TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 32

Hỏi: Phàm, kinh Hoa Nghiêm là viên mãn giáo, nơi nói rõ một pháp vừa khởi, đều có quyến thuộc sinh theo. Nay đây cớ sao chỉ luận về tuyệt đối đãi?

Đáp: Nói là quyến thuộc, đều là quyến thuộc trong lý, chúng sinh như Phật như, một như, không hai như. Lý tánh tương quan nên xưng là Như Lai, là cha của thế giới. Tất cả chúng sinh là con của chư Phật nếu là pháp môn quyến thuộc là ước về pháp tự chứng, thì thiền định là cha, Bát Nhã là mẹ, mà sinh pháp luân chân tịnh. Nếu pháp hóa tha, thì phương tiện là cha, từ bi là mẹ mà sinh Phật thân ứng hóa, từ chân tánh Bát-Nhã khởi đồng thể đại bi. Nơi có muôn hạnh trang nghiêm đều là tánh khởi công đức, hẳn không pháp ngoài tâm mà làm chủ bạn. Như trong kinh Bát- Nhã nói: “Muốn làm thị giả Phật và quyến thuộc bên trong v.v… phải nên học Bát- Nhã, Bát- Nhã tức là tánh của tâm linh”. Vì vậy chư Phật Bồ-tát phàm có thi vi đều là trong ẩn ngoài hiện, chẳng bỏ đạo pháp mà hiện việc phàm phu. Như trong ẩn ngoài hiện, chẳng bỏ đạo pháp mà hiện việc phàm phu. Như trong phẩm nhập pháp giới ở kinh Hoa Nghiêm nói: “Lại nữa, này Thiện nam! Bồ-tát lấy Bát- Nhã- Ba-la-mật làm mẹ, phương tiện thiện xảo làm cha. Đàn-na Ba-la-mật làm sữa mẹ, Thi-la Ba-la-mật làm mẹ nuôi, nhẫn nhục Ba-la-mật làm công cụ trang nghiêm, tinh tấn Ba-la-mật làm người nuôi dưỡng, thiền na Ba-la-mật làm người tắm rửa, thiện tri thức làm thầy giáo thọ, tất cả Bồ-đề phần làm bè bạn, tất cả thiện pháp làm thân thiện, tất cả Bồ-tát làm anh em tâm Bồ-đề làm nhà, như lý tu hành phép nhà, các đại thiện pháp làm nhà ở, đắc các pháp nhẫn làm gia tộc, đại nguyện hiện tiền làm gia giáo, lấy trí thanh tịnh đầy đủ các hạnh làm thuận phép nhà, khuyên phát siêng tu chẳng đoạn Đại thừa làm ngời sáng gia nghiệp, lấy nước pháp rưới đảnh Bồ-tát một đời sẽ thành Phật làm Vương Thái tử. Thành tựu Bồ-đề chân thật rộng lớn làm gia tộc thanh tịnh”. Trong kinh Ương quật Ma-la nói: “Phật dạy: Tất cả chúng sinh có Như Lai tạng, tất cả kẻ nam đều là anh em, tất cả người nữ đều là chị em, cho đến nữ có Phật tạng, nam cũng như vậy”. Thế nào là một tánh mà tu nhiễm trước? Vì một tánh vậy, cho nên Như Lai tịnh tu phạm hạnh, trụ ở địa, địa không thối chuyển, đắc Như Lai địa. Trong kinh Duy- ma có kệ tụng nói: “Trí độ mẹ Bồ-tát, phương tiện dùng làm cha, dẫn dắt tất cả chúng, đều do đó sinh ra, pháp hỷ dùng làm vợ, tâm từ bi làm nữ, tâm thiện thành thật nam, nhà rốt ráo không tịch, chúng đệ tử trần lao, tùy ý đó biến chuyển, đạo phẩm thiện tri thức, do đó thành chánh giá. Pháp các độ là bạn, tứ nhiếp làm kỷ nữ, ca vịnh tụng lời pháp, lấy đó làm âm nhạc. Tổng trì là vườn dạo, pháp vô lậu cây rừng, giác ý hoa sạch đẹp, quả giải thoát trí tuệ. Ao tắm của tám giải, nước Định yên lắng đầy, dùng bảy hoa sạch trải, tắm người không dơ đây, voi ngựa rong năm thông, Đại thừa dùng làm xe, lấy nhất tâm điều ngự, dạo nơi đường bát thánh, nghiêm dung bằng đủ tương, các vẻ điểm dáng đó, hổ thẹn làm thượng phục, thâm tâm làm tràng hoa, giàu có bảy tài bảo, dùng thấm hơi dạy răn, như điều nói tu hành, hồi hướng làm lợi lớn, tứ thiền làm giường tòa, từ nơi tịnh mạng sinh, đa văn thêm trí tuệ, dùng làm lời tự giác, thức ăn pháp cam lồ, vị giải thoát làm nước, tâm tịnh để tắm gội, giới khẩn làm hương xoa, xô dẹp giặc phiền não, mạnh mẽ không ai hơn, nhiếp phục bốn thứ ma, dựng phan lập đạo tràng”. Trong Sùng Phước sớ nói: “Trong thật đức vốn dưỡng lớn như mẹ, ngoài phương diện nhiếp độ sinh xưng cha, trong chứng pháp duyệt sâu rồi, trí tâm hỷ lạc đầy lòng, nên gọi là vợ”. Pháp sư Tăng Triệu nói: “Tâm từ bi hư rỗng mà ngoài vừa, tánh đó mềm yếu tùy theo vật mà chẳng trái, nên như nữ vậy. Sức thiện tâm lớn diệt hết nguồn ác thật chứng tương ưng, nên gọi là nam. Lý sở chứng nhị không làm vườn nhà đó, ngoài chướng gió mưa sáu trần, trong dứt trùng của ba độc. Lại có chẳng phải chân yếu, có lúc lại tạm đi, không làm lý tông, dùng làm nhà thường, nên nói nhà rốt ráo không tịch, năng chuyển chúng sinh trần lao để thành Phật pháp. Xưa kia vô minh lang chủ ân ái với ma vương. Nay giáo hóa khiến theo đạo, gọi là đệ tử, nên nói đệ tử là chúng trần lao, tùy ý đó biến chuyển. Cho đến ba mươi bảy phẩm làm tri thức, lục độ vạn hạnh làm bạn pháp, làm bạn đạo chân thật hỗ trợ thành Bồ-đề, tứ nhiếp rộng khắp khiến người vui thích như kỷ nữ tán tụng lời pháp, khiến người ái vị như âm nhạc, dùng tổng trì làm vườn dạo. Năng nhiếp các pháp, lấy vô lậu làm rừng, năng trừ nhiệt não, dùng hoa bảy giác sạch đẹp, thành quả tám giải trí tuệ, lắng yên nước định, luôn nở hoa giác, dùng Nhất thừa làm xe, ngũ thông làm ngựa, dùng nhất tâm chế ngự đó, dạo đi trên đường tám chánh. Cho đến hướng đẹp nghiêm trang hình dung, các thứ báu tốt trang sức thân thể, hổ thẹn làm y phục, thâm tâm làm tràng hoa, đầy đủ của cải bảy thánh, ngồi xổm trên tòa tứ thiền, vào kho báo đa văn, từ tịnh mạng mà sinh, uống nước một vị giải thoát, được thức ăn cam lồ rốt ráo, phá tám muôn phiền não, thành văn thành pháp thân, dẹp phục bốn thứ ma quân, viên mãn đạo ba Bồ-đề”. Hoặc chủ hoặc bạn hoặc nhân hoặc duyên đều là Tông kính cuộn buông, thể dụng của tâm chưa từng có một pháp dựng lập từ ngoài mà sinh. Trong Tịnh Danh sớ của Thiên Thai có hỏi rằng: nào gấp xứ tứ đối pháp môn, nói về quán tâm làm các thuyết như vậy v.v… ý Phật hẳn như vậy ư? Đáp: Nếu nói trong kinh không đối pháp môn mà giải thích nghĩa, thì trong phẩm Phật đạo của kinh đây, Bồ-tát Phổ Hiện Sắc Thân hỏi Duy ma cật rằng: “Cha mẹ vợ con thân thích quyến thuộc v.v… của cư sĩ là những ai?”. Đại sĩ (Duy ma cật) dùng kệ đáp rằng: “Trí độ mẹ Bồ-tát v.v…”. Tịnh Danh đã là Bồ-tát tại gia, sao không có cha mẹ vợ con nhà cửa mà chẳng y cứ vào sự để đáp? Đều nói về pháp môn nội hành mà đáp đó là pháp biết rằng chư Phật Bồ-tát chẳng khởi đạo pháp hiện việc phàm phu, tuy hiện việc phàm đều bên trong phô bày đạo pháp, như Phật nhập Niết-bàn tại Song thọ bốn cây khô rụi bốn cây tươi tốt, đâu có thể giải ngay làm cây gỗ. Vả lại, Đức Như Lai nói chân thật đều phô bày một nửa hoặc tròn đủ, hoặc khô rụi, hoặc tốt tươi. Nay tại trong vườn cây Yêm la ở thành Tỳ-xá-ly muốn nói pháp môn giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, chẳng bỏ đạo pháp, hiện vết đồng phàm ở thành Tỳ-xá-ly, há chẳng phô bày cùng tột pháp môn sở trụ ư? Trong kinh Hoa Nghiêm nói rõ mười thành mười vườn, đâu chỉ là thành vườn thế gian vậy. Trong kinh đây ở phẩm Bồ-tát hạnh nói sau nói là oai nghi chư Phật có chỗ tiến dừng, không gì chẳng là Phật sự. Sao được đều làm sự giải ư? Đều không thể tìm nghĩ sự dạy răn phương tiện khéo léo. Bí mật phô bày chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật Bồ-tát. Lại nữa, trong kinh Pháp Hoa nói: “Muốn nói kinh này là phải vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai. Nhà Như Lai là tâm đại từ bi, áo Như Lai là nhu hòa nhẫn nhục, tòa Như Lai tức là tất cả pháp không”.

Hỏi: Hoa Nghiêm là Đốn giáo Đại thừa có thể được ước về hạnh mà nói rõ các pháp môn, còn kinh Phương Đẳng đây và Tiểu thừa giáo, sao có thể căn cứ quán hạnh để nói rõ nghĩa?

Đáp: Giải thoát của chư Phật phải tìm cầu ngay trong tâm hành của chúng sinh, nếu chẳng ước về quán hạnh sao xứng với văn đó? Nếu chẳng dùng cây Yêm- ma ở thành Tỳ-xá-ly đối các pháp môn thì chẳng thể ước về quán tâm mà giải thích. Sao được ở trong tâm hành chúng sinh mà tìm cầu giải thoát của chư Phật. Nếu chẳng ở nơi tâm hành mà tìm cầu giải thoát, làm sao được trụ giải thoát chẳng thể nghĩ bàn. Nếu chẳng trụ giải thoát chẳng thể nghĩ bàn thì làm sao ngay trong một lỗ chân lông mà thấy các cõi Phật biến hiện tự tại, như trong phẩm Bất Tư Nghì nói rõ vậy. Lại làm sao được như trong kinh Pháp Hoa nói rõ thân căn thanh tịnh tất cả cõi nước mười phương đều hiện trong thân. Lại đâu được như trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng nói là: “Vô lượng các thế giới, đều từ tâm duyên khởi, vô lượng các cõi Phật, đều hiện lỗ chân lông” vậy. Như trước hỏi rằng: Tiểu thừa chẳng được ước về quán tâm để giải thích, thì cớ sao trong kinh Thanh văn Đức Phật vì người chăn trâu mà nói mười một pháp, mỗi mỗi bên trong đều hợp với Tỳkheo quán tâm, sánh ví như vậy v.v… đâu chẳng phải phương đẳng và ba tạng kinh đối các pháp môn quán tâm rõ nghĩa ư? Nên biết giáo liễu nghĩa và giáo bất liễu nghĩa đều là liễu nghĩa vì chỉ nhất tâm vậy. Do đó nói viên cơ đối giáo không giáo nào chẳng viên. Lý tâm giẫm trải sự không sự nào chẳng lý. Lại nói: Căn gầy thì pháp yếu, khí rộng thì đạo viên vậy.

Hỏi: Tông này cao sâu tánh tự thiên chân, chẳng phải sớ sinh của sinh nhân, chỉ là sở liễu của liễu nhân, cớ sao thuật rộng có các hạnh môn sai biệt?

Đáp: Phàm, khéo đạt khác thường thì pháp pháp đều yếu chỉ, khéo thông dị đạo là vật vật thảy đều như. Phàm, nói liễu nhân tức là tánh đức trong chân tâm hiện rõ, nên gọi là liễu nhân. Sinh nhân cũng là năng sinh lục độ, vạn hạnh trong tín tâm nên gọi là sinh nhân. Sinh và liễu đều là tâm, lý và hạnh chẳng phải ngoài. Nếu chẳng rõ đây thì lấy bỏ muôn mối, mới vào tông đây tự không cao thấp. Phàm, có của ba cõi là dụng của Bồ-đề, gốc ngọn cùng khắp có không dung thông, đâu đồng chợt đó mà không, lù lù đó mà có, như trong luận Đại Trí Độ nói: “Không có hai thứ: một là thiện không, mạnh mẽ tu tất cả hạnh mà rõ tánh không. Hai là ác không, buông hành ác mà muốn trừ sạch khiến không”. Nay luận không thể được không, không đây chẳng lìa các pháp, các pháp chẳng lìa không đây. Phải biết tất cả pháp hướng đến không như bình để không, mười phương giới không chẳng khác bình không, nên mười phương không đều hướng đến bình không. Trong luận Hoa Nghiêm nói: “Nếu là chỉ tu không chẳng tưởng pháp thân, tức ở nơi trí chẳng thể khởi dụng. Nếu chỉ một hướng sinh tướng chẳng thấy pháp thân vô tướng tức thuần là hữu vi”. Lại nói: Đại bi như vậy, trí tuệ như vậy, vạn hạnh như vậy đều là nuôi lớn mới phát tâm trụ, mới sinh trí tuệ đại bi của nhà Phật, khiến thói quen tự tại vậy, thời cũng chẳng cải, pháp cũng chẳng khác, trí cũng chẳng đổi, giống như tre lau y tựa cũ mà thành. Mới sinh và cuối cùng không có thô tế, cũng như trẻ con mới sinh mà sau lớn làm lớn không lớn khác vậy. Vậy biết hạnh môn sai biệt đều vào trong rốt ráo không, không có phân biệt. Như Bồ-tát Long Thọ hỏi rằng: “Nếu Bồ-tát biết Phật là ruộng phước, chúng sinh là chẳng phải ruộng phước là chẳng phải pháp Bồ-tát, Bồ-tát do sức gì mà có thể khiến Phật và súc sinh bình đẳng?”. Đáp: Bồ-tát dùng sức Bát nhã Ba-la-mật vậy. Trong tất cả pháp, tu tâm tất cánh không, cho nên đối với tất cả pháp không phân biệt, như súc sinh, năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới hòa hợp sinh, gọi là súc sinh, Phật cũng như vậy, từ các thiện pháp hòa hợp, giả gọi là Phật. Nếu người thương xót chúng sinh thì được vô lượng phước đức, đối với Phật mà mang tâm khởi các nhân duyên ác thì mắc vô lượng tội. Cho nên biết tất cả pháp rốt ráo là không, nên chẳng khinh súc sinh, chẳng mang tâm quý Phật. Lại nữa, thật tướng các pháp là tất cả pháp không tướng. Trong không tướng đó chẳng phân biệt là Phật hay là chúng sinh. Nếu phân biệt tức là thủ tướng, cho nên bình đẳng quan sát. vì vậy, trong kinh có kệ tụng rằng: “Trong tất cả các pháp, đều do đẳng quán vào”. Trong kinh Đại Pháp Cự nói: “Nghĩa Niết-bàn là xưa nay tự có, chẳng phải người làm nên, nên gọi là Niết-bàn. Lại nữa, Niết-bàn chân thật, đó là tất cả thế gian hoặc có hoặc không, tất cả như vậy đều gọi là Niết-bàn. Nếu thủ tướng phân biệt thì chẳng phải Niếtbàn”. Vì vậy, nếu thấy một pháp khác, thì mất nghĩa môn duy tâm đệ nhất, bèn thành việc ma, nên trong kinh Đại Tập nói: “Đối với chúng sinh mà sinh tưởng khác, đó là nghiệp ma, nhàm chán công đức hữu vi, là nghiệp ma”. Nên trong tịnh danh sớ của Thiên Thai nói: “Trú quán tâm đây chẳng thấy tướng keo lận, chẳng thấy tướng bố thí, mà năng từ bi lợi ích chúng sinh, phàm có của cải, đều đem cứu giúp kẻ túng thiếu, tạo dựng nghiệp phước, cúng dường tam tôn, sửa cũ tạo mới, tùy hỷ theo thiện. Nếu là trưởng giả hành thí trong một thôn, nhân thí thuyết pháp, đó thì dân nghèo trong một hôm, bốn chúng nhận thọ thí, cảm ân mến đức, chẳng phải chỉ quy tâm nhận chịu cảm hóa, mà tâm xan lận cũng dần dần mỏng nhỏ. Cũng lại học theo thí chủ đó xả bỏ của cải mà tu phước vậy. Nếu là một huyện quan ty lệnh trưởng trụ chánh quán tâm, phàm có của đều hay tài thí pháp thí như vậy, thì dân nghèo trong một huyện, bốn chúng nhận thọ thí đều cũng quy tâm nhận chịu cảm hóa, tâm keo lận tự nhiên dứt mất, xả bỏ của cải tu phước lợi ích hưng hiển.

Cho đến người chủ một quán một nước, quan liêu thiên vương đế chúa, trụ chánh quán tâm, chẳng thấy keo lận hay bố thí, phàm có của cải, xót thương dân nghèo màân huệ phân thí. Nhân làm thiện xảo nói bốn giáo pháp, chiêu quán trong nước, nơi có dân nghèo và bốn chúng đội ân mến đức kính ngưỡng quy tâm phụng thờ thân gần nhận thọ đạo, nhân đó mà tâm keo lận dần mỏng, đều có thể huệ thí, tu các nghiệp phước, chuyển tướng giáo hóa, làm việc ân trải đức, chánh đạo giữ nơi lòng, đó thì các châu các quán, nhân dân khắp cả nước có thiện có ác có trí có đạo, thí như một ngọn đèn đốt nên trăm ngàn ngọn đèn, đèn gốc lắng yên nhưng các đèn khác khắp đầy, nơi tối đều sáng, sáng trọn chẳng tuyệt. Đó là bốn chúng trưởng giả, quan ty chủ nước trụ pháp môn Đàn Ba-la-mật vô tận đăng, nhiếp tất cả chúng sinh vậy. Các chúng sinh được gồm đó trong tương lai hoặc tại gia hay xuất gia đều làm quyến thuộc, hoặc làm thân thích hoặc làm quan dân, hoặc làm đệ tử, đồng sinh tịnh độ, y báo chánh báo cao vợi, bảy báu vo lượng, được gặp Phật nghe kinh, đạo tâm mở phát. Các chủ thí đó nếu đắc vô sinh pháp nhẫn, trụ giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, xưa kia bố thí nhiếp hóa các chúng sinh đến lúc đắc đạo, các chủ thí đó tức ở nơi nước có nhân duyên hiện bày thành chánh giác, xưa kia bố thí, các chúng sinh được nhiếp hóa đều đến nước đó, tất cả đều có thể xả bỏ mà tu đạo ba thừa. Nếu nghe thuyết khai mở tri kiến của Phật trong kinh Pháp Hoa, tức đồng vào Đại thừa, nương thừa báu đó mà đi khắp bốn phương, vui chơi khoái lạc. Đó tức là Đại sĩ Tịnh Danh, xứ nào lại đến thành Tỳ-xá-ly riêng tìm Duyma-cật ư? Nên biết nếu năng rõ lý chơn như nhất tâm vô tận đây, thì tất cả lục độ tứ nhiếp vạn hạnh đều không có tận, chuyển bày tâm kẻ khác cũng đồng vô tận, cho đến lớp lớp giẫm trải vào lần lược ra không cùng. Như đèn vô tận trải bóng phân sáng khắp cùng pháp giới. Tâm thuần hành cứu độ thì Quán Âm xuất hiện, ý thường vận đại từ, thì Di lặc hạ sinh, là chạm đường đều chứng pháp môn, ghé mắt đều thành biển nguyện, núi hang cao thấp chuyển pháp luân căn bản. Lông vảy lớn nhỏ hiện khắp sắc thân Tam- muội. Do đó, từ thể khởi dụng dụng tự khắp cùng, do tánh thành hạnh, hạnh không ngằn mé. Như trở lại nguyên quán, từ thể của tự tánh phân hai tụng đó: một la, dụng hải ấn sum la thường trụ, nghĩa là chân như bản giác vậy, vọng hết tâm lắng muôn tượng đều hiện, giống như biển lớn nhân gió nổi sóng, nếu gió ngưng bóng dứt, nước biển lắng trong, không ảnh tượng gì chẳng hiện. Hai là, dụng pháp giới kiên minh tự tại, tức là Hoa Nghiêm Tam muội vậy, nghĩa là tu gồm vạn hạnh, xứng lý thành đức, khắp cùng pháp giới mà bchứng Bồ-đề. Cớ sao phân hai dụng đó? Dụng hải ấn trước là bản dụng, cũng gọi là lý hành, cũng gọi là tánh đức, dụng Hoa Nghiêm sau là tu hành, cũng gọi là sự hành, cũng gọi là tu đức, hai tướng đây giả thành đại dụng đó, gọi là nhân tu hiển tánh, do tánh thành tu. Nếu không tánh thì tu cũng chẳng thành, nếu không tu thì tánh cũng chẳng hiện. Vì vậy, lìa tánh không tu, lìa tu không tánh nên nói môn pháp hiện hẳn đồng thời, nhất tế lý chẳng trước sau. Đó thì hai mà chẳng hai, lại chẳng hai mà hai. Tại sao? Vì dụng Hải ấn vốn đủ là sở hiện, nghĩa là tự tánh chân như có nghĩa chiếu khắp pháp giới vậy. Dụng Hoa Nghiêm là năng hiện, vì tu hành khế lý năng thành vạn hạnh vậy. Năng sở có khác, gốc ngọn tợ phân thì chẳng phải một chẳng phải khác, năng thành diệu hạnh.

Hỏi: Đã lấy tâm làm tông, cớ sao trong giáo lại nói luận phá sắc tâm, vậy tâm nào đáng làm tông, tâm nào đáng phá?

Đáp: Tâm có hai thứ: một là tùy nhiễm tịnh khởi nên vọng tâm, mà không tự thể, chỉ là tiền trần theo cảnh có không, tùy trần sinh diệt, chỉ phá tâm đó. Tuy nói đáng phá, mà không chỗ phá,vì không tánh vậy. Trong phẩm Phá Tình ở Bách Luận nói: “Thí như người ngu lúc thấy nóng đốt cháy vọng sinh tưởng đến nước, theo đó mà mệt nhọc, người trí bảo rằng: đó chẳng phải nước vậy”. Vì đoạn tưởng kia mà chẳng vì phá nước, các pháp như vậy tự tánh vốn không, chúng sinh chấp thủ tướng nên dính kẹt, vì phá điên đảo đó nên nói phá, thật không chổ phá. Hai la, thường trụ chân tâm, không biến đổi khác, tức lập tâm đây để làm tông kính. Trong Thức luận nói: “Tâm có hai thứ: một là, tâm tương ưng, nghĩa là vọng thức hư vọng phân biệt, cùng tương ưng với phiền não kiết sử. Hai là, tâm chẳng tương ưng, đó là đệ nhất nghĩa đã thường trụ, xưa nay một tướng tự tánh tâm thanh tịnh”. Nay nói phá, đó là tâm tương ưng, còn tâm chẳng tương ưng lập làm tông bản. Do đó, tất cả đường giẫm bước tự đi, vô biên môn phương tiện giáo hóa kẻ khác, đều lấy tâm làm gốc, gốc lập mà đạo sinh, muôn pháp rỗng rang, tông một không tướng, muốn nêu một che khắp, chỉ muối biết biển, tức là chân tâm thường trụ chẳng động đây vậy.

Hỏi: Giác tánh của chúng sinh là thiên chân tự nhiên, sao phải mượn nhân duyên văn nghĩa vạch bày? Vốn tự không ung nhọt, chớ làm tổn thương đó vậy.

Đáp: Nếu chấp tánh đây quyết định là tự nhiên, nên phải hiện tại suy bày có lý của tự nhiên. Vả lại, như bản tánh, do pháp gì làm tự thể? Như trong kinh Thủ lăng nghiêm nói: “Phật bảo A-nan: nay ta mở bày phương tiện chân thật như vậy để chỉ bảo ông, mà ông còn chưa ngộ, lầm hoặc làm tự nhiên, tự phải luyện rõ có thể tự nhiên. Ông hãy trông xem trong thấy sáng đẹp đây, lấy gì làm tự, thấy đây lại lấy sáng làm tự hay lấy tối làm tự, lấy không làm tự hay lấy bít làm tự? A-nan! Nếu lấy sáng làm tự thể thì nên chẳng thấy bít. Như vậy cho đến các tướng tối v.v… lấy làm tự, thì ở lúc sáng tánh thấy bị đoạn diệt, làm sao thấy sáng? Nên biết tánh hằng thường chẳng theo duyên sinh, nếu tùy theo pháp tối sáng huyễn hóa dùng làm tự thể, thì lúc các pháp sáng tối v.v… duyên mất, tánh đó nên phải theo đoạn diệt”.

Hỏi: Bản tánh đã chẳng phải tự nhiên, thì phải là tánh của nhân duyên chăng?

Đáp: Tánh đó nếu là nhân duyên làm thể, thì nay suy pháp gì làm nhân pháp gì làm duyên? Nên phải xác định thể tánh chân thật như trong kinh nói: “A-nan nói: Hẳn tánh thấy diệu đây chẳng phải tự nhiên, nay con phát minh đó là tánh nhân duyên, tâm còn chưa tỏ sáng, xin hỏi Đức Như Lai nghĩa đó thế nào mà hợp tánh nhân duyên?”. Phật bảo: “Ông nói là nhân duyên, ta lại hỏi ông, nay ông nhân thấy tánh thấy hiện tiền, thấy đó là nhân sáng có thấy hay nhân tối có thấy? Nhân không có thấy hay nhân bít có thấy? A-nan! Nếu nhân sáng mà có thì nên chẳng thấy tối, nếu nhân tối mà có thì nên chẳng thấy sáng. Như vậy cho đến nhân không nhân bít, cũng đồng với sáng tối vậy. Lại nữa, A-nan! Thấy đây là duyên sáng có thấy hay duyên tối có thấy? Duyên không có thấy hay duyên bít có thấy? A-nan! Nếu duyên không mà có thì nên chẳng thấy bít, nếu duyên bít mà có thì nên chẳng thấy không. Như vậy cho đến duyên sáng duyên tối cũng đồng với không bít. Phải biết tinh giác diệu minh như vậy, chẳng phải nhân chẳng phải duyên, cũng chẳng phải tự nhiên, chẳng phải chẳng tự nhiên, không chẳng phải, chẳng chẳng phải, không phải chẳng phải phải, lìa tất cả tướng tức tất cả pháp. Nay ông làm sao ở trong đó mà chỉ bày tâm, dùng các thứ hý luận danh tướng thế gian mà được phân biệt, như dùng bàn tay nắm xoa hư không, chỉ thêm tự nhọc, hư không làm sao tùy theo ông nắm bắt”. A-nan bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Hẳn tánh diệu giác chẳng phải nhân chẳng phải duyên. Cớ sao Thế Tôn thường giảng nói cho các Tỳ-kheo là tánh thấy có đủ bốn thứ duyên. Đó là nhân không nhân sáng nhân tâm và nhân mắt, nghĩa ấy thế nào?”. Phật bảo A-nan: “Ta nói các tướng quân duyên ở thế gian chẳng phải là nghĩa đệ nhất. A-nan! Ta lại hỏi ông, các người trong thế gian nói ta năng thấy. Thế nào gọi là thấy, thấ nào là chẳng thấy?”. A-nan thưa: “Người đời nhân nơi nhật nguyệt đèn sáng mà thấy các thứ tướng, gọi đó là thầy. Nếu không ba thứ ánh sáng đó thì không thể thấy”. Phật bảo: “A-nan! Nếu lúc không sáng gọi là chẳng thấy, thì nên chẳng thấy tối, nếu hẳn thấy tối thì đó chỉ là không sáng, cớ sao không thấy? A-nan! Nếu tại lúc tối không thấy sáng nên gọi là chẳng thấy nay tại lúc sáng, chẳng thấy tướng tối, lại gọi là không thấy hai tướng như vậy đều gọi là chẳng thấy. Nếu là hai tướng tự lấn đoạt nhau, chẳng phải tánh thấy của ông ở trong đó tạm không, như vậy thì biết cả hai đều gọi là thấy. Cớ sao chẳng thấy? Cho nên A-nan! Nay ông phải biết, lúc thấy sáng thì thấy chẳng phải là sáng, lúc thấy tối thì thấy chẳng phải là tối, lúc thấy không thì thấy chẳng phải là không, lúc thấy bít thì thấy chẳng phải là bít. Bốn nghĩa thành tựu, ông lại nên biết, lúc thấy tánh thấy, thấy chẳng phải (tánh) thấy, (tánh) thấy còn lìa thấy, thấy chẳng thể kịp, cớ sao lại nói nhân duyên tự nhiên và tướng hòa hợp? Các ông là hàng Thanh văn kém hẹp không biết, chẳng thể thông đạt thật tướng thanh tịnh. Nay ta chỉ bày ông phải khéo tư duy, không được biếng lười trên đường Bồ-đề vi diệu. Nên biết nói nhân duyên tự nhiên đều thuộc ngôn luận thế gian, đàm bàn chân tục có không đều là thức tâm phân biệt. Ngay lúc thấy tánh đâu lưu thấy nghe, tại khi phát minh sao lạc vào ngôn ngữ tư duy”.

Hỏi: Tánh diệu minh đó đã chẳng phải nhân duyên tự nhiên, thì không có một pháp chẳng từ hòa hợp mà sinh, như chân như không sở chứng, do đâu mà phát diệu tín năng chứng, thì cảnh trí hòa hợp năng thành thấy tánh?

Đáp: Nếu ngoài trí có chân như thì có thể làm sở chứng, ngoài chân như có trí thì có thể làm năng chứng. Nay ngoài trí không như, ngoài như không trí, muốn đem pháp gì làm hòa hợp và chẳng phải hòa hợp ư? Như trong kinh nói: “Phật bảo A-nan: tuy ông trước đã tỏ ngộ tánh bản giác diệu minh, tánh chẳng phải nhân duyên chẳng phải tự nhiên, mà còn chưa rõ giác như vậy vốn chẳng phải hòa hợp sinh và chẳng hòa hợp. A-nan! Nay ta lại lấy tiền trần để hỏi ông, nay ông còn vì tất cả thế gian vọng tưởng hòa hợp các tánh nhân duyên, mà tự nghi hoặc tâm chứng Bồ-đề hòa hợp khởi nên, thì như nay ông với tinh thấy diệu tịnh là cùng sáng hòa hay cùng tối hòa? Cùng thông hòa hay cùng bít hòa? Nếu cùng sáng hòa, thì ông nhìn sáng đang sáng hiện tiền, xứ nào là thấy tạp? Tướng thấy có thể rành rẽ, tạp hình tượng nào? Nếu chẳng phải thấy cớ sao thấy sáng. Nếu tức thấy, thế nào là thấy thấy, hẳn thấy viên mãn, xứ nào hòa sáng? Nếu sáng viên mãn chẳng nên thấy hòa, thấy hẳn khác sáng, tạp thì mất danh tự tướng sáng kia, tạp mất tánh sáng, hòa sáng chẳng phải nghĩa. Tối kia cùng thông và các thứ bít cũng lại như vậy. Lại nữa A-nan! Nay ông với tinh thấy diệu tịnh là cùng sáng hợp hay cùng tối hợp? Là cùng thông hợp hay cùng bít hợp? Nếu cùng sáng hợp thì đến lúc tối tướng sáng đã kiệt, thấy đó tức chẳng hợp cùng các tối, cớ sao thấy tối? Nếu lúc thấy tối chẳng hợp cùng tối mà hợp cùng sáng là nên chẳng phải thấy sáng. Đã chẳng thấy sáng. Đã chẳng thấy sáng, cớ sao sáng hợp? Rõ ràng sáng chẳng phải tối, tối kia cùng thông và các thứ bít cũng lại như vậy”. A-nan bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Như con tư duy thì diệu giác đây nguyên cùng các duyên trần và tâm niệm lực chẳng phải hòa hợp ư?”. Phật bảo: “Nay ông lại nói giác chẳng phải hòa hợp. Ta lại hỏi ông, tinh thấy diệu đây chẳng phải hòa hợp là chẳng phải sáng hòa hay chẳng phải tối hòa? Chẳng phải thông hòa hay chẳng phải bít hòa? Nếu chẳng phải sáng hòa thì thấy và sáng hẳn có bờ ranh. Ông hay trông kỹ, nơi nào là sáng, nơi nào là thấy? Tại thấy hay tại sáng tự nào làm bờ? A-nan! Nếu trong khoảng sáng hẳn không thấy, thì chẳng tướng kịp, tự chẳng thấy tướng sáng đó tại đâu, bờ sao sao thành? Tối kia và thông cùng các thứ bít cũng lại như vậy. Lại nữa, tinh thấy diệu chẳng phải hòa hợp là chẳng phải sáng hợp hay chẳng phải tối hợp? Chẳng phải thông hợp hay chẳng phải bít hợp? Nếu chẳng phải sáng hợp thì thấy và sáng tánh tướng trái nhau, như tai và sáng trọn chẳng cùng xúc, thấy lại chẳng biết tướng sáng tại đâu. Cớ sao luyện sáng hợp chẳng phải hợp lý? Tối kia cùng thông và các thứ bít cũng lại như vậy? Cho đến, Phật bảo Phú lâu na: “Ông tuy trừ nghi mà các hoặc khác chưa sạch. Nay ta lại dùng các sự hiện tiền ở thế gian để hỏi ông, ông há chẳng nghe Diễn- nhã-đạt- đa ở trong thành Thất- la, chợt lúc sáng sớm dùng gương soi mặt, mến thích đầu mày mắt trong gương có thể thấy, sân trách đầu mình không thấy mặt mắt, cho đó là quỷ mỵ, bất chợt mà chạy cuồng, ý ông nghĩ thế nào? Người đó nhân gì bất chợt chạy cuồng?”. Phú-lâu-na thưa: “Tâm người đó cuồng, ngoài ra không gì khác”. Phật bảo: “Diệu giác tròn sáng, vốn tròn sáng diệu, đã gọi là vọng, làm sao có nhân? Nếu có sở nhân, sao gọi là vọng? Tự các vọng tưởng chuyển đổi cùng làm nhân. Từ mê tích chứa mê trải qua số kiếp như bụi trần, tuy Phật phát minh còn chẳng thể quay trở lại. Nhân mê như vậy, mê nhân tự có, biết mê không nhân, vọng không nơi tựa, còn không có sinh muốn gì làm diệt. Đắc Bồ-đề là như người lúc vừa tỉnh ngủ nói việc trong mộng, tâm nếu tinh sáng, muốn nhân duyên gì để lấy vật trong mộng, huống gì không nhận, vốn không chổ có. Như Diễn-nhã-đạt-đa ở trong thành kia đâu có nhân duyên, tự khiếp sợ đầu mình mà chạy, chợt nhiên hết cuồng, 22 đầu chẳng phải ngoài mà được, nếu chưa hết cuồng, cùng nào sót mất. Phú-lâu-na! Tánh vọng như vậy, nhân gì là tồn tại? Ông chớ tùy theo phân biệt thế gian nghiệp quả chúng sinh ba thứ tương tục, ba duyên đoạn vậy. Ba nhân chẳng sinh thì Diễn nhã- đạt- đa- trong tâm ông tánh cuồng tự hết. Hết tức là Bồ-đề, tâm sáng sạch hơn vốn khắp pháp giới chẳng từ người mà được, nào gá nhọc nhằn khắng khít tu chứng”. Cho đến Phật bảo A-nan: “Tức như Diễn-nhã-đạt-đa ở trong thành nhân duyên tánh cuồng nếu được diệt trừ, thì chẳng tánh cuồng tự nhiên mà ra. Nhân duyên tự nhiên, lý cùng tận tại đây. A-nan! Diễn nhã- đạt- đa -đầu vốn tự nhiên, vốn tự nhiên đó không nhiên chẳng phải tự. Bởi nhân gì khiếp sợ đầu mình mà chạy cuồng? Nếu đầu tự nhiên do nhân duyên nên cuồng. Sao chẳng tự nhiên do nhân duyên nên mất? Đầu vốn chẳng mất, cuồng sợ vọng ra, chưa từng đổi khác nào gá nhân duyên, cuồng vốn tự nhiên vốn có cuồng sợ, đang lúc chưa cuồng, cuồng ngầm tại đâu? Chẳng cuồng tự nhiên, đầu vốn không vọng, vì sao cuồng chạy? Nếu ngộ đầu gốc hay biết cuồng chạy, nhân duyên tự nhiên đều là đùa cợt, cho nên ta nói ba duyên đoạn vậy tức tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề sinh, tâm sinh diệt diệt. Đây chỉ sinh diệt, diệt sinh đều hết không công dụng đạo. Nếu có tự nhiên như vậy là sáng, tâm tự nhiên sinh, tâm sinh diệt diệt, đó cũng là sinh diệt, không sinh diệt là gọi là tự nhiện. Thí như các tướng thế gian tạp hòa thành một thế, gọi là tánh hòa hợp. Chẳng phải hòa hợp thì gọi là tánh gốc cội, bản gốc cội chẳng phải nhiên, hòa hợp chẳng phải hợp, hợp nhiên đều lìa, lìa hợp đều chẳng phải, câu này mới gọi là không pháp hý luận, Bồ-đề Niết-bàn còn ở xa vời”.

Giải thích nếu ngộ đầu mình hay biết nhân duyên chạy cuồng tự nhiên đều là hý luận, nếu thật phát minh ngộ rõ đầu mình, chân tánh một linh chẳng động chẳng tịnh, chẳng phải được chẳng phải mất, chẳng phải sinh chẳng phải diệt, chẳng phải hợp chẳng phải lìa, thì biết từ vô thủy đến nay, thui thủi ba cõi, chạy cuồng sáu thú, là mê là đảo là dối là rỗng, đều là tình tưởng kết thành, thức tâm cổ động, thì biết chân tánh bản giác, chẳng phải nhân chẳng phải duyên cũng chẳng phải tự nhiên, chẳng phải chẳng tự nhiên, chẳng phải hòa chẳng phải hợp, chẳng phải hòa hợp, đều thành hý luận, đều đọa tà tự. Vả lại, chân tâm không trụ, đâu còn danh tướng cùng với xứ sở. Nếu muốn dùng thức tâm lường đạt, cú nghĩa so lường mà cầu chân thật là như buộc gió bắt ảnh. Lý có thể vậy ư? Do đó, Tổ sư nói: “Chẳng phải tự nhiên, chẳng phải nhân duyên, diệu của trong diệu, huyền trong huyền, sum la muôn tượng hiện trong sáng, tầm đó không thấy có căn nguyên”. Phân tách như trên, đó là người chưa biết đầu mình chưa hay chạy cuồng, khiến lìa câu tuyệt quấy, dứt đường ngôn ngữ tư duy, đó mới bắt đầu trừ pháp của thế gian phân biệt hý luận. Ở tự tánh thấy trong của đại đạo, còn như thừa xa, nên phải thân gần đến, chẳng đợi phải nơi tợ gương soi hình dung, cứ phải mắt tâm tương tợ, như người uống nước mới có thể lạnh nóng tự biết. Nên nói: chỉ chứng mới biết khó thể lường, chưa đến nơi là nhọc tự cuồng mê.

Hỏi: Pháp môn vô lượng đều có công phá chấp hiển đạo, cớ sao riêng tán thán nhất tâm lấy làm cương cốt.

Đáp: Đây là mới đầu khởi hoặc, trước tiên phát nguyện, gốc của mê ngộ, căn do của nhiễm tịnh. Nên nói: Chí diệu linh thông, nhắm đó gọi là thông, thì ngoài tâm không đạo, ngoài đạo không tâm, vi diệu sâu mầu, phàm tiểu chẳng thể phân, Bồ-tát phân biệt, thì Phật rõ tột cùng. Vì hàng Nhị thừa kia chỉ giác tứ trụ, chẳng rõ vô minh, biết của nơi khởi vô minh đây chẳng phải cảnh đó vậy. Hàng Bồ-tát đầu tiên trong Thập tín lúc mới phát tâm, tức quán tự tánh bản thức thể của duyên khởi nhân quả, được thành chánh tín. Trong luận Nhiếp Đại thừa: Bồ-tát mới khởi trước nên quán các pháp nhân duyên như thật”, nghĩa là đây vậy. Nhân duyên như thật không gì chẳng phải là bản thức nhất tâm. Đó là mới đầu của phát chân vậy. Trong luận Khởi Tín nói: “Vì bất giác một pháp giới nên tâm chẳng tương ưng, vô minh phân biệt sinh các tâm nhiễm”. Một pháp giới tức là chân tâm không hai làm một pháp giới. Đây chẳng phải một như toán số nói: nghĩa là như lý hư dung, bình đẳng không hai nên gọi là một, đó là mới đầu của khởi hoặc vậy. Lại nhân chẳng biết làm chúng sinh, rõ vô minh đây là thành chư Phật, đó là gốc của mê ngộ vậy. Lại, một pháp giới là toàn thể toàn làm môn sinh diệt, toàn thể toàn làm môn chân như, thuận pháp giới thì ra khỏi giải thoát, trái pháp giới thì trói buộc luân hồi. Đó là căn do của nhiễm tịnh vậy. Vì thế, ngàn thánh kính ngưỡng đó làm mẹ làm thầy, các hiền quay về đó như dẫn dắt là cương cốt của các kinh là chỉ nam của muôn pháp. Tóm lại mà nói là không kịp ở đây vậy. Nên trong kinh nói: “Tâm làm gốc pháp, tâm tạo thiên đường, tâm làm địa ngục, nếu lìa tâm chúng sinh thì đâu có mọi sự chân tục v.v… vì tất cả pháp chỉ như ảnh hưởng vậy”. Như Cư sĩ Hướng nói: “Ảnh do hình khởi, vang theo tiếng lại, đùa bóng nhọc hình, chẳng biết hình là gốc của bóng, lớn tiếng ngưng vang, chẳng biết tiếng là căn của vang vậy. Trừ thân phiền não mà cầu Niết-bàn là dụ như bỏ hình mà tìm bóng, lìa tâm chúng sinh mà cầu Phật đạo, là dụ như im tiếng mà tìm vang. Nên biết mê ngộ một đường, trí ngu chẳng phải riêng biệt, không tên làm tên, nhân tên đó thì phải quấy sinh vậy, không lý làm lý, nhân lý đó thì tranh luận khởi vậy. Huyễn làm chẳng phải chân, ai quấy ai phải? Hư vọng chẳng phải thật, nào có nào không? Gần biết được không chỗ được, mất không chỗ mất vậy. Nên biết chỉ rõ nhất tâm thì muôn pháp đều lắng. Như trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Trưởng Giả Giải Thoát nói cùng Thiện Tài rằng: “Nếu tôi muốn thấy thế giới An lạc của Đức A-di-đà Như Lai, thì tùy ý liền thấy, nếu tôi muốn thấy Đức Kim Quang Minh Như Lai ở thế giới Chiên- Đàn, Đức Bảo Quang Minh Như Lai ở thế giới Diệu hương, Đức Bảo Liên Hoa Quang Minh Như Lai ở thế giới Liên hoa, Đức Tịch Tĩnh Quang Như Lai ở thế giới Diệu kim, Đức Bất Động Như Lai ở thế giới Diệu hỷ, Đức Sư tử Như Lai ở thế giới Thiện trụ, Đức Nguyệt giác Như Lai ở thế giới Kính quang minh, Đức Tỳ-lô-già-na Như Lai ở thế giới Bảo sư tử trang nghiêm, tất cả như vậy thảy đều liền thấy, nhưng các Đức Như Lai kia chẳng đến nơi này, thân tôi cũng chẳng đến các thế giới ấy. Biết tất cả chư Phật và tâm tôi thảy đều như mộng. Biết tất cả Phật giống như ảnh tượng, tự tâm như nước. Biết tất cả chư Phật có các sắc tướng cho đến tự tâm thảy đều như huyễn. Biết tất cả chư Phật và tâm mình thảy đều như vang. Tôi biết như vậy, nghĩ nhớ như vậy, thấy được chư Phật đều do tự tâm. Này Thiện nam! Phải biết Bồ-tát tu pháp của chư Phật làm sạch cõi nước chư Phật, tích tập diệu hạnh, điều phục chúng sinh, phát thệ nguyện lớn, vào nhất thiết trí tự tại du hý, môn giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, đắc Bồ-đề Phật hiện thần thông lớn đi khắp tất cả mười phương pháp giới, dùng trí vi tế vào khắp các kiếp, tất cả như vậy đều do tự tâm. Cho nên, này Thiện nam! Phải dùng thiện pháp hỗ trợ tự tâm, phải dùng nước pháp đượm nhuần tự tâm phải dùng cảnh giới rửa sạch tự tâm, phải dùng tinh tấn kiên cố tự tâm, phải dùng nhẫn nhục phẳng lặng tự tâm, phải dùng trí chứng sạch trắng tự tâm, phải dùng trí tuệ sáng lợi tự tâm, phải dùng tự tại của Phật khai mở tự tâm, phải dùng bình đẳng của Phật rộng lớn tự tâm, phải dùng mười lực của Phật soi xét tự tâm”. Trong sớ thích nói: “Tâm bao gồm muôn pháp, nghĩa là chẳng phải chỉ một niệm quán thật do ở tự tâm, vạn hạnh của Bồ-tát, thể dụng của Phật quả cũng chẳng lìa tâm, cũng dẹp mất lỗi của vọng chấp, nghĩa là tính rằng muôn pháp đều tâm, đảm nhậm đó là Phật, rong ruỗi muôn hạnh đâu chẳng phải luống nhọc. Nay nói rõ tâm tuy tức Phật nhưng từ lâu bị trần lao che phủ, nên dùng muôn hạnh tăng tu khiến nó sáng suốt, chỉ nói muôn hạnh do tâm, chẳng nói không tu là phải. Lại nữa, muôn pháp tức tâm, tu nào ngại tâm, nên nói cuộng buông biến hóa chỉ ở tại tâm, thọ yểu được mất chỉ tâm làm chủ. Nên thơ có ba trăm lẽ một lời có thể che, giáo có năm ngàn lẽ một tâm có thể suốt đó, thật là bến bờ ách yếu của vào đạo, là gương cao soi sáng của tu hành. Thật có nghĩa là sâu gồm yếu chỉ của Phật, khéo đạt chân không, cúi đầu dắt tay mà đều vào viên nhân, phát niệm dấy tâm mà đều đồng bản quả, đào bới đất khô của phàm phu mà thấy suối nước của chư Phật, rút mầm khô cháy của nhị thừa mà kết quả thật của thường lạc, biến thuốc độc mà thành cam lồ, chuyển tô lạc mà làm đề hồ tịnh cha con mà toàn giao nhà báu, phủi vết trần mà chóng mở kho báu. Nay biên ghi của Tông kính chỉ tận cùng chánh tông của Phật tổ. Nếu muốn thấy đạo tu hành, không vượt khỏi trong tự thân tâm. Như trong kinh Hoa Nghiêm có kệ tụng rằng: “Thân là kho chánh pháp, tâm là đèn vô ngại, soi rõ các pháp không, gọi là độ chúng sinh”. Nên biết thân là pháp tụ, không một pháp nào vượt ngoài ruộng thân tu, tâm là ánh sáng tuệ, không một trí nào lìa biển tâm ta. Nếu mê đó thì thân là khổ tụ nguồn bịnh, tâm làm giặc oán vô minh, trước phải xét vết sở trị lỗi lầm, mới lập môn năng trị công đức, thì tất cả chúng sinh tạo nên lỗi lầm không gì vượt khỏi thân tâm. Nếu muốn đối trị chỉ dùng giới và tuệ, nếu tu thân giới thì giới gấp mà diệu hạnh thành, nếu tu tâm tuệ thì thừa gấp mà chân tánh hiện, nên được thừa giới đều gấp, lý hạnh đều tìm, chánh là hổ tướng giúp đở mới vào Tông kính, trong ngoài soi sáng một đạo thanh hư. Như trong kinh Đại Niếtbàn nói: “Lại nữa, chẳng tu thân là không thể quán thân, tuy không lỗi lầm mà thường là oán. Này Thiện nam! Thí như gã nam có oán thường theo đuổi dò tìm tiện lợi, người trí biết rồi buộc tâm cẩn thận gìn giữ. Nếu chẳng cẩn thận gìn giữ thì sẽ bị hại, thân tất cả chúng sinh cũng như vậy. Thường dùng các thứ uống ăn nóng lạnh giúp nuôi. Nếu chẳng giúp nuôi gìn giữ như vậy tức sẽ bị tan hoại. Này Thiện nam! Như Bàla-môn phụng thờ hỏa thiên, thường dùng hương hoa tán thán lễ bái cúng dường phụng thờ kỳ hạn đủ trăm năm, nếu một lúc xúc chạm sau đó lửa thiêu đốt tay người, hỏa đó tuy được cúng dường như vậy, mà trọn không một niệm báo đáp ân người phụng thờ. Tất cả chúng sinh cũng lại như vậy, tuy trải qua nhiều năm dùng các thứ hương hoa anh lạc y phục uống ăn đồ nằm thuốc thang tốt lành mà chu cấp đó, nếu gặp các duyên xấu ác trong ngoài, tức liền hoại diệt, đều chẳng nghĩ nhớ ân ngày trước cung cấp y phục v.v… Này Thiện nam! Thí như có vị vua nuôi bốn con rắn độc đặt để nó trong một hộp, đem giao một người và bảo trông nom nuôi dưỡng. Trong bốn con rắn đó nhằm có con sinh sân thì có thể hại người, người đó khiếp sợ, thường luôn tìm kiếm thức ăn uống tùy thời cung cấp gìn giữ. Rắn độc bốn đại trong tất cả chúng sinh cũng lại như vậy. Nếu một đại sân thì có thể hoại thân. Này Thiện nam! Như người mắc bệnh lâu ngày phải nên thí tâm tìm cầu thầy thuốc chữa trị, nếu chẳng cần cầu hẳn chết không nghi ngờ thân tất cả chúng sinh cũng lại như vậy, thường phải thâu tóm chớ khiến buông lung nêu buông lung thì bèn hoại diệt. Này Thiện nam! Thí như chén bình chẳng nhẫn chịu gió mưa đánh ném dập vùi. Thân tất cả chúng sinh cũng như vậy, không nhẫn chịu đói khát nóng lạnh gió mưa đánh ném mắng ác. Này Thiện nam! Như ung nhọt chưa chín phải khéo gìn giữ, chớ khiến người xúc chạm, nếu có xúc chạm thì rất đau khổ. Thân tất cả chúng sinh cũng như vậy. Này Thiện nam! Như loa đang mang thai, chớ hại thân nó, thân tất cả chúng sinh cũng lại như vậy, bên trong có gió lạnh thì thân chịu khổ. Này Thiện nam! Thí như lá chuối sống thật thì khô, thân tất cả chúng sinh cũng như vậy. Này Thiện nam! Như rắn chuột sói mỗi loài thường luôn sinh tâm oán nhau, bốn đại trong chúng sinh cũng lại như vậy. Này Thiện nam! Thí như ngỗng chúa chẳng vui thích gò mả, Bồ-tát cũng vậy đối với thân gò mả cũng không tham vui. Này Thiện nam! Như chiên đà la bảy đời tiếp nối chẳng bỏ nghiệp đó, cho nên bị người khinh hèn, hạt giống thân đó cũng lại như vậy, hạt giống tinh huyết rốt ráo chẳng sạch. Vì chẳng sạch, nên chư Phật Bồ-tát khinh trách vậy. Này Thiện nam! Thân đó chẳng như núi ma-la-da sinh mọc cây chiên đàn, mà chẳng thể sinh nở hoa hưu bát la, hoa phân-đà-lợi, hoa chiên- ba- la, hoa bà-lợi-ca, hoa bà-sư-ca, chín lỗ thường bài tiết huyết nồng chẳng sạch, sinh nơi hôi hám xấu xa đáng gớm ghét, thường cùng các trùng chung ở một nơi. Này Thiện nam! Thí như ở thế gian tuy có vườn rừng thượng diệu trong sạch, thây chết mang đến trong đó thì là chẳng sạch, mọi người cùng vất bỏ đó mà chẳng sinh mến tiếc. Ở sắc giới cũng vậy, tuy là thượng diệu, do vì có thân, nên chư Phật Bồ-tát đều cùng bỏ vất đó. Này Thiện nam! Nếu có người chẳng thể quán như vậy thì chẳng gọi là tu thân. Chẳng tu giới là này Thiện nam! Nếu chẳng thể quán giới là thềm bậc của tất cả thiện pháp, cũng là căn bản của tất cả thiện pháp, như đất đều là gốc của tất cả cây cối sinh trưởng. Giới là dẫn đầu của các thiện căn, như thương chủ dẫn đầu các khách buôn. Giới là thắng phan của tất cả thiện pháp, như trời Đế thích dựng lập thắng phan. Giới năng dứt đoạn tất cả ác nghiệp và ba đường xấu ác, năng trị liệu bệnh hung ác như cây thuốc, giới là hành lý qua đường hiểm sinh tử, giới là gậy rất dẹp giặc ác kết, giới là thần chú linh diệt rắn độc kết. Giới là cầu bè qua hạnh nghiệp ác. Nếu có người không thể quán như vậy, thì gọi là chẳng tu giới. Chẳng tu tâm là chẳng thể quán tâm thô mất động chuyển, khó bắt khó điều, rong ruỗi buông lung như voi hung dữ, niệm niệm qua mau như điện chớp kia, nhảy quậy chẳng dừng giống như khỉ vượn, như huyễn như ánh lửa, cho đến tất cả căn bản các ác. Năm dục khó đủ như lửa được củi, cũng như biển lớn nuốt nhận các dòng nước, như núi Mạn đà cỏ cây đượm nhiều, chẳng thể quán sát sinh tử hư vọng, đắm hoặc khiến sinh hoạn như cá nuốt câu, thường trước phải dẫn dắt các nghiệp tùy theo, giống như sò mẹ dẫn dắt các con, tham đắm ngũ dục chẳng vui Niết-bàn, như lạc đà ăn mật cho đến chết chẳng trông lại cỏ rơm, đắm sâu vui hiện tại chẳng quan sát sai lầm về sau, như trâu ăn mạ non chẳng sợ roi gậy, rong ruỗi khắp cùng hai mươi lăm hữu, giống như gió mạnh thổi bông đâu- la, với thứ chẳng đáng mong cầu mà mong cầu không biết chán đủ như người vô trí cầu lửa không nóng. Thường vui sinh tử chẳng vui giải thoát như trùng nhẩn- bà vui thích cây nhẫm bà, mê hoặc đắm ái sinh tử dơ uế giống như kẻ tù thích nữ lính ngục, cũng như heo chuồng thích ở nơi hẳng sạch. Nếu có người chẳng thể quán sát như vậy, gọi là chẳng tu tâm, chẳng tu tuệ là chẳng quán trú tuệ có thế lực lớn như kim sí điểu năng hoại nghiệp ác, phá hoại tối vô minh như ánh sáng mặt nhật, năng nhổ cây ấm như nước chảy xiết vật, thiêu đốt tà kiến như lửa dữ. Tuệ là căn bản của tất cả thiên pháp, Phật Bồ-tát là hạt giống của mẹ vậy. Nếu có người chẳng thể quán như vậy, gọi là chẳng tu tuệ. Cho đến nếu có tu tập thân giới tâm tuệ như nói ở trên năng quán các pháp đồng như hư không, chẳng thấy trí tuệ, chẳng thấy người trí, chẳng thấy ngu si, chẳng thấy kẻ ngu, chẳng thấy tu tập và người tu tập đó gọi là người trí. người như vậy thì năng tu tập thân giới tâm tuệ, người đó năng khiến quả báo địa ngục hiện đời nhận chịu nhẹ. Nếu đó nếu tạo nghiệp ác cực trọng, tư duy quán sát năng khiến nhỏ nhẹ, khởi ý niệm rằng: nghiệp ta tuy nặng, nhưng chẳng như thiện nghiệp. Thí như bông hoa lá trăm cân nhưng trọn không thể sánh vàng thật một lượng. Như trong sông Hằng mà đổ vào một thặng muối, nước không mùi vị mặn, người uống không biết, như người cự phú tuy mắc nợ người cả ngàn muôn vật báu, nhưng không thể trói buộc khiến người đó nhận chịu khổ. Như đại hương tượng năng phá hoại xích sắt tự tại mà đi. Người trí tuệ cũng lại như vậy”. Nhưng trên, tuy quán thân chẳng sạch là phá phàm phu chấp thân độc đây cho là gốc khổ, chẳng gieo quả Bồ-đề, chỉ vùi lấp bùn sình năm món dục, chẳng thể tự lợi và lợi tha, vì vậy mà trách phá. Nếu là gá ngay vết nghiệp đây để tiếp nối thánh nhân, không vào trong biển lớn phiền não, khó cầu tìm được giác báu, chẳng ở nơi đất phẩn bụi trần lao, sao sinh mọc hoa sạch. Vì vậy, trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Chẳng chán khổ sinh tử, mới thành hạnh Phổ Hiền”. Lại như trong kinh Đại Bảo Tích nói: “Phật bảo Ưu-bà-di: người Thanh văn thừa, cho đến không nên khởi một niệm thọ nhận lại thân đời sau, đó gọi là Thanh văn trì giới thanh tịnh, nhưng đối với Bồ-tát gọi là đại phá giới. Cho đến Bồ-tát Ma-ha-tát tu hạnh Đại thừa, năng ở trong vô lượng A-tăng kỳ kiếp, kham nhẫn thọ thân chẳng sinh nhàm chán, đó gọi là Bồ-tát trì giới thanh tịnh. Nhưng đối với Thanh văn thừa thì gọi là đại phá giới”. Nay Tông Kính lục ghi gồm diệu chỉ liễu nghĩa các kinh Đại thừa, chỉ vì ngộ tông hành Bồ-tát đạo vậy, mở tuệ của Phổ môn Quán âm, vết mặc vuông tròn, vào tông của vô tận Phổ Hiền, vận tâm không ngằn mé.