THÍCH THIỀN BA LA MẬT THỨ ĐỆ PHÁP MÔN

SỐ 1916

QUYỂN 05

Đời Tùy Đại sư Thiên Thai Trí Giả giảng
Đệ tử: Pháp Thận ghi chép, Chương An Quán Đảnh sửa lại.

CHƯƠNG VII. GIẢI THÍCH TU CHỨNG THIỀN BA LA MẬT

Trên đã nói rộng phương tiện nội ngoại, nếu hành giả chuyên tâm tu tập hệ niệm môn thiền sẽ có chứng nghiệm. Cho nên chương bảy nói rộng tu chứng. Cho nên kinh nói: Tu pháp ta, chứng thì tự biết. Nay nói tu chứng, là có bốn: 1. Tu chứng thiền thế gian; 2. Tu chứng thiền vừa thế gian vừa xuất thế gian; 3. Tu chứng thiền xuất thế gian; . Tu chứng thiền không phải thế gian không phải xuất thế gian.

A. Tu chứng thiền thế gian, có ba: Một là tứ thiền, hai là bốn tâm vô lượng; ba là bốn định vô sắc.

I. Tu chứng bốn thiền: Một là Sơ thiền, hai là Nhị thiền, ba là Tam thiền, bốn là Tứ thiền. Nay nói Sắc Giới Căn Bản Chánh Định, chỉ nói có bốn. Nếu phương tiện chung trung gian thì là bất định. Như các Sư Tát-bà-đa nói thì có Vị Đáo địa và Thiền trung gian thì đủ bốn thiền là sáu địa định. Còn các Sư Đàm-Vô-Đức thì không nói có thiền vị lai mà nói có thiền định trung gian cõi Dục, lấy làm sáu địa định (định của sáu địa). Như luận Đại thừa và Cù-sa nói thì có đủ thiền trung gian Vị đáo địa cõi Dục, là bốn thiền làm bảy địa định (định của Thất địa). Đây là hội trung dung lấy nghĩa mà suy. Nay nói theo vào chánh thiền thì chỉ nói có bốn:

Thứ nhất: Giải thích Sơ thiền tu chứng, như kệ trong kinh nói:

Ly dục và pháp ác

Có giác và có quán

Ly sinh và hỷ lạc

Người nầy vào Sơ thiền

Đã lìa được lửa dâm

Thì được định mát mẻ

Như người quá nóng bức

Xuống ao lạnh thì vui

Như nghèo được kho báu

Rất mừng biết động tâm

Phân biệt tức là quán

Vào Sơ thiền cũng thế.

Trong kệ này Phật nói đủ tướng tu chứng của Sơ thiền chỉ có ý là khó thấy, nay sẽ phân biệt. Nói trong Sơ thiền có mở ra ba thứ khác nhau: Một là giải thích tên, hai là nói tu tập, ba là nói tướng chứng. 1. Giải thích tên: Nói Sơ thiền, Thiền gọi là dốc lòng, hành giả mới được pháp Chi lâm nên gọi Sơ thiền. Lại nữa, pháp giác quán gọi là chi, hành giả pháp Giác quán Sơ thiền trước phải phát nên nói giác quán gọi là Sơ thiền. Hỏi: Nếu nói được phát trước nên nói Sơ thiền, thì Vị đáo địa cõi Dục là phát trước nhất, sao không được gọi là Sơ thiền? Đáp: Thiền gọi là công đức tòng lâm, Vị đáo cõi Dục, v.v… chưa có pháp công đức chi lâm, tuy phát trước mà không gọi là Sơ thiền. Lại nữa, luận Đại thừa nói Vị đáo trung gian cõi Dục thì trí nhiều mà định ít, là chỗ không vui, đã không phải chánh địa cho nên chẳng được gọi Sơ thiền. Lại nói Sơ thiền cũng gọi là Tam-muội có giác có quán, vì có người nghi nói trong tâm giác quán không có định, cho nên Phật nói Tam-muội giác quán. Luận Địa Trì cho rằng gọi giác quán đều là thiền. Thiền nầy khi phát phải cùng giác quán đều phát, cũng gọi là Thánh nói, pháp định trong định này có giác quán, đường nói năng chưa dứt, cũng gọi là nói pháp. Có các thứ tên gọi khác nhau như thế v.v…

Hai là nói tu tập, lại có hai: Một là nói pháp phải tu, hai là nói tâm năng tu. 1. Nói pháp phải tu: Tức là A-na-ba-na, là pháp tu tập Căn bản Sơ thiền, có ba ý: Một là giải thích tên tức, hai là nói về tướng tức, ba là nói dụng của tức khác nhau. Một là nói A-na-ba-na, đây là tiếng Thiên-trúc, đời Tần dịch A-na là thở vào, Ba-na là thở ra. Kinh An-Ban Thủ Ý Tam-muội nói An là sinh, Ban là diệt. Nếu nói theo hơi thở sinh diệt thì nghĩa như trên. Nếu nói theo tâm sinh diệt thì bất định. Nay cho rằng nghĩa hơi thở ra vào là dịch chánh; Hai là nói về tướng tức, có bốn: Một là Phong, hai là Suyễn, ba là Khí, bốn là Tức. Phân biệt bốn tướng đủ như trong Điều Tức có nói: Chỉ nhiều phong thì tán, nhiều Suyễn thì kết, nhiều khí thì lao (nhọc) nhiều tức thì định. Hành giả phải bỏ ba thứ kia mà giữ lại tức, khéo lấy chẳng có tiếng, chẳng kết, nhẹ nhàng dường như còn, dường như mất mà dùng; Ba là nói dùng tức khác nhau: Một Sư dạy buộc tâm đếm hơi thở ra. Vì sao, vì đếm hơi thở ra thì khí chẳng gấp, thân chẳng trướng mãn, thân tâm nhẹ nhàng nhanh nhẹn dễ vào Tam-muội? Có Sư dạy đếm hơi thở vào. Vì sao? Vì đếm hơi thở vào thì một là dễ vào định theo hơi thở thu vào trong, hai là dứt cảnh ngoài, ba là dễ thấy ba mươi sáu vật trong thân, bốn là sức thân nhẹ mạnh, năm là trong thật dứt tham giận. Có các lợi ích tốt đẹp như thế chẳng phải một, nên đếm hơi thở vào. Có Sư dạy đếm hơi thở ra vào không ở đâu hết, lấy chỗ tiện lợi mà đếm không dùng riêng, tùy tâm người an vào định không lỗi, tức dùng chỗ luận của ba Sư đều chẳng cho ra vào đều đếm một lúc. Vì sao? Vì bị hơi thở ngăn, bệnh sẽ sinh trong cổ họng, cũng như có lá cỏ khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào, đây là bệnh sinh. Lại thầy y theo bốn thời dùng số, nay thì chưa rõ; Hai là nói tâm năng đếm, cũng có ba ý: Một tâm năng đếm, hai là chuyển duyên, ba là phân biệt.

Một là Tâm năng đếm dùng tâm tế niệm nhiếp tâm đối hơi thở từ một đến mười khiến tâm chẳng tan, nên gọi là sổ tức (đếm hơi thở). Nếu đếm chẳng đủ mười gọi là số giảm (đếm bớt), nếu đêm mười một gọi là số tăng. Song số tăng giảm đều không phải được đạo định, nếu từ một đến mười, phải thường đủ mười, không có lỗi cách một, nên gọi là đếm pháp thành tựu. Nếu giữa chừng tâm bỗng gặp duyên khác mà số đếm lộn lạo thì tâm biết tán loạn còn mạnh. Nếu lấy một làm số thì không có khoảng giữa, nếu có duyên lạ thì chẳng biết ngay vì chỉ duyên với một hơi thở, chẳng thể dứt loạn. Nếu quá mười thì lại một pháp mà khởi, một tâm duyên hai thì có loạn sinh, nên gọi là thêm. Hễ đếm số, chỉ tế tâm y cứ hơi thở ghi số mà thôi, chẳng được lấy nhiều số. Nếu thờ nhiều thì khí đầy bụng phình thể gập, muốn ngồi chẳng yên.

Hai là chuyển duyên, là trước đếm hơi thở, biết hơi thở nhẹ nhàng thì phải bỏ đếm số mà theo hơi thở (tùy tức), mặc tình vào ra, nếu tâm muốn tịnh, liền bỏ tùy ngưng mà tâm dừng trụ ở tâm. Nếu tối tăm liền tĩnh chiếu sắc tức tâm. Nếu phù động thì liền bỏ quán theo sổ và theo chỉ, cho nên gọi là hoàn. Tâm chẳng rong ruổi, ngưng thần dứt lự nên gọi là Tịnh. Nếu hành giả khéo léo nhiếp lục như thế thì tâm dễ định.

Ba là phân biệt tức là môn đầu. Hỏi: tất cả pháp môn đều có thể làm đầu, vì sao chỉ nói A-na-ba-na là môn đầu? Đáp: Chẳng phải thế, nay theo Phật dạy như kinh nói: A-na-ba-na là môn đầu của Chư Phật ba đời vào đạo. Cho nên Đức Thích-ca trước đến cây đạo muốn tu tập Phật pháp, trong tâm nghĩ về An-Ban một Sổ, hai Tùy, cho đến Hoàn tịnh, đủ như Kinh Thụy Ứng có nói. Lại nữa, Đề-bà khi mới ra đời, hàng phục ngoại đạo xong, mọi người kính tin, độ người xuất gia chẳng biết bao nhiêu, do đó tập hợp bảy chúng đệ tử tại gia xuất gia và Sát-lợi Bàla-môn, ở giữa chúng lên tòa sư tử khóc lóc như mưa. Khi ấy, đại chúng đều nghĩ thầm rằng: Có lẽ Phật pháp sắp diệt, ngoại đạo sắp khởi tà, có lẽ trong nước sắp gặp nhiều tai họa dịch bệnh khắp nơi. Khi ấy, Bồ-tát biết tâm đại chúng, lấy khăn lau lệ, sửa lại y phục ngay ngắn đưa tay phải lên nói rằng: Không phải Phật pháp sắp diệt mà ngoại đạo khởi tà, không phải nước chẳng yên bệnh dịch khắp nơi. Chỉ thương mặt trời Phật bớt sáng, mặt trăng Thánh lặn mất, trong đó trống rỗng chẳng có cà sa. Bấy giờ, đại chúng nghe lời ấy xong đều tự cảm thương mà khóc lớn. Khi ấy, nhiều loài chim ở trên hư không rơi xuống tán loạn, phát tiếng kêu thảm thiết. Bấy giờ, Bồ-tát dùng lời dịu dàng từ ái an ủi đại chúng mà nói kệ rằng:

Mặt trời Phật ở đời

Không mắt nên chẳng thấy

Trăng Hiền Thánh không lặn

Bị che nên chẳng thấy

Nếu dẹp hết màn che

Thì sẽ tự thấy được,

Đâu lo sợ mất mát

Ngủ say như trẻ con.

Bấy giờ, đại chúng nghe từ âm của Bồ-tát tâm đều tỉnh ngộ, nhiếp tâm ngồi yên, lặng lẽ không tiếng động, nhìn Bồ-tát chăm chú, đều muốn nghe pháp. Khi ấy, Bồ-tát đều bảo khắp đại chúng mà nói kệ rằng:

Phật nói môn cam lồ

Tên A-na-ba-na,

Ở trong các pháp môn

Đạo bậc nhất an ổn

Nhân duyên thứ lớp khởi

Chẳng lẫn các vọng tưởng

Thí như trồng thạch lựu

Mầm mộng lần lượt mọc

Hoa trái và sắc vị

Tự nhiên chẳng thể làm

Thời đến thì tự chứng

Chẳng phải màu mỡ sáp

Các ông điều thục địa

Cho ông giống thạch lựu

Khiến tâm vào cam lộ

Đạo pháp thứ lớp sinh.

Từ đây trở đi, Pháp sư Tây Trúc truyền nhau chẳng thôi, thường dùng pháp này khi mới học đạo. Nếu Đại sĩ bốn y, Bồ-tát sáu thông nói pháp độ người thì nói đây trước. Há không phải là cửa đầu vào đạo hay sao? Đời mạt pháp nối theo nói pháp dạy trao mà tự mình chẳng tu định. Đã không có nội đạo nói ra liền phá hành giả định. Nếu theo lời Đềbà nói bèn cho thiền định là cốt yếu. Người đời điên đảo thật là đáng thương. Lại có người nói pháp thiền một bề chẳng được chỗ, đại chúng nói kính tìm Đề-bà ở giữa đại chúng nói rộng thiền định. Thời nay há đốn, ngậm miệng chẳng được nói ta chứng pháp ấy. Ta chứng pháp ấy và cảnh giới thiền vi diệu bí mật nói với người thì bị tội chẳng nhẹ.

Ba là nói chứng tướng thiền, thông phương tiện luận chứng có ba bậc: Một là chứng tướng định cõi Dục, hai là chứng tướng Vị đáo định, ba là nói về chứng Sơ thiền.

1) Nói chứng định cõi Dục, có hai ý: Một là nói tướng chứng, hai là nói được mất. Nay nói trong cõi Dục, có ba: Một là thô trụ tâm, hai là tế trụ tâm, ba là chứng định cõi Dục. Một là thô trụ tướng: Do hơi thở trước đã phương tiện tu tập tâm dần hư ngưng, chẳng còn duyên lự, gọi là thô trụ; Hai là tế trụ tướng: Ở sau tâm ấy mà mất dần chuyển tế tức là tế trụ tâm. Phải được các thô tế nầy, hoặc khi sắp được thì sẽ có pháp trì thân sinh ra. Pháp nầy khi phát thì thân tâm tự nhiên ngay thẳng, ngồi không mỏi mệt, như vật giữ thân, nếu giữ thân tốt thì chỉ nhẹ nhàng giúp thân lực mà thôi. Nếu là thô thì thân cứng chắc mạnh mẽ. Đến thì khổ gấp cứng chắc, đi thì chậm nhẹ làm khốn đốn người. Đây không phải là pháp tốt, tâm đã tế rồi, đối với giác (mà biết) tâm tự trong sáng, tương ưng với định. Pháp định từ tâm mặc tình bất động từ cạn vào sâu, hoặc trải qua một lần ngồi mà ý không phân tán. Do đó, nói đây là định cõi Dục. Khi vào định này, tướng cõi Dục báo thân chưa hết; Hai là nói được mất, vào định cõi Dục pháp tâm đã cạn, chưa có chi trì thì khó được mà dễ mất. Nhân duyên dễ mất là việc cần phải biết. Mất định có hai thứ: Một là từ duyên bên ngoài, tức là khi được định chẳng khéo dụng tâm, phương tiện nội ngoại, giữa chừng trái phạm thì lui mất thiền định. Lại nữa, nếu hành giả khi được định hoặc nói với người, hoặc hiện tướng định cho người khác biết, hoặc bỗng có sự duyên hoại nhau như thế, các thứ ngoại sự ở trong chẳng hay chẳng biết, chướng pháp đã sinh thì liền mất định. Nếu giữ gìn vốn được thì chẳng mất. Chướng chẳng sinh nên gọi là Được. Hai là y cứ nội mà nói về được mất, có sáu thứ hay mất thiền định: Một là tâm trông mong, hai là tâm nghi, ba là tâm sợ, bốn là quá mừng, năm là ái nặng, sáu là lo hối. Chưa được thiền định 2 có một, tức là tâm trông mong. Nhập định có bốn là nghi – sợ – mừng – ái, xuất định có nhiều lo hối. Ở đây thì phá tâm định làm cho lui mất. Nếu nói chung sáu thứ nầy thì đều chưa nhập – trụ – xuất, đều có sáu thứ nầy làm cho lui mất định. Nếu lìa sáu thứ này thì dễ được định. Vì chẳng mết nên gọi là Được. Ở đây tuy việc gần nếu chẳng nói thì người chẳng biết. Nếu khéo giữ ý thì biết là che chướng; Hai là nói tướng định Vị đáo địa. Nhân định cõi Dục này thân sau tâm mất trống rỗng, mất thân cõi Dục, trong lúc ngồi chẳng thấy đầu tay giường chõng, cũng như hư không. Đây là định Vị đạo địa, nói Vị đáo địa là địa này sinh ra Sơ thiền, tức là định Sơ thiền phương tiện. Cũng gọi là thiền Vị lai, cũng gọi là trạm tâm Hốt Nhiên. Khi chứng minh định này thì tướng đều cạn sâu, nay chẳng có sáng suốt. Lại nữa, trong định này hoặc có tà ngụy. Hành giả phải chứng tướng nó không phải một. Lược nêu hai việc: Một là định tâm quá sáng, hai làquá tối đều là tà định. Sáng là khi nhập định thì thấy cảnh giới ngoài xanh vàng đỏ trắng, hoặc thấy mặt trời, mặt trăng, các sao và cung điện, v.v… hoặc một lúc, một ngày, cho đến bảy ngày mà không xuất định, thấy tất cả việc như được thần thông. Đây là tà, phải mau bỏ đi; Hai là nếu vào thiền này, bỗng biết tối tăm như ngủ mê chẳng khác, tức là không có tâm tưởng khiến cho hành giả sinh tâm điên đảo, phải mau bỏ đi. Đây là nói lược tướng tà định, trong ấy các hại nạn không dùng văn nói hết. Lại nữa, nếu y vào Thành luận, Tỳ-đàm phân biệt hai định là bất tiện. Nay y theo Tôn giả Cù-sa nói phân biệt hai định có khác, lẽ ra cũng không lỗi, đủ như trước đã dẫn luận Đại thừa giải thích. Nhưng thường thấy người ngồi khi chứng định, thật có hai tướng định khác nhau, cho nên nay nói cõi dục hai định Vị đáo đều khác.

Ba là nói về tướng chứng thiền, có sáu thứ: Một là Sơ thiền phát tướng, hai là nói chi, ba là nói thể dụng nhân quả, bốn là nói cạn sâu, năm là nói tiến lùi, sáu là nói công đức.

– Nói tướng Sơ thiền phát, lại có bốn ý: Một là nói về Sơ thiền phát tướng, hai là phân biệt không phải thiền pháp, ba là giải thích nhân duyên phát, bốn là phân biệt tà chánh.

1- Nói Sơ thiền phát tướng, hành giả ở Vị đáo địa chứng mười sáu xúc thành tựu, tức là Sơ thiền phát tướng. Thế nào là chứng? Nếu hành giả ở Vị đáo địa nhập định sâu dần thân tâm vắng lặng, chẳng thấy trong ngoài, hoặc trải qua một ngày, cho đến bảy ngày, hoặc một tháng, cho đến một năm. Nếu định tâm chẳng hoại, giữ gìn thêm lớn. Ở trong định này bỗng biết thân tâm ngưng đọng, dần dần xao động, đương khi động lại biết dần dần có thân như mây như bóng động phát, hoặc từ trên phát, hoặc từ dưới phát, hoặc từ eo phát, dần dần khắp thân, trên phát phần nhiều lui, dưới phát phần nhiều tiến. Khi động xúc phát thì công đức vô lượng nói lược có mười thứ pháp lành quyến thuộc cùng động đều khởi, mười thứ ấy là: 1. Định; 2. Không; 3. Minh tịnh; . Mừng; . Vui; 6. Thiện tâm sinh; . Thấy biết sáng rõ; . Giải thoát không lụy; 9. Cảnh giới hiện tiền; 10. Tâm điều mềm mỏng. Mười pháp như thế cùng động đều sinh, nên gọi là động. Quyến thuộc tốt đẹp, công đức trang nghiêm động pháp. Nếu phân biệt đủ thì khó hết. Đây là lược tướng nói sơ động xúc. Như thế hoặc trải qua một ngày, hoặc mười ngày, hoặc một tháng, bốn tháng, một năm, việc này đã qua lại có xúc khác thứ lớp phát sinh. Cho nên gọi Sơ thiền các xúc khác phát, tức là tám xúc: Một là động, hai là ngứa, ba là mát, bốn là Ấm, năm là nhẹ, sáu là nặng, bảy là rít, tám là trơn. Lại có tám xúc là trạo. Ỷ lạnh, nóng, nổi, chìm, cứng, mềm. Tám xúc này tuy đồng với tướng trước nhưng phân biệt kỹ thì đều có khác chút ít, lại nêu danh mục riêng, đủ vời trước hợp thành mười sáu xúc. Mười sáu xúc này khi phát đều có pháp lành công đức quyến thuộc như trước đã nói trong động xúc. Hành giả nhân Vị đáo địa phát các thứ xúc công đức thiện pháp như thế, nên gọi là Sơ thiền mới phát đều là bốn đại thanh tịnh cõi sắc. Y thần cõi Dục mà phát. Cho nên luận Đại thừa nói: cõi Sắc bốn đại tạo sắc, mang thân cõi Dục. Hỏi: Hai mươi bảy xúc vì sao có lấy bỏ. Lại nêu ra xúc khác gọi là phân biệt, v.v….

2- Nói phân biệt chẳng phải tướng thiền. Hỏi: Hành giả khi mới ngồi chưa được định tâm cũng phát ra các xúc như lạnh, nóng, động, v.v… đã không có các công đức như trên nói. Có người nói đây là bệnh pháp khởi, vì sao? Vì như động xúc, rít, v.v… là bệnh của địa, như động xúc nhẹ là bệnh của phong, như nóng ngứa v.v… là bệnh của hỏa, như lạnh, trơn v.v… là bệnh của thủy. Lại nữa, như Ấm, nóng, ngứa, v.v… là sinh cái tham dục, do nặng, trơn, trầm là sinh cái thùy miên, do động, phù, lạnh là sinh cái trạo hối, do cường rít là sinh cái nghi. Lại do cứng rít, v.v… mà sinh sân cái. Phải biết xúc khi phát thì khiến cho bốn đại phát bệnh và sinh năm cái chướng pháp, hoặc nói là ma làm. Nếu khi động phát như lỗi trên, trên nói đều là ma xúc phát, vì sao xem đây là Sơ thiền? Đáp: Chẳng đáng, nếu ông theo chỗ nói tướng phát xúc, thì đây là xúc sinh bệnh sinh cái, nếu như trên nói và tăng thì cũng là tướng ma xúc phát. Nay nói chẳng đúng, nếu chưa được định Vị đáo địa mà phát trước thì phần nhiều là bệnh xúc, là sinh cái và ma làm ra. Nếu khi xúc phát thì không có mười thứ công đức quyến thuộc như trên đã nói, 30 cũng là bệnh xúc sinh cái và ma xúc. Nay nói xúc phát là phải do định Vị đáo địa mà phát, cũng có đầy đủ các công đức quyến thuộc đều phát, nên lấy đây làm tướng Sơ thiền phát thì có gì phải nghi. Hỏi: Phát xúc trước Vị đáo địa chỉ là sinh bệnh, sinh cái và ma xúc, có khi nào trị bệnh trừ cái mà không phải là ma xúc chăng? Đáp: Cũng có. Hỏi: Nếu thế cùng xúc Sơ thiền sao bảo là khác? Đáp: Có khác. Cõi Dục có trị bệnh trừ cái và không phải ma xúc mà chẳng phải Sơ thiền xúc, đây cũng là bốn đại sắc pháp trong cõi Dục chẳng thể phát định, vì không có các công đức thiện pháp chi lâm nên không gọi Sơ thiền. Đây thì lược nêu tướng xúc thiện bất thiện của cõi Dục, chỉ hành giả khi mới ngồi hoặc có một, hai chứng này hoặc đều chẳng chứng. Song đã có pháp nầy nên lược nêu ra. Hỏi: Trong Vị đáo địa cũng phát thiện, bất thiện xúc cõi Dục hay chăng? Đáp: Đều là nghĩa này.

3- Nói nhân duyên thiền phát, có hai: Một là từ khi tu thiền đến nay không kể cần khổ đã có tâm lành công lực thành tựu thì tự nhiên chiêu cảm quả báo, như trong kinh Pháp Hoa nói: Tùy công mà ban thưởng. Cho đến thiền định căn lực, v.v… Lại có Sư nói là tương ưng mười thiện. Ý này khó thấy; Hai là Ấm cõi sắc ở trong thân cõi Dục, thô tế trái nhau, nên có trạo động, tám xúc, v.v… ví như người đời lo buồn phiền não ở trong khởi lên mà kết trệ lấp bít chẳng thông. Nay bốn đại chịu các nóng bức từ tâm sinh ra cho đến bị bệnh đến chết chẳng từ ngoài đến mà có khổ. Nay trong thiền có xúc lạc cũng từ tâm mà có. Do sổ tức nên khiến tâm dịu dàng tu các pháp định, định pháp cõi sắc trụ ở trong thân cõi Dục. Pháp sắc định cùng báo thân cõi dục xúc nhau, có mười sáu xúc thứ lớp sinh ra, cũng chẳng từ ngoài tới mà biết rõ, nên gọi là Xúc. Tám thứ này tuy có mười sáu đều y cứ bốn đại mà phát. Do bốn đại sinh, trong địa có bốn là nặng, chìm, cứng, rít, trong thủy có bốn là mát, lạnh, mềm, trơn, trong hỏa có bốn là Ấm, nóng, ỷ, ngứa, trong phong có bốn là động, trạo, nhẹ, nổi. Cho nên Kim Quang Minh nói: Hai rắn địa thủy tánh chìm xuống, hai rắn phong hỏa tánh nhẹ bay lên. Nếu do bốn đại chỉ nên có bốn, sao được mười sáu. Đáp: Tướng gồm cho nên như thế, như nóng là thể của hòa, nhưng gồm thủy nên có Ấm, gồm phong nên có ngứa, gồm địa nên có ỷ (dựa) khi gồm ba thì mất tướng nóng gốc, cho nên có bốn. Ba đại kia đều gồm ba nghĩa, suy đây mà biết. Lại nữa, mười sáu xúc này đều có mười công đức pháp lành, hợp thì có một trăm sáu mươi. Nhưng người mới ngồi phát pháp thì chưa hẳn đủ hết, hoặc phát ba, năm nên lược nêu ra. Hỏi: Tám xúc này phát có thứ lớp hay không thứ lớp, trong các xúc thứ gì phát trước? Đáp: Nếu nói thứ lớp thì cũng không nhất định trước sau, tuy bốn đại nhân duyên khi họp, mạnh thì phát trước, mà phần nhiều thấy có người từ động mà phát. Việc như trước đã giải thích.

4- Phân biệt tà chánh, đủ như trong nội phương tiện đã xét căn tánh thiện ác mà nói hư thật. Trong ấy phải phân biệt rộng.

Hai là nói nghĩa chi, cũng có ba: Một là giải thích tên chi, hai là giải thích nghĩa chi, ba là nói tướng chi.

a. Giải thích tên chi, Sơ thiền có năm chi: Một là giác chi, hai là quán chi, ba là hỷ chi, bốn là lạc chi, năm là nhất tâm chi. Giác là sơ tâm giác ngộ gọi là giác quán, là hậu tế tâm phân biệt gọi là quán, tâm mừng vui gọi là hỷ, tâm điềm đạm gọi là lạc. Lặng lẽ chẳng tán loạn gọi là nhất tâm. Do đó chế ra năm chi, nếu đối bất thiện tức là phá năm dục năm cái, nếu đối pháp thiện tức là đối hạnh năm pháp. Cho nên Thích Luận chép: Lìa năm cái, thực hành năm pháp, đủ năm chi là vào Sơ thiền.

b. Giải thích nghĩa chi. Nhữ kinh Anh Lạc chép: Thiền gọi là chi lâm, đây là nói theo nghĩa chung riêng. Nói chi là nghĩa chi li, như do rễ thân cây thì có cành nhánh, rễ thân là một, cành nhánh có khác. Trong thiền nghĩa chi cũng thế, từ một định tâm mà sinh ra năm chi, đây là nghĩa riêng trong chung. Nói lâm, như rừng có nhiều cây thì gọi là Lâm. Nghĩa thiền cũng thế, năm chi hòa hợp, được tên gọi chung là Thiền. Đây là y cứ vào chung trong riêng. Cho nên biết nói thiền có năm chi. Như nghe tên lâm (rừng) thì biết có cây và các cành nhánh. Lại có người nói: Chi trì là nghĩa, như trong Vị đáo địa cõi Dục tuy có đơn tịnh định tâm mà chưa có giác quán, v.v… năm chi giúp đỡ về định tâm cạn mỏng dễ mất. Nếu được Sơ thiền thì có các pháp giác quán định tâm an ổn, bền chắc khó mất.

c. Nói về tướng chi: nếu số người biện tướng, chánh y cứ hai mươi hai tâm sở lấy bỏ nói rõ tướng năm chi, nêu đủ nghĩa ấy, v.v… là điều các nhà đời nay nói, lược có hai: Một là riêng, hai là chung. Một là giải thích riêng tướng năm chi. Thế nào là giác? Giác là xúc giác, có hai: Một là thành thiền giác, hai là hoại thiền giác. Như có gió thì sẽ thành mưa, gió làm hoại mưa. Như trên nói trong mười sáu xúc, một xúc có mười pháp lành quyến thuộc an ổn trang nghiêm, là thành tựu thiền giác. Như trên nói một xúc có hai mươi pháp ác là hoại thiền giác. Lại giác, giác thuộc thân căn, là thân hữu tình khác với gỗ đá, do đó đối trị nên sinh giác. Như kinh nói nghĩa thấy, nghe, hay, biết. Thấy thuộc mắt, nghe thuộc tai, mũi xúc giác thuộc về thân, biết thuộc về ý, cũng đối lưỡi, vì có tăng dụng. Hỏi: Như trong kinh nói: Sáu xúc nhân duyên sinh thọ, sao được giác xúc chỉ thuộc thân? Đáp: Đấy là đối chung mà nói, nếu chung khi thấy cũng nói là nghe. Các nghĩa cũng giống như thế. Nay ở nghĩa riêng mà nói về giáo chi, là chánh đối thân. Vì trong Vị đáo định phát mười sáu xúc, xúc do thân căn sinh, thức biết tướng xúc trước, nên gọi là giác chi. Lại giác gọi là kinh ngộ. Hành giả khi được Sơ thiền, chưa từng được pháp lành công đức như thế nên tâm rất kinh ngộ. Xưa thường bị lửa dục thiêu đốt, khi được Sơ thiền như người xuống tắm dưới ao mát. Chỉ khi giác này sinh thì khác với thân căn cõi Dục sinh giác. Vì sao? Vì đều phát một lúc với các pháp lành như định, v.v…, như bài kệ nói:

Như nghèo được kho báu,

Mừng lớn biết động tâm.

Nên nói sơ tâm, thô niệm gọi là giác. Đây cùng số người nói nghĩa có phân biệt hơi khác, v.v…

Hai là giải thích quán chi. Hậu tế tâm phân biệt gọi là quán. Đã phân biệt xúc phát rồi, tâm chánh niệm suy lường phân biệt hướng về xúc khi sinh rất khác với các pháp lành trong cõi Dục và Vị đáo, v.v… Vì sao? Vì trong xúc này có các thứ pháp lành (quý báu) đều phát với xúc, cõi Dục thì không. Lại nữa phân biệt là phân biệt tướng pháp báu trong mười sáu xúc cũng khác nhau. Biết thô thì lìa, biết thiện thì tu, tế tâm này phân biệt nên gọi là quán chi. Nên kinh nói phân biệt thì là quán. Hỏi: Nếu thế giác có gì khác. Đáp: Như luận nói thô tâm ở duyên gọi là Giác, tế tâm phân biệt gọi là quán. Lại hỏi: Như trong Tỳ-đàm nói: Giác quán ở trong một tâm, nay vì sao lại là hai? Đáp: Pháp tuy ở một tâm, hai tướng chẳng đều nghĩa là khi giác thì quán không rõ ràng, khi quán thì giác không rõ ràng. Ví như đánh chuông, tiếng chuông tuy một mà thô tế có khác, giác quán trong một tâm cũng như thế. Lại nữa, thân căn và thân thức tương ưng nên gọi là Giác, ý căn và ý thức tương ưng nên gọi là Quán. Thân thức là ngoại độn nên gọi là thô. Ý thức là nội lợi nên năng phân biệt gọi là Tế. Ở đây tuy đồng duyên một xúc mà hai tướng chẳng đồng, nên là quán chi.

Ba là nói Hỷ chi, thấy mà tế tâm phân biệt suy lường biết rõ mười sáu xúc mầu nhiệm quý báu, xưa chưa gặp, vì tâm mừng vui lại biết bị mất. Dục lạc rất ít, nay được Sơ thiền công đức thì lạc ấy rất nhiều. Như thế mà giác quán lợi mình không ít thâm tâm mừng vui hớn hở vô lượng nên gọi là Hỷ chi.

Bốn là lạc chi, hành giả vui mừng rồi tâm rất an nhiên, thọ lạc

trong xúc, pháp lạc làm vui, tâm an ổn tự nhiên nên gọi là lạc chi. Hỏi: Hỷ lạc có gì khác? Đáp: Như giác quán trên đã phân biệt. Nay hỷ lạc cũng thế. Thô lạc gọi là Hỷ, tế lạc gọi là Lạc. Cũng có thể nói thô hỷ là hỷ, tế hỷ là lạc. Lại nữa, hỷ lạc tuy đều là tướng vui mà hai tướng có khác. Hỷ căn tương ưng nên gọi là Hỷ, trong tâm an tĩnh nên gọi là lạc. Lại nữa, hành giả duyên dầu được lạc, tâm sinh vui mừng, chưa kịp thọ lạc gọi là hỷ, sau duyên tình hỷ đã dứt nên lấy lạc làm vui, nên gọi là lạc. Ví như người đói được ăn, mới được thì vui mừng, nhưng chưa kịp thọ nhận vị nên gọi là Hỷ, sau ăn rồi mới nhận được vui trong vị nên gọi là Lạc. Lại như Tam thiền có lạc mà không có hỷ, nên biết hai căn có khác.

Năm là nhất tâm chi. Tâm thọ lạc lâu thì dứt, tuy có các giác xúc việc mà tâm chẳng duyên, đã không phân tán định trụ vắng lặng nên gọi là nhất tâm chi.

Ở đây lược nói năm chi Sơ thiền thứ lớp phát sinh, đều y cứ thành tựu lập nghĩa chi. Hỏi: Nếu thế y cứ mười sáu xúc, một xúc đều có năm nghĩa chăng? Đáp: Thật đúng như thế. Cho nên biết Sơ thiền đối duyên thì có nhiều chi. Tuy là đối xúc có nhiều nhưng chẳng ngoài năm chi. Ví như nếu năm Ấm đối năm căn, căn căn nói năm, tuy là có nhiều mà chẳng thể nói. Nói có sáu Ấm, năm chi cũng như thế.

Hai là y cứ nghĩa chung mà nói năm chi, tức khi một giác thì đều đủ nghĩa năm chi, vì sao khi đang giác phát, bản đối ở xúc. Trong giác xúc lạnh Ấm tức là giác chi, khi đương giác há chẳng phân biệt, biết lạnh khác Ấm tức là quán chi. Đương khi xúc phát thì có hỷ tâm, như người thấy sắc đẹp liền sinh vui mừng chẳng đợi suy nghĩ. Cho nên luận có kệ rằng”Đại hỷ giác động tâm”. Khi xúc phát thì cả thân đều có cảm giác vui tức là lạc chi. Giải phát sẽ đồng với định, nên gọi là giác quán cu Tam-muội, phải biết tức có chi một tâm. Đây thì năm chi một lúc mà phát chẳng đợi thành tựu. Chỉ đối với sự chưa hiển nên y cứ thành mà nói nghĩa riêng như trước. Hỏi: Nếu thế, thì tâm đều lo? Đáp: Tâm chẳng cùng pháp thì có gì hơn loại này. Như nghĩa mười Đại địa tâm vương tâm sở. Hỏi: Nếu chi chung có năm, thì năm chi phải có hai mươi lăm. Đáp: Như trong kinh Phật nói năm Ấm một Ấm có năm, năm lần năm có hai mươi lăm mà chẳng phải trái nghĩa năm Ấm, nghĩa chung năm chi cũng như thế.

Ba là nói thể dụng của chi, tức có hai ý: Một là nói nhân quả, hai là nói thể dụng.

Một là nhân quả: Xa mà nói thì làm phương tiện nội ngoại và vào. Vị đáo địa làm nhân, cảm được Sơ thiền làm quả. Nay giải thích gần chỉ y cứ vào Sơ thiền, tự có nhân quả. Có người nói bốn chi trước là nhân, chi nhất tâm sau là quả, ở đây thì không có văn nói. Nay y theo kinh Anh Lạc giải về chi thiền, năm chi là nhân. Sáu tâm yên lặng là thể của định, tức lấy thể làm quả. Nếu nói chung về nhân quả, các chi nhân nhau đều được nói về nhân quả.

Hai là nói về thể dụng, lại dùng tâm yên lặng làm thể của định. Từ yên lặng xúc lại động phát khởi năm chi, đây là dụng. Vì sao? Vì từ thể khởi dụng, dụng thì ở sau, nhân thì y cứ theo trong. Hỏi: Nhân dụng thể quả, tức không phân biệt. Đáp: Chẳng thể tuy đồng y cứ vào năm chi mà nói nhân dụng, ở yên lặng làm thể quả. Nhưng ý nghĩa có khác. Vì sao? Vì năm chi trong nhân là cảm quả vắng lặng, nhân quả vắng lặng mà khởi pháp năm chi. Đây là đối với yên lặng làm thể, năm chi làm dụng. So sánh với ba mươi bảy phẩm đạo trước làm nhân, đạo sau làm dụng. Hỏi: Có lúc từ thể yên lặng mà phát năm chi thắng phẩm, sau được yên lặng tăng thắng, nghĩa này thế nào? Nếu thế, tức lại phải nói về nhân quả, nếu không có Thắng phẩm thì chỉ là thể dụng.

Bốn là nói cạn sâu: Khi Sơ thiền phát thì năm chi và tạm yên lặng trước sau đều thô tế khác nhau, cho nên có cạn sâu, cần phải phân biệt. Vì sao? Như luận nói: Khi đệ tử Phật tu các thiền thì có thượng – trung – hạ gọi là ba phẩm, lìa ba phẩm này, một phẩm chia làm ba cho nên có chín phẩm cạn sâu. Nếu nói kỹ thì phải có vô lượng phẩm. Ngoại đạo được định cũng có cạn sâu mà chẳng nói phẩm, vì tâm ấy thô, ở trong định không biết, y cứ vào lập phẩm mà nói cạn sâu, có hai ý: Một là y cứ đồng loại, hai là y cứ khác loại. 1. Y cứ đồng loại: Như khi một động xúc phát thì dần dần giác sâu, cho đến chín phẩm; 2. Y cứ khác loại: Như sau khi động xúc mất, liền phát xúc khác. Tuy tướng xúc khác nhau mà biết định dần dần sâu hơn định trước. Lại nữa, nếu y cứ năm chi mà nói cạn sâu, cũng có hai: Một là đồng loại: Như khi xúc phát năm chi liền có tướng cạn sâu; hai là khác loại: Nếu năm chi thứ lớp thêm lớn, trong mỗi chi cũng đều có tướng cạn sâu. Hỏi: phải phát đầy đủ mười sáu xúc mới gọi Sơ thiền, hay chỉ phát một xúc cũng được gọi Sơ thiền? Đáp: Sơ thiền có hai thứ: Một là đầy đủ, hai là không đầy đủ. Nếu phát đủ mười sáu xúc thì Sơ thiền đầy đủ này là tốt. Nếu phát một, hai xúc thì cũng được gọi là Sơ thiền. Vì sao? Vì một xúc có đủ mười thứ định pháp quyến thuộc năm chi mà thành tựu, nhưng Sơ thiền này không gọi là đầy đủ.

Năm là nói tiến lùi: Khi chứng Sơ thiền có bốn hạng người căn tánh khác nhau: Một là thối phần, hai là trụ phần, ba là tiến phần, bốn là đạt phần. 1. Thối phần, là nếu người được Sơ thiền hoặc có nhân duyên, hoặc không nhân duyên mà liền lui mất. Mất có hai: Một là lại tu lại được, hai là lại tu không được. Đó là chướng pháp quá khứ và đời nay khởi lên. Trong đời mạt pháp thì thối phần nầy nhiều; 2. Trụ phần, là có người được Sơ thiền rồi thì chẳng lui mất, định tâm an ổn. Trụ phần cũng có hai thứ: Một là nhậm vận tự trụ, hai là thủ hộ mới trụ; 3. Tiến phần, là có người khi được Sơ thiền liền tiến lên được Thắng phẩm, cho đến tiến lên được Thượng địa. Tiến có hai: Một là chẳng gia thêm công sức, nhậm vận tự tiến; hai là siêng tu mới tiến; . Đạt phần, có người khi được Sơ thiền thì ở trong định này liền phát kiến tư vô lậu, đạt đến Niết-bàn. Đạt cũng có hai: Một là nhậm vận tự đạt, hai là tu quán mới đạt. Lại nữa, bốn phần này trong định lại có bốn thứ người căn tánh khác nhau. Như trong thối phần có bốn: Một là tự có thối thối mà được, chín phẩm dần thối cho đến mất hết; Hai là tự có thối trụ mà được, chín phẩm thối đến tám phẩm, bảy phẩm rồi trụ mà không mất; Ba là tự có tiến lùi mà được, chín phẩm thối đến bảy phẩm, bảy phẩm cho đến một hoặc, rồi từ một phẩm lại tiến lên; Bốn là tự có thối mà đạt được. Chín phẩm đã thối, trở về phẩm tám, phẩm bảy, cho đến một phẩm ở giữa chừng bỗng phát chân vô lậu. Các Trụ phần, Tiến phần, Đạt phần kia đều có bốn nghĩa cũng như thế. Trong ấy hoặc có nhân buông lung làm chướng nên thối, hoặc nhân sám hối thanh tịnh nên trụ, tiến, đạt. Nghĩa nầy rất nhiều chẳng thể nói hết.

Sáu là nói công đức thiền. Như kệ ở trước nói đã được lìa lửa dâm thì được định mát mẻ. Kệ này là có hai công đức: Một là đức lìa lỗi, hai là đức tâm lành. Đây đối với hai thiện chỉ hạnh cũng có thể loại ở hai đức trí đoạn. Cho nên kinh Đại Tập chép: Sơ thiền cũng gọi là lìa cũng gọi là đủ. Nói lìa là lìa năm cái, nói đủ là đủ năm chi. Nay giải thích sở dĩ được thiền là lìa các tham dục, vui ở cõi Dục thì thô cạn, nay được Sơ thiền thì vui sâu xa. Vì thắng hơn khinh cho nên lìa được năm dục. Lìa sân, là ở cõi Dục duyên khổ ép ngặt cho nên sân. Khi được Sơ thiền thì không có các ép ngặt, cảnh vui ở trong tâm cho nên không sân. Lìa được ngủ nghỉ là khi được Sơ thiền thì thân tâm trong sáng, định pháp được giữ, tâm không mê mờ, xúc lạc tự vui, cho nên chẳng ngủ. Sở dĩ lìa được trạo hối là thiền định giữ ở tâm, nhậm vận bất động, cho nên lìa trạo. Do trạo nên có hối, đã không trạo thì không hối. Lìa nghi là khi chưa được Sơ thiền thì nghi là chẳng biết có định hay không. Nay đã thân chứng định thì tâm nghi liền dứt, nên được lìa nghi. Vì thế khi được

Sơ thiền thì có đủ đức lìa lỗi. Khi được Sơ thiền thì có đủ tâm lành. Công đức là y cứ năm chi mà nói về công đức pháp lành, nghĩa như trước nói. Lại nữa, nếu được Sơ thiền thì đủ các thiện lành tín, giới, xả, định, văn, tuệ, v.v…

* Kế nói về Nhị thiền, như kệ nói:

Biết hai pháp loạn tâm,

Tuy thiện mà phải lìa.

Như nước lớn lắng yên

Sóng nhỏ cũng chẳng thấy.

Thí như người đang ngủ ngon mà có tiếng gọi thì rất bực bội. Nhiếp tâm khi nhập thiền vì giác quán làm não (rối) cho nên phải trừ giác quán được vào một thức xứ, trong tâm thanh tịnh nên định sinh hỷ lạc. Được nhập vào Nhị thiền này, hỷ mạnh tâm rất vui. Phật dùng kệ này nói rộng về tướng Trung gian thiền, Nhị thiền. Nay nói Nhị thiền có ba nghĩa: Một là giải thích tên, hai là nói Tu hành, ba là nói Tướng chứng.

1. Giải thích tên gọi, kế Sơ thiền nên nói Nhị thiền đã lìa giác quán ở tâm thứ hai mà được Thắng chi công đức, nên gọi là Nhị thiền, cũng gọi là Tam-muội Vô giác vô quán. Vì sao? Vì được thiền trung gian thì dứt giác, Nhị thiền nội tịnh phát ra. Dứt quán cũng gọi là Thắng mặc nhiên định, vì giác quán nói năng dứt hết nên gọi là mặc nhiên (yên lặng). Nếu được vô lậu chánh tuệ vào định nầy thì gọi là Thánh mặc nhiên. Luận Địa Trì gọi là Hỷ câu thiền. Khi định nầy sinh thì phát sinh chung với Hỷ.

Hai là nói Tu tập, có hai: Một là nói phương pháp tu tập, hai là nói chứng thiền Trung gian. Nay nói tu Nhị thiền nếu phàm phu cũng phải trước tu sáu hạnh. Đệ tử Phật nhiều hành giả tám Thánh chủng. Thánh chủng nghĩa như trước đã nói. Sáu hạnh tức là trong Sơ thiền tâm thứ sáu yên lặng, nhàm chán xa lìa giác quán quán, Sơ thiền là khổ bậc thấp, biết hai pháp động loạn bức não động tâm nên khổ. Từ giác quán sinh hỷ lạc định, v.v… nên là thô. Pháp giác quán này làm chướng nội tịnh của Nhị thiền nên gọi là Chướng, phan duyên với thắng ở trên. Nhị thiền nội tịnh an ổn hơn Sơ thiền là định còn giác quán động loạn. Diệu là hỷ định, do nội tịnh mà phát ấy là vi diệu. Xuất là nếu được Nhị thiền thì tâm được xuất ly các chướng như giác quán, v.v… Hạnh, đã biết lỗi Sơ thiền chướng Nhị thiền, nay muốn xa lìa thì phải y theo ba thứ phương tiện: Một là chẳng thọ, chẳng đắm cho nên được lìa, hai là quở trách nên được lìa, ba là quán (phân tích) nên được lìa. Thí như người đời cùng làm việc sau thấy có lỗi thì tâm muốn xa lìa cũng dùng ba pháp: Một là bậc thượng nhân lợi trí chẳng cùng nhan sắc, người trước tự đi; Hai là nếu chẳng đi thì phải trách mắng nhiều lần, thì nó liền đi; Ba là nếu chẳng đi thì phải lấy gậy mà đánh thì nó liền đi. Nếu được ba ý này thì sẽ lìa lỗi giác quán của Sơ thiền.

Hai là nói tướng pháp thiền trung gian. Hành giả đã thâm tâm quở trách giác quán Sơ thiền, giác quán đã mất, năm chi và mặc nhiên đều mất, vì lìa Sơ thiền mà Nhị thiền chưa sinh thì trong khoảng trung gian đó cũng có pháp định, cũng được gọi là Thiền. Nhưng không bền chắc, không có các chi giúp sức, vì tâm ấy lơi lỏng, nhưng các Sư phần nhiều nói là chuyển tịch, là tâm chuyển Sơ thiền mặc nhiên. Thích Luận gọi là quán tương ưng, định nầy dùng sáu hạnh quán làm thể mà an trụ. Nếu lìa sáu hạnh mà quán thì sinh ra nhiều ưu hối. Tâm ưu hối sinh thì mãi mãi không phát sinh Nhị thiền, cho đến chuyển tịnh cũng mất. Hoặc có khi lại phát Sơ thiền hoặc khi hợp Sơ thiền cũng mất. Do đó không có pháp mà khi đến định này công cao như núi mà thiếu một chút, phải rất thận trọng. Trong kinh gọi là Tam-muội Vô giác hữu quán. Sơ thiền và mặc nhiên đã mất rồi chỉ trụ tâm quán tương ưng mà tu Nhị thiền.

Ba là nói Nhị thiền pháp tướng, cũng có sáu ý: Một là nói thiền phát, hai là nói nghĩa chi, ba là nói nhân quả thể dụng, bốn là nói cạn sâu, năm là nói tiến lùi, sáu là nói công đức:

Một là nói pháp tướng Nhị thiền, hành giả ở trung gian tâm thiền chẳng ưu hối, nhất tâm gia công chuyên tinh chẳng thôi, sau đó tâm ấy an nhiên vắng lặng không phân tán, gọi là Vị đáo địa. Cho nên luận có kệ rằng: Được vào chỗ một thức, tức là định phương tiện Nhị thiền phát. Hỏi: Như luận chỉ nói trước Sơ thiền có Vị đáo địa, nay sao lại nói trước Nhị thiền có Vị đáo địa? Đáp: Luận nói chung nên chỉ nói một, như Xá-lợi-phất trong Tỳ-đàm nói có bốn Vị đáo địa và bốn trung gian thiền. Nay dùng theo nghĩa này, lại nói có Vị đáo địa và trung gian trải lâu chẳng mất, chẳng lui sụt, chuyển tâm không ngừng. Sau đó, tâm ấy bỗng rỗng rang sáng suốt, định tâm và hỷ đều phát. Cũng như người từ nhà tối mà ra thấy ánh sáng nhật nguyệt bên ngoài, thì tâm ấy bỗng rỗng rang sáng rỡ, nội tịnh công đức quyến thuộc đều phát đủ như pháp tướng Sơ thiền, chỉ có từ nội tịnh định đều phát là khác. Lại nữa, hỷ lạc Nhị thiền khi phát thì chẳng từ ngoài đến, một tâm lắng yên mừng lớn, tốt đẹp, thanh tịnh hơn Sơ thiền nhiều. Nên luận chép:

Vì nội tâm thanh tịnh

Định sinh được hỷ lạc

Được vào Nhị thiền nầy

Hỷ mạnh tâm rất mừng.

Thế nào là nội tịnh? Nói xa là vì đối ngoại trần nên nói nội tịnh. Nói gần là vì đối nội cấu nên nói nội tịnh. Vì sao? Như ở Sơ thiền khi được xúc lạc thì thân liền trong sáng, gồm khiến tâm tịnh. Xúc là thân thức tương ưng nên ngoại tịnh. Nay đối Sơ thiền ngoại tịnh nên nói Nhị thiền tâm thức tương ưng là ngoại tịnh, cũng khiến thân tịnh, vì thân tịnh nên gọi là ngoại tịnh. Nội tịnh là tâm tịnh, tịnh từ tâm ra khiến thân cũng tịnh, nên nói nội tịnh. Nay nói đối nội cấu nên nói nội tịnh, là trong Sơ thiền tâm bị giác quán khuấy động nên gọi là nội cấu. Nay được Nhị thiền, trong tâm không có cấu giác quán nên gọi là nội tịnh. Nói định sinh được hỷ lạc, trên ở Sơ thiền nói là ly sinh, nay ở đây nói Định sinh ý nghĩa thế nào? Là chánh nói Sơ thiền lìa cõi Dục mà sinh pháp định cõi sắc. Nhị thiền đã không cò nghĩa này, chỉ nói định sinh. Hỏi: Nếu thế thì hư không định cũng phải nói là lìa sinh hay sao? Đáp: Chẳng phải thế, trước đã được gọi thì chẳng nên nói lại. Vả lại, hư không lìa cõi sắc chỉ khi phát định mà không có các pháp chi lâm sinh ra, cho nên chẳng nói ly sinh. Hỏi: Sơ thiền cũng có hỷ lạc, khác đây thế nào? Đáp: Đó là từ giác quán sinh hỷ lạc tương ưng với thân thức, còn đây thì hỷ lạc từ nội tâm sinh, lại tương ưng với ý thức, chỉ đây là khác.

Hai là nói nghĩa chi. Nhị thiền có bốn chi: Một là nội tịnh, hai là hỷ, ba là lạc, bốn là một tâm. Nay nói nghĩa chi, lệ có chung riêng. Chi nghĩa là chi li, loại như trước nói. Một nói Nội tịnh chi, đã lìa giác quán, y nội tịnh tâm mà phát định, sáng rỡ rõ ràng, không có cấu uế, nên gọi là Nội tịnh chi; Hai là Hỷ chi, định và hỷ cùng phát, hành giả thâm tâm tự mừng, trong tâm sinh mười thứ công đức thiện pháp của hỷ định mà vui vẻ vô lượng, nên gọi Hỷ chi; Ba là Lạc chi, hành giả thọ vui trong hỷ, an nhiên vui vẻ nhẹ nhàng nối tiếp vui sướng, nên gọi là Lạc chi; Bốn là nhất tâm chi, thọ vui tâm dứt đã chẳng duyên với hỷ lạc trong định, lại chẳng duyên với tư tưởng bên ngoài, nhất tâm bất động nên gọi là nhất tâm chi. Hỏi: Kinh Anh Lạc sao được trước nhất tâm mà lập Ỷ chi? Đáp: Cũng là nội tịnh, ở sau hỷ lạc, đặt tên khác mà nói. Vì sao? Vì tên Ỷ là túng, tên túng là Nhậm, đã trong không cấu lụy thì ỷ nhậm tự tại, chẳng lo thanh thích và giác quán lôi kéo, nên gọi là Ỷ. Hỏi: Trọng Kinh Đại Tập, vì sao chỉ lập ba chi mà không có nội tịnh? Đáp: Kinh ấy vì còn lược chẳng nói. Nhị thiền gọi là Hỷ câu định, đã lìa giác quán mà nói hỷ, thì biết có nội tịnh định. Ý chung riêng lập chi so với trước mà biết.

Ba là nói thể dụng nhân quả. Như kinh Anh Lạc chép: Nhị thiền, bốn chi làm nhân, thứ năm tâm mặc nhiên là thể của định, trái lại nói nghĩa nhân quả thể dụng chẳng khác Sơ thiền.

Bốn là nói về cạn sâu, lệ như Sơ thiền, từ Sơ phẩm cho đến thứ lớp phát Thắng phẩm, đây là tướng cạn sâu rất dễ thấy, nay chẳng nói riêng.

Năm là nói tiến lùi, lệ như Sơ thiền.

Sáu là nói công đức, tức lại có hai: Một là đức lìa lỗi, hai là đức tâm lành. Cho nên kinh Đại Tập chép: Nhị thiền cũng gọi là lìa cũng gọi là đủ. Nói lìa là lìa năm cái, nói đủ là đủ bốn chi. Nếu nói lìa lỗi là lìa lỗi giác quán, đủ là từ nội tịnh hỷ tâm mà đầy đủ sinh sáu pháp lành như tín, kính, tàm, quý, v.v…

* Kế nói Tam thiền, nghĩa như bài kệ nói:

Nhiếp Tâm định bậc nhất

Vắng lặng không thấy gì

Sợ khổ muốn dứt bỏ

Cũng như bỏ giác quán

Do ái nên có khổ

Mất hỷ thì sinh lo

Lìa khổ vui thân an

Bỏ niệm và phương tiện.

Trong kệ này nói đủ tướng tu chứng của Tam thiền. Nay giải thích Tam thiền cũng có ba: Một là giải thích tên, hai là nói tu tập, ba là nói chứng đắc:

Một là giải thích tên gọi Tam thiền: Hành giả ở tâm thứ ba được năm thứ pháp lành chi lâm trong định công đức nên gọi là Tam thiền. Nếu theo kinh Địa Trì thì gọi là Lạc câu thiền. Công đức quyến thuộc định này cùng khắp thân lạc đều phát. Cũng là Tam-muội Vô giác vô quán, thuộc về định Thánh mặc nhiên, chỉ là gọi chung, ở Nhị thiền trước đã được gọi tên, nay chẳng giải thích lại.

Hai là nói phương pháp tu tập Tam thiền: Như một hàng rưỡi kệ trước nói:

Nhiếp tâm định bậc nhất

Vắng lặng không thấy gì

Sợ khổ muốn dứt bỏ đi

Cũng như bỏ giác quán

Do ái nên có khổ

Mất hỷ thì sinh lo.

Kệ này quở trách rộng tướng hỷ của Nhị thiền. Nay hành giả quán Nhị thiền là lỗi khi muốn được Tam thiền, trong ấy phải đầy đủ phương pháp sáu hạnh. Nay chỉ lược nêu tướng tội lỗi của sáu hạnh Nhị thiền. Định Nhị thiền này tuy từ nội tịnh mà phát nhưng đại hỷ mạnh mẽ, định chẳng bền chắc, giống như trước nói. Chỉ luống tâm niệm, dính mắc chỗ an ổn. Như người biết vợ là La-sát nữ thì liền bỏ mà không mê đắm, nhất tâm chuyên nhớ nghĩ công đức Tam thiền. Khi ấy, liền bỏ đại hỷ và mặc nhiên phải như trên mà dùng ba pháp để xua đuổi. Ba pháp là: 1. chẳng thọ, 2. quở trách, 3. quán tâm xem xét. Đã chẳng thọ hỷ, thì hỷ và mặc nhiên tự vui. Tam thiền chưa sinh trung gian có định, cũng nói như thế, chỉ cạn sâu có khác. Hành giả lúc ấy phải cẩn thận chớ ưu hối. Lỗi đồng như trước nói.

Ba là nói tướng pháp Tam thiền, cũng giống như trước, có sáu ý: Một là nói tướng pháp Tam thiền, hai là nói nghĩa chi, ba là nói nhân quả, bốn là nói cạn sâu, năm là nói tiến lùi, sáu là nói công đức.

1/ Nói tướng pháp Tam thiền: Gia công chẳng ngừng, nhất tâm tu tập, tâm ấy rỗng rang an tịnh. Khi ấy lạc định chưa phát mà chẳng cố sức gia công, tâm tự lắng yên tức là Vị đáo địa của Tam thiền, sau đó tâm ấy mất hẳn, vào định chẳng nương trong ngoài, cùng lạc đều phát. Đang khi lạc phát cũng có công đức quyến thuộc đủ như trước nói: Chỉ không có hỷ động mạnh là khác mà vui nhẹ nhàng từ trong tâm phát ra, tâm lạc tốt đẹp chẳng thể dụ được. Lạc định mới sinh chưa liền khắp thân, ở trung gian có ba lỗi: Một là Lạc định đã cạn, tâm ấy đắm chìm, ít có dụng trí tuệ; Hai là tâm lạc định bằng với tuệ lực lâu dài tốt đẹp. Thường sinh tham đắm, tâm ấy say mê. Cho nên kinh nói: Lạc ấy bậc Thánh được liền bỏ, người khác bỏ thì khó. Tam thiền sắp phát có ba lỗi nầy thì lạc định chẳng được thêm lớn khắp thân. Hành giả phải khéo điều hòa thích hợp. Điều hòa thích hợp thế nào? Phải dùng ba pháp: Một là nếu tâm đắm chìm thì phải dùng các pháp niệm, tinh tấn, tuệ, v.v… mà sách tấn; Hai là nếu tâm phát mạnh thì phải nhớ (nghĩ) định pháp Tam-muội mà thu nhiếp; Ba là nếu tâm mê say, phải nhớ (nghĩ) hậu lạc và các pháp môn thắng diệu để tự tỉnh ngộ chẳng để tâm mê đắm. Nếu hành giả khéo thực hành ba pháp điều thích lạc định, thì phải biết lạc pháp hóa độ thêm lớn đầy khắp thân phần. Cho nên kinh nói: Tam thiền thọ vui khắp thân. Hỏi: Nếu vui đầy khắp thân, thân đủ năm căn thì trong năm căn đều có vui chăng? Đáp: Khi lạc khắp thân thì khắp các lỗ chân lông đều vui vẻ. Khi ấy năm tình tuy không ngoài trần phát thức mà lạc pháp bên trong phát ra đầy khắp các căn. Trong năm cân đều vui sướng. Chỉ không đối ngoại trần thì chẳng phát ra năm thức. Tình nương vào thân, thân lạc đã đầy, tình được chung vui sướng, tương ưng với ý thức. Vì trong thức đã đầy thì khắp thân mà thọ. Do đó Phật nói lạc Tam thiền khắp thân mà thọ. Lại nữa, lạc Sơ thiền từ bên ngoài mà phát, ngoài thức tương ưng, ý thức chẳng tương ưng, trong lạc chẳng đầy đủ. Còn lạc của Nhị thiền tuy từ trong phát ra nhưng từ hỷ mà sinh, hỷ căn tương ưng, lạc căn chẳng tương ưng. Lạc y vào hỷ, hỷ còn chẳng khắp huống chi là lạc ư? Nay lạc của Tam thiền từ trong phát, vì lạc làm chính, trong không có hỷ động, niệm tuệ nhân duyên khiến lạc thêm lớn khắp thân, trong ngoài đầy đủ an vui sung sướng. Là lạc cao cấp nhất của thế gian. Phật nói đó là quả báo của hạnh từ khắp tịnh địa. Hỏi: Phật nói Tam thiền có hai lạc: Một là thọ lạc, hai là vui sướng thì y cứ vào nghĩa nào mà nói? Đáp: Thật thế lạc của vui sướng là lạc định khi mới phát chưa khắp thân, còn lạc của thọ lạc là lạc đã thêm lớn khắp thân mà thọ. Ví như suối trong đá từ trong phun ra chảy đầy ra ngoài đầy khắp suối khe, vui của Tam thiền cũng giống như thế.

2/ Nói Nghĩa chi, có hai ý: Một là nói nghĩa chi, hai là nói trước sau khác nhau:

– Nay nói nghĩa chi, Tam thiền có năm chi: Một là xả, hai là niệm, ba là trí, bốn là lạc, năm là nhất tâm. Một là xả chi: Khi được Tam thiền lạc định sinh thì xả bỏ tâm hỷ chẳng hối tiếc, cũng được gọi là bỏ lìa ba lỗi; Hai là niệm chi: Đã được lạc Tam thiền thì dụng niệm ba pháp giữ gìn khiến lạc thêm lớn; Ba là trí chi, khéo léo ba pháp lìa ba lỗi; Bốn là lạc chi, là vui sướng thọ lạc khắp thân; Năm là nhất tâm, tâm thọ vui dứt, nhất tâm vắng lặng tướng mạo đều nói như trong pháp tướng Nhị thiền. Ở trong chi nầy y cứ nghĩa tự có bốn ý: 1. ba là phương tiện chi; hai chứng chi, dùng ba chi niệm – tuệ – trí mà điều thích lạc định khiến mau được thêm lớn khắp thân, nên nói là phương tiện chi thọ thân, hai chi lạc và nhất tâm làm chứng, hai thứ này phát đồng thời. Ấy là chánh chủ của Tam thiền; 2. bốn là tự địa lập chi. Một hướng về hạ địa mà lập tuệ – niệm – lạc, nhất tâm y cứ tự địa mà lập, xả chi y cứ xả hạ địa hỷ chẳng hối mà lập. Ba là năm chi thường được nói là làm phương tiện chi. Ba thứ như trên nói. Hai thứ dưới vì sao cũng được gọi là Phương tiện? Vì chánh là tu lạc thêm lớn làm cảm vời lạc sau, nhất tâm cũng thế. Lại nhìn thứ sáu mặc nhiên định thể năm chi lệ mà được tên, do lệ mà được gọi là phương tiện. Bốn là năm chi thường được nói là chứng chi. Khi được chứng lạc định tự nhiên sinh niệm xả ái. Lạc định như mẹ bảo vệ con chẳng do người khuyên, đẳng trí tự phát, suy lường điều thích, năm chi đều thuộc về chứng. Hỏi: Nếu thế trước nói đều là phương tiện, sau nói là chứng đắc, ý này há chẳng phải là trái nhau lắm ư? Đáp: Đều có nghĩa ấy nhưng tìm kỹ sẽ tự thấy.

– Hai là nói chi trước sau khác nhau: Các kinh và luận đều khác lập thứ lớp như Luận Thành Thật, nói thứ lớp năm chi là: Xả, niệm, trí, thọ lạc, nhất tâm. Còn A-tỳ-đàm nói thứ lớp là: Tuệ, niệm, lạc, xả, nhất tâm, Đại Tập thì nói thứ lớp là: Niệm, xả, tuệ, an, định, kinh Anh Lạc nói thứ lớp là: Lạc, hệ, niệm, trí, nhất tâm, Thích Luận nói thứ lớp có văn không nhất định hoặc giống với Luận Thành Thật, hoặc giống với Anh Lạc. Hỏi: Sao riêng đây nói thứ lớp chỉ không nhất định còn các thiền khác không như thế? Đáp: Sơ thiền, v.v… chỉ có một lạc. Nay Tam thiền lại có hai thứ lạc do hai lạc này trước sau khác nhau. Trung gian lẫn nhau chẳng định. Cho nên thứ lớp các kinh đều lập chẳng đồng mà đều có ý phải có nguyên do.

3/ Nói thể dụng: Như kinh Anh Lạc chép: Năm chi làm nhân, tâm thứ sáu mặc nhiên làm thể.

4/ Nói cạn sâu

5/ Nói tiến lùi đều giải thích như trước.

6/ Nói công đức: Có đủ lìa lỗi và hai đức thiện tâm. Như kinh Đại Tập chép: Nói lìa là lìa năm cái, nói đủ là đủ năm chi. Y cứ vào riêng thì chỉ có Tam thiền riêng có đức lìa lỗi hỷ, còn các nghĩa khác thì như trên có thể biết.

* Kế là nói Tứ thiền. Có kệ kinh nói:

Bậc Thánh được hay bỏ

Người khác bỏ rất khó

Nếu hay biết nạn lạc

Thấy bất động, đại an

Ưu hỷ trước đã dứt

Khổ vui nay cũng dứt

Xả niệm tâm thanh tịnh,

Là vào Đệ Tứ thiền

Lạc ở trong Tam thiền

Vô thường, động nên bỏ

Trong cõi Dục dứt ưu

Sơ, Nhị thiền dứt khổ

Cho nên Phật, Thế tôn

Nói trong Đệ Tứ thiền

Trước đã dứt lo khổ

Nay thì trừ khổ vui.

Nay bốn hàng kệ nầy nói đủ tướng tu chứng của Tứ thiền. Nay giải thích Tứ thiền, có ba ý: Một là giải thích tên, hai là nói phương pháp tu tập, ba là nói phát tướng.

1- Giải thích tên gọi Tứ thiền: Thiền gọi là Chi lâm, Tứ thiền nắm bốn chi thành định, ở trong tâm thứ tư mà chứng đắc thì gọi là Tứ thiền, cũng là Tam-muội Vô giác vô quán thuộc về Thánh mặc nhiên, cũng gọi là định Bất động. Kinh Địa Trì nói tên là Xả câu thiền. Định này khi phát thì thể không khổ vui, phát chung với vi diệu xả thọ, vì định nầy tương ưng với xả căn nên gọi là câu xả thiền.

2- Nói về phương pháp tu tập, như một hàng kệ trên nói: Lạc ấy bậc Thánh được liền xả, người khác bỏ rất khó, nếu hay biết nạn của lạc, thấy chẳng động, đại an Phật dùng kệ nầy nói về phương tiện tu Tứ thiền. Vì sao? Vì hành giả muốn được Tứ thiền thì phải rõ tội lỗi của Tam thiền. Thấy lỗi thế nào? Một, muốn được lạc thì nhất tâm siêng cầu rất khổ sở, đã được rồi thì lại giữ gìn mê đắm đó cũng là khổ, một khi mất đi thì lại càng khổ, cho nên kinh nói: Trong Tam thiền, lạc vô thường, động cho nên khổ. Lại lạc nầy che niệm khiến chẳng thanh tịnh. Hành giả đã thấy rõ khổ lớn của lạc Tam thiền thì phải nhất tâm chán lìa mà cầu định Tứ thiền chẳng động. Khi ấy, ở bên Đệ Tam thiền phải tu phương pháp sáu hạnh, lệ như trước nói. Cũng phải dùng ba pháp mà dứt trừ: Một là chẳng mê đắm (đắm trước), hai là quở trách, ba là quán sát phân tích. Ba pháp này tức là Tam thiền mất đi mà Tứ thiền chưa đến, ắt có định phát trước, cũng quán tương ưng có đồng tướng mạo, đều như trên nói khác nhau. Lỗi ưu hỷ như trước nói.

3- Giải thích tướng Tứ thiền phát sinh: Đây như đủ ba hàng kệ trên nói chứng, lệ trước có sáu ý: Một là chánh nói Tứ thiền, hai là nói nghĩa chi, ba là nói thể dụng, bốn là cạn sâu, năm là nói tiến lùi, sáu là nói về công đức.

4- Nói về tướng Tứ thiền phát sinh: Hành giả nhân thiền Trung gian mà tu hành không ngừng thì được vào Vị đáo địa, tâm không động tán, tức là phương tiện định Tứ thiền. Sau đó tâm ấy rỗng rang khai phát, định tâm an ổn, thở ra vào mà dứt. Khi định phát thì sinh chung với xả, không khổ không vui, sáng suốt vắng lặng. Pháp lành quyến thuộc giống như trước nói, nhưng không có sự dụng hỷ lạc động chuyển là khác. Khi ấy, tâm như gương sáng bất động cũng như nước yên không sóng, dứt hết loạn tưởng, chánh niệm bền chắc cũng như hư không, đó gọi là thế gian chân thật thiền định, không có các cấu nhiễm. Hành giả trụ trong định ấy, tâm chẳng nương thiện cũng chẳng nương ác, không có chỗ nương cậy nào, vô hình vô chất cũng không có các sắc tướng mà bên trong thành tựu tịnh sắc. Làm sao biết được nếu không có tịnh sắc căn bản thì chẳng phải ở trong định, khi đối nhân duyên phát các thứ sắc như chung về bốn tâm vô lượng, thắng xứ, Nhất thiết xứ biến hóa các sắc đều nương vào Tứ thiền. Nếu vì chẳng thấy các sắc mà bảo là không sắc, thì phải như Không xứ định ba thứ sắc diệt, tất cả sắc pháp đều chẳng được hiện. Nay tất cả sắc pháp được tự tại hiện ra mà đối với định pháp không bị tổn giảm, thì phải biết đây là chân sắc định. Ví như gương sáng thể là tịnh sắc nên tùy đối với các sắc tất cả đều được hiện. Nếu không có tịnh sắc làm gốc thì chẳng hề ở hư không mà hiện ra các sắc tượng. Lại nữa, Tứ thiền chủng trí định nhất tâm, nên niệm thường thanh tịnh cũng gọi là định Bất động, cũng gọi là trí tuệ Bất động. Ở trong thiền nầy nếu muốn chuyển duyên học tất cả sự thì tùy ý thành tựu tất cả thần thông biến hóa, nói pháp như mưa rào đều từ định này mà ra. Như kinh nói: Phật ở Tứ thiền làm căn bản.

1/ Nói nghĩa chi, Tứ thiền có bốn chi: Một là chi chẳng khổ chẳng vui, hai là chi xả, ba là chi niệm thanh tịnh, bốn là chi nhất tâm. Một, chi chẳng khổ chẳng vui là khi thiền này mới phát thì cùng xả thọ đều phát xả thọ tâm số chẳng tương ưng với khổ vui nên gọi là chi chẳng khổ chẳng vui; Hai là xả chi, đã được định chẳng khổ chẳng vui thì xả thắng lạc bậc hạ, chẳng sinh nhàm chán hối hận. Lại nữa, chân định vì phát chưa được thành tựu. Nếu tâm tiến lên thắng định thì liền tùy niệm mà động chuyển, chẳng gọi là định Vô động. Cho nên, định phát tâm chẳng mê đắm thì tự có thể lìa bỏ nên gọi là xả chi. Thiền định rõ ràng đẳng trí soi rõ nên gọi là niệm thanh tịnh chi. Định tâm vắng lặng tuy đối với các duyên mà tâm không động niệm Tỳ-già-la Nhất tâm chi. Nói thứ lớp nghĩa chi thì như thế. Nếu nói chung thì một chi đầu liền đủ bốn chi. Hỏi: Vì sao kinh Đại Tập nói chẳng khổ chẳng vui là chi thứ ba, trong đây sao nói là chi đầu? Đáp: Trước sau đều có nguyên do. Nay y cứ phát mà nói, y cứ vào thành tựu mà lập. Lệ như Tam thiền lập lạc chi trước sau bất định.

2/ Nói về thể dụng như kinh Anh Lạc nói: Tứ thiền bốn chi là dụng, mặc nhiên thứ năm là thể.

3/ Nói cạn sâu.

4/ Nói tiến lùi, lệ theo trước mà biết.

6. Nói công đức, thì bốn thiền cũng đủ lìa lỗi và hai thứ công đức thiện tâm. Như Kinh Đại Tập chép: Lìa năm cái và đủ bốn chi. Mà riêng Tứ thiền có lìa lỗi ưu hỷ, khổ vui và thiện tâm, kính tin, hổ thẹn, v.v… và sáu thiện phá, đều từ Bất động định Tứ thiền mà phát, công đức gốc lành rất sâu dày hơn ở trên gấp bội. Lệ theo trước rất dễ hiểu. Hỏi: Nay nói hành đạo Bồ-tát phải nói thật tướng các pháp sâu xa không định, vì sao lại nói Tứ thiền thế gian là pháp nói suông, sinh tử giả dối. Đáp: Chẳng phải thế, như trong Thích Luận lập hỏi đáp rằng: Trong Bát-nhã Ba-la-mật luận nghĩa chỉ nói các pháp tướng không, vì sao đối với Bồ-tát pháp không mà có thể sinh khởi thiền định? Đáp: Bồ-tát biết các năm dục và năm cái đều từ nhân duyên sinh, không có tự tánh, không thật có, xả đi thì rất dễ. Còn chúng sinh nhân duyên điên đảo mê đắm, dục nầy, tham chút lạc xấu mà lìa bỏ định lạc thâm diệu của thiền. Bồ-tát vì chúng sinh ấy mà khởi tâm từ bi tu hành thiền định, buộc tâm trong duyên lìa năm dục, trừ năm cái, vào hỷ Sơ thiền, diệt giác quán nhiếp tâm thâm nhập vào nội thanh tịnh mà được vi diệu hỷ. Vào Đệ nhị thiền vì hỷ sâu đã tán, lìa tất cả hỷ mà được lại đầy khắp. Vào Đệ tam thiền, lìa tất cả khổ vui, tất cả ưu hỷ và hơi thở ra vào tự dứt, dùng thanh tịnh vi diệu xả mà tự trang nghiêm, vào Đệ tứ thiền. Bồ-tát ấy tuy biết các pháp không, vô tướng, nhưng vì chúng sinh không biết nên dùng tướng thiền giáo hóa chúng sinh. Nếu có các pháp không thì chẳng gọi là không, cũng chẳng phải bỏ năm dục mà được thiền không xả không đắc. Nay các pháp không tướng cũng chẳng thật có, bèn hỏi rằng: Nếu các pháp không làm sao có thể được thiền. Lại nữa, nếu Bồ-tát chẳng vì chấp tướng ái trước, làm thiền như người uống thuốc là muốn trừ bệnh chẳng vì làm đẹp, vì giới thanh tịnh trí tuệ thành tựu mà Bồ-tát hành thiền. Trong mỗi thiền thực hành đại từ quán không, ở thiền không có chỗ nương nhờ. Vì năm dục thô cuống điên đảo thì dùng tế mầu nhiệm hư không mà trị. Ví như độc trị các độc. Lại Thích Luận có nói: Ví như vua thấy con mình từ núi cao rơi xuống sợ nhất định phải chết bèn dùng vật mềm mà hứng, chẳng để thân mạng tổn thương. Bồ-tát cũng như thế. Thấy chúng sinh xa lìa Bát-nhã điên đảo đọa lạc nên nói không Tứ thiền để tiếp dẫn chúng sinh, khiến chẳng mất pháp thân tuệ mạng. Cho nên nay luận hành đạo Bồ-tát, lược nói Tứ thiền ở nghĩa không lỗi.