TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 97

Phàm, Phật dạy đã rõ, tiếp phải nên nêu bày ý Tổ. Thấu đạt Phật thừa là đều cùng liễu nghĩa tương ưng. Như trong kinh Pháp Hoa nói: “Như người đó có chỗ tư duy tính lường nói phò, đều là Phật pháp, không gì chẳng chân thật, cũng là chỗ trong kinh chư Phật xưa trước nói”.

Thứ nhất: Đức Phật Tỳ-bà-thi có kệ tụng nói:

“Thân từ trong không tướng thọ sinh

Giống như huyễn ra các hình tượng

Người huyễn tâm thức xưa nay không

Tội phước đều không không chỗ trú”.

Thứ hai Đức Phật Thi Khí có kệ tụng nói:

“Khởi các thiện pháp vốn là huyễn

Tạo các nghiệp ác cũng là huyễn

Thân như bọt nước tâm như gió

Huyễn ra không căn không thật tánh”.

 Thứ ba: Đức Phật Tỳ-xá-phù có kệ tụng nói:

“Nương mượn bốn đại lấy làm thân

Tâm vốn không sinh nhân cảnh có

Cảnh trước nếu không tâm cũng không

 Tội phước như huyễn khởi cũng diệt”. 

Thứ tư: Đức Phật Câu-lưu-tôn có kệ tụng nói:

“Thấy thân không thật là Phật thấy

Rõ tâm như huyễn là Phật rõ

Rõ được thân tâm tánh vốn không

Người đó cùng Phật nào khác biệt”.

Thứ năm, Đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni có kệ tụng nói:

“Phật chẳng thấy thân biết là Phật

Nếu thật có biết riêng không Phật

Người trí năng biết tội tánh không

Thản nhiên chẳng sợ ở sinh tử”. 

Thứ sáu: Đức Phật Ca-diếp có kệ tụng nói:

“Tất cả chúng sinh tánh thanh tịnh

Từ xưa không sinh không thể diệt

Tức thân tâm đây như huyễn sinh

Ở trong huyễn hóa không tội phước”.

Thứ bảy: Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có kệ tụng nói:

“Huyễn hóa không nhân cũng không sinh

Đều tức tự nhiên thấy như vậy

Các pháp thảy đều tự hóa sinh

Huyễn hóa không sinh không chỗ sợ”.

Lại bảo cùng Ma-ha-ca-diếp: “Ta có pháp nhãn thanh tịnh Niếtbàn Diệu tâm, thật tướng không tướng chánh pháp vi diệu, nay giao phó cho ông, chớ khiến đoạn tuyệt, nghe ta nói kệ tụng:

“Pháp vốn pháp không pháp

Pháp không pháp cũng không

Nay giao phó không pháp

Pháp pháp nào từng pháp”.

Ở Tây Vức, Tổ thứ nhất Ma-ha-ca-diếp truyền pháp có kệ tụng nói:

“Pháp pháp pháp xưa nay

Không pháp không chẳng pháp

Ở trong một pháp nào

Có pháp có chẳng pháp”.

Tổ thứ hai, A-nan truyền pháp có kệ tụng nói:

“Xưa nay trao có pháp

Trao rồi nói không pháp

Mỗi mỗi phải tự ngộ,

Ngộ rõ không pháp không”.

Tổ thứ ba, Thương-na-hòa-tu truyền pháp có kệ tụng nói:

“Chẳng pháp cũng chẳng tâm

Không tâm cũng không pháp

Lúc nói tâm pháp đó

Là pháp chẳng tâm pháp”.

Tổ thứ tư, Ưu-ba-cúc-đa truyền pháp có kệ tụng nói:

“Tâm tự tâm xưa nay

Bản tâm chẳng có pháp

Có pháp có bản tâm

Chẳng tâm chẳng bản pháp”.

Tổ thứ năm, Đề-đa-ca, cũng gọi là Hương Chúng, mới đầu đến nơi Ưu-ba-cúc-đa cầu xin xuất gia, Tôn giả hỏi: “Tâm ông xuất gia hay thân ông xuất gia?” Hương Chúng đáp: “Con lại xuất gia chẳng phải vì thân tâm mà cầu lợi ích”. Tôn giả hỏi: “Chẳng là thân tâm, thì ai xuất gia?” Hương Chúng đáp: “Phàm, xuất gia là không ngã, không ngã tức tâm chẳng sinh diệt, tâm chẳng sinh diệt tức là thường, đã là thường nên Phật cũng thường, tâm không hình tướng, thể đó cũng vậy.” Tôn giả bảo: “Ông sẽ đại ngộ tâm tự sáng suốt, nương trong Phật pháp độ vô số chúng”. Về sau truyền pháp có kệ tụng nói:

“Thông đạt tâm bản pháp

Không pháp không chẳng pháp

Ngộ rõ đồng chưa ngộ

Không tâm được không pháp.” 

Thứ sáu, Tổ Di-già-ca truyền pháp có kệ tụng nói:

“Không tâm không thể được

Nói được chẳng là pháp

Nếu rõ tâm chẳng tâm

Mới hiểu tâm tâm pháp”.

Tổ thứ bảy, Bà-tu-mật truyền pháp có kệ tụng nói:

“Tâm đồng hư không giới

Bày đồng pháp hư không

Lúc chứng được hư không

Pháp không phải không quấy”.

Tổ thứ tám, Phật Đà-nan-đề truyền pháp có kệ tụng nói:

“Hư không không trong ngoài

Tâm pháp cũng như vậy

Nếu rõ suốt hư không

 Là đạt lý chân như ”.

Tổ thứ chín, Tôn giả Phục-đà-mật-đa, hỏi Tôn giả Phật Đà-nanđề bằng kệ tụng nói:

“Cha mẹ chẳng thân ta

Ai là người rất thân

Chư Phật chẳng đạo ta

Ai là đạo tối ưu?”

Tôn giả Phật Đà-nan-đề nói kệ tụng đáp:

“Ông nói cùng tâm thân

Cha mẹ chẳng thể sinh

Ông hành cùng đạo hợp

Tâm chư Phật tức vậy.

Ngoài cầu Phật có tướng

Cùng ông chẳng tương tợ

Muốn biết bản tâm ông

Chẳng hợp cũng chẳng lìa”.

Nhân đó mà ngộ đạo, về sau truyền pháp có kệ tụng nói:

“Chân lý vốn không danh

Nhân danh hiển chân lý

Thọ được pháp chân thật

Chẳng chân cũng chẳng ngụy”.

Tổ thứ mười, Tôn giả Hiếp, truyền pháp có kệ tụng nói:

“Chân thể tự nhiên chân

Nhân chân nói có lý

Lãnh được pháp chân thật

Không đi cũng không dừng”.

Tổ thứ mười một, Phú-na-dạ-xa. Lúc Tôn giả Hiếp đang ở dưới gốc cây, đưa tay chỉ đất nơi gốc cây mà bảo đại chúng rằng: “Đất đây nếu biến làm vàng ròng, thì sẽ có bậc Thánh vào hội đây”. Nói xong chưa bao lâu, bèn biến thành vàng ròng. Tôn giả đưa tay lên mà thấy một người đang đứng trước chúng hội, Tôn giả hỏi: “Ông từ đâu lại?” Phú-na-dạ-xa đáp: “Tâm tôi chẳng phải đến”. tôn giả hỏi: “Trú ở đâu nào?” Phú-na-dạ-xa đáp: “Tâm tôi chẳng phải dừng”. Tôn giả hỏi: “Ông chẳng định ư?. Phú-na-dạ-xa đáp: “Chư Phật cũng vậy! ;Tôn giả: Ong chằng phải chư phật:Dạ xa:chư phật cũng chẳng phải”. lúc ấy, Phú-na-dạ-xa nói kệ tụng tán thán rằng: “Thầy ngồi đất vàng ròng, thường nói nghĩa chân thật, xoay ánh sáng soi con, khiến vào Tam-mađịa”. Về sau, truyền pháp có kệ tụng nói:

“Mê ngộ như ẩn hiển

Tối sáng chẳng lìa nhau

Nay trao pháp ẩn hiển,

Chẳng một cũng chẳng hai”.

Tổ thứ mười hai, Tôn giả Mã Minh, truyền pháp có kệ tụng nói:

“Ẩn hiển tức Bản pháp

Tối sáng nguyên chẳng hai

Nay trao pháp ngộ rõ

Chẳng lấy cũng chẳng bỏ”.

Tổ thứ mười ba, Tôn giả Tỳ-la truyền pháp có kệ tụng nói:

“Pháp chẳng ẩn chẳng hiển

Nói là khoảng chân thật

Ngộ pháp ẩn hiển đây

Chẳng ngu cũng chẳng trí”.

Tổ thứ mười bốn, Tôn giả Long Thọ hành hóa đến Nam Ấn Độ, người nước đó phần nhiều tu phước nghiệp chẳng hiểu Phật lý, chỉ làm việc nhỏ, chẳng đủ đại trí, đến lúc cầu Phật tánh mà nói: “Bố thí ta cầu phước nghiệp, chẳng phải hiểu Phật tánh, ông hiểu Phật tánh, hãy vì tôi nói”. Tôn giả bảo: “Các ông muốn học đạo trước phải trừ ngã mạn, sinh tâm cung kính mới được Phật tánh”. Mọi người hỏi: “Phật tánh lớn hay nhỏ?” Tôn giả đáp: Chẳng phải chỗ các ông biết, chẳng phải nói lớn nhỏ, nếu nói lớn nhỏ, tức là lớn nhỏ, chẳng phải Phật tánh vậy”. Chúng kia nói: “Tôi muốn bỏ việc nhỏ, về nơi biển lớn”. Tôn giả bèn vì giảng nói pháp, đối trước đại chúng mà hiện tướng khác lạ, thân như vầng nguyệt, đang ở trên tòa chỉ nghe nói pháp chẳng thấy hình đó. Ở trong chúng kia có một Trưởng giả tên là Đề-bà hỏi mọi người rằng: “Nhận biết điềm này chăng?” Chúng kia đáp: “Nếu chẳng là bậc Đại Thánh, ai năng nhận biết”. Khi ấy, Đề-bà do tâm căn xưa trước thanh tịnh thấy tướng đó, im lặng khế hợp. Mới bảo cùng mọi người rằng: “Thầy hiện nghĩa của Phật tánh, chẳng phải thân thầy là không tướng Tam-muội. Hình như trăng tròn là nghĩa của Phật tánh vậy”. Nói chưa xong, Tôn giả bèn hiện lại nguyên thân ngồi trên tòa mà nói kệ tụng rằng:

“Thân hiện tướng vầng nguyệt,

Để bày thể chư Phật,

Nói pháp không hình đó

Dụng biện chẳng thanh sắc”. 

Về sau, truyền pháp có kệ tụng nói:

“Làm rõ pháp ẩn hiển,

Mới nói lý giải thoát,

Nói pháp tâm chẳng chứng

Không sân cũng không mừng”.

Tổ thứ mười lăm, Tôn giả Ca-na-đề-bà truyền pháp có kệ tụng nói:

“Vốn đối người truyền pháp

Vì nói lý giải thoát

Nói pháp thật không chứng

Không thủy cũng không chung”.

Tổ thứ mười sáu, Tôn giả La-hầu-la truyền pháp có kệ tụng nói:

“Nơi pháp thật không chứng

Chẳng lấy cũng chẳng lìa

Pháp chẳng tướng có không

Trong ngoài làm sao khởi”.

Tổ thứ mười bảy, Tôn giả Tăng-già-nan-đề truyền pháp có kệ tụng nói:

“Tâm địa vốn không sinh

Nhân chủng theo duyên khởi

Duyên chủng chẳng ngại nhau

 Hoa quả cũng như vậy”.

Tổ thứ mười tám, Già-da-xá-đa, mới đầu nhân tổ thứ mười bảy Tăng-già-nan-đề đến nơi nhà, chợt thấy một trẻ nhỏ tay nắm gương đồng mà đến bên cạnh, Tôn giả hỏi: “Con bao nhiêu tuổi?” Đứa trẻ đáp: “Con đáng trăm tuổi”. Khi ấy Tôn giả thấy đáp trăm tuổi, lại hỏi rằng: “Con thật là không biết, trông rất bé nhỏ vậy mà nói trăm tuổi, chẳng phải lý đó vậy”. Đứa trẻ nói: “Con chẳng hiểu lý, chánh đáng trăm tuổi”. Tôn giả hỏi: “ căn cơ lành của con ư?” Đứa trẻ đáp: “Phật có kệ tụng nói:

“Nếu người sống trăm năm,

Chẳng hiểu cơ chư Phật,

Chưa bằng sống một ngày,

Mà được quyết rõ đó”.

Khi ấy, Tôn giả rất kính mến, biết đó là bậc Thánh, lại nêu hỏi rằng: “Con nắm gương đó, ý ví thế nào?”. Đứa trẻ dùng kệ tụng đáp:

“Chư Phật gương tròn lớn,

Trong ngoài không vết mờ,

 Hai người đồng được thấy,

Tâm mắt đều tương tợ”.

Song thân thấy đứa trẻ kỳ lạ, bèn cho xuất gia, Tôn giả bèn dẫn theo hành hóa, đến một chùa cổ mà cho thọ giới và đặt tên là Già-daxá-đa. Ở trên điện đó có chiếc linh đồng bị gió lay động vang tiếng, Tôn giả bèn hỏi: “Kia là gió kêu hay linh kêu hay đồng kêu?”. Già-da-xá-đa đáp: “tâm con kêu vậy, chẳng phải gió hay đồng linh”. Tôn giả bảo: “Chẳng phải gió hay đồng, linh vậy tâm ông là ai?” Già-da-xá-đa đáp: “Cả hai đều tĩnh lặng, chẳng phải Tam-muội ư?” Tôn giả bảo: “Lành thay! Chân Tỳ-kheo, khéo hội lý chư Phật, khéo nói các pháp yếu, khéo biết nghĩa chân thật”. Lại bảo: “Nay ta đem pháp nhãn tạng đây giao phó cho ông. Ông hãy nghe ta nói kệ tụng mà hoằng hóa đó”. Kệ tụng nói: “Tâm địa vốn không sinh, nhân chủng theo duyên khởi. Duyên chủng chẳng ngại nhau, hoa quả cũng như vậy”. Về sau, Tôn giả Giàda-xá-đa truyền pháp cho Cưu-ma-la-đa có kệ tụng nói:

“Có giống có đất tâm

Nhân duyên năng nẩy mầm

Nơi duyên chẳng ngại nhau

Sẽ sinh sinh chẳng sinh”.

Tổ thứ mười chín, Tôn giả Cưu-ma-la-đa truyền pháp có kệ tụng nói:

“Tánh trên vốn không sinh

Vì đối người cầu nói

Nơi pháp đã không được

Sao ôm quyết chẳng quyết”.

Tổ thứ hai mươi, Tôn giả Xà-dạ-đa truyền pháp có kệ tụng nói:

“Mở lời hợp không sinh

Đồng nói tánh pháp giới

Nếu năng hiểu như vậy

Thông đạt sự lý xong”.

Tổ thứ hai mươi mốt, Tôn giả Bà-tu-bàn-đầu truyền pháp có kệ tụng nói:

“Bọt huyễn đồng vô ngại

Vì sao chẳng rõ ngộ

Đạt pháp tại trong đó

 Chẳng nay cũng chẳng xưa”.

Tổ thứ hai mươi hai, Tôn giả Ma-noa-la truyền pháp cho Tôn giả Hạc-lặc xong rồi liền từ chỗ ngồi đứng dậy vọt thân bay lên hư không hóa hiện mười tám thứ thần biến xong, bèn trở lại chỗ ngồi cũ, đưa tay chỉ xuống đất hóa làm dòng suối mà nói kệ tụng rằng:

“Đất tâm suối thanh tịnh

Rồng đượm thấm tất cả

Từ đất mà vọt ra

Khắp đầy khoảng mười phương”.

Lại truyền pháp có kệ tụng nói:

“Tâm theo muôn cảnh chuyển

Chuyển ở thật năng sâu

Tùy dòng nhận được tánh

Không mừng cũng không lo”.

Tổ thứ hai mươi ba, Tôn giả Hạc-lặc truyền pháp xong, tức từ chỗ ngồi vọt thân bay lên giữa hư không làm mười tám thứ biến hóa rồi bèn trở lại chỗ ngồi, im lặng mà thị tịch. Khi ấy đại chúng muốn phân chia xá-lợi mới tự tạo dựng tháp để tôn thờ. Đến khi trà tỳ xong. Khi đó, Tôn giả hiện thân nói kệ tụng rằng:

“Một pháp tất cả pháp

Tất cả một pháp nhiếp

Thân ta chẳng có không

 Sao phân tất cả tháp”.

Lại, lúc truyền pháp có kệ tụng nói:

“Lúc nhận được tâm tánh

Đáng nói chẳng nghĩ bàn

Rõ ràng không chỗ được

Lúc được chẳng nói biết”.

Tố thứ hai mươi bốn, Tôn giả Sư Tử truyền pháp có kệ tụng nói:

“Ngay lúc nói thấy biết

Thấy biết đều là tâm,

Ngay tâm tức thấy biết

Thấy biết nay đây”.

Tổ thứ hai mươi lăm, Tôn giả Bà-xá-đa truyền pháp có kệ tụng nói:

“Thánh nhân nói thấy biết

Ngay cảnh không phải quấy

Nay ta ngộ chân tánh

Không đạo cũng không lý”.

Tổ thứ hai mươi sáu, Tôn giả Bất-như-mật-đa truyền pháp có kệ tụng nói:

“Chân tánh kho đất tâm

Không đầu cũng không đuôi

Ứng cơ mà hóa vật

Phương tiện gọi là trí”.

Tổ thứ hai mươi bảy, Tôn giả Bát-nhã-đa-la truyền pháp có kệ tụng nói:

“Đất tâm sinh các giống

Nhân sự lại nhân lý

Quả đầy Bồ-đề viên

Hoa nở thế giới dậy”.

Ở Tây Vức, có Tôn giả Ba-la-đề giáo hóa vua Dị Kiến, hiện sức thần thông cưỡi mây bay đến trước điện vua. Khi ấy vua hỏi người cưỡi mây: “Ngươi là tà hay ngươi là chánh ư?” Tôn giả Ba-la-đề đáp: “Tôi chẳng phải tà chánh mà lại chánh tà, Đại vương nếu chánh, tôi không tà chánh”. Vua lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Ba-la-đề đáp: “Thấy tánh là Phật”. Vua hỏi: “Sư thấy tánh ư?” Ba-la-đề đáp: “Tôi thấy tánh Phật”. Vua hỏi: “Tánh tại xứ nào?” Ba-la-đề đáp: “Tánh tại tác dụng”. Vua hỏi: “Đó là tác dụng nào mà nay chẳng thấy?” Ba-la-đề đáp: “Nay hiện tác dụng, vua tự chẳng nhận biết”. Vua hỏi: “Chỗ sư đã thấy sao có tác dụng, ngay nơi chỗ ta mà có đó chăng?” Ba-la-đề đáp: “Nếu vua tác dụng hiện tiền đều phải, nếu vua chẳng dùng thể cũng khó thấy”. Vua hỏi: “Nếu đang dụng ,có mấy xứ xuất hiện?” Ba-la-đề đáp: “Nếu lúc ra dụng, sẽ có tám đó”. Và bèn vọt đúng thẳng trên mây đứng, dùng kệ tụng mà bảo rằng:

“Tại bào thai gọi là thân,

Ở đời gọi là người

Tại mắt gọi là thấy

Tại tai gọi là nghe.

Tại mũi rõ hơi thở

Tại miệng là đàm luận

Tại tay là nắm bắt

Tại chân là chuyển chạy.

Hiện khắp đều gần pháp giới,

Thâu gồm chẳng vượt ngoài mảy trần.

Thức giả biết là Phật tánh,

Kẻ chẳng biết gọi là linh hồn”.

Ở Trung Hoa, tổ thứ nhất Bồ-đề Đạt-ma-đa la, là con thứ ba của vua nước xứ Nam Ấn Độ, thường khéo giỏi lý luận, tâm nghĩ chúng sinh mà chẳng biết Phật, lại tự than rằng: “Ở đời pháp có hình mà dễ rõ đó, chỉ pháp tâm Phật khó có kẻ hiểu!”. Bấy giờ Tôn giả Bát-nhã-đa-la đến nước đó, được vua ban tặng viên châu báu, viên châu đó sáng rỡ khác lạ. Tôn giả thấy rồi, bèn lấy viên châu mà thử hỏi: “Châu báu đây có ánh sáng lớn năng chiếu nơi vật. Lại có viên châu nào hơn viên châu này chăng?” Tôn giả Bồ-đề Đa-la đáp: “Đây là báu thế gian chưa có gì hơn. Trong các thứ ánh sáng, thì ánh sáng trí là thượng diệu. Đây là ánh sáng ở thế gian chưa có gì hơn, trong các thứ ánh sáng, ánh sáng của tâm là Đệ nhất. Viên châu đây chỗ có ánh sáng chẳng năng tự chiếu, cần nhờ trí ánh sáng trí biện bác ở đây, đã biện đây rồi tức biết là châu, đã biết là châu, tức rõ báu đó, nếu rõ báu đó, báu chẳng tự báu, nếu biện châu đó, châu chẳng tự châu. Châu chẳng tự châu cần nhờ châu trí mà biện bác rõ châu thế gian. Báu chẳng tự báu là cần nhờ pháp báu để rõ báu thế tục. Nhưng mà sư có đạo đó, báu đó đã hiện, chúng sinh có đạo, tâm báu cũng vậy”. Tôn giả lấy đó làm lạ, nhân xuất gia mà ngộ đạo, bèn đến hoằng hóa tại Trung Hoa. Bảo Chí nhận biết đây là Thánh nhân Quán Âm truyền tâm ấn của Phật. Tôn giả thuật về pháp môn An tâm là: “Lúc mê người theo pháp, lúc hiểu pháp theo người. Hiểu thì thức gồm sắc, mê thì sắc gồm thức, chỉ có tâm phân biệt so sánh, tự tâm hiện lượng là thảy đều như mộng, nếu thức tâm tịch diệt không một xứ động niệm, đó gọi là Chánh giác”. Hỏi: “Thế nào là tự tâm hiện?” Đáp: “Thấy tất cả pháp có. Có tự chẳng có, tự tâm chấp làm có, thấy tất cả pháp không, không tực không, tự tâm chấp làm không, cho đến tất cả pháp cũng như vậy, đều là tự tâm chấp làm có, tự tâm chấp làm không. Lại, nếu người tạo tất cả tội, tự thấy pháp vương của mình tức được giải thoát. Nếu từ trên sự được giải thoát là khí lực mạnh mẽ. Từ trong sự thấy pháp tức xứ xứ chẳng mất niệm, từ văn tự mà hiểu là khí lực yếu kém. Tức sự tức pháp là sâu xa theo ông các thứ vận làm, nhảy nhót nghiêng ngã đều chẳng ra khỏi pháp giới, cũng chẳng vào pháp giới, nếu đem giới vào giới tức là người si, phàm có hành xử trọn chẳng vượt ngoài pháp giới tâm. Tại sao? Tâm thể là pháp giới vậy”. Hỏi: “Người thế gian các thứ học vấn, cớ sao chẳng được đạo?” Đáp: “Do thấy mình nên chẳng được đạo. Mình là ngã vậy. Bậc chí nhân, gặp khổ chẳng buồn, gặp lạc chẳng mừng, do chẳng thấy mình vậy. Do đó, chẳng biết khổ lạc là do mất mình nên được đến hư vô. Mình tự còn mất, vật có pháp gì mà chẳng mất”. Hỏi: “Các pháp đã không, vậy ai tu đạo?” Đáp: “Có ai tu đạo hay không ai tu đạo, tức chẳng tu đạo. Ai cũng là ngã vậy. Nếu không ngã là gặp vật chẳng sinh phải quấy. Phải là ngã tự phải, mà vật chẳng phải phải vậy. Quấy là ta tự quấy mà vật chẳng phải quấy vậy. Tức tâm không tâm, đó là thông đạt Phật đạo, tức vật chẳng khởi thấy, gọi là đạt đạo, gặp vật đạt ngay biết cội nguồn đó, người đây mắt tuệ mở. Bậc trí là bỏ mặc vật chẳng bỏ mặc mình, tức không lấy bỏ nghịch thuận, kẻ ngu mặc mình chẳng bỏ mặc vật, tức có lấy bỏ nghịch thuận, chẳng thấy tất cả vật gọi là thấy đạo, chẳng hành một vật gọi là hành đạo, tức tất cả xứ không, xứ tức là pháp xứ, tức làm xứ không làm, pháp không làm tức thấy Phật. Nếu lúc thấy tướng thì tất cả xứ thấy quỷ, chấp thủ tướng nên đọa địa ngục, quán pháp nên được giải thoát, nếu thấy nghĩ tưởng phân biệt, tức chịu các sự vạc sôi lò đỏ, hiện thấy tướng sinh tử, nếu thấy tánh pháp giới tức tánh Niết-bàn, không nghĩ tưởng phân biệt tức là tánh pháp giới. Tâm chẳng phải sắc nên chẳng phải có, dụng mà chẳng phế bỏ nên chẳng phải không. Lại, dụng mà thường không nên chẳng phải có, không mà thường dụng nên chẳng phải không”. Về sau truyền pháp có kệ tụng nói: “Ta vốn đến xứ này, truyền pháp cứu mê tình, một hoa nở năm cánh, kết quả tự nhiên thành”.

Tổ thứ hai, Đại sư Trí Khả, nói: “Phàm phu cho rằng xưa khác nay, cho rằng nay khác xưa. Lại lìa bốn đại là có pháp thân, lúc hiểu tức năm ấm nay tâm là viên tịnh Niết-bàn, tâm đây đầy đủ muôn hạnh.

Chánh xứng Đại Tông”. Lúc truyền pháp có kệ tụng nói:

 “Xưa nay duyên có đất,

Nhân đất giống hoa sinh.

Xưa nay không có giống,

Hoa cũng chẳng năng sinh”.

Tổ thứ ba, Đại sư Tăng Xán truyền pháp có kệ tụng nói:

“Hoa giống tuy nhân đất,

Từ đất giống hoa sinh,

Nếu không người gieo giống,

Hoa giống đều không sinh”.

Tổ thứ tư, Đại sư Đạo Tín nói: “Phàm muốn biết tâm định là ngay lúc ngồi biết tâm ngồi, biết tâm có vọng khởi, biết tâm không vọng khởi, biết tâm không trong ngoài, lý đều về tâm, tâm đã thanh tịnh, tịnh tức bản tánh, trong ngoài chỉ một tâm, là tướng trí tuệ, rõ ràng không động tâm gọi là tự tánh định”. Lại chỉ dạy cho Đại sư Dung rằng: “Trăm ngàn diệu môn đồng về tấc vuông, Hằng sa công đức đều tại nguồn tâm. Tất cả môn định, tất cả môn tuệ, tất cả môn hành, thảy đều đầy đủ, thần thông diệu dụng đều tại tâm ông”. Lúc truyền pháp có kệ tụng nói:

“Hoa giống có tánh sinh

Nhân đất hoa sinh sinh

Duyên lớn cùng tánh hợp

Sẽ sinh sinh chẳng sinh”.

Tổ thứ năm, Đại sư Hoằng Nhẫn nói: “Muốn biết pháp yếu, tâm là căn bản của mười hai bộ kinh, chỉ có pháp một thừa. Một thừa là một tâm vậy. Chỉ giữ một tâm tức môn tâm chân như, tất cả pháp hành chẳng vượt ngoài tự tâm, chỉ tâm tự biết tâm không hình sắc. Các Tổ chỉ là đem tâm truyền tâm. Thấu đạt là ấn khả, lại không pháp riêng khác”. Lại nói: “Tất cả do tâm, tà chánh tại mình, chẳng nghĩ một vật, tức là bản tâm, chỉ trí năng biết, không hành riêng biệt”. Lúc truyền pháp có kệ tụng nói:

“Hữu tình lại gieo giống

Nhân đất quả lại sinh

 Không tình đã không giống

Không tánh cũng không sinh”.

Tổ thứ sáu, Đại sư Tuệ Năng nói: “Các ông tự tâm là Phật, lại chớ hồ nghi, ngoài tâm không một pháp mà năng kiến lập, đều là tự tâm sinh muôn thứ pháp. Trong kinh nói: “Tâm sinh các thứ pháp sinh”. Pháp đó không hai, tâm đó cũng vậy, đạo đó thanh tịnh không có các tướng. Các ông chớ quán tịnh và không tâm đó. Tâm đây không hai, không thể lấy bỏ, đi đứng nằm ngồi đều ngay một tâm, tức là cõi tịnh, nương lời ta nói quyết định đắc Bồ-đề”. Lúc truyền pháp có kệ tụng nói:

“Đất tâm ngậm muôn giống

Mưa khắp thảy đều sinh

Chóng ngộ hoa tình rồi

Quả Bồ-đề tự thành”.

Đại sư Hoài Nhượng nói: “Tất cả muôn pháp đều từ tâm sinh, nếu đạt đất tâm, chỗ làm vô ngại. Nay ông tâm đây tức là Phật vậy. Tổ sư Đạt-ma từ Tây Vức lại chỉ truyền pháp của một tâm, ba cõi duy tâm, sum-la muôn tượng, chỗ ấn của một pháp. Phàm chỗ thấy sắc đều là tự tâm, tâm chẳng tự tâm, nhân sắc nên tâm. Ông có thể cùng lúc tức sự tức lý đều không chỗ ngại. Đạo quả Bồ-đề cũng lại như vậy, từ chỗ tâm sinh tức gọi là sắc. Biết sắc không nên sinh tức chẳng sinh”. Đại sư Mã Tổ hỏi: “Làm sao dụng ý hợp thiền định không tướng Tam-muội?” Đại sư đáp: “Nếu ông học pháp môn tâm địa, tợ như gieo giống, ta nói pháp yếu thí như mưa đượm. Ông duyên hợp nên sẽ thấy ở đạo”. Đại sư Mã Tổ lại hỏi: “Hòa thượng nói thấy đạo. Đạo chẳng phải sắc làm sao năng thấy?” Đại sư đáp: “Đất tâm mắt pháp năng thấy nơi đạo, không tướng Tam-muội cũng lại như vậy”. Đại sư Mã Tổ hỏi: “Có thành hoại ư?” Đại sư đáp: “Nếu khế hợp đạo đây, không thủy không chung, chẳng thành chẳng hoại, chẳng tụ chẳng tan chẳng dài chẳng ngắn, chẳng tỉnh chẳng loạn chẳng gấp gáp chẳng chậm rãi. Nếu hiểu như vậy, sẽ gọi là đạo. Ông nhận sự chỉ bày của ta, hãy lắng nghe ta nói kệ tụng: “Đất tâm ngậm các giống, gặp đượm thảy nẩy mầm, hoa Tam-muội không tướng, sao hoại lại sao thành?”

Hòa thượng Tư ở Cát Châu nói: “Tức nay nói phô tức là tâm ông, tâm đây là Phật, là thật tướng pháp thân Phật. Trong kinh nói: “Có ba A-tăng-kỳ trăm ngàn danh hiệu, tùy thế giới theo xứ lập danh, như tùy sắc châu ma-ni, chạm xanh tức xanh, chạm vàng tức vàng. Sắc báu gốc như tay chẳng tự xúc chạm, dao chẳng tự cắt, gương chẳng tự chiếu, tùy xứ của chỗ tượng hiện mỗi mỗi chẳng đồng được tên hơn kém chẳng đồng. Tâm đây thọ ngang hư không, nếu vào môn Tam-muội, không gì chẳng là Tam-muội. Nếu vào môn không tướng, đều là không tướng. Tùy xứ của lập danh đều được tông môn, nói phô khóc cười co duỗi cúi ngửa, mỗi mỗi tùy chỗ biển tánh phát nên được tên tông. Phật của tướng tốt là Phật nhân quả, tức gia dụng của Phật thật tướng. Trong kinh nói: “Ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp đều từ tâm tưởng sinh”. Cũng nói là: “Ánh lửa nhà pháp tánh”, cũng nói là “Công huân của pháp tánh”. Tùy tâm đó tịnh tức cõi Phật tịnh. Các niệm nếu sinh, tùy niệm được quả, ứng vật mà hiện, gọi đó là Như Lai. Tùy ứng mà đi nên không chỗ cầu, trong tất cả thời không có một pháp có thể được. Tự là được pháp, chẳng vì được là được. Do đó, pháp chẳng biết pháp, pháp chẳng nghe pháp, bình đẳng tức Phật, Phật tức bình đẳng, chẳng vì bình đẳng lại hành bình đẳng. Nên nói riêng một không nửa, lúc mê mê ở ngộ, lúc ngộ ngộ ở mê. Mê trở lại tự mê, ngộ trở lại tự ngộ, không có một pháp nào chẳng từ tâm sinh, không có một pháp nào chẳng từ tâm diệt. Vì vậy, mê ngộ đều tại một tâm, nên nói một mảy trần ngậm cả pháp giới. Chẳng phải tâm chẳng phải Phật là chân làm bản tánh quá các số lượng. Chẳng phải Thánh không biện rành, chỗ biện rành chẳng thể nói, không Phật có thể làm, không đạo có thể tu. Trong kinh luận nói: “Nếu biết Như Lai thường chẳng nói pháp, đó gọi là đầy đủ đa văn”. Tức thấy tự tâm đầy đủ đa văn. Nên cỏ cây có Phật tánh đều là một tâm, cơm ăn làm Phật sự, áo mặc làm Phật sự vậy.

Hòa thượng An ở Tung sơn. Xưa kia Hòa thượng Nhượng và Thiền sư Thản Nhiên ở Ngọc Tuyền tại Kinh châu tập học Luật bộ, hai người cùng nói với nhau: “Tôi nghe Thiền tông là Phật thừa tối thượng, sao hẳn hạn cục ở tông tiểu đây đành mất lý đại”. Bèn mới vân du tham học nơi các bậc tiên tri, đến nơi Hòa thượng Tông ở Tung sơn, hỏi: “Thế nào là ý chỉ của Tổ sư từ Tây vức lại?” Hòa thượng bảo: “Sao chẳng hỏi ý chỉ của chính nhà mình mà hỏi ý chỉ riêng người khác làm gì?” Hỏi: “Thế nào là ý chỉ Thản Nhiên?” Hòa thượng bảo: “Ông phải gắn liền làm lụng xử dụng”. Hỏi: “Thế nào gắn liền làm lụng xử dụng? Cúi xin chỉ bày”. Hòa thượng đưa mắt trông nhìn đó. Hai người ngày đó đại ngộ. Tam Tạng Pháp sư Quật-đa nhân đến huyện Định Tương tại Thái Nguyên, ngang qua thôn ấp thấy đệ tử của Đại sư Tú đang kết cỏ làm am riêng ngồi quán tâm. Sư hỏi: “Làm gì vậy?” Đáp (quán sát) “tĩnh”. Sư hỏi: “Khán là người nào? Tĩnh là vật gì?” Vị Tăng không trả lời mà lại hỏi: “Lý này thế nào xin Sư chỉ bày?” Sư bảo: “Sao chẳng tự khán, sao chẳng tự tĩnh?” Sư thấy căn tánh vị đó chậm chạp, mới hỏi: “Thầy của ông là ai?” Đáp: “Hòa thượng Tú”. Sư hỏi: “Thầy ông chỉ dạy pháp này, hay riêng có ý chỉ gì?” Đáp: “Chỉ dạy tôi khán tỉnh”. Sư bảo: “Pháp hành tập của ngoại đạo hạ liệt ở Tây vức, xứ nay lại lấy làm Thiền tông vậy, sao người lầm lớn!” Vị Tăng đó hỏi: “Sư là ai?” Sư đáp: “Lục Tổ”. Lại bảo: “Chánh pháp khó nghe, sao ngươi chẳng đến trong kia?” Vị tăng đó nghe sư chỉ dạy như vậy, bèn đến Tào Khê, kính lễ ra mắt Lục tổ, trình bày sự việc trên. Tổ bảo: “Thật như lời nói của Quật-đa, ông sao chẳng tự khán, chẳng tự tĩnh thì kêu ai tĩnh ông”. Ngay lời nói ấy, vì tăng đó bèn đại ngộ.

Hòa thượng Trí Sách đi đến đất Bắc, gặp thiền sư Trí Hoàng đệ tử của Ngũ Tổ hai mươi năm tu định tại đó. Hòa thượng nói: Ở nơi đây làm gì?” Trí Hoàng đáp: “Nhập định”. Hòa thượng hỏi: “Nhập định là có tâm nhập hay không tâm nhập? Nếu có tâm nhập, tức tất cả hữu tình thảy đều có tâm, cũng phãi được định. Nếu nói không tâm nhập thì tất cả vô tình cũng phải được định”. Trí Hoàng đáp: “Ngay lúc tôi nhập định chẳng thấy tâm của có không”. Hòa thượng bảo: “Nếu chẳng thấy tâm của có không tức thì thường định, chẳng nên lại có xuất nhập”. Trí Hoàng không trả lời trở lại hỏi: “Thầy của ông là ai?” Hòa thượng đáp: “Lục tổ”. Hỏi: “Thầy ông dùng pháp gì để làm thiền định?” Hòa thượng đáp: “trong lắng tròn lặng, thể dụng như như, năm ấm vốn không, sáu trần chẳng phải có. Chẳng ra chẳng vào, chẳng định chẳng loạn, Thiền tánh không trú, lìa trú thiền tịch, thiền tánh không sinh, lìa sinh tưởng thiền, tâm như hư không cũng không lượng của hư không”. Trí Hoàng nghe nói như vậy, nhưng chưa dứt tâm nghi ngờ, bèn chống tích theo hướng Nam thẳng đến Tào Khê, đảnh lễ ra mắt Lục Tổ. Tổ cũng nói như trên. Trí Hoàng ngay đó bèn đại ngộ.

Hòa thượng Tư ở Nam Nhạc nói: “Nếu nói học là trước phải thông tâm, tâm nếu được thông, tất cả các pháp một lúc đều thông. Nghe nói tịnh, chẳng sinh tịnh niệm, tức là vốn tự tịnh. Nghe nói không, chẳng thủ không, thí như chim bay giữa hư không, nếu trú giữa hư không, hẳn có hoạ rơi rớt. Không trú là vốn tự tánh thể vắng lặng, mà sinh tâm đó là chiếu dụng, tức lặng là tự tánh định, tức chiếu là tự tánh tuệ. Tức định là thể tuệ, tức tuệ là dụng định. Lìa định không riêng tuệ, lìa tuệ không riêng định, lúc của tức định tức là tuệ, lúc của tức tuệ tức là định. Lúc của tức định không có định, lúc của tức tuệ không có tuệ. Tại sao? Tánh tự như vậy. Như đèn sáng tuy có hai tên mà thể đó chẳng riêng biệt, tức bèn là sáng, tức sáng là đèn, lìa đèn không riêng sáng, lìa sáng không riêng đèn, tức đèn là thể sáng, tức sáng là dụng của đèn, tức định tuệ song tu chẳng lìa bỏ nhau”.

Đại sư Dung ở Ngưu Đầu làm luận Tuyệt Quán, có hỏi: “Thế nào là tâm?” Đáp: “Chỗ sáu căn quán thảy đều là tâm”. Hỏi: “Tâm làm sao?” Đáp: “Tâm tịch diệt”. Hỏi: “Những gì làm thể?” Đáp: “Tâm làm thể”. Hỏi: “Những gì làm tông?” Đáp: “Tâm làm tông”. Hỏi: “Những gì làm gốc?” Đáp: “Tâm làm gốc”. Hỏi: “Nếu vậy là định tuệ song dạo?” Đáp: “Tâm tánh tịch diệt là định, thường hiểu tịch diệt là tuệ”. Hỏi: “Những gì là trí?” Đáp: “Cảnh khởi hiểu là trí”. Hỏi: “Những gì là cảnh?” Đáp: “Tâm tánh tự thân là cảnh”. Hỏi: “Thế nào là buông?” Đáp: “Chiếu dụng là buông”. Hỏi: “Thế nào là cuộn?” Đáp: “Tâm tịch diệt không đến đi là cuộn. Buông thì dạo khắp pháp giới, cuộn thì định vết khó tìm”. Hỏi: “Thế nào là cảnh giới?” Đáp: “Bày bên ngoài chẳng thể được, gọi là pháp giới”.

Thiền sư Pháp Chiếu nói: “Trong kinh nói: “Ba A-tăng-kỳ trăm ngàn danh hiệu đều là tên khác của Như Lai, tức riêng xưng của chân như vậy”. Lại, trong kinh nói: “Muôn pháp chẳng vượt ngoài một tâm”. Nghĩa đây là vậy. Phàm, buộc từ tâm buộc, mở từ tâm mở. Buộc mở từ tâm, chẳng liên quan sự khác. Thuật của xuất yếu chỉ có quán tâm. Cho đến, nếu nêu môn một tâm, tất cả chỉ một tâm. Nếu một pháp chẳng phải tâm thì là ngoài tâm có. Ai năng tại ngoài tâm chế cấm một điều đó”.

Thiền sư Phạm nói: “Nếu biết tất cả pháp đều là pháp tức được giải thoát, mắt là pháp, sắc là pháp. Trong kinh nói: “Chẳng thấy pháp trở lại cùng pháp làm trói buộc, cũng chẳng thấy pháp trở lại cùng pháp làm giải thoát”.

Thiền sư Tạng nói: “Ở tất cả pháp không chỗ được là, tức tâm là đạo, mắt chẳng được tất cả sắc, tai chẳng được tất cả tiếng”.

Thiền sư Duyên nói: “Thí như trong nhà có một tảng đá lớn, bình thường ngồi nằm, hoặc vẽ tượng Phật, tâm khởi hiểu Phật, sợ tội chẳng dám ngồi, đều là ý thức, đầu ngọn bút họa làm, tự lo tự sợ, trong đá thật không tội phước”.

Thiền sư An nói: “ngay tâm là đạo. Tại sao? ngay niệm ngay dụng, lại chẳng quán không, cũng chẳng cầu phương tiện. Trong kinh nói: “ngay Nhìn chẳng thấy ngay, nghĩ chẳng tư duy, ngay thọ chẳng hành ngay, nói chẳng phiền”.

Thiền sư Giác nói: “Nếu ngộ tâm không chỗ tùy thuộc tức được vết đạo, mắt thấy tất cả sắc, mắt chẳng thuộc tất cả sắc là tự tánh giải thoát. Trong kinh nói: “Tất cả pháp chẳng thuộc nhau vậy”, tâm và tất cả pháp mỗi chẳng biết nhau”.

Ni Viên Tịch nói: “Tất cả pháp chỉ tâm không đối đãi tức tự tánh giải thoát. Trong kinh nói: “Tất cả pháp chẳng cùng mắt đối đãi. Tại sao? Pháp chẳng thấy sắc, sắc chẳng biết pháp”.

Thiền sư Nghiêu nói: “Rõ tâm biết tánh, tự thể luôn chân, chỗ duyên niệm xứ không gì chẳng là Phật pháp”.

Thiền sư Lãng nói: “Phàm có chỗ thấy, đều tự tâm hiện. Đạo tợ vật gì mà muốn tu đó? Phiền não tợ vật gì mà muốn đoạn đó?”

Thiền sư Điều nói: “Tất cả duyên bên ngoài, gọi là tướng không định, phải quấy sinh diệt mỗi do tự tâm. Nếu tự tâm chẳng tâm, ai ghét phải quấy? Năng sở đều không tức các pháp luôn tịch”.

Thiền sư Tuệ Từ nói: “Phàm, pháp tánh là đại đạo vậy. Pháp là pháp thân, tánh là giác tánh, tức tánh tự nhiên của chúng sinh vậy. Vì thế, Kim Cang Bát-nhã như nhóm lửa lớn, Tam-muội cháy rực các lụy chớ vào. Nên xưng trên trời dưới trời chỉ ta là tôn quý”.

Thiền sư Tuệ Mãn nói: “Chư Phật nói tâm, khiến biết tướng tâm là pháp hư vọng. Nay là thêm tướng tâm rất trái ý Phật. Lại thêm luận bàn rất ngược ly lớn. Thường mang theo bốn quyển kinh Lăng-già để làm tâm yếu, tùy nói tùy hành”.