THÍCH THIỀN BA LA MẬT THỨ ĐỆ PHÁP MÔN

SỐ 1916

QUYỂN 08

Đời Tùy Đại sư Thiên Thai Trí Giả giảng
Đệ tử: Pháp Thận ghi chép, Chương An Quán Đảnh sửa lại.

CHƯƠNG VII: GIẢI THÍCH TU CHỨNG THIỀN BA LA MẬT (Tiếp Theo)

Giải thích tu chứng thông minh quán:

Nay nói về đại ý của thiền này có ba: một là giải thích tên gọi, hai là nói về vị thứ, ba là nói tu chứng.

1/ Giải thích tên gọi: sở dĩ thiền nầy gọi là thông minh quán, vì phương pháp quán nầy trích từ văn kinh Đại Tập không có danh mục (tên gọi), khác với các nước phương Bắc, các Thiền sư tu được thiền này muốn trao cho người mà không biết tên gọi của nó, chính vì trong thiền căn bản dục an thiền mà pháp tướng của nó rất khác, với mười sáu đặc thắng thì danh mục, không có liên quan gì. Nếu đối với bối xả thắng xứ thì phương pháp quán hạnh rất khác, tiến lùi đều chẳng tương ưng. Sở dĩ các Sư làm danh mục (tên gọi) riêng gọi là Thông minh quán thiền là vì hoặc có người nói trong kinh Hoa Nghiêm có danh mục này. Nói Thông, tức là khi mới tu tập dùng chung để quán ba việc, tức nếu khi quán hơi thở thì liền soi rõ các sắc. Nếu quán sắc cho đến tâm thì cũng như thế. Pháp này trong sáng, có khả năng mở sáng mắt tâm không có các tối tăm, che mờ. Đã quán một thì thấu suốt ba, thấy thấu suốt không tối tăm nên gọi là Thông minh. Lại nữa, khéo tu thiền này thì chắc chắn phát được sáu thông, ba minh. Kinh Đại Tập nói pháp hạnh Tỳ-kheo khi tu thiền nầy muốn được thần thông thì liền được. Nay nói thông tức là được sáu thông, còn minh tức là năng sinh ra ba minh. Đây là trong nhân mà nói quả, nên nói quán thông minh. Hỏi: Các thiền khác cũng có thể phát sáu thông, ba minh, sao chỉ nói thiền này là Thông minh? Đáp: các thiền khác có nghĩa thông minh khác nhưng chẳng nhanh bằng thiền nầy, nên gọi là Thông minh. Hỏi: như kinh Đại Tập cũng giải thích riêng danh nghĩa thiền nầy, cho nên kinh nói: nói thiền là nhanh chóng nên gọi Thiền, nay vì sao lập riêng tên này? Đáp: Kinh ấy tuy có giải thích đối với nghĩa là sáng nầy, nhưng tên gọi thì vẫn chưa có, chẳng có danh mục, nên lại đặt tên là Thông minh.

2/ Nói về thứ vị, thiền này không có thứ vị riêng, cũng là y cứ bốn thiền bốn không căn bản mà lập vị thứ. Chỉ đối với mỗi thiền lại có tăng thắng pháp quán định xuất thế gian, phát sinh vô lậu và ba minh sáu thông nhanh chóng. Cũng ở Phi tưởng hậu tâm diệt các tâm sở, vào định diệt thọ tưởng, chẳng đồng căn bản thầm chứng chấp trước không có thần trí công năng, cho nên tuy vị thứ đồng với căn bản mà quán tuệ thì khác, sợ người hiểu lầm nên lập tên riêng. Tuy tên có khác mà vị thứ không khác. Hỏi: Nếu thiền này được vào diệt định thì có gì khác với chín định thứ đệ? Đáp: Khi tu định mà tâm tâm không gián cách thì cũng được gọi là chín định thứ đệ. Nhưng không phải hoàn toàn là chín định thứ đệ. Việc này ở sau sẽ thấy rõ. Nếu y cứ luận thành thật giải thích về chín định có tám giải cũng là đầy đủ. Ba là nói về tu chứng, thiền này đã không có thứ vị riêng, lại y cứ vị thứ của căn bản mà nói về tu chứng: một là trước nói tướng tu chứng Sơ thiền. Như kinh Đại Tập chép: Sơ thiền cũng gọi là đủ, cũng gọi là lìa, lìa là lìa năm cái, đủ là đủ năm chi. Năm chi là giác, quán, hỷ, an, định. Thế nào là giác? Như tâm giác đại giác, tư duy đại tư duy mà quán tâm tánh, đó gọi là Giác. Thế nào là Quán? Là quán tâm hành đại hạnh biến thanh tùy ý, đó gọi là Quán. Thế nào là Hỷ? Như chân thật biết đại biết tâm động đến Tâm, đó gọi là Hỷ. Thế nào là an? Tức là tâm an thân an, thọ an mà nhận các lạc xúc (xúc vui), đó gọi là An. Thế nào là Định? tức là tâm trụ đại trụ bất lọan, đối với duyên chẳng lầm, không có điên đảo, đó gọi là định. tức là kinh ấy giải thích sơ lược tướng tu chứng Thông minh sơ thiền. Suy văn kinh này nói về năm chi thì rất khác với các kinh luận khác, nên phải giải thích riêng.

Trước giải thích như tâm, như tâm tức là Sơ thiền, định tiền phương tiện phát, cũng tức là Vị đáo địa. Chỉ chứng chẳng phát riêng, phải do tu tập. Hành giả tập phải thế nào? Là từ mới an tâm liền quán hơi ba thứ thở, sắc, tâm không khác nhau. Quán ba việc, tức trước phải quán hơi thở. Thế nào là quán hơi thở? Nghĩa là nhiếp tâm ngồi yên điều hòa hơi thở, nhất tâm quán chắc hơi thở khắp thân ra vào. Nếu tuệ tâm trong sáng liền biết hơi thở vào không chứa nhóm, hơi thở ra không phân tán, đến không nguyên do, đi không cần bước, tuy biết rõ hơi thở vào ra khắp thân, như gió trong hư không, tánh chẳng thật có. Ấy là lược nói quán hơi thở như tướng tâm. Kế quán sắc như hành giả đã biết hơi thở nương vào thân, lìa thân thì không có hơi thở. Liền quán chắc sắc thân, như sắc nầy vốn xưa chẳng có, đều là do nhân duyên vọng tưởng đời trước chiêu cảm, đời này bốn đại tạo sắc, vậy quanh hư không, nên giả gọi là Thân. Một tâm quán chắc đầu, v.v… sáu phần ba mươi sáu vật và bốn đại bốn vi, mỗi mỗi đều chẳng phải thân. Bốn vi bốn đại cũng đều chẳng phải thật, còn chẳng tự có làm sao có thể sinh thân sáu phần ba mươi sáu vật, chẳng có thân sắc thật có. Bấy giờ, tâm không phân biệt, liền đạt được sắc như, kế quán tâm như, hành giả phải biết do có tâm thì có thân sắc tới lui chuyển động. Nếu không có tâm này thì ai phân biệt sắc, sắc do ai sinh, quán chắc tâm nầy nhờ duyên mà có, sinh diệt nhanh chóng chẳng thấy chỗ ở, cũng không tướng mạo, chỉ có tên gọi. Tên gọi cũng không, tức đạt Tâm như. Hành giả nếu chẳng được tâm tánh riêng khác, thì gọi là Tâm như. Lại nữa nếu hành giả khi quán hơi thởi đã chẳng được hơi thở, liền biết sắc tâm vắng lặng. Vì sao? Vì ba pháp ấy chẳng lìa nhau. Sắc tâm cũng như thế, nếu chẳng được ba việc sắc tâm thì tức chẳng được tất cả pháp. Vì sao? Do ba việc nầy hòa hợp mà sinh ra tất cả Ấm nhập giới, các khổ phiền não, hạnh nghiệp thiện ác qua lại năm đường trôi lăn, chẳng dừng. Nếu hiểu rõ ba việc không sinh thì tất cả các pháp xưa nay vắng lặng, ấy là lược nói tu tập tướng Tâm như.

3/ Nói về tướng chứng, ở đây cũng có đủ chứng tướng cõi dục và Vị đáo địa. Hành giả như trên mà quán sát ba tánh đều chẳng thật có, tâm ấy nhậm vận tự tại chân như. Tâm ấy tan mất, vắng lặng gọi là định cõi Dục, ở định này hậu tâm y theo pháp chân như, tâm tan mất nhập vào định cùng tương ưng với pháp như giữ tâm, tâm định bất động, tan mất chẳng thấy ba pháp thân, hơi, thở, tâm có tướng khác nhau, một thứ cũng như hư không nên gọi là Tâm như, tức là Thông minh Vị đáo địa.

Kế là giải thích Sơ thiền phát tướng như trước có dẫn. Kinh nói: ở đây phải giải thích đủ năm chi chứng tướng. Nay trước y cứ vào Giác chi làm gốc, nghĩa Giác đã thành rồi, giải thích bốn chi kia thì rất dễ thấy. Do đó kinh nói giác đại giác. Giác là giác thiền căn bản, giác xúc phát tướng, nên gọi là Giác. Việc này như trước nói chỉ có nghĩa nặng nhẹ là khác. Đại giác là rỗng suốt, mắt tâm mở sáng, thấy rõ ba việc phát tướng. Đây là giải thích phụ, chưa phải ý chánh. Nay lại phân biệt nghĩa giác, đại giác, nói giác tức là tướng thế gian, đại giác tức là Xuất thế gian, là đối hai đế chân tục mà giải thích. Ở đây cũng có nghĩa hữu lậu và vô lậu. Nay nói thế gian thì có ba thứ: một là căn bản thế gian, là một kỳ hạn chánh báo năm Ấm, hai là Nghĩa thế gian, biết pháp căn bản và tất cả pháp bên ngoài nghĩa lý tương quan, ba là Sự thế gian. Khi phát năm thông đều thấy tất cả các loài chúng sinh và việc thế gian. Thế gian đã có ba thứ, xuất thế gian đối thế gian cũng là ba. Vì sao? Vì căn cơ chúng sinh có hạ, trung, thượng lợi độn không bằng nhau, cho nên tuy đồng chứng Sơ thiền này mà cảnh giới cạn sâu thật ra có khác. Cho nên phải y cứ ba nghĩa mà phân biệt chứng Sơ thiền khác nhau.

Một là giải thích y cứ căn bản thế gian xuất thế gian mà nói giác, đại giác năm chi thành tướng sơ thiền, tức có hai ý: một là nói sơ thiền phát tướng, hai là giải thích tướng khác nhau của năm chi giác đại giác.

Hai là giải thích sơ thiền phát tướng: Có ba ý, phẩm thứ khác nhau: một là mới phát, hai là kế, ba là sau. Về tướng mới phát, hành giả khi phát Sơ thiền liền rỗng rang thấy thân mình chín mươi chín ngàn lỗ lông trống rỗng, hơi thở ra vào khắp lỗ lông. Tuy mắt tâm thấy rõ khắp thân ra vào, mà hơi thở vào không chứa nhóm, thở ra không phân tán, đến không nguyên do, đi không cất bước, liền thấy ba mươi sáu vật trong thân, mỗi vật rõ ràng. Ba mươi sáu vật là: tóc, lông, răng, móng, da mỏng, da dày, gân, xương, thịt, tủy, tì, thận, tim, gan, phổi, ruột già, ruột non, bao tử, mật, phân, nước tiểu, nước mũi, nước mắt, máu, mũ, nước dãi, đàm vàng, đàm trắng, mỡ, não, mô, bào thai… ba mươi sáu vật này, mười thứ bên ngoài, hai mươi sáu thứ bên trong, hai mươi hai là đất, mười bốn là nước, đã thấy tướng đất, nước, gió rõ ràng. Lại biết các vật đều có khí nóng nung nấu là tướng hỏa. Quán bốn đại cũng như bốn con rắn đồng ở trong một cái hộp. Con rắn bốn đại, tánh đều khác, cũng như người mổ trâu phân thịt ra làm bốn phần, quán kỹ bốn phần đều chẳng liên quan. Hành giả cũng thế, tâm rất sợ hãi. Lại nữa, hành giả không phải chỉ thấy ba mươi sáu vật, bốn đại giả hợp bất tịnh đáng ghét mà còn biết năm thứ bất tịnh: một là thấy mười vật bất tịnh bên ngoài tâm sinh chán ghét, đó là tự tướng bất tịnh. Hai là tướng hai mươi sáu vật trong thân tánh bất tịnh, đó là tự tánh bất tịnh. Ba là tự biết thân này từ lúc Ca-la-la tinh cha huyết mẹ hòa hợp thành thân, đó gọi là hạt giống bất tịnh. Bốn là thân nầy khi ở trong thai giữa sinh tạng và thục tạng, đó gọi là sinh xứ bất tịnh. Năm là khi thân nầy chết rồi thì ở gò mả rã nát hôi thối, đó gọi là cứu cánh bất tịnh. Phải biết thân này từ đầu đến cuối bất tịnh tạo thành không có chút gì đáng ưa thích, mà rất là đáng chán ghét. Ta vì không có mắt nên từ xưa đến nay mê đắm thân bất tịnh hôi thối này, mà gây ra nghiệp sinh tử, ở trong vô lượng kiếp nay mới giác ngộ, buồn vui xen lẫn. Năm thứ bất tịnh như luận Đại thừa có nói rộng. Lại biết trong định tâm thức duyên với các cảnh giới, niệm niệm chẳng dừng. Các pháp tâm sở tiếp tục sinh khởi, nghĩ về tướng khác lạ cũng chẳng phải một, đó gọi là tướng sơ chứng Sơ thiền.

Kế nói tướng trung chứng Sơ thiền, hành giả trụ trong định Tammuội nầy sâu dần thì biết hơi thở năm tạng sau, tướng hơi thở đều khác, đó là các mầu xanh vàng đỏ trắng đen tùy tạng khác nhau ra đến lỗ chân lông. Nếu từ căn vào thì sắc tướng cũng khác nhau. Như thế mà phân biệt tướng khí chẳng phải một. Lại thấy thân nầy da mỏng, da dày, mô thịt đều có chín mươi chín lớp, xương lớn, xương nhỏ có ba trăm sáu mươi đốt và tủy đều có chín mươi tám lớp, ở giữa xương thịt có các giòi trùng, bốn đầu bốn miệng chín mươi chín đuôi, hình tướng như thế chẳng phải một. Cho đến ra vào, tới lui, âm thanh nói năng cũng đều biết rõ. Chỉ có não là có bốn phần, mỗi phần có mười bốn lớp. Trong thân, năm tạng các lá che nhau cũng như hoa sen, các lỗ trống trong ngoài thông nhau cũng đều có chín mươi chín lớp, giữa các vật cũng đều có tám mươi ổ giòi trùng, ở trong đó mà giúp nhau, sai khiến nhau. Nếu khi hành giả tâm tịnh tế thì ở trong định nghe tiếng các giòi trùng nói năng, hoặc do đó mà hiểu Tam-muội ngôn ngữ của chúng sinh (Tammuội hiểu tiếng nói chúng sinh). Trong thân các mạch thì mạch tim làm chủ, lại từ mạch tim sinh ra mạch bốn đại, mỗi đại đều có mười mạch, trong mười mạch mỗi mạch đều có chín mạch, hợp thành bốn trăm mạch. Từ đầu đến chân bốn trăm lẻ bốn mạch, bên trong đều có khí và máu chảy tưới tẩm. Trong các mạch máu này cũng có các vi trùng bé nhỏ nương mạch mà ở. Hành giả như thế biết thân này trong ngoài chẳng thật, cũng như thân cây chuối. Lại quán tâm sở tùy chỗ duyên đều có bốn tâm thọ, tưởng, hành, thức khác nhau chẳng đồng.

4) Nói tướng hậu chứng Sơ thiền. Hành giả Tam-muội trí tuệ càng sâu càng trong sáng bén nhạy. Lại thấy hơi thở đều hòa đồng là một tướng như bình lưu ly không phải xanh vàng, đỏ trắng. Cũng thấy hơi thở ra vào vô thường, sinh diệt, đều vắng lặng. Lại thấy tướng thân thường đổi mới, vô thường thay nhau. Vì sao? Vì ăn uống là bốn đại bên ngoài vào bụng giúp thân đổi mới bốn đại đã sinh, phải biết thân cũ tùy theo đó mà diệt. Thí như cây cối sinh lá mới thì lá cũ đều rụng. Thân cũng giống như thế, kẻ ngu chẳng biết bảo là tiếc thân, người trí ở trong Tam-muội biết thân tướng này vô thường đổi mới sinh diệt không có tự tánh, sắc chẳng thật có. Lại khi một tâm niệm sinh, liền có sáu mươi sát-na sinh diệt. Hoặc có người nói sáu trăm sát na sinh diệt nhanh chóng không có tự tánh, tâm chẳng thật có.

Hai là giải thích tướng thành giác quán năm chi, có năm: một là giải thích giác chi, kinh nói giác chi, là giác đại giác, tư duy đại tư duy. Đại tư duy, là quán tâm tánh y cứ năm câu nầy để nói tướng giác. Nay trước giải thích hai câu giác và đại giác. Đây là y cứ cảnh giới thế gian và xuất thế gian mà phân biệt, có hai giác khác nhau. Cảnh thế gian tức là tướng khác, cảnh xuất thế gian tức là tướng như. Hai thứ như và khác nầy tức là tên khác của tục đế và chân đế. Nay y cứ vào quán môn cạn sâu dễ thấy, đều toàn ý vào Đại thừa mà phân biệt. Luận chép: có ba thứ thượng, trung, hạ. Như và khác có ba thứ thì Giác và Đại giác cũng có ba thứ. Ý theo luận phân biệt giả danh là khác. Phân biệt bốn đại thật pháp đồng thể, gọi là hạ như. Phân biệt địa đại khác ba đại kia, gọi là khác, đồng một thứ vô thường sinh diệt chẳng khác gọi là thứ như. Vô thường sinh diệt gọi là dị. Sinh diệt tức không, không khác thì gọi là thượng như. Nay y cứ thiền làm hạ trung thượng phẩm mà nói tướng cạn sâu của quán môn.

1- Nói tướng giác bậc hạ là biết hơi thở ra vào các mầu xanh vàng đỏ trắng cách biệt nhau gọi là Giác. Biết các hơi thở này dồng một phong đại không khác, gọi là Đại giác, kế là biết ba mươi sáu vật cách biệt nhau gọi là Giác. Biết ba đại kia không khác nhau gọi là Đại giác. Biết tâm sở chẳng phải một là Giác, biết đồng là bốn tâm không khác gọi là Đại giác.

2- Nói tướng giác bậc trung: biết hơi thở là phong đại là Giác, biết hơi thở sinh diệt vô thường gọi là Đại giác. Biết ba đại kia khác nhau gọi là Giác, biết đồng một vô thường sinh diệt chẳng khác gọi là Đại giác. Biết bốn tâm khác nhau chẳng đồng gọi là Giác. Biết vô thường sinh diệt chẳng khác gọi là Đại giác.

3- Nói tướng giác bậc thượng: biết hơi thở vô thường là khác, hơi thở này là tám tướng đổi dời nên Vô thường. Tám tướng là: sinh, trụ, dị, diệt, sinh sinh, trụ trụ, dị dị, diệt diệt, tám tướng nầy đổi dời pháp thể khác nhau chẳng phải một, nên gọi là Giác. Biết hơi thở vốn vắng lặng, không có tám tướng khác nhau nên gọi là Giác. Biết ba đại kia xưa nay vắng lặng không có tám tướng khác nhau, nên gọi là Đại giác. Biết tâm tám tướng thay đổi khác nhau chẳng phải một, gọi là Giác. Biết tâm xưa nay vắng lặng, không có tám tướng khác nhau, gọi là Đại giác. Vì sao? Nếu tâm tức là tám tướng, tám tướng tức là tâm thì hoại tướng hữu dư. Vì sao? Vì nay hơi thở và sắc, tám tướng chẳng khác, nên ba việc hơi thở, sắc, tâm cũng không khác. Nếu thế khi nói tâm tức là nói hơi thở và sắc. Nay thật chẳng như thế, là tướng thế đế hoại loạn. Như người gọi lửa mà nước đến. Nói tâm một bề tức là dứt sắc, lỗi đồng với đây. Lại nếu lìa tâm mà có tám tướng, lìa tám tướng mà có tâm, thì tâm chẳng phải tám tướng, chẳng phải là tâm. Nếu tâm không phải tám tướng thì tâm chỉ có tên mà không có tướng. Pháp không tướng thì chẳng gọi là Tâm. Nếu tám tướng lìa tâm thì tám tướng không thay đổi, tức không gọi là tám tướng, nên tám tướng không có tướng. Như thế mà xét tìm kỹ thì tâm và tám tướng vốn tự không thật có. Cũng chẳng nương vào các thứ khác mà có, tánh tánh như hư không, không có tướng một và khác, nên gọi là Đại giác. Biết hơi thở và sắc trước mỗi thứ cũng phải như thế mà phân biệt. Đây thì lược nói tướng Giác và Đại giác bậc thượng.

Giải thích hai câu Tư duy và Đại tư duy. Đây lại y cứ Giác và Đại giác trước mà nói. Vì sao? Vì sơ tâm giác ngộ tướng chân tục gọi là Giác và Đại giác. Hậu tâm lại lo nghĩ quán sát thì gọi là Tư duy và Đại tư duy. Đối sau tiểu giác mà nói Tư duy, đối sau Đại giác mà nói Đại tư duy. Nghĩa nầy dễ thấy chẳng cần giải thích nhiều.

Kế giải thích quán tâm tánh, tức là quán ngược lại tâm hay tư duy, đại tư duy. Vì sao? Vì hành giả tuy hiểu rõ trước cảnh mà không thể quán ngược lại tâm thì chẳng thật hiểu đạo, nay tức quán ngược lại tâm năng quán là từ quán, mà tâm năng sinh từ chẳng phải quán mà tâm sinh. Nếu từ quán mà tâm sinh, hoặc từ chẳng phải quán mà tâm sinh, thì cả hai đều có lỗi. Phải biết quán tâm là rốt ráo vắng lặng, năm câu giải thích giác chi đã xong.

Hai là giải thích quán chi, kinh nói nếu tâm quán hành đại hạnh biến hành tùy ý. Quán tâm, tức là quán tâm tánh trước, hành đại hạnh tức là người Thanh văn dùng bốn đế làm đại hạnh. Ngay khi quán tâm liền đủ bốn đế chánh quán. Vì sao? Vì nếu người chẳng hiểu rõ tâm thì vì vô minh chẳng hiểu mà tạo các kiết nghiệp, gọi là Tập đế. Tập đế nhân duyên phải vời lấy danh sắc quả khổ ở vị lai, đó gọi là khổ đế. Nếu quán tâm tánh tức là đầy đủ giới, định, trí tuệ, thực hành ba mươi bảy phẩm thì gọi là Đạo đế. Nếu có chánh đạo thì phiền não hiện tại chẳng sinh quả khổ, vị lai cũng diệt, nên gọi là Diệt đế, đó gọi là đại hạnh của Thanh văn. Nếu người Duyên giác dùng mười hai nhân duyên làm đại hạnh, nếu là Bồ-tát liền vào Vô sinh, chánh định chánh quán mà chứng vắng lặng Tam-muội lưu ly, trong chân lỗ lông thấy Phật, vào vị Bồ-tát. Đây là nói lược tướng đạo đại hạnh ba thừa. Biến hạnh là quán hạnh chưa lanh lợi, cũng đều y cứ vào tâm mà quán bốn đế gọi là đại hạnh. Nay quán đạo hơi bén nhạy, trải khắp các duyên. Quán bốn đế sinh ra mười sáu hạnh quán nên gọi là biến hạnh. Tùy ý, nếu là biến hạnh tuy ở trong định mà được thấy các duyên khi xuất định rồi thì quán chẳng tương ưhg. Nay tùy ý là tùy ra vào định mà quán tất cả pháp, nhậm vận tự thành, chẳng do tác ý nên gọi là Tùy ý. Đây là giải thích lược về tướng của Quán chi.

Ba là nói hỷ chi, kinh chép: như chân thật biết đại tri tâm động chí tâm gọi là Hỷ. Như chân thật biết, tức là từ trước nay quán bốn đế tâm tánh chân lý là như quán hạnh trên nếu tâm xét kỹ, dừng trụ trong duyên xứng quán mà biết, nên nói là chân như thật tri. Nếu rỗng rang khai ngộ xứng lý mà biết tâm sinh pháp hỷ, nên gọi là đại tri. Tâm động chí tâm là đã được pháp hỷ tâm động. Nếu theo hỷ nầy thì bị điên đảo. Nay hiểu Hỷ này là không thì được hỷ tánh, tức được hỷ tánh nên gọi là chí tâm, đó gọi là Hỷ.

Bốn là nói về an chi. Kinh chép: nếu thân an tâm an thọ ở lạc xúc, đó gọi là an. Thân an, là hiểu rõ tánh thân thì chẳng bị thân nghiệp khuấy động, tức là được an, nên gọi thân an. Tâm an, tức là hiểu rõ tánh tâm, thì chẳng bị tâm nghiệp khuấy động tức được tâm lạc, nên gọi là tâm an. Thọ an là tâm năng quán, gọi là thọ. Biết thọ chẳng phải thọ mà dứt hết các thọ, gọi là lạc, nên gọi là thọ an. Thọ ở lạc xúc, là hai thứ lạc thế gian và xuất thế gian thành tựu. Lạc pháp vui pháp đối tâm nên thọ lạc vui.

Năm là nói định chi. Kinh nói: nếu tâm trụ đại trụ bất loạn, đối duyên chẳng lầm không có điên đảo. Đó gọi là định, tâm trụ là trụ định pháp thế gian, giữ tâm chẳng tán loạn. Chẳng loạn đối với duyên là tuy trụ một tâm mà phân biệt tương thế gian chẳng loạn. Chẳng lầm là vọng lầm, hiểu rõ chân như, vọng chấp chẳng khởi, nên nói chẳng lầm, chẳng điên đảo. Nếu tâm chấp riêng tướng thế gian tức là hữu kiến mà chìm đắm trong sinh tử, chẳng được giải thoat. Nếu tâm chấp riêng tướng Như, tức là theo không kiến mà phá nhân quả thế gian, chẳng tu pháp lành. Đó là chỗ rất đáng sợ. Hành giả khéo hiểu rõ chân tục, lìa hai thứ tà mạng này gọi là chẳng điên đảo. Lại nữa, nếu người Nhị thừa được tâm này phá bốn đảo thì gọi là chẳng điên đảo. Nếu là Bồ-tát được một tâm hay phá tám đảo thì gọi là chẳng điên đảo. Hành giả mới được giác chi thành tựu liền biết chẳng thật, cũng như thân cây chuối, nay được trụ vào nhất tâm định chi thành tựu, tâm đã vắng lặng. Sau đó tan mất, nhỏ đi tức biết tướng dứt thân chẳng thật, cũng như chùm bọt. Ấy là nói lược về người hạ căn chứng Thông minh sơ thiền.

Hai là giải thích y cứ nghĩa thế gian mà nói Trung căn, tâm tu tiến chứng tướng sơ căn năm chi, có hai: một là chánh nói tướng nghĩa thế gian. Hai là giải thích thành nghĩa Giác. Giải thích nghĩa thế gian có hai ý: một là nói nghĩa ngoại thế gian, hai là nói nghĩa nội thế gian. Nghĩa ngoại thế gian có ba: một là nói nhân duyên căn bản thế gian, hai là nói căn bản và ngoại thế gian có tương quan, ba là nói phép vua trị chánh.

1- Giải thích nghĩa nhân duyên sinh căn bản thế gian, hành giả được Sơ thiền rồi mới chứng thấy căn bản thế gian. Khi ấy, hoặc thấy đạo, hoặc chưa thấy đạo. Nay muốn biết rõ căn bản thế gian quả báo một thời kỳ do đâu mà sinh. Bấy giờ, ở trong Tam-muội tâm tuệ sinh quán kỹ ba mươi sáu vật bốn đại năm Ấm trong thân, vì nguyện biết tâm, nguyện biết thân nầy do nhân duyên gì mà có Tam-muội trí tuệ phước đức gốc lành lực thì liền biết rõ thân mạng nghiệp lực như thế, năm giới đời trước giữa trung Ấm chẳng dứt chẳng diệt. Nên khi cha mẹ giao hội thì nghiệp lực biến thức liền chấp lấy thân phân hai giọt tinh huyết của cha mẹ to bằng hạt đậu cho là mình, là chỗ gá thức vào đó. Khi ấy, liền có thân mạng căn, thức tâm đầy đủ. Thức ở trong đó có đủ tánh năm thức. Cứ bảy ngày một lần thay đổi như váng sữa mỏng, bơ đặc. Sau đó biến trong một thân này có năm tạng chứa năm thức. Khi ấy, liền biết năng lực giới chẳng giết hại khắp trong thân này, kế là tạng gan để hồn nương vào. Năng lực giới chẳng trộm cắp biến trong thân nầy thành tạng thân để chí nương vào. Kế là năng lực giới chẳng dâm biến trong thân này thành tạng phổi để phách nương vào, năng lực giới chẳng nói dối khắp trong thân này thành tạng lá lách để ý nương vào. Năng lực giới chẳng uống rượu khắp trong thân này thành tạng tim để thần nương vào, tức là hồn-chí-phách-ý-thần, năm thần là tên khác của năm thức. Nhà cửa năm tạng đã thành thì thần thức có chỗ nương ở. Đã có chỗ gá ở liền phải nuôi dưỡng năm giới. Nghiệp lực lại khắp trong thân có sáu phủ thần khí. Phủ nuôi năm tạng và một thân. Phủ, tức mật là phủ của gan, nước đầy thành khí (hơi) hợp nhuận gan. Ruột non là phủ của tim. Tim đỏ ruột non cũng đỏ. Tim là khí huyết, ruột non cũng thông với huyết khí, chủ nhuận tim vào một thân. Ruột già là phủ của phổi; phổi trắng, ruột già cũng trắng là chủ giết vật giúp ích cho phổi thành hóa một thân. Dạ dày cũng động làm khoảng vàng điều khiển tỳ tạng, khí vào bốn chi. Bọng đái là phủ của thân, thận đen bọng đái cũng đen, thông thấp khí nhuận thận. Lợi tiểu hành tràng nên tiêu hợp thành một phủ đều có chủ. Thượng tiêu chủ thông tâm dịch tà khí thanh ôn trung tiêu chủ thông huyết mạch là khí tinh thần, hạ tiêu chủ thông vật đại tiện. Tiêu chủ lợi trên dưới. Thần của năm tạng phân trị sáu phủ, khí của sáu phủ để thành năm thần quan, chủ trị một thân, phủ tạng nuôi nhau sinh ra bảy thể, thận sinh hai thể là xương và tủy. Thận thuộc thủy, trong nước có cát đá tức là nghĩa của xương. Gan sinh hai thể là gân và ruột. Tim sinh huyết mạch, tim sắc đỏ thuộc huyết để thông thần khí, đạo ấy tự nhiên. Tỳ sinh da thịt, tỳ là đất, da thịt cũng đất. Phổi sinh da, ở trên các tạng, da cũng ở ngoài thân. Ấy là năm tạng sinh ra bảy thể, cũng gọi là bảy chi. Phổi là đại phu ở trên dưới bỏ gan hai nghĩa mà an ủi tâm nhân ở trung ương mà các tỳ ở trong đó bình năm vị. Thận ở dưới xung bốn khí thêm lớn. Bảy thể thành thân dùng xương để chống, tủy dùng mỡ để hòa, dùng gân để kéo. Mạch để thấy máu, để nhuận thịt, da để bao bên ngoài. Do nhân duyên đó có đầu thân tay chân, là phần lớn của thân xương, dư là răng, thịt dư là lưỡi, gân dư là móng, máu dư là tóc, da dư là tai, thần thức ở trong. Năng lực giới nhân duyên thì năm bào thai mở ra. Bốn đại tạo sắc thanh tịnh biến thành năm tịnh. Ấy vì đối trần thì sinh tình, dùng thức biết năm sắc, nhân duyên thì sinh ý thức, thần lui thì thức về năm tạng. Quả báo một thời kỳ thì có bốn đại, năm Ấm, mười hai nhập, mười tám giới thành tựu đầy đủ. Đây là nói lược nghĩa nhân do quả báo một thời kỳ căn bản thế gian. Hỏi: Nếu nói thức từ trong sinh ra ở giữa năm căn thức phân biệt năm trần cùng nghĩa ngoại đạo có gì khác? Đáp: như kinh Tịnh Danh nói: chẳng bỏ tám tà mà vào tám chánh, cũng nói sáu mươi hai kiến là hạt giống Như lai. Lời nói này vì sao nói nghĩa như thế? Đây là đều do kinh Đề-Vị nói .

Hai là nói nội thế gian cũng ngoại nghĩa có tương quan. Hành giả Tam-muội trí tuệ nguyện trí lực khi quán kỹ thân, liền biết thân nầy đầy đủ giống tất cả pháp tục của trời đất. Vì sao? Vì như thân này đầu tròn tượng trưng cho trời, chân vuông tượng trưng cho đất, trong có khoảng trống tức là hư không, bụng mềm Ấm là xuân hạ, lưng cứng chắc là thu đông, bốn mùa thể pháp, bốn thời đại tiết, mười hai pháp là mười hai tháng. Tiểu tiết ba trăm sáu mươi pháp là ba trăm sáu mươi ngày. Mũi miệng thở hơi ra vào là khí gió trong hang khi đầm núi, mắt là mặt trời mặt trăng, mở nhắm nhắm mắt là ngày đêm, tóc là sao, mày là bắc đẩu, mạch máu là sông suối, xương là ngọc đá, da thịt là đất, lông là cây cỏ, năm tạng ở trong, trên trời là năm sao, ở đất là năm núi, ở âm dương là năm hành, sứ giả là bát quái, trị tội là năm hình, chủ lãnh là năm quan, thăng là năm mây, hóa là năm rồng, tim là chu tước, thận là huyền võ, gan là rồng xanh, phổi là cọp trắng, tỳ là câu trần, năm thứ chúng sinh này nhiếp tất cả cầm thú ở thế gian đều ở trong đó, cũng là năm họ, tức là Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, tất cả muôn họ đều ở trong đó. Đối thơ điển là năm kinh, tất cả sử sách đều từ đó mà ra. Nếu đối với nghề khéo là năm minh sáu nghệ, tất cả kỷ thuật đều từ đó ra. Phải biết thân này tuy nhỏ mà nghĩa có liên quan đến trời đất. Như thế nói thân không phải chỉ nói năm Ấm thế gian, cũng là cõi nước thế gian.

Ba là nói trong thân pháp vua trị chánh: Hành giả ở trong Tammuội có năng lực nguyện trí liền biết trong thân tâm là vua trên, dưới người, ở thì trong trăm lớp, ra thì có trước sau, phải trái các quan hộ vệ. Phổi là tư mã, gan là tư đồ, tỳ là tư không, thận là trong biển lớn có rùa thần hộ hấp nguyên khí làm gió và mưa, thông khí tứ chi. Tứ chi là con dâm, bên trái có tư mạng, bên phải có tư lục, ghi chép mạng người. Tề Trung Thái một vua cũng là người chủ trị (cai quản người), Thiên đại tướng quân Đặc Tấn Quân vương, chủ trong thân có mười hai ngàn đại thần, Thái Nhất có tám sứ giả là bát quái hợp thành chín khanh. Tam tiêu quan vốn là tả xã hữu tắc, chủ gian thượng tiêu, thông khí vào đầu làm tông miếu, vua ở trong đó mà trị hóa. Nếu tâm làm cho chánh pháp thì người dưới đều theo, trị chánh thanh di, cho nên năm tạng điều hòa, sáu phủ thông thích, bốn đại an vui không có các bệnh não, sống lâu. Nếu tâm làm việc phi pháp thì đám dưới làm loạn tàn hại lẫn nhau. Cho nên bốn đại chẳng điều thì các căn tối tăm bít lấp, do đây mà ôm họa đến chết, đều do tâm làm việc ác, cho nên kinh nói mất hồn liền loạn, mất phách liền điên, mất ý liền mê lầm, mất chí liền quên, mất thần liền chết. Phải biết ngoài lập đạo vua trị hóa đều là pháp trong thân. Như thế các nghĩa đủ như kinh Đề-Vị nói.

Hai là nói nội thế gian có nghĩa tương quan. Trên đã nói nghĩa tương quan của ngoại thế gian. Vì sao? Vì khi Phật chưa ra đời thì các thần tiên thế trí biện thông cũng biết pháp nầy, danh nghĩa đối nhau nên nói nghĩa ngoại thế gian trước, các thần tiên ấy tuy là thế trí biện thông nhưng thông suốt thế gian. Nếu ở đây mà phân biệt thì hoàn toàn là tâm hành lý ngoại, chưa thấy được chân thật. Phật pháp không gọi là bậc Thánh vì cũng còn là phàm phu luận hồi trong ba cõi hai mươi lăm hữu chưa thoát sinh tử. Nếu hóa chúng sinh gọi là thầy thuốc cũ, cũng gọi là thế y (thầy thuốc thế gian). Cho nên kinh Niết-bàn chép: thế y trị bệnh lành rồi lại phát, nếu Như lai trị bệnh thì hết hẳn, không phát lại. Đây như ở dưới nói, nay nói nghĩa nội thế gian, tức là Như lai ra đời nói rộng tướng danh nghĩa, tất cả giáo môn để hóa chúng sinh. Hành giả ở trong định tâm ý muốn được biết giáo môn, Phật pháp về tướng chủ đối thì nhờ năng lực Tam-muội trí tuệ gốc lành liền biết rõ. Vì sao biết như Phật nói nghĩa năm giới là đối năm tạng như trước đã nói? Nếu bốn đại năm Ấm, mười hai nhập, mười tám giới, bốn đế, mười hai nhân duyên đều là trong thân người thì biết nghĩa bốn đại này là đối năm tạng, tức phong đối gan, hỏa đối tim, thủy đối thận, địa đối phổi, lá lách. Nếu nghe tên năm Ấm mà tìm thì biết là đối năm tạng của thân, tức sắc đối gan, thức đối lá lách, tưởng đối tim, thọ đối thận, hành đối phổi. Tên tuy không thứ lớp mà nghĩa có tương quan. Nếu nghe mười hai nhập, mười tám giới cũng lại biết là đối năm tạng, mười nhập, mười lăm giới, nghĩa rất dễ thấy, hai nhập ba giới nay sẽ phân biệt. Năm thức đều là ý của nhập giới. Ngoài năm trần trong pháp trần đều là pháp của nhập giới, đây tức là hai mươi ba giới tương quan. Ý thức giới mới sinh năm thức làm căn, đối ngoại pháp trần liền sinh ý thức giới, gọi là ý thức giới. Nếu nghe năm căn cũng biết đối với năm tạng, ưu căn thì đối gan, khổ căn thì đối tim, hỷ căn thì đối với phổi, lạc căn thì đối với thận, xả căn thì đối với lá lách. Năm căn nhân duyên thì có đủ ba giới. Vì sao thế? Ưu căn đối cõi dục, khổ căn đối Sơ thiền, hỷ căn đối Nhị thiền, lạc căn đối Tam thiền, xả căn đối Tứ thiền, cho đến bốn Không định đều gọi là xả câu thiền. Phải biết ba cõi cũng là nghĩa năm tạng tương quan. Nghe nói bốn sinh cũng biết nghĩa này có liên quan năm tạng. Năm tạng liên quan bốn đại, bốn đại đối bốn sinh, tất cả noãn sinh phần nhiều là tánh thủy đại vì ẩm ướt mà sinh. Tất cả thai sinh phần nhiều thuộc địa đại vì thân nặng nề. Tất cả hóa sinh đều có tánh hỏa đại, thể hỏa không mà có, cũng có ánh sáng. Như lai vì hóa độ ba cõi bốn sinh nên nói bốn đế, mười hai nhân duyên, sáu Ba-la-mật. Phải biết ba pháp này là thuốc tiên, đều để đối trị năm tạng, năm căn, năm Ấm của chúng sinh mà nói. Vì sao? Như Phật nói nghĩa một tâm bốn đế, phải biết tập đế đối với gan, nhân thuộc mới sinh, khổ đế đối với tâm quả là thành tựu, đạo đế đối phổi, kim có khả năng đoạn dứt, diệt đế đối thận, là pháp đông tạng đã có hai hoàn không. Nhất tâm đã đối tỳ, khai thông bốn đế. Cho đến mười hai nhân duyên, sáu Ba-la-mật so sánh ở đây sẽ hiểu. Ba thứ pháp tạng này rộng nhiếp tất cả giáo môn của Như lai. Cho nên nếu hành giả tâm sáng suốt quán kỹ thân tướng thì liền biết rõ tất cả danh nghĩa Phật pháp. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói hiểu rõ thân nầy tức hiểu thấu tất cả. Thế là nói nghĩa tương quan nội thế gian, ý rất sâu kín, không phải người ngộ thì chớ nói.

Hai là giải thích thành nghĩa giác năm chi, cũng có ba nghĩa: một là hạ, hai là trung, ba là thượng. Giải thích nghĩa giác ba chi: một là giác đại giác bậc hạ: hành giả ở trong tâm tịnh đều biết trước nay nói về hai thứ thế gian trong ngoài, phân biệt danh nghĩa khác nhau, tức là tướng cách biệt, nên gọi là nghĩa giác. Thế biết nghĩa thế gian nên gọi là Giác. Đại giác là biết tất cả ngoại danh, nghĩa tuy khác mà không có thật thể, chỉ nương năm tạng. Như do gan mà nói giới chẳng giết hại. Tuế tinh Thái Sơn Thanh Đế mộc hồn nhãn thức nhân mao thi giốc tánh chấn v.v… các pháp, các pháp chẳng khác gan, nghĩa gan chẳng khác giới chẳng giết hại, tức là Như. Nên gọi là Đại giác. Biết tất cả các pháp như kia, bốn tạng cũng như thế. Hai là nói giác đại giác bậc trung: Hành giả dù biết gan tuy như giới chẳng giết hại mà gan không phải là phổi tỳ, tim thận. Hiểu rõ khác nhau gọi là Giác, biết các pháp như gan, v.v… là vô thường sinh diệt chẳng khác, các pháp như bốn tạng, v.v… là vô thường nên gọi là Đại giác. Ba là nói giác đại giác bậc thượng. Hành giả biết các pháp như gan, v.v…, tám tướng khác nhau nên gọi là giác. Biết gan này, v.v… xưa nay vốn vắng lặng, không có tướng khác nên gọi Đại giác. Như ở đây phân biệt tướng giác và đại giác, thế gian và xuất thế gian, tuy đồng với trước mà cũng có khác. Suy nghĩ kỹ sẽ thấy.

Kế giải thích tư duy đại tư duy, quán nghĩa tâm tánh này hoại như trước nói. Đó là nói lược y cứ nghĩa trong thế đế mà biện tướng giác chi của Sơ thiền. Các quán khác như hỷ, an, định, v.v… cũng phải phân biệt mỗi quán như thế.

Ba là giải thích sự thế gian, đây là y cứ khi được Sơ thiền, được sáu thần thông, thấy sự thế đế rất rõ ràng, như nhìn quả Am-ma-lặc trong tay. Đây thì hiện thấy các việc khác nhau. Trên nói dùng nghĩa mà so sánh suy tìm phân biệt việc thế gian. Nay nói việc thế gian cũng có hai ý: một là chánh thấy sự thế gian, hai là giải thích thành nghĩa giác quán năm chi.

1- Giải thích sự thế đế, người thượng căn phước đức trí tuệ, bén nhạy, nên khi chứng Sơ thiền có hai nhân duyên được năm thần thông: một là tự phát, hai là tu mà được.

Một là tự phát: là người khi vào Sơ thiền quán kỹ ba việc căn bản thế gian, liền có thể thông suốt tướng nghĩa thế gian. Khi biết nghĩa thế đế thì Tam-muội trí tuệ lại càng thêm sâu, thần thông liền phát. Lại được bốn đại cõi sắc thanh tịnh tạo sắc nhãn thành tựu. Dùng tâm nhãn của tịnh sắc nầy thấy suốt tất cả các sắc mười phương, sự tướng rất rõ ràng. Phân biệt chẳng loạn gọi là Thiên nhãn thông, các thứ khác như thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thân thông cũng giống như thế. Được năm thông nên thấy cảnh giới sắc tâm, mười phương ba đời khác nhau chẳng đồng, các loại chúng sinh, cõi nước các thứ tướng mạo mỗi mỗi khác nhau, ấy vì dị kiến sự thế gian. Cho nên kinh nói: tu sâu thiền định được năm thần thông.

Hai là tu mà được năm thông, thấy sự thế gian. Như kinh Đại Tập nói: pháp hạnh Tỳ-kheo được Sơ thiền vào thiền rồi muốn được thần thông, buộc tâm ở đầu mũi mà quán hơi thở ra vào, thấy rõ chín mươi chín ngàn lỗ chân lông hơi thở ra vào. Thấy thân đều không, cho đến bốn đại cũng giống như thế. Quán như thế rồi xa lìa sắc tướng mà được thân thông, cho đến Tứ thiền cũng giống như thế. Vì sao pháp hạnh Tỳkheo được Thiên nhãn thông? Nếu có Tỳ-kheo được Sơ thiền, quán hơi thở ra vào chân thật thấy sắc, đã thấy sắc rồi mà suy nghĩ rằng nay ta thấy các sắc ba đời ý muốn được thấy tùy ý liền thấy. Cho đến Tứ thiền cũng giống như thế. Vì sao pháp hạnh Tỳ-kheo được thiên nhĩ thông? Nầy Kiều-trần-như! Nếu có Tỳ-kheo được Sơ thiền quán hơi thở ra vào, thứ lớp quán tiếng cho đến Tứ thiền cũng giống như thế. Làm sao pháp hạnh Tỳ-kheo được tha tâm trí. Nếu có Tỳ-kheo quán hơi thở ra vào khi được Sơ thiền mà tu Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na, đó gọi là tha tâm trí, cho đến Tứ thiền cũng giống như thế. Làm sao pháp hạnh Tỳ-kheo được túc mạng trí? Này Kiều-trần-như! Nếu có Tỳ-kheo quán hơi thở ra vào khi được, Sơ thiền, liền được thiên nhãn thông, được nhãn thông rồi, quán mới đầu là thời Ca-la-la, cho đến năm Ấm sinh diệt, cho đến Tứ thiền cũng giống như thế, đã được năm thông liền có thể thấy mười phương ba đời chín đường phàm Thánh chúng sinh, chủng loại cõi nước có từng tướng mạo khác nhau chẳng đồng. Đó gọi là tu được thần thông, thấy sự thế gian thông suốt vô ngại.

2- Giải thích thành nghĩa giác quán năm chi: một là giải thích giác cũng có ba nghĩa: hạ-trung-thượng.

Một là Giác đại giác bậc hạ: dùng thiên nhãn thông mà thấy các sắc, phân biệt chủng loại chúng sinh chẳng phải một, cõi nước có các thứ khác nhau chẳng đồng, tên gọi cũng khác, nên gọi là Giác. Đại giác tức là biết các thứ thế gian chỉ là giả lập, quán kỹ bốn đại liền chẳng thấy có thế gian khác nhau rất rõ ràng nên gọi là Đại giác bốn thông kia cũng giống như thế.

Hai là nói Giác đại giác bậc trung: dùng thiên nhãn thông mà thấy sắc bốn đại, liền biết tánh nó đều khác, nên gọi là Giác. Biết bốn đại vô thường sinh diệt, tánh không khác nhau, nên gọi là đại giác. Bốn thông kia cũng thế.

Ba là nói giác đại Giác bậc thượng: dùng thiên nhãn thông mà thấy pháp vô thường, tám tướng khác nhau, đó gọi là Giác. Lại biết tám tướng xưa nay vắng lặng, nhất tướng vô tướng nên gọi là Đại giác. Bốn thông kia cũng thế. Đây là nói lược dùng năm thần thông mà thấy sự thế gian tướng giác và đại giác. Tư duy, đại tư duy quán về tâm tánh, thành tựu tướng của giác chi, giống như trước nói. Các quán chi hỷ, an, định, v.v… cũng phải phân biệt từng thứ. Hành giả phải biết, nếu Thanh văn Duyên giác được thiền nầy nên y theo định mà được giải thoát bất hoại, Tam-muội vô ngại giải thoát, sáu thông, nên gọi là Thông minh quán. Nếu Bồ-tát Đại sĩ khi trụ trong thiền này liền được đại Đà-la-ni vô ngại. Cho đến Tứ thiền cũng giống như thế.

Kế nói Nhị thiền, từ đây trở đi cho đến Phi tưởng diệt định thiền môn lại càng sâu mầu hơn, sự tướng không phải một làm sao có thể biện đủ. Nay chỉ nêu văn kinh lược giải thích ý chánh mà thôi. Nói Nhị thiền thì kinh nói: Nhị thiền cũng gọi là Lìa, cũng gọi là Đủ. Lìa là đồng lìa năm cái, Đủ là đầy đủ ba chi, tức là hỷ, an, định. Giải thích rằng: hành giả ở sau Sơ thiền thì tâm sợ giác quán của Sơ thiền làm động tán, nên nhiếp tâm ở định, chẳng thọ giác quán. Cũng biết địa trên chẳng thật, quán kỹ ba tánh hơi thở, sắc, tâm, nhất tâm duyên nội giác quán tức diệt thì liền phát Tam-muội nội tịnh đại hỷ, ở trong định mà thấy thân như bọt bèo, đủ hạnh Nhị thiền. Kế nói Tam thiền: Kinh nói Tam thiền, cũng gọi là Lìa, cũng gọi là Đủ. Lìa là đồng lìa năm cái, đủ là đủ năm chi, tức là niệm, xã, tuệ, an, định. Giải thích rằng: hành giả ở sau Nhị thiền thì tâm chán sợ đại hỷ làm động tán, cho nên nhiếp tâm chẳng nhận. Cũng như địa trên chẳng thật, nhất tâm quán kỹ, pháp hỷ liền lui mà phát thân lạc (cái vui của thân) liền ở trong định mà thấy thân như mây, thành hạnh Tam thiền. Kế là nói tướng Tứ thiền: Kinh nói: Tứ thiền cũng gọi là Lìa, cũng gọi là Đủ. Lìa là đồng lìa năm cái, đủ là đủ bốn chi, tức niệm, xả, định chẳng khổ chẳng vui. Giải thích rằng: Hành giả ở sau Tam thiền thì tâm chán sợ lạc mà nhất tâm chẳng thọ. Cũng biết Tứ thiền không phải thật đế quán ba tánh, tức rỗng rang trong sáng trí tuệ và xả đều phát. Tâm chẳng nương vào thiện hay ác, mà chánh trụ ở giữa, liền ở trong định mà thấy thân như ảnh (bóng), đầy đủ hạnh Tứ thiền.

Kế nói về Không xứ: Kinh nói: quán thân mà chán sợ xa lìa thân tướng tất cả thân xúc, hỷ xúc, lạc xúc. Phân biệt sắc tướng, xa lìa sắc Ấm, nhất tâm quán vô lượng Không xứ. Đó gọi là Tỳ-kheo được không xứ định. Giải thích rằng: ở đây có hai nghĩa: một là quán chung trên dưới, hai là chỉ y cứ địa mình và trở lên. 1) Quán chung trên dưới là kinh dạy quán thân chán sợ xa lìa thân tướng. Biết rõ thân cõi dục tội lỗi chẳng phải một, thân phần đều chẳng thật có. Ba xúc thân, v.v… đối Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền đối rất dễ thấy. Phân biệt sắc tướng là phân biệt sắc thân cõi dục cho đến sắc Tứ thiền mỗi thân khác nhau chẳng thật. Cũng biết Không xứ chưa lìa sắc pháp. Xa lìa sắc Ấm và quán vô lượng không xứ, đều như trước nói căn bản thiền trong diệt, ba thứ sắc pháp, tương ưng với hư không. Hai là đều y cứ địa mình mà giải thích, quán thân mà chán sợ xa lìa thân tướng, là chán sợ sắc như ảnh (bóng) che đậy tâm. Quán sắc ảnh này cũng chẳng thật có. Ba xúc như thân, v.v… riêng hỷ căn trước đã hoại. Đây là Tứ thiền sắc khởi xúc, tâm sinh ba xúc. Phân biệt sắc tướng, là phân biệt hỷ lạc của Tứ thiền và sắc như ảnh đều là giả dối. Xa lìa sắc Ấm và quán vô lượng không xứ chẳng khác trước nói.

Kế nói Thức xứ định, kinh nói: nếu có Tỳ-kheo tu-xa-ma-tha, Tỳbà-xá-na mà quán tâm ý thức, tự biết thân nầy chẳng thọ ba thọ, vì được xa lìa ba thọ ấy nên gọi là Tỳ-kheo được Thức xứ định. Giải thích rằng: tâm ý tùy: Tâm tức là xả không định duyên với ba tánh mà vào Thức xứ định, hành giả dùng Tam-muội mà nhiếp trí tuệ. Tuy biết ba tánh chẳng thật là khỏi nạn không, nhất tâm duyên thức liền vào Thức xứ định. Tự biết thân nầy chẳng thọ ba thọ, là duyên với sắc bốn câu. Không xứ tùy lìa câu đầu mà cũng còn thọ ba câu sau. Nay Thức xứ duyên với thức vào định thì lìa hẳn bốn câu sắc giới. Chỗ có bốn thọ đều thuộc về Thức. Cho nên nói tự biết thân nầy chẳng thọ ba thọ. Cũng nói là chẳng thọ ba thọ như khổ vui, v.v… Đã lìa được ba thọ ấy nên gọi là Thức xứ định.

Kế nói Thiểu thức xứ định, kinh nói: Nếu có Tỳ-kheo quán ba đời là không, biết tất cả hạnh vừa sinh vừa diệt, Không xứ, Thức xứ vừa sinh vừa diệt. Khi quán như thế rồi thứ lớp quán thức: nay ta đối với thức này cũng chẳng phải Thức, chẳng phải chẳng thức. Nếu chẳng phải thức thì gọi là vắng lặng, vì sao nay ta lại dứt bỏ thức này? Đó gọi là được Thiểu thức xứ định, giải thích rằng: quán ba đời không tất cả các hạnh, vừa sinh vừa diệt là quán kỹ địa mình và trên dưới, tâm số đều là tướng hữu vi, giả dối chẳng thật. Thứ lớp quán thức, là quán thức xứ cũng là thức, chẳng phải thức chẳng phải chẳng thức, tức là biết chung tất cả pháp không thật có. Nếu chẳng phải Thức gọi là vắng lặng, nay ta làm sao tìm dứt bỏ thức này? Tức là phương tiện nghĩ diệt thức, duyên với chẳng phải thức mà vào Thiểu thức xứ định.

Kế nói Phi tưởng định, kinh nói: Nếu có Tỳ-kheo có chẳng phải tâm tưởng mà nghĩ rằng: nay ta tưởng này là khổ, là lậu, là ghẻ lở, chẳng vắng lặng, nếu ta dứt bỏ chẳng phải tưởng và chẳng phải chẳng tưởng, như thế thì gọi là vắng lặng. Nếu có Tỳ-kheo dứt được, chẳng phải tưởng chẳng phải chẳng tưởng như thế thì gọi là được môn Vô tưởng giải thoát. Vì sao? Vì pháp hạnh Tỳ-kheo suy nghĩ như thế, nếu có thọ tưởng, hoặc có thức tưởng, hoặc có xúc tưởng, hoặc có không tưởng, hoặc chẳng phải tưởng chẳng phải chẳng tưởng, đó đều là thô tưởng. Nay ta nếu tu Tam-muội Vô tưởng thì có thể dứt hẳn các tưởng như thế. Cho nên thấy chẳng phải tưởng chẳng phải chẳng tưởng là chỗ vắng lặng. Thấy như thế rồi mà vào Phi phi tưởng định. Đã chẳng thọ, chẳng dính mắc liền phá vô minh. Phá vô minh rồi thì gọi là quả A-lahán. Giải thích rằng: có chẳng phải tâm tưởng tức là định vô tưởng. Là khổ là lậu, v.v… tức là quán tội lỗi của định Vô tưởng, nếu ta dứt được chẳng phải tưởng chẳng phải chẳng tưởng, như thế gọi là vắng lặng. Chẳng phải tưởng (phi tưởng) tức là định vô tưởng, chẳng phải chẳng tưởng (phi phi tưởng) là đã thấy được lỗi ở địa trên nên phải dứt trừ là vắng lặng, là phá định Phi tưởng mà được niết-bàn vắng lặng. Nếu có Tỳ-kheo dứt được Phi tưởng như thế mà được môn vô tưởng giải thoát, là tất cả định trong ba cõi đều gọi là Tưởng, thì sẽ có thể ở định phi tưởng hóa vô minh mà phát vô lậu, được quả A-la-hán, chứng Niết-bàn. Pháp hạnh Tỳ-kheo nếu có thọ tưởng trở xuống tức lại giải thích lần nữa ý trên. Nghĩa rất dễ thấy, lại kinh nói ba thứ định trước, hai đạo dứt bỏ. Định thứ tư sau chẳng thể dùng đạo thế tục mà dứt. Phàm phu ở Phi tưởng xứ tuy lìa phiền não thô mà còn đủ mười thứ tế. Vì không có phiền não thô nên tất cả phàm phu đều gọi đó là Niết-bàn. Nói rộng như trong kinh, giải thích rằng: đây là nói phàm phu đẳng trí đối với phi tưởng chẳng thể phát vô lậu. Kế kinh nói: này Kiều-trần-như! Nếu Tỳkheo tu tập Thánh đạo, chán sợ bốn thiền bốn không xứ mà quán đạo diệt trang nghiêm. Giải thích rằng: đây là nói quán chung ở tưởng sau được vào diệt tận. Nghĩa này trong bối xả sau sẽ nói đủ. Hành giả nhập vào pháp môn này chẳng lấy mé thật làm chứng, đầy đủ phương tiện đại bi, tất cả Phật pháp mà khởi sáu thần thông độ thoát chúng sinh, tức là y cứ một thứ pháp môn nói về Đại thừa.