THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 61

THIỆN TỤNG TỲ NI

PHẨM PHÁP (Tiếp Theo)

2. Bảy Trăm Tỳ-Kheo Kết Tập Diệt Pháp Ác (Tiếp Theo):

Trưởng lão Cấp-xà-tô-di-la đến liền đủ số bảy trăm Tỳ-kheo tăng, trưởng lão vào trong Tăng rồi, trưởng lão Tam-bồ-già suy nghĩ: “Nếu chúng ta ở trong Tăng diệt pháp ác này, có Tỳ-kheo bất trí sẽ nói rằng: “Việc này không nên diệt như vậy”. Ta nên ở trong Tăng làm yết ma để tất cả Tăng chấp thuận việc diệt pháp ác này”, nghĩ rồi liền ở trong Tăng xướng:

Đại đức tăng lắng nghe, nếu chúng ta ở trong Tăng diệt pháp ác này, có Tỳ-kheo bất trí sẽ nói rằng: “Việc này không nên diệt như vậy”. Ta nên ở trong Tăng làm yết ma để tất cả Tăng chấp thuận việc diệt pháp ác này. Bạch như vậy.

Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng tên bốn Tỳkheo khách và bốn cựu Tỳ-kheo. Bốn khách Tỳ-kheo ở nước A-bànđề, Đạt-thẩn-na, Bà-đa là Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la, Sa-la, Da-thâu-đà và Cấp-xà-tô-di-la; bốn cựu Tỳ-kheo ở phương Đông là Thượng tòa Lê-bà-đa, Tam-bồ-già, Tu-ma-na và tát ba-ma-già-la-ma. Kế ở trong Tăng tác bạch:

Đại đức tăng lắng nghe, tôi ở trong Tăng xướng tên bốn khách Tỳ-kheo ở nước A-bàn-đề, Đạt-thẩn-na, Bà-đa và bốn cựu Tỳ-kheo ở phương Đông. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cử tám vị này làm Ô-hồi-cưu-la để diệt trừ pháp ác này. Bạch như vậy.

Lúc đó trưởng lão A-kỳ-đa thọ giới đã năm năm, khéo trì tụng tạng Tỳ-ni đang có mặt trong Tăng, trưởng lão Tam-bồ-già suy nghĩ: “Nếu ta cử Tỳ-kheo này nương theo các Thượng tòa làm Ô-hồi-cưu-la để diệt trừ pháp ác này thì các Thượng tòa có thể sẽ không vui. Ta nên sai Tỳ-kheo này làm người trải tọa cụ cho các Thượng tòa, nương theo các Thượng tòa Ô-hồi-cưu-la ở trong rừng Sa-la”, nghĩ rồi liền ở trong Tăng tác pháp yết ma sai: Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo A-kỳ-đạt thọ giới năm năm, khéo trì tụng tạng Tỳ-ni, học thông A-hàm. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay sai Tỳ-kheo này làm người trải tọa cụ cho các Thượng tòa, nương theo các Thượng tòa Ô-hồi-cưu-la ở trong rừng Sa-la. Bạch như vậy.

Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận sai Tỳkheo A-kỳ-đạt làm người trải tọa cụ cho các Thượng tòa, nương theo các Thượng tòa Ô-hồi-cưu-la ở trong rừng Sa-la xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tỳ-kheo được sai này từ chỗ ngồi đứng dậy đến trong rừng cây trải tọa cụ cho các Thượng tòa xong liền trở lại bạch các Thượng tòa tự biết thời. Các Thượng tòa từ chỗ ngồi đứng dậy đến chỗ đã trải tọa trong rừng cây, trải Ni-sư-đàn ngồi kiết già. Trưởng lão Tam-bồ-già từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch với Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Diêm tịnh có nên thọ trì hay không?”, Thượng tòa hỏi: “Thế nào là Diêm tịnh?”, đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly dùng muối cất cách đêm để bỏ vào thức ăn cho là tịnh và thọ trì. Nay xin hỏi việc này có thật là tịnh không?”, Thượng tòa đáp là bất tịnh, không nên ăn. Lại hỏi: “Nếu ăn thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Đột-kiết-la; lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới việc này không được ăn?”, đáp: “Phật ở nước Xá-bà-đề nói việc này trong pháp Dược của tỳ-ni”. Trưởng lão Tam-bồ-già hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bàla xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâu-đà, Cấp-xà-tô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bà-khí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồ-già: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-giàở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ nhất trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ nhất. Trưởng lão Tam-bồ-già lại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-balê-bà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Nhị chỉ tịnh có nên thọ không?”, Thượng tòa hỏi: “Thế nào là Nhị chỉ tịnh?”, đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly ăn xong rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy, không thọ pháp tàn thực, bóng mặt trời qua hai ngón tay được ăn và nói là tịnh. Xin hỏi việc này có thật là tịnh không?”, Thượng tòa đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu ăn thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được ăn?”, đáp: “Phật ở nước Tỳ-da-ly, vì các Tỳ-kheo không thọ pháp tàn thực nên kết giới”. Trưởng lão Tam-bồ-già hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâuđà, Cấp-xà-tô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bà-khí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồ-già: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ hai trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ hai. Trưởng lão Tam-bồ-già lại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lêbà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Cận tụ lạc có thật là tịnh không?”, Thượng tòa hỏi: “Thế nào là Cận tụ lạc tịnh?”, đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly được thức ăn gần tụ lạc, không thọ pháp tàn thực được ăn và nói là tịnh. Xin hỏi việc này có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu ăn thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu nói việc này không được ăn?”, đáp: “Phật ở nước Tỳ-da-ly, vì các Tỳkheo không thọ pháp tàn thực nên kết giới”. Trưởng lão Tam-bồ-già hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâu-đà, Cấp-xà-tô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bàkhí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồgià: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”.

Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ ba trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ ba. Trưởng lão Tam-bồ-già lại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bàla: “Xin hỏi Thượng tòa Sanh hòa hợp tịnh có nên thọ không?”, Thượng tòa hỏi: “Thế nào là Sanh hòa hợp tịnh?”, đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly ăn xong rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy, không thọ pháp tàn thực lại đem sữa lạc và tô hòa hợp rồi ăn và nói là tịnh. Xin hỏi việc này có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu ăn thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được ăn?”, đáp: “Phật ở nước Tỳ-da-ly, vì các Tỳ-kheo không thọ pháp tàn thực nên kết giới”. Trưởng lão Tam-bồ-giàhỏi Thượng tòa Tát-bà-giàla-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâu-đà, Cấp-xàtô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bà-khí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồ-già: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ tư trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ tư. Trưởng lão Tam-bồ-giàlại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lêbà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Như thị tịnh có thật là tịnh không?”, Thượng tòa hỏi: “Thế nào là Như thị tịnh?”, đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly ở trong nội giới cùng trú xứ riêng làm yết ma rồi vào trong Tăng nói rằng: “Trú xứ kia làm yết ma, việc này là tịnh”. Xin hỏi việc này có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu làm thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Đột-kiết-la, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới này?”, đáp: “Phật kết giới này trong hành pháp Tỳ-ni ở nước Chiêm-ba”. Trưởng lão Tam-bồgià hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâu-đà, Cấp-xà-tô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-nabà-khí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tambồ-già: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ năm trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ năm. Trưởng lão Tam-bồ-già lại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-balê-bà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Chứng tri tịnh có thật là tịnh không?”, Thượng tòa hỏi: “Thế nào là Chứng tri tịnh?”, đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳda-ly ở mỗi trú xứ làm yết ma phi pháp rồi vào trong Tăng bạch rằng: “Chúng tôi ở mỗi trú xứ đã làm yết ma, xin Tăng chứng tri, việc này là tịnh”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu làm thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Đột-kiết-la, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới này?”, đáp: “Phật kết giới này trong hành pháp Tỳ-ni ở nước Chiêm-ba”. Trưởng lão Tam-bồ-già hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâu-đà, Cấp-xà-tô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bàkhí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồgià: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-giàở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ sáu trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ sáu. Trưởng lão Tam-bồ-giàlại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lêbà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Bần trú xứ có thật là tịnh không?”, Thượng tòa hỏi: “Thế nào là Bần trú xứ tịnh?”, đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly nói rằng: “Trú xứ của chúng tôi nghèo nên làm rượu uống, nói việc này là tịnh, xin hỏi có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu uống thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được uống?”, đáp: “Phật vì trưởng lão A-la-hán Bà-già-đà kết giới không uống rượu tại thành Bạt-đà La-Bà-đề thuộc nước Chi-bà-đề”. Trưởng lão Tam-bồ-già hỏi Thượng tòa Tát-bà-giàla-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâu-đà, Cấp-xàtô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bà-khí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồ-già: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ bảy trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ bảy. Trưởng lão Tam-bồ-già lại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lêbà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Hành pháp tịnh có thật là tịnh không?”, đáp: “Có Hành pháp tịnh, hành cũng tịnh, không hành cũng tịnh; có Hành pháp bất tịnh, hành cũng bất tịnh, không hành cũng bất tịnh”, lại hỏi: “Thế nào là Hành pháp tịnh, hành cũng tịnh, không hành cũng tịnh?”, đáp: “Như không sát sanh, hành cũng tịnh, không hành cũng tịnh; không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ… đều là Hành pháp tịnh, hành cũng tịnh, không hành cũng tịnh”, lại hỏi: “Thế nào là Hành pháp bất tịnh, hành cũng bất tịnh, không hành cũng bất tịnh?”, đáp: “Như tội sát sanh, hành cũng bất tịnh, không hành cũng bất tịnh; tội trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ… đều là Hành pháp bất tịnh, hành cũng bất tịnh, không hành cũng bất tịnh”. Trưởng lão Tam-bồ-già hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâuđà, Cấp-xà-tô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bà-khí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồ-già: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp:

“Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ tám trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ tám. Trưởng lão Tam-bồ-già lại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-balê-bà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Bất-ích-lũ-biên Ni-sư-đàn có thật là tịnh không?”, Thượng tòa hỏi: “Thế nào là Bất ích lũ biên Ni-sư-đàn tịnh?”, “Đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly làm Ni-sư-đàn không nới rộng thêm viền và nói việc này là tịnh”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu làm thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được làm?”, đáp: “Phật vì trưởng lão Ca-lưu-đà-di kết giới cho làm Ni-sư-đàn nới rông thêm viền một gang tay tại nước Xá-bàđề”. Trưởng lão Tam-bồ-già hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâu-đà, Cấp-xà-tô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bà-khí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồ-già: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ chín trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ chín. Trưởng lão Tam-bồ-giàlại hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-balê-bà-la: “Xin hỏi Thượng tòa Kim ngân bảo vật tịnh có thật là tịnh không?”, Lê-bà-đa hỏi: “Thế nào là Kim ngân bảo vật tịnh?”, đáp: “Các Tỳ-kheo Tỳ-da-ly thọ vàng bạc vật báu và nói việc này là tịnh, xin hỏi việc này có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu thọ thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được thọ?”, đáp: “Phật vì Tỳ-kheo Bạt-nan-đà kết giới không được lấy vàng bạc bảo vật tại nước Tỳ-da-ly”. Trưởng lão Tam-bồ-già hỏi Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la xong, kế hỏi đến Thượng tòa Sa-la, Da-thâu-đà, Cấp-xà-tô-di-la cho đến Thượng tòa Tu-ma-na-bà-khí-già-di, cuối cùng hỏi đến Tỳ-kheo A-kỳ-đa: “Thầy cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp phải không?, đáp: “Con cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”, kế hỏi lại trưởng lão Tam-bồ-già: “Trưởng lão cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa nói phải không?”, đáp: “Tôi cũng biết như vậy, đúng như lời Thượng tòa đáp”. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già ở trong Tăng xướng: Đại đức tăng lắng nghe, nay Tăng đã diệt trừ xong việc thứ mười trong mười việc phi pháp, như pháp như thiện như lời Phật dạy, hiện tiền trong Tăng diệt trừ việc ác này. Trong đây không có vị nào phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp; phi thiện nói là thiện, thiện nói là phi thiện, không phải lời Phật dạy. Việc này là bất tịnh.

Nói xong liền bỏ một thẻ quyết định là đã diệt trừ xong việc ác thứ mười. Lúc đó Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la nói với trưởng lão Tam-bồ-già: “Việc ác này nay đạ diệt trừ xong, như pháp, như thiện, như lời Phật dạy; hiện tiền đã bỏ mười thẻ, hỏi đáp rõ ràng. Nếu có Tỳkheo bất trí nói rằng: “Nay diệt trừ mười việc ác này là như pháp hay là không như pháp thì không thể biết được. Vì vậy trưởng lão khi đến trong đại hội Tăng, ở trong đại hội Tăng cùng nhau hỏi mười việc này phải như tôi đã trả lời, không được đáp một việc nào khác”, dạy như vậy rồi các Thượng tòa từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến trong đại hội Tăng ngồi vào chỗ cũ. Lúc đó trưởng lão Tam-bồ-già từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Thượng tòa Tát-bà-già-la-ba-lê-bà-la: Xin hỏi Thượng tòa, Diêm tịnh có nên thọ trì hay không?”, đáp là bất tịnh, không nên ăn. Lại hỏi: “Nếu ăn thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Đột-kiết-la; lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới việc này không được ăn?”, đáp: “Phật ở nước Xá-bà-đề nói việc này trong pháp Dược của tỳ-ni”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa, Nhị chỉ tịnh có nên thọ không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu ăn thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được ăn?”, đáp: “Phật ở nước Tỳ-da-ly, vì các Tỳ-kheo không thọ pháp tàn thực nên kết giới”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa, Cận tụ lạc có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu ăn thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu nói việc này không được ăn?”, đáp: “Phật ở nước Tỳ-da-ly, vì các Tỳ-kheo không thọ pháp tàn thực nên kết giới”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa, Sanh hòa hợp tịnh có nên thọ không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu ăn thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được ăn?”, đáp: “Phật ở nước Tỳ-da-ly, vì các Tỳ-kheo không thọ pháp tàn thực nên kết giới”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa, Như thị tịnh có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu làm thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Đột-kiết-la, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới này?”, đáp: “Phật kết giới này trong hành pháp Tỳ-ni ở nước Chiêm-ba”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa, Chứng tri tịnh có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu làm thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Đột-kiết-la, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới này?”, đáp: “Phật kết giới này trong hành pháp Tỳ-ni ở nước Chiêm-ba”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa Bần trú xứ có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu uống thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được uống?”, đáp: “Phật vì trưởng lão A-la-hán Bà-già-đà kết giới không uống rượu tại thành Bạt-đà La-Bà-đề thuộc nước Chi-bà-đề”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa, Hành pháp tịnh có thật là tịnh không?”, đáp: “Có Hành pháp tịnh, hành cũng tịnh, không hành cũng tịnh; có Hành pháp bất tịnh, hành cũng bất tịnh, không hành cũng bất tịnh”, lại hỏi: “Thế nào là Hành pháp tịnh, hành cũng tịnh, không hành cũng tịnh?”, đáp: “Như không sát sanh, hành cũng tịnh, không hành cũng tịnh; không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ … đều là Hành pháp tịnh, hành cũng tịnh, không hành cũng tịnh”, lại hỏi: “Thế nào là Hành pháp bất tịnh, hành cũng bất tịnh, không hành cũng bất tịnh?”, đáp: “Như tội sát sanh, hành cũng bất tịnh, không hành cũng bất tịnh; tội trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ… đều là Hành pháp bất tịnh, hành cũng bất tịnh, không hành cũng bất tịnh”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa, Bất ích lũ biên Ni-sư-đàn có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu làm thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được làm?”, đáp: “Phật vì trưởng lão Ca-lưu-đà-di kết giới cho làm Ni-sưđàn nới rông thêm viền một gang tay tại nước Xá-bà-đề”. Lại hỏi: “Xin hỏi Thượng tòa, Kim ngân bảo vật tịnh có thật là tịnh không?”, đáp là bất tịnh, lại hỏi: “Nếu thọ thì phạm tội gì?”, đáp là phạm Ba-dật-đề, lại hỏi: “Phật ở đâu kết giới nói việc này không được thọ?”, đáp: “Phật vì Tỳ-kheo Bạt-nan-đà kết giới không được lấy vàng bạc bảo vật tại nước Tỳ-da-ly”. Trưởng lão Tam-bồ-giàở trong Tăng như pháp diệt trừ mười việc có tội của tỳ-kheo Tỳ-da-ly, như pháp diệt trừ xong liền nói kệ:

“Nếu người không biết tội, không trừ,
Lại tức giận người khác trừ tội.
Đó là người ngu si, vô trí.
Hằng ngày đánh mất công đức lợi,
Như mặt trăng sau ngày mười sáu,
Ánh sáng dần dần tiêu diệt hết.
Nếu có người biết tội được trừ,
Lại vui vẻ với người trừ tội.
Đó gọi là người có trí huệ.
Hằng ngày được nhiều công đức lợi.
Như mặt trăng sau ngày mồng một,
Ánh sáng dần dần tỏ rạng lên”.

PHẨM TẠP TRONG TỲ NI

Phật tại thành Xá-bà-đề, có một Tỳ-kheo hiềm trách Tỳ-kheo khác về việc lễ bái cung kính, liền lớn tiếng kêu lên khiến cho các Tỳ-kheo tụ họp lại rồi nói: “Tỳ-kheo này đánh tôi”, các Tỳ-kheo hỏi Tỳ-kheo kia: “Có thật đánh hay không?”, đáp: “Tôi lễ bái cung kính chứ không có đánh, Tỳ-kheo này trước có hiềm khích với tôi nên nói tôi như thế”. Các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ-kheo tăng rồi bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay nếu trước có hiềm khích nhau thì không nên lễ bái, nếu lễ bái thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Nếu người chưa thọ giới cụ túc trước có hiềm khích nhau thì có được lễ bái không?”, Phật nói: “Không được, nếu khi Tăng đều tập họp thì lễ bái không phạm”.

Lại hỏi: Khi Sa-di đăng đàn thọ giới cụ túc, nam căn chuyển thành nữ căn thì gọi là Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni?

Đáp: Gọi là Tỳ-kheo-ni.

Lại hỏi: Thức-xoa-ma-na khi đang đàn thọ giới cụ túc, chuyển nữ căn thành nam căn thì gọi là Tỳ-kheo-ni hay là Tỳ-kheo?, đáp là Tỳkheo .

Lại hỏi: Nếu tất cả Tỳ-kheo khi kết giới, Tăng đều biến thành nữ thì đại giới này gọi là đại giới của tỳ-kheo hay là đại giới của tỳ-kheoni?, đáp là giới của tỳ-kheo-ni.

Lại hỏi: Nếu tất cả Tỳ-kheo-ni kết đại giới, ni tăng đều biến thành nam thì đại giới này gọi là đại giới của tỳ-kheo-ni hay là của tỳ-kheo?, đáp là giới của tỳ-kheo .

Lại hỏi: Nếu khi các Tỳ-kheo tác pháp yết ma kết giới, có người chuyển thành nữ, có người không chuyển thì giới này gọi là giới của tỳkheo hay là giới của tỳ-kheo-ni?

Đáp: Nếu người nói yết ma là nam thì giới này thuộc về của tỳkheo, nếu chuyển thành nữ thì giới này thuộc về Tỳ-kheo-ni.

Lại hỏi: Nếu khi các Tỳ-kheo tác pháp yết ma kết giới, chỉ một mình Tỳ-kheo nói yết ma chuyển thành nữ thì giới này là giới của tỳkheo hay là giới của tỳ-kheo-ni?

Đáp: Là giới của tỳ-kheo-ni.

Lại hỏi: Nếu khi các Tỳ-kheo-ni tác pháp yết ma kết giới, chỉ một mình Tỳ-kheo-ni nói yết ma chuyển thành nam thì giới này là giới của tỳ-kheo-ni hay là giới của tỳ-kheo?

Đáp: Là giới của tỳ-kheo.

Lúc đó các Tỳ-kheo làm các loại yết ma cho Tỳ-kheo-ni, các Tỳkheo-ni không thọ liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo không nên làm yết ma cho Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni nên làm yết ma cho Tỳ-kheo-ni, trừ ba loại yết ma là: Yết ma thọ giới cụ túc, yết ma hành Ma-na-đỏa và yết ma Xuất tội”.

Lúc đó các Tỳ-kheo-ni làm các loại yết ma cho Tỳ-kheo, các Tỳkheo không thọ liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo-ni không nên làm yết ma cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo nên làm yết ma cho Tỳkheo, trừ ba loại yết ma là: Yết ma không lễ bái, yết ma không cùng nói chuyện và yết ma không cúng dường”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có các Tỳ-kheo-ni đến tinh xá Kỳhoàn muốn nghe pháp, ngày đó là ngày thuyết giới, các Tỳ-kheo nói: “Các cô hãy đi ra, chúng tôi sắp làm pháp sự thuyết giới”, các Tỳkheo-ni nói: “Chúng tôi muốn nghe giới của tỳ-kheo”, các Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi thuyết giới trước Tỳ-kheo-ni”, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Cho Tỳ-kheo được thuyết giới trước Tỳkheo-ni nhưng không cho Tỳ-kheo-ni nói giới Tỳ-kheo; nếu Tỳ-kheo khi nói giới quên, cho Tỳ-kheo-ni được nhắc”. Lúc đó các Tỳ-kheo đến trong tinh xá Vương viên, ngày đó là ngày thuyết giới, các Tỳ-kheo-ni nói: “Các thầy hãy đi ra, chúng tôi sắp làm pháp sự thuyết giới”, các Tỳ-kheo nói: “Chúng tôi muốn nghe giới của tỳ-kheo-ni”, các Tỳ-kheoni nói: “Phật chưa cho chúng tôi thuyết giới trước Tỳ-kheo”, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Cho Tỳ-kheo-ni được thuyết giới trước Tỳ-kheo nhưng không cho Tỳ-kheo nói giới Tỳ-kheo-ni; nếu Tỳ-kheoni khi nói giới quên, cho Tỳ-kheo được nhắc”.

Lúc đó vua Ba-tư-nặc thỉnh Phật và trưởng lão A-nan ngày mai vào vương cung thọ thực, A-nan trước đã thọ người khác thỉnh thực nhưng quên nên thọ vua thỉnh thực. Phật im lặng nhận lời, vua biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến trong cung liền ra lịnh ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”. Phật đắp y mang bát cùng A-nan vào cung thọ thực, lúc đó A-nan có hai nơi thỉnh thực, vì quên nên không nhường cho người khác chỗ thọ thỉnh trước. Khi A-nan vừa bỏ thức ăn vào miệng mới sực nhớ ra mình có hai nơi thọ thỉnh thực; lúc đó A-nan không dám nhổ thức ăn ra vì kính Phật, lại không dám nuốt vì trì giới. Phật biết tâm của A-nan nên bảo: “Hãy tâm niệm cho người khác rồi ăn”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Phật cho A-nan được tâm niệm nhường chỗ thọ thỉnh thực cho người khác rồi ăn, nếu Tỳ-kheo khác tâm niệm nhường cho người khác thì có được ăn không?”, Phật nói: “Không được, trừ năm hạng người: Một là người ngồi thiền, hai là người ở chỗ một mình, ba là người đi xa, bốn là người mắc bịnh lâu ngày, năm là gặp thời thế đói kém đến ở nhờ bà con. Ngoài năm hạng người này ra, những người khác không cho tâm niệm nhường chỗ thỉnh thức cho người khác rồi được ăn ở chỗ này”.

Có một Tỳ-kheo gởi thanh tịnh cho một Tỳ-kheo có hiềm khích với mình, Tỳ-kheo này lớn tiếng kêu lên khiến cho các Tỳ-kheo tụ đến rồi nói: “Tỳ-kheo này phạm trọng muốn đến bên tôi sám hối”, các Tỳkheo hỏi Tỳ-kheo kia: “Thầy có thật như thế không?”, đáp: “Không có, tôi muốn gởi thanh tịnh, vì Tỳ-kheo này trước đây có hiềm khích với tôi nên mới nói như vậy”. Các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Từ nay, không nên gởi thanh tịnh cho người trước đây có hiềm khích với mình; cũng không nên gởi dục, gởi tự tứ, không nên đến cùng sám hối; nếu đến cùng sám hối thì phạm Đột-kiết-la”. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Nếu Tỳ-kheo trong một trú xứ này bị Tăng tác pháp tẫn, có được đến trú xứ khác sám hối không?”, Phật nói: “Không được, trừ trú xứ này trống không hoặc các Tỳ-kheo qua đời hoặc hoàn tục, hoặc vào phái ngoại đạo thì được đến trú xứ khác sám hối không phạm”.

Ở nước Kiều-tát-la có hai tụ lạc giới tướng liền nhau, lúc đó có một Tỳ-kheo-ni cho là một giới nên đi, không ngờ là đi vào giới khác. Các Tỳ-kheo-ni nói: “Cô đã phạm Tăng-già-bà-thi-sa”, hỏi vì sao, đáp: “Cô đã một mình vào tụ lạc khác”. Tỳ-kheo-ni này trong tâm nghi hối, liền bạch Phật, Phật hỏi: “Cô cho là cùng một giới hay khác giới”, đáp: “Con cho là cùng một giới”, Phật nói: “Không phạm, từ nay cho trường hợp hai tụ lạc có giới tướng liền nhau, được tác pháp yết ma kết làm một giới”.

Một Tỳ-kheo-ni trong Tăng xướng rằng:

Đại đức ni tăng lắng nghe, giới của tụ lạc _____ và giới của tụ lạc ____, Tăng nay muốn tác pháp yết ma kết làm một giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma kết giới của tụ lạc ____ và giới của tụ lạc ____ thành một giới. Bạch như vậy.

Bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận yết ma kết giới của tụ lạc ____ và giới của tụ lạc ____ làm một giới xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Lúc đó có các Tỳ-kheo từ nước Kiều-tát-la du hành đến thành Xábà-đề, gần tinh xá Kỳ-hoàn có một rừng cây tươi tốt sum suê và mát mẻ khiến các Tỳ-kheo này rất thích. Ngày đó là ngày thuyết giới nên các Tỳ-kheo này dừng lại ở trong rừng cây này thuyết giới. Thuyết giới xong mới vào trong tinh xá Kỳ-hoàn thì nghe tiếng kiền chùy, liền hỏi: “Đánh kiền chùy làm gì?, đáp là muốn thuyết giới, khách Tỳ-kheo nói: “Chúng tôi vừa mới thuyết giới xong”, liền hỏi là thuyết giới ở đâu, đáp là ở trong rừng cây gần tinh xá Kỳ-hoàn. Các Tỳ-kheo nói: “Các thầy phá tăng”, liền hỏi vì sao, đáp: “Vì ở trong nội giới mà có hai nơi thuyết giới, các thầy khinh cựu Tỳ-kheo chúng tôi”. Khách Tỳ-kheo nghe rồi sanh nghi hối liền bạch Phật, Phật hỏi: “Lúc đó tâm các thầy nghĩ như thế nào?”, đáp: “Chúng con cho là ngoại giới”, Phật nói: “Không phạm, từ nay không được vì một nhân duyên nhỏ mà dừng ở giữa đường thuyết giới. Nếu muốn thuyết giới nên lên chỗ cao nhìn xem gần đó có tinh xá không, nếu có thì nên đến đó thuyết giới”.

Có một tụ lạc ở vùng biên của nước Kiều-tát-la, các Tỳ-kheo sợ giặc nên bỏ tinh xá vào trong tụ lạc này. Ngày đó là ngày thuyết giới, có Tỳ-kheo cùng giặc đến, Tỳ-kheo này không biết đâu là ngoại giới, đâu là nội giới liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu tụ lạc thuộc của giặc thì tất cả là ngoại giới, lúc đó tùy ở bất cứ nơi đâu đều được tự tại thuyết giới”.

Ở nước Xá-bà-đề có một thương chủ muốn đến nước khác buôn bán, xem sao Phất để định ngày khởi hành. Ngày đó là ngày thuyết giới nên Tỳ-kheo đến nói với thương chủ: “Xin đợi một lát chờ tôi làm pháp sự”, thương chủ nói: “Hôm nay là ngày sao Phất, tốt nên khởi hành, thầy nếu làm pháp sự thì nên đi sau”. Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Nếu thương chủ ở lại đợi thì nên thuyết giới đầy đủ, nếu chỉ đợi một lát thì nên thuyết giới tóm lược, nếu không đợi thì nên nói ba lần thuyết giới, nếu không thể ở lại đi sau thì mỗi Tỳ-kheo nên tâm niệm miệng nói hôm nay là ngày thuyết giới bố tát. Nếu có bạch y ở đó thì chỉ nên tâm niệm nghĩ hôm nay là ngày thuyết giới bố tát”.

Thương chủ lên đường, khi đến chỗ dừng lại ngủ qua đêm có quy định không ai được ở tản mát, nếu tản mát ra thì sẽ bị giặc cướp hết tài vật và tính mạng. Ngày đó là ngày thuyết giới, các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay nếu có trường hợp như thế thì nên nhất tâm nghĩ hôm nay là ngày thuyết giới bố tát”.

Có các thương nhơn ngủ đêm ở chỗ có rồng, ngày đó là ngày thuyết giới nên các Tỳ-kheo nói với thương chủ: “Chúng tôi muốn làm pháp sự”, thương chủ nói: “Chỗ này có rồng ở, không được làm ồn, rồng nổi giận thì chúng ta sẽ khốn đốn”, các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay nếu có trường hợp như thế thì nên nhất tâm nghĩ hôm nay là ngày thuyết giới bố tát”.

Có các thương nhơn ngủ đêm ở chỗ có quỷ thần, ngày đó là ngày thuyết giới nên các Tỳ-kheo nói với thương chủ: “Chúng tôi muốn làm pháp sự”, thương chủ nói: “Chỗ này có quỷ thần ở, không được làm ồn, quỷ thần nổi giận thì chúng ta sẽ khốn đốn”, các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay nếu có trường hợp như thế thì nên nhất tâm nghĩ hôm nay là ngày thuyết giới bố tát”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Tỳ-kheo A-lan-nhã ở một mình thì nên thuyết giới như thế nào, tự tứ như thế nào, thọ y như thế nào, thọ pháp bảy ngày như thế nào, thọ thất nhật dược như thế nào, nhường chỗ đã thọ thỉnh thực như thế nào, y vật vì thanh tịnh nên thí như thế nào?”, Phật nói: “Nếu Tỳ-kheo A-lan-nhã ở một mình thì cho được tâm niệm nghĩ hôm nay là ngày thuyết giới bố tát; tự tứ, thọ y, thọ pháp bảy ngày, thọ thất nhật dược… cũng đều được làm tâm niệm”.

Có Tỳ-kheo thần thông đại đức đại lực đến trong nước Tịnh khất thực, người trong nước này phần nhiều xấu ác khi cho thức ăn, không dùng tay đưa trao mà để dưới đất, Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay cho ở trong nước Tịnh, không dùng tay đưa trao để dưới đất được thọ lấy”. Có một trú xứ, vị Thượng tòa phạm Tănggià-bà-thi-sa, Thượng tòa muốn hành Ba-lợi-bà-sa và hành Ma-na-đỏa; mọi người nói: “Thượng tòa còn hành Ba-lợi-bà-sa và hành Ma-na-đỏa huống chi là trung hạ tòa”, liền sanh tâm bất tín, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm nghĩ là từ nay sẽ không làm nữa thì ngay lúc đó được thanh tịnh”.

Có một trú xứ, vị Tỳ-kheo quen biết nhiều, phạm Tăng-già-bàthi-sa muốn hành Ba-lợi-bà-sa và hành Ma-na-đỏa; mọi người nói: “Tỳ-kheo quen biết nhiều mà còn hành Ba-lợi-bà-sa và hành Ma-nađỏa huống chi là các Tỳ-kheo khác”, liền sanh tâm bất tín, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm nghĩ là từ nay sẽ không làm nữa thì ngay lúc đó được thanh tịnh”.

Có Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, các Tỳ-kheo nói: “Thầy nên hành Ba-lợi-bà-sa và hành Ma-na-đỏa, như pháp sám hối tội này”, Tỳ-kheo này nói: “Tôi thà phản giới hoàn tục chứ không thể hành”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm nghĩ là từ nay sẽ không làm nữa thì ngay lúc đó được thanh tịnh”.

Có Tỳ-kheo bịnh phạm Tăng-già-bà-thi-sa, các Tỳ-kheo nói:

“Thầy nên hành Ba-lợi-bà-sa và hành Ma-na-đỏa, như pháp sám hối tội này”, Tỳ-kheo này nói: “Tôi không có sức nên không thể hành pháp này được”, các Tỳ-kheo nói: “Thầy nên xin yết ma Xuất tội”, đáp: “Tôi không thể quỳ được”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm nghĩ là từ nay sẽ không làm nữa thì ngay lúc đó được thanh tịnh”.

Có một trú xứ, Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa nhưng chúng không đủ hai mươi người nên Tỳ-kheo này muốn đến nơi khác sám hối, nhưng giữa đường bị giặc giết chết. Các Tỳ-kheo nói: “Tỳ-kheo này không thanh tịnh, chết ắt đọa trong đường ác”, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm niệm như pháp sám hối thì được thanh tịnh, chết sẽ không đọa vào đường ác mà được sanh lên cõi trời”.

Có một trú xứ, Tỳ-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa nhưng chúng không thanh tịnh nên Tỳ-kheo này muốn đến nơi khác sám hối, nhưng giữa đường bị giặc giết chết. Các Tỳ-kheo nói: “Tỳ-kheo này không thanh tịnh, chết ắt đọa trong đường ác”, liền đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm niệm như pháp sám hối thì được thanh tịnh, chết sẽ không đọa vào đường ác mà được sanh lên cõi trời”.

Có một trú xứ cách xa nước Kiều-tát-la, hai Tỳ-kheo ở chung đều bị giặc bắt đem cúng tế nên giặc cho người canh giữ. Ngày đó là ngày thuyết giới, hai Tỳ-kheo nói: “Hày thả cho chúng tôi ra một lát, chúng tôi muốn làm pháp sự”, chúa giặc cho thả để làm pháp sự. hai Tỳ-kheo này ra chỗ hơi cách xa, một người nói tôi có tội, người kia cũng nói tôi có tội; Phật dạy nếu hai người đều có tội thì không được cùng sám hối. Chúa giặc hỏi: “Hai người nói gì, ý muốn trốn chạy phải không?”, đáp: “Chúng tôi không trốn chạy, chỉ muốn sám hối”, lại hỏi: “Có tội gì mà sám hối”, liền đáp là có tội như thế như thế, chúa giặc nói: “Các thầy là người tốt, chỉ có việc nhỏ như thế mà cũng nói là có tội. Chúng tôi là người ác đã xúc não người tốt như vậy”, nói rồi liền cho thả hai Tỳkheo đi. hai Tỳ-kheo này được thoát liền đem việc trên kể lại cho các Tỳ-kheo nghe, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Từ nay có việc cấp bạch như vậy, nếu là tội không tương ưng thì cho được cùng sám hối”.

Có một trú xứ cách xa nước Kiều-tát-la, hai Tỳ-kheo ở chung đều bị giặc bắt đem cúng tế nên giặc cho người canh giữ. Ngày đó là ngày thuyết giới, hai Tỳ-kheo nói: “Hãy thả cho chúng tôi ra một lát, chúng tôi muốn làm pháp sự”, chúa giặc cho thả để làm pháp sự. hai Tỳ-kheo này ra chỗ hơi cách xa, một người nói tôi có tội, người kia cũng nói tôi có tội; Phật dạy nếu hai người đều có tội tương ưng thì không được cùng sám hối, tội không tương ưng thì được cùng sám hối. Tội của hai người là tội tương ưng nên không được cùng sám hối. Chúa giặc hỏi: “Hai người nói gì, ý muốn trốn chạy phải không?”, đáp: “Chúng tôi không trốn chạy, chỉ muốn sám hối”, lại hỏi: “Có tội gì mà sám hối”, liền đáp là có tội như thế như thế, chúa giặc nói: “Các thầy là người tốt, chỉ có việc nhỏ như thế mà cũng nói là có tội. Chúng tôi là người ác đã xúc não người tốt như vậy”, nói rồi liền cho thả hai Tỳ-kheo đi. hai Tỳ-kheo này được thoát liền đem việc trên kể lại cho các Tỳ-kheo nghe, các Tỳkheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Từ nay nếu có tội tương ưng nên tâm niệm miệng nói rằng: “Sau này sẽ đối trước Tỳ-kheo thanh tịnh sám hối”, sau đó được cùng sám hối”.

Có một trú xứ, Tỳ-kheo bịnh phạm tội Đọa nói với người khán bịnh là tôi có tội, người khán bịnh cũng nói là tôi có tội. Tỳ-kheo bịnh nói: “Phật nói từ nay nếu có tội tương ưng nên tâm niệm miệng nói rằng: “Sau này sẽ đối trước Tỳ-kheo thanh tịnh sám hối”, sau đó được cùng sám hối. Nên tôi muốn đối trước thầy sám hối”, Tỳ-kheo khán bịnh nói: “Do nhân duyên hai Tỳ-kheo bị giặc bát đem cúng tế nên Phật nói nếu có tội tương ưng thì cho được cùng sám hối, nhưng chưa cho người bịnh cùng sám hối”. Tỳ-kheo bịnh sau khi chết do tâm hối hận nên đọa vào đường ác, Phật nói: “Từ nay nếu có tội tương ưng hoặc bị giặc bắt hay là người bịnh đều được tâm niệm miệng nói rằng: “Sau này sẽ đối trước Tỳ-kheo thanh tịnh sám hối”, sau đó được cùng sám hối mà không phạm”.

Trưởng lão Xá-lợi-phất từ nước Kiều-tát-la du hành đến nước Xábà-đề, giữa đường thấy một tinh xá trống không, ngày đó là ngày thuyết giới nhưng không biết đâu là nội giới, đâu là ngoại giới nên bạch Phật, Phật nói: “Nếu là tinh xá trống không thì tất cả là ngoại giới, ở trong đó được tùy ý thuyết giới”.

Nước Kiều-tát-la có hai tụ lạc giáp ranh giới nhau, lúc đó thời thế mất mùa đói kém, một Tỳ-kheo-ni dẫn một Tỳ-kheo-ni bạn đến nhà bà con ở tụ lạc khác nương ở, được cho ăn hai, ba ngày thì không thể cho thêm được nữa. Tỳ-kheo-ni bạn nói: “Một mình cô, bà con còn nuôi chưa nổi, vì sao lại dẫn tôi đến nữa?”, Tỳ-kheo-ni này đáp: “Vì Phật chế không cho một mình đến trong tụ lạc khác nên tôi mới dẫn cô theo”, bạch Phật, Phật nói: “Từ nay cho trường hợp hai tụ lạc có giới tướng liền nhau, được tác pháp yết ma kết làm một giới”.

Một Tỳ-kheo-ni trong Tăng xướng rằng:

Đại đức ni tăng lắng nghe, giới của tụ lạc ____ và giới của tụ lạc ____, Tăng nay muốn tác pháp yết ma kết làm một giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma kết giới của tụ lạc _____ và giới của tụ lạc ____ thành một giới. Bạch như vậy.

Bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận yết ma kết giới của tụ lạc ____ và giới của tụ lạc ____ làm một giới xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Ở nước Kiều-tát-la có các Tỳ-kheo tháp tùng theo đoàn thương buôn đi ngang qua một đầm lớn, các Tỳ-kheo đến xin nước, thương chủ rót nước vào trong bát cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo thấy trên mặt nước có một ít thức ăn liền đổ nước, thương chủ nói: “Các thầy biết nơi đây không có nước, khó được nước, vì sao lại đổ nước?”, Tỳ-kheo nói: “Ngày nay thời đã qua, tôi thấy trên mặt nước có ít thức ăn nên không uống được”, bạch Phật, Phật nói: “Không nên đổ hết nước, chỉ đổ nước ở trên, nước ở dưới là tịnh nên uống”.

Ở nước Kiều-tát-la có các Tỳ-kheo tháp tùng theo đoàn thương buôn đi ngang qua một đầm lớn, các Tỳ-kheo đến xin nước, thương chủ rót nước vào trong bát cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo thấy dưới đáy nước có một ít thức ăn liền đổ nước, thương chủ nói: “Các thầy biết nơi đây không có nước, khó được nước, vì sao lại đổ nước?”, Tỳ-kheo nói: “Ngày nay thời đã qua, tôi thấy dưới đáy nước có ít thức ăn nên không uống được”, bạch Phật, Phật nói: “Không nên đổ hết nước, nước ở trên là tịnh nên uống, nước dưới đáy thì đổ bỏ”.

Các Tỳ-kheo đến người chăn bò xin nước, họ dùng bình nước còn dính bợn rót nước cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo thấy trên mặt nước có đóng váng, không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Chỉ đổ bỏ lớp đóng váng trên mặt, nước ở dưới là tịnh nên uống”.

Các Tỳ-kheo đem bát còn dính bợn xuống ao múc nước, Tỳ-kheo thấy trên mặt nước có đóng váng, không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Chỉ đổ bỏ lớp đóng váng trên mặt, nước ở dưới là tịnh nên uống”.

Các Tỳ-kheo đem bát còn dính thức ăn dư xuống ao múc nước, Tỳ-kheo nhìn thấy trong bát nước có thức ăn, không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Cái đáng bỏ thì nên bỏ, nước là tịnh nên uống”.

Sa-di và bạch y cầm bình tô, dầu rót vào bát cho Tỳ-kheo, Tỳkheo thấy tô dầu chảy xuống, sanh nghi không biết có phải là pháp thọ không nên bạch Phật, Phật nói: “Rót thì phải chảy xuống nên không phá pháp thọ”.

Tỳ-kheo từ nước Kiều-tát-la du hành đến nước Xá-bà-đề, đi ngang qua một đầm lớn. Lúc đó Sa-di nhỏ mang theo tịnh vật, không mang nổi nữa, Phật bảo: “Tỳ-kheo nên mang tịnh vật giúp cho Sa-di”.

Các Tỳ-kheo ở trong nhà có gác, thức ăn treo trên tường ở trên gác, Sa-di nhỏ tuổi không thể lấy được, Phật bảo: “Lúc mặt trời mọc, Tỳ-kheo nên lấy thức ăn xuống đưa cho tịnh nhân”. Lại có các Tỳ-kheo từ nước Kiều-tát-la du hành đến nước Xá-bà-đề, giữa đường gặp con sông, Sa-di nhỏ tuổi phải mang tịnh vật nên không lội qua được, Phật bảo: “Tỳ-kheo nên cõng Sa-di lội qua sông”. Khi cõng lội qua sông, do nước sông chảy mạnh nên cả hai đều bị nước cuốn trôi, tay Tỳ-kheo chạm vào thức ăn, Tỳ-kheo nghi không biết thức ăn này có bất tịnh hay không nên bạch Phật, Phật nói: “Tịnh nhân thường nhớ nghĩ giữ gìn đãy thức ăn này, Tỳ-kheo tuy chạm nhưng ăn không phạm”. Lại có Tỳ-kheo qua sông bằng bè, Sa-di mang tịnh vật, Phật bảo: “Tỳ-kheo nên bảo Sadi để đãy thức ăn trên bè, Tỳ-kheo không nên chạm vào đãy thức ăn, khi qua bờ kia thì Sa-di mang trở lai”.

Tỳ-kheo dùng bát mới xông đựng tô, rửa để qua hai, ba ngày mà vẫn còn mùi tô nên bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm rửa hai, ba lần thì bát này gọi là tịnh”. Lại có Tỳ-kheo dùng bát không sạch thọ bún mì, sau đó đem đổ bỏ, Phật nói không nên đổ bỏ, nên sớt qua vật sạch khác rối ăn, phần thức ăn dính trong bát không sạch thì đổ bỏ. Lại có Tỳ-kheo dùng bát răng được buộc ràng thọ cháo chín nóng, nước cháo chảy ra từ các đường răng nứt, Tỳ-kheo liền đem đổ bỏ, Phật nói: “Không nên đổ bỏ, chỉ bỏ phần nước cháo chảy rịn ra, cháo trong bát nên ăn”.

Có Tỳ-kheo bảo Sa-di cầm bát, Sa-di này để thức ăn trong bát không sạch đưa cho thầy, Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Nếu không có việc gấp thì không nên bảo Sa-di cầm bát, nếu đã bảo thì nên đến chỗ Sa-di thọ lại”. Lại có Tỳ-kheo để thức ăn bất tịnh vào trong thức ăn tịnh, Phật nói: “Bỏ phần bất tịnh, phần tịnh còn lại nên ăn”. Lại có Tỳ-kheo để thức ăn tịnh vào trong thức ăn bất tịnh, Phật nói: “Bỏ phần bất tịnh, phần tịnh còn lại nên ăn”. Lại có Tỳ-kheo để cơm bất tịnh vào trong cơm tịnh, Phật nói: “Bỏ phần bất tịnh, phần tịnh còn lại nên ăn”. Lại có Tỳ-kheo để cơm tịnh vào trong cơm bất tịnh, Phật nói: “Bỏ phần bất tịnh, phần tịnh còn lại nên ăn”.

Ở nước Kiều-tát-la có các Tỳ-kheo tháp tùng theo đoàn thương buôn đi ngang qua một đầm lớn, các Tỳ-kheo đến xin thức ăn, thương chủ nói: “Các thầy biết thức ăn nơi đây khó được, vì sao không tự mang theo thức ăn đi đường?”, Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi mang theo thức ăn đi đường”, bạch Phật, Phật nói: “Từ nay cho mang theo lương thực đi đường, đến người khác đổi lấy thức ăn tịnh rồi ăn, không đổi thì không được ăn”. Lúc đó các Tỳ-kheo muốn đổi thức ăn, họ không chịu đổi và nói: “Trong thức ăn của hầy có gì không ăn được mà phải đổi thức ăn của người khác”, bạch Phật, Phật nói: “Từ nay vì làm tịnh nên đưa cho họ”. Lúc đó các Tỳ-kheo đưa thức ăn cho họ thì họ không trả lại, bạch Phật, Phật bảo nên theo đòi lại.

Các thương nhơn dừng lại một chỗ ngủ qua đêm, tịnh nhân làm thức ăn đựng đấy bát cho Tỳ-kheo rồi để một bên, các thương nhơn nữa đêm lên đường, Tỳ-kheo quên không tự mang theo bát thức ăn, sau đó mới sực nhớ, cho thức ăn này là bất tịnh nên đổ bỏ. Phật nói: “Không nên đổ bỏ, khi sực nhớ nên đến người khác thọ lại”.

Có người Thủ la đến Tỳ-kheo xin thức ăn, nếu cho thì thiếu, không cho thì sợ người này tức giận làm bậy, đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Từ nay cho mang đồ đựng thức ăn, cất đừng cho người thấy, khi muốn ăn thì bước qua một bên lấy ra một ít thức ăn, không thọ vẫn được ăn vì đang đi qua chỗ đồng trống vắng vẻ”.

Lúc đó xe chở thức ăn uống vào trong chùa sắp nghiêng đổ, người đánh xe nói với các Tỳ-kheo: “Hãy nắm giữ xe giúp tôi”, các Tỳ-kheo không chịu nắm giữ xe giúp, Phật bảo: “Cho nắm giữ xe giúp để xe được ngay lại, khi xe được ngay rồi thì không được nắm giữ nữa, nếu còn nắm giữ nữa thì phạm Đột-kiết-la”

Lúc đó trên thuyết chất đầy thức ăn uống nên các Tỳ-kheo không chịu lên thuyền, Phật bảo: “Từ nay cho trải cỏ lau hay chiếu thì được ngồi trên thuyền có chở thức ăn”. Khi ngồi chạm vào thức ăn, Phật nói: “Nên trải cho khắp và đừng chạm vào đồ đựng thức ăn”.

Lúc đó trên lưng lạc đà, bò, lừa, voi chất đầy thức ăn bị nghiêng sắp ngã đổ, người coi giữ nói với các Tỳ-kheo: “Hãy nắm giữ giúp tôi sửa lại cho ngay”, các Tỳ-kheo không chịu nắm giữ sửa giúp lại cho ngay, Phật bảo: “Cho nắm giữ sửa giúp cho ngay lại, khi được ngay rồi thì không được nắm giữ nữa, nếu còn nắm giữ nữa thì phạm Đột-kiếtla.

Sa-di và bạch y mang bình tô dầu rót vào trong bình khác, bình lung lay muốn ngã đổ, tịnh nhân nói với các Tỳ-kheo: “Hãy nắm giữ bình giúp tôi”, các Tỳ-kheo không chịu nắm giữ bình giúp, Phật bảo: “Cho nắm giữ giúp cho bình được ngay lại, khi bình được ngay rồi thì không được nắm giữ nữa, nếu còn nắm giữ nữa thì phạm Đột-kiết-la”.

Tỳ-kheo sai Sa-di, bạch y nấu cơm, cháo, canh; lúc đó nồi canh muốn nghiêng đổ, họ nói với các Tỳ-kheo: “Hãy nắm giữ nồi giúp tôi”, các Tỳ-kheo không chịu nắm giữ nồi giúp, Phật bảo: “Cho nắm giữ giúp cho nồi được ngay lại, khi nồi được ngay rồi thì không được nắm giữ nữa, nếu còn nắm giữ nữa thì phạm Đột-kiết-la”.

Có người chăn ngựa từ nước Ba-la-nại đến nước Xá-bà-đề, vì tín kính Phật nên làm nhiều món ăn mang đến cúng cho Tỳ-kheo tăng, vừa mang đến cho Tăng thì hay tin chuồng ngựa bị cháy liền nói với các Tỳkheo: “Các thầy cứ tự nhiên dùng, con có việc gấp phải đi ngay”, nói rồi để thức ăn lại đó mà đi. Các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Người có lóng tín kính mang đến cho, dù họ bỏ đi cũng nên thọ lấy ăn”.

Có Tỳ-kheo khất thực về để thức ăn một bên đợi đến giờ mới ăn, bỗng một con quạ bay đến mổ lấy một miếng rồi bay đi, Tỳ-kheo liền đổ bỏ thức ăn này, Phật bảo: “Không nên đổ hết, chỉ bỏ chỗ thức ăn bị quạ mổ, thức ăn còn lại nên ăn”. Lại có Tỳ-kheo khất thực về để thức ăn một bên chờ đến giờ ăn mới ăn, bỗng có ruồi bay đến đậu trong thức ăn, Tỳ-kheo cho là đã bị phá pháp thọ, gần đến giờ ăn mà không có tịnh nhân để thọ lại, Tỳ-kheo nghi không dám ăn, Phật bảo: “Ruồi đậu không phá pháp thọ”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Có Tỳ-kheo xin bình nước lại lấy nhầm bình tô, dầu, bình này phá pháp tịnh, có nên bỏ hay không?”, Phật nói: “Có hai trường hợp không hoại pháp tịnh: Một là không sai người phá giới cầm, hai là người trì giới quên lấy nhầm. Vì không hoại pháp tịnh nên được ăn”.

Các Tỳ-kheo mang giúp đãy thức ăn cho Sa-di, giữa đường cho Sa-di ăn, Sa-di trao thức ăn cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo không thọ vì đã cùng thức ăn ngủ qua đêm. Phật nói: “Trước không cọng yếu thì được ăn, nếu đã cọng yếu thì không nên ăn”.

Các Tỳ-kheo trong hạ an cư, do trong tụ lạc có nhân duyên phải xuất giới nhưng các Tỳ-kheo sợ phạm giới nên không đi, vì không đi nên việc này bị phế. Phật bảo nên thọ pháp bảy ngày xuất giới được đi. Các Tỳ-kheo thọ pháp bảy ngày xuất giới, bảy ngày chưa hết, việc cũng chưa xong liền trở về. Phật nói: “Nên thọ ngày còn dư lại, bạch rằng: Tôi thọ pháp bảy ngày, mấy ngày đã qua, còn lại mấy ngày xin thọ để xuất giới”.

Phật tại Xá-bà-đề, lúc đó vua Ba-tư-nặc có vườn cây tên Ba-la-đà sạch sẽ và mát mẻ, chỉ còn thiếu một thứ là nước. Khi vua ra vườn thấy không có nước liền hỏi đại thần nguyên do, đáp là vì tìm không ra nước, vua bảo: “Nên tìm cách dẫn nước vào vườn, vườn nếu không có nước thì không thể yêu thích được”. Lúc đó có một người không tín kính Phật pháp liền tâu vua: “Có một nhân duyên có thể dẫn nước đến đây”, vua hỏi là duyên gì, đáp: “Nên đào một con kênh dẫn nước từ trong tinh xá Kỳ-hoàn đến nơi đây, nhưng đào kênh thì phải chặt phá rừng cây trong tinh xá Kỳ-hoàn”, vua nói: “Ta muốn có nước dẫn đến đây, không biết việc khác”, vua vì việc này sợ các Tỳ-kheo đến cầu xin nên bỏ đi đến nước Tang kỳ da. Lúc đó quan coi thợ dẫn thợ tới tinh xá Kỳ-hoàn muốn đào kênh, các Tỳ-kheo hỏi muốn làm gì, liền kể rõ mọi việc và nói: “Đây là ý chỉ của vua, tôi làm quan chỉ tuân theo lịnh vua không được tự do. Tôi chỉ có thể đình lại việc này trong một thời gian ngắn, các thầy tự đến cầu xin vua không đào kênh nữa”. Các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Nên thọ pháp bảy ngày để đi”, các Tỳ-kheo thọ pháp bảy ngày đi đến chỗ vua, ở lại đã lâu mà không có người cho bạch vua, bảy ngày sắp hết, việc cũng chưa xong, các Tỳ-kheo tâm nghi nên trở về lại tinh xá Kỳ-hoàn, đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Cho thọ pháp ba mươi chín ngày để đi”. Pháp thọ ba mươi chín ngày xuất giới như sau:

Một Tỳ-kheo ở trong Tăng xướng rằng:

Đại đức tăng lắng nghe, các Tỳ-kheo tên ___, ___ cùng thọ pháp ba mươi chín ngày vì Tăng sự được xuất giới, ở chỗ này an cư tự tứ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho các Tỳkheo ___, ___ cùng thọ pháp ba mươi chín vì Tăng sự được xuất giới, ở chỗ này an cư tự tứ. Bạch như vậy. Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho các Tỳ-kheo ___, ___ thọ pháp ba mươi chín ngày vì Tăng sự được xuất giới, ở chỗ này an cư tự tứ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Các Tỳ-kheo đến chỗ vua ở đã lâu vẫn không có người cho bạch vua, vào một lúc khác, vua đi ra ngoài từ xa nhìn thấy các Tỳ-kheo liền hỏi đại thần: “Đến hỏi Sa-môn Thích tử đến đây có việc gì?”, đại thần liền đến hỏi, các Tỳ-kheo đáp là muốn gặp vua, vua nghe rồi liền cho gặp, sau khi cùng nhau thăm hỏi rồi, vua quên việc trước kia nên hỏi các Tỳ-kheo đến có việc gì, các Tỳ-kheo liền đem việc trên bạch vua, vua liền bảo: “Vậy thì không nên đào kênh nữa”, quan coi việc đào kênh liền không cho đào nữa.

Lục quần Tỳ-kheo cất chứa năm loại da: da sư tử, da cọp, da báo, da rái cá và da hồ ly; các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Có năm loại da không nên chứa, đó là da Sư tử, da hổ, da báo, da rái cá và năm là da chồn; lại có năm loại da không nên chứa, đó là da voi, da ngựa, da chó, da dã can và năm là da nai đen. Nếu cất chứa thì phạm Đột-kiết-la ”.

Vua A-xà-thế nhìn thấy chiếc giường lớn, đẹp của vua cha liền hối hận và đau buồn, nghĩ rằng: “Vì những vật này mà cha ta vốn là người thanh tịnh, không có lỗi lại chết oan uổng”, vua liền bảo người hầu mang chiếc giường đi. Người hầu mang giường bỏ ngoài chỗ đất trống, vua đi ra nhìn thấy liền bảo đem bỏ đi, họ lại dời giường đem bỏ ở ngoài cung điện; vua đi ra lại nhìn thấy và lại bảo đem bỏ đi, họ lại dời giường đem bỏ bên trong cửa cung điện; vua cũng lại nhìn thấy và hỏi tại sao không đem bỏ, người hầu nói: “Thần không biết đem bỏ nơi đâu”, vua bảo: “Mang đến thí cho Tăng trong Trúc viên”. Người hầu liền mang giường đến trong Trúc viên, Tăng để giường ngoài chỗ đất trống ở trước giảng đường. Các quan viên đến Trúc viên nhìn thấy giường liền nói: “Giường tốt đẹp như thế sao lại đem bỏ ở đây, nếu vua biết tâm sẽ không tịnh”, các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay giường cao lớn đẹp của bạch y, Tỳ-kheo không nên cất chứa để ngồi nằm; nếu có người bố thí giường cao lớn đẹp được nhận và cất giữ nhưng không được ngồi nằm”. Mẹ vua Ba-tư-nặc mất, tất cả vật dụng của bà dùng lúc còn sống đều mang đến bố thí cho Tăng trong tinh xá Kỳ-hoàn, gồm có nệm và vải trải nệm thuộc loại quý giá của nước A-nga-la-di, y Thi-ma-căn của nước Bà-ta-a-bà-đa-lan… Các Tỳ-kheo đem vải và nệm quý giá này bỏ ở chỗ kinh hành, các quan viến đến Trúc viên nhìn thấy liền nói: “Những vật quý giá như thế sao lại bỏ dưới đất giẫm đạp, nếu vua nghe biết tâm sẽ không vui”, các Tỳkheo bạch Phật, Phật nói: “Xem trong số vải và nệm quý giá này, cái nào có thể làm ngọa cụ được thì làm ngọa cụ, cái nào làm y được thì làm y, làm được cái gì thì tùy ý làm. Nệm và vải trải nệm thuộc loại quý giá của nước A-nga-la-di, y Thi-ma-căn của nước Bà-ta-a-bà-đa-lan… thì đem dùng làm ngọa cụ cho Tăng bốn phương”.

Có một lần trời sấm sét lớn khiến cho các loài chim sợ hãi nên chết rất nhiều, các cư sĩ lượm lấy những chim tốt mang đi và chừa lại các loại chim quạ, chim thứu, chim kiêu, chim Diên a la… Lúc đó các Tỳ-kheo trước giờ ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực thấy các loại chim chết này không có ai lượm lấy liền nói với nhau: “Thầy mang những con chim này về nấu, còn tôi đi khất thực trở về chúng ta cùng ăn”. Tỳ-kheo mang những chim chết này về nấu, các Tỳ-kheo khác thấy liền hỏi nấu thịt gì, đáp là thịt quạ; lại hỏi: “Thịt kia là thịt gì?”, đáp là thịt chim thứu, chim kiêu…; các Tỳ-kheo đủ lời quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo lại ăn thịt các loại chim như thế, từ nay thịt quạ không được ăn, nếu ăn thì phạm Độtkiết-la. Tất cả thịt của các loài chim ăn xác chết như chim Thứu, chim Kiêu… đều không được ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la ”.

Các Tỳ-kheo sau giờ ăn, đến bên bờ sông A-kỳ-la kinh hành thì thấy xác một con báo nổi trên mặt nước, Tỳ-kheo này nói với Tỳ-kheo khác: “Vớt con báo đem về ngày mai nấu ăn”. Ngày mai thấy có người đang nấu thịt, các Tỳ-kheo hỏi nấu thịt gì, đáp là thịt báo, các Tỳ-kheo đủ lời quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo lại ăn thịt báo, thịt báo và thịt chó đâu có khác gì. Từ nay không được ăn thịt báo, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la”.

Có người đem bỏ xác con La trong hào thành, các Tỳ-kheo trước giờ ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực thấy xác con La trong hào thành liền nói nhau: “Thầy mang xác con la này về nấu, tôi khất thực trở về, chúng ta cùng ăn”. Tỳ-kheo này mang về nấu, các Tỳ-kheo hỏi nấu thịt gì, đáp là thịt La, các Tỳ-kheo đủ lời quở trách rồi bạch Phật, Phật nói: “La và Ngựa đâu có khác gì, từ nay không được ăn thịt la, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la “.

Sau giờ ăn, các Tỳ-kheo vào trong rừng An-đà kinh hành thấy một con khỉ chết, Tỳ-kheo này nói với Tỳ-kheo khác: “Đem xác con khỉ này về ngày mai nấu ăn”. Ngày mai thấy có người đang nấu thịt, các Tỳ-kheo hỏi nấu thịt gì, đáp là thịt khỉ, các Tỳ-kheo đủ lời quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo lại ăn thịt khỉ, thịt khỉ và thịt người đâu có khác gì. Tứ nay không được ăn thịt khỉ, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la”.

PHẨM NHÂN DUYÊN

Phật tại nước Ca-tỳ-la vệ, các thích tử quý tộc xuất gia mắc bịnh mãi, sáng sớm đến nhà bà con, đàn việt quen biết, họ thăm hỏi có an lạc không, đáp là không an, liền hỏi bị bịnh gì, đáp là bịnh như vậy như vậy, lại hỏi: “Khi còn bạch y, bịnh này chữa trị như thế nào?”, đáp: “Để thuốc trong lớp da bò rồi nhỏ”, họ nói: “Tôi sẽ cho thuốc này để thầy chữa trị”, đáp: “Phật chưa cho tôi được dùng loại thuốc nhỏ như vậy”, bạch Phật, Phật nói: “Cho được dùng loại thuốc nhỏ này”. Lúc đó dùng lớp da mỏng để thuốc vào nhỏ không được, Phật nói: “Cho dùng lớp da dầy, nên ở chỗ khuất nhỏ thuốc; cho thầy thuốc chỉ cho người thân cách nhỏ thuốc”.

Các thích tử quý tộc xuất gia mắc bịnh mãi, sáng sớm đến nhà bà con, đàn việt quen biết, họ thăm hỏi có an lạc không, đáp là không an, liền hỏi bị bịnh gì, đáp là bịnh như vậy như vậy, lại hỏi: “Khi còn bạch y, bịnh này chữa trị như thế nào?”, đáp là dùng dao chữa trị, họ nói: “Tôi đưa dao cho thầy chữa trị”, đáp: “Phật chưa cho dùng dao chữa trị”, liền bạch Phật, Phật bảo nên dùng cọng sen để cắt, cắt không được, Phật nói: “Cho dùng dao bằng vàng, bạc… để cắt”, vẫn không cắt được, Phật nói: “Cho ở chỗ khuất dùng dao sắt cắt”.

Có Tỳ-kheo bịnh nói với người khán bịnh: “Hãy đem sanh tô, thục tô, dầu, mật, đường phèn đến”, người khán bịnh nói: “Không có, nếu có là vật của Tăng, bất tịnh, cất cách đêm, phạm ác tróc, không thọ và nội túc”, liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu người bịnh dùng những vật trên mà được lành bịnh thì cho dùng”.

Trưởng lão Tất-lân-già-bà-ta bị bịnh mắt, thầy thuốc bảo dùng thuốc La-tán thiền thoa lên mắt, trưởng lão nói: “Phật chưa cho dùng thuốc này”, liền nói với các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Từ nay nếu bị bịnh mắt thì được dùng thuốc La-tán thiền thoa lên mắt để trị”. Trưởng lão này đựng La-tán thiền đầy trong các bát lớn, bát nhỏ, bình sứ lớn, bình sứ nhỏ… khi lấy dùng làm thuốc chảy lan dơ vách tường và ngọa cụ khiến trong phòng hôi dơ. Phật bảo nên đựng trong cái hộp, do hộp không có nắp đậy nên bụi đất bay vào bám trong thuốc, khi thoa lên mắt lại làm cho mắt đau thêm, Phật bảo nên làm nắp đậy. Làm nắp đậy thuốc vẫn chảy ra ngoài, Phật bảo nên làm miệng hộp nhỏ lại. Lúc đó các Tỳ-kheo dùng đuôi lông chim Khổng tước chấm thuốc để thoa lên mắt khiến mắt càng đau thêm, Phật bảo nên dùng thìa. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật nên dùng vật gì làm thìa, Phật bảo nên dùng sắt, 66 đồng, vỏ sò, ngà voi, sừng hoặc gốm sứ để làm thìa.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Vua Bà-la-môn A-kỳ-đạt làm tám món cháo: Cháo tô, cháo hồ ma, cháo dầu, cháo sữa, cháo đậu nhỏ, cháo đầu ma sa, cháo lỏng… Nếu dùng loại dược từ củ, thân cành, lá, hoa và quả để nấu cháo thì có được dùng không?”, Phật nói: “Tỳ-kheo bịnh thì được dùng, nếu không bịnh thì không được dùng”.

Phật tại nước Tô-ma, lúc đó đệ tử của trưởng lão A-na-luật bị bịnh, uống thuốc vào thì bụng quặn đau, Phật bảo: “Nên cho uống nước gạo rang”, uống rồi bụng vẫn đau, Phật bảo: “Nên cho uống nước măng tre”, uống rồi vẫn còn đau, Phật nói: “Nên dùng túi đựng cháo vắt lấy nước cho uống”, uống rồi vẫn còn đau, Phật nói: “Dẫn đến chỗ khuất cho ăn cháo”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Phật cho Phạm chí búi tóc Kê-nida bố thí tám loại nước trái cây: Nước trái Châu-lê, nước trái Mâu-lê, nước trái Câu-lầu, nước trái Xá-lầu, nước trái Thuyết-ba-đa, nước trái Phả-lưu-sa, nước trái lê, nước trái Bồ-đào. Nếu dùng năm loại thuốc thang (thuốc sắc) từ củ, hoặc từ thân, cành, cọng hoặc từ lá, từ hoa và từ quả hòa hợp thì có được uống hay không?”, Phật nói: “Nếu không có mùi rượu, không có thức ăn cen tạp, trong mà không đục thì được uống”.

Phật tại Xá-bà-đề, lúc đó các cư sĩ ở nước Kiều-tát-la nơi giữa đường chỗ không có nước lo liệu nước và đường phèn để bố thí. Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo từ nước Kiều-tát-la du hành đến nước Xá-bà-đề, đến chỗ bố thí nước và đường phèn này thọ bố thì, nhưng chỉ ăn đường phèn mà không uống nước. Cư sĩ hỏi vì sao không uống nước, đáp: “Chỉ thích ăn đường phèn, không thích uống nước”, cư sĩ nói: “Tôi vì nước uống nên bố thí đường phèn, vì sao các thầy chỉ ăn đường phèn mà không uống nước”, đáp như trên. Vì Lục quần Tỳ-kheo có thế lực lớn lại không sợ phá giới nên các cư sĩ không thể trước mặt nói đôi co, sau khi Lục quần Tỳ-kheo đi rồi mới tức giận quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại chỉ ăn đường phèn mà không uống nước”. Các Tỳ-kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe việc này liền bạch Phật, Phật nói: “Từ nay Có năm thời cho ăn đường phèn mà không uống nước, đó là đi xa đến, bịnh, ăn ít, không được thức ăn và năm là ở chỗ bố thí nước. Từ nay nếu không uống nước thì không được ăn đường phèn, nếu ăn phạm Đột-kiết-la”. Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Nước đường phèn để cách đêm có được uống không?”, Phật nói: “Tỳ-kheo bịnh thì được dùng, nếu không bịnh thì không được dùng”.

Tỳ-kheo nếu được hai nơi thỉnh thực thì nên cho Tỳ-kheo khác một nơi, Tỳ-kheo kia nên hỏi: “Thầy cho phải không?”, đáp là tôi cho, lại hỏi khi nào cho, đáp: “Khi vua Bình-sa thỉnh Phật và Tăng cúng dường tứ sự mừng thọ một trăm tuổi thì tôi cho”. Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo có hai loại thỉnh: Một là hôm nay thỉnh, hai là khiến thỉnh. Nếu trong một ngày có hai nơi thỉnh thì nên nhường cho người khác một nơi, một nơi tự thọ; khiến thỉnh có hai là tùy thọ tịnh và tùy thọ bất tịnh. Sao gọi là tùy thọ tịnh?: Tức là năm loại thức ăn Khư-đà-ni, năm loại thức ăn Bồ-xà-ni và năm loại thức ăn tương tợ. Năm loại thức ăn Khư-đà-ni là: Thức ăn từ củ, cọng, lá, từ xay giã và từ trái; năm loại thức ăn Bồ-xà-ni là: cơm, bún, mì, cá và thịt. Năm loại thức ăn tương tợ là cháo, xôi nếp, bắp, tú tử, ca sư. Sao gọi là tùy thọ bất tịnh?: Tức là năm loại bảo vật gồm có vàng, bạc, ma ni, pha lê, lưu ly và năm loại tợ bảo vật gồm có sắt, đồng đỏ, thủy tinh, chì thiếc, bạch lạp. Nếu vật là tịnh thì được thọ ngay, nếu vật là bất tịnh thì tác tịnh rồi mới thọ”.

Các Tỳ-kheo ở nước A-la-tỳ thường theo cư sĩ muợn khí cụ làm việc như búa, rìu, cưa…; các cư sĩ nói: “Chúng tôi làm sao có thể cho các thầy muợn hoài được, sao các thầy không tự cất chứa khí cụ”, Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi cất chứa khí cụ”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay cho cất chứa khi cụ”.

Có cư sĩ làm phòng xá trong tinh xá Kỳ-hoàn, có Tỳ-kheo khách ngủ đêm trong phòng này thấy thiếu đồ cúng dường nên hỏi ai đã làm phòng này, đáp là cư sĩ tên ____. Sáng hôm sau Tỳ-kheo khách này đắp y mang bát đến nhà cư sĩ này hỏi: “Trong phòng xá mà ông đã làm thiếu đồ cúng dường”, cư sĩ nói: “Trước đây tôi đã cúng rất nhiều”, Tỳ-kheo khách nói: “Tôi ngủ đêm trong phòng này thấy thiếu đồ cúng dường”, cư sĩ này nói: “Thầy cùng tôi đến chỗ Tỳ-kheo coi việc làm phòng xá trước kia”. Đến nơi cư sĩ liền hỏi: “Tôi vốn đã đưa cho trưởng lão đồ cúng dường trong phòng mà tôi đã làm, nay chúng đâu hết rồi?”, Tỳ-kheo này nói: “Tỳ-kheo ở phòng khác đã lấy mang đi dùng hết rồi”, cư sĩ nói: “Tôi không đưa cho Tỳ-kheo ở phòng khác dùng, chỉ muốn để cho Tỳ-kheo ở trong phòng mà tôi đã làm được dùng. Trong phòng mà tôi đã làm thì trống không, đồ cúng dường lại mang đi đến phòng khác, các thầy không được làm như vậy”. Tỳ-kheo này không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Từ nay đàn việt cho đồ cúng dường trong phòng nào thì Tỳ-kheo ở trong phòng đó được dùng”.

Nước Xá-bà-đề có một người bị người khác giết rồi đem bỏ xác nơi chỗ đất trống bên hào của tinh xá Kỳ-hoàn, một Tỳ-kheo tìm y phấn tảo đi đến thấy xác chết này bèn lấy y mang đi. Bà con của người chết đi tìm, khi đến tinh xá Kỳ-hoàn gặp Tỳ-kheo này liền hỏi có thấy một người như vậy như vậy không, Tỳ-kheo này đáp: “Người ấy chết nằm bên hào của tinh xá Kỳ-hoàn, tôi vừa lấy y ở bên người chết đó”, người bà con này nói: “Thầy dẫn tôi đến đó”, Tỳ-kheo liền dẫn đến chỗ người chết, người bà con vừa nhìn thấy người chết liền kêu lên: “Tại saao thầy có thể vì lấy y mà giết chết người thân của tôi”, Tỳ-kheo nói là không có giết, người bà con này suy nghĩ: “Nếu nói lời nhỏ nhẹ, Tỳ-kheo này sẽ không nói thật, ta nên dẫn tới quan”, nghĩ rồi liền dẫn Tỳ-kheo tới quan xử đoán, quan hỏi Tỳ-kheo có giết người không, Tỳ-kheo đáp: “Tôi là Tỳ-kheo làm sao có thể giết người”. Vị quan này tín kính Phật pháp, biết Sa-môn Thích tử không có giết người nên thả Tỳ-kheo này đi và nói: “Sau này gặp trường hợp như thế, Tỳ-kheo không hỏi người khác thì đừng có vật của người chết”. Tỳ-kheo này thoát nạn liền đem việc này kể cho các Tỳ-kheo nghe, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Từ nay không hỏi người khác thì không nên lấy y vật của người chết, nếu lấy thì phạm Đột-kiết-la”.

Các Tỳ-kheo lấy y của người chết trên đất có chủ, các Chiên-đàla thấy nói: “Trưởng lão không được lấy, đó là vật đóng thuế của chúng tôi”, các Tỳ-kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Từ nay Tỳ-kheo không nên lấy y của người chết trên đất có chủ, nếu lấy thì phạm tội”. Lại có các Tỳ-kheo lượm y ở bên ngoài chỗ đất có chủ, các Chiên-đà-la cũng ngăn không cho lấy, Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Nếu ngăn không cho lấy thì đừng lấy, nếu lấy thì phạm Đột-kiết-la”. Nước Xá-bà-đề có nạn dịch, nhiều người chết vì bịnh dịch; các Tỳ-kheo lấy củi ở chỗ thiêu người mang về trong nhà ấm để đốt, khi đốt củi này quỷ hiện đến khiến cho tất cả tăng đều mắc bịnh khổ. Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Từ nay không nên lấy củi nơi chỗ thiêu người chết, nấu lấy thì phạm Đột-kiết-la”.

Các Tỳ-kheo lấy lông chiên, kiếp bối, bạch điệp trong miếu thờ trời, người giữ miếu nói: “Không được lấy, y vật này thuộc về miếu”, Tỳ-kheo nói: “Trời bằng đất, bằng gỗ thì dùng y vật này làm gì?”, người giữ miếu nói: “Nếu vậy, tôi cũng sẽ lấy y vật trong tháp Phật, tháp A-la-hán”. Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Từ nay lông chiên, kiếp bôi, bạch điệp trong miếu thờ trời không được lấy, nếu lấy thì phạm Đột-kiết-la”. Có Tỳ-kheo bịnh có nhiều y vật, người khán bịnh nói với Tỳ-kheo bịnh: “Thầy bịnh đã lâu không lành, sau khi thầy chết, hiện tiền Tăng sẽ chia, thầy cũng không được phước lớn cũng không được ân phần. Nay thầy nên giao hết y vật cho tôi hoặc cho tôi sáu vật, hoặc cho Tăng sáu vật, những vật khác cho tôi”, Tỳ-kheo bịnh suy nghĩ: “Nếu không cho thì người này sẽ không chăm sóc tốt cho ta”, nghĩ rồi liền đưa cho Tăng sáu vật, những vật khác đưa cho người khán bịnh. Sau đó bịnh được lành, lúc đó là vào tháng cuối của mùa hạ, Phật và Tăng du hành các nước, các Tỳ-kheo khác đều đắp y mới nhuộm, chỉ riêng có Tỳ-kheo này đắp y cũ rách, Phật hỏi nguyên do, Tỳ-kheo này đem việc trên bạch Phật, Phật đủ lời quở trách Tỳ-kheo này: “sáu vật không nên đem cho Tăng, cũng không nên đem cho người khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay sáu vật không được tự mình đem cho, không được bảo cho; nếu tự đem cho hay bảo người đem cho thì đều phạm Đột-kiếtla”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Nếu phòng xá trong Tăng phường hư hoại, trong đó có đồ trải và đồ lợp, có được đem đổi để tu sửa phòng xá hay không?”, Phật nói là được, lại hỏi: “Nếu trong Tăng phường có hai phòng xá bị hư hoại, có được bán một phòng để tu sửa một phòng hay không?”, Phật nói là được. Nước Kiều-tát-la có một tụ lạc ở vùng biên, nơi đó có giặc nên các cư sĩ bỏ tụ lạc mà đi, Tỳ-kheo khất thực khó được cũng bỏ vật tháp và vật Tăng, mang y bát của mình mà đi. Thời gian sau giặc bỏ đi, được yên bình trở lại, các cư sĩ lại trở về chốn cũ, các Tỳ-kheo lại vì vật tháp và vật Tăng mà đến cư sĩ xin tài vật, các cư sĩ hỏi: “Vật của tháp của tăng trước kia nay đâu hết rồi?”, đáp là đã mất hết trong thời có giặc, các cư sĩ nói: “Nhưng y bát của thầy vẫn còn phải không?”, đáp là tôi mang tùy thân, các cư sĩ nói: “Thầy ái hộ y bát của mình chứ không ái hộ vật của tháp của tăng”. Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu thời thế có giặc sợ hãi thì nên mang đi theo, sau đó yên bình đem trả lại chỗ cũ”. Lúc đó thời thế lại có giặc, các Tỳ-kheo mang y bát của mình và vật tháp vật tăng đi, giữa đường gặp Lục quần Tỳ-kheo nói: “Ngọa cụ của tăng chúng tôi lấy dùng”, Tỳkheo này không cho nên hai bên tranh cãi nhau, bạch Phật, Phật nói: “Người mang đi thì được dùng, người khác không được đòi”. Lúc đó các Tỳ-kheo mang vật tháp vật tăng để ở chỗ đất trống rồi đi khất thực, trở về thấy các vật ấy bị lấy mất, bạch Phật, Phật nói: “Đi khất thực cũng nên mang theo”. Khất thực cũng mang theo thì lại bất tiện, Phật bảo: “Khi đi khất thực nên bỏ các vật ấy vào trong đãy y”. Lúc đó Tỳ-kheo mang vật tháp vật tăng để ở chỗ đất trống rồi đi vệ sinh, trở ra thì thấy mất hết, bạch Phật, Phật nói: “Giữ vật này muốn không mất thì nên gởi 0 cho người hoặc cất giấu ở chỗ khuất”.

Ở nước Kiều-tát-la có một trú xứ, đàn việt thí y cho Tỳ-kheo tăng, nhưng nơi đây không có Tỳ-kheo tăng, Phật nói: “Hiện tiền nếu có ba hoặc hai Tỳ-kheo nên chia, nếu có một Tỳ-kheo thì nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Sa-di có ba hoặc hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ”. Lại có một trú xứ, đàn việt thí y cho Tỳ-kheo-ni tăng, nhưng nơi đây không có Tỳ-kheo-ni tăng, Phật nói: “Hiện tiền nếu có ba hoặc hai Tỳ-kheo-ni nên chia, nếu có một Tỳkheo-ni thì nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Thức-xoa-ma-na có ba, hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Sa-di-ni có ba hoặc hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ”. Lại có một trú xứ, đàn việt thí y vật cho Tỳ-kheo tăng, nhưng nơi đây không có Tỳ-kheo tăng, Phật nói: “Hiện tiền nếu có ba hoặc hai Tỳ-kheo nên chia, nếu có một Tỳ-kheo thì nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Sa-di có ba hoặc hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Nếu nơi đó không có Tỳ-kheo cũng không có Sa-di thì Tỳ-kheo-ni tăng nên thọ rồi chia; nếu không có Tỳkheo-ni tăng, hiện tiền nếu có ba hoặc hai Tỳ-kheo-ni nên chia, nếu có một Tỳ-kheo-ni thì nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Thức-xoa-ma-na có ba, hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Sa-di-ni có ba hoặc hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ”. Lại có trú xứ, đàn việt thí y vật cho Tỳ-kheoni tăng, nơi đây không có Tỳ-kheo-ni tăng, Phật nói: “Hiện tiền nếu có ba hoặc hai Tỳ-kheo-ni nên chia, nếu có một Tỳ-kheo-ni thì nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Thức-xoa-ma-na có ba, hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Sa-di-ni có ba hoặc hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ. Nếu tất cả đều không có thì Tỳ-kheo tăng nên chia, cho đến Sa-di nên chia cũng giống như vậy”. Lại có một trú xứ, đàn việt thí y cho hai bộ tăng, nhưng nơi đây không có Tỳ-kheo tăng, Phật nói Tỳ-kheo-ni tăng nên chia, nếu Tỳ-kheo-ni tăng cũng không có thì hiện tiền nếu có ba hoặc hai Tỳ-kheo nên chia, nếu có một Tỳ-kheo thì nên tâm niệm miệng nói mà thọ; hiện tiền nếu có ba, hai Tỳ-kheo-ni nên chia; hoặc có ba, hai Thức-xoa-ma-na nên chia; Sa-di có ba hoặc hai cũng nên chia; nếu có một cũng nên tâm niệm miệng nói mà thọ; hoặc có ba, hai Sa-di-ni cũng nên chia, nếu có một thì cũng tâm niệm miệng nói mà thọ.

Phật tại Xá-bà-đề, lúc đó có cư sĩ thỉnh Phật và Tăng vào ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời, cư sĩ biết Phật đã nhận lời liền đảnh

lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”. Chúng tăng đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, Phật ở trong tinh xá chờ thị giả mang phần thức ăn về, cư sĩ thấy Tăng đã ngồi xong liền dâng thức ăn ngon cho các Thượng tòa và trung tòa; còn Hạ tòa và Sa-di thì cho cơm loại gạo tẻ sáu mươi ngày và món cạn hồ ma nấu với rau. Tăng ăn xong liền lấy chiếc ghế ngồi trước Thượng tòa nghe thuyết pháp, Thượng tòa Xá-lợi-phất thuyết pháp xong liền đứng dậy cùng Tăng ra về. Sa-di La-hầu la về đến chỗ Phật, đảnh lễ rồi ngồi một bên, thường pháp của Phật là khi Tỳ-kheo thọ thực xong trở về, Phật liền thăm hỏi ăn uống có no đủ không. Lúc đó Phật hỏi La-hầu la ăn uống có no đủ không, La-hầu la đáp: “Có người được no đủ, có người không được no đủ”, Phật hỏi: “Tại sao nói lời này”, Lahầu-la nói: “Cư sĩ dâng thức ăn ngon cho các Thượng tòa và trung tòa nên Thượng trung tòa no đủ; còn Hạ tòa và Sa-di thì cho cơm loại gạo tẻ sáu mươi ngày và món cạn hồ ma nấu với rau nên Hạ tòa và Sa-di không no đủ”, La-hầu la liền nói kệ:

“Ăn dầu mè có được khí lực,
Người ăn Tô càng được tịnh sắc,
Cặn mè với rau không có sức,
Phật thiên trung thiên nên tự biết”.

Phật hỏi La-hầu la: “Trong Tăng ai là Thượng tòa?”, đáp là trưởng lão Xá-lợi-phất, Phật nói: “Tỳ-kheo Xá-lợi-phất ăn thức ăn bất tịnh”. Lúc đó trưởng lão Xá-lợi-phất nghe biết Phật quở trách lời này liền nôn ra hết thức ăn vừa mới ăn, từ đó về sau cho đến trọn đời không thọ thỉnh thực và Tăng bố thí mà thọ pháp khất thực. Các cư sĩ quý trọng trưởng lão Xá-lợi-phất làm thức ăn cúng Tăng, muốn được trưởng lão Xá-lợiphất đến nhà nên bạch Phật: “Cúi xin Phật bảo trưởng lão Xá-lợi-phất thọ thỉnh thực trở lại”, Phật nói: “Các vị không thể cầu mong trưởng lão Xá-lợi-phất thọ thỉnh thực trở lại, vì sao, vì tánh của Xá-lợi-phất nếu thọ thì nhất định sẽ thọ, nếu bỏ thì nhất định bỏ. Xá-lợi-phất không phải chỉ đời này có tánh ấy mà trong quá khứ cũng như vậy, nếu thọ thì nhất định thọ, nếu bỏ thì nhất định bỏ. Các vị lắng nghe ta nói nhân duyên bổn sanh:

Quá khứ có một quốc vương bị rắn độc cắn, một thầy thuốc có thể trị được rắn độc, làm chú Xà-già-la bắt rắn độc đến trước một lò lửa nói với rắn độc rằng: “Ngươi thà vào lò lửa này hay là nuốt nọc độc trở lại”, rắn độc suy nghĩ: “Phóng nọc độc ra rồi làm sao nuốt trở lại, ta thà vào trong lửa chết”, nghĩ rồi liền lao vào lửa mà chết.

Phật bảo các cư sĩ: “Con rắn độc xưa kia, nay chính là trưởng lão Xá-lợi-phất, xưa kia cũng đã nếu thọ thì nhất định thọ, nếu bỏ thì nhất định bỏ”. Lúc đó Phật đủ lời quở trách Xá-lợi-phất rồi bảo các Tỳkheo: “Từ nay nên hành pháp Thượng tòa trong Tăng, nên hành như sau: Khi Tăng xướng thời đáo hoặc đánh kiền chùy nên mau đến chỗ ngồi, nên nhìn ngó thượng, trung, hạ tòa ngồi có như pháp không, có mất thứ lớp không. Nếu có ai ngồi không như pháp, không theo thứ lớp thì Thượng tòa nên chỉ bảo, nên hiện tướng cho biết, nếu không biết thì khảy móng tay, nếu khảy móng tay mà cũng không biết thì nên nói với người ngồi gần bên, nên nói lời dịu dàng. Khi thí chủ cúng thức ăn cho Tăng, Thượng tòa nên bảo sớt thức ăn bình đẳng, phải đợi xướng Tăng bạt và tất cả Tăng phải thuận theo Thượng tòa”.

Phật tại thành Vương xá, trong thành có một cư sĩ tên là Thi-lợicừu-đa có oai đức lớn và nhà rất giàu có, là đệ tử của Bà-la-môn ngoại đạo. Người nay nghi không biết Sa-môn Cù-đàm có phải là Nhất thiết trí hay không, liền đến chỗ Phật thăm hỏi rồi ngồi một bên, Phật tùy thuận nói pháp chỉ dạy cho cư sĩ điều nên làm và điều không nên làm khiến được lợi hỉ rồi liền im lặng. Thi-lợi-cừu-đa nghe pháp rồi chắp tay bạch Phật: “Cúi xin Sa-môn Cù-đàm ngày mai đến nhà con thọ thực”, Phật vì thương xót và vì người này đáng độ nên Phật im lặng nhận lời. Thi-lợi-cừu-đa biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ hữu nhiều rồi ra về, đến nhà liền cho làm một hầm lửa lớn bên ngoài cửa lớn, làm cho lửa này không có khói cũng không có lửa ngọn rồi phủ cát lên, nghĩ rằng: “Nếu Sa-môn Cù-đàm là Nhất thiết trí thì sẽ biết được việc này, nếu không phải là Nhất thiết trí thì Sa-môn Cù-đàm cùng các đệ tử sẽ rơi xuống hầm lửa này”; kế đó vào nhà trải tấm bạch điệp lên trên giường không có dệt, nghĩ rằng: “Nếu Sa-môn Cù-đàm là Nhất thiết trí thì sẽ biết được việc này, nếu không phải là Nhất thiết trí thì Sa-môn Cù-đàm cùng các đệ tử sẽ té xuống đây”; kế dùng thuốc độc hòa trong thức ăn thức uống, nghĩ rằng: “Nếu Sa-môn Cù-đàm là Nhất thiết trí thì sẽ biết được việc này, nếu không phải là Nhất thiết trí thì Sa-môn Cù-đàm cùng các đệ tử sẽ trúng độc mà chết”. Sáng sớm hôm sau liền sai sứ đến bạch Phật đã đến giờ, Phật bảo A-nan đi thông báo cho chúng tăng rằng: Tất cả Tăng không được đi trước Phật, tất cả nên đi sau Phật; Anan vâng lời Phật dạy đi thông báo cho Tăng biết. Lúc đó Phật đi trước, chúng tăng đi sau, khi sắp bước vào nhà, Phật biến hầm lửa bên ngoài cửa thành ao hoa sen đủ loại đủ màu sắc, nước đầy trong ao; Phật và chúng tăng đi trên cánh hoa sen lớn để vào trong nhà. Phật nói với Thilợi-cừu-đa: “Cư sĩ hãy bỏ tâm nghi ngờ, ta thật là bậc Nhất thiết trí”, nói rồi đến ngồi trên giường không dệt, giường biến thành có dệt, Phật nói với Thi-lợi-cừu-đa: “Cư sĩ hãy bỏ tâm nghi ngờ, ta thật là bậc Nhất thiết trí”. Thi-lợi-cừu-đa thấy thần lực của Phật rồi liền sanh tín tâm cung kính tôn trọng, vui vẻ bạch Phật: “Trong thức ăn này có độc, cúi xin Phật đợi một lát để con cho làm lại thức ăn khác”, Phật bảo: “Cư sĩ cứ thí thức ăn này”, nói rồi Phật bảo A-nan: “Thầy bảo chúng tăng chưa xướng Đẳng cúng thì không được ăn”, A-nan liền thông báo cho Tăng: “Đại đức tăng nghe, Phật dạy chưa xướng Đẳng cúng thì không được ăn”. Lúc đó Phật chú nguyện: “Dâm, nộ si là ba độc của thế gian, Phật có thật pháp diệt trừ được tất cả độc, Phật là thật ngữ nên tất cả độc đều được giải trừ”, Phật chú nguyện rồi, thức ăn liền biến thành không có độc. Thi-lợi-cừu-đa tự tay dâng thức ăn cho Phật và Tăng, khiến tất cả đều được no đủ rồi lấy một chiếc ghế nhỏ ngồi trước Phật muốn nghe pháp, Phật tùy thuận thuyết pháp vi diệu khiến cho Thi-lợi-cừuđa ngay nơi chỗ ngồi được pháp nhãn thanh tịnh vô cấu. Sau khi thấy pháp, biết pháp, được tịnh pháp, vượt khỏi nghi hối, bất tín, không từ nơi người khác mà ở trong đạo quả được vô sở úy. Thi-lợi-cừu-đa đảnh lễ rồi bạch Phật: “Từ nay con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thọ trì năm giới làm Ưu-bà-tắc”, Phật lại thuyết giàng chỉ dạy cho được lợi hỉ rồi đứng dậy cùng chúng tăng ra về. Về đến tinh xá, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ-kheo tăng rồi bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay không được đi trước Phật, không được đi trước Hòa thượng, A-xà-lê và tất cả Thượng tòa; từ nay chưa xướng Đẳng cúng thì không được ăn, nếu ăn thì phạm Đột-kiết-la”.

Có một trú xứ ở nước Kiều-tát-la, hai bộ Tăng được cúng y vật. Lúc đó Tỳ-kheo đông, Tỳ-kheo-ni ít nên Tỳ-kheo nói: “Chúng tôi lấy hai phần, các cô lấy một phần”, Tỳ-kheo-ni không chịu, đòi chia hai, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chia bằng nhau; Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni nên chia cho phần thứ tư trong bốn phần”.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó có cư sĩ tên Bà-đề làm phòng xá cúng cho Phật và Tăng, trang hoàng rất đẹp và sửa soạn rất nhiều thức ăn cúng dường cho tất cả Tỳ-kheo tăng một ngàn hai trăm năm mươi vị. Lại có cư sĩ cúng y vật cho Tăng và nói: “Nếu Phật cho ở trong đại chúng lớn tiếng xướng thì tốt”, bạch Phật, Phật liền cho xướng lớn tiếng. Tỳ-kheo đứng nơi đất bằng xướng, chúng đông nên không nghe thấy, Phật bảo nên đứng chỗ cao xướng, khi đứng chỗ cao xướng thì ai cũng đều nghe thấy được. Lại có cư sĩ thấy đại chúng tập họp nên muốn bố thí y Ma-la-tỳ ha la, Phật cho thí; cư sĩ lại muốn mang lư hương đi trước, Phật cũng cho mang lư hương đi trước, chúng tăng im lặng đi sau, ngoại đạo thấy liền chê trách: “Sa-môn Thích tử đi sau lư hương giống như mang người chết đi ra không khác”, cư sĩ liền xin Phật cho được tấu kỹ nhạc đi trước, Phật cũng cho. Lại có cư sĩ cúng nhiều y vật xin Phật cho xướng tán, Phật cũng cho xướng tán. Lúc đó không có người thọ nhận và coi giữ số y vật này, Phật nói: “Nên tác pháp yết ma sai một người thọ và coi giữ y vật. Tỳ-kheo có năm pháp không nên sai thọ và coi giữ y vật: Một là không biết chỗ, hai là không biết giá, ba là không biết thọ nhận, bốn là không biết số, năm là hay quên, không nhớ chỗ. Ngược với năm pháp trên thì nên sai thọ và coi giữ y vật”. Lại không có người chia y vật này, Phật nói: “Nên tác pháp yết ma sai người chia y vật. Tỳ-kheo có năm pháp không nên sai chia y: Một là không biết y, hai là không biết màu sắc y, ba là không biết giá y, bốn là không biết số, năm là không biết là cho hay không cho. Ngược với năm pháp trên thì nên sai chia y. Người chia y khi chia y không được khen ngợi làm loạn tâm chúng, người được chia nên im lặng nhận phần y”.

Phật tại Xá-bà-đề, lúc đó trong tinh xá Kỳ-hoàn có người do nhân duyên làm phòng xá mới cho Tăng nên sửa soạn thức ăn uống cúng dường cho Tỳ-kheo tăng một ngàn hai trăm năm mươi vị. Các Tỳ-kheo khi vào chỗ ngồi, không theo thứ lớp ngồi, ăn, đứng dậy và đi ra; có vị vào trước, có vị đang lúc dọn đưa thức ăn mới vào, có vị vào lúc đang ăn, lại có vị vào lúc đã ăn xong, Phật bảo nên xướng báo giờ. Khi xướng báo giờ, ở xa không nghe được, Phật bảo nên đánh kiền chùy; ở xa cũng không nghe được, Phật bảo nên đánh trống; trống để dưới đất đánh, ở xa cũng không nghe được, Phật bảo nên để trống trên giá đánh; vẫn không nghe xa được, Phật bảo nên để trên chỗ cao, khi để trên chỗ cao đánh, khắp nơi đều được nghe .

Lúc đó không có người coi ngó thức ăn nên thức ăn hoặc chưa làm xong, chưa nấu chín, tuy đã đến giờ ăn mà thức ăn vẫn chưa dọn đến. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Tăng nên tác pháp yết ma sai người coi ngó thức ăn”.

Có một trú xứ ở nước Kiều-tát-la, hai bộ Tăng được cúng y vật. Lúc đó Tỳ-kheo-ni đông, Tỳ-kheo ít nên Tỳ-kheo nói: “Y vật này nên chia làm hai phần, các cô lấy một phần, chúng tôi lấy một phần”, Tỳkheo-ni nói: “Trước kia chúng tôi ít thì các Tỳ-kheo đòi lấy hai phần; nay chúng tôi đông sao lại đòi chia hai”, Tỳ-kheo-ni không chịu chia hai, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chia bằng nhau; Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni nên chia cho phần thứ tư trong bốn phần”.

Lúc đó có đàn việt thí thức ăn cho Tăng nơi đất trống, trên mâm còn bánh dư, trong chõ còn cơm dư, trong nồi còn canh dư. Các ngoại đạo dị học vì ganh tỵ nên đem hèm rượu bỏ vào trong cơm canh dư, nghĩ rằng: “Thức ăn này bất tịnh khiến cho Sa-môn Thích tử không ăn được”, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Nếu thấy chỗ nào nên bỏ thì bỏ, phần còn lại nên ăn”.

Lúc đó các Tỳ-kheo cùng các Sa-di chuyền bát để ăn, Tỳ-kheo chuyền cho Sa-di, Sa-di chuyền cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đã rửa tay rồi lại thọ từ Sa-di nên sanh tâm nghi không biết có bất tịnh hay không, bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm đưa cho Sa-di bát thì gọi là tịnh”. Khi các Sa-di đi dọn đưa thức ăn thì các Tỳ-kheo nhận phần thức ăn giùm cho Sa-di rồi sanh tâm nghi không biết có phải là xúc thực hay không, Phật nói: “Tỳ-kheo thọ xúc thực không phạm”. Lúc đó các Tỳ-kheo ăn xong đưa bát dơ cho Sa-di, bạch y rửa; Sa-di, bạch y rửa xong bỏ lại trong chậu, Tỳ-kheo không biết có bất tịnh không, bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm đưa bát cho tịnh nhơn thì gọi là tịnh”.

Có Tỳ-kheo thọ đàn việt thí thực nơi đất trống, ăn xong bỏ lại đó các đồ đựng thức ăn mà đi, các đồ đựng thức ăn này bị gió mưa bùn đất làm dơ, Phật bảo: “Đồ đựng thức ăn nên rửa sạch rồi cất vào chỗ có ngăn che”.

Lúc đó các Tỳ-kheo dùng tháo đậu rửa hai, ba lần mà chất bợn dính trong bát không sạch, dùng cây gỗ chà cũng không sạch nên dùng rất nhiều nước, chỗ lấy nước rất xa, cư sĩ đem nước bố thì liền trách: “Biết lấy nước rất xa sao lại dùng nhiều nước như thế”, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Nếu nhất tâm dùng tháo đậu rửa hai, ba lần thì gọi là rửa sạch”.

Lúc đó các Tỳ-kheo hỏi Phật: “Nước đục có được uống không?”, Phật nói: “Nếu trước nghi là bất tịnh thì không nên uống, nếu trước không nghi thì nên uống”.

Có một trú xứ ở nước Kiều-tát-la, Tăng được thí y vật nhưng không phải tất cả Tăng đều ở đó, Tỳ-kheo chia y vật này không biết chia làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Y vật này nên chia làm hai phần nói rằng: “Phần này thuộc về thượng tòa, phần kia thuộc về hạ tòa hoặc phần này thuộc về hạ tòa, phần kia thuộc về thượng tòa”. Làm như vậy gọi là được yết ma, sau đó nếu có Tỳ-kheo khác đến, không muốn cho thì không nên cho, Tỳ-kheo khác không được gắng gượng đòi. Nếu không làm yết ma như thế thì Tỳ-kheo không được thọ y vật này, nếu thọ thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo này nên đem y vật này chia cho Tỳ-kheo khác; nếu không làm như vậy thì khi xuất giới phạm Đột-kiết-la, cũng phải đem chia cho Tỳ-kheo khác”. Nếu tất cả Tăng đều ở đó thì nên yết ma chia, Tăng nên yết ma giao y vật này cho một Tỳ-kheo, pháp giao như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại đức Tăng lắng nghe, trú xứ này được cúng dường y vật hiện tiền tăng nên chia. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giao y vật này cho Tỳ-kheo _____. Bạch như vậy.

Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng nay đã giao y vật cho Tỳ-kheo ____ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Nếu Tỳ-kheo này nhận y vật rồi sau đó không chịu hoàn lại, nói rằng: “Đây là chơn thật thí, khéo cho, khéo thủ pháp, khéo đoán sự, tất cả đều từ trong Tăng, vì sao phải hoàn lại”, Phật nói: “Tăng nên bảo Tỳ-kheo này rằng: “vật thí này vốn vì làm tịnh nên thí, không phải là chơn thật thí”, nếu Tỳ-kheo này hoàn lại thì tốt, nếu không hoàn lại thì Tăng nên cưỡng đoạt lại và bảo Tỳ-kheo này sám tội Đột-kiết-la”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Y mà Phật cho mặc trên thân, y che thân, khăn lau thân, khăn lau chân, khăn lau mặt, Tăng kỳ chi, Nê-hoàn-tăng; y này gọi là gì?”, Phật nói: “Gọi là y Ba-ca-la”, lại hỏi: “Y này thọ như thế nào?”, Phật nói: “Nên nói: Y Ba-ca-la này tôi thọ dụng”, lại hỏi: “Nên ở bên người nào thọ?”, Phật nói: “Nên ở bên năm chúng thọ”, lại hỏi: “Thượng tòa nêu không thông minh, phi pháp ngăn thì có thành ngăn không?”, Phật nói không thành ngăn, lại hỏi: “Nếu Thượng tòa trì giới nhưng phi pháp phi thiện ngăn thì có thành ngăn không?”, Phật nói không thành ngăn, lại hỏi: “Như Phật đã dạy nếu ngăn yết ma như pháp thì không thành ngăn yết ma. Như vậy tất cả không thành ngăn phải không?”, Phật nói không thành ngăn.

Nếu có Sa-di khi thọ giới cụ túc, tâm hối hận không muốn thọ nữa nên nói rằng: “Tôi không muốn thọ giới cụ túc nữa”, thì lời nói này thành ngăn. Nếu Sa-di-ni khi thọ sáu pháp làm Thức-xoa-ma-na mà nói rằng: “Tôi không muốn thọ sáu pháp”, thì lời nói này thành ngăn. Nếu Thức-xoa-ma-na khi thọ giới cụ túc nói rằng: “Tôi không muốn thọ giới cụ túc”, thì lời nói này thành ngăn. Nếu Tỳ-kheo phạm Tăng-giàbà-thi-sa khi Tăng cho Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa, Bổn nhật trị, yết ma

A-phù-ha-na; Tỳ-kheo này nói rằng: “Chớ làm, tôi không dùng”, thì lời nói này thành ngăn. Nếu mười bốn hạng Tỳ-kheo khi được cử ở trong Tăng mà nói rằng: “Tôi không dùng”, thì lời nói này thành ngăn.

Lại hỏi: Có Tỳ-kheo bị tẫn muốn sám hối, khi sám hối hạ mình tùy thuận Tăng, ở ngoài giới có được làm yết ma giải tẫn hay không?

Đáp: Không được, nếu làm thì người làm yết ma giải tẫn phạm tội.

Lại hỏi: Như Phật đã dạy, có hai nguyên nhân nên phá Tăng: Một là xướng nói, hai là lấy thẻ. Trong đây nếu Tỳ-kheo tặc trụ, Sa-di học hối, và bốn hạng người vốn là bạch y nếu xướng nói và phát thẻ thì có gọi là phá Tăng không?

Đáp: Không gọi là phá Tăng.

Lại hỏi: Số đầy đủ nhưng nếu có một Tỳ-kheo chuyển căn thành nữ thì có gọi là phá Tăng không?

Đáp: Không gọi là phá Tăng.

Lại hỏi: Nếu trải chỗ ngồi bằng cỏ hay giường dài thì có được ngồi chung với người chưa thọ giới cụ túc không?

Đáp: Được ngồi.

Lại hỏi: Được ngồi chung với huỳnh môn không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Được ngồi chung với Sa-di học hối không?

Đáp: Được ngồi.

Lại hỏi: Hai Sa-di học hối có được ngồi chung không?

Đáp: Không được.

Lại hỏi: Làm giường dài ngồi được khoảng bao nhiêu người?.

Đáp: Tối thiểu dung chứa bốn người ngồi.

Có cư sĩ làm phòng xá trong tinh xá Kỳ-hoàn thấy Tỳ-kheo ở trong phòng này mang bát khất thực liền hỏi: “Vì sao thầy đi khất thực?, đáp là không có thức ăn, cư sĩ nói: “Thầy về đi, tôi sẽ cho người mang thức ăn đến”, nói rồi cho người mang đến, Tỳ-kheo hỏi người này: “Thức ăn mang đến cho ai?”, đáp là mang đến cho Tăng, Tỳ-kheo liền dẫn người này mang đến để ở chỗ thức ăn của Tăng. Sáng hôm sau cư sĩ lại thấy Tỳ-kheo ở trong phòng này mang bát khất thực liền hỏi: “Vì sao thầy đi khất thực?, đáp là không có thức ăn, cư sĩ nói: “Hôm qua tôi cho người mang thức ăn đến, vì sao thầy không ăn”, Tỳ-kheo nói: “Thức ăn có mang đến, tôi hỏi người này: “Thức ăn mang đến cho ai?”, người này đáp là mang đến cho Tăng, tôi liền dẫn người này mang đến để ở chỗ thức ăn của Tăng, vì thế nên tôi không có thức ăn”, cư sĩ nói:

“Tôi không cúng thức ăn cho tất cả Tăng, tôi chỉ cúng cho Tỳ-kheo ở trong phòng mà tôi đã làm”, Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu thí chủ cúng thức ăn cho Tỳ-kheo ở trong phòng nào thì Tỳ-kheo ở trong phòng đó được thọ”.

Có cư sĩ làm phòng xá trong tinh xá Kỳ-hoàn, mấy ngày sau đến trong Kỳ-hoàn muốn nghe pháp, chiều tối đánh kiền chùy muốn ở trong phòng mình đã làm ngồi nghe pháp, Tỳ-kheo ngồi trong bóng tối thuyết pháp, cư sĩ kêu đốt đèn, Tỳ-kheo nói là không có tô dầu, cư sĩ nói: “Tôi sẽ cho người mang tô dầu đến”. Người sứ mang tô dầu đến, Tỳ-kheo hỏi: “Mang cho ai?”, đáp là cho Tăng, Tỳ-kheo liền dẫn người sứ mang tô dầu đến để ở chỗ cất dầu đốt đèn của Tăng. Thời gian sau, cư sĩ lại đến trong Kỳ-hoàn muốn nghe pháp, chiều tối đánh kiền chùy muốn ở trong phòng mình đã làm ngồi nghe pháp, Tỳ-kheo ngồi trong bóng tối thuyết pháp, cư sĩ kêu đốt đèn, Tỳ-kheo nói là không có tô dầu, cư sĩ nói: “Trước đây tôi đã cho người mang tô dầu đến, sao nay thầy không đốt”. Tỳ-kheo nói: “Khi người sứ mang tô dầu đến, tôi hỏi: “Mang cho ai?”, đáp là cho Tăng, tôi liền dẫn người sứ mang tô dầu đến để ở chỗ cất dầu đốt đèn của Tăng”, cư sĩ nói: “Tôi không cúng tô dầu cho tất cả Tăng, tôi chỉ cúng cho Tỳ-kheo ở trong phòng mà tôi đã làm”, Tỳkheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu thí chủ cúng tô dầu cho Tỳ-kheo ở trong phòng nào thì Tỳ-kheo ở trong phòng đó được thọ. Cho đến dầu thoa chân, giày dép, y bát cũng như vậy; nếu đàn việt nói: “Đại đức ở trong đây bao lâu, đại đức được tùy ý thọ dụng”, thì Tỳ-kheo được dùng; hoặc nói: “Vật này thuộc về thầy, thầy tùy ý mang đi”, thì Tỳkheo được mang đi”.

Lúc đó Tỳ-kheo không mặc y che thân lại dùng ngọa cụ của Tăng khiến cho ngọa cụ này mất màu, dơ bẩn sanh trùng. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Từ nay Tỳ-kheo không mặc y che thần không được dùng ngọa cụ của Tăng, nếu dùng thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó các Tỳ-kheo không biết làm y che thân kích lượng bao nhiêu, Phật nói: “Tối thiểu che được phần thân là ngực, lưng bụng và đầu gối”.

Lúc đó các Tỳ-kheo không ái hộ ngọa cụ của Tăng, bạch Phật, Phật nói: “Khi dùng ngọa cụ của Tăng phải ái hộ, nếu không ái hộ mà dùng thì phạm Đột-kiết-la. Có năm việc không ái hộ là nước, ánh nắng mặt trời, bụi đất, lau và xúc chạm”. Lúc đó các Tỳ-kheo dùng ngọa cụ của Tăng đứng trong mưa khiến cho ngọa cụ này mất màu, chất nhuộm chảy ra, bạch Phật, Phật nói: “Từ nay không được dùng ngọa cụ của Tăng mà đứng trong mưa, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la”. Lại có các

Tỳ-kheo dùng ngọa cụ của Tăng hướng về lửa hơ thân, khiến cho ngọa cụ này bị khói bám, sắc xấu, hư hoại. Phật nói: “Từ nay không được dùng ngọa cụ của Tăng mà hướng về lửa hơ thân, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la. Nếu ngọa cụ có phủ một lớp bên ngoài thì không phạm”. Lại có Tỳ-kheo dùng ngọa cụ của Tăng đi vào chỗ đại tiểu tiện, chỗ rửa và nhà tắm, khiến cho ngọa cụ này dơ bẩn, mất màu và sanh trùng. Phật nói: “Từ nay không được dùng ngọa cụ của Tăng mà đi vào chỗ đại tiểu tiện, chỗ rửa và nhà tắm, nếu làm thế thì phạm Đột-kiết-la”.

Lục quần Tỳ-kheo cạo tóc cho một tiểu Tỳ-kheo, cạo chưa xong, chưa mặc ca-sa liền đuổi đi. Phật nói: “Khi cạo tóc tiểu Tỳ-kheo, còn một chỏm tóc thì không nên đuổi, nếu đuổi thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó các Tỳ-kheo mài sắc dao hớt tóc, kéo và dao cắt móng tay của Tăng để dùng thì Lục quần Tỳ-kheo đến giành lấy dùng, nói rằng: “Chúng tôi là Thượng tòa, các thầy nhỏ hơn, hãy để chúng tôi dùng trước”, các Tỳ-kheo không cho nên cùng tranh cãi, bạch Phật, Phật nói: “Không nên cho, người mài dao trước nên dùng trước rồi mới đưa cho dùng sau”. Lục quần Tỳ-kheo thấy tiểu Tỳ-kheo vào chỗ đại tiểu tiện hoặc chỗ rửa trước, hoặc trong nhà tắm, liền đuổi đi ra và nói: “Chúng tôi là Thượng tòa, các thầy nhỏ hơn nên đi ra, đừng để người không bịnh bị mắc bịnh, người mắc bịnh càng thêm nặng”. Phật nói: “Ở chỗ đại tiểu tiện, chỗ rửa và nhà tắm, người đến sau không được đuổi người vào trước đi ra, nếu đuổi thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại nước Xá-bà-đề, lúc đó trưởng lão A-Nan-đang thuyết pháp cho đại chúng, có một Thượng tòa đến sau bảo Tỳ-kheo hạ tòa đứng dậy nhường chỗ, vị Hạ tòa này đứng dậy lui xuống thì vị Hạ tòa thứ ba phải đứng dậy lui xuống, cứ như thế thứ lớp đứng dạy lui xuống nhường chỗ, khiến trong chúng tán loạn làm trở ngại việc nghe pháp. Các trưởng giả trong hội nói: “Trong đây đâu phải là thọ thực, cần gì phải ngồi theo thứ lớp làm cho trở ngại việc nghe pháp”. Phật nghe thấy rồi, vì việc này nên nhóm Tỳ-kheo tăng rồi bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay khi nghe pháp Thượng tòa đến sau không được bảo Hạ tòa đứng dậy nhường chỗ, nếu bảo đứng dậy thì phạm Đột-kiết-la. Nếu là Hòa thượng, A-xà-lê đến vì cung kính nên bản thân tự đứng dậy nhường chỗ thì không được bảo người khác đứng dậy, nếu bảo người khác đứng dậy thì phạm Đột-kiết-la. Từ nay ba-tỳ-kheo cách nhau ba tuổi hạ thì được cùng ngồi một giường lớn; hai người được cùng ngồi một giường dây; giường độc tọa thì chỉ được một người ngồi, không được hai người”.

Lúc đó các Tỳ-kheo dùng nồi của Tăng để nấu thuốc nhuộm, nấu xong bỏ y vào trong đó rồi để nồi nước nhuộm này ở một chỗ khác. Lục quần Tỳ-kheo đến nói: “Hãy đưa nồi cho tôi, tôi là Thượng tòa muốn dùng”, nói rồi liền đem nồi nước nhuộm này sớt qua vật này, vật khác để lấy nồi, khiến cho màu sắc của y nhuộm biến thành màu đen. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Không nên cho lấy, Tỳ-kheo lấy trước dùng xong rồi mới đưa cho Thượng tòa dùng sau”. Lúc đó nước nhuộm còn dư một ít, Thượng tòa đến xin không cho, Phật nói: “Nước nhuộm còn dư, có thể đổ bỏ thì nên cho người khác dùng”.

Lúc đó các khách Tỳ-kheo lượm lấy cây trong vườn Tăng để nấu cơm canh, nấu nước nhuộm… khiến cựu Tỳ-kheo không vui, nói rằng: “Cây trồng trong vườn, chúng tôi chăm sóc cực khổ, các thầy là khách lấy dùng mà không nói với tôi một tiếng”, Phật nói: “Nên nói với cựu Tỳ-kheo rồi mới lấy dùng. Từ nay, hoa cây trong vườn của Tăng chỉ nên lấy cùng dường tháp Phật, tháp A-la-hán; còn trái thì nên bảo tịnh nhân hái cho Tỳ-kheo ăn. Những cây lớn trong vườn nên dùng làm rường cột cho Tăng bốn phương; vỏ cây, cành lá thì các Tỳ-kheo tùy ý lấy dùng”.

Phật tại Xá-bà-đề, trưởng giả Cấp-cô-độc làm tinh xá Kỳ-hoàn xong, dùng vô số đồ trang nghiêm để trang nghiêm rồi cúng cho Tăng. Các Tỳ-kheo không thọ, nói rằng: “Phật chưa cho chúng tôi thọ phòng xá trang nghiêm như vậy”, bạch Phật, Phật nói: “Phòng xá này thanh tịnh, cho thọ”.

Lúc đó Lục quần Tỳ-kheo đuổi các Tỳ-kheo đang tọa thiền, nói rằng: “Hãy đứng dậy, chúng tôi là Thượng tòa, các thầy nhỏ hơn”, bạch Phật, Phật nói: “Khi tọa thiền không tính lớn nhỏ, không được đuổi đi ra; nếu đuổi thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó các Tỳ-kheo đang rửa chân, Lục quần Tỳ-kheo cũng đuổi đi ra, bạch Phật, Phật nói: “Khi rửa chân không tính lớn nhỏ, không được đuổi đi ra; nếu đuổi thì phạm Đột-kiếtla”. Lúc đó các Tỳ-kheo lấy giẻ lau chân của Tăng đem giặt phơi rồi dùng lau giày phú la, Lục quần Tỳ-kheo đến giành lấy và nói rằng: “Chúng tôi là Thượng tòa, các thầy nhỏ hơn, hãy để chúng tôi dùng trước”, các Tỳ-kheo không cho nên cùng tranh cãi, bạch Phật, Phật nói: “Không nên cho, người lấy trước nên dùng trước rồi mới đưa cho dùng sau”.

Có một trú xứ, cựu Tỳ-kheo tự mượn lấy vật của tháp để dùng, Tỳ-kheo này qua đời, các Tỳ-kheo không biết chia y vật như thế nào nên bạch Phật, Phật nói: “Nên tính giá tiền các y vật nộp trả cho tháp, còn dư bao nhiêu thì Tăng nên chia”. Lại có trú xứ chỉ có một Tỳ-kheo đem y vật của mình dùng cho tháp, Tỳ-kheo này qua đời, các Tỳ-kheo không biết chia y vật như thế nào nên bạch Phật, Phật nói: “Nên tính giá tiền vật của tháp trả lại, hiện tiền Tăng nên chia”.

Có một trú xứ chỉ có một Tỳ-kheo mượn lấy vật của Tứ phương tăng để dùng, Tỳ-kheo này qua đời, các Tỳ-kheo không biết chia y vật như thế nào nên bạch Phật, Phật nói: “Nên tính giá tiền các y vật nộp trả cho Tứ phương tăng, còn dư bao nhiêu thì Tăng nên chia”. Lại có trú xứ chỉ có một Tỳ-kheo đem y vật của mình cho Tứ phương tăng dùng, Tỳ-kheo này qua đời, các Tỳ-kheo không biết chia y vật như thế nào nên bạch Phật, Phật nói: “Nên tính giá tiền các y vật của Tứ phương tăng trả lại, hiện tiền Tăng nên chia. Tỳ-kheo khách hay cựu Tỳ-kheo cũng giống như thế”.

Có một Tỳ-kheo gởi y bát cho một cư sĩ, cư sĩ này làm mất, Tỳkheo theo đòi nói rằng: “Ông tự làm mất, không phải tôi làm mất, ông nên bồi thường”, bạch Phật việc này, Phật nói: “Nếu giữ gìn tốt mà làm mất thì không nên đòi bồi thường, nếu giữ gìn không tốt mà làm mất thì nên đòi bồi thường”. Lại có một thương buôn gởi y vật cho Tỳkheo, Tỳ-kheo làm mất, thương buôn theo đòi nói rằng: “Thầy tự làm mất, không phải tôi làm mất, thầy nên bồi thường”, bạch Phật việc này, Phật nói: “Nếu được tự tại thì không nên đền, nếu không tự tại thì nên đền”. Có cư sĩ làm phòng xá trong tinh xá Kỳ-hoàn xong, thiết thực cúng dường cho Tỳ-kheo tăng một ngàn hai trăm năm mươi vị, lúc đó có những người không biết pháp ở các nước khắp bốn phương đến tụ họp bố thí cho các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo liền chú nguyện, khi tán Phật thì nói Phật đại lực đại đức, tán Pháp thì nói Pháp đại đức đại lực, khi tán Tăng thì nói Tăng đại đức đại lực; cho đến tán thán các trưởng lão Xálợi-phất, Đại Mục-kiền-liên, A-na-luật… Tán thán tam bảo như vậy là vô lượng vô số A-tăng-ky. Trong số những người này, có người trì danh hiệu Phật, có người trì danh hiệu Pháp, có người trì danh hiệu Tăng, cho đến danh hiệu các trưởng lão Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên… Sau khi giải tán ai nấy trở về nhà cửa ruộng vườn thôn xóm của mình. Thời gian sau các Tỳ-kheo đi đến nhà của họ để khất thực, người trì danh hiệu Phật thì nói Phật đến sẽ bố thí, người trì danh hiệu Pháp thì nói Pháp đến sẽ bố thí… cuối cùng các Tỳ-kheo không khất thực được gì nên đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Người ở vùng biên của các nước đó không biết gọi là Tỳ-kheo thì nên cho thức ăn, mà gọi là Phật hay Pháp hay Tăng mới nên cho thức ăn, thức ăn tự tại nên thọ”.

Có Tỳ-kheo bịnh, có Tỳ-kheo thân quen đến thăm, Tỳ-kheo bịnh mời ngồi cùng nhau thăm hỏi một lát thì Tỳ-kheo khách đứng dậy muốn ra về, Tỳ-kheo bịnh hỏi vì sao muốn đi, đáp là vì không mang theo y, Tỳ-kheo bịnh nói: “Tôi cho thầy y”, nói rồi liền đưa cho. Tỳ-kheo khách ngủ qua đêm, sáng hôm sau mang y này đi, Tỳ-kheo bịnh nói: “Y của tôi không được mang đi”, Tỳ-kheo khách nói: “Y này thầy đã thật cho tôi”, Tỳ-kheo bịnh nói: “Không phải thường cho thầy, vì thọ nên đưa cho”, Tỳ-kheo khách nói là thường cho nên không trả lại, Tỳ-kheo bịnh không biết làm sao nên đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Đây không phải là thật cho, vì thanh tịnh nên đưa cho. Tỳ-kheo này nên trả lại y, nói lời nhỏ nhẹ trả lại thì tốt, nếu không trả lại thì cưỡng đoạt lại và bảo Tỳ-kheo này sám tội Đột-kiết-la”.

Phật tại tinh xá Kỳ-hoàn, lúc đó hỏa hoạn lan dần đến thiêu đốt tinh xá Kỳ-hoàn, Phật liền chú nguyện: “Tất cả lậu ta đều đoạn trừ, là chân A-la-hán đắc Phật đạo, lời Phật là thật ngữ thì lửa nên tắt hết”, Phật chú nguyện xong lửa liền tắt, các Tỳ-kheo mang ngọa cụ của Tăng ra để ở một chỗ, sau không biết ngọa cụ này ở phòng nào nên bạch Phật. Phật nói: “Nên làm dấu hiệu, làm dấu hiệu cũng không phân biệt được thì nên làm tướng khác, làm tướng khác cũng không phân biệt được thì nên cuộn tròn, hoặc vẽ chữ đức, hoặc viết tên, thuộc phòng nào, phòng nào”, ngọa cụ tuy biế của phòng nào nhưng lại không biết thuộc tầng gác nào, trên, giữa hay ở dưới, Phật bảo nên viết chữ để phân biệt rõ ràng là tầng trên hay tầng giữa hay tầng dưới.

Lúc đó cư sĩ Cấp-cô-độc làm lầu thí cho Tăng, Tăng không thọ, bạch Phật, Phật cho thọ; lại làm nệm cúng cho Tăng, Tăng cũng không thọ, bạch Phật, Phật cho thọ; lại xin được họa vẽ chạm trổ trên giường tòa, Phật nói: “Trừ vẽ hình tượng nam nữ, tất cả hình tượng khác đều cho vẽ”. Cấp-cô-độc làm năm trăm chiếc giường độc tọa có chạm trổ đẹp đẽ cúng cho Tăng, Tăng không thọ nói rằng: “Phật chưa cho thọ giường ngồi tốt đẹp như thế”, bạch Phật, Phật cho thọ.

Phật tại Xá-bà-đề, có người dùng tấm bạch điệp bọc thây của người thân chết rồi đem bỏ trong rừng thây chết, người này suy nghĩ: “Ta nên đem tấm bạch điệp quấn người chết này thí cho Tăng để được phước”, nghĩ rồi liền đem bạch điệp này đến thí cho Tăng, các Tỳ-kheo không thọ nói rằng: “Phật chưa cho chúng tôi thọ y vật của người chết”, bạch Phật, Phật nói nên thọ. Lại có người nghèo khổ chết, người khác dùng y bọc xác người chết đem bỏ trong rừng thây chết, người này suy nghĩ: “Ta nên đem tấm bạch điệp quấn người chết này thí cho Tăng để được phước”, nghĩ rồi liền đem bạch điệp này đến thí cho Tăng, các Tỳkheo không thọ nói rằng: “Y này không có chủ, nên từ ai thọ y”, bạch Phật, Phật nói: “Nếu không có người nào khác thì theo pháp nên thọ”. Lúc đó bà con của người chết kia lại dùng y khác để bọc thây người chết, nhưng y này bất tịnh, liền trở lại chỗ Tỳ-kheo đòi lại chiếc y đã cho, các Tỳ-kheo không cho, bạch Phật, Phật nói nên cho. Cho lại rồi, người bà con này suy nghĩ: “Y này quấn hai người chết thì ai sẽ thọ”, nghĩ rồi liền bỏ y lại ở bên người chết rồi trở về, y này bị lấy mất. Các Tỳ-kheo theo đòi lại y, người kia đáp là đã mất, bạch phật, Phật nói: “Dùng lời nhỏ nhẹ đòi lại được thì tốt, nếu không được thì theo pháp nên cưỡng ép đòi lại”. Có một Tỳ-kheo mua chịu rượu rồi trả tiền dần dần, trả chưa xong thì chết, chủ quán rượu đến chỗ các Tỳ-kheo đòi tiền, các Tỳ-kheo nói: “Sao lúc còn sống không chịu đòi”, chủ quán rượu nói: “Hãy trả tiền nợ rượu lại cho tôi, nếu không trả tôi sẽ loan truyền khắp nơi là Sa-môn Thích tử uống rượu không chịu trả tiền”, các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Lấy y bát của tỳ-kheo này đem trả nợ, nếu không có thì nên lấy vật của Tăng đem trả nợ, vì sao, vì sợ mang tiếng xấu cho các Tỳ-kheo”.

Phật tại Xá-bà-đề, lúc đó có một thương buôn xuất hành, trên đường đi phải đi ngang qua một đầm trống vắng vẻ đáng sợ, bỗng thấy có một tinh xá liền vào bên trong, thấy các Tỳ-kheo ngồi im lặng không phải ngủ, mà là tọa thiền nhập định sâu. Thương buôn này thấy rồi sanh tín kính, liền nói với các đệ tử: “Các con xem còn bao nhiêu thức ăn uống, đều mang đến bố thí cho các Tỳ-kheo này”, các đệ tử nói: “Không còn thức ăn, chỉ còn ít Bồ đào”, thương buôn nói: “Tùy con bao nhiêu đem cho bấy nhiêu, nếu không bố thí thì không được phước”, nói rồi liền đem Bồ đào bố thí cho các Tỳ-kheo, mỗi người được năm trái. Lúc đó các Tỳ-kheo ai nấy tìm tịnh nhân, có người tìm được, có người tìm không được, bạch Phật, Phật nói: “Nên gom tất cả Bồ đào lại một chỗ, dùng Hỏa tịnh thì được ăn”.

Phật tại nước A-la-tỳ, các Thượng tòa đầu đêm ngồi thiền, giữa đêm trở về phòng, trên đường sợ có thú dữ như sư tử, cọp, beo nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay nên đốt đuốc đi”.

Lúc đó phu nhân Mạt-lợi đến trong tinh xá Kỳ-hoàn muốn nghe pháp, các Tỳ-kheo thuyết pháp trong bóng tối, phu nhân nói: “Hãy đốt đèn lên”, đáp là không có tô dầu, phu nhân nói: “Tôi sẽ cúng”. Hôm sau cho nguời mang tô dầu đến, các Tỳ-kheo đốt đèn đặt trên đất bằng nên ánh sáng không tỏa khắp, phu nhân Mạt-lợi liền đem cúng cây đèn, các Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho thọ cây đèn”, bạch Phật, Phật cho thọ.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ-kheo dùng mỡ của các thú dữ như sư tử, cọp, báo, gấu để thoa chân; khi đi đến chuồng ngựa, bò, voi, dê, chúng nghe được mùi mỡ này đều kinh sợ muốn vùng bỏ chạy. Các cư sĩ nói với nhau: “Tại sao chúng lại kinh sợ như vậy”, Lục quần Tỳ-kheo nói: “Vì chúng tôi có đại oai đức, đại thần lực nên khiến chúng kinh sợ muốn vùng bỏ chạy”, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại giống như thợ săn, dùng mỡ các thú dữ như sư tử, cọp, báo… để thoa chân, khiến cho súc sanh kinh sợ còn nói là có đại oai đức”. Tỳ-kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay không được dùng mỡ của các thú dữ thoa chân, nếu dùng thì phạm Đột-kiết-la”.

Phật tại Xá-bà-đề, vua Ba-tư-nặc đến trong tinh xá Kỳ-hoàn muốn nghe pháp, ngày đó là ngày thuyết giới nên các Tỳ-kheo nói: “Đại vương hãy đi ra, chúng tôi sắp làm pháp sự”, vua nói: “Ta muốn nghe pháp sự”, các Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi ở trước người chưa thọ đại giới mà làm pháp sự này”, vua khăng khăng đòi được nghe, các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay cho ở trước các vua như vua Ba-tư-nặc thuyết giới bố tát, các đại thần và binh sĩ đều đi ra”, vua được nghe nên tâm thanh tịnh.

Lúc đó có một người cúng đất đai cho Tỳ-kheo tăng, các Tỳ-kheo không thọ, Phật nói: “Từ nay cho Tăng thọ đất đai để làm vườn cây, phòng xá hoặc chỗ kinh hành”.

Lúc đó có Tỳ-kheo mặc y dài năm, ba khuỷu tay đi vào tụ lạc, y kéo lê trên đất dính dơ và bị gió thổi làm lộ thân. Phật nói: “Từ nay cho Tỳ-kheo được mặc Nê-hoàn-tăng khi đi vào tụ lạc. Nê-hoàn-tăng dại bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay”.

Lúc đó các Tỳ-kheo nước A-la-tỳ sau khi bưng đất đá gạch ngói… để xây tháp, tu sửa tinh xá nên y bị dính dơ. Các Tỳ-kheo này đến giờ lại mang bát đi khất thực bị các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại mặc y dơ đi khất thực, giống người làm dầu me, hay như người làm ruộng”, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Từ nay khi làm việc Tăng nên mặc y trong và Nê-hoàn-tăng”.

Phật tại nước Ca-tỳ-la vệ, các Thích tử quý tộc xuất gia khi khất thực đùa giỡn làm lộ ngực, các Bà-la-môn thấy liền chê trách: “Sa-môn Thích tử tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại đùa giỡn lộ bày ngực đi khất thực, khiến cho mọi người thấy”, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Từ nay cho mặc Tăng kỳ chi để che ngực khi vào tụ lạc khất thực”.

Lúc đó có Tỳ-kheo sau khi khất thực được thức ăn mang về để một bên đợi đến giờ mới ăn, không ngờ có gió mưa thổi bụi đất bay vào trong bát thức ăn, đến giớ ăn không tìm được tịnh nhân để thọ lại, giờ ngọ sắp qua nên bạch Phật, Phật nói: “Từ nay nếu gặp năm loại bụi đất được không thọ mà ăn, đó là bụi gạo, bụi lúa, bụi nước, bụi y và bụi gió”.

Các Tỳ-kheo nước Kiều-tát-la được cúng Cam giá (mía) cùng chia ăn, các Thượng tòa được chia nhiều nhưng lại không có răng, còn các trung hạ tòa và Sa-di được chia ít nhưng răng cứng bén nên ăn mau hết, ăn xong nhìn Thượng tòa muốn được ăn nữa. Phật nói: “Từ nay nên chia thức ăn cho đồng đều”.

Nước Kiều-tát-la có trú xứ nhiều Tỳ-kheo hạ an cư, thấy chúng đông nên muốn theo thứ lớp thỉnh thọ thực hoặc tự bớt phần thức ăn để bố thí cho Tỳ-kheo. Tháng cuối hạ, sau khi tự tứ xong, các Tỳ-kheo này chia y vật và thức ăn rồi mang đi. Lúc đó có các Tỳ-kheo khác du hành từ nước Kiều-tát-la muốn đến nước Xá-bà-đề, bỗng gặp mưa lớn phi thời nên ghé lại trú xứ này hỏi thăm: “Nơi đây có đàn việt nào có thể bố thí thức ăn không?”, đáp là không có, lại hỏi: “Trong đây có thức ăn của Tăng không?, đáp: “Vốn có thức ăn của Tăng, nhưng an cư tự tứ xong, các Tỳ-kheo chia y vật và thức ăn rồi mang đi hết”. Có Tỳ-kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe rồi tâm không vui quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Từ nay thức ăn của tăng không nên chia, nếu chia thì phạm Đột-kiết-la. Từ nay nếu an cư dưới tàng cây, cây tốt nên nhường cho Thượng tòa. Giống như dưới tàng cây, chỗ đất bằng cũng như vậy. Nếu Tăng có việc nên làm yết ma sai mười bốn hạng người”.

Phật tại nước Bà-già, trong nước này có con của một quý nhân tên là Mãn-đề thỉnh Phật và Tăng vào ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời, Mãn-đề biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”. Lúc đó Phật và Tăng đi đến nhà Mãn-đề ngồi vào chỗ ngồi, đệ tử của Mãn-đề vốn là Bà-la-môn người biên địa không tin Phật pháp tăng, khi dọn đưa thức ăn hoặc không đưa mau hoặc đưa ít hoặc không nhất tâm đưa hoặc khi đưa đụng vào tay Tỳ-kheo. Tỳ-kheo nói: “Hãy giơ tay cao, chớ đụng vào tay tôi”, liền đáp: “Tôi không phải người bịnh bạch lại, cũng không phải Chiên-đà-la, tại sao thầy có thái độ này với tôi”, các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Nếu khi cho không khinh thường thì được thọ, nếu khinh thường cố ý đụng vào tay thì không nên thọ”.

Có một trú xứ ở nước Kiều-tát-la, một Tỳ-kheo qua đời, trước khi chết có gởi y bát trong tinh xá Tỳ-kheo-ni, các Tỳ-kheo nói: “Chúng tôi nên chia”, Tỳ-kheo-ni cũng nói: “Chúng tôi nên chia”, các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Nếu Tỳ-kheo này trước khi qua đời gởi y bát ở chỗ Tỳ-kheo-ni thì hiện tiền Tỳ-kheo tăng nên chia”. Lại có một trú xứ ở nước Kiều-tát-la, một Tỳ-kheo-ni qua đời, trước khi chết có gởi y bát trong tinh xá Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo-ni nói: “Chúng tôi nên chia”, Tỳ-kheo cũng nói: “Chúng tôi nên chia”, các Tỳkheo-ni không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Nếu Tỳ-kheo-ni này trước khi qua đời gởi y bát ở chỗ Tỳ-kheo thì hiện tiền Tỳ-kheo-ni tăng nên chia”.

Phật tại Xá-bà-đề, lúc đó Bạt-nan-đà Thích tử mất, y vật để lại trị giá ba mươi vạn lượng vàng. Vua Ba-tư-nặc nước Kiều-tát-la nói: “Người này không có con cái nên y vật để lại này thuộc về vua”, Phật sai sứ giả đến nói với vua Ba-tư-nặc: “Đại vương khi ban phát thành ấp, tụ lạc cho dân, trong đó có cho Bạt-nan-đà phần nào không?”, vua đáp là không cho, sứ giả nói: “Nhờ sức của ai được sinh sống thì người đó được lấy phần; Bạt-nan-đà nhờ sức của Tăng nên nay Tăng được lấy phần”, vua nghe rồi thấy chí lý bèn thôi. Lúc đó những người trong dòng Sát-đế-lỵ nói: “Tỳ-kheo này cùng họ, cùng sanh trong chủng tộc Sát-đế-lỵ nên y vật để lại này thuộc về chúng tôi”, Phật sai sứ giả đến nói với những người này rằng: “Các vị làm việc nước, việc quan có hỏi đến Bạt-nan-đà hay không?”, đáp là không hỏi, sứ giả lại hỏi: “Khi Bạt-nan-đà không có mặt, các vị làm việc quan có đợi Bạt-nan-đà đến không?”, đáp là không đợi, sứ giả nói: “Bạt-nan-đà cùng Tăng yết ma, nếu Bạt-nan-đà không đến, không có mặt thì Tăng không yết ma, nên y vật để lại này nên thuộc về tăng”, những người dòng Sát-đế-lỵ nghe rồi thấy chí lý nên thôi. Lúc đó, những người trong thân tộc nội ngoại của Bạt-nan-đà đều nói: “Bạt-nan-đà là chú, bác, cậu, là anh, em… của chúng tôi nên y vật để lại này nên thuộc về chúng tôi”, Phật sai sứ giả đến nói với những người này: “Vợ con, thê thiếp… của các vị cùng lấy tiền tài, có đợi Bạt-nan-đà đến để chia cho Bạt-nan-đà hay không?”, đáp là không, sứ giả nói: “Những ai cùng chia y thực với Bạt-nan-đà thì những người đó nên lấy phần. Bạt-nan-đà cùng thọ y thực với Tăng nên y vật để lại này nên thuộc về Tăng”, những người này nghe rồi thấy chí lý bèn thôi.

Y vật của Bạt-nan-đà gởi ở chỗ khác, Bạt-nan-đà qua đời ở chỗ khác, các Tỳ-kheo ở chỗ gởi y vật nói: “Y vật này chúng tôi nên chia”, các Tỳ-kheo ở chỗ Bạt-nan-đà qua đời cũng nói: “Y vật này chúng tôi nên chia”, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Y vật của tỳ-kheo này, hiện tiền Tăng trong nội giới nên chia”.

Y vật của Bạt-nan-đà cho người vay lấy lãi ở chỗ này, nhưng lại qua đời ở chỗ khác, các Tỳ-kheo ở chỗ cho vay lấy lãi nói: “Y vật này chúng tôi nên chia”, các Tỳ-kheo ở chỗ Bạt-nan-đà qua đời cũng nói: “Y vật này chúng tôi nên chia”, Phật nói: “Các Tỳ-kheo ở trong nội giới chỗ cho vay lấy lãi nên chia”. Y vật mà Bạt-nan-đà bảo nhậm (cầm cố) để lấy lãi ở chỗ này, nhưng lại qua đời ở chỗ khác, các Tỳ-kheo ở chỗ cầm cố y vật nói: “Y vật này nên thuộc về chúng tôi”, các Tỳ-kheo ở chỗ Bạt-nan-đà qua đời cũng nói: “Y vật này nên thuộc về chúng tôi”, Phật nói: “Hiện tiền Tăng trong nội giới chỗ cầm cố y vật nên chia”.

Tài vật của Bạt-nan-đà do buôn bán đổi chác bằng Chất vật (vật báu chưa thành hay đã thành) để được lợi tức thì ở chỗ này, nhưng Bạtnan-đà lại mất ở chỗ khác. Các Tỳ-kheo ở chỗ buôn bán đổi chác để được lợi tức nói rằng: “Tài vật này nên thuộc về chúng tôi”, các Tỳkheo ở chỗ Bạt-nan-đà qua đời cũng nói: “Tài vật này nên thuộc về chúng tôi”, Phật nói: “Hiện tiền Tăng trong nội giới chỗ buôn bán đổi chác để được lợi tức nên chia”.

Tài vật mà Bạt-nan-đà cùng người khác làm giấy cam kết để ở chỗ này, nhưng Bạt-nan-đà lại qua đời ở chỗ khác. Các Tỳ-kheo ở chỗ giữ giấy tờ để thu tiền nói: “Tài vật này nên thuộc về chúng tôi”, các Tỳ-kheo ở chỗ Bạt-nan-đà qua đời cũng nói: “Tài vật này nên thuộc về chúng tôi”, Phật nói: “Hiện tiền Tăng trong nội giới ở chỗ giữ giấy tờ để thu tiền nên chia”.

Phật tại Xá-bà-đề, Tỳ-kheo Mâu-lâu-phá-cầu-ma qua đời, y vật của vị này gởi cho trưởng lão A-nan, nhưng lại qua đời ở chỗ khác, Anan lại ở một chỗ khác, y vật đã gởi lại để ở một chỗ khác. Các Tỳ-kheo ở chỗ Tỳ-kheo này qua đời nói: “Y vật này nên thuộc về chúng tôi”, các Tỳ-kheo ở trong trú xứ của A-nan cũng nói: “Y vật này nên thuộc về chúng tôi”, các Tỳ-kheo ở chỗ gởi y vật cũng nói: “Y vật này nên thuộc về chúng tôi”. Các Tỳ-kheo không biết làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Hiện tiền Tăng trong nội giới ở chỗ A-nan nên chia”.