TRUYỆN TAM TẠNG PHÁP SƯ CHÙA ĐẠI TỪ ÂN ĐỜI ĐƯỜNG

Sa-môn Tuệ Lập biên soạn bổn văn, Thích Ngạn Tông chú thích biên chép lại.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

Sa-môn Tuệ Lập biên soạn bổn văn, Thích Ngạn Tông sưu tầm ghi chép lại. Bắt đầu từ tháng sáu năm thứ hai mươi hai. Thiên Hoàng chế thuật thánh ký.

Đến mùa Xuân tháng hai, niên hiệu Vĩnh Huy năm thứ năm, Pháp sư trả lời thư.

Tháng sáu mùa hạ năm thứ hai mươi hai. Thiên Hoàng Đại Đế ở cung mùa xuân, kính phụng Thánh văn. Lại thuật ra thánh ký. Lời nói rằng: Nếu mở mang chánh giáo mà không có trí thì chẳng thể hiểu rộng hết toàn văn, ghi lại lời khéo léo, nếu chẳng phải bậc hiền đức thì không định được yếu chỉ. Bởi chân như thánh giáo đó là huyền tôn của các pháp. Xét rõ các kinh điển, bao gồm sâu xa, yếu chỉ kín mầu, đạt đến chỗ tinh vi giữa không và hữu. Thể sinh diệt thật khôn cùng. Nếu người học không nghiên cứu đến chỗ cùng cực, thấy văn nghĩa sâu xa thì không thể đo được lý. Cho nên biết: Thánh từ soi sáng khắp nơi, nghiệp bất thiện thì sẽ không nhìn thấy pháp mầu bao la, duyên không có thì không thấm nhuần. Khai giềng mối pháp mầu, mở mang chánh giáo trong sáu cõi, cứu chúng sanh ra khỏi cảnh lầm than. Dùng chân lý ba tạng độ người cùng khổ, cho nên nói không cánh mà vẫn bay xa. Đạo chẳng có rễ mà lại bám vững chắc. Đạo danh truyền mãi, trải qua bao đời mà không lạc mất, từ đó mà cảm được ứng thân. Trong muôn kiếp mà không hư mục. Sớm tối truyền bá, đem nhị âm đến Linh Thứu, mặt trời tuệ luân, xoay sóng luân ở vườn nai, bày lọng báu trên hư không. Tiếp từ vân để cùng bay, đến nơi rừng xuân hoang dã, hòa hợp với thiên hóa.

Hoàng đế bệ hạ! Trên soi giúp phước, khoanh tay mà trị muôn dân, đức sáng cả trăm họ, muôn quốc đều theo về, càng thêm suy xét, chốn hang đá trở về, gom đủ cả văn nghĩa, thấm nhuần cả loài côn trùng. Dùng hòm vàng lưu lại kệ Phạm âm, cũng khiến cho đến dòng Anậu. Đem tám sông về thần điện, kỳ-xà khuất trên núi, tiếp thúy đảnh ở cao hoa, trộm dùng pháp tánh yên tịnh. Nếu không trở về tâm thì sẽ không thông. Trí địa sâu xa, cảm lòng thành khẩn mà hiển bày, há gọi là đắm chìm trong đêm dài, bởi nhờ đèn tuệ soi sáng. Sớm vào nhà lửa, giáng mưa pháp thấm nhuần. Cho nên trăm sông dù có khác dòng, cùng hội chung về biển cả. Muôn lời chia nghĩa ra, mà tổng thành ý thật. Đâu phân biệt thắng thua với vua Thang, vua Vũ, so thánh đức với vua Nghiêu, vua Thuấn. Pháp sư Huyền Trang đây, sớm có tâm thống lãnh, lập chí muôn phương, tuổi dù còn trẻ, mà thể trùm cả người đời, lòng vì đạo cả, một mình tìm thánh tích chốn non xa, vào chốn Tam thiền, tuần du Thập địa, vượt qua sáu trần, riêng mình thẳng tiến, hội yếu chỉ Nhất thừa, tùy cơ hóa vật. Bởi xứ Trung Hoa chưa đủ lý nên tìm đến chân văn nơi xứ Ấn. Vượt qua sông Hằng, cuối cùng mới được lên núi Tuyết, mới tròn tâm nguyện. Học đạo quay về đã tròn mười bảy năm, rồi cũng thông dịch kinh Phật, tâm vì lợi vật. Đến ngày mùng sáu tháng hai niên hiệu Trinh Quán thứ mười chín mới tấu trình xin vua trụ tại chùa Hoằng Phước để phiên dịch yếu văn Thánh Giáo. Được tất cả sáu trăm năm mươi tám bộ, đem pháp đạo về nơi biển cả, rửa sạch trần lao không hề mỏi mệt. Truyền ngọn đèn trí soi sáng các nơi tăm tối. Đó chẳng phải là lâu trồng duyên tốt thì làm sao hiển bày được yếu chỉ này. Cho nên pháp tánh thường trụ, dùng ba minh để soi sáng. Hoàng đế của ta phước nghiệp sâu dày, cùng giữ vững hai nghi soạn lời tựa các kinh, soi xưa hơn nay, lý chứa đựng âm thanh vàng đá. Văn ôm cả trời đất gió mây. Trị đời mà xem nhẹ việc thế gian, lược nêu mọi điều cương yếu, để viết thành lời tựa sâu sắc này.

Pháp sư liền tâu rằng: Huyền Trang nghe bảy ánh mặt trời chiếu soi, ở trên cao mà tỏa sáng khôn cùng. Chín sông thấm nhuần, nhờ đất mà thông lưu. Cho nên biết, những cái đẹp cùng gặp nhau, muôn vật đều rõ ràng. Giảng pháp nương người, lý ở nơi vô hoặc. Kính mong Hoàng Thái tử điện hạ phát huy, được tâm ý nên cùng thuật lại.

Thiên văn! Khen ngợi cái đẹp của Đại thừa, trang nghiêm thật tướng, đến chỗ châu hồi ngọc chuyển, trời thanh mây trắng, dùng nhật nguyệt để tỏ soi, cùng cảm âm mà hợp vận. Huyền Trang may mắn sinh ra đã sớm nghe Phật pháp, quyết không hổ thẹn tông phong, kính dâng mấy lời.

Bấy giờ, vua giáng lệnh, thư rằng:

Trị vốn không có tài học, tánh không thông minh. Nội điển văn chương cũng chưa quán xét. Nay viết lời tựa, truyền bá rộng khắp nơi, bỗng nhiên gặp được sách này, nên mở mang khen ngợi. Lòng riêng an ủi tự xét mình, lại sợ chưa phù hợp, làm nhọc lòng các vị Pháp sư.

Thích Ngạn Tông biên soạn, thuật lại rằng:

Từ lúc văn ý của hai bậc Thánh nói ra về sau, vương công trăm họ, pháp tục lê thứ, đều rất vui mừng, hân hoan đón nhận đức ân. Trong ngoài mở mang chưa thấm nhuần mà cùng khắp sáu hợp. Mây từ lại che chở, mặt trời tuệ càng tỏ soi. Đồ chúng quay về, sương tan sóng lặn. Cho nên từ trên hóa xuống, như gió đến chỗ không cỏ cây, chính là nghĩa này.

Đức Như Lai sở dĩ phó chúc giáo pháp cho quốc vương, cũng là do ý này.

Bấy giờ, tự chủ chùa Hoằng Phước là Viên Định, và tăng chúng trong kinh thành thỉnh Ngài khắc hai chữ văn vào Kim Thạch rồi giữ ở trong chùa. Để cho vua xem, sau để chư tăng ở chùa luôn nhớ ân, bèn hợp lại lời răn chắc của vua và các quan ghi vào bia ký.

Vào năm Canh thìn Hoàng Thái tử vì Hoàng thái hậu Văn Đức sớm quy tiên cho nên lòng muốn riêng báo hoàng thiên, tôn sùng phước nghiệp, bảo Trung đại phu Thủ Hữu Thứ tử Đại Thần Cao Quý phụ ban lệnh, lệnh rằng: Quả nhân không tạo phước, lâu nay vẫn tự trách mình. Ngày tháng vẫn chưa tỉnh ngộ, lời từ bi thương xót lại bỏ sau lưng, lo lắng cả đời. Thường quán xét tâm này, như gió làm nghiêng ngả cây cối. Lại khắc cốt ghi lòng, lâu ngày thành ra cảm ứng; trong cảnh không mà hoài vọng hướng về, bệnh tâm càng nặng. Nghĩ đến báo ân đức trời cao, không theo tình thường của muôn thú. Trộm dùng đạo giác ngộ soi sáng khắp nơi. Thật vì cầu phước thần, mong được thân kính mến cho phép quy y. Nên khiến cho quan Sở ty, đối với các ngôi chùa ở kinh thành bị hoang phế trước kia, nay cùng chọn lại một nơi, phụng thờ thánh Hoàng hậu văn đức, tức là chùa Dinh Tăng. Ngày khánh thành chùa nên riêng độ chúng tăng, cho đến ở chốn núi rừng tu hành tinh tấn. Kính mong hướng quả Đao-lợi, đạt đến chỗ vô cực. Thế là quan Hữu ty, tìm một nơi đất tốt, đó là ao Diện Khúc, ở thôn Phổ Xương, phía Nam cung thành, y theo ngôi chùa xưa Tịnh Giác mà xây dựng. Đo đất xem sao, xem trời mà xây dựng vườn cây, kiến trúc đủ thứ khéo léo, toàn loại cây tốt trên núi Hoắc, như cây tử, cây quế, cây chương, cây phanh lư. Vàng ngọc châu báu trang sức đủ các màu xanh đỏ. Phòng ở trong điện, trên lầu gác hơn chín mươi phòng. Tổng cộng gồm một ngàn tám trăm chín mươi bảy gian. Giường nệm vật dụng đều trang bị đầy đủ. Hoàng đế Thiên Vũ Thánh lại thỉnh Pháp sư dịch xong kinh Bồ-tát Tạng, nhân đó vua ngự tại Xuân cung soạn lời tựa cho bộ kinh. Bài tựa nói rằng: Bởi nghe! Đạo huy hoàng đạt đến chỗ sâu xa, tinh túy dừng ở chỗ Quy văn, Hiên hậu thông ở chỗ u huyền. Sự nhã nhặn sâu xa không cùng ở nơi điểu triện. Khảo sát đan thư mà tỏ ẩn ý, hiểu được chỗ tận cùng, nghiên cứu những điều chưa rõ. Bởi chẳng phải đạo thường lạc, thì cũng vì muốn soi sáng lịch sử. Thổi lên ngọn gió mát ở tám duyên, đức độ bao gồm cả hàm linh. Kích động sóng mòi ở nơi muôn đời. Kính mong Hoàng đế bệ hạ, duỗi tay xoay bánh xe mà khuyến hóa dần kê viên. Chốn điện vàng thắng diệu mà thần giáo đến tận Linh Thứu. Lấy danh hiệu là Điều Ngự, chẳng thể thấy được chỗ văn tư. Do đây mà giáo lý lan truyền khắp mọi nơi, truyền âm trong tám cõi, giáo hóa khắp chốn. Đều theo khuôn phép của Tứ thiền, khiến cho Tam thiên thế giới. Trấn giữ đất nước trong khoảng trăm ức núi Tu-di. Đức sáng cả dòng sông Ni-liên, soi cả muôn dặm. Ở nơi am vườn Xávệ, làm xanh tốt chốn thượng lâm. Tuy là pháp tánh vắng lặng, nhưng tùy theo sự cảm nhận mà được thông suốt chỗ chân thừa nhiệm mầu sâu xa vô cùng. Cho nên Đại Quyền ngự ở vô cực, khai hóa pháp lưu mà khôn cùng. Đức Năng Nhân che chở, muôn kiếp mà vẫn không hết, thể tướng đều đầy đủ không thể nghĩ bàn. Khảo sát những điều hay đẹp của tiên vương làm sao có thể cùng năm mà nói. Rồi tự mở bày khắp cả mọi nơi. Ánh sáng còn chưa soi khắp, linh văn còn ẩn kín mà Hán vương đã cảm ứng, thác mộng tưởng vào nơi mầu nhiệm, Phổ Hậu lòng thành đem kinh về từ Bạch Mã, cùng với Mâu Chước lẽ nào cùng khắp cả bốn biển, thí như dùng ống trúc nhìn trời, thấy rõ sự sâu mầu của bảy diệu. Còn như Thánh giáo soi sáng, đức lại che khuất cả kim cương, uy càng tiêu biểu cho núi Thiết Vi. Hằng hà sa cõi nước đều thấm nhuần. Mở pháp môn giải thoát, mở ra con đường chân chánh. Long cung nói kệ Phạm âm, làm xanh tươi cả cung điện. Văn kinh chép đầy lá kinh, cũng đều gom lại thành sách. Cam lộ tưới thắm cỏ cây. Ánh tuệ vân đến cõi này che chở muôn loài. Há chẳng phải nghiệp tốt đẹp quy về mà linh cảm được bậc Thánh chỉdạy hay sao? Tạng kinh Bồ-tát đó là yếu chỉ của nghĩa tông của bậc Đại giác. Phật tu theo hạnh này mà chứng quả Vô sinh, hàng Bồ-tát thọ trì mà lên ngôi Bất thối. Sáu ba-la-mật là tư lương học đạo, bốn tâm vô lượng, năm căn ngũ lực đầy đủ, là bến bờ vượt qua bờ kia, là thuyền từ đến bờ Chánh giác.

Khoảng giữa niên hiệu Trinh Quán. Pháp sư một mình vượt qua bao trùng dương biển cả, khảo sát huyền độ ở chốn xa xăm. Văn nghĩa quy tắc đã đồng, đạo độ cũng không ngăn trệ. Sa-môn Huyền Trang, chống tích trượng để tìm ra chân lý. Bắt đầu từ cửa ngọc môn kéo dài cho tới vườn nai tận bên Thiên Trúc, tìm cầu học hỏi các kinh điển, rồi đem trở về bổn quốc, nhận sắc chỉ phiên dịch ra, nhờ đó công đức được thành tựu. Ta nhân lúc rảnh rỗi liền đến hỏi thăm, lắng tâm nơi pháp bảo nhiệm mầu, kính thuật lại thiên chỉ. Lòng hết sức khen ngợi, bèn khiến cho quan Hữu ty viết lời bạt ở cuối quyển kinh. Đó cũng bày tỏ chút lòng tin yêu, soi sáng được pháp nghĩa sâu mầu, công đức ruộng phước không thể nào nói hết. Vua lại ra sắc lệnh cung cấp vật dụng, y phục cho Pháp sư đủ số cần dùng để dịch kinh. Đến tháng bảy sau mùa hạ, vua lại cúng dường Pháp sư một y ca sa, giá trị cả trăm lượng vàng. Xem cách chế tạo ra y này, đều không biết là loại gấm ở đâu? Trong kho của vua có rất nhiều nạp y từ các thời trước, nhưng đều không tốt lắm, cho nên vua mới bảo hậu cung làm ra y này, khi xong rồi vua rất vừa ý, phải qua nhiều năm mới được dệt xong. Vì thế, vua khi đi đâu cũng thường mang theo bên mình.

Năm thứ hai mươi hai, vua xa giá đến cung Lạc Dương, bấy giờ có Pháp sư Đạo Cung ở Tô Châu, Pháp sư Tuệ Tuyên ở Thường Châu, cũng đều là bậc cao tăng đức hạnh, thông cả nội ngoại điển, rất được tôn trọng ở triều đình. Vua cho vời, nay đã đến. hai vị cao tăng mỗi vị đều đắp y bá nạp, đó là y của vua Lương Vũ Đế cúng dường ngày trước cho tiên sư, làm vật báu truyền lại. Khi hai vị đến yết kiến long nhan thì mặc pháp phục đó.

Vua cười mà không cho đó là khéo, liền cho đem nạp y ra cho mọi người cùng xem, rồi bảo mọi người làm thơ phú để ca vịnh. Pháp sư Đạo Cung làm thơ rằng:

Ruộng phước soi muôn đức
Bậc Thánh lý càng sâu
Không sánh với lầu vàng
Mà ghi chép thành văn
Châu ngọc tự tỏ soi
Khí mây cũng rạng rỡ
Chẳng riêng lìa nơi đây
Ý đạo vẫn phân bày.

Pháp sư Tuệ Tuyên cũng làm bài thơ sau cùng rằng:

Mong được pháp phục này
Mới gọi là ruộng phước.

Ý muốn được y này, nhưng vua không ban cho, chỉ cúng dường

mỗi vị năm mươi thước lụa. Như y bá nạp này, là loại rất tuyệt đẹp, người thường không thể nào có, chỉ có Pháp sư là bậc đức độ mới có được. Lúc này, vua lại ban cho Pháp sư một bộ dao cạo tóc, Pháp sư dâng biểu tạ ân rằng:

Sa-môn Huyền Trang phục sắc chỉ vua ban cho một tấm ca-sa và một bộ đồ cạo tóc. Được ân sủng quá hậu thì lòng càng lo sợ. Như ở trong giòng nước trong xanh mát mẻ, Huyền Trang may mắn gặp được vua Thánh, cùng được dự vào hàng bạn lữ. Ba nghiệp không có giềng mối, bốn ân cũng không thể báo đáp, lạm nhìn cao, nhờ ân sâu nặng mà được pháp phục nhẫn nhục này, gấm lụa rực rỡ. Lại nhận được dao trí tuệ, sắc nhọn như ngọc dao này, dứt trừ phiền não, lại dứt hết mọi trần lao. Lòng vẫn tự quở trách mình, lại hổ thẹn vô cùng, lòng tha thiết cung gìn giữ vâng hành, tinh tấn tu niệm. Nay dâng biểu tấu tạ ân Thánh đức.

Vua lâu nay ít lo việc binh bị, do đó tâm thường được an ổn. Nay lại đến Liêu Đông đánh dẹp, gặp lúc thời tiết phong sương. Khi trở về thì khí lực không còn được như xưa, lại sinh ra lo buồn. Khi gặp Pháp sư, bèn giữ tâm theo tám chánh đạo, tu theo năm thừa. Do đó mà thân thể dần được bình phục, bèn hỏi Pháp sư rằng.

Làm công đức gì mới mang lại lợi ích nhiều nhất?

Pháp sư đáp:

Chúng sanh bị mê hoặc, nếu không nhờ trí tuệ thì chẳng thể ra khỏi sinh tử. Trồng pháp là tư lương để trí tuệ nẩy mầm. Việc mở mang chánh pháp đều do trồng người, đó chính là việc độ tăng. Đây là công đức bậc nhất. Vua rất vui mừng. Đến tháng chín mùa Thu năm Kỷ mão lại ban chiếu rằng:

Ngày trước nhà Tùy rối loạn, nên thiên hạ chịu cảnh chia lìa, bốn biển đồ thán, tám phương loạn lạc. Trẫm do đó phải đứng lên dẹp loạn, thân xông pha giữa chốn gươm đao. Ngày chịu phong sương, tối ngủ trên lưng ngựa. Nếu được chăm sóc thuốc men đầy đủ thì bệnh cũng không bớt. Mấy ngày trở lại đây mới được bình phục. Há chẳng phải là do phước thiện cảm vời mà được như thế sao? Vậy các chùa ở kinh thành và các châu huyện, mỗi chùa phải tế độ năm vị. Còn chùa Hoằng Phước nên độ năm mươi vị. Tính chung trong nước có đến ba ngàn bảy trăm mười sáu ngôi chùa, độ tăng ni hơn một vạn tám ngàn năm trăm (18500) vị. Từ trước đến nay, chùa miếu vào cuối đời Tùy đều hoang phế, tăng lữ gần như dứt bặt. Nhờ đó mà đồ chúng ngày thêm nhiều, cao đẹp thay bậc quân tử biết trọng lời đúng.

Vua lại hỏi:

Kim Cang Bát-nhã là nơi mà tất cả chư Phật đã sinh ra. Người nghe mà không hủy báng, công đức bố thí hơn cả thân mạng, chẳng phải hằng sa châu báu mà có thể sánh được. Lại thêm lý thì mầu nhiệm, ngôn từ thì sơ lược. Cho nên bậc hiền đạt phần nhiều đều ưa thích đọc tụng thọ trì. Nhưng chẳng biết đời trước phiên dịch văn nghĩa có đầy đủ không?

Pháp sư đáp:

Công đức kinh này thật như thánh chỉ đã nói. Người ở phương Tây, cũng đều ưa thích kính tin. Nay xem các kinh cũ, cũng có ít nhiều sự sai sót. Nếu y cứ theo phạm bổn, gọi đầy đủ là “Năng Đoạn Kim Cang Bátnhã”. Cựu kinh chỉ gọi là “Kim Cang Bát-nhã”, vì muốn nói rõ Bồ-tát dùng phân biệt để làm phiền não, mà hoặc phân biệt bền chắc như kim cương, chỉ có kinh này giải thích kỹ càng. Đến chỗ “phân biệt tuệ” mới trừ hết được, cho nên mới gọi là “Năng Đoạn Kim Cang Bát-nhã”.

Do đây nên biết, cựu kinh đã làm mất đi hai chữ trên, lại thêm ở văn dưới, ba lần hỏi thì thiếu một, hai lần tụng thì thiếu một, chín dụ thì thiếu ba, v.v… như thể Pháp sư La-thập dịch ở thành Xá-vệ. Ngài Lưuchi dịch ở Bà-già-bả.

Vua nói:

Thầy đã có phạm bổn, hãy dịch lại để cho chúng sanh nghe được đầy đủ. Nhưng bổn kinh vốn quý ở nơi lý, đâu cần phải trau chuốc câu văn mà làm cho trái nghĩa. Cho nên nay dịch lại thì nên dịch “Năng Đoạn Kim Cang Bát-nhã” rồi y theo phạm bổn mà tâu lại.

Vua rất vui lòng. Đến tháng mười mùa Đông, xa giá trở về kinh. Pháp sư cũng đi theo. Vua trước đã sắc chỉ cho quan Sở ty, xây một biệt cung ở phía Tây điện Tử Vi, đặt tên là “Hoằng Pháp Viện”. Khi Pháp sư đến ở đó, ban ngày thì vua lưu lại để nói chuyện, ban đêm trở về viện để dịch kinh. Vừa dịch kinh Vô Tánh Bồ-tát xong, lại dịch luận Nhiếp Đại thừa mười quyển, Thân luận mười quyển, Duyên Khởi Thánh đạo một quyển, luận Bách pháp minh môn một quyển.

Năm Mậu thân, Hoàng Thái tử lại ra lệnh rằng:

Việc xây dựng chùa Từ Ân đã gần hoàn thành. Nhà cửa to lớn lộng lẫy nhưng còn thiếu chúng tăng. Nay sắc chỉ độ ba trăm vị tăng. Lại thỉnh riêng năm mươi vị Đại đức, cùng vâng chỉ đến ở để hành đạo. Với ngôi đạo tràng mới xây dựng này nên đặt tên là chùa Đại Từ Ân. Lại xây một ngôi nhà riêng để phiên dịch. Nơi đây có cầu vồng bắt qua giếng, hơi mây xanh đỏ. Ngọc huỳnh vàng đá hoa văn xây chồng lên nhau, thật là tuyệt đẹp. Nên vua mời Pháp sư dời đến đây phiên dịch. Nhưng Pháp sư đã vâng chiếu chỉ, giữ vững giềng mối chùa chiền, lại sung vào bậc Thượng tọa, lại dâng biểu từ chối rằng:

Pháp sư Huyền Trang khải tấu:

Vâng phục lệnh vua, cho Huyền Trang làm Thượng tọa chùa Từ Ân, cung kính vâng mạng mà tâm không thể lo liệu, lo sợ không thôi, ngày đêm nghĩ ngợi. Bởi Huyền Trang học lực không sâu, hạnh nghiệp lại thiếu kém, đâu dám nhận lãnh. Nhưng nhờ ân thánh đức giúp đỡ, bỏ thân học đạo khắp nơi, đem được kinh điển về nước, vâng chỉ phiên dịch. Lòng mong pháp đạo được truyền tụng, báo ân chúa thượng. Pháp sự được lưu truyền, sách sử càng soi sáng. Huyền Trang trải qua bao nhiêu nguy hiểm, lâu ngày thành bệnh, thể lực đã suy yếu, sợ không giữ được bao lâu, thành ra cố phụ ân nước, tội càng thêm nặng. Nay việc tăng ngày thêm nhiều trọng trách, loài cá chim tánh tình dễ thay đổi, bị rơi xuống thành ra mất phương hướng.

Cúi mong Hoàng Thái tử điện hạ! Ân đức giáo hóa khắp trời người, ái kính khắp nhân tâm, lòng từ cảm cả gió cây, chở che muôn dân, xây dựng chùa viện, tạo nên phước lớn, sửa sang việc chánh lý, thừa đạo Năng Nhân. Nếu không dụng tâm thì sao làm được.

Kính nguyện lòng thành soi sáng khắp nơi, do ruộng phước mở mang chánh pháp, đem lòng từ cứu giúp kẻ ngu tình, thì pháp tăng không có gì hối hận. Cá chim bị chết chìm, không khỏi động lòng thương xót. Kính dâng lên Thái tử, bày tỏ hết sự tình, mong Người soi xét.

Tháng mười hai năm Mậu thìn, lại sắc chỉ cho quan Thái Thường Khanh ở vùng Giang Hạ là Vương Đạo Tông đem ban nhạc trong cửu bộ, Vạn niên lệnh Tống Hành Chất, Trường An lệnh là Bùi Phương Sản, đốc xuất các ban âm thanh trong các huyện và cờ phướn các chùa, tất cả đều chuẩn bị thật trang nghiêm. Đến một sáng năm Kỷ tỵ nhóm họp lại ở cửa An Phước để đón rước chư tăng đến chùa Đại Từ Ân. Thế là khắp hết các ngã đường, cờ xí phướn lọng xe ngựa có hơn chín ngàn năm trăm chiếc, lộng che hơn ba trăm chỗ. Bên trong vườn có hơn hai trăm bức họa thật đẹp, Tượng bằng vàng bạc là hai trăm. Vàng bạc lụa là cờ phướn hơn năm trăm bộ, đều lưu lại tại chùa Hoằng Phước. Pháp sư đem kinh sách, xá-lợi, tượng Phật thỉnh từ bên Tây Vực về, từ chùa Hoằng Phước cho lên xe có mang lọng che ở trên, đi qua khắp các nơi. Lại ở trước tượng và hai bên đều có xe lớn trang nghiêm đi theo. Trên xe có dựng một cây tre dài, treo cờ hiệu ở sau. Lại có tượng sư tử, thần vương v.v…, đi dẫn đầu lại có năm mươi chiếc xe trang hoàng châu báu để chở các Đại đức. Kế đến tăng chúng ở kinh thành cầm hương hoa lễ bái, tụng niệm, đi theo sau. Kế tiếp là bá quan văn võ, các tướng quân hộ vệ của các bộ châu đi theo sau. Ban nhạc Thái Thường ở chín châu, đều chia ra làm hai ban, cùng hai ban nhạc đi theo sau, cờ xướng rực rỡ, chiêng trống vang dội khắp thôn xóm, kinh thành. Dõi mắt nhìn cũng không thể thấy hết trước sau. Hoàng Thái tử sai quan xuất ý Thiệu tông phó úy là Vương Văn Huấn lãnh một ngàn binh sĩ ở phía Đông cung. Sắc cho Ngự sử đại phu là Lý Càn Hựu làm Đại sứ cùng các võ tướng coi sóc mọi việc. Vua cùng Hoàng Thái tử và cả hậu cung, đứng trên lầu cửa An Phước, tay cầm lư hương mắt nhìn ra đưa tiễn Pháp sư với niềm vui vô tận. Hai bên đường người đứng xem có cả vạn. Khi kinh tượng rước đến cửa chùa, vua ban lệnh cho Triệu Công, Anh Công, Trung Thư Trữ Lệnh, cầm hương hoa đưa vào điện, chín bộ nhạc tấu lên, ca vũ múa trình diễn ở ngoài sân xong rồi mới trở về.

Đến năm Nhâm thân vua muốn độ tăng, năm Tân mùi, Hoàng Thái tử cùng hộ vệ ra khỏi cung vào ban đêm, ngày hôm sau từ phía Nam chùa bày ra vũ nghi để đi đến. Khi đến nơi thì xuống xe bước vào, có trăm quan theo sau. Khi Thái tử lễ Phật xong rồi, thì vào gặp năm mươi vị Đại đức nói chuyện về việc xây dựng ngôi chùa. Lời nói phát ra đầy sự xúc động nghẹn ngào. Nói xong thì lên lầu của gác điện phía Đông. Khiến cho kẻ tùy sư là Trương Hành Thành vốn là người tù nay được ân xá vào chùa chế phát xuất gia.

Xong rồi cùng mọi người xuống gác lễ Phật.

Thái tử và phi tử đi qua hành lang đến phòng Pháp sư, làm bài thơ ngũ ngôn dán ở cửa, thơ rằng:

Dừng xe xem điện phước
Mắt nhìn thấy hoàng kỳ
Bánh xe pháp thường chuyển
Lộng hoa tiếp mây bay
Khói thúy hương lầu gác
Ráng đỏ sáng y báu
Cầu vồng xa tỏa sắc
An nhiên lên Thập Địa
Tự được hội ba quy.

Khi xem xong thì Thái tử liền trở về cung. Bấy giờ các tăng tục đều rất hớn hở, gặp nhau đều chúc mừng. Ai cũng cho là Đạo pháp hưng thịnh xưa nay chưa từng có.

Ngày hôm sau có sắc chỉ gọi Pháp sư trở về cửa Bắc. Tháng tư

ngày hai mươi ba mùa Hạ, vua xa giá đến cung Thúy Vi, Pháp sư và Hoàng Thái tử đi theo. Khi đến đây thì vua chỉ đàm đạo huyền luận. Tham vấn về nhân quả báo ứng, và các thánh tích ở Tây Vực cùng di phương của tiên đức. Pháp sư đều dẫn kinh điển để đáp lại. Vua rất vui mừng lãnh thọ, khi chia tay vua nói:

Trẫm gặp Pháp sư thật quá muộn, không được làm nhiều Phật sự.

Sau đó, vua trở về kinh, tuy ít có gì trái khí, nhưng vua thần lực suy yếu không còn như trước. Đến tháng năm năm Kỷ tỵ, bệnh càng thêm nặng. Vua cho gọi Pháp sư ở lại đêm trong cung. Năm Canh ngọ thì vua băng hà tại điện Hàm Phong, lúc này các quan giữ bí mật không nói ra, khi đem về kinh mới phát tang. Linh cữu quàn tại điện Thái Cực. Ngày hôm đó, Hoàng Thái tử liền tức vị bên tử cung, đổi niên hiệu là Vĩnh Huy. Dân chúng đều khóc than buồn bã như cha mẹ mất. Pháp sư trở về chùa Đại Từ Ân, từ đây về sau chỉ chuyên về việc dịch kinh, không bỏ qua thời gian. Mỗi ngày, Ngài tự lập thời gian. Nếu ngày nào có việc gì không hoàn thành thì làm luôn cả đêm. Sau đó, mới dừng bút xếp kinh lại. Ngài lễ Phật hành đạo đến canh ba mới đi ngủ, canh năm đã thức dậy. Tiếp tục đọc bản tiếng Phạm và đánh dấu thứ tự, để sáng ra thì bắt đầu dịch. Mỗi ngày hai thời sau giờ thọ trai xong và lúc hoàng hôn Ngài đều giảng lại kinh luận mới phiên dịch, cho chư tăng từ các châu tới học và giải quyết nghi ngờ hỏi nghĩa.

Chư tăng nhận lãnh trách nhiệm việc tăng, thường đến đây thưa hỏi. Lại có vị làm các việc công đức, trước sau tạo được mười bộ Nhất Thiết Kinh. Tượng Phật hơn hai trăm vị, cũng do Pháp sư tiến chỉ mà được đệ tử trong chùa cả trăm vị, đều thỉnh Ngài chỉ dạy.

Ngài dạy bảo phân xử các việc không sai lầm. Tuy việc chúng bận rộn, mà thần khí vẫn ung dung không hề mệt mỏi. Ngài còn cùng các Đại đức nói về các bậc thánh hiền ở phương Tây lập nghĩa các bộ kinh. Mấy năm ở tại đây Ngài thường đi các nơi giảng kinh. Những lúc bàn luận cao hứng mà vẫn không mệt mỏi, lại siêng năng mạnh mẽ hơn người. Các vị vương công, khanh tướng cũng thường đến lễ sám, được ngài khuyến hóa mà phát đại tâm, không ai chẳng khen ngợi, cung kính Ngài. Tháng giêng năm Nhâm dần, Thứ sử Doanh Châu là Cổ Đôn Trách Thứ Sử Bộ Châu lý Đạo Dụ. Thứ Sử Cốc Châu là Đỗ Chánh Luân, Thứ sử Hằng Châu là Tiêu Duệ Nhân, tất cả đều triệu tập về kinh, khi công sự rảnh rỗi thì cùng nhau đến tham kiến Pháp sư và xin thọ giới Bồ-tát. Pháp sư liền truyền giới cho họ và nói về hạnh Bồ-tát. Ngài khuyên mọi người hết lòng vì nước tận trung với vua và từ ái với mọi người, với dân chúng. Cácvị đều vui mừng, từ biệt ra về. Đến năm Quý mão, các vị đem tịnh tài cúng dường và viết thư tạ ơn tham yết Pháp sư và được nghe giới pháp, thư viết rằng:

Trộm nghe thân thể phải được ăn uống, Đức Như Lai còn thọ bát sữa Thuầ-đà cúng dường, mà được pháp vô sở cầu. Ngài Tịnh Danh bèn thỉnh bậc Thiện đức, đều là muốn nói rõ lý thường hằng, nêu bày pháp không hai của phàm Thánh. Lại vì căn cơ mà tiếp độ muôn sinh, mượn các tướng mà mở mang đạo pháp, đó là người biểu thị lòng chí thành trọng pháp. Người thọ giới vì phước báo hạnh đàn, há gọi là tâm duyên ở đây kia, đem tình mà nhiễm vào chốn danh lợi hay sao? Cúi mong các bậc cao đức trồng cội đức vốn không ở nơi hai, bốn, năm vị Phật mà sâu đạt được pháp tướng. Khéo thông hiểu từ một đến mười hai bộ kinh, mà riêng ngộ được chân tông, xa tìm được thánh tích, du hóa ở tịnh độ quật sơn, được tắm mình trên dòng sông Hằng thanh khiết. Nhập sâu vào pháp giới, cầu thiện tri thức. Thu được chỗ chí văn hơn cả trăm đời sau. Tham cứu huyền chỉ nơi muôn đời trước. Bờ bến giác ngạn không sáng cũng không tối. Cùng đem ra ban bố cho tất cả mà cũng không trước, không sau. Trong chỗ sâu xa che lấp cả hai không, nghiệp luân trong ba cõi. Cũng như tằm nhả tơ rồi tự buộc lấy. Như giếng sâu không thể đo lường được. Tuy vậy, thuận theo lời dạy mà sinh tín tâm, tùy duyên mà ngộ giải, rồi đảnh lễ quy y thọ trì bốn câu, ẩn thân mà an tọa, nhàm chán nơi vô minh, gần thì mê chánh lý. Chưa thể tự thân ngộ được Phật tánh, biết được cảnh giới Duy thức, tâm chẳng phải vô khứ, nghĩa thì chấp hữu vô. Không thể từ tám tà mà nhập vào tám chánh, hạnh chẳng phải là đạo mà thông được Phật đạo. Thí như lội giữa biển mà không thấy bờ, quay mặt vào tường làm sao thấy được. Hôm qua nhân lúc rảnh rỗi, được đến đây tham học thọ trì, lòng mong được tiếp dẫn, cho thọ giới Bồ-tát, được ân thí pháp chưa từng có. Do đây mà phát tâm đạo Vô thượng, một niệm phá bỏ vô minh. Đạt được bốn tâm vô lượng, gieo được hạt giống Bồ-đề, ra khỏi trần lao. Ở trong lửa mà mọc lên hoa sen, sao chẳng đủ để làm dụ. Mới biết tự tánh của Như Lai là thế gian, quả vị Niết-bàn chẳng khác với sinh tử. Thực hành pháp Bát-nhã chính là không hành, đắc “Bồ-đề” đó gọi là Vô đắc. Hàng tiểu cơ được dự nghe chánh giáo, lãnh thọ suy nghĩ, thì sẽ được vô lượng vui mừng. Nhưng kinh pháp đàn nhiếp nghĩa trong sáu độ, mà pháp thí thì nhiều, về tôn vị thì từ một đến ba sư, dùng pháp Từ làm lợi ích chúng sanh. Tuy muôn loại vô tâm với nhật nguyệt, mà sự chiếu sáng ân đức vẫn cảm ứng đến loài cây cỏ. Bậc Đại sĩ nghe pháp tổn thân bỏ mà chẳng màng, Đồng tử thấy Phật mà cúng đất, liền cảm ân sâu. Một chút vật mà biểu lộ được tâm thành, do đó mà được ruộng phước, Phật thọ vật nhỏ mà tùy ý giữ lại. Khiến cho thêm giọt sương trong biển cả, càng thêm sâu lắng. Như bụi trần bay vào núi, họp cùng Tu-di mà trở thành vững chắc, về lâu dài mà thành ra to lớn. Thật là may mắn. Cái lạnh mùa xuân vẫn còn, xin dừng lại nghỉ ngơi. Kính cẩn xem thơ trắng, dù không đầy đủ.

Bọn ông Cổ Đôn Trách là bậc hiền triết của triều đình mà sao lại tôn kính như thế. Đến tháng ba mùa Xuân năm thứ ba, ở phía Nam cửa chùa Pháp sư muốn lập một ngôi tháp bằng đá, để an trí các kinh tượng đem từ Tây Vực về. Ý Ngài sợ việc thời đại bất thường, kinh điển có thể bị thất lạc, và cũng đề phòng việc hỏa hoạn. Ngôi tháp này cao khoảng ba mươi trượng. Đây cũng muốn tỏ rõ sự tôn kính Đạo pháp của đại quốc. Vì muốn giữ gìn thánh tích của Phật nên xây dựng ngôi tháp này. Ngài dâng biểu tâu lên, vua sai Trung thư lệnh xá nhân là Lý Nghĩa Phù đến bảo với Pháp sư là:

Thầy muốn xây ngôi tháp bằng đá, công sức thật nhiều sợ khó mà thành tựu, vậy nên dùng gạch làm cũng được. Như thế cũng không để thầy phải lao nhọc. Nay ở Đông cung trong Đại nội có bảy cung còn trống. Y phục vật dụng sẽ trợ duyên cho thầy đầy đủ, dùng ngói gạch sửa sang lại mà đổi thành Tây viện. Làm nền tháp mỗi mặt là một trăm bốn mươi thước, mô phỏng theo cách thức Tây Vực mà làm, không cần theo nghi thức cũ ở đây. Tháp có năm tầng, đều theo kiểu vòng tròn lộ mặt ra, cao một trăm tám mươi thước. Mỗi tầng ở chính giữa đều có xá-lợi, hoặc một ngàn, hai ngàn cho đến hơn một vạn viên. Tầng trên hết làm ngôi thất bằng đá, mặt phía Nam có hai bia đá, ghi lời tựa về ba tạng thánh giáo của nhị thánh. Nét bút này là do quan Thượng thư tả bộc xạ ở Hà Nam là Trữ Toại Lương v.v…. Ngày mới đào nền tháp, Tam tạng Pháp sư tự kể lại sự chí thành phát nguyện. Lược nói rằng:

Huyền Trang tự nghĩ mình phước mỏng, sinh ra không gặp Phật. Nhờ có chút gốc lành được dự phần vào đời Tượng giáo này. Nếu sinh vào đời Mạt pháp thì làm sao biết chỗ quay về. Lại nhờ được xuất gia từ thuở nhỏ, sớm thấy được tánh linh. Còn nhỏ mà đã hiểu Phật pháp, tai nghe lời dạy bảo, nghe các việc tu hành của Bồ-tát, lòng liền nghĩ cũng có thể như thế.

Từng nghe các pháp sở chứng của Như Lai, kính mong ở thân tâm. Cho nên cầu học trải qua các bậc Tôn sự, thọ lãnh các vị học rộng tiên đạt. Lòng tin vào giấc mộng của vua Hán Vũ Đế, từ đó cảm được chánh giáo truyền đến Đông Độ. Sự truyền đạo còn trắc trở xa xăm, cho nên các vị chuyên môn lại thường chấp giữ cạnh tranêntf bị dính mắc trong tông phái nhị thường. Cùng một giáo pháp mà sự tuyền đạt khác nhau, cho đến mất đi yếu chỉ Nhất thừa. Do đó mà khiến cho ngươì sau truy tìm học hỏi. Lại không biết phương hướng để tìm. Cho nên xoay mặt về núi Linh Thứu lòng càng thương cảm. Đêm thường thao thức buồn khóc, giả như ngủ say. Rồi chỉ biết cầu nguyện có vị vua Thánh ra đời hiển bày quốc uy. Bèn quyết chí một lần sang xứ Tây Vực. Đem thân vào chốn nguy hiểm muôn lần tưởng chết mới đến được thánh tích của Phật. Rồi đi cầu kiến các nơi tham vấn các vị hoằng pháp, cầu học chánh thuyết, để được thấy những điều chưa thấy, được nghe những điều chưa nghe. Cho nên muốn dùng thân xác còn lại này viết lại kinh điển còn thiếu sót. Do nguyện lực chí thành, quy hướng bổn triều may mắn gặp được thánh đức, ban chiếu cho phiên dịch. Trước Hoàng Đạo, cưỡi qua kim luân, trống ngọc vang rền. Nhờ lòng thành mà được gửi gắm, làm hưng thạnh đời tượng quý, từ lòng trung mà xét được ba tạng. Nay ở cung Thượng Xuân giảng đạo, và thuật lại những nơi thánh tích. Có thể gọi là ánh đạo quang hợp với ngọc bích, chấn cả xứ Trung Hoa này. Từ Bạch Mã ở Đông Đô cho đến Thảo Đường ở Tây Minh, sự phiên dịch truyền đạo rất hưng thạnh, đâu thể nói cho hết được. Nhưng vì sinh linh phước mỏng, sợ rằng ba tạng chữ Phạm ý nghĩa khó rõ, thiên văn của nhị thánh vắng lặng không ghi lại cho nên xin sửa sang lại tháp báu để an trí phạm bổn và làm bia ký để ghi lời tựa. Như thế mới được lâu dài. Nguyện chư Phật đồng quán thấy được thánh tích, cùng với Nhị nghi che chở vững chắc. Cho nên ba tạng được Thánh đế cho xây dựng nơi chốn để gìn giữ. Công việc nay đã hoàn thành. Tháng năm mùa Hạ năm Ất mão, các vị Đại đức như Trí Quang, Tuệ Thiên ở chùa Ma-ha Bồ-đề ở Trung Ấn Độ, gởi thư đến cho Pháp sư. Ngài Trí Quang thông đạt hết các pháp, học Đại, Tiểu thừa và các sách ngoài như bộ Vệ-đà, bốn thư, năm minh v.v… Ngài chính là đệ tử đứng đầu của Pháp sư Giới Hiền. Học giả ở năm xứ Ấn Độ đều tôn sùng Ngài. Còn Tuệ Thiên đối với mười tám bộ kinh Tiểu thừa đều học tập thông suốt. Hai vị đều có tài đức và cũng rất kính trọng Pháp sư khi Ngài sang Tây Vực, thường tham vấn rất thân thiết. Hai vị tuy có công với bán giáo, nhưng chưa để tâm vào Phương đẳng, vì còn chấp trước biên kiến. Pháp sư vẫn còn quở trách. Khi học pháp ở thành Khúc Nữ, Ngài lại càng bẻ gãy, các vị cũng hết sức quy phục. Sau khi từ biệt, lòng kính phục của chư vị đối với Pháp sư cũng không mất, bèn sai một vị Tỳ-kheo lớn trong chùa đem thư đến, hết lòng khen ngợi Pháp sư, thư nói rằng:

Thế Tôn ngồi trên tòa Bồ-đề vi diệu tốt đẹp. Nơi chùa Ma-ha Bồđề các đại chúng học rộng cùng vây quanh. Thượng tọa Tuệ Thiên kính cẩn gởi thư cho Pháp sư nước Trung Quốc. Kính mong Pháp sư ít bệnh ít não, đối với vô lượng kinh, luật, luận đều tinh tường đạo mầu, Mộc-xoa A-già-lợi-da, kính hỏi vô lượng. Tôi là Tỳ-kheo Tuệ Thiên, đã tạo Phật Đại Thần Biến Tán Tụng và kinh luận Tỳ-đàm Trí cùng các kinh khác, nay nhờ Tỳ-kheo Pháp Trưởng đem đến. Nơi đây có các bậc lão Đại đức học rộng, trí tuệ thật thông suốt. Nay cùng gởi một bộ lụa trắng, nói về tâm bất không. Đường xa xin chớ chê trách. Nguyện xin nhận lãnh. Lại đem ít kinh sách, luận tạng sao chép từ Mộc-xoa A-già-lợi-da, cúi xin biết cho. Ở đây vì lòng kính mến bậc hiền triết ở xa.

Đến tháng hai mùa Xuân năm thứ năm, Pháp Trưởng từ tạ trở về. Pháp sư liền viết thư đáp lại, nói đã nhận được tín vật. Ngài cũng viết sớ tâu lên vua. Thư nói rằng: Bí-sô Huyền Trang nước Đại Đường kính cẩn dâng thơ lên Tam tạng Pháp sư Trí Quang nước Ma-yết-đà ở xứ Trung Ấn Độ. Thắm thoát từ lúc giã biệt đến nay đã hơn mười năm, cảnh vật xa xôi, âm thanh lại lặng tiếng, chút tình lưu luyến nói sao cho cùng. Từ lúc Tỳ-kheo Pháp Trưởng đến viếng thăm, biết rằng quý vị vẫn bình an mạnh khỏe, bỗng nhiên như mắt được sáng, như thấy được tôn nhan, lòng thật xúc động. Bút đen khó nói cho hết được. Thời tiết cũng đang ấm dần. Nếu không xét lòng tin, về sau như thế nào? Năm trước khi tôi trở về nương vào chánh pháp tạng, nay Đại Pháp sư đã vô thường không còn nữa.

Than ôi! Đáng gọi là khổ hại đắm chìm, con mắt của trời, người đã nhắm, sự dời đổi đau đớn này vì sao lại quá mau chóng? Ngài Chánh Pháp Tạng đã trồng sâu gốc lành, công đức thật muôn kiếp, cho nên sẽ được ngộ vào cảnh giới lành. Ngài Chánh Pháp Tạng vốn nối đức Thánh Thiên, kế bậc Long Mãnh trí tuệ càng thêm tỏa sáng, lập lại cờ pháp, lửa bốc cháy trên ngọn núi tà, lấp kín hồng lưu nơi biển đảo, sách tấn đồ đệ đang mỏi mệt đối với đảo châu báu, chỉ bày cho chúng sanh mê lầm ở đại phương, thật là mênh mông, thật là cao cả! Đây cũng thật là pháp môn mầu nhiệm.

Lại như giáo pháp Ba thừa và các sách nói về dị đạo đoạn thường, không có loại nào không thông suốt trong lòng. Văn chương nghĩa phú lý ẩn kín mà lại soi sáng, cho nên mọi người trong và ngoài nước đều quy hướng theo về. Ngài là bậc Tông trụ của xứ Ấn Độ. Ngài thường dùng lời khuyến hóa người suốt ngày mà vẫn không mệt mỏi. Huyền Trang ngày trước nhân đi tham vấn hỏi đạo mà gặp Ngài nhờ đó được dạy bảo. Tuy là hạng tầm thường cũng y theo đây mà trực ngộ. Sau đó từ tạ trở về bổn quốc, lòng càng nhớ sâu sắc. Bao lời dạy tha thiết của Ngài nay vẫn còn bên tai.

Kính mong Pháp sư đã được thừa lãnh lời dạy bảo, sớm lên ngôi Đường thất, đem chút tình lưu luyến, nên khó ở lại. Vì sao? Vì đây là pháp Hữu vi, nguyện xin ra khỏi. Ngày xưa, khi bậc Đại giác nhập diệt, ngài Ca-diếp nối truyền pháp đạo. Ngài Thương-na giáo hóa khắp nơi. Ngài Cúc-đa mở mang chánh lý, cho nên ngày nay pháp tướng đều trở về chân, Pháp sư đảm nhiệm truyền thừa, xin nguyện đem lời thanh từ khéo biện, truyền bá khắp bốn phương, phước trí đều được trang nghiêm. Được lâu dài cùng với năm núi. Ngài Huyền Trang từ khi mang kinh luận về, đã phiên dịch luận Du-già-sư-địa cả Đại, Tiểu hơn ba mươi bộ. Bộ Câu-xá, Thuận chánh lý dịch vẫn chưa xong, nội trong năm nay sẽ xong hết. Đó chính là ngày mà Thiên tử Đại Đường được thánh thân muôn phước, muôn sự an khương. Dùng lòng từ của bậc Luân vương, mở mang giáo hóa của Đấng Pháp vương, cho nên việc phiên dịch kinh luận này, mong được Thánh quân viết lời tựa. Rồi khiến các quan Sở ty sao chép truyền bá khắp nước. Cho đến các xứ Liên bang, cũng lấy đây mà nhóm họp theo. Tuy rằng đang bước qua giai đoạn cuối thời Tượng pháp mà pháp giáo vẫn tỏa sáng khắp nơi. Hòa nhã mà vẫn sâu xa, chẳng khác gì nơi Phật giáo hóa là Thất-la-phiệt, rừng Thệ-đa ngày nào.

Cúi mong xét biết! Lại trước kia khi vượt qua sông Hằng bị mất một số kinh. Nay viết lại các kinh ấy để sau có thỉnh mà được phụ vào. Còn nếu có chút vật cúng dường, nguyện xin nạp thọ, đường xa nên thỉnh không nhiều, xin chớ chê ít nhiều.

Ngài Huyền Trang kính lễ, lại đáp thư cho Pháp sư Tuệ Nhiên rằng:

Pháp sư Huyền Trangín Đại Đường kính cẩn gởi đến Tam tạng Pháp sư Tuệ Thiên chùa Ma-ha Bồ-đề, từ ngày chia tay đến nay đã mấy năm lòng mong đợi càng sâu. Âm ngữ đã không thông, nỗi lòng càng gắn bó. Rồi Tỳ-kheo Pháp Trường đem thư đến, lòng kính cẩn vui mừng càng tăng lên gấp bội. Còn nhận của Ngài hai tấm lụa trắng, một bộ lễ phục, biết ý Ngài đối xử quá sâu đậm, nghĩ mình đức cạn, hổ thẹn thật khôn cùng, thật là lo sợ, lo sợ. Nay thời tiết đang dần hòa hợp, chẳng biết Ngài hậu thể như thế nào? Đem tâm sáng suốt mà nói cả trăm nhà, nói kinh trong cả chín bộ, xây dựng đạo tràng chánh pháp. Dẫn dắt khách quy tông, bay liệng ở trước bậc vương hầu, tôn kính người tài hoa, cho nên xa gần đều tìm đến.

Huyền Trang là kẻ tầm thường, khí lực cũng đã suy, lại càng nhớ ân đức của Thánh quân, chỉ biết cố gắng, ngày trước nhân đi du hóa đến xứ Tây Vực mà thấy được Quang Nghi. Nơi thành Khúc Nữ lại được bàn luận với các vị Tôn đức. Nên đối với các vị quân vương và trăm ngàn đồ chúng lòng càng kính trọng. Do đây mà tạo ra được yếu chỉ Đại thừa, lập ra các tông giáo. Trong thời gian ở đó, từ khí thì chẳng có hơn kém, mọi việc làm đều thuận theo chánh lý, chứ không theo ý muốn con người. Từ đó về sau lòng thường thông suốt, đến nay vẫn còn truyền tụng.

Pháp sư viết thư từ tạ, lòng thật tha thiết biết bao. Pháp sư học rộng, lời ý thanh tao, chí hướng sâu xa vững chắc. Như nước A-nậu-đạt không thể so với sóng. Viên châu mạt-ni thanh tịnh cũng không đủ trong khiết. Sau đó, tiến hành các nghi biểu, gửi gắm lại bậc cao nhân, nguyện làm sáng tỏ thanh quy, mở mang chánh pháp, còn như lý cùng ngôn tận, không vượt qua Đại thừa. Ý có vẻ hận Pháp sư nên chưa có lòng tin sâu sắc, cho nên ham vui theo trần cảnh bỏ mất chánh đạo. Thường xuôi theo nhân tình, lìa bỏ pháp bảo. Dù là bậc Đại đức minh minh, làm sao không bị hoặc nghiệp này làm cho ngưng trệ? Lại thân này chẳng khác nào như ngói gạch, hư hoại khó giữ được lâu dài, nên sớm phát đại tâm, trang nghiêm chánh kiến, chớ để đến lúc gần qua đời mới hối hận. Nay đã được trở về bổn quốc, kính cẩn thay cho lòng chí thành xin dâng lên ít lễ vật, bởi muốn nói lên tình ý qua lại, dù chưa tỏ hết thâm tâm. Nguyện xin rõ biết cho. Từ khi vượt qua sông Hằng bị thất lạc một số kinh, nay ghi ra đây, xin thỉnh đem về cho đủ số, còn những việc khác không thể nói hết. Bí-sô Huyền Trang xin kính cẩn trình lên.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10