THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ BẬC TRƯỞNG LÃO?
(Thư Học Phật Số 40)

Sa môn THÍCH HẢI QUANG

 

  1. Thế nào là bậc trưởng lão theo đúng như pháp của đạo Phật
  2. Thế nào là bậc trưởng lão theo thông nghĩa thế gian

* * *

(Trả lời cho Phật tử HUỆ TỊNH, Oakville – Canada.)HỎI:

Bạch Thầy, thế nào được gọi là bậc TRƯỞNG LÃO đúng theo “như PHÁP”?

ÐÁP:

Ðúng theo “Như Pháp” tức là sự hiểu biết đúng theo “nghĩa lý thâm sâu” trong những lời của PHẬT, TỔ… dạy qua các Kinh luận để lại.

Chớ:

Chẳng phải là hiểu theo “thông nghĩa” (nghĩa thông thường mà người đời hiểu biết qua trí thông minh của thế gian – (tức là hiểu theo lối “Thế trí biện thông”) đâu.

Nay vì thuận theo câu hỏi, cho nên Tôi cũng xin được đúng theo “như pháp” mà giảng giải qua về hai chữ “TRƯỞNG LÃO” ở trong đạo PHẬT của chúng ta.

Vậy thì hai chữ “TRƯỞNG LÃO” đây, nếu hiểu đúng theo “như pháp” thì đó là chỉ cho những bậc tu hành nào đã được chứng đạo (tức là được nhập vào trong dòng THÁNH SỐ 1, tối thiểu cũng phải từ quả vị Tu Ðà Hoàn trở lên.

(Phụ chú:

Chớ còn các bậc tu hành nào mà chỉ có chứng đắc được các loại “phàm phu Thiền định” – (Tức là tu đắc được: TỨ THIỀN của cõi SẮC GIỚI và TỨ ÐỊNH của cõi VÔ SẮC GIỚI) thì không được dự phần vào Như Pháp Nghĩa của hai chữ TRƯỞNG LÃO nầy.

Người học PHẬT PHÁP rất cần phải nên nhớ biết rõ như vậy).

Vì có các “Pháp nghĩa” như thế, cho nên:

Nói TRƯỞNG LÃO (trên) đây tức là nói đến bậc THÁNH TĂNG.

Chớ chẳng phải là:

Nói đến các vị phàm Tăng lớn tuổi, tu lâu năm, cao hạ… của thế gian đâu.

Các bậc “NHƯ PHÁP TRƯỞNG LÃO” nầy chính là những THÁNH TĂNG nằm trong TAM BẢO, PHƯỚC ÐIỀN của tất cả chúng sanh trong 3 cõi (DỤC, SẮC, VÔ SẮC), rất đáng được cho mọi người, mọi giới, mọi loài, mọi cõi…. “TƯỞNG NIỆM” đến vậy.

Tại sao?

Bởi vì, ngoài việc đầy đủ “PHƯỚC ÐIỀN” ra, thì quý NGÀI ấy còn có thêm các “Thánh Hạnh” phi thường khác nữa, đó là giáo hóa và đoạn trừ được các phần “Kiết sử” 2

của chúng ta.

Vì chúng ta như kẻ bệnh nhân.

Còn:

Quý bậc Như Pháp TRƯỞNG LÃO nầy thì cũng như là người coi sóc về trị liệu vậy.

Vả lại:

Quý bậc “Như Pháp TRƯỞNG LÃO” nầy lại còn có thêm vô lượng giới tụ, vô lượng Thiền định, trí huệ đầy đủ, đức hạnh không thể nào đo lường được.

Cho nên:

Quý Ngài “NHƯ PHÁP TRƯỞNG LÃO” đây rất xứng đáng nhận được các sự cung kính, cúng dường của tất cả Nhơn, Thiên trong ba cõi.

Ðến đây vì muốn cho được rõ nghĩa hơn, Tôi xin kể ra một câu chuyện để chứng minh cho các phần vừa mới được luận đến ở trên.

Như sau:

Lúc PHẬT còn tại thế…

1/- Có một ông Trưởng giả (người giàu có lớn) nọ, rất nhiều lòng tin tưởng và kính quý ở nơi chư Tăng.

Vì thế cho nên một hôm ông đến Tịnh xá Kỳ hoàn bạch cùng với vị Tăng Tri sự (người quản lý hết mọi chuyện trong chúng Tăng) rằng :

2/- Bạch TRƯỞNG LÃO,

Nay Tôi xin theo thứ bậc ở trong Ðạo (từ trên hạ, TRƯỞNG LÃO về nhà cúng cơm, dần dần cho đến các vị Sa di nhỏ tuổi………

3/-

Bửa ấy, đúng theo thứ lớp thì đến phiên các vị Sa di nhỏ tuổi được phân phát đi thọ thực ở nhà vị Trưởng giả ấy.

Nhưng: Vị Tăng Tri sự ngăn lại không cho đi (mặc dù đã đến ngày và đúng theo thứ lớp).

4/- Các Sa di mới hỏi : Chẳng hay có lý do gì mà Sa di không được đi thọ thỉnh hôm nay ?

Vị Tăng Tri sự đáp : Vì thí chủ ấy không vui khi phải thỉnh và cúng dường các vị Sa di trẻ tuổi.

Bèn nói lên bài kệ rằng:

“Râu tóc trắng như tuyết,
Răng rụng, da thịt nhăn.
Hình thể suy, lọm khọm,
Ði chống gậy lưng gù.
Người như vậy TRƯỞNG LÃO.
Ta mới nên vui thỉnh”

…………..

5/- Song các bậc Sa di nầy, tuy là tuổi còn trẻ mà đều đã chứng được thánh quả A La Hán rồi.

(Phụ chú:

Lúc PHẬT còn tại thế, đa phần người tu đều chứng thánh quả hết, cho nên có những bậc tuổi còn trẻ mà đã sớm đắc được quả vô sanh rồi.

Còn đời nay, vì là thời Mạt pháp cho nên : “Ức ức nhơn tu hành, hãn nhứt đắc đạo”…

(Ức ức (100.000 x 100.000) người tu hành, song không có được nhứt một kẻ nào đắc đạo hết).

6/- Vừa nghe vị Tăng Tri sự nói lời ấy xong, thì các bậc “Sa di Thánh nhơn” nầy liền từ nơi Toà ngồi đứng lên, như một con sư tử đang nằm mà bị đánh vào đầu vậy, nói lời kệrằng:

Thiện tín người vô trí,
Thấy hình, không thấy đức.
Vì thế cho nên chỉ,
Lấy người già, gù, đen
Mà bỏ người ít tuổi.

7/- Vả lại, đức NHƯ LAI Ðại sư đã có vì Tứ chúng mà chỉ rõ đâu là “Tướng tôn quý, tươi cao” rồi, qua bài kệ như sau:

Phần NGHĨA của TRƯỞNG LÃO,
Chẳng cần lấy tuổi cao.
Ốm gầy râu tóc bạc,
Dáng đi gù run rẫy.
Bề ngoài tướng tuy già,
Nhưng bên trong không ÐỨC.

*

Những ai chứng thánh quả,
Xả bỏ các triền phược.
Tịnh tiến tu phạm hạnh,
Nhập vào dòng THÁNH SỐ.
Ðã lìa tất cả pháp,
ẤY GỌI LÀ TRƯỞNG LÃO.

8/- Kế đó, các Sa di Thánh nhơn nầy liền đúng theo như Pháp mà nói rằng:

Nay chúng ta không nên xem xét đến phẩm lượng thấp, cao, hèn, kém… của các thí chủ, mà chỉ nên dùng lòng bình đẳng chứng nhận phần “phát tâm” của Ðàn naThiện tín mà thôi :

Ðoạn nói lời kệ rằng:

Trong các lời ngợi khen,
Cùng những lời mắng nhiếc.
chúng ta vẫn xem đồng 3,
Chẳng có tâm thương ghét.

*

Nhưng vị thí chủ nầy,
Nói lời huỷ PHẬT PHÁP.
Chẳng nên không dạy bảo,
Kẻo họ vướng lỗi sâu.

*

Vậy nên mau đến nhà,
Lấy nghĩa đúng Như Pháp.
Mà khuyến bảo cho người,
Nếu nay Ta chẳng dạy
Thì tội nghiệp kẻ kia,
Phải đọa ba đường ác.
Vì tội báng THÁNH TĂNG,
Lòng Từ sao bỏ được ‌

9/- Nói kệ xong, tức thời các Sa di THÁNH TĂNG ấy nhập vào trong ÐỊNH, dùng thần thông lực, tự biến thân mình thành ra các ông già, râu tóc trắng như tuyết, lông mày bạc dài rũ xuống che cả mắt, da dẻ nhăn nheo như sóng gợn, lưng gù như cánh cung, hai tay chống gậy, run rẩy mà đi, trông tựa như cây liễu yếu theo chiều gió mà lay động, đến nhà vị Trưởng giả ấy, theo thứ lớp mà khất thực.

10/- Vị Trưởng giả tử ấy vừa trông thấy cácNGÀI TRƯỞNG LÃO như thế, thì trong dạ rất vui mừng, liền cung kính đón tiếp vào nhà, mời ngồi trên toà cao và sửa soạn đồ tứ sự cúng dường…

11/- Các “TRƯỞNG LÃO BIẾN HOÁ” nầy lên toà ngồi xong, liền hoàn lại nguyên hình Sa di niên thiếu. Trưởng giả tử trông thấy, lòng cực kỳ kinh sợ, chắp tay đọc kệ hỏi rằng:

Mới vừa tướng TRƯỞNG LÃO,
Da nhăn râu tóc bạc.
Ði đứng muốn mõi mòn,
Dường liễu gầy trước gió.
Cớ sao bây giờ lại,
Hoàn thân tướng thiếu niên !
Như uống thuốc cam lồ,
Việc nầy do sao vậy?

12/-

Các Sa di THÁNH TĂNG nói:

Nầy Trưởng giả,

Ông chớ nên kinh sợ, chúng tôi đây chẳng phải là ma quỷ hoặc phi nhơn….chi đâu, mà chính là chư Tăng vậy.

Bởi vì thấy Ông muốn đánh giá, suy lường (bậc thánh) Tăng một cách sai lầm, không đúng theo “Như Pháp”, e cho Ông mang lỗi khinh báng TAM BẢO mà phải bị đoạ, cho nên vì lòng Từ Bi mà phương tiện biến hoá ra như thế.

Nầy Trưởng giả,

Ông nay nên biết rằng không thể nào dùng “Tâm phàm phu” nhỏ hẹp mà suy lường Thánh chúng được. Ðức NHƯ LAI Ðại sư đã có dạy rằng:

Ví như lấy lông muỗi,
Mà đem đo đáy biển.
Việc ấy quyết chẳng được,
Tất cả hàng Trời, Người.
Không thể nào lường đặng,
Công hạnh của THÁNH TĂNG.
TĂNG lấy CÔNG ÐỨC quý,
Còn không phân biệt được.

*

Mà nay ngươi lại lấy,
Tướng mạo cùng năm tuổi.
Ðể so lường đại đức,
Việc ấy vốn lầm to.
Phải biết đạo lớn nhỏ,
Cao thấp do bởi TRÍ,
Cùng Thánh Hạnh tu trì,
Chớ chẳng phải tuổi Già.

*

Có TRÍ cùng tinh tiến,
Ðức hạnh Tâm thanh tịnh.
THÌ TUY NHỎ MÀ GIÀ,
Còn các kẻ bợn nhơ.
Biếng lười Tâm dua vạy,
trí huệ đức hạnh không.
Rỗng lòng chẳng chứng quả,
THÌ TUY GIÀ MÀ NHỎ.

13/-

Ông nay dùng phàm Tâm phàm phu có hạn hẹp mà bình phẩm cùng đánh giá chư Tăng, đó là có lỗi lớn, ví như có kẻ muốn lấy ngón tay mà đo lường đáy biển lớn.

Việc ấy chỉ làm trò cười cho bậc trí giả mà thôi.

14/-

Ông há không nghe lời Phật dạy rằng:

Có 4 sự việc tuy nhỏ mà KHÔNG THỂ KHINH THƯỜNG ư ‌

Ðó là:

a. Thái tử tuy là còn nhỏ tuổi mà quyết định sẽ được làm Vua.

Việc ấy KHÔNG THỂ KHINH

b. Con rắn độc tuy nhỏ, mà nọc của nó quyết định giết chết được người.

Việc ấy KHÔNG THỂ KHINH

. Ngọn lửa tuy nhỏ, nhưng có thể đốt cháy được núi rừng.

Việc ấy KHÔNG THỂ KHINH

d. Sa di tuy nhỏ nhưng chứng được quả thánh, đầy đủ thần thông.

Việc ấy KHÔNG THỂ KHINH

15/- Lại nữa, còn có 4 thứ người như quả “AM LA”:

– Ngoài xanh mà trong chín,
Ngoài chín trong cũng chín.

– Ngoài xanh trong cũng xanh,
Ngoài chín trong cũng chín.

Ðệ tử của PHẬT cũng giống y như thế.

Nghĩa là:

a. Có người đầy đủ được “THÁNH CÔNG ÐỨC”.

Mà: Oai nghi và lời nói không giống người lành.

b. Có người Oai nghi và lời nói giống người lành.

Mà: “THÁNH CÔNG ÐỨC” chưa thành tựu.

c. Có người Oai nghi và lời nói không giống người lành.

Mà: “THÁNH CÔNG ÐỨC” cũng không thành tựu.

d. Có người Oai nghi và lời nói giống như người lành.

Mà: “THÁNH CÔNG ÐỨC” cũng (đã) thành tựu.

Cớ sao nay Ông không nghĩ nhớ đến lời dạy ấy, mà lại (còn muốn dùng Tâm phàm phu để) đánh giá chư Tăng.

Nếu Ông muốn huỷ nhục (Thánh) Tăng, đó là có lỗi lớn và tự hủy diệt mình vậy.

– Việc đã qua thì ngay bây giờ không còn tồn tại (vì “quá khứ bất khả đắc”).

– Nay hiện tại đây Ông nên phát tâm lành, trừ bỏ các điều nghi hối (nghi ngờ và hối hận) mà nghe Ta nói “Kệ”:

Thánh chúng không thể lường,
Khó lấy tướng bên ngoài.
Cùng Oai nghi để biết,
Lại cũng không thể lấy.
Dòng họ sang hoặc hèn,
Không thể lấy học nhiều.
Hay khốn cùng thất học.
Không thể lấy oai đức,
Hay tiều tuỵ dung nhan.
Không thể lấy nghiêm dung,
Cùng luận bàn biện nói…
Mà suy lường bậc Thánh.

*

Thánh chúng như đại hải,
Công đức rất thẳm sâu.
PHẬT lấy vô lượng việc,
Tán thán đến chúng Tăng.
Bố thí dầu lượng ít,
Mà được quả báu to.

*

Vì thế hàng Thiện tín,
Phải nên cúng dường Tăng.
bình đẳng chớ phân biệt,
Ðâu là già hoặc trẻ.
Ðâu là Kẻ đa văn,
Ðâu là kẻ sáng tối.
Bởi chư Tăng là Bảo,
Ðứng vào hàng thứ Ba.

*

Như người giữ rừng cây,
Tâm không hề phân biệt.
Cây y lan, chiêm bặc,
Cây hèn kém tát la.
Nếu ông muốn niệm Tăng,
Phải dùng Tâm như vậy.
Chớ chẳng nên đem lòng,
phân biệt của phàm phu.
Mà đo lường bậc Thánh.

*

Ngài Ma ha Ca Diếp,
Lúc mới vừa xuất gia.
Ðược cúng dường áo nạp,
giá trị mười vạn lượng.
Vàng ròng thắng diệu nhất,
Mà còn xả bỏ hết.
Tu hạnh khổ đầu đà,
Mặc y áo hạ tiện.
Trông như người hành khất,
Ðầy thô tệ mà là:
THƯỢNG NHƠN TRONG BA CÕI.

*

Trong hàng ngũ chư Tăng,
Thánh chúng cũng như vậy.
Hạnh như Ngài Ca Diếp;
Nhận của Kẻ cúng dường,
Nghèo cùng hèn hạ nhất.
Ðể ban đến cho họ,
Ruộng phước lớn về sau.

*

Chúng Tăng trong biển lớn,
Ðầy các khổ nổi trôi.
Kết giới làm thuyền to,
Qua đến bên bờ giác.
Nếu như Tăng phá giới,
Phật nói các kẻ ấy.
Chẳng ở vào số Tăng
Ví như đại hải kia,
Không dung chứa thây chết.4

16/- Trưởng giả tử ấy nghe xong lời pháp nhũ và thấy sức thần thông của các Sa di, lông tóc trên mình dựng đứng lên vì sợ, cung kính chắp tay bạch rằng:

Các Thánh nhơn.

Con nay xin sám hối. Bởi vì là kẻ phàm phu, Tâm thường mang tội lỗi. Con nay có chút nghi, xin cho được thưa hỏi. Bởi vì nếu như không thỉnh hỏi thì rốt lại ngu vẫn hoàn ngu.

Ðoạn nói kệ rằng:

Ðại đức đã nhập Thánh,
Con nay duyên được gặp.
Nếu như chẳng thỉnh hỏi,
Thì ngu ở trong ngu.

17/-

Các “Sa di TRƯỞNG LÃO” bảo : Ông muốn hỏi chi thì cứ hỏi, Ta sẽ nghe kỹ và giải đáp cho.

18/- Trưởng giả nói:

a. Nếu có người đối với PHẬTBảo, dùng Tâm thành kính, trân trọng mà cúng dường.

So với Kẻ:

b. Ðối với TĂNG BẢO, cũng dùng Tâm thành kính, trân trọng mà cúng dường.

Như vậy:

THÌ PHƯỚC NÀO THẮNG HƠN.

……………………

19/- Các “Sa di TRƯỞNG LÃO” dùng “KỆ” đáp rằng:

Nếu người ái kính PHẬT,
Cũng nên ái kính TĂNG.
Chẳng nên sanh phân biệt,
Ðâu hơn kém làm chi.
Vì ÐỒNG LÀ “BẢO” CẢ.

…………….

(Phụ chú:

Bài kệ trên đây là nói về TAM BẢO (PHẬT, PHÁP, TĂNG) lúc còn ở trong hai thời kỳ CHÁNH PHÁP và TƯỢNG PHÁP khi xưa.

Chớ còn như TAM BẢO thời nay, trong buổi Mạt pháp nầy, (tức là gồm cả kỳ Ða Văn Kiên Cố, Tháp Tự Kiên Cố,  Ðấu Tranh Kiên Cố) thì như Tổ thứ 11 của Tịnh Ðộ Tông là Ngài THIỆT HIỀNÐại sư đã có lời rằng :

Thời nay thì:

– Tà chánh chẳng phân, (khó thể nào phân biệt được đâu là chơn tăng, đâu là giả tăng)…

– Thị phi lẫn lộn,

– Tranh đua nhơn ngã,

– Ðeo đuổi lợi danh.

Cho nên:– TAM BẢO chẳng còn (nguyên) thiệt nghĩanữa.

– Suy tàn tồi tệ, không nỡ thốt lời !

– Nghĩ đến đây, khó cầm giọt lệ…

Do thế cho nên:

Hàng TĂNG BẢO thời nay chẳng thể nào dám đứng ra “đương danh” theo như “ý” của bài “KỆ” trên được cả.

…………………

Qua lời hỏi về “Thế nào là bậc TRƯỞNG LÃO” đúng y Như Pháp của đạo hữu, thì Tôi đã vắn tắt giải đáp rồi.

Xin hãy tạm thời đọc và hiểu cho như vậy.

Tuy nhiên nếu như chỉ đến đây là chấm dứt phần giải đáp thì e rằng chưa được trọn nghĩa lắm chăng ‌?

Vì thế mà Tôi xin thêm vào phần phụ lục về việc:

THẾ NÀO LÀ TRƯỞNG LÃO Theo thông nghĩa của thế gian ?

nữa, để cho riêng đạo hữu và chung đến chư hiền tu học PHẬT PHÁP được rộng thêm đường kiến giải :

Theo như “nghĩa thông thường” mà đại đa số người đời hiểu thì hai chữ “TRƯỞNG LÃO” đây là dùng để chỉ cho các vị TĂNG lớn tuổi, tu lâu năm, cao hạ (tuổi đạo nhiều) ở trong đường đạo.

Ðó là các bậc Thượng Tọa hay Hoà Thượng tuổi ÐỜI cũng cao mà tuổi HẠ cũng nhiều vậy (gọi là Lão Hoà Thượng hay là Ðại Lão Hoà Thượng).

(Phụ chú:

Như lời nhắn gởi trước Ðại chúng của một vị Ðại Lão Hoà Thượng (rất “khả kính”) rằng:

Qúy Huynh đệ “Ðừng ham cho người ta xưng gọi mình là “Ðại Lão Hoà Thượng” làm chi.

Bởi vì:

Mới nghe qua thì “danh xưng” đó rất lấy làm hân hạnh (đối với các kẻ tu hành nào mà TÂM còn ham thích nơi DANH).

Nhưng đến chừng suy nghĩ cho kỹ lại thì :

Càng được gọi là Ðại Lão Hoà Thượng nhiều bao nhiêu thì càng mau chết bấy nhiêu mà thôi. (Vì già khú cú đế rồi).

* * *

Vì thế mà gần như tất cả hàng Nam Nữ Phật tử thời nay đều cung kính xưng tặng đến các bậc tu hành lâu năm, lớn tuổi già cả, cao HẠ, bằng một danh xưng là TRƯỞNG LÃO (bất kể đến phần thực tài, thực hạnh, hay trí huệ, v.v… chi cả).

Trong đạo (PHẬT của Ta) thì có được 2 loại TRƯỞNG LÃO, đó là:

1/- Xuất gia niên kỹ TRƯỞNG LÃO:

Ðây tức là hạng bậc TRƯỞNG LÃO “sống lâu lên lão làng” (như vừa nói ở trên).

(Phụ chú:

1- Nếu như là Phật tử ở trong đường tu hành may mắn gặp nhằm được vị “Xuất gia niên kỹ TRƯỞNG LÃO” nào mà thông hiểu kinh điển, giáo lý, có khả năng dạy đạo, truyền đạo (hoằng pháp) và dẫn dắt các hàng Hậu học tu hành thì chẳng nói làm chi.

Vì trong thời buổi Mạt pháp nầy mà có được người Xuất gia như thế thì cũng qúy hóa lắm rồi.

Còn nếu như :

2- Lỡ gặp nhằm hạng Xuất gia “sống lâu lên lão làng” nào mà dốt nát, không thông hiểu chút chi về kinh điển, giáo lý…..lại chẳng có khả năng dạy đạo, truyền đạo và dắt dẫn hàng hậu lai tu học….chi cả…..

Với lại tánh tình còn thêm kiêu căng, làm phách, bắt lỗi, bắt phải (vì ỷ mình tu lâu năm, cao Hạ) thì “rủi ro” chẳng biết bao nhiêu – (như lời của Tổ QUY SƠN đã từng rầy trách sau đây):

  1. giáo lý vị thường thố hoài. Huyền đạo vô nhơn khế ngộ.
  2. Cập chí niên cao, lạp trưởng. Không phúc cao Tâm.
  3. Bất khẳng thân phụ lương bằng. Duy tri cứ ngạo.
  4. Toại thành sơ dã, xúc sự diện tường.
  5. Hậu học tư tuân. Vô ngôn tiếp dẫn.
  6. Túng hữu đàm thuyết. Bất thiệp điển chương.
  7. Hoặc bị khinh ngôn. Phản trách hậu sanh vô lễ.
  8. Tài tương giác sát. Tiện ngôn “ngã thị sơn Tăng”.
  9. Nhơn ngã cống cao. Khi áp Hậu học.
  10. Toại sử nhứt sanh không quá. Hậu hối vô truy.
  11. Triển chuyển luân hồi. Hà thời hưu tức.

(Nghĩa là ):

  1. Kẻ (ấy tuy là tu lâu năm, nhưng mà) không thường học hỏi kinh điển, giáo lý….gì hết.
    Cho nên chẳng thể nào hiểu được ý chỉ thâm sâu của (những lời) PHẬT dạy.
  2. Mãi cho đến lúc tuổi cao, HẠ (lạp) lớn rồi. Mà bụng vẫn trống trơn (dốt nát), nhưng lòng cứ cho Ta đây là hay giỏi !
  3. Không chịu gần gủi bạn lành (để được nhắc nhở) mà tánh nết lại còn thêm cao ngạo.
  4. Không thèm kết thân với một ai (thiện hữu) hết. Gặp việc thì ngồi ngó mặt vào vách tường (sợ lộ cái dốt của mình ra – (khi bị người hỏi đến).
  5. Hàng Hậu học có hỏi về kinh pháp….
    Thì không biết lấy lời chi ra mà dạy bảo, đối đáp (vì dốt nát kinh sách).
  6. Như bị kẹt (túng cùng) quá, ráng nói lên vài lời khai thị. Thì lại không nhằm vào điển chương, kinh sách gì ráo !
  7. Lở bị (các hàng hậu sanh) bất mãn, nói lời khinh dễ. Thì trách ngược lại tụi bây (là hậu sanh) sao mà vô lễ với Ta là người lớn.
  8. Bạn bè (cùng tu với nhau) có khuyên nhắc (nên gắng học hỏi thêm kinh điển)... Thì ngoe nguẩy nói : (Ta là thầy núi đâu cần biết nhiều kinh điển làm chi) !
  9. Chấp Ta, chấp người, lòng đầy nhơn ngã, kiêu ngạo. Ðàn áp, la rầy, trách mắng, khinh thường hàng Hậu học.
  10. Luống uổng một đời người (tu hành) trôi qua vô ích, chẳng làm nên được việc gì cả. Sau (già) có hối cũng chẳng còn kịp nữa !
  11. Chừng đó (chết rồi) ắt phải bị chìm nổi trong sáu nẻo luân hồi. Biết bao giờ mới thoát ra khỏi được.
* * *

Thời buổi Mạt pháp ngày nay, các hàng TRƯỞNG LÃO thuộc về hạng dốt nát “sống lâu lên lão làng” nầy, có đầy dẩy khắp mọi nơi trong đạo, dùng hình tướng TĂNG (hoặc NI)mà dối thế, gạt đời. tội nghiệp thay cho hàng Phật tử nào muốn học đạo hoặc tu hành mà phải gặp nhằm các loại TRƯỞNG LÃO nầy).

* * *

2/- GIỚI ÐỨC TRƯỞNG LÃO:

Ðây tức là nói đến các BẬC Xuất gia nào đã hội đầy đủ được phần:

Giới đức thanh tịnh.

Và:

Thấu đạt được CHÁNH PHÁP.

(Phụ chú:

Ðiều nầy có nghĩa là:

Vị Xuất gia ấy là Người đã tự điều phục được cả hai phần THÂN và TÂM của mình rồi.Tức là:

– Về THÂN thì xa lìa được 3 việc SÁT SANH, TRỘM CẮP, TÀ DÂM.

– Về TÂM thì xa lìa được 3 việc THAM LAM, SÂN HẬN, SI MÊ.

Vì thế cho nên đây là một bậc Xuất gia chơn chánh tu hành và đã chứng được thánh quả giải thoát, hoặc Nhập vào trong dòng Thánh rồi vậy.)

Bậc “GIỚI ÐỨC TRƯỞNG LÃO” nầy thì:

– Không cần phải có tuổi cao, tác lớn.

– Không cần phải tu lâu năm, cao hạ.

– Không cần phải “sống lâu lên lão làng”… chi cả.

Mà ngược lại:

Có khi tuổi còn rất trẻ (từ 7, 8… cho đến 20 hoặc 21… là thường).

Hoặc:

Có khi vừa mới được Xuất gia (xong)

(Bằng vào phương cách “THIỆN LAI TỲ KHEO” (Lành vậy thay, TỲ KHEO, hãy đến đây) mà PHẬT đã đích thân truyền.)

(Phụ chú:

Pháp Xuất gia và truyền giới “THIỆN LAI TỲ KHEO” nầy duy chỉ có độc nhứt là do Ðức PHẬT tự thân TRUYỀN đến cho những Bậc Xuất gia nào mà bằng vào PHẬT NHÃN, PHẬT thấy biết rõ ràng rằng:

a. Người đó ngay trong hiện đời (sau khi Xuất gia xong) chứng được thánh quả A La Hán.

b. Thân tứ đại của người đó là “Tối hậu sắc thân” (tức là Thân Tứ Ðại đang mang đó là Thân sau cùng, sau khi bỏ Thân ấy rồi (chết), vĩnh viễn không còn thọ lại bất cứ Thân sanh tử nào khác ở trong 3 cõi nữa).

Các bậc “GIỚI ÐỨC TRƯỞNG LÃO” nầy duy chỉ có hàng Thánh giả (từ quả vị Tu đà hoàn trở lên cho đến A La Hán, Bồ Tát, PHẬTmới có đủ “đạo nhãn” biết được mà thôi, chớ còn :

Hàng nhục nhãn phàm phu (như chúng ta đây) không thể nào hiểu thấu đến được.

Xin kể ra một câu chuyện dưới đây để làm dẫn chứng (cho phần vừa mới được luận ở trên).

Như sau:

Lúc PHẬT còn tại thế, và ngự tại Tịnh xá KỲ VIÊN…

1. Một bữa nọ có đoàn TỲ KHEO gồm 10 vị từ xứ Câu Thi Na đến để yết kiến NGÀI.

2. Lúc mới vào đến Tịnh xá thì nhóm TỲ KHEO nầy được một chú Sa di (chú tiểu) ra xá chào, tiếp rước, và chỉ đường cho đến chỗ PHẬT ngự. Sau khi đảnh lễ PHẬT xong, đoàn TỲ KHEO ấy ngồi lui ra một bên.

3. Khi ấy Ðức THẾ TÔN mới hỏi HỌ rằng:

Từ lúc mới vào cổng Tịnh xá cho đến bây giờ, các Thầy có gặp được một vị Thượng Tọa (tức là TRƯỞNG LÃO) nào vừa rời khỏi nơi đây không ?

4. Các Sa môn ấy đồng thưa rằng:

Bạch Ðức THẾ TÔN, không ạ.

5. PHẬT nói :

Các THẦY thiệt không gặp một ai hết cả sao ?

6. Các Sa môn thưa rằng:

Bạch Ðức THẾ TÔN, chúng con chỉ có gặp được một chú Tiểu, tuổi chưa đầy 20 ra xá chào, tiếp đón và dẫn đường cho chúng con đến đây, đoạn chú ấy kiếu từ và lui gót… mà thôi.

7. PHẬT nói:

Nầy các TỲ KHEO, vị ấy chẳng phải là một chú Tiểu đâu. Ðó chính là Bậc THƯỢNG TOẠ mà Ta muốn nói đến vậy.

8. Các Sa môn thưa rằng:

Bạch Ðức THẾ TÔN, chú ấy tuổi còn trẻ quá mà, cớ sao lại được gọi là THƯỢNG TOẠ ‌

9. PHẬT nói:

Nầy các TỲ KHEO,

NHƯ LAI không gọi bất cứ ai là THƯỢNG TOẠ vì:

– Tuổi cao, tác lớn.

– Vì được ăn trên, ngồi trước.

– Vì xuất thân từ dòng họ quý phái, cao sang,

– Vì thuộc hàng danh gia, vọng tộc… chi cả.

Mà chỉ có Người nào:

– Thấu đạt được CHÁNH PHÁP,

– Giới đức đủ đầy,

– Tâm hằng thanh tịnh,

– Cư xử tốt đẹp với mọi người…

Thì:

TA MỚI GỌI KẺ ẤY LÀ THƯỢNG TOẠ

1. Ðức THẾ TÔN liền nói KỆ rằng :

Dù tuổi cao, mày bạc,
Dù quyền quý cao sang.
Hoặc thế gia, vọng tộc,
Hay ăn trên ngồi trước,
Chẳng thanh tịnh Thân, Tâm.
Tôn xưng là Hoà Thượng,
Hoặc TRƯỞNG LÃO ngôi cao.
DANH SUÔNG chớ ích chi.

*

Những ai thấy CHÁNH PHÁP,
Tự điều phục THÂN TÂM.
Nhập vào trong dòng THÁNH,
thanh tịnh không não hại.
Ấy mới là TRƯỞNG LÃO,
Danh xưng bậc THƯỢNG NHƠN.

(PHÁP CÚ KINH)

(Phụ chú:

Các Phật tử (tại gia hoặc Xuất gia) phải để ý đến điều nầy cho kỹ, hầu tránh khỏi sự lầm lẫn về danh xưng TRƯỞNG LÃO trong đường ÐẠO(PHẬT) và ở ngoài ÐỜI (thế gian).

Ðó là:

1. TRƯỞNG LÃO ở trong đường ÐẠO thì gọi là : Xuất gia Niên kỷ TRƯỞNG LÃO.

(gọi theo thông nghĩa “sống lâu lên lão làng” như đã nói ở trước).

2. Còn TRƯỞNG LÃO ở ngoài đời (tức là người thường nhơn ngoài xã hội tuổi cao, tác lớn có gia đình con cháu đầy đủ…) thì gọi là : Tại gia Niên kỷ TRƯỞNG LÃO.

Hoặc là : thế gian Niên kỷ TRƯỞNG LÃO).

* * *

Người đời (vì không hiểu đạo và cũng chẳng có học đạo) thì thường hay có “quan niệm” (tức là chấp nhứt) rằng:

– Bậc TRƯỞNG LÃO trong đạo chỉ thuần (hoặc phải) là những người nào có tuổi cao, tác lớn.

– Tóc, râu, chơn mày…. gì cũng đều bạc trắng hết…

– Răng rụng, móm mém, hom hem, lọm khọm.

– Ði đứng lụm cụm, da dẻ nhăn nheo, v.v…

Thì:

Kẻ đó mới đích thực là TRƯỞNG LÃO

Chớ Họ :

Không hề học biết đến hạng bậc GIỚI ÐỨC TRƯỞNG LÃO – (trước đã có nói) chi cả.

Như câu chuyện sau đây:

Khi xưa, lúc PHẬT còn trụ thế… tại Tịnh xá KỲ VIÊN…

1. Hôm đó có một vị nữ Bà la môn phát tâm thành kính cúng dường chư Tăng, vì thế nên  mới sắm sanh một buổi lễ Trai Tăng rất là đặc biệt.

Bà nhờ ông Chồng đi đến chỗ PHẬT ngự, thỉnh về nhà cho  bốn vị TRƯỞNG LÃO THÁNH TĂNG để thọ thực.

2. Khi Chồng của  đi rồi, thì ở nhà lòng  rất lấy làm hoan hỉ, vui vẻ. Bà dọn sẳn ra bốn chiếc ghế quý báu và xinh đẹp nhất để chờ rước các quý khách của  đến ngự.

Một hồi lâu…

3. Ông chồng của Bà trở về nhà với bốn vị Sa di mà mỗi ông chỉ mới có được 7 tuổi, thì:

Bà tỏ vẻ hết sức bất bình, tức giận.

(Bốn vị Sa di ấy tên là : SAMKICCAPANDITASOPAKAREVATTA

đều là các bậc Thánh nhơn đã chứng xong quả vị vô lậu (A La Hán) hết cả).

4. Vì quá căm giận, cho nên  ra vào vùng vằng, miệng luôn thốt lên các lời lầm bầm, bất mãn…cũng như bắp rang nổ trên lò than vậy. Bà không chịu mời bốn vị Sa di ấy an toạ trên bốn chiếc ghế quý của , mà chỉ chịu cho (bốn ông ấy) ngồi trên bốn chiếc ghế đẩu nhỏ, thấp kém mà thôi.

5. Ðoạn Bà xây qua rầy Chồng rằng :

Sao Ông dắt về làm chi bốn đứa con nít với số tuổi đời không đáng làm con cháu của Ông như vậy ‌ Ông hãy mau thỉnh về cho tôi một vị THÁNH TĂNG cao niên, già cả đi, thì tôi mới ưng chịu.

Ông Chồng một lần nữa vội vã chạy vào KỲ VIÊN Tịnh xá, gặp nhằm lúc TRƯỞNG LÃO XÁ LỢI PHẤT đang đi ra, Ông mừng lắm, liền cung thỉnh Ngài XÁ LỢI PHẤT ngay……

6. Khi đến nơi rồi thì Ngài XÁ LỢI PHẤT mới hay rằng bốn vị Sa di A La Hán kia vẫn chưa thọ thực được chút chi cả. Ngài liền ôm bình bát không trở về, bởi vì Ngài biết rằng số lượng thực phẩm mà vợ chồng Bà la môn kia dâng cúng chỉ vừa đủ cho bốn vị ấy dùng mà thôi.

7. Không hiểu vì sao mà TRƯỞNG LÃO XÁ LỢI PHẤT lại ra về. Nên một lần nữa,  sai Chồng chạy vào chùa và thỉnh về cho  một vị THÁNH TĂNG TRƯỞNG LÃO khác !

8. Ông Chồng của  vừa vào đến cổng chùa KỲ VIÊN thì gặp nhằm lúc TRƯỞNG LÃO MỤC KIỀN LIÊN đang đi ra. Ông mừng lắm, vội vã cung thỉnh Ngài MỤC KIỀN LIÊN về nhà…

Ðến nơi rồi…

TRƯỞNG LÃO MỤC KIỀN LIÊN trông thấy 4 vị Sa di A La Hán… và Ngài cũng xem xét nhìn biết… y như Ngài XÁ LỢI PHẤT vậy, cho nên Ngài cũng im lặng ôm bình bát không trở ra…

9. Bấy giờ  thí chủ lại càng nổi Sân thêm nữa. Bà thốt to lên những lời giận tức và nói cùng với Chồng rằng :

Tại sao các vị THÁNH TĂNG lại không chấp nhận sự cúng dường của Ta‌?

Vậy thì thôi, Ông hãy mau đến mấy chỗ mà các Thầy Bà la môn đang tu khổ hạnh, rước cho bằng được một vị TRƯỞNG LÃO đến nhà để Tôi cúng dường”.

Trong lòng  đã quyết định điều rằng :
 sẽ gom hết 4 phần phẩm thực kia lại làm một, để chỉ dâng cúng cho một vị Thánh nhơn mà thôi và như vậy thì còn hay hơn là Bố thí cho 4 đứa trẻ con nầy.
Vì thế cho nên đã gần đến giờ Ngọ rồi mà Bà vẫn không chịu cho 4 vị Sa di nhỏ tuổi kia thọ thực !

10. Bốn ÔNG nầy từ sáng đến giờ chưa dùng được món ăn chi cả, nên vẫn ngồi đó mà chịu đói. Nhưng bởi đã đắc được đạo quả A La Hán rồi, vì vậy mà TÂM của bốn Sa di THÁNH TĂNG kia vẫn không chút nào xao xuyến hay bất bình chi cả, mà lại còn tỏ vẻ càng nhẫn nại hơn.

11. Vì đức tánh cao cả của 4 vị THÁNH TĂNG A La Hán mới có bảy tuổi nầy, nên làm kinh động đến cõi Trời. Thiên Ðế THÍCH ÐỀ HOÀN NHƠN của Trời ÐẠO LỢI bỗng nhiên cảm thấy trong lòng bồn chồn, nóng nảy, ngai vàng của Ngài đang ngồinóng đỏ lên như bị lửa đốt.

12. Ngài biết là có chuyện gì quan trọng xảy ra rồi, cho nên liền dùng Thiên nhãn nhìn xuống dương gian, trông thấy ngay là có 4 vị Sa di THÁNH TĂNG đương nhẫn nại ngồi chịu đói trong nhà của vợ chồng người Bà la môn nọ.

Ngài nhất định lập công, bồi đức…

13. Lẹ làng như một người lực sĩ co duỗi cánh tay, Ngài liền hiện xuống dương trần và biến hình thành ra một vị TRƯỞNG LÃO Bà la môn thật già, râu tóc trắng như bạc, lưng gù tợ cánh cung, da nhăn như sóng gợn, hai tay chống gậy, ngồi run rẩy nơi đất trống như cây dương liễu bị cơn gió mạnh thổi đùa… ở chỗ của các vị Bà la môn đang tu khổ hạnh.

14. Khi đó, Chồng của vị Nữ thí chủ kia vừa đến…

Chợt thấy vị Ðại TRƯỞNG LÃO ấy nên Ông rất lấy làm vui mừng, vội vã thỉnh ngay về nhà.

Ông Bà la môn nầy biết chắc rằng Vợ của Ông cũng sẽ rất hài lòng.

Mà quả thật vậy…

15. Khi thấy vị Tu sĩ khổ hạnh già nua, lụm khụm ấy bước vào nhà, bà Nữ thí chủ rất vui mừng, vội vàng lấy hết 4 tấm nệm trên 4 chiếc ghế quý kia, nhập lại thành một và cung kính thưa rằng :

Bạch Ðức TRƯỞNG LÃO cao thượng, xin thỉnh Ngài an tọa nơi đây.

16. Thay vì ngồi trên nệm, thì Trời Ðế Thích (trong lốt vị Bà la môn già cả kia) lại khép nép lạy chào 4 vị Sa di và ngồi bẹp xuống đất, gần bên chân của bốn chiếc ghế đẩu mà quý Ngài Sa di A La Hán đang ngồi.

17. Tư cách ấy làm cho Bà Nữ thí chủ ngơ ngác và hết sức bất bình. Bà xoay qua quở trách ông Chồng rằn :

Nầy Ông ơi, lần nầy đây Ông lại thỉnh về cho Tôi một người đáng tuổi cha của Ông, nhưng Ông già nầy chẳng biết vì sao mà quá cung kính đối với bốn đứa trẻ con, tuổi chưa đáng làm cháu chắt của Ông ấy nữa, như thế thì làm sao Tôi chịu được ‌

Thôi không cần Ông già nầy nữa. Phải mau tống khứ Ổng ra khỏi nhà tức khắc”.

18. Ông Chồng nghe lời Vợ nên liền chạy lại nắm tay, nắm vai, ôm xốc eo ếch của ông TRƯỞNG LÃO già nầy, ráng hết sức bình sinh, lôi xệch Ông ra khỏi nhà, nhưng vẫn chẳng thể nào làm cho Ông TRƯỞNG LÃO kia xê dịch, nhúc nhích được chút nào hết cả.

19. Thấy vậy cho nên bà Vợ – (vốn là một người đàn bà có sức mạnh) – chạy lại tiếp Chồng mà nói rằng :

Ông cứ lôi ổng đi. Ðể Tôi nắm một cánh tay, Ông nắm một cánh tay, chúng mình cùng hành động một lượt. Chẳng lẽ nào không kéo Ổng ra khỏi nhà được hay sao ‌?

20. Ðoạn hai vợ chồng, kẻ kéo tay, người đẩy lưng, quyết lôi ông TRƯỞNG LÃO già nua, lọm khọm… ấy ra khỏi nhà, nhưng họ kinh ngạc và khủng khiếp khi thấy Ông già hom hem, kia vẫn ngồi dính cứng tại chỗ, hai tay chới với quơ qua, lắc lại…

Hai vợ chồng chết đứng, ngạc nhiên, lo sợ, không còn biết phải làm sao nữa.

21.Khi ấy Thiên Ðế Thích liền hiện lại nguyên hình, toàn thân xinh đẹp, tướng hảo đoan nghiêm, hào quang chiếu rạng, sáng rực cả nhà, rồi chẫm rải nói cho vợ chồng Bà la môn biết ông là ai… rồi bổng nhiên biết mất, bay trở về Trời.

22. Bấy giờ, vợ chồng Bà la môn mới suy nghĩ rằng:

Thiên Ðế Thích là Vua trên cõi Trời, cai quản tất cả chư THIÊN, ấy thế mà lại còn đảnh lễ bốn ông Sa di trẻ tuổi nầy với tất cả lòng thành kính như vậy. Chắc có lẽ là bốn Sa di trẻ con nầy đạo cao, đức trọng lắm chớ chẳng phải thường nhơn đâu.

23. Nghĩ như vậy rồi…

 hối hả dọn vật thực ra cung kính cúng dường cho 4 vị “Sa di TRƯỞNG LÃO” THÁNH TĂNG kia với đức Tin trong sạch.

(Nhờ vậy mà hai vợ chồng Bà la môn ấy gieo được rất nhiều phước báo cao thượng ở kiếp tương lai).

24. Thọ thực và chú nguyện xong rồi thì bốn vị Sa di THÁNH TĂNG TRƯỞNG LÃO ấy từ giã gia chủ bằng một phương cách phi thường.

Ðó là:

– Một vị thì xuyên qua nóc nhà, bay bổng lên mây (đằng vân) mà đi.

– Một vị thì xuyên qua mái nhà trước, bay bổng lên không mà đi.

– Một vị thì xuyên qua mái nhà sau, bay bổng lên không mà đi.

– Một vị thì chun xuống lòng đất (độn thổ) mà đi.

(Sở dĩ các Ngài làm như thế là vì muốn để cho ÐỨC TIN trong sạch của vợ chồng người Bà la môn nọ được tăng tiến nhiều thêm, hầu phước báu về sau của HỌ được thắng diệu hơn nữa…)

(Phụ chú:

Khi bốn Sa di về đến Tịnh xá rồi, thì có vài ba vị TỲ KHEO (phàm tăng) đến hỏi thăm…

Quý Ngài tuần tự, đầu đuôi thuật lại câu chuyện cho Họ nghe.

Các Thầy (phàm Tăng) nầy mới hỏi:

“Vậy chớ bốn Ông có giận vợ chồng người Bà la môn ấy không” ‌?

Bốn Ngài mới đáp:

“ Không có giận hờn một chút nào hết”.

Mấy Thầy TỲ KHEO nầy – (vì còn là phàm tăng, “lấy bụng ta suy ra bụng người”) – cho nên không tin lời của bốn Sa di ấy nói, bèn đem câu chuyện trên mà bạch lên PHẬT và thưa rằng :

Bạch Ðức THẾ TÔN,

Bốn Sa di Samkicca,… Revatta, phạm nhằm tội nói dối.

PHẬT mới đáp rằng:

Những bậc nào đã tận diệt được ái dục rồi, thì chẳng bao giờ dùng “dị ý” đối lại “dị ý” cả.

(tức là chẳng khởi tâm nghi ngờ, giận tức hay biện minh đúng sai… chi cả [khi bị người khác “vu oan, giá hoạ”]).

Ðoạn PHẬT thuyết “KỆ” rằng :

Ai là bậc nhã nhặn,
Giữa kẻ bất nhã nhặn.
Cùng kẻ thù, hung bạo,
Ai là kẻ xả bỏ,
Giữa các kẻ cố chấp,
Tâm hằng luôn thanh tịnh.
NHƯ LAI gọi người ấy:
LÀ MỘT BẬC Sa môn

(Phụ chú:

Ðây ý nói là : Kẻ (nào được) như vậy thì mới xứng đáng với “nghĩa lý” và danh xưng là một bậc Sa môn (Xuất gia) chân chánh trong đạo PHẬT nhà ta vậy.)

* * *

Nay đạo hữu đã rõ được Pháp nghĩa:

Thế nào là Bậc TRƯỞNG LÃO chơn chánh trong Ðạo đúng theo Như Pháp.

Và:

Thế nào là Bậc TRƯỞNG LÃO ngoài đời hiểu theo thông nghĩa của thế gian… rồi.

Vậy thì:

Tôi rất mong cho đạo hữu gắng dùng thêm sức Kiến văn và trí huệ chơn thật của mình, để:

tu hành đúng theo lời PHẬT, TỔ đã dạy (về pháp môn Tịnh Ðộ mà bấy lâu nay đạo hữu đã tinh tấn hành trì).

Ðể một ngày kia được : Vãng sanh về nơi TÂY CẢNH,

thoát ra khỏi vòng sanh tử khổ đau.

Ðược vậy há chẳng là vô vàn hân hạnh ư ?

Chúc đạo hữu tinh tiến Niệm Phật, tu hành và bảo trọng.

Sa môn THÍCH HẢI QUANG

* * *

Thơ …
GỞI BẠN ÐỒNG TU (2)

Sắc, tài, Danh, Lợi trọn đời mơ,
Ðâu nghĩ tàn hơi nấm mộ trơ.
Xin gắng lập tâm cầu giải thoát,
Bằng không sanh tử ắt bơ vơ.
Trí huệ làm gươm lần lượt dứt,
Tham hận sân si những bợn nhơ.
Khắp khuyên liên hữu từ nay tỉnh.
Gìn câu Phật hiệu hợp thời cơ.

PHÁP HOA TỰ Tucon, AZ
Tịnh Ðộ ÐẠO TRÀNG
Trưởng ban hoằng pháp
Bồ Tát giới BẢO ÐĂNG

(Kính đề)