THẾ NÀO LÀ CHÂN THẬT SÁM HỐI?
(Thư Học Phật Số 70)
Btg Bảo Đăng

 

Người học Phật và tu theo TỊNH-ĐỘ, nếu như muốn cầu thoát ra khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử, ắt phải biết xét kỹ lại mình, chăm lo sửa lỗi cùng noi theo gương của các bậc THÁNH-HIỀN mà chân-thành tu-học chớ chẳng phải là theo học PHẬT chỉ để tìm cầu lấy “hư-danh” như là:

Phô-trương hình-tướng bên ngoài để lừa-dối các kẻ chân-thật đồng tu và hàng bàng-quan, thiên-hạ.

Vì thế cho nên người theo học nơi Phật-pháp, nếu quả thật như muốn thoát ra khỏi vòng sanh-tử, thì trong Tâm phải hằng luôn nhớ lấy những “điểm” đầu tiên cần phải có là:

1/- Biết hổ-thẹn và hằng luôn sám-hối các lỗi sai-lầm.

(Phụ-chú:

Những “tội-lỗi” và các điều “sai-lầm” đã qua dù cho có nặng-nề, to lớn cho đến thế mấy đi nữa, nhưng nếu biết:

– Hết lòng “Sám-hối”.

– Quyết tâm tu Tịnh-độ,

– Khuyên-nhắc mọi người đồng nhau tu, khiến cho được:

– Lợi mình, lợi người.

Thì:

– Tội-chướng, sai-lầm dù to cho đến mấy cũng:

– Tiêu-mòn.

– Tâm-tánh từ-từ tỏ-suốt.

Vì thế cho nên Kinh dạy:

Trong đời có 2 bậc “ANH-DŨNG”, đó là:

– Một là người “không tạo tội”.

– Hai là Kẻ đã “tạo tội” mà biết “Sám-hối”.

Nhưng cần phải biết:

Một chữ “HỐI” quyết phải tự nơi đáy lòng mà phát-lộ.

Còn nếu như:

Không thật Tâm “ăn-năn”, “chừa bỏ”.

Thì dù có nói “HỐI” nhiều cho đến thế mấy CŨNG BẰNG THỪA.!!

Ví như có người đọc được phương thuốc hay mà “không chịu uống”.

Thử hỏi:

Làm sao “BỆNH” được “LÀNH” ‌

Còn nếu như có thể:

– Y theo cách dùng, trị của thuốc, thì:

– Chắc-chắn bệnh sẽ được tiêu-trừ.

– Thân tâm dần-dần an-ổn.

BẢO-ĐĂNG chỉ e rằng:

– Kẻ nói “SÁM-HỐI”, quyết-tâm chừa bỏ “tội-lỗi” xưa mà lập chí (sám-hối) chẳng thật dạ, hết lòng, ắt sẽ thành ra cái cảnh:

– Một ngày phơi-nắng, 10 ngày để lạnh.

Rồi rốt lại:

Cũng chỉ có danh “Sám-hối” suông !

Không được hưởng phần “Thật ích” mà thôi).!

2/- Dứt bỏ hẳn các điều “nghịch dữ”, làm các việc lành và chăm-lo NIỆM PHẬT.

3/- Giữ-gìn trai-giới và thường-xuyên tự răn-nhắc lấy mình.

Lại nữa, cần phải nên: – Đạt đến chỗ “THẬT” mà hết sức chăm-lo và chân-thật tu-hành, bằng không thì thành ra :

Sự “DỐI” ở trong “GIẢ-DỐI”.

Vì thế cho nên: – “BIẾT”  “NÓI” vẫn không khó.

Mà: – Quyết tâm “LÀM” mới chính là “KHÓ” vậy.

(Phụ-chú:

Như trên vừa mới bày-tỏ, là phải nên: “Đạt đến chỗ “THẬT” mà hết sức chăm lo và chân-thật tu-hành”

thì: “VIỆC ẤY NHƯ THẾ NÀO”?‌

Đó là:

Người mà có Thật TÂM (chứ không phải chỉ có bề ngoài) muốn Tu-hành, phát nguyện đại tâm “NIỆM PHẬT”, tha-thiết cầu thoát vòng sanh-tử, ắt nhiên phải:

– Mỗi “VIỆC” đều quyết nên “Gìn lòng trung thứ”.

– Mỗi “NIỆM” phải nên “ĐỀ PHÒNG SỰ LỖI-LẦM”.

Bằng nếu như chẳng “GIỮ và HÀNH” được như thế thì:

– Nơi lòng còn có “SỰ CHƯỚNG-NGẠI”.

– Và KHÔNG HỢP VỚI “TÂM PHẬT”.

– Ắt quyết khó được “CẢM-THÔNG” (với PHẬT).

Điều cần yếu phải nên “NHỚ” là:

– Khi lễ-bái, niệm PHẬT, tụng kinh,

– Làm tất cả các việc lành, việc ích-lợi trong suốt cuộc-đời của mình, đều phải nên:

– HỒI-HƯỚNG và CẦU ĐƯỢC SANH VỀ “TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC” hết cả.

Chớ tuyệt-đối không nên:

– Chỉ có duy-nhất đem hạnh “NIỆM PHẬT” mà hồi-hướng sanh về Cực-Lạc. Còn bao nhiêu việc làm có công-đức, phước lành khác (Tụng kinh), làm lành lánh-dữ, bố-thí kia…..để mà:

– HỒI-HƯỚNG cầu được PHƯỚC-ĐỨC ở THẾ-GIAN!

Nếu:

Một phần cầu được vãng-sanh.

Còn:

Hai phần cầu được “PHƯỚC-BÁU THẾ-GIAN”.

Thì TÂM sẽ:

KHÔNG ĐƯỢC QUY-NHỨT rất khó vãng-sanh !

Người học PHẬT chân-thật và có “SỰ” tu-hành phải nên hiểu rõ điều nầy. NIỆM-PHẬT tuy không cầu “PHƯỚC-BÁU THẾ-GIAN”, nhưng cũng được:

– Sống lâu, khoẻ-mạnh, nhà cửa an-vui.

– Con cháu dần-dần phát-đạt.

Tóm lại nghĩa là:

Bao nhiêu PHƯỚC-BÁU ở ĐỜI, người chân-thật và có “SỰ” NIỆM-PHẬT TU-HÀNH,

sẽ: – DẦN-DẦN ĐƯỢC ĐẦY-ĐỦ.

Còn như lầm việc: Chỉ đặt nặng vấn-đề “CẦU-PHƯỚC BÁU THẾ-GIAN” không thôi, mà đặt nhẹ vấn-đề “HỒI-HƯỚNG VÃNG-SANH” thì trái lại sẽ được:

– PHƯỚC-BÁU RẤT KÉM,

– CÓ HẠI ĐẾN SỰ VÃNG-SANH.

Người Học Phật và các Liên-Hữu phải nên biết:

PHÁP-MÔN NIỆM-PHẬT (TỊNH-ĐỘ) ở nơi các kinh ĐẠI-THỪA thảy đều khen-ngợi, còn ở các kinh TIỂU-THỪA. BẢO-ĐĂNG thấy tuyệt-nhiên không có nói đến, cho nên số người HỌC PHẬT “thiển-cận” vá các Kẻ “CHƯA THÔNG-HIỂU GIÁO-LÝ” thường ưa bày-bác NIỆM-PHẬT là TIỀU-THỪA!

Ấy là các Kẻ: – Nói càn, nói bướng, nói sai-trật, chớ nên tin, nghe theo!

Phải nên “NHỚ” và “BIẾT RÕ” như vậy.

Còn một điều cần-thiết khác mà BẢO-ĐĂNG thấy cũng phải nên nhắc thêm qua là:

– Người tu-hành (dù là Xuất-gia, hay Tại-giachớ nên cầu cho có nhiều tiền-của, danh-tiếng

(đây tức là PHƯỚC-BÁU THẾ-GIAN đó vậy) làm chi, bởi vì:

– Nếu có tiền của nhiều, ắt trước sau gì cũng bị “NGŨ-ẤM MA” (ở trong TÂM của mình) khảo-đảo mà bị sa vào trong “NGHIỆP”:

“NGŨ ẤM LẪY-LỪNG” ngay.

Sao vậy?‌

Bởi vì nếu như Người Tu mà chỉ cần cầu cho có nhiều danh-tiếng, bạc tiền, Phước-báu, rần-rần, rộ-rộ….náo-nhiệt ..vv….ắt dần-dần sẽ bị “MA ĐƯA LỐI, QUỶ DẪN ĐƯỜNG”… mà đoạ-lạc vào trong vòng “ăn chơi” (tức là mê-muội và đắm-chìm vào trong vòng “LỤC-TRẦN” (SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP), do vậy nên ngày lại ngày bị mang vào mình các tội:

– Phá trai, phạm giới…..

– Kết bè phái, hãm-hại người lành, tốt, lẫn kẻ chân-tu, dành-dựt Chùa-chiền, Phật-tử!

– Truy-tố lẫn nhau, thưa-kiện….rồi đưa nhau ra Toà…..!

– Đến khi bị cùng đường, mạt-lộ rồi, thì ngay đến cả Chùa-chiền, PHẬT tượng cũng đem ra đổi-chát, bán buôn luôn !!

– Kinh-điển thì không Ai chịu IN, hoặc tìm-cầu và học-hỏi những “ GƯƠNG sáng của TỔ-SƯ xưa”, trái lại còn phỉ-báng như là :

– “Thời nay, AI mà đi làm những việc “hư-ảo” đó !!

– Viết dài-dòng quá, rườm-rà quá….ngày nay những “Danh-từ kép” đâu cần phải “gạch-nối” nữa, như là :

– “Phước-báu, đoạ-lạc, đạo-quả, đời-đời, kiếp-kiếp, vô-cấu …vv…rối-rắm quá đi” !! Những sách ngày nay đâu còn thấy những “gạch nối” nầy nữa !!

Cho nên ngày nay chúng ta đang ở trong thời-kỳ “PHÁP-NẠN”, “PHÁP DIỆT”...

Vì thế mà:

Kiếm Kinh-điển “ĐẠI-THỪA” có đầy-đủ, PHÁP-BẢO thậm-thâm của PHẬT, BỒ-TÁT, TỔ-SƯ đã từng truyền dạy khi xưa….thì hiếm có như “mò kim đáy biển” vậy.

Sau nầy những “TÂN TĂNG, NI” (Quốc-doanh, Tà-nguỵ) trẻ, sẽ không còn biết, hoặc hiểu thấu-đáo KINH PHẬT dạy như thế nào nữa, mà đôi khi còn trở ngược lại phỉ-báng TAM-BẢO, làm các Kẻ “OAN-GIA” trong cửa ĐẠO.

Bởi vì Kinh-điển hiện nay đa phần đều “BỊ” (Tà Tăng, Ni, ác đảng…) cắt “ĐẦU” sửa “ĐUÔI” (như Kinh PHÁP-HOA, 600 trang dài, gồm có đến 60 ngàn lời PHẬT dạy, mà “NÓ” cắt đầu, sửa đuôi, rút ngắn lại chỉ còn vỏn-vẹn không tới 100 trang !!.) thì thử hỏi:

– Còn cái gì nữa để mà “HỌC” chứ?

– Còn KINH PHẬT (nguyên vẹn, nguyên bổn) đâu nữa để mà TU?‌!

Vì thế mà PHẬT đã có huyền-ký (trong kinh “Pháp Diệt Tận”) rằng:

Trong thời-kỳ PHÁP-DIỆT, MẠT-PHÁP ….. “MA” trá hình vào làm TĂNG, NI, MƯỢN CỬA PHẬT MÀ HÃM-HẠI NGƯỜI NHẸ-DẠ, VÔ-TRÍ, CÓ TÂM (cầu đạo) ..vv…..LẤY TIỀN CỦA (chúng-sanh), CẦU LỢI-DƯỠNG, PHÁ HOÀ-HỢP TĂNG, PHÁ GIỚI, PHẠM TRAI, BÁN PHẬT, BÁN CHÙA, DÀNH-GIỰT CHÙA-CHIỀN, PHẬT-TỬ….KHÔNG MỘT THỦ-ĐOẠN NÀO MÀ KHÔNG DÁM LÀM CẢ.”

Cũng có rất nhiều PHẬT-TỬ gọi cho BĐĂNG than-thở rằng:

CÔ biết không, “CHÙA” mọc lên như nấm, gốc đường, gốc phố nào cũng có CHÙA đủ cỡ (một phòng ngủ, 2 phòng ngủ, mướn có, mua có, mượn có ..vv….). Kẻ Xuất-gia bừa-bãi trong PHẬT-PHÁP ngày càng nhiều, nhan-nhãn khắp mọi nơi trên thế-giới…!!

Chúng tôi xin hỏi CÔ BẢO-ĐĂNG là:

– LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC AI LÀ KẺ “XUẤT-GIA CHÂN-CHÁNH”, CẦU ĐẠO GIẢI-THOÁT, CỨU-ĐỘ CHÚNG-SANH THOÁT RA KHỎI VÒNG LUÂN-HỒI, SANH-TỬ.?

– AI LÀ KẺ TÀ-MA, YÊU-NGỤY TRÁ-HÌNH, GIẢ-DẠNG VÀO LÀM TĂNG, NI ĐỂ LẠM-DỤNG “Y, HẬU”, “TIỀN CỦA” của TAM-BẢO, và của PHẬT-TỬ?‌

– KINH, SÁCH nào nên đọc, nên xem?!‌

Ngoài ra:

HỌ CÒN DÙNG “BÙA, NGẢI” ĐỘC DƯỢC, TRÙ, ẾM, THƯ HẠI NGƯỜI HIỀN….mà không biết hậu-quả, tội-lỗi là gì hết…chúng tôi thấy những “BẠN-ĐẠO” đồng tu đã bị hảm-hại…chết một cách thảm-thiết….. mất nhà , mất của, mất vợ, mất con (gái)…! sợ quá hà, nên không còn dám “TIN” ai nữa, cũng không dám đi tới đâu (hoặc là Chùa chiền nào cả), mà chỉ tự đóng cửa lúc-thúc NIỆM-PHẬT ở tại nhà mình mà thôi.

Vì chúng tôi biết cả THẦY, TRÒ, PHẬT-TỬ ở CHÙA của CÔ thì “TU-ẦN” đã suốt trên 20 năm rồi, không có giao-tiếp với (bất cứ một ai) bên ngoài nhiều, nên không biết một điều gì xảy ra ở ngoài xả-hội cả.

Tại sao HỌ (Phật-tử) biết rõ như thế?‌

Bởi vì, có nhiều Phật-tử gọi qua Chùa, trước thăm BĐĂNG, kế đến thỉnh thêm Kinh sách, và hỏi bất cứ chuyện (thị-phi, Phật-sự của những Chùa khác, ấu-đã, giành-giựt, ếm đối, đâm chém, giết hại lẫn nhau) BĐĂNG đều ngạc-nhiên, không hay biết chút gì cả !!

Xin CÔ BẢO-ĐĂNG nên cố-gắng mà bảo-trọng nha, HỌ (MA TÀ TĂNG, NI) ác lắm đó CÔ, lời nói của HỌ ngon ngọt, khéo dua-nịnh lắm, giết người mà không thấy máu đó…ghê quá đi, không một thủ-đoạn nào, việc ác nào mà HỌ không dám làm cả…!! V.v……………….

Không phải chỉ có một vài Phật-tử nầy thấy, biết và lo-sợ như thế…mà thôi, Quý chư PHẬT-TỬ có thật Học, có chút-đỉnh TRÍ huệ ở trong ĐẠO, và ngoài đời chắc cũng nhìn-nhận cho những lời vừa kể trên và có đúng sự thật như vậy đã, đang xảy ra khắp mọi nơi (ở một số đông các Chùa chiền trên thế-giới rồi)…!!

Cho nên, không riêng vì BĐĂNG thôi, mà tất cả quý chư PHẬT-TỬ nào đang quyết-tâm cần cầu Đạo GIẢI-THOÁT, cần phải nên bảo-trọng hơn cho pháp-thân “HUỆ-MẠNG” của mình được trọn-vẹn, để đến ngày làm-chung, được vãng-sanh về Tây cẢnh.

Trong suốt hơn 25 năm tu-hành và làm PHẬT-SỰ tại nơi bổn-tự PHÁP-HOA nầy, BẢO-ĐĂNG nhận thấy có nhiều bậc thông-minh, khoa-cử ngoài đỜi, cũng như ở trong đường đạo, vì chỉ: – Nói “CÓ” mà làm “KHÔNG”,

Cho nên:

– Luống qua một kiếp để đến nỗi bị lâm vào trong cảnh:

– “Uổng lên non báu, đi về tay không”, rất đáng nên đau tiếc !!

Còn về vấn-đề (giải-đáp thư gởi về hỏi đến):

– Người tu-học theo “Phật-pháp” sở-dĩ bị “Vọng-niệm” lẫy-lừng…. ấy là bởi vì không chơn-thiết khi tu-niệm, TÂM không dứt bỏ, hoặc bớt đi các thứ “XẤU” của “ĐỜI”….mà cứ “Ôm giữ một cách kiên-cố” không chịu xả-bỏ.

– Hằng ngày lại luôn thân-mật, gần-gũi, giao-kết với “ÁC-HỮU”, “NGOẠI-ĐẠO”, Kẻ “TÀ QUẤY, YÊU NGUỴ”… thành ra khi TU,…. “TÂM” không được TRONG SÁNG, nên không có đạt được “CHÁNH-NIỆM”.

Nếu như Phật-tử nào biết dùng cái “TÂM” trong sáng….chơn-thiết mà chuyên-chú nơi câu niệm “A-DI-ĐÀ PHẬT” lâu ngày thì “vọng-tưởng” sẽ chuyển thành ra “Chánh-trí”,

cho nên nếu như:

Trị “Đắc sách” thì “Giặc cướp” (vọng-tưởng) sẽ thành ra “Con đỏ” (chánh-niệm).

Còn nếu:

Trị “thất sách” thì Kẻ “Tâm phúc” (chánh-niệm) cũng hoá thành ra kẻ “Oan-gia” (tức là bị phiền-não, và Ma khảovậy.

Người học PHẬT chúng ta vì gần như tất cả đều còn ở vào trong địa-vị “Phàm-phu”, cho nên ai nấy cũng đều có nghiệp-hoặc “Phiền-não”… trói buộc cả !!

Vậy: – Hễ TÂM mình càng phiền-não bao nhiêu….thì lại phải càng nên cố-gắng “NIỆM PHẬT” nhiều bấy nhiêu….để giúp cho TÂM phiền-não đó từ….từ sẽ bớt dần và bớt dần….

Phải biết rằng:

Câu “A-DI-ĐÀ PHẬT” bao gồm hết Tứ “Vô-lượng Tâm” là lòng “TỪ, BI, HỶ, XẢ” của PHẬT. Cho nên mỗi khi chúng-ta niệm lớn lên câu “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”….thì lập tức cái “TỪ, BI, cái “HỶ, xẢ” phát sanh ra…. Nhưng rồi lại bị dập tắt ngay vì trong TÂM vẫn đang còn chất chứa đầy ấp những Phiền-nãotrói-buộc !

Vì thế cho nên:

Người có tu-học theo Phật-pháp, phải nên thường-xuyên gần-gũi Minh-sư, Thiện-hữu, và cố-gắng “TU-SỬA” (cả Thân, lẫn Tâm). Nếu biết để phòng trước, thì lúc gặp phải “cảnh duyên”, phiền-não mới không bạo-phát, giả-sử như dù cho có “phát-khởi”, cũng liền tự biết ngay mà tuần-tự dứt trừ. Những “Cảnh-duyên” phát-khởi ra “phiền-não” rất nhiều, nhưng mạnh nhất là TIỀN CỦA, SẮC ĐẸP và những chuyện “NGANG-TRÁI BẤT THƯỜNG”.

Nhưng nếu biết:

a. “Của Tiền” phi-nghĩa còn tai-hại hơn là rắn độc, thì không còn có lòng tham-muốn mỗi khi thấy CỦA, cho nên không vì tiếc Của mà không cho, khi thấy người cầu-cứu vì hoạn-nạn, mà khởi sanh ra lòng phiền-não, bởi vì : – “Giúp-đỡ” cho người chính là : “xây-đắp” cho mình nền Phước-đức về sau.

b. Còn như về “SẮC ĐẸP” thì:

Mỗi khi đối-diện trước người “NỮ” có nhan-sắc xinh tốt như hoa, như ngọc cho đến các kẻ Kỷ-nữ….đều nên tưởng đến 3 điều là : THÂN-THUỘC, OAN-GIA và NHƠ-NHỚP

3. Sao gọi là tưởng như “THÂN-THUỘC”?:

Nghĩa là:

– Khi thấy người NỮ tuổi cao thì tưởng là MẸ,

– Lớn hơn mình thì tưởng là CHỊ,

– Nhỏ hơn mình thì tưởng là EM.

– Còn như nhỏ hơn nữa thì tưởng là CON, là CHÁU.

Người nào dù cho lòng “DỤC” mạnh đến thế mấy đi nữa, quyết cũng không dám sanh-khởi ra ý-niệm bất chánh đến MẸ, CHỊ, EM, CON, CHÁU… cả.

Đó gọi là, dùng “LUÂN-LÝ” ngăn chận DỤC TÂM khiến cho “NÓ” không sanh-khởi ra được.

2. Sao gọi là tưởng như OAN-GIA?:

Bởi vì người đời theo như (thói) thường tình thì :

Mỗi khi thấy SẮC (đẹp) liền động lòng “luyến-ái”,

Do nơi TÂM “MÊ-NHIỄM” ấy, cho nên sau khi lâm-chung rồi, thần-thức liền bị đoạ vào trong “ÁC ĐẠO” chịu nhiều kiếp KHỔ, khó được thoát-ly.

Thế thì:

Cái vẻ “kiều-mỵ, đẹp tươi” kia, nếu đem ra so-sánh với cọp, sói, rắn, rít, cùng các thứ thuốc độccòn tai-hại hơn gấp trăm, ngàn, vạn lần !!

Người học PHẬT phải biết:

Đối với mối “OAN-GIA” độc-hại, nguy-hiểm ấy mà không chịu xả bỏ, lại còn quyến-luyến, ưa-thích, theo-dõi, tìm-cầu, há chẳng phải là “NGU-MÊ” quá lắm ư !!

3. Tưởng “NHƠ-NHỚP” là thế nào?‌

Người học PHẬT tuyệt-đối cần phải biết rằng:

“Sắc đẹp” chỉ là một lớp da mỏng bao-bọc bên ngoài mà thôi.

Còn nếu giả-sữ như mà banh-xẻ lớp da mỏng ấy ra, thì bên trong đầy-dẫy những xương, thịt, gân, máu, mủ, đờm-rải, phẩn-uế nhơ-nhớp tanh-hôi, không có một ai muốn nhìn xem đến nữa.

Những thứ dơ-bẩn không đáng ưa-thích ấy, chỉ vì có làn da mỏng dấu che làm cho người lầm mà sanh lòng yêu-mến.

Như một chiếc bình ở ngoài đẹp, mà bên trong đựng đầy đồ hôi nhơ, thúi-tha, thì không ai chịu cầm lấy để ngắm, xem, ưa-thích. Cũng thế dưới lớp da của Mỹ-nhân cũng y như chiếc bình đẹp kia, trong ấy nhơ-nhớp còn hơn phẩn, tiểu.

Cho nên người học PHẬT và các Kẻ có “trí” đâu chỉ nên ưa-thích bề ngoài mà quên hẳn “nghĩ” đến bề trong, lầm sanh ra sự vọng-tưởng ư ?!

Nếu không ngăn dè sự sợ-hải, mà trừ bỏ cái “tập-tánh vọng-tưởng kia”, tất sẽ bị vẻ đẹp giả-dối, mỏng-manh kia phỉnh-gạt, và rồi mũi tên tình-ái sẽ ghim sâu vào xương-tuỷ, khi ấy làm sao tự nhổ cho ra !!

Lúc bình thường đã bị mê-muội như thế mà muốn sau khi chết thần-thức chẳng bị đoạ vào trong bào-thai, tất-nhiên việc ấy không sao có được.

Nhưng nếu như:

Vào bào-thai “NGƯỜI” thì hãy còn khá.

Rủi bị:

Đoạ vào bào-thai “SÚC-SANH” (Súc loại) thì còn ra thể nào ‌

Bây giờ, thử suy-nghĩ kỹ lại điều nầy, thì tâm-thần tự-nhiên kinh-động, sợ-hải ! Song:

– Muốn cho khi thấy cảnh không khởi lòng “động nhiễm”, ắt phải thường nghĩ đến 3 điều Thân-thuộc, oan-gia, nhơ-nhớp, và bị đoạ vào loài “súc-sanh”… kia thì:

– Lúc đối cảnh TÂM mới khỏi bị lay-chuyển.

Nếu không thường nghĩ như thế, thì dù cho vẫn không thấy “CẢNH”, nhưng mà “Ý” vẫn mãi mơ-tưởng triền-miên (tức là tương-tư), TÂM cũng vẫn còn bị “Tập-khí” dâm-dục ràng-buộc y như trước !

Cho nên:

Đối với NỮ sắc, phải nên “nhận-xét cho thấu-đáo”, quét trừ sạch tập-khí “DỤC- NHIỄM” đi, thì mới có phần được tự-do”.

TỔ-sư có lời KỆ dạy rằng:

“Bì bao cốt nhục nùng tinh-huyết,
Cưỡng tác kiều nhiêu, cuống hoặc nhân.
Thiên cổ anh-hùng giai toạ thử,
Bá niên vùi lấp nấm khanh phần”.

Tạm dịch:

“Da bao xương máu thịt một bầu,
Dối gạt người đời vẻ đẹp đâu ‌
Ngàn cổ anh-hùng chôn ở đó,
Trăm năm vùi-lấp nấm mộ phần” !!

Hoặc là:

Da bao máu thịt, tuỷ xương gân,
Phô sắc gạt người vẻ đẹp tân.
Ngàn thuở anh-hùng chôn ở đó,
Trăm-năm Hài cốt dưới “khanh phần” (nấm mộ) !!!

Còn như người học PHẬT nào tuy là có TÂM quán-tưởng về NỮ-SẮC như thế, song vẫn chưa thấy có hiệu-quả gì cả. Lại cần phải nên xem lại các “Gương xưa” trong Kinh-điển, PHẬT có dạy. Đó là vài chuyện như sau mà BẢO-ĐĂNG xin được tạm kể ra đây để làm gương mà “cảnh-giác”:

Ngày xưa, NGÀI A-NAN (là thị-giả của Phật) sắp bị phạm dâm với Nàng “MA-ĐĂNG-GÌA” nhờ được PHẬT trao bài Chú “LĂNG-NGHIÊM”….cứu-thoát. Và PHẬT đã khai-ngộ cho Cô gái ấy thấy rõ từng bộ-phận nhơ-nhớp, thúi-tha bên trong THÂN-THỂ của Ông A-NAN….nên Nàng đã giác-ngộ mà chứng được thánh-quả.

Theo lời KINH dạy như sau:

“PHẬT hỏi nàng MA-ĐĂNG-GIÀ:

Ngươi yêu cái gì của Ông ANAN?‌

Nàng đáp:

Dạ, Tôi yêu: – Con mắt, lỗ mũi, cái miệng, cái tai, tiếng nói và cả bộ-tịch “Đi, đứng” của Ông ANAN….

Đức PHẬT dạy:

– Trong hai con mắt thì có “Nước, ghèn”,

– Trong hai lỗ mũi thì có “cứt mũi”,

– Trong hai lỗ tai thì có “cứt ráy”,

– Trong miệng thì có nước “Đàm, rải”,

– Trong bụng thì có “Tim, Gan, phổi, cùng với ruột non, ruột già chứa đầy cứt đái”…

– Thân có lớp da bao-bọc máu, mủ, gân, xương….toàn là những thứ tanh-hôi, bất tịnh…

Thế thì:

– Đối với cái thân nhớ-nhớp ấy có ích gì đâu mà Ngươi “YÊU-MẾN”?‌

(Nàng MA-ĐĂNG-GIÀ nghe xong liền suy-nghĩ lúc mà hai thân trần-truồng xấu-xí, thì trong lòng hết nghĩ tà-bậy, tức thời chứng được đệ Tam thánh quả A-NA-HÀM).

Bấy giờ PHẬT biết “Nàng” đã chứng-đạo, nên NGÀI bảo:

Thôi Ngươi hảy đứng dậy mà đi đến chỗ Ông ANAN đi.

Nàng xấu-hổ quá, nên quỳ dài trước PHẬT chắp tay mà thưa bẩm rằng:

Con vì ngu-si nên mãi chạy theo Ngài ANAN, nay Con đã tỉnh-ngộ, như người đi trong đêm tối mà được ánh sáng đèn, Kẻ đui được sáng mắt, Người già-yếu được gậy.

Nay PHẬT giúp cho Con được chứng ĐẠO, TÂM của Con được khai-ngộ như thế

Con xin đê-đầu đảnh-lễ…..

(Thêm một chuyện khác):

Lại nữa trong Kinh “XUẤT DIỆU”, có kể câu chuyện rằng:

Ông “MA-NHƠN-ĐỀ” ở nước “CÂU-DIÊN-DI” đem đứa con gái cưng và yêu-quý của mình đến chỗ PHẬT mà thưa với NGÀI rằng:

Đứa con gái tôi, dung-mạo tuyệt-thế, vô-song, không có ai là người đối-địch nổi, các vị Quốc Vương, hào-tộc (nhà giàu) đến cầu-hôn mà Tôi đều từ-chối, không chịu gã.

Nhưng tôi thấy Ngài là bậc ĐẠI-nhân, nhan-sắc rực-rỡ, nguy-nga, đời chưa từng thấy, nên Tôi xin hiến đứa con gái cưng-yêu, đẹp-đẻ nầy lên cho Ngài !

PHẬT dạy: – Cái “ĐẸP” của đứa con gái nầy ở chỗ nào?‌

MA-NHƠN-ĐỀ đáp: – Từ đầu đến chân hãy xem cho kỹ, không chỗ nào là chẳng đẹp !

PHẬT nói: – Lầm vậy thay ! Đồ con mắt thịt, chớ còn TA xem thấy từ đầu cho đến chân, không có nhất một chỗ nào đẹp cả !

TA thấy:

1. Ở đầu nó có TÓC, tóc chỉ là một thứ lông dài, lông ấy cũng giống như là lông đuôi ngựa, lông đuôi voi.

2. Dưới tóc là SỌ, sọ chỉ là một thứ xương đầu. Xương đầu ấy cũng như là xương đầu heo, dê của các nhà đồ-tể, hàng heo, hàng dê !

3. Trong đầu có não (óc), não giống như là đất bùn, mùi nó tanh-hôi nhíu mũi (tức là bụm mùi), nếu rơi uống đất, nó liền vở-tan, chẳng ai dám, ai thèm đụng tới.

4. Còn hai con mắt, là 2 cái ao nước, đưa tay dụi vào, nước mắt tuôn chảy.

5. Trong hai lỗ mũi, có đầy mũi dãi.

6. Trong miệng có đàm nhớt.

7. Trong bụng có gan, ruột, tim, phổi….

8. Trường vị (ruột non, ruột già), bàng quang (bọng đái) đựng toàn cứt, đái, hôi thúi khó tả ra cho xiết !

9. Hai tay, hai chân chỉ là “xương với xương” kề nhau như trụ cột.

10. Gân, da co-dãn, nhờ hơi thở mà chuyển-động, không khác gì con người máy bằng gỗ, nếu mổ-xẻ nó ra thì : – Từ lóng đốt rời-rã, đầu chân nằm ngổn-ngang.

Tất cả loài người đều NHƯ VẬY CẢ.

Vậy thì:

Có chi là ĐẸP mà ngươi bảo là “VÔ SONG” !!

TA không dùng VỢ, vậy ngươi đem NÓ về đi !

MA-NHƠN-ĐỀ nghe PHẬT nói thế, thì xấu-hổ, vội dắt con gái mình chạy biến đi, vội-vã đến chẳng kịp bái từ !!!.

Lại nữa, BẢO-ĐĂNG có thấy:

Cũng có một số Phật-tử thuần-thành tụng CHÚ LĂNG-NGHIÊM mỗi sáng…..suốt nhiều năm đã thuộc làu-làu. Cái Tâm say-mê sắc DỤC âm-thầm tiêu mất tự lúc nào không hay biết. Thân-tâm thấy nhẹ-nhàng, trong sáng…..

Kế đến, phải tha-thiết về vấn-đề “muốn giải-thoát SANH-TỬ”, mà chí-thành NIỆM PHẬT cầu sanh CỰC-LẠC, chứ đừng bao giờ đem:

“Pháp-môn TỊNH-ĐỘ vượt phàm, lên thánh, dứt trừ “Hoặc-nghiệp”, thành-tựu TỊNH-NIỆM” mà làm việc “LẤY CÓ BÊN NGOÀI” cho có lệ để “cầu danh, lợi” mà thôi.

Cái duyên-cớ không được “thật kiến-hiệu” là tại các chỗ nầy vậy.

Quý chư Liên-hữu phải thường nên xét nghĩ đến các việc:

– THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC,

– PHẬT PHÁP KHÓ NGHE,

– MÔN TỊNH-ĐỘ KHÓ GẶP.

Nay TA:

– May mắn đã được thân NGƯỜI, lại có thêm:

– Phước duyên gặp được môn TỊNH-ĐỘ.

Thì dám đâu:

Đem ngày giờ ngắn-ngủi, có hạn định, mà để cho “Lục-trần” là : – SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC làm tiêu-mòn hết ư ?‌

Nỡ lòng nào chịu mãi kiếp sống suông, chết uổng.

Và:

Làm thân thây đi, thịt chạy, đến khi thân-xác tiêu-mòn hết rồi, thần-thức (hồn) lại bị đắm chìm trong sáu nẻo luân-hồi, sanh-tử, không biết chừng nào mới được thoát-ly !!

Cổ-nhân có bài KỆ khuyên-nhắc tu-hành rằng:

“Chênh bóng giờ MÙI 1
THÂN nhơ, cảnh ÁC có chi vui ‌
Nổi, chìm, lên, xuống đà bao kiếp,
Trong đục khôn phân chịu lấp vùi.
Phải mạnh tiến,
Chớ nhác lui.
Vô-thường chợt đến cũng tay xuôi.
Lông mày chữ “CHẾT” treo ngang mũi.
NIỆM PHẬT chừng ni mới biết mùi.

Lại phải đem chữ “CHẾT” dán ngay trên đầu mũi, để đến khi gặp những cảnh duyên “không nên tham-luyến”, liền biết ngay đó chính là vạc dầu, lò-lửa, làm khổ-luỵ cho mình, thì quyết không đến nổi như con Sâu, cái Bướm tự bay vào đèn để tìm lấy sự thiêu đốt.

Còn như lúc gặp những “ĐIỀU ĐÁNG LÀM”, “ĐÁNG GIÚP” thì nên quán-tưởng… đặt mình vào ngay chỗ đứng, và hoàn-cảnh của người đang bị hoạn-nạn….thì cái TÂM TỪ-BI mới phát sanh ra được, và nên nghĩ thêm rằng:

Đó là thuyền “TỪ” cứu “KHỔ”.

Tất-nhiên sẽ:

Không còn so-đo, rụt-rè, e-ngại…trong việc nhơn-nghĩa, và cứu các Kẻ nạn tai…

Hoặc làm cho:

Biếng trễ trên bước đường tu-hành.

Nếu được như thế thì:

Các cảnh trần cũng có thể làm duyên “NHẬP ĐẠO” được, chớ đâu phải là : – TỪ BỎ HẾT CÁC VIỆC ĐỜI, CẮT TÓC VÀO Ở TRONG CHÙA mới gọi là “tu-niệm” HAY SAO ?‌

Còn nếu như TÂM của mình có sẵn chủ-trương như các điều vừa mới bày-tỏ ở trên, thì “trần-lao” cũng chính là “giải-thoát” vậy,

Cho nên:

Trong Kinh KIM-CANG, Phật luôn-luôn khuyên-nhắc chẳng nên “TRỤ-TƯỚNG”.

Ấy là vì:

Tất-cả Phàm-phu Chúng-ta đều tuỳ thuộc theo “SẮC TƯỚNG” để mà sống, do các “NHÂN-DUYÊN” sai-lầm đó mà kết thành ra mọi sự siêu, đoạ, phàm, thánh vv….

Tuy nhiên, Người có học kỹ Phật-lý đều biết rõ ràng rằng:

Chúng-ta tuy dùng “TƯỚNG” để làm việc, là chỉ để sống, để Tu-tập, chứ không “TRỤ” vào những “TƯỚNG” trần-lao đó để khỏi bị “trói-buộc” vào trong 6 nẻo luân-hồi không bao giờ giải-thoát được.

Tất cả “NGHIỆP THIỆN”, hoặc “NGHIỆP ÁC” đều do nhân-duyên trong quá-khứ (hoặc hiện-tại)….mà kết thành ra “NGHIỆP TRÓI-BUỘC” cho hiện kiếp nầy cả.

PHẬT dạy tiếp:

Dù có chứng được ĐẠO, song cũng không thấy có TƯỚNG “THỌ GIẢ” của quả VÔ-DƯ NIẾT-BÀN….Đó mới là người chơn-thật hành-đạo (Bồ-Tát) vậy. Nếu trái lại, dù cho có độ-sanh hay TU muôn công-đức cũng không thể nào hợp được với “THẬT TƯỚNG NHỨT THỪA” vì chẳng hiểu được lý : – Chúng-sanh “đương thể” là phật.

Cho nên:

Trong tánh “Bình-Đẳng” mà:

Lầm khởi ra “Tâm phân-biệt”.

Khiến cho:

Sự lợi-ích “VÔ-VI” hoá thành ra “HỮU-VI”

Như thế thì:

Làm sao thoát ra khỏi vòng ràng-buộc của SẮC, TÀI, DANH, LỢI ‌!

LIÊN-TÔNG NHỊ-TỔ (THIỆN-ĐẠO Hoà-Thượng) vốn là Hoá-thân của Đức PHẬT A-DI-ĐÀ, có thần-thông và Trí-huệ lớn, nhưng trong khi giáo-hoá về TỊNH-ĐỘ, Ngài không chuộng nơi cao-siêu, huyền-diệu, mà chỉ chuộng ở nơi sự : THIẾT-THẬT, BÌNH-THƯỜNG

Về 2 điểm “CHUYÊN-TU” và “TẠP-TU” của Ngài dạy rất có lợi-ích vô-cùng. Sao gọi là:

1. “CHUYÊN-TU”:

Tức là:

– THÂN nghiệp chuyên LỄ (lạy) PHẬT,

– KHẨU nghiệp chuyên XƯNG (Niệm PHẬT).

– Ý nghiệp chuyên NHỚ (tưởng) PHẬT.

(Phụ-chú:

(Khi tụng Kinh, Trì-chú, nếu như hành-giả biết chí tâm hồi-hướng vãng-sanh thì cũng gọi là “CHUYÊN-XƯNG” được).

Nếu: – THÂN, KHẨU, Ý nghiệp hành được như thế thì : Muôn Người tu, muôn người (đều được) vãng-sanh không sót một !

2. Còn “TẠP-TU” là:

Gồm Tu nhiều pháp-môn khác nhau (mỗi môn Tu (lem-nhem) một ít) rồi đem hồi-hướng về Tây-Phương !

“TẠP-TU” như thế vì TÂM không Thuần, không chuyên nhất nên :

KHÓ ĐƯỢC LỢI-ÍCH, KHÓ ĐƯỢC TIÊU NGHIỆP, và “VỌNG-TƯỞNG” vẫn còn hoài, nên KHÓ ĐƯỢC “NHẤT-TÂM”, nhiều khi còn bị Ngũ Ấm MA khảo-đảo, bị MA QUỶ dựa, nhập như thường.

Vì TẠP-TU nên không có đầy-đủ ĐẠO-LỰC, TÂM-LỰC lại yếu-kém, nên không phát-huy ra được THẦN-LỰC….cho nên không thể nào “hàng-phục” được “MA QUÂN” cả. Tạp-tu như thế thì:

Trong trăm ngàn Người chỉ được chừng 5, 3 kẻ vãng-sanh mà thôi.

Đây là lời dạy quý-báu và xác-thực của Chư PHẬT, chư BỒ-TÁT, chư TỔ-SƯ. Ngàn đời không Ai thay đổi được. Các Người học PHẬT và Tu theo TỊNH-ĐỘ nên nhớ và đem pháp “CHUYÊN-TU” nầy để Tự-lợi và khuyên-bảo đến cho khắp mọi Người Con PHẬT…..

Còn trong pháp-môn “MẬT TỊNH” song tu thì:

PHÁP “TRÌ-CHÚ” chỉ nên dùng làm “TRỢ-HẠNH” mà thôi, chớ không nên làm “CHÁNH-HẠNH” kiêm với pháp-môn NIỆM-PHẬT.

Mặc dù rằng:

Pháp TRÌ-CHÚ tuy có thần-lực không thể nghĩ-bàn.

Nhưng:

Hàng phàm-phu vãng-sanh đây toàn là nhờ vào lòng TÍN, NGUYỆN chơn-thiết hợp cùng với sức “HOẰNG-THỆ” của PHẬT A-DI-ĐÀ, “cảm-ứng đạo-giao” thông nhau mà : ĐƯỢC TIẾP-DẪN

(Phụ-chú:

Tuy bổn-tự PHÁP-HOA là một “MẬT TỊNH” đạo-tràng, nhưng bao giờ và lúc nào cũng lấy tôn-chỉ : “TỊNH-ĐỘ” làm phần “CHÁNH” để giáo-hoá và hoằng ĐẠO.

Còn : “MẬT TÔNG” CHÚ, ẤN chỉ làm phần “PHỤ” mà thôi.

BẢO-ĐĂNG xin minh-nghĩa thêm về phần “MẬT-TÔNG” trì-niệm như sau:

Phép “TRÌ-CHÚ” đây cũng giống như cách :

THAM CỨU CÂU “THOẠI ĐẦU” (bên Thiền Tông vậy)

ở chỗ rằng:

1. Tham cứu “Câu Thoại Đầu” vì không thể giải-nghĩa ra được, vì thế mà dứt được cái tánh “PHÀM TÌNH PHÂN-BIỆT”, chứng vào trong “TÁNH THIÊN CHƠN” mà thành đạo.

2. Còn các “THẦN-CHÚ” bắt nguồn (tức là do) từ nơi “ĐỊNH-LỰC” của chư PHẬT, chư BỒ-TÁT mà phát sanh ra, nên cũng không sao giảng-nghĩa ra được (vì nói được nghĩa nầy thì mất đi nghĩa kia, mà một chữ THẦN-CHÚ thì có đến vô-lượng nghĩa lý khác nhau, vì vậy mà người Trì-chú:

– Do vì không biết nghĩa-lý chi hết, mà chỉ hết lòng và thành-khẩn tụng-niệm, nên:

– NGHIỆP-CHƯỚNG ĐƯỢC TIÊU TRỪ.

– PHƯỚC, HUỆ to rộng mà “THÀNH-TỰU” :

Những sự lợi-ích ấy không thể nào đem tâm-tư nghĩ-ngợi (tức là KIẾN, VĂN, GIÁC, TRI) của phàm-tình mà so-lường được (cho nên chư TỔ-sư (và các Bậc Tam-Tạng Pháp-Sư xưa) không giải-nghĩa thần-chú ra trong phần phiên-dịch, chỉ đọc theo âm-nghĩa mà thôi.

Đời nay, BẢO-ĐĂNG thấy có một vài người Đời và Đạo cố-gắng giải-nghĩa từng chữ Thần-chú ra (như chú ĐẠI-BI của 99 ức Hằng-Hà sa chư PHẬT quá-khứ tuyên-thuyết) thảy đều và hoàn-toàn là sai trật và lầm-lẫn hết.

Mà chỉ nên:

Thành-khẩn xưng-niệm, tụng-trì, tưởng như PHẬT đang hiện ở trước mặt là được rồi, không cần phải tìm hiểu nghĩa-lý làm chi mà bị lâm vào cảnh : PHÂN-BIỆT, và TÁN TÂM không tốt, ắt sẽ bị lạc vào trong MA-ĐẠO).

Người học PHẬT nếu như chẳng rõ được ý nầy, cứ cho rằng:

Các PHÁP TU ĐỀU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN cả, cho nên: TU THEO PHÁP-MÔN NÀO CŨNG ĐƯỢC.

Tất nhiên sẽ thành : KHÔNG THIỀN, KHÔNG TỊNH, KHÔNG MẬT !!!

Ắt: Muôn đời sẽ bị chìm đắm, chừng ấy: BIẾT NƯƠNG-TỰA CÙNG AI ‌ (xin xem kỹ lại Thư Học Phật số 69 sẽ nhớ lại).

Còn như nếu biết xét-nghĩ mình là Phàm-phu dẫy đầy “NGHIỆP-CHƯỚNG”, nếu như không nhờ nơi sức HOẰNG-THỆ của PHẬT tiếp-dẫn, thì trong đời hiện-tại đây, quyết khó thoát khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử. Cho nên bình-tâm mà nghĩ lại, mới thấy rõ rằng :

Pháp-môn TỊNH-ĐỘ đây, có một “lực dụng”:

cao-siêu hơn tất cả “GIÁO-MÔN” khác vậy.

Vả lại, Pháp-môn TỊNH-ĐỘ lấy “TÍN, HẠNH, NGUYỆN” làm Tông, tựa như cái đỉnh có ba chân, nếu thiếu một tất không đứng vững.

Cho nên,

Người học PHẬT nếu đã quyết ý tu theo TỊNH-ĐỘ pháp-môn, bắt-buộc phải chấp-trì sáu chữ hồng-danh : – NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT không luận lúc đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười, nín, lặng, động, tịnh, mặc áo, ăn cơm vv….đều phải giữ chắc sáu chữ ấy ở nơi TÂM (hoặc trì bốn chữ “A-DI-ĐÀ PHẬT” cũng được). Phải gắng làm sao cho mỗi niệm đều phải hiện-tiền, nghĩa là làm cho :

TOÀN PHẬT LÀ “TÂM”,

Tức là : TÂM, “PHẬT” NHƯ “MỘT”

Niệm cho đến chỗ chí cực, quên cả trần-tình, chừng ấy thì : LÒNG KHÔNG (không vọng-tưởng) PHẬT HIỆN.

Đương đời có thể chứng được “NIỆM PHẬT TAM-MUỘI”, ắt đến khi lâm-chung sẽ được sanh về THƯỢNG-PHẨM.

Tu trì như thế có thể gọi là dùng hết công-năng vậy.

Người TU TỊNH-ĐỘ, đến như trong các công-việc hằng ngày, nếu có làm được chút điều lành nào, đều nên đem hồi-hướng vãng-sanh, được như thế thì tất cả hành-môn thảy đều là “TRỢ HẠNH” của TỊNH-ĐỘ, như gom cát bụi thành đất rộng vậy. Lại cần phải phát lòng Bồ-Đề, thệ rộng độ chúng-sanh, đem công-đức Tu của mình mà hồi-hướng đến cho BỐn Ân, Ba Cõi.

Đó gọi là : Rộng kết pháp-duyên với tất cả chúng-sanh, như Lửa mà được thêm Dầu, Lúa-mạ được mưa, làm cho thắng hạnh Đại-thừa của mình được mau sớm thành-tựu.

Người học PHẬT, muốn cho trong hiện đời được lợi-ích, phải y theo pháp-môn TỊNH-ĐỘ, dùng lòng TÍN, NGUYỆN mà NIỆM PHẬT cầu được vãng-sanh về chốn Tây-Phương CỰc-LẠc, chừng ấy sẽ thoát ra khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử. Nếu chẳng thế, thì đừng nói Kẻ không được “CHÂN-TRUYỀN” của PHẬT đạo không thể giải-thoát làm chi, dù có được (chân-truyền) cũng tuyệt phần giải-thoát.

TU các pháp-môn khác đều phải được dứt HOẶC, chứng CHƠN, mới thoát khỏi sanh-tử.

Riêng môn TỊNH-ĐỘ, chỉ cần đủ TIN sâu, NGUYỆN thiết, trì danh-hiệu PHẬT, dứt các điều dữ, làm các việc lành, gồm TU cả 2 phần CHÁNH, và TRỢ (tức là NIỆM PHẬT và TRÌ-CHÚ), quyết-định sẽ được vãng-sanh.

(Phụ-chú:

Phật-tử tứ phương “Hỏi” và còn “cho BĐĂNG biết” rằng:

“Hiện nay có nhiều Tà-sư, giả tu HỌ chỉ biết dạy cho các Phật-tử cách ăn-chay, làm việc từ-thiện, đi tham-quan các Chùa chiền, nấu thức-ăn chay để “bán”….phụ-giúp sửa-sang Chùa cho “TO, RỘNG”…. tụng đủ loại Kinh….chứ rất hiếm có Chùa biết “GIẢNG PHÁP, dạy GIÁO-LÝ của PHẬT” cho Phật-tử tu-học cả. Cũng Rất ít Chùa biết hướng-dẫn NIỆM-PHẬT đúng pháp, trước là TU cho bản-thân mình, sau nữa hầu giúp “HỘ-NIỆM” cho những Người sắp lâm-chung… lắm, huống hồ chi biết chỉ dạy Phật-tử tu MẬT-TÔNG ư ?!!!

Và như thế là “NHO-ĐẠO” LÀM GIÁO, chớ không phải là “PHẬT-ĐẠO” phải không Cô BĐĂNG ‌‌”.

Hơn nữa, về phẩm-vị còn được chiếm ngôi ưu-thắng. Chẳng những người có công-hạnh tinh-thuần được vãng-sanh, mà chí cho đến các Kẻ phạm tội Ngũ-nghịch, Thập ác, khi sắp chết biết tỉnh-ngộ, đem lòng hổ-thẹn, sợ-hải, ăn-ăn, chí tâm NIỆM PHẬT vài câu liền mạng-chung, quyết cũng được vãng-sanh.

Bởi đức A-DI-ĐÀ ThẾ-Tônlòng từ-bi rộng lớn, chuyên lấy sự độ-sanh làm bổn-phận chánh, cho nên : Nếu như Ai biết một niệm quay về, liền được “NHIẾP-THỌ” ngay.

Đó gọi là:

NƯƠNG-NHỜ SỨC PHẬT, mà ĐƯỢC VÃNG-SANH

Người ở vào đời MẠT-PHÁP, nếu bỏ TỊNH-ĐỘ mà TU theo các pháp-môn khác, chỉ thu được Phước-báo nơi cõi: TRỜI, NGƯỜI và gieo nhân giải-thoát nơi các kiếp lâu xa (viễn nhân) về sau mà thôi.

Đó là do vì chúng-sanh đời MẠT-PHÁP nầy NGHIỆP DẦY, ĐỨC MỎNG nên :

KHÔNG ĐỦ SỨC DỨT “HOẶC NGHIỆP” GỐC SANH-TỬ VẪN HÃY CÒN.

Như thế thì : LÀM SAO KHỎI MỌC LẠI “MẦM MỐNG” SANH-TỬ được ‌

Cố-gắng, đừng nản lòng….có công mài sắc, có ngày nên kim. “NGHIỆP QỦA” của chúng ta đã gieo, trồng từ Vô-thỉ kiếp quá nặng-nề….đâu phải TU chỉ một ngày, một năm.. mà tiêu được TỘI, hoặc giải-thoát được liền đâu !

Ở ngoài Đời muốn học thành tài chỉ cho một kiếp nầy thôi, mà cũng phải trải qua mười mấy năm sách đèn gian-khổ, sình lên sọp xuống, khi đậu khi rớt thay.

Nương theo “ý” nầy, BẢO-ĐĂNG xin thành-kính gởi đến các chư hiền học PHẬT, bài thơ sau đây :

“Mài SẮT, nên KIM cũng có ngày,
Đã TU xin chớ nệ công dày”.
Thường đem gương sáng soi vào dạ,
Chớ để dây Tình quấn lấy tay.
Đừng chấp SƯỚNG, VUI hay KHỔ-NÃO,
Chi màng ngon-ngọt với chua-cay.
TU tròn quả “PHÚC” lên bờ giác,
Biển khổ ngày sau khỏi đoạ-đày !

Trong Đạo cũng thế, khi tiến khi lùi, khi siêng-năng, khi biếng-trễ…nữa TIN nữa NGỜ….Phật-tử ngày nay (trong thời-kỳ MẠT) tuy có rất đông người TU (xuất-gia, tại-gia), CHÙA mọc lên như nấm khắp nơi, nhưng nếu biết dùng TRÍ mà nhìn kỹ lại cho thật tận cùng, sẽ thấy đa phần đều TU PHƯỚC, CẦU DANH, VÀ LỢI-DƯỠNG, có khi còn lạm-dụng TAM-BẢO và lòng TIN của Phật-tử, dùng Tà-thuật mà khống-chế, và dần-dần giết chết “PHÁP THÂN HUỆ-MẠNG” của người, dẫn-dắt Phật-tử từ-từ đi sâu vào MA-ĐẠO….vv….Có được mấy Ai chịu thấy, chịu TIN nhận những việc nầy !!!

Cho nên người xưa nói:

“Bây giờ bổn-đạo tuy đông,
Ngày sau chở một thuyền dông không đầy” ! là như vậy.

Phật-tử lại còn cho biết thêm nữa rằng:

– “Cũng có trường-hợp THẤY, BIẾT chứ ! Nhưng “SỢ” mà không dám mở miệng, vì lý do đó mà đa-phần Phật-tử ngày nay đang bị lâm vào trong cảnh:

– Nửa sống, nửa chết, nửa người, nửa MA (hay Quỷ), mịt-mù trong đen tối.

Tuy tay gõ mỏ, miệng tụng Kinh… nhưng TÂM, TRÍ đã bị MA, QUỶ nắm giữ, khống-chế hết cả…. Nếu nhẹ thì khi tỉnh, khi mê, không tự-chủ được, khi hiền, khi dữ, tánh-tình không còn thuần-hậu được như xưa nữa. Gia đình phải chia xa…vv….còn nặng hơn chút nữa thì nói cười lảm-nhảm, mất Trí, khi khùng, khi điên….không làm được việc gì hết, thường ngồi một mình rong bóng tối, không còn nhận biết đến một ai…và đi lang-thang ngoài đêm tối vv….!

Cho nên, ngày nay rất khó kiếm được Bậc Chơn Tu mà thực “HÀNH” đúng y như lời PHẬT, TỔ-SƯ dạy, lại có TRÍ-HUỆ và có ĐẠI-TÂM muốn cứu-độ mình và cứu-độ chúng-sanh ra khỏi luân-hồi, sanh-tử cả.

Vì thế, Người Phật-tử có “trí”, phải cố-gắng tìm cho được bậc Minh-sư mà cầu học đúng Pháp để Tu, kiếm Chùa mà có đầy-đủ “thật nghiã” của “TAM-BẢO” để đến Tu-tập, tìm Thiện-hữu mà gần-gũi..vv….Có được như thế mới mong tới ngày Lâm-chung được vãng-sanh, thoát ra khỏi 3 nẻo, 6 đường được. Bằng không thì kiếp nầy cùng với tận kiếp vị-lai cũng vẫn quẫn-quanh mãi trong vòng luân-hồi, sanh-tử không nơi nương-tựa, không có bến ghé và cũng không có cõi PHẬT nào chịu dung-chứa TA cả.

Phải thức-tỉnh, chớ bỏ qua !

Thế-giới đang bắt đầu vào trong nạn “TAM-TAI TIỂU KIẾP” rồi. BẢO, MƯA đang, và đã diễn một TRỜI long-đong rồi. Khắp nơi đang đói khổ, lầm-than, chết-chóc, cảnh mền trời, chiếu đất..vv….đã xảy ra khắp nơi !

Vài năm nữa thôi, chúng-ta sẽ ra sao khi NƯỚC, LỬA, ĐỘNG ĐẤT, GIÓ BẢO nổi lên một lượt !! thì những Kẻ tự TU (mù)không TIN, không chịu NIỆM PHẬT, không nương theo sức PHẬT (Phật lực), không chịu NGUYỆN sanh về Cực-lạc ! chừng đó TỰ bản-thân HỌ có thoát khổ được không, huống chi là cứu khổ cho Thân-quyến, hoặc cho Người khác ư ‌ nếu lỡ có chết đi, thì thần-thức (phần hồn) của HỌ sẽ vất-vưỡng nơi đâu !‌ Hay theo NGHIỆP (thiện, ác) mà đi trong 3 đường Ác, hoặc là 6 nẻo luân-hồi !!

BẢO-ĐĂNG đã dốc hết tâm-thành, hằng luôn khuyên-nhắc tất cả Quý Liên-hữu, huynh-đệ gần cũng như xa hiểu biết thêm mà cố-gắng chuyên-cần NIỆM PHẬT, làm điều Lành, tránh điều Ác, mỗi ngày sám-hối (Thập nhị danh) cho TỘi Nghiệp mau tiêu-trừ, Trì-Chú ĐẠI-BI của Đức QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-Tát để được Ngài cứu khổ, tránh khỏi MA nạn, và Tinh-tấn NIỆM-PHẬT để đảm-bảo cho con đường vãng-sanh của mình, khi nạn TAM-TAI sẽ xảy đến trong nay mai. Mình sẽ có đầy-đủ Tư-lương (đồng tiền công-đức) do NIỆM PHẬT mà có được), mới mua được “VÉ” để về CỰC-LẠC quốc.

Hiện tại, sống trong cõi đời “kiếp trược” của thời buổi mạt-pháp nầy, chúng-sanh tranh-đua, giết hại lẫn nhau, nếu không có lá chú “HỘ-THÂN” (của PHẬT, BỒ-TÁT) chắc-chắn là khó thoát khỏi tai-hoạ của nạn: TAM-TAI ÁC KIẾP sắp sửa xảy ra trong nay mai đây.

Lá chú ấy là: – CHÍ-THÀNH LỄ NIỆM PHẬT A-DI-ĐÀ

lại nên hiểu biết thêm nữa rằng : – ĐỨC QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT

có bi-nguyện rộng sâu, tầm-thanh cứu-khổ, tuỳ-cơ liền cảm-ứng đến không sai, vậy thì ngoài thời khoá sớm hôm lễ niệm PHẬT A-DI-ĐÀ, phải nên : TRÌ-CHÚ ĐẠI-BI cứu khổ. (mỗi ngày 7 biến cho tới 108 biến)

và:

Niệm thêm danh-hiệu của đức Đại-sĩ “QUÁN THẾ-ÂM” Bồ-Tát.

càng nhiều càng tốt….

Tất sẽ được sự gia-bị trong âm-thầm, chuyển “HỌA” thành ra “PHƯỚC” mà tự mình cũng không hay biết được vậy.

(Phụ-chú:

Sao gọi là “CHÍ-THÀNH NIỆM-PHẬT” A-DI-ĐÀ?‌

Đó là (y theo lời Tổ-Sư dạy)

Không có gì khác hơn là: – Dùng lòng “TÍN, NGUYỆN” sâu mà “CHẤP-TRÌ” danh-hiệu PHẬT vậy.

Sao gọi là “CHẤP-TRÌ” ?‌

Tức là: – Giữ chắc danh-hiệu “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT” nơi lòng không cho một chút tạm quên nào cả.

Bởi vì:

Nếu có một niệm tạm quên, hay “Gián-đoạn” hoặc xen-tạp (tạp tu) nào, thì không gọi là “CHẤP-TRÌ”, còn nếu như người NIỆM PHẬT nào luôn giữ được nhứt niệm NAM-MÔ A-DI-DÀ PHẬT nối nhau hoài, không xen, không tạp thì đó mới gọi là CHÂN-THÀNH và TINH-TẤN vậy.

Nếu như được “CHƠN TINH-TẤN” như thế mãi không thôi, tất sẽ lần-lần, thâm-nhập vào trong cảnh : NHẤT TÂM BẤT LOẠN

Mà: VIÊN-THÀNH, TỊNH-NHIẾP vậy.

Đây (cảnh VIÊN-THÀNH TỊNH-NGHIỆP) chính là đại-môn của TỊNH-ĐỘ, phải vào được nơi đây (Đại môn) nầy, mới đạt được an-ổn vậy.

Người học PHẬT chúng-ta cần phải biết rằng:

Đầu mối quan-trọng nhất trong việc “sống chết”của Ta có hai thứ chánh, đó là : “TÂM-LỰC” và “NGHIỆP-LỰC”

1. TÂM-LỰC:

Đây chính là sức mạnh của TÂM, bởi vì TÂM-NIỆM của chúng-ta có vô-số mối nặng nhẹ khác nhau lôi kéo. Một khi chúng ta lâm-chung thì “Thần-thức” (phần hồn) của chúng ta sẽ theo Mối nào NẶNG NHẤT thì đi

2. NGHIỆP-LỰC:

Đây chính là sức mạnh của “NGHIỆP” vậy.

Cái cảnh “NGHIỆP LỰC” đây cũng ví như người chủ nợ. Trong Tâm (và trong cuộc đời Ta) có nhiều thứ chủ nợ mạnh, yếu khác nhau lôi kéo. Một khi TA bị lâm-chung (chết) thì thần-thức của TA sẽ bị chủ nợ nào mạnh nhất lôi kéo trước tiên.

(Nghiệp mạnh nhất chính là NGHIỆP ÁI : SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC vậy).

“NGHIỆP LỰC” tuy là to lớn.

Nhưng phải biết rằng:

“TÂM-LỰC” lại càng lớn hơn.

Tại sao?‌

Bởi vì “NGHIỆP” kia nguyên nó không có tự-tánh, tức là “NÓ” không sẵn có, mà NGHIỆP ấy chỉ hoàn-toàn nương vào nơi “TÂM”.

Người học PHẬT (nói chung) và Tu theo TỊNH-ĐỘ (nói riêng) phải nên biết rõ rằng:

Hễ TÂM của mình chú-trọng vào nơi viỆc nào (như Nghiệp “ÁI”) thì sẽ làm cho NGHIỆP ấy càng thêm mạnh (đây tức là tự mình tạo nên một “chỦ nỢ lỚn” cho mình vậy).

Do vậy mà:

Nếu TA biết dùng TÂM chánh-yếu mà tu TỊNH-ĐỘ (niệm PHẬT hoài) thì : TỊNH (ĐỘ) NGHIỆP SẼ MẠNH

Do vì ông chủ nợ lớn “TỊNH-NGHIỆP” nầy mạnh nhứt (trong cuộc đời tu niệm của mình) nên khi Ta lâm-chung, chủ nợ “TỊNH-NGHIỆP” ấy sẽ :

Lôi-cuốn Ta về Tịnh-Độ.

Do vậy mà đương-nhiên Ta sẽ được VÃNG-SANH CỰC-LẠC.

Việc nầy cũng ví như:

Cây to, tường cao (tức là Tâm của mình) có khuynh-hướng nghiêng về phương Tây, một khi nó ngã, đỗ, chắc-chắn là sẽ ngã, đỗ về phương TÂY (tức là Tây phương Cực-Lạc) vậy.

Cho nên:

Người Tu theo TỊNH-ĐỘ thì bắt-buộc phải:

– Lòng ‘TIN” quý ở nơi SÂU.

– Lòng “CHÍ-NGUYỆN” quý ở nơi THA-THIẾT.

Do vì “TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT” như vậy, cho nên:

Tất cả PHÁP của ngoại-đạo, Tà giáo (của các tôn-giáo khác) không thể nào làm cho TÂM Ta bị lay-động.

Tất cả cảnh duyên khác như là SẮC (đẹp) TÀI, DANH, LỢI…..SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC (dục), PHÁP không thể nào LÔI KÉO TA ĐƯỢC.

Đời nầy các người Tu theo TỊNH-ĐỘ, nên phải hiểu thêm nữa rằng :

1/- Dù cho các bậc THÁNH trong bốn quả (là Tu-đà-Hoàn, Tư-đà-Hàm, A-na-Hàm, A-la-Hán).

Hoặc là:

2/- BỒ-TÁT ở giai-vị TRỤ (Thập trụ Bồ-Tát)

3/- 4/- 5/- (xin coi lại THP số 69 có giải thích)

Bởi vì:

Đã quyết chí Tu TỊNH-ĐỘNiệm A-DI-ĐÀ PHẬT rồi, cho nên : Không thể trái với lời NGUYỆN

Người Phật-Tử tu Tịnh-Độ nào, giữ vững TÂM mình như vậy, thì mới xứng-đáng được gọi là : TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT vậy.

Dùng lòng “TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT” nầy mà NIỆM PHẬT, thì :

“TỊNH-NGHIỆP” SẼ MẠNH VÀ DẦN-DẦN “THÀNH-THỤC” (Thành-tựu) rồi,

Ắt nhiên: – “DUYÊN NHIỄM” nơi cõi TA-BÀ KHỔ nầy phải “DỨT”.

Và như thế thì:

Lúc lâm-chung dù cho có muốn : Cảnh Luân-hồi trong sáu nẻo hiện ra

Hoặc là: – Cảnh TỊNH-ĐỘ và CÔNG-ĐỨC NIỆM “A-DI-ĐÀ” chẳng hiện-tiền cũng “KHÔNG THỂ ĐƯỢC”.

Nhưng, sức TÍN, NGUYỆN sâu, thiết ấy, lúc bình thường phải luôn rèn-luyện cho “THÀNH”, đến khi Lâm-chung mới khỏi : BỊ LẠC VÀO TRONG NẺO KHÁC

Người học Phật chúng ta phải biết rằng. Nếu :

1. “TÂM” mình đã hay “TẠO NGHIỆP” được.

Thì:

2. “TÂM” mình chắc-chắn là cũng có thể “CHUYỂN NGHIỆP” được.

Và rằng:

3. “NGHIỆP” đã do “TÂM” (mình) tạo ra rồi.

Thì:

4. Cũng có thể tuỳ theo “TÂM” mình mà chuyển (đổi) được.

Cho nên:

5. Chúng ta cần phải nên TU TỊNH-ĐỘ (tức là Niệm PHẬT) để làm phương-tiện “CHUYỂN NGHIỆP” là như vậy.

Còn nếu như:

6. “TÂM” của mình mà không “CHUYỂN NGHIỆP” được.

Thì:

7. “TÂM” của mình sẽ bị “NGHIỆP” trói-buộc.

Bởi vì nếu như mà:

8. “NGHIỆP”của mình đã tạo mà không chuyển theo “TÂM” được.

Thì đương-nhiên là: Có thể trói-buộc được “TÂM”.

Nhưng người học PHẬT chúng ta vì có học hỏi giáo-lý và được bậc “Minh-sư” dẫn-dắt,

nên Ta biết rằng:

9. Ta phải dùng “TÂM” (tức là tu TÂM) như thế nào mới có thể:

CHUYỂN ĐƯỢC NGHIỆP

(Từ NGHIỆP xẤu ác thành ra NGHIỆP LÀNH tốt)

Đó chính là điều:

10. Phải Tu và giữ TÂM cho “HỢP VỚI ĐẠO-ĐỨC” và “HỢP VỚI PHẬT” vậy.

Còn :

11. Làm sao mà bị “NGHIỆP” trói-buộc được “TÂM” ‌

Ấy là:

12. Không chịu hồi tâm SÁM-HỐI và chân-thật tu-hành theo lời PHẬT, TỔ dạy, cứ để TÂM mình cứ chạy theo các cảnh NGŨ-DỤC (tài, sắc, danh, thực (ham ăn uống), THÙY (ham mê ngủ). LỤC TRẦN (SẮc, thanh, hương, vị, xúc (chạm (tức là sự xúc-dục (giữa nam-nữ), pháp).

Cứ bình-tâm lại mà nói thì BĐĂNG nhận thấy một điều rõ-ràng và chắc-chắn là:

TẤT CẢ CẢNH-GIỚI (AN-VUI, HOẠN-NẠN…) HIỆN NAY,

Cùng với:

TẤT CẢ QUẢ-BÁO (Buồn, vui, sướng, khổ…) VỀ SAU

Thảy đều :

Do ‘NGHIỆP” chiêu-cảm ra,

Và:

Do “TÂM” mà HIỆN ra hết cả.

Điều nầy thì các Liên-hữu và Quý đồng nhân học PHẬT, nếu dùng TÂM  CHÁNH TRÍ suy-nghĩ ra ắt sẽ thấy rõ-ràng :

Và bởi vì: Do “NGHIỆP” CẢM….cho nên các QUẢ-BÁO đến, đều có nhất định.

Tại sao?‌

Bởi vì: NGHIỆP BUỘC ĐƯỢC TÂM

Đây gọi là: – Ngu mê, chưa tỉnh-ngộ.

Nếu có Phật-tử hay bất cứ người Học PHẬT nào đang lúc bị vào cảnh “NGHIỆP” buộc được “TÂM” và “QUẢ BÁO” đến theo chiều nhứt-định, mà bỗng-nhiên :

– Người đó phát được TÂM rộng lớn.

– Tu-hành chơn thật, TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT.

Thì: – “TÂM” CỦA NGƯỜI ĐÓ SẼ CHUYỂN ĐƯỢC “NGHIỆP”.

Thì đương-nhiên là nhờ như vậy mà : QUẢ-BÁO ấy tuy “ĐỊNH” mà trở thành “BẤT ĐỊNH”.

Nói rộng ra thì :

Nếu như người HỌC PHẬT, Kẻ TU-HÀNH nào mà nửa chừng “THỐI LUI đại TÂM”.

Từ bỏ lòng “TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT”, tu-hành sút kém hơn lúc “lập Tâm” ban đầu, trong “TÂM” luôn bị (thương, ghét, hơn, thua, tiền, tài, danh, lợi vv….) “Khảo-đảo, muộn-phiền”…!!

Thì: – “NGHIỆP” SẼ TRỞ LẠI BUỘC ‘TÂM”.

Vì vậy:

“QUẢ-BÁO” từ “BẤT ĐỊNH” mà thành ra “ĐỊNH”.

(Chúng ta đã chí công “NIỆM PHẬT” tu-hành từ bấy lâu nay….“Toà SEN” ở Cực-lạc của TA đã “NỞ” sáng-rực…. Giờ trong “TÂM” bị phiền-não…rồi. Thì đương-nhiên ở Cực-Lạc “TOÀ SEN” tươi sáng của TA nay đã bị “TÂM” (đen, xấu, phiền-não) “ĐỐT” cháy rụi hết cả rồi !!) Đây là trường-hợp đáng buồn, đáng tiếc lắm ư !!!

BẢO-ĐĂNG và ngay cả Thầy Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG luôn thành-tâm khấn-nguyện và cầu mong cho tất cả các PHẬT-TỬ, Bổn Đạo xa, gần được vào trong cảnh :

“TÂM” mình sẽ chuyển được “NGHIỆP”.

Và:

“QUẢ-BÁO” tuy định mà sớm thành ra “BẤT ĐỊNH”.

Mong mỏi lắm vậy thay,

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT

Nguyện xin Từ-bi gia-hộ cho tất cả các người con PHẬT (Phật-tử), luôn được “MINH-TÂM, KIẾN-TÁNH”, LẬP TÂM (Bồ-Đề) kiên-cỐ….dù cho đứng trước mọi hoàn-cảnh nào….cũng không bao giờ “ĐỔI TÂM”“THỐI CHÍ”, hay khởi lên một “NIỆM” nào “BẤT CHÁNH” đối với “TAM-BẢO”…..mà bỏ đi đường “TU” của mình đã dầy công Tu-tập từ bấy lâu nay….hầu khỏi bị “LẠC” vào “MA ĐẠO”.

Trân-trọng,

Bồ-Tát Giới BẢO-ĐĂNG
(cẩn chí)