TÔNG KÍNH LỤC
Thời Bắc Tống, Thiền sư Trí Giác – Diên Thọ viện chủ chùa Tuệ Nhật, Vĩnh Minh tại Ngô Việt soạn tập.
Kinh số: 2016

 

QUYỂN 31

 

Phàm, cảnh giới chư Phật chỉ hướng đến môn nhất tâm giải thoát chẳng thể nghĩ bàn. Sao gọi là giải thoát chẳng thể nghĩ bàn? Vì tất cả pháp chẳng phải có mà có, có mà chẳng phải có, chẳng phải chỗ biết của định lượng nên gọi là chẳng thể nghĩ bàn. Đã vì chẳng phải có mà có tức chẳng trụ ở không, có mà chẳng phải có tức chẳng trụ ở có, có không chẳng trụ, tức đối với các pháp thảy đều giải thoát, vì tất cả pháp chẳng vượt ngoài có không vậy. Nên biết trong nhất tâm giải thoát không có văn tự thì không sinh tử, không phiền não, không ấm giới, không chúng sinh, không buồn vui, không khổ lạc, không trói buộc, không qua lại, không phải không quấy, không được không mất, cho đến không Bồ-đề, không Niết-bàn, không chân như, không giải thoát. Tóm lại mà nói tất cả các pháp Thế gian và Xuất thế gian thảy đều không có. Như trong kinh Thủ lăng nghiêm nói: “Thấy biết lập thấy biết tức là gốc của vô minh, thấy biết không thấy, đó tức là Niết-bàn, vô lậu thanh tịnh”. Cớ sao trong đó lại dùng các vật khác? Như điều nói trên, thế gian sinh tử, xuất thế gian Niết-bàn v.v… có vô lượng tên gọi sai biệt, đều từ thấy biết văn tự lập nên, nếu không thấy biết văn tự, gọi là thể vốn không, ở trong tâm diệu minh nào có vật gì? Như Lục Tổ Tuệ Năng có kệ tụng rằng: “Bồ-đề vốn không thân, gương sáng cũng không đài, xưa nay không một vật, nơi nào dính bụi dơ”. Đại sư Dung nói: “Chí lý không thuyên chẳng phải mở chẳng phải buộc, linh thông ứng vật thường tại trước mắt. Trước mắt không vật không vật rõ ràng, chẳng dùng người đặt, thể tự hư giã”. Lại nói: “Không vật tức thiên chân, thiên chân tức đại đạo”. Hàn Sơn Tử có bài thơ nói rằng: “Hàn Sơn ở trong hang, trong hang không một vật, sạch sẽ không rành rành, ngời ngời sáng tợ nhật, ăn thô dưỡng thân bé, vải bố che huyễn chất, mặc ngươi ngàn Thánh hiện, ta có Phật thiên chân”. Do đó trong kinh Đại Niết-bàn Đức Phật nói trăm câu giải thoát chân thật tức là Như Lai. Phàm, Như Lai là tức lại trong nhất tâm chân như tự tánh, nên gọi là Như Lai. Lại, Như là chẳng biến chẳng khác, chẳng mất tự tánh, nên gọi là Như lai, tức chân như chẳng giữ tự tánh, tùy duyên hiển hiện nên gọi là lai, đó mới là lai của bất lai, vì tánh chân như khắp tất cả xứ, thật không đến đi, từ tâm cảm nên, không ẩn hiện vậy”. Lại trong kinh nói: “Như Lai tức là pháp vậy”. Nên trong luận Khởi Tín nói: “Nói là pháp tức là tâm chúng sinh”. Vì vậy các bậc Cổ đức nói: “Tâm vốn thanh tịnh, cũng không tướng tịnh, mới thấy tâm ta. Nên biết trong một trăm câu giải thoát, mỗi câu nói rõ tâm, tâm tâm giải thoát, chưa có một câu một chữ chẳng là chỉ nam của Tông kính”. Như trong kinh nói: “Bấy giờ Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Cúi mong xót thương lại diễn nói rộng về nghĩa của của Đại Niết-bàn hành giải thoát”. Đức Phật ngợi khen Ca-diếp rằng: “Lành thay! Lành thay! Này Thiện nam! Giải thoát chân thật, nghĩa là xa lìa tất cả trói buộc. Nếu giải thoát chân thật lìa các trói buộc thì không có sinh, cũng không hòa hợp, thí như cha mẹ hòa hợp sinh con. Giải thoát chân thật thì không như vậy, cho nên giải thoát gọi là chẳng sinh. Này Ca-diếp! Thí như đề hồ tánh nó thanh tịnh, Như Lai cũng vậy, chẳng phải nhân cha mẹ hòa hợp mà sinh, tánh đó thanh tịnh. Sở dĩ thị hiện có cha mẹ là vì muốn hóa độ các chúng sinh vậy. Giải thoát chân thật tức là Như Lai, Như Lai giải thoát không hai không khác, thí như mùa xuân, gieo các giống đậu, có được hơi ấm sau đó bèn nảy sinh, giải thoát chân thật thì không như vậy. Lại nữa, giải thoát gọi là hư vô, hư vô tức là giải thoát, giải thoát tức là Như Lai, Như Lai tức là hư vô. Chẳng phải làm chỗ làm, phàm là làm, giống như thành quách lầu quán tức định, giải thoát chân thật thì không như vậy. Cho nên giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát tức là pháp là vô vi, thí như thọ gốm làm rồi lại phá, giải thoát không như vậy. Giải thoát chân thật là chẳng sinh chẳng diệt, cho nên giải thoát tức là Như Lai. Như Lai cũng vậy, chẳng sinh chẳng diệt chẳng già chẳng chết, chẳng phá chẳng hoại, chẳng phải pháp hữu vi. Do vì nghĩa đó nên gọi là Như Lai. vào Đại Niết-bàn, chẳng già chẳng chết, có những nghĩa gì? Già là biến đổi, tóc bạc mặt nhăn, chết là thân hoại mạng chung các pháp như vậy, không trong giải thoát, vì không các sự ấy nên gọi là giải thoát. Như Lai cũng không tóc bạc mặt nhăn là pháp hữu vi cho nên Như Lai không có già vậy. Không có già thì không có chết. Lại nữa, giải thoát gọi là không bệnh. Nói là bệnh tức là bốn trăm lẻ bốn bệnh và những gì bên ngoài lại tổn hại thân. Điều ấy không có nên gọi là giải thoát. Không tật bệnh tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Như Lai không bệnh tức là Như Lai, chết gọi là thân hoại mạng chung. Xứ đó không chết tức là cam lồ, cam lồ tức là giải thoát chân thật. Giải thoát chân thật tức là Như Lai. Như Lai thành tựu công đức như vậy, cớ sao mà nói Như Lai vô thường? Nếu nói vô thường, thì điều ấy không thể có. Như Lai là thân kim cang, sao lại vô thường? Cho nên Như Lai chẳng gọi là mạng chung, Như Lai thanh tịnh không có dơ bẩn. Thân của Như Lai chẳng phải dơ uế của bào thai, như Phân đà lợi bản tánh thanh tịnh, Như Lai giải thoát cũng lại như vậy. Giải thoát như vậy tức là Như Lai, cho nên Như Lai thanh tịnh không dơ. Lại nữa, giải thoát là các lậu ung nhọt trọn không sót thừa. Như Lai cũng vậy, không có tất cả các lậu ung nhọt. Lại nữa, giải thoát là không có đấu tránh. Thí như người đói thấy người khác ăn uống, sinh ý tưởng tham đoạt, giải thoát không như vậy. Lại nữa, giải thoát gọi là an tịnh. Người phàm phu nói: “Phàm an tĩnh là Ma-hê-thủ-la”. Nói như vậy, tức là hư vọng, an tĩnh chân thật, rốt ráo giải thoát, tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là an ổn. Như nơi có nhiều giặc, chẳng gọi là an ổn, nơi thanh di mới gọi là an ổn. Trong giải thoát ấy không có khiếp sợ, nên gọi là an ổn. Cho nên an ổn tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, giải thoát là không có bè bạn ngang bằng, có bè bạn ngang bằng là như có Quốc vương có nước lân cận v.v… phàm, giải thoát thì không có bè bạn ngang bằng như vậy. Nghĩa là Chuyển luân thánh vương không có ai có khả năng cùng làm ngang bằng. Giải thoát cũng vậy, không có bè bạn ngang bằng, không bè bạn ngang bằng tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai Chuyển luân thánh vương. Cho nên Như Lai không có bè bạn ngang bằng. Có bè bạn ngang bằng thì điều ấy không thể có. Lại nữa, giải thoát gọi là không ưu sầu, có ưu sầu là thí như quốc vương sợ nạn kẻ mạnh ở gồm mà sinh ưu sầu, phàm, giải thoát thì không việc đó. Thí như phá hoại kẻ oán thì không buồn lo, giải thoát cũng vậy, là không lo sợ, không lo sợ tức là Như Lai. lại nữa giải thoát gọi là không buồn vui, thí như người nữ chỉ có một người con theo việc phải đi xa, cuối cùng có tin dữ đưa về, người nữ nghe đó bèn sầu khổ, sau đó lại nghe sống an lành, bèn sinh vui mừng. Phàm, trong giải thoát không có việc như vậy không buồn vui tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát là không bụi dơ, thí như ngày tàn mùa xuân gió thổi bụi sương, phàm trong giải thoát không có việc đó. Không bụi sương là dụ như giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Thí như minh châu ở trong búi tóc Thánh vương không có dơ bẩn, phàm tánh giải thoát cũng lại như vậy. Không có dơ bẩn, không có dơ bẩn dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai, như tánh vàng thật chẳng xen tạp cát đá, mới gọi là báu thật, có người được đó sinh tưởng với tài của, phàm tánh giải thoát cũng lại như vậy, như báu thật kia. Báu thật kia là dụ cho giải thoát, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Thí như bình gốm vỡ mà tiếng nỗ rang, bình báu kim cang thì chẳng như vậy. Phàm, giải thoát là cũng không có tự nỗ rang pha vỡ. Bình báu kim cang dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai, cho nên thân Như Lai không thể phá hoại, tiếng tư đó là, như Tỳ-ma tử lúc nóng bức đặt để phơi giữa trời thì phát ra tiếng nổ rang, phàm giải thoát là không việc như vậy. Lại nữa, bình báu thật kim cang kia không tiếng nỗ rang phá vỡ, giả sử vô lượng trăm ngàn người đều cùng bắn đó, không thể phá hoại. Không tiếng nỗ rang phá vỡ là dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai, như người bần cùng tham vật báu, mắc nợ vật của người khác, bị người khác trói buộc gông cùm đánh phạt, nhận chịu mọi sự khổ độc. Phàm, trong giải thoát, không việc như vậy. Không có mắc nợ, giống như trưởng giả có nhiều của báu với số vô lượng ức, thế lực tự tại, chẳng mắc nợ vật người khác. Phàm, giải thoát cũng là như vậy, có nhiều vô lượng pháp tài trân bảo, thế lực tự tại, không có mắc nợ. Không mắc nợ là dụ cho giải thoát chân thật. Giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không bức thiết, như mùa xuân xen nóng ngày hạ ăn ngọt, ngày đông chạm lạnh, trong giải thoát chân thật không có những sự chẳng vừa ý như vậy, không bức thiết là dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, không bức thiết là thí như có người ăn no cá thịt mà lại uống sữa, người đó hẳn gần chết chẳng bao lâu. Trong giải thoát chân thật không việc như vậy. Người đó nếu được thuốc tốt cam lồ, thì ách hoạn đó được trừ, giải thoát chân thật cũng lại như vậy. Thuốc tốt cam lồ là dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai, cớ sao bức thiết chẳng bức thiết vậy. Thí như người phàm ngã mạn tự cao mà suy nghĩ rằng “trong tất cả chúng ai có thể hại ta,”? Tức bèn dẫn rắn hổ trùng độc, phải biết người đó chưa hết thọ mạng thì đã bị hoạnh tử. Trong giải thoát chân thật không việc như vậy. Không bức thiết là như vua Chuyển luân có viên thần châu có khả năng nhiếp phuc hổ lang, v.v… chín mươi sáu thứ trùng độc. Nếu có người nghe được mùi hương của thần châu đó thì các độc tiêu diệt. Giải thoát chân thật cũng lại như vậy, thảy đều xa lìa hai mươi lăm hữu. Độc tiêu diệt là dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, không bức thiết là thí như hư không, giải thoát cũng vậy. Hư không kia là dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, bức thiết là như gần cỏ khô mà đốt các đèn lửa, gần thì cháy dữ, trong giải thoát chân thật không việc như vậy. Lại nữa, không bức thiết là thí như nhật nguyệt chẳng bức ép chúng sinh, giải thoát cũng vậy, đối với các chúng sinh không có bức thiết, không có bức thiết là dụ cho giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là pháp không động, giống như oán thân, trong giải thoát chân thật không việc như vậy. Lại, không động là như vua Chuyển Luân lại không Thánh vương để làm bạn thân, nếu lại có bạn thân, thì điều ấy không có, giải thoát cũng vậy lại không có thân. Nếu có thân thì điều ấy không có, vua kia không thân là dụ cho giải thoát chân thật. Giải thoát chân thật tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, không động là thí như áo trắng dễ bị nhuốm sắc, giải thoát không như vậy. Lại, giải thoát là như hoa bà- sư muốn khiến có mùi thối và sắc xanh, điều ấy không có, giải thoát cũng vậy, muốn khiến có mùi hôi và các sắc, cũng không điều đó, cho nên giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là hy hữu, thí như trong nước sinh mọc hoa sen chẳng phải là hiếm có, trong lửa xanh mọc mới là hiếm có. Đó là hy hữu, có người trông thấy đó bèn sinh vui mừng. Giải thoát chân thật cũng lại như vậy, có trong thấy đó sinh tâm vui mừng, hy hữu kia là dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Như Lai đó tức là pháp thân. Lại, hy hữu là thí như trẻ con răng nó chưa mọc, dần dần lớn lên, sau đó mới mọc, giải thoát không như vậy, không có sinh và chẳng sinh. Lại nữa, giải thoát gọi là hư tịch, không có bất định, phàm bất định là như nhất xiển- đề rốt ráo chẳng đổi thay, phạm trong cấm là chẳng thành Phật đạo, tâm được thanh tịnh kính tin, khi ấy tức là bèn diệt nhất- xiển- đề. Nếu lại được làm người Ưu-bà-tắc, cũng được đoạn diệt nhất- xiển- đề. Người phạm trong cấm diệt tội đó rồi thì được thành Phật, cho nên nếu nói rốt ráo nhất định không đổi thay, không thành Phật đạo thì điều ấy không có trong giải thoát chân thật đều không việc diệt tận như vậy. Lại, hư tịch là đọa trong pháp giới, như tánh pháp giới tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại, nhất- xiển- đề nếu diệt tận thì chẳng được gọi là nhất- xiển đề- vậy. Những gì mà gọi là nhất- xiển- đề ư? Nhất xiển đề nghĩa là đoạn diệt tất cả gốc các thiện căn, tâm chẳng vương víu tất cả thiện pháp, cho đến chẳng sinh thiện chỉ trong một niệm. Trong giải thoát chân thật đều không việc như vậy, không việc như vậy nên tức giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không thể lường, thí như đống thóc, lượng nó có thể biết, giải thoát chân thật thì không như vậy. Thí như biển lớn không thể đo lường, giải thoát cũng vậy không thể đo lường. Không thể lường tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là vô lượng pháp, như một chúng sinh có nhiều nghiệp báo, giải thoát cũng vậy, có vô lượng báo, vô lượng báo tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là rộng lớn, thí như biển lớn, không có gì ngang bằng tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là tối thượng, thí như hư không tối cao chẳng gì sánh bằng, giải thoát cũng vậy, tối cao chẳng gì sánh bằng. Cao không gì sánh bằng tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không thể quá, thí như sư tử ở, tất cả trăm thú không thể vượt quá, giải thoát cũng vậy, không gì có thể vượt quá, không thể vượt quá tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là vô thượng, thí như phương Bắc là trên cả trong các phương, giải thoát cũng vậy, là không có gì vượt trên, không có gì vượt trên tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là vô thượng thượng, thí như phương Bắc đó so với phương Đông là vô thượng thượng, giải thoát cũng vậy, không có thượng thượng, không thượng thượng tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát chân thật tức là hằng pháp, thí như người trời thân hoại mạng chung, đó gọi là hằng, chẳng phải chẳng hằng, giải thoát cũng vậy, chẳng phải là chẳng hằng, chẳng phải là chẳng hằng tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là kiện trụ, như khư la chiên đàn trầm thủy tánh nó chắc thật, giải thoát cũng vậy, tánh nó chắc thật. Tánh cứng chắc tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là chẵng rỗng, thí như tre lau, thể nó trống rỗng, giải thoát không như vậy, nên biết giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không thể dơ uế, thí như tường vách chưa được sơn sửa, các loại trùng kiến ở trên vui sống, nếu dùng sơn sửa họa vẽ trang sức, các loại trùng kiến nghe mùi hương vẽ họa tức chẳng dừng ở, chẳng dừng ở như vậy dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là vô biên, thí như xóm làng đều có biên biểu, giải thoát không như vậy, thí như hư không không có ngằn mé, giải thoát cũng vậy không có ngằn mé, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không thể thấy, thí như dấu vết chim giữa hư không khó thấy, khó thấy như vậy dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là thậm thâm.

Tại sao? Vì nơi các hàng Thanh văn, Duyên giác không thể vào được, không thể vào được tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại thậm thâm là nơi cung kính của chư Phật Bồ-tát, thí như con hiếu cúng dường cha mẹ, công đức thậm thâm, công đức thậm thâm dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không thể thấy, thí như có người chẳng thể thấy đảnh đầu của mình. Giải thoát cũng vậy là nơi các hàng Thanh văn Duyên giác không thể thấy, không thể thấy tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không phòng nhà, thí như hư không không có phòng nhà, giải thoát cũng vậy nói phòng nhà là dụ cho hai mươi lăm hữu, không có phòng nhà là dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không thể lấy, thí như quả A-ma-lặc, người có thể giữ lấy, giải thoát không như vậy, không thể giữ lấy, không thể giữ lấy tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không thể chấp, thí như huyễn vật không thể nắm giữ, giải thoát cũng vậy không thể nắm giữ, không thể nắm giữ tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát không có thân thể, thí như có người thân thể sinh mọc các thứ mụn nhọt ung thư điên cuồng khô gầy, trong giải thoát chân thật không bệnh như vậy. Không bệnh như vậy dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là nhất vị, như sữa chỉ một mùi vị, giải thoát cũng vậy chỉ có một vị, một vị như vậy tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là thanh tịnh, như nước không bùn sình lắng yên trong sạch, giải thoát cũng vậy lắng yên trong sạch, lắng yên trong sạch thì giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là nhất vị, như mưa giữa không trung chỉ một vị trong sạch, một vị trong sạch dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là trừ tức, thí như trăng tròn sáng không các áng mây ngăn che, giải thoát cũng vậy không các mây ngăn che, không các mây ngăn che tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là tịch tĩnh, thí như có người mắc bệnh nhiệt trừ lành thân được yên lắng, giải thoát cũng vậy thân được yên lắng, thân được yên lắng tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát tức là bình đẳng, thí như dã miêu đối với rắn độc chuột sói đều có tâm giết hại, giải thoát không như vậy, không tâm giết hại, không tâm giết hại tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại, bình đẳng là thí như cha mẹ tâm bình đẳng đối với con, giải thoát cũng vậy, tâm đó bình đẳng, tâm bình đẳng tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát không có xứ khác, thí như có người chỉ ở nơi phòng nhà sạch sẽ thượng điệu, không có xứ khác, giải thoát cũng vậy, không có xứ khác, không xứ khác tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là biết đủ, thí như người đói gặp được thức ăn ngon lành bèn ăn đó không nhàm chán, giải thoát không như vậy, như ăn cháo sữa, không cần thêm gì khác, không cần thêm gì khác dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là đoạn tuyệt như người bị trói buộc, cắt đứt trói buộc được thoát, giải thoát cũng như vậy, đoạn tuyệt tất cả tâm nghi ngờ trói buộc, đoạn dứt nghi ngờ như vậy tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là đến bờ kia, thí như biển lớn có bờ bên này và bên kia, giải thoát cũng như vậy, tuy không bờ bên này mà có bờ bên kia, có bờ bên kia tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là im lặng, thí như biển lớn nước dâng sóng vỗ có nhiều âm thanh, giải thoát không như vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là mỹ điệu, thí như các thứ thuốc tạp, Ha-lê-lặc mùi vị nó đắng, giải thoát không như vậy mùi vị như cam lồ, mùi vị như cam lồ dụ cho giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát là trừ các phiền não, thí như thầy thuốc giỏi hòa hợp các thứ thuốc, khéo trị liệu các bệnh, giải thoát cũng vậy, năng trừ phiền não, trừ phiền não tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không chật hẹp, thí như nhà nhỏ không dung chứa được nhiều người, giải thoát không như vậy, có nhiều nơi dung chứa, nhiều nơi dung chứa tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là diệt các ái, chẳng tạp dâm dục, thí như người nữ lắm nhiều ái dục, giải thoát không như vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai, Như Lai như vậy không có tham dục sân nhuế ngu si kiêu mạn v.v… các kiết. Lại nữa, giải thoát gọi là không ái, ái có hai thứ: một là, ngạ quỷ ái, xót thương chúng sinh nên có pháp ái, pháp ái như vậy tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát là lìa ngã và ngã sở, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, giải thoát là diệt sạch lìa tham các hữu, giải thoát như vậy tức là Như Lai, Như Lai tức là pháp vậy. Lại nua, giải thoát tức là cứu hộ, năng cứu tất cả các sự sợ hãi, giải thoát như vậy tức là Như Lai, Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, giải thoát tức là nơi quay về. Nếu có quay về nương tựa giải thoát như vậy, chẳng cầu nương tựa các nơi khác, thí như có người nương cậy nơi vua, chẳng cầu nương tựa các nơi khác, tuy là nương tựa nơi vua, nhưng vẫn có động chuyển, nương tựa giải thoát là không có động chuyển, không động chuyển tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai, Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, giải thoát gọi là phòng nhà, thí như có người đi giữa đồng trống thì có hiểm nạn, giải thoát thì không như vậy, không có hiểm nạn, không hiểm nạn tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát là không nơi khiếp sợ, như sư tử vương đến trong trăm thú, chẳng hề khiếp sợ, giải thoát cũng vậy, ở trong chúng ma, chẳng sinh khiếp sợ, không khiếp sợ tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát không có chật hẹp, thí như đường hiểm cho đến không thể dung chứa hai người cùng đi, giải thoát không như vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai, lại có người chẳng chật hẹp là thí như có người sợ hổ mà rơi xuống giếng, giải thoát không như vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại, có chẳng chật hẹp là như trong biển lớn vất bỏ thuyền nhỏ hư hoại, được thuyền lớn chắc chắn, nương đó vượt qua biển đến nơi an ẩn tâm được khoái tạc, giải thoát cũng vậy, tâm được khoái lạc, được khoái lạc tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát là nhổ các nhân duyên, thí như nhân nhủ mà được lạc, nhân lạc mà được tô, nhân tô mà được đề hồ. Trong giải thoát chân thật đều không nhân đó, không nhân đó tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát năng nhiếp phục kiêu mạn. Thí như Đại vương kiêu mạn đối với tiểu vương, giải thoát không như vậy. Giải thoát như vậy tức Như Lai, Như Lai tức là pháp vậy. Lại nữa, giải thoát là nhiếp phục các buông lung. Nói buông lung tức là có nhiều tham dục, trong giải thoát chân thật không có tên đó, không có tên đó tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát năng trừ vô minh, như tô thượng vị, năng trừ bỏ các váng bẩn gọi là đề hồ, giải thoát cũng như vậy, trừ váng bẩn vô minh phát sinh chân minh, chân minh như vậy tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là tịch tĩnh, thuần một không hai, thí như voi giữa đồng trống riêng sống một mình không bè bạn, giải thoát cũng vậy, riêng một không hai, riêng một không hai tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là chắc thật, như tre lau bề- ma thân cành hư rỗng mà hạt chắc thật. Ngoài Phật Như Lai, thì các hàng trời người khác đều không chắc thật, giải thoát chân thật xa lìa tất cả các hữu lưu v.v… giải thoát như vậytức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là năng thấu rõ, thêm ích đối với ta, giải thoát chân thật cũng là như vậy. Giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là xả bỏ các hữu. Thí như có người ăn rồi mà ói nhã, giải thoát cũng vậy xả bỏ các hữu, xả bỏ các hữu tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là quyết định, như hoa bà-sư mùi thơm trong bảy lá, giải thoát cũng vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là thủy đại. Thí như thủy đại sánh hơn các đại khác, nên có khả năng đượm thấm tất cả các loài có hạt giống, giải thoát cũng vậy, năng thấm đượm tất cả các loài có sống, giải thoát như vậy tức là Như Lai gọi là vào, như vào nhà cửa thì thông đường, vào nơi của tánh vàng, vàng thì có thể được, giải thích cũng vậy, như nhà cửa kia, người tu vô ngã thì được vào trong, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là làm thiện, thí như đệ tử tùy theo ở thầy, khéo vâng dạy răn, được gọi là làm thiện, giải thoát cũng vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là pháp xuất thế. Đối với tất cả pháp rất là vượt qua, như trong các mùi vị, tô nhũ là ưu thắng, giải thoát cũng vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không động, thí như cửa chốt, gió không thể lay động, giải thoát chân thật cũng là như vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không sóng cả, như biển lớn kia nước đó nổi sóng, giải thoát không như vậy, giải thoát như vậy tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát là thí như cung điện, giải thoát cũng vậy, nên biết giải thoát tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là sở dụng, thí như vàng diêm- phù- đàn đảm nhiệm nhiều sự, không ai có thể nói vàng đó quá xấu, giải thoát cũng vậy, không có quá xấu, không có quá xấu tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát là xả bỏ hạnh trẻ con, thí như người lại vất bỏ hành động con nít giải thoát cũng vậy, xả bỏ năm ấm, xả bỏ năm ấm tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là cứu cánh, như người bị trói buộc, từ trói buộc mà được mở thoát, tắm rửa sạch sẽ sau đó trở về nhà. Giải thoát cũng vậy, rốt ráo trong sạch, rốt ráo trong sạch tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là không làm vui, không làm vui là tham dục sân nhuế ngu si oái nhã vậy, dụ như có người nhầm uống rắn độc, vì trừ độc nên liền uống thuốc ói nhả. Đã được ói nhả rồi, độc liền trừ khỏi, thân được an lạc. Giải thoát cũng vậy, oi nhả phiền não các độc trói buộc, thân được an lạc gọi là không làm vui, không làm vui tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là đoạn trừ bốn thứ phiền não rắn độc. Đoạn trừ phiền não tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là lìa các hữu, diệt tất cả khổ được tất cả vui, vĩnh viễn đoạn trừ tham dục sân nhuế ngu si, nhổ dứt tất cả gốc rễ phiền não, nhổ gốc rễ tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là đoạn dứt tất cả pháp hữu vi, sinh ra tất cả thiện pháp vô lậu, dứt bít các đường, đó là hoặc ngã hay vô ngã, chẳng phải ngã chẳng phải vô ngã, chỉ đoạn dứt chấp lấy dính mắc, chứ không đoạn trừ ngã kiến, ngã kiến tức là Phật tánh, Phật tánh tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là chẳng không không, không không gọi là không chỗ có, không chỗ có tức là điều chấp giải thoát của ngoại đạo ni- càn- tử, mà ni-càn-tử đó thật không giải thoát, nên gọi là không không, giải thoát chân thật thì không như vậy, nên chẳng không không, chẳng không không tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là chẳng không, như bình đựng nước rượu tô lạc mật v.v… tuy lúc không nước rượu tô lạc mật, vẫn còn được gọi là bình nước v.v… bình như vậy v.v… không thể nói là không và cho là chẳng không. Nếu nói là không thì chẳng được có sắc hương vị xúc, nếu nói chẳng không mà lại không có nước rượu thật v.v… giải thoát cũng như vậy không thể nói là sắc và cho là chẳng phải sắc, không thể nói là không và cho là chẳng phải không? Nếu nói là không thì không được có thường lạc ngã tịnh. Nếu nói là chẳng không thì ai thọ hưởng thường lạc ngã tịnh đó. Vì nghĩa đó nêu không thể nói là không và cho là chẳng không. Không, nghĩa là không hai mươi lăm hữu, , và các phiền não, tất cả khổ, tất cả tướng, tất cả hành hữu vi, như bình không lạc thì gọi là không. Chẳng không là thiện sắc chân thật, thường lạc ngã tịnh, chẳng động chẳng biến, giống như sắc hương vị của bình kia, bình kia gặp duyên thì có phá hoại, giải thoát không như vậy, không thể phá hoại, không thể phá hoại tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Lại nữa, giải thoát gọi là lìa ái, thí như có người tâm ái mong cầu thích đề hoàn nhân, đại phạm thiên vương, tự tại thiên vương. Giải thoát không như vậy, nếu được thành A-nậu-đa-la Tam miệu Tam Bồ-đề rồi, không ái không nghi, không ái không nghi tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai. Nếu nói giải thoát có ái và nghi, là điều đó không thể có. Lại nữa, giải thoát là đoạn trừ tham các hữu, đoạn trừ tất cả tướng tất cả trói buộc, tất cả phiền não tất cả sinh tử, tất cả nhân duyên, tất cả quả báo, giải thoát như vậy tức là Như Lai, Như Lai tức là Niết-bàn. Tất cả chúng sinh khiếp sợ sinh tử, các thứ phiền não nên thọ trì tam quy. Thí như đàn nai khiếp sợ thợ săn, đã được lìa khỏi, nếu được một lánh khỏi là dụ cho một quy. Ba lánh khỏi như vậy thì dụ cho ba quy, do ba lánh khỏi nên được hưởng thọ an lạc, chúng sinh cũng vậy, khiếp sợ thợ săn bốn ma tử ác nên thọ trì tam quy y, tam quy y nên được an lạc, hưởng thọ an lạc tức là giải thoát chân thật, giải thoát chân thật tức là Như Lai, Như Lai tức là Niết-bàn, Niếtbàn tức là vô tận, vô tận tức là Phật tánh, Phật tánh tức là quyết định, quyết định tức là A-nậu-đa-la Tam miệu Tam Bồ-đề”.

Giải thích: Trên đây là một trăm câu nói về giải thoát, văn kiện chẳng nhiều, nên lại vì giải thích đại ý, chỉ nói rõ nhất tâm chân tánh giải thoát. Do thật tuệ giải thoát hiển bày chân tánh đó, sau đó thành phương tiện giải thoát, nên có khả năng tự giác giác tha, gọi đó là Phật, tức là pháp thân bình đẳng, Phật của thiên chân. Do đó trong kinh nói: “Phải biết giải thoát tức là Như Lai”. Tánh của Như Lai tức là tánh của chúng sinh, tánh của chúng sinh tức là tánh của tất cả pháp. Tánh của tất cả pháp tức là tánh tâm, vì tánh tâm khắp tất cả xứ, thì tất cả đều là giải thoát chẳng thể nghĩ bàn. Vì tự tánh nên tùy xứ tham trước, trước tức là bị trói buộc, nếu rõ tông đây thì trói mở đều vắng lặng. Do đó, nên nói lìa tức trước, trước tức lìa, trong môn huyễn hóa sinh ra thật nghĩa, cũng không lìa cũng không trước, xứ nào lại cầu thuốc không bệnh? Lại nữa, một trăm câu giải thoát đây, quanh co mở bày đến cuối cùng là chỉ về rốt ráo giải bày thì là kho tàng bí mật của Niết-bàn, là chánh tông của Phật tổ. Vì vậy tạm biên ghi toàn văn để chứng minh cho tông kính, xin chớ nhàm chán phải đọc xem nhiều, cầu mong nên chín chắn rõ tâm, đó mới là nguồn mở trói buộc, gốc của mê ngộ, nếu tâm mở thì tất cả mở, cùng tương ưng với chân tánh, nếu tâm buộc thì tất cả buộc, cùng chung xứ với trần lao, đường xuất ngay đây dứt lời, cửa phương tiện không còn gì trên. Pháp môn chân tánh giải thoát chẳng thể nghĩ bàn đây, một vào toàn thân, ngoài chân không pháp, ý tiêu năng sở, tình dứt phải quấy. Đây chẳng phải Pháp sư tụng văn, nhóm biển trí đó, mờ chứng thiền bá, rõ đèn tuệ ấy, chỉ trừ hạng người thấy tánh chân thật giống đạo nhất thừa, mới có thể ngộ vào, chóng rõ không nghi ngờ, giáo môn viên đốn này chỉ một, không pháp phân biệt vậy, không có bờ mé, không giẫm trải một nhiều, vì tức biên mà trung nên không pháp nào có thể sánh, vì tức vọng mà chân nên không pháp nào có thể đối đãi, đâu lại Phật pháp mà đối đãi với Phật pháp chỉ một tuyệt đối đãi, pháp giới Như Lai. Nên vượt ngoài pháp giới không còn có pháp, không nơi có thể cũng không nơi tuyệt chỉ chứng tương ưng, chẳng tại ngôn thuyết, như trong kinh Đại Tập nói: “Chẳng đợi trang nghiêm, rõ biết các pháp, vì được một là gồm được tất cả”. Do đó nói: “Một là, rơi thiên hạ thu, một bụi nổi đại đại gồm, một hoa nở thiên hạ xuân, một sự lắng muôn pháp chân”. Thì bậc thượng căn một lần trông xem qua trọn không lại nghi ngờ, hạng cơ trung hạ, sao không phương tiện, như trong cô tịch ngâm nói rằng: “Nêu một sánh cả đủ khá biết, nào dùng rầm rĩ nói dẫn từ, chỉ thấy gã đói lại ăn no, chẳng nghe nước theo người khát bay”.

Hỏi: Chúng sinh có pháp thân bình đẳng như Phật, cớ sao chẳng khởi dụng của báo hóa ư?

Đáp: Tuy vốn bình đẳng mà ẩn hiện có khác. Ẩn gọi là Như Lai Tạng, hiện gọi là pháp thân. Trong khởi tín sớ nói: “chỉ vì chúng sinh mê tự chân lý khởi nên vọng niệm, khi ấy chân như đều hiện tướng nhiễm, chẳng hiện dụng đó”. Trong Sao, có hỏi: “Tâm chúng sinh so với Phật thể đã đồng, lúc chúng sinh mê, sao chẳng khởi dụng? Đáp: Vì vô minh có lực nên khởi ở chín tướng, chân như không lực nên bị ẩn, chẳng thể hiện dụng, như nước bị gió đánh chỉ nổi sóng cả mà không thể hiện ảnh tượng”. Trong Thạch Bích Sao nói: “Luận nói bản giác thường khởi dụng là nó có hai ý: một là ước về nội luân tức là nghĩa tự thể tướng huân tập; vậy. Trong luận nói: Từ vô thỉ đến nay đầy đủ pháp vô lậu, đầy đủ có tánh làm cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, y cứ hai nghĩa đó, chỉ thường huân tập;, hai là nói về ứng hóa chẳng khởi, chỉ vì vọng nhiễm che phủ đó, chẳng phải là bản giác không ứng dụng đó, cũng chẳng phải có tâm ép chẳng khởi. Đó là lỗi tại vọng mê mà không biết, nào liên quan ở giác, vì bản giác thường đầy đủ thường luân vậy. Như rễ tre có âm thanh của rồng phụng, gương bụi có dụng mật đảm. Vậy biết, linh đài tuyệt diệu, chúng sinh chẳng biết, nếu tạm hồi quan phản chiếu, không có ai là chẳng được, như trong đất mà cầu nước, trong quặng mà cầu vàng, chỉ lo chẳng chịu gánh vác, chôn vùi tâm báu. Tông kính cặn kẻ ý muốn nói ở đây, khuyên khắp các hàng hậu hiền, phải ngay biết có.