THÍCH THIỀN BA LA MẬT THỨ ĐỆ PHÁP MÔN

SỐ 1916

QUYỂN 09

Đời Tùy Đại sư Thiên Thai Trí Giả giảng
Đệ tử: Pháp Thận ghi chép, Chương An Quán Đảnh sửa lại.

CHƯƠNG VII: GIẢI THÍCH TU CHỨNG THIỀN BA LA MẬT (Tiếp Theo).

Nói tu chứng thiền vô lậu, nay nói Vô lậu có hai thứ: một là đối trị vô lậu, hai là duyên lý vô lậu. Nên kinh Đại Tập chép: Có hai thứ hạnh: một là Tuệ hạnh, hai là hạnh hạnh. Hạnh hạnh tức là chín tưởng bối xả, v.v… đối trị vô lậu. Duyên sự khởi hạnh đối trị phá các phiền não, nên gọi là hạnh hạnh vô lậu hạnh. Hai là tuệ hạnh, tức là bốn đế, mười hai nhân duyên chân không chánh quán, duyên lý dứt hoặc nên gọi là Tuệ hạnh vô lậu hạnh.

1) Giải thích đối trị vô lậu, ở đây là nói theo chín thứ pháp môn:

một là chín tưởng, hai là tám niệm, ba là mười tưởng, bốn là tám bối xả, năm là tám thắng xứ, sáu là mười nhất thiết xứ, bảy là chín định thứ đệ, tám là Tam-muội sư tử phấn tấn, chín là Tam-muội siêu việt. Nay chín thứ thiền này nói chung là đối trị vô lậu và nghĩa thứ lớp cạn sâu đều như trong quyển một ở trước nói. Nay trong chín pháp môn này tức có hai thứ đạo đối trị vô lậu: một là hoại pháp đạo, hai là bất hoại pháp đạo.

1- Hoại pháp đạo tức là chín tưởng, tám niệm, mười tưởng. Khéo tu ba thứ này, nếu phát chân vô lậu, thì thành hoại pháp A-la-hán.

2- Bất hoại pháp đạo, tức là các Tam-muội bối xả, thắng xứ, nhất thiết xứ, chín định thứ đệ, Sư tử phấn tấn, Siêu việt, v.v… Đầy đủ thiền này thì phát chân vô lậu, thành bất hoại pháp đại A-la-hán.

Giải thích chung về hoại pháp quán ba thứ pháp môn. Sở dĩ ba pháp môn nầy gọi là hoại pháp quán, là hành giả tâm chán sáu dục cũng như giặc thù, nên tu chín tưởng để đối trị. Khi thực hành quán này tuy phá hoại sáu dục mà sinh nhiều sợ hãi. Nếu tu tám thứ chánh niệm thì sợ hãi liền dứt. Tâm tham dục đã mỏng, không còn sợ hãi nữa. Khi ấy muốn dứt kiết sử, ba cõi thì phải tiến tu mười tưởng. Mười tưởng thành tựu liền giết hết các giặc kiết sử mà thành A-la-hán. Người ấy đã hoại diệt thân tướng cõi dục nhưng chẳng thể đầy đủ quán luyện ba cõi, quán luyện huân tu ba minh, tám giải, nên gọi là hoại pháp. Hỏi: chín tưởng và mười tưởng có gì khác? Đáp: có khác và chẳng khác. Khác là chín tưởng như giặc trói buộc, mười tưởng như sát tặc (giặc giết người) chín tưởng là mới học, mười tưởng là thành tựu. Chín tưởng là nhân, mười tưởng là quả, cho nên kinh nói: hai là môn cam lộ, một là môn bất tịnh, hai là môn A-na Ba-na chẳng khác là khéo tu chín tưởng liền đầy đủ mười tướng. Nghĩa này ở sau sẽ nói.

Giải thích chín tưởng quán môn: một là tưởng sình chương, hai là tưởng hoại, ba là tưởng máu me dẫy đầy, bốn là tưởng thân thể rã nát. Năm là tưởng tái xanh bầm tím, sáu là tưởng sâu bọ thú vật ăn thây, bảy là tưởng thân phân tán, tám là bộ xương, chín là tưởng hỏa thiêu, chín pháp môn này gọi chung là Tưởng, chuyển được tâm chuyển được tưởng gọi là năng chuyển, trong bất tịnh mà tưởng điên đảo là định, nên gọi là Tưởng. Nay giải thích chín tưởng có bốn ý: một là nói tu chứng, hai là nói đối trị, ba là nói nhiếp pháp, bốn là nói thú đạo.

– Nói tu chứng: Là hành giả trước giữ giới thanh tịnh khiến tâm chẳng thay đổi mà chịu quán pháp, phá được dâm dục và giặc phiền não. Nên phải trước quán người mới chết từ lời lẽ nói năng, hơi thở ra không thở vào, chết rồi khí mất, thân lạnh không còn biết gì. Người nhà kinh hoàng gào khóc, bảo rằng mới đây mà sao đi đâu, vô cùng sợ hãi, vì không ai tránh khỏi. Ví như kiếp hết lửa đốt cháy không đường nào chạy thoát, như bài kệ nói:

Chết đến không giàu nghèo     

Không siêng tu pháp lành

Không sang, cũng không hèn

Già trẻ không tránh khỏi.

Không mong ai cứu được     

Cũng không chỗ dối gạt.

Không giữ gìn được thoát     

Không ai tránh khỏi được.

Chết gọi là xa lìa ân ái, là cái xấu nhất trong sự sống. Tuy biết đáng ghét nhất mà không ai tránh khỏi được. Thân ta chẳng bao lâu cũng sẽ như thế, đồng với gỗ đá chẳng biết gì. Nay ta chẳng nên tham đắm năm dục, chẳng biết chết đến thì đồng với trâu dê, trâu dê cầm thú thấy chết còn chạy trốn kêu rống, chẳng tự giác ngộ, nay ta đã được thân người biết phân biệt tốt xấu thì phải cầu pháp cam lộ, như kệ rằng:

Sáu tình căn đầy đủ     

Gương trí cùng sáng suốt

Mà chẳng cầu đạo pháp

Uổng phí thân trí tuệ.

Cầm thú đều cũng trí

Dục lạc để tự vui.

Mà chẳng biết phương tiện

Vì đạo làm việc lành.

Đã được thân người rồi

Mà chỉ lo chơi bời.

Chẳng biết tu hạnh lành

Cùng khác gì cầm thú.

Chúng sinh ba đường ác

Chẳng được tu đạo nghiệp.

Đã được thân người này

Phải gắng làm lợi ích.

Hành giả nghĩ như thế rồi, bèn lấy người ta yêu thích như kẻ nam người nữ cởi hết quần áo nằm trên đất trước thây chết, tưởng Tam-muội nhất tâm mà quán thây chết này thì rất đáng sợ mà phá tâm mê đắm. Đây thì nói lược tưởng chết để làm chín tưởng phương tiện trước. Lại chín tưởng có hai thứ: một là lợi căn, hai là độn căn. Nếu người lợi căn thì tâm tưởng tượng thây chết sình chương, v.v… đều được thành tựu. Nếu người độn căn thì tưởng tượng khó thành, cần phải gặp được một thân người mới chết cho đến sình thối, rã rời, v.v… mà buộc tâm tu tập. Đã thấy các tướng rõ ràng rồi thì tâm tưởng thành tựu liền phát Tammuội. Sau đó tuy rời thây chết mà hễ tưởng thì liền thấy.

1/ Tưởng sình chương: Hành giả phải ở bên thây chết mà tưởng sình chương như túi da đầy khí khác với hình dáng cũ, đối với thân vô chủ vọng thức mà nhìn nghe nói năng. Đây là tự dối lừa mình, nay đã đến đâu mà chỉ thấy nhà trống, thây sình chương. Thân nầy hình dung đẹp đẽ, da mịn môi son răng trắng, mắt dài mũi thẳng, trán bằng mày cao. Các vẻ đẹp như thế mê hoặc lòng người. Nay chỉ thấy sình chương còn đẹp đâu nữa, tướng nam nữ còn chẳng biết được. Lấy tướng này mà quán người ta yêu, để trách cứ tâm ham muốn túi cứt đái hôi thối sình chương đáng ghét, có gì để tham đắm mà phải chết chìm. Tự nghĩ thân ta chưa khỏi việc này mà nhất tâm Tam-muội trừ tham ái ở đời.

2/ Tưởng thân hư rã (nứt nẻ): Hành giả lại quán thây chết gió thổi mặt trời nung nấu, nứt vỡ ra trên đất. Sáu phần hư rã, năm tạng cức đái hôi thối, nước vàng dẫy đầy. Cái ta đắm mê do đây không còn yêu thích nữa. Ta bị mê hoặc, bởi túi da sình thối này như bướm đêm gieo mình vào đèn, chỉ tham ánh sáng mà tự đốt mình. Tự nghĩ thân ta cũng thế chưa thoát việc này. Nhất tâm Tam-muội (nhất tâm thiền định) mà trừ tham ái ở đời.

3/ Tưởng máu mủ dẫy đầy: Hành giả lại quán thây chết đã nứt vỡ ra dẫy đầy máu mủ, từ đầu đến chân dơ bẩn chẳng sạch, hôi thối tanh tưởi, sình chương chẳng dám đến gần. Người ta đắm mê, xem đây thật chẳng đáng ưa. Ta bị mê hoặc bời thứ hôi thối nầy có gì đẹp đẽ đáng yêu, tự nghĩ thân ta chưa thoát việc này mà nhất tâm Tam-muội dứt bỏ tham ái ở đời.

4/ Tưởng thân rã nát: Hành giả quán thây chết do gió nóng mà nước dần dần chín lỗ đầy máu mủ, da thịt đều rã nát, một đống trên đất hôi thối cùng cực, chỗ ta mê đắm bị vẻ đẹp này mà hôn mê, nay thấy đống rã nát thối tha nầy mà có gì đáng yêu thích. Tự nghĩ thân ta chưa khỏi việc này, nhất tâm Tam-muội mà dứt bỏ tham ái ở đời.

5/ Tưởng xanh tím: Hành giả lại quán thây chết máu mủ tiêu hết, gió và mặt trời biến da thịt có mầu vàng đỏ, xanh đen hôi thối. Chỗ ta mê đắm do sắc đào hoa mê hoặc lòng ta còn đâu nữa. Tự nghĩ thân ta chưa khỏi việc này mà nhất tâm Tam-muội dứt bỏ tham ái ở đời.

6/ Tưởng ăn nuốt: Hành giả quán thây chết giòi tửa đục khoét, ruồi kiến bu đầy, chim quạ mổ mắt, chồn quạ chó cọp sói cắn xé thân ăn nuốt, rơi vải đầy khắp đáng chán ghét. Chỗ ta mê đắm là thân thể sạch đẹp, áo quần son phấn chải chuốt đã mê hoặc ta. Nay thấy thân tướng rã rời này thật đáng ghét. Tự nghĩ thân ta chưa khỏi việc nầy, nhất tâm Tam-muội mà dứt bỏ tham ái đời.

7/ Tưởng phân tán: Hành giả lại quán thây chết bì cầm thú xé cắn thân thể tan nát, gió thổi, mặt trời nung nấu gân xương đầu mình lìa ra. Cái ta mê đắm đâu còn. Tự nghĩ chưa khỏi việc nầy mà nhất tâm Tammuội dứt bỏ tham ái ở đời.

8/ Tưởng xương: Hành giả lại quán thây chết da thịt đã hết, chỉ thấy xương trắng. Thấy xương có hai thứ: một là thấy còn gân ràng rịt, hai là thấy gân xương đã lìa nhau. Lại có hai thứ: một là xương còn mủ máu dơ bẩn, hai là xương trắng như vỏ ốc. Chỗ ta ưa thích nay chỉ còn đầu lâu cứng chắc như gạch đá thật đáng sợ, các thứ mềm mại trơn láng đâu còn. Tự nghĩ thân ta chưa khỏi việc này, mà nhất tâm Tam-muội dứt bỏ tham ái ở đời.

9/Tưởng thiêu đốt: Hành giả lại vào rừng đến bên thây chết, hoặc thấy có nhiều củi thiêu đốt thây chết, bụng bể mỡ chảy ra hôi thối đáng sợ, hoặc thấy chỉ thiêu bộ xương trắng, khói lửa đã tắt củi hết thì thân đồng với tro đất. Nếu chẳng đốt, chẳng chôn thì cũng tiêu mất. Người ta yêu thương nhìn thân tướng này đều tan hết mà rất đỗi đau thương, tắm gội sạch sẽ hương hoa trang điểm mềm mại thơm tho, Ấm áp cười đùa mà mê hoặc lòng người, nay tiêu hết còn gì đâu. Tự nghĩ thân ta chưa khỏi việc này mà nhất tâm Tam-muội dứt bỏ tham ái ở đời.

1- Nói chín tưởng đối trị: hành giả chín tưởng đã thông thì phải tưởng nhiều mà tu, khiến quán hạnh thuần thục khi tùy chỗ quán thì tâm tương ưng với định. Pháp tưởng giữ tâm, ý không phân tán, pháp nầy có công năng phá sáu dục mà dứt bỏ tham ái ở đời.

Sáu dục: Một là sắc dục, hai là hình mạo dục, ba là cử chỉ hình dáng dục, bốn là nói năng dục, năm là mềm mại trơn láng dục, sáu là tướng người dục. Sáu dục này sinh ra sáu mê đắm. Sắc dục là có người mê đắm mầu đỏ, trắng, xanh, vàng, đen, v.v… như sắc hoa đào, người ngu vô tri rất mê đắm. Hình mạo dục chỉ mê đắm mặt như trăng rằm, nhướng mày liếc mắt, eo thon tay nhọn, các vẻ đẹp mà tâm mê đắm. Về cử chỉ dục, có người mê đắm cử chỉ tướng đi, dáng đứng, ánh mắt mỉm cười, v.v… Về nói năng dục, có người chỉ mê tiếng nói, lời lẽ dịu ngọt êm ái, thanh nhã, hoặc ca hát ngâm hò làm động lòng người, người ngu nghĩ cạn nên rất mê đắm. Về mềm mại trơn láng dục, có người chỉ mê thân hình mềm mại trơn láng trắng hồng như bông đâu-la. Thân mình mùa lạnh thì Ấm áp mà nóng thì mát rượi, thoa vuốt nựng nịu, phàm tình vì đó mà chết mê chết mệt. Về tạp dục, có người mê đắm cả năm việc trên. Về tướng người dục, có người lại không mê đắm năm việc trên, chỉ mê đắm tướng người nam hoặc nữ thấy ở năm việc trên, nếu chẳng được người ưa thích thì cũng còn mê đắm. Nếu gặp được người thích ý rồi thì có thể bỏ thế gian mà chết theo. Như sáu dục đời mê hoặc chúng sinh, trôi lăn trong sinh tử, chìm đắm trong ba đường chẳng được giải thoát. Nếu khéo tu chín tưởng đối trị trừ diệt thì giặc năm dục tan nhanh, mau chứng Niết-bàn, vì sao? Vì tưởng mới chết thì phá hai dục cử chỉ và lời nói, tưởng sình chương, tưởng hư nát, tưởng ăn nuốt thì phá được dục hình mạo. Kế tưởng mau huyết, tưởng xanh tái, tưởng rã nát thì phát được sắc dục. Kế tưởng xương, tưởng đốt thì trừ dục trơn láng mềm mại. Chín tưởng trừ tạp dục và dục mê đắm tướng người. Tưởng ăn nuốt, tưởng phân tán, tưởng xương là riêng trừ dục mê tướng người. Trong ăn nuốt lìa tan, xương trắng chẳng thấy có tướng người đáng ưa thích. Nếu dùng chín tưởng này năng phá thì dục kiết sân si cũng mỏng dần. Ba độc mỏng rôi nên núi chín mươi tám sử đều động, dần dần tăng tiến trên đường đạo, dùng Tam-muội Kim cương mà phá trừ núi kiết sử thì được đạo Ba thừa, chín tưởng tuy là quán bất tịnh nhưng nhờ đó mà thành tựu việc lớn. Thí như thân thể của người chết chìm trong biển lớn nương đó liền được độ.

2- Nói nhiếp pháp: là pháp chín tưởng duyên với sắc thân cõi Dục thuộc về giới tưởng Ấm, cũng là phần nhỏ của thân niệm xứ, hoặc thuộc cõi dục, hoặc thuộc Sơ thiền, nhị thiền. Người chưa lìa dục còn tán tâm thì được hệ với cõi dục, còn người lìa dục thì hệ với cõi sắc. Hệ sình chương, v.v… tám tưởng thì thuộc sơ thiền, nhị thiền cõi Dục. Tịnh cốt tưởng thì thuộc sơ thiền nhị thiền tứ thiền cõi Dục. Trong Tam thiền vì lạc nhiều nên không có tưởng.

3- Nói chín tưởng thú đạo: Tu chín tưởng có hai: một là nếu xét theo sự mà tu, thì đây chỉ phục kết cõi dục rồi tu riêng mười tưởng để dứt kiến tư mà thành đạo Vô học. Hai là nếu khéo tu chín tưởng thì đủ mười tưởng, từ sự vào lý, ở đây thì chẳng nhọc y cứ các môn khác mà tu mười tưởng. Vì sao? Như hành giả khi quán người chết thì hành động lời nói phút chốc bỗng nhiên mất hết, thân thể sình chướng rã nát, phát tán biến đổi, ấy là vô thường. Nếu đắm mê thân vô thường nầy khi hư hoại liền khổ. Nếu vô thường khổ chẳng được tự tại thì vô ngã (không có ngã). Vì bất tịnh, vô thường, khổ, vô ngã thì thế gian chẳng đáng mê đắm. Quán thân như thế. Tuy ăn ở miệng mà nước bọt chảy ra thì cùng hòa hợp thành vị mà nuốt khỏi cổ họng rồi thì không khác. Cứt đái trong bụng tức là tưởng ăn bất tịnh. Lấy chín tưởng quán này mà quán thấy thân vô thường thay đổi, niệm niệm đều mất tức là tưởng chết. Dùng chín tưởng này mà nhàm chán các vui thế gian, biết phiền não dứt thì an ổn vắng lặng, tức là tưởng dứt. Dùng chín tưởng mà ngăn các phiền não tức là tưởng lìa. Dùng chín tưởng mà chán thế gian nên biết năm Ấm mất thì chẳng còn sinh, là chỗ an ổn tức là tưởng tận. Nếu khéo tu chín tưởng như thế liền đủ mười tưởng, dứt hoặc kiến tư, phải biết người ấy nhất định đến đạo Ba thừa. Lại nữa, trong luận Đại thừa nói: nếu khéo tu chín tưởng mở ra môn thân niệm xứ. Thân niệm xứ mở ba môn niệm xứ, bốn niệm xứ mở ra ba mươi bảy phẩm, ba mươi bảy phẩm mở ra cửa Niết-bàn, vào Niết-bàn thì diệt tất cả buồn khổ. Bồ-tát vì thương xót chúng sinh nên đối với chín tưởng có thể vào Niết-bàn mà cũng chẳng lấy thật tế làm chứng. Vì sao? Nếu đối với sắc mà không có tướng vị thì chúng sinh sẽ chẳng đắm mê sắc. Nếu trong sắc mà không có tướng lìa nay cũng sẽ chẳng từ sắc mà được giải thoát. Vì trong sắc có vị nên chúng sinh đắm mê sắc, trong sắc có tướng lìa nên chúng sinh từ sắc mà được giải thoát, mà vị chẳng tức lìa, lìa chẳng tức vị, lìa vị xứ không có thoát xứ, lìa thoát xứ không có vị xứ. Phải biết sắc tức chẳng phải buộc, chẳng phải thoát. Khi ấy, chẳng theo sinh tử, cũng chẳng chứng Niếtbàn, chỉ vì đại bi thương xót tất cả chúng sinh đối với quán bất tịnh nầy mà thành tựu tất cả Phật pháp. Kinh Đại Phẩm chép: chín tưởng tức là Bồ-tát Đại thừa.

Kế giải thích pháp môn tám niệm: nói tám niệm là niệm Phật, hai là niệm pháp, ba là niệm tăng, bốn là niệm giới, năm là niệm xả, sáu là niệm thiên, bảy là niệm hơi thở ra vào, tám là niệm chết. Tám thứ này gọi chung là Niệm, trong một tâm thường nhớ giữ chẳng quên, nên gọi là Niệm. Nay giải thích tám niệm, có ba ý: một là nói việc làm của giáo môn, hai là nói tu chứng, ba là nói con đường phải hướng về. 1) Việc làm của giáo môn: đệ tử Phật ở chỗ A-lan-nhã, hoặc chỗ vắng, chỗ gò mả, trong rừng núi hoang vắng, khéo tu chín tưởng bất tịnh mà nghĩ rằng: vì sao ta cứ đeo đuổi theo thân bất tịnh là túi cứt đái hôi thối này. Bấy giờ, bỗng sững sờ sợ sệt nổi ốc và bị các ma biến ra các thân hình đến đe dọa muốn làm cho lui đạo. Thế nên niệm Phật, kế sau chín tưởng mà nói tám niệm để trừ sợ hãi. Như trong kinh nói: Phật bảo các Tỳ-kheo: nếu ở chỗ A-lan-nhã mà có sợ sệt thì khi ấy phải niệm (nghĩ nhớ) Phật thì sự sợ hãi liền trừ. Nếu chẳng niệm Phật thì niệm pháp sợ hãi cũng hết, nếu không niệm pháp thì niệm tăng, sợ hãi cũng tiêu. Cho nên biết ba niệm nầy là để trừ sợ hãi. Hỏi: kinh nói ba niệm nhân duyên là trừ sợ hãi, năm niệm ở sau sao lại nói như thế? Đáp: Tỳ-kheo nầy tự bố thí, trì giới mà sợ hãi thì liền trừ. Vì sao? Nếu phá giới thì sợ đọa địa ngục, nếu san tham thì sợ đọa ngạ quỷ và trong nghèo hèn tự nghĩ rằng ta có tịnh giới và bố thí này thì rất vui mừng, trên các trời đều là quả báo của bố thí, trì giới, ta cũng có phước đức, cho nên niệm trời cũng có thể giúp cho sợ hãi chẳng sinh. Trong mười sáu niệm thì khi niệm A-naba-na mà tâm giác nhỏ nhiệm còn diệt, huống chi là sợ hãi là giác thô. Niệm chết là nghĩ thân năm Ấm này niệm niệm sinh diệt, từ khi sinh ra đến nay thường cùng với chết, nay vì sao lại sợ chết. Ấy là với năm niệm Phật tuy chẳng nói riêng, nhưng phải biết đó là rất trừ sợ hãi. Vì sao? Vì niệm công đức người khác để trừ sợ hãi thì khó, còn nghĩ công đức mình để trừ sợ hãi thì dễ, vì nghĩa ấy nên chẳng nói riêng.

2- Nói tu chứng tám niệm: một là niệm Phật, nếu hành giả ở chỗ A-lan-nhã (trong tự, viên, am) tâm có sợ hãi thì phải niệm Phật, Phật là Đa-đà- A-già-độ A-la-ha Tam miệu Tam-phật-đà, cho đến Bà-già-bà, mười hiệu đầy đủ, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, đại từ đại bi mười lực, vô sở úy, mười tám pháp bất cộng, trí tuệ sáng suốt, thần thông vô lượng, chúng sinh mười phương là đại sư của ta, cứu hộ tất cả, ta có sợ gì, nhất tâm nghĩ tưởng sợ hãi liền dứt. Hai là niệm pháp, hành giả phải nghĩ pháp nầy khéo ra khỏi, được quả đời này, không có các nóng bức, chẳng đợi thời gian mà có thể đến được chỗ tốt đẹp, thông suốt vô ngại. Khéo ra khỏi là khéo nói hai đế chẳng trái nhau. Pháp ấy giúp ra khỏi hai bên nên nói là khéo ra khỏi. Được quả đời nầy: là các pháp của ngoại đạo đều không có quả đời nầy, chỉ có nhân duyên trong Phật pháp lần lượt sinh ra, đó là trì giới thanh tịnh nên được tâm chẳng hối mà sinh ra pháp vui mừng. Nhờ sinh pháp vui mừng nên tâm được an vui. Được tâm an vui nên nhiếp được tâm, nhờ nhiếp tâm nên được trí như thật, được trí như thật nên được chán lìa, được chán lìa nên được lìa dục, lìa dục nên được giải thoát, giải thoát quả báo nên được Niếtbàn. Đó gọi là được quả báo đời nầy. Không nóng bức là không có sự nóng bức của ba độc sinh tử. Chẳng đợi thời, là ngoại đạo thọ nhân pháp yếu phải đợi thời gian. Còn Phật pháp thì chẳng như thế. Thí như củi gặp lửa liền cháy chẳng đợi thời gian. Đến chỗ tốt đẹp: là nếu thực hành Phật pháp thì sẽ đến chỗ quả vui trời người và Niết-bàn ba thừa. Thông suốt vô ngại là được ba pháp ấn nên thông suốt vô ngại. Ta tu các pháp như thế thì còn lo sợ gì, nên nhất tâm nhớ nghĩ sợ hãi sẽ dứt. Ba là niệm tăng, hành giả phải nhớ nghĩ tăng, Tăng là chúng đệ tử Phật, đầy đủ năm phần pháp thân, trong đó có bốn đôi tám nhóm, hai mươi bảy người đáng thọ sự cúng dường lễ bái, là ruộng phước vô thượng của thế gian. Đó là tăng Thanh văn, hoặc tăng Bích-chi-phật, hoặc tăng Bồ-tát, trí năng vô lượng cứu khổ nạn, độ thoát chúng sinh. Thánh chúng như thế thật là bạn của chúng ta, thì có lo sợ gì. Nhất tâm nghĩ nhớ thì sợ hãi liền dứt. Bốn là niệm giới, hành giả phải nghĩ nhớ giới có công năng ngăn dứt các điều ác, ở chỗ yên ổn, giới. Có hai thứ: là giới hữu lậu và giới vô lậu. Lại có hai thứ là giới luật nghi và giới định cộng. Giới luật nghi ngăn các điều ác giúp thân được an ổn, giới định cộng là ngăn các phiền não mà tâm được nội lạc (vui bên trong). Giới vô lậu phá các điều ác, căn bản vô minh mà được vui giải thoát. Ta tu pháp như thế còn lo sợ gì, nhất tâm nhớ nghĩ sợ hãi liền dứt. Năm là niệm xả, hành giả phải niệm xã. Có hai thứ: một là xã thí xả, hai là các phiền não xả. Xả thí có hai là xả tài và xả pháp, hai thứ xả này đều gọi là xả, là cội gốc của tất cả pháp lành. Hành giả tự nghĩ khi từ ta có thân đến nay cũng có công đức xã thí như thế, ta có sợ gì, mà nhất tâm nghĩ nhớ thì sợ hãi liền dứt. Sáu là niệm điều lành. Hành giả phải nghĩ nhớ bốn vị Thiên vương cho đến trời Tha hóa tự tại. Các vị trời ấy xưa kia đều nhờ có gốc lành giới thí mà được sinh lên đó, hưởng vui sướng dài lâu. Pháp lành hộ niệm chúng ta nên nghĩ nhớ. Trời có bốn thứ: một là danh thiên, hai là sinh thiên, ba là Tịnh thiên, bốn là Nghĩa sinh thiên. Quả báo trời như thế rất thanh tịnh, nếu ta có thiện giới thí thì khi chết rồi sẽ sinh lên đó, còn lo sợ gì, mà nhất tâm nghĩ nhớ thì sợ hãi liền trừ. Bảy là niệm A-na-ba-na như trong môn đầu của sáu mươi đặc thắng đã nói, nếu hành giả tâm sợ hãi thì phải điều hòa hơi thở và duyên hơi thở ra vào biết đủ mười hơi tức phải phát câu niệm A-na-ba-na, như thế đến mười sáu lần thì thần liền về, nhất tâm nghĩ nhớ, liền dứt sợ hãi. Tám là niệm chết, chết có hai: một là tự chết, hai là chết vì nhân duyên khác, là hai thứ chết thường theo thân này. Nếu người khác không giết mà tự mình cũng chết thì đâu có gì phải sợ. Thí như người dũng sĩ vào trận lấy cái chết để ngăn định thì tâm an ổn không sợ. Như thế nhất tâm nghĩ nhớ cái chết thì sợ hãi liền trừ. Ấy là nói lược tám niệm đối trị sợ hãi. Trong đó pháp tướng đều như luận Đại thừa phân biệt rộng.

3) Nói về tám niệm thú đạo: Nếu trước nói chỉ là dứt bỏ sợ hãi và các chướng nạn. Nay nói khéo tu tám niệm tức là pháp môn một đường vào đạo. Giải thích tám niệm vào đạo có hai ý: một là tướng thứ lớp tu hành vào đạo. Hai là mỗi niệm đều được vào đạo. 1- Thứ lớp tu hành vào đạo: hành giả muốn cầu giải thoát bệnh phiền não thì trước phải nghĩ Phật như vua thầy thuôc, pháp như thuốc hay Tăng như người nuôi bệnh, nghĩ giới như cấm kỵ ăn uống, nghĩ xả như nuôi nhau, nghĩ trời như bệnh vừa lành đôi chút, nghĩ A-na-ba-na khiến phát thiền định, nghĩ chết tức biết vô thường bốn đế. Nếu ba cõi bệnh hết thì liền được Thánh đạo. 2- Mỗi niệm đều là phương pháp vào đạo. Niệm Phật tức là tướng Tam-muội niệm Phật vào đạo như trong Văn-thù Bát-nhã và các kinh nói. niệm pháp là như kinh chép: thầy của Chư Phật là pháp, như bốn đế, mười hai nhân duyên, sáu Ba-la-mật, Trung đạo thật tướng. Các pháp như thế đều là pháp vào đạo. Niệm tăng là như trong các kinh Quán Thế Âm Tam-muội, Dược Thượng, v.v… có nói niệm giới là như trong mười giới trước đã nói. Niệm thí là như trong Đại thừa đàn Ba-la-mật các tướng vào đạo có nói. Còn ba niệm kia như niệm trời và trời đệ nhất nghĩa, hoặc tướng vào đạo niệm A-na-ba-na có nói trong Thông minh thiền. Niệm tử là như trong nghĩa tưởng tử có nói. Phải biết tám niệm hễ tu bất cứ một niệm nào đều được vào đạo, chẳng cần tu thứ khác. Bồ-tát vì cầu Phật đạo nên thực hành tám niệm ấy tâm không nương cậy. Đại bi phương tiện rộng thực hành pháp môn để hóa độ chúng sinh. Phải biết tám niệm tức là Bồ-tát Đại thừa.

Kế nói pháp môn mười tưởng: một là tưởng vô thường, hai là tưởng khổ, ba là tưởng vô ngã, bốn là tưởng ăn bất tịnh, năm là tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui, sáu là tưởng chết, bảy là tưởng bất tịnh, tám là tưởng dứt, chín là tưởng lìa, mười là tưởng cùng tận. Nay giải thích mười tưởng có ba ý: một là nói vị thứ, hai là nói tu chứng, ba là nói hướng về một đường.

a. Nói vị thứ: nói các pháp trong Phật giáo có ba thứ đạo: một là kiến đạo, hai là tu đạo, ba là vô học đạo. Nay mười thứ tưởng này tức y cứ ba đạo để nói vị thứ. Vì sao? Vì người hoại pháp ở địa vị Càn Tuệ đã đủ chín tưởng, hàng phục các kiết sử, nay tu ba tưởng như vô thường, v.v… tức là tướng quán chung để phá các pháp sáu mươi hai kiến điên đảo, nhập vào kiến đạo, chứng được Sơ quả. Kế là bốn tưởng có thức ăn bất tịnh v.v…, muốn dứt năm phần kiết dưới Tư-đà-hàm nhập vào tu đạo. Muốn dứt năm phần kiết dưới mà chứng quả A-na-hàm. Nói là bốn tướng riêng, sự quán giúp thành chánh quán, dứt tư duy hoặc sau ba tưởng đoạn, ly, tận v.v… là người A-na-hàm làm hướng A-la-hán tu đạo Vô học, vì muốn dứt cứ lìa Sắc, Vô sắc mà chứng quả A-la-hán, phải biết mười tưởng y cứ ba đạo để nói về vị thứ, nghĩa một lần có thể thấy.

b. Nói tu chứng: một là tưởng vô thường, là quán tất cả pháp hữu vi vô thường, tương ưng với trí tuệ gọi là tưởng vô thường. Vì sao? Vì tất cả pháp hữu vi sinh diệt đổi mới, vì thuộc nhân duyên, vì chẳng chứa thêm, khi sinh chẳng từ đâu tới, diệt rồi không đi về đâu, nên gọi là vô thường. Vô thường có hai: một là chúng sinh vô thường, hai là thế giới vô thường. Chúng sinh vô thường là hành giả quán ta và tất cả chúng sinh từ Ca-la-la đến sắc tâm sinh diệt thay đổi, cho đến già chết không tạm dừng. Vì sao? Vì tất cả hữu vi đều thuộc ba tướng sinh-trụ-diệt thay đổi, cho nên biết là vô thường, nghĩa là dục sinh khác sinh, dục trụ khác trụ, dục diệt khác diệt. Như thế thay đổi vô thường trong sát-na nhanh chóng không dừng nghỉ. Cho nên biết tất cả chúng sinh đều vô thường, thế giới vô thường, như kệ nói rằng:

Đất bằng cỏ cây đều hư rã     

Tu-di biển lớn cũng khô sụp

Chỗ ở các trời đều cháy hết    

Bấy giờ thế giới có thường đâu?

Lại nữa, như Phật nói quán vô thường có hai thứ: một là hữu dư,

hai là vô dư. Tất cả người vật đều hết, chỉ có tên gọi là còn, đó gọi là hữu dư. Nếu người và vật mất hết, đó gọi là vô dư. Vì sao? Nếu nói ba tướng thì tất cả pháp hữu vi là vô thường, ba tướng tự chẳng thật có, thì làm sao có vô thường như khi sinh thì không có trụ diệt, lìa khi sinh cũng không có trụ diệt. Nếu khi sinh có trụ diệt tức liền hư hoại tướng sinh, vì trái với tướng sinh diệt. Nếu nói lìa sinh mà có diệt trụ, thì cũng hư hoại nghĩa ba tướng. Nếu lìa sinh thì diệt cũng không có chỗ diệt, nên phải biết ba tướng chẳng thật có. Nếu không có ba tướng thì làm sao nói vô thường? Nếu chẳng được tướng vô thường thì liền thấy Thánh đạo. Đó gọi là tưởng vô thường. Hỏi: Nếu thế, vì sao Phật nói vô thường là Thánh đế? Đáp: là vì đối trị để phá mê chấp cái thường điên đảo kia trong ấy chẳng nên cầu Phật. Nếu tâm chấp vô thường là thật thì liền rơi vào kiến đoạn. Lại nữa, vì tướng hữu vi là vô thường thì như đặc thắng thông minh ở trên nói. Vô dư thì trong tuệ hạnh sẽ nói sau. Hỏi: Vì sao trước dùng Thánh hạnh sơ môn mà nói tưởng vô thường? Đáp: vì tất cả phàm phu khi chưa thấy đạo đều quí chỗ làm, hoặc nói trì giới là quan trọng, hoặc nói học rộng là quan trọng, hoặc nói mười hai hạnh đầu-đà là quan trọng, hoặc nói thiên định là quan trọng. Như thế các chỗ làm đều quí, liền chẳng chuyên cầu Niết-bàn. Phật nói các công đức ấy đều đến đạo phần Niết-bàn. Nếu quán các pháp vô thường là thật đạo Niết-bàn. Nếu quán các pháp vô thường là thật đạo Niết-bàn. Vì các thứ nhân duyên như thế nên các pháp tuy không mà nói là tưởng vô thường.

Hai là khổ tưởng: hành giả nên nghĩ rằng: nếu tất cả pháp hữu dư là vô thường thay đổi thì tức là khổ tưởng. Vì sao? Vì từ sáu tình bên trong, sáu trần bên ngoài hòa hợp nhau mà sinh ra sáu thức, trong sáu thức sinh ra ba thứ thọ, tức là thọ khổ, thọ lạc và thọ xả. Trong ba thọ ấy thì sinh già bệnh chết, ân ái biệt ly, cầu chẳng được, oán ghét mà gặp nhau, năm Ấm lững lẫy, v.v… tám khổ ép ngặt nên gọi là khổ. Lại thọ khổ ấy là khổ, nên tất cả chúng sinh đều chẳng ưa thích, còn thọ lạc là thuận tình nên tất cả chúng sinh đều ưa thích. Nếu tham đắm vô thường bại hoại tức là hiện chịu các khổ, sau phải chịu các khổ địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Các khổ như thế đều từ cầu vui mà sinh ra, nên biết vui tức là khổ. Thọ xả tuy trong tình chẳng biết khổ vui, chẳng lấy, chẳng bỏ. Lý thật vô thường thay đổi ép ngặt cũng là khổ lớn. Như thế khi quán ba cõi thì chẳng thấy tướng vui nào đáng tham đắm mà tâm sinh chán sợ, đó gọi là khổ tưởng. Hỏi: Nếu vô thường tức là khổ, thì đạo Thánh đế hữu vi vô thường cũng phải là khổ? Đáp: Đạo Thánh đế tuy là vô thường mà diệt khổ chẳng sinh các mê đắm, lại cùng không vô ngã v.v… các trí tuệ hòa hợp, cho nên chỉ là vô thường mà không phải ba chỗ. Ba là tưởng vô ngã, hành giả phải nghĩ sâu rằng: nếu pháp hữu vi đều là khổ, thì khổ tức là vô ngã. Vì sao? Vì năm thọ Ấm đều là khổ, nếu là khổ thì chẳng tự tại, nếu chẳng tự tại tức là vô ngã. Vì sao? Vì nếu có ngã tự tại thì chẳng bị các khổ ép ngặt nên biết khổ tức là vô ngã. Lại nữa, trong năm Ấm, mười hai nhập, mười tám giới v.v… các pháp từ duyên sinh thì không có tự tánh. Nếu tức Ấm lìa Ấm lại cầu ngã, v.v… mười sáu tri kiến đều chẳng thật có, đã chẳng được ngã thì bỏ tất cả các kiến chấp, tâm không chấp thì liền được giải thoát. Đó gọi là tướng vô ngã, ba là tưởng vô thường khổ, vô ngã mà quán hạnh sâu sắc, thì trong phần giải thích khổ đế sau này sẽ nói rõ. Hỏi: Vô thường, khổ, vô ngã là một việc hay ba việc. Nếu là một thì chẳng nên nói ba, nếu là ba thì sao Phật nói vô thường tức là khổ, khổ tức là vô ngã? Đáp: Ba là một, đó là nói thọ pháp hữu lậu quán môn phân biệt có ba thứ khác nhau. Hành tướng Vô thường (vô thường mà làm tướng thì phải là tướng vô thường, khổ mà làm tướng thì phải là tưởng khổ, v.v…) phải là vô thường tưởng, khổ hành tưởng phải là khổ tưởng, vô ngã hành tưởng phải là vô ngã tưởng. Vô thường mà chẳng khiến vào ba cõi, khổ mà khiến biết tội lỗi của ba cõi, vô ngã thì lại bỏ thế gian. Lại, vô thường thì sinh chán, khổ thì sinh sợ, vô ngã thì nhổ lên cho được giải thoát. Lại, vô thường là ngăn thường kiến, khổ là ngăn thế gian chấp Niết-bàn, vô ngã là ngăn chấp trước. Vô thường là thế gian mê đắm pháp thường. Khổ là thế gian mê chấp chỗ vui, vô ngã là thế gian chấp ngã, tù ngục cứng nhắc. Các thứ phân biệt như thế đều như luận Đại thừa có nói rộng.

– Tưởng thức ăn bất tịnh: Hành giả tuy biết vô thường, khổ, không, vô ngã. Nếu ăn uống cũng sinh mê đắm thì phải tu tưởng ăn bất tịnh để đối trị. Quán chắc thức ăn này đều do nhân duyên bất tịnh mà có, như thịt là trong tinh huyết thủy đạo sinh ra, ấy là chỗ ở của các trùng mủ, như tô sữa lạc là do huyết biến mà thành, không khác với máu mủ rã nát. Uống thì như nước canh bạch tùng, như nước phân. Tất cả ăn uống thì người làm bếp nấu nướng chất dơ bẩn. Nếu mê đắm vật trong miệng thì trộn với nước bọt và đàm mà thành mùi vị, giống như vật ói mửa. Thức ăn vào bụng rồi thì địa đại giữ gìn, thủy đại hòa tan, phong đại chuyển động và hỏa đại nung nấu, như trong nồi nấu, chất cặn đục thì ở dưới, chất trong thì ở trên. Thí như chất cặn bã giẤm rượu, đục như cháo nhừ, trong như nước tiểu. Ở eo có ba lỗ gió thổi chất mủ tan vào trăm mạch. Trước cùng máu hòa hợp rồi ngưng tụ biến đổi thành thịt, từ thịt mới mà sinh mỡ xương tủy. Do đó mà sinh thân căn từ thịt mới cũ khiến sinh năm tình căn. Từ năm căn này sinh ra năm thức. Kế là thứ lớp sinh ý thức, lại phân biệt lấy tướng suy tính tốt xấu. Sau đó mới sinh các phiền não như ngã, ngã sở v.v… và các tội nghiệp. Quán thức ăn như thế các thứ nhân duyên bất tịnh, biết bốn đại bên trong không khác bốn đại bên ngoài, chỉ vì nước ngã kiến nên chấp chặt làm ngã. Có hành giả nghĩ như thế biết tội lỗi của thức ăn. Nếu ta tham lam sẽ bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ ăn nuốt hoàn sắt nóng đỏ, hoặc đọa làm súc sinh heo chó, ăn nuốt cứt đái. Như thế quán thức ăn mà sinh ý tưởng chán sợ: Do chán ăn nên năm dục cạn mỏng, tức là tưởng thức ăn bất tịnh.

– Tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui: nếu hành giả nghĩ ở thế gian các thứ sắc dục vị ngon, quyến thuộc, ăn mặc, nhà cửa, ruộng vườn, cõi nước, v.v… thì đều sinh tưởng vui, mà ác giác chẳng dứt, chướng đạo lìa dục. Nếu hành giả phải quán sâu tướng tội lỗi thế gian. Có hai thứ tội lỗi: một là chúng sinh, hai là cõi nước. Tội lỗi chúng sinh: là tất cả chúng sinh đều có hoạn nạn tám khổ, không nên mê đắm. Lại quán chúng sinh vì nặng nề tham dục, chẳng phân biệt tốt xấu, cũng như cầm thú, tức giận nặng nề, cho đến chẳng nghe lời Phật dạy, chẳng nghe pháp, chẳng sợ đường dữ, vì nặng về ngu si nên sự cầu mong không cần đạo lý, không biết tôn ty, hoặc sân tham, kiêu mạn, ganh ghét, dữ dằn, nịnh nọt, lừa dối, tà kiến, không tín, không biết ân nghĩa, hoặc tội nghiệp nhiều nên gây ra năm tội nghịch, chẳng kính Tam bảo, khinh chê người lành. Thế gian người lành rất ít mà kẻ xấu quá nhiều. Thấy rõ tội lỗi phiền não như thế nên sinh chán lìa. Như thế chẳng thể coi trọng cõi nước vì nó là tội lỗi, như kệ nói:

Hoặc có nước rất lạnh

Hoặc có nước rất nóng

Có nước không cứu hộ

Có nước nhiều hung ác.

Có nước rất nghèo thiếu

Có nước thường bệnh tật.

Có nước chẳng tu phước

Chỗ như thế không vui.

Hành giả quán kỹ cõi dục việc xấu như thế là chỗ không vui. Cho đến trong ba cõi khi quả báo đã hết thì liền bị buồn khổ rơi lại cõi dưới. Thí như cao hết mức thì sụp đổ rơi xuống bể nát. Kinh nói: ba cõi không an, cũng như nhà lửa, các khổ dẫy đầy, rất đáng ghê sợ. Nếu thường quán tưởng ấy thì rất sinh nhàm chán xa lìa, ái giác chẳng sinh. Đó gọi là tưởng thế gian chẳng đáng ưa thích.

6- Tưởng chết: Nếu hành giả tu các tưởng trên mà có ít nhiều biếng lười thì chẳng thể mau chóng dứt lậu. Lúc đó phải tu kỹ tưởng cái chết. Như Phật nói về nghĩa tưởng chết: có một Tỳ-kheo bạch Phật: Con có thể tu tưởng chết. Phật hỏi: Thầy tu thế nào? Tỳ-kheo thưa: con chẳng mong sống một năm. Phật nói: Thầy là kẻ buông lung tu tưởng chết. Lại có Tỳ-kheo thưa: Con chẳng mong sống quá bảy tháng. Các Tỳ-kheo khác nói không sống quá bảy ngày, sáu ngày, năm ngày, bốn ngày, ba ngày, hai ngày. Phật bảo các thầy đều là kẻ buông lung tu tưởng chết, có Tỳ-kheo nói từ sáng đến buổi ăn trưa. Có Tỳ-kheo nói chỉ sống trong một bữa ăn. Phật nói: các thầy đều là kẻ buông lung tu tưởng chết. Có một Tỳ-kheo bạch Phật: con thở ra mà chẳng bảo đảm thở vào, thở vào mà chẳng bảo đảm thở ra. Phật bảo: lành thay, lành thay! Thầy là người thật tu tưởng chết, là thật chớ không phải buông lung. Nếu mà tu tưởng chết như thế, phải biết người ấy đã phá giặc biếng lười, tất cả pháp lành thường được hiện tiền. Đó gọi là tu tưởng chết.

– Tưởng bất tịnh: Như trước trong Thông minh quán thấy ba mươi sáu vật trong thân năm thứ bất tịnh trong ấy nói rộng.

– Tưởng dứt.

Tưởng lìa.

Tưởng cùng tận: là duyên Niết-bàn mà dứt kiết sử phiền não nên gọi là tưởng dứt. Lìa kiết sử nên gọi là tưởng lìa. Hết các kiết sử nên gọi là tưởng cùng tận. Hỏi: Nếu thế thì chỉ một tưởng là đủ, sao lại nói ba? Đáp: Như trước một pháp nói ba, vô thường tức khổ, khổ tức vô ngã. Tưởng này cũng như thế. Tưởng dứt là Niết-bàn hữu dư, tưởng cùng tận là Niết-bàn vô dư, tưởng lìa là phương tiện hai Niết-bàn. Phải biết người hoại pháp thành tựu mười tưởng liền thành tựu A-la-hán đầy đủ một thứ Niết-bàn nên nói như thế. Chín tưởng, mười tưởng là đạo hoại pháp. Nghĩa mười tưởng các thứ phân biệt đủ như trong luận Đại thừa có nói.

Tướng hướng về một đường: có ba: một là lần lượt vào đạo hoại pháp đủ như trước nói: hai là không phải thứ lớp vào đạo hoại pháp: từ mới phát tâm liền tu đủ mười tưởng, dứt các kiết sử mà được quả A-lahán, đầy đủ hai thứ Niết-bàn. Luận Đại thừa nói: nếu ở Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất pháp chánh tri tuệ mà quán lìa, các phiền não là tưởng lìa, được đạo vô lậu, dứt các kiết sử, là tưởng dứt. Khi vào Niếtbàn diệt năm thọ Ấm chẳng còn tiếp nối gọi là tưởng cùng tận, phải biết từ Sơ Càn Tuệ địa đến tức nói tưởng lìa v.v… Đây thì khác chỗ nói trước, 112 ba tưởng đều ở sau đạo Vô học.

Tùy phần vào đạo: Nếu đối với mười tưởng tu bất cứ một tưởng nào khéo được thành tựu, thì sẽ dứt kiết sử ba cõi mà được quả A-lahán, chứng hai thứ Niết-bàn. Cho nên kinh nói: khéo tu vô thượng thì sẽ dứt tất cả Dục ái, Sắc ái, Vô sắc ái, trạo, mạn, vô minh kiết sử ba cõi, dứt hẳn không còn sót. Phải biết vô thường tức là đầy đủ vào đạo, chẳng còn tưởng phiền não. Chín tưởng dưới cũng phải biết như thế, phân biệt tướng từng đường một. Lại nữa, Đại Bồ-tát khi hành đạo Bồ-tát thì tâm rất rộng lớn, muốn vì tất cả chúng sinh mà tập pháp dược cam lộ. Tuy biết các pháp rốt ráo vắng lặng mà cũng thành tựu đầy đủ mười tưởng. Bồ-tát ấy đối với mỗi tưởng thứ lớp nhập vào tất cả pháp môn lần lượt vô ngại vì chúng sinh mà nói. Phải biết mười tưởng tức là Bồ-tát Đại thừa.