TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016
QUYỂN 65
Hỏi: Thấy của năng sở thì tâm cảnh rõ ràng, Thánh nhân thấy biết, làm sao phân biệt?
Đáp: Song chiếu có không chẳng trú trong ngoài, tợ hang cốc chứa âm thanh mà tuyệt lo nghĩ, như gương soi ảnh tượng mà không tâm diệu rất tròn sáng, tịch mà thường chiếu, nên nói thường tại chánh niệm, cũng gọi là chánh tri, chẳng phải là có niệm (nghĩ) có tri (biết), cũng chẳng phải không nghĩ không biết. Có không đều tưởng, đều chẳng phải chánh tri, chỉ không niệm không chiếu, gọi là chánh tri. Nếu chỉ không niệm, tịch mà mất chiếu, nếu chi chiếu thể chiếu thể chiếu mà mất tịch, đều gọi là chẳng chánh, chánh tại song hành. Trong Hoàn Nguyên Tập nói: “Thánh nhân có hai thứ dụng tâm: Một là, chẳng thấy tất cả vật đều không, chỉ thấy ở không chẳng thấy tất cả vật; Hai là, thấy tất cả vật tức không, rõ ràng thấy tất cả vật có, chẳng trú ở có, rõ ràng thấy tất cả không, chẳng trú ở không. Song chiếu có không phân biệt rõ ràng mà không niệm động, giống như gương sáng thấy sắc tượng đó, tất cả đều hiện ở trong. Dụng tâm cũng vậy, được diệu tánh đó khởi chiếu chiếu thấy tất cả, rõ ràng biết không chỗ biết, rõ ràng thấy không năng thấy, không năng chẳng phế thường thấy thấy tánh, đã thường không một gián đoạn, phân minh chiếu suốt mười phương, sạch không vết dơ, trong ngoài tròn sáng, rỗng khắp pháp giới, cũng gọi là mắt Tỳ-lô-giá-na không chướng ngại, tròn đầy mười phương chiếu thấy tất cả cõi Phật tức nghĩa đây vậy. Do đó người thấu đạt thấy nghe chẳng rơi lạc năng sở. Đã chẳng phải là có thấy, cũng chẳng phải không thấy, chỉ chẳng sinh hai tướng, thường hợp với chân không. Do đó, toàn sắc là nhãn, thường thấy sắc mà không duyên, toàn nhãn là sắc, luôn xứng thấy mà chẳng phải ngã vì sắc là cảnh của sở duyên, nhãn là căn của năng duyên, nay tức là nhãn nên không duyên vậy. Lại, nhãn là ngã năng kiến, nay toàn là sắc, ngay lúc của thấy tức chẳng phải ngã vậy, thì sắc tâm không hai, năng sở chẳng phải khác. Do đó, Ảnh Công có bài tụng nói:
“Pháp tánh chẳng đều chân
Thánh hiền không khác đạo”.
Nên trong kinh Đại Tập nói: “Tuệ Đăng Tam-muội, tức là các pháp không hai tướng vậy, không hai tướng là chẳng tại có không, chẳng vượt ngoài có không. Phàm, có không là vì chỗ hoặc tình chấp, có không đều mất lý, không hoặc tính lường, có không đều chân”. Vậy biết, các pháp chẳng phải thật chẳng phải hư, chẳng phải không chẳng phải có. Nếu không ở có chẳng thành ở không, nếu không ở không chẳng thành ở có. Có không giao triệt, muôn hóa đều dung. Lại,nói về cảnh của Thánh nhân thân chứng thấy nghe, có bốn thứ đó. Do vậy, trong kinh Đại Niếtbàn nói: “Nói về Phật diệu chứng có bốn thứ nghe: Một là, chẳng nghe nghe, hai là, chẳng nghe chẳng nghe, ba là, nghe chẳng nghe, bốn là, nghe nghe”. Thai giáo giải thích rằng: “Mới vào chứng đạo, tu đạo chợt rơi rụng, không chỗ có thể có, gọi là chẳng nghe. Nghe chứng được Đại Niết-bàn như vậy, không có tướng nghe, nên gọi là chẳng nghe chẳng nghe. Chứng khởi hoặc diệt gọi là nghe chẳng nghe, tịch mà thường chiếu, tùy gõ thì ứng, gọi là nghe nghe. Câu thứ nhất là chứng trí, câu thứ hai là chứng lý, câu thứ ba là chứng đoạn, câu thứ tư là chứng ứng. Hoặc sự hoặc lý, trí đoạn tự tha, ở câu đầu trong trí chứng đầy đủ không khuyết, một diệu chứng đây tận biển Niết-bàn. Lại nữa, chẳng nghe nghe là chứng liễu nhân, nghe chẳng nghe là chứng nhân duyên, chẳng nghe chẳng nghe là chứng chánh nhân, nghe nghe là chứng cảnh giới. Cho đến, nói rõ bốn thứ sinh sinh, sinh chẳng sinh, chẳng sinh sinh, chẳng sinh chẳng sinh, cũng đồng nghĩa bốn thứ nghe: Một, sinh sinh là nhân duyên sinh các pháp. Hai, sinh chẳng sinh là ta nói tức là không. Ba, chẳng sinh sinh là cũng gọi là giả danh. Bốn, chẳng sinh chẳng sinh, là cũng là nghĩa Trung đạo. Nếu năng rõ không sinh của bốn sinh đây mới thấu đạt cảnh của Thánh nhân thấy nghe. Do đó, chẳng thủ chẳng xả, đạt nguồn của một đạo, chẳng phải có chẳng phải không, thấy thật của các pháp. Như trong Triệu Luận nói: “Phàm, tâm đó có vậy, vì nó có có, có tự chẳng có, nên Thánh tâm chẳng có. Có chẳng có có nên có không có. Có không có vậy thì không không không, không nên Thánh tâm chẳng có chẳng không, chẳng có chẳng không nên thần đó là hư. Tại sao? Phàm, có ấy không ấy là ảnh hưởng của tâm vậy, ngôn ấy tượng ấy là chỗ phan duyên của ảnh hưởng vậy, có không đã phế thì tâm không ảnh hưởng, ảnh hưởng đã chìm thì ngôn tượng chẳng thể lường, ngôn tượng chẳng thể lường thì đạo tuyệt các phương. Đạo tuyệt các phương nên năng cùng linh cực số, cùng linh cực số mới gọi là diệu tận. Đạo của diệu tận vốn ở vô ký. Phàm, vô ký ở nơi minh tịch (ngầm lắng), ngầm lắng nên lấy hư gọi đó. Diệu tận tại nơi cực số, cực số nên lấy dố ứng đó. Lấy số ứng đó nên động cùng sự hợp. Lấy hư gọi đó nên đạo vượt ngoài danh. Đạo vượt ngoài danh, nhân gọi đó không, cưỡng gọi đó như vậy”. Kia sao vậy ư? Nên trong kinh nói: “Thánh trí không biết mà không chỗ chẳng biết, không làm mà không chỗ chẳng làm, không tướng đây là đạo của vắng lặng”, đâu nói có mà là có, không mà là không, động mà trái tĩnh, tĩnh mà bỏ dụng ư? Mà nay người đàm nơi đó phần nhiều dùng lời nói để định yếu chỉ, tầm phương lớn mà chứng bày góc, ôm hoài thức trước mà nêu huyền, còn chỗ hẳn đáng của còn. Vì vậy, nghe Thánh có biết, gọi đó là có tâm, nghe Thánh không biết, cho là đồng với thái hư, cảnh của có không, chỗ còn nói biên kiến. Há ở trong đó, đạo của chẳng hai ư? Tại sao? Muôn vật tuy khác, nhưng tánh vốn thường một, chẳng thể mà vật, nhưng chẳng phải chẳng vật. Có thể vật ở vật, thì danh tướng đều bày. Chẳng vật ở vật thì vật mà tức chân. Do đó, Thánh nhân chẳng vật ở vật, chẳng chẳng phải vật ở vật, chẳng vật ở vật, vật chẳng phải có vậy, chẳng chẳng phải vật ở vật, vật chẳng phải không vậy. Chẳng phải có, do đó chẳng thủ, chẳng phải không do đó chẳng xả, chẳng xả nên diệu còn thì chân, chẳng thủ nên danh tướng chẳng nhân, danh tướng chẳng nhân chẳng phải có biết vậy, diệu còn tức chân, chẳng phải không biết vậy. Nên trong kinh nói: “Bát-nhã đối với các pháp không thủ không xả, không biết không chẳng biết”, đây là ngoài của phan duyên, vứt của tuyệt tâm. Mà muốn lấy có không để cật nạn, há cũng chẳng xa ư? Giải thích: Phàm, nói có nói không là ảnh hưởng của tâm, đâu đáng chân thật ư? Nếu năng tột nguồn của linh trí đó, cùng phơi bày của tâm số, thì có thể diệu tận đạo đó vậy, tự nhiên chân tâm vô ký chẳng thuộc có không, chẳng vì có nên lấy hư gọi đó, chẳng vì không nên lấy số ứng đó. Nhưng đây còn là cưỡng ngôn thì Thánh trí không tâm ở đây kia, nên nói Thánh nhân chẳng vật nơi vật, chẳng chẳng phải vật nơi vật, chẳng vật nơi vật nên danh tướng chẳng nhân là, vì chẳng thủ các pháp, không pháp đáng tình, thì danh tướng không nhân được khởi. Chẳng chẳng phải vật nơi vật, nên diệu còn tức chân là vì chẳng xả các pháp vậy, không pháp có thể xả thì thấy chân tánh của các pháp trong lắng thường trú diệu thể hằng chân. Bát-nhã chân thật sâu mầu đây đâu tại ngay lời thẩm định tùy ý nghĩ lường, chỗ nói có nói không chẳng phải có chẳng phải không có thể kịp. Nên nói đây là ngoài của phan duyên, nơi của tuyệt tâm, mà muốn lấy có không để cật nạn là cũng chẳng xa ư? Đáng nên lúc diệu chứng tự nhiên rõ 76 ràng vậy.
Hỏi: Thấy biết của Phật đây làm sao khai thị ngộ nhập?
Đáp: Nếu nói về giáo, văn cú sớ của Thiên Thai phối hợp với bốn vị của Viên giáo, thì khai tức là Thập Trú, thị tức là Thập Hạnh, ngộ tức Thập hồi hướng và nhập tức là Thập địa. Trong Hoa Nghiêm Ký giải thích, đại ý nói là: Gọi là là khai tức trừ hoặc chướng, hiển thị chân lý, khiến ngộ thể không và chứng nhập tâm thể. Nếu Theo thiền môn hai tông Nam Bắc giải thích là: Bắc tông nói: “Trí dụng là biết (tri), tuệ dụng là thấy (kiến), tâm chẳng khởi gọi là trí. Trí năng biết, năm căn chẳng động gọi là tuệ, tuệ năng thấy là thấy biết của Phật. Tâm chẳng động là khai, khai là mở môn phương tiện. Sắc chẳng động là thị, thị là bày tướng chân thật. Ngộ tức là vọng niệm chẳng sinh. Nhập tức muôn cảnh thường tịch. Theo Nam tông nói: Chúng sinh Phật trí vọng cảnh chẳng thấy, chỉ được không niệm, tức tự tánh xưa nay tịch tĩnh là khai. Trên thể tịch tĩnh tự có bản trí, vì bản trí năng thấy tự tánh xưa nay tịch tĩnh gọi là thị. Đã được chỉ bày tức thấy bản tánh. Phật và chúng sinh xưa nay không khác là ngộ, sau ngộ nơi tất cả hữu vi vô vi có Phật không Phật, thường thấy bản tánh, tự biết vọng tưởng không tánh, tự giác Thánh trí. Cho nên chỗ Bồ-tát Thánh trước biết chuyển cùng truyền trao tức là nghĩa nhập”. Trong kinh Hải Long Vương nói: “Tâm chẳng trú trong cũng chẳng dạo ngoài. Thức không chỗ trú, độ nơi tất cả đọa điên đảo, cho đến thấy các pháp vắng lặng, quán các pháp lặng yên, các pháp vắng lặng không hành không xứ. Các pháp lặng yên không chỗ thành tựu. Quán khắp các pháp đều đã như vậy. Quán như vậy là tức là pháp quán, pháp quán như vậy, chẳng thấy chỗ quy thú của các pháp. Có thấy pháp đo mà chẳng quán là chẳng vì thấy pháp mà thành quán vậy, không cầu không hiểu, chẳng biết chẳng thấy, đó là thấy pháp. Trong kinh Pháp Hoa nói: “Chẳng được các pháp, chẳng biết chẳng thấy, cũng chẳng phân biệt là nam là nữ”. Lại, người xưa nói: Cũng không thấy cũng không nghe, không thấy không nghe là chân thật thấy nghe”. Lại, Pháp sư Tăng Triệu nói: “Bít trí lấp thông riêng biết ngầm ngầm ấy vậy”. Như vậy thì im hợp lặng biết, đều thông Tông Kính vậy. Do đó, trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: “Phật bảo: A-nan! Ta lại hỏi ông, các người thế gian nói ta năng thấy. Thế nào là thấy? Thế nào gọi là chẳng thấy?” A-nan thưa: “Người đời nhân nơi nhật nguyệt ánh đèn mà thấy các thứ tướng, gọi đó là thấy. Nếu không ba thứ ánh sáng đó thì chẳng thể thấy”. Phật bảo: “A-nan! Nếu lúc không sáng, gọi là chẳng thấy, là nên chẳng thấy tối. Nếu hẳn thấy tối, đó chỉ là không sáng, cớ sao không thấy? A-nan! Nếu tại lúc tối chẳng thấy sáng nên gọi là chẳng thấy. Nay tại lúc sáng chẳng thấy tướng tối thì gọi là chẳng thấy. Hai tướng như vậy đều gọi là chẳng thấy. Nếu là hai tướng tự lấn đoạt nhau, chẳng phải tánh thấy của ông, ở trong đó tạm không, như vậy thì biết cả hai đều gọi là thấy. Cớ sao chẳng thấy? Cho nên A-nan! Nay ông phải biết lúc thấy sáng, thấy chẳng phải là sáng, lúc thấy tối, thấy chẳng phải là tối, lúc thấy thông, thấy chẳng phải là thông, lúc thấy bít, thấy chẳng phải là bít. Bốn nghĩa thành tựu, ông lại nên biết, thấy lúc của thấy, thấy chẳng phải thấy. Thấy còn lìa thấy, thấy chẳng thể kịp”. Cớ sao lại nói nhân duyên tự nhiên và tướng hòa hợp ư?
Hỏi: Thánh nhân thấy diệu sắc của thật tướng. Hoặc tình có thấy chăng?
Đáp: Chỉ thấy chẳng thật, chẳng thấy thật của chẳng thật, như thấy đào ngột là giặc mà chẳng thấy đào ngột vậy. Lại như một lý chân không, thấy thành hai đế. Nếu người thế tục biết, gọi là thế tục đế, người xuất thế tục biết, gọi là Đệ nhất nghĩa. Nơi chỗ biết đó chưa hẳn cách biệt. Cảnh chỗ biết đó mỗi từ tâm hiện. Như người mắt loà thấy minh châu có loại, người mắt sáng sạch quán sáng sạch không tỳ vết. Đẹp xấu chỉ tự thật khác. Thể châu gốc ngọn như một.
Hỏi: Chúng sinh chẳng thấy sắc thật, phàm có chỗ thấy là thành dối lầm chăng?
Đáp: Tuy là chẳng thật, cũng chẳng thành vọng. Như thấy Đào Ngột là giặc, giặc có chỗ nào? Vì không thể vậy. Trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:
“Nếu năng rõ tà pháp
Như thật chẳng điên đảo
Biết dối vốn từ chân
Thấy Phật tức thanh tịnh”.
Trong luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Tuy có nhiễm tâm, mà thường hằng chẳng biến”. Hòa thượng Pháp Tạng nói: “Chúng sinh dị kiến chẳng vọng. Do vì từ phàm nguyện cầu Phật địa. Nếu dị kiến vọng thì trọn chẳng từ phàm hướng đến chân Phật địa. Tại sao? Chúng sinh giới tức Phật giới, Phật giới tức chúng sinh giới. Do vì từ phàm vào thánh, từ thánh hiện phàm. Danh tự có sai, một thể chẳng động, nhưng Tông Kính Lục đây chỉ luận một thật, như kinh Pháp Hoa lấy thật tướng làm thể. Một chữ thật đây, tuy bao gồm muôn pháp, vì là thể tánh của kia vậy. Bao gồm luận tông đó, tức chẳng chọn lựa chân ngụy. Nếu dùng trí kiến giải mà luận đó thì phải phân hơn kém, vì tình ôm hoài thủ xả, trí có cạn sâu vậy. Trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa nói: “Phàm, thể chánh huyền tuyệt, một khi đã qua là khó biết”. Lại, danh của tà tiểu loạn nơi chánh đại. Thí như mắt cá lẫn lộn với minh châu, nên phải chọn lựa ngụy tức là sáu ý: Một, căn cứ phàm và chọn lựa. Hai, căn cứ ngoài mà chọn lựa. Ba, căn cứ nhỏ mà chọn lựa. Bốn, căn cứ thiên lệch mà chọn lựa. Năm, căn cứ thí dụ mà chọn lựa. Sáu, căn cứ ngộ mà chọn lựa. Thứ nhất, căn cứ phàm mà chọn lựa là, trong Thích Luận nói: “Sách thế tục cũng gọi là thật, là hộ quốc trị gia, gọi là thật vậy. Ngoại đạo cũng xưng là thật, là tà trí hẹp giải gọi là thật vậy, Tiểu thừa xưng thật, là nhàm chán khổ, thôi sống lại, lấy thiên chân làm thật vậy. Các thứ như vậy chỉ có danh thật mà không nghĩa đó. Tại sao? Trong thế gian, đạo thuật yêu huyễn cũng xưng là thật, phần nhiều là pháp quỷ thần mê hoặc, pháp ấy vào tâm thì mê say cuồng loạn tự khoe tốt lành, cho là Thắng chân thật, lập dị động chúng, bày tướng kỳ đặc, đầu lâu đựng đầy phẩn dãi, trước khá nhiều người há miệng lớn nuốt, hoặc sinh cá ngửi thịt thêm tướng trạng đớp ăn, hoặc lõa hình mặc đồ dơ bẩn, khoe ngạo quy củ, hoặc đi ngay lại ngay chẳng hỏi chẳng đáp. Các thứ quỷ quái dối dụ không trí, khiến tin nhiễm hoặc trước, đã cầu thoát chẳng thể được. Bên trong thì bệnh hại thân đó, bên ngoài thì giết nhà diệt tộc, họa lan tràn bà con xóm làng, hiện chịu các thứ khổ, về sau chịu khổ của đêm dài địa ngục, đời đời chướng đạo, không kỳ hạn giải thoát. Đó là hiện thấy ở thế gian, thật đâu có thể luận? Độn sử ái luận gồm. Nếu là kinh sách của Chu Khổng, trị pháp thể pháp, binh pháp y pháp thiên văn địa lý Bát quái ngũ hành, bí điển ở thế gian. Dùng hiếu trị nhà, dùng trung trị nước. Mỗi cha xứng cha, mỗi con xứng con, kính trên mến dưới, nhân nghĩa nhường nhịn, an ở trăm họ, cường bá lập xã tắc, nếu mất pháp đây, thì kẻ mạnh lấn hiếp kẻ yếu. Thiên hạ đốt cháy bức bách, dân chúng không nơi nương sống, chim chóc không chỗ đậu nghỉ, muôn thú chẳng chỗ ấn núp. Nếu nương pháp đây thì thiên hạ thái bình, trâu ngựa hướng lại bên trong. Phải biết pháp đây là thương dân trị nước, mà xứng là thật. Trong kinh Kim Quang Minh nói: “Thích-đề hoàn-nhân các thứ Thắng luận”, tức nghĩa đó vậy, bởi ý Thập thiện vậy. Tu Thập thiện, trên phù hợp với tâm trời, các trời hoan hỷ, cầu quả báo trời tự nhiên, pháp đây là thắng, nên nói là Thắng luận vậy. Lại, Đại Phạm Thiên vương nói ra muốn luận, tức là tu định xuất, muốn nhập Niết-bàn, cũng là ái luận gồm vậy. Ở thế tục lại có phương thuật phục dược trường sinh luyện hình đổi sắc, tiên bay ẩn hình, xưng phương dược bí yếu đó là chân thật. Đó cũng lại ái luận độn sử gồm vậy; Thứ hai, căn cứ ngoại mà chọn lựa, tức là sách vở cuỉa ngoại đạo vậy. Nếu uống thuốc cầu biết, thông lợi minh đạt, suy tầm đạo lý, xưng phương dược đó là thắng là thật. Lực dược cạn biết chẳng thể soi xét xa, xúc chạm dược thì mất, dược hết thì mất, cũng chẳng phải là thật vậy. Nếu khoảng tráng lão đây vô vi dục, thiên chân rỗng lắng, dứt các khoe tiên, bỏ thế tục bặt tuyệt trí v.v… ngay hư vô đó, ôm ấp đó còn chẳng ra ngoài bốn kiến đơn, sao liên quan Thánh pháp. Giả sử khiến ra ngoài bốn kiến đơn, còn đọa trong bốn kiến phức, hành trong lưới kiến chẳng phải đạo giải thoát. Như Luận Lực Thọ Lê nước ngoài xướng chiêu mộ tuyển chọn năm trăm minh nạn, trong đó thứ nhất nói là: “Cù-đàm là một đạo cứu cánh, là số nhiều đạo cứu cánh”. Phật bảo: “Chỉ một đạo cứu cánh”. Luận Lực nói: “Các sư mỗi mỗi nói đạo cứu cánh”. Phật chỉ Lộc Đầu, và hỏi: “Ông biết người đó chăng?” Luận Lực nói: “Biết trong đạo cứu cánh, đó là Đệ nhất”. Phật bảo: “Nếu đó được đạo cứu cánh, cớ sao tự bỏ đạo đó mà làm đệ tử ta ư?” Luận Lực liền tỏ ngộ, tán thán trong Phật pháp riêng một đạo cứu cánh. Lại như Phạm chí Trường trảo nói: “Tất cả luận có thể phá, tất cả ngôn ngữ có thể chuyển, quán thật tướng các pháp, đến lâu chẳng được một pháp vào tâm”. Trong Thích Luận nói: “Phạm chí Trường trảo báo cũng không thấy”. Lại nói: “Cũng kế tính chẳng thể nói thấy”. Các loại như vậy có trăm vạn thứ hư vọng hý luận, bị hoặc lưu chuyển, lưới kiếm mênh mông, tà trí đầy tròn, xúc cảnh sinh sinh trưởng, hoặc lúc xếp lớp, có không làm có, không có làm không, cho đến có chẳng phải có chẳng phải không làm có, không chẳng phải có chẳng phải không làm không, trăm ngàn văn thư nước ngoài thảy đều thấy điên đảo, sinh tử các biên chẳng phải chân thật vậy. Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Bị vô minh gông cùm trói buộc trụ sinh tử, vòng quanh hai mươi lăm hữu chẳng thể được thoát”, tức nghĩa đây vậy; Thứ ba, căn cứ tiểu mà chọn lựa. Trong pháp Thanh văn cũng nói lìa có lìa không gọi là Thánh Trung đạo. Trong kinh Đại Tập nói: “Sa-môn Câu-lân- như mới đầu chứng đắc thấy biết chân thật, nhưng Tiểu thừa chẳng vận đại bi, chẳng cứu tế chúng sinh, lực công đức mỏng, chẳng cầu làm Phật, chẳng sâu cùng thật tướng, thì trí tuệ yếu kém. Tuy nói là lìa có lìa không gọi là Thánh Trung đạo. Là vì đoạn thường hai kiến biên, chân đế là Trung đạo. Tuệ vô lậu gọi là thấy, chứng pháp Niết-bàn gọi là biết. Tuy đoạn kiến tư, trừ diệt phần đoạn mà trú am tranh, chẳng phải lý cứu cánh. Đối sinh tử trước là có biên tức Niết-bàn là không biên, cả hai đều có thể phá có thể hoại, chẳng phải đạo chân thật vậy, chẳng gọi là thật tướng vậy; Thứ tư, căn cứ thiên mà chọn lựa là, các kinh Đại thừa cộng kinh ngôn thuyết, người kẹt phương tiện nói danh tự đã đồng, nghĩa phải phân biệt. Như trong Ma-ha-diễn nói: “Người của ba thừa đều dùng không lời nói đạo đoạn các phiền não”. Trong Trung luận nói: “Thật tướng các pháp, ba hạng người cùng đắc, người của Nhị thừa tuy cùng bẩm thọ không lời nói đạo, tự cầu ra khỏi khổ, không tâm đại bi, được không thì dừng. Hàng Bồ-tát độn căn cũng vậy. Hàng Bồ-tát lợi căn có tâm đại bi, vì vật mà sâu cầu thật tướng. Cộng thật tướng là trí như lửa đom đóm, cho nên chẳng phải thật, chẳng cộng thật tướng là trí như ánh sáng mặt nhật, cho nên là thật”. Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Đệ nhất nghĩa không, gọi là trí tuệ. Hàng Nhị thừa chỉ không, không không trí tuệ. Hàng Bồ-tát đắc, chẳng chỉ không, tức là Trung đạo tuệ, tức tuệ đây tịch mà thường chiếu. Hàng Nhị thừa chỉ đắc tịch đó, chẳng đắc tịch chiếu, nên chẳng phải là thật tướng. Bồ-tát đắc tịch lại đắc tịch chiếu tức là thật tướng”. Thấy chẳng không là, lại có nhiều thứ: Một, thấy chẳng không, lần lượt đoạn kết từ cạn đến sâu, đây là thật của tương tợ, chẳng phải chánh thật vậy. Hai, thấy chẳng không đủ tất cả pháp, mới đầu môn chữ A thì giải tất cả nghĩa, tức Trung tức giả tức không, chẳng một chẳng khác, không ba không một. Hàng Nhị thừa chỉ một tức, Biệt giáo chỉ hai tức, Viên giáo đủ ba tức, ba tức là chân thật tướng vậy. Trong Thích Luận nói: “Những gì là thật tướng? Nghĩa là Bồ-tát vào nơi một tướng, biết vô lượng tướng, vô lượng tướng lại vào một tướng. Hàng Nhị thừa chỉ vào một tướng. Biệt giáo tuy vào một tướng lại vào vô lượng tướng, chẳng thể lại vào một tướng. Hàng Bồ-tát lợi căn chứng không, nên vào một tướng, tức giả nên biết vô lượng tướng, tức trung lại vào một tướng, Bồ-tát như vậy sâu cầu biển lớn trí độ, một tâm tức ba, là thể chân thật tướng vậy, Hoa Nghiêm chẳng cộng Nhị thừa, chỉ căn cứ Bồtát ba trí lần lượt đắc, cũng chẳng phải chánh thật. Chẳng lần lượt đắc là chánh thật vậy. Nếu trong Phương Đẳng, bốn người đắc ba trí, ba người là hư, một người là thật. Đại phẩm ba tuệ nói ba trí thuộc ba người, hai trước chẳng sâu cầu, cạn mà chẳng phải thật, một người sau sâu cầu một tâm ba trí, cho nên là thật kinh đây nói: “Ông thật là con ta, không còn người của bốn ba, mười phương chắc thật cầu, lại không thừa nào khác, chỉ một thật tướng trí, quyết rõ pháp Thanh văn, chỉ nói đạo Vô thượng, thuần là một thật thể vậy. Trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Một thật đế thì không có có không, có không không hai nên gọi là một thật đế. Lại, một thật đế, gọi là không hư ngụy. Lại, một thật đế không có điên đảo. Lại, một thật đế chẳng phải chỗ ma nói. Lại, một thật đế, gọi là thường lạc ngã tịnh không khác của không giả trung, khác thì là hai. Hai nên chẳng phải một thật đế, một thật đế tức không tức giả tức trung, không khác không hai nên gọi là một thật đế. Nếu có ba khác tức là hư ngụy, pháp của hư ngụy chẳng gọi là một thật đế, không ba khác nên tức một thật đế, nếu khác tức là điên đảo, điên đảo chưa phá chẳng phải một thật đế, không ba khác nên không điên đảo, không điên đảo nên gọi là một thật đế. Khác là chẳng gọi là một thừa. Ba pháp chẳng khác đầy đủ viên mãn, gọi là một thừa. Thừa đó cao rộng, các thứ báu trang nghiêm nên gọi là một thật đế. Ma tuy chẳng chứng riêng khác không giả, mà năng nói riêng khác không giả. Nếu không giả trung chẳng khác là ma chẳng thể nói. Ma chẳng thể nói, gọi là một thật đế. Nếu không giả trung mà khác, gọi là điên đảo, chẳng khác, gọi là chẳng điên đảo, chẳng điên đảo nên không phiền não, không phiền não nên gọi là tịnh, không phiền não thì không nghiệp, không nghiệp nên gọi là ngã, không nghiệp nên không báo, không báo nên gọi là lạc, không báo thì không sinh tử, không sinh tử thì gọi là thường. Thường lạc ngã tịnh gọi là một thật đế. Một thật đế, tức là thật tướng. Thật tướng tức là chánh thể của kinh. Thật tướng như vậy tức không tức giả tức trung. Tức không nên phá tất cả phàm phu ái luận, tất cả ngoại đạo kiến luận. Tức giả nên phá ba tạng bốn môn nhỏ thật, phá ba người cộng thấy nhỏ thật, tức trung nên phá lần lượt thiên thật, không trở lại các pháp bốn đế nhân quả điên đảo nhỏ lệch v.v… cũng không danh của Tam bảo nhỏ lệch v. v… chỉ có thật tướng nhân quả bốn đế Tam bảo, rõ ràng đầy đủ, cũng đủ các phương tiện nhân quả bốn đế Tam bảo. Tại sao? Thật tướng là biển pháp giới, chỉ có ba đế đây tức chân thật tướng. Lại mở thật của thứ lớp tức là viên thật chứng đạo, là đồng vậy. Lại mở ba người cùng đắc thật, sâu cầu tức đến đáy vật. Lại mở ba tạng ba thật, quyết rõ pháp Thanh văn. Lại mở các kiến luận thật, ở kiến chẳng động mà tu đạo phẩm vậy. Lại mở các ái luận thật, ma giới tức là Phật giới vậy, hành ở chẳng phải đạo mà thông đạt Phật đạo, trong tất cả pháp đều có tánh an ổn, tức tuyệt đãi nói rõ thật, là thể kinh vậy”; Thứ năm, căn cứ thí dụ mà chọn lựa là, nay mượn ba dụ để chánh hiển bày chân ngụy, gồm nói rõ các ý mở hợp phá hội. Một, thí như ba loài thú qua sông đồng vào nơi nước, ba loại thú có mạnh yếu khác nhau, nước sông có đáy có bờ. Thỏ ngựa lực yếu, tuy qua đến bờ kia mà nổi cạn chẳng sâu lại chẳng thấu đáy. Chỉ voi lớn lực mạnh, đều được thấu đáy và đến bờ kia. Ba loại thú dụ ba hạng người, nước dụ tức không, đáy sông dụ chẳng không. Hàng Nhị thừa trí ít chẳng thể cầu sâu, dụ như loài thỏ và ngựa. Bồ-tát trí sâu dụ như voi lớn, nước mềm dịu dụ không, đồng thấy ở không chẳng thấy ở chẳng không. Đáy dụ thật tướng, Bồ-tát trí riêng thấu đáo là thấy không và chẳng không. Thấu đáo lại có hai thứ, voi nhỏ chỉ thấu đáy bùn sình, voi lớn thấu sâu đất thật. Biệt trí chỉ thấy chẳng không, trải qua riêng biệt chẳng phải thật, viên chẳng không cùng, hiển bày chân thật. Thí dụ như vậy chẳng phải chỉ chọn lựa phá thỏ ngựa Nhị thừa chẳng phải thật, cũng chọn lựa voi nhỏ chẳng không chẳng phải thật, mới thủ lấy voi lớn chẳng không làm thể kinh đây vậy. Đây là nói về trong không cộng làm chân đế, làm chọn lựa như đây vậy. Hai, thí dụ pha lê như ý, hai châu tương tợ, hình loại muốn đồng, mà pha lê chỉ không chẳng thể mưa báu, châu như ý cũng mưa báu. Châu pha lê không báu dùng dụ cho thiên không, châu như ý năng mưa dùng dụ cho Trung đạo. Đây là căn cứ có không hợp làm tục chọn lựa ngụy hiển bày chân. Nay thể kinh đồng châu như ý vậy. Lại chỉ nói về một châu như ý làm thí dụ là, được châu mà chẳng biết lực dụng, chỉ là châu mà thôi. Người trí được châu thì có nhiều chỗ được. Hàng Nhị thừa đắc không chứng không bèn ngưng dứt, hàng Bồ-tát đắc không bèn làm phương tiện lợi ích độ khắp tất cả. Đây là căn cứ hộp trung chân đế, chọn lựa được mất đó vậy. Nay kinh như người trí được châu như ý dùng làm thể kinh. Ba, thí dụ như vàng trong quặng đá. Hàng ngu phu không biết thấy đó cho là đá, ném vất nơi phẩn dơ, đều chẳng lãnh coi. Người khách buôn được đó thì nấu ra vàng, giữ gìn mà thôi. Thợ vàng được đó thì tạo làm các thứ xoa xuyến vòng kiền, tiên khách được đó luyện làm kim đan, bay lên trời vào trong đất sờ mó nhật nguyệt biến thông tự tại. Kẻ ngu phu là dụ cho tất cả phàm phu, tuy đầy đủ thật tướng mà chẳng biết tu tập. Người khách buôn dụ cho hàng Nhị thừa, chỉ đoạn quặng phiền não, gìn giữ vàng tức không, lại không làm gì khác. Người thợ vàng là dụ cho Bồ-tát Biệt giáo, với phương tiện khéo léo, biết không và chẳng phải không, ra giả hóa vật, trang nghiêm cõi Phật thành tựu chúng sinh. Tiên khách dụ cho Bồ-tát Viên giáo, tức sự mà chân, lúc mới phát tâm, bèn thành Chánh giác, được một thân vô lượng thân ứng nơi tất cả. Nay kinh chỉ lấy kim đan thật tướng dùng làm thể vậy. Căn cứ đồng mà làm thí dụ, từ đầu đến sau đồng là ở vàng. Phàm phu và Viên giáo đều là thật tướng vậy, căn cứ dị mà làm thí dụ là mới đầu, đá khác vàng, tiếp theo vàng khác đồ vật, đồ vật khác đan, đan sắc màu sạch suốt, loại như dầu trong, mềm dịu diệu đẹp, đâu đồng vòng xuyến, tướng trạng trái với sắc riêng biệt, nên chẳng một thứ. Đây căn cứ cùng đoạt phá hội chọn lựa được mất đó. Dẫn nêu ba thí dụ đây là, trước dụ căn tánh, căn tánh có cạn sâu, cạn được không đó. Sâu được giả đó lại được trung đó, tiếp theo dụ ba tình, tình đầu chỉ ra khỏi khổ chẳng chí cầu Phật đạo, thấy đế tức dứt. Tình kế tiếp trải qua biệt chẳng thể viên tu, tình sau rộng lớn khắp pháp giới cầu. Ba, thí dụ ba phương tiện. Nhị thừa phương tiện ít thủ vàng mà sống. Biệt giáo phương tiện mặt yếu năng trang sức mưu sinh. Viên giáo phương tiện, sâu nên năng nuốt mây thâu nạp kẻ hán. Nay nói rõ thể của thật tướng kinh đây, như voi lớn được thấu đáy sông bền chắc chẳng hoại, để thí dụ thể diệu. Viên châu mưa khắp, thí dụ dụng diệu đó. Trí khéo thành tiên, thí dụ tông diệu đó. Ba thí dụ đây tức là ba đức, chẳng dọc chẳng ngang gọi là Đại thừa, ở trong Đại thừa riêng chỉ chân tánh dùng làm thể kinh; Thứ sáu, căn cứ ngộ mà chọn lựa là. Phàm, pháp tướng chân chánh, thật như nói trên, hành chưa hợp lý, đâu được gọi là đế, luống nhọc bốn lần nói, theo lời sinh mê, nghe cháo cho là mềm mại, nghe tuyết cho là lạnh, nghe vỏ sò cho là ngửa lên, nghe chim hộc cho là động, trọn chẳng thể thấy sắc thật của sữa. Tình tối đi đêm, chẳng thể thấy đế, kêu gào cầu ăn, không có lý no, chấp mình là thật, ngoài ra là vọng ngữ. Đây có kia không, phải quấy qua lại khởi, lại thêm lưu động, sao gọi là đế? Nếu muốn thấy đế, hổ thẹn có sai nếu khổ đến sám hối, có cảm chư Phật, Thiền tuệ mở phát, quán tâm sáng sạch, tin hiểu hư dung. Bấy giờ còn gọi là trong tối thấy đào ngột phản phất chẳng rõ, người gỗ bụi trùng còn chẳng rành rẽ, nếu năng an nhẫn, pháp ái chẳng sinh, vô minh chợt phá, như gương sáng chẳng động, nước trong không sóng, cá đá sắc tượng nhậm vận tự rõ, tâm thanh tịnh thường một, người tôn diệu như vậy thì năng thấy Bát-nhã, lược vàng khoét mắt, một ngón hai ngón ba ngón phân minh, bấy giờ thấy sắc nói có cũng phải nói không cũng phải? Thế nào là có? Sắc của đích đích cùng nhãn tương ưng, lý của đế đế cùng trí tương xứng, gọi đó là không. Trong luận nói: “Tất cả thật, tất cả chẳng phải thật, cũng thật cũng chẳng thật, chẳng phải thật chẳng phải chẳng thật, như vậy đều gọi là thật tướng của các pháp. Như, Xálợi-phất nói: “An trú trong thật trí, ta định sẽ thành Phật, chỗ trời người cung kính. Bấy giờ mới gọi là, diệt hết không còn thừa”. Đó gọi là chân thật thấy thể. Nên trong kinh Niết-bàn nói: “Tám ngàn Thanh văn ở trong kinh Pháp Hoa thấy tánh Như Lai, như mùa thu gom mùa đông tàng, lại không chỗ làm”. Nói về lý rõ không chỗ làm, đây là lý cứu cánh vậy.Nói về giáo không chỗ làm, nghe giáo đây rồi lại chẳng nghe khác vậy. Nói về hạnh không chỗ làm là tu hạnh đây rồi, chẳng thay đổi vết, các thứ như vậy v.v… nghĩa không chỗ làm, tóm lược mà nói, tùy trí diệu ngộ được thấy thể kinh, phải dùng ý tùy trí diệu ngộ trải qua trong cảnh các đế, tiết tiết có tùy tình, trí tùy tình tùy trí, các thứ phân biệt, 772 chọn lựa các tình tưởng khác, chỉ lấy tùy trí rõ thấy thể kinh vậy.
Hỏi: Chánh lý Duy thức, ngã pháp vốn không, chúng sinh vọng chấp hai tâm ngã pháp từ đâu mà khởi?
Đáp: Từ hai thức thứ sáu thứ bảy duyên chỗ thức khởi. Trong luận Duy thức nói: “Các tâm tâm sở do y tha khởi vậy, cũng như huyễn sự chẳng phải chân thật có. Vì khiển trừ vọng chấp ngoài tâm tâm sở thật có cảnh vậy, nói chỉ có thức. Nếu chấp Duy thức chân thật có là, như chấp cảnh bên ngoài cũng là pháp chấp. Nhưng các pháp chấp lược có hai thứ: Một là, câu sinh, hai là, phân biệt. Câu sinh pháp chấp từ thời vô thủy đến nay, hư vọng phân biệt, nhân lực bên trong luôn cùng thân câu, chẳng đợi tà giáo và tà phân biệt, mặc tình mà chuyển, nên gọi là câu sinh. Đây có hai thứ: Một, thường tương tục, ở thức thứ bảy duyên thức thứ tám, khởi tướng tự tâm, chấp làm thật pháp; Hai, gián đoạn, là ở thức thứ sáu duyên chỗ thức biến tướng uẩn xứ giới, hoặc tổng hoặc biệt, khởi tướng tự tâm chấp làm thật pháp. Hai pháp chấp đây tinh tế nên khó đoạn, trong sau Thập Địa nhiều lần tu tập, duyên quán pháp không mới năng trừ diệt. Phân biệt pháp chấp cũng do lực ngoại duyên hiện tại, chẳng phải cùng thân câu, cần phải đợi tà giáo và tà phân biệt, sau đó mới khởi, nên gọi là phân biệt, chỉ tại trong ý thức thứ sáu. Có đây cũng hai thứ: Một, duyên chỗ tà giáo nói tướng uẩn xứ giới, khởi tướng tự tâm, phân biệt kế độ chấp làm thật pháp. Hai, duyên chỗ tà sư nói tướng tự tánh v.v… khởi tướng tự tâm, phân biệt kế độ chấp làm thật pháp. Hai pháp chấp đây thô nên dễ đoạn. Lúc vào sơ địa, quán tất cả pháp pháp không chân như tức năng trừ diệt, như vậy chỗ nói tất cả pháp chấp, pháp bên ngoài tự tâm hoặc có hoặc không, pháp bên trong tự tâm, tất cả đều có, cho nên pháp chấp đều duyên pháp bên trong tự tâm, tất cả đều có, cho nên pháp chấp đều duyên chỗ tự tâm hiện tợ pháp, chấp làm thật có, nhưng tướng tợ pháp từ duyên sinh vậy, là như huyễn có, chỗ chấp thật pháp vọng kế độ vậy, quyết định chẳng phải có, nên Đức Thế Tôn nói: “Từ thị phải biết chỗ các thứ duyên, chỉ chỗ thức hiện, tánh y tha khởi, như huyễn sự thảy”. Như vậy, chỗ ngoại đạo và các thừa khác chấp lìa thức ngã pháp đều chẳng phải thật có, nên tâm tâm sở quyết định chẳng dùng các pháp sắc v.v… bên ngoài làm sở duyên duyên. Duyên dụng hẳn nương thể thật có vậy. Giải thích: Nếu chấp Duy thức chân thật có là, như chấp cảnh bên ngoài, cũng là pháp chấp là, do lý đó nên chỉ nên khiển trừ cảnh của bên ngoài tâm kia đồng sừng thỏ không, năng duyên tâm kia như huyễn sự có, nên phần ít chẳng đồng, chẳng phải nghĩa là tức tâm cũng gọi là thật có. Lại, phàm ngoài tâm chấp ngã chấp pháp là, có hai thứ: Một, như ngoại đạo v.v… chấp lìa tâm v.v… riêng có một vật là thường là một, gọi đó là ngã. Đó là vọng kế sở chấp, thể nó đều không; Hai, sơ sở duyên duyên pháp của bản chất, tâm của năng duyên thân duyên đó chẳng đắm trước, cũng gọi là ngoài tâm. Đó là y tha, thể nó là có.
Hỏi: Hai thức thứ sáu thứ bảy chấp sinh ngã kiến năng khởi kế xứ, ở trong ngoài tâm, thế nào là có không?
Đáp: Trong luận nói: “Chỗ nói như vậy, tất cả ngã chấp, uẩn ngoài tự tâm hoặc có hoặc không” là, giải thích: năng duyên duyên xứ chẳng đắm trước đều gọi là ngoài tâm. Thức thứ bảy chấp ngã ngoài tâm chỉ có thức thứ sáu chấp ngã. Uẩn của ngoài tâm, hoặc là ở không. Trong luận nói: “Uẩn trong tự tâm tất cả đều có” là, thân sở duyên vậy chẳng kể tức lìa chấp làm ngã là ảnh tượng hẳn có, nên không có ít pháp năng thủ ít pháp, chỉ có tự tâm trở lại thả tự tâm nên đều duyên uẩn, đây đều là biện rõ ngã sở y vậy. Trong luận nói: “Cho nên ngã chấp đều duyên vô thường tướng năm thủ uẩn vọng chấp làm ngã là, kết thành nghĩa trước, ảnh tượng tướng phần hẳn là uẩn vậy, duyên đây làm ngã, nghĩa hiển bày Đại thừa thân duyên ở không, tâm chẳng sinh vậy, thành sở duyên duyên hẳn hữu pháp vậy. Trong luận nói: “Nhưng tướng các uẩn từ duyên sinh vậy, là như huyễn có, vọng chỗ chấp ngã giăng bày kế độ nên quyết định chẳng phải có. Lại, các ngoại đạo v.v… phần nhiều ở nơi tâm vương chấp làm chủ tể tác giả thọ giả, cho chẳng thể biết vốn không tự tánh, tùy duyên lưu chuyển vậy”. Trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Phật bảo: “Ca-diếp! Thí như bệnh nghẹt cổ họng tức năng đoạn mạng sống. Như vậy, Ca-diếp! Trong tất cả kiến chỉ có ngã kiến tức thời năng đoạn ở mạng trí tuệ”. Nên biết, pháp ngã kiến là, trái cảnh hiện lượng, chướng trí pháp không. Nhân ngã kiến là làm căn sinh tử đoạn mạng trí tuệ, chẳng vào Tông Kính, hai hoạn nạn khó tiêu.
Hỏi: Ngã pháp mỗi mỗi lấy gì làm nghĩa?
Đáp: Ngã, là nghĩa chủ nghĩa tể. Ngã có lực tự tại, tể lực cắt đoạn, nghĩa đồng ngã vậy. Chủ là ngã thể, tể là ngã sở, hoặc là ngã dụng. Pháp, là chấp trì, chấp nghĩa là quỷ phạm có thể sinh vật giải, trì nghĩa là nắm giữ, chẳng xả bỏ tự tướng.
Hỏi: Ngã, nghĩa là chủ tể, hai nghĩa chủ tể mỗi mỗi thuộc thức nào? Phải biết nguồn bịnh có ngã, mới ban diệu dược vô ngã ư?
Đáp: Chủ là câu sinh ngã, không phân biệt nên thuộc ngã thức thứ bảy. Tể là phân biệt ngã có cắt đoạn nên thuộc ngã thức thứ sáu.
Hỏi: Phàm có hành xử không gì chẳng phải là ngã là chủ tể, cớ sao nói tất cả chỉ là thức ư?
Đáp: Ngoại đạo ở Tây vức phần nhiều chấp thân có thần ngã nên năng khiến thân động tác, nếu không thần ngã, ai sai khiến thân? Bồ-tát Long Thọ phá rằng: Thân là tướng thức tự năng sai khiến thân chẳng đợi thần vậy. Như tánh lửa năng thiêu đốt vật, chẳng phải nhờ ở người. Trong kinh Mật Nghiêm nói: “Thức A-lại-da luôn cùng tất cả pháp nhiễm tịnh mà làm chỗ nương tựa, là cảnh hiện pháp lạc trú Tammuội của các Thánh nhân người trời v.v… các thú, cõi nước chư Phật đều lấy làm nhân, thường lấy các thừa mà làm chủng tánh, nếu năng liễu ngộ tức thành Phật đạo, tất cả chúng sinh có đủ công đức oai lực tự tại, cho đến có sinh nơi hiểm nạn, thức A-la-hán luôn trú trong đó làm chỗ nương dừng. Đây là chúng sinh từ thời vô thủy, giới (nhân) các nghiệp tập khí năng tự tăng trưởng, cũng năng tăng trưởng bảy thức khác. Do đó, phàm phu chấp là ngã bên trong năng tác sở tác. Này các Nhân giả! Ý tại trong thân như gió chuyển nhanh, gió nghiệp thổi chủng khắp nơi các căn, bảy thức đồng thời như sóng mà khởi. Chỗ ngoại đạo chấp thắng tánh vi trần tự tại v.v… đều là thức A-lại-da thanh tịnh. Này các Nhân giả! Thức A-la-hán do nghiệp lực trước và ái làm nhân, thành tựu thế gian khá nhiều phẩm loại. Người vọng kế chấp làm tác giả”. Trong kinh Lăng-già nói: “Quán các chúng sinh như thây chết không biết, vì vọng tưởng nên thấy có qua lại, nếu lìa vọng tưởng như thây chết kia không quỷ vào trong. Vậy biết người cũng như vậy chỉ có bốn đại, không người vào trong”. Trong luận Đại Trí Độ nói: “Hỏi: “Có hơi khí ra vào thì là ngã tướng, thấy nhuận thọ mạng tâm khổ vui thương ghét tinh cần v.v… là ngã tướng. Nếu không ngã, sao có hơi khí ra vào thấy nhuận thọ mạng tâm khổ vui thương ghét tinh cần v.v… đó? Phải biết có ngã ở trong động phát, nên tâm thọ mạng cũng là ngã pháp. Nếu không ngã như trâu không cưỡi, có ngã nên năng chế tâm vào pháp chẳng làm buông lung. Nếu không ngã là ai chế ngự tâm? Chịu khổ vui là ngã, nếu không ngã là như cây gỗ thì không nên riêng biệt khổ vui. Thương ghét tinh cần cũng như vậy. Ngã tuy vi tế, chẳng thể dùng năm tình mà biết, nhân tướng đó nên có thể biết là có?” Đáp: “Các tướng đó đều là tướng thức, có thức là có hơi thở ra vào, thấy nhuận thọ mạng v.v… nếu thức lìa thân thì không. Nếu ông nói ngã thường khắp cùng vậy, thì người chết cũng nên có thấy nhuận, hơi thở vào ra, thọ mạng v.v… Lại nữa, hơi thở vào ra v.v… là sắc pháp, tùy lực gió tâm nên động phát, đó là tướng thức, chẳng phải là tướng ngã, thọ mạng là tâm tương ưng hành cũng là tướng thức”. Hỏi: “Người trong định không tâm, hoặc lúc ngủ không mộng, hơi thở cũng ra vào, có thọ mạng, cớ sao nói đều là tướng thức?” Đáp: “Định không tâm v.v… thức tuy tạm không, mà không lâu hẳn trở lại sinh, thức chẳng xả bỏ thân vậy. Lúc có thức thì nhiều, lúc không thức thì ít, cho nên gọi là tướng thức. Như người cất bước đi ra, chẳng được nói nhà đó không chủ, khổ vui thương ghét tinh cần v.v… là tâm tương ưng, cộng duyên tùy tâm hành, tâm có nên bèn có, tâm không nên bèn không. Vì vậy cho nên tướng thức chẳng phải tướng ngã. Lại nói: Bốn đại và sắc được tạo bao quanh hư không, nên gọi là thân. Trong đó, trong ngoài vào nhân duyên hòa hợp sinh thức chủng, thân được là chủng hòa hợp làm các thứ sự nói năng ngồi dậy đi lại, không trong sáu thứ hòa hợp, cưỡng gọi là nam, cưỡng gọi là nữ. Nếu sáu thứ là nam, nên có sáu nam, chẳng thể dùng một làm sáu, sáu làm một. Đã ở trong địa chủng, không tướng nam nữ, cho đến thức chủng cũng không tướng nam nữ. Nếu không trong mỗi mỗi, trong hòa hợp cũng không, như sáu con chó mỗi mỗi chẳng thể sinh sư tử, hòa hợp cũng chẳng thể sinh, tánh không vậy.
Hỏi: Trong kinh nói chỗ có ngã kiến tất cả đều duyên năm thủ uẩn khởi, thật ngã nếu không, cớ sao được có các sự nhớ biết tụng tập ân oán v.v… nếu thật không ngã, thì mọi sự nhớ biết v.v… chẳng thành, ai là chủ tể?
Đáp: Pháp của năm uẩn là căn cứ chúng sinh giới nói, tình có biên sự, dùng trí tìm xét, năm uẩn đều không. Trong kinh nói: “Thân đó như nước bọt nhóm tụ, chẳng thể vốc xoa, tức sắc uẩn không. Thân đó như nước bọt chẳng được dừng lâu, tức thọ uẩn không. Thân đó như lửa từ khát ái sinh, tức tưởng uẩn không, thân đó như trong lá chuối không có bền chắc, tức hành uẩn không. Thân đó như huyễn, từ điên đảo khởi, tức thức uẩn không, năm uẩn đã không, ai làm chủ tể? Chỗ có phân biệt là vọng thức phan duyên, nói năng đi lại chỉ là chỗ lực phong lay chuyển, lìa ngoài tình chấp khoảng giữa chỉ có tánh không. Nên biết, ngã chỉ có danh, danh cũng không tánh, danh thể đều không, ngã pháp sao có? Trong luận Duy Thức nói: “Lại các chỗ chấp thật có, ngã thể là có tác dụng hay không tác dụng? Nếu có tác dụng, như tay chân v.v… nên là vô thường. Nếu không tác dụng, như sừng thỏ v.v… nên chẳng phải thật ngã. Nên chỗ chấp ngã, cả hai đều chẳng thành”. Lại mọi sự nhớ biết v.v… đều từ lực của bản thức huân tập mà được thành tựu. Cho đến chỗ chấp thật ngã đã thường không biến, sau nên như trước là sự chẳng phải có, trước nên như sau là sự chẳng phải không. Vì sau và trước thể không riêng biệt vậy. Nếu cho rằng: ngã dụng trước sau biến khác chẳng phải 776 ngã thể, lý cũng chẳng như vậy. Dụng chẳng lìa thể, nên thường có vậy. Thể chẳng lìa dụng nên chẳng phải thường vậy, nhưng các hữu tình mỗi mỗi có bản thức, một loại tương tục giữ gìn chủng tử, cùng tất cả pháp lại qua lại làm nhân là sức huân tập vậy, được có mọi sự nhớ biết v.v…
như vậy. Nên trong kinh Đại Bảo Tích có kệ tụng nói:
“Pháp đồng cây cỏ không hay biết
Nếu lìa nói tâm chẳng thể được
Chúng sinh tự tánh không chỗ có
Tất cả các pháp cũng như vậy”.
Nếu hiện tại ấm nhập giới là niệm niệm chẳng trú. Tại sao? Pháp thế gian không có một niệm trú. Nếu có một niệm, là trú trong một niệm cũng có sinh trú diệt, sinh trú diệt đó cũng lại chẳng trú, như trong sinh trú diệt có ấm giới nhập trong ngoài, ấm giới nhập trong ngoài đó cũng có sinh trú diệt. Nếu chẳng trú như vậy, tức là chẳng phải ngã chẳng phải ngã sở. Lại, Phật dạy: “Từ xưa đến nay không ngã không nhân, không có trượng phu, chỉ là tâm bên trong thấy có ngã nhân, lúc tâm bên trong khởi, kia đã hại ngã tức gọi là hại. Cho đến, trong đó không có một pháp, hòa hợp tu tập quyết định thành tựu, được gọi là Phật gọi là pháp gọi là tăng, gọi là cha, gọi là mẹ, gọi là A-la-hán”; quyết định có thể thủ là, lại có kệ tụng nói:
“Cúi ngưỡng duỗi co đứng đi lại, trong trông nhìn nói năng không thật, gió nương thức nên có chỗ làm, thức đó tướng diệt niệm niệm không. Đây kia nam nữ có ngã tâm, không trí tuệ nên vọng thấy có, khóa xương liền nhau da thịt đậy, cơ quan động tác như người gỗ, trong tuy không thật ngoài tợ người, thí như vàng nóng ném trong nước, cũng như lửa hoang đốt rừng trúc, nhân duyên hòa hợp có tiếng vang”. Trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:
“Bồ-tát tất cả nghiệp quả báo,
Đều là chỗ trí vô tận ấn,
Vô tận như vậy tự tánh tận,
Cho nên vô tận phương tiện diệt.
Bồ-tát quán tâm chẳng tại ngoài,
Cũng lại chẳng được ở tại trong,
Biết tâm tánh đó không chỗ có,
Ngã pháp đều lìa trọn tịch diệt,
Các Phật tử kia biết như vậy,
Tất cả pháp tánh thường không tịch,
Không có một pháp năng tạo tác,
Đồng nơi chư Phật ngộ vô ngã”.
Trong kinh Đại Tập nói: “Nếu lại có nói nhãn sắc do nhân duyên nên có ngã là, nghĩa đó chẳng như vậy, tại sao? Trong nhãn không ngã, sắc cũng như vậy, mà trong hòa hợp cũng lại không ngã. Hòa hợp nhân duyên sinh ở nhãn thức, trong thức như vậy cũng lại không ngã, trong phong (gió) trong không đều cũng không ngã, như vậy suy tầm trọn chẳng thể được, thức đây chỉ là mười hai nhân duyên, như vòng lưu chuyển, lìa mười hai nhân duyên thức không thể thấy. Chỉ nhân thức sinh danh sắc, cho đến thì có suy già và cả bệnh chết, các pháp như vậy v.v… nhân nhãn thức sinh, mà nhãn thức đó chẳng phải từ phương Đông lại, phương Nam, Tây, Bắc, bốn gốc trên dưới cũng lại như vậy. Chỗ niệm của nhân sinh ra căn thức là niệm đó cũng diệt, nhãn thức chẳng trú, trong niệm thứ hai cũng chẳng nói niệm, ngươi trú ta diệt, mà pháp diệt đó cũng chẳng phải lại đi đến mười phương, mà cũng chẳng chuyên một xứ trú dừng, cho nên các pháp do nhân duyên nên sinh. Nếu lìa nhân duyên thì chẳng được sinh, nhân nhân duyên sinh, nhân nhân duyên diệt, nhân duyên như vậy gọi là pháp tương tục, cho nên phải biết thật không có ngã, mà là nhân duyên cũng không tác giả, không có thọ giả, không có khởi giả, không có tha khởi giả, cho nên không ngã. Nếu không ngã là, ngã đã là không thì ngã sở cũng không, tại sao? Thể tánh tự nhiên nên vậy, cho nên tánh nhãn không ngã ngã sở, không có tích tụ, chẳng phải tụ chẳng phải tán, tức sinh diệt vậy, tất cả các pháp cũng lại như vậy. Nhân duyên phong đó cũng vào trong căn, xoay tả chuyển hữu, thanh tịnh chiếu rõ, phong kia như huyễn cũng chẳng thể bắt. Lại tuy tợ có, năng tác sở tác, hai sự cùng thành chỉ từ duyên sinh đều không tự tánh, chẳng biết nhân của Duy thức, đều chấp làm thật ngã, như trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Phật bảo: Tỳ-kheo! Thí như hai tay cùng vỗ, âm thanh phát ra từ trong đó, ngã cũng như vậy”.