TRUYỆN TAM TẠNG PHÁP SƯ CHÙA ĐẠI TỪ ÂN ĐỜI ĐƯỜNG

Sa-môn Tuệ Lập biên soạn bổn văn, Thích Ngạn Tông chú thích biên chép lại.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

BẮT ĐẦU TỪ NƯỚC CHIÊM-BA CHO ĐẾN VUA THỈNH VỀ NƯỚC CA-MA-LŨ-BA

Từ đây xuôi theo phía Nam sông Hằng, đi về hướng Đông hơn ba trăm dặm thì đến nước Chiêm-ba (thuộc Trung Ấn Độ), có mười ngôi chùa, với hơn hai trăm vị tăng, tu theo Tiểu thừa giáo. Thành xây bằng gạch cao mấy trượng. Ở đây có một hào sâu thật vững chắc. Ngày xưa, người ở kiếp Sơ đều sống trong hang, về sau có Thiên nữ hạ giáng làm người, đến sông Hằng tắm, vì nước linh xúc chạm vào người nên sinh được bốn người con, chia ra làm vua ở Thiệm bộ châu, xây dựng các cường quốc riêng biệt, sửa sang đất nước. Đây là đô thành của một trong những người con, cách phía Nam nước chừng mấy mươi do-tuần, có khu rừng rộng lớn bao quanh xanh tươi u tịch hơn hai trăm dặm, ở đây có nhiều voi hoang, sống thành từng bầy cả trăm con. Cho nên ở hai nước Y-lan-noa và Chiêm-ba quân voi rất nhiều, thường đi vào rừng này khiến cho người nài voi bắt đem về nước để cỡi dùng. Lại có nhiều cọp sói báo đen khiến người không dám qua lại.

Tương truyền rằng: Khi Phật chưa ra đời thì có một người giữ trâu, chăn thả mấy trăm con, lùa vào trong khu rừng này. Một con vì lạc bầy đi mất không tìm được, đến chiều tối muốn quay về, tìm đến trong bầy, nhưng vì màu sắc của nó lúc này sáng đẹp, tiếng kêu lại khác thường nên bầy trâu đều sợ không dám tới gần. Như thế qua nhiều ngày, người giữ trâu lấy làm lạ, muốn tìm hiểu rõ ràng. Con trâu kia ít bữa lại bỏ đi, người giữ trâu bèn đuổi theo xem thử, thấy trâu đi vào một hang đá, người ấy cũng theo vào đến chừng bốn, năm dặm thì tự nhiên thấy sáng sủa rộng lớn. Trong khu rừng hoang kia có đầy hoa quả, trái cây rất la, ngắm không chán mắt, ở trần gian không thấy được cảnh này. Trâu đi đến một nơi để ăn cỏ, màu sắc và hương thơm của loài cỏ này ở nhân gian cũng không có được. Người này nhìn thấy các loài quả màu vàng, đỏ như kim cương mà rất lớn, bèn hái lấy một quả, tâm tuy ưa thích nhưng lại sợ không dám ăn. Một lát sau trâu quay trở ra, người ấy cũng đi theo. Khi chưa bước ra khỏi cửa hang thì có một con ác quỷ đoạt lại quả đó. Người ấy trở về hỏi một người thầy thuốc về hình dáng của trái đó, người thầy thuốc nói: Không được ăn liền mà hãy tìm cách lấy về đây một quả. Ngày hôm sau, người giữ trâu lại tìm vào, hái một quả vừa muốn đem về, thì quỷ cũng chặn đường và đoạt lại. Người kia hái quả dấu vào trong miệng, thì quỷ lại móc họng, người kia bèn nuốt vào trong bụng thì thân thể tự nhiên to lớn lạ lùng. Khi trở ra thì đầu tuy lọt qua hang mà thân không chui qua được, nên không thể quay về. Sau người nhà đi vào tìm thấy hình tướng kỳ lạ thì rất kinh sợ . Nhưng khi nghe người ấy nói rõ nguyên nhân. Người nhà trở về dẫn theo nhiều tay lực sĩ vào để kéo người ấy ra mà vẫn không được.

Quốc vương nghe nói thì lại lo sợ người này gây hậu hoạn bèn sai người tới đào, lôi ra mà vẫn không được. Trải qua thời gian lâu người kia dần dần biến thành đá, nhưng vẫn còn hình dáng người. Sau có vị vua biết đá này là do quả tiên biến thành, bèn nói với quan hầu cận rằng: Người kia đã dùng thuốc để biến thân, thì thân ấy chính là thuốc. Xem thì thấy là đá nhưng chất thể kia chính là thần linh. Vậy ngươi nên sai người đẻo lấy một ít đem về đây.

Vị quan phụng vâng lệnh vua, dẫn thợ vào đó ra sức đẽo tượng đá. Trải qua một tuần mà vẫn không được miếng nào. Đá ấy hiện nay vẫn còn.

Từ đây đi về hướng Đông thì đến nước Yết-mạc-ôn-kỳ-la (thuộc Trung Ấn Độ), tìm lễ thánh tích, có sáu, bảy ngôi chùa với hơn ba trăm vị tăng. Từ đây đi về hướng Đông vượt qua sông Hằng, đi khoảng sáu trăm dặm thì đến nước Bôn-na-phạt-đàn-na (thuộc Nam Ấn Độ), lễ bái thánh tích. Có hơn hai mươi ngôi chùa với hơn ba ngàn vị tăng, tu học cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Ở phía Tây thành cách hai mươi dặm có chùa Bạt-kết-bà, lầu đài thật nguy nga với hơn bảy trăm vị tăng. Bên cạnh đó có một ngôi tháp, do vua Vô Ưu xây dựng. Xưa Đức Như Lai ở tại đây nói pháp trong ba tháng, thường phát ra ánh sáng, lại có dấu tích đi kính hành bốn vị Phật. Bên cạnh có ngôi tinh xá, bên trong có tượng Bồ-tát Quán Tự Tại, nếu chí tâm cầu thỉnh thì nguyện nào cũng như ý. Từ đây đi về hướng Đông nam hơn chín trăm dặm, thì đến nước Yết-la-noa-tôphạt-thích-na (thuộc Trung Ấn Độ). Có mười ngôi chùa, với hơn ba trăm vị tăng, tu học theo pháp Chánh lượng bộ của Tiểu thừa. Riêng có ba ngôi chùa không ăn sữa lạc, đây là do lời dạy để lại của Đề-bà-đạt-đa. Trong thành lớn còn có chùa Lạc-đa-mạt-tri-tăng.

Bởi ngày trước ở nước này lúc Phật pháp chưa có, Sa-môn ở Nam Ấn qua đất này. Sau khi hàng phục bọn tà giáo ngoại đạo rồi thì vua mới xây ngôi chùa này, bên cạnh đó lại có ngôi tháp do vua Vô Ưu xây dựng, là nơi Như Lai ở lại bảy ngày để nói pháp.

Từ đây đi về hướng Đông nam thì đến nước Ma-đát-tra (thuộc Trung Ấn Độ). Vì gần biển nên khí hậu rất ôn hòa. Có hơn ba mươi ngôi chùa, với hơn hai ngàn vị tăng, tu theo nghĩa của Thượng tọa bộ. Đồ chúng ngoại đạo trong các ngôi đề nthờ trời cũng đông. Cách thành không xa có ngôi tháp, do vua Vô Ưu xây dựng. Ngày trước Phật ở tại đây nói pháp cho trời, người nghe trong bảy ngày. Cách đó không xa lại có ngôi chùa, trong ngôi chùa này có pho tượng Phật bằng ngọc màu xanh cao tám thước, tướng tốt khôi ngô, thường có mùi hương tự nhiên tỏa ra khắp viện, năm màu sắc soi sáng đến cõi trời, tất cả những người thấy nghe đều phát tâm đạo. Từ đây đi về hướng Đông bắc vượt qua biển rừng gần hang núi thì đến nước Thất-lợi-sai-đát-la. Tiếp tục đi về hướng Đông nam thì đến nước Ca-ma-lãng-ca, đi về hướng Đông lại đến nước Đọa-la-bát-để, tiếp tục đi về hướng Đông thì đến nước Y-thưởng-na-bổ-la. Đi về hướng Đông là nước Ma-ha-chiêm-ba. Đi về hướng Tây thì có nước Diêm-ma-na-châu, cả sáu nước này đều có biển núi rất cao, tuy không vào địa phận nước này nhưng phong tục vẫn có thể biết. Từ nước Tam-ma-đát-sất đi về hướng Tây hơn chín trăm dặm thì đến nước Đam-ma-lật-để (thuộc Đông Ấn Độ) nước này ở gần bờ biển, có hơn mười ngôi chùa, với hơn ngàn vị tăng, bên cạnh thành có ngôi tháp cao hơn hai trăm thước, do vua Vô Ưu xây dựng. Bên cạnh đó lại có di tích kinh hành của bốn vị Phật quá khứ. Bấy giờ nghe dưới biển có nước Tăng-già-la (Hán dịch là Chấp Sư Tử).

Ở đây có Tam tạng Minh Thượng tọa bộ và Giải Du-già Luận giả, vượt qua biển này bảy trăm do-tuần thì sẽ đến đó. Chưa đi thì gặp vị tăng ở Nam Ấn Độ đến, khuyên khích rằng: Đến nước Sư Tử không cần phải qua biển, vì qua biển sẽ gặp gió dữ và quỷ Dượ-xoa làm hại gây sóng lớn, có thể đi về hướng Nam, đi bên cạnh bờ biển ba ngày thì đến. Tuy là có vượt qua núi rừng nhưng vẫn được an ổn, lại được xem thánh tích của các nước như Ô-trà, v.v…

Pháp sư liền đi về hướng Tây nam đến nước Ô-trà (thuộc Trung Ấn Độ), có hơn trăm ngôi chùa, với hơn mười ngàn vị tăng, tu học theo pháp Đại thừa. Cũng có ngoại tà đạo thờ trời, tà chánh lẫn lộn, có hơn mười ngôi tháp, đều do vua Vô Ưu xây cất, rất linh ứng.

Đi về hướng Đông nam thì đến một biển lớn có thành Chiết-lợiđát-la (đời Đường dịch là Phát Hành), liền nhập cùng với những người đi buôn và lữ khách phương xa, con đường qua lại dừng nghỉ. Từ hướng Nam đi đến nước Tăng-già-la hơn hai muôn dặm. Thường khi yên tịnh không có mây mù, thì từ xa trông thấy tháp Phật ở trên có ánh sáng châu báu tỏa ra sáng rực trời. Từ đây đi về hướng Nam thì đến rừng Đại Lâm, đi chừng một ngàn hai trăm dặm thì đến nước Cung-ngự-đà (thuộc Đông Ấn Độ). Từ đây đi về hướng Tây nam đến khu rừng Đại Hoang, khoảng một ngàn bốn trăm, một ngàn năm trăm dặm thì đến nước Yếtlộ-già (thuộc Trung Ấn Độ) có hơn mười ngôi chùa, với năm trăm vị tăng, tu học theo pháp Thượng tọa bộ. Ngày trước dân chúng nơi đây rất đông đúc, vì làm xúc phạm mười lăm vị tiên nên tiên giận dùng ác chú tàn hại cả nước, già trẻ đều chết hết. Những người sống sót thì dời đi nơi khác. Từ đây theo hướng Tây bắc hơn một ngàn tám trăm dặm đến nước Nam-kiều-tát-la (thuộc Trung Ấn Độ), vua thuộc dòng Sát-đế-lợi rất tôn kính Phật pháp, ưa chuộng học nghề, có một trăm ngôi chùa, với một muôn vị tăng, có cả ngoại đạo thờ trời sống lẫn lộn. Cách phía Nam thành không xa có ngôi chùa xưa, bên cạnh có ngôi tháp cũng do vua Vô Ưu xây dựng. Xưa Đức Như Lai ở trong chỗ này hiện năng lực thần thông rộng lớn để hàng phục ngoại đạo, sau có Bồ-tát Long Mãnh dừng lại tại chùa này bấy giờ chùa tên Sa-đa-bà-ha (đời Đường dịch là Dẫn Chánh), rất tôn kính ngài Long Mãnh, nên cúng dường rất hậu. Lúc này, Bồ-tát Đề-bà từ nước Sư Tử đến muốn vấn nạn. Viết biểu cầu thỉnh đề ngoài cửa. Long Mãnh biết đây là bâc kỳ danh, bèn đưa một bát đầy nước, sai đệ tử đem đến dâng. Ngài Đe-bà nhìn thấy nước thì im lặng ném cây kim vào, đệ từ đem trở lại, Long Mãnh thấy thì hiểu ý lại thêm vui mừng nói: Nước đã lắng đủ để soi đức của ta, vị kia ném kim xuống tận đáy, như vậy có thể luận nghị diệu nghĩa với ta. Ngài Long Mãnh tự ra dẫn Đề-bà vào pháp tọa. Hai bên đối đáp qua lại đều rất vui vẻ, hài hòa như cá và nước. Cá Ngài Long Mãnh nói: Ta suy yếu rồi, mặt trời trí tuệ soi sáng được là do ông.

Đề-bà đứng dậy lễ ngài Long Mãnh nói: Con không được thông tuệ để dám nhận lời dạy này. Nước này có vị Bà-la-môn giỏi về Nhân minh, Pháp sư dừng lại đây hơn tháng để đọc Tập Lượng Luận. Từ khu rừng lớn ở phía Nam này đi về hướng Đông nam hơn chín trăm dặm thì đến nước An-đạt-la (thuộc Nam Ấn Độ), cạnh thành có một ngôi chùa lớn, cấu trúc rất cao rộng, tôn dung rực rỡ, phía trước có ngôi tháp đá, cao mấy trăm thước, do A-la-hán A-triết-la xây dựng. Cách chùa Lahán về phía Tây nam hơn hai mươi dặm có ngọn Cô Sơn, trên đó có ngôi tháp đá, là chỗ Bồ-tát Trần-na soạn luận Nhân minh. Từ đây đi về hướng Nam hơn hai ngàn dặm thì đến nước Đà-na-yết-trách-già (thuộc Nam Ấn Độ). Núi Cứ ở phía Đông thành có chùa Phất-bà-thế-la (đời Đường dịch là Đông Sơn). Núi Cứ ở phía Tây thành có chùa A-phạt-lathế-la, do tiên vương nước này xây dựng để thờ Phật. Quy thức rất to lớn, có đủ vẻ rực rỡ của núi rừng. Ở đây thiên thần đều che chở, thần thánh đều lui tới. Sau khi Phật Niết-bàn một ngàn năm, thường có một ngàn vị phàm tăng đến an cư tại đây, an cư xong đều chứng quả La-hán, vọt lên hư không mà bay đi. Sau một ngàn năm thì phàm Thánh đồng cư. Từ hơn một trăm năm trở lại đây, sơn thần dị chất thường làm não loạn người qua lại, nên ai cũng sợ sệt không dám đến. Do vậy đến nay vẫn hoang vu không có tăng lữ. Cách thành về phía Nam không xa có một ngọn núi đá lớn, là nơi Luận sư Bà-tỳ-phệ-ca (đời Đường dịch là Thanh Biện), ở nơi Lạc Cung để đợi Bồ-tát Di-lặc thành Phật, giải hết mọi điều nghi vấn.

Pháp sư ở tại nước này gặp hai vị tăng, một vị tên là Tô-bộ-để, vị kia tên là Tô-lợi-da, khéo thông hiểu ba tạng của Đại chúng bộ, nhân đó Pháp sư dừng lại vài tháng, học các bộ luận căn bổn của Đại chúng bộ như A-tỳ-đạt-ma, v.v… Các vị cũng học các bộ luận Đại thừa với Pháp sư. Rồi lập chí cùng đi tham bái thánh tích.

Từ đây đi về hướng Tây một ngàn lý thì đến nước Chu-lợi-da (thuộc Nam Ấn Độ). Phía Đông nam thành có ngôi tháp do vua Vô Ưu xây dựng. Đây là nơi ngày trước Phật hiện thần thông rộng lớn để hàng phục ngoại đạo, nói pháp hóa độ trời, người. Phía Tây thành này có ngôi chùa cổ, là nơi Bồ-tát Đề-bà đến chùa này luận nghị với A-la-hán Yếtđát-la (đời Đường dịch là Thượng Dã). Đến ngày thứ bảy thì vị A-la-hán không đáp được, bèn vận thần thông đến cung trời Đâu-suất hỏi Bồ-tát Từ Thị. Bồ-tát nói: Đề-bà là người trồng cội lành từ nhiều đời, vào kiếp Hiền sẽ thành bậc Đẳng chánh giác, ông chớ có xem thường. Khi trở về, vẫn đem những điều nghi ra vấn nạn như trước, Đề-bà nói: Nghĩa này là của Bồ-tát Từ Thị, chẳng phải trí của nhân giả tự biết được.

Vị La-hán xấu hổ liền qùy lạy tạ lễ. Từ đây đi về hướng Nam qua khu rừng lớn đi hơn một ngàn năm trăm, một ngàn sáu trăm dặm thì đến nước Đạt-ma-tỳ-trà (thuộc Nam Ấn Độ) đô thành lớn của nước này là Kiến-chí-bổ-la, thành Kiến-chí là nơi giáng sanh của Bồ-tát Ma-bà-la. Bồ-tát là con của vị đại thần nước này, còn nhỏ mà đã tthông minh, đến tuổi trưởng thành, vua vì yêu tài nên muốn gả công chúa cho, Bồ-tát từ lâu tu hạnh ly dục, nên không có tâm ái nhiễm. Một đêm, lúc sắp thành hôn thì sanh lo buồn, bèn đến trước tượng Phật cầu gia bị, nguyện thoát khỏi nạn này. Lòng chí thành cảm động đến đại thần vương hiện đến dẫn đi, đưa đến một nơi cách xa cung thành mấy trăm dặm, trong Phật đường của một ngôi chùa trên núi, tăng chúng vào thấy ngỡ là ăn trộm, Bồ-tát trình bày lý do, ai nghe cũng đều kinh hãi, đều kính trọng ý chí của Ngài. Rồi Ngài xin xuất gia. Về sau, càng tinh chuyên tu hành chánh pháp. Ngài có thể nghiên cứu hết các bộ kinh luận, lại thích soạn thuật. Ngài soạn Thanh Minh Tạp luận, có hai muôn năm ngàn bài tụng. Lại giải thích Quảng bách luận, Duy thức luận, Nhân minh mấy mươi bộ, đều rất thạnh hành. Vì Ngài là bậc đức rộng tài cao nên có tự truyện riêng.

Thành Kiến Chí tức cửa khấu của Biển Nam Ấn Độ, hướng về nước Tăng-già-lam, đi đường thủy ba ngày thì đến. Chưa đến nơi thì nghe vua nước này đã băng hà. Trong nước trở nên loạn lạc đói khổ. Có các Đại đức tên là Bồ-đề-mê-kỳ, Thấp-phạt-la, A-bạt-da-đặng-sắtchiết-la, hơn ba trăm vị tăng như thế, đều đi đến thành Kiến-chí. Pháp sư cũng gặp mọi người, hỏi các vị tăng ấy rằng: Các vị Đại đức ở nước các vị đều thông hiểu ba tạng của Thượng tọa bộ và luận Du-già. Nay tôi muốn đến đó tham học cớ sao các vị lại đến đây.

Đáp rằng: Nước chúng tôi vua vừa mất, dân chúng đói khổ loạn lạc không thể nương ở được. Nghe ở xứ này an vui sung túc, là nơi Phật đản sinh, lại có nhiều thánh tích, cho nên tìm đến đây. Lại biết các bậc học giả đây không thể bằng chúng tôi, Trưởng lão có nghi vấn gì xin cứ hỏi.

Pháp sư dẫn các đoạn văn quan trọng trong luân Du-già ra hỏi.

Cũng không thể qua được lời giải của ngài Giới Hiền.

Từ phạm vi nước này đi hơn ba ngàn dặm nghe có nước Mạt-lacũ-tra (thuộc Nam Ấn Độ). Ở bên cạnh bờ biển có nhiều châu báu lạ. Ở phía Đông thành có ngôi tháp do vua Vô Ưu xây dựng. Xưa, Đức Như Lai ở đây nói pháp, hiện thần biến rộng lớn, độ chúng vô lượng. Ở bờ biển phía Nam có núi Mạt-thích-na, hang núi sâu thẳm, trong đó có các loại cây chiên-đàn, bạch đàn… có các loại bạch dương, tánh chất mát lạnh, rắn thường đeo trên các cây ấy, đến mùa đông mới ẩn đi. Lại có cây yết-bố-la hương, thân lá hoa quả cũng khác lạ. Khi trời ẩm ướt thì không thơm, sau khi khô mới thơm. Hình trạng thì như mây che, màu sắc như băng tuyết, cây này được gọi là hương long não.

Lại nghe ở bờ biển Đông bắc có một ngôi thành, từ thành này đi về hướng Đông nam hơn ba ngàn dặm thì đến nước Tăng-già-la (đời Đường dịch là Chấp Sư Tử, không thuộc phạm vi Ấn Độ), nước này có chu vi hơn bảy ngàn dặm, chu vi đô thành hơn bốn mươi dặm, dân chúng đông đúc, lúa thóc dồi dào.

Cồn bãi trong nước có nhiều trân kỳ, về sau ở Nam Ấn Độ có người nữ đẹp đưa sang lân quốc, giữa đường gặp con sư tử đầu đàn, những người hầu đều sợ hãi bỏ trốn, chỉ còn người con gái này trong xe, sư tử đầu đàn thấy bèn tha đi, đem vào trong rừng sâu. Hằng ngày sư tử hái hoa quả chu cấp, lâu ngày chày tháng bèn sinh ra con cái, hình dáng giống người mà tánh tình hung bạo. Người con trai dần dần lớn lên mới hỏi mẹ:

Con là loài gì khi cha là thú, mẹ là người.

Người mẹ mới kể lại các việc, con nói: Người và thú khác xa, tại sao không bỏ đi mà lại theo ở.

Mẹ nói: Không phải là không muốn bỏ đi, nhưng do không có cách nào thoát được. Người con sau đó theo cha lên núi quan sát những con đường trên hang núi. Vào ngày khác đợi sư tử cha đi xa, liền trốn về dẫn mẹ và em gái vào trong xóm làng loài người. Khi về đến quê xưa, người mẹ mới hỏi thăm những người lớn tuổi thì biết dòng họ đã dứt tuyệt, bèn nương ở nơi làng xóm.

Sư tử đầu đàn khi trở về không thấy vợ con, thì giận dữ đi xuống núi. Kêu rống khắp các xóm làng, mọi người qua lại đều bị sư tử giết hại. Dân chúng tâu việc này lên vua. Vua sai bốn thứ binh tới tiêu diệt con thú dữ. Khi vừa định bao vây hạ thủ, thì sư tử trông thấy nổi giận kêu rống lên, người ngựa đều ngã quỵ không ai dám tới gần. Như thế trải qua nhiều ngày mà không làm gì được. Vua bèn kêu gọi ban thưởng, nếu ai giết được sư tử thì ban cho vàng bạc ức lượng.

Người con nói với mẹ rằng: Nay đói lạnh cùng khổ muốn đến chỗ vua ban thưởng thì phải thế nào?

Mẹ nói: Không thể được. Đó tuy là loài thú nhưng cũng là cha của con. Nếu giết đi thì đâu còn là người.

Con nói: Nếu không làm như thế thì sư tử sẽ không bao giờ bỏ đi, có thể sẽ theo chúng ta vào ngôi làng này, nếu vua biết thì chúng ta cũng sẽ chết, cũng không thể trở về, vì sư tử sẽ nổi giận tàn bạo cả với mẹ và con, đâu chỉ là một mà còn làm não loạn nhiều người.

Hai, ba lần suy nghĩ cũng không có cách nào hơn, người con bèn đi tìm. Sư tử thấy con thì vui vẻ thuần phục mà không làm hại. Con bèn dùng dao bén đâm vào cổ và mổ bụng sư tử. Tuy đau đớn nhưng lòng thương con sâu sa, sư tử cam nhẫn chịu rồi chết. Vua nghe tin thì vừa vui vừa lấy làm lạ hỏi người con, nhưng hắn vẫn giữ kín không nói ra, nhiều lần bức bách quá hắn đành phải nói ra.

Vua bảo: Than ôi! Nếu chẳng phải loài súc vật, thì ai khởi tâm như vậy, tuy nhiên, trước ta đã hứa ban thưởng thì không nuốt lời. Nhưng người đã giết cha, phạm tội nghịch thì không được ở nước ta.

Vua bèn ban thưởng nhiều vàng bạc và đuổi ra khỏi nước.

Người con bèn trang bị hai chiếc thuyền chở đầy vàng ròng và tư lương, rồi đưa mẹ vượt biển ra đi. Thuyền của người anh xuôi theo biển, đến một hòn đảo báu vật. Thấy ở đây sung túc lạ kỳ, bèn dừng lại, sau đó, có người đi buôn đem gia đình đi tìm châu báu, lại đến nơi này. Người kia bèn giết người đi buôn mà lấy vợ người ấy. Rồi từ đó sinh ra con cháu đến vô lượng đời sau, dân chúng dần dần đông thêm. Bèn lập triều đình vua tôi. Vì viễn tổ đã giết sư tử, nhân đó mà đặt tên nước là Sư tử.

Còn thuyền của người em gái đi đi về hướng Tây, đến nước Bathích-tư, gặp loài quỷ mị ở đây, sinh ra một bầy con gái, nay ở hướng Tây có nước Đại nữ chính là nước này.

Lại nói: Tăng-già-la là tên con của người đi buôn, vì người này thông minh trí tuệ nên thoát được quỷ La-sát hại, rồi xây dựng đô thành, do đó mà đặt tên là Tăng-già-la.

Còn trong Tây Vực ký nói: Nước này trước không có Phật pháp, Như Lai sau khi Niết-bàn một trăm năm, em của vua Vô Ưu là Ma-hênhân-đà-la, nhàm chán sinh tử nên xuất gia đầu Phật, đắc bốn quả Samôn. Nương hư không qua lại xứ này để giáo hóa dân chúng, khen ngợi Phật pháp, hiển bày thần thông. Người trong nước kính tin ngưỡng mộ, xây hơn trăm ngôi chùa, với cả vạn vị tăng, tu theo giáo pháp Đại thừa và Thượng tọa bộ. Tăng đồ đều tinh tấn tu đạo, giới hạnh nghiêm minh, chuyên cần không biếng nhác. Bên cạnh cung vua có ngôi tinh xá thờ răng Phật, cao mấy trăm thước, trang nghiêm bằng các vật báu. Trên có dựng cột biểu, đặt Đại bảo Bát-đàm-ma-la-già đặt ở trên, ánh sáng chiếu khắp hư không. Trong đêm yên tịnh không có mây thì dù cách muôn dặm cũng đều trông thấy.

Bên cạnh đó lại có một tinh xá cũng trang nghiêm bằng các thứ báu. Bên trong có tượng vàng, do tiên vương nước này xây dựng. Trên đỉnh có hạt châu giá trị đến vô lượng. Sau, có người muốn trộm lấy hạt châu này, nhưng nhờ giữ gìn rất vững chắc nên không thể vào được. Kẻ trộm mới đào hầm dưới đất để đột nhập vào lấy, nhưng tượng dần dần cao nên kẻ trộm không thể lấy được. Người kia trở ra nói rằng: Xưa Như Lai tu đạo Bồ-tát vì tất cả chúng sanh, đã không tiếc thân mạng cả cung thành đất nước. Ngày nay vì sao lại vững chắc như thế.

Nói rồi thì trở vào, thì thấy pho tượng cúi xuống trao hạt châu cho người kia. Người kia được hạt châu thì đem bán, người hiểu biết bèn bắt giao cho vua.Vua hỏi vì sao có được hạt châu này?

Tên trộm nói: Phật tự cho tôi.

Bèn kể lại sự việc. Vua tự mình đi đến xem, thì thấy đầu tượng còn thấp, vua thấy sự linh ứng của bậc Thánh nên càng phát tâm, vua bèn chuộc lại hạt châu của kẻ trộm đem cúng lại cho pho tượng Phật, đến nay vẫn còn. Ở phía Đông nam có núi Lăng-ca, có nhiều thần quỷ nương ở. Xưa Như Lai ở núi này nói kinh Lăng-ca (cựu dịch Lăng-già là sai). Phía Nam của nước có biển dài mấy ngàn dặm kéo dài đến châu Na-la-khể-la. Người châu này rất lùn, nhỏ con chỉ hơn ba thước, thân như chim mổ. Không biết trồng lúa, chỉ ăn dừa. Nước này ở ngoài biển xa xôi nên người không đến được, chỉ hỏi thăm mọi người nên biết đại khái như thế. Khi đến nước Đạt-la-tỳ-trà cùng hơn bảy mươi vị tăng nước Sư tử, cùng theo Pháp sư đi về hướng Tây bắc để chiêm lễ thánh tích. Đi hơn hai ngàn dặm thì đến nước Kiến-na-bổ-la (thuộc Nam Ấn Độ), có hơn trăm ngôi chùa với hơn một muôn vị tăng, tu theo Đại thừa lẫn Tiểu thừa, các ngoại đạo thờ trừoi cũng rất đông.

Bên cạnh thành của cung vua có ngôi chùa lớn, với hơn ba ngàn vị tăng, đều là những vị học rộng. Trong tinh xá có mũ báu của Thái tử Nhất Thiết Nghĩa Thành, cao chưa đến hai thước, đựng trong rương báu. Mỗi khi đến ngày trai, đem ra để trên đài cao chí thành quán lễ thì phần nhiều được ánh sáng lạ. Ngôi chùa ở bên cạnh thành có tinh xá, bên trong có tượng Bồ-tát Di-lặc khắc bằng cây tử đàn, cao hơn mười thước, cũng thường phát ra ánh sáng lành, nghe nói do hai trăm ức vị La-hán tạo nên. Phía Bắc thành có cây đa-la, chu vi hơn ba mươi dặm, lá dài màu sắc trơn láng. Các nước dùng lá này sao chép kinh sách rất tốt. Từ đây đi về hướng Tây bắc qua khu rừng lớn có đầy thú hoang. Đi được hai ngàn bốn trăm, hai ngàn năm trăm dặm thì đến nước Ma-ha-thíchsá (thuộc Nam Ấn Độ), người ở đây xem nhẹ cái chết mà coi trọng tiết tháo. Vua thuộc dòng Sát-đế-lợi, thích việc binh chiến, võ nghiệp cho nên khắp cả nước việc binh mã rất hoàn chỉnh, pháp lệnh rất nghiêm minh. Mỗi khi sai tướng đi đánh giặc thì dù bị thất trận táng quân vị tướng ấy không bị hình phạt, mà chỉ bắt mặc y phục của phụ nữ cho xấu

83 hổ, có người vì quá hổ thẹn mà chết.

Vua thường nuôi các dũng sĩ cả đến ngàn người, nuôi voi dữ mấy trăm con, dùng để đánh trận. Trước khi đánh giặc thì lại uống nhiều rượu cho đến say, rồi mới dong cờ xí, lấy đó mà xông phá, không hề có lần nào thua trận, cho nên ỷ lại, kiêu ngạo xem thường các nước láng giềng. Vua Giới Nhật nói rằng: Trí lược cao xa, quân lính lại hùng mạnh, mỗi khi ra trận, mỗi lần thân chinh thì không thể thua trận.

Nước này có hơn trăm ngôi chùa, với hơn năm ngàn vị tăng, tu theo Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Cũng có ngoại đạo thờ trời, bôi tro. Trong và ngoài thành lớn có năm ngôi tháp, đều cao mấy trăm thước, là dấu tích du hóa của bốn vị Phật thời quá khứ, do vua Vô Ưu xây dựng.

Từ đây đi về hướng Tây bắc hơn một ngàn dặm, vượt qua sông Nại-mạt-đà thì đến nước Bạt-lục-yết-chiếp-bà (thuộc Nam Ấn Độ). Từ đây đi về hướng Tây bắc hơn hai ngàn dặm đến nước Ma-lạp-bà (nước Nam-la-la thuộc Nam Ấn Độ). Ở đây phong tục hòa mục, yêu thích thế nghiệp. Trong năm khu vực Ấn Độ, chỉ có hai nước Ma-lạp-bà ở phía Tây nam và Ma-yết-đà ở phía Đông bắc, thì đáng gọi là có nhiều bậc hiếu học thượng hiền, nói năng có phong vận. Nước này có hơn trăm ngôi chùa, với hơn một muôn vị tăng, đều tu theo giáo pháp Chánh lượng bộ của Tiểu thừa. Cũng có ngoại đạo bôi tro và ngoại đạo thờ trời. Tương truyền trước đây sáu mươi năm có vua tên Giới Nhật, là bậc tài cao học rộng, nhân từ bác ái, yêu mến nhân dân, tôn kính Tam bảo. Từ khi lên ngôi cho đến lúc qua đời, miệng không nói lời thô lỗ, sắc không lộ vẻ giận, không có ý làm thương tổn quan dân, cả đến loài côn trùng nhỏ nhít. Mỗi khi cho voi ngựa uống nước thì lọc xong mới cho uống, vì sợ làm tổn hại vi trùng trong nước. Cho đến nhân dân trong nước cũng khuyên không sát sinh. Do đó mà thú hoang cũng ở gần người, loài lang sói cũng hết hung dữ. Khắp nước đều an lành, ngày một phát triển, vua soạn ra nghi thất Phật, lập hộ vô già. Như vậy trải qua hơn năm mươi năm tại vị, không bao giờ tạm nghỉ. Muôn dân ghi nhớ ân đức đến nay vẫn còn. Cách thành lớn hơn hai mươi dặm về phía Tây bắc có ấp của Bà-la-môn, bên cạnh có một hố sâu là nơi mà Bà-la-môn ngã mạn hủy báng Phật nên đang còn sống đã bị đọa vào địa ngục, có nói trong Tây Vực ký. Từ đây đi về hướng Tây bắc hơn hai ngàn bốn trăm, hai ngàn năm trăm dặm thì đến nước A-tra-lý (thuộc Nam Ấn Độ). Đất này là nơi sản xuất ra cây hồ tiêu, lá hồ tiêu giống như cây thục tiêu, thoảng ra mùi hương của cây huân lục. Lá cây này giống cây đường lê. Từ đây đi về hướng Tây bắc ba ngày thì đến nước Khế-tra (thuộc Nam Ấn Độ). Đi về hướng Tây bắc hơn một ngàn dặm thì đến nước Phạt-lạptỳ (thuộc Nam Ấn Độ), có hơn một trăm ngôi chùa với hơn sáu ngàn vị tăng, tu theo pháp Chánh lượng bộ của Tiểu thừa. Ngày trước, Như Lai thường đến nước này, vua Vô Ưu tùy theo những nơi Phật đến mà có làm biểu ký. Vua này thuộc dòng Sát-đế-lợi, lấy con gái của vua Thila-a dật-đa, ở nước Yết-nhã-cúc-xà, tên vua là Đỗ-lỗ-bà-bạt-tra (đời Đường dịch là Đế Trụ), tánh nhanh nhẹn nhưng lại sơ suất, nhưng quý người thông minh hiếu học, tôn kính Tam bảo. Mỗi năm thiết đại hội bảy ngày để cúng dường chư tăng các nước, bố thí đủ các thứ trân bảo y phục vật dụng. Từ đây đi về hướng Đông bắc hơn bảy trăm dặm thì đến nước A-nan-đà-bổ-la (thuộc Tây Ấn Độ) Lại đi về hướng Tây bắc hơn năm trăm dặm đến nước Tô-thích-sá (thuộc Tây Ấn Độ). Từ đây đi về hướng Đông bắc hơn tám trăm dặm đến nước Cù-chiết-la, lại đi về hướng Đông nam hơn hai ngàn tám trăm dặm thì đến nước Ô-xà-diễnna (thuộc Nam Ấn Độ).

Cách thành này không xa có một ngôi tháp, do vua Vô Ưu xây dựng để làm nơi địa ngục. Lại đi về hướng Đông bắc hơn ngàn dặm đến nước Trịch-chỉ-đà (thuộc Nam Ấn Độ). Từ đây đi về hướng Đông bắc hơn chín trăm dặm đến nước Ma-hê-thấp-phạt-la-bổ-la (thuộc Trung Ấn Độ).

Từ đây lại đi về hướng Tây trở lại nước Tô-thích-sất, lại đi về hướng Tây đến nước A-điểm-bà-sí-la (thuộc Tây Ấn Độ), Như Lai ngày trước thường đến vùng đất này. Vua Vô Ưu tùy theo những nơi có thánh tích đều xây dựng tháp. Nay vẫn còn đầy đủ. Từ đây đi về hướng Tây hơn hai ngàn dặm đến nước Lang-yết-la (thuộc Tây Ấn Độ), đến gần biển lớn hướng về con đường của Nữ quốc ở phía Tây. Từ đây đi về hướng Tây bắc đến nước Bà-thích-tư (thuộc Bắc Ấn Độ). Nghe nói ở nước này có nhiều loại trân bảo vải lụa, là nơi sản xuất ngựa giởi, lạc đà. Có được hai, ba ngôi chùa, với vài trăm vị tăng, tu theo thuyết Nhất thiết hữu bộ của Tiểu thừa giáo. Bát của Phật cũng ở tại cung vua này. Khu vực ở phía Đông nước có thành Hạc-mạt, phía Tây bắc là nước Phất-bẩm. Ở hòn đảo trên biển phía Tây nam có nước Tây nữ, đều là người nữ, không có người nam. Nước này có nhiều vật chất quý giá, phụ thuộc nước Phất-bẩm.

Lại đi về hướng Tây nam hơn bảy trăm dặm đến nước Tý-đa-thếla (thuộc Tây Ấn Độ) trong nước có ngôi tháp cao mấy trăm thước, do vua Vô Ưu xây dựng, bên trong có xá-lợi thường phát ra ánh sáng. Là nơi khi Phật còn làm vị tiên bị vua hại. Từ đây đi về hướng Đông bắc hơn ba trăm dặm đến nước A-tham-đồ (thuộc Tây Ấn Độ). Trong khu rừng lớn ở phía Đông bắc thành có nền cũ của ngôi chùa, ngày xưa ở chỗ này Phật cho phép các Bí-sô mang giày, nay có ngôi tháp do vua Vô Ưu xây dựng, cạnh đó có tinh xá, trong tinh xá có thờ tượng Phật đứng bằng đá xanh, thường phát ra ánh sáng. Kế là đi về hướng Nam hơn tám trăm bộ có khu rừng lớn, trong khu rừng có ngôi tháp do vua Vô Ưu xây dựng, là nơi ngày trước Như Lai có dừng lại nghỉ đêm, trời lạnh lấy ba y để đắp. Hôm sau Ngài khai cho các Bí-sô được đắp nạp y.

Từ đây lại đi về hướng Đông hơn bảy trăm dặm đến nước Tín-độ (thuộc Tây Ấn Độ). Đất này sản xuất ra đủ các loại vàng, bạc, trâu, dê, lạc đà đỏ, lừa trắng đen v.v… các nơi khác đều lấy về làm thuốc. Như Lai khi còn tại thế Ngài thường đến nước này, tất cả các thánh tích, vua Vô Ưu đều xây tháp và bia ký để ghi nhớ. Lại có thánh tích của Đại A-la-hán Ô-bà-cúc-đa du hóa. Từ đây đi về hướng Đông hơn chín trăm dặm vượt qua bờ sông phía Đông đến nước Mậu-la-tam-bộlư (thuộc Tây Ấn Độ). Dân chúng ở đây quen thờ Thiên thần. Họ đúc Thiên tượng bằng vàng ròng trang sức các loại châu báu, người ở các nước phần nhiều đến đây cầu thỉnh. Rừng hoa ao nước đều có xây thềm bậc, người đến đây ai cũng yêu thích. Từ đây đi về hướng Đông bắc hơn bảy trăm dặm đến nước Bát-phạt-đa (thuộc Bắc Ấn Độ). Cạnh thành có ngôi chùa lớn, với hơn trăm vị tăng, đều tu theo Đại thừa. Đây là nơi ngày trước Luận sư Thận-na-phất-đát-la (đời Đường dịch là Tối Thắng Tử) soạn luận Du-già-sư-địa Thích Luận, cũng là chỗ Luận sư Hiền Ái và Luận sư Đức Quang xuất gia. Ở nước này có hai ba vị Đại đức, đều có học nghiệp đáng kính, nên Pháp sư dừng lại đó hai năm để học căn bản A-tỳ-đạt-ma và luận Nhiếp Chánh Pháp, luận Giáo Thật v.v… của Chánh lượng bộ. Từ đây đi về hướng Đông nam trở lại nước Ma-yết-đà vào chùa Thí-vô-yếm, tham lễ ngài Chánh Pháp Tạng, sau đó nghe ở phía Tây cách ba du-thiên-na có chùa Để-la-trạch-ca, có vị Đại đức xuất gia tên Bát-nhã-bạt-đà-la, vốn là người nước Phược-la-bát-để, xuất gia với Tát-ba-đa Bộ, giỏi về ba tạng của tông mình và Thanh Minh, Nhân Minh v.v… Pháp sư dừng lại đó hai tháng để tham thưa hỏi những điều còn nghi ngờ. Từ đây lại đến núi Trượng Lâm, là chỗ cư sĩ Luận sư Thắng Quân ở. Thắng Quân vốn là người nước Tô-thích-tha, dòng Sátđế-lợi, tuổi nhỏ đã ham học, trước học Nhân Minh với Luận sư Hiền Ái. Lại học Thanh Minh, luận Đại thừa, Tiểu thừa với Bồ-tát An Tuệ. Lại học luận Du-già với ngài Pháp sư Giới Hiền, cho đến các sách ngoại điển tứ Phệ-đà, các loại thiên văn, địa lý, y phương, toán số, đều nghiên cứu rõ suốt hết nguồn gốc. Đã thông suốt nội ngoại điển mà đức độ lại cao thâm, vua Mãn-trụ, đứng đầu nước Ma-yết-đà rất yêu hiền trọng sĩ, nghe vậy thì lòng rất vui, bèn sai người đến thỉnh, tôn làm Quốc sư, phong cho hai mươi ấp lớn, nhưng Luận sư không nhận. Sau khi vua Mãn-trụ băng hà, vua Giới Nhật lại thỉnh làm thầy phong cho tám mươi ấp lớn ở nước Ô-đồ, Luận sư cũng từ chối không nhận. Vua hai, ba lần đến thỉnh, Sư cũng cố từ chối, nói với vua rằng: Thắng Quân nghe nói nhận bổng lộc của người thì phải lo việc của người, nay chỉ cầu mau chóng ra khỏi sự trói buộc của sanh tử, lẽ nào có thời gian rảnh rỗi mà nghĩ đến việc vua? Nói xong bèn xá chào ra về, vua không thể nào giữ lại được.

Từ đây Pháp sư thường nương ở trong rừng Trượng Lâm, nuôi dạy các đệ tử, thường dạy kinh Phật. Đạo tục trở về thường hơn trăm vị, Pháp sư lưu lại khoảng hai năm để học Duy thức, luận Quyết trạch, luận Ý nghĩa, luận Thành vô úy, luận Bất trụ Niết-bàn thập nhị nhân duyên, luận Trang nghiêm kinh, và hỏi các điều nghi trong Du-già, Nhân minh xong rồi. Trong đêm đó nằm mộng thấy các phòng việc trong chùa Na-lan-đà đều hoang phế, chỉ có vài con trâu bị cột ở đó, không còn vị tăng nào! Pháp sư từ phía cửa Tây viện Ấu Nhật Vương vào thấy ở trên lầu tầng thứ tư, có một người vàng, sắc mạo rất khôi ngô, ánh sáng soi khắp phòng, trong tâm Ngài rất vui mừng muốn bước lên mà không thể được, bèn xin vị ấy dẫn lên, người vàng liền nói: Ta là Bồ-tát Mạn-thùthất-lợi, ông vì duyên nghiệp nên chưa thể lên đây được. Rồi chỉ ra bên ngoài chùa nói: Ông hãy nhìn đây.

Pháp sư nhìn theo tay Bồ-tát chỉ bên ngoài chùa, lửa cháy thiêu đốt cả xóm làng đô thị, người vàng lại nói: Ông phải sớm rời khỏi nơi này, mười năm sau khi vua Giới Nhật băng hà thì xứ Ấn Độ này sẽ trở nên hoang phế loạn lạc, bọn tà ác làm hại khôn cùng. Ông nên biết điều đó. Nói xong liền biến mất.

Pháp sư tỉnh dậy lấy làm lạ, liền đến chỗ Thắng Quân kể lại, Thắng Quân nói: Ba cõi không an, thật đúng như thế. Đã có Bồ-tát mách bảo, vậy nhân giả nên trở về thôi. Thế đủ biết những việc làm của bậc Đại sĩ, đều được Bồ-tát che chở giúp đỡ.

Khi sắp rời khỏi Ấn Độ thì nói lại với ngài Giới Hiền, nhưng Ngài cứ giữ lại mãi chưa cho về, Pháp sư phải đem những điều vô thường ra nói rõ để khuyên người cho trở về, nếu việc làm không khế hợp với Thánh tâm thì ai có thể chiêu cảm được điều này.

Vào cuối niên hiệu Vĩnh Huy, quả nhiên vua Giới Nhật băng hà, Ấn Độ trở nên loạn lạc hoang tàn đói khổ như Pháp sư đã thấy.

Lúc bấy giờ, quốc gia sai người là Vương Huyền Sách đến đây nên thấy rõ các việc như thế, lúc ấy là đầu tháng giêng.

Theo pháp ở các nước phương Tây dùng tháng này, chùa Bồ-đề đem ra xá-lợi Phật, Pháp sư liền cùng với Thắng Quân cùng đến đó xem xá-lợi, có viên lớn, viên nhỏ, viên lớn như hạt châu, sắc sáng màu hồng nhạt. Lại có viên xá-lợi như hạt đậu to, màu đỏ thắm. Vô lượng đồ chúng dâng cúng hương hoa khen ngợi lễ lạy rồi đặt vào trong tháp, đến tối, qua canh một mới xong, Pháp sư cùng Thắng Quân luận bàn về các viên xá-lợi lớn nhỏ khác nhau rằng:

Đệ tử thấy ở chỗ khác có những viên xá-lợi lớn như hạt lúa, trong khi ở đây lại quá lớn, ý Pháp sư có nghi ngờ gì không?

Pháp sư bảo: Huyền Trang cũng có điều nghi này.

Một lát sau, bỗng không thấy trong phòng có đèn đuốc gì mà cả trong và ngoài phòng đều sáng rực. Mọi người lấy làm lạ ra ngoài xem thì thấy tháp xá-lợi tỏa ra ánh sáng rực rỡ, phát ra năm màu chiếu rực lên tận trời xanh. Mặt đất sáng rỡ mà không có trăng sao. Lại có mùi thơm lạ bay khắp viện. Pháp sư liền bảo chúng rằng: Xá-lợi có thần biến rộng lớn, các người nên biết.

Mọi người lại lễ bái khen ngợi là việc ít có. Ánh sáng của xá-lợi tỏa ra chừng khoảng bữa ăn thì dần dần lịm tắt. Trời đất trở lại tối tăm, trăng sao xuất hiện trở lại.

Đại chúng thấy được điều này thì dứt hết mọi nghi ngờ. Cùng nhau lễ lạy cây Bồ-đề và thánh tích. Trải qua tám ngày Ngài lại trở về chùa Na-lan-đà, lúc này Luận sư Giới Hiền bảo Pháp sư giảng luận Nhiếp Đại thừa, luận Duy thức quyết trạch cho chúng nghe. Lúc này, Đại đức Sư Tử Quang, trước giảng luận Trung luận, Bách luận cho chúng nghe, trình bày yếu chỉ để phá nghĩa Du-già. Pháp sư thì khéo giảng cả Trung luận, Bách luận lại giỏi Du-già, cho rằng bậc Thánh lập giáo đều theo một ý, không hề trái nhau. Nếu có người chưa thông hiểu, cho là trái lý thì đây là do người truyền thọ chớ đâu phải do pháp. Thương xót sự hạn hẹp nên thường đến gạn hỏi, nhưng lại không thể trả lời. Do đây mà người học dần dần giải tán, mà tôn sùng Pháp sư.

Pháp sư lại dùng yếu chỉ của Trung luận, Bách luận, nhưng chỉ phá tánh biến kế sở chấp, không nói tánh y tha khởi, và tánh viên thành thật. Sư Tử Quang không khéo ngộ. Thấy luận chép tất cả không thật có bèn cho rằng Viên thành thật v.v… do Du-già lập ra. Cũng dựa trên các lập luận khác mà nói thôi

Pháp sư vì hòa hợp hai tông mà nói không trái nhau, bèn soạn luận Hội tông ba mươi bài tụng. Khi xong rồi thì trình lên Pháp sư Giới Hiền và đại chúng, ai cũng khen ngợi, và cùng theo đó tu hành

Sư Tử Quang dần dần có vẻ giận, bèn rời khỏi chùa Bồ-đề, đi đến Đông Ấn cùng với người bạn đồng học tên là Chiên-đà-la-tăng-ha, đến để bứt bẻ hầu giải sự hổ thẹn trước kia, nhưng khi đến thì thấy Pháp sư uy đức vô cùng nên không dám nói, từ đó danh tiếng Pháp sư càng vang dội. Lúc đầu, khi Sư Tử Quang chưa bỏ đi thì vua Giới Nhật ở bên cạnh chùa Na-lan-đà cho lập một tinh xá bằng đá, cao hơn mười trượng, các nước đều biết, sau đó vua đích thân đi cung thỉnh.

Pháp sư lần lượt đi đến nước Ô-đồ, ở đây tăng chúng đều tu theo Tiểu thừa, không tin Đại thừa, cho Đại thừa là của ngoại đạo chứ chẳng phải do Phật nói. Khi thấy vua đến thì đều nói: Nghe nói ở chùa Na-lanđà vua đã xây dựng một tinh xá, công đức thật vĩ đại. Vì sao không ở nơi chùa Ca-ba-ly của ngoại đạo, riêng ở đó? Vua nói: Đây là ý gì?

Đáp: Chùa Na-lan-đà là của Không Hoa ngoại đạo, cùng với Caba-ly không khác. Trước kia ở Nam Ấn Độ vị sư đã quán đỉnh cho vua là lão Bà-la-môn Bát-nhã-cúc-đa, giảng rõ nghĩa Chánh lượng bộ, để phá Đại thừa luận bảy trăm bài tụng, các Luận sư Tiểu thừa đều khâm phục, nhân đó mà khai thị cho vua rằng: Tông phái của tôi như thế, há có người tu theo Đại thừa nào có thể phá được một chữ.

Vua nói: Đệ tử nghe nói người đi giữa bầy chuột nhắt, tự cho là người hùng, khi gặp sư tử thì hồn phi phách tán, quý thầy vì chưa thấy công đức của Đại thừa, cho nên giữ mãi ý thấp kém, nếu thấy được, thì e rằng cũng tu theo thôi.

Người kia đáp: Nếu vua còn nghi ngờ thì vì sao không nhóm họp chư tăng lại, để quyết định sự phải trái.

Vua bảo: Việc này cũng không khó. Thế là ngày hôm sau, vua hạ chiếu thư gửi cho chư tăng ở chùa Na-lan-đà và ngài Chánh Pháp Tạng Giới Hiền như sau:

Đệ tử đi đến nước Ô-đồ thấy các vị tăng Tiểu thừa nương vào sự hiểu biết nhỏ hẹp soạn luận phỉ báng Đại thừa. Ngôn từ nghĩa lý thật tác hại không phù hợp với nhân tình, nhưng lại muốn luận biện với các Pháp sư, đệ tử biết các vị Đại đức trong chùa, tài đức trí tuệ có dư, học vấn lại cao sâu, cho nên đồng ý cho họ luận biện. Xin Pháp sư cho bốn vị Đại đức khéo thông cả kinh luận nội ngoại tự tha để đi đến nước Ôđồ đối đáp với họ. Ngài Chánh Pháp Tạng nhận được thư liền họp đại chúng lại để chọn lựa. Sai bốn vị là Hải Tuệ, Trí Quang, Sư Tử Quang 80 và Pháp sư, theo lệnh của vua để đến đó, ba vị kia đều rất lo lắng, riêng Pháp sư nói:.

Kinh Tạng Tiểu thừa, Huyền Trang khi còn ở tại bổn quốc và nước Ca-thấp-di-la đều có học qua, nếu họ muốn đem yếu nghĩa của tông phái mình để phá Đại thừa thì không bao giờ có đủ lý lẽ. Trang này tuy học cạn trí sơ nhưng cũng thông suốt hết, xin các Đại đức chớ lo phiền. Nếu như có sai trái thì nói là do vị tăng của Trung Quốc, không quan hệ gì ở đây.

Mọi người đều vui vẻ. Ngày hôm sau vua lại có thư đến, trước đã thỉnh các Đại đức, xin cùng đến đây.

Lúc này lại có bọn ngoại đạo Thuận Thế đến tu viện Na-lan-đà để khiêu khích luận nạn, họ viết ra bốn mươi quan điểm dán trước cửa tu viện và nói: Nếu ai có khả năng phá được một điều, thì bọn ta sẽ tự cắt đầu tạ tội.

Qua mấy ngày mà không có ai ra ứng đối, Pháp sư sai tịnh nhân ra xé bỏ và lấy chân đạp lên, Bà-la-môn rất giận dữ hỏi rằng: Ông là ai? Đáp: Ta là thị giả của Pháp sư Trung Quốc. Bà-la-môn cũng vốn nghe danh Pháp sư, thì lòng hổ thẹn không dám hỏi nữa, Pháp sư bảo những người ấy vào đối trước sự hiện diện của ngài Giới Hiền và các Đại đức làm chứng Ngài luận biện với vị ấy. Ngài gom hết các tông bổn mà các nhà ngoại đạo đã lập, rồi nói rằng: Như ngoại đạo Phô-đa, ngoại đạo Ly-hệ, ngoại đạo Lâu-man, ngọai đạo Thù-trưng-già. Bốn phái này hình dáng y phục đều khác nhau. Còn ngoại đạo Số Luận (xưa dịch là Tăng Khư) và ngoại đạo Thắng Luận, hai phái này lập nghĩa cũng khác, những người tu theo Phô-đa thì trét tro lên người để tu đạo, khiến cho thân thể trắng xám như mèo ở trong lò, còn đồ chúng của Ly-hệ thì lõa hình, lại có những tập tục kỳ dị như nhổ râu tóc và cho như vậy là có công đức, da dẻ họ trở nên lở loét và bàn chân nứt nẻ chẳng khác nào như những cây mục bên bờ sông.

Còn ngoại đạo Lâu-man thì thân thể lại trang sức bằng các sâu chuỗi sọ người đeo trên cổ, trông họ hốc hác kinh hoàng như những Dược-xoa ở nghĩa địa, còn phái ngoại đạo Trưng-già, thì khoác trên người những tấm vải đầy bụi bặm và ăn những đồ nhơ bẩn, trông họ hôi hám xấu xa như con heo ở trong chuồng. Họ cho đó là đạo giải thoát, há là không ngu muội sao.

Đến như ngoại đạo Số Luận, lập ra nghĩa hai mươi lăm đế, từ tự tánh sinh ra đại, từ đại đế sinh ra ngã chấp, rồi lần lượt sinh ra ngũ duy lượng (sắc thanh hương vị xúc) kế tiếp sinh ra ngũ đại, rồi đến mười

một căn, hai mươi bốn điều này đều cung phụng cho thần ngã, là cái mà Ngã thọ dụng, nếu xa lìa được chúng thì ngã được thanh tịnh. Thắng Luận Sư lập ra sáu cú nghĩa, đó là thực, đức, nghiệp, đồng, dị và hòa hợp tánh, sáu phạm trù này là cái mà Ngã sở lãnh thọ đầy đủ, khi chưa giải thoát thì Ngã sở thọ dụng nó, nếu được giải thoát lìa sáu thứ này, thì gọi là Niết-bàn.

Nay tôi sẽ phá những điều mà Số Luận lập ra, như ông nói trong hai mươi lăm đế, thì Ngã là trong hai mươi lăm đế đó có tánh chất đặc biệt, còn hai mươi bốn đế xoay vần cùng là một thể. Còn một loại tự tánh thì lấy ba pháp làm thể, gọi là Tát-đỏa-thích-xà-đáp-ma.

Ba thứ này lần lượt hợp thành hai mươi ba đế đại đẳng, hai mươi ba đế mỗi đế đều lấy ba pháp làm thể, nếu khiến mỗi đại đẳng đều đủ ba thành thì như chúng như rừng, tức là giả danh, làm sao nói tất cả là thật được. Lại nữa, nếu các đại đẳng này mỗi đẳng đều lấy ba thành thì ngay nơi một là tất cả, nếu một là tất cả thì nên mỗi mỗi đều có tất cả tác dụng, nhưng không phải như thế, thì tại sao lại chấp ba là tất cả thể tánh? Lại như nếu một là tất cả thì các căn mắt mũi… sẽ cũng là chỗ đại, tiểu tiện. Nếu mỗi căn đều có tất cả tác dụng thì miệng, tai cũng ngửi được hương và thấy hình sắc. Nếu không như vậy thì tại sao lại chấp ba đức là tất cả pháp thể. Chẳng lẽ người hiểu biết lại lập nghĩa này. Vả lại, nếu tự tánh là thường còn như ngã thể, thì tại sao nó lại chuyển biến thành pháp đại đẳng? Lại nếu bản tánh của Ngã sở chấp là thường thì nó nên như tự tánh mà không nên là ngã. Nếu như thể của tự tánh chẳng phải ngã thì không nên thọ dụng hai mươi bốn đế, cho nên ngã chẳng phải năng thọ. hai mươi bốn đế chẳng phải là sở thọ, năng sở đều không thì đế nghĩa không lập.

Như thế, Pháp sư lần lượt phá hết các điều tà thuyết một cách hùng biện thông suốt, Bà-la-môn chỉ biết im lặng không nói được gì, sau cùng phải đứng dậy tạ lỗi rằng: Giừo đây chúng tôi đã chịu thua, xin y theo lời đã giao ước

Pháp sư nói: Người tu hành họ Thích chúng tôi không bao giờ hại người. Nay chỉ cần các ông theo làm thị giả, vâng theo lời chỉ dạy của tôi.

Bà-la-môn vui vẻ vâng lời chỉ dạy, Pháp sư liền dẫn các vị ấy về phòng, người nghe ai cũng khen ngợi.

Bấy giờ, Pháp sư lại muốn đến nước Ô-đồ, bèn phỏng theo bảy trăm bài tụng mà phái tiểu thừa đã lập ra để phá Đại thừa. Pháp sư tìm một vài văn bản có những điều nghi ngờ, rồi bảo vị Bà-la-môn đã bị 82 hàng phục trước đó rằng:

Ông đã nghe những điều này chưa?

Đáp: Đã nghe năm lần.

Pháp sư bảo vị ấy giải thích lại cho Ngài nghe, người kia nói: Hiện giờ tôi làm nô bộc, thì làm sao dám giảng cho Ngài nghe.

Pháp sư nói: Đây thuộc về tông phái khác ta chưa từng nghe, ông chỉ nói lại chứ không hề gì.

Người kia nói: Nếu vậy thì xin để đến đêm nay, vì sợ người ngoài nghe cho là Pháp sư học của nô bộc, làm hại tiếng tăm Ngài.

Tồi hôm ấy, khi không còn ai thì vị Bà-la-môn nói lại cho Pháp sư nghe qua một lần. Ngài nghe đủ các yếu chỉ bèn tìm những điều còn chưa rõ, rồi dùng nghĩa Đại thừa phá bỏ. Ngài lập ra một ngàn sáu trăm bài tụng, gọi là “Luận Chế Ac Kiến” để bác những điều trên. Viết xong Ngài đem trình lên Pháp sư Giới Hiền, và đồ chúng của các tông phái thì ai cũng khen ngợi cho rằng lý này đã cùng cực, làm sao Tiểu thừa có thể bẻ được.

Luận này được chia ra từng mục, khi hoàn thành Ngài liền bảo Bà-la-môn: Nhân giả vì luận biện thua nên phải làm kẻ bần, đã đủ hổ thẹn rồi, nay ta cho nhân giả được tùy ý ra đi.

Bà-la-môn mừng rỡ từ tạ rồi đi về nước Ca-ma-lâu-ba ở Đông Ấn. Khen ngợi đức độ của Pháp sư với vua nước đó là Cưu-ma-la, vua nghe xong rất vui, liền sai sứ đi mời.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10