặc già chép: Thượng tọa già-lam phải đi trước ngồi trước, xem oai nghi của các Tỳ-kheo trẻ, nói để sửa đổi cho trang nghiêm. Và bình đẳng hành thực, xướng Tăng-bạt, người tại gia đến nên cho ăn và nói pháp. Trong văn Thập Tụng nói Đại đồng. Trì luận nói: Đệ tử Phật pháp đồng ở trong hòa hợp:

  1. Hiền Thánh nói pháp.
  2. Hiền Thánh im lặng.

Y cứ theo đây chúng chỉ thi hành hai việc, không được nói chuyện xằng thế gian, nói văn làm nhà người. Chúng quý ở thu nhiếp các căn, không động loạn. Tụng Kinh nói pháp biết thời.

Thành Luận nói: Dù là pháp ngữ, nhưng nói không phải lúc thì gọi là ỷ ngữ.

– Nói về hình oai nghi phải y cứ theo Thánh giáo.

Tát-bà-đa nói: Cạo tóc cắt móng tay là điều Phật chế.

Luật nói: Nửa tháng cạo tóc một lần: Đây là cách thức thường hằng chẳng được không làm.

Kinh Niết-bàn nói: Tỳ-kheo tội ác râu tóc, móng tay đều dài bị Phật quở trách. Mặc ca-sa phải một bề đúng như pháp, không được năm mầu đại chính nên nhuộm lại, các bộ chánh tông không cho mặc dùng. Nếu có rách thì tùy theo lỗ mà vá. Điều nhỏ phải y vào luật bổn, rộng ra như trong pháp y. Những điều sai trái trong chùa không mặc. Khi nhập chúng hoặc lại mặc mà vào, và mặc áo dưới, hoặc mang dép gỗ, dép các luật đều không cho, rộng ra như trong pháp bình bát.

Luật Tứ Phần nói: Nhập chúng khéo biết các pháp: ngồi, đứng, dậy, v.v…

Luật Thập Tụng chép: Cách xuống giường, từ từ bỏ một chân xuống. Kế bỏ chân thứ hai từ từ mà dậy. Cách ngồi cũng vậy.

Cách vào Tăng đường, nên ở ngoài cửa đắp y bày vai phải, vén tay phải nhiếp tâm cung kính, y suy nghĩ tăng trong Tăng đường, lại nghĩ đồng với Phật, nghĩ đồng Duyên giác, La-hán. Vì sao? Vì Ba thừa đồng pháp ăn. Kế muốn vào tăng đường, nếu ngồi phía Tây cánh cửa phải từ mé Tây cửa bên ngoài cửa. Trước phải nhấc chân trái định tâm mà vào. Nếu ra cửa. Lại từ mé phía Tây trước nhấc chân trái mà ra. Nếu ngồi phía Đông cánh cửa, trái ở trên có thể biết, không được tréo chân trong cửa. Nếu khi muốn ngồi, lấy y che lại, chớ để lõa hình, nói rộng như trong luật Tăng-kỳ.

Luật Tứ Phần chép: Không được mặc áo ngắn, khố của người thế tục. Nay có mặc áo lông bào, áo lót tay dài, dày nhọn, dày lớn, giầy dai, bát đồng, bát ngói, v.v… và bình bằng gỗ đen, v.v… Phật chế cấm, lý phải đốt bỏ.

Luật Thiện Kiến chép: Nếu người học rộng biết luật thấy Tỳkheo khác dùng không đúng pháp, phải nên đập bể, không có tội, chủ vật không được đòi đền bù.

Pháp sư Chùa Linh Dụ nói: Chùa Tăng không được nuôi người nữ, hoại phạm hạnh của tăng, dù cho hiện tại không phạm, nhưng làm cho không lìa được dục, còn đắm mê nữ sắc.

Kinh Tự rõ chứng, cách vách nghe tiếng, tâm nhiễm tịnh giới, huống gì trọn đời phụng cấp, sẽ thành phạm nặng.

Điều này xưa nay không được.

Trong luật Tăng-kỳ nói chùa tăng được người nữ, không được nhận.

Ni được nam tịnh nhân cũng vậy.

Xưa nay nhiều chỗ do lỗi này mà Tỳ-kheo bị hoàn tục diệt tẫn, lại do đời này không biết hộ pháp. Tăng cương, trừ khử cảnh uế, lại giữ uế bỏ tịnh. Sinh tử chưa quá nửa, lại buôn bán tôi tớ xe ngựa trâu bò súc sinh buộc ràng sự đồng, không có lợi ích đôi bên, đều thành dòng tục, chưa thấm phần đạo. Chùa Tỳ-kheo-ni thì tăng có thể biết, hoặc thuê người nam tạp làm, ni gần gũi qua lại, phá hoại phạm hạnh, diệt pháp không lâu.

Chùa nhà khố chứa, nhà bếp phần nhiều không kết tịnh, đạo tục thông lạm tịnh uế lẫn lộn, lập chúng rất lâu, giềng mối không theo giáo. Bỗng nghe lập tịnh, mê hoặc tai tâm sợ hãi. Há chẳng phải là Thượng tọa sự tăng vọng trụ ở tịnh, dẫn dắt hậu sinh đồng mở đường ác.

Hoặc nuôi mèo cho, v.v… để giết chuột, đánh trâu buộc ngựa ở chuồng, những loại như thế đều là luật nghi ác.

Luận Tạp Tâm nói: Luật nghi ác chứa nhóm lâu ngày mà thành, luận Thiện Sinh Thành chép: Nếu thọ nhận luật nghi ác thì mất thiện giới. Nay chùa nuôi mèo chó, lại muốn trọn đời chẳng phải là luật nghi ác hay sao?

Tất cả chúng đồng nuôi một chúng không có giới.

Kinh Đại Tập có nói: Người không giới, phá giới đầy cả Diêmphù-đề.

Hoặc Phật đường, tháp miếu không tôn trọng sửa sang.

Chỗ Tỳ-kheo ngỗ ngáo dẫm đạp phi pháp, lớn tiếng cười to, làm phi oai nghi. Tụ tập ở cửa chùa, theo thời không nhóm họp, tự diệt chánh pháp, sống bên ngoài thế tục chê cười. Đều do ba sư Thượng tọa dẫn đến mà diệt pháp. Nếu tác pháp thuyết giới thường, nửa tháng hằng vâng theo, thường đến thuyết buổi sáng làm cho tri sự điểm biết Tăng chúng, ai ở ai không, bệnh lành mấy người. Ai có thể đến giúp, ai có thể gởi dục.

Biết như thế rồi sai lau chùi tháp miếu, quét dọn chùa viện. Như cách thuyết giới trước khi đánh chùy, chúng chủ thường tọa, thân từ từng phỏng theo đó mà làm.

Người bệnh phương tiện tiếp nhận nói: Chúng tăng thanh tịnh bố tát, phàm thánh đồng vâng theo. Người thực hành tuy đáng nằm bệnh, có thể được một lễ hầu không, nỗ lực tự gắng. Thân tâm này không đáng tin hoặc do đây mà không khỏi, thoát cái đời sau, tùy nghiệp thọ sinh, biết vào đường nào. Muốn lại nghe giới thì đâu được nghe, như thế tùy thời tiếp dẫn, tăng khác không đến, lại y cứ theo dụ này.

Năm Tạng Giáo thọ, kinh Tỳ-ni Mẫu nói: Người có thể cản ngăn năm pháp không cần thọ.

  1. Không hổ thẹn
  2. Không học rộng
  3. Thường bươi móc lỗi người
  4. Thích đấu tranh
  5. Muốn bỏ đạo.

Ắt trước phải đối với người có lỗi nhận ham muốn, sau đó cản ngăn. Các pháp như thế đều cang cương, đại đức trụ trì một chùa có năng lực hộ pháp mới được làm. Nếu thấy trong chúng có lỗi, không được quở trách ngay, phải sai đến chỗ khuất mỗi mỗi dạy rằng.

Một phương trú xứ này cùng có đạo đức. Trong thời mạt pháp, lấy oai nghi làm tăng, mới giúp Phật hóa độ. Nếu trong chúng có người một hạnh một pháp thắng diệu, sai trú xứ khác học theo, đâu được có lỗi làm cho người nghe, làm cho đời sống bất thiện, mình, người đều lỗi.

Nay đại đức có việc gì đó, bất thiện, không y vào Phật chế. Nguyện liền sửa đổi, muốn cùng nhau thẳng tiến để dẫn dắt đàn hậu sinh. Nhất định là đệ tử, quyến thuộc, đồng bạn của mình đối chúng trách cử cũng được. Không được lập đến bốn người, và không được cử tăng, phi pháp thì phạm tội, nếu có người trái với tăng chế. Nên dạy đầy đủ rằng: Phật lấy giới pháp thanh tịnh mầu nhiệm để cho bậc Thượng nhân hành trì. Chúng tôi tu tập dần dần nhiễm mà thôi. Nhưng vì thời đại khinh bạc, giáo pháp không thi hành, cho nên Phật sai lập tăng đúng pháp, muốn khuyên đồng thuận theo.

Kinh Địa Trì cũng chép: Nếu hộ Tăng chế mà không y theo, thì trái giáo phạm tội. Nay có việc gì trái với chế, nguyện tùy trách phạt phải đồng pháp tăng. Cũng làm cho tương lai có người phạm làm gương nhân duyên về giới mà thuật.

Nếu thấy người tạo tội sáu nhóm, nên ở chỗ khuất chỉ dạy: Nay cùng ở chung, đều là nhân duyên đời trước. Nhưng kiếp cuối cùng nhiều chướng ngại. Người trì giới thì ít, thấy tạo việc gì thì nói là thật không, người đáp là thật. Y vào luật đúng như Pháp mà dạy.

Văn nói: Có hai loại người si:

  1. Không thấy phạm.
  2. Phạm mà không sám hối.

Có hai loại người trí: Trái với hai loại trên vừa nói.

Người theo lời Phật gọi là chân cúng dường, nay không chịu thuận theo, có thể muốn theo quỷ ư? Tội không thể chứa nhóm, hoặc có thể chuyển nặng. (dẫn văn trong Kinh Niết-bàn dạy).

Kinh khác nói: một niệm ác có thể mở ra năm cửa bất thiện

  1. Điều ác có thể thiêu đốt gốc lành của người
  2. Theo ác lại khởi ác
  3. Bị bậc Thánh quở trách
  4. Lui mất đạo quả
  5. Chết vào đường ác, các thứ dạy như vậy.

Nếu có người sắp bị phạt, Tỳ-kheo chúng chỉ y vào luật nói rằng: Chúng tăng đáng sợ, biết đủ ba tạng, có thế lực lớn. Đạo tục kính phục, còn không bỏ. Lại nói: chúng kia đã có năng lực lớn, nếu có trái phạm chánh giáo, thì nhất định nêu tội ông.

Lại không xả bỏ nên nói: Chẳng những chỉ cử tội trị

Lại nhận ba mươi lăm việc. Lại không qua lại đón rước đồng pháp sự tăng, cho đến không đủ túc số, các loại như thế dạy rồi, không chịu cản ngăn nhóm chúng và nêu tội, nhưng chúng rất tôn trọng đại đức cao tuổi đức hạnh, tự lực dẫn dắt mới có thể tiến đạo. Nhất định không tự biết vọng nhiếp quyến thuộc. Kẻ ngu tự chấp lấy không tạo lợi ích, thì gọi là tuổi nhỏ. Cho nên trong luật dạy: A-nan đầu bạc mà Ca-diếp gọi là tuổi nhỏ, quở trách rằng: Đại chúng các thầy sắp mất, vị Tỳ-kheo nhỏ tuổi, đều bất thiện đóng các căn, tham không biết đủ, đầu hôm, gần sáng không thể gắng tu, khắp đến các nhà, chỉ đi phá lúa gạo, các thầy phải mất. Lấy văn này làm chứng. A-nan khéo biết pháp tướng, là Vô học mà còn bị chê trách. Ngoài ra phàm tục bỉ lâu đâu thể tự khinh, ắt muốn cương chúng đối với thời trụ trì hộ pháp. Phải tự hành thanh tịnh, tiết tháo, giữ vững lòng trinh khiết, thông đạt luật tướng và rõ Nhị thừa. Khi biết phải thông đạt rốt ráo tánh tinh, có thể y cứ theo một phương bỉnh ngộ văn trên.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12