TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 66

Phàm đã không ngã cũng không ở nhân, cho đến chúng sinh thọ giả, mười sáu thấy biết v.v… Như trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Phật dạy: Như nói danh sắc trói buộc chúng sinh, nếu danh sắc diệt thì không chúng sinh, lìa danh sắc rồi không riêng biệt chúng sinh, lìa chúng sinh rồi không riêng biệt danh sắc, cũng gọi là danh sắc trói buộc chúng sinh, cũng gọi là chúng sinh trói buộc danh sắc”. Sư Tử Hống thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Như nhãn chẳng tự thấy, tay chẳng tự xúc chạm, dao chẳng tự cắt, ái chẳng tự thọ, cớ sao Đức Như Lai nói danh sắc trói buộc chúng sinh, tại sao? Nói danh sắc là, tức chúng sinh, nói chúng sinh là tức danh sắc. Nếu nói danh sắc trói buộc chúng sinh tức là danh sắc trói buộc danh sắc”. Phật dạy “Này thiện nam! Như lúc hai tay hợp, thì không pháp khác lại hợp vậy. Danh đó và sắc cũng lại như vậy, vì nghĩa đó, nên ta nói danh sắc trói buộc chúng sinh, nếu lìa danh sắc thì được giải thoát”. Giải thích: Như lúc hai tay hợp thì không pháp khác là hai tay tuy có tương hợp, vì chỉ là dụng của một thân nên không pháp khác, nếu dùng một tay hợp thì nghĩa chẳng thành. Như danh sắc chúng sinh tuy là chẳng khác, nhưng cần nhân danh sắc trói buộc chúng sinh, cần lìa danh sắc mới được giải thoát. Tất cả các pháp lìa hợp buộc thoát cũng như vậy. Trong kinh Duy-na nói: “Pháp không có nhân, khoảng trước sau đoạn vậy”. Pháp sư Tăng Triệu nói: “Trời sinh muôn vật, lấy con người làm quý, thủy chung chẳng cải đổi gọi đó là nhân” ngoại đạo lấy nhân gọi là thần, cho rằng thủy chung chẳng biến, nếu pháp khoảng trước sau đoạn, mới mới chẳng đồng, mới mới chẳng đồng thì không gì chẳng biến đổi đó. Không gì chẳng biến đổi đó thì không nhân vậy. Đã khoảng trước không nhân, khoảng sau không thọ giả, khoảng giữa không ngã không chúng sinh. Thế gian phàm chỗ có pháp đều là ý ngôn phân biệt, lập danh tướng đó, đều không thật nghĩa, chúng sinh chẳng rõ vọng có chỗ được, chìm đắm trong đó chẳng thể lìa khỏi. Do đó chư Phật dùng phương tiện nói nhân không pháp không, chánh nghĩa Duy thức, ở trong danh tướng hư dối mà năng chấp nhổ ra, như trong luận Đại Trí Độ nói: “Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp không không căn bản, như mộng, như huyễn v.v… thì chúng sinh trú tại xứ nào? Mà Bồ-tát cứu vớt ra”. Ý của Tu-bồ-đề cho rằng như người chìm đắm trong bùn sình sâu mà được cứu vớt ra. Phật đáp: “Chúng sinh chỉ trú trong danh tướng hư dối nghĩ tưởng phân biệt”. Ý Đức Phật nói trong tất cả pháp không quyết định thật, chỉ phàm phu hư dối nên đắm trước, như người trong tối, thấy tợ người vật, cho rằng là thật người mà sinh khiếp sợ. Lại như chó dữ đến trong giếng tự sủa hình bóng nó, trong nước không chó, chỉ có tướng nó mà sinh ác tâm lao vào giếng mà chết, chúng sinh cũng như vậy. Bốn đại hòa hợp nên gọi là thân, nhân duyên sinh thức hòa hợp nên cử động nói năng. Người phàm phu ở trong đó khởi nhân tướng sinh ái sinh sân, khởi tội nghiệp, đọa ba ác đạo. Bồ-tát lúc hành Bát-nhã ba-la-mật, xót thương chúng sinh, dùng các thứ nhân duyên giáo hóa khiến biết pháp không mà cứu vớt ra khởi đó, nói là: Pháp ấy đều rốt ráo không, không chỗ có, chúng sinh điên đảo hư dối nên thấy tợ có, như hóa như huyễn như thành Cànthác-bà, không có thật sự, chỉ dối hoặc mắt người, cho đến, Phật bảo: “Tu-bồ-đề! Nếu các pháp đáng thật có như mảy may, lúc Bồ-tát ngồi đại tràng, chẳng thể biết tất cả pháp không, không tướng, không chỗ có, đắc thành A-nậu-đa-la-tam-niệu-tam-bồ-đề cũng chẳng thể dùng pháp đó làm lợi ích chúng sinh v.v… lại nói: “Như người đi xa một mình dừng ngủ trong đình trống, trong đêm có quỷ vác một thây chết đến đặt trước người đó. Lại có một quỷ từ sau đến, sân mắng quỷ trước bảo: “Đó là thây ta cớ sao vác lại?” Quỷ trước lại nói : “Vốn là vật của ta, ta tự vác lại”. Hai quỷ mỗi mỗi dùng một tay tranh dành đó. Quỷ trước nói: “Có thể hỏi người này”. Quỷ sau liền hỏi: “Ai là người chết? Ai vác đem lại, người đó tư duy”. Hai quỷ đây đều có sức mạnh, nói thật nói dối đều chẳng khỏi chết. Ta nay không nên đáp dối.” Bèn trả lời với quỷ sau rằng: “Quỷ trước vác lại”. Quỷ sau sân hận nhổ bức tay chân người đó ra đặt để trên đất, quỷ trước thẹn đó, lấy thây bù đắp đó, bù đắp đó bèn đặt vai tay chân v.v… khắp thân đều đổi khác, khi đó hai quỷ cùng ăn chỗ thân của người đổi khác sống, mỗi mỗi lau miệng chia ra mà đi, người ấy tư duy: “Cha mẹ sinh thân, mắt thấy ăn hết, nay thân ta đây đều là thịt kẻ khác, là có thân ư? Hay không thân ư?” Tư duy như vậy tâm ôm hoài mê loạn, giống như người cuồng chẳng biết chỗ gá, đến lúc trời đã sáng tìm đường mà đi, đến cõi nước trước thấy có tháp Phật, phàm thấy chúng tăng chẳng luận mọi sự khác chỉ hỏi thân mình 70 là có hay không, các Tỳ-kheo hỏi: “Ông là người nào?” Ông ấy đáp: “Tôi cũng không biết là người hay chẳng phải người” và liền nói rộng sự việc trên, chúng tăng đều bảo: “Người này tự biết thân mình không ngã, dễ có thể hóa độ”. Bèn liền bảo đó rằng: “Thân ông xưa nay luôn tự không ngã, chỉ do bốn đại hòa hợp tụ tập, chấp là bản thân, như bản thân ông cùng nay không khác”. Khi ấy các Tỳ-kheo độ người đó cho làm sa- môn, đoạn hết phiền não, đắc A-la-hán” cho nên có lúc đối với thân người khác cũng chấp là ngã, đã không ngã vậy, có lúc đối với ngã cho là tha nhân, nên trong kinh Văn- thù Vấn nói: “Có người già ban đêm nằm, tay xúc chạm hai đầu gối mà bèn hỏi rằng: “Sao lại có hai trẻ nhỏ được ư?” Thân nếu có ngã cớ sao chẳng biết mà cho là trẻ nhỏ? Nên biết tính ngang đều không định thật. Lại nói: “Bồ-tát nghĩ rằng: “Các pháp không, không ngã, không chúng sinh, mà từ nhân duyên nên có bốn đại sáu thức, là mười pháp mỗi mỗi có lực, năng sinh năng khởi năng có chỗ làm, như địa năng gìn giữ, thủy năng nát, hỏa năng tiêu, phong năng xoay chuyển, thức năng phân biệt, là mười pháp mỗi mỗi có chỗ làm, chúng sinh điên đảo, nên cho là nhân làm ngã làm, như da xương hòa hợp nên có tiếng nói, kẻ mê hoặc cho là người nói, như lửa đốt cháy rừng trúc khô phát ra âm thanh lớn, trong đó không có tác giả, lại như người gỗ người huyễn người hóa, tuy năng động tác mà không tác giả, mười pháp đây cũng như vậy”. Trong Quảng Bách Luận nói: “Nếu tùy tự giác chấp có ngã là, đâu chẳng chỉ duyên thân vô thường v.v… hư vọng phân biệt chấp là thật ngã. Tại sao? Hiện tại thế gian chỉ thấy duyên thân v.v… trước sau tùy duyên phân vị sai biệt, hư vọng tính lường ta béo ta gầy ta hơn ta kém, ta sáng ta tối, ta khổ ta vui, thân v.v… vô thường có thể có sự đó, thường trú thật ngã không sai biệt đây, do đó mà sánh biết, tất cả ngã kiến đều không thật ngã dùng làm cảnh giới, chỉ duyên thân v.v… hư vọng làm cảnh, tùy tự vọng tưởng giác tuệ sinh vậy, như duyên dây trong tối điên đảo chấp là rắn. Trong luận Bảo Hành Vương Chánh có kệ tụng nói:

“Như người nương gương sạch,

Được thấy ảnh mặt mình,

Ảnh đó chỉ được thấy

Một hướng chẳng chân thật,

Ngã kiến cũng như vậy,

Nương ấm được hiển hiện,

Như thật kiểm chẳng có,

Giống như ảnh mặt gương”.

Trong luận Hiển Dương nói: “Hỏi: Nếu chỉ có uẩn không ngã riêng biệt là ai thấy ai nghe ai năng liễu biệt?” Cho đến có kệ tụng đáp:

“Như sáng dụng năng chiếu,

Lìa sáng không thể khác,

Cho nên ở trong ngoài,

Không nghĩa không ngã thành”.

Luận nói: “Hiện thấy thế gian tức nơi thể ánh sáng có dụng năng chiếu, nói là chiếu, lìa ngoài thể ánh sáng, không chiếu riêng biệt là nhãn v.v… như vậy có dụng thấy v.v… nói là thấy, cho đến liễu biệt, không thấy riêng biệt v.v… cho nên các pháp v.v… trong ngoài không có ngã”.

Hỏi: Nếu thật không ngã, cớ sao thế gian có nhiễm có tịnh?

Đáp: Các pháp nhiễm tịnh từ nhân duyên sinh, chẳng do thật ngã.

Tại sao? Có kệ tụng nói:

“Như vật ngoài thế gian,

Lìa ngã có tổn ích,

Trong tuy không thật ngã,

Nghĩa nhiễm tịnh nên thành”.

Luận nói: “Như vật ngoài thế gian tuy không có ngã mà có các thứ tai hoạch thuận ích sự nghiệp thành tựu, như vậy pháp bên trong tuy không có ngã mà có nghĩa các thứ nhiễm tịnh thành, cho nên không lỗi”

Hỏi: Đã nhân pháp đều không, nếu thật không ngã thì ai chịu sinh tử, quả báo y chánh? Hoặc lại nhàm chán khổ cầu hướng đến Niết-bàn, buộc thoát, đi lại, lên xuống v.v… mọi sự ư?

Đáp: Tuy không tác giả, mà có tác nghiệp, do lực các duyên đến nơi đời sau tương tục chẳng đoạn, chỉ lấy thức làm chủng, năng có các sự nhàm cầu ghi nhớ v.v… trong kinh Đại Niết-bàn nói: “Bồ-tát Sư Tử Hống thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Chúng sinh năm ấm không, không chỗ có thì ai có thọ giáo tu tập đạo ư?” Phật dạy: “Này thiện nam! Tất cả chúng sinh đều có niệm tâm, phát tâm, tâm chuyên cần tinh tấn, tâm tin tâm định, các pháp như vậy v.v… tuy niệm niệm diệt, do có tương tợ tương tục chẳng đoạn nên gọi là tu đạo, cho đến như đèn tuy niệm niệm mà có ánh sáng phá trừ tối tăm các pháp niệm v.v… cũng lại như vậy. Như chúng sinh ăn tuy niệm niệm diệt, cũng năng khiến người đói mà được đầy no. Thí như thuốc tốt tuy niệm niệm diệt, cũng năng lành bệnh. Ánh sáng nhật nguyệt tuy niệm niệm diệt, cũng năng tăng trưởng cỏ cây lùm rừng, này thiện nam! Ông nói niệm niệm diệt mà cớ sao tăng trưởng là, tâm chẳng đọan nên gọi là tăng trưởng”. Như trong kinh Tịnh Danh có kệ tụng nói: “Tuy không ngã không tạo không thọ giả nghiệp của thiện ác cũng chẳng mất mất nghiệp nhân của thiện ác quả báo của khổ vui chẳng phải có nhân ngã năng tác năng thọ chỉ là thức giữ nhân quả chẳng mất”. Như các bậc sư xưa nói: “Chúng sinh làm thiện ác mà thọ báo đó, là đều do tâm thức chúng sinh, ba đời tương tục niệm niệm tương truyền, như đời nay năm uẩn hiện hành, do thức chủng đời trước làm nhân khởi quả đời nay. Đời nay có tác nghiệp huân chủng mà làm nhân hiện hành đời sau, chuyển đổi nối nhau làm nhân quả vậy. Lại nghiệp của thiện ác, đều do tâm thức mà khởi nghĩa là niệm trước tạo được nghiệp thiện ác, nhưng một niệm đây thức tuy diệt, mà niệm sau tâm thức sinh, đã là tâm thức tương truyền chẳng đoạn, tức năng giữ gìn nghiệp của thiện ác mà cũng chẳng mất, vì do thức giữ gìn vậy. Trong luận Duy Thức nói: “Nhưng loại hữu tình, thân tâm tương tục, nghiệp lực phiền não chuyển xoay các thú, nhàm chán loạn khổ nên cầu hướng đến Niết-bàn. Do đây nên biết định không thật ngã, chỉ có các thức từ thời vô thủy lại, trước diệt sau sinh nhân quả tương tục, do vọng huân tập tợ tướng ngã hiện, người ngu ở trong đó vọng chấp làm ngã, nên biết nhàm chán khổ cầu vui, bỏ đây sinh kia, thì nghiệp biết không ngã, nếu quyết định có ngã có thể thì chẳng năng đi lại, tùy duyên khởi diệt, vì quyết định có nên chẳng thể dời đổi, chỉ là thức tâm như huyễn không định vậy, là lý từ phàm vào thánh. Trong luận Đại Trang Nghiêm nói: “Hỏi: Có buộc thì có mở, không ngã thì không có buộc, nếu không có buộc, thì ai được giải thoát? Đáp: Tuy không có ngã mà còn có buộc mở, tại sao? Phiền não khuất lấp thì là chỗ buộc, nếu đoạn phiền não thì được giải thoát”, cho nên tuy là không ngã mà còn có buộc mở.

Hỏi: Nếu không ngã, thì ai đến đời sau?

Đáp: Từ nơi các nghiệp phiền não ở quá khứ, được thân và các căn ở hiện tại. Từ đời hiện nay lại tạo các nghiệp, vì nhân duyên đó, được thân và các căn ở đời sau, thí như hạt thóc, do các duyên hòa hợp nên được sinh mầm. Nhưng hạt giống đây thật chẳng đến mầm. Hạt giống diệt nên mầm bèn tăng trưởng. Hạt giống diệt nên chẳng thường, mầm sinh nên chẳng đoạn. Phật nói thọ thân cũng lại như vậy, tuy là không ngã mà nghiệp báo chẳng mất.

Hỏi: Nếu là không ngã mọi sự tạo tác trước kia cớ sao nhớ mà chẳng nên mất?

Đáp: Vì có niệm giác cùng tương ưng, bèn năng nghĩ nhớ mọi sựcủa ba đời mà chẳng nên mất.

Hỏi: Nếu là không ngã, thì quá khứ đã diệt, hiện tại tâm sinh, diệt sinh đã khác, cớ sao mà được nghĩ nhớ chẳng quên?

Đáp: Tất cả sinh thọ, thức là chủng tử, vào thai mẹ do nước ái đượm thấm, thân cây đượm sinh, như hạt hồ đào tùy loại mà sinh. Ấm đây tạo nghiệp, năng cảm ấm sau, nhưng ấm trước sau, nhưng ấm trước đây chẳng sinh ấm sau, vì nghiệp duyên nên bèn thọ ấm sau. Đến diệt tuy khác mà nối nhau chẳng đoạn. Như trẻ con bệnh mà cho thuốc sữa mẹ thì trẻ con bệnh được lành, mẹ tuy chẳng phải trẻ con, mà do thế lực của thuốc năng kịp nơi trẻ con. Ấm cũng như vậy, vì có nghiệp lực bèn thọ ấm sau. Nhớ nghĩ chẳng quên. Lại trong luận Đại Trí Độ nói: “Hỏi: Nơi tâm hướng đến, tâm là đi hay chẳng đi? Nếu đi đây thì không tâm, giống như người chết. Nếu không đi cớ sao năng duyên? Như Đức Phật nói: Nương ý duyên pháp ý thức sinh, ý nếu chẳng đi thì không hòa hợp”. Đáp: Tâm chẳng đi chẳng trú mà năng biết, như trong Bát-nhã nói: Tất cả pháp tướng không lại không đi, cớ sao nói tâm có đi lại? Nếu có đi lại tức đọa vào thường kiến. Các pháp không có tướng cố định, biến tâm chẳng trú, vì tướng vô thường kết sử chưa đoạn, hoặc sinh ngã ta, tư duy như vậy. Nếu tâm vô thường, ai biết là tâm? Tâm là thuộc ai, ai làm chủ tâm, mà thọ khổ lạc. Tất cả các vật chỗ của ai có, tức phân biệt biết không có chủ riêng biệt, chỉ nơi năm ấm chấp có tướng nhân mà sinh ngã tâm, vì ngã tâm nên sinh ngã sở. Tâm ngã sở sinh nên có lợi ích mà ta là sinh tham dục, trái nghịch ta là sinh sân nhuế. Các phiền não ái v.v… giả gọi là buộc, nếu tu đạo giải là buộc mà được giải thoát tức gọi là Niết-bàn, lại không có pháp gọi là Niết-bàn, như người bị gông cùm được thoát mà làm hý luận, gông đó chân đó thế nào là giải thoát. Người đó có thể quái lạ, ở ngoài chân là gông cùm lại cầu giải thoát, chúng sinh cũng như vậy, lìa năm ấm diệt lại cầu giải thoát, nên biết có thức thì trói buộc, không thức thì giải thoát, nếu lìa năm ấm không riêng biệt cầu giải thoát là như lìa không phương này riêng cầu không phương khác. Nên trong kinh Tư Ích nói: “Ngu ở ấm giới nhập mà muốn cầu Bồ-đề, ấm giới nhập tức phải lìa phải không Bồ-đề” trong Hoa Nghiêm Hội Ý nói: “Nếu chuẩn cứ sáu căn không ngã ai tạo ai thọ ư? Đáp: Phật nói làm thiện sinh cõi trời, tạo ác nhận chịu khổ, đó chỉ là nhân duyên pháp nhĩ, chẳng phải là ngã năng làm thọ vậy. Nếu nói ngã đó chẳng phải nhân duyên là tạo ác sao chẳng sinh cõi trời mà đọa địa ngục ư? Ngã đâu ái địa ngục kia mà chịu khổ ư? Nghĩa đã tạo ác mà chẳng thọ lạc là, nên biết thiện ác cảm báo chỉ là nhân duyên, chẳng phải là ngã vậy, như trong luận nói nhân duyên nên sinh cõi trời, nhân duyên nên đọa địa ngục, là ý đây vậy”.

Hỏi: Đã nói không ngã, ai cảm nhân duyên? Nếu nói không ngã chỉ là nhân duyên tự làm là, cây cỏ cũng bẩm nhân duyên cớ sao chẳng sinh cõi trời và chịu khổ ư?

Đáp: Trong ngoài tuy chỉ bẩm thọ nhân duyên. Nhân duyên có hai: Một, nhân duyên nghiệp thiện ác tăng thượng, chỉ cảm dị thục v.v… sinh cõi trời và địa ngục; hai, nhân duyên nghiệp thiện ác đẳng lưu, sinh cõi trời là cảm đất báu hoa vàng. Đọa địa ngục là cảm rừng dao trụ đồng v.v… đây là nhân duyên nghiệp làm, chẳng phải ngã năng làm, đâu gọi là ý thọ báo chẳng đồng và chấp ngã vậy. Nên trong kinh nói: “Không ngã không tạo không thọ giả, nghiệp của thiện ác cũng chẳng mất.”

Hỏi: Nếu nói tạo nghiệp thọ báo chỉ là nhân duyên, chẳng phải do ngã, cớ sao có chứng không ngã? Tuy đã tạo nhân duyên ác nghiệp là chẳng cảm thọ báo ư? Đã được không ngã tức chẳng thọ báo, nên biết ngã thọ ác nghiệp thọ báo chẳng phải là nhân duyên nghiệp vậy?

Đáp: Do được không ngã rồi tức đoạn nhân duyên nghiệp ác, không nhân duyên kia nên chẳng thọ báo, chẳng phải gọi là có ngã không ngã thọ và chẳng thọ vậy. Nên trong kinh nói: “Nhân duyên nên pháp diệt v.v…” là nghĩa đây vậy tức dùng như thật tìm cứu ngã chẳng thể được, cho nên không ngã chỉ có sáu căn vậy, chỗ ngã chấp bên ngoài phân có sáu trần bên ngoài vậy, chẳng phải chỗ thật ngã có.

Hỏi: Nếu nói chỉ là sắc tụ v.v… không thật của báo chẳng phải chỗ ngã có, tức ngã v.v… có khắp, sao được người đời có kẻ giàu có của cải, co kẻ nghèo cùng không một tiền v.v…?

Đáp: Của báo là sắc theo nghiệp nhân sinh, vì nghiệp tăng thắng nên tức của báu lắm nhiều, do nghiệp chẳng thanh tịnh nên nghèo cũng không một vật vậy. Đây thì nhân nghiệp có không chẳng phải chỗ ngã năng làm vậy. Nếu nói của báo thật có, chẳng phải do nghiệp nhân duyên có, tức tất cả chúng sinh chấp có ngã sở, cớ sao có giàu nghèo chẳng đồng. Nên biết do nghiệp nhân duyên, chẳng phải ngã thật có vậy. Nói trưởng giả có lắm nhiều của báu, ngạ quỷ không một mảy lông che thân là nghiệp vậy, phá bệnh khoảng giữa thấy nghe v.v… vậy ở khoảng giữa phân làm sáu thức vậy, bệnh thấy nghe v.v… không không chỗ có vậy nếu nói chẳng nghe v.v… là ngã chẳng phải là thức là, như mgười mù điếc có ngã sao chẳng được thấy nghe v.v… ư? Đã là người mù điếc v.v… tuy có ở ngã mà chẳng được thấy nghe, nên biết thấy là thức chẳng phải là ngã vậy, là biết ở ba xứ căn trần thức đây tìm chọn chỉ có pháp mà không ngã nhân.

Hỏi: Hoặc nói có ngã do mê tợ sinh chẳng phải thật có là, sao chẳng mê tha làm tự? Nay đã lấy tự là tự, chẳng được làm tha, lấy tha làm tha, chẳng được làm tự. Nên biết tự tha thật có, chẳng phải do chấp sinh vậy. lại chỉ là mê tâm chẳng phải thật có là, sao chẳng ở nước mê thấy làm lửa, ở lửa mê thấy làm nước? Nên biết nước lửa thật có chẳng phải là mê sinh vậy?

Đáp: Có hai: Thứ nhất là, đây phân biệt chấp ngã gá ba duyên sinh, gọi là sư tà giáo tà tư duy v.v… do ba duyên đây, lực thói quen huân tập lâu dài bèn chấp kia làm tha, chấp tự làm ngã, đây chỉ do chấp có thật có vậy, nếu nói thật có chẳng phải huân tập mà chấp có là, lúc mới ra thai sao chẳng tự và tha thân? Đã lúc mới ra thai chưa huân tập nên chẳng chấp tự tha, nên biết chấp có tự tha, do vọng huân nên vậy, như nói phân biệt ngã chấp gá ba duyên sinh vậy. Lại nơi ác kiến huân tập v.v… Thứ hai, phàm chỗ có chấp thật, hẳn mê tợ sinh, lìa tợ thì không tánh sở chấp, nên biết như chấp nước lửa là do chấp tợ sinh vậy, tại sao? Vì nước lửa tợ có chỉ là tướng hư dối tâm để chẳng rõ biết tướng, hư chấp là thật có, tại sao? Chỗ được lạnh nóng chỉ là xúc trần, chỗ thấy sinh vàng đỏ trắng là sắc pháp vậy, tướng chảy cháy vọt là pháp trần vậy, chấp thật nước lửa chỉ là pháp trần vọng thấy có vậy, như nói từ tự tâm sinh cùng tâm làm tướng v.v… ấy vậy.

Hỏi: Đã thân nghiệm nước lửa chỉ là trần v.v… cớ sao có tướng nước lửa riêng biệt?

Đáp: Sáu trần chẳng riêng biệt chỉ là hư tợ có khác, tức tợ tướng đây do chỗ mê chấp khởi vậy, cho nên tợ đó cùng chấp chỉ có mê sinh, như nói thí dụ ngạ quỷ ở sông Hằng thấy nước là lửa v.v… đây chỉ từ tự tâm sinh, ngoài ra chẳng phải thật có vậy. Lại nói: Phàm có thấy tự thấy tha, đều là mê tâm tự hiện, như mê đông làm tây, nhưng người mê tây chẳng lìa người ngộ đông, chỉ vì người mê mê vậy, chẳng thấy người ngộ đông vậy, chẳng phải nghĩa là mê thấy xứ tây không đông kia vậy, nếu nói mê thấy xứ đây không thật đông là, tức thấy tây là ngộ chẳng phải mê vậy. Vì người không ngộ đông không chỗ mê vậy. Đã biết thật đông cho là tây, cớ sao người chẳng lìa đông vậy, tin biết chúng sinh chẳng lìa Phật giới, Phật giới chẳng lìa chúng sinh giới, chỉ vì mê vậy, sự mù đối mắt chẳng biết thấy,thật tự buồn thương thay. Như trong kinh Đại Niết-bàn nói: Ngoại đạo Tiên-ni nói: “Cù-đàm! Nếu không ngã thì, ai thấy ai nghe?” Phật bảo: “Này thiện nam! Bên trong co sáu nhập, bên ngoài có sáu trần, trong ngoài hòa hợp sinh sáu thứ thức, sáu thứ thức đó do nhân duyên mà được tên gọi. Này thiện nam! Thí như một lửa nhân cây gỗ mà được nên gọi là lửa cây, nhân cỏ mà được nên gọi là lửa cỏ, cho đến ý thức chúng sinh cũng lại như thế, nhân nhãn nhân sắc nhân sáng nhân dục, gọi là nhãn thức, này thiện nam! Nhãn thức như vậy chẳng tại trong nhãn cho đến trong dục, bốn sự hòa hợp nên sinh thức đó. Cho đến ý thức cũng là như vậy, nếu là nhân duyên hòa hợp nên sinh, người trí chẳng nên nói thấy tức là ngã, cho đến xúc tức là ngã, này Thiên nam! Cho nên ta nói nhãn thức cho đến ý thức tất cả pháp tức là huyễn vậy, cớ sao như huyễn? Vì vốn không mà nay có, đã có trở lại không, cho đến trong ngoài sáu nhập đó gọi là chúng sinh ngã nhân sĩ phu, lìa nhập trong ngoài thì không chúng sinh ngã nhân sĩ phu riêng biệt”. Lại nói: “Cù-đàm! Như điều ông nói trong ngoài hòa hợp, thì ai mở lời nói ngã làm ngã thọ?” Phật bảo: “Tiên- ni! Từ ái vô minh nhân duyên sinh nghiệp, từ nghiệp sinh hữu, từ hữu sinh ra vô lượng tâm số. Tâm sinh giác quán, giác quán động gió, gió tùy tâm xúc cổ họng miệng răng môi, chúng sinh đồng tưởng mở lời nói ta làm ta thọ ta thấy ta nghe. Này thiện nam! Như linh treo đầu phướng, gió nhân duyên nên bèn phát ra tiếng, gió lớn tiếng lớn, gió nhỏ tiếng nhỏ, không có tác giả”. Lại trong Bách Luận nói: “Ngã nếu là có nên như sắc v.v… từ duyên mà sinh, sinh quyết định kết quy về diệt thì chẳng phải thường trú, nếu chẳng phải duyên sinh thì nên như sừng thỏ không dụng thắng thể, sao gọi là ngã? Lại niệm niệm diệt, do đó chẳng phải thường tương tợ tương tục do đó chẳng phải đoạn, như vậy, Phật tử! Xa lìa hai biên, ngộ vào duyên sinh ở trong diệu lý.”

Hỏi: Đã không ngã nhân, cớ sao có sinh có tử?

Đáp: Chỉ sinh là không sinh, tử là không tử, rốt ráo không có ngã nhân có thể được, như trong kinh nói: “Tất cả pháp thế gian chỉ là nhân quả không nhân (người) chỉ là nương pháp không trở lại sinh ở pháp không”. Vậy biết trong chúng sinh quả chỉ có danh số, danh số vốn không, muôn pháp sao có. Như trong luận pháp tánh nói: “Số tận thì các hữu đều hư, danh bỏ thì muôn tượng tự hết” nhân đó để quán, đó là bến tắc của hội thông, là đường huyền của phản thần, do đó cảnh nhân danh lập, danh hư thì cảnh không, hữu từ số sinh, số hư thì hữu lắng, danh số khởi ở đều là tự tâm, tâm nếu chẳng sinh, muôn pháp sao có? Do đó trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói:

“Tất cả pháp thế gian,

Chỉ dùng tâm làm chủ,

Tùy giải thủ các tướng,

Điên đảo chẳng như thật”.

Nếu năng như thật quán đó, thì thấy tánh của tự tâm, có thể gọi là Bến tắc của hội thông, đường huyền của phản thần vậy, lại trong Tịnh Sinh sớ, Đại sư Trí Giả rộng giải thích sáu đại tánh không ngã như trong kinh nói: “Thân đó không ngã như địa” đó chánh nói về địa chủng nói rõ không ngã vậy. Nay liệt bày làm hai giải thích: Một, giải phá người ngoài; Hai, căn cứ nghĩa bên trong quán rõ. Thứ nhất, phá người ngoài là, người ngoài chấp: “Nếu nói thân không thần ngã, sao được vác nhẹ mang nặng”. Người trong phá rằng: Đại cũng năng mang vác núi non, có thể có thần ngã ư? Thứ hai, nói về quán giải bên trong là, nếu Tỳđàm nói rõ chúng sinh là giả danh, địa đại là thật pháp. Thành Luận nói rõ: Địa đại cũng là giả danh, bốn vi là thật pháp. Nay nói rõ tuy là khác của giả thật, đồng là chỗ môn không ngã hành quán dưới khổ đế gồm, như địa là chỗ bốn vi thành. Nếu một vi là chủ, ba cũng là chủ, nếu một vi chẳng phải chủ, ba cũng chẳng phải chủ, phải biết không chủ, nếu địa bên trong chỗ bốn vi thành cũng không chu, là địa bên ngoài chỗ bốn vi thành cũng không có chủ vậy. Nếu địa trong ngoài không chủ, là chỗ ba sự đây thành sao được có chủ? Nếu không chủ tức là không ngã, nên nói thân đây không chủ là như địa vậy. Lại trong kinh Thỉnh Quán Âm nói: “Địa đại, địa không tánh bền chắc, địa nếu có là vì tự tánh có, tha tánh có cộng tánh có, không cộng tánh có, trong bốn chủng tùy chấp một tánh, tức là có thấy, nếu cho rằng là sự thật thật, ngoài ra vọng ngữ. Thật tưc là nghĩa cứng chắc, là tánh là nghĩa chủ vậy. Nếu kiểm bốn tánh chẳng được, đây là thấy địa là không, là sự thật, ngaòi ra là vọng ngữ, thật tức là cứng chắc là tánh là chủ, nếu thấy địa cũng có cũng không là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ, thật tức là cứng chắc, là tánh là chủ. Nếu thấy địa chẳng phải có chẳng phải không là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ ,thật tức tánh là chủ. Nếu ở bốn câu đây có chỗ chấp trước, tức là tánh thật là cũng chắc là chủ”. Trong kinh Kim Cang Bát-nhã nói: “Các chúng sinh đó nếu tâm thủ tướng, thì đắm trước ngã nhân chúng sinh thọ giả, nếu thủ chẳng phải pháp tướng, cũng đắm trước ngã nhân chúng sinh thọ giả vậy”. Nếu thủ chẳng phải pháp tướng, cũng đắm trước ngã nhân chúng sinh thọ giả vậy”. Nếu chẳng thủ bốn câu, thì quán địa không tánh cứng chắc, nếu không cứng chắc thật thì không chủ không ngã, nên nói là thân không chủ giống như địa vậy. Trong kinh nói thân đó không ngã là như hỏa, cũng làm hai giải thích: Một, làm giải phá người ngoài, người ngoài chấp có thần ngã, làm sao biết ư? Thấy thân năng rong ruổi đông tây và phát ra âm thanh, nên biết có thần ngã vậy, người trong phá đó rằng: Nói về hỏa một pháp, phá hai chấp đó, tại sao? Hỏa đốt cháy đồng cỏ cũng năng đông tây tự tại, cũng là ngã vậy, lại đốt cháy dính rừng trúc phát ra các âm thanh cũng có thần ngủ vậy; hai,nói về quán bên trong mà giải thích là, hỏa là chỗ hai vi thành, không có tánh cố định, không tánh tức là không hỏa vậy. Nay thân là chỗ danh các sắc thành, thân không tánh cố định, nếu thân không tánh cố định tức là không ngã vậy. Lại nữa trong thân cây các noãn (hơi ấm) là hỏa, nếu hỏa bên ngoài không ngã, hỏa bên trong cũng không ngã vậy. Lại trong kinh Thỉnh Quán Âm nói: “Hỏa đại hỏa tánh từ nhân duyên sinh, nếu từ duyên sinh tức không, tự tánh không thật, tức không ngã phá tánh và bốn câu đồng loại như địa có thể biết”. Trong kinh nói; Thân đó không thọ là như phong. Cũng làm quán phá trong ngoài để giải thích, phá người ngoài là, người ngoài chấp có thọ giả, làm sao biết ư? Nếu không thọ giả sao được có hơi thở ra vào tương tục chẳng đoạn? Người trong phá rằng: Hơi thở ra vào chỉ là tướng phong. Phong bên ngoài không thọ giả, phong bên trong đâu là thọ giả vậy. Tiếp theo quán bên trong giải là, tướng phong xúc kích nên nhẹ rỗng tự tại dạo trong vô ngại, có thọ mạng nào? Trong kinh Đại Tập nói: “Hơi thở vào ra gọi là thọ mạng, nếu quán hơi thở vào ra đây, vào không tích tụ, ra không phân tán, lại không dạo qua, đi không giẫm trải, như gió giữa hư không, cầu chẳng thể được”. Phong tức chẳng phải thọ mạng, hơi thở cũng nào được là thọ vậy? Lại trong kinh Thỉnh Quán Âm nói: “Phong tánh vô ngại, nay dùng bốn câu quán phong. Nếu nói có tánh có sinh, bốn câu có thể được, tức là tướng ngại chẳng được vào đạo, nếu bốn câu quán phong phong chẳng thể được tức là vô ngại. Vô ngại nên tức vào khoảng của như thật. Quán thân ba hơi thở chẳng phải thọ mạng, như phong, nên nói thân không thọ là như phong vậy. Trong kinh nói: Thân đó không nhân là như thủy. Đây là nói về thủy chủng để phá nhân, cũng làm giải thích quán bên trong phá người ngoài. Thứ nhất nói rõ phá người ngoài là, người ngoài chấp có thần là nhân, cớ sao biết ư? Nếu trong thân không thần, sao có thể ban ân đượm dưới, cộng theo vật tình vậy, người trong phá rằng: Ta thấy thủy năng đổ xuống đượm nhuần tùy vật vuông tròn. Thủy không thần không nhân giả, mà ngươi năng ân nhuận thuận vật, cũng không thần không nhân vậy, nay nói rõ quán bên trong giải là, thủy là chỗ ba vi thành, không có tánh cố định, không tánh tức không thủy, ba sự thành thân không có tánh cố định, không tánh tức không thân, không thân tức không nhân, nên nói thân đó không nhân như thủy vậy. Lại giải, như trẻ con thấy ảnh trong nước, nghĩa là nói trong nước có người, vào nước tìm người trọn chẳng thể được, phàm phu đối trong ba sự sinh thân kiến, cho rằng thân là nhân, quán sâu ba sự chẳng thấy tướng thân, tức không nhân vậy, lại như trong kinh Thỉnh Quán Âm nói: Thủy tánh chẳng trú vì nó trú là ao nương vuông tròn ngại đó tức trú, chẳng phải thủy có tánh trú vậy. Nay kiểm nhân cũng như vậy, tùy các pháp mà được tên nhân, không tánh cố định. Nếu bốn câu kiểm thủy có tánh có đắm trước tức là nghĩa trú, nếu kiểm thủy bốn câu không tánh không đắm trước, tức là không trú. Đây là tổng nói về bốn đại phá ngã, nơi không ngã hạnh vậy, nếu làm phá ngừời ngoài giải thích là người ngoài chấp rằng: Nếu trong thân không thật có thần ngã, nay hiện thấy sáu tình nương thân mà trú, nên biết thật có thần ngã vậy, người trong phá rằng: Hiện thấy sáu tình nương bốn đại trú, không riêng biệt chỗ nương tựa của thần ngã vậy, nếu nói về quán bên trong giải thích là: Thân gọi là một, một thân chẳng nên tại bốn ngã trú, nếu một đại ngã trú, ba đại nên không giả danh thân, nếu mỗi mỗi có tức là có bốn thân, hoặc tức hoặc lìa bốn câu, nói về trong bốn đại kiểm thân chẳng được, nên biết thân không có thật, nếu chẳng được thân thật tức là thân kiến phá, thân kiến phá tức ngã kiến v.v… mười sáu thấy biết đều phá vậy. Trong kinh nói: “Thân đó là không, lìa ngã ngã sở”. Đây là thứ hai nói về không chủng phá nói không ngã hành vậy, nếu làm phá người ngoài giải thích là, người ngoài chấp có ngã sở, nếu thấy thật, phải biết ngã cũng là thật, người trong phá rằng: Nếu chỗ (sở) ấy là không thì ngã cũng nên không, như không chủng trrong thân, không chủng và tất cả không bên ngoài là chỗ (sở) chỗ không vậy, ngã cũng không vậy, nếu nói về quán bên trong để giải thích là, tức chánh nói về không chủng phá thân kiến vậy, bốn đại đạo sắc bao quanh hư không nên giả danh là thân, lìa không tức không thân, nếu trong ngoài không chẳng gọi là thân, nay nói về không chủng kiểm thân chẳng thể được, tức phân kiến phá, thân kiến phá tức lìa ngã ngã sở vậy. Trong kinh nói: “Thân đó không biết như cỏ cây ngói sỏi”. Đây là thứ ba kiểm thức chủng phá ngã, là biết nói không ngã hành vậy. Nếu làm phá người ngoài giải thích là, người ngoài chấp rằng: Nếu trong thân không thần sao được biết mọi sự bốn mùa khí tiết v.v… vậy? Người trong phá rằng: Như cỏ cây ngói sỏi cũng do khí hậu âm dương theo thời chuyển biến, tợ có chỗ biết mà chẳng phải thần biết, nay thân tuy có biết, như cỏ cây ngói sỏi không thần biết vậy. Lại người ngoài chấp bên trong thân có thần, thần khiển biết biết đó, người trong phá rằng: Nếu thần khiến biết thì ai khiến thần biết? Bèn không khiến, thần nào phải khiến, nếu không thần khiến tức không biết, không biết tức như cỏ cây ngói sỏi vậy. Nếu ước về quán bên trong đích quán thức chủng, tại sao? Vì ba sự thành thân mạng noãn không biết, biết chỉ là thức. Nếu cho rằng thức năng biết là, thức quá khứ đã diệt, diệt nên chẳng thể biết, thức hiện tại từng sát-na chẳng trú, không lúc tạm dừng cũng chẳng thể biết, thức vì lại chưa có. Thức của chưa có đâu được có biết, ba đời tìm cầu thức biết chẳng thể được, lìa ba đời không riêng biệt có biết, nên nói thân đây không biết như cỏ cây ngói sỏi vậy. Trong kinh nói: “Thân đó không làm, là chỗ lực phong chuyển động”. Tiếp theo nói về phong động hỗ trợ thành, phá thức có làm nói không ngã hành vậy. Nếu làm phá người ngoài giải thích là, người ngoài chấp trong thân có thần ngã vậy, năng chấp làm, hành xử làm tất cả mọi sự, người trong phá rằng: Đó chẳng phải thần làm, thân có chỗ làm đều là lực phong chuyển vậy. Nếu nói về quán tâm bên trong để giải thích là, tâm vọng niệm động bên trong nương phong được có các thứ chỗ làm. Nên trong kinh Đại Tập nói: Có phong năng lên có phong năng xuống. Tâm nếu niệm lên phong tùy tâm dẫn khởi. Tâm nếu niệm xuống phong tùy tâm dẫn xuống, vận chuyển làm đều là phong tùy tâm chuyển làm tất cả mọi sự. Nếu phong đạo chẳng thông, tay chân chẳng toại, tâm tuy có niệm tức cử động không theo. Thí như người kéo chốt đàn tức ảnh nghề các thứ chỗ làm, dây vặn nếu đứt tay không chỗ kéo, phải biết đều là chỗ làm của nương phong. Nay quán nương phong đây, chẳng tự sinh cũng chẳng tha sinh, nếu không sinh tức là không còn chẳng thể tự có khiến ba sự thành thân chẳng thể được, ai tác giả vậy? Giải thích: Phàm ngoài kế trong chấp ngã là đều ở trong sáu đại chủng địa thủy hỏa phong không thức và ba sự thức, noãn (hơi ấm) hơi thở trong thân v.v… khởi chấp, nay quán trong sáu đại ba sự, chỉ là một đại của thức, ở đời phần nhiều chấp chặc làm ngã thật, nay chỉ dụng ở trong ba đời trong ngoài, suy tìm tự nhiên không ngã không thức. Vả lại thế nào là thức? Nếu nói thân phần da thịt gân cốt v.v… là thức, đó là địa đại. Nếu nói tinh huyết tiện lợi v.v… là thức, đó là thủy đại. Nếu nói noãn xúc trong thân là thức, đó là hỏa đại, nếu nói bẻ xoay cuối ngưỡng bàn nói cầu đối là thức, đó là phong đại, trừ ngoài bốn đại, chỉ là không đại, thế nào là thức? Mỗi mỗi đã không, hòa hợp đâu có, như một hạt cát đè ép không dầu, hợp nhiều hạt cát mà đâu có, tợ một con chó chẳng phải sư tử, nhóm cả đàn chó mà cũng không. Bốn đại chủng đây, hiện tìm không thể tức là bên trong không, sau khi chết mỗi mỗi lại bốn đại bên ngoài, mỗi mỗi kết quy về không, tức là không bên ngoài. Trong ngoại đều không, thức tánh vô ký, lại bên trong suy tìm đã không, thức nên tại bên ngoài, bên ngoài thuộc thân khác, tự không chủ tể. Cho đến đồng như hư không, có gì phân biệt. Trong ngoài đã không, khoảng giữa sao có, vì nhân trong ngoài mà lập khoảng giữa vậy. Chỉ phá trong ngoài, khoảng giữa tự hư. Nếu thức trong ngoài không là nên tại ba đời, tại sao? Nhân ba đời để biện rõ thức, nhân thức để lập ba đời, nếu không có thức, ai phân ba đời. Nếu không ba đời lấy gì rõ thức, vì ba thức đây nếu chẳng tự ở quá khứ, tức tưởng ở vị lai, quá khứ vị lai chẳng duyên tức trú hiện tại. Lìa ngoài ba khoảng lại không có thức, nên tổ sư nói: Một niệm chẳng sinh, khoảng trước sau đoạn. Nay thì niệm niệm thành ba đời, niệm niệm thức chẳng trú, niệm niệm chỉ là phong, niệm niệm không chủ tể, nên trong kinh Kim Cang nói: “Tâm quá khứ chẳng thể được, tâm vị lai chẳng thể được, tâm hiện tại chẳng thể được”. Vì nhân hiện tại lập quá khứ, nhân quá khứ lập vị lai, hiện tại đã chẳng trú, quá khứ vị lai cũng không sinh, qua lại kiểm qua lại không, triệt để không tịnh, chỉ có mảy may khởi ở đều từ thức sinh. Nay suy tìm đã không, phân biệt tự diệt, phân biệt đã diệt, cảnh giới không nương, như nương nước sinh sóng, nương gương hiện ảnh tượng, không nước thì sóng nổi, không gương thì ảnh tượng chẳng sinh. Nên biết chẳng phải liên quan pháp có pháp không chỉ là thức sinh thức diệt, như trong kinh Kim Cang Tam-muội có kệ tụng nói:

“Pháp từ phân biệt sinh,

Lại từ phân biệt diệt,

Diệt là các phân biệt,

Pháp đó chẳng sinh diệt.”

Thấu đạt như vậy, căn cảnh rỗng rang. Tự giác đã rõ lại năng lợi tha chiếu khắp, nên trong kinh có kệ tụng nói:

“Rốt ráo lìa hư vọng,

Không nhiễm như hư không,

Pháp thân diệu thanh tịnh,

Trong lắng ứng tất cả”.

Do vậy, thế gian thô phù chẳng ở tự thân tử tế rõ xét, diệu quán chẳng tập, mắt trí toàn mù, khấp vọng mê chân, lấy không làm có, nếu năng khéo quán tức ngang bằng các thánh. Như trong kinh Viên Giác nói: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Phổ Nhãn”. Này thiện nam! Các ông mới năng vì các Bồ-tát và chúng sinh ở đời sau mà hỏi Đức Như Lai tu hành tiệm thứ, tư duy trú trì, cho đến giả nói các thứ phương tiện, nay ông lắng nghe kỹ. Ta sẽ vì ông mà nói: “Khi ấy Bồ-tát Phổ Nhãn vâng 72 lời chỉ dạy, vui mừng và cả đại chúng im lặng lắng nghe”. Phật dạy: “Này thiện nam! Hàng Bồ-tát tân học kia và chúng sinh ở đời sau muốn cầu tâm viên giác thanh tịnh của Như Lai, nên phải chánh niệm xa lìa các huyễn, trước nương pháp Xa-ma-tha của Đức Như Lai mà hành, kiên trì cấm giới, an đặt đồ chúng, an tọa nơi thất vắng, thường tư niệm rằng: “Nay thân ta đây bốn đại hòa hợp, chỗ gọi là tóc lông móng răng da thịt gân cốt tủy não sắc dơ, đều quy về địa, nước mũi huyết, nồng đàm dãi nước bọt tinh khí, tiểu tiện, đại tiện đều quy ở thủy, hơi khí ấm nóng quy ở hỏa, động chuyển quy ở phong. Bốn đại mỗi mỗi lìa nhau, nay là vọng thân, đang tại xứ nào?” Tức biết thân đây rốt ráo không thể hòa hợp làm tướng, thật đồng chuyển hóa, bốn duyên giả hợp vọng có sáu căn. Sáu căn bốn đại trong ngoài hợp thành, vọng có duyên khí ở trong tích tụ, tợ có tướng duyên, giả danh làm tâm. Này thiện nam! Tâm hư vọng đây, nếu không sáu trần thì chẳng năng có. Bốn đại phân giải, không trần khá được, ở trong đó duyên trần, mỗi mỗi quy về tán diệt, rốt ráo không có duyên tâm có thể thấy. Này thiện nam! Các chúng sinh kia, huyễn thân diệt nên huyễn tâm cũng diệt. Huyễn tâm diệt nên huyễn trần cũng diệt, huyễn trần diệt nên huyễn diệt cũng diệt, huyễn diệt diệt, nên chẳng phải huyễn chẳng diệt. Thí như lau gương, dơ hết sáng hiện, này thiện nam! Phải biết thân tâm đều là dơ huyễn, tứ dơ trọn diệt, mười phương thanh tịnh, này thiện nam! Thí như châu báu ma-ni thanh tịnh ánh ngời năm sắc, tùy phương mỗi mỗi hiện, các hàng ngu si thấy ma-ni báu đó có năm sắc. Này thiện nam! Tánh viên giác thanh tịnh hiện nơi thân tâm, tùy loại mỗi mỗi ứng. Kẻ ngu si kia, nói viên giác thanh tịnh thật có như vậy tự tướng thân tâm cũng lại như vậy. Do đó mà chẳng thể xa lìa huyễn hóa cho nên ta nói thân tâm dơ huyễn, đối lìa dơ huyễn, gọi là Bồ-tát, dơ hết đối trừ tức không đối dơ và nói danh giả. Này thiện nam! Bồ-tát đây và chúng sinh ở đời sau, chứng đắc như huyễn, diệt ảnh tượng vậy, bấy giờ bên đắc thanh tịnh vô phương vô biên hư không, chỗ giác hiển phát giác tròn sáng nên hiển bày tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh nên thấy trần thanh tịnh. Thấy thanh tịnh nên nhãn căn thanh tịnh, căn thanh tịnh nên nhãn thức thanh tịnh, thức thanh tịnh nên nghe trần thanh tịnh, nghe thanh tịnh nên nhĩ căn thanh tịnh, căn thanh tịnh nên nhĩ thức thanh tịnh, thức thanh tịnh nên giác trần thanh tịnh, như vậy tỷ thiệt thân ý cũng lại như thế. Này thiện nam! Căn thanh tịnh nên sắc trần thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên thanh trần thanh tịnh, hương vị xúc pháp cũng lại như thế. Này thiện nam! Sáu trần thanh tịnh nên địa đại thanh tịnh. Địa thanh tịnh nên thủy đại thanh tịnh, hỏa đại phong đại cũng lại như thế. Này thiện nam! Bốn đại thanh tịnh nên mười hai xứ mười tám giới hai mươi lăm hữu thanh tịnh. Các kia thanh tịnh nên mười lực bốn vô sở úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bắt cộng của Phật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo thanh tịnh, như vậy cho đến tám muôn bốn ngàn môn Đà-la-ni, tất cả thanh tịnh. Này thiện nam! Tất cả thật tướng tánh thanh tịnh nên một thân thanh tịnh, một thân thanh tịnh nên nhiều thân thanh tịnh, nhiều thân thanh tịnh, nên như vậy cho đến mười phương chúng sinh, viên giác thanh tịnh. Này thiện nam! Một thế giới thanh tịnh nên nhiều thế giới thanh tịnh, nhiều thế giới thanh tịnh, nên như vậy cho đến cùng tận hư không tròn trong ba đời, tất cả bình đẳng thanh tịnh chẳng động. Này thiện nam! Hư không như vậy bình đăng chẳng động, phải biết giác tánh bình đẳng chẳng động, bốn đại chẳng động, nên phải biết giác tánh bình đẳng chẳng động, như vậy cho đến tám muôn bốn ngàn môn Đà-la-ni bình đẳng chẳng động, phải biết giác tánh bình đẳng chẳng động. Này thiện nam! Giác tánh khắp đầy chẳng động thanh tịnh, tròn không khoảng vậy, phải biết sáu căn khắp đầy pháp giới, căn khắp đầy nên phải biết sáu trần khắp đầy pháp giới. Trần khắp đầy nên phải biết bốn đại khắp đầy pháp giới, như vậy cho đến môn Đà-la-ni khắp đầy pháp giới. Này thiện nam! Do tánh điệu giác kia khắp đầy, nên tánh căn tánh trần không hoại không tạp. Căn trần không hoại, nên như vậy cho đến môn Đà-la-ni không hoại không tạp, như trăm ngàn ánh đèn soi chiếu một phòng nhà, ánh sáng đó khắp đầy không hoại không tạp. Này thiện nam! Giác thành tựu, nên phải biết Bồ-tát chẳng cho pháp buộc chẳng cầu pháp thoát, chẳng nhàm sinh tử, chẳng mến Niết-bàn, chẳng kính trì giới, chẳng ghét hủy cấm, chẳng trọng tu tập lâu, chẳng khinh mới học. Tại sao? Tất cả đều giác vậy. Thí như mắt sáng hiểu rõ cảnh trước, ánh sáng đó tròn đầy được không mến ghét, tại sao? Thể ánh sáng không hai, không mến ghét vậy. Này thiện nam! Bồ-tát đây và chúng sinh đời sau tu tập tâm đây được thành tựu là đối với đây không tu, cũng không thành tựu, viên giác chiếu khắp, tịch diệt không hai, ở trong trăm ngàn muôn ức chẳng thể nói a-tăng kỳ số thế giới chư Phật như cát sông Hằng, giống như hoa đốm giữa hư không loạn khởi loạn diệt, chẳng tức chẳng lìa, không buộc không thoát, mới biết chúng sinh xưa nay thành Phật, sinh tử Niết-bàn giống như giấc mộng đêm qua. Này thiện nam! Như giấc mộng đêm qua nên phải biết sinh tử cùng với Niết-bàn không khởi không diệt, không đến không đi, chỗ chứng đó là không được không mất, không lấy không bỏ, năng chứng đó là không làm không dừng, không mặc tình không diệt, ở trong chứng đây không năng không sở, rốt ráo không chứng cũng không chứng đó, tất cả pháp tánh bình đẳng chẳng hoại. Này thiện nam! Các Bồ-tát kia tu hành như vậy, tiệm thứ như vậy, tư duy như vậy trú trì như vậy, phương tiện như vậy, khai ngộ như vậy, cầu pháp như vậy cũng chẳng mê muộn”. Do đó phàm phu mê mộng, khiếp sợ sinh lão bệnh tử, vì hàng Nhị thừa thiên kiến, nhầm lìa thành trú hoại không, nếu lúc đốn ngộ chẳng nhàm chẳng sợ, toàn đem pháp sinh tử, độ thoát các quần sinh, vì sinh tử tánh không vậy, như Đức Thích-ca Như Lai chẳng lìa chẳng đắm, sinh thì nơi cung vua giáng sinh diễn nói văn của độc tôn, già thì thọ tám mươi tuổi, bày pháp biến hoại, bệnh thì đau lưng nằm nghiêng, cảnh răn thân bào huyễn, tử thì bày diệt nơi song lâm, hiển khổ của vô thường, khiến hàng tiểu căn ngộ biến đổi đó, giúp hàng đại khí chóng rõ viên thường, nên biết ở trong sinh lão bệnh tử đều có thể phát giác, tại trong đi đứng nằm ngồi đều có thể chứng chân, đâu đồng thấy của sợ nhàm phàm tiểu ư?